Trong những năm qua sản lượng vải không ổn định có phần giảm xuống, nhưng vị trí kinh tế của cây vải luôn giữ vai trò quan trọng đối với người dân huyện Lục Ngạn. Ngày 18/10/2005 Huyện uỷ Lục Ngạn đã có nghị quyết số 22/NQ-HU về phát triển đa dạng các loại cây ăn quả theo qui hoạch, kế hoạch, với cơ cấu cây trồng và cơ cấu giống phù hợp. Trong đó, cây vải thiều là mũi nhọn về đa dạng hoá và thâm canh cây ăn quả nhằm đa dạng sản phẩm hàng hoá, cho tiêu thụ quả tươi, đáp ứng yêu cầu công nghiệp chế biến, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, nhằm tạo ra sản phẩm có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới
Song trong thời kỳ hội nhạp nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), cây vải thiều huyện Lục Ngạn cũng đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ đã có hàng loạt câu hỏi đặt ra như hiệu quả kinh tế của sản xuất vải hiện nay ở Lục Ngạn như thế nào? Những thuận lợi, khó khăn,đối với việc phát triển sản xuất vải ở Lục Ngạn ra sao ? Những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn?
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang ”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Trên cơ sở khảo sát đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất cây vải ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang thời gian qua, từ đó đề xuất những giải pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất vải của huyện trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả nói chung và cây vải thiều nói riêng.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất cây vải ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hộ trồng vải, những vấn đề kinh tế kỹ thuật liên quan tới phát triển sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất của 4 giống vải (Lai Chua, U Hồng, Lai Thanh Hà và Thanh Hà) được trồng chủ yếu trong hộ nông dân ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại 3 xã Phượng Sơn, Giáp Sơn, Tân Mộc huyện Lục Ngạn có diện tích, sản lượng vải lớn,đặc điểm tự nhiên, khí hậu phù hợp với phát triển cây vải .
- Về thời gian: Thu thập số liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài từ các tài liệu đã công bố trong những năm gần đây, các số liệu thống kê của huyện từ năm 2004-2006 và số liệu điều tra các hộ sản xuất vải năm 2006.
4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong sản xuất vải.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây vải trên địa bàn huyện Lục Ngạn.
- Đề suất các giải pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn.
5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành ba chương:
Chương I: Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương II: Thực trạng phát triển sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn
Chương III: Giải Pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn
117 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7851 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều (Kinh tế nông nghiệp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đất đồi núi cao, điều kiện tưới tiêu cho vải gặp nhiều khó khăn, nhất là vào mùa khô hạn. Chính vì vậy mà năng suất vải quả ở Phượng Sơn, Giáp Sơn cao hơn so với Tân Mộc.
2.4.4. Kết quả và hiệu quả kinh tế của vải thiều sấy khô năm 2006
Qua điều tra thực tế cho thấy những hộ vừa sản xuất, vừa sơ chế là để tận dụng lao động gia đình hoặc sản phẩm vải quả có chất lượng không đồng đều hoặc giá bán thấp hơn so với giá bình quân chung hoặc vào vụ thu hoạch, các hộ không thu hoạch kịp để tiêu thụ vải tươi.
Bảng 2.20. Kết quả và hiệu quả kinh tế vải thiều sấy khô ở các điểm điều tra năm 2006 (tính bình quân cho 1 ha)
Chỉ tiêu
ĐVT
Phượng Sơn
Giáp Sơn
Tân Mộc
Bình quân
Năng suất
Tạ/ha
48,4
45,9
39,0
43,4
Giá trị sản xuất ( GO)
1000đ
44.590
42.245
34.884
39.627,4
Chi phí trung gian ( IC)
1000đ
5.779,2
5.981,9
5.141
5.809,9
Giá trị gia tăng (VA)
1000đ
38.810,8
36.263,1
29.743
33.817,5
Thu nhập hỗn hợp ( MI )
1000đ
38.228,6
35.719,2
29.297,0
33.310,2
Lao động
công
190
189
160
179
GO/IC
lần
7,72
7,06
6,79
6,82
MI/IC
lần
6,61
5,97
5,70
5,73
GO/1 công lao động
1000đ
234,7
223,52
218,0
221,4
VA/1công lao động
1000đ
204,3
191,9
185,9
188,9
MI/1công lao động
1000đ
201,2
189,0
183,1
186,1
Nguồn: Kết quả điều tra hộ nông dân năm 2006
Qua bảng 2.20 cho thấy, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của vải thiều sấy khô trên địa bàn 3 xã được điều tra là Giáp Sơn, Tân Mộc và Phượng Sơn. Bình quân năng suất vải quả tươi của 3 xã nghiên cứu là 43,4 tạ/ha trong đó năng suất của xã Tân Mộc là 39 tạ/ha, xã Giáp Sơn là 45,9 tạ/ha và cao nhất là năng suất của xã Phượng Sơn đạt mức 48,4 tạ/ha.
Trung bình của 3 xã điều tra giá trị sản xuất đạt mức 39.627,4 nghìn đồng, trong 3 xã được chọn điều tra thì giá trị sản xuất (GO) của xã Phượng Sơn đạt mức cao nhất: 44.590 nghìn đồng và thấp nhất là xã Tân Mộc: 34.884 nghìn đồng. Qua điều tra trên 3 xã có thể thấy chi phí trung gian để sản xuất vải thiều sấy khô của xã Tân Mộc là thấp nhất: 5.141 nghìn đồng và cao nhất là ở xã Giáp Sơn: 5.981,9 nghìn đồng. Trong khi đó giá trị gia tăng trung bình là 33.817 nghìn đồng, mức cao nhất đạt được là của xã Phượng Sơn 38.810,8 nghìn đồng và mức thấp nhất là ở xã Tân Mộc: 29.743 nghìn đồng. Như vậy về cơ bản với 3 xã được điều tra thì hiệu quả của vải sấy khô ở xã Phượng Sơn có mức cao nhất.
Qua bảng 2.20 chúng ta có thể thấy khi tăng thêm 1 đơn vị chi phí trung gian thì thu nhập hỗn hợp bình quân của 3 xã tăng thêm 5,73 lần và xã cao nhất có thu nhập hỗn hợp được tăng lên khi tăng thêm 1 đơn vị chi phí trung gian là xã Phượng Sơn 6,61 lần. Theo đó có thể thấy thu nhập hỗn hợp được tăng thêm là rất lớn khi tăng thêm chi phí trung gian đầu tư cho quá trình sấy khô và tiêu thụ vải thiều.
Tìm hiểu về công lao động được sử dụng để sấy khô vải thiều, ta biết rằng, khi tăng thêm 1 công lao động cho quá trình sấy khô vải thì giá trị sản xuất bình quân của 3 xã sẽ tăng thêm 221,4 nghìn đồng trong đó giá trị sản xuất của xã Phượng Sơn tăng cao nhất ở mức 234,7 nghìn đồng khi tăng thêm 1 công lao động. Thêm vào đó khi tăng thêm 1 công lao động thì giá trị gia tăng của vải thiều sấy khô ở xã Phượng Sơn cũng đạt mức cao nhất 204,3 nghìn đồng.
Đồ thị 2.3. So sánh kết quả kinh tế của vải sấy khô ở các điểm điều tra
2.4.5. Hiệu quả xã hội
Chương trình phát triển kinh tế vườn đồi đã gắn với chương trình quốc gia về tạo việc làm tại chỗ và xóa đói giảm nghèo. Với diện tích 19.192 ha cây vải, bình quân một ha cây vải tạo việc làm ổn định cho khoảng 157 công lao động chính mỗi năm. Hàng năm huyện đã tạo việc làm ổn định cho khoảng 3.016.284 công lao động, mỗi công lao động trị giá 25.000 đ/ngày (năm 2006) tương ứng với khoảng 75,407 tỷđồng.
Không những thế, hàng năm Lục Ngạn còn thu hút và giải quyết cho hàng ngàn lao động, hàng vạn ngày công của bà con từ các tỉnh Đồng Bằng lên làm thuê cho các gia đình có trang trại. Điều này vượt ra ngoài các giá trị kinh tế, rõ ràng nó còn bao hàm các giá trị đạo đức xã hội rất to lớn. Nhờ có việc làm ổn định mà tốc độ xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện đạt kết quả cao. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 65,5% năm 1982 xuống dưới 20% năm 2000 và 38,07% năm 2006 ( theo tiêu chuẩn mới).
