Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Đông

Với sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn – PGS.TS Nguyễn Hữu Khải cùng sự nỗ lực của bản thân, Khóa luận với đề tà i “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Đôn ” qua gần 100 trang nghiên cứu với bố cục gồm 3 chương đã đạt được một số kết quả quan trọng như mục tiêu ban đầu đã đề ra như: Thứ nhất, khóa luận đã cung cấp những thông tin khái quát về địa lý, văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị của khu vực Trung Đông với các thông tin, số liệu cập nhật có thể tra cứu thông qua các báo cáo mới nhất của các tổ chức quốc tế có uy tín như WB, IMF, CIA, Qua đó, chỉ ra những nét khác biệt, đặc trưng trên từng lĩnh vực của các nước Trung Đông so với các khu vực khác trên thế giới. Là nguồn thông tin khoa học hữu ích cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu hợp tác tại những thị trường này.

pdf108 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2352 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại, cao su, than đá, chè, gỗ và sản phẩm gỗ. Mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ khu vực Trung Đông chủ yếu gồm: xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu, phân bón, hoá chất, sắt thép, chất dẻo…. là những thế mạnh của thị trƣờng khu vực này. Điều đáng lƣu ý trong quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Trung Đông trong năm qua là sự chuyển dịch cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu. Nếu những năm trƣớc, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu sang Irắc và UAE thì năm 2007 và 2008 hoạt động xuất khẩu , ngoài UAE, đã chuyển sang các thị trƣờng khác nhƣ Thổ Nhĩ Kỳ, Ixraen và Arập Xêút. Thứ ba, cán cân xuất nhập khẩu có sự thay đổi theo hướng tích cực. Cán cân xuất nhập khẩu đã có sự thay đổi lớn với thị trƣờng Trung Đông, cụ thể là Việt Nam đã chuyển sang thế xuất siêu từ chỗ nhập siêu. UAE và Thổ 74 Nhĩ Kỳ đã trở thành 2 thị trƣờng xuất khẩu đứng đầu khu vực. Một trong những nguyên nhân tăng trƣởng xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Đông là do giá dầu thế giới tăng đã thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu của các nƣớc Trung Đông tăng mạnh. Nguyên nhân thứ hai là việc nỗ lực của các công ty Việt Nam trong việc tìm kiếm và đa dạng hoá bạn hàng, đa dạng hoá hình thức bán hàng. Hiện nay, các công ty của Việt Nam tích cực đi khảo sát thị trƣờng, tham gia vào các hội chợ triển lãm tại các nƣớc trong khu vực để giới thiệu, quảng bá sản phẩm và tìm cách đƣa hàng hoá của Việt Nam xâm nhập vào khu vực này. Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc trong việc xúc tiến, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng nhƣ của Bộ Công Thƣơng (thông qua các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại, tổ chức đƣa đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thị trƣờng, tổ chức hội thảo doanh nghiệp để gặp gỡ trực tiếp, tìm kiếm bạn hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các Hiệp hội ngành hàng…. trong việc tổ chức cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hội chợ, triển lãm và hội thảo tại các nƣớc nhƣ UAE, Arập Xêút, Iran… nhằm tìm kiếm bạn hàng mới. Thứ tư, tiếp tục xuất hiện những tín hiệu khả quan trong hợp tác Việt Nam - Trung Đông trong thời gian tới. Quan hệ kinh tế - thƣơng mại giữa Việt Nam và các nƣớc Trung Đông năm 2009 sẽ có những bƣớc phát triển vƣợt bậc so với năm 2008 do Việt Nam và các nƣớc Trung Đông đang đẩy mạnh tăng cƣờng quan hệ trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế - thƣơng mại, đầu tƣ và hợp tác công nghiệp. Các doanh nghiệp