Hiện nay chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân với mục đích thực hiện quyền làm chủ của nhân dân đúng theo đường lối và chính sách của Đảng. Nhà nước XHCN luôn đảm bảo cho dân có cuộc sống ổn định. Để có thể xây dựng được một nhà nước pháp quyền như vậy, trước hết phải xây dựng được một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Một công việc hết sức quan trọng đẻ làm được điều đó là phải tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho người dân thật tốt, giúp họ ý thức được pháp luật một cách đúng đắn.
16 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11174 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật cho người dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hiện nay chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân với mục đích thực hiện quyền làm chủ của nhân dân đúng theo đường lối và chính sách của Đảng. Nhà nước XHCN luôn đảm bảo cho dân có cuộc sống ổn định. Để có thể xây dựng được một nhà nước pháp quyền như vậy, trước hết phải xây dựng được một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Một công việc hết sức quan trọng đẻ làm được điều đó là phải tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho người dân thật tốt, giúp họ ý thức được pháp luật một cách đúng đắn.
Ý thức pháp luật là “ tồng thẻ các quam điểm, quan niệm, tư tưởng thịnh hành trong xã hội về pháp luật, là thái độ, tình cảm, sự đánh giá của con người đối với pháp luật cũng như đối với hành vi pháp luật của các chủ thể trong xã hội “ . Ý thức pháp luật có 2 đặc điểm: Thứ nhất là luôn có tính độc lập tương đối và có sự tác động trở lại tồn tại xã hội. Thứ hai là có tính giai cấp.
Giáo dục pháp luật là “ tác động có mục đích, có định hướng tóu nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người tri thức pháp luật nhất định đẻ từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và xử sự theo yêu cầu của pháp luật”. Giáo dục pháp luật gồm ba mục đích cụ thể. Thứ nhất, giáo dục pháp luật nhằm hình thành, làm sâu và mở rộng hệ thống tri thức pháp luật của công dân. Thứ hai, nhằm hình thành tình cảm và lòng tin đối với pháp luật. Thứ ba, hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự hợp pháp, tích cực.
Nắm rõ khái niệm về ý thức pháp luật, giáo dục pháp luật và mục đích của công tác này, hiệu quả của tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ cao hơn.
Ở các nước phát triển, hệ thống pháp luật ổn định, người dân có ý thức tôn trọng luật pháp, đó là điều kiện cần và đủ để hệ thống luật pháp vận hành thông suốt trong cuộc sống, làm tiền đề cho xã hội ổn định và phát triển. Còn ở ta, chỉ riêng trong kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XII, các đại biểu phải cho ý kiến, xem xét khoảng 12 dự thảo luật, pháp lệnh. Dự kiến cả năm 2009 lên tới 59 dự thảo luật, pháp lệnh. Điều dễ nhận thấy là, mấy năm gần đây, dường như Quốc hội tăng tốc độ làm luật chỉ để phục vụ mục tiêu gia nhập WTO và hội nhập quốc tế, còn việc tuyên truyền, phổ biến luật, pháp lệnh đến các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và công dân bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Ở TPHCM, trong một năm, thử hỏi có mấy cuộc thi tìm hiểu hay phổ biến pháp luật đến người dân? Có chăng chỉ vài lần do Công an TP, Sở Tư pháp hay Tổng LĐLĐ tổ chức. Trong cả bộ máy quản lý hành chính thành phố đồ sộ với 24 quận-huyện, 239 phường-xã, có được mấy nơi kết hợp với Sở Tư pháp TP tổ chức phổ biến pháp luật đến người dân? Còn đối với người dân, chúng ta vẫn thường thấy các cơ quan quản lý liên tục thống kê tỷ lệ phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở, phổ thông trung học. Điều đó tuy chứng minh trình độ học vấn của một xã hội tiến lên hay thụt lùi, nhưng như thế vẫn chưa đủ. Vì, với một người tốt nghiệp phổ thông trung học thì một năm chỉ mới dự được vài chục tiết học giáo dục công dân. Mà môn học này chỉ như “cưỡi ngựa xem hoa” về cách hành xử trong cuộc sống.
