Thực trạng tình hình chăn nuôi và hoạt động giết mổ với vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận Long Biên - Thành phố Hà Nội

ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi luôn là hai ngành chủ yếu, có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại, hỗ trợ nhau cùng thống nhất và cùng phát triển. Trong những năm vừa qua, nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà ngành trồng trọt đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ. Tuy nhiên do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đang diễn ra với tốc độ chóng mặt ở khắp nơi trong cả nước như hiện nay đã làm cho đất đai (tư liệu đặc biệt và không thay thế của ngành trồng trọt) ngày càng bị thu hẹp, kéo theo đó là việc phát triển trồng trọt ngày càng trở nên khó khăn hơn. Vì vậy việc phát triển nông nghiệp chuyển hướng sang phát triển chăn nuôi là chủ yếu. Long Biên là quận mới được thành lập ngày 01/01/2004 theo nghị định 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ xong nơi đây cũng chỉ mới nổi lên được một vài trung tâm đô thị phát triển: Sài Đồng, Việt Hưng, Ngọc Lâm, Thượng Thanh với các cụm công nghiệp: Sài Đồng A, Sài Đồng B, Đài Tư, Hanel còn đại đa số các phường: Cự Khối, Bồ Đề, Giang Biên, Gia Thuỵ vẫn duy trì và phát triển nền sản xuất nông nghiệp truyền thống, đặc biệt là phát triển chăn nuôi. Với diện tích lớn nhất so với các quận nội thành Hà Nội (S: 6038,24 hecta) gồm 14 phường với số dân là 185.661 người trong đó có tới 1644,2 hecta đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp chiếm 27,2%. Mặc dù đã là một quận nội thành nhưng tỉ lệ người dân tham gia sản xuất nông nghiệpvẫn khá cao (chiếm 37%). Do mật độ dân số cao, đất bình quân đầu người ngày càng giảm (do quá trình đô thị hoá, do ngày càng có nhiều học sinh, sinh viên, công nhân đến học tập làm việc và sinh sống ) nên tình trạng chăn nuôi phân tán với đủ mọi loại hình (trang trại, gia trại, tận dụng ) xen lẫn với khu dân cư cộng với hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm vẫn diễn ra một cách tự do, chưa có sự quản lý chặt chẽ. Đây là một điều rất đáng lo ngại cho sức khoẻ, đời sống cộng đồng, tình trạng ô nhiễm môi trường không những cho riêng gia chủ chăn nuôi, giết mổ mà còn ảnh hưởng tới cả khu dân cư xung quanh và mỹ quan đô thị. Nằm trên trục tam giác kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh nên Long Biên là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng không. Đồng thời lại là nơi đang dần tập trung nhiều các doanh nghiệp trung ương và địa phương về hoạt động (hiện đang có 1200 doanh nghiệp) nên dân cư tập trung rất đông đúc. Đứng trước thực tế nan giải như vậy, để đảm bảo một môi trường sống trong lành, một nguồn thực phẩm (đặc biệt là nguồn thực phẩm có nguồn gốc động vật) đảm bảo về chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm là một nhu cầu thiết yếu của quận. Để tìm ra được giải pháp hợp lý và có chiến lược lâu dài trong định hướng phát triển chăn nuôi và công tác kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn quận Long Biên cho phù hợp với thời đaị, thiết nghĩ việc đầu tiên là phải nắm được chính xác tình hình chăn nuôi và công tác giết mổ thực tế đang diễn ra như thế nào chúng tôi tiến hành đề tài:“Thực trạng tình hình chăn nuôi và hoạt động giết mổ với vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận Long Biên - Thành phố Hà Nội”. 1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI + Khảo sát thực trạng tình hình chăn nuôi trên địa bàn quận và ảnh hưởng của nó tới môi trường sống dân cư. + Khảo sát hoạt động giết mổ diễn ra trên địa bàn quận để từ đó có cái nhìn cụ thể về khía cạnh ảnh hưởng tới môi trường như thế nào.

pdf70 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4736 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng tình hình chăn nuôi và hoạt động giết mổ với vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận Long Biên - Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điều tra là các hộ tham gia chăn nuôi, giết mổ tại các phường và được chọn một cách ngẫu nhiên. 3.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU Xử lý số liệu bằng chương trình máy tính, phần mềm EXCEL. 3.5. THỜI GIAN THỰC TẬP Thời gian thực tập từ 01/09/2006 đến 01/02/2007. - 35 - PHẦN THỨ TƯ KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. VÀI NÉT CƠ BẢN VỀ ĐỊA PHƯƠNG THỰC TẬP 4.1.1. Điều kiện tự nhiên Đáp ứng yêu cầu phát triển mới của thủ đô, quận Long Biên được thành lập theo nghị định 132/2003 NĐ/CP ngày 06/11/2003 của chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004. Quận nằm ở cửa ngõ Đông - Bắc của thủ đô Hà Nội, trên trục tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng không nên dân cư tập trung rất đông bao gồm cả dân vãng lai về sinh sống, làm việc cũng như học tập. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của quận. Địa bàn quận Long Biên nhờ vào địa thế tự nhiên có hai con sông Hồng và sông Đuống chảy qua, hàng năm diện tích đất ngoài đê được bồi đắp phù sa màu mỡ tạo điều kiện cho cây trồng phát triển, chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng tăng lên về số lượng. 4.1.2. Điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng Số đơn vị hành chính của quận là 14 phường, nguyên là 10 và 3 thị trấn của huyện Gia Lâm cũ, trên địa bàn quận còn có 1200 doanh nghiệp trung ương và địa phương đang hoạt động. Long Biên là quận mới thành lập có hệ thống đường giao thông, hệ thống lưới điện, hệ thống bưu chính viễn thông,…..tương đối thuận lợi. Quận có hơn 323 km đường giao thông trong đó đường nhựa và đường bê - 36 - tông là 243 km; 97 trạm biến áp với 65,5 km đường dây cao thế, 324 km đường dây hạ thế, 100% số hộ đã sử dụng điện lưới quốc gia; trên 100 km đường ống cấp nước, 88 km đường ống dẫn chuyển tải với trên 50% số hộ dùng nước sạch, bình quân 106 lit/ngày, đêm. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp nhìn chung còn yếu, chưa được đầu tư đồng bộ. Một số vùng trong đồng có hệ thống kênh tưới, tiêu tương đối đồng bộ nhưng lại nằm trong vùng quy hoạch phát triển đô thị và khu công nghiệp. Còn những vùng, khu vực sản xuất nông nghiệp có tính ổn định, đặc biệt là khu ngoài bãi thì hệ thống kênh tưới, đường giao thông nội đồng, hệ thống điện phục vụ cho sản xuất hầu như chưa được đầu tư. 4.1.3. Tình hình dân số, lao động Dân số toàn quận là 185.661 người với trên 40 nghìn hộ dân, số hộ tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm 19,4%; số dân làm nông nghiệp chiếm tới 37%. Ngoài dân cư của quận nơi đây còn có hàng ngàn công nhân, học sinh, sinh viên đang làm việc, học tập và sinh sống ở các khu công nghiệp như: Sài Đồng A, Sài Đồng B, Hanel, Đài Tư…, các nhà máy xí nghiệp như công ty may 10, may 20, nhà máy bánh kẹo, các trường học … 4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI Chăn nuôi trên địa bàn quận đang tăng dần, có một số hộ đã chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, có sự tập trung đầy đủ về con giống, chuồng trại, thức ăn; phần lớn số hộ còn lại vẫn chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp và phương thức tận dụng. Bò sữa trong thời gian khai thác sữa được chăm sóc, nuôi dưỡng đảm bảo kỹ thuật, còn lại đa số bò thịt được chăn thả ở bãi ven đê. Chăn nuôi lợn vẫn còn mang tính tận dụng, - 37 - thức ăn thường là các sản phẩm dư thừa từ các nhà hàng ăn uống, từ sinh hoạt trong gia đình, từ phế phụ phẩm ngành chế biến (bã bia, rượu…), từ mùa màng…thức ăn công nghiệp chỉ mang tính chất bổ sung khẩu phần ăn cho lợn. Người chăn nuôi chỉ đầu tư nhiều cám công nghiệp ở giai đoạn vỗ béo cho lợn. Về cơ bản 100% các hộ chăn nuôi đã đầu tư cho xây dựng chuồng trại, các hộ chăn nuôi theo phương thức công nghiệp và một số hộ gia đình khác có hệ thống chuồng trại đảm bảo về mặt kỹ thuật cho chăn nuôi và vệ sinh môi trường (xử lý phân và chất thải bằng bể Bioga). Còn lại ở đại đa số các nông hộ khác, tình trạng xây dựng chuồng trại chưa hợp lý còn phổ biến. Có nhiều hộ gia đình để hố chứa phân bên ngoài chuồng lợn thậm chí ngay trong chuồng hoặc có hộ thì cho nước thải chảy trực tiếp ra cống, rãnh chung. Có hộ còn lắp ống cho toàn bộ phân, chất thải … thẳng xuống ao nuôi cá mà không qua xử lý. Chính thực trạng phân, nước thải, rác thải không được xử lý (ít ra là ủ nóng sinh học) mà đem dùng ngay đã gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Mầm bệnh dễ dàng có điều kiện tồn tại, lây lan khiến nguy cơ mắc bệnh của gia súc cũng như con người ở đây là rất cao. 4.2.1. Quy mô chăn nuôi Vốn được tách ra từ một huyện ngoại thành có truyền thống chăn nuôi phát triển, song do điều kiện kinh tế xã hội lúc đó còn khó khăn nên chăn nuôi ở đây phần lớn là quy mô nhỏ, chăn nuôi mang tính tận dụng là chủ yếu. Mỗi hộ chỉ nuôi từ 2-3 con lợn, 10-20 con gà, còn bò thì do đòi hỏi số vốn lớn và cần trình độ kỹ thuật chăn nuôi cac nên ít hộ nuôi hơn. Hiện nay, điều kiện kinh tế, xã hội phát triển hơn trước, nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng cùng với nhận thức của người chăn nuôi được nâng cao nên phong trào chăn nuôi phát triển mạnh mẽ. Các mô hình gia trại, - 38 - trang trại đang được thay thế dần cho mô hình chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ. Chăn nuôi nông hộ với quy mô lớn hơn, đa số các hộ nuôi từ 10-30 con lợn có nhà nuôi đến 50 con. Tiến hành điều tra tại các phường có chăn nuôi nhiều, chúng tôi có kết quả sau : Bảng 1 : Quy mô chăn nuôi tại cơ sở Quy mô nhỏ Quy mô gia trại Quy mô trang trại STT Tên phường Số hộ điều tra Số hộ % Số hộ % Số hộ % 1 Cự Khối 10 0 0 10 100 0 0 2 Gia Thụy 12 5 0 7 58.33 0 0 3 Giang Biên 17 0 0 16 94.12 1 5.88 4 Long Biên 16 8 50 6 37.5 2 12.5 5 Ngọc Thụy 15 7 46.67 8 53.33 0 0 6 Phúc Đồng 10 8 80 2 20 0 0 7 Phúc Lợi 17 3 0 12 70.59 2 11.76 8 Sài Đồng 15 7 0 8 53.33 0 0 9 Thạch Bàn 11 7 63.64 4 36.36 0 0 10 Thượng Thanh 17 9 52.94 7 41.18 1 5.88 11 Việt Hưng 15 10 66.67 5 33.33 0 0 Tổng hợp 155 64 41.29 85 54.84 6 3.87 Trong số 155 hộ mà chúng tôi điều tra thì số hộ nuôi quy mô gia trại (có 5 lợn nái hoặc 20 lợn thịt trở lên) chiếm tỷ lệ cao nhất 54,84 % (85 hộ). Số hộ nuôi quy mô trang trại (từ 20 lợn nái hoặc 100 lợn thịt trở lên) chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,87 % (6 hộ). Còn lại là quy mô nhỏ chiếm 41,29 % (64 hộ). Qua bảng 1 cho thấy, mặc dù nhận thức về chăn nuôi trong một quận nội thành đã dần dần ăn nhập vào ý thức người dân song do điều kiện chật - 39 - chội, nhiều gia đình kinh tế vẫn còn khó khăn nên việc tận dụng các nguyên vật liệu để làm chuồng trại một cách tạm bợ, tận dụng thức ăn dư thừa của gia đình hay đi xin được hoặc mua được với giá rẻ để làm thức ăn chăn nuôi vẫn còn phổ biến. Và hơn thế nữa, tuy là những phường có phong trào chăn nuôi mạnh và khá phát triển nhưng chăn nuôi lợn phân tán, quy mô nhỏ, chăn nuôi theo phương thức tận dụng vẫn chiếm tỉ lệ cao (41,29 %), chăn nuôi quy mô trang trại rất ít (3,7 %). Một điều đáng nói nữa là chăn nuôi theo quy mô nhỏ nên hầu hết các chủ chăn nuôi đều ít quan tâm, chú ý đến chuồng trại, vệ sinh môi trường, thức ăn, nước uống…Hơn nữa với quy mô chăn nuôi nhỏ thì chủ yếu là tận dụng, tự túc, tự cấp rất khó áp dụng các tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi – thú y vào sản xuất. Đây cũng là đặc thù chăn nuôi ở Miền Bắc còn ở các tỉnh phía Nam hầu hết là chăn nuôi gia trại, trang trại tập trung, chăn nuôi phân tán hầu như không còn nữa. 4.2.2. Các kiểu chuồng trại trong chăn nuôi Thực tế có 3 kiểu chuồng nuôi phổ biến : - Chuồng nuôi truyền thống (quy mô nông hộ): Xây dựng kiểu tận dụng tuỳ theo điều kiện diện tích đất đai và nhận thức của từng hộ gia đình ,không theo một mô hình thiết kế chung nào. Chuồng thường nằm ngay cạnh nhà ở, gia súc thường ở trong một chuồng cố định không có sự thay đổi theo độ tuổi hay tính biệt sản xuất: lợn thường nằm trên phân, chuồng bò thường dựng bằng các đoạn tre gióng lại, có mái che mà không có tường…Các loại chuồng nuôi (bò, lợn, gia cầm…) nằm san sát, lẫn lộn nhau. - Chuồng nuôi cải tiến: Có sự đầu tư về kinh phí của chủ hộ chăn nuôi.Chuồng nuôi đã tách rời hố chứa phân, chất thải, nước rửa chuồng - 40 - được chảy dồn ra bên ngoài vào hố chứa phân. Chuồng nuôi cải tiến hàng ngày được được dọn vệ sinh một hoặc hai lần tuỳ vào độ bẩn hay sạch của chuồng. Trong chuồng đã có những chỗ quy định riêng để cho ăn, cho uống hợp lý… - Chuồng nuôi công nghiệp: Chuồng nuôi công nghiệp đối với gia súc (bò, lợn) thì gia súc được nuôi theo từng ô phù hợp với sinh lý từng lứa tuổi. Kiểu chuồng nuôi này thường được xây dựng theo mẫu thiết kế chung, có hệ thống thông gió, hệ thống làm mát khi thời tiết nóng; có hệ thống bạt che khi thời tiết lạnh. Kiểu chuồng nuôi công nghiệp thường được áp dụng tại các mô hình chăn nuôi trang trại, có hệ thống máng ăn, vòi nước uống tự động riêng biệt… Kết quả điều tra được thể hiện qua bảng 2: Qua bảng 2 cho thấy: - Kiểu chuồng chăn nuôi cải tiến là chiếm tỷ lệ cao nhất: 63.87 % (99 hộ). - Kiểu chuồng chăn nuôi theo quy mô công nghiệp chiếm tỷ lệ thấp nhất: 3.87 %. - Kiểu chuồng chăn nuôi theo tập quán tới nay đã không còn phù hợp nên cũng giảm xuống còn 50 hộ trong tổng số 155 hộ điều tra, chiếm tỷ lệ 32.26 %. Thực tế cho thấy, kiểu chuồng nuôi cải tiến hiện nay đang phổ biến, phù hợp với quy mô chăn nuôi gia trại, phù hợp với điều kiện kinh tế của từng gia đình. Các hộ xây dựng chuồng trại chăn nuôi theo kiểu cải tiến đã góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại được thuận tiện và dễ dàng hơn. Các chất thải như