ở khu vực Trung Đông bắt đầu quan tâm hơn tới thị trƣờng và đối tác Việt Nam để tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh song phƣơng cũng nhƣ tìm các cơ hội đầu tƣ tại Việt Nam. Hiện nay, đã xuất hiện làn sóng đầu tƣ từ các nƣớc Trung Đông vào Việt Nam. Nhà máy sản xuất thép Zamil Steel ở Đồng Nai và khu du lịch giải trí cao cấp Raffles Resort ở Đà Nẵng là những dự án đầu tƣ thành công điển 75 hình của Arập Xêút tại Việt Nam. Ngoài ra, sau chuyến thăm Ôman, Cata và Baranh của Phó Thủ tƣớng Nguyễn Sinh Hùng cuối tháng 11 đầu tháng 12/2007, đặc biệt là sau chuyến thăm trong tháng 2 và tháng 3 năm 2009 của Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng sang UAE, Cata, Cô Oét, nhiều doanh nghiệp của các nƣớc này cũng nhƣ các doanh nghiệp trong khối GCC đã bày tỏ quan tâm đến làm ăn với thị trƣờng Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực hợp tác đầu tƣ mà cụ thể là trong lĩnh vực dầu khí và công nghiệp hoá dầu. Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã ký các thoả thuận về hợp tác dầu khí với 3 nƣớc nói trên. Hơn nữa, sau năm 2008 đƣợc Chính phủ Việt Nam chọn là năm trọng điểm trong quan hệ với Trung Đông, năm 2009 các đơn vị liên quan cũng coi thị trƣờng này là điểm đến tiềm năng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đi xuống. Các yếu tố này sẽ góp phần tích cực vào đẩy mạnh kim ngạch trao đổi thƣơng mại giữa Việt Nam và khu vực này. Dự báo, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông năm 2009 có thể đạt 1,5 tỷ USD, tăng khoảng 33% so với năm 2008, với các thị trƣờng chủ yếu vẫn tập trung vào: UAE ,Thổ Nhĩ Kỳ, Ixraen và Arập Xêút. 2. Hạn chế Mặc dù đã đạt đƣợc nhiều kết quả trong trao đổi thƣơng mại Việt Nam- Trung Đông trong những năm vừa qua, tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới nhƣ: Thứ nhất, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nƣớc không ngừng tăng lên nhƣng vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của mỗi bên. Hiện Việt Nam mới chỉ cung cấp một lƣợng hàng hoá rất nhỏ so với nhu cầu của toàn khu vực Trung Đông. Thị trƣờng Trung Đông cùng với Châu Phi mới chỉ đứng thứ 6 trong cơ cấu các thị trƣờng xuất khẩu của Việt Nam. So với nhiều nƣớc trong khu vực nhƣ Trung Quốc, Malaixia, Thái Lan, hàng hoá Việt Nam mới chỉ xuất hiện ở một số ít các thị trƣờng trọng điểm. 76 Thứ hai, các đơn hàng từ các đối tác Trung Đông có tăng lên nhƣng không đều trong từng giai đoạn mà chủ yếu vẫn mang tính thời vụ. Có thể thấy, các doanh nghiệp Việt Nam thƣờng chỉ là sự lựa chọn của các doanh nghiệp khu vực này khi họ không thể tìm đƣợc các nhà xuất khẩu phù hợp tại các nƣớc nhƣ Ấn Độ, Trung Quốc, Malaixia,… Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam thƣờng rất thụ động trong việc tìm kiếm các khách hàng Trung Đông. Chủ yếu họ mới chỉ tìm hiểu thông qua các thông tin mà Bộ công thƣơng cung cấp. Điều này dẫn đến việc số lƣợng các mặt hàng đƣợc cung cấp thƣờng không lớn do không có sự chủ động về thời gian. Đây là thiệt thòi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam và cả các khách hàng Trung Đông muốn hợp tác lâu dài. 3. Nguyên nhân Là khu vực có nhiều tiềm năng, nhƣng Trung Đông luôn tiềm ẩn những rủi ro bất ổn về về an ninh và chính trị. Các cuộc xung đột giữa Palestine và Ixraen, bất ổn tại Irắc, vấn đề ngƣời Kurd ở phía bắc Irắc… vẫn chƣa đƣợc giải quyết triệt để. Cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Iran đến nay vẫn chƣa có hồi kết khiến cho giá dầu vẫn đang đứng ở mức cao, ảnh hƣởng đến nền kinh tế nhiều quốc gia. Do thiếu thông tin về thị trƣờng và đối tác của nhau nên hợp tác công nghiệp giữa Việt