Thực trạng và các giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ hưu trí tại TP Hồ Chí Minh

LỜI MỞ ĐẦU 1. Cơ sở chọn đề tài: Trong cuộc sống không phải lúc nào con người cũng chỉ gặp những thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và những điều kiện sinh sống bình thường, trái lại có nhiều trường hợp khó khăn, bất hạnh rủi ro xảy ra làm cho con người bị giảm, mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác như ốm đau, tai nạn, mất người nuôi dưỡng, tuổi già v.v Khi rơi vào những trường hợp bị giảm hoặc mất khả năng lao động nói trên các nhu cầu cuộc sống không vì thế mà mất đi. Trái lại có cái còn tăng lên thậm chí có thể xuất hiện thêm nhu cầu mới như khi ốm đau phải cần được chữa trị ăn uống đủ chất; hoặc khi tuổi già phải cần nguồn thu nhập để giải quyết các nhu cầu cơ bản cho cuộc sống. Bởi vậy muốn tồn tại con người và xã hội loài người luôn luôn tìm ra các biện pháp thích hợp để giải quyết. Một trong các biện pháp đó là san sẻ rủi ro của số đông người tham gia cho số ít dưới hình thức bảo hiểm, trong đó có BHXH. Sự xuất hiện của BHXH là một tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên trong xã hội điều cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH và sự cần thiết phải tiến hành cho người lao động. Vì vậy BHXH đã trở thành nhu cầu và quyền lợi của người lao động và được thừa nhận là một nhu cầu tất yếu khách quan, một trong những quyền lợi của con người như trong Tuyên ngôn Nhân quyền của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc họp thông qua ngày 10/12/1948 đã nêu: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền được hưởng BHXH”. Theo công ứơc 102/ILO ngày 28/06/1952 của tổ chức Lao động quốc tế BHXH gồm các chế độ sau đây: - Chăm sóc y tế. - Trợ cấp ốm đau - Trợ cấp thai sản - Trợ cấp tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp - Trợ cấp tàn tật. - Trợ cấp gia đình. - Trợ cấp thất nghiệp. - Trợ cấp tử tuất. - Trợ cấp tuổi già (hưu trí). Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 2/9/1945), Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách BHXH. Qua nhiều lần cải cách hệ thống BHXH Việt Nam có các chế độ sau đây: - Chăm sóc y tế. - Trợ cấp ốm đau - Trợ cấp thai sản - Trợ cấp tai nại lao động- bệnh nghề nghiệp - Nghỉ dưỡng sức. - Trợ cấp tàn tật (trợ cấp mất sức lao động). - Trợ cấp tử tuất. - Trợ cấp tuổi già(hưu trí). Một trong các chế độ BHXH quan trọng với nhiều người tham gia và nhiều người được hưởng là chế độ hưu trí. Tuy nhiên do chính sách BHXH nói chung và chế độ hưu trí nói riêng chưa hoàn thiện vì vậy theo các chuyên gia thì nguy cơ mất cân đối giữa thu và chi đối với chế độ hưu trí là điều không thể tránh khỏi nếu ngay từ bây giờ không có những cải cách thích hợp. Theo tài liệu công bố của Uûy ban các vấn đề xã hội thuộc Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cùng với tăng đối tượng tham gia BHXH và điều chỉnh tăng tiền lương, số thu quỹ BHXH hàng năm cũng tăng khá nhanh. Theo qui định về BHXH, kinh phí chi trả cho người nghỉ hưu, nghỉ mất sức và tiền tuất từ trước tháng 10/1995 do ngân sách Nhà nước bảo đảm, còn quỹ BHXH chỉ phải chi trả lương hưu và các loại trợ cấp BHXH cho các đối tượng nghỉ hưởng chế độ hưu, mất sức và tử tuất từ 01/10/1995 về sau. Về nguyên tắc, thì sau 15 năm kể từ năm 1995 mới có đối tượng hưởng chế độ hưu và tử tuất đầu tiên, tuy nhiên thực tế ngay sau khi tách ra khỏi ngân sách, quỹ BHXH đã phải chi trả chế độ hưu và tiền tuất và số chi này ngày càng tăng cao. Năm 2002, quỹ BHXH đã phải chi trả lương hưu và trợ cấp cho 244.467 đối tượng, đến năm 2003 đối tượng hưởng trợ cấp do quỹ BHXH chi trả đã là 304.757 người, tăng 24,7% so với năm 2002. Mức hưởng BHXH bình quân hàng năm cũng tăng khá nhanh, năm 2003 so với năm 2002 tăng 23,3%. Tỷ trọng kinh phí do quỹ BHXH chi trả so với tổng số quỹ thu được hàng năm ngày càng tăng, năm 2002 chiếm 37,1% và đến năm 2003 đã chiếm tới 39,4%. Mặc dù đang có số tồn quỹ BHXH khoảng gần 35.000 tỷ đồng nhưng với tỷ trọng thu-chi vào các năm sau. theo tính toán của các chuyên gia, với tốc độ điều chỉnh tăng chi BHXH gắn với tiền lương như hiện nay, nếu không có những thay đổi về chế độ thu, chi BHXH hợp lý và đầu tư bảo toàn, tăng trưởng quỹ có hiệu quả cao thì đến khoảng năm 2030 quỹ BHXH sẽ có nguy cơ vỡ. Theo chúng tôi có các nguyên nhân gây mất cân đối quỹ BHXH trong tương lai gồm: - Đóng ngắn, hưởng dài, tuổi nghỉ hưu thấp Chính sách BHXH ở nước ta đã thực hiện theo nguyên tắc đóng-hưởng, nhưng trên thực tế vẫn tiếp tục thực hiện một số chính sách xã hội trong giai đoạn chuyển đổi. Việc quy định mức đóng bằng 15% quỹ lương và sau 30 năm làm việc đối với nam, 25 năm đối với nữ sẽ được hưởng 75% mức lương bình quân của 5 năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu, xét về khía cạnh kinh tế là chưa phù hợp. Bởi nếu một người lao động đóng BHXH trong suốt 30 năm thì số tiền đóng góp của người đó, kể cả ước tính tăng trưởng là 6%/ năm thì cũng chỉ đủ chi lương hưu cho bản thân người đó được khoảng 6-8 năm, trong khi đó bình quân số năm hưởng lương hưu hiện nay khoảng 15 năm. Quy định này đáp ứng được yêu cầu thực tế trong giai đoạn chuyển đổi nhưng đã ảnh hưởng đến khả năng cân đối lâu dài của quỹ BHXH. Hiện nay việc mở rộng và tăng đối tượng tham gia BHXH sẽ tăng nguồn thu song cũng sẽ đồng nghĩa với tình trạng 15 năm tới số lượng đối tượng được hưởng và số tiền chi trả BHXH tăng lên, như vậy có thể kéo dài thời gian mất cân đối quỹ, nhưng khi đã mất cân đối thì tình hình sẽ rất nghiêm trọng. - Còn đan xen giữa chính sách hưu trí với chính sách xã hội khác Bên cạnh đó những năm qua do việc thực hiện một số chính sách xã hội như: giảm tuổi nghỉ hưu cho một số đối tượng lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nơi có nhiều khó khăn; tinh giản biên chế khu vực hành chính sự nghiệp, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, cho về hưu trước tuổi một số đối tượng, bình quân tuổi nghỉ hưu từ năm 1995 đến nay là 51,5 tuổi và một số chính sách xã hội khác đã làm giảm nguồn thu và tăng chi trả từ quỹ BHXH. - Chưa có nguồn bổ sung cho số công nhân viên chức nhà nước tham gia BHXH trước tháng 1 năm 1995 và về hưu sau năm 1995. Năm 1995, quỹ BHXH tách ra khỏi ngân sách, tự hạch toán cân đối thu- chi, tuy nhiên vẫn còn khoảng 2,9 triệu cán bộ, công nhân, công chức trong khu vực Nhà nước đã tham gia BHXH theo cơ chế cũ được bình quân chưa có nguồn bổ sung, vì vậy hiện tại vẫn phải dùng quỹ BHXH để chi trả mà lẽ ra trách nhiệm đó thuộc về Nhà nước, ước tính số tiền này vài chục ngàn tỷ đồng. - Hoạt động đầu tư sinh lời quỹ nhàn rỗi chưa hiệu quả. Việc bảo đảm cân đối thu-chi của quỹ BHXH là bảo tồn và tăng trưởng quỹ, song hiện tại quỹ BHXH Nhàn rỗi năm 2002 là 25.507 tỷ đồng, năm 2003 là gần 35.000 tỷ đồng, lại chưa được đầu tư vào những dự án mang lại hiệu quả cao, ít rủi ro, mà chủ yếu cho ngân sách Nhà