Thực trạng quản lí ngân sách của UBND xã An Bình A, Thị xã Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp

PHẦN A: LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây cùng với sự đổi mới chính sách đường lối của Đảng và nhà nước, nền kinh tế nước ta không ngừng mở rộng và phát triển, theo su thế phát triển chung thì xã An Bình A đã và đang có những chuyển biến tích cực. Nền kinh tế của xã không ngừng phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, với những thuận lợi ấy tạo nên nguồn thu và nhu cầu chi quản lý Tài chính, để thực hiện theo luật NSNN qui định ban hành và có hiệu lực thi hành năm 1997, ngân sách nhà nước được thực hiện trên cơ sở dự toán đã được duyệt. Bởi vì một trong những công cụ để quản lý NSNN là dự toán NSNN, lập dự toán NSNN có ý nghĩa rất quan trọng. Thông qua lập dự toán NSNN mới phát hiện ra những sai sót bất hộ pháp, mất cân đối để điều chỉnh kịp thời, tạo điều kiện cho nền kinh tế địa phương phát triển theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Xuất phát từ ý tưởng trên, và được sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Nguyễn Viết Mây,em đã chọn đề tài “Thực trạng quản lí ngân sách của UBND xã An Bình A, Thị xã Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp” trên cơ sở lý thuyết đã học và được cung cấp số liệu thực tế tại đơn vị.Với mục đích là tìm hiểu vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, tìm hiểu thực trạng quản lý ngân sách và phương hướng, giải pháp cho việc quản lý ngân sách ở chính quyền cơ sở mà thực tế là trong thời gian đi nghiên cứu từ ngày 04/01/2011 - 24/01/2011 như sau: Đợt 1: Từ ngày 04/01/2011 - 09/01/2011, thời gian này chủ yếu là thu thập những số liệu về tình hình cơ bản của địa phương và những số liệu về thu chi ngân sách xã. Đợt 2: Từ ngày 10/01/2011 – 13/01/2011 Thời gian này tổng hợp và phân tích số liệu. Đợt 3: Từ ngày 14/01/2011 – 17/01/2011 Thời gian này để bổ sung thêm những số liệu còn thiếu và xác nhận của UBND xã. Từ ngày 18/01/2011 – 24/01/2011 tổng hợp những nội dung nghiên cứu và viết báo cáo.

doc19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7144 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng quản lí ngân sách của UBND xã An Bình A, Thị xã Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN ab Kính thưa Ban Giám Hiệu cùng quý thầy cô Trường Chính Trị Đồng Tháp. Khi còn ngồi trên ghế nhà Trường được sự truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báo của quý thầy cô đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản quý giá và sự nhạy bén trên cơ sở lý thuyết về chuyên môn của ngành học. Đó là nền tảng vững chắc trong quá trình đi sâu vào lĩnh vực nghiên cứu và học hỏi, mà thực tế là quá trình công tác quản lý nhà nước về ngân sách ở chính quyền cơ sở thực tại là ở xã An Bình A. Được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của lãnh đạo và các anh chị phụ trách bộ phận chuyên môn trong UBND xã đã tạo điều kiện cho em được học hỏi và trao dồi những kinh nghiệm rút ra từ lý thuyết và thực tế. Em xin cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà Trường tạo điều kiện cho em đi thực tập thực tế tại đơn vị, tuy thời gian không nhiều nhưng cũng cho em hiểu sâu sắc hơn về những vấn đề mà em cần học hỏi. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Viết Mây đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt cho em những kiến thức quý báo trong quá trình học tập.Và em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo cùng các anh chị phụ trách chuyên môn tại UBND xã đã giúp đỡ để em hoàn thành tốt báo cáo này. Nguyễn Thị Phượng NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ----o0o---- …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… An Bình A, ngày … tháng … năm 2011 UBND XÃ AN BÌNH A PHẦN A: LỜI NÓI ĐẦU ab Trong những năm gần đây cùng với sự đổi mới chính sách đường lối của Đảng và nhà nước, nền kinh tế nước ta không ngừng mở rộng và phát triển, theo su thế phát triển chung thì xã An Bình A đã và đang có những chuyển biến tích cực. Nền kinh tế của xã không ngừng phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, với những thuận lợi ấy tạo nên nguồn thu và nhu cầu chi quản lý Tài chính, để thực hiện theo luật NSNN qui định ban hành và có hiệu lực thi hành năm 1997, ngân sách nhà nước được thực hiện trên cơ sở dự toán đã được duyệt. Bởi vì một trong những công cụ để quản lý NSNN là dự toán NSNN, lập dự toán NSNN có ý nghĩa rất quan trọng. Thông qua lập dự toán NSNN mới phát hiện ra những sai sót bất hộ pháp, mất cân đối để điều chỉnh kịp thời, tạo điều kiện cho nền kinh tế địa phương phát