2.4.6. Hiệu quả về môi trường sinh thái
Phong trào phát triển kinh tế vườn đồi, đặc biệt là cây ăn quả đã gắn với mục tiêu chiến lược của Nhà nước về phủ xanh đất trống đồi núi trọc và chương trình trồng 5 triệu ha rừng. Các loại cây vải không chỉ là cây ăn quả có giá trị kinh tế cao mà còn có tác dụng phòng hộ, trống sói mòn, và cải tạo môi trường sinh thái. Việc phát triển cây ăn quả cùng với trồng rừng và bảo vệ rừng, nên tốc độ che phủ trong huyện đã tăng từ 16,8% năm 1982 lên 38,4 % năm 2000 và 68% năm 2006. Từ phát triển kinh tế vườn rừng, trang trại trồng cây ăn quả, đến nay Lục Ngạn đã trở thành một vùng quê có không khí trong lành, xanh tươi mát mẻ, được du khách mọi miền đất nước đến thăm quan. Lục Ngạn đã và đang trở thành vùng du lịch sinh thái hấp dẫn đối với du khách.
2.4.7. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế giữa vải sấy khô với vải quả tươi
Để thấy rõ được hiệu quả kinh tế giữa vải sấy với vải quả tươi chúng tôi tiến hành so sánh hiệu quả kinh tế giữa vải quả tươi với vải sấy vải khô như sau:
Bảng 2.21. So sánh kết quả và HQKT giữa vải quả tươi với vải sấy khô ở huyện Lục Ngạn năm 2006 (tính trên 1 ha)
Chỉ tiêu
ĐVT
Vải tươi
Vải sấy khô
So sánh (%)
A
1
3
4
5=4/3
Giá trị sản xuất (GO)
1000đ
33.244,4
39.627,4
119,2
Chi phí trung gian (IC)
1000đ
4.947,0
5.809,9
117,4
Giá trị gia tăng (VA)
1000đ
28.297,4
33.817,5
119,5
Thu nhập hỗn hợp (MI)
1000đ
27.872,9
33.310,2
119,5
Lao động
Công
157
179
114,3
GO/IC
Lần
6,7
6,82
101,5
MI/IC
Lần
5,6
5,73
101,8
GO/1công lao động
1000đ
212,2
221,4
104,3
VA/1công lao động
1000đ
180,6
188,9
104,6
MI/1 công lao động
1000đ
177,9
186,1
104,6
Nguồn: Kết quả điều tra các hộ nông dân năm 2006
Kết quả điều tra cho thấy, giá trị sản xuất vải sấy khô là 39.627 nghìn đồng/ha, cao hơn so với vải quả tươi 6.383 nghìn đồng/ha tương ứng với mức tăng hơn là 19,2%. Giá trị gia tăng của vải quả tươi là 28.297 nghìn đồng/ha, vải sấy khô là 33.817,5 nghìn đồng/ha, cao hơn so với vải quả tươi là 5.520,5 nghìn đồng/ha tương ứng với mức cao hơn 19,51%. Thu nhập hỗn hợp vải quả tươi là 27.872,9 nghìn đồng/ha, vải sấy khô là 33.310,2 đồng/ha, cao hơn so với vải quả tươi là 5.437,3 nghìn đồng/ha, tương ứng với mức cao hơn là 19,51%. Qua phân tích trên có thể kết luận như sau:Tổng kết lại chúng ta thấy rằng trên cùng đơn vị diện tích hiệu quả vải sấy khô cao hơn so với vải quả tươi bởi vậy nên tập trung cho việc sản xuất vải sấy khô.
2.4.8. So sánh kết quả kinh tế của một số cây ăn quả chủ yếu ở huyện Lục Ngạn năm 2006
Lục Ngạn là vùng có điều kiện đất đai, khí hậu rất phù hợp để phát triển nhiều loại cây ăn quả. Song trong những năm gần đây cơ cấu diện tích, giá trị kinh tế của cây Vải, Nhãn và Hồng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị cây cây ăn quả. Hiệu quả kinh tế của một số cây ăn quả được thể hiện ở bảng 2.22
Qua bảng 2.22 chúng ta thấy: Giá trị sản xuất cây vải là 32.550 nghìn đồng cao hơn cây nhãn 147,8% và cao hơn cây hồng 160%. Thu nhập hỗn hợp của cây vải 27.159 nghìn đồng cao hơn so với cây nhãn 18.116 nghìn đồng và cây hồng 17.009 nghìn đồng.
Bảng 2.22. So sánh kết quả kinh tế của một số cây ăn quả huyện Lục Ngạn
Cây trồng
Chỉ tiêu
Nhãn
1000đ
Vải
1000đ
Hồng
1000đ
So sánh (%)
Vải/Nhãn
Vải/Hồng
Giá trị sx (GO)
22.020
32.550
20.340
147,8
160,0
Chi phí trung gian (IC)
3.628
4.977
3.072
137,2
162,0
Giá trị gia tăng (VA)
18.392
27.573
17.268
149,9
159,7
Thu nhập hỗn hợp (MI)
18.116
27.159
17.009
149,9
159,7
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ nông dân năm 2006
Chương III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ
CÂY VẢI THIỀU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN
3.1. QUAN ĐIỂM - PHƯƠNG HƯỚNG - MỤC TIÊU SẢN XUẤT ĐẾN NĂM 2010
3.1.1. Quan điểm về phát triển sản xuất ở Lục Ngạn
- Phát triển sản xuất vải quả theo hướng sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao, có thời gian thu hoạch khác nhau nhằm kéo dài vụ thu hoạch.
- Phát triển sản xuất vải quả trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, ứng dụng qui trình sản xuất vải thiều an toàn theo tiêu chuẩn (GAP) nhằm sản xuất ra sản phẩm vải thiều an toàn, chất lượng cao theo tiêu chuẩn (GAP), để có thể xuất khẩu ra nước ngoài.
- Phát triển sản xuất vải quả trên cơ sở khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Phát triển sản xuất vải quả cần có sự hỗ trợ của nhà nước và các ngành có liên quan.
3.1.2. Phương hướng phát triển sản xuất ở Lục Ngạn
Tiếp tục phát triển đa dạng các loại cây ăn quả theo qui hoạch, kế hoạch, với cơ cấu cây trồng và cơ cấu giống phù hợp. Trong đó, cây vải thiều là mũi nhọn. Đẩy mạnh thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu. Gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ, đảm bảo xây dựng vùng cây ăn quả tập trung, phát triển bền vững, hiệu quả cao thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.
3.1.3. Mục tiêu phát triển sản xuất ở Lục Ngạn
Mục tiêu đến năm 2010 của ngành nông nghiệp Lục Ngạn đối với cây vải là giữ vững diện tích vải thiều 19.192 ha, trong đó diện tích vải chín sớm 25 - 30%, diện tích vải chính vụ 60 - 65 %, diện tích vải chín muộn 5 - 10 %, tăng cường thâm canh phấn đấu đạt năng suất bình quân 56,5 tạ/ha, sản lượng 96.000 tấn/năm.
Bảng 3.1. Dự kiến diện tích, năng suất, sản lượng vải từ năm 2007 - 2010
Chỉ tiêu
ĐVT
Các năm
2007
2008
2009
2010
Tổng diện tích
ha
19.192
19.192
19.192
19.192
Diện tích thu hoạch
ha
15.000
15.800
16.500
17.000
Năng suất
tạ/ha
48.0
53.8
54.5
56.5
Sản lượng
tấn
72.000
85.000
90.000
96.000
Nguồn [34], tác giả
Bảng 3.2. Dự kiến cơ cấu các nhóm vải chín sớm, chính vụ và chín muộn
của huyện Lục Ngạn đến năm 2010
Diễn giải
Các năm
2007
2008
2009
2010
DT
(ha)
CC (%)
DT
(ha)
CC (%)
DT
(ha)
CC (%)
DT
(ha)
CC (%)
Vải chín sớm
3.350
17
4.260
22
5.125
27
5.762
30
Vải chính vụ
15.080
79
13.642
71
12.617
66
11.490
60
Vải chín muộn
762
4.0
1.290
7
1.450
8
1.940
10
Tổng
19.192
100
19.192
100
19.192
100
19.192
100
Nguồn [34], tác giả
Để thực hiện định hướng và mục tiêu phát triển ngành rau quả tỉnh Bắc Giang, định hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp của huyện Lục Ngạn đến năm 2010 thì huyện cần có những giải pháp thích hợp để phát triển sản xuất cây vải.