nước vay hoặc mua công trái, trái phiếu nên lãi thu được không nhiều. Năm 2002 thu lại 1.606 tỷ đồng (tỷ lệ lãi suất 7,3%/năm), năm 2003 thu lại 1.911 tỷ đồng (tỷ lệ lãi suất là 6,6%/năm). Nếu trừ chỉ số giá tiêu dùng tăng hàng năm (năm 2002: 4%; năm 2003:3%) thì tốc độ tăng trưởng quỹ chỉ còn 3,3% trong năm 2002 và 3,6% trong năm 2003. Mức tăng này là thấp quá so với tính toán, hoạch định chính sách ban đầu (năm 1991) là 10%-12%/năm. Nếu năm 2004 chỉ số giá tiêu dùng tăng 10% thì quỹ BHXH không còn tỷ tăng trưởng. Xuất phát từ thực trạng trên Ủy ban các vấn đề xã hội kiến nghị Quốc Hội sớm thông qua Luật BHXH và khi thông qua luật, pháp lệnh có ảnh hưởng đến cân đối thu-chi quỹ BHXH thì phải tính toán bố trí ngân sách để bảo đảm việc thực hiện; bố trí nguồn ngân sách đóng bù 14 năm tiền BHXH của 2,9 triệu cán bộ, công nhân viên chức Nhà nứơc và lực lượng vũ trang đã làm việc trước năm 1995 nay chuyển sang hưởng BHXH theo cơ chế mới. Trước thực trạng nêu trên tôi chọn đề tài “Thực trạng và các giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ hưu trí tại TP.Hồ Chí Minh”. Sở dĩ chọn TP. Hồ Chí Minh thực hiện đề tài vì đây là địa phương có số lượng đối tượng tham gia chế độ hưu trí đông nhất. 2. Mục tiêu của đề tài: - Phân tích thực trạng thực hiện chế độ hưu trí tại TP. Hồ Chí Minh từ 1995 đến nay. - Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện chế độ hưu trí tại TP.Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là người lao động cán bộ viên chức Nhà nước tham gia đóng phí BHXH (phần hưu trí) và những người đang hưởng chế độ hưu trí tại TP. Hồ Chí Minh). Phạm vi nghiên cứu là số người tham gia, số đơn vị tham gia, số tiền đóng vào chế độ hưu trí; số đối tượng hưởng, số tiền chi lương hưu từ 1995 đến nay tại TP.HCM. 4. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện với các phương pháp cơ bản sau: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các phương pháp thống kê phân tích so sánh tổng hợp, áp dụng thuật toán tài chính để xác định cân đối giữa thu chi chế độ hưu trí dựa vào nhóm người tham gia chế độ hưu trí chiếm tỉ lệ đông tại TP. Hồ Chí Minh. Nguồn tài liệu được sử dụng: sách giáo khoa, các tài liệu, các tạp chí có liên quan đến chế độ hưu trí, nguồn tài liệu từ cơ quan BHXH Việt Nam, BHXH TP.Hồ Chí Minh, các đề tài nghiên cứu có liên quan đến chế độ hưu trí của sở thương binh xã hội TP.HCM và trung tâm khoa học xã hội TP.HCM. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Hiện nay trên thế giới nhiều quốc gia đều quan tâm cải cách chế độ hưu trí để bảo đảm cân đối tài chính cho chế độ này trong dài hạn. Thậm chí các quốc gia đã phát triển có nhiều kinh nghiệm trong thực hiện chế độ hưu trí như Pháp, Hoa Kỳ, Thụy Điển cũng thường xuyên đưa ra các giải pháp để hoàn thiện chế độ hưu trí của họ. Gần đây các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi thuộc Đông Âu cũ cũng đang tích cực thực hiện cải cách chế độ hưu trí. Đặc biệt Trung Quốc một quốc gia có thể chế chính trị giống Việt Nam đã tích cực cải cách chế độ hưu trí từ 1997 đến nay. Đối với Việt Nam mặc dù chế độ hưu trí đã được áp dụng vào những năm sau khi thành lập nứơc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng do hoàn cảnh phải trải qua các cuộc chiến tranh và sau đó chính sách BHXH nói chung chế độ hưu trí nói riêng bị ảnh hưởng bởi cơ chế bao cấp. Việc thực hiện cơ chế muốn hưởng BHXH phải tham gia đóng phí chỉ thật sự bắt đầu từ năm 1995 đến nay. Do chưa có kinh nghiệm, do thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn sâu về lĩnh vực BHXH vì vậy chưa tính toán, dự báo chính xác cân đối giữa thu-chi đối với chế độ hưu trí. Vì vậy khi chọn đề tài chúng tôi mong muốn đóng góp ý kiến của mình cho việc cải cách chế độ hưu trí ở Tp.Hồ Chí Minh nói riêng và BHXH nói chung trong tương lai. 6. Kết cấu của luận văn: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách BHXH và chế độ hưu trí. Chương 2: Phân tích thực trạng thực hiện chế độ hưu trí tại TP HCM Chương3: Các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ hưu trí tại TP.HCM. Mọi thắc mắc xin liên hệ yahoo : Tuvanluanvan

pdf77 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3223 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và các giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ hưu trí tại TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.000 37.855 39.082 29.773 (Nguồn: Bảo hiểm Xã hội TP.HCM) - Cũng theo số liệu của BHXH TP.HCM, thì lương hưu của 68855 người được thể hiện ở bảng sau: 45 BẢNG 2.2: MỨC LƯƠNG HƯU HÀNG THÁNG (THÁNG 12/2003) Mức lương Số người Tỷ lệ (%) Trên 1,5 triệu đồng 3.148 4,5 Từ 1 triệu đồng 9.368 13,5 Trên 500 ngàn đồng 31.133 45,0 Dưới 500 ngàn đồng 25.206 37,0 (Nguồn: Bảo hiểm Xã hội TP.HCM) Theo số liệu ở bảng 2.2 cho thấy trong số 68 855 người về hưu tại TP.HCM có đến 25 206 người hưởng lương hưu ở mức dưới 500 ngàn đồng/tháng (chiếm tỷ lệ 37%). Lương hưu của số người này thấp vì một số về hưu trước năm 1985 (do lương làm căn cứ tính lương hưu ở giai đoạn trước 1985 thấp); số còn lại do về hưu trước tuổi quy định liên quan đến sắp xếp tinh giảm bộ máy hoặc bị mất sức lao động từ 61% trở lên. Nếu dựa vào chuẩn mực nghèo đói mở rộng của TP.HCM và chuẩn mực nghèo của Liên Hiệp Quốc thì 37% người về hưu tại TP.HCM có thu nhập ở dưới chuẩn mực nghèo. Để giải quyết cuộc sống thì một số người về hưu phải tiếp tục làm việc, tham gia các hoạt động để có thu nhập. Theo kết quả đề tài nghiên cứu “Người về hưu ở thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và giải pháp” của TS. Đoàn Thanh Hương thuộc Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM (đề tài đã được Sở khoa học công nghệ TP.HCM thông qua tháng 8/2004) có đến 57,5% người về hưu tại TP.HCM tiếp tục làm việc, tham gia các hoạt động của địa phương nơi đang cư trú. Kết quả điều tra xã hội học trên mẫu 771 người về hưu tại TP.HCM do TS.Đoàn Thanh Hương thực hiện liên quan đến người về hưu tiếp tục làm việc và tham gia hoạt động như sau: 46 BẢNG 2.3: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI VỀ HƯU (Số liệu điều tra năm 2003) Các hoạt động Số người Tỷ lệ (%) Tự tạo việc làm Làm công ăn lương Phụ giúp con cháu, tham gia các hoạt động xã hội Không hoạt động 100 56 279 336 13,0 7,3 36,2 43,5 (Nguồn: đề tài nghiên cứu “Người về hưu ở thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và giải pháp” của TS. Đoàn Thanh Hương thuộc Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) Theo TS.Đoàn Thanh Hương, trong 43,5% người về hưu tại TP.HCM không tham gia hoạt động thì hầu hết là họ chưa tìm được việc làm hoặc các hoạt động thích hợp khác và theo kết quả nghiên cứu thì 92% người về hưu của TP.HCM muốn tiếp tục làm việc và tham gia hoạt động. Chính nhờ tiếp tục làm việc và tham gia hoạt động mà những người về hưu (đặc biệt người có mức lương hưu thấp) có điều kiện nâng cao tăng thêm thu nhập nhập, tự đảm bảo cuộc sống cho mình. