Thực trạng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An

Hợp tác là một quá trình tất yếu trong sản xuất kinh doanh. Việc khẳng định hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, rõ ràng HTX cần được củng cố và phát triển để cung cấp các dịch vụ cho phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhờ thực hiện được những đổi mới theo Luật Hợp tác xã năm 1997, quá trình chuyển đổi và thành lập mới các HTX ở Nghệ An đã đạt được những thành tích đáng kể, xã viên tìm thấy được lợi ích khi tham gia và tự nguyện xây dựng HTX. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân, trong đó đặc biệt là năng lực đội ngũ cán bộ HTX còn hạn chế, hệ thống chính sách của Nhà nước còn thiếu đồng bộ. mà nhiều HTX còn lúng túng trong việc hoạch định phương hướng hoạt động, hiệu quả kinh doanh còn thấp, xã viên chưa thực sự tin tưởng, tâm lý lo ngại xây dựng theo mô hình HTX kiểu cũ vần tồn tại.

pdf16 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4804 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH NGHỆ AN Mai Văn Xuân Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế 1. Đặt vấn đề Công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã làm thay đổi một cách sâu sắc vai trò của các tác nhân trong nền kinh tế nông nghiệp. Hộ gia đình nông dân trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ có tư cách pháp nhân và hợp tác xã trở thành một đơn vị dịch vụ. Công cuộc trên đòi hỏi phải đổi mới các mô hình hợp tác xã (HTX) đã có trước đây. Vì vậy, ngày 01/01/1997, Luật Hợp tác xã có hiệu lực và đã trở thành cơ sở pháp lý để các địa phương thay đổi mô hình hoạt động kinh tế HTX. Nghệ An là một trong những địa phương có nhiều nỗ lực trong việc cũng cố và phát triển HTX và bước đầu các HTX đã trở thành cầu nối chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giúp kinh tế hộ phát triển. Tuy nhiên, các mô hình HTX vẫn còn nhiều tồn tại, năng lực hoạt động và quản lý của cán bộ HTX còn hạn chế, hiệu quả hoạt động và lợi ích mang lại cho xã viên chưa nhiều. Nghiên cứu này nhằm phản ảnh một số nét về tình hình đổi mới hoạt động kinh tế HTX và tìm ra một số giải phát để đẩy mạnh phát triển HTX ở Nghệ An. 6 Phương pháp nghiên cứu: điều tra 12 HTX ở ba huyện Quỳnh Lưu, Đô Lương, và Nghĩa Đàn (mỗi huyện lựa chọn 4 HTX) để nắm bắt tình hình hoạt động của các HTX; các báo cáo về tình hình phát triển HTX của Sở NN&PTNT, của UBND tỉnh Nghệ An và các nguồn tài liệu có liên quan khác, trao đổi với các chuyên gia và các nhà khoa học để đánh giá thực trạng của HTX; các phương pháp thống kê mô tả và phân tích kinh tế cũng được sử dụng trong nghiên cứu này. 2. Thực trạng tình hình phát triển HTXNN ở Nghệ An a) Tình hình hoạt động của các HTX Sau hơn 6 năm thực hiện Luật hợp tác xã, đến nay toàn tỉnh Nghệ An đã chuyển đổi và thành lập mới được 363 HTXNN (trong đó chuyển đổi 311 HTX và thành lập mới được 52 HTX). Kết quả hoạt động của các HTX được thể hiện ở bảng 1. 7 Bảng 1: Tình hình hoạt động của các HTX NN tỉnh Nghệ An, năm 2002 ĐVT Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng số HTXNN toàn tỉnh HTX 363 100 Số xã viên đăng ký vào lại HTX % - 86,0 Số xã viên bình quân một HTX Xã viên 1.764 - Số cán bộ quản lý/HTX Người 5-6 - Số HTX hoạt động hiệu quả khá HTX 127 35,0 Số HTX hoạt động hiệu quả trung bình HTX 184 51,0 Số HTX hoạt động kém hiệu quả HTX 52 14,0 Số HTX được cấp giấy đăng ký kinh doanh HTX 231 63,6 Số HTX có góp vốn mới HTX 24 6,6 8 Số HTX kinh doanh có lãi HTX 158 43,5 Số HTX có lãi từ 20 triệu trở lên HTX 74 47,0 Nguồn: báo cáo của Sở NN&PTNT Nghệ An về kết quả thực hiện đổi mới HTXNN theo tinh thần Nghị quyết TW lần thứ 5 (khóa IX); tháng 7 năm 2003. Số liệu trên chứng tỏ hầu hết các HTX hoạt động còn ở mức trung bình, số hợp tác xã hoạt động có kết quả tốt còn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn (khoảng 35%), trong khi đó còn tồn tại một tỷ lệ đáng kể các HTX hoạt động còn yếu kém (14% số HTX). Tuy nhiên, bước đầu các HTX đã thích ứng với cơ chế mới, số HTX kinh doanh có lãi chiếm trên 43% tổng số HTX toàn tỉnh, trong đó gần một nửa (47%) có mức lãi từ 20 triệu đồng trở lên. Rõ ràng, trong bối cảnh thay đổi cơ chế quản lý kinh