Nam và các nƣớc ở Trung Đông còn khiêm tốn, chƣa phản ánh tiềm năng và mong muốn của mỗi bên. Các nguyên nhân của sự hạn chế đó có thể kể đến gồm: Thứ nhất, quan hệ bạn hàng giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp các nƣớc Trung Đông còn chƣa nhiều và chƣa vững chắc. Phong tục tập quán buôn bán của vùng Trung Đông cũng có nhiều điểm khác biệt so với Việt Nam và so với tập quán quốc, chính vì vậy xây dựng một mối quan hệ bạn hàng tốt đẹp, tăng cƣờng trao đổi thông tin là điều rất quan trọng nhằm củng cố và nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu, tạo dựng niềm tin để tránh những rủi ro không đáng có khi thực hiên các hợp đồng. 77 Thứ hai, hàng hoá Việt Nam tại thị trƣờng các nƣớc Trung Đông còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lƣợng hàng hoá nhập khẩu vào thị trƣờng này, vì vậy ngƣời tiêu dùng tại đây vẫn chƣa đƣợc biết đến, sức cạnh tranh thấp, giá cả thƣờng lại cao hơn hàng hoá của một số nƣớc khác nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Pakixtan,…mẫu mã chậm thay đổi, các quy cách nhiều khi còn chƣa thực sự đáp ứng những yêu cầu đặc biệt của khách hàng. Đây là những hạn chế đáng kể của hàng hoá Việt Nam khi muốn thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trƣờng giàu tiềm năng này Thứ ba, một ƣu điểm của thị trƣờng Trung Đông, đặc biệt là thị trƣờng Dubai – cửa ngõ thƣơng mại của toàn khu vực trong những năm gần đây là ngày càng mang tính mở nhiều hơn. Chính điều này đã tạo ra sự cạnh tranh rất khốc liệt giữa các đối thủ kinh doanh đến từ nhiều nƣớc. Hàng hoá từ Trung Quốc, Ấn Độ có các chủng loại, mẫu mã phong phú đƣợc thay đổi thƣờng xuyên theo thị hiếu thị trƣờng, lại có giá cả rất cạnh tranh, cùng với các chủng loại hàng hoá từ các nƣớc Châu Âu có thƣơng hiệu nối tiếng, chất lƣợng cao, đang là những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ nhất, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải năng động hơn, hàng hoá Việt Nam phải đƣợc nâng cao chất lƣợng, hạ giá thành sản phẩm, không ngừng cải tiến mẫu mã, thị hiếu mới có thể đứng vững và giành thị phần cao hơn trong khu vực này. 78 CHƢƠNG III QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG ĐÔNG I. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƢỚNG 1. Quan điểm Trong Đề án “ Thúc đẩy quan hệ thƣơng mại Việt Nam Trung Đông giai đoạn 2008-2015” đã nêu ra những quan điểm của Chính phủ trong việc phát triển quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam với khu vực này trong thời gian tới. 1.1 Đối với Việt Nam, Trung Đông là khu vực có tiềm năng to lớn cho các quan hệ hợp tác và phát triển, nhất là trên các mặt như xuất nhập khẩu, khai thác, chế biến và buôn bán dầu lửa, khí đốt, hợp tác đầu tư du lịch, xuất khẩu lao động. Có thể thấy các cơ quan quản lý Nhà nƣớc cũng nhƣ các doanh nghiệp đã nhận thức rõ tiềm năng và tầm quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác thƣơng mại giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông do những lợi thế mà khu vực này mang lại. Trong thời gian vừa qua các chuyến thăm viếng lẫn nhau ở cấp cao của lãnh đạo Việt Nam và các nƣớc Trung Đông với nhiều hiệp định đƣợc ký kết, chủ yếu trên lĩnh vực thƣơng mại và đầu tƣ cũng cho thấy quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy mối quan hệ này. Hiện nay, hai khu vực Trung Đông và Châu Phi đƣợc coi là thị trƣờng lớn thứ 6 của Việt Nam sau các thị trƣờng lớn khác nhƣ Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và ASEAN. Tuy nhiên, cho đến nay các quan hệ kinh tế thƣơng mại với thị trƣờng Trung Đông còn rất nhiều hạn chế. Mặc dù xét về tốc độ, mức tăng trƣởng