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đa số người về hưu mong muốn Nhà nước cần nhanh chóng cải cách hệ thống lương hưu để làm sao đảm bảo người về hưu sống bằng chính lương hưu của mình. 2.4. Phân tích thực trạng thu chi trong chế độ hưu trí tại TP Hồ Chí Minh (từ 1995 đến 2003): Cân đối giữa chế độ thu và chi liên quan đến chế độ hưu trí là một nhiệm vụ quan trọng, các cơ quan BHXH phảo thường xuyên quan tâm. Để phân tích thực trạng cân đối thu chi, chúng tôi đã thu thập các số liệu liên quan đến thu chi chế độ hưu trí tại BHXH tại TP.HCM từ năm 1995 đến năm 2003. 47 2.4.1. Thu: BẢNG 2.4: SỐ ĐƠN VỊ THAM GIA VÀ SỐ TIỀN THU CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ SỐ ĐƠN VỊ THAM GIA Năm DNNN HCSN NQD THU KẾ HOẠCH (triệu đồng) THỰC HIỆN (triệu đồng) 1995 1.181 1.626 1.550 130.000 118.000 1996 1.181 1.626 1.875 301.160 372.000 1997 1.443 2.080 2.017 386.330 607.000 1998 1.359 2.200 2.533 530.000 643.000 1999 1.252 2.347 2.863 610.000 743.000 2000 1.222 2.387 3.022 865.000 889.000 2001 1.242 2.322 3.084 1.050.000 1.084.000 2002 1.212 2.357 3.798 1.150.000 1.274.000 2003 1.243 2.536 7.022 1.925.000 1.988.000 (Nguồn: Bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10/2004) BẢNG 2.5: SỐ NGƯỜI THAM GIA VÀ SỐ TIỀN THU CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ SỐ TIỀN THU (triệu đồng) SỐ LAO ĐỘNG THAM GIA (người) Năm DNNN HCSN NQD DNNN HCSN NQD 1995 33.051 21.752 63.238 214.648 74.629 65.285 1996 98.909 64.447 207.801 239.208 85.800 90.855 1997 185.883 86.644 254.773 279.768 99.593 98.690 1998 187.778 91.611 363.232 247.706 118.963 161.601 1999 197.356 98.363 447.368 266.258 110.470 201.740 2000 238.616 122.421 521.474 266.563 118.376 251.123 2001 282.147 145.371 646.508 269.413 120.279 299.329 2002 306.681 150.287 804.940 276.833 122.126 376.634 2003 459.401 244.816 1.218.37 288.594 132.174 508.798 (Nguồn: Bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10/2004) 48 0 200000 400000 600000 800000 1000000 Người 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Biểu đồ 2.1: SỐ NGƯỜI THAM GIA CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ QUA CÁC NĂM Các nhận xét liên quan đến thu chế độ hưu trí: Bảng 2.4 và 2.5 cho chúng ta thấy cả số tiền thu lẫn số người tham gia đóng góp vào quỹ hưu trí tăng lên từ năm 1995 đến 2003. Nguồn thu từ sự đóng góp vào quỹ bảo hiểm hưu trí tăng lên do các yếu tố sau đây: - Đối tượng tham gia bắt buộc ngày càng được mở rộng. Trước đây đối tượng tham gia bắt buộc chỉ giới hạn ở khu vực nhà nước, hiện nay đối tượng này mở rộng ra mọi thành phần kinh tế. Nếu so với thời điểm 1995 thì đến năm 2003 số lao động tham gia đóng góp quỹ hưu trí tăng gần 4,6 lần. Đáng lưu ý là tứ 1/1/2003 trở đi, những người lao động làm việc trong các tổ hợp trong các hợp tác xã trở thành đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Xu thế trong tương lai là người lao động làm việc trong các doanh nghiệp dân doanh và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tăng nhanh và chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu tham gia chế độ hưu trí. - Do Nhà nước điều chỉnh lương tối thiểu từ tháng 4/1993 đến nay đã 5 lần (120 000 đồng -> 144 000 -> 180 000 -> 210 000 -> 290 000 đồng) nên tỷ lệ mức đóng vào quỹ hưu trí của những người làm việc ở khu vực nhà nước tăng lên qua mỗi lần điều chỉnh lương tối thiểu. 49 - Công tác quản lý nhà nước trong quá trình giám sát, kiểm tra thực hiện chế độ hưu trí ngày càng được tăng cường, do đó tác động đến các doanh nghiệp tham gia đóng góp quỹ hưu trí ngày càng tăng lên nên số thu cũng tăng theo. So với số thu năm 1995 thì số thu vào năm 2003 tăng 16,85 lần. 0 500000 1000000 1500000 2000000 Triệu đồng 19 95 19 97 19 99 20 01 20 03 Biểu đồ 2.2: SỐ TIỀN THU CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ Biểu đồ 2.3: TĂNG TRƯỞNG THU CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Triệu đồng 50 2.4.2. Chi BẢNG 2.6: SỐ TIỀN CHI LƯƠNG HƯU TỪ QUỸ BHXH (Từ 1995 đến 2003) (đơn vị: triệu đồng) THỜI GIAN SỐ NGƯỜI SỐ TIỀN Từ tháng 9…12/1995 438 117,520 1996 1.984 498,163 1997 2.974 929,602 1998 2.903 950,600 1999 3.357 1.043,811 2000 3.133 1.365,148 2001 3.120 1.417,455 2002 3.538 1.781,371 2003 4.066 2.790,442 (Nguồn: Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10/2004) Nhận xét về chi quỹ BHXH cho chế độ hưu trí tại BHXH TP.HCM từ năm 1995 đến 2003: - Tiền chi trả lương hưu từ quỹ hưu trí của BHXH TP.HCM tăng lên hằng năm. So với năm 1995 số tiền chi vào năm 2003 tăng lên 23,7 lần. Kết quả này là do số người nghỉ hưu từ năm 1995 trở về sau tăng, đồng thời cứ mỗi lần điều chỉnh mức lương tối thiểu thì lương hưu cũng được điều chỉnh theo nguyên tắc đảm bảo mức sống của người về hưu khi giá cả một số mặt hàng tiêu dùng cần thiết tăng lên. 2.4.3. Cân đối giữa thu và chi quỹ hưu trí (từ năm 1995 đến 2003): Dựa vào tổng số tiền thu từ sự đóng góp của các đối tượng tham gia chế độ hưu trí và số tiền đã chi cho người về hưu từ quỹ BHXH, chúng tôi lập bảng cân đố giữa thu và chi quỹ hưu trí từ 1995 đến 2003 tại TP.HCM như sau: 51 BẢNG 2.7: CÂN ĐỐI GIỮA THU VÀ CHI (đơn vị: triệu đồng) THU CHI CÂN ĐỐI NĂM Số Người Số Tiền Số Người Số tiền Thừa Thiếu 1995 354.562 118.000 438 117,520 117.882,480 0 1996 415.863 372.000 1.984 498,163 371.501,837 0 1997 478.051 607.000 2.903 929,603 606.070,397 0 1998 528.270 643.000 2.974 950,600 642.049,400 0 1999 578.468 743.000 3.357 1.043,811 741.956,189 0 2000 636.062 889.000 3.133 1.365,148 887.634,852 0 2001 689.021 1.084.000 3.120 1.417,455 1.082.582,545 0 2002 775.593 1.274.000 3.538 1.781,371 1.272.218,629 0 2003 929.566 1.988.000 4.066 2.790,442 1.985.209,558 0 Bảng 2.7 cho chúng ta thấy từ năm 1995 đến 2003, số thu quỹ hưu trí luôn luôn lớn hơn số chi từ quỹ hưu trí. Sự chênh lệch này là do các nguyên nhân sau: - Số người tham gia đóng góp vào quỹ hưu trí nhiều nhưng số người đủ điều kiện hưởng còn thấp. - Toàn bộ số người nghỉ hưu trước năm 1995 được hưởng lương hưu do ngân sách nhà nước cấp chứ không phải lấy từ quỹ hưu trí của bảo hiểm xã hội. Dựa vào bảng cân đối trên chúng ta không thể kết luận quỹ hưu trí tại TP.HCM hiện nay hoạt động tốt, bảo đảm cân đối thu chi, bởi vì chế độ hưu trí là một chế độ dài hạn, muốn dự báo khả năng cân đối tài chính của quỹ hưu trí phải căn cứ vào mức đóng mức hưởng, thời gian đóng thời gian hưởng, tuổi thọ… Chính vì vậy, cần phải tính toán dựa trên các tiêu chí có liên quan mới xác định được khả năng cân đối tài chính trong dài hạn có được bảo đảm hay không. Các nội dung này chúng tôi sẽ trình bày trong phần sau của luận văn. 52 2.5. Một số đánh giá về thực trạng thực hiện chế độ hưu trí tại TP.HCM: 2.5.1. Các mặt tích cực: Sau gần 10 năm hoạt động BHXH đã đi vào nề nếp, số lao động tham gia BHXH hằng năm tăng 10-12%. Đặc biệt số lao động khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tham gia BHXH chiếm tỷ trọng cao, thu BHXH lớn chiếm gần 1/5 trên tổng số thu BHXH trong toàn quốc. Năm 2003, sau khi sáp nhập BHYT vào BHXH, công tác BHXH vẫn duy trì ổn định, không xáo trộn. Hệ thống cơ quan BHXH đã thực hiện nghiêm túc những quy định của Chính phủ và các ngành chức năng trong việc thực hiện chi trả các chế độ BHXH. Số thu BHXH lớn nhưng đã quản lý chặt chẽ, không thất thoát, tiêu cực trong nhiều năm qua, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý tài chính. 