triển theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Xuất phát từ ý tưởng trên, và được sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Nguyễn Viết Mây,em đã chọn đề tài “chính quyền cơ sở quản lý nhà nước về ngân sách” trên cơ sở lý thuyết đã học và được cung cấp số liệu thực tế tại đơn vị.Với mục đích là tìm hiểu vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, tìm hiểu thực trạng quản lý ngân sách và phương hướng, giải pháp cho việc quản lý ngân sách ở chính quyền cơ sở mà thực tế là trong thời gian đi nghiên cứu từ ngày 04/01/2011 - 24/01/2011 như sau: Đợt 1: Từ ngày 04/01/2011 - 09/01/2011, thời gian này chủ yếu là thu thập những số liệu về tình hình cơ bản của địa phương và những số liệu về thu chi ngân sách xã. Đợt 2: Từ ngày 10/01/2011 – 13/01/2011 Thời gian này tổng hợp và phân tích số liệu. Đợt 3: Từ ngày 14/01/2011 – 17/01/2011 Thời gian này để bổ sung thêm những số liệu còn thiếu và xác nhận của UBND xã. Từ ngày 18/01/2011 – 24/01/2011 tổng hợp những nội dung nghiên cứu và viết báo cáo. PHẦN B: NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP I/. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CƠ BẢN VỀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA UBND XÃ AN BÌNH A: 1/. Vị trí địa lý Xã An Bình A: An Bình A là một xã thuộc Thị xã Hồng Ngự có diện tích tự nhiên 2.713,1 ha. - Phía Đông giáp với đất nông. - Phía Tây giáp với xã Long Thuận. - Phía Nam giáp với huyện Tam Nông. - Phía Bắc giáp với xã An Bình B. Xã An Bình A được bao bọc bởi các xã lân cận, hàng năm có hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 7 năm sau, mùa nước bắt đầu từ tháng 7 đên tháng 12 trong năm, xã hiện có quốc lộ đi qua dài 4,5 km. 2/. Điều kiện về kinh tế xã hội: Trong điều kiện nước ta hiện nay, NSNN đối với các hoạt động kinh tế xã hội biểu hiện trên các mặt: Tình hình sản xuất trước đây là làm luá một vụ là chủ yếu, các ngành nghề khác phát triển không đáng kể. Sau giải phóng nhà nước bắt tay vào khôi phục và định hướng phát triển kinh tế xã hội toàn diện và lâu dài, chủ yếu là tập chung cho sản xuất nông nghiệp: lấy cây trồng làm trọng điểm, kết hợp đến việc củng cố và phát triển một số ngành nghề khác phù hợp với lợi thế của xã như: đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, kết hợp giống sản xuất và chăn nuôi… Bước đầu có chuyển biến đáng kể, tạo bộ mặt phát triển toàn diện cho xã trong các lĩnh vực kinh tế xã hội. Với tiềm năng kinh tế sẵn có, xã An Bình A cần xây dựng phương án tổng thể để phát kinh tế của địa phương, mà hiện tại việc cần xác định là nên đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở phát triển có định hướng các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Nhất là lĩnh vực kinh tế tập thể và sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của khu vực kinh tế tập thể và tư doanh vì đây là 2 nguồn thu chiếm tỷ trọng rất lớn và tương đối ổn định. 3/. Tổ chức hệ thống NSNN: 3.1/. Khái niệm: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu - chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. 3.2/. Sơ đồ hệ thống NSNN: Ngân Sách Nhà Nước Ngân sách Trung Ương Ngân Sách Địa Phương NS tỉnh, TP trực thuộc Trung Ương NS huyện, Quận, Thị xã, TP trực thuộc Ngân sách xã, Phường, Thị trấn II/. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CỦA UBND XÃ AN BÌNH A: 1/. Đặc điểm và vai trò của ngân sách địa phương trong hệ thống ngân sách nhà nước: a/. Đặc điểm: - Ngân sách xã là một ngân sách nhà nước. Thực hiện theo chu trình lập dự toán ngân sách – chấp hành ngân sách – quyết toán ngân sách. - Nguồn thu - chi được phân cấp quản lý. - Là một cấp ngân sách nhưng mang tính thực thi hơn là chính sách. - Tính chủ động thấp phụ thuộc vào ngân sách cấp trên. - Nó tác động đến đời sống kinh tế xã hội của địa phương. b/. Vai trò: - Ngân sách xã là ngân sách cấp cơ sở. - Hoạt động của ngân sách xã là nhằm thực hiện chức năng , nhiệm vụ của chính quyền địa phương. - Ngân sách xã nó xử lý các mối quan hệ cộng đồng dân cư đặt ra trên địa bàn địa phương. - Kiểm soát mọi hoạt động của chính quyền địa phương. 