Thực trạng tại công ty tnhh đông đô auto

Lời Nói Đầu  ùng với sự phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế,đất nước ta đang đổi mới và bước vào thời kì công nghiệp hóa,hiện đại hóa,vừa xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật,vừa phát triển nền kinh tế đấy nước.Hiện nay nước ta đang xây dựng các khu công nghiệp,các công ty cơ khí và phát triển giao thông vận tải.Do đó nghành cơ khí công nghệ ô tô đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Qua thời gian thực tập tại Công Ty TNHH ĐÔNG ĐÔ AUTO em đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường em chưa được biết. Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, trước hết em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa cơ khí trường Cao đẳng Giao Thông đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ bản, đồng thời tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến ban lãnh đạo, các cán bộ công nhân viên Công Ty TNHH ĐÔNG ĐÔ AUTO đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập. Trong quá trình thực tập và làm báo cáo không tránh khỏi còn nhiều sai sót. Em mong các thầy chỉ bảo thêm giúp em hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

doc41 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2730 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng tại công ty tnhh đông đô auto, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Nói Đầu C ùng với sự phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế,đất nước ta đang đổi mới và bước vào thời kì công nghiệp hóa,hiện đại hóa,vừa xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật,vừa phát triển nền kinh tế đấy nước.Hiện nay nước ta đang xây dựng các khu công nghiệp,các công ty cơ khí và phát triển giao thông vận tải.Do đó nghành cơ khí công nghệ ô tô đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Qua thời gian thực tập tại Công Ty TNHH ĐÔNG ĐÔ AUTO em đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường em chưa được biết. Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, trước hết em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa cơ khí trường Cao đẳng Giao Thông đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ bản, đồng thời tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến ban lãnh đạo, các cán bộ công nhân viên Công Ty TNHH ĐÔNG ĐÔ AUTO đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập. Trong quá trình thực tập và làm báo cáo không tránh khỏi còn nhiều sai sót. Em mong các thầy chỉ bảo thêm giúp em hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hải Dương, ngày 15 tháng 01 năm 2011 Sinh viên I . GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP 1 . Sơ đồ mặt bằng công ty Công ty TNHH ĐÔNG ĐÔ AUTO - 446 Nguyễn Lương Bằng – P.Thanh Bình-TP.Hải Dương –Tỉnh Hải Dương được thành lập vào ngày 21/12/2001 theo Quyết định số 0402000088 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương cấp ,với vốn đầu tư 9 tỷ đồng . Với một mặt bằng khoảng 3 Ha với một vị trí hết sức thuận lợi: hai mặt giáp đường quốc lộ lớn: quốc lộ 5A và đại lộ Nguyễn LươngBằng. Công ty đã xây dựng và bố trí phòng ban, nơi làm việc một cách thuận lợi nhất cho khách hàng khi đến công ty. Công ty TNHH ĐÔNG ĐÔ AUTO tập hợp 1 đội ngũ nhân viên có kỷ luật cao, yêu nghề, năng động, có kinh nghiệm lâu năm trong việc bảo dưỡng, sửa chữa ôtô, cùng với trang thiết bị hiện đại hỗ trợ trong việc sửa chữa và chẩn đoán bệnh cho các loại xe và nhất là kinh nghiệm quản lý của Giám Đốc dịch vụ Trần Văn Tư. Công ty TNHH ĐÔNG ĐÔ AUTO là đại lý phân phối chính thức của nhà máy chế tạo và lắp ráp ô tô TRƯỜNG HẢI AUTO. Ngoài việc sửa chữa bảo dưỡng ôtô thì công ty còn mua bán ô tô và tư vấn về ôtô với uy tín và chất lượng cao được khách hàng tin tưởng. Đặc biệt trong đó công ty xe cứu hộ giao thông làm nhiệm vụ cứu hộ giao thông 24/24, giải quyết ách tắc giao thông. Công ty bao gồm các phòng ban: Phòng bảo vệ,phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm,phòng tư vấn sản phẩm, phòng vật tư, phòng kế toán, phòng khách, nhà kho, căng tin và các khu vực sửa chữa,các bãi thử xe. -Trụ sở chính: - Địa chỉ: Số 446 Nguyễn Lương Bằng - Phường Thanh Bình - TP Hải Dương - Điện Thoại: 03203.891170 - Fax: 03203.892256 - E-mail: info@dongdoauto.com.vninfo@dongdoauto.com.vn -Cơ sở 2: - Địa chỉ: Số 08 Đinh Điền - Phường Lam Sơn - TX. Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên - Điện Thoại: 0321.545128  - Fax: 0321.545129 2 . Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty Giám đốc Phó Giám đốc Phòng kỹ thuật Phòng kế toán Phòng dịch vụ Phòng vật tư Phòng Kinh doanh Công ty TNHH ĐÔNG ĐÔ AUTO đứng đầu là Giám đốc : Ông Nguyễn Văn Tư là người thành lập ra công ty quản lý toàn bộ các hoạt động của công ty . Phó giám đốc là: ông Phạm Trung Nghĩa có nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ mà giám đốc giao. Trưởng phòng dịch vụ là : Ông Trần Văn Tư Trưởng phòng kinh doanh là : Ông Vũ Đức Thành Trưởng phòng vật tư là : Ông Nguyễn Trọng Khôi Quản đốc xe thương mại là : Ông Nguyễn Văn Thọ Quản đốc xe du lịch là : Ông Nguyễn Lăng Thắng Hai ông quản đốc có nhiệm vụ đón xe đến sửa chữa chẩn đoán và có nhiệm vụ chính là quản lí công nhân, quan sát khả năng làm việc của từng người, điểm mạnh yếu của từng người đó có biện pháp đào tạo nâng cao tay nghề cho từng người và quan sát tiến bộ của từng người và thưởng phạt. -Tổ trưởng các tổ : +Tổ xe du lịch: - Tổ 1: Ông Vũ Duy Xuân - Tổ 2 : Lưu Đình Nghĩa +Tổ xe thương mại: - Tổ 3 : Ông Nguyễn Văn Kiên Tổ 4: Ông Nguyễn Văn Hùng Tổ 5: Ông Phạm Văn Sớm Tổ 6: Ông Nguyễn Văn Huy +Tổ gò: Ông Hoàng Lưu Phong +Tổ sơn: Ông Đồng Văn Mạnh -Thủ kho: Ông Nguyễn Văn Cường có nhiệm vụ tính toán chi tiêu, thu nhập hàng tháng và xuất kho, nhập kho hàng hoá, cung cấp phụ tùng thay thế cho khách hàng. -Kế toán trưởng :Cô Vũ Thị Tơ có nhiệm vụ quản lí sổ sách của công ty, giải quyết những vấn đề liên quan đến kinh tế của công ty và đại diện cho công ty trên lĩnh vực pháp lí -Kế toán phó: Chị Nguyễn Thị Thuỷ có nhiệm vụ giúp kế toán trưởng giải quyết công việc II . GIỚI THIỆU VỀ CÁC TRANG THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY. Là một công ty lớn của tỉnh Hải Dương ,công