2.5.2. Các mặt tồn tại: Qua giám sát cho thấy, tình trạng doanh nghiệp chậm nộp, nợ đọng BHXH còn nhiều. Một số doanh nghiệp né tránh không tham gia BHXH hay lợi dụng sơ hở của các quy định về BHXH như: đóng BHXH tượng trưng cho một số ít lao động, đóng với số lương rất thấp (chỉ bằng hay hơn lương tối thiểu chút ít); thu 5% tiền lương nhưng không đóng BHXH; đóng BHXH 1 tháng trước khi sinh, sau đó làm thủ tục nhận trợ cấp thai sản (bằng 5-6 tháng lương đóng BHXH) và không tham gia BHXH nữa. Các tồn tại trên có nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là công tác quản lý nhà nước chưa được quan tâm đúng mức vì vậy một số các đơn vị, chủ yếu là các doanh nghiệp dân doanh đã cố tình tìm cách lách luật. Kết quả kiểm tra của ban ngành chức năng liên quan đến vi phạm chế độ bảo hiểm xã hội trong đó có chế độ hưu trí từ năm 1998 đến quý III/2004 tại T.P Hồ Chí Minh chúng tôi trình bày tại bảng dưới đây. 53 BẢNG 2.8: KẾT QUẢ KIỂM TRA CỦA BHXH TP.HCM LIÊN QUAN ĐẾN CÁC ĐƠN VỊ VI PHẠM CHẾ ĐỘ BHXH NĂM SỐ ĐƠN VỊ VI PHẠM SỐ TIỀN TRUY THU (triệu đồng) ĐỀ NGHỊ CÁC CƠ QUAN XỬ LÝ Quý I, II, III /2004 518 67.053 44 2003 317 41.290 37 2002 44 34.333 9 2001 128 2.237 26 2000 93 15.293 29 1999 108 11.090 26 1998 73 8.000 28 (Nguồn: Sở Lao động Thương binh Xã hội TP.HCM, tháng 12/2004) Một số đơn vị chây lì, nợ đọng BHXH kéo dài gồm: - Nợ đọng kéo dài và khai giảm lao động : Cty TNNHH Lucky, Cty TNNHH Kwang nam, Cty TNNHH Minh Phụng, Cty TNNHH Hừng Sáng, Cty TNNHH Nhật Tân, Cty Liên hiệp Công nghiệp Sae Young, Cty TNNHHYu Chung Vina, Cty TNNHH Karos, CN Tổng Công Ty Công trình giao thông 8… - Các công ty không nộp BHXH: Cty TNNHH Maxbro, Cty TNNHH Polytec, Cty TNNHH World Vina Shoe, Cty Liên doanh Thuận Kiều Plaza … Do công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực BHXH còn hạn chế vì vậy còn nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân vẫn chưa chấp hành thực hiện đóng BHXH cho người lao động. Theo thống kê cho thấy chỉ có khoảng 20% số lao động làm việc ngoài khu vực Nhà nước có tham gia đóng BHXH. Số còn lại là do chủ sử dụng lao động cố tình không đóng BHXH cho họ. Tóm lại quá trình thực hiện chế độ hưu trí tại TP.HCM từ khi đất nước thống nhất đến nay ngày càng hoàn thiện hơn. Do đặc điểm hoạt động của BHXH TP.HCM lệ thuộc vào chỉ đạo chung của BHXH Việt Nam, vì vậy bản 54 thân BHXH TP.HCM sẽ không tự hoàn thiện hoạt động của mình nếu BHXH Việt Nam không tích cực đổi mới nếu hệ thống pháp luật BHXH chưa đựoc hoàn thiện. Tuy nhiên trong khi chờ đợi sự hoàn thiện của pháp luật, sự đổi mới của cơ chế thì BHXH TP.HCM có thể tự hoàn thiện hoạt động của mình đặc biệt là liên quan đến chế độ hưu trí bằng cách: tích cực cải cách hành chính, phối hợp với các ban ngành chức năng để tăng cường công tác quản lý nhà nước khi thực hiện chế độ hưu trí, quan tâm hơn công tác đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường hợp tác quốc tế, áp dụng đầu tư mạnh công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện chế độ hưu trí… thì hiệu quả chắc chắn sẽ tốt hơn. 55 CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Các quan điểm, mục tiêu trong chế độ hưu trí: 3.1.1. Quan điểm: Thực hiện chế độ hưu trí nói riêng và các chế độ BHXH nói chung đã được nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thức IX của Đảng chỉ rõ là: “Khẩn trương mở rộng hệ thống BHXH và an sinh xã hội. Sớm xây dựng và thực hiện chính sách BHXH đối với người lao động thất nghiệp… Thực hiện các chính sách xã hội bảo đảm an toàn cuộc sống mọi thành viên cộng đồng bao gồm BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế, cứu trợ xã hội những người gặp rủi ro, bất hạnh…”. Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001-2010 và Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2001-2005, Đảng ta đã xác định:”Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống bảo hiểm và an sinh xã hội. Tiến tới áp dụng chế độ bảo hiểm cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân”, “Cải cách hệ thống BHXH, tạo sự bình đẳng về cơ hội được BHXH đối với người lao động trong các thành phần kinh tế; giải quyết thỏa đáng quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động”. Ngày 26-5-1997 Bộ chính trị ban hành chỉ thị số 15-CT/TRUNG ƯƠNGnội dung tăng cường sự lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH trong đó có chế độ hưu trí. Chỉ thị đã tạo chuyển biến đáng kể trong nhận thức của cán bộ, đảng viên, người lao động, người sử dụng lao động và đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã hội về chính sách BHXH. 56 Dựa trên quan điểm lãnh đạo của Đảng về chính sách BHXH thời gian qua chế độ BHXH nói chung và chế độ hưu trí nói riêng không ngừng được tu chỉnh, bổ sung để ngày càng hoàn thiện hơn. 3.1.2. Mục tiêu: - Tiếp tục hoàn thiện pháp luật BHXH (trong đó có chế độ hưu trí), theo dự kiến khoảng cuối năm 2005 luật BHXH sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua. - Tăng cường kiểm tra- thanh tra để bảo đảm quyền được tham gia và hưởng BHXH đối với người lao động được đảm bảo. - Hạn chế đến mức thấp nhất người lao động còn tuổi lao động thôi việc xin hưởng trợ cấp BHXH một lần nhằm bảo đảm đủ thời gian hưởng chế độ hưu trí khi hết tuổi lao động. - Có cơ chế hoạt động quỹ hưu trí nhàn rỗi thích hợp, bảo đảm tiền lãi phải đạt hiệu quả cao vừa bảo tồn đồng thời vừa tăng trưởng giá trị của quỹ. - Tiếp tục nghiên cứu xác định mức đóng, mức hưởng vừa đảm bảo đời sống cho người được hưởng BHXH vừa bảo đảm cân đối quỹ trong dài hạn vừa phù hợp với khả năng đóng góp của chủ thể tham gia. - Tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của nữ theo hướng từng bước tăng tuổi nghỉ hưu của nữ lên để đảm bảo bình đẳng về gới đồng thời tạo điều kiện cho nữ đóng góp khả năng mình cho xã hội. - Tiếp tục mở rộng chế độ hưu trí tự nguyện đặc biệt là đối với nông dân và những người lao động thuộc khu vực không chính thức. Một trong các nội dung khi cải cách chế độ hưu trí mà các nước đều quan tâm là xác định khả năng cân đối giữa mức đóng góp (thu) và mức hưởng (chi). Trong luận văn này chúng tôi quan tâm đến cân đối giữa thu và chi quỹ hưu trí, trong đó có các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cân đối này là: lãi suất hoạt động sinh lời từ nguồn quỹ nhàn rỗi, tuổi nghỉ hưu, tuổi thọ bình quân. Nội 57 dung tiếp theo chúng tôi tính toán, dự báo các tiêu chí liên quan đến sự cân đối thu và chi chế độ hưu trí trong dài hạn đối với BHXH TP.HCM. 3.2. Tính toán, dự báo các tiêu chí liên quan đến cân đối thu chi chế độ hưu trí tại TP.Hồ Chí Minh: 3.2.1. Dự báo tuổi thọ bình quân: Giúp xác định thời gian nghỉ hưởng chế độ hưu của một người bắt đầu nghỉ hưu cho đến khi qua đời. Tuổi thọ khác nhau theo giới tính. Để dự báo tuổi thọ bình quân của nam và nữ tại TP.HCM chúng tôi dựa vào tính toán tuổi thọ của cục thống kê TP.HCM và dựa vào mô hình tăng tuổi thọ của Liên Hiệp Quốc (phụ lục 1) với giả thiết tuổi thọ của dân TP.HCM trong tương lai tăng theo mô hình của Liên Hiệp Quốc. Dựa vào mô hình tăng tuổi thọ của Liên Hiệp Quốc; dựa vào tuổi thọ ở khu vực TP.HCM theo kết quả tính toán của Cục Thống Kê TP.HCM vào thời điểm tổng điều tra dân số 1/4/1999 (nam 68 tuổi, nữ 70.5 tuổi), chúng tôi dự báo tuổi thọ nam nữ tại khu vực TP.HCM đến 2044 với kết quả theo phụ lục 2. 