Vậy thì bước vào cuộc sống, họ tiếp thụ các nội dung của luật pháp vận hành trong xã hội như thế nào? Cũng thật là lạ, công dân ta hết đi học coi như đương nhiên thấu hiểu luật pháp, dù cho pháp luật Việt Nam được các đại biểu Quốc hội – các nhà làm luật xem xét, sửa đổi nhanh như chong chóng! Một điều mâu thuẫn hiển hiện quá rõ nhưng dường như ít người chú ý để chỉnh sửa khiếm khuyết. Chính vì thế, mặc dù xã hội Việt Nam được coi là ổn định nhưng lại đang tiềm ẩn những bất ổn do dân trí về pháp luật quá thấp.
Có thể nói công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay là vô cùng bức thiết, cần được thực hiện nhanh chóng nhưng cũng cần chuẩn xác. Bởi người dân thực thi pháp luật như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào khâu này. Cùng cả nước, các địa phương cũng rất nỗ lực phổ biến giáo dục pháp luật đến từng người dân.
Tổng kết 5 năm PBGDPL) , có 38 tập thể và 61 cá nhân được Chủ tịch UBND tặng bằng khen ( Tỉnh Cà Mau )
Từ năm 2003 - 2007, các ngành, các cấp trong tỉnh đã tập trung tuyên truyền các văn bản pháp luật được gần 66 ngàn cuộc cho trên 2 triệu lượt người tham dự. Các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho nhân dân được thực hiện rất đa dạng, như: tập huấn, thi tìm hiểu về kiến thức pháp luật, hòa giải cơ sở, sinh hoạt câu lạc bộ, xét xử lưu động… Công tác hòa giải cơ sở nổi bật với 9.987/13.863 vụ thành công, tạo điều kiện cho các bên trả cho nhau 7,48 tỷ đồng, 2.769 chỉ vàng, gần 3 triệu m2 đất thổ cư, đất nông nghiệp và nhiều tài sản có giá trị khác. Điều này không những kịp thời giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp nội bộ và góp phần xây dựng khối đại đoàn kết trong toàn dân, hạn chế tình trạng khiếu kiện kéo dài, vượt cấp. Hội nghị tổng kết 5 năm triển khai thực hiện Chương trình PBGDPL (2003-2007) được tổ chức vào ngày 7/4 tại Hội trường UBND tỉnh, nhận định: Công tác PBGDPL đã làm chuyển biến đáng kể về nhận thức, nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lao động, từng bước hình thành ý thức chủ động tìm hiểu pháp luật, ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong nhân dân, góp phần xây dựng một xã hội học tập và làm theo hiến pháp, pháp luật. Tuy nhiên, hội nghị cũng nhận ra những hạn chế cần khắc phục nhanh chóng trong thời gian tới về PBGDPL, đó là: Từng lúc, từng nơi các cấp ủy đảng, chính quyền còn lơ là công tác PBGDPL và dù đã có uốn nắn nhưng chậm khắc phục; công tác tuyên truyền chậm đổi mới, một số nơi chưa bám sát vào 5 nhóm đối tượng để chỉ đạo, phối hợp thực hiện; đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu… Phó Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo Đoàn Thị Bảy thông tin: Toàn tỉnh hiện có 27 trường THPT nhưng chỉ có 36 giáo viên trực tiếp đứng ra giảng dạy bộ môn giáo dục công dân, như thế là chưa đủ, không đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận kiến thức pháp luật trong trường học. Bên cạnh đó lại nặng về lý thuyết, các hoạt động ngoại khóa còn đơn điệu, rất hạn chế… và bà cho rằng đây chính là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến thành tích học tập, giá trị đạo đức của học sinh chưa được phát huy. Cùng quan điểm, đại diện huyện đoàn Đầm Dơi cho rằng hiện công tác PBDGPL chưa đi vào đối tượng cần giáo dục một cách cụ thể, cách tuyên truyền giáo dục còn khô cứng, thiếu chiều sâu. Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động Cà Mau - Lê Minh Đặng khẳng định: chính việc chạy theo lợi nhuận tại các công ty, doanh nghiệp có sử dụng lao động gây ra tình trạng thiếu quan tâm tổ chức cho công nhân học luật. Thế nên số vụ việc vi phạm Luật Lao động còn xảy ra thường xuyên với nhiều vụ đình công, ngừng công tập thể, gây thiệt hại kinh tế cho lao động và người sử dụng lao động, gây mất an ninh trật tự địa phương. Hơn nữa, hiện chúng ta chỉ quan tâm PBGDPL cho công nhân viên chức lao động khu vực nhà nước, chưa quan tâm đúng mức trong việc PBGDPL cho người sử dụng lao động, công nhân lao động ngoài quốc doanh, mà hiện nay xu hướng kinh tế ngoài quốc doanh đang phát triển nhanh từ sự phát triển tất yếu của xã hội. Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị - Trần Phương Thế nhận định: Đất nước đã bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển cùng thế giới, vậy mà người công nhân, nông dân, kể cả lực lượng cán bộ, công chức lại chưa hiểu, hiểu một cách mơ hồ về pháp luật thì làm sao làm chủ được sản xuất, điều hành được tại địa bàn mình. Và thế thì làm sao chúng ta có thể cạnh tranh, làm chủ được những thành quả lao động, sản xuất trên thương trường hội nhập thế giới. Giám đốc Sở Tư Pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng PBDGPL Nguyễn Tiến Hải nhìn nhận: “ Luật hiện nay ra mới, sửa đổi bổ sung liên tục, các văn bản dưới luật rất nhiều nên chúng tôi chưa thể nhanh chóng đáp ứng theo nhu cầu trong việc phổ biến giáo dục tại các địa phương trong tỉnh. Ông Hải cho hay là tới đây sẽ nhân rộng mô hình chuyển tủ sách pháp luật từ UBND xã, phường, thị trấn về các điểm bưu điện văn hóa để người dân có điều kiện tiếp cận các văn bản pháp luật một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Trên đây chỉ là một ví dụ điển hình về công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay. Có những điểm tiến bộ bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Ví dụ trên chỉ là ở một tỉnh của nước ta nhưng cũng có thể thấy rất rõ tình hình của cả nước.
Công tác tuyên truyền hiện nay đã có rất nhiều tiến bộ đặc biệt là hình thức cũng như hiệu quả. Phương tiện truyền thông đại chúng bây giờ đã phát huy rất nhiều công dụng cho việc phổ biến giáo dục pháp luật. Trên truyền hình hiện nay xuất hiện rất nhiều các đoạn quảng cáo mang tính tuyên truyền cho pháp luật rất cao, bên cạnh đó cũng thông qua truyền hình, các nhà làm luật cũng phổ biến các luật mới sửa đổi hay mới được thông qua. Điển hình có thể nói đến các quảng cáo cho luật gaio thông. Ít ai không biết đến chương trình “ Tôi yêu Việt Nam “ một chương trình đã được phát sóng cách đây không lâu để giáo dục cho người xem truyền hình về luật giao thông. Bằng những câu hỏi tình huống thú vị, những phần quà hấp dẫn dành cho người thắng cuộc, chương trình đã rát thành công. Bên cạnh đó còn có những chương trình như “ Blog giao thông “ luôn cập nhật những biến đổi về luật giao thông cũng như các vi phạm mà người đi đường hay mắc phải bằng những đoạn phim ngắn rất độc đáo, đó cúng là một cách tuyên truyền, giáo dục rất hay và có hiệu quả.
Nhận định về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) về giao thông vận tải thời gian qua, Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng cho rằng, công tác PBGDPL trong ngành giao thông vận tải vẫn còn nhiều hạn chế. Chính điều này khiến ý thức chấp hành pháp luật về giao thông vận tải của cán bộ, công chức, viên chức, người dân chưa được nâng lên, dẫn đến việc kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông kém hiệu quả…
Theo đánh giá, sự hạn chế nêu trên thể hiện ở nhận thức của một số cơ quan, đơn vị, cá nhân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác này chưa đúng mức; chương trình, nội dung PBGDPL còn thiếu hấp dẫn, dàn trải, nặng về hình thức và chưa đi vào chiều sâu; hình thức và phương pháp PBGDPL chậm được đổi mới; đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực, chưa đáp ứng được yêu cầu mới; kinh phí, tài liệu, trang thiết bị phục vụ công tác PBGDPL còn thiếu; cơ chế phối hợp giữa các lực lượng làm công tác PBGDPL của ngành giao thông vận tải với các tổ chức chính trị - xã hội, với chính quyền địa phương các cấp còn nhiều vướng mắc, chưa thực sự huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia.