ty đã đầu tư các trang thiết bị hiện đại nhất đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng cao của hoạt động sản xuất. Đầu tiên phải nhắc dến là 5 cầu nâng hiện đại chuyên dùng để sửa chữa xe con và 5 cầu nâng khác để sửa chữa xe tải .Các cầu nâng này với tính năng an toàn cao ,giúp giảm ngắn thời gian sửa chữa và làm tăng hiệu quả công việc. Tiếp đến là máy nén khí có nhiệm vụ cung cấp khí nén cao áp cho cả công ty sử dụng cho những vòi khí nén phục vụ cho việc làm sạch, bắn súng,…Công ty còn có một loạt các súng bắn ốc với mọi kích cỡ khác nhau thuận lợi cho việc tháo vặn ốc giúp tăng công suất công việc ,tăng tính hiện đại hoá . Ảnh minh họa: Súng bắn ốc. Một máy tiện chuyên gia công và tự chế tạo những chi tiết gãy hỏng ,taro lại những chân ren bị cháy hỏng và nhiều việc khác nữa . Máy doa đứng chuyên dùng để doa Xilanh. Một máy hàn điện ,một máy ép ,một máy doa mài ,mọt máy chuẩn đoán, một máy làm lốp , một máy nạp ,2 bình ôxy và còn rất nhiều các dụng cụ khác phục vụ cho công việc sửa chữa của công ty như :các kích thuỷ lực, kích cơ ,vam ,đồ chuyên dùng để lắp piston ,ba lăng xích ,bộ đồ nghề không thể thiếu như bộ clê ,chòng ,bộ tuýp ,bộ bát úp bán trục . Máy cân bằng lốp Giúp cân bằng lốp, làm giảm độ rung đến phạm vi cho phép, tránh được những hư hỏng cho hệ thống giảm sóc của xe, tránh được hiện tượng lốp xe mòn không đúng quy cách, tránh mệt mỏi cho người lái. Thiết bị kiểm tra và làm sạch kim phun. Chuyên dùng để kiểm tra vòi phun, áp suất đạt được của vòi phun trong hệ thống nhiên liệu, xúc rửa hệ thống vòi phun (kim phun) khi bị tắc hay hoạt động lâu ngày. Những kiến thức chung về bảo dưỡng: Khái niệm chung: Bảo dưỡng là hàng loạt các công việc nhất định, bắt buộc phải thực hiện với các loại xe sau một thời gian làm việc, hay quãng đường qui định. Mục đích: Chủ yếu là kiểm tra, phát hiện những hư hỏng đột xuất, ngăn ngừa chúng để đảm bảo cho cụm máy, xe vận hành an toàn. Chăm sóc các hệ thống, các cơ cấu để đảm bảo chúng làm việc an toàn và không bị hư hỏng. Giữ gìn hình thức bên ngoài. *CÁC CẤP BẢO DƯỠNG : Bảo dưỡng ôtô, là công việc dự phòng được tiến hành bắt buộc sau một chu kỳ vận hành nhất định trong khai thác ôtô theo nội dung công việc đã quy định nhằm duy trì trạng thái kỹ thuật của ôtô. Bảo dưỡng ôtô còn là biện pháp giúp chủ phương tiện hoặc người lái xe ôtô thực hiện trách nhiệm duy trì tình trạng kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định như quy định tại Khoản 5, Điều 50 Luật Giao thông đường bộ. Tuỳ theo cấp bảo dưỡng mà mức độ có khác nhau. Bảo dưỡng chia làm 2 cấp.(theo quyết định số 992/2003/QĐ-BGTVT ngày 09/04/2003). - Bảo dưỡng hàng ngày. - Bảo dưỡng định kỳ. Trong đó: Bảo dưỡng hàng ngày: Bảo dưỡng hàng ngày do lái xe, phụ xe hoặc công nhân trong trạm bảo dưỡng chịu trách nhiệm và được thực hiện trước hoặc sau khi xe đi hoạt động hàng ngày, cũng như trong thời gian vận hành. Nếu kiểm tra thấy tình trạng xe bình thường thì mới chạy xe. Nếu phát hiện có sự không bình thường thì phải tìm và xác định rõ nguyên nhân. Ví dụ: Khó khởi động, máy nóng quá, tăng tốc kém, hệ thống truyền lực quá ồn hoặc có tiếng va đập, hệ thống phanh, hệ thống lái không trơn tru, hệ thống đèn, còi làm việc kém hoặc có trục trặc... Phương pháp tiến hành kiểm tra chủ yếu là dựa vào quan sát, nghe ngóng, phán đoán và dựa vào kinh nghiệm tích luỹ được. Yêu cầu thời gian kiểm tra phải ngắn. Kiểm tra, chẩn đoán : 1. Việc kiểm tra, chẩn đoán ôtô được tiến hành ở trạng thái tĩnh (không nổ máy) hoặc trạng thái động (nổ máy, có thể lăn bánh). 2. Quan sát toàn bộ bên ngoài và bên trong ôtô, phát hiện các khiếm khuyết của buồng lái, thùng xe, kính chắn gió, gương chiếu hậu, biển số, cơ cấu nâng hạ kính, cửa lên xuống, nắp động cơ, khung, nhíp, lốp và áp suất hơi lốp, cơ cấu nâng hạ (nếu có) và trang bị kéo moóc... 3. Kiểm tra hệ thống điện: ắc qui, sự làm việc ổn định của các đồng hồ trong buồng lái, đèn tín hiệu, đèn pha, cốt, đèn phanh, còi, gạt nước, cơ cấu rửa kính, hệ thống quạt gió... 4. Kiểm tra hệ thống lái: Hành trình tự do của vành tay lái, trạng thái làm việc của bộ trợ lực tay lái, hình thang lái. 5. Kiểm tra hệ thống phanh: Hành trình tự do của bàn đạp phanh, trạng thái làm việc và độ kín của tổng phanh, các đường dẫn hơi, dầu, hiệu lực của hệ thống phanh... 6. Kiểm tra sự làm việc ổn định của động cơ, các cụm, tổng thành và các hệ thống khác (hệ thống cung cấp nhiên liệu, bôi trơn, làm mát, truyền lực chính, cơ cấu nâng hạ...). Bôi trơn, làm sạch : 7. Kiểm tra mức dầu bôi trơn của động cơ, truyền lực chính, hộp tay lái. Nếu thiếu phải bổ sung. 8. Kiểm tra mức nước làm mát, dung dịch ắc qui... 9. Kiểm tra bình chứa khí nén, thùng chứa nhiên liệu, bầu lọc nhiên liệu, bầu lọc dầu. 10. Đối với động cơ Diesel cần kiểm tra mức dầu trong bơm cao áp, bộ điều tốc. 11. Làm sạch toàn bộ ôtô, buồng lái, đệm và ghế ngồi, thùng xe. Lau sạch kính chắn gió, gương chiếu hậu, đèn, pha, cốt, đèn phanh, biển số. Nội dung bảo dưỡng hàng ngày đối với rơ moóc và nửa rơ moóc: 1. Làm sạch, kiểm tra dụng cụ và trang thiết bị chuyên dùng của rơ moóc, nửa rơ moóc. 2. Kiểm tra thùng, khung, nhíp, xích, chốt an toàn, áp suất hơi lốp, ốc bắt dữ bánh xe, càng, chốt ngang, mâm xoay của rơ moóc, nửa rơ moóc. 3. Sau khi nối rơ moóc, nửa rơ moóc với ôtô phải kiểm tra khớp, móc kéo và xích an toàn. Kiểm tra tác dụng và phanh của rơ moóc, nửa rơ moóc. 4. Đối với rơ moóc 1 trục kiểm tra càng nối chân chống, giá đỡ. 5. Đối với nửa rơ moóc kiểm tra chân chống, cơ cấu nâng và mâm xoay. 6. Kiểm tra các vị trí bôi trơn. Chẩn đoán tình trạng chung của rơ moóc, nửa rơ moóc. Bảo dưỡng định kỳ: Bảo dưỡng định kỳ do công nhân trong trạm bảo dưỡng chịu trách nhiệm và được thực hiện sau một chu kỳ hoạt động của ôtô được xác định bằng quãng đường xe chạy hoặc thời gian khai khác. Công việc kiểm tra thông thường dùng thiết bị chuyên dùng. Phải kết hợp với việc sửa chữa nhỏ và thay thế một số chi tiết phụ như séc măng, rà lại xupáp, điều chỉnh khe hở nhiệt, thay bạc lót, má phanh, má ly hợp... Tuy nhiên, công việc chính vẫn là kiểm tra, phát hiện ngăn chặn hư hỏng. *Chu kỳ bảo dưỡng: 1. Chu kỳ bảo dưỡng định kỳ được tính theo quãng đường hoặc thời gian khai thác của ôtô, tùy theo định ngạch nào đến trước. 