3.2.2. Tính toán khả năng cân đối giữa thu và chi chế độ hưu trí: Để tính toán khả năng cân đối giữa thu và chi của chế độ hưu trí, chúng tôi đưa ra một số giải thiết sau. - Chỉ số giá hàng tiêu dùng tăng đều 6,5% mỗi năm và được điều chỉnh bằng cách tăng mức tiền lương tối thiểu tương ứng. - Tuổi thọ của dân TP.HCM (trong đó có người nghỉ hưu) tăng theo mô hình tuổi thọ của Liên Hiệp Quốc và đã được xác định ở phụ lục 2. - Thời gian đóng BHXH của nam là 30 năm, nữ là 25 năm. - Tuổi đời về hưu bình quân củangười tham gia là 51,5 (nam là 55tuổi, nữ là 48 tuổi. Đây là tuổi về hưu bình quân thực tế từ 1995 đến 2004 tại thành phố Hồ Chí Minh) và giả thiết không thay đổi trong thời kỳ tính toán. 58 - Tỷ lệ trích nộp vào quỹ hưu trí đối với người lao động và người sử dụng lao động (bằng 13% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động) không thay đổi suốt thời kỳ tính toán - Lãi suất do hoạt động đầu tư quỹ hưu trí nhàn rỗi là 3% (sau khi đã trừ phần chi phí cho quản lý và đầu tư xây dựng cơ bản) như hiện nay và không thay đổi suốt thời kỳ tính toán. Với các giả thiết vừa nêu thì đối với 1 người bắt đầu làm việc tham gia đóng BHXH từ năm 1995 (thời điểm quỹ BHXH chính thức thành lập qui định sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động) thì nam sẽ về hưu vào 2025 (sau 30 năm đóng góp và có đủ điều kiện về tuổi đời) còn nữ về hưu vào 2020 (sau 25 năm đóng góp và có đủ điều kiện về tuổi đời). Như vậy nếu dựa vào tuổi thọ đã được dự báo theo mô hình tuổi thọ của Liên Hiệp Quốc mà chúng tôi trình bày ở phụ lục 2 thì nam sẽ hưởng lương hưu khoảng 20 năm còn nữ khoảng 30 năm. Áp dụng lí thuyết toán tài chính để tính mức tích lũy mà một người lao động bắt đầu làm việc cho đến khi nghỉ hưu để tính giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ phát sinh cuối kỳ và lãi kép; tương tự xác định tổng số tiền mà cơ quan BHXH phải trả cho người lao động hằng tháng từ khi bắt đầu nghỉ hưu cho đến khi qua đời được qui về hiện giá tại thời điểm bắt đầu nghỉ hưu. Trong phần tính toán, do số người tham gia đóng góp quỹ hưu trí thuộc khu vực nhà nước ổn định và chiếm tỷ trọng cao, do đó khi tính toán cân đối giữa số tiền đóng góp (quy về giá trị tương lai) với số tiền hưởng hưu (quy về giá trị hiện tại) chúng tôi chọn một số nhóm đối tượng tham gia vào quỹ hưu trí thuộc khu vực Nhà nước, cụ thể như sau: - Đối với công chức Nhà nước, chúng tôi chọn các nhóm công chức A2.2, A1, B, C (đây là các nhóm công chức được quy định tại các bảng lương theo tinh thần nghị định 104/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định về chế 59 độ tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang). Các nhóm này chiếm tỷ trọng cao trong công chức nhà nước. - Đối với viên chức Nhà nước, chúng tôi chọn các nhóm viên chức A2.2, A1, A0, B (đây là các nhóm viên chức được quy định tại các bảng lương theo tinh thần nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định về chế độ tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang). Các nhóm này chiếm tỷ trọng cao trong viên chức nhà nước. - Công nhân trực tiếp sản xuất: chọn 2 nhóm có tỉ trọng lao động tham gia đóng BHXH đông là nhóm chế biến lương thực thực phẩm và nhóm dệt, thuộc da, giả da, giấy, may mặc được quy định tại nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước. Kết quả tính toán về mức tích lũy, về nhu cầu tiền để trả trợ cấp được thể hiện tại các phụ lục cụ thể như sau: - Công chức, viên chức nhóm ngạch A1: phụ lục 3, 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6 - Công chức, viên chức nhóm ngạch A0: phụ lục 4, 4.1, 4.2, 4.3, 4.4, 4.5, 4.6 - Công chức, viên chức nhóm ngạch B: phụ lục 5, 5.1, 5.2, 5.3, 5.4, 5.5, 5.6 - Công chức, viên chức nhóm ngạch C1: phụ lục 6, 6.1, 6.2, 6, 6.3, 6.4, 6.5, 6.6 - Công nhân lương thực thực phẩm: phụ lục 7.1, 7.2, 7.3, 7.4, 7.5 - Công nhân may mặc, da giày, thuộc da: phụ lục 8.1, 7.2, 8.3, 8.4, 8.5, 8.6 Từ kết quả tính toán, chúng tôi phân tích và lập bảng cân đối giữa đóng góp và hưởng chế độ hưu trí liên quan đến các đối tượng vừa nêu và dựa vào các giả thiết đã được nêu ra ở phần trên: 61 BẢNG 3.1:CÂN ĐỐI GIỮA MỨC ĐÓNG VÀ MỨC HƯỞNG VỚI LÃI SUẤT SINH LỜI 0.3%/THÁNG NAM NỮ NHÓM Tích lũy từ đóng góp (1) Nhu cầu lương hưu (2) Chênh lệch (1) -(2) Số năm hưởng hưu bảo đảm cân đối giữa đóng và hưởng Số năm hưởng hưu BHXH phải bù Tích lũy từ đóng góp (1) Nhu cầu lương hưu (2) Chênh lệch (1)-(2) Số năm hưởng hưu bảo đảm cân đối giữa đóng và hưởng Số năm hưởng hưu BHXH phải bù Công chức, viên chức A1 786 1036 (250) 14.5 3.5 463 2020 (1557) 9.5 20.5 Công chức, viên chức A0 759 991 (232) 14.5 3.5 448 1977 (1529) 9.5 20.5 Công chức, viên chức B 685 844 (159) 15 3 414 1647 (1233) 10 20 Công chức, viên chức C1 595 755 (160) 15 3 355 1473 (1118) 10 20 Công nhân lương thực thực phẩm. 744 873 (129) 15 3 458 1074 (616) 10 20 Công nhân dệt, thuộc da, giấy, may … 789 915 (126) 15.5 2.5 488 1785 (1297) 10 20 62 Qua kết quả tính toán cân đối mức đóng mức hưởng trên 5 nhóm đóng BHXH (chế độ hưu trí) nếu dựa vào các giả thiết đã nêu, dựa vào tuổi thọ theo dự báo thì quỹ hưu trí đối với chế độ hưu trí thuộc BHXH TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung sẽ mất cân đối và khoảng 2030 mà theo dự báo của các chuyên gia là hoàn toàn chính xác. Thực tế đối với nữ sau 25 năm đóng BHXH thì chỉ đủ chi trả lương hưu trong vòng 10 năm; đối với nam sau 30 đóng BHXH chỉ đủ chi trả từ 15-16 năm. Dựa vào kết quả phân tích trên, muốn cân đối quỹ bảo hiểm hưu trí ở TP.HCM nói riêng, cả nước nói chung cần có nhiều giải pháp đồng bộ. Do đặc thù về quản lý của hệ thống BHXH Việt Nam khi chúng tôi đề ra các giải pháp có thể vận dụng chung vào BHXH Việt Nam. Đồng thời có những giải pháp mang tính đặc thù riêng phù hợp với TP.HCM 3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ hưu trí tại TP.HCM 3.3.1. Các giải pháp chung: 3.3.1.1. Giải pháp tăng hiệu quả hoạt động sinh lợi quỹ bảo hiểm hưu trí nhàn rỗi: Như đã trình bày ở phần trên, trong