Thực trạng quản lý thực tập tại trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

1. Trang thiết bị học tập trong nhà trường được trang bị khá đầy đủ nhất là các môn y học cơ sở có thể đáp ứng được với nhu cầu giảng dạy thực tập. 2. Cả SV và GV đều nhận thức được tầm quan trọng trong các hoạt động thực tập cũng như vấn đề quản lý hoạt động thực tập. Đa số các sinh viên đều nhận thức được mức độ quan trọng của việc thực tập cơ sở cũng như thực tập lâm sàng, do vậy hầu như các em đã tận dụng tối đa thời gian thực tập, nhất là thực tập lâm sàng. 3. GV hướng dẫn tận tình, có phổ biến trước cho SV mục tiêu TT, chương trình TT, bài giảng TT, có phương pháp hướng dẫn và PP đánh giá phù hợp. 4. Tổ chức tốt các hoạt động thực tập cũng nhưcó mối quan hệ tốt với các cơ sở thực tập lâm sàng.

pdf87 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4112 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng quản lý thực tập tại trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trực tiếp thực hiện nên cần có nội quy phù hợp với thực tế như phiếu theo dõi TT, bài tự lượng giá, mỗi nhóm TT nên được quản lý bởi 1 BS + 1 Kỹ Thuật Viên. 11. Đối với BMCS, cần có nội quy rõ ràng, có kiểm tra định kỳ, phải điểm danh trong giờ TT, theo dõi hoạt động của nhóm trong buổi TT. 12. Chia lớp ra nhiều tổ, nhóm và quản lý theo tổ, nhóm để chặt chẽ hơn theo quy định của BM để SV học tốt hơn. 2.4. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý hoạt động thực tập Khi tìm hiểu về thực trạng công tác quản lý họat động thực tập qua khảo sát ý kiến của 220 sinh viên chính qui tại trường, 108 GV thuộc các bộ môn CS, 152 GV thuộc các bộ môn LS chúng tôi nhận thấy: 2.4.1. Ưu điểm 1. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch là trường được quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân TP. HCM và sự quản lý gián tiếp về chuyên môn của Bộ Y tế và Bộ giáo dục đào tạo. Qui mô đào tạo của trường mỗi năm không nhiều (150 SV hệ chính qui và 150 hệ chuyên tu cho mỗi kỳ tuyển sinh) nhưng TP. HCM là nơi tập trung nhiều các Bệnh viên đa khoa và chuyên khoa lớn nên SV có điều kiện thuận lợi trong vấn đề thực tập. Qui mô đào tạo không nhiều nên cũng rất thuận lợi trong vần đề quản lý các hoạt động thực tập trong cũng như ngoài trường. 2. Trang thiết bị học tập trong nhà trường được trang bị khá đầy đủ có thể đáp ứng được với nhu cầu giảng dạy và học tập. 3. Đối tượng tuyển sinh hàng năm của sinh viên chính qui là có hộ khẩu tại TP. HCM, và điểm chuẩn đầu vào khá cao trên 23 điểm nên chất lượng đầu vào thường là những học sinh khá – giỏi . mặt khác, do các em ở thành phố nên hầu hết là đang sống chung với gia đình nên cũng rất thuận lợi trong việc quản lý cũng như trong việc liên hệ giữa nhà trường và gia đình, đồng thời về mặt tâm lý SV cũng an tâm trong học tập. 4. Về quan hệ hợp tác quốc tế, trường được hỗ trợ của một số trường Đại học Y khoa Pháp, Bỉ do vậy giảng viên và SV có nhiều cơ hội đi tu nghiệp và bồi dưỡng chuyên môn. 5. Về mặt nhận thức, cả SV và GV đều nhận thức được tầm quan trọng trong vấn đề quản lý hoạt động thực tập. Đa số các sinh viên đều nhận thức được mức độ quan trọng của việc thực tập cơ sở cũng như thực tập lâm sàng, do vậy hầu như các em đã tận dụng tối đa thời gian thực tập, nhất là thực tập lâm sàng. 2.4.2. Hạn chế 1. So với các trường y khoa khác trong cả nước thì trường Đai học y khoa Phạm Ngọc Thạch còn non trẻ do đó cũng gặp một số khó khăn trong vấn đề quản lý cũng như trong giảng dạy. 2. Mặc dù khi khảo sát các sinh viên đều trả lời có thuận lợi trong vấn đề thực tập về cơ sở vật chất, sự nhiệt tình của giảng viên, phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh gía phù hợp, được các bộ môn phổ biến trước mục tiêu TT, chương trình TT và tập bài giảng TT; tuy nhiên các SV vẫn gặp khó khăn không ít do số lượng thực tập tại các khoa quá đông và do đội ngũ giảng viên hướng dẫn thực tập còn thiếu nhiều 3. Lịch học lý thuyết dày đặc nên SV không có thời gian tự học, thời gian để tham khảo thêm tài liệu tại thư viên sách, thư viện điện tử. 4. Giảng viên kiêm nhiệm từ các cơ sở thực tập hướng dẫn SV không phải là những giảng viên thực sự đã qua kinh nghiệm giảng dạy hoặc có nghiệp vụ sư phạm nên công tác quản lý và hướng dẫn cho SV chưa thật sự đạt yêu cầu đối với mục tiêu thực tập. 5. Chưa thống nhất trong cách hướng dẫn và đánh giá cuối đợt TT nhất là lâm sàng. 6. Số lượng SV tập trung tại các khoa quá đông nhất là tại các bệnh viên chuyên khoa nên rất hạn chế trong vấn đề hướng dẫn cũng như trong việc thực hiện đủ chỉ tiêu thực tập. Hiện nay trong thành phố các BV chuyên khoa chỉ có một : BV Mắt, BV Tai Mũi Họng, BV Da liễu. BV Huyết học nên mặc dù đã cố gắng trong việc xếp lịch thực tập cho SV sao cho không tập trung cùng thời điểm nhiều đối tượng nhưng vẫn bị quá tải tại các khoa. 7. Các chủ nhiệm bộ môn hiện nay hầu hết là kiêm nhiệm và đã quá tuổi về hưu, do vậy chưa đáp ứng hoàn toàn yêu cầu hoạt động của nhà trường. 8. Hiệu trưởng vẫn còn kiêm nhiệm ở 1 Bệnh viện khác nên chưa thể toàn tâm toàn ý cho vấn đề quản lý các hoạt động của nhà trường. 9. Một số cán bộ chủ chốt chưa tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên ngành về quản lý giáo dục. 10. Trường vẫn chưa có được một BV thực hành riêng và do thu nhập của trường còn thấp nên chưa huy động được tối đa nhân sự giảng dạy có học hàm cho trường. 2.4.3. Nguyên nhân 1. Do tình trạng Giảng viên cơ hữu còn thiếu nhiều, nên một số cơ sở thực tập lâm sàng hầu như không có giảng viên trường hướng dẫn, dẫn đến không thống nhất trong cách hướng dẫn và đánh giá sinh viên. 2. Thực sự Ban giám hiệu nhà trường chưa đặt nặng vấn đề quản lý hoạt động thực tập nhất là đối với thực tập lâm sàng nên một số giảng viên biên chế của trường nhưng lại làm việc cho các bệnh viện tư nhân và các công ty dược phẩm nên không hướng dẫn TT cho sinh viên. 3. Một số GV nhận quá nhiều giường bệnh tại BV để điều trị do vậy không còn đủ thời gian để hướng dẫn SV, làm việc cho BV nhiều hơn cho trường. 