Bên cạnh vấn đề giao thông đang là mối lo của toàn xã hội thì còn một vấn đề đáng phải bàn đến đó là vấn đề thiên nhiên và môi trường. Thiên nhiên không phải là một nguồn tài nguyên vô hạn. Có nhiều nguồn tài nguyên đang dần bị cạn kiệt (mỏ quặng,dầu mỏ, nước ngầm....) , rừng nguyên sinh bị tàn phá. Con người đang đứng trước nguy cơ thiếu nước, thiếu năng lượng, không khí bị ô nhiễm... Việt Nam hoàn toàn không phải một ngoại lệ trước tình hình đó, chính bởi vậy, cần có những điều luật để xử lí các vi phạm liên quan đến tài nguyên môi trường nhằm bảo vệ thiên nhiên. Đồng thời cũng cần phải có công tac tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trương giúp cho người dân bảo vệ thật tốt môi trường xung quanh chính mình, bảo vệ lợi ích của chính mình.
Sáng 22/10/2008, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) đã tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm công tác bảo vệ môi trường nông thôn. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã tới dự và chỉ đạo Hội nghị.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với các đại biểu ( Ảnh: chinhphu.vn)
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những nỗ lực của các cấp Hội NDVN trong 5 năm qua, đồng thời nhấn mạnh: Các cấp Hội cần thiết phải có những điều tra, đánh giá nhận thức của nông dân (ND) về môi trường, từ đó có các biện pháp tuyên truyền phù hợp. Đối với ND không gì thiết thực bằng những việc họ mắt thấy, tai nghe. Do đó, chỉ những mô hình bảo vệ môi trường gắn với hiệu quả sản xuất, thiết thực với đời sống mới có tác dụng lâu dài với họ. Trên cơ sở những mô hình đã làm được, Hội cần phải tổng kết, đánh giá và nhân rộng, đồng thời học tập các mô hình phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường của ND các nước trên thế giới để tuyên truyền tới đông đảo người dân. Đánh giá kết quả 5 năm tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn, Phó Chủ tịch Trung ương Hội NDVN Nguyễn Hữu Mai cho rằng: Các cấp Hội đã tích cực tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên, ND thực hiện các đường lối chủ trương chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về môi trường. Một trong những hình thức tuyên truyền phổ biến hiệu quả đó là tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường theo hình thức sân khấu hoá. 5 năm qua, hơn 4.120 cuộc thi lớn nhỏ đã được tổ chức trên cả nước với 830.700 thí sinh là hội viên ND và hàng vạn cổ động viên tham gia. Hội NDVN cũng đã phối hợp với các ngành liên quan, các nhà khoa học, các chuyên gia môi trường sưu tầm, biên soạn và phát hành miễn phí sổ tay phổ biến giáo dục pháp luật, tài liệu về môi trường tới cán bộ chuyên trách các cấp Hội và hội viên, ND. Rất nhiều tài liệu đã được dịch ra tiếng dân tộc thiểu số để chuyển tải tới bà con vùng sâu, vùng xa... Về phương hướng mục tiêu trong 5 năm tới, Hội sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao kiến thức về môi trường cho cán bộ Hội các cấp, đảm bảo 100 cán bộ chi tổ Hội là tuyên truyền viên tích cực trong công tác bảo vệ môi trường; các chi tổ hội có nếp sống văn minh, thân thiện với môi trường, có bản làng, buôn sóc xanh, sạch, đẹp; Tăng cường phối hợp, huy động các nguồn lực để xây dựng các mô hình điểm, tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm, nhân rộng và từng bước xã hội hoá công tác nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn...
Trên đây chỉ là hai trong số nhiều vấn đề về pháp luật thuộc công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta hiên nay. Nhưng thông qua đây chúng ta có thể nhận thấy đựoc khá rõ ràng về những mặt tích cực và tiêu cực của của công tác này. Bên cạnh những thành công vì đã phổ biến được đên hầu như toàn bộ cả nước về pháp luật, tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân các địa phương, cũng như giáo dục được cho người dân ý thức chấp hành pháp luật, cũng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải rút kinh nghiệm để đạt được những kết quả tốt hơn.