tế và đặc biệt là thay đổi nội dung và phương thức hoạt động, phong trào HTX ở Nghệ An bước đầu đạt được những kết quả đáng kích lệ. b) Thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý HTX Trong những năm qua, chính quyền địa phương đã tích cực đào tạo và nâng cao trình độ cho cán bộ cơ sở với các hình thức liên kết với các trường Đại học và Cao đẳng, mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho cán bộ. Song nhìn chung, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý HTX còn yếu, phần lớn thiếu kiến thức về quản lý kinh tế, kinh doanh. Thậm chí nhiều người, đặc biệt là đội ngũ kế toán trưởng, chưa qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ nên đã làm ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của HTX. Số liệu bảng 2 còn cho thấy, thù lao của cán bộ quản lý HTX còn rất thấp, bình quân thu nhập của chủ nhiệm trên 9 200.000 đồng/tháng. Điều này đã làm cho một bộ phận cán bộ HTX có năng lực muốn chuyển sang hoạt động ở chính quyền hoặc đơn vị khác để có thù lao cao hơn và có bảo hiểm. 10 Bảng 2: Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý của HTX năm 2002 Chia theo trình độ (%) Tổng số (người) Đại học, C.đẳng Trun g cấp Sơ cấp Chưa đào tạo Lương (1000đ/t h) 1. Chủ nhiệm HTX 363 27,0 31,7 9,4 31,9 210 2. Kế toán trưởng 363 4,2 32,5 55,0 8,3 170 3. Trưởng Ban kiểm soát 346 2,9 14,7 20,2 62,8 150 Nguồn: báo cáo của Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn Nghệ An năm 2003 c) Vốn kinh doanh của HTX Vốn kinh doanh bình quân của HTX còn thấp, trên 1 tỷ đồng. Điều đáng quan tâm là hầu hết vốn của HTX đều bị chiếm dụng (gần 94%) chỉ còn trên 6% là thực tế đưa vào hoạt động kinh doanh. Khi chuyển sang hoạt động theo mô hình mới, với tư cách là đơn vị kinh doanh dịch vụ, hầu hết các HTX đều thiếu vốn. Lý do là phần vốn của HTX cũ chuyển sang không đáng kể, hầu hết xã viên có thu nhập thấp vì vậy cổ phần thấp, khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn của ngân hàng. Kết quả điều tra 12 HTX ở các huyện cho thấy rằng trên 75% số 11 HTX cho rằng khó tiếp cận được các nguồn vay từ ngân hàng, tín dụng chính thống, không chính thống. Bảng 3: Tình hình vốn kinh doanh của các HTX NN tỉnh Nghệ An năm 2002 ĐVT Số lượng - Vốn kinh doanh của HTX Triệu đồng 1.100 - Trong đó: vốn thực tế đưa vào KD % 6,3 Vốn bị chiếm dụng % 93,7 - Nợ phải thu bình quân 1 HTX Triệu đồng 159,3 Trong đó: phải thu từ xã viên Triệu đồng 122,6 - Nợ phải trả bình quân 1 HTX Triệu đồng 82,5 Trong đó: phải trả cho ngân hàng Triệu đồng 23,3 Nguồn: báo cáo của UBND tỉnh Nghệ An về đề án tiếp tục đổi mới, phát triển và 12 nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác và HTX NN năm 2003. Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp là có lợi nhuận thấp, thời gian thu hồi vốn dài và mức độ rủi ro cao... nên có 75% các HTX đều xác định rằng cần phải có sự thay đổi tích cực hơn nữa từ các chính sách của Chính phủ về vấn đề vay vốn cho các HTX và thời gian vay vốn cần phải dài hơn. Ngoài ra, có đến 66,7% các HTX yêu cầu cần phải có nhiều nguồn vốn cho vay hơn, thủ tục đơn giản hơn, thế chấp ít hơn và lãi suất thấp hơn đối với loại hình các HTX nông nghiệp. d) Các hoạt động của HTX Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng do thủy lợi là một nội dung không thể thiếu được trong sản xuất nông nghiệp, mặc khác các công trình thủy lợi lại được Nhà nước đầu tư, nên có đến 96% số HTX đảm nhận dịch vụ thủy nông; 92% số HTX đảm nhận dịch vụ bảo vệ thực vật và khuyến nông, 62% các HTX đảm nhận dịch vụ điện. Tuy nhiên, hầu hết các HTX đều không đảm nhận dịch vụ thú y (trên 80%), cung cấp phân bón và giống (73%), đặc biệt là dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân (94%). Nguyên nhân chính là do năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, thiếu nhạy cảm với thông tin thị trường, vốn kinh doanh ít ỏi, và khả năng cạnh tranh của các HTX với tư nhân trong việc thực hiện các dịch vụ này còn yếu. Bảng 4: Mức độ đảm nhận các hoạt động dịch vụ của các HTX (% số HTX) 13 Các hoạt động dịch vụ Số lượng Thủy nông 96,0 Bảo vệ thực vật và khuyến nông 92,0 Điện (thắp sáng) 62,0 Cung cấp phân bón và giống 27,0 Thú y 19,0 Tiêu