4. Một số bộ môn không có qui hoạch trong việc cho giảng viên BM đi học nâng cao nên xảy ra tình trạng một số bô môn giảng viên đi học sau đại học nhiều người cùng một lúc và khoán hẳn việc dạy TT cho Bác sĩ trong bệnh viện. 5. Phòng Quản lý đào tạo hầu như ít đến các cơ sở để nắm tình hình thực tập của sinh viên nên một số bộ môn hướng dẫn và đánh giá TT của SV một cách qua loa, thiếu sự công bằng và thiếu khoa học. 6. Chưa có được những qui định rõ ràng về khen thưởng hay kỷ luật nếu giảng viên không làm đúng chức trách của mình do vậy không động viên được những cán bộ giảng làm việc tốt. Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ THỰC TẬP 3.1. Cơ sở và nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp Khi đề xuất các biện pháp chúng tôi căn cứ trên những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn sau đây: Căn cứ vào Chiến lược phát triển giáo dục từ 2001 – 2010:  Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục Mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục được đổi mới theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tiếp c?n với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, đồng thời thích ứng với từng vùng và từng địa phương, thực hiên nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao đ?âng sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Chú trọng giáo dục thể chất và bồi dưỡng nhân cách người học. Hiện đại hóa trang thiết bị giảng dạy và học tập, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành. Nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin vào giáo dục để đổi mới phương pháp giáo dục và quản lý.  Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng và chuẩn về chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu vừa tăng qui mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.  Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền đạt tri thức một cách thụ động thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, cho người học phương pháp tự học, tự thu thập thông tin m?t cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển được năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, hoạt động tự quản trong nhà trường và tham gia các hoạt đông xã hội.  Đổi mới chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, chú trọng việc rèn luyện, giữ gìn và nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo. Căn cứ vào Mục tiêu phát triển của Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch: - Trường sẽ tiếp tục tiếp đào tạo để bổ sung Bác sĩ đa khoa đang còn thiếu khá trầm trọng của thành phố Hồ Chí Minh, tiến tới góp phần cung cấp nhân lực cho khu vực miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long, góp phần giải quyết mục tiêu trước mắt là đạt chuẩn tỷ lệ 10 BS/10.000 dân như Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo, và sau đó là nâng cao tỷ lệ này để hệ thống y tế có thể phục vụ ngày càng tốt hơn cho việc chăm sóc và phát triển sức khỏe cho nhân dân thành phố và khu vực, tiến tới góp phần xây dựng cho Tp. Hồ Chí Minh trở thành một trong những trung tâm phát triển mọi mặt (có cả giáo dục đào tạo và y tế) của cả nước và có tiềm năng hội nhập tốt với khu vực và quốc tế. - Trường sẽ đào tạo nguồn nhân lực y tế (điều dưỡng – Nữ Hộ sinh và các lọai hình dưới đại học khác ) cho Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực - Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Y tế của Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực bằng cách từng bước triển khai các lọai hình đào tạo Sau Đại học chính thức (Bác sĩ nội trú, chuyên khoa cấp I, Chuyên khoa cấp II, Thạc sĩ, Tiến sĩ) và phát triển các hình thức bồi dưỡng và đào tạo liên tục, liên kết đào tạo với nước ngòai như đã và đang triển khai hiện nay. - Từng bước tự hòan thiện mình trong việc đào tạo đội ngũ giảng viên để phát huy ngày càng tốt hơn, có chất lượng hơn trong vai trò "chiếc máy cái " để đào tạo nhân lực y tế chất lượng cao cho đất nước, phát huy năng lực nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào lãnh vực đào tạo và thực hành y học. - Tiết kiệm nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất do phát triển được tiềm năng sẵn có của trường, đồng thời khai thác triệt để các nguồn tài trợ giúp đỡ của các tổ chức quốc tế đang dành cho nhà trường. Đây là bước phát triển tất yếu trong lộ trình "Quy hoạch và phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng năm 2001 - 2010" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg. Đồng thời nó tạo ra sự phát triển về chất trong sự nghiệp đào tạo đội ngũ Bác sĩ và nhân lực y tế của nước ta, góp phần nâng cao chất lượng bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân, đảm bảo có nhiều nhân tài cho đất nước trong thế kỷ 21. Căn cứ vào những nguyên nhân dẫn đến thực trạng: Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đã được chúng tôi phân tích trong chương 2 là những cơ sở thực tiễn mà dựa vào đó chúng tôi đưa ra những biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của trường. 3.1.2 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp: - Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục: Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹù năng thực hành về một ngành nghề, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề không thuộc chuyên ngành đào tạo (trích điều 35 luật giáo dục). - Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, hiện đại với nội dung, phương pháp giáo dục Nội dung giáo dục đại học phải có tính hiện đại và phát triển, đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa kiến thức khoa học cơ bản với kiến thức chuyên ngành và các bộ môn khoa học Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tương ứng với trình độ chung của khu vực và thế giới. Đào tạo đại học phải đảm bảo cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơ bản và chuyên ngành tương đối hoàn chỉnh, có phương pháp làm việc khoa học, có năng lực vận dụng lý thuyết vào công tác chuyên môn. Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm ứng dụng. Nội dung phương pháp giáo dục đại học phải được thể hiện thành chương trình giáo dục. Bộ giáo dục – đào tạo qui định chương trình khung gồm cơ cấu nội dung các môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bố thời gian đào tạo giữa các môn học cơ bản và chuyên ngành, giữa lý thuyết với thực hành, thực tập (trích điều 36 luật giáo dục). 3.2. Các biện pháp đề xuất 3.2.1. Nhóm các biện pháp tác động đến nhận thức của các đối tượng có tham gia vào tổ chức, quản lý hoạt động thực tập của sinh viên - Mục tiêu của nhóm biện pháp: Tác động vào nhận thức của các cấp quản lý của Trường, các cấp quản lý của các bệnh viên và đặc biệt là tác động vào nhận thức của sinh viên sao cho mọi người nhận thức được yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới công tác quản lý thực tập của sinh viên theo thực trạng của trường. - Nội dung các nhóm biện pháp: Xác định cụ thể các biện pháp tác động đến nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và giáo viên, sinh viên về vấn đề đổi mới công tác quản lý thực tập nhằm nâng cao hiệu quả thực tập. - Cách thức thực hiện: Với các chủ thể quản lý của Trường  Cần làm rõ tầm quan trọng của các hoạt động thực tập để lãnh đạo trường quan tâm nhiều hơn . Với các bệnh viện nơi sinh viên thực tập:  Nhà trường cần cung cấp các thông tin về mặt qui chế, nội dung chương trình thực tập lâm sàng cho các bác sĩ, cán bộ nhân viên các bệnh viện có sinh viên thực tập.  Cần nhấn mạnh những điểm mới, những yêu cầu mới trong quản lý thực tập để đội ngũ này tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch thực tập lâm sàng của sinh viên. Với sinh viên: Biện pháp hành chính:  Phổ biến kỹ cho SV qui định bắt buộc sinh viên phải có mặt 90% tổng số thời gian cho mỗi môn thực tập, vắng hơn 10% tổng thời gian TT sẽ bị cấm thi vào cuối khoa (cuối môn) đồng thời phải đi thực tập lại vào dịp hè.  Điểm danh sự hiện diện của sinh viên vào mỗi buổi thực tập cần được thực hiện một cách nghiêm túc và thường xuyên từ cán bộ giảng dạy của trường, cán bộ là giảng viên thỉnh giảng, cán bộ quản lý tại các cơ sở thực tập.  Cần có sự phối hợp quản lý một cách chặt chẽ của giáo viên trường đang hướng dẫn sinh viên ở khoa, phòng khác cùng một cơ sở thực tập. Biện pháp tác động lên nhận thức của sinh viên:  Bổ sung trong chương trình chính khoá của sinh viên từ năm thứ nhất bài học về đạo đức ngành y (y đức).  Giảng viên lâm sàng không những có trách nhiệm dạy cho SV học cách khám, chữa bệnh, thực hành một số kỹ thuật trong y học mà còn có trách nhiệm bồi dưỡng kiến thức về y đức cho SV.  Cần giải thích cho SV hiểu rõ y đức hay đạo đức nghề nghiệp chỉ có được khi sinh viên tiếp xúc trực tiếp với người bệnh để có thể xác định được trách nhiệm học tập, có nhận thức motä cách đúng đắn trong vấn đề thực tập.  Phát hành sổ nhật ký thực tập cho tất cả SV khi thực tập.  Tổ chức hội thảo của sinh viên về thực tập lâm sàng có sự tham gia của giảng viên nhà trường và cán bộ của bệnh viện. 3.2.2. Nhóm các biện pháp quản lý công tác chuẩn bị cho thực tập - Mục tiêu của nhóm biện pháp: Chuẩn bị những điều kiện tối thiểu và thuận lợi nhất cho đợt thực tập của sinh viên. - Nội dung của nhóm biện pháp: Xác định các biện pháp cụ thể để tìm kiếm địa điểm thực tập, tổ chức các đoàn thực tập, phân bố thời gian thực tập và các điều kiện phục vụ thực tập của sinh viên - Cách thức thực hiện: Biện pháp chuẩn bị cơ sở thực tập: Để có cơ sở thực tập tốt, nhà trường cần tác động lên chức trách đào tạo của các cơ sở thực tập, cụ thể như sau:  Lên kế hoạch thực tập trước khi năm học mới bắt đầu: đối tượng thực tập, số lượng, mục tiêu thực tập, thời gian thực tập.  Liên hệ với các cơ sở thực tập để ký kết hợp đồng đào tạo cho cả năm học, ghi rõ chức trách của các cơ sở thực tập.  Trên cơ sở số lượng SV thực tập tại BV, lên kế hoạch mời giảng viên thỉnh giảng lâm sàng sao cho tất cả các khoa có SV thực tập đều có cán bộ giảng.  Giải quyết những khó khăn tồn tại, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giảng viên và sinh viên. Biện pháp về tổ chức:  Cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp phân chia tổ thực tập.  Các bộ môn có trách nhiệm phân công giảng viên hướng dẫn cụ thể thực tập cho từng tổ, từng khoa sao cho có ít nhất một cán bộ giảng của trường trong một khoa.  Đối với các cơ sở thực tập lâm sàng có nhiều đối tượng sinh viên thực tập cần có kế hoạch điều phối sinh viên một cách hợp lý theo qui mô của khoa, của bệnh viện tránh dồn quá nhiều sinh viên vào một khoa trong cùng một thời điểm. Biện pháp về điều kiện thưc tập: Đây là biện pháp có liên quan trực tiếp đến đào tạo  Hỗ trợ cho các cơ sở thực tập phương tiện vật chất về giảng dạy khi có nhu cầu: projector, video…  Phối hợp với BV trang bị phòng học tốt nhất cho SV  Bắt buộc sinh viên tham gia trực đêm (bắt đầu từ năm thứ tư) tại các bệnh viện để có điều kiện làm quen với bệnh viện và nâng cao tay nghề 3.2.3. Nhóm biện pháp quản lý hoạt động thực tập của SV - Mục tiêu của nhóm biện pháp: Đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu thực tập thông qua việc quản lý tốt các thành tố của chương trìnnh thực tập. - Nội dung của nhóm biện pháp: Xác định các biện pháp để quản lý mục tiêu, nội dung và hoạt động thực tập của sinh viên. - Cách thực hiện: Biện pháp quản lý mục tiêu thực tập: Đối với giảng viên: Tất cả GV cần phổ biến cho sinh viên những điều sau đây:  Tầm quan trọng của việc thực tập.  Phổ biến và giải thích cho SV hiểu rõ mục tiêu thực tập của từng giai đoạn, từng khoa.  Chỉ tiêu cụ thể về các kỹ thuật phải thực hiện trong suốt thời gian thực tập. Đối với Phòng đào tạo:  Giao lịch giảng cho các bộ môn trước khi năm học mới bắt đầu.  Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy. Đối với GV:  Đưa ra nhận xét cụ thể về tình hình học tập của sinh viên, đánh giá tinh thần thái độ học tập, việc chấp hành nội qui thực tập, kết quả thực tập và cả những khó khăn cũng như những thuận lợi trong quá trình thực tập .  Tổ chức cho sinh viên sau mỗi đợt thực tập được đóng góp ý kiến về tình hình giảng dạy thực tập của giảng viên, về điều kiện cơ sở thực tập. Đối với sinh viên:  Cần phải chủ động trong học tập, thể hiện được tinh thần tôn trọng và thân thiện với bệnh nhân.  