2/. Tổ chức công tác quản lý ngân sách nhà nước: Công tác quản lý ngân sách nhà nước là quá trình thực hiện 3 khâu công tác: Lập dự toán ngân sách,chấp hành ngân sách (tổ chức thực hiện) và quyết toán ngân sách. a/. Lập dự toán ngân sách: - Công tác lập dự toán ngân sách là khâu mở đầu của kế hoạch quản lý vốn và cấp phát vốn của ngân sách, thực hiện cân đối thu - chi nhằm đảm các nguồn vôn cấp phát của ngân sách để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong năm. - Dự toán ngân sách là khâu rất quan trọng trong quản lý ngân sách, vì nó có liên quan đến niều lĩnh vực hoạt động. Đóng vai trò trọng yếu trong việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Để đảm bảo việc lập dự toán có căn cứ kinh tế là cơ sở thực hiện phải đảm bảo các nguyên tắc sau: + Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng. + Những nhiệm vụ cụ thể của các ngành các địa phương. + Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, tỷ lệ phần chia các khoản thu và mức bổ sung của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới đã được quy định. + Chế độ thu, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách. + Kế hoạch chỉ đạo và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước và địa phương. + Sổ kiểm tra về dự toán ngân sách do cơ quan có thẩm quyền thông báo. + Tình hình thực hiện dự toán ngân sách các năm trước. + Công tác lập dự toán ngân sách các cấp thực hiện theo thông tư hướng dẫn của Bộ Tài Chính nhằm đảm bảo các yêu cầu: * Dự toán ngân sách của các đơn vị phải lập theo đúng biểu mẫu và thời gian do cơ quan hướng dẫn; phải thể hiện đầy đủ các khoản thu - chi của đơn vị theo mục kục ngân sách nhà nước. * Dự toán ngân sách các cấp phải tổng hợp theo từng loại thu, từng lĩnh vực chi và theo cơ cấu chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển. * Dự toán ngân sách phải kèm theo báo cáo thuyết minh rõ ràng, có căn cứ quyết toán. b/. Chấp hành ngân sách: Là nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chỉ tiêu thu - chi của kế hoạch ngân sách và thực hiện các biện pháp quản lý, tập trung đầy đủ và cấp phát kịp thời, đúng thời gian, chế dộ, nguyên tắc tài chính của nhà nước. c/. Quyết toán ngân sách nhà nước: Quyết toán ngân sách nhằm tổng hợp tình hình thực hiện ngân sách của một năm và đánh giá việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và phản ánh kết quả một năm của tài chính, đồng thời cũng phản ánh tốc độ phát triển kinh tế của địa phương. Ngoài ra nó còn tích lũy được tình hình, số liệu làm cơ sở cho việc xây dựng dự toán thu - chi ngân sách của năm sau và rút ra những kinh nghiệm thực tiễn cần thiết trong tổ chức điều hành quản lý ngân sách. Trong quá trình tổ chức công tác quản lý ngân sách phải tiến hành giám sát, kiểm tra, thanh tra tài chính là một trong những nhiệm vụ của quản lý ngân sách. Bởi vì đó là thực hiện chức năng giám đốc của ngân sách nhà nước. Qua kiểm tra, thanh tra không những để nâng cao tính hiệu quả đầu tư của nhà nước được thực hiện và tiết kiệm tiền vốn của nhà nước tránh thất thoát, hạn chế tiêu cực, lãng phí. Đồng thời còn góp phần quan trọng trong việc kiểm nghiệm tính phù hợp của văn bản pháp quy, chế độ chính sách về quản lý ngân sách của nhà nước, kịp thời phát hiện những sai trái, bất hợp lý của văn bản đó để điều chỉnh, bổ sung và thay đổi phù hợp hơn. Quyết toán ngân sách nhằm tổng hợp tình hình thực hiện ngân sách của một năm và đánh giá việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và phản ánh kết quả một năm của tài chính, đồng thời cũng phản ánh tốc độ phát triển kinh tế của địa phương. Ngoài ra nó còn tích lũy được tình hình, số liệu làm cơ sở cho việc xây dựng dự toán thu - chi ngân sách của năm sau và rút ra những kinh nghiệm thực tiễn cần thiết trong tổ chức điều hành quản lý ngân sách. Trong quá trình tổ chức công tác quản lý ngân sách phải tiến hành giám sát, kiểm tra, thanh tra tài chính là một trong những nhiệm vụ của quản lý ngân sách. Bởi vì đó là thực hiện chức năng giám đốc của ngân sách nhà nước. Qua kiểm tra, thanh tra không những để nâng cao tính hiệu quả đầu tư của nhà nước được thực hiện và tiết kiệm tiền vốn của nhà nước tránh thất thoát, hạn chế tiêu cực, lãng phí. Đồng thời còn góp phần quan trọng trong việc kiểm nghiệm tính phù hợp của văn bản pháp quy, chế độ chính sách về quản lý ngân sách của nhà nước, kịp thời phát hiện những sai trái, bất hợp lý của văn bản đó để điều chỉnh, bổ sung và thay đổi phù hợp hơn. 3/. Căn cứ lập dự toán ngân sách: Khi lập dự toán ngân sách phải dựa vào những căn cứ: 3.1/. Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Dựa vào căn cứ này, đảm bảo cho việc lập dự toán NSNN xác định được mục tiêu và nhiệm vụ cần động viên khai thác được nguồn thu của ngân sách cũng như việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách có trọng tâm, trọng điểm đảm bảo được yêu cầu tiết kiêm và hiệu quả. 3.2/. Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN (đối với thời kỳ định ngân sách), tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và bổ sung cân đối của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới đã được quy định (đối với dự toán năm tiếp theo của thời kỳ ổn định). Khi lập dự toán NSNN phải dựa vào nội dung thu – chi đã được phân cấp qui định tại các điều 30 đến 36 của luật NSNN, căn cứ vào các tỷ lệ phần trăm(%) phân chia các khoản thu – chi giữa ngân sách Trung Ương và ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương do Uỷ Ban thường vụ Quốc Hội quyết định, hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể tỷ lệ phần trăm(%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách từng xã, thị trấn. 3/. Phân cấp quản lý ngân sách các cấp và nguồn thu -chi ngân sách xã: 3.1/ - Phân cấp quản lý ngân sách các cấp: Điều 4 luật ngân sách nhà nước quy định: Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách Trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể. Thực hiện việc bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Trường hợp cơ quan quản lý ngân sách nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó. Ngoài việc bổ sung nguồn thu và ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi quy định tại khoản 2 điều, không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác. 3.2 Phân định nguồn thu - nhiệm vụ chi ngân sách xã: Luật ngân sách nhà nước qui định nguồn thu-chi ngân sách xã gồm: a/. Nội dung thu của Ban tài chính: * Các khoản thu 100%: - Phí, lệ phí - Thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp. - Đóng góp của nhân dân theo quy định. + Thu quỹ đền ơn đáp nghĩa. - Đóng góp tự nguyện của tổ chức cá nhân. + Thu quỹ an ninh quốc phòng. + Thu đê bao. - Thu khác. * Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ %: - Các khoản thu tối thiểu 70%: + Thuế chuyển quyền sử dụng đất. + Thuế nhà, đất. +Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh. + Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình. + Lệ phí trước bạ nhà đất. - Các khoản thu phân chia khác do tỉnh quy định. + Thuế thu nhập doanh nghiệp. + Thuế giá trị gia tăng. * Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: - Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên. - Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên. b/. Nội dung chi của Ban tài chính: - Chi đầu tư phát triển: chủ yếu là chi mua sắm tài sản cố định cho xã. - Chi thường xuyên: + Sự nghiệp giáo dục. + Sự nghiệp y tế. + Sự nghiệp văn hóa, thông tin. + Sự nghiệp thể dục, thể thao. + Sự nghiệp xã hội(hưu xã, trợ cấp khác) - Chi công tác dân quân tự vệ, an ninh quốc phòng (chi dân quân tự vệ, an ninh trật tự). - Chi quản lý nhà nước, đảng và đoàn thể: + Quản lý nhà nước + Đảng cộng sản VN + Mặt trận tổ quốc VN + Đoàn TNCS HCM + Hội liên hiệp phụ nữ + Hội cựu chiến binh + Hội nông dân - Chi khác: + Chi chương trình mục tiêu + Chi bổ sung từ nguồn thu khác. BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH XÃ NĂM 2010 ------------------ NỘI DUNG Ước thực hiện năm 2009 Dự toán 2010 % so sánh DT/ƯTH Thu NSNN Thu NSX Thu NSNN Thu NSX Thu NSX Thu NSNN TỔNG THU 923.350.000 976.389.000 669.813.000 604.000.000 72,54 75,84 I-/ Các khoản thu 100% 79.275.000 40.661.000 163.813.000 98.000.000 206.64 241.02 - Phí, lệ phí 6.000.000 6.000.0000 Thu từ công ích và đất công 2.200.000 2.200.000 2.400.000 - Thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp + Thu quỹ sửa chữa đê bao 71.000.000 71.000.000 235.5 + Thu quỹ đền ơn đáp nghĩa 40.025.000 46.363.000 115,84 + Thu lao động công ích 17.050.000 17.050.000 100,0 + Đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân + Thu kết dư ngân sách năm trước + Thu quỹ ANQP 10.000.000 11.134.000 11.000.000 11.000.000 110,0 97,22 + Thu khác 10.000.000 27.147.000 10.000.000 10.000.000 100,0 36,84 II-/ Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ % 134.000.000 120.000.000 120.000.000 89,55 1-/ Các khoản thu tối thiểu 70% 134.000.000 120.000.000 120.000.000 89,55 - Thuế chuyển quyền sử dụng đất 50.000.000 63.000.000 63.000.000 - Thuế nhà đất - Thuế môn bài thu từ các hộ cá nhân, kinh doanh 17.000.000 15.000.000 15.000.000 88,24 - Thu sử dụng đất NN thu từ hộ gia đình 35.000.000 - Lệ phí trước bạ nhà, đất 32.000.000 42.000.000 42.000.000 2-/ Các khoản thu phân chia khác do tỉnh quy định - Thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh - Thu khác ngân sách III-/ Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 710.075.000 755.728.000 386.000.000 386.000.000 54,36 51,08 - Thu bổ sung cân đối 439.000.000 484.653.000 386.000.000 386.000.000 87,93 79,64 - Bổ sung có mục tiêu 271.075.000 271.075.000 IV-/ Viện trợ không hoàn trả lại trực tiếp cho xã * Thuyết minh bảng dự toán thu ngân sách xã năm 2010: Nhìn chung tổng thu ngân sách xã: Ước thực hiện năm 2009 là 