Học sinh, sinh viên là thế hệ mới, những chủ nhân tương lai của đất nước. Chính bởi vậy mà việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao về mặt nận thức của học sinh, sinh viên là công tác rất cần phải được thực hiện nhanh chóng nhưng cũng cần cẩn thận, đầy đủ và chính xác. Hiện nay có rất nhiều các chương trình dành để giáo dục học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật, tuy nhiên cũng vẫn còn một bộ phận thanh niên chưa có được ý thức cao về pháp luật. Nguyên nhân có lẽ do các hình thức giáo dục chưa phù hợp. Giáo dục phải kết hợp được cả 3 yếu tố gia đình, nhà trường và xã hội, giáo dục pháp luật cũng không phải là ngoại lệ.
Học sinnh đi xe máy đến trường là vi phạm pháp luật.
ND - Thực hiện Kết luận của Ban Bí thư T.Ư Ðảng tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/T.Ư, tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) vừa có văn bản chỉ thị toàn ngành nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác này trong tình hình mới.
Chỉ thị nêu rõ, đối với cán bộ, nhà giáo, người lao động trong ngành, cần tập trung vào các nội dung cơ bản như pháp luật về giáo dục, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cải cách hành chính, thực hiện dân chủ ở cơ sở, hội nhập quốc tế và các quy định liên quan nhiệm vụ chuyên môn của từng đối tượng. Ðối với người học, tập trung vào các nội dung cơ bản như quyền và nghĩa vụ của công dân, lý luận cơ bản về pháp luật phục vụ việc tìm hiểu và thực hiện pháp luật. Trong những năm trước mắt tập trung PBGDPL về an toàn giao thông, phòng chống ma túy, bảo vệ môi trường, quy chế thi cử và các quy định cụ thể liên quan cuộc sống và học tập phù hợp từng cấp học và trình độ đào tạo.
Về hình thức và phương pháp, giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông: rà soát, xây dựng, điều chỉnh, hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục pháp luật phù hợp với học sinh theo cấp độ tuổi. Ðổi mới phương pháp dạy và học pháp luật theo hướng tăng thực hành, phát huy tính tích cực của học sinh. Giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp: xây dựng, hoàn thiện chương trình môn học để đưa các kiến thức pháp luật cơ bản, đại cương vào nội dung chương trình của tất cả các ngành đào tạo. Nghiên cứu đưa nội dung pháp luật phù hợp vào giảng dạy ở các ngành không chuyên luật. Nâng cao chất lượng đào tạo ngành luật, trong đó chú ý các nội dung pháp luật quốc tế. Giáo dục thường xuyên: nghiên cứu đưa các nội dung pháp luật cơ bản, tinh giản, thiết thực và phù hợp với đối tượng người học. Nội dung PBGDPL cần được lồng ghép vào nội dung các hoạt động ngoài giờ lên lớp, cung cấp các tài liệu PBGDPL và xây dựng tủ sách pháp luật, tổ chức báo cáo chuyên đề pháp luật, các cuộc thi tìm hiểu, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt chính trị... Hoạt động PBGDPL ngoại khóa phải được thực hiện trên cơ sở các kế hoạch thường xuyên và theo chuyên đề bảo đảm tính hệ thống và hiệu quả.
Các cơ sở GD và ÐT cần tập trung các điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Bổ sung đủ số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên môn giáo dục công dân ở giáo dục phổ thông, giáo viên môn pháp luật ở trung cấp chuyên nghiệp, giảng viên pháp luật ở đại học, cao đẳng. Xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa và có chế độ đãi ngộ phù hợp với đội ngũ này.
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40/2004/CT-BGD&ÐT tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của ngành. Tất cả các sở GD và ÐT, các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp phải cử cán bộ chuyên trách thực hiện công tác pháp chế, trong đó nhiệm vụ chủ yếu là giúp thủ trưởng đơn vị tổ chức công tác PBGDPL. Xây dựng chương trình và tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ pháp chế chưa qua đào tạo chuyên ngành luật.