phân, rác, nước thải, nước rửa chuồng… được xử lý dễ dàng hơn chăn nuôi quy mô nhỏ, phân tán. - 41 - Bảng 2 : Các kiểu chuồng nuôi phổ biến Chuồng nuôi truyền thống Chuồng nuôi cải tiến Chuồng nuôi công nghiệpSTT Tên phường Số hộ Số hộ % Số hộ % Số hộ % 1 Cự Khối 10 3 30 7 70 0 0 2 Gia Thuỵ 12 6 50 6 50 0 0 3 Giang Biên 17 6 35.29 10 58.82 1 5.88 4 Long Biên 16 4 25 10 62.5 2 12.5 5 Ngọc Thuỵ 15 4 26.67 11 73.33 0 0 6 Phúc Đồng 10 4 40 6 60 0 0 7 Phúc Lợi 17 4 23.53 11 64.71 2 11.76 8 Sài Đồng 15 5 33.33 10 66.67 0 0 9 Thạch Bàn 11 5 45.45 6 54.55 0 0 10 Thượng Thanh 17 4 23.53 12 70.59 1 5.88 11 Việt Hưng 15 5 33.33 10 66.67 0 0 Tổng hợp 155 50 32.26 99 63.87 6 3.87 Tuỳ theo điều kiện chuồng nuôi khác nhau mà mức độ gây ô nhiễm môi trường khác nhau. Chuồng nuôi truyền thống do số lượng vật nuôi còn ít (1 – 2 con) nên mức độ gây ô nhiễm môi trường chưa lớn. Chuồng nuôi kiểu cải tiến mặc dù sạch sẽ dễ quét dọn nhưng do số lượng nhiều (5 – 10 lợn nái, 50 – 70 lợn thịt, 4 – 5 bò…) nên gây ô nhiễm môi trường xung quanh nhiều hơn bởi lượng phân và nước thải lớn. Mặc dù các hộ có xây bể biogas nhưng vẫn chưa chú ý đến môi trường và việc xử lý chất thải. Thậm chí có những hộ do nuôi gia súc với số lượng lớn, trong khi đó bể biogas được xây dựng với dung tích nhỏ nên nhiều khi phân, rác thải, nước thải chảy tràn ra ngoài rất ảnh hưởng đến môi trường xung quanh do ruồi nhặng bay đến và mùi hôi thối bốc lên. - 42 - Đối với các hộ xây dựng chuồng trại theo hướng công nghiệp, nói chung là sạch sẽ. Tuy nhiên, nếu không chú ý việc xử lý chất thải chăn nuôi, không thiết kế hệ thống xử lý phân phù hợp, theo quy trình kỹ thuật sẽ gây ô nhiễm môi trường ở mức độ lớn hơn nhiều so với tất cả các hình thức chăn nuôi khác. 4.2.3. Vị trí chuồng trại chăn nuôi Một trong những nguyên nhân góp phần gây ô nhiễm môi trường là vị trí chuồng nuôi. Qua điều tra chúng tôi thấy: hầu hết các chuồng trại nằm ngay trong khu vực gia đình hay khu dân cư, rất ít chuồng trại xây dựng ngoài khu dân cư. Do đặc điểm Long Biên là quận có mật độ dân số cao, đất bình quân đầu người thấp nên hầu hết chuồng trại đều được xây dựng trong khu khu dân cư. Kết quả điều tra được trình bày trong bảng 3: Bảng 3: Vị trí chuồng trại Chuồng nuôi trong khuôn viên đất ở Chuồng nuôi xa khuôn viên đất ở (>500m)STT Tên phường Số hộ Số hộ % Số hộ % 1 Cự Khối 10 10 100 0 0 2 Gia Thuỵ 12 12 100 0 0 3 Giang Biên 17 16 94.12 1 5.88 4 Long Biên 16 14 87.5 2 12.5 5 Ngọc Thuỵ 15 15 100 0 0 6 Phúc Đồng 10 10 100 0 0 7 Phúc Lợi 17 15 88.24 2 11.76 8 Sài Đồng 15 15 100 0 0 9 Thạch Bàn 11 11 100 0 0 10 Thượng Thanh 17 16 94.12 1 5.88 11 Việt Hưng 15 15 100 0 0 Tổng hợp 155 149 96.13 6 3.87 - 43 - Qua bảng 3 cho thấy đa số các hộ chăn nuôi đều tận dụng diện tích đất đai nên hầu hết chuồng trại chăn nuôi đều xây dựng trong khuôn viên nhà ở (chiếm 96.13 %). Mặt khác, chuồng trại lại không đảm bảo về khoảng cách an toàn đối với nhà ở, bếp, giếng nước hay các công trình phụ khác. Tệ hơn nữa là chuồng lợn có khi ở cùng một dãy với bếp hoặc rất gần giếng nước, nhà ở. Với tình trạng này, khi mà mật độ đàn gia súc cao sẽ gây ô nhiễm trầm trọng môi trường sống của chính gia đình người chăn nuôi và toàn bộ khu dân cư xung quanh. Ngoài việc gây ô nhiễm về không khí, ô nhiễm mặt đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm nguồn nước bề mặt, ô nhiễm về tiếng ồn…. mà còn gây ra dịch bệnh cho gia súc và cả con người. Chỉ có một số lượng rất ít (6 hộ) có hệ thống chuồng trại ở xa khu dân cư. Thực tế các hộ này đều ở các khu ven đê hoặc ở ngoài đê. Thường các hộ này chăn nuôi theo mô hình VAC. Hệ thống chuồng trại đều rất tiên tiến, đồng bộ. Tuy nhiên, chỉ có hệ thống xử lý phân, chất thải là còn nhiều bất cập. Đó là tình trạng thải trực tiếp phân, chất thải, thức ăn dư thừa… xuống ao mà không qua xử lý. Chính điều này đã làm cho nước ao có màu xanh đen cộng với việc lưu cữu, tồn tại và phát tán mầm bệnh ra môi trường, lây lan cho người và các loại gia súc là tất yếu. Với tình trạng chuồng trại nằm trong khu dân cư như hiện nay, để hạn chế việc ô nhiễm môi trường ngoài áp dụng các biện pháp sinh học xử lý chất thải chăn nuôi thì chính quyền các cấp cần có quy định để hạn chế số lượng vật nuôi cho từng hộ, từng gia đình. Chuồng trại nằm trong khu dân cư nếu không hạn chế số lượng vật nuôi thì bằng cách nào đi nữa vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ không tránh khỏi và có nguy cơ trở nên trầm trọng hơn. 4.2.4. Sử dụng thức ăn trong chăn nuôi - 44 - Việc sử dụng thức ăn trong chăn nuôi có ý nghĩa lớn đối với các hộ chăn nuôi trong việc tăng trọng của gia súc để đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi. Tiến hành điều tra việc sử dụng thức ăn trong chăn nuôi, chúng tôi thu được kết quả trong bảng 4: Bảng 4: Sử dụng thức ăn trong chăn nuôi Thức ăn tận dụng Thức ăn pha trộn đậm đặc Thức ăn công nghiệp STT Tên phường Số hộ Số hộ % Số hộ % Số hộ % 1 Cự Khối 10 10 100 0 0 0 0 2 Gia Thuỵ 12 12 100 0 0 0 0 3 Giang Biên 17 16 94.12 0 0 1 6.25 4 Long Biên 16 13 81.25 1 6.25 2 15.38 5 Ngọc Thuỵ 15 13 86.67 2 13.33 0 0 6 Phúc Đồng 10 10 100 0 0 0 0 7 Phúc Lợi 17 14 82.35 1 5.88 2 14.29 8 Sài Đồng 15 15 100 0 0 0 0 9 Thạch Bàn 11 10 90.91 1 9.09 0 0 10 Thượng Thanh 17 16 94.12 0 0 1 6.25 11 Việt Hưng 15 15 100 0 0 0 0 Tổng hợp 155 144 92.90 5 3.23 6 4.17 Việc sử dụng loại thức ăn này hay thức ăn khác đều có thể gây tác động nhiều hay ít đến môi trường do mùi của phân, nước tiểu mà gia súc thải ra. Từ bảng 4 cho thấy một điều rất đặc biệt trong chăn nuôi lợn ở Long Biên đó là việc tận dụng thức ăn để nuôi lợn. Gần như toàn bộ số hộ điều - 45 - tra (chiếm tỷ lệ tới 92.90 %) đều đi lấy nước gạo, các loại thức ăn thừa từ khu dân cư, các nhà hàng hay khách sạn về nấu lên cho lợn ăn, không cho ăn thức ăn đậm đặc hay hỗn hợp, lượng rau xanh cũng rất ít. Còn đối với các hộ chăn nuôi bò thì cũng tận dụng toàn bộ thân cây ngô, cỏ, cám gạo… để làm thức ăn cho bò mà ít khi bổ sung một loại thức ăn nào khác. Hầu như rất ít các hộ sử dụng cám công nghiệp (4.17 %). Mặc dù có một số hộ chăn nuôi theo quy mô lớn, nhưng do giá thành thức ăn công nghiệp hay thức ăn đậm đặc cao hơn rất nhiều so với việc tận dụng nguồn thức ăn tự kiếm nên gần như toàn bộ các hộ ở đây đều chọn thức ăn tận dụng là chính. Việc sử dụng thức ăn trong chăn nuôi liên quan rất lớn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Thức ăn tận dụng do chất lượng dinh dưỡng kém, không cân bằng hàm lượng các chất trong khẩu phần, con vật phải sử dụng lượng thức ăn lớn (4 - 4,5 kg thức ăn/kg tăng trọng), dẫn tới chất thải trong chăn nuôi nhiều (3 - 3,5 kg phân/lợn/ngày). thức ăn công nghiệp do chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng cao, chi phí thức ăn thấp (2,2 - 2,4 kg thức ăn/kg