2. Bảo dưỡng định kỳ được thực hiện như sau: a. Đối với những ôtô có hướng dẫn khai thác sử dụng của hãng sản xuất thì chu kỳ bảo dưỡng định kỳ phải tính theo quy định của nhà chế tạo. b. Đối với những ôtô không có hướng dẫn khai thác sử dụng thì chu kỳ bảo dưỡng định kỳ phải tính theo quãng đường ôtô chạy hoặc theo thời gian khai thác của ôtô được quy định trong bảng. Loại ôtô Trạng thái kỹ thuật Chu kỳ bảo dưỡng Quãng đường (Km) Thời Gian (tháng) Ôtô con Chạy rà 1.500 - Sau chạy rà 10.000 6 Sau sửa chữa lớn 5000 3 Ôtô khách Chạy rà 1.000 - Sau chạy rà 8.000 6 Sau sửa chữa lớn 4.000 3 Ôtô tải, rơ moóc, nửa rơ moóc Chạy rà 1000 - Sau chạy rà 8000 6 Sau sửa chữa lớn 4000 3 3. Đối với ôtô hoạt động ở điều kiện khó khăn (miền núi, miền biển, công trường, hải đảo...) cần sử dụng hệ số 0,8 cho chu kỳ quy định tại khoản 2 Điều này. 4. Đối với ôtô chuyên dùng và ôtô tải chuyên dùng (ôtô cần cẩu, ôtô chở xăng dầu, ôtô đông lạnh, ôtô chữa cháy, ôtô thang, ôtô cứu hộ...), căn cứ vào đặc tính sử dụng và hướng dẫn của nhà chế tạo để xác định chu kỳ và nội dung công việc bảo dưỡng định kỳ cho những hệ thống, thiết bị chuyên dùng ngoài những bộ phận của thông thường của ô tô nói chung. 5. Đối với ôtô mới hoặc ôtô sau sửa chữa lớn phải thực hiện bảo dưỡng trong thời kỳ chạy rà nhằm nâng cao chất lượng các bề mặt ma sát của cặp chi tiết tiếp xúc, giảm khả năng hao mòn và hư hỏng của các chi tiết, để nâng cao tuổi thọ tổng thành, hệ thống của ôtô. a. Đối với ôtô mới, phải thực hiện đúng hướng dẫn kỹ thuật và quy trình bảo dưỡng của nhà sản xuất. b. Đối với ôtô sau sửa chữa lớn, thời kỳ chạy rà được quy định là 1500km đầu tiên, trong đó phải tiến hành bảo dưỡng ở giai đoạn 500km và 1500km. 6. Khi ôtô đến chu kỳ quy định bảo dưỡng định kỳ, phải tiến hành bảo dưỡng. Phạm vi sai lệch không được vượt quá 5% so với chu kỳ đã ấn định. *Bảo dưỡng theo mùa Tiến hành hai lần trong năm, làm những công việc liên quan chuyển điều kiện làm việc mùa này sang mùa khác. Thường bố trí sao cho bảo dưỡng mùa trùng bảo dưỡng định kỳ: - Xúc rửa hệ thống làm mát. - Thay dầu nhờn, mỡ. - Kiểm tra bộ hâm nóng nhiên liệu, bộ sấy khởi động. Các nội dung bảo dưỡng kĩ thuật định kỳ và sửa chữa. PhÇn ®éng c¬ CHẨN ĐOÁN ĐỘNG CƠ * Đối với động cơ nói chung: Kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kỹ thuật của động cơ và các hệ thống liên quan. Tháo bầu lọc dầu thô, xả cặn, rửa sạch. Tháo và kiểm tra rửa bầu lọc dầu li tâm. Thay dầu bôi trơn cho động cơ, máy nén khí theo chu kỳ, bơm mỡ vào ổ bi của bơm nước. Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn. Kiểm tra, súc rửa thùng chứa nhiên liệu. Rửa sạch bầu lọc thô, thay lõi lọc tinh. Kiểm tra, xiết chặt các bulông, gudông nắp máy, bơm hơi, chân máy, vỏ ly hợp, ống hút, ống xả và các mối ghép khác. Tháo, kiểm tra bầu lọc không khí. Rửa bầu lọc không khí của máy nén khí và bộ trợ lực chân không. Kiểm tra hệ thống thông gió cacte. Thay dầu bôi trơn cụm bơm cao áp và bộ điều tốc của động cơ Diesel. Làm sạch bề mặt két nước, quạt gió, cánh tản nhiệt, bề mặt ngoài của động cơ, vỏ ly hợp, hộp số, xúc rửa két nước. Kiểm tra tấm chắn quạt gió két nước làm mát, tình trạng của hệ thống làm mát, sự rò rỉ của két nước, các đầu nối trong hệ thống, van hằng nhiệt, cửa chắn song két nước. Kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệt supáp; Độ căng dây đai dẫn động quạt gió, bơm nước, bơm hơi. Kiểm tra độ rơ trục bơm nước, puli dẫn động... Kiểm tra áp suất xi lanh động cơ. Nếu cần phải kiểm tra độ kín khít của supáp, nhóm pittông và xi lanh. Kiểm tra độ rơ của bạc lót thanh truyền, trục khủyu nếu cần. Kiểm tra hệ thống cung cấp nhiên liệu; Kiểm tra các đường ống dẫn; thùng chứa nhiên liệu; xiết chặt các đầu nối, giá đỡ; kiểm tra sự rò rỉ của toàn hệ thống; kiểm tra sự liên kết và tình trạng hoạt động của các cơ cấu điều khiển hệ thống cung cấp nhiên liệu; kiểm tra áp suất làm việc của bơm cung cấp nhiên liệu... -Động cơ xăng: Kiểm tra bơm xăng, bộ chế hòa khí. Tháo, súc rửa và điều chỉnh nếu cần. Điều chỉnh chế độ chạy không tải của động cơ. Đối với động cơ xăng sử dụng hệ thống cấp nhiên liệu kiểu phun cần kiểm tra sự làm việc của toàn hệ thống. -Động cơ Diesel: Kiểm tra, xiết chặt giá đỡ bơm cao áp, vòi phun, bầu lọc nhiên liệu, các đường ống cấp dẫn nhiên liệu, giá đỡ bàn đạp ga. Kiểm tra vòi phun, bơm cao áp nếu cần thiết đưa lên thiết bị chuyên dùng để hiệu chỉnh. Kiểm tra sự hoạt động của cơ cấu điều khiển thanh răng bơm cao áp, bộ điều tốc, nếu cần hiệu chỉnh điểm bắt đầu cấp nhiên liệu của bơm cao áp. Cho động cơ nổ máy, kiểm tra khí thải của động cơ, hiệu chỉnh tốc độ chạy không tải theo tiêu chuẩn cho phép, chống ô nhiễm môi trường. *Các hư hỏng thường gặp của hệ thống làm mát : +Bục két nước +Rò rỉ đường nước làm mát +Hỏng van hằng nhiệt +Bơm nước làm việc kém +Dây đai dẫn động bơm nước bị trùng +Cặn nước bám nhiều trong đường ống gây cản trở đường nước đi làm mát Tác hại có thể gây ra cho động cơ: Do động cơ không được làm mát kịp thời sẽ làm giảm sức bền của các chi tiết trong động cơ nhất là các chi tiết làm việc trong điều kiện khắc nghiệt như: pisstong, xéc măng,xi lanh,các supap ...vv Gây bó kẹt dạn nứt các chi tiết đặc biệt là các chi tiết trong bồng cháy và trong xylanh, vì phải làm việc ở nhiệt độ cao. Làm cho qua trình cháy diễn ra không bình thường đặc biệt là xảy ra hiện tượng cháy kích nổ làm giảm công suất động cơ và, phá hoại các chi tiết Ngoài ra hư hỏng hệ thống làm mát còn làm tăng mài mòn các chi tiết gây hư hỏng chi tiết giảm công suất động cơ. *Chẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống làm mát: +Mở nắp két nước và cho động cơ làm việc yêu cầu khi động cơ nguội thì không có nước từ động cơ ra két nước làm mát. Nếu có nước thư động cơ ra thì chúng ta phải xem lại van hằng nhiệt có thể van bị tắc hoặc bị hỏng phải thay van hằng nhiệt.khi động cơ nóng dần lên đến khoảng 60 thì bắt đầu có nước vào động cơ và ra két và khi nhiệt độ đạt khoản 75 thì lượng nước ra két là lớn nhất. đồng thời lúc đó kiểm tra đồng hồ báo nước làm mát. +Ngoài ra ta phải kiểm tra điều chỉnh sức căng đây đai dẫn động bơm nước làm mát. Phương