796.389.000đ, dự toán 2010 là 604.000.000đ giảm 192.389.000đ, đạt 75,84% giảm 24,16% so với dự toán năm 2009 do nguồn thu năm 2010 chủ yếu dựa vào nguồn thu đóng góp của nhân dân theo quy định và nguồn trợ cấp của ngân sách cấp trên về cho xã. 1/. Các khoản thu 100%: Ước thực hiện năm 2009 là 40.661.000đ, dự toán năm 2010 là 98.000.000đ tăng 57.339.000đ so với ước thực hiện năm 2009, đạt được tỷ lệ tăng như vậy là do từ nguồn thu quỹ sữa chữa đê bao qua đóng góp của nhân dân theo quy định, trong đó: - Phí, lệ phí: đây là nguồn thu do chi cục thuế thu và phân cấp lại cho xã nên xã không quản lý phần đó, do vậy ngân sách không thể hiện trong ước thực hiện năm 2009, dự toán năm 2010 là 6.000.000đ. - Đóng góp của nhân dân theo quy định: dự toán 2010 là 71.000.000đ, do tình hình trên địa bàn xã An Bình A năm 2010 về nhu cầu tu sữa và bảo vệ đê bao. - Thu quỹ an ninh quốc phòng: ước thực hiện năm 2009 là 11.314.000đ, dự toán năm 2010 là 11.000.000đ giảm 314.000đ, đạt 97,22% giảm 2,78% so với ước thực hiện năm 2009, do nguồn thu vận động từ nhân dân nên năm sau và năm trước có sự trên lệch và giảm. - Các khoản thu khác: ưứoc thực hiện năm 2009 là 27.147.000đ, dự toán năm 2010 là10.000.000đ, giảm 17.147.000đ, đạt 36,84%, giảm 63,16 % so với ước thực hiện năm 2009 là do nhu cầu chi từ nguồn thu khác không cao nên dự toán năm 2010 giảm so với năm 2009 nhằm phân bổ cho các nhu cầu chi khác cần thiết hơn. 2/. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm: Nhìn chung các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm tăng do từ năm 2010 cấp trên mới thật sự phân cấp ngân sách cụ thể về cho xã. Trong đó: * Các khoản thu phân chia tối thiểu 70%: Do trong năm 2009 các nguồn thu do chi cục thuế thu và phân cấp lại cho xã nên xã không quản lý phần đó, do vậy ngân sách không thể hiện trong ước thực hiện năm 2009. Từ năm 2010 mới thực hiện phân cấp ngân sách về cho xã là 120.000.000đ, trong đó: - Thuế chuyển quyền sử dụng đất: Ngân sách thu không thể hiện trong ước thực hiện năm 2009. Dự toán năm 2010 là 63.000.000đ, do từ năm 2010 mới thực hiện phân cấp ngân sách về cho xã. - Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh: Ngân sách thu không thể hiện trong ước thực hiện năm 2009. Dự toán năm 2010 là 15.000.000đ, do từ năm 2010 mới thực hiên phân cấp ngân sách về cho xã. - Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình: không thu do nhà nước có chính sách miễn thuế nông nghiệp cho dân. - Lệ phí trước bạ nhà đất: Ngân sách thu không thể hiện trong ước thực hiện năm 2009. Dự toán 2010 là 42.000.000đ, do từ năm 2010 mới thực hiện phân cấp ngân sách về cho xã. 3/. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: Nhìn chung thu bổ sung từ ngân sách cấp trên có giảm cụ thể là: ước thực hiện năm 2009 là 755.728.000đ, dự toán năm 2010 là 386.000.000đ, giảm 369.728.000, đạt 51,08% tỷ lệ giảm 48,92% so với thực hiện năm 2009 do phân chia nguồn thu về cho xã nên trợ ngân sách giảm, trong đó: - Thu bổ sung cân đối: ước thực hiện năm 2009 là 484.653.000đ, dự toán năm 2010 là 386.000.000đ, giảm 98.653.000đ, đạt 79,64% tỷ lệ giảm 21,36% so với ước thực hiện năm 2009. - Thu bổ sung có mục tiêu: ước thực hiện năm 2009 là 271.075.000đ, do đây là nguồn thu được bổ sung từ ngân sách cấp trên khi có phát sinh ngoài dự toán được thị xã chấp thuận thì thị xã cấp bổ sung về nên phần này không có trong dự toán năm 2010. Qua số liệu phân tích trên cho thấy tình hình ngân sách xã An Bình A đã phân cấp rõ ràng, tổng thu ngân sách xã: ước thực hiện 2009 là 796.389.000đ, dự toán năm 2010 là 604.000.000đ giảm 192.389.000đ đạt 75,845, giảm 24,16% so với dự toán năm 2009 do nguồn thu năm 2010 dựa vào nguồn thu đóng góp của nhân dân theo quy định và nguồn trợ cấp của ngân sách cấp trên bổ sung về cho xã. Đơn vị luôn thực hiện tốt nhiệm vụ của cấp trên giao và đồng thời luôn chấp hành tốt và khoản thu theo luật ngân sách nhà nước. * Nhận xét về thu: Các nguồn thu điều tiết theo dự toán được giao đầu năm đến nay đã thu đạt và vượt dự toán. Tổng số thu trong năm điều đạt chỉ tiêu. BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH XÃ NĂM 2010 NỘI DUNG Ước thực hiện năm 2009 Dự toán năm 2010 % so sánh DT/ƯTH TỔNG CHI 796.389.000 6.4.000.000 75,84 I-/ Chi đầu tư phát triển 222.123.000 - Chi đầu tư XDCB 189.212.000 - Chi đầu tư phát triển khác 32.911.000 II-/ Chi thường xuyên 574.266.000 604.000.000 105,18 1-/ Chi công tác DQTV, ANTT 28.639.000 36.900.000 93,93 - Chi dân quân tự vệ 15.539.000 19.100.000 122,92 - Chi an ninh trật tự 13.100.000 7.800.000 59,54 2-/ Sự nghiệp giáo dục 2.600.000 3.000.000 115,38 3-/ Sự nghiệp y