tăng trọng) nên lượng chất thải cũng ít hơn so với sử dụng thức ăn tận dụng. Việc sử dụng thức ăn tận dụng, thức ăn đậm đặc trộn với cám, ngô có sẵn tại gia đình ngoài việc làm tăng chi phí trong chăn nuôi còn góp phần làm tăn lượng chất thải, tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường. Qua quan sát chúng tôi thấy rằng loại thức ăn mà các hộ đi lấy về có hàm lượng protein cao, tuy nhiên do hỗn hợp này để lâu lên men, mùi rất chua, thậm chí có loại còn có mùi thối nhưng các hộ vẫn sử dụng bình thường. Chính lượng protein (có khi bị biến tính thiu, thối) này gia súc không tiêu hoá hết xuống tới ruột già bị các vi sinh vật gây thối phân giải làm cho phân mà gia súc thải ra có mùi hôi thối, khó chịu không những chỉ ở khu chuồng nuôi mà còn bay rất xa ra xung quanh gây ô nhiễm môi trường trầm trọng mỗi khi chủ hộ chăn nuôi chưa kịp dọn chuồng. - 46 - 4.2.5. Nước sử dụng trong chăn nuôi Nước là thành phần khômg thể thiếu đối với sự sống, đặc biệt là đối với sự sống của con người. Chúng ta không chỉ sử dụng nước cho những nhu cầu bình thường như ăn, uống, sinh hoạt mà còn sử dụng trong sản xuất. Trong chăn nuôi thì nước có vai trò rất quan trọng. Nước trong chăn nuôi được dùng vào các mục đích : cho gia súc uống, tắm cho gia súc và dùng để vệ sinh chuồng trại. Nước sử dụng trong chăn nuôi chúng tôi chia ra làm 2 nội dung nhỏ là: - Có cho con vật uống nước hay không? - Có thường xuyên rửa chuồng hay không? Trong thực tế điều tra chúng tôi thấy rằng đa số các hộ chăn nuôi theo hình thức tận dụng, cho lợn ăn theo tập quán, nấu cám hoà loãng cho ăn nên không cho lợn uống nước riêng. Lợn phải uống nước đọng lại trong máng ăn hay trên nền chuồng, có khi cả nước tiểu. Kết quả điều tra có ở bảng 5 và 6: Bảng 5 : Phương pháp cho lợn uống nước Không thường xuyên cho lợn uống nước Cho uống nước bằng vòi tự độngSTT Tên phường Số hộ Số hộ % Số hộ % 1 Cự Khối 10 10 100 0 0 2 Gia Thụy 12 10 83.33 2 16.67 3 Giang Biên 17 15 88.24 2 11.76 4 Long Biên 16 12 75 4 25 5 Ngọc Thuỵ 15 13 86.67 2 13.33 6 Phúc Đồng 10 10 100 0 0 7 Phúc Lợi 17 14 82.35 3 17.65 - 47 - 8 Sài Đồng 15 13 86.67 2 13.33 9 Thạch Bàn 11 8 72.73 3 27.27 10 Thượng Thanh 17 12 70.59 5 29.41 11 Việt Hưng 15 15 100 0 0 Tổng hợp 155 132 85.16 23 14.84 Bảng 6: Vệ sinh chuồng trại Không thường xuyên rửa chuồng Thường xuyên rửa chuồng (hàng ngày)STT Tên phường Số hộ Số hộ % Số hộ % 1 Cự Khối 10 0 0 10 100 2 Gia Thụy 12 2 16.67 10 83.33 3 Giang Biên 17 5 29.41 12 70.59 4 Long Biên 16 4 25 12 75 5 Ngọc Thuỵ 15 1 6.67 14 93.33 6 Phúc Đồng 10 0 0 10 100 7 Phúc Lợi 17 3 17.65 14 82.35 8 Sài Đồng 15 3 20 12 80 9 Thạch Bàn 11 1 9.09 10 90.91 10 Thượng Thanh 17 3 17.65 14 82.35 11 Việt Hưng 15 2 13.33 13 86.67 Tổng hợp 155 24 15.48 131 84.52 Qua bảng 5 cho thấy số hộ không thường xuyên cho lợn uống nước chiếm tỷ lệ rất cao, lên tới 85,16 %. Những hộ này chủ yếu nấu cám lên rồi hoà loãng cho lợn ăn, nuôi theo kiểu tận dụng. Khi lợn có nhu cầu uống nước (đặc biệt về mùa hè) thì phải uống nước tiểu hay nước rửa chuồng đọng lại trên nền chuồng. Số hộ có đặt hệ thống vòi uống riêng không nhiều, chỉ có 14,84 %. Đây là những hộ nuôi theo mô hình trang trại hoặc gia trại. - 48 - Theo bảng 6 thì đa số các hộ thường xuyên vệ sinh, cọ rửa chuồng trại hàng ngày, chiếm tỷ lệ cao 84,52 %. Còn lại 15,48 % các hộ còn lại là không thường xuyên, thường thì 2-3 ngày mới rửa chuồng một lần, thậm chí có hộ đến khi chuồng bẩn mới cọ chuồng. Các hộ chăn nuôi theo mô hình trang trại hay gia trại thường sử dụng lượng nước rất lớn để vệ sinh chuồng trại và tắm rửa cho gia súc. Sử dụng lượng nước lớn như vậy sẽ làm cho chuồng trại và gia súc sạch sẽ nhưng khả năng gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh là rất cao vì nước thải được thải trực tiếp ra cống, rãnh (mặc dù có bể biogas nhưng không thể chứa hết được) hoặc thải trực tiếp xuống ao cá ngay cạnh đó (các trang trại). Mặt khác, việc cho lợn uống nước hàng ngày bằng vòi uống tự động tuy đáp ứng đủ nhu cầu về nước uống cho con vật nhưng sẽ khiến cho nền chuồng luôn luôn ẩm ướt. Đây sẽ là môi trường thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của vi sinh vật. Các hộ không thường xuyên cho lợn uống nước và ít rửa chuồng thì lượng nước thải ra ít hơn song điều đó không có nghĩa là không gây ô nhiễm môi trường. Ngoài các chất thải của vật nuôi, thức ăn dư thừa khi vệ sinh máng ăn cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý. Nước sử dụng trong chăn nuôi có liên quan rất chặt chẽ đến mức độ ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Ngoài lượng nước tiểu do con vật thải ra thì nước rửa chuồng, nước vệ sinh chuồng trại, nước tắm cho gia súc….cũng mang mầm bệnh có khả năng gây bệnh cho con người và động vật. Vì thế lượng nước thải trong chăn nuôi không được xử lý sẽ là nguồn gây ô nhiễm cho nước mặt, nước ngầm, nước sinh hoạt và mặt đất. 4.2.6. Xử lý chất thải trong chăn nuôi ở các hộ điều tra - 49 - Chất thải trong chăn nuôi có liên quan rất lớn đến thực trạng ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh. Theo cách tính của chuyên gia Pháp, với quy mô nuôi 20 lợn nái, cho ăn thức ăn công nghiệp, hang năm số lượng phân đàn lợn thải ra khoảng 20m3. Ở Việt Nam, hầu hết các hộ đều sử dụng thức ăn tận dụng và sử dụng thêm chất độn chuồng nên lượng chất thải ra ngoài môi trường tăng gấp nhiều lần, khoảng 40-60 m3/năm. Qua điều tra với cả 3 quy mô: chăn nuôi nhỏ, chăn nuôi gia trại và chăn nuôi trang trại chúng tôi thấy việc xử lý chất thải rất đa dạng, phụ thuộc vào nhận thức và điều kiện kinh tế của các hộ chăn nuôi. Hầu hết các hộ làm chuồng trại trong khuôn viên đất ở và trong khu dân cư nên đều xây dựng và sử dụng bể biogas trong việc xử lý chất thải chăn nuôi. Nhưng do xây dựng đã lâu nên bể đã bị hỏng, hoặc thể tích quá nhỏ so với lượng chất thải được thải ra (khi có hộ nuôi >15 con lợn hay 4-5 con bò) nên lượng chất thải dư thừa và chưa được xử lý rất nhiều, số này được để ngay cạnh chuồng lợn hoặc trong vườn, sau đó được đưa ra ruộng. Một số khác thì thải trực tiếp ra cống rãnh gần nhà gây ô nhiễm nặng cho nguồn nước và không khí khu vực xung quanh do mùi phân, rác, nước thải bốc lên rất khó chịu. Thậm chí có hộ chuồng trại con ở cùng dãy hoặc ngay cạnh bếp, mỗi khi rửa chuông nước chảy trực tiếp ra vườn, rãnh, ruồi nhặng nhiều rất mất vệ sinh. Kết quả điều tra xử lý chất thải thể hiện ở bảng 7. Qua bảng 7 cho thấy mặc dù điều kiện đất đai tại Long Biên không phải là hẹp nhưng chuồng trại chăn nuôi hầu hết vẫn nằm trong khu dân cư, các trại lợn nằm ngoài cánh đồng xa khu dân cư vẫn còn ít. Đa số đều sử dụng biogas nhưng tình trạng thải chất thải chăn nuôi trực tiếp ra ngoài môi trường vẫn còn rất nhiều, chiếm 50,32 %. Đây là các hộ chăn nuôi theo kiểu tận dụng diện