pháp kiểm tra: dùng tay ấn vào giữa dây đai một lực khoảng 3-4kg và đo độ võng của dây khoảng từ 8-14(mm) Là được. +Kiểm tra bổ xung nước làm mát: với hệ thống làm mát không có bình nước phụ mức nước làm mát phải cách mép nắp két nước làm mát 40-50(mm). với hệ thống làm mát có bình nước phụ thì mức nước làm mát phải nằm giữa hai vạch giới hạn. Chú ý: khi bổ xung nước làm mát ta có thể thêm một chút nước xanh là dung dịch chống lắng cặn để chất lượng làm mát sẽ tốt hơn. +Kiểm tra độ kín của hệ thống làm mát:có hai phương pháp để kiểm tra: Thứ nhất: dùng mắt quan sát vị trí dò gỉ nước làm mát Thứ hai: dùng thiết bị chuyên dùng tạo áp suất trong hệ thống làm mát tạo áp suất cao sau đó quan sát sự giảm áp trên đồng hồ. Nếu hệ thống bị giò gỉ thì ta tìm biện pháp khắc phục, nếu giò gỉ trên đường ống thì ta có thể hàn keo hoặc thay đường ống tùy vào mức độ dò gỉ, còn nếu bị bục két nước thì ta có thể dùng keo con chó và mùn cư để vá chỗ bị bục.cách này có lợi về mặt kinh tế nhưng giải quyết ko được triệt để vấn đề vì nó chỉ giải quyết được vấn đề trong một thời gian ngắn.muốn triệt để thì ta chỉ có cách là thay két nước làm mát. +Kiểm tra van hằng nhiệt: - Ta tháo van hằng nhiệt rữa sạch và đưa vào cốc đựng nước. sau đó dun nóng và theo dõi chiều dài của van theo nhiệt độ của nước.khi nhiệt độ nước lên đến 60 thì van bắt đầu mở. và khi nhiệt độ lên đến 75 thì van mở hoàn toàn. -Cho nước nguội dần đến 60 thì van đóng hoàn toàn. Nếu van không đảm bảo các điều kiện trên thì van đã hỏng và chúng ta phải thay van . *Bảo dưỡng kỹ thuật cơ cấu phân phối khí Tùy vào cách bố trí suppap treo hay đặt mà ta đưa ra các phương án bảo dưỡng khác nhau . *Kiểm tra điều chỉnh khe hở nhiệt của xu páp : + Khe hở nhiệt động cơ là khe hở giữa đuôi xu páp với đấu con đội, hoặc đầu đòn gánh khi xu páp đóng hoàn toàn, nó có tác dụng đảm bảo cho xu páp mở đúng quy luật. + Có 2 phương pháp kiểm tra điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp. * Phương pháp điều chỉnh từng xy lanh: thường áp dụng với động cơ hai hàng xi lanh hình chữ V • Quay trục của động cơ để cho máy sô 1 của động cơ ở điểm chết chên cuối kỳ nén (nhìn dấu động cơ). • Dùng căn lá có độ dày thích hợp để kiểm tra khe hở nhiệt của xi lanh số 1. • Nếu khe hở này không đúng tiêu chuẩn thì phải điều chỉnh lại. • Lần lượt quay trục khuỷu của động cơ đi các góc là 720*C/I ( với I là số xi lanh của động cơ)đê kiểm tra điều chỉnh các xu páp còn lại theo đúng thứ tự nổ của động cơ. *Phương pháp cân chỉnh hàng loạt: Cùng một lúc có thể kiểm tra điều chỉnh khe hở nhiệt của tất cả các xu páp Thường áp dụng cho xy lanh thẵng hàng. *Sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu thanh truyền pitston và xy lanh +Quy trình tháo. Tháo các đường ống nước từ két vào thân máy dùng tê 10 hoặc tuốc lơ vít để tháo. Xả dầu xả nước. Tháo cácte ra khỏi thân máy. Tháo các đường ống cao áp từ bơm cao áp đến vòi phun dùng cơ lê 18 Tháo vòi phun ra khỏi nắp máy dùng cơ lê 13. Kháo nắp dàn cò ra khỏi nắp máy. Tháo dàn cò.nhấc dàn cò và đũa đẩy ra khỏi nắp máy Tháo nắp máy dùng khẩu 19.nhấp nắp máy ra khỏi thân máy. Tháo đầu to thanh truyền ra khỏi trục khuỷu.Đóng pitstong ra khỏi xy lanh ( làm lần lượt từng máy). Tháo xy lanh ra khỏi thân máy. +Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa. Vệ sinh tất cả các chi tiết bằng dầu điezen,xì khô Kiểm tra xy lanh nếu bị mòn quá cao thì thay mới xy lanh, píttông, chốt píttông,xéc măng. Kiểm tra bạc: xem bạc có bị tật hay bị xước không nếu bị xước kiểm tra cổ biên trục khuỷu có bị xước không. Nếu bị xước nhẹ thì bo cổ trục. nếu xước nặng thì cẩu máy đại tu. Thử bạc: nắp bạc vào thanh truyền, nắp thanh truyền vào cổ biên và kiểm tra khe hở bạc, nếu bạc quá khít ta dùng giấy giáp mịn đánh qua. Nếu bạc quá lỏng thì căn bạc bằng giấy bạc độn giấy bạc ở phía lưng bạc nắp bạc vào thanh truyền nếu thấy miệng bạc cao thì rà bớt cho bằng sau đó nắp vào trục khuỷu kiểm tra lại. nếu thấy bán 70% trở là được. Thử chốt píttông: nắp chốt píttông vào đầu nhỏ thanh truyền. nếu chặt dùng giấy giáp đánh qua bạc và thủ lại. nắp vào thấy trơn chu không bị bó kẹt là được. nắp chốt vào píttông. Kiểm tra khe hở khe hở nếu chặt thì mài bệ chốt. nắp vào kiểm tra lại. Lắp píttông chốt píttông thanh truyền lại với nhau sao đó hãm haiđầu bănanh hãn. Kiểm tra xéc măng: kiểm tra miệng xéc măng và lưng xéc măng. +Quy trình lắp: ngược lại quy trình tháo. +Các chú ý trong quá trình bảo dưỡng: Khi kiểm tra bạc trành làm xước bạc Khi tháo phải dùng nắp chụp phải chụp vào đầu ống cao áp của bơm cao áp vào vòi phun tránh làm bủn tắc đường cao áp. Khi vệ sinh máy phải bằng xăng. Khi vào hơi phải chú ý miệng xéc măng. Dùng vam dụng cụ chuyên dùng để vào. Khi xiết mặt máy phải xiết đử lực đều tay đối xứng từ trong ra ngoài tránh đứt ốc và cong vênh nứt mặt máy…. PHẦN GẦM * Ly hợp, hộp số, trục các đăng : Kiểm tra, điều chỉnh bàn đạp ly hợp, lò xo hồi vị và hành trình tự do của bàn đạp. Kiểm tra các khớp nối, cơ cấu dẫn động và hệ thống truyền động ly hợp. Đối với ly hợp thủy lực phải kiểm tra độ kín của hệ thống và tác dụng của hệ truyền động, xiết chặt giá đỡ bàn đạp ly hợp. Kiểm tra độ mòn của ly hợp. Nếu cần phải thay. Kiểm tra xiết chặt bulông nắp hộp số, các bulông nối ghép ly hợp hộp số, trục các đăng. Làm sạch bề mặt hộp số, ly hợp, các đăng. Kiểm tra độ rơ ổ trục then hoa, ổ bi các đăng và ổ bi trung gian. Kiểm tra tổng thể sự làm việc bình thường của ly hợp, hộp số, các đăng. Nếu còn khiếm khuyết phải điều chỉnh lại. Các vòng chắn dầu, mỡ phải đảm bảo kín khít. Kiểm tra lượng dầu trong hộp số, cơ cấu dẫn động ly hợp. Nếu thiếu phải bổ sung. Bơm mỡ vào các vị trí theo sơ đồ quy định của nhà chế tạo. * Cầu chủ động, truyền lực chính: Kiểm tra độ rơ tổng cộng của truyền lực chính. Nếu cần phải điều chỉnh lại. Kiểm tra độ kín khít của bề mặt lắp ghép. Xiết chặt các bulông bắt giữ. Kiểm tra lượng dầu ở vỏ cầu chủ động. Nếu thiếu phải bổ sung. * Cầu trước và hệ thống lái : 1. Kiểm tra độ chụm của các bánh xe dẫn hướng, độ mòn các lốp. Nếu cần phải đảo vị trí các lốp theo quy định. 2. Xì dầu khung, bôi trơn chốt nhíp, các ngõng chuyển hướng, bệ ôtô. Bôi mỡ phấn chì cho khe nhíp. 3. Bơm mỡ bôi trơn