kim ngạch trao đổi thƣơng mại hai chiều đạt tỷ lệ cao, nhƣng vẫn mới chỉ đạt trên 2 tỷ USD, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của cả hai bên. Việt Nam mới chỉ có quan hệ thƣơng mại với một số nƣớc chính trong khu vực 79 nhƣ UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, Arập Xêút,…Vì vậy Việt Nam cần có những bƣớc đi mang tính chiến lƣợc, rõ ràng, thiết thực nhằm cụ thể hoá mối quan hệ hợp tác cùng có lợi với khu vực Trung Đông. 1.2 Trong giai đoạn 2008-2015, cần thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại với thị trường Trung Đông, đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh vào các nước trong khu vực có nhu cầu cao như hàng nông sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp. Với những kết quả tốt đẹp trong quan hệ chính trị giữa Việt Nam với các nƣớc Trung Đông cũng nhƣ sự tăng trƣởng trao đổi thƣơng mại những năm gần đây, trong giai đoạn 2008-2015 lĩnh vực kinh tế, thƣơng mại đƣợc Chính phủ Việt Nam xác định là mục tiêu trọng tâm trong công tác đối ngoại với khu vực này. Đây cũng là quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam-“ngoại giao phục vụ kinh tế”. Mặc dù đã đạt đƣợc nhiều kết quả nhƣng có thể nói Trung Đông vẫn là một thị trƣờng mới với các doanh nghiệp Việt Nam, có các chính sách nhập khẩu và tập quán tiêu dùng khác với các thị trƣờng truyền thống khác. Vì vậy, trong Đề án đã xác định các mặt hàng mạnh của Việt Nam, có thể cạnh tranh với hàng hoá của các nƣớc khác và thị trƣờng các nƣớc Trung Đông có nhu cầu lớn, đó là hàng nông sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp. 1.3 Tận dụng những ưu đãi mà các quốc gia Trung Đông được hưởng từ Mỹ, EU hoặc các nước trong khu vực để tạo cầu nối mở rộng thương mại với các quốc gia khác. Hiện nay nhiều nƣớc trong khu vực Trung Đông nhƣ Ixraen, UAE, Giooc đa ni đã ký các thoả thuận thƣơng mại và các hiệp định FTA với Mỹ và EU qua đó dành đƣợc nhiều ƣu đãi trong việc xuất khẩu nhiều chủng loại mặt hàng vào thị trƣờng này nhƣ dệt may, thuỷ sản, hàng công nghiệp,… Vì vậy gần đây, Bộ công thƣơng cũng đã đề xuất khả năng các doanh nghiệp Việt Nam có thể thiết lập các liên doanh sản xuất các sản phẩm này tại các 80 nƣớc Trung Đông, vừa tận dụng đƣợc những ƣu đãi của các nƣớc này do họ đang muốn phát triển các ngành phi dầu lửa, vừa dành đƣợc những thuận lợi khi xuất khẩu sang Mỹ, EU và một số nƣớc khác. Ngoài ra, việc hình thành các khu vực mậu dịch tự do giữa các nƣớc Trung Đông, Bắc Phi cũng tạo cơ hội cho hàng hoá Việt Nam từ một số thị trƣờng cửa ngõ nhƣ UAE, Thổ Nhĩ Kỳ có thể xâm nhập sang các thị trƣờng cùng khu vực. 1.4 Thúc đẩy việc triển khai các dự án dầu khí đã ký và mở rộng các hoạt động liên quan đến lĩnh vực dầu khí tại Trung Đông bằng cách tận dụng những cơ hội thuận lợi để ký kết các hợp đồng thăm dò, khai thác các các mỏ dầu khí, đa dạng hoá nguồn nhập khẩu dầu khô, khí LNG nhằm phục vụ chiến lược an ninh năng lượng của Việt Nam. Giai đoạn 2010-2020 là giai đoạn đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và Chính phủ Việt Nam xác định là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, phấn đấu để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Để đạt đƣợc kết quả đó, việc đảm bảo an ninh năng lƣợng là một nhân tố vô cùng quan trọng trong việc phát triển ổn định nền kinh tế. Khu vực Trung Đông với trữ lƣợng dầu khí lớn nhất thế giới luôn là điểm đến không thể thiếu của các nƣớc trên thế giới trong việc tìm kiếm nguồn cung ứng năng lƣợng cho quốc gia. Chính phủ đã giao cho tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam cần nhanh chóng ký kết các hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí với các nƣớc, khu vực trọng điểm nhƣ Angiêri, Vênêxuêla, Irắc,…và các nƣớc Trung Đông khác. Về lâu dài, đây sẽ là nguồn cung cấp dầu thô chủ yếu cho các nhà máy lọc dầu của Việt Nam cũng nhƣ các sản phẩm từ dầu mỏ khác phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. 