tế 3.000.000 3.000.000 100,00 4-/ Sự nghiệp văn hoá thông tin 1.000.000 5.500.000 550,00 5-/ Sự nghiệp thể dục thể thao 2.500.000 1.800.000 72,00 - Sự nghiệp giao thông 4.000.000 - Sự nghiệp Nông - Lâm - Thuỷ - Hải - Sản 4.000.000 59.000.000 1475,0 - Sự nghiệp thị chính 2.000.000 12.000.000 600,0 - Thương mại dịch vụ - Các sự nghiệp khác 6-/ Sự nghiệp xã hội 6.500.000 5.000.000 76,92 - Hưu và trợ cấp khác - Trẻ mồ côi không nơi nương tựa - Cứu tế xã hội - Khác 7-/ Chi quản lý NN, Đảng, Đoàn thể 507.027.000 463.788.000 91,47 - Quản lý NN 355.227.000 306.168.000 86,19 - Đảng cộng sản Việt Nam 45.000.000 47.172.000 104,83 - Mặt trận tổ quốc Việt Nam 16.500.000 16.560.000 100,36 - Đoàn TNCS HCM 15.900.000 15.672.000 98,57 - Hội Liên hiệp phụ nữ 15.900.000 16.672.000 104,36 - Hội Cựu chiến binh 14.000.000 14.472.000 103,37 - Hội nông dân 14.500.000 15.072.000 103,94 - Hội hiệp, tổ chức khác 30.000.000 32.000.000 106,67 8-/ Chi khác 3.000.000 6.000.000 200,00 III-/ Dự phòng 18.012.000 Phụ trách kế toán Trưởng ban tài chính An Bình A, ngày … tháng … năm 20… TM. UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ CHỦ TỊCH (Đã ký) Phạm Văn Đoàn * Bảng thiết minh tổng hợp dự toán chi ngân sách xã năm 2010: Nhìn chung, tổng chi của địa phương: ước thực hiện năm 2009 là 796.389.000đ, dự toán năm 2010 là 604.000.000đ giảm 192.384.000đ đạt 1/. Chi thường xuyên: ước thực hiện năm 2009 là 574.266.000đ, dự toán năm 2010 là 604.000.000đ tăng 29.734.000đ, đạt 105,18%, tỷ lệ tăng 5,18%. Trong đó chi tiết như sau: a/. Công tác dân quân tự vệ, an ninh quốc phòng: ước thực hiện năm 2009 là 28,639.000d, dự toán năm 2010 là 26.900.000đ, giảm 1.739.000đ, đạt 93,93%, tỷ lệ giảm 6,07% so với ước thực hiện năm 2009. - Chi dân quân tự vệ : Ước thực hiện năm 2009 là15.539.000đ dự toán 2010 là 19.100.000đ, tăng 3.561.000đ, đạt 122,92%, tỷ lệ tăng 22,92% so với ước thực hiện năm 2009. - Chi an ninh trật tự: Ước thực hiện năm 2009 là 13.100.000đ dự toán 2010 là 7.800.000đ, giảm 5.300.000đ, đạt 59,54%, tỷ lệ giảm 40,46% so với ước thực hiện năm 2009. b/. Các khoản chi sự nghiệp: Sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn hóa thông tin, sự nghiệp thể dục thể thao, dự toán năm 2010 tăng so với năm 2009. Trong đó: - Sự nghiệp giáo dục: ước thực hiện năm 2009 là 2.600.000đ, dự toán năm 2010 là 3.000.000đ, tăng 400.000đ, đạt 115,38%, tỷ lệ tăng 15,38%. - Sự nghiệp y tế: ước thực hiện năm 2009 là 3.000.000đ, dự toán năm 2010 là 3.000.000đ đạt 100%. - Sự nghiệp văn hóa thông tin: ươc thực hiện năm 2009 là 1.000.000đ, dự toán 2010 là 5.500.000đ, tăng 4.500.000đ, đạt 550%. - Sự nghiệp thể dục, thể thao: ước thực hiện 2009 là 2.500.000đ, dự toán năm 2010 là 1.800.000đ, giảm 700.000đ, đạt 72%, tỷ lệ tăn 28%. c/. Sự nghiệp kinh tế: ước thực hiện năm 2009 là 20.000.000đ, dự toán 2010 là 71.000.000đ, tăng 51.000.000đ, đạt 355%, tỷ lệ tăng 255%.Trong đó: - Sự nghiệp nông-lâm-thủy lợi-hải sản: ước thực hiện 2009 là 4.000.000d, dự toán năm 2010 là 59.000.000đ, tăng 55.000.000đ, đạt 1,475%, tỷ lệ tăng 1,375% so với ước thực hiện 2009. d/. Sự nghiệp kinh tế: ước thực hiện năm 2009 là 20.000.000đ, dự toán 2010 là 71.000.000đ, tăng 51.000.000đ, đạt 355%, tỷ lệ tăng 255%.Trong đó: - Sự nghiệp nông-lâm-thủy lợi-hải sản: ước thực hiện 2009 là 4.000.000d, dự toán năm 2010 là 59.000.000đ, tăng 55.000.000đ, đạt 1,475%, tỷ lệ tăng 1,375% so với ước thực hiện 2009. - Các sự nghiệp thị chính: Ước thực hiện năm 2009 là 2.000.000đ, dự toán 2010 là 12.000.000đ, tăng 10.000.000đ, dạt 600%, tỷ lệ tăng 500% so với ước thực hiện 2009. e/. Sự nghiệp xã hội: Ước thực hiện năm 2009 là 6.500.000đ, dự toán 2010 là 5.000.000đ, giảm 1.500.000đ, đạt 76,92%, tỷ lệ giảm 23,08% so với ước thực hiện năm 2009. f/. Chi quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể: Ước thực hiện 2009 là 507.027.000đ, dự toán 2010 là 463.788.000đ, giảm 43.239.000đ, đạt 91,47%,tỷ lệ giảm 8,53% so với thực hiện năm 2009.Nguyên nhân giảm là do có vài mục chi năm trước đã dư nên năm sau cần phải cân đối lại. Trong đó: - Quản lý NN: Ước thực hiện năm 2009 là 355.227.000đ, dự toán 2010 là 306.168.000đ, giảm 49.059.000đ, đạt 86,19%, tỷ lệ giảm 13,81% so với ước thực hiện năm 2009. - Đảng cộng Sản VN: ước thực hiện năm 2009 là 45.000.000đ, dự toán năm 2010 là 47.172.000đ, tăng 2.172.000đ đạt 104,83%, tỷ lệ tăng 4,83% so với ước thực hiện năm 2009. - Mặt trận tổ quốc VN: Ước thực hiện năm 2009 là 16.500.000đ, dự toán năm 2010 là 16.560.000đ, tăng 60.000đ, đạt 100,36% tỷ lệ tăng 0,36% so với ước thực hiện năm 2009. - Đoàn TNCS HCM: Ước thực hiện năm 2009 là 15.900.000đ, dự toán năm 2010 