nhiều năm qua việc đầu tư quỹ BHXH nói chung, quỹ hưu trí nói riêng chưa đạt hiệu quả. Nếu tính năm 2004, chỉ số giá tiêu dùng tăng 9.5% trong khi đó hoạt động sinh lời của quỹ BHXH chỉ đạt dưới 7%, vì vậy trên thực tế đã bị lỗ. Do đó các quốc gia trong quá trình cải tổ đều quan tâm đến hiệu quả hoạt động sinh lời của quỹ nhàn rỗi. Trước 1995, khi chuẩn bị thành lập cơ quan BHXH thì các chuyên gia đã đưa ra chỉ tiêu phấn đấu là lãi suất do đầu tư quỹ BHXH nhàn rỗi phải đạt từ 10-12% thì mới bảo đảm được cân đối quỹ dài hạn mà chủ yếu là quỹ hưu trí. Theo chúng tôi lãi suất do hoạt động đầu tư phải đạt 10% đến 12%/năm. Sau khi trích cho chi phí quản lý và xây dựng cơ bản thì phần còn lại bổ sung vào quỹ BHXH là 7.2%/năm 63 (0.6%/tháng). Kết quả cân đối giữa đóng và hưởng BHXH với mức lãi suất chúng tôi nêu trên thể hiện qua bảng sau: BẢNG 3.2:CÂN ĐỐI GIỮA MỨC ĐÓNG VÀ MỨC HƯỞNG VỚI LÃI SUẤT SINH LỜI 0.6%/THÁNG Nam Nữ Nhóm ngạch Tích lũy từ đóng góp Nhu cầu lương hưu Chênh lệch Tích lũy từ đóng góp Nhu cầu lương hưu Chênh lệch Công chức, viên chức nhóm ngạch A1 1.192 743 449 655 1176 (521) Công chức, viên chức nhóm ngạch A0 1.173 711 462 650 1125 (475) Công chức, viên chức nhóm ngạch B 1.049 605 444 588 959 (371) Công chức, viên chức nhóm ngạch C1 908 541 367 505 857 (352) Công nhân lương thực thực phẩm 1.146 626 520 651 992 (341) Công nhân dệt, may, thuộc da, da giày… 1.223 563 660 698 826 (128) 2.902 (2.188) Kết quả cho thấy khi tăng hiệu quả đầu tư quỹ hưu trí nhàn rỗi từ 0.3% lên 0.6% thì các nhóm nam đóng BHXH có mức đóng góp lớn hơn nhu cầu hưởng lương hưu. Đối với nữ do tuổi nghỉ hưu sớm hơn nam, trong khi đó tuổi thọ lại cao hơn nam do đó kết quả cho thấy ở mức đầu tư quỹ hưu trí nhàn rỗi 0.6%/tháng thì 64 phần hưởng hưu của nữ cao hơn phần đã đóng góp. Tuy nhiên nếu lấy phần dư của nam bù cho phần thiếu của nữ thì quỹ hưu trí thừa (714 đơn vị lương tối thiểu). Kết luận: đầu tư càng hiệu quả quỹ hưu trí nhàn rỗi thì khả năng cân đối quỹ hưu trí dài hạn càng cao. 3.3.1.2. Tăng tuổi nghỉ hưu: Giải pháp tăng tuổi nghỉ hưu trong tình hình tuổi thọ bình quân của người dân tăng lên là một trong các giải pháp nhiều quốc gia áp dụng. Các yếu tố liên quan đến quyết định tăng tuổi nghỉ hưu gồm: - Tuổi nghỉ hưu hiện hữu ở mức thấp hoặc trung bình - Cung cầu lao động - Dân số có xu thế già đi do tuổi thọ tăng lên, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống - Khả năng mất cân đối của quỹ hưu trí trong tương lai gần - Quan điểm chính trị, lời hứa của chính phủ đang cầm quyền Đối với Việt Nam hiện nay để góp phần cân đối quỹ BHXH nói chung và quỹ hưu trí nói riêng trong dài hạn thì ngoài giải pháp tăng hiệu quả hoạt động của quỹ nhàn rỗi cần phải tăng tuổi nghỉ hưu của phần lớn các nhóm tham gia đóng BHXH với lý do sau : + tuổi nghỉ hưu bình quân từ 1995 đến nay là 51,5 tuổi. Với tuổi bình quân nghỉ hưu như vậy thời gian đóng BHXH ngắn nhưng thời gian được hưởng dài, rất dễ tạo sự mất cân đối. + chênh lệch tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ hiện nay là 5, so với nhiều quốc gia, sự chênh lệch này là lớn. Điều này tạo sự bất bình đẳng về giới, không tạo hết điều kiện để nữ giới tiếp tục cống hiến giống như nam giới. Khi tăng tuổi nghỉ hưu của nữ lên 1 năm thì quỹ bảo hiểm hưu trí sẽ tăng (vì 1 năm làm 65 việc thêm quỹ bảo hiểm hưu trí không trả lương hưu cho họ, nhưng lại tiếp tục nhận phần đóng góp của họ trong năm đó). Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, việc tăng tuổi nghỉ hưu bình quân từ 51,5 tuổi lên 55 tuổi là cần thiết. Muốn thực hiện được điều này thì chính phủ nên tách chính sách tinh giản biên chế sắp xếp lại doanh nghiệp ra khỏi chính sách hưu trí. Đồng thời nhiều quốc gia hiện nay, đối với những người làm việc ở các ngành nghề nặng nhọc độc hại thay vì giảm tuổi đời để nghỉ hưu họ có khuynh hướng trả tiền lương cao hơn công việc bình thường, còn tuổi nghỉ hưu không giảm. Sự chênh lệch tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ gây nhiều tranh luận không chỉ ở quốc gia Việt Nam mà nhiều quốc gia khác. Trong phần trình bày ở chương 1 liên quan đến tuổi nghỉ hưu, chúng tôi đã nêu vấn đề chênh lệch này. Khuynh hương chung ở các nước là dần dần thu hẹp sự chênh lệch và hiện nay có trên 35% quốc gia tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ bằng nhau. Tại Việt Nam đã có nhiều ý kiến, một số các cuộc thảo luận đã nêu vấn đề cần tăng tuổi nghỉ hưu nữ bằng nam (60 tuổi). Theo chúng tôi tăng tuổi nghỉ hưu nữ bằng nam là hợp lý. Tuy nhiên không thể nhảy vọt trong thời gian ngắn; đồng thời cũng phải căn cứ vào nữ tham gia đóng BHXH đang làm công việc gì? Là công nhân viên chức hay người trực tiếp tham gia sản xuất? Nếu là người trực tiếp tham gia sản xuất thì công việc họ tham gia bình thường hay nặng nhọc độc hại…? Theo chúng tôi đối với nữ tham gia đóng BHXH làm việc trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp, công nhân trực tiếp sản xuất nhưng làm công việc bình thường thì tăng dần tuổi nghỉ hưu của họ. Hợp lí nhất cứ 5 năm tăng lên 1 tuổi (hay 1 năm tăng 2,4 tháng) và như vậy khoảng 25 năm sau thì tuổi nghỉ hưu của nữ bằng nam. Nếu kết hợp đồng bộ giữa tăng tuổi nghỉ hưu của nữ từ từ để bằng tuổi nghỉ hưu của nam với sự loại bỏ chính sách tinh giản biên chế, sắp xếp doanh nghiệp ra khỏi hưu trí đồng thời không giảm tuổi đời nghỉ hưu cho người làm 66 công việc nặng nhọc độc hại (trả vào tiền lương) thì theo tính toán tuổi nghỉ hưu bình quân là 57 tuổi (nam 58, nữ 56). Như vậy tuổi hưu của nữ sẽ tăng lên 8 tuổi và tuổi hưu nam tăng lên 3 tuổi so với hiện nay. Dựa vào tuổi nghỉ hưu trong tương lai chúng tôi tính toán cân đối giữa đóng và hưởng BHXH với kết quả như sau (lãi suất do hoạt động đầu tư sinh lời từ quỹ nhàn rỗi là 7.2%/năm). BẢNG 3.3: CÂN ĐỐI GIỮA MỨC ĐÓNG VÀ MỨC HƯỞNG KẾT HỢP TĂNG TUỔI NGHỈ HƯU VÀ LÃI SUẤT HOẠT ĐỘNG SINH LỜI ĐẠT O.6%/THÁNG Nam Nữ Nhóm Tích lũy từ đóng góp Nhu cầu lương hưu Chênh lệch Tích lũy từ đóng góp Nhu cầu lương hưu Chênh lệch Công chức, viên chức nhóm ngạch A1 1.660 704 956 1.660 101 1059 Công chức, viên chức nhóm ngạch A0 1.635 674 961 1.635 958 677 Công chức, viên chức nhóm ngạch B 1.450 576 874 1.450 816 634 Công chức, viên chức nhóm ngạch C1 1.360 513 847 1.360 730 630 Công nhân lương thực, thực phẩm 1.575 594 981 1.575 844 731 Công nhân may mặc, giày da … 1.678 622 1.056 1.678 884 794 Kết quả cho thấy nếu kết hợp cả tăng tuổi nghỉ hưu khi tuổi thọ bình quân của người dân tăng lên cùng với hoạt động bảo tồn và tăng trưởng giá trị quỹ hưu trí nhàn rỗi hiệu quả thì ở tất cả các nhóm khảo sát có thể cân đối tài chính 67 quỹ hưu trí trong dài hạn không có trường hợp hưởng nhiều hơn đóng. Kết quả này sẽ giúp cho quỹ hưu trí Việt Nam có thể đề phòng những rủi ro liên quan đến tài chính của quỹ hưu trí trong trường hợp xảy ra biến động như khủng hoảng kinh tế hoặc các rủi ro khác làm đồng tiền Việt Nam mất giá