2. Định hƣớng Đối với Việt Nam, những diễn biến phức tạp về tình hình kinh tế, chính trị của khu vực Trung Đông đều rất cần đƣợc đánh giá, nghiên cứu 81 nhằm đƣa ra những giải pháp xử lý kịp thời và hiệu quả. Trong bối cảnh hiện nay, có thể đƣa ra một số định hƣớng chung nhƣ: 2.1 Thứ nhất cần tăng cường và mở rộng các quan hệ kinh tế, coi thị trường Trung Đông là một thị trường trọng điểm của Việt Nam để phát triển ngoại thương, xuất khẩu lao động, quảng bá du lịch và thu hút nguồn vốn đầu tư. Thị trƣờng Trung Đông hiện đang có nhu cầu rất lớn với các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh nhƣ gạo, cà phê, cao su, hàng điện tử, dệt may, gia dày,…Trung Đông trong những năm gần đây cũng dành đƣợc sự quan tâm ngày càng nhiều của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, những biện pháp xúc tiến thƣơng mại, khai thác thị trƣờng trong thời gian qua còn nhiều hạn chế. Trong thực tế, Việt Nam mới phát triển quan hệ với một số thị trƣờng trọng điểm trong khu vực, kim ngạch thƣơng mại hai chiều còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu mỗi bên. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hạn chế này nhƣng một nguyên nhân cơ bản là Việt Nam đang thiếu một chiến lƣợc tiếp cận thị trƣờng hoàn chỉnh. Vì vậy, mối quan hệ kinh tế – thƣơng mại Việt Nam – Trung Đông trong thời gian qua dù đã có nhiều tiến triển nhƣng vẫn chƣa phát huy đƣợc nhiều tiềm năng to lớn của mỗi bên. Trong thời gian tới, cần nỗ lực và quyết tâm hơn nữa để phát triển mối quan hệ với thị trƣờng này, nhất là trong các lĩnh vực nhƣ mở rộng quan hệ thƣơng mại, tăng cƣờng xuất khẩu lao động, phát triển du lịch, thu hút đầu tƣ. 2.2 Thứ hai, cần coi trọng và đẩy mạnh các quan hệ hợp tác trong việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến và xuất nhập khẩu nguồn tài nguyên dầu lửa với các nước Trung Đông Nhƣ ở trên đã nêu rõ, Trung Đông là khu vực giàu có về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ. Ngày nay dầu mỏ không chỉ chiếm vị trí chi phối nền kinh tế của nhiều nƣớc trong khu vực Trung Đông mà còn có vai trò 82 quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam cũng là một nƣớc xuất khẩu dầu mỏ và nguồn tài nguyên này cũng đang góp phần quan trọng trong việc đáp ứng một phần nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nƣớc. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này ở Việt Nam, ngoài vùng biển Đông còn chƣa xác định đƣợc và đang trong tình trạng tranh chấp, còn lại các khu vực khác đƣợc dự báo có trữ lƣợng không lớn và các mỏ đang khai thác sẽ nhanh chóng cạn kiệt. Vì vậy, hiện nay và trong tƣơng lai, Việt Nam vẫn cần nhập khẩu dầu lửa để phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Với trữ lƣợng dầu mỏ lớn, Trung Đông là khu vực quan trọng để Việt Nam có thể hợp tác trên nhiều mặt, từ chế biến tới khai thác, qua đó chủ động nguồn cung ứng năng lƣợng cần thiết cho đất nƣớc trong tƣơng lai. 2.3 Thứ ba, cần đẩy mạnh việc thu hút nguồn vốn dầu lửa của các nước Trung Đông Nguồn vốn thu đƣợc từ xuất khẩu dầu của các nƣớc Trung Đông là rất lớn, theo ƣớc tính có thể lên tới từ 800 đến 1000 tỷ USD và đang nằm trong các ngân hàng lớn ở các nƣớc Mỹ, châu Âu hoặc đƣợc chi tiêu không hiệu quả. Khi Việt Nam thu hút đƣợc một phần nguồn vốn này, đây sẽ là một động lực quan trọng