Thông qua nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất cây vải trên địa bàn huyện Lục Ngạn những năm qua, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp chủ yếu sau đây nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều, đưa cây vải trở thành cây trồng chủ lực của Lục Ngạn.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY VẢI THIỀU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN
Trên thực tế phát triển sản xuất vải ở huyện Lục Ngạn có thể khẳng định rằng: Để ổn định và phát triển vùng sản xuất vải thiều, các cấp, các ngành cần nhìn nhận đúng đắn về vị trí, vai trò quan trọng của cây vải đối với người dân trồng vải, phải xem đó là “vấn đề sống còn của người dân, vấn đề chiến lược, vấn đề cơ bản và lâu dài”. Trên cơ sở đó đề ra các chính sách phù hợp phát triển cây vải thiều, nhằm đưa cây vải thiều Lục Ngạn ngày một có vị trí trong tập đoàn cây ăn quả, có giá trị kinh tế cao. Để làm được điều này thì một số giải pháp kinh tế kỹ thuật chủ yếu sau đây cần được thực hiện:
3.2.1. Giải pháp chung
3.2.1.1. Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất vải phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ thâm canh và khí hậu của từng vùng
Quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, tạo điều kiện đầu tư, áp dụng kỹ thuật.
Qua thực tế nghiên cứu chúng tôi thấy, vải được trồng ở 3 vùng có năng suất, chất lượng khác nhau. Vùng thấp do có điều kiện thuận lợi hơn về nguồn nước, nơi tiêu thụ, hơn nữa người dân nắm bắt và áp dụng tiến bộ kỹ thuật tốt hơn so với các xã vùng cao vì vậy năng suất cao hơn.
Cần hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất và bố trí sản xuất vải: Phải tiến hành xây dựng qui hoạch cho cây vải nói chung và qui hoạch vùng phát triển cho từng giống vải trên phạm vi toàn huyện nói riêng. Từng giống vải được phát triển theo vùng tập trung, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, trình độ thâm canh của người dân. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch phát triển trong từng giai đoạn để chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
3.2.1.2. Giải pháp về kỹ thuật
Lựa chọn giống vải chín sớm cho sản phẩm có chất lượng cao và thời gian thu hoạch khác nhau nhằm dải vụ sản xuất, nâng cao giá trị cây vải.
Qua thực tế điều tra cho thấy giồng vải U Hồng có hiệu quả kinh tế vượt trội so với các giống vải khác, cụ thể được thể hiện qua biểu 2.17 thu nhập hỗn hợp của giống vải U Hồng là 32.907,8 nghìn đồng/ha, cao hơn so với giống vải Lai Chua 15.746,4 nghìn đồng/ha, Lai Thanh Hà 14.165,3 nghìn đồng/ha và cao hơn Thanh Hà 4.646,8 nghìn đồng/ha. Vì vậy trong thời gian tới huyện Lục Ngạn cần mở rộng diện tích vải U Hồng bằng phương pháp ghép cải tạo thay thế giống vải Lai Chua, Lai Thanh Hà và một phần diện tích vải Thanh Hà. Đồng thời huyện cũng cần khuyến khích nhân dân lựa chọn thêm một số giống vải chín sớm khác mà đã được nhà nước công nhận để đưa vào ghép thay thế phần diện tích vải chính vụ Thanh Hà nhằm dải vụ thu hoạch.
Từ những năm 1998 - 2002, Viện nghiên cứu rau quả đã tập trung tuyển chọn được một số tập đoàn các giống vải chín sớm trong đó nổi bật có 5 giống có triển vọng cả về năng suất và chất lượng. Để sớm đưa các giống này bổ sung vào cơ cấu giống vải, tác giả Nguyễn Văn Dũng khi nghiên cứu về vấn đề này đã kết luận các giống chín sớm như:Bình Khê, Hùng Long, Yên Hưng, Đường Phèn, Thạch Bính có khả năng ra lộc tốt, khả năng sinh trưởng tốt hơn vải thiều Thanh Hà và cũng là cơ sở cho tiềm năng, năng suất cao hơn chính vụ [9].
Như vậy, việc đưa các giống vải chín sớm có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất là hoàn toàn có tính khả thi.
Huyện cần giao cho cơ quan chuyên môn như: Trạm Khuyến Nông, Phòng Kinh Tế quản lý về chất lượng giống, giống phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đủ tiêu chuẩn về chất lượng, sạch sâu, bệnh đồng thời tổ chức tốt việc cung ứng giống nhằm giúp người dân có được giống tốt khi đưa vào sản xuất, tăng năng suất , chất lượng sản phẩm.
Ứ ng dụng tiến bộ khoa học và qui trình kĩ thuật sản xuất vải thiều an toàn theo tiêu chuẩn (GAP).
Quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất sản phẩm quả theo tiêu chuẩn đăng ký trong thương hiệu đối với vùng đã quy hoạch sản xuất; Khuyến cáo nhân dân ngoài vùng quy hoạch thực hiện các biện pháp sản xuất vải quả an toàn theo quy trình sản xuất vải thiều an toàn (GAP).
Qua điều tra,chúng tối thấy mức đầu tư chăm sóc vải của các hộ còn ở mức trung bình thấp. Vì vậy cần nâng cao năng suất, chất lượng vải quả theo tiêu chuẩn để đáp ứng được nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, thì trong thời gian tới người dân cần tập trung vào một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc sau:
- Tạo tán, tỉa cành:
Ngay sau khi thu hoạch cần phải cắt tỉa cành tăm, cành khuất, cành dập gẫy và cành vượt, để loại bỏ cành bị hư, cành vô hiệu, giảm bớt thân cành, giúp cây chống gió bão và giảm bớt trú ngụ của sâu bệnh trong tán cây.
- Xử lý tốt các biện pháp nhằm khống chế lộc đông:
Cuốc lật đất quanh tán (cuốc rộng 40-50cm xung quanh mép ngoài hình chiếu tán sâu 15-20 cm vừa chạm đầu rễ) để hạn chế lộc đông, tạo điều kiện phân hoá mầm hoa. Thời gian cuốc vào giai đoạn lộc thu phát triển thuần thục (cuối tháng 11 đầu tháng 12).
Khoanh vỏ cây để kìm hãm sự sinh trưởng của cây vải trong một thời gian nhất định khoảng 1,5 đến 2 tháng. Trong thời gian này cây buộc phải ngừng sinh trưởng dinh dưỡng, chuyển sang sinh trưởng sinh thực. Chú ý chỉ khoanh đối với cây phát triển tốt.
Phun thuốc và cắt tỉa lộc đông: Biện pháp thủ công, dùng kéo hay tay ngắt toàn bộ lộc mới nhú, ngắt đến 2 lá thuần thục. Biện pháp dùng hoá chất, phun đạm + kali nồng độ cao dùng 0,3 kg đạm + 0,1 kg kali pha vào bình 10 lít nước phun trên tán lộc non vừa mới nhú, hoặc dùng thuốc Ethrel pha nồng độ 20 – 25 cc/bình 10 lít phun ở những tán lộc non.
- Sử dụng nước tưới cần phải đảm bảo các yếu tố sau:
Từ khi đậu quả đến thu hoạch cây vải cần có độ ẩm đều không để khô ngắt quãng. Nếu đất quá khô gặp mưa hay tưới nước sẽ gây rụng quả. Vì vậy khi tưới nước cần chú ý, tưới làm nhiều lần, không tưới sũng nước, tưới lúc trời mát hoặc ban đêm, không tưới vào lúc trời đang nóng, nắng to.
- Phòng trừ sâu bệnh hại vải
+ Đối với nhóm sâu hại:
Sâu đục cuống quả: Có thể sử dụng bẫy phermon để theo dõi dự báo phòng trừ khi trưởng thành phát sinh vào tháng 3. Khi bướm rộ với mật độ cao tiến hành phòng trừ kết hợp trừ ruồi hại quả, bằng một trong các loại thuốc hoá học như: Padan 95 SP nồng độ 0,1%, Regent 800 WG nồng độ 0,1 % hoặc có thể sử dụng thuốc thảo mộc Song mã 24,5 EC. Nồng độ liều lượng theo khuyến cáo trên nhãn mác của từng loại thuốc.