thụ sản phẩm 6,0 Số HTX hoạt động dịch vụ từ 5 khâu trở lên. 72,0 Nguồn: báo cáo của Sở NN&PTNT về kết quả thực hiện đổi mới HTXNN theo tinh thần Nghị quyết TW lần thứ 5 (khóa IX) tháng 7 năm 2003. e) Một số nét đặc trưng của HTX kiểu mới 14 Bảng 5. So sánh một số đặc trưng của mô hình HTX cũ và mới Đặc trưng cơ bản HTX kiểu cũ HTX kiểu mới Quá trình hình thành Vận động và bắt buộc Tự nguyện, bình đẳng Quy mô HTX Theo đơn vị hành chính Không theo đơn vị hành chính Cơ chế quản lý Tập trung, bao cấp Cơ chế thị trường Chủ thể quản lý HTX Hộ gia đình xã viên, HTX Chế độ sở hữu Tập thể Cổ phần Lĩnh vực hoạt động Sản xuất Dịch vụ, sản xuất Thước đo hoạt động Quan hệ sản xuất Hiệu quả kinh tế Phân phối Ngày công (công điểm) Vốn góp, lao động Nguồn để phân phối Thu nhập của HTX Lãi của HTX 15 Sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp đã tác động và làm thay đổi một cách sâu sắc hình thức tổ chức và nội dung hoạt động của mô hình HTX. Nghiên cứu các đặc trưng cơ bản giữa mô hình HTX kiểu cũ và mới có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc nhằm giúp cho chúng ta phân biệt được hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, sở hữu về tư liệu sản xuất và tài sản, đặc biệt cách thức phân phối kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX, giúp cho xã viên thấy được lợi ích và trách nhiệm của mình trong quá trình xây dựng HTX. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học và tham khảo những tài liệu liên quan khác, bước đầu chúng tôi xin nêu ra một số đặc trưng cơ bản giữa hai mô hình HTX ở bảng 5. 3. Đánh giá chung về kết quả đổi mới và hoạt động của các HTX Qua nghiên cứu tình hình phát triển HTXNN trong những năm qua, có thể thấy rằng HTXNN đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ kinh tế hộ gia đình phát triển, thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi của các địa phương, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và giống mới vào sản xuất. HTXNN cũng góp phần đáng kể trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động. Song nhìn chung, quá trình chuyển đổi và thành lập còn bộc lộ một số tồn tại sau: - Phương án sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã chưa bám sát nhu cầu thực tế của các hộ gia đình và trang trại; chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường, thụ động trong kinh doanh; liên doanh, liên kết giữa các HTX, giữa HTX với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp nhà nước còn lỏng lẽo. - Phần lớn cán bộ quản lý HTX chưa qua đào tạo, thiếu kiến thức quản lý và thị trường; Chế độ thù lao đối với cán bộ HTX chưa được quan tâm đúng mức; Xã viên chưa tin tưởng vào HTX. 16 - Hầu hết các HTX đều đang trong tình trạng thiếu vốn hoạt động. Việc vay từ các ngân hàng, kho bạc hay các kênh tài chính khác thường gặp khó khăn do không có tài sản thể chấp. Việc huy động vốn góp từ xã viên cũng gặp nhiều khó khăn do phần lớn dân còn nghèo, hơn nữa xã viên chưa thực sự tin tưởng vào HTX, hầu hết có tâm lý lo ngại hoạt động của HTX như mô hình cũ. - Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển dịch chậm, sản xuất chưa theo sát nhu cầu thị trường, đa số sản phẩm sản xuất ra chất lượng không đảm bảo, giá thành cao nên khó tiêu thụ. 4. Các giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các HTX - Tăng cường công tác tuyên truyền luật HTX và các văn bản khác để củng cố và phát triển các HTX đúng luật. Phát triển kinh tế HTX cần gắn liền với phát huy cơ chế dân chủ cơ sở, đảm bảo công tác kiểm tra, kiểm soát. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý Nhà nước đối với HTX. - Làm tốt công tác qui hoạch, xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh của HTX. Củng cố và đổi mới các hoạt động dịch vụ của HTX (dịch vụ chế biến, tiêu thụ nông sản phẩm, giống và các tiến bộ kỹ thuật, tín dụng...). - Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ HTX. Cần có chính sách khuyến khích cán bộ quản lý, cán bộ KHKT được đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng và trung học về làm việc tại các HTX. Tạo khung pháp lý trong việc phân chia lợi nhuận hoạt động của các HTX và xã viên để khuyến khích hoạt động HTX ngày càng