để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế đất nƣớc. Biến nguồn vốn “nhàn rỗi” từ các thế lực dầu lửa Trung Đông hoàn toàn là một mục tiêu khả thi của Việt Nam trong thời gian tới. Hiện nay, khi nguồn vốn đầu tƣ đến từ các quốc gia nhƣ Mỹ, Nhật Bản, các nƣớc EU,…bị ảnh hƣởng mạnh do cuộc khủng hoảng kinh tế, việc xúc tiến thu hút đầu tƣ từ khu vực này lại càng quan trọng trong việc duy trì ổn định cho nền kinh tế. Các doanh nghiệp Trung Đông thời gian qua đã bắt đầu chú ý đến Việt Nam và có nhiều dự án lớn trong lĩnh vực du lịch, công nghiệp. Tuy nhiên, cần tăng cƣờng thu hút đầu tƣ vào các lĩnh vực mà doanh nghiệp Trung Đông có thế mạnh nhƣ sản xuất chế biến hàng nông sản, dƣợc phẩm, công nghiệp nặng,… 83 2.4. Thứ tư, cần tích cực tìm hiểu, tham gia vào quá trình ngăn chặn và khắc phục những diễn biến phức tạp thường nổ ra và xuất phát từ Trung Đông cùng những ảnh hưởng tiêu cực của chúng đến các nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, cần quan tâm đến những vấn đề vì hoà bình và an ninh quốc gia nhƣ chiến tranh, xung đột tôn giáo, chƣơng trình vũ khí hạt nhân Iran, dân chủ, nhân quyền, khủng bố,...Đây là những vấn đề không trực tiếp ảnh hƣởng đến Việt Nam nhƣng lại có tác động đến quan hệ giữa Việt Nam với các nƣớc Trung Đông, nhất là các mặt chính trị, kinh tế và thƣơng mại. Thực tế đã cho thấy khi cuộc chiến Irắc nổ ra, các quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam với nƣớc này đã bị đình trệ trong một thời gian dài, nhiều hợp đồng của các doanh nghiệp Việt Nam với các nhà nhập khẩu Irắc bị huỷ. Đến năm 2008, Việt Nam vẫn chƣa mở lại thƣơng vụ tại Bátđa, mặc dù kim ngạch xuất khẩu sang thị trƣờng truyền thống này đã tăng trở lại, nhƣng chắc chắn phải mất một thời gian nữa mới đạt đƣợc kết quả nhƣ trƣớc năm 2003. Tuy nhiên, cũng do cuộc chiến tại đất nƣớc này, các doanh nghiệp Việt Nam đã tìm đƣợc các thị trƣờng xuất khẩu mới trong khu vực Trung Đông nhƣ UAE, Cô Oét,… III. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2009-2015 Năm 2008 đƣợc Bộ công thƣơng xác định là “năm Trung Đông” đồng thời Chính phủ cũng đã thông qua “Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Trung Đông giai đoạn 2008-2015” với mục tiêu phấn đấu nâng trao đổi thƣơng mại Việt Nam – Trung Đông lên mức 3,1 tỷ USD năm 2010 và 9,6 tỷ USD năm 2015 trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2010 đạt 2,3 tỷ USD và năm 2015 đạt 7,5 tỷ USD với mức tăng trƣởng bình quân đạt 27%/ năm. Để hoàn thành các mục tiêu trên, việc thực hiện các giải pháp một cách đồng 84 bộ và hiệu quả là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhƣ hiện nay. 1. Tăng cƣờng công tác thông tin, xúc tiến thƣơng mại vào thị trƣờng Trung Đông Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam cho biết những thông tin về thị trƣờng Trung Đông mà họ có đƣợc còn rất ít. Nhiều doanh nghiệp mới chỉ biết đến những khái niệm cơ bản nhất về đất nƣớc văn hoá xã hội của khu vực này thông qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Chƣa kể đến những hạn chế về ngôn ngữ gây trở ngại không nhỏ cho các hoạt động giao dịch và trao đổi trực tiếp với đối tác. Từ đó rất khó trong việc xây dựng sự tin cậy, quan hệ thân thiết với khách hàng, dẫn đến việc khó đạt đƣợc thoả thuận trong hợp đồng, ảnh hƣởng bất lợi trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Khi buôn bán với thị trƣờng nƣớc ngoài, việc chuẩn bị thông tin chung và các thông tin cụ thể hơn về thị trƣờng, mặt hàng, thủ tục giao nhận, phƣơng thức thanh toán là điều vô cùng quan trọng. Do đó, để khắc phục những hạn chế trên, chúng ta cần tăng cƣờng thu thập, cung cấp các