tích - 50 - đất và nhân khẩu nhưng lại không làm ruộng, vì vậy mà lượng chất thải dư thừa do xử lý biogas không hết được thải trực tiếp ra cống rãnh chung. Từ bảng 7 cũng cho thấy, số hộ có hố chứa phân ngay cạnh chuồng hay ngoài vườn cũng chiếm tỷ lệ cao chiếm tới 49,68%. Đa số những hộ này vẫn chăn nuôi theo phương thức tận dụng, chuồng nuôi có cải tiến, có vị trí cho lợn ăn, nằm bằng bê tông hoặc gạch, có hố biogas nhưng thể tích nhỏ và có cả hố chứa phân ngay bên ngoài chuồng với mụch đích lấy phân chuồng để bón ruộng nên nguy cơ ô nhiễm môi trường càng cao, 100% các hộ đều không xử lý phân trước khi bón cho cây trồng. Bảng 7 :Kết quả điều tra thực trạng xử lý chất thải Thải trực tiếp ra cống rãnh, ao hồ Có hố phân và rác thải ngoài chuồng nuôiSTT Tên phường Số hộ Số hộ % Số hộ % 1 Cự Khối 10 3 30 7 70 2 Gia Thụy 12 8 66.67 4 33.33 3 Giang Biên 17 8 47.06 9 52.94 4 Long Biên 16 6 37.5 10 62.5 5 Ngọc Thuỵ 15 8 53.33 7 46.67 6 Phúc Đồng 10 8 80 2 20 7 Phúc Lợi 17 7 41.18 10 58.82 8 Sài Đồng 15 6 40 9 60 9 Thạch Bàn 11 7 63.64 4 36.36 10 Thượng Thanh 17 10 58.82 7 41.18 11 Việt Hưng 15 7 46.67 8 53.33 Tổng hợp 155 78 50.32 77 49.68 Trong số 155 hộ điều tra thì có 6 trang trại, các trại này đều nằm tách biệt ngoài cánh đồng và theo mô hình VAC. Chất thải của việc chăn nuôi được thải trực tiếp xuông ao ngay cạnh chuồng làm thức ăn cho - 51 - cá. Đây là hình thức chăn nuôi rất hay, vừa tận dụng được nguồn thức ăn cho cá vừa tránh được việc gây ô nhiễm cho khu dân cư và môi trường. Tuy nhiên cần phải thường xuyên vệ sinh và thay nước cho ao cá nếu không cũng gây ô nhiễm không kém. Ở các hộ điều tra nói riêng cũng như toàn quận Long Biên nói chung, ngoài xử lý chất thải bằng biogas được coi là tốt nhất vẫn chưa có phương pháp nào xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả hơn. Quận cũng chưa có quy định bắt buộc hộ chăn nuôi phải xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường mà chỉ là khuyến khích nên nguy cơ và tình trạng ô nhiễm môi trường tại các phường có phong trào chăn nuôi phát triển rất cao. 4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA HOẠT ĐỘNG GIẾT MỔ 4.2.1. Tình hình phân bố các điểm giết mổ trên địa bàn quận Long Biên. Với diện tích rộng 6.038,24 ha gồm 14 phường, quận có số lượng các hộ tham gia hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm khá nhiều. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 8: Qua bảng 8 cho thấy: số hộ tham gia giết mổ gia súc, gia cầm rất lớn: 64 hộ giết mổ gia cầm, 103 hộ giết mổ lợn. Trong khi đó số hộ tham gia giết mổ trâu bò và dê rất ít: 1 hộ giết mổ trâu bò, 3 hộ giết mổ dê. Điều này cũng dễ hiểu vì giá thành thịt lợn, thịt gia cầm thấp hơn thịt trâu, bò, dê và nhu cầu tiêu thụ của người dân về thịt lợn, gia cầm cao hơn so với thịt trâu, bò, dê. Giết mổ gia súc, gia cầm không tập trung ở lò mổ mà diễn ra tại các hộ gia đình, rải rác ở các phường, nhiều nhất là ở phường Ngọc Lâm (33 điểm giết mổ, chiếm tỷ lệ 19,30%), ít nhất ở phường Cự Khối (04 điểm giết - 52 - mổ, chiếm tỷ lệ 2,34%) trong tổng các hộ tham gia hoạt động giết mổ. Cụ thể: + Giết mổ gia cầm 64 hộ, phân bố ở hầu hết các phường, tập trung nhiều nhất ở phường Ngọc Lâm (17 điểm), riêng phường Thượng Thanh không có điểm giết mổ nào. Ngoài các điểm giết mổ ra, thịt gia cầm được 53 Bảng 8: Số lượng các hộ tham gia hoạt động giết mổ Giết mổ lợn TT Tên phường Giết mổ gia cầm Điểm giết mổ GM tại nhà chủ bán gia súc Giết mổ trâu,bò Giết mổ dê Tổng hợp Tỷ lệ (%) 1 Bồ Đề 04 07 11 6,43 2 Cự khối 02 02 04 2,34 3 Long Biên 03 05 01 09 5,26 4 Thạch Bàn 02 20 22 12,87 5 Việt Hưng 09 05 14 8,19 6 Giang Biên 02 07 03 01 11 6,43 7 Đức Giang 01 04 05 2,92 8 Sài Đồng 10 12 22 12,87 9 Phúc Lợi 05 05 01 11 6,43 10 Ngọc Lâm 17 15 01 33 19,30 11 Thượng Thanh 0 05 05 2,92 12 Phúc Đồng 01 06 07 4,09 13 Ngọc Thuỵ 05 03 08 4,68 14 Gia Thuỵ 03 06 09 5,26 Tổng cộng 64 07 98 01 03 171 100 54 nhập từ các nơi khác đưa về chợ bán như: Chợ Vàng (huyện Gia Lâm), chợ Long Biên (quận Ba Đình)… + Giết mổ lợn: 103 hộ trong đó 5 hộ có điểm giết mổ cố định, tập trung ở phường Giang Biên, 98 hộ giết mổ ngay tại nhà chủ có gia súc bán, tập trung nhiều nhất ở phường Thạch Bàn (20 hộ). Một nét đặc trưng của quận là chăn nuôi nhiều, nên nảy sinh hình thức tự kinh doanh giết mổ, một hình thức tự cung tự cấp. + Giết mổ trâu bò: 01 điểm ở phường Ngọc Lâm. + Giết mổ dê: 03 điểm ở phường Long Biên, Giang Biên, Phúc Lợi. Như vậy chỉ trong một quận mà đã có tới 171 hộ tham gia hoạt động kinh doanh giết mổ, một số lượng khá lớn. Hơn nữa, các điểm giết mổ này không tập trung mà nằm phân tán nhỏ lẻ, manh mún trong dân. Do cơ chế thị trường tác động, hàng loạt các điểm giết mổ tư nhân trên địa bàn Quận phát triển tràn lan, tự phát không có sự quản lý. Đồng thời thể hiện sự không quan tâm của chính quyền địa phương, cơ quan thú y. 4.2.2. Kết quả điều tra về loại hình, địa điểm xây dựng và điều kiện hoạt động của các điểm giết mổ trên địa bàn quận Long Biên. Theo quy định của Chính phủ, hoạt động kinh doanh giết mổ là “loại hình kinh doanh có điều kiện”. Ngoài ra, pháp lệnh thú y cũng quy định “việc giết mổ gia súc chỉ được thực hiện tại các cơ sở giết mổ hợp vệ sinh, đước sự đồng ý của chính quyền địa phương và cơ quan thú y sở tại…” (Pháp lệnh thú y, 2004). Đồng thời việc xây dựng thiết kế cơ sở giết mổ (lò mổ, điểm giết mổ) phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5452 – 1991). Theo quy định pháp luật để kinh doanh giết mổ chủ kinh doanh giết mổ phải có đủ các điều kiện về đất đai, cơ sở vật chất, giấy phép kinh doanh giết mổ, giấy khám sức khoẻ cho chủ cơ sở và công nhân, có giấy chứng nhận về 55 vệ sinh thú y cơ sở giết mổ do Cục Thú y hoặc Chi cục cấp tuỳ theo mục đích hoạt động. Dựa vào những quy định trên chúng tôi đã tiến hành điều tra 171 hộ tham gia giết mổ gia súc, gia cầm để đánh giá thực tế. Kết quả được trình bày ở bảng 9: Trong tổng số 171 hộ tham gia hoạt động giết mổ có 98 hộ giết mổ ngay tại nhà chủ có gia súc bán, chiếm 57,3%. Còn lại 73 hộ giết mổ có địa điểm cố định (hay cơ sở giết mổ), chiếm 42,7%. Như vậy giết mổ tại nhà dân phổ biến hơn có thể do thiếu cơ sở vật chất và các điều kiện khác. Với các hộ tham gia hoạt động giết mổ có địa điểm cách đường giao thông chính <500m có 47 hộ, chiếm tỷ lệ 64,38%; >500m có 26 hộ, chiếm tỷ lệ 35,62%. Theo tiêu chuẩn vệ sinh thì các điểm giết mổ phải cách đường giao thông chính >500m, chỉ có 35,62% điểm đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Song các điểm giết mổ này đều nằm đan xen trong khu vực dân cư. Xét về sự quản lý của nhà nước thì thấy 100% các hộ tham gia hoạt động giết mổ đều không có sự quản lý của nhà nước và không có giấy phép hành nghề kinh doanh và đồng thời cũng không chịu sự quản lý của