Bọ xít: Phun thuốc hiệu quả nhất là diệt bọ xít trưởng thành vào tháng 3, khi chúng đã qua đông và ra vườn để giao phối và thực hiện chu trình sinh sản mới. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Sherpa 25 EC nồng độ 0,1%, Reasgant 1,8 EC hoặc có thể sử dụng thuốc thảo mộc Song mã 24,5 EC.
Nhện nông nhung: Biện pháp phòng trừ là cắt hết cành lá bị hại khi tỉa cành tạo tán và sau thu hoạch, thu gom tiêu huỷ. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau phun vào thời kỳ lộc đông, lộc thu năm trước: Pegasus 500ND, Ortus 3SC, Regant 800 WG nồng độ 0,1% hoặc có thể sử dụng thuốc sinh học Sokupi 0,36AS, thuốc thảo mộc Thần điền 78 DD.
Rệp muội: Phòng trừ rệp muội tập trung cuối tháng 11, đầu tháng 12, sử dụng thuốc Sherpa 0,2% hạn chế nguồn rệp gây hại trên lộc xuôn.
+ Đối với bệnh hại:
Bệnh sương mai: Gặp các năm thời tiết rét muộn, trời âm u, nhiều sương, cần phun phòng bệnh sương mai bảo vệ hoa và quả non (tháng 2,3) bằng thuốc: Ridomil MZ 72 WP nồng độ 0,3%, Aliette 800 WG hoặc có thể dùng thuốc sinh học Som 5 DD, TTZep 18 EC... Nồng độ và liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì của từng loại thuốc.
Bệnh thán thư: Vào đầu tháng 4 thời tiết nóng ẩm và mưa bệnh phát triển mạnh, bệnh phát sinh mạnh chủ yếu trên quả, nhất là trước khi quả chín tháng 5, 6. Thuốc trừ thán thu vải hiệu quả là: Bavistin 50 fl, Anvil 5SC, Topsin M 70 WP nồng dộ 0,2% hoặc có thể sử dụng thuốc sinh học Som 5 DD, TTZep 18 EC...
Bệnh nứt quả: Biện pháp phòng trừ quan trọng nhất là bón phân thúc quả phải cân đối, bón sớm. Nếu sử dụng NPK tổng hợp tránh bón thúc quả bằng phân đạm. Giai đoạn trước khi quả chín chỉ nên thúc phân Kali,. Khi thời tiết hạn kéo dài, việc tưới nước cần thiết nhưng nên tưới nhiều lần trong ngày và tưới buổi sáng sớm hoặc chiều mát, tránh tưới trưa nắng. Tuyệt đối không nên tưới lên tán lá và quả lúc trời nắng và khi quả đã chín.
- Bón phân cho vải:
Trong kỹ thuật thâm canh vải, chăm sóc vườn cây thực hiện qui trình bón phân hợp lý là rất quan trọng. Cây vải cần được bón nhiều phân, cân đối các nguyên tố dinh dưỡng nhất là các nguyên tố vi lượng, thì cây mới sinh trưởng khoẻ, sung sức, chống chịu tốt với sâu bệnh hại, bền cây, cho thu hoạch cao và chất lượng quả tốt. Đây là một điểm yếu trong sản xuất vải của huyện Lục Ngạn, việc sử dụng phân bón trong thời gian qua không đảm bảo dẫn tới kém hiệu quả trong sản xuất. Vì vậy trong thời gian tới người dân sản xuất vải thiều cần áp dụng kỹ thuật sử dụng phân bón như sau:
Đối với vườn cho quả thời kỳ kinh doanh (bình quân cho thu hoạch từ 80 – 100 kg quả/1cây, nếu cho thu hoạch cao hơn hoặc thấp hơn thì điều chỉnh lượng phân lên xuống tương ứng)
Phân chuồng hoai mục: 20 - 30 kg
Phân lân super: 2,0 - 3,5 kg
Phân kali sulphat: 1,2 - 1,5 kg
hoặc bón phân chuồng + 10 - 12 kg NPK (có tỷ lệ 5:7:6 hoặc 5:10:3).
Cách bón phân: Đào rãnh xung quanh hình chiếu tán cây, độ sâu rãnh khoảng 20 cm, rộng 20 – 30 cm, rải đều phân, lấp đất lại, hoặc rải đều phân trên mặt đất dưới tán lá rồi xới nhẹ và lấp đất mỏng có điều kiện phủ gốc là tốt nhất.
Đối với vườn vải ở thời kỳ kinh doanh bón phân chia làm 3 lần:
Lần 1: Thời gian bón ngay sau khi thu hoạch, cây vải phục hồi sau thu hoạch chuyển giai đoạn phát triển lộc hè (tháng 7). Lượng phân bón, bón toàn bộ phân chuồng và bón 2/3 lượng phân hoá học cả năm. Phương pháp bón, đào rãnh xung quanh cách mép ngoài hình chiếu tán sâu 20 cm và rộng 20-30cm, rải đều phân, lấp đất lại.
Lần 2: Thời gian bón, bón vào giai đoạn có nụ hoa (cuối tháng 1). Lượng phân bón, bón 1/2 lượng phân còn lại. Phương pháp bón, bón rải đều trên mặt đất dưới tán cây rồi lấp đất mỏng hoặc bón xong tưới ẩm cho cây. Chú ý không bón cho những cây chưa phát triển hoa rõ rệt.
Lần 3: Thời gian bón, bón khi cây vải đang hình thành quả non (tháng 4). Lượng phân bón, bón hết lượng phân còn lại có thể bổ xung thêm phân Kali với lượng 0,2 – 0,3 kg/cây. Phương pháp bón, như bón phân lân 2. Chú ý cây không mang quả hoặc ít quả không cần bón bổ xung.
Hoàn thiện hệ thống khuyến nông từ huyện xuống cơ sở đồng thời tăng cường tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất cho các hộ trồng vải:
Để giúp người dân nâng cao trình độ thâm canh sản xuất vải trong thời gian tới phải tăng cường công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát huy hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở ở các xã. Việc tập huấn phải được đổi mới, hạn chế nói lý thuyết trên hội trường mà phải thực hành trực tiếp trên vườn cây, phải tổ chức tập huấn đến các thôn và đến những đối tượng lao động trực tiếp của hộ gia đình.
Ngoài ra phòng Kinh tế, trạm Khuyến nông cần xây dựng quy trình sấy vải khô, đồng thời đưa ra tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm vải quả tươi và vải sấy khô, qua đó tập huấn giúp người dân nắm bắt được tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp họ có được những kỹ thuật để sản xuất ra sản phẩm, đạt tiêu chuẩn.
3.2.1.3. Giải pháp về vốn
Nông dân Lục Ngạn nhất là nông dân các xã tiểu vùng 3, bà con các dân tộc ít người (chiếm 75% dân cư vùng vải) phần lớn còn rất nghèo, đời sống dân cư còn khó khăn, vì vậy họ thiếu vốn để sản xuất, thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật, thị trường.
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất cây vải đến năm 2010. UBND huyện Lục Ngạn cần thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội tại địa phương từ đó huy động vồn đầu tư cho sản xuất như:
Nguồn vốn chương trình 134 của Chính phủ về đầu tư hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt, cho đồng bào dân tộc nghèo;
Nguồn vốn 135 của chính phủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, mỗi năm trung bình 500-700 triệu đồng cho một xã. Sử dụng hợp lý nguồn vốn dự án phát triển nông nghiệp hàng hoá đến năm 2010.
Nguồn vốn đầu tư phát triển cây ăn quả đến năm 2010 trong kế hoạch 08 chương trình phát triển Kinh tế - xã hội đến năm 2010 của huyện Lục Ngạn.
Để giải quyết vấn đề vốn đầu tư cho người trồng vải, Nhà nước cần dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho vùng phát triển vải vay vốn đầu tư chăm sóc, đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại. Vốn vay có thời gian phù hợp với chu kỳ của cây con, với lãi suất ưu đãi cho các hộ , thủ tục cần nhanh gọn hơn.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức khuyến nông, khuyến lâm và các tổ chức cho vay trong việc hướng dẫn các hộ dân, các trang trại lập dự án vay vốn và sử dụng đồng vốn có hiệu quả.