Cần phải thể hiện tinh thần trách nhiệm như một nhân viên thực thụ của bệnh viện có như vậy mới tạo được sự gắn bó giữa nhà trường với bệnh viện. Biện pháp quản lý nội dung và hoạt động thực tập: Nội dung thực tập chính là phương tiện để đạt được mục tiêu thực tập. Đối với Phòng đào tạo:  Phải xây dựng kế hoạch thực tập cho tất cả các lớp tham gia thực tập trong năm học: lâm sàng cũng như cơ sở.  Cần xác định rõ nội dung thực tập, yêu cầu thực tập, chỉ tiêu thực tập, các kỹ năng phải đạt được sau mỗi bài thực tập, sau mỗi đợt thực tập.  Phải tổ chức sinh hoạt đầu khóa cho sinh viên và phổ biến cụ thể về nội qui. qui chế thực tập, các môn phải thực tập, địa điểm thực tập để sinh viên có thể chủ động chia tổ thực tập một cách hợp lý  Cần kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức điều tra cơ bản sinh viên mới vào trường để nắm được các đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh của từng cá nhân trên cơ sở đó có các biện pháp quản lý phù hợp. Cần chú ý đến các sinh viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn để có hướng giúp đỡ kịp thời. 3.2.4. Nhóm biện pháp quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực tập của sinh viên - Mục tiêu của nhóm biện pháp: Đảm bảo tính khách quan, chính xác trong đánh giá tiến trình và kết quả thực tập của sinh viên - Nội dung của nhóm biện pháp: Xác định các biện pháp quản lý công tác đánh giá tiến trình thực tập và đánh gía kết quả thực tập của sinh viên. - Cách thực hiện: Biện pháp quản lý công tác kiểm tra cấp nhà trường: Cần thành lập một đoàn kiểm tra cấp nhà trường để có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, có thời gian biểu cụ thể cho hoạt động kiểm tra, đối tượng kiểm tra, các vấn đề cần phải kiểm tra. Nội dung kiểm tra bao gồm:  Kiểm tra thực tế dựa trên các báo cáo về hoạt động chuyên môn theo định kỳ đặc biệt chú trọng đến các hoạt động giảng dạy về thực tập như: tình hình thực tập của sinh viên qua mỗi đợt, những khó khăn cũng như thuận lợi trong hoạt động giảng dạy và thực tập.  Kiểm tra các cơ sở y tế nơi sinh viên thực tập: dựa trên kế hoạch thực tập, nội dung và yêu cầu thực tập, các bản báo cáo từ bộ môn. Nội dung kiểm tra bao gồm: lịch giảng thực tập cho các đối tượng sinh viên có đúng với mục tiêu và yêu cầu, có đúng với tiến trình về mặt thời gian, phương pháp đánh giá sinh viên có phù hợp với nội dung giảng dạy, phương pháp quản lý sinh viên có chặt chẽ và nghiêm túc.  Kiểm tra sổ nhật ký lâm sàng của sinh viên, ghi nhận những ý kiến phản hồi của sinh viên. Biện pháp quản lý công tác kiểm tra cấp bộ môn: Mỗi bộ môn cần thực hiện tốt công tác quản lý giảng dạy tại bộ môn. Đối với công tác quản lý thực tập của sinh viên, mỗi bộ môn cần có kế hoạch kiểm tra thường xuyên theo thời gian biều và có thể là kiểm tra đột xuất. Nội dung kiểm tra:  Phỏng vấn trực tiếp hoặc xem sổ nhật ký lâm sàng của sinh viên để có cơ sở đánh giá việc thực hiện nội dung, mục tiêu thực tập.  Kiểm tra sổ theo dõi và quản lý sinh viên.  Kiểm tra kế hoạch giảng dạy và quản lý của giảng viên trường cũng như giảng viên thỉnh giảng. 3.2.5. Nhóm biện pháp hỗ trợ Cải tiến chương trình đào tạo:  Trong giảng dạy lý thuyết cần áp dụng những phương pháp dạy hiện đại, có hiệu quả dành cho sinh viên nhiều thời gian tự học, tự nghiên cứu tại thư viện sách và thư viện điện tử.  Sắp xếp lịch thi lý thuyết sao cho ít ảnh hưởng đến lịch thực tập như vậy sinh viên sẽ không lãng phí thời gian thực tập lâm sàng để học lý thuyết và đối phó với thi cử.  Cử giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng về phương pháp sư phạm, đảm bảo 100% giáo viên phải qua các lớp bồi dưỡng sư phạm và áp dụng được các phương pháp giảng dạy hiện đại có hiệu quả nhất là trong giảng dạy thực tập.  Khi theo dõi và đánh giá kết quả học tập của từng môn học phải đặc biệt chú ý đến những sinh viên không đạt yêu cầu trong các môn thi để có biện pháp giúp đỡ kịp thời.  Tổ chức và hướng dẫn cho sinh viên phương pháp học, đặc biệt là phương pháp tự học, tư nghiên cứu. Tổ chức các buổi trao đổi về kinh nghiệm thực tập, trao đổi các kinh nghiệm trong thực tế. Đổi mới công tác nhân sự trong quản lý thực tập:  Trong điều kiện hiện nay, nhà trường chưa đủ giảng viên để giảng dạy thực tập, cần hợp đồng với các giảng viên có nhiều kinh nghiệm và nhiệt tình trong công tác giảng dạy.  Từng bước cơ cấu các chủ nhiệm bộ môn phải là cán bộ cơ hữu của nhà trường thì công tác quản ly ùbộ môn mới thực sự có hiệu quả và đi vào chiều sâu.  Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên, nên tổ chức các hoạt động về văn nghệ, thể thao, các hoạt động vui chơi nhằm làm giảm bớt áp lực về tâm lý học tập và thi cử cho sinh viên.  Cần tổ chức những hoạt động hướng về học tập như: sinh hoạt chuyên đề, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về chẩn đoán hình ảnh…. Tăng cường nguồn lực về vật chất phục vụ cho thực tập:  Cần tăng cường giờ mở cửa thư viên sách cũng như thư viện điện tử để sinh viên tham khảo tài liệu, mở cửa thêm ngày thứ bảy.  Trang bị tiện nghi các phòng học cho SV tại các bệnh viện để phục vụ tốt hơn công việc giảng dạy và để không bị lệ thuộc nhiều vào bệnh viện.  Mở rộng các loại hình đào tạo để tăng nguồn thu nhập cho giáo viên, giúp giáo viên an tâm trong hoạt động giảng dạy. Phối hợp với công đoàn để có chế độ đãi ngộ tương xứng đối với các giáo viên có thành tích tốt trong hoạt động giảng dạy. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trên cơ sở hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về khoa học quản lý nói chung và một số khái niệm về quản lý thực tập nói riêng mà cụ thể là thực tập trong các trường y khoa, luận văn đã vận dụng các khái niệm đó để nghiên cứu về thực trạng quản lý thực tập tại trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch. Bằng những nghiên cứu thực tiễn, phân tích để phát hiện những vấn đề còn tồn tại trong việc quản lý TT, cũng như sử dụng các phương pháp thăm dò ý kiến sinh viên, giảng viên, nghiên cứu hồ sơ TT của sinh viên tại ĐHYKPNT trong những năm gần đây kết hợp với việc phỏng vấn các cán bộ quản lý, sinh viên, giảng viên về những khó khăn, thuận lợi trong hoạt động thực tập đã làm nổi bật lên những ưu điểm cũng như những hạn chế trong vấn đề quản lý hoạt động thực tập như sau : Ưu điểm: 1. Trang thiết bị học tập trong nhà trường được trang bị khá đầy đủ nhất là các môn y học cơ sở có thể đáp ứng được với nhu cầu giảng dạy thực tập. 2. Cả SV và GV đều nhận thức được tầm quan trọng trong các hoạt động thực tập cũng như vấn đề quản lý hoạt động thực tập. Đa số các sinh viên đều nhận thức được mức độ quan trọng của việc thực tập cơ sở cũng như thực tập lâm sàng, do vậy hầu như các em đã tận dụng tối đa thời gian thực tập, nhất là thực tập lâm sàng. 3. GV hướng dẫn tận tình, có phổ biến trước cho SV mục tiêu TT, chương trình TT, bài giảng TT, có phương pháp hướng dẫn và PP đánh giá phù hợp. 4. Tổ chức tốt các hoạt động thực tập cũng như có mối quan hệ tốt với các cơ sở thực tập lâm sàng. Hạn chế: 1. Số lượng SV thực tập tại các Bệnh viện quá đông rất khó đạt được mục tiêu TT và chỉ tiêu TT. 2. Đội ngũ giảng viên hướng dẫn thực tập lâm sàng còn thiếu nhiều về số lượng lẫn chất lượng. 3. Giảng viên kiêm nhiệm từ các BV hướng dẫn SV không phải là những giảng viên thực sự đã qua kinh nghiệm giảng dạy hoặc có nghiệp vụ sư phạm nên công tác quản lý và hướng dẫn cho SV chưa thật sự đạt yêu cầu đối với mục tiêu thực tập. 4. Lịch học lý thuyết dày đặc nên SV không có thời gian tự học, thời gian để tham khảo thêm tài liệu tại thư viên sách, thư viện điện tử. 5. Thời gian TTLS chưa đủ cho các môn LS chính: Nội, Ngoại, Sản, Nhi 6. Chưa có được một BV thực hành riêng cho trường do đó còn hạn chề trong vấn đề giảng dạy thực tập. 7. Cơ sở vật chất tại một số BV chưa đáp ứng được với nhu cầu TT. 8. Phần lớn các chủ nhiệm bộ môn hiện nay là kiêm nhiệm, do vậy chưa đáp ứng hoàn toàn yêu cầu hoạt động của nhà trường. Luận văn đã bước đầu tìm được một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng đồng thời đề ra được 5 nhóm biện pháp để nâng cao chất lượng thực tập của sinh viên . Các nhóm biện pháp như sau: 1. Nhóm biện pháp tác động lên nhận thức. 2. Nhóm biện pháp quản lý công tác chuẩn bị cho thực tập. 3. Nhóm biện pháp quản lý công tác thực tập của sinh viên. 4. Nhóm biện pháp quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực tập của sinh viên. 5. Nhóm biện pháp hỗ trợ. 2. Kiến nghị Đối với Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh: Ý thức được vấn đề: đội ngũ giảng viên đặc biệt là giảng viên có trình độ sau đại học là nhân tố quyết định đến chất lượng và sự phát triển của một trường đại học, Nhà trường có những đề nghị sau : 1. Tăng chỉ tiêu biên chế để kịp thời bổ sung đội ngũ giảng viên cơ hữu. Trên cơ sở đó nhà trường sẽ tuyển giảng viên mới từ những người tốt nghiệp đại học chính quy loại khá, giỏi, đặc biệt là những người đã có bằng thạc sỹ, tiến sỹ. Số lượng giảng viên tuyển mới sẽ căn cứ vào quy mô đào tạo hàng năm và cố gắng đạt được tỷ lệ 10 - 15 HS-SV/giảng viên. Như vậy, từ nay đến năm 2010, khi quy mô đào tạo đạt 4416 HS-SV thì mỗi năm Nhà trường cần tuyển dụng bổ sung khoảng trên 20 giảng viên có chuyên môn phù hợp với các ngành nghề đang đào tạo. 2. Tạo điều kiện thuận lợi cho đề án thành lập Viện – Trường để việc đào tạo nguồn nhân lực y tế cho thành phố đạt hiệu quả hơn 3. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong việc kết hợp với Sở Nội vụ xây dựng "đề án sử dụng cán bộ giảng chất lượng cao" để tăng cường đội ngũ cán bộ có học hàm, học vị của Thành Phố cho Trường ngòai nguồn cán bộ cơ hữu được đào tạo, bồi dưỡng trong tương lai. 4. Tăng cường nguồn kinh phí trong việc xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng được với số lượng đ?u vào Sinh viên ngày một tăng Đối với trường: 1. Ban Giám hiệu cần quan tâm sâu sát hơn đến vấn đề quản lý thực tập, cần phân tích đúng thực trạng quản lý của trường để có thể áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Trường. 2. Cần bổ sung nguồn nhân lực từ bên ngoài thông qua tuyển dụng mới và thu hút bằng cơ chế chính sách của địa phương và của nhà trường, nhất là đối với những người có học hàm, học vị cao, những người có chuyên môn giỏi. 3. Xây dựng và thực hiện chuẩn đội ngũ cán bộ Giảng. Cần sắp xếp lại đội ngũ cán bộ giảng sao cho phù hợp với năng lực, phẩm chất và mạnh dạn thay thế khi không đáp ứng yêu cầu. 4. Cần tập trung thực hiện ngay việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý điều hành của nhà trường. Đây là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục. Phương thức thực hiện bồi dưỡng chủ yếu là học tập nâng cao trình độ để có bằng cấp cao hơn. Đồng thời nêu cao tinh thần tự học, kết hợp bồi dưỡng theo định kỳ, cập nhật những thông tin tri thức mới về quản lý cho đội ngũ cán bộ viên chức. 5. Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nội dung chương trình đào tạo, vì vậy nhà trường phải đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ quan trọng này. Do vậy cần tập trung đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm xây dựng nội dung chương trình thực tập cụ thể các ngành học, các đối tượng ở bậc đại học mà nhà trường sẽ tổ chức đào tạo. Một số ngành đào tạo của trường đã có ở các trường đại học khác đang đào tạo như Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, trường Đại học Y Huế … có thể tham khảo được nhiều nội dung, kinh nghiệm của các trường đó. 6. Nhà trường cần chủ động tham gia với các trường đại học cùng nhóm ngành để liên kết đào tạo và phát triển chương trình, tài liệu giảng dạy đồng thời hoàn thành chương trình chuyên ngành, nội dung môn học, ngành học trên cơ sở các chương trình khung của bộ GD-ĐT ban hành. 7. Tổ chức biên soạn giáo trình: Hệ thống giáo trình được biên soạn phải đảm bảo tính khoa học, tính chính xác, tính phù hợp, tính kế thừa đồng thời cập nhật những thông tin kỹ thuật công nghệ mới. Trước mắt cần xây dựng một kế hoạch chiến lược đầu tư cho việc biên soạn chương trình, giáo trình các môn học. 8. Cần phải xây dựng website của nhà trường để cung cấp