cơ quan thú y một cách đúng mức bởi lẽ sự quản lý ở đây chỉ mang tính chất hợp lý hoá cho việc thu nộp thuế, còn lại về mặt chuyên môn, vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan thú y. Các điểm giết mổ trâu, bò, dê, cừu cũng không có sự quản lý của chính quyền địa phương và cơ quan thú y. Cũng qua kết quả điều tra trên của chúng tôi cho thấy thực trạng quản lý kiểm soát giết mổ chưa được quan tâm. Mặt khác cũng phần nào thể hiện sự buông lỏng công tác kiểm soát giết mổ của chính quyền địa phương. Cơ quan thú y chưa thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm của mình tham mưu cho các cấp chính quyền địa phương trong việc quy hoạch xây dựng, quản lý hoạt động các điểm giết mổ.Chính vì lẽ đó mà công tác giết mổ chưa đi vào nề nếp, chưa tạo ra hành lang pháp lý, thói quen chấp hành pháp luật của 56 Bảng 9: Loại hình, địa điểm xây dựng và điều kiện hoạt động của các điểm giết mổ Loại hình giết mổ Cách đường giao thông chính (m) Quản lý của cơ quan có thẩm quyền Giấy phép hành nghề, giấy phép kinh doanh Điểm giết mổ GM tại nhà chủ bán gia súc Điểm giết mổ 500 Có sự quản lý của nhà nước Có sự quản lý của trạm thú y Có Không Gia cầm 0 64 45 19 0 30 30 34 Lợn 98 05 0 05 0 0 0 103 Trâu, bò 0 01 01 0 0 0 0 01 Dê 0 03 01 02 0 0 0 03 Tổng hợp (171 hộ điều tra) 98 73 47 26 0 30 30 141 Tỷ lệ (%) 57,31 42,69 64,38 35,62 0,00 17,54 17,54 82,46 57 các chủ hộ giết mổ. Do đó ý thức chấp hành pháp luât của chủ cơ sở giết mổ chưa cao. Vì vậy, thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng chưa đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh và có nhiều nguy cơ gây ngộ độc do thực phẩm là điều không tránh khỏi. Các hoạt động giết mổ tự phát không có sự quản lý chặt chẽ này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và trực tiếp ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân là tất yếu. 4.2.3. Thiết kế xây dựng, trang thiết bị và công suất giết mổ tại Quận Long Biên Quyết định số 3468 QĐ – UB ngày 10/9/1997 của UBND thành phố Hà Nội đã hướng dẫn về điều kiện trong giết mổ, vận chuyển, buôn bán sản phẩm lợn, trâu, bò ở điều 2 chương 2: “Phải cách xa trường học, bệnh viên, nơi nhiễm độc, nhiễm bẩn 100m trở lên và có tường bao quanh cao tối thiểu 2m. Mặt bằng giết mổ phải được phân chia thành từng khu phù hợp với quy mô. Hệ thống giết mổ phải được bố trí hợp lý theo dây chuyền từ nơi nhập gia súc đến nơi thịt và phụ phẩm riêng biệt. Phải có đủ ánh sáng, nước sạch phục vụ cho giết mổ. Nền chuồng nhốt gia súc trước khi giết mổ, nơi tắm gia súc và sàn giết mổ không trơn, không thấm nước có độ dốc thoát nước về hệ thống cống rãnh tự chảy, hố ga, bể chứa đủ thu gom và chất thải xử lý tiêu độc dễ dàng, thuận tiện”. Căn cứ theo nội dung của quy định trên, chúng tôi trình bày kết quả điều tra ở bảng 10: 58 Bảng 10: Kết quả điều tra về thiết kế, xây dựng, điều kiện và công suất tại các điểm giết mổ Diện tích mặt bằng (m2) Công suất giết mổ (con/ngày) Điều kiện điểm giết mổ STT Điểm giết mổ < 5 5-10 10-15 > 15 < 5 5-10 10-15 > 15 Được phân thành khu riêng biệt G iết mổ trên bàn, bệ >60cm G iết mổ trên bàn, bệ < 60cm , sàn nhà C ó khu khám thân th ịt, phủ tạng 1 Gia cầm (64) 53 11 20 33 11 0 0 64 2 Lợn (05) 04 01 04 01 0 0 05 3 Trâu,bò (01) 01 01 0 0 01 4 Dê (03) 01 02 01 02 10 0 03 59 Qua bảng 10 ta thấy: + Đối với giết mổ gia cầm: Có tổng số 64 điểm, trong đó 53 điểm giết mổ có diện tích mặt bằng < 5m2 với công suất nhỏ 5 -15 con/ngày (trong đó 20 điểm có công suất 5 -10 con/ngày; 33 điểm có công suất 10 -15 con/ngày). 11 điểm có diện tích mặt bằng từ 5 -10m2 với công suất > 15 con/ngày. Diện tích mặt bằng nhỏ, công suất giết mổ nhỏ, song số lượng điểm giết mổ gia cầm lại rất lớn. Điều này thể hiện sự bùng phát các hộ kinh doanh chạy theo lợi nhuận. Các điểm giết mổ này hầu hết phân bố ở khu vực nông nghiệp, công nghiệp và ngoại ô xen kẽ với khu dân cư, trường học, bệnh viện, tập trung ở các phường có chợ trung tâm lớn như Ngọc Lâm, Sài Đồng, Việt Hưng, Ngọc Thụy.… Hiện nay khi mà dịch cúm gia cầm đang hoành hành hầu khắp các tỉnh phía nam, cả nước đang gia sức phòng chống dịch cúm gia cầm và dịch cúm A H5N1 ở người thì việc giết mổ gia cầm bừa bãi không có sự quản lý của chính quyền cũng như của cơ quan thú y là hết sức nguy hiểm. Điều này nói lên rằng dịch cúm gia cầm có thể bùng phát bất cứ lúc nào và đe doạ trực tiếp tới tính mạng của những người tham gia giết mổ này và gây nguy hiểm cho cộng đồng xung quanh. Mặc dù Chính phủ đã có quy định cấm chăn nuôi gia cầm ở khu vực nội thành vậy mà trên thực tế thì tình trạng chăn nuôi vẫn còn tràn lan thậm chí có những gia đình nuôi tới hàng ngàn con ngan, vịt, gà…Chính vì vậy việc giết mổ chính nguồn gia cầm mình nuôi ra mà cung cấp cho thị trường là tất yếu và thử hỏi liệu việc xoá bỏ dịch cúm gia cầm ở Việt Nam là thật hay mơ? + Đối với giết mổ lợn: 60 Mới chỉ có 5 điểm tập trung ở phường Giang Biên trong đó có 4 điểm giết mổ có diện tích mặt bằng từ 5-10m2 với công suất nhỏ < 5 con/ngày. Một điểm có diện tích mặt bằng từ 10-15m2, công suất từ 5-10 con/ngày. Các điểm giết mổ này cung cấp thịt cho chợ ở phường và một số chợ khác. Tuy nhiên, với công suất nhỏ lượng thịt lợn không thể cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ của Quận. Một lượng lớn thịt do các hộ giết mổ tự do cung cấp có công suất từ 2- 3 con/ngày, thậm chí có hộ giết mổ trên 20 con/ngày và nhập thêm từ các lò mổ khác như Khương Định, Thịnh Liệt… + Đối với giết mổ trâu, bò: Duy nhất có một điểm nằm ở phường Ngọc Lâm có diện tích >15m2, giết mổ với công suất < 5 con/ngày. Và với công suất giết mổ rất nhỏ này nên thịt trâu, bò chủ yếu được nhập từ lò mổ Kim Sơn (huyện Gia Lâm) và các lò mổ lân cận khác. + Đối với giết mổ dê: Có 3 điểm, trong đó có một điểm có diện tích 5-10m2, giết mổ với công suất >15 con/ngày. Lượng thịt dê này cung cấp cho các nhà hàng lớn của quận như: nhà hàng Thạch Bàn, nhà hàng Việt Hưng, nhà hàng Sài Đồng… ít khi mang ra chợ bán. Như vậy có thể thấy, diện tích điểm giết mổ gia súc, gia cầm chật hẹp chưa phù hợp với công suất giết mổ. Phần lớn diện tích điểm giết mổ nhỏ do tận dụng, cải tạo một phần công trình nhà ở thành nơi giết mổ hoặc dựng vách, liếp, thậm chí còn giết mổ ngay trên vỉa hè, tại sân, bờ giếng hoặc bờ ao của gia đình, tận dụng cả góc khu chợ. Đây là điều đáng báo động vì việc giết mổ gia súc, gia cầm bừa bãi ngoài việc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn gây ô nhiễm môi trường, làm mất trật tự, đảo lộn sinh hoạt của 61 người dân trong khu vực, phản ánh xã hội thiếu văn minh, đồng thời là nguyên nhân làm lây lam dịch bệnh động vật. Theo quy định, thiết kế một cơ sở giết mổ, khu vực giết mổ phải được phân thành các khu riêng biệt: khu sạch và khu bẩn. Quá trình giết mổ phải