3.2.1.4. Giải pháp về thị trường, xúc tiến thương mại
Thị trường tiêu thụ sản phẩm vải thiều là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh trong cơ chế thị trường. Nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm vải quả ở Lục Ngạn trong thời gian tới, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:
Cung cấp thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các tổ chức khuyến nông, các cấp chính quyền, đoàn thể về cung, cầu, giá cả, thị hiếu tiêu dùng của thị trường trong và ngoài nước đến người sản xuất vải. Giúp họ định hướng sản xuất lâu dài, ổn định có căn cứ phù hợp với nhu cầu khách hàng.
Tổ chức hội chợ , triển lãm nhằm quảng bá ưu thế của sản phẩm vải quả ở Lục Ngạn. Thông qua hình thức này để tìm kiếm và mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
Thông qua Công ty thương nghiệp huyện hoặc công ty thương mại tư nhân, các hợp tác xã để đặt các đại lý bán và giới thiệu sản phẩm ở các chợ lớn, ở các thị trấn, thị xã trong và ngoài tỉnh…
Đến nay huyện đã có nhãn hiệu sản phẩm vải thiều Lục Ngạn. Giao nhãn hiệu sản phẩm vải thiều Lục Ngạn cho một tổ chức cụ thể quản lý và sử dụng để có hiệu quả, xây dựng ban hành các qui định quản lý, sử dụng nhãn hiệu vải thiều Lục Ngạn.
Cần thiết kế xây dựng trang Website cây vải thiều và đẩy mạnh quảng bá vải thiều Lục Ngạn trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Phải phát huy vai trò chủ động của nông dân trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ vải tránh tình trạng trông chờ và ỷ lại vào Nhà nước.
Cần hoàn thiện chỉ dẫn địa lý và đẩy mạnh tiến độ xây dựng thương hiệu vải thiều Lục Ngạn và.
3.2.1.5. Mở rộng phát triển sản xuất vải theo mô hình trang trại
Khuyến khích các hộ gia đình sản xuất có qui mô lớn thành lập trang trại. Cần phải có cơ chế chính sách phù hợp ở địa phương để tạo điều kiện cho các trang trại phát triển. Các trang trại cần phải có sự liên kết với nhau để hỗ trợ nhau cùng phát triển, các trang trại hợp tác với các tổ chức thu mua, chế biến nông sản tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
3. 2.1.6. Giải pháp về chế biến
Qua kết quả điều tra và thực tế cho thấy, trên cùng 1 đơn vị diện tích vải sấy đem lại hiệu quả cao hơn so với vải quả tươi. Vì vậy trong thời gian tới, đặc biệt là những năm được mùa, tiêu thụ vải quả tươi gặp khó khăn, cần khuyến khích các hộ gia đình sấy khô. Hiện nay hầu hết các hộ gia đình còn sấy thủ công, chất lượng quả chưa cao, giá bán chưa được như mong muốn.
Để đảm bảo số lượng sản phẩm hàng hoá vải sấy khô cung cấp cho thị trường, mặt khác ổn định hoạt động sơ chế ở hiện tại cũng như phát triển trong tương lai, chúng tôi đề xuất các giải pháp sau:
Nên tập trung sản xuất vải sấy khô ở hộ chuyên sơ chế, hoặc một nhóm hộ chuyên sơ chế có điều kiện về các nguồn lực sẵn có. Điều này giúp giảm chi phí đầu tư không những cho các hộ gia đình riêng lẻ mà còn cho toàn xã hội.
Tiếp tục đẩy mạnh khuyến khích đầu tư xây dựng lò sấy cải tiến theo công nghệ sấy bằng hơi nóng cưỡng bức chạy động cơ điện 3 pha của viện cơ điện và sau thu hoạch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với những hộ có quy mô chế biến lớn và lò sấy bằng hơi nóng cưỡng bức cải tiến chạy điện 1 pha để phục vụ hộ gia đình có quy mô chế biến vừa và nhỏ. Mặt khác tiếp tục duy trì phương pháp sấy bằng lò thủ công trong quá trình tham gia chế biến vải.
3.2.1.7. Giải pháp về cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là tiền đề để cho các hộ nông dân phát triển sản xuất hàng hoá, là cơ sở để công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, bao gồm: điện, đường giao thông, thuỷ lợi, bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin đó là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giúp người dân chủ động sản xuất, tiếp cận thông tin, thị trường. Theo các đề án xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng từ nay đến năm 2010 huyện tập trung thực hiện một số hạng mục công trình như sau:
Đầu tư nâng cấp đường giao thông
+ Đề nghị tỉnh và trung ương đầu tư nâng cấp toàn bộ các tuyến quốc lộ 31 và 279, tỉnh lộ 285, 289, 290 đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đường giao thông cấp IV, cấp V (Tiêu chuẩn Việt Nam).
+ Đối với đường huyện cần đầu tư nâng cấp các tuyến đường Nam Dương- Đèo Gia, Tân Mộc- Mỹ An- Nam Dương, Trù Hựu- Kiên Thành- Sơn Hải- Hộ Đáp, Chũ - Thanh Hải - Biên Sơn với tổng chiều dài các tuyến là 67 km; chất lượng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đường giao thông cấp V (Tiêu chuẩn Việt Nam).
+ Đường xã quản lý: Xây dựng cứng hoá bê tông xi măng 15 km bằng nguồn vốn nhà nước và nhân dân cùng làm.
+ Đường thôn, bản: Cứng hoá bê tông 80 km bằng nguồn vốn nhà nước hỗ trợ 40%, nhân dân đối ứng 60%.
Đầu tư xây dựng hồ đập cung cấp nguồn nước tưới
Từ nay đến năm 2010 huyện Lục Ngạn sẽ tiến hành xây dựng xong dự án chùm hồ, với tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng. Hiện nay đang tiến hành giải phóng mặt bằng hai hồ lớn tại xã Đèo Gia và xã Nam Dương, đồng thời từ nay đến năm 2015 dự kiến sẽ đầu tư dự án đưa nước từ hồ Cấm Sơn có dung tích 27 triệu m3 nước về hồ Khuôn Thần với tổng dự toán 20 tỷ. Sau khi các dự án này được thực hiện và đưa vào khai thác sử dụng thì huyện Lục Ngạn căn bản chủ động được nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ở tiểu vùng 2, 3 và một phần của tiểu vùng 1
Điện phục vụ sản suất và sinh hoạt
Đến nay 100% các xã trong huyện đã có điện lưới. Song phần lớn các xã thuộc tiểu vùng 2, 3 vào mùa vải nhu cầu sử dụng điện lớn để phục vụ tưới tiêu....nên luôn ở tình trạng quá tải, điện yếu. Từ nay đến năm 2010 huyện cần đầu tư thay thế đương dây cũ, xây thêm trạm điện ở khu vực tiểu vùng 2 và tiểu vùng 3 để đảm bảo nguồn điện phục vụ nhu cầu của người dân.
Bưu chính viễn thông, Công nghệ thông tin:
Cần khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát triển hạ tầng viễn thông, phủ sóng di động đến 100% các xã, thôn bản vào năm 2010, thực hiện tốt chương trình viễn thông công ích của Chính phủ tại địa phương.
Tạo điều kiện về nguồn kinh phí đầu tư phát triển hạ tầng , phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin cho các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể ở các cấp chính quyền địa phương, đáp ứng nhu cầu quản lý, điều hành và phục vụ nhân dân.
Phát triển hệ thống thông tin truyền thanh, truyền hình, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
3.2.2 Giải pháp cho từng vùng sinh thái
3.2.2.1. Giải pháp đối với vùng thấp (tiểu vùng 1)
Vùng thấp gồm các xã nằm trên trục đường quốc lộ 31 có điều kiện giao thông đi lại thuận tiện, gần trung tâm thị trấn của huyện, gần chợ đầu mối nông sản huyện. Người dân ở vùng này có trình độ thâm canh tốt và tiếp nhận khoa học kỹ thuật nhanh .... Vì vậy trong thời gian tới cần chỉ đạo chuyển đổi diện tích vải Lai Chua, Lai Thanh Hà và một phần diện tích vải Thanh Hà sang vải chín sớm U Hồng và một số giống vải chín sớm khác có chất lượng tốt đã được nhà nước công nhận như ( Hùng Long, Bình Khê, …) bằng biện pháp ghép cải tạo. Do hiện nay hầu hết các vườn vải của các hộ gia đình ở Phượng Sơn có nhiều độ tuổi, giống khác nhau, nên sản phẩm vải quả không đồng đều, tính hàng hoá không cao. Để khắc phục hạn chế trên mà không phải phá đi trồng mới thì cần phải áp dụng kỹ thuật ghép.