tài liệu, cung cấp lịch học tập, cung cấp giáo trình…đồng thời là diễn đàn để thu thập những ý kiến đóng góp, nguyện vọng của GV, SV cũng như CB. CNV trong nhà trường về các hoạt động học tập, giảng dạy cũng như các hoạt động khác. Đối với bộ môn : 1. Các Bộ môn dựa vào nội dung chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo tổng thể của nhà trường để hoàn thiện kế hoạch, biểu đồ giảng dạy cho từng học kỳ và cho cả khoá học. Dựa vào chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ môn xây dựng các chương trình môn học được giao, đồng thời phân công cụ thể các giảng viên thực hiện. 2. Các bộ môn chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch đào tạo đối với từng môn học, phân công theo dõi các giảng viên thực hiện các môn học cụ thể. Thông qua sinh hoạt chuyên môn, biên soạn đề cương bài giảng và giáo trình, nghiên cứu khoa học để trao đổi học thuật nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cũng như tổ chức thực hiện đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy. 3. Xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá chất lượng thực tập đảm bảo công bằng, khách quan, chính xác, thoả đáng đối với người học. 4. Tăng cường tin học hóa quản lý đào tạo, ứng dụng thường xuyên công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực quản lý, thông tin và báo cáo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo Lễ khai giảng của Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch năm học 2008 – 2009. 2. Bộ giáo dục và đào tạo (1998), Chiến lược phát triển giáo dục – Đào tạo đến năm 2020, NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Tập bài giảng Giáo dục học đại học – Hà Nội. 4. Bộ giáo dục và đào tạo (2002), Ngành Giáo dục – đào tạo thực hiện Nghị quyết TW2 (khoá VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần IX, NXB Giáo dục. 5. Bộ giáo dục và đào tạo (1999), Đề án qui hoạch mạng lưới các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam giai đoạn đến năm 2010, Hà Nội. 6. Bộ giáo dục và đào tạo, Chỉ thị số 15/1999/CT – BGD&ĐT ngày 20/4/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc đẩy mạnh hoạt động đổi mới Phương pháp giảng dạy và học tập. 7. Bộ giáo dục và đào tạo, Chỉ thị số 53/2007/CT – BGD&ĐT ngày 7/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2007 – 2008. 8. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, ban hành kèm Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ. 9. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Đề án xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010, ban hành kèm Quyết định số 2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ. 10. Nguyễn Thanh Hà (2007), “Chất lượng và các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học các môn thực hành chuyên môn nghề”, Tạp chí giáo dục số 169. 11. Dạy học tích cực trong đào tạo y học, NXB y học Hà nội 12. Dương Quang Trung (2002), Đề tài nghiên cứu khoa học “Lượng giá quá trình dạy học hệ đại học của Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế Tp. HCM từ 1989 đến 1999”. 13. Dương Thiệu Tống (2002), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý, NXB Đại học quốc gia TP. HCM. 14. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2004), Về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, ban hành kèm theo Chỉ thị số 40/CT – TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư. 15. Đặng Quốc Bảo (1999), Quản lý trường học – thực tiễn và công việc. Chuyên đề đào tạo Thạc sĩ QLGD, trường Đại học quốc gia – Hà Nội. 16. Đặng Quốc Bảo (1995), Một số tiếp cận mới về khoa học quản lý và việc vận dụng vào quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý GD&ĐT TW, Hà Nội. 17. Phạm Thị Ngọc (1998), Đổi mới cách dạy và học trong ngành y tế. 18. Hoàng Hoài Liên (1995),Góp phần nghiên cứu tính sát hợp của chương trình đào tạo bác sĩ y khoa tại Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ y tế TP. HCM. 19. Guibert (1997), Sổ tay giáo dục dành cho cán bộ y tế (bản dịch). Xuất bản lần thứ sáu, Nhà xuất bản y học. 20. Trịnh Đức Tâm (dịch), Hội nghị thượng đỉnh về giáo dục y học 1993. Edinburgh 8/8 – 12/8/1993. 21. Nguyễn Thanh Vân Tuyên (1998), Khảo sát đặc điểm học thực tập của sinh viên Y1- Y2 tại Trung tâm đao tạo bồi dưỡng cán bộ y tế TP. HCM. 22. Nguyễn Trung (1998), Khảo sát đặc điểm học thực tập của sinh viên Y3- Y4 tại Trung tâm đao tạo bồi dưỡng cán bộ y tế TP. HCM. 23. Phan Bích Thảo (1998), Khảo sát đặc điểm học thực tập của sinh viên Y5- Y6 tại Trung tâm đao tạo bồi dưỡng cán bộ y tế TP. HCM. 24. Ngô Gia Hy (1997), “Đào tạo trong Y khoa”, Tạp chí y học TP.HCM. 25. Nguyễn Quang Quyền (1989), Xây dựng chương trình đào tạo y khoa, NXB y học TP.HCM. 26. Nguyễn Quang Quyền (1996), Một số vấn đề cơ bản trong sư phạm y học. 27. Nguyễn Xuân Khang (2006), Một số biện pháp quản lý thực tập lâm sàng. 28. Nguyễn Văn Lê (1985), Khoa học quản lý nhà trường, Nxb Tp HCM. 29. Nguyễn Gia Quý (1996), Bản chất của hoạt động quản lý. 30. Lưu Xuân Mới (2000), Lý Luận dạy đại học, Nxb Giáo dục 31. Luật Giáo dục (1998), NXB Chính trị quốc gia – Hà Nội. 32. Bùi Ngọc Oánh (1997), Tâm lý học trong xã hội và quản lý, NXB thống kê, Hà Nội. 33. Phạm Văn Lập (1998), Phát triển chương trình đào tạo- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Hà Nội. 34. Phạm Thành Nghị (2001), Quản lý chất lượng giáo dục đại học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 35. Phạm Phụ (2005), Về khuôn mặt mới của Giáo dục đại học Việt Nam, NXB ĐHQG TP. HCM. 36. Phạm Đăng Diệu (2005), Dự án thành lập trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch trên cơ sở Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TP.HCM. 37. Phạm Viết Vượng (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. 38. Phan Thục Anh – Thành Xuân Nghiêm (dịch), Sổ tay dành cho giáo viên y học, Văn phòng Bộ y tế Hà Nội (1987). 39. Qui chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính qui của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo (26/6/2006). 40. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học. 41. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục. 42. Trần Tuấn Lộ (2002), Bài giảng môn Quản lý nhà trường. 43. Trang Vĩnh Thuận (1994), Mục tiêu và chương trình đào tạo Bác sĩ tổng quát hướng về cộng đồng. 44. Tham luận tại Hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp dạy học” do trường Đại học Sư phạm TP. HCM tổ chức năm 1999. 45. Vụ khoa học đào tạo và đào tạo cán bộ y tế (1990). Một số vấn đề trong sư phạm y học 46. Võ Xuân Đàn (2006), Giáo dục đại học một góc nhìn, NXB ĐHQG TP.HCM. 47. Vũ Trọng Lâm (2004), Kinh tế trí thức ở Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật Hà Nội. 48. Vũ Hào Quang (2001), Xã hội học quản lý, Nxb Đại học QG Hà Nội. 49. Vũ Đình Cự (1990), Giáo dục hướng tới thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 50. Walter Liewald (1991), Lý luận dạy thực hành nghề, Nhà xuất bản công nhân kỹ thuật Hà Nội. PHỤ LỤC 1 CÂU HỎI DÀNH CHO GIẢNG VIÊN: Để có cơ sở đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp hữu hiệu cho việc quản lý thực tập nhằm mục đích nâng cao hiệu quả thực tập của sinh viên. QuyÙ Thầy ( Cô) vui lòng trả lời bằng cách đánh dấu chéo ( X) vào các ô ( hoặc điền vào chỗ trống (………) cho phù hợp: Quý Thầy (cô) là giảng viên thuộc bộ môn:  Y học cơ sở  Y học lâm sàng THỰC TẬP CƠ SỞ: 1/ Theo Thầy (Cô) việc thực tập cơ sở ( TTCS) của SV là:  Rất quan trọng  Quan trọng  Tương đối quan trọng 2/ Theo Thầy (Cô) việïc xác định mục tiêu thực tập trước khi SV thực tập là:  Rất cần thiết  Cần thiết  Không cần thiết 3/ Theo Thầy (Cô) việïc phổ biến trước chương trình thực tập là:  Rất cần thiết  Cần thiết  Không cần thiết 4/ Theo Thầy (Cô) việïc Sinh viên có trước tập bài giảng thực tập là:  Rất cần thiết  Cần thiết  Không cần thiết 5/ Tỷ lệ phân bố thời gian giữa học lý thuyết và thực tập các môn cơ sở như hiện nay là:  Rất Phù hợp  Phù hợp  Chưa phù hợp 6/ Thời lượng thực tập cho các môn cơ sở mà bộ môn phải thực hiện mỗi năm như hiện nay là:  Vừa phải  Thừa  Thiếu 7/ Thầy (Cô) có phổ biến đầy đủ mục tiêu thực tập trước mỗi bài thực tập không?  Có  Không 8/ Thầy (Cô) có phổ biến đầy đủ chương trình thực tập cho SV không?  Có  Không 9/ Thầy (Cô) có phổ biến đầy đủ tập bài giảng thực tập cho SV không?  Có  Không 10/ Theo Thầy (Cô) số lượng giảng viên hướng dẫn TTCS hiện nay có đầy đủ không?  Có  Không 11/ Số lượng sinh viên thực tập trong mỗi buổi thực tập như hiện nay là:  Vừa phải  Đông  Quá đông 12/ Phương pháp đánh giá cuối đợt thực tập của bộ môn hiên nay là:  Rất phù hợp  Phù hợp  Không phù hợp 13/ Thầy (Cô) đánh giá thế nào về điều kiện cơ sở vật chất tại các bộ môn Cơ sở hiện nay  Rất tốt  Tốt  Chưa tốt 14/ Thầy (Cô) đánh giá như thế nào về công tác tổ chức thực tập của nhà trường hiện nay?  Tốt  Trung bình  Chưa tốt cần rút kinh nghiệm 15/ Thầy (Cô) có đề nghị gì để việc thực tập các môn cơ sở được tốt hơn? …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… ………… THỰC TẬP LÂM SÀNG: 16/ Theo Thầy (Cô) việc thực tập lâm sàng ( TTLS) của SV là:  Rất quan trọng  Quan trọng  Tương đối quan trọng 17/ Theo Thầy (Cô) việïc xác định mục tiêu thực tập trước khi SV thực tập tại các bệnh viện là:  Rất cần thiết  Cần thiết  Không cần thiết 18/ Theo Thầy (Cô) việïc phổ biến trước chương trình TTLS là:  Rất cần thiết  Cần thiết  Không cần thiết 19/ Theo Thầy (Cô) việïc Sinh viên có trước tập bài giảng TTLS là:  Rất cần thiết  Cần thiết  Không cần thiết 20/ Tỷ lệ phân bố thời gian giữa học lý thuyết và TTLS như hiện nay là:  Rất Phù hợp  Phù hợp  Chưa phù hợp 21/ Thời lượng thực tập cho các môn lâm sàng mà bộ môn phải thực hiện mỗi năm như hiện nay là:  Vừa phải  Thừa  Thiếu 22/ Thầy (Cô) có phổ biến đầy đủ mục tiêu thực tập & chỉ tiêu thực tập trước mỗi đợt TTLS không?  Có  Không 23/ Thầy (Cô) có phổ biến đầy đủ chương trình TTLS cho SV không?  Có  Không 24/ Thầy (Cô) có phổ biến đầy đủ tập bài giảng TTLS cho SV không?  Có  Không 25/ Theo Thầy (Cô) số lượng giảng viên hướng dẫn TTLS như hiện nay là:  Thừa  Vừa đủ  Còn thiếu 26/ Số lượng sinh viên thực tập trong mỗi khoa như hiện nay là:  Vừa phải  Đông  Quá đông 27/ Phương pháp đánh giá cuối đợt TTLS của bộ môn hiên nay là:  Rất phù hợp  Phù hợp  Không phù hợp 28/ Thầy (Cô) đánh giá thế nào về điều kiện cơ sở vật chất tại các cơ sở thực tập hiện nay  Rất tốt  Tốt  Chưa tốt 29/ Thầy (Cô) đánh giá như thế nào về mối quan hệ giữa nhà trường và các cơ sở thực tập hiện nay  Tốt  Tương đối tốt  Chưa tốt 30/ Thầy (Cô) đánh giá như thế nào về công tác tổ chức thực tập của nhà trường hiện nay?  Tốt  Trung bình  Chưa tốt cần rút kinh nghiệm 31/ Thầy ( cô) đánh giá thế nào về mức độ cần thiết phải tăng cường các biện pháp quản lý thực tập trong tình hình thực tế hiện nay  Rất cần thiết  Cần thiết  Không cần thiết 32/ Thầy (Cô) có đề nghị gì để việc thực tập lâm sàng được tốt hơn? …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… ………… XIN CÁM ƠN NHỮNG Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA THẦY (CÔ) PHỤ LỤC 2 BẢNG CÂU HỎI DÀNH CHO SINH VIÊN Để có cơ sở đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp hữu hiệu cho việc quản lý thực tập nhằm mục đích nâng cao hiệu quả thực tập của sinh viên Đề nghị sinh viên trả lời bằng cách đánh dấu chéo (X) vào các ô ( hoặc điền vào chỗ trống (………………) cho phù hợp: Bạn là sinh viên năm thứ .............................................................................................. THỰC TẬP CƠ SỞ: 1/ Theo bạn việc thực tập tại cơ sở ( TTCS) là:  Rất quan trọng  Quan trọng  Tương đối quan trọng 2/ Theo bạn việïc phổ biến mục tiêu thực tập là:  Rất cần thiết  Cần thiết  Không cần thiết 3/ Theo bạn việïc phổ biến chương trình thực tập là:  Rất cần thiết  Cần thiết  Không cần thiết 4/ Theo bạn việc phổ biến tập bài giảng thực tập là:  Rất cần thiết  Cần thiết  Không cần thiết 5/ Tỷ lệ phân bố thời gian giữa học lý thuyết và thực tập các môn cơ sở như hiện nay là:  Rất Phù hợp  Phù hợp  Chưa phù hợp 6/ Thời lượng thực tập cho các môn Cơ sở như hiện nay là:  Vừa phải  Thừa  Thiếu 7/ Lịch thi các môn lý thuyết có ảnh hưởng đến thực tập không?  