hiệu quả hơn. - Tăng cường và mở rộng mối liên doanh, liên kết giữa các HTX, giữa HTX với các tổ chức kinh tế và khoa học khác. Xây dựng các HTX ngoài chức năng 17 phục vụ kinh tế hộ còn hoạt động như là doanh nghiệp phục vụ nông nghiệp và là trung tâm chuyển giao các tiến bộ KHKT trên địa bàn. Khuyến khích phát triển các tổ, nhóm hợp tác (liên gia, liên hộ trong địa phương). Cần xây dựng môi trường thuận lợi cho các HTX hoạt động, tránh can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của HTX. 5. Kết luận: Hợp tác là một quá trình tất yếu trong sản xuất kinh doanh. Việc khẳng định hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, rõ ràng HTX cần được củng cố và phát triển để cung cấp các dịch vụ cho phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhờ thực hiện được những đổi mới theo Luật Hợp tác xã năm 1997, quá trình chuyển đổi và thành lập mới các HTX ở Nghệ An đã đạt được những thành tích đáng kể, xã viên tìm thấy được lợi ích khi tham gia và tự nguyện xây dựng HTX. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân, trong đó đặc biệt là năng lực đội ngũ cán bộ HTX còn hạn chế, hệ thống chính sách của Nhà nước còn thiếu đồng bộ... mà nhiều HTX còn lúng túng trong việc hoạch định phương hướng hoạt động, hiệu quả kinh doanh còn thấp, xã viên chưa thực sự tin tưởng, tâm lý lo ngại xây dựng theo mô hình HTX kiểu cũ vần tồn tại. Nghiên cứu đã đề xuất được hệ thống các giải pháp khá đồng bộ để giúp địa phương trong quá trình chuyển đổi và xây dựng HTX theo mô hình mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An (2000 - 2003) 2. Báo cáo của sở NN&PTNT về kết quả thực hiện đổi mới HTXNN theo tinh thần Nghị quyết TW lần thứ 5 khóa IX (7/2003). 18 3. Báo cáo của UBND tỉnh Nghệ an về đề án tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác và HTX NN (2002). 4. Luật Hợp tác xã (1997). 5. Đào Thế Tuấn. Kinh tế hộ nông dân. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội (1997). 6. Chu Tiến Quang. Việc làm ở nông thôn: Thực trạng và giải pháp. NXB Nông nghiệp. Hà Nội (2001). 7. Nguyễn Điền, Trần Đức, Trần Huy Năng. Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và Châu Á. NXB Thống kê Hà Nội (1993). 8. Phạm Đỗ Chí, Trần Nam Bình, Vũ Quang Việt. Những vấn đề kinh tế Việt Nam: Thử thách của Hội nhập. NXB tp. HCM (2002). 9. Yuan. Sự phát triển nông trại nhỏ ở Đài Loan ở Đài Loan - Một chương trình có ý nghĩa trên thế giới. NXB Nông nghiệp (1994). 10. K. Peter & W. Sophia. The Economics of Household Behaviour. Macmillan Press Ltd, (1997). 11. E. Frank. Peasant Economics: Farm Households and Agrarian Development. Cambrigge University Press. Second edition. STATUS AND SOLUTIONS OF THE DEVELOPMENT 19 AGRICULTURAL COOPERATIVES IN NGHE AN PROVINCE Mai Van Xuan College of Economics, Hue University SUMMARY The innovation of economic mechanism has changed dramatically the role of the agricultural cooperatives. The farming households have become the autonomous grass-root unit of agricultural economy and the cooperatives’ service-providing units. Therefore, reorganizing and restructuring the function of the cooperatives are indispensable. The study shows that the agricultural cooperatives in Nghe An Province plays an important role in transferring technical advances into production, building infrastructure, creating jobs as well as making their contribution to hunger eradication and poverty reduction. However, the knowledge and agricultural business doing skills of the cooperative staff are still limited, and the operation mode of the cooperatives proves to be poor and inefficient. In order to enhance the business efficiency of the cooperatives, the following solutions should be done: a) improving business planning; b) training the cooperatives’ staff, especially their knowledge and business doing skills; c) strengthening the relationship between the cooperatives and other organizations such as banks, scientific institutions...; and d) creating a favorable environment for their cooperative activities, and minimizing the intervention in cooperative business activities. 20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf28_bai03_5499.pdf
Luận văn liên quan