- Qua thực tế năm 2005 trạm Khuyến nông, phòng Kinh tế huyện đã xây dựng mô hình ghép vải chín sớm U Hồng, Hùng Long, Bình Khê ở xã Phượng Sơn, Quý Sơn, Thanh Hải, Nghĩa Hồ vơi tổng diện tích 4 ha. Năm 2006 đã cho thu hoạch bình quân đạt 42 tạ/ha, doanh thu đạt 50.400 nghìn đồng/ha. Sau khi trừ chi phí thì hiệu quả kinh tế trên 1 ha đạt 41.536 nghìn đồng/ha. Vì vậy trong thời gian tới huyện Lục Ngạn cần đầu tư kinh phí để trạm Khuyến nông, phòng Kinh tế xây dựng mô hình vải thiều ghép ở các xã, đồng thời thông qua mô hình để đánh giá hiệu quả kinh tế của một số giống vải chín sớm so với những giống vải khác mà địa phương đang trồng, qua đó khuyến khích nhân dân ghép vải chín sớm. Đồng thời huyện cũng cần hỗ trợ kinh phí mắt ghép cho người dân. Giao cho phòng Kinh tế, trạm Khuyến nông liên hệ và tuyển chọn mắt ghép đảm bảo chất lượng tốt, sạch sâu, bệnh, tổ chức tập huấn kỹ thuật ghép cho người dân.
- Hiện nay ở Lục Ngạn đã xây dựng một chợ đầu mối bán buôn nông sản ở vùng sản xuất tập trung. Trong thời gian tới cần đầu tư hơn nữa để xây dựng trung tâm thương mại, các cơ sở bảo quản sản phẩm (kho lạnh) ở những vùng có sản lượng hàng hoá lớn và ở trung tâm tiêu thụ lớn như: Chũ, Phượng Sơn.
3.2.2.2. Giải pháp đối với vùng đồi núi (tiểu vùng 2):
Đầu tư nâng cấp công trình thuỷ lợi ở các vùng sản xuất tập trung để cung cấp nước tưới cho vải, đặc biệt ở vùng 2, thường xuyên thiếu nước vào mùa khô. Để có vốn đầu tư cho thuỷ lợi ngoài vốn đầu tư của Nhà nước, vốn xây dựng cơ sở hạ tầng của các chương trình, dự án, các địa phương cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân có vốn đầu tư vào khâu này để làm dịch vụ cho người sản xuất như: Chính sách miễn thuế, chính sách vay vốn ưu đãi ...
Nâng cấp tuyến giao thông vào vùng sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện lớn vào tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân.
Xây dựng bến bãi đỗ xe để các phương tiện đến vận chuyển, thu mua vải không phải đỗ ở ngoài đường, hạn chế gây ách tắc giao thông, đồng thời phải đảm bảo trật tự an toàn, an ninh, xã hội cho chủ phương tiên và chủ hàng.
Nhà nước cần đầu tư xây dựng chợ nông sản ở trung tâm tiêu thụ lớn của vùng như khu vực xã Giáp Sơn.
3.2.2.3 Giải pháp đối với vùng núi cao (tiểu vùng 3)
Qua thực tế chúng ta thấy hiệu quả kinh tế vải quả tươi ở vùng này thấp hơn so với tiểu vùng 1, 2 do chất lượng vải chưa cao, giá bán thấp, mặt khác xa nơi tiêu thụ. Hiệu quả kinh tế với vải sây khô cao hơn so với bán vải tươi. Vì vậy vùng này nên tập trung sản xuất vải sấy khô. Hiện nay có đến 95% các hộ sấy bằng lò thủ công nên chất lượng quả không cao, ảnh hưởng đến giá bán và hiệu quả kinh tế của vải sấy khô. Huyện cần đầu tư hỗ trợ kinh phí để xây lò sấy hiện đại hơn, đồng thời cần phải tiếp tục nghiên cứu công nghệ sấy khô để nâng cao chất lượng sản phẩm vải sấy khô.
Tăng cường tập huấn giúp người dân nắm bắt được những tiến bộ kỹ thuật về chăm sóc, bảo vệ thực vật trên cây vải, giúp người dân phát hiện và ngăn chặn sâu bệnh hại kịp thời.
Tăng cường xây dựng các mô hình chăm sóc vải thiều như: mô hình sản xuất vải thiều an toàn, bảo vệ thực vật trên cây vải, kỹ thuật chăm sóc kéo dài thời vụ..., thông qua đó tổ chức hội thảo, nhằm đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, để từ đó khuyến cáo người dân nhân ra diện rộng đối với các mô hình điển hình, có hiệu quả cao.
Hệ thống giao thông đường bộ:Hệ thống giao thông thuận tiện sẽ tạo điều kiện cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá, giảm chi phí sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong thời gian tới, huyện cần tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp hệ thống giao thông, sửa chữa những đoạn đường lầy lội, xuống cấp, mở rộng đối với những đoạn đường hẹp, dốc. Mặt khác, đường liên xóm, liên thôn cũng cần nâng cấp, mở rộng vì những đoạn đường này là cầu nối trực tiếp từ hộ sản xuất đến các chợ, trung tâm xã.
Hệ thống điện: Hoàn thiện hệ thống điện đến tất cả các thôn, xóm còn lại trong huyện, nâng cấp hệ thống điện, xây dựng thêm trạm điện ở những nơi cần thiết nhằm tăng lượng và chất của hệ thống điện trong phạm vi toàn huyện.
- Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc: Thông tin về giá cả thị trường ở địa phương, giới thiệu các hộ sản xuất đạt hiệu quả, điển hình tiên tiến để nhân dân đến thăm quan học tập.
- Nâng cấp, mở rộng hệ thống thủy lợi: Hoàn thiện các công trình thuỷ lợi nhất là việc kiên cố hoá kênh mương, xây dựng thêm nhiều đập, để có thể giữ được nước vào thời gian hạn hán hoặc vào mùa khô.
- Chính sách vốn cho người dân vùng cao: Đây là chính sách rất quan trọng nhằm đảm bảo cho các biện pháp trên thực hiện tốt. Hiện nay ở vùng núi thiếu thốn về nhiều mặt, để tạo điều kiện cho các hộ trồng vải phát triển nhà nước cần đầu tư qua các chương trình, dự án cụ thể. Cùng với các dự án đầu tư thì việc khuyến cáo hộ nông dân biết cách sử dụng vốn, tạo điều kiện cho hộ dễ dàng tiếp cận với ngân hàng Nông nghiệp & PTNT, Ngân hàng chính sách, quỹ tín dụng.
Tóm lại qua nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn cho thấy: Trong quá trình phát triển sản xuất cây vải người dân còn gặp rất nhiều khó khăn, trong đó khó khăn cơ bản nhất là thị trường tiêu thụ. Vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều thì ngoài việc tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ thì cần phải thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp đã nêu trên.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quá trình phát triển sản xuất vải ở Lục Ngạn đã chứng tỏ vị trí, vai trò không thể thiếu được của cây vải trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập của người trồng vải.
2. Diện tích cây vải ở Lục Ngạn tăng nhanh trong thời gian vừa qua. Diện tích tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2004 - 2006 là 19,02 %/năm. Diện tích cây vải chiếm 88,85 % so với diện tích các loại cây ăn quả trong huyện (năm 2006). Đến nay cây vải chiếm vị trí quan trọng hơn so với các loại cây ăn quả khác được trồng ở Lục Ngạn, là cây mang lại nguồn thu nhập chính cho người trồng vải.
Giai đoạn 2004 – 2006, tốc độ vải quả chế biến bình quân hàng năm đạt 77,86%. Sản lượng sử dụng để sấy khô năm 2006 chiếm 52%. Sản lượng vải quả chế biến không ổn định, phụ thuộc vào sản lượng thu hoạch hàng năm. Công nghệ chế biến, bảo quản vải quả chưa được người sản xuất đưa vào áp dụng phổ biến. Các chính sách, giải pháp nhằm khuyến khích tạo điều kiện cho sản xuất và chế biến vải quả chưa đồng bộ, chưa đầu tư thoả đáng.