được tiến hành tuần tự từ khu bẩn chuyển sang khu sạch sao cho chu trình vận chuyển sản phẩm chính, sản phẩm phụ, chu trình vấy bẩn, chu trình sạch tách rời nhau, không được gặp nhau mới bảo đảm thịt sau giết mổ không bị ô nhiễm. Qua bảng kết quả điều tra chúng tôi thấy: toàn bộ các điểm giết mổ không có khu khám thân thịt và phủ tạng, cổng nhập, cổng suất, khu nuôi gia súc cách ly và nghi mắc bệnh. Tất cả các điểm giết mổ đều có khu nhốt gia súc, gia cầm chờ giết. Song hầu hết các khu nuôi nhốt này được xây dựng tạm bợ, diện tích thường nhỏ 5-10m2, không có hệ thống cống rãnh nên phân và nước tiểu khó thoát gây mùi hôi thối khó chịu. Nhìn chung, việc tuân thủ yêu cầu kỹ thuật trong xây dựng điểm giết mổ đều không đạt yêu cầu. Các khâu giết mổ như tháo tiết, cạo lông, làm lòng, pha lọc và phân loại thịt đều tiến hành chung trên cùng diện tích, giết mổ trên sàn, nền xi măng. Các công đoạn giết mổ chồng chéo lên nhau.Do hầu hết các điểm giết mổ không phân thành khu riêng nên thân thịt, phủ tạng và chất thải đều để chung lẫn nhau. Riêng có một điểm giết mổ dê ở phường Long Biên thì các công đoạn giết mổ không bị chồng chéo vì có phân thành khu riêng biệt. Ngày nay, khi mà Việt Nam vừa chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) (11/01/2007) thì việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo môi trường sống trong lành, đảm bảo mỹ quan đô thị nhằm nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng và tạo tính cạnh tranh lành mạnh trên thương trường là một điều quan trọng hàng đầu. Do đó, không những ngành chăn 62 nuôi, việc quản lý hoạt động giết mổ của cả nước nói chung và quận Long Biên nói riêng cần phải xây dựng cho được chiến lược hoạt động lâu dài phù hợp với tình hình hội nhập. 4.2.4. Thực trạng vệ sinh tại điểm giết mổ trên địa bàn quận Long Biên Vệ sinh trong quá trình giết mổ thường không được chú ý. Chủ các điểm giết mổ đã tận dụng ngay bếp, sân giếng, bậc lên xuống làm nơi phóng tiết. Do không được tắm rửa nên thân mình gia súc thường dính đầy đất, phân, nước tiểu… Cạo lông được 70-80% diện tích da, dội nước qua loa, làm lòng, pha lóc ngay tại chỗ, thân thịt bị dính lông, phân, nước tiểu, chất thải từ dạ dày, ruột… rất bẩn, nguy cơ nhiễm vi khuẩn vào thịt sau giết mổ sẽ rất cao. Mặt khác, người chăn nuôi có thói quen cho gia súc ăn no trước khi xuất chuồng và đưa lên xe vận chuyển, gia súc không được nhịn đói để tự làm sạch bộ máy tiêu hoá và không cho uống nước, nghỉ ngơi đủ 24 giờ. Vì vậy, sức đề kháng giảm, khả năng nhiễm khuẩn qua đường tiêu hoá vào thịt rất cao. Kết quả điều tra ở bảng 11 cho thấy: Nguồn nước sử dụng: Nước dùng trong giết mổ là một trong những yếu tôt quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh của thịt. Có ba điểm giết mổ dùng nước máy ( chiếm tỷ lệ 4,11%). Đây là nguồn nước đã qua sử lý và đảm bảo vệ sinh trong giết mổ; 59 điểm sử dụng nước giếng khoan (chiếm tỷ lệ 80,82%) và 11 điểm dùng nước giếng khơi (15,07%). Nguồn nước này có khi được bơm trực tiếp để dùng, có khi dự trữ trong bể chứa không đậy nắp, để lâu ngày sẽ gây ô nhiễm nước. 63 Bảng 11: Thực trạng vệ sinh tại khu giết mổ Nguồn nước xử lý chất thải Phương pháp xử lý chất thải Vệ sinh tiêu độc Đánh giá thực trạng vệ sinh khu GM ST T Điểm giết mổ Nước máy Nước giếng khoan Nước giếng khơi Hầm chứa, hồ sinh học B iogas T hải tự do Vệ sinh khử trùng dụng cụ GM Vệ sinh, tiêu độc trước, sau khi GM Vệ sinh tiêu độc định kỳ khu GM Tốt K há T rung bình K ém 1 Gia cầm 03 51 10 06 0 58 0 0 0 0 0 20 44 2 Lợn 0 04 01 0 0 05 0 0 0 0 0 03 02 3 Trâu, bò 0 01 0 0 0 01 0 0 0 0 0 01 0 4 Dê 0 03 0 0 0 03 0 0 0 0 0 01 01 Tổng hợp (171 hộ điều tra) 3 59 11 6 0 67 0 0 0 0 0 25 47 Tỷ lệ (%) 4,11 80,82 15,07 8,22 0,00 91,78 0,00 0,00 0,00 0,00 1,37 34,25 64,38 64 Vệ sinh tiêu độc nơi giết mổ trang thiết bị, dụng cụ cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giết mổ. Thực tế hiện nay, 100% các điểm giết mổ đều không quan tâm đến công tác vệ sinh tiêu độc nên tiêu độc, khử trùng dụng cụ giết mổ, tiêu độc trước và sau giết mổ; tiêu độc định kỳ khu giết mổ chưa được thực hiện. Hơn nữa các điểm giết mổ gia súc trên địa bàn thiếu sự kiểm soát của cơ quan thú y. Vì thế các điểm giết mổ tự do hoạt động không thực hiện đúng qui trình vệ sinh thú y. Cách giết mổ tuỳ tiện này làm cho hệ vi sinh vật tồn tại, phát triển và lưu cữu trên nền, tường và cụng cụ, gây ô nhiễm cho thịt. Việc xử lý nước và các chất thải sau giết mổ là một việc hết sức cần thiết đối với vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường. Bởi lẽ các sản phẩm sau giết mổ bao gồm nhiều chủng loại: mỡ, máu, lông, da, móng, chất chứa ruột, dạ dày, phân, rác…nếu không được xử lý mà thải ra ngoài thì không những gây ô nhiễm môi trường mà còn mang nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây lên dịch bệnh cho cả người và gia súc. Trong quá trình tới tận nơi khảo sát chúng tôi thấy hầu như các hộ tham gia hoạt đông giết mổ đều không có công đoạn xử lý nước và các chất thải sau giết mổ. Sau khi giết mổ xong, mọi nhà đều dội nước cho toàn bộ các chất thải và rác thải xuống cống chung của khu dân cư. Trong 73 điểm điều tra chỉ có 6 điểm có hầm chứa, hồ sinh học để xử lý chất thải chiếm tỷ lệ 8,22%; 67 điểm giết mổ tự do, chiếm tỷ lệ 91,78% các chất thải không được xử lý, thải trực tiếp ra bên ngoài. Với sự quản lý chưa chặt chẽ của chính quyền địa phương, của cơ quan thú y cộng với sự nhận thức còn hạn chế của người dân mà tình trạng này đã trở thành phổ biến. Đánh giá tình trạng vệ sinh tại điểm giết mổ: chỉ có một điểm giết mổ dê đạt loại khá, chiếm tỷ lệ 1,37%; 25 điểm xếp loại trung bình, chiếm tỷ lệ 34,25%; không có điểm xếp loại tốt. Đa số các điểm giết mổ đều có thực trạng vệ sinh kém (47 điểm, chiếm tỷ lệ 64,38%). 65 Tồn tại lớn nhất trong hoạt động giết mổ ở quận hiện nay là tại các điểm giết mổ không có cán bộ thú y kiểm soát. Như vậy, một số lượng rất lớn thịt chưa qua kiểm soát giết mổ vẫn được buôn bán tự do, lưu thông trên thị trường, nhưng người tiêu dùng không hề biết thịt mình mua có được an toàn hay không. Không ai có thể biết trước được khi nào nguồn thực phẩm này gây ra ngộ độc. Đây là điều hết sức lo ngại vì từ khi giết mổ qua quá trình vận chuyển đến nơi tiêu thụ mầm bệnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát tán trên diện rộng, đó cũng là nguyên nhân gây ra những ổ dịch bệnh động vật trên địa bàn. Hơn nữa, trình độ hiểu biết của người tham gia giết mổ có hạn, ý thức thiếu tự giác hay chạy theo lợi nhuận trước mắt, coi nhẹ chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, coi nhẹ trách nhiệm của người kinh doanh đối với quyền lợi của người tiêu dùng. Trong thực tế theo các nghiên cứu vi sinh vật thịt một cách cụ thể đối với từng loại thịt (thịt có qua kiểm dịch được vận chuyển bao gói cẩn thận, thịt không được kiểm dịch không được bao gói và vận chuyển tuỳ tiện…) đã chứng minh được rất rõ về chất lượng thịt đặc biệt là về mảng vi sinh vật. Qua đây chúng tôi muốn nói rằng nguy cơ gây lan tràn dịch bệnh, nguy cơ ngộ độc thực phẩm làm mất an toàn cho người tiêu dùng là điều sớm muộn sẽ xảy ra. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn đối với các điểm giết mổ này là tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường ở đây không chỉ đơn thuần là ô nhiễm nguồn nước do nước thải chưa được xử lý, ô nhiễm đất với hàng loạt các sản phẩm lông, da, móng, mỡ, máu…được phơi bày với đầy ruồi bọ mà còn ô nhiễm về tiếng ồn. Ngoài ra còn chưa kể đến tình trạng lưu cữu và lây lan dịch bệnh cho người và gia súc. 66 PHẦN THỨ NĂM KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN Qua những kết quả điều tra đã trình bày ở trên, chúng tôi rút ra những kết luận sau: 1. Long Biên là quận có phong trào chăn nuôi khá phát triển. Tuy vậy, trong chăn nuôi ở đây vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm: + Trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường thì nguyên nhân do chất thải trong chăn nuôi là một trong những nguyên nhân quan trọng chưa được người chăn nuôi chú ý. + Tình trạng chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ và xen lẫn với khu dân cư còn rất phổ biến. Chuồng nuôi được xây dựng ngay trong khuôn viên đất ở và xen lẫn với khu dân cư không những ảnh hưởng đến môi trường sống mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của người xung quanh do nguy cơ lây lan dịch bệnh từ gia súc nuôi. + Việc vệ sinh môi trường và xử lý chất thải trong chăn nuôi vẫn chưa được quan tâm và thực hiện. Nhận thức về vệ sinh môi trường còn hạn chế, các chất thải trong chăn nuôi như phân, nước thải, chất độn chuồng chưa có quy trình xử lý hiệu quả. Người chăn nuôi chủ yếu sử dụng theo kinh nghiệm nên ô nhiễm môi trường dễ dàng xảy ra với các hộ chăn nuôi và cộng đồng xã hội. 2. Hoạt động giết mổ + Trong số 171 hộ tham gia kinh doanh giết mổ thì có 73 điểm giết mổ là nhỏ lẻ, tự phát theo cơ chế thị trường, không chịu sự quản lý của nhà nước và trạm thú y quận. 67 + Hầu hết các điểm giết mổ có quy mô công suất nhỏ, không đảm bảo quy định chung về thú y. Các điểm giết mổ này thường nam trong khu dân cư, khu công nghiệp và gần trục đườgn giao thông chính, gần chợ, phố xá gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cộng đồng và môi trường. + Do các điểm giết mổ tận dụng một phần diện tích nhà ở của mình để làm nơi giết mổ nên không đảm bảo các yêu cầu chung về thiết kế xây dựng theo quy định của Pháp lệnh Thú y. Hầu hết các điểm giết mổ điều tra đều không được phân thành các khu riêng biệt, không có khu khám thân thịt phủ tạng nên tất cả các công đoạn của quá trình giết mổ đều được tiến hành ngay trên nền, sàn rất mất vệ sinh. + Các chất thải ra từ quá trình giết mổ như phân, chất chứa dạ dày, mỡ, lông….và nước thải ra đều không được xử lý trước khi đưa ra ngoài môi trường. Thường thì chúng được đổ ra cống rãnh chung ở quanh nhà cùng với nước sinh hoạt.Tình trạng này sẽ khiến cho nguồn nước khu vực xung quanh có nguy cơ ô nhiễm vi sinh vật trầm trọng và khả năng lây lan bệnh tật cho con người là rất lớn. 5.2. ĐỀ NGHỊ Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và giết mổ là một trong những vấn đề lớn cần được quan tâm và giải quyết đi đôi với phát triển chăn nuôi và mở rộng giết mổ ở Long Biên. Vì vậy rất cần được các nhà khoa học, quản lý tập trung giải quyết. Trong thời gian thực tập có hạn, khả năng còn hạn chế, cho nên đây mới chỉ là những suy nghĩ bước đầu, còn nhiều thiếu sót. Vì vậy cần được tiếp tục thực hiện ở những khoá sau nữa. 68 TÀI LIỆU THAM KHẢỎ 1. Phan Trinh Chức (1984), Kiểm soát vệ sinh thú y, NXB Nông nghiệp - Hà Nội. 2. Cơ sở giết mổ - Yêu cầu vệ sinh, Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5452- 1991), Hà Nội. 3. Trương Thị Dung (2000), Khảo sát một số chỉ tiêu vi sinh vật thú y tại các điểm giết mổ trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, ĐHNNI - Hà Nội. 4. Trương Văn Dung (1995), Thành tựu hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thú y phục vụ phòng chống dịch bệnh bảo vệ môi trường chăn nuôi trong thời kỳ đổi mới (1996 – 2000), Hội chăn nuôi Việt Nam (Tr 10 -12). 5. Trần Xuân Đông (2002), Khảo sát thực trạng giết mổ gia súc, một số chỉ tiêu vi sinh vật thú y tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố Hạ Long và 3 thị xã tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, ĐHNNI - Hà Nội. 6. Bùi Thị Phương Hoà (2000), Nghiên cứu tình trạng ô nhiễm trong chăn nuôi gà công nghiệp và ứng dụng chế phẩm EM BOKASHI nhằm cải thiện môi trường và năng suất vật nuôi, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, ĐHNNI - Hà Nội. 7. Đỗ Ngọc Hoè (1996), Một số chỉ tiêu vệ sinh nguồn nước trong chăn nuôi ở Hà Nội, Luận án phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp, ĐHNNI - Hà Nội. 8. TS.Lăng Ngọc Huỳnh (2004), Vệ sinh môi trường trong chăn nuôi, NXB Đại học Cần Thơ. 69 9. Trần Duy Khanh (2004), Ô nhiễm môi trường chăn nuôi vùng đồng bằng sông hồng, Tạp chí CIRAD, (Tr 34-38). 10. Trần Duy Khanh (2004), Chăn nuôi vùng đồng bằng sông Hồng cơ hội và thách thức, Tạp chí chăn nuôi - số 2, 2005, (tr 47-53). 11. Nguyễn Thị Hoa Lý - Hồ Kim Hoa, Tình hình ô nhiễm nước ngầm trong các trại chăn nuôi khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Tạp chí thú y - số 3 , 2001 (Tr 41-46). 12. Nguyễn Thị Hoa Lý - Hồ Kim Hoa, Hiệu quả một số hoá chất khử trùng dùng trong chăn nuôi, Tạp chí thú y - số 4 , 2002 (Tr 43-49). 13. Nguyến Thị Hoa Lý, Một số vấn đề liên quan đến xử lý chất thải trong chăn nuôi, lò mổ, Tạp chí thú y - số 2 , 2005 (Tr 75-86). 14. Hồ Văn Nam và cộng sự (1997), Bệnh viêm ruột và ỉa chảy ở lợn, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y - số 1. 15. PGS.TS Lương Đức Phẩm (2002), Vi sinh vật học và an toàn vệ sinh thực phẩm, NXB Nông nghiệp. 16. Đào Ngọc Phong (1979), Ô nhiễm môi trường, NXB khoa học và kỹ thuật (Tr 33-77). 17. Nguyễn Vĩnh Phước (1978), Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc, NXB đại học và trung học chuyên nghiệp. 18. Nguyễn Như Thanh, Bùi Quang Anh, Trương Quang (2001), Giáo trình dịch tễ học thú y, NXB Nông nghiệp. 19. Nguyễn Ngọc Tuân (2002), Vệ sinh thịt, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 20. Viện y học lao động và vệ sinh môi trường (1993), Thường quy kỹ thuật y học lao động và vệ sinh môi trường, Bộ y tế - Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThực trạng tình hình chăn nuôi và hoạt động giết mổ với vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận Long Biên - Thành phố Hà Nội (70 trang).pdf
Luận văn liên quan