theo sơ đồ quy định của nhà chế tạo. 4. Kiểm tra dầm trục trước hoặc các trục của bánh trước, độ rơ của vòng bi moay ơ, thay mỡ, điều chỉnh theo quy định. Kiểm tra chốt chuyển hướng, chốt cầu (rô tuyn). Nếu độ rơ vượt tiêu chuẩn cho phép, phải điều chỉnh hoặc thay thế. 5. Đối với ôtô, sử dụng hệ thống treo độc lập phải kiểm tra trạng thái của lò xo, thanh xoắn và các ụ cao su đỡ, giá treo. 6. Kiểm tra độ kín khít của hộp tay lái, gia đỡ trục, các đăng tay lái, hệ thống trợ lực tay lái thủy lực. Nếu rò rỉ phải làm kín, nếu thiếu phải bổ sung. 7. Kiểm tra độ rơ các đăng tay lái. Hành trình tự do vành tay lái. Nếu vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải điều chỉnh lại. 8. Kiểm tra toàn bộ sự làm việc của hệ thống lái, bảo đảm an toàn và ổn định. * Hệ thống phanh : 1. Kiểm tra áp suất khí nén, trạng thái làm việc của máy nén khí, van tiết lưu, van an toàn, độ căng của dây đai máy nén khí. 2. Kiểm tra, bổ sung dầu phanh. 3. Kiểm tra, xiết chặt các đầu nối của đường ống dẫn hơi, dầu. Đảm bảo kín, không rò rỉ trong toàn bộ hệ thống. 4. Kiểm tra trạng thái làm việc bộ trợ lực phanh của hệ thống phanh dầu có trợ lực bằng khí nén hoặc chân không. 5. Kiểm tra, xiết chặt đai giữ bình khí nén, giá đỡ tổng bơm phanh và bàn đạp phanh. 6. Tháo tang trống, kiểm tra tang trống, guốc và má phanh, đĩa phanh, lò xo hồi vị, mâm phanh, giá đỡ bầu phanh, chốt quả đào, ổ tựa mâm phanh. Nếu lỏng phải xiết chặt lại. Nếu mòn quá tiêu chuẩn phải thay. 7. Kiểm tra độ kín khít của bầu phanh trong hệ thống phanh hơi hoặc xi lanh phanh chính trong hệ thống phanh dầu. Kiểm tra mức dầu ở bầu chứa của xi lanh phanh chính. 8. Điều chỉnh khe hở giữa tang trống, đĩa phanh và má phanh, hành trình và hành trình tự do của bàn đạp phanh. 9. Kiểm tra hiệu quả của phanh tay, xiết chặt các giá đỡ. Nếu cần phải điều chỉnh lại. 10. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của hệ thống phanh. * Hệ thống chuyển động, hệ thống treo và khung xe : 1. Kiểm tra khung xe (sat xi), chắn bùn, đuôi mỏ nhíp, ổ đỡ chốt nhíp ở khung, bộ nhíp, quang nhíp, quai nhíp, bu lông tâm nhíp, bu lông hãm chốt nhíp. Nếu xô lệch phải điều chỉnh lại. Nếu lỏng phải bắt chặt, làm sạch, sơn và bôi mỡ bảo quản theo quy định. 2. Kiểm tra tác dụng của giảm sóc, xiết chặt bu lông giữ giảm sóc. Kiểm tra các lò xo và ụ cao su đỡ. Nếu vỡ phải thay. 3. Kiểm tra vành, bánh xe và lốp, kể cả lốp dự phòng. Bơm hơi lốp tới áp suất tiêu chuẩn, đảo lốp theo quy định của sơ đồ. Gỡ những vật cứng dắt, dính vào kẽ lốp. *Chẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật ly hợp một, hai đĩa ma sát: Có thể nói sau động cơ thì ly hợp là bộ phận làm việc nặng nhọc nhất trên ô tô. Ly hợp luôn phải chịu các va đập và các mô men xoắn lớn với cường độ cao. *Chẩn đoán ly hợp: -Xe hoạt động không em dịu(giật) khi sang số, đóng ly hợp và nhả số không dứt khoát . -Xe đi máy ỳ không chuyền hết công suất động cơ . *Các hư hỏng thường gặp của ly hợp: + Các đòn mở không đồng phẵng gây ra hiện tượng giật khi đóng ly hợp.cách khắc phục là ta đem đặt các đòn mở lên bánh đà và đo khe hở bằng căn lá, sau đó điều chỉnh độ đồng phẵng của các đòn mở . + Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp qua lớn hoặc quá bé cũng làm giảm tính năng êm dịu của ly hợp. ta điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp bằng con bulong giác 14 ở cuối dây côn. Chú ý: Nếu hành trỉnh tự do của bàn đạp ly hợp ít hoặc không có thì có thể sẽ không chuyền hết mô men xoắn từ động cơ sang hệ thống chuyền lực còn nếu hanh trình tự do của bàn đạp ly hợp mà quá lớn thì quá trình mở ly hợp sẽ không dứt khoát gây hiện tượng dính ly hợp dẫn tới động cơ làm việc không êm dịu. thường là từ 5-8(mm). + Ly hợp bị hỏng lá côn: có thể bị cong vênh, bị mòn, do chịu tải trọng và mô men ma sát lớn, diện tích tiếp xúc bé, đinh tán trong lá côn nhô lên làm giảm ma sát giữa lá côn và bánh đà giẩm khả năng chuyền lực, giảm hiệu suất chuyền lực của động cơ.ta chỉ có thể khắc phục sữa chữa bằng cách thay lá côn mới kịp thời nếu ko lá côn sẽ cào xước bề mặt bánh đà . * Sửa chữa bảo dưỡng hộp số của xe kia 1.2 tấn. +Quy trình tháo hộp số ra khỏi xe. Tháo các đăng dùng cơ lê chòng 14 Tháo dây số ra khỏi ra khỏi cần số. Tháo dây điện dây công tơ mét dây máy đề đèn báo số lùi ra khỏi số. Tháo máy đề dùng khẩu 17. Tháo chuột côn( xy lanh côn phụ) cơ lê chòng 13. Tháo các ốc liên kết giữa hộp số và thân máy dùng khẩu 17 Tháo chân số ra khỏi vai bò dùng cơ lê 14 Tháo vai bò và bỏ vai bò ra dùng khẩu 17 Hạ hộp số ra khỏi xe. +Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hộp số. Xả dầu số. Bổ số kiểm tra. Vệ sinh tất cả các chi tiết bằng dầu điêzen sau đó xịt khô. Kiểm tra tất cả các bánh răng vòng bi ,đồng tốc,ống dẫn hướng đồng tốc. nếu hư hỏng thì thay thế. Kiểm tra độ dơ bánh răng với trục nếu dơ thì phải căn lại. +Quy trình nắp: ngược lại quy trình tháo. + Các chú ý trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa hộp số. Khi nắp số cần để ý các chốt hãm,phanh hãm. Khi nắp cơ cấu khoá số cần chú ý đủ lực nén lò xo để ra vào số được nhẹ nhàng mà không bị tự nhảy số khi xe hoạt động. +Sửa chữa bảo dưỡng cầu chủ động xe kia 1.2 tấn. +Quy trình tháo: Xả dầu cầu. Tháo láp dùng khẩu 14, rút láp ra khoảng 20 cm. Tháo các đăng dùng cờ lê chòng 14. Tháo bulông liên kết cầu với vỏ cầu dùng khẩu 17. Nhấc cầu ra khỏi xe. + Bảo dưỡng và sửa chữa. Tháo cơ cấu hãm. Tháo giá đỡ. Nhấc cụm vi sai bánh răng vành chậu ra khỏi cầu. Tháo bành răng vành chậu ra khỏi cụm vi sai và tháo vi sai Tháo bắnh răng quả dứa dùng khẩu 32. Vệ sinh các chi tiết bằng dầu điêzen. Kiểm tra các vòng bi và các bánh răng, nếu bị hư hỏng thì thay thế Căn bánh răng quả dứa, cho các lá căn mỏng sau đó siết chặc ốc, dùng tay quay từ từ bành răng quả dứa,nếu không thấy gợn thì dùng tay kiểm tra độ dơ dọc trục nếu không dơ là được, nếu dơ bỏ ra căn lại bằng các là căn khác và kiểm tra, làm như vậy bao giờ được thì thôi Căn vi sai: cho các bánh răng bán trục vào bánh răng vi si kem theo các là căn vào sọ, sau đó kiểm tra khe hở độ dơ các bành răng với nhau dùng tay quay nhẹ không thấy gợn là được nếu không được thì bỏ ra căn lại bằng các là căn khác và kiển tra nếu được thì