thông tin về thị trƣờng nƣớc ngoài, trong đó có các thị trƣờng mới tại khu vực Trung Đông qua nhiều kênh khác nhau, đặc biệt là từ các thƣơng vụ tại Trung Đông để cung cấp thêm thông tin về điều tra thị trƣờng theo yêu cầu với từng mặt hàng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng cần tăng cƣờng tổ chức khảo sát các thị trƣờng Trung Đông, tổ chức, tham gia hội chợ, hội thảo tại nƣớc ta cũng nhƣ các nƣớc trong khu vực. Trong đó trƣớc hết nên tập trung chú ý tới thị trƣờng Dubai (UAE) là trung tâm hội chợ, hội thảo của toàn khu vực. 2. Đổi mới cơ cấu mặt hàng vào thị trƣờng Trung Đông Để gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào Trung Đông, khu vực có những yêu cầu rất riêng về hàng hoá, trƣớc hết cần xem xét thị trƣờng này nhập khẩu chủ yếu những loại sản phẩm nào, đồng thời xác định nhu cầu của các nƣớc 85 trong khu vực với các mặt hàng có thể xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Thời gian qua một số mặt hàng chế tạo có giá trị cao của Việt Nam đã có mặt tại thị trƣờng Trung Đông nhƣ hàng điện tử, máy vi tính và linh kiện, vải, ắc quy, giày dép, sản phẩm nhựa và chất dẻo….Một số sản phẩm khác nhƣ đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, hải sản, rau quả cũng là những mặt hàng đang tăng mạnh vào thị trƣờng này. Từ đó có thể thấy việc từng bƣớc thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hƣớng tăng cƣờng các mặt hàng có hàm lƣợng giá trị gia tăng cao là điều hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc. Mặc dù vậy, để thực sự biến đổi cơ cấu xuất khẩu vào bất kỳ một thị trƣờng nào, nhất là các thị trƣờng có nhiều đặc điểm riêng về văn hoá tiêu dùng nhƣ Trung Đông còn phụ thuộc rất lớn cả vào việc tìm hiểu thị trƣờng, tìm ra các mẫu mã hợp thị hiếu của khách hàng nơi đây. Một trong những thành công của doanh nghiệp Trung Quốc trên thị trƣờng quốc tế nói chung và thị trƣờng Trung Đông nói riêng là đã tạo ra nhiều mẫu mã thích hợp với nhiều đối tƣợng ngƣời tiêu dùng khác nhau. Trong khi đó hàng hóa các doanh nghiệp Việt Nam lại thƣờng mang tính sản xuất nhỏ lẻ, chủng loại không đa dạng và tiến độ giao hàng không đáp ứng đƣợc yêu cầu của phía đối tác. 3. Củng cố và phát huy các mặt hàng truyền thống Từ trƣớc đến nay, phần lớn các mặt hàng lớn xuất khẩu của Việt Nam vào thị trƣờng Trung Đông đều là hàng nông sản. cụ thể là hồ tiêu, gạo, chè, cà phê, hạt điều, cơm dừa, cao su…Tuy nhiên, kể cả những mặt hàng đƣợc coi nhƣ thế mạnh này thì ngoài hồ tiêu, còn lại hàng Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ quá nhỏ bé trong toàn bộ nhu cầu tiêu dùng của các nƣớc Trung Đông. Đặc điểm của nhóm mặt hàng nông sản là thƣờng có giá cả biến động thất thƣờng mang tính mùa vụ, trong khi thị trƣờng Trung Đông có vị trí địa lý tƣơng đối xa, chi phí vận chuyển cao trong khi giá cả lại không ổn định nhƣ các thị trƣờng lớn khác nên đã xảy ra trƣờng hợp doanh nghiệp bỏ hợp đồng đã ký với doanh nghiệp các nƣớc này khi giá lên hoặc khi có sự khan hiếm về 86 nguồn hàng. Thậm chí có nơi vẫn giao hàng nhƣng không đảm bảo về quy cách và chất lƣợng. Thông thƣờng chỉ có các doanh nghiệp có nguồn cung ổn định và có các đối tác lâu dài mới có thể duy trì quan hệ với thị trƣờng này. Bên cạnh đó, do chủ yếu chỉ có các thông tin về các công ty của UAE tại Dubai nên thƣờng doanh nghiệp Việt Nam không nắm đƣợc sự lên xuống thƣờng xuyên của giá cả các mặt hàng trong khu vực mà thƣờng xuất thẳng cho các doanh nghiệp UAE để họ tiếp tục tái xuất lên giá cả thƣờng không cao. Nếu khắc phục đƣợc những trở ngại trên, hàng nông sản Việt Nam mới có đƣợc chỗ đứng vững chắc hơn trong khu vực. 4. Đẩy mạnh