Qua điều tra 4 giống vải cho thấy: Giống vải U Hồng có hiệu quả kinh tế cao nhất, sau là Thanh Hà, Lai Thanh Hà, giống vải Lai Chua là thấp nhất. Vì vậy trong thời gian tới huyện Lục Ngạn cần chỉ đạo, khuyến khích các hộ trồng vải mở rộng diện tích vải chín sớm U Hồng hoặc một số giống vải chín sớm khác đã được nhà nước công nhận bằng phương pháp ghép cải tạo thay thế phần diện tích vải Lai Chua, Lai Thanh Hà và một phần diện tích vải chính vụ Thanh Hà.
Trên cùng 1 đơn vị diện tích vải sấy khô có hiệu quả kinh tế cao hơn so với vải quả tươi. Vì vậy trong thời gian tới, đặc biệt là những năm được mùa, sản lượng lớn cần đẩy mạnh chế biến vải thiều sấy khô.
6. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của sản xuất vải quả ở Lục Ngạn bao gồm: Các vùng sản xuất khác nhau, qui mô sản xuất nhỏ lẻ ở từng hộ gia đình, các giống vải được trồng, giá cả thị trường, kỹ thuật canh tác của người dân còn hạn chế, sản phẩm chưa đạt độ đồng đều cao. Bên cạnh đó điều kiện thời tiết ảnh hưởng khá lớn đến năng suất vải.
7. Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ vải quả trên địa bàn huyện Lục Ngạn. Đề tài đã đề xuất một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật cơ bản để ổn định và phát triển sản xuất cây vải trên địa bàn huyện Lục Ngạn trong thời gian tới.
KIẾN NGHỊ
Để sản xuất vải quả phát triển ổn định và góp phần nâng cao thu nhập từ việc trồng vải, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau:
1. Với chính quyền địa phương
Đề nghị tỉnh, huyện và ngành nông nghiệp cần quy hoạch lại vùng sản xuất vải thích hợp cho từng vùng, đồng thời tăng cường chuyển giao khoa học kĩ thuật sản xuất vải.
Nhà nước nên đầu tư vào cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, nâng cấp trạm điện, trạm biến áp, đầu tư xây dựng bến bãi, chợ nông sản, kho lạnh..... Đặc biệt cần xây dựng nhà máy chế biến gắn với vùng nguồn nguyên liệu. Tăng cường hỗ trợ tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
2. Với các hộ nông dân
Các hộ nông dân cần mạnh dạn đầu tư tiền vốn, lao động chăm sóc cây vải theo đúng qui trình kỹ thuật, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Các hộ dân cần tích cực tham gia các lớp tập huấn, cần tiếp thu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất vải lẫn nhau để tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật ghép cải tạo, kỹ thuật chăm sóc vải theo qui trình sản xuất vải thiều an toàn (GAP).
Tăng cường mối liên hệ giữa người sản xuất với các tác nhân tham gia hệ thống thị trường sản phẩm vải.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
Đỗ Xuân Bình (2003), Điều tra xác định nguyên nhân và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm khắc phục hiện tượng ra hoa không ổn định hàng năm trên cây vải tại Lục Ngạn - Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Đ ại học Nông lâm, Thái Nguyên.
Phạm Minh Cương và cộng sự (1997), Kết quả bước đầu nghiên cứu tình hình sinh trưởng và ra hoa đậu quả của một số giống vải nhập nội tại nông trường quốc doanh Lục Ngạn, Kết quả nghiên cứu khoa học quyển VII, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Đỗ Thị Cách (1997), Bước đầu khảo nghiệm chế phẩm BOVIMIN cho cây vải trên đất Lục Ngạn, Hội nghị vải thiều tại Lục Ngạn.
Đỗ Kim Chung, Phạm Văn Đình, Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà(1997), Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Chu Văn Chuông, Nguyễn Văn Dũng, Vũ Mạnh Hải (1995), Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm đến tỷ lệ đậu quả của cây vải, Kết quả nghiên cứu khoa học về rau quả (1990 - 1994 ) NXB Nông nghiệp, Hà Nội, Trang 71 - 74.
Cục Thống kê Bắc Giang, Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2004- 2006, NXB Thống kê, Hà Nội.
Ngô Thế Dân (2002), Kinh nghiệp trồng vải thiều ở Lục Ngạn, NXB NN.
Nguyễn Mạnh Dũng (2001), Bảo quản – Chế biến và những giải pháp phát triển ổn định cây vải, nhãn. NXB NN.
Nguyễn Văn Dũng (2005), Nghiên cứu khả năng ra lộc của một số giống vải chín sớm trồng tại Viện nghiên cứu rau qủa, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ISSN 0886-7020, tháng 3/2005, trang 104-106.
GS.TS Trần Đình Đằng (2001), Quản trị doanh nghiệm, NXBNN, Hà Nội.
Vũ Mạnh Hải và CTV (1986), Một số kết quả nghiên cứu tổng hợp về cây vải, Kết quả nghiên cứu cây công nghiệp và cây ăn quả 1980 – 1984, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, Trang 129 – 133
Vũ Công Hậu (1996). Trồng cây ăn quả ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Vũ Công Hậu (1999), Trồng cây ăn quả Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Học viện nông nghiệp Hoa Trung, Trung Quốc (1993). Phương pháp nghiên cứu cây ăn quả. Tài liệu dịch.
Trần Văn Lài (2005), Hoàn thiện công nghệ bảo quản nhằm kéo dài thời gian tồn trữ đồng thời duy trì chất lượng thương phẩm của quả vải, Viện nghiên cứu rau quả, HN.
Cao Anh Long, Đoàn Thế Lữ, Trần Như ý (1996), Tuyển chọn nguồn gen cây ăn quả cho các vùng sinh thái miền núi Bắc Bộ (Việt Nam), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 337 – 357.
Các Mác (1962), Tư bản, NXB Sự thật, Hà Nội, Q3, T3, trang 122
Nguyễn Thế Nhã và các CS (1995), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB NN, Hà Nội, tr 24.
Nghê Diệu Nguyên, Ngô Tố Phần (1991), Kỹ thuật trồng vải- NXB Bắc Kinh (tài liệu dịch).
Phòng kinh tế huyện Lục Ngạn (2004, 2005, 2006), Báo cáo tổng kết năm. Phòng thống kê huyện Lục Ngạn (2005, 2006, 2007). Niên giám thống kê n ăm 2004, 2005, 2006.
Vũ Thị Ngọc Phùng (1999), Kinh tế phát triển, NXB Thống kế, Hà Nội.
Nguyễn Thị Thanh (1999), Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.
Nguyễn Thị Thu (1982), Những vấn đề cơ bản về nâng cao HQKT của nền sản xuất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Ngô Thị Thuận và CTV. Phân tích số liệu thống kê, khoa Kinh tế & PTNT, Đại học nông nghiệp I, Hà Nội.
Tổ hợp tác khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Đông (1997), Hỏi đáp kỹ thuật trồng vải. NXB khoa học kỹ thuật Quảng Đông.
Tổng cục thống kê (2006), Niên giám thống kê năm 2005, NXB Thống kê, Hà Nội
Tôn Thất Trình (1997), Tìm hiểu về các loại cây ăn trái có triển vọng xuất khẩu. NXB NN.
Trần Thế Tục (1995). Hỏi đáp về nhãn vải. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Trần Thế Tục (1997). Hỏi đáp về nhãn vải. NXB NN.
Trần Thế Tục (1998). Giáo trình cây ăn quả. NXB Hà Nội.
Trần Thế Tục - Ngô Bình (1997), Kỹ thuật trồng vải, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Trần Thế Tục, Một số ý kiến về phát triển cây ăn quả vùng núi và trung du miền bắc đến năm 2000 và 2010, Thông tin Khoa học kỹ thuật Rau-Hoa-Quả. Số 2 tháng 6/1998
UBND huyện Lục Ngạn (2004, 2005, 2006), Báo cáo năm tổng kết năm2004, 2005, 2006.
UBND huyện Lục Ngạn (2006), 8 chương trình phát triển kinh tế xã hội trọng tâm giai đoạn 2006 – 2010, Lục Ngạn
Trần Văn Uyển (1995) Phân bón lá và các chất kích thích sinh trưởng. NXB Nông nghiệp.
Đào Thanh Vân (2002), Giáo trình cây ăn quả, Trường Đại học Nông lâm, Thái Nguyên.
Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (2002), Ngành rau quả ở Việt Nam. Trang 2 - 7
Viện nghiên cứu rau quả Đại sứ quán ISRAEL ở Việt Nam (1998), Tài liệu tập huấn cây ăn quả.