thôi. Nắp bánh răng vành chậu vào cụm bánh răng vi sai. Căn khe hở giữa bánh răng quả dứa và bánh răng vành chậu. đặt cụm bánh răng vành chậu vi sai vào giá đỡ. Nắp giá đỡ( không được nắp chặt), nắp vành căn vào xoáy 1 bên vòng căn sao cho bánh răng vành chậu ăn khít vào bành răng quả dứa vặn tiếp vòng căn còn lại sao cho đẩy bành răng vành chậu ra khỏi bành răng quả dứa. vặn tới nắp giá đỡ, vặn vòng căn làm cho bành răng vành chậu ăn xát bánh răng quả dứa, lại vặn vòng bên kia để bánh răng vành chậu ra khỏi bánh răng quả dứa,sau đó vặn chặt nắp giá đỡ vào giá đỡ dùng tay quay nhẹ nếu không thấy gợn là được nếu gợn thì ta tiến hành căn lại. Sau khi căn được ta công chặt nắp giá đỡ và dùng các chi tiết hãmđể hãm các vòng căn tránh đề ra. +Các chú ý trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa: Trong quá trình căn cần phải tỉ mỉ kiên trì. *Bảo dưỡng sữa chữa hệ thống treo trên xe KIA : -Các hư hỏng thường gặp trên hệ thống treo và phương pháp sữa chữa: + Gãy nhíp ( thường là nhíp dưới cùng hoặc trên cùng vì đó là nhíp phải chụi lực nặng nhất.nó nối khung xe với các cầu chuyền các lực như lực kéo và lực phanh và các lực động học khác từ bánh xe lên khung xe và ngược lại. Phương pháp sữa chữa: kích cầu, tháo hệ thống treo ra khỏi ô tô hàn lá nhíp bị gãy và lắp lại như cũ. + Giảm chấn mất tác dụng có thể do giò gỉ dầu.ta tháo giảm chấn ra sữa chữa hàn lại chổ giò gỉ và bổ xung dầu, nêu không được thì ta phải thay giảm chấn để đảm bảo cho hoạt động bình thường của xe. + Với hệ thống treo của cầu dẫn hướng thì hư hỏng hệ thống treo còn có thể làm mất tính năng dẫn hướng của cầu dẫn hướng *Hệ thống lái : A.Các hư hỏng thường gặp: 1.Cơ cấu lái: Rạn nứt gặp trong cơ cấu lái Hiện tượng thiếu dầu mở trong cơ câu lái Do lỏng các liên kết vỏ cơ cấu lái với khung 2.Dẫn động lái : a.Dẫn động kiểu cơ khí : -Mòn dê các khớp cầu,khớp trụ biến dạng đòn dãn đông bánh xe dẫn hướng biến dạng dàm cầu dẫn hướng. Mài mòn lớp do sai lệch góc bố trí bánh xe năng tay lái lực tay lái lực lái đánh về hai phía không đều thay đổi cánh tay dòn quay bánh xe quanh trụ mát khả nang chuyển động thẳng b.Đặc điểm hư hỏng với cơ cấu lái có trợ lực: -Hư hỏng nguồn năng lượng trợ lực(thủy lực,khi) -Hư hỏng thủy lực còn do hư hỏng ổ bi đỡ trục và phát ra tiếng ồn khi bơm làm việc do mòn bề mặt đầu cánh bơm. -Do dầu quá bẩn không đủ dầu cấp cho bơm ,do tắc lọc ,bẹp đường ống dẫn dầu . -Trong sử dụng chúng ta còn gặp thiếu trợ lực do dây đai thiếu trợ lực do dây đai chủng do thiếu dầu . -Dùng đồng hồ đo áp suất sau bơm quan sát lực tác dụng lên vành lái ở chế độ làm việc của động cơ tiếng ồn phát ra từ bơm. -Sai lệch vị trí của van điều chỉnh tiết áp suất và lưu lượng các cụm van này thường nắp ngay trên than bơm do làm việc lâu ngây các van này bị rò rỉ. Bị kẹt hay quá mòn.kiểm tra năng suất bơm. -Sự cố trong van phân phối dầu: +Van phân phối dầu có thể đạt trong cơ cấu lái trên các đòn dẫn động hay ở ngay xi lanh thủy lực sự sai lệch vị trí tương quan giữa vỏ van và của con trượt làm cho việc đóng mở đường dẫn thay đổi,dẫn tới áp suất thay đổi đường dầu cấp cho các buồng xi lanh lực khác nhau,gây lên tay lái nặng nhẹ khi quay vòng về 2 bên ,cảm nhận lực đánh lái không đều,sự điều khiển mất chính xác. Hiện tượng mòn con trượt ô van có thể xảy ra do dầu thiếu hay quá bẩn dẫn đến hiệu quả trợ lực giảm . B.Sự cố trong xi lanh thủy lực: -Kể đến sự hư hỏng khoang phốt bao kín,dẫn đến lọt dầu,giảm năng suất,mất khả năng trợ lực ,hao dầu. -Mòn xi lanh thủy lực do cặn bẩn đọng lại trong xi lanh,dầu lẫn tạp chất nước,do ma sát kim loại gây lên,làm giảm áp suất ,mất dần khả năng trợ lực. -Khi ô tô va chạm mạnh cong cần đảy piston trợ lực gây kẹt ,lúc đó tay lái sẽ bị nặng . C.Lỏng và sai lệch các liên kết: -Thường xuyên kiểm tra vặn chặt. +Do dơ vành lái tăng. +Lực trên vành lái gia tăng không đều. +Xe mất khả năng chuyển động thẳng ổn định. +Mất cảm giác điều khiển. +Rung vành lái,thường xuyên giữ chặt vành lái. +Mài mòn lốp nhanh. E.Các biểu hiện của ô tô khi hư hỏng hệ thống lái : -Tay lái nặng. -Tay lái bị dơ. -Tay lái nặng một bên. -Vòng tay lái rơ dọc và rơ ngang. 4. Phương pháp thiết bị chuẩn đoán và điều chỉnh xác định độ dơ và lực lớn nhất đặt trên vành lái. A.Đo độ dơ vành lái: Độ dơ vành lái là thông số tổng hợp,quan trọng nói lên độ mòn của cơ cấu lái,khâu khớp dẫn động lái.cho việc đo độ dơ này thưc hiện xe đứng yên,nền phẳng,coi bánh xe bị khóa cứng không chuyển động được sử dụng vảnh rẻ quạt có,thang chi đọ hình kết hợp với lực kế. Gá vành để quạt 3 lên ống bọc trụ lái 4. Kẹp kim chỉ len vành tay lái 1. Đỗ xe ở nơi bằng phẳng và các bánh xe ở vị trí đi thẳng ,quay nhẹ vành tay lái hết mức về bên phải đẻ khử hết độ dơ xoay bảng kim chỉ 3 về o ,sau đó xoay nhẹ ,vành tay lái hết mức sang trái ,kim chỉ 2 trên vành tay lái chia độ 3 sẽ là hành trình tự do của vành tay lái.hành trình tự do của xe con(10-15) xe cũ<25 Nếu giá trị đo dược không đúng cấp điều chỉnh . Lực kéo phải đặt theo hướng tiếp tuyến với vòng tròn vành lái. Nếu có hệ thống trợ lực thì động cơ phải nổ máy. Giá trị lực kéo đo được tùy thuộc vào loại xe Xe con 10-20N trợ lực 15-25N Xe tải 15-30N trợ lực 20-35N Độ gơ vành lái có thể đo độ ,hay mm. Ô tô tốc độ càng cao yêu cầu độ dơ càng nhỏ. B.Đo lực lớn nhất đặt trên vành răng : -Để xe đứng yên trên mặt đường phẳng,đánh lái đến vị trí gần tận cùng,dùng lực kế đo giá trị lực tại đó để xác định giá trị lực vành lái lớn nhất . -Xe có trợ lực lái thì động cơ phải nổ. -Dùng lực kế khi đánh lái ở 2 phía khác nhau còn cho biết sự sai lệch ,lực đánh lái khi lê phải hay trái.khi suất hiện sự sai khác chứng tỏ độ mòn của cơ cấu lái về hai phía khác nhau. -Góc đạt bánh xe ở 2 phía không đều. -Có hiện tượng biến dạng thành đòn dẫn động 2 bánh xe dẫn hướng -Lốp 2 bên có áp suất khác nhau. C.