trầm trọng. Ngoài ra khi quỹ hưu trí nói riêng, quỹ BHXH nói chung dư thừa nhiều là điều kiện để xây dựng sự nghiệp BHXH tự trang trải, có nghĩa là việc tăng lương hưu và các trợ cấp khác không còn phụ thuộc chính sách tiền lương nữa mà do chính sự phát triển của quỹ BHXH quyết định. 3.3.1.3.Tăng mức đóng BHXH: Việc tăng mức đóng BHXH là vấn đề rất nhạy cảm có khả năng ảnh hưởng đến chính trị, đồng thời giảm khả năng cạnh tranh, khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy khi quỹ BHXH bị mất cân đối thì sự lựa chọn giải pháp này là hết sức thận trọng. Đối với BHXH Việt Nam hiện nay trong khi thu nhập của người lao động còn thấp (đặc biệt là khu vực Nhà nước). Đồng thời khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế thì việc đề ra tăng tỉ lệ đóng góp cho quỹ hưu trí là điều chưa được đặt ra. Theo chúng tôi vấn đề hiện nay không phải là tăng tỷ lệ đóng góp mà là tăng cường sự quản lý Nhà nước để đảm bảo các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp dân doanh) phải thực hiện đóng BHXH đúng quy định của pháp luật. Kiên quyết không để tình trạng nhiều doanh nghiệp hiện nay bảng lương làm căn cứ đóng BHXH rất thấp so với lương trả hàng tháng cho người lao động. Sự vi phạm này vừa gây thiệt hại cho người lao động vừa tạo ra sân chơi không bình đẳng giữa các doanh nghiệp. 3.3.2. Các giải pháp riêng đối với TP.Hồ Chí Minh: - Tăng cường thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp dân doanh trong việc thực hiện đóng BHXH đúng pháp luật. Thời gian qua mặc dù các cơ quan quản lý Nhà nước cùng với BHXH Thành phố đã tiến 68 hành thanh tra kiểm tra một số đơn vị tuy nhiên việc làm này không thường xuyên thiếu sự phối hợp đồng bộ do đó sự phát hiện và ngăn chặn các vi phạm còn hạn chế. - Phải chế tài mạnh đối với một số doanh nghiệp thường xuyên vi phạm hoặc vi phạm nặng liên quan đến thực hiện chế độ BHXH trong đó có chế độ hưu trí. Hiện nay, Nghị định 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 tạo hành lang pháp lý để các cơ quan có chức năng tiến hành chế tài với một số doanh nghiệp vi phạm. BHXH TP.HCM kết hợp với Sở LĐTB&XH cùng với các phương tiện thông tin đại chúng tiếp tục nêu đích danh những doanh nghiệp vi phạm nặng chính sách BHXH. Đây là việc làm đã mang lại kết quả thiết thực trong thời gian qua. - Tăng cường tuyên truyền pháp luật lao động nói chung, BHXH nói riêng đến mọi người lao động và chủ sử dụng lao động. Những năm vừa qua công tác tuyên truyền chưa được xem trọng, nhiều người lao động thậm chí cả công nhân viên chức Nhà nước hiểu rất ít về chính sách BHXH, chế độ hưu trí, tuyên truyền pháp luật là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, của cơ quan thực hiện sự nghiệp BHXH, của Công đòan các cấp. Khi mọi người hiểu được pháp luật thì họ sẽ sống và làm việc theo pháp luật. - Khen thưởng: vi phạm thì chế tài, ngược lại những đơn vị thực hiện tốt chế độ BHXH trong đó có chế độ hưu trí thì phải được khen thưởng kịp thời cả về vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt hãy nêu những điển hình qua phương tiện thông tin đại chúng. Kinh nghiệm của BHXH Bình Dương hằng năm đều tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng về vật chất lẫn tinh thần cho các đơn vị thực hiện tốt pháp luật BHXH. Ngoài ra những đơn vị thực hiện tốt còn được các phương tiện thông tin đại chúng nêu lên để các đơn vị khác học tập. Chính vì vậy nguồn thu quỹ BHXH ngày càng tăng. 69 - Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác BHXH: có thể nói nguồn nhân lực phục vụ cho BHXH TP.HCM chất lượng được đánh giá tốt so với một số địa phương khác. Tuy nhiên việc đào tạo đội ngũ các chuyên gia chuyên tính toán cân đối tài chính kể cả ngắn hạn lẫn dài hạn còn nhiều hạn chế. Sự hạn chế này còn do cơ chế mà tự BHXH TP.HCM không thể thoát ra được. Cần phải học tập những công ty BH thương mại. Gần đây họ đưa ra những sản phẩm như an phú tuổi già đã tạo nên sự quan tâm đối với người dân thậm chí cả với người lao động đang tham gia đóng BHXH. BHXH cũng phải biết lắng nghe và biết thấu hiểu như BH thương mại. - Cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện giải quyết các chế độ BHXH trong đó có chế độ hưu trí: vấn đề này BHXH TP.HCM đang thực hiện ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên cần phải nâng cao trình độ nhân viên phục vụ cả tâm lẫn tầm để cho người tham gia càng ngày càng cảm thấy BHXH thực sự là một chính sách đảm bảo cuộc sống cho họ trong quá trình làm việc cũng như sau quá trình làm việc. - Thực hiện tiết kiệm, tăng cường đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hồ sơ, quản lý chi trả. 3.4. Các kiến nghị về chính sách vĩ mô để hoàn thiện chính sách BHXH và chế độ hưu trí: - Bộ LĐ-TB&XH với chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực BHXH phải nhanh chóng trình Quốc Hội thông qua luật BHXH. Khi luật BHXH được thông qua là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan chức năng, các đơn vị, người lao động, người dân dựa vào đó mà thực hiện. - Vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu của nữ đã được bàn cãi thảo luận trong nhiều năm qua. Để giải quyết vấn đề này cần tiến hành cuộc điều tra XH học ở quy mô toàn quốc để nắm rõ dư luận xã hội đặc biệt là ý kiến của lao động nữ đang 70 làm việc lao động ở các lĩnh vực khác nhau. Cần phải nắm rõ quan điểm vừa tăng tuổi nghỉ hưu của nữ vừa tạo điều kiện cho nữ tiếp tục cống hiến đồng thời thực hiện bình đẳng giới mà Chính phủ Việt Nam luôn luôn quan tâm, bên cạnh đó góp phần cho cân đối quỹ BHXH trong dài hạn, bền vững và ổn định. - Chính phủ cần tạo cơ chế để BHXH Việt Nam đầu tư hoạt động quỹ nhàn rỗi, đặc biệt là quỹ dành cho hưu trí so cho đạt hiệu quả cao nhất. Trong nhiều năm qua hoạt động sinh lời quỹ nhàn rỗi còn ở mức thấp, cần tạo điều kiện và cơ chế để đầu tu quỹ hưu trí nhàn rỗi vào các lĩnh vực vừa có tính an toàn cao vừa có khả năng sinh lợi lớn. Cụ thể , đầu tư vào các lĩnh vực cầu đường theo hình thức BOT, đầu tư vào các dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp, thu nhập trung bình; tham gia đầu tư vào lĩnh vực điện, bưu chính viễn thông, các công trình phục vụ du lịch… - Chính phủ cần bố trí nguồn ngân sách đóng bù 14 năm tiền BHXH của 2,9 triệu cán bộ công nhân viên chức Nhà nước và lực lượng vũ trang đã làm việc trước năm 1995 nay chuyển sang hưởng BHXH theo cơ chế mới. Nếu chính phủ không đóng bù mà buộc BHXH phải lấy từ quỹ BH hưu trí của mình chi trả thì sự mất cân đối của quỹ hưu trì là khó tránh khỏi. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trên cơ sở thành lập hệ thống thanh tra độc lập do Nhà nước bổ nhiệm chuyên về thanh tra các nội dung liên quan đến BHXH. Khi công tác thanh tra thực hiện tốt, vi phạm giảm, nguồn thu tăng, người lao động được bảo vệ và hiểu biết luật pháp sẽ tốt hơn. - Chính phủ, các bộ ngành chức năng, các cơ quan thực hiện cần quan tâm công tác đào tạo chuyên viên tính toán tài chính về BHXH-nguồn nhân lực này hầu như không có. Khi có đầy đủ chuyên viên tính toán sẽ góp phần thực hiện tốt cân đối tài chính, nhất là chế độ hưu được ổn định lâu dài. 71 KẾT LUẬN Thực hiện chính sách BHXH nói chung và chế độ hưu trí nói riêng tốt sẽ góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, đem lại sự công bằng dân chủ và văn minh. Lợi ích do thực hiện chế độ BHXH (trong đó có chế độ hưu trí) không chỉ về mặt xã hội mà còn lợi ích về kinh tế và chính trị. - Về mặt xã hội: góp phần mang lại sự công bằng xã hội cho những người tham gia lao động sản xuất, tham gia đóng góp công sức của mình trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Chế độ hưu trí thực hiện tốt sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo, người già được chăm sóc ngày càng tốt hơn thể hiện truyền thống dân tộc “kính lão đắc thọ”. - Về mặt kinh tế: như chúng tôi đã nêu trong chương I, tham gia chế độ hưu trí có ảnh hưởng lớn đến lợi ích kinh tế: + Đối với cá nhân: sự đóng góp vào chế độ hưu trí là một hình thức tiết kiệm cá nhân. Và hơn cả tiết kiệm khi sự đóng góp hạn chế nếu gặp rủi ro nhiều như ốm đau lúc già chẳng hạn, hoặc tuổi thọ tăng, cá nhân được BHXH chăm sóc nhờ dựa vào nguyên tắc san sẻ rủi ro. + Đối với quốc gia: nếu thực hiện chế độ hưu trí có hiệu quả, phần quỹ dư thừa là một kênh tài chính quan trọng góp phần phát triển nguồn gốc đến các hình thức như mua trái phiếu Chính phủ, tham gia thị trường chứng khoán, đầu tư vào một số lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế, an sinh quốc gia góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. + Về mặt chính trị: khi hệ thống an sinh xã hội, BHXH trong đó có chế độ hưu trí đáp ứng nhu cầu xã hội sẽ góp phần mang lại an toàn xã hội, ổn định chính trị. Kinh nghiệm các quốc gia cho thấy, cứ đến mùa bầu cử thì môt trong các nội dung mà các ứng viên luôn quan tâm là chế độ hưu trí, và nếu đắc cử mà không 72 thực hiện tốt lời hứa đã bị phản ứng của dư luận bằng nhiều hình thức phản đối, biểu tình, bãi công; chắc chắn cơ may đắc cử nhiệm kỳ tiếp theo là không thể. TP.Hồ Chí Minh có lợi thế là một trong những trung tâm về văn hóa, kỹ thuật, xã hội của đất nước. Với tinh thần năng động sáng tạo, BHXH TP.HCM nếu vận dụng nhiều phương pháp quản lý linh hoạt, phối hợp thực hiện ngành dọc, ngành ngang, tăng cường thanh tra kiểm tra, tăng cường thanh tra kiểm tra, tăng cường phổ biến pháp lệnh thì kết quả hoạt động thu – chi – quản lý chế độ hưu trí sẽ hiệu quả hơn. Dĩ nhiên còn lệ thuộc vào sự năng động của BHXH Việt Nam, sự quan tâm của Nhà nước mà trước hết phải có luật BHXH phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam trong xu thế hội nhập. 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Luật Lao động của nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đã sửa đổi bổ sung năm 2002). 2. Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ. 3. Nghị định số 71/2000/NĐ-CP ngày 23/11/2000 của Chính phủ. 4. Nghị định số 61/2001/NĐ-CP ngày 7/9/2001 của Chính phủ. 5. Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9/1/2003 của Chính phủ. 6. Tập bài giảng BHXH của CN. Phùng Bá Đề, CN. Nguyễn Văn Gia, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội Hà Nội, 2001. 7. Tìm hiểu về chế độ BHXH mới của Nguyễn Văn Phần và Đặng Đức San, Nhà xuất bản TP.Hồ Chí Minh, 1999. 8. Tìm hiểu chính sách BHXH của PTS. Lê Văn Yên, Lê Hồng Phương. 9. Lý thuyết Bảo hiểm PTS. Nguyễn Ngọc Định, Nguyễn Tiến Hùng, ThS. Hồ Thủy Tiên, Nhà xuất bản Tài chính TP.Hồ Chí Minh, 1999. 10. Kinh tế Bảo hiểm, PGS.PTS. Hồ Sĩ Sà, PGS.PTS. Nguyễn Cao Thường, PTS. Phan Công Nghĩa, Nhà xuất bản KHKT Hà Nội 1994. 11. BHXH những điều cần biết của Bộ LĐ-TBXH, Nhà xuất bảng Thống kê, Hà Nội, 2001. 12. Chế độ BHXH. Nhà xuất bản Tài chính năm 1998. 13. Chính sách xã hội và quá trình toàn cầu hóa, Chủ biên: Bruno Palier và Louis - Charles Viossat, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2003. 14. Tài liệu tập huấn Lao động - tiền lương – tiền công và BHXH. Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ công chức, Hà Nội năm 2003. 15. Người về hưu ở thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và giảp pháp, TS.Đoàn Thanh Hương, trung tâm KHXH và Nhân văn TP.HCM, 2004. 16. Các tạp chí BHXH năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004. 17. Pensions, International Training Center of ILO – Turin, International Labour Office – Geneva, International Social Security Association – Geneva, 1998. 18. Trang web của Ngân hàng Thế giới trên mạng Internet: www.worldbank.org/sp/pensions. 74 Phụ lục 1: mô hình tăng tuổi thọ của liên hiệp quốc. Mức tử vong xuất phát (e0 tính bằng năm) NAM NỮ 55,0 – 57,5 57,5 – 60,0 60,0 – 62,5 62,5 – 65,0 65,0 – 67,5 67,5 – 70,0 70,0 – 72,5 72,5 – 72,5 72,5 – 75,0 75,0 – 77,5 77,5 – 80,0 80,0 – 82,5 82,5 – 85,0 85,0 – 87,5 2,5 2,5 2,3 2,0 1,5 1,2 1,0 0,8 0,5 0,4 0,4 0,4 0,4 2,5 2,5 2,5 2,5 2,3 2,0 1,5 1,2 1,0 0,8 0,5 0,4 0,4 Nguồn: Population Division of the Department of Economic and Social affairs, United Nations 1998. World Population Projections to 2150 75 PHỤ LỤC 2: DỰ BÁO TUỔI THỌ NGƯỜI VỀ HƯU DỰA THEO MÔ HÌNH TUỔI THỌ CỦA LIÊN HIỆP QUỐC 1999 2004 2009 2014 2019 2024 2029 2 e0 Δe E0 Δe e0 Δe e0 Δe e0 Δe e0 Δe E0 Δe Nam Nữ 68,0 70,5 1,2 1,5 69,2 72,0 1,2 1,5 70,4 73,5 1,0 1,2 71,4 74,7 1,0 1,2 72,4 76,9 1,0 1,0 73,4 77,9 0,8 0,8 74,2 78,7 0.8 0.8 76 PHỤ LỤC 3.5: MỨC TÍCH LUỸ DO ĐÓNG GÓP VÀO QUỸ HƯU TRÍ Lãi suất: 0,6%/tháng&tuổi nghỉ hưu tăng CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NHÓM NGẠCH A1 SỐ NĂM (n) SỐ ĐẦU KỲ LƯƠNG CĂN BẢN LƯƠNG TT TĂNG MỨC TÍCH LŨY NA (6,5% /NĂM) E = A + A(1+r)^n-1 1 0.000 1.780 1.000 2.870 2 2.870 1.780 1.065 6.141 3 6.141 1.780 1.134 9.853 4 9.853 1.860 1.208 14.210 5 14.210 1.860 1.286 19.126 6 19.126 1.860 1.370 24.658 7 24.658 2.140 1.459 31.529 8 31.529 2.140 1.554 39.238 9 39.238 2.140 1.655 47.869 10 47.869 3.330 1.763 60.896 1 11 60.896 3.330 1.877 75.508 1 12 75.508 3.330 1.999 91.863 1 13 91.863 3.660 2.129 111.265 1 14 111.265 3.660 2.267 132.928 1 15 132.928 3.660 2.415 157.073 1 16 157.073 3.990 2.572 185.310 1 17 185.310 3.990 2.739 216.725 1 18 216.725 3.990 2.917 251.622 1 19 251.622 4.320 3.107 291.991 1 20 291.991 4.320 3.309 336.770 2 21 336.770 4.320 3.524 386.380 2 22 386.380 4.650 3.753 443.274 2 23 443.274 4.650 3.997 506.232 2 24 506.232 4.650 4.256 575.823 2 25 575.823 4.980 4.533 655.080 2 26 655.080 4.980 4.828 742.602 27 742.602 4.980 5.141 839.158 28 839.158 4.980 5.476 945.583 29 945.583 4.980 5.832 1062.788 77 30 1062.788 4.980 6.211 1191.759 31 1191.759 4.980 6.614 1333.570 32 1333.570 4.980 7.044 1489.388 33 1489.388 4.980 7.502 1660.480

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThực trạng và các giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ hưu trí tại TPHồ Chí Minh.pdf
Luận văn liên quan