Tiếp tục hoàn thiện chương trình, giáo trình, sách giáo khoa giảng dạy pháp luật, giáo dục công dân. Phối hợp các bộ, ngành liên quan hoàn thiện thể chế, chính sách cho cộng tác PBGDPL nói chung, tăng cường đội ngũ giảng viên môn pháp luật, giáo viên môn giáo dục công dân nói riêng. Ðẩy mạnh công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ và nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, giảng viên, báo cáo viên và cán bộ phụ trách công tác PBGDPL.
Các sở GD và ÐT rà soát đội ngũ giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân trong các trường phổ thông, xây dựng quy hoạch, kế hoạch cụ thể bổ sung, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên môn học này. Các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng bổ sung môn học pháp luật đại cương vào chương trình giáo dục đại học của tất cả các ngành học.
Các trường sư phạm, khoa sư phạm mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân ở cấp THCS, THPT. Các trường trung cấp chuyên nghiệp hoàn thiện chương trình, đổi mới nội dung, giáo trình, kết hợp với đổi mới phương pháp dạy học môn pháp luật. Các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tổ chức sơ kết, tổng kết hằng năm, báo cáo Bộ GD và ÐT và cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.
Trên đây là một vài nét về tình hình công tác tưyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay. Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, ngày 12/3, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012.
Mục tiêu cụ thể của Chương trình là đến hết năm 2012, từ 80-90% người dân trên toàn quốc được tuyên truyền pháp luật chung và các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến từng nhóm dân cư theo các địa bàn và đối tượng khác nhau; 95% người sử dụng lao động được tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp; 70% người lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân và người lao động; 95% thanh thiếu niên được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan trực tiếp tới đối tượng này..
Chú trọng tuyên truyền pháp luật về hội nhập kinh tế quốc tế; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; an toàn giao thông... Chương trình tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho sáu nhóm đối tượng gồm: Cán bộ, công chức, viên chức; người dân thành phố, người dân nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang; thanh thiếu niên; người sử dụng lao động, người lao động trong các doanh nghiệp; người nước ngoài ở Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài. Nội dung pháp luật được lựa chọn tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, địa bàn. Tập trung tuyên truyền văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống cán bộ, nhân dân, trong đó, chú trọng tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống các tệ nạn xã hội; an toàn giao thông; vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện quy chế dân chủ cơ sở...
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật : Để công tác giáo dục, phổ biến pháp luật đạt hiệu quả cao, cần củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp bằng cách định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, tập huấn kiến thức, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ và tiếng dân tộc cho đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại những địa bàn liên quan. Bên cạnh đó, phát huy vai trò của các luật gia, cán bộ công đoàn, cán bộ Đoàn TNCSHCM, đội thanh niên tình nguyện,... để thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Đổi mới các hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật: Đó cũng là một trong các giải pháp của chương trình. Theo đó, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, triển khai trên diện rộng những hình thức mới đang phát huy hiệu quả trên thực tế. Tăng cường giới thiệu các quy định pháp luật thông qua hình thức tuyên truyền miệng tới tận cơ sở như trao đổi, đối thoại, thảo luận, giải đáp những yêu cầu từ phía người dân nhằm nâng cao tính chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức pháp luật. Nâng cao chất lượng dạy và học pháp luật trong nhà trường ở các cấp học và trình độ đào tạo theo hướng nâng cao tính chủ động, tích cực của học sinh, sinh viên và tính thực tiễn trong bài giảng của giáo viên. Đồng thời, tích cực huy động sức mạnh và lợi thế sẵn có của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật. Phát huy vai trò của hoạt động hòa giải ở cơ sở trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với trợ giúp pháp lý lưu động cho các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
Tài liệu tham khảo:
1- Trường Đại Học Luật Hà Nội, GS.TS Lê Minh Tâm (chủ biên), Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội,2008. (trang421-434)
2- TS. Nguyến Thị Hồi và TS. Lê Vương Long (đồng chủ biên), Nội dung cơ bản của môn học Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb. Giao thông vận tải, 2008. (trang379-403)
3- PSG.TS Nguyễn Văn Động. Giáo trình Lý luận về Nhà nước và Pháp Luật, Nxb. Giáo dục,2008. (trang289-296)
4- www.sggp.ovg.vn
5- www.tintuc.timnhanh.com
6- www.edu.hochiminhcity.com
7- www.caicachhanhchinh.gov.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật cho người dân.doc