Đo góc quay bánh xe dẫn hướng: -cho đầu xe lên bệ thử mâm xoay,dùng vành lái lần lượt về 2 phía,xác định góc quay của bánh xe 2 bên, trên,mâm xoay chia độ. -Khi xe không có mâm xoay chia độ ta tiến hành kiểm tra như sau.Nâng bánh xe cầu trước lên khỏi mặt đường đặt vành lái và bánh xe ở vị trí đi thẳng ,đánh dấu mặt bánh xe trên nền,đánh lái về từng phía ,đánh dấu bánh xe tại vị trí quyay hết Góc quay lớn nhất của ô tô phải bằng nhau -Khi đánh lái về hai phía góc quay không bằng nhau do. +Trụ đứng mòn. +Cơ cấu lái bị mòn gẫy,kẹt. +ốc hạn chế quay bánh xe bị hỏng. D. Kiểm tra qua tiếng ồn: -Ô tô đứng yên trên nền phẳng lắc mạnh vành lái về hai phía tạo ra xung đột nghe tiếng xác định vị trí va đập . -Tìm nguyên nhân. 3. Điều chỉnh cơ cấu lái. a. Độ dơ cơ cấu lái. -Chuẩn đoán cơ cấu lái bằng cách đo độ dơ được thực hiện khi khóa cứng phần bị động cơ cấu lái.Xác định độ dơ trên vành lái kết hợp với đo độ hệ thống lái ,sử dụng suy luận loái trừ,xác định cụm chi tiết bị hư hỏng mòn. b. Xác định khả năng hư hỏng trong toàn bộ góc quay cơ cấu lái. -Nâng toàn bộ bánh xe cầu trước dẫn hướng,quay vành tay lái đến tận cùng ,cùng bên trái,cùng bên phải. c. Điều chỉnh cơ cấu lái . Ở cơ cấu lái kiểu trục vít con lăn,quạy răng và đai ốc thanh răng có 2 việc điều chỉnh. -Điều chỉnh khe hở khiểu trục của vòng bi,trục của vít. -Điều chỉnh sự vào khớp của quạt răng và đai ốc thanh răng,việc kiểm tra điều chỉnh khe hở dược tiến hành như sau +Xả hết dầu nhờn các tc cơ cấu lái . +Tách khớp nối giữa trục vít và cơ cấu lái,và trục lái,khớp nói đòn quay đứng và bộ trợ thủy lực. Dừng tay đòn quay đứng kiểm tra,nếu thấy có khe hở phải tháo bu lông nắp dưới của cácte cơ cấu lái 1 và rút đòn điều chỉnh ra. Điều chỉnh khe hở ăn khớp của cặp truyền động cơ cấu lái có nhiều loại cơ cấu lái khác nhau được sử dụng trên ô tô ,tùy thuộc vào kết cấu cụ thể có cách điều chỉnh khác nhau. -Dịch chuyển dọc trục đòn quay đứng sẽ điều chỉnh được khe hở ăn khớp của cặp truyền động cơ cấu lái,tháo đai ốc hãm 3. Lấy đệm hãm 4 ra Dùng cờ lê 1 bddieeuf chỉnh đai ốc diieuf chỉnh 2. 3.Kiểm tra dẫn đọng lái và khắc phục khe hơ. a.Các khớp nối. -Kết cấu của khớp nối cầu rất đa dạng,có loại kết cấu tự động diieuf chỉnh khe hở ,trong quá trình làm việc có loại ta phải điều chỉnh. -Có thể dễ dàng phát hiện khe hở,trong các khớp nối của cơ cấu dẫn động lái bằng cách lắc mạnh đòn quay đứng khi xoáy tay lái nắm vào các khớp kiểm tra.Nối khe hở vượt quá qu định ,khắc phục bằng cách vặn các nút có ren của khớp nối hình a. b. Hệ thống lái thủy lực. 1:Kiểm tra bên ngoài. -Sự rò rỉ dầu xung quanh bơm, van phân phối,xi lanh lực,các đường ống và chỗ nối. -Kiểm tra sự căng dây đai của khớp kéo bơm thủy lực. -Kiểm tra lượng dầu và chất lượng dầu nếu thiếu cần bổ xung. -Kiểm tra và làm sạch lưới lọc dầu. 2. Xác định hiệu quả trợ lực trên mâm xoay. -Tiến hành 2 trạng thái động cơ làm việc và khi động cơ không làm việc. -Xác định chất lượng làm việc của hệ thống thủy lực dụng cụ đo áp suất ,sau bơm,nắp trên đường dầu của cơ cấu lái. -Cho động cơ làm việc sau 15-30s +Tiến hành xả hết không khí trong hệ thống bằng cách đánh tay lái về hai phía ,tại vị trí giữ tại chỗ khoảng 2-3 phút. +Để động cơ làm việc ở chế độ không tải,mở hết van khóa,để dầu lưu thông,xác định áp suất của hệ thống (P1). +Động cơ làm viiecj ở chế độ vòng quay trung bình xác định áp suất P2 *Sửa chữa bảo dưỡng hệ thống phanh dầu xe KIA: Những sai hỏng thường gặp: -Chảy dầu phanh do: +Các chi tiết của tổng phanh,xy lanh con ở bánh xe bị hư hỏng độ kín khít không tốt. +Các đường ống dầu bị nứt các giác ca dầu bị hỏng ren bo bắt chặt. =>Những hư hỏng trên gây lãng phí dầu, phanh không ăn an toàn, gây nguy hiểm cho người lái và phương tiện. - Bó phanh do: +Không có hành trình tự do ở bàn đạp phanh khe hở giữa má phanh và tang trống quá nhỏ hoặc không có. +Lò xo kéo má phanh hồi vị quá yếu hoặc gãy. +Piston-xy lanh ở bánh xe bị bó kẹt do bẩn, các cupen trương lên nở ra.Gây tiêu hao nhiên liệu,xe không phát huy được tốt do làm hỏng má phanh và tang trống. *Phanh không ăn do: -Hành trình tự do của bàn đạp phanh quá lớn. -Thiếu dầu phanh. -Có không khí trong hệ thống phanh. -Cupen trong xylanh quá mòn. -Khe hở giữa má phanh và tang trống quá lớn. -Má phanh dính dầu mỡ. -Chảy dầu thủng đường ống. *Phanh ăn về một phía:Biểu hiện khi phanh xe lệch về quay vòng do: +Khe hở giữa má phanh và tang trống ở các bánh xe không đều nhau. +Một trong những má phanh dính dầu mỡ. Sửa chữa những hư hỏng của hệ thống phanh: +Nếu xylanh bị mòn nhỏ hơn 0,05mm, vết trước ít và nhỏ thì dùng giấy ráp chuyên dùng đánh bóng. +Nếu lớn hơn 0,05mm ,vết xước sâu thì doa lại xylanh thay piston mới có đường kính phù hợp khe hở giữa piston va xylanh phải đảm bảo tu 0,025-0,075mm. +Cupen hỏng thay mới. -Chú ý khi lắp các chi tiết phải bôi một lớp dầu phanh bên ngoài bề mặt sau khi nắp dong ta phải đảm bảo piston chuyển động linh hoạt trong xylanh. *Cơ cấu phanh bánh xe. -Những sai hỏng. +Các chi tiết trong xylanh tương tự như tổng bơm. +Các má phanh mòn,nhô đinh tán nứt vỡ dính dầu mỡ, các đinh tán hỏng. +Lò xo hồi vị má phanh gãy yếu. +Tang trống,ôvan mòn côn. *Nguyên nhân: -Do ma sát giữa má phanh và tang trống. -Do sử dụng lâu ngày,vật liệu gỉ mòn lực phanh tác động đột ngột nhiều lần. -Sửa chữa: +Má phanh,tang trống bị dính dầu mỡ,độ xâu đinh tán nằm trong giới hạn cho phép.rửa sạch bằng xăng rồi dùng giấy giáp đánh bóng tang trống nếu mòn quá 0,5mm thì thay thế. +Má phanh mòn,nhô đinh tán thì thay thế mới tháo má phanh ra khỏi xương phanh.Dùng khoan búa đục. -Làm sạch xương phanh,áp má phanh vào xương phanh dùng để kẹp chặt. -Dùng 2 mũi khoan mũi khoang một bằng mũi khoan của đinh tán,mũi hai có đường kính bằng 1,5 lần đường kính đinh tán.Chiều sâu của mũi khoan 2 bằng 2/3 chiều dày má phanh, trình tự tán vẫn dùng êto tay kẹp chặt má phanh vào xương phanh.Dùng 2 đột, đột 1 phía dưới eto,độ kia phía trên eto và tán. 2)Kiểm tra điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp phanh. -Kiểm tra đặt thước son song với bàn đạp dùng tay ấn bàn đạp khi nào thấy năgj thì dừng lại.Hiệu số hai kích thước lúc chưa tán và lúc thấy nặng là hành trình bàn đạp bằng 8-14mm ứng với piston là 1-1,5mm.Nếu không đảm bảo thì điều chỉnh lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi không có bọt khí ra đạt tiêu chuẩn. +Đổ thêm dầu vào tổng bơm và tiếp tục làm các bánh còn lại theo thứ tự bánh sau bên phải, bánh trước bên phải, banh trươc,sau bên trái.Sau khi đã xả xong cả 4 bánh thì đổ thêm dầu vào tổng bơm lần cuối đúng mức quy định. -Thử phanh: Để đánh giá