là 15.672.000đ, giảm 228.000đ, đạt 98,57%, tỷ lệ giảm 1,43% so với ước thực hiện năm 2009. - Hội Liên hiệp phụ nữ: Ước thực hiện năm 2009 là 15.900.000đ, dự toán năm 2010 là 16.672.000đ, tăng 772%, đạt 104,86% tỷ lệ tăng 4,86% so với ước thực hiện năm 2009. - Hội Cựu chiến binh: Ước thực hiện năm 2009 là 14.000.000đ, dự toán năm 2010 là 14.472.000đ, tăng 472.000đ, đạt 103,37%, tỷ lệ tăng 3,37% so với ước thực hiện năm 2009. - Hội Nông dân: Ước thực hiện năm 2009 là 14.500.000đ, dự toán năm 2010 là 15.072.000đ, tăng 572.000đ, đạt 103,94%, tỷ lệ tăng 3,94% so với ước thực hiện năm 2009. - Hiệp hội tổ chức khác: Ước thực hiện năm 2009 là 30.000.000đ, dự toán năm 2010 là 32.000.000đ, tăn 2.000.000đ, đạt 106,67%, tỷ lệ tăng 6,67% so với ước thực hiện năm 2010. 2/. Chi khác: Ước thực hiện năm 2009 là 3.000.000đ, dự toán năm 2010 là 6.000.000đ, tăng 3.000.000đ, đạt 200%, tỷ lệ tăng 100% so với ước thực hiện năm 2010. * Nhận xét về chi ngân sách: Mặc dù đứng trước tình hình khó khăn về vật giá luôn biến động tăng cao, nhưng TT/ĐU và UBND cùng các ngành khắc phục khó khăn chi tiêu đúng mục đích không gây lãng phí ngân sách địa phương và đảm bảo dự toán chi. Tuy nhiên vẫn có mặt cần hạn chế là việc chi đột xuất trong năm chưa khắc phục vì vậy kinh phí trong năm chưa tiết kiệm được. 3/. Dự phòng: Do tình hình của đơn vị có thay đổi theo từng năm nên dự toán năm 2010 có chú trọng đến mức dự phòng chi là 18.012.000đ. Qua số liệu phân tích trên tinh hình chi theo dự toán của đơn vị là tốt. Tuy có một vài mục chi năm trước đã dư nên năm sau cần phải cân đối lại như chi quản lý NN, chi đoàn TNCS HCM, còn lại các khoản chi dự toán năm 2010 điều tăng so với ước thực hiện năm 2009. Đơn vị luôn thực hiện tốt nhiệm vụ của cấp trên giao và đồng thời luôn chấp hành tốt các khoản chi theo luật ngân sách NN. III/. ĐÁNH GIÁ: 1/. Tình hình thực hiện thu: Thông qua số liệu của bảng tổng hợp dự toán thu ngân sách xã và bảng thuyết minh dự toán thu ngân sách cho thấy đơn vị luôn chấp hành tốt các khoản thu năm trước và các khoản thu luôn đúng theo dự toán được duyệt.Đồng thời đơn vị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là huy động nguồn tài chính địa phương, từ đó đi đến nguồn thu vẫn đảm bảo đáp ứng chi. Đơn vị đảm bảo được chính sách chế độ thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản chi. 2/. Tình hình thực hiện chi: Qua số liệu bảng tổng hợp dự toán chi ngân sách xã và bảng thuyết minh dự toán chi ngân sách, cho thấy đơn vị luôn chấp hành tốt các khoản chi và chi đúng theo dự toán được duyệt và chấp hành tốt chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức của luật ngân sách NN. Đồng thời đề ra mục đích tiết kiệm có hiệu quả và đề ra nhiệm vụ nhằm khai thác triệt để các nguồn thu. 3/. Đánh giá chung: Được sự lãnh đạo của Đảng ủy, UBND và sự hỗ trợ của các ban ngành cấp Thị xã, việc điều tiết thu – chi hoạt động cho các đơn vị tương đối ổn định.Do nguồn thu của xã quá ít, chủ yếu dựa vào nguồn điều tiết từ ngân sách Thị xã, nên việc cấp kinh phí hoạt động và trả sinh hoạt phí cho CB xã và ấp còn thấp.Đồng thời các nguồn chi phát sinh tương đối nhiều (đào tạo, tập huấn, học nghị quyết, tiếp khách…) dẫn đến phải tạm ứng các nguồn thu khác để chi cho các hoạt động phát sinh, ảnh hưởng đến chi sai mục đích. IV/. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG NGUỒN THU NGÂN SÁCH: 1/. Phương hướng: a/.Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi: Đối với 905,02 ha đất lúa, xã vận động người dân chuyển đổi cơ cấu giống và thời vụ gieo cấy theo hướng mở rộng diện tích ngắn ngày, quy vùng hình thành khu cấy lúa chất lượng cao. - về cơ cấu giống và thời vụ gieo cấy không chỉ giúp xã đưa năng suất lúa trung bình cả năm tăng cao. Năm 2010 toàn xã gieo trồng được 216ha cây rau màu các loại, ngô 55ha, rau các loại 43ha. Đối với diện tích đất thấp trũng, cấy lúa kém hiệu quả, xã tạo điều kiện cho các hộ đầu tư vốn chuyển đổi sang nuôi thuỷ sản kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm. - Tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi ổn định; sản xuất Nông nghiệp thu hạch hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu, tổng sản lượng lúa thu hoạch cả 2 vụ 4.132 tấn. b/.Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp: Ngành nghề ở xã An Bình A đang trên đà phát triển và là một xã được quy hoạch xã nông thôn mới, để đảm bảo tính bền vững, an toàn vệ sinh môi trường, thì xã có kế hoạch xây dựng các cụm công nghiệp, cum tuyến dân cự,làng nghề trong đó có làng nghề may gia công đang triển khai khá phổ biến, hiện tại có khoản 200 người đăng ký. c/.Thực hiện thu đúng, thu đủ, tiết kiệm trong chi tiêu: Để thực hiện tốt nhiệm vụ thu-chi ngân sách nhà nước. UBND xã An Bình A đưa ra một số giải pháp để điều hành ngân sách như sau: - Chỉ đạo trực tiếp cho các ngành, các ấp hối hợp với đội thuế thuộc Chi Cục Thuế Thị xã thành lập đoàn tiếp tục thực hiện việc khảo sát thực tế và lập bộ thuế, kể cả các quỹ chuyên dùng của xã. Nhằm thực hiện tốt công tác thu đạt và vượt chỉ tiêu so với các năm trước. - Thu dứt điểm các khoản nợ, hiện còn tồn động của năm trước, đồng thời thu nộp kho bạc đúng theo qui định. - Thực hiện tiền lương mới theo qui định của Nhà nước, thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống tham nhũng, chống lãng phí. - Hoàn thành việc giao quyền tự chủ về Tài chính cho các ngành, các Ấp, thực hiện việc khoán chi quản lý hành chính. - Kê khai các danh mục đầu tư XDCB, vốn mua sắm trang thiết bị, vốn sửa chữa tài sản năm 2011, đồng thời đăng ký ghi vốn các danh mục công trình tại ngân sách Thị xã. - Căn cứ vào khả năng thu ngân sách để điều hành chi. - Đối với những khoản chi thường xuyên: Thực hiện đúng theo phương án khoán kinh phí hoạt động, hạn chế tối đa các khoản chi tiêu ngoài dự toán, đảm bảo đúng theo định mức khoán sử dụng cho các ngành, các ấp không để chi vượt. - UBND xã chỉ đạo cho ngành chuyên môn lập kế hoạch cụ thể tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2010 dành để làm lương tăng thêm thực hiện theo Luật NSNN 2/.Giải pháp: - Kinh tế: Chuyên canh cây lúa ở các khu sản xuất vụ 3, xây dựng ở các cánh đồng hiện đại để đạt 4.320 ha, ổn định diện tích 3949 ha/năm, sản lượng lương thực 25,668 tấn/năm, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất, hoa màu cây công nghiệp ngắn ngày chuyển đổi diện tích lúa sang trồng hoa màu. Phấn đấu đến năm 2015 đạt 60ha/năm trong đó có 50% diện tích rau sạch. - Phát triển nuôi thủy hải sản đi vào chiều sâu, nuôi cá tra thương phẩm, cá giống sạch bệnh, nuôi tôm và các loại cá đồng.Vào mùa nước phấn đấu sản lượng 1.000 tấn/năm, đàn heo 2.500 con/năm, gia cầm 30.000 – 35.000 con/năm. - Giao cho công chức Tài chính Kế toán xã tăng cường công tác kiểm tra việc sử dụng thu-chi ngân sách và các quỹ chuyên dùng. Đồng thời đôn đốc, nhắc nhở thường xuyên cho các ngành, các ấp thực hiện tốt công việc thu và nộp kịp thời đúng qui định. PHẦN C: I/. KẾT LUẬN: - Với những chính sách, đường lối của Đảng và nhà nước về mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó công tác quản lý ngân sách nhà nước nói chung và công tác lập dự toán nói riêng là khâu quan trọng hay còn gọi là khâu mở đầu có tính chất quyết định đến hiệu quả và là cơ hội để kiểm tra tính đúng đắn của quá trình quản lý và điều hành ngân sách nhà nước. - Quán triệt được đường lối đổi mới và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới đề ra trong giai đoạn hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Đảng. Quản lý ngân sách ở cơ sở, nhằm thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương. - Quản lý ngân sách nhà nước có tầm quan trọng trong quá trình hoạt động của hệ thống chính trị nói chung, hoạt động của nhà nước nói riêng, bởi vì nó được coi là trung tâm điều hòa các mối quan hệ theo mục tiêu phát triển của nền kinh tế ở từng thời kỳ. - Nhờ có ngân sách địa phương mà việc thực hiện cấp phát tài chính cho các đơn vị hành chính sự nghiệp và các yêu cầu phát triển khác của địa phương . II/. KIẾN NGHỊ: - Việc phân cấp, phân định thu – chi ngân sách các cấp ở địa phương hiện nay, cần tạo sự chủ động trong điều hành quản lý cân đối ngân sách để tạo môi trường và điều kiện thuận lợi bảo đảm cho việc khai thác có hiệu quả các lợi thế về kinh tế, xã hội… - Nhà nước thường xuyên quan tâm, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý nghiệp vụ, nhất là lĩnh vực ngân sách, đặc biệt ở cấp cơ sở để đáp ứng ngang tầm với nhiệm vụ mới trong giai đoạn hiện nay.Đồng thời cần quan tâm việc trang bị đầy đủ các phương tiện, công nghệ để phục vụ cho hoạt động chuyên môn trong công tác quản lý ngân sách nhà nước của địa phương. - Cần điều tiết thuế cho ngân sách địa phương từ 50 - 70% trên tổng thu thuế trên địa bàn. - Tất cả nguồn thu trên địa bàn phải điều tiết về cho địa phương để làm công tác nuôi dưỡng các nguồn thu. - Phải có các văn bản hướng dẫn cụ thể để hoàn thiện thêm tình hình phân cấp quản lý theo hướng mở rộng quyền lực tự chủ của ngân sách địa phương, nhưng vẫn trên cơ sở đảm bảo quản lý tập trung thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng quản lí ngân sách của UBND xã An Bình A, Thị xã Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp.doc
Luận văn liên quan