Viện Nghiên cứu rau quả (2000), Kết quả nghiên cứu khoa học về rau quả 1998 – 2000, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Trang 18 – 19.
Viện bảo vệ thực vật (2006), Qui trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất vải thiều an toàn, Hà Nội.
Viện bảo vệ thực vật (2006), Tài liệu tập huấn sâu bệnh hại vải và biện pháp phòng trừ, Hà Nội.
Paul. A. Samuelson, Wiliam. D. Nordhall (2002), Kinh tế học, NXB Thống kê, tập 1, tr 551
Tài liệu tiếng Anh:
COBIN. M (1954), The lychee in Florida, University of Florida, Agriculture experiment Stations, Gainesville.
Christopher MenZel (2002), Lychee production in Australia, Lychee production in the Asia – Pacific region, 3/2002, Bangkok, Thailand.
FAO. Report of the expert cunsultation on lychee production in the Asia – Pacific Region. 2001
FIVAZ.J (1994), Litchi Production in Israel, Margaretha Mes Institute for seed research, university of Pretoria, South Africa. Yearbook South - African litchi growers association.
Galan Sauco V. Litchi Cultivation. Fao Plant Production and Protection Page No. 83, Fao, Rome, Italy, 1989
Galan Sauco V. Tropical fruit crops in the subtropics. I. Avocado, mango, litchi and longan. 1990.133.p
Minas K. Papademetriou, Frank J.Dent. Lychee production in the Asia-Pacific Region. 09/2001
Tao R (1955), The superior lychee, Procecding of floria, Growers Asociation
Xuming Huang (2002), Lychee production in China, Lychee production in the Asia-Pacific region, 3/2002, Bangkok, Thailand.
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐHKT&QTKD Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN
(đối với người sản xuất vải)
Huyện: Lục Ngạn
Xã………………………
Thôn (xóm)…………….
Số phiếu……Ngày điều tra…………Người thực hiện phỏng vấn……….………
I. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA HỘ
1. Họ và tên chủ hộ:……………………… Tuổi………. Dân tộc….…….….
- Giới tính :
Nam (1)
Nữ (2)
2.Trình độ văn hoá của chủ hộ
Phổ thông trung học (1)
Cấp II (2)
Cấp I (3)
Không biết chữ (4)
3.Số khẩu hiện có
Số khẩu từ 16 – 60 tuổi
+ Trong đó khả năng lao động
Số nam
Số nữ
4.Trình độ chuyên môn của chủ hộ
Đại học (1)
Cao đẳng (2)
Trung cấp (3)
Công nhân kỹ thuật (4)
Chưa đào tạo (5)
5. Nguồn thu nhập chính từ
Trồng trọt (1)
Chăn nuôi (2)
Kinh doanh (3)
Ngành nghề phụ (4)
6. Mức độ kinh tế của hộ
Nghèo (1) Trung bình (2) Giàu- Khá (3)
II. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH
Đơn vị tính: m2
Chỉ tiêu
Các năm
2003
2004
2005
Tổng diện tích đất trồng trọt
1. Trong đó chia theo đối tượng cây trồng:
- Diện tích trồng cây ăn quả
- Diện tích trồng vải lai chua
- Diện tích trồng vải U hồng
- Diện tích trồng vải lai Thanh Hà
- Diện tích trồng vải Thanh Hà
- Diện tích trồng cây lương thực và cây mầu
- Cây trồng khác
2. Trong đó chia theo loại đất:
- Đất vườn
- Đất ruộng
- Đất đồi
- Đất rừng
3. Trong đó, chia theo quyền sở hữu:
- Được chia theo định mức
- Đấu thầu
- Thuê ngắn hạn
Gia đình dành lượng vốn cho trồng trọt là:……………………..đ
Trong đó, vốn dành cho trồng và chăm sóc vải là :……………..đ
+ Gia đình tự có :.…….………đ
+ Đi vay :……………..đ
Nguồn:………….. Lãi suất…….% Thời hạn vay……..năm
III. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH
1. Diện tích, sản lượng cây trồng chính của hộ gia đình.
Loại cây trồng
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
DT (m2)
SL (kg)
DT (m2)
SL (kg)
DT (m2)
SL (kg)
1. Cây vải
- Vải lai chua
- Vải U hồng
- Vải lai thanh hà
- Vải thanh hà
2. Nhãn
3. Hồng
2.Chi phí và kết quả sản xuất vải
TT
Khoản mục
Đvt
Lai chua
U hồng
Lai Thanh hà
Thanh hà
SL
Thành tiền
SL
Thành tiền
SL
Thành tiền
SL
Thành tiền
A
Chi phí vật chất
1
Giống
Cây
2
Phần chuồng
Kg
3
Đạm Urê
Kg
4
Phân lân
Kg
5
Phân Kali
Kg
6
Phân tổng hợp NPK
Kg
7
Phân …
Kg
8
Thuốc BVTV
1000đ
9
Thuỷ lợi phí
1000đ
10
Các khoản đóng góp cho thôn
1000đ
11
Chi thuê đất (nếu có)
1000đ
12
Các khoản chi khác
1000đ
B
Chi phí lao động
Công
1
Lao động gia đình
Công
Làm đất
Công
Trồng và chăm sóc
Công
Thu hoạch
Công
Tiêu thụ
Công
2
Thuê lao động
Công
Trong đó:
- Làm đất
Công
- Trồng và chăm sóc
Công
- Thu hoạch
Công
- Tiêu thụ
Công
C
Kết quả sản xuất
1
Sản phẩm chính
2
Sản phẩm phụ
3. Tiêu thụ sản phẩm vải: Lai chua, U Hồng, Lai Thanh Hà, Thanh Hà
Loại sản phẩm
Hình thức bán
Thời điểm bán
Giá bán (đ/kg)
Đối tượng mua
Số lượng (kg)
Địa điểm bán
Khoảng cách (km)
Phương tiện vận chuyển
Lai Chua
U Hồng
Lai Thanh Hà
Thanh Hà
- Đánh giá tình hình tiêu thụ vải của hộ
+ Vải Lai chua Dễ tiêu thụ (1) ; Khó tiêu thụ (2)
+ Vải U hồng Dễ tiêu thụ (1) ; Khó tiêu thụ (2)
+ Vải lai Thanh hà Dễ tiêu thụ (1) ; Khó tiêu thụ (2)
+ Vải Thanh hà Dễ tiêu thụ (1) ; Khó tiêu thụ (2)
Ghi chú:
- Hình thức bán: Bán buôn Bán lẻ
- Đối tượng mua: 1. Người thu gom
2. Người bán buôn
3. Người bán lẻ
4. Người chế biến
5. Người xuất khẩu
6. Người tiêu dùng
Địa điểm bán: 1. Tại vườn/đồi
2. Điểm thu gom
3. Tại chợ bán buôn
4. Tại chợ bán lẻ
5. Tại nhà mày chế biến
6. Nơi khác:…………
Phương tiện vận chuyển: 1. Xe đạp
2. Xe bò
3. Xe máy
4. Gánh
5. Xe tải
6. Công nông
7. Khác
4. Áp dụng kỹ thuật sản xuất cây vải của hộ gia đình
- Giống cây ăn quả cũ: giống gì?……………………………………………….
- Giống mới: Giống gì?……………………………...…………………………
- Kỹ thuật canh tác tiên tiến (gieo trồng, chăm sóc, bón phân cân đối hợp lý…)………………………..……………………………..……………………
- Tưới tiêu hợp lý……………………………………………………………….
- Quy trình chế biến mới………………………………………………………
- Các kỹ thuật khác…………………………………………………………….
5.Nhận xét của gia đình và triển vọng phát triển cây vải
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
6. Những khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ vải trong 3 năm ?
a. Trong sản xuất : ……………………………………………………………
……………………………………………………………………………….…
b. Trong tiêu thụ :………………………………………………………….…..
……………………………………………………………………………....…
Gia đình có kiến nghị gì với các cấp chính quyền nhằm phát triển sản xuất cây vải?…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Gia đình có dự định gì trong tương lai về:
Mở rộng diện tích sản xuất ? Có Không
- Vì sao ? ……………………………………………………………...............
…………………………………………………………………………….......
- Nếu có mở rộng thì gia đình sẽ lựa chọn giống vẩi nào?…………………...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều (Kinh tế nông nghiệp).doc