chất lượng hệ thống phanh sau khi sửa chữa và điều chỉnh.Ta cho xe chạy trên đường bằng phẳng với vận tốc 35-40km/h đạp phanh đột ngột, khi đó các má phanh phải đạt yêu cầu. +Các bánh xe ăn đều,xe không bị lệch vết xết trên đường đạt từ 0-10m. +Khi hoạt động trống phanh không quá nóng, không được đạp 4 lần/1 lần phanh. PHẦN ĐIỆN *HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG : A. Nhiệm vụ : -Dùng năng lượng bên ngoài để quay động cơ tới tốc độ khởi động tức là tới 1 tốc độ đảm bảo cho nhiên liệu đua vào động cơ bốc cháy. B. Phân loại: -khởi động bằng động cơ điện . -Khởi động không khí nén. -Khởi động bằng động cơ xăng phun. -Khởi động bằng tay quay. -khởi động bằng động cơ thủy lực Về hệ thống khởi động bằng điện * Hư hỏng và khắc phục. Chia thành 2 dang hư hỏng. -Động cơ quay được nhưng không nổ được . +Do tốc độ quay quá thấp. +Nếu động cơ quay bình thường nhưng không nổ được là do hệ thống động cơ. -Kiểm tra về máy khởi động . +kiểm tra sơ lược. -kiểm tra điện áp cung cấp cho mô tơ. -kiểm tra mạch khởi động công tắc. -Trong trường hợp xe có hệ thống khởi động ly hợp rơ le khởi động ly hợp . Việc kiểm tra: +Kiểm tra điện áp các cực áp quy. +Kiểm tra sơ lược . -Nếu hư hỏng thuộc về mô tơ. +Kiểm tra cuộn . +Kiểm tra cuộn giữ. -Kiểm tra khả năng hồi vị của bánh răng chủ động. -Kiểm tra không tải. * Khắc phục hư hỏng : -Triệu chứng: +Mô tơ không hoạt động khi bị khoá ở vị trí start bánh răng không lao,mô tơ khởi động không quay. -Hư hỏng này liên quan đến cực từ,hư hỏng bên trong mô tơ. -Đo điện áp ắc quy ,điện áp tháp cần nạp. 2:Đặt khóa điện ở vị trí start làm cho bánh răng chủ động lao ra rồi lại tụt lại lắp lại nhiều lần. -Hư hỏng này có thể do điện áp cực không đủ... -Điện áp áp quy >9,6V nếu không đủ càn nạp... -Đo điện áp cực mô tơ máy khởi động mát,khi khóa điienj ở vị trí start điện áp phải lớn hơn 8V,nếu điện áp thấp hơn cần kiểm tra.. 3:mô tơ khởi động vẫn hoạt động mặc dù khóa điện đã xoay từ vị trí start về vị trí ON. Hư hỏng có thể nằm ở khóa điện rơ le khởi động hay mô tơ. -Kiểm tra khóa điện,khóa điện quay về vị trí ON nó phải làm ngừng máy khởi động -Kiểm tra rơ le khởi động. -Xác định hư hỏng của mô tơ. 4:khi khởi động bánh răng tạo ra tiềng kêu khác thường,nhưng động cơ vẫn không quay ,hư hỏng do bánh răng chủ động hay vành răng bánh đà,kính đề. -Do khóa điện bị hỏng ,sau khi khởi động không ngắt được cấp đến cực 50 làm cho công tác từ không hồi vị hoặc đĩa động nối tắt cực 30 với cực không hồi vị được do lỏng lò xo hồi vị hoặc bị cháy và dinh cứng các cực. *Chẩn đoán bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống đánh lửa : Trên ô tô hệ thống điện là hệ thống thường xuyên hư hỏng và cần được bảo dưỡng thường xuyên. Do điều kiện khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm nên hệ thống điện trên ô tô hoạt động trên nước ta rất dể hỏng trạm chập. Toàn bộ hệ thống đánh lửa có nhiện vụ biến dòng điện một chiều áp thấp (12 V) thành dòng cao áp (18-50 KV) để tạo ra tia lữa điện trên bugi để đốt cháy hòa khi trong xy lanh động cơ. Các hư hỏng thường gặp của hệ thống đánh lửa: + Giảm điện thế dòng điện thứ cấp + Giảm điện thế dòng điện sơ cấp + Ắc quy bị sun fat hóa các bản cực + Đen cô hoạt động không tốt có thể do cặp tiếp điểm bị hỏng + Tụ điện bị hỏng làm giảm dòng thứ cấp + Với hệ thống đánh lữa tổ hợp gọn có thể do các cảm biến hoạt động không tốt hoặc chết cảm biến do đó không báo tín hiệu lên ECU để điều khiển quá trình đánh lửa + Đứt các đường dây của hệ thống đánh lữa + Chết bugi Ta có thể đánh giá hư hỏng của hệ thống đánh lửa của ô tô qua việc quan sát biểu hiện bên ngoài của xe như: + Ô tô chạy bị dung giật có thể do các nguyên nhân sau: Một máy nào đó bị bỏ lửa thường là do chết bugi Đặt lữa chưa đúng có thể quá sớm hoặc qua muộn cũng làm cho động cơ hoạt động không ổn định Khắc phục khi hệ thống điện gặp các hư hỏng : * Các hư hỏng của Ắc quy và phương pháp khắc phục: + Ắc quy bị sunphat hóa các bản cực do phóng với dòng điện cao áp với thời gian dài mà không được nạp kịp thời. biện pháp khắc phục là nạp ắc quy với dòng điện nạp vừa phải trong thời gian đủ để ắc quy phục hồi lại khả năng làm việc. + ắc quy bị thếu dung dịch thì ta phải bổ xung dung dịch cho ắc quy, dung dịch đem bổ xung có thể là nước cất hoặc là H2SO4 loãng dung dich khoảng 2%. Chú ý trước khi bổ xung dung dịch ta phải làm sạch nút đậy và thông hơi các nút đậy, đây là công việc rất quan trọng quyết định chất lượng ắc quy sau khi bảo dưỡng và khi bổ xung thì phải chú ý đến mức ắc quy phải nằm trong 2 vạch giới hạn. sau khi bổ xung ta lau khô bề mặt ắc quy và bắt các cực. + Trong quá trình hoạt động có thể do rung sóc ắc quy có thể bị rạn, nứt hư hỏng ta phải kịp thời khắc phục. * Hư hỏng của máy phát và các phương pháp khắc phục: Ắc quy chỉ cung cấp điện cho hệ thống khi động cơ chưa làm việc và hỗ trợ máy phát khi động cơ hoạt động còn máy phát vẫn đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống điện động cơ xăng. Nó là nguồn cung cấp điện chủ yếu trong hệ thống. + Dây đai dẫn động máy phát bị trùng do lõng con ốc căng dây đai hoặc trong quá trình hoạt động dây đai bị co dãn. Ta khắc phục bằng cách xiết chặt con ốc căng dây đai nằm ngay trên máy phát. Dùng lowvia bẫy máy phát dung tay ấn vào dây đai dẫn động đến độ căng thích hợp thì ta xiết chặt con ốc căng dây đai. + Các cuộn dây cảm ứng bị đứt và bị chập. phương pháp khắc phục là ta phải quấn lại các cuộn dây + Chổi than bị quá mòn => lực tì lên các chổi than giảm cũng làm giảm dòng điện cung cấp cho mạch *Hư hỏng của bô bin, đen cô và phương pháp khắc phục: + Bô bin là chi tiết có nắp được hàn chặt hư hỏng thường là các cuộn dây bên trong bi đứt hoặc các cọc dây bị đút thường thì khi bô bin hỏng thì ta sẽ thay chứ không máy ai chọn phương pháp sữa chữa. + Các hư hỏng thường gặp của đen cô là: Con quay chia điện bị chập mạch mất tác dụng chia điện. Các cơ cấu điều chỉnh đánh lữa sớm hoạt động không đúng. Cặp tiếp điểm làm việc lâu ngày bị cháy dỗ Tụ không giữ và phóng được điện làm giảm điện áp đánh lữa. Kết luận Qua thời gian thực tập tại công ty hhhhh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao cao TT_.doc
  • docso do cong ty_in.doc