Có  Không 8/ Bạn có thực tập đầy đủ thời gian theo qui định không?  Có  Không 9/ Bạn có được các bộ môn phổ biến đầy đủ mục tiêu thực tập trước mỗi bài thực tập không?  Có  Không 10/ Bạn có được các bộ môn phổ biến đầy đủ chương trình thực tập không?  Có  Không 11/ Bạn có được các bộ môn phổ biến đầy đủ tập bài giảng thực tập không?  Có  Không 12/ Bạn có sổ ghi chép thực tập không?  Có  Không 13/ Bạn có được giảng viên hướng dẫn thực tập đầy đủ mỗi buổi không?  Có  Không 14/ Bạn có thường xuyên tham khảo tài liệu tại thư viện điện tử?  Có  Không 15/ Bạn có thường xuyên tham khảo tài liệu tại thư viện sách? o Có o Không 16/ Số lượng sinh viên thực tập trong mỗi buổi như hiện nay là:  Vừa phải  Đông  Quá đông 17/ Phương pháp hướng dẫn thực tập của giảng viên hiện nay là:  Rất phù hợp  Phù hợp  Không phù hợp 18/ Phương pháp đánh giá cuối đợt thực tập của bộ môn hiên nay là:  Rất phù hợp  Phù hợp  Không phù hợp 19/ Bạn đánh giá thế nào về điều kiện cơ sở vật chất tại các bộ môn TTCS  Rất tốt  Tốt  Chưa tốt 20/ Giảng viên có hướng dẫn tận tình cho bạn khi thực tập không?  Có  Không 21/ Bạn đánh giá như thế nào về công tác tổ chức thực tập của nhà trường hiện nay?  Tốt  Trung bình  Chưa tốt cần rút kinh nghiệm 22/ Bạn có đề nghị gì để việc thực tập các môn cơ sở được tốt hơn? …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ……………………… THỰC TẬP LÂM SÀNG: 23/ Theo bạn việc thực tập lâm sàng ( TTLS) là:  Rất quan trọng  Quan trọng  Tương đối quan trọng 24/ Theo bạn việc phổ biến mục tiêu TTLS là:  Rất cần thiết  Cần thiết  Không cần thiết 25/ Theo bạn việc phổ biến chương trình TTLS là:  Rất cần thiết  Cần thiết  Không cần thiết 26/ Theo bạn việc phổ biến tập bài giảng TTLS là:  Rất cần thiết  Cần thiết  Không cần thiết 27/ Tỷ lệ phân bố thời gian giữa học lý thuyết và thực tập các môn lâm sàng như hiện nay là:  Rất Phù hợp  Phù hợp  Chưa phù hợp 28/ Thời lượng thực tập cho các môn lâm sàng như hiện nay là:  Vừa phải  Thừa  Thiếu 29/ Lịch thi các môn lý thuyết có ảnh hưởng đến TTLS không?  Có  Không 30/ Bạn có thực tập lâm sàng đầy đủ thời gian theo qui định không?  Có  Không 31/ Bạn có sử dụng thời gian TTLS để học lý thuyết hoặc vào mục đích khác?  Có  Không 32/ Bạn có được các bộ môn phổ biến đầy đủ mục tiêu thực tập & chỉ tiêu TT trước mỗi đợt thực tập không?  Có  Không 33/ Bạn có được các bộ môn phổ biến đầy đủ chương trình thực tập không?  Có  Không 34/ Bạn có được các bộ môn phổ biến đầy đủ tập bài giảng thực tập không?  Có  Không 35/ Bạn có sổ nhật ký lâm sàng không?  Có  Không 36/ Bạn có được giảng viên hướng dẫn thực tập đầy đủ mỗi buổi không?  Có  Không 37/ Bạn có thường xuyên tham khảo tài liệu tại thư viện điện tử?  Có  Không 38/ Bạn có thường xuyên tham khảo tài liệu tại thư viện sách?  Có  Không 39/ Số lượng sinh viên thực tập trong mỗi khoa như hiện nay là:  Vừa phải  Đông  Quá đông 40/ Phương pháp hướng dẫn lâm sàng của giảng viên hiện nay là:  Rất phù hợp  Phù hợp  Không phù hợp 41/ Phương pháp đánh giá cuối đợt thực tập của bộ môn hiên nay là:  Rất phù hợp  Phù hợp  Không phù hợp 42/ Bạn đánh giá thế nào về điều kiện cơ sở vật chất tại các cơ sở TTLS  Rất tốt  Tốt  Chưa tốt 43/ Giảng viên có hướng dẫn tận tình cho bạn khi thực tập trong bệnh viện không?  Có  Không 44/ Theo bạn số lượng Giảng viên hướng dẫn TTLS tại các bệnh viện hiên nay là:  Thừa  Vừa đủ  Còn thiếu 45/ Bệnh viện có tạo điều kiện thuận lợi cho Sinh viên thực tập không?  Có  Không 46/ Bạn đánh giá như thế nào về công tác tổ chức thực tập lâm sàng của nhà trường hiện nay?  Tốt  Trung bình  Chưa tốt cần rút kinh nghiệm 47/ Bạn có đề nghị gì để việc thực tập lâm sàng tại các bệnh viện được tốt hơn? ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... XIN CÁM ƠN NHỮNG Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA BẠN TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ - GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH STT Chức danh Biên chế Hợp đổng thời vụ Hợp Đồng khoán Hợp đồng kiêm nhiệm Tổng công 1 Giáo sư 0 0 1 9 10 2 P.Giáo sư 4 0 2 6 12 3 Tiến sĩ 13 1 3 5 22 4 Thạc sĩ - BS 77 1 0 3 81 5 Thạc sĩ khác 7 1 0 3 11 6 Chuyên khoa 1 17 1 0 6 24 7 Chuyên khoa 2 5 0 0 16 21 8 Bác sĩ 37 10 0 47 9 Dược sĩ CK 1 1 0 0 1 10 Dược sĩ 0 3 0 3 11 CN Điều dưỡng 10 5 3 18 12 TC Điều dưỡng 22 0 2 24 13 CN KTV 4 1 0 5 14 TC KTV 9 1 0 10 15 TC NHS 4 0 0 4 16 TC Dược 1 0 0 1 17 Y sĩ 6 1 1 8 18 Đại học khác 23 6 2 1 32 19 Cao đẳng khác 2 1 0 3 20 Trung học khác 10 3 1 14 21 Nhân viên khác 14 24 0 38 TỔNG CÔNG 266 59 15 49 389 DANH SÁCH CÁC BỘ MÔN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH - Khối Y học cộng đồng, có 6 bộ môn: + Bộ môn Qủan lý kinh tế Y tế, + Bộ môn Dịch tễ học cơ bản, + Bộ môn Dịch tễ học lâm sàng, + Bộ môn Khoa học hành vi - Giáo dục sức khỏe, + Bộ môn Y học lao động và môi trường, + Bộ môn Sức khoẻ tâm thần - Tâm lý y học. - Khối khoa học cơ bản và y học cơ sở : 11 bộ môn + Bộ môn Tin học và thống kê y học, + Bộ môn Vật lý y sinh (Vật lý + Lý sinh + Lý y), + Bộ môn Hoá và Sinh hoá, + Bộ môn Sinh học di truyền và Mô - Phôi + Bộ môn Giải phẫu, + Bộ môn Sinh lý - Sinh lý bệnh và Miễn dịch + Bộ môn Dược lý, + Bộ môn Giải phẫu bệnh, + Bộ môn Vi sinh, + Bộ môn Ký sinh, + Đơn vị Skillslab. - Khối Y học lâm sàng : 23 bộ môn + Bộ môn Nội tổng quát, + Bộ môn Ngoại tổng quát, + Bộ môn Ngoại niệu, + Bộ môn Ngoại thần kinh, + Bộ môn Sức khỏe trẻ em, + Bộ môn Phẫu nhi, + Bộ môn Nhiễm, + Bộ môn Sức khỏe phụ nữ, + Bộ môn Nội thần kinh, + Bộ môn Y học cổ truyền, + Bộ môn Da liễu, + Bộ môn Lao và bệnh phổi, + Bộ môn Huyết học, + Bộ môn Gây mê hồi sức, + Bộ môn Chấn thương chỉnh hình - phục hồi chức năng, + Bộ môn Mắt, + Bộ môn Tai-Mũi-Họng, + Bộ môn Ung bướu, + Bộ môn Phẫu thuật thực hành, + Bộ môn Sức khỏe răng miệng, + Bộ môn Chăm sóc người bệnh, + Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, + Bộ môn y học thể dục thể thao, - Các môn học chung:3 bộ môn + Bộ môn Lý luận chính trị Mác - Lênin, + Bộ môn Ngoại ngữ, + Bộ Môn Giáo dục thể chất - Quốc phòng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfla7477_2672.pdf
Luận văn liên quan