công tác tƣ vấn và hỗ trợ doanh nghiệp Hiện nay nhiều doanh nghiệp trong nƣớc rất quan tâm đến các dịch vụ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập vào thị trƣờng Trung Đông, trƣớc mắt là các thị trƣờng trọng điểm nhƣ UAE, Thỗ Nhĩ Kỳ, Arập Xêút ,…Một số dịch vụ các doanh nghiệp đang rất cần nhận đƣợc sự tƣ vấn và hỗ trợ nhƣ: - Hỗ trợ về thủ tục xin, cấp giấy phép, địa điểm giới thiệu và bán hàng - Tƣ vấn thông tin thị trƣờng trong đó có cung cấp tên, địa chỉ liên lạc các công ty và thông tin điều tra thị trƣờng tại từng nƣớc riêng biệt - Đại diện cho các công ty trong việc tiếp thị chào hàng và các yêu cầu khác về giao nhận thanh toán. - Thủ tục thiết lập hệ thống đại lý bán hàng - Thu xếp Visa, khách sạn, trạm dừng chân cho các chuyến khảo sát của doanh nghiệp - Tƣ vấn, sắp xếp tham gia những hội chợ quan trọng - Tƣ vấn bảo vệ thƣơng hiệu, bản quyền tại các nƣớc trong khu vực 5. Xây dựng những danh mục hàng hoá riêng cho thị trƣờng Trung Đông Trong bối cảnh hàng hoá Việt Nam đang xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trƣờng thế giới, hàng hoá xuất khẩu sang thị trƣờng Trung Đông vẫn 87 chủ yếu là những mẫu mã chung với những quy cách, phẩm chất giống các tiêu chuẩn của các thị trƣờng Mỹ và Châu Âu. Trong khi đó thực tế cho thấy thị hiếu của ngƣời tiêu dùng Trung Đông, do những ảnh hƣởng sâu đậm của văn hoá, tôn giáo lại không giống với những khách hàng ở cá khu vực khác. Nhiều loại hàng hoá đƣợc nhập vào đây đều phải có những đặc điểm chuyên biệt. Hiện nay nhiều nƣớc nhƣ Trung Quốc, Malaysia đã có những công ty/những dây chuyền chuyên sản xuất các sản phẩm phục vụ riêng cho thị trƣờng này. Doanh nghiệp Việt Nam là những ngƣời đi sau khi thâm nhập vào Trung Đông vì vậy có rất nhiều thuận lợi để nghiên cứu kỹ hơn về kinh nghiệm của các doanh nghiệp nƣớc ngoài trƣớc đó. Chỉ khi coi Trung Đông là một thị trƣờng chiến lƣợc, không phải là “giải pháp tình thế”, các công ty Việt Nam mới có thể hợp tác lâu dài và thành công với các đối tác nhiều tiềm năng của khu vực. 6. Tăng cƣờng đầu tƣ cho Thƣơng mại điện tử Theo dự báo, trong khi nền kinh tế toàn cầu gặp khó khăn nhƣ hiện nay, thƣơng mại điện tử sẽ là “cứu cánh” cần thiết trong thƣơng mại quốc tế, là chìa khoá giúp các doanh nghiệp vƣợt giai đoạn khủng hoảng. Thị trƣờng Trung Đông, với vị trí địa lý nằm tƣơng đối xa, ngành vận tải hàng hải trong nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu, đặc biệt là đến các thị trƣờng mới, trong khi doanh nghiệp Việt Nam lại thƣờng có những trở ngại ngôn ngữ khi giao dịch với đối tác từ các nƣớc Trung Đông. Việc đi lại để trao đổi đàm phán sẽ tốn rất nhiều chi phí cho cả hai bên, giảm đi cơ hội có thể hợp tác. Chính vì vậy, đầu tƣ cho thƣơng mại điện tử là một giải pháp hữu hiệu nhằm quảng bá tên tuổi của các doanh nghiệp Việt Nam đến thị trƣờng Trung Đông. Thực tế cho thấy, hiện nay việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế, đặc biệt số doanh nghiệp coi các công cụ điện tử nhƣ một kênh kinh doanh chính của mình lại càng ít ỏi. Hầu hết các công ty Việt Nam mới chỉ xây dựng website 88 để “ cho có” với các thông tin sơ sài, giao diện không thân thiện và thiếu những chi tiết cơ bản nhất về các chủng loại hàng hoá. Bên cạnh đó, hầu hết các website mới chỉ đƣợc viết bằng tiếng Việt, một số ít có thêm các ngôn ngữ khác, chủ yếu là tiếng Anh nhƣng hoàn toàn không có ngôn ngữ các nƣớc Arập . Nhận thức đƣợc vai trò của ứng dụng thƣơng mại điện tử sẽ là yếu tố quyết định những thành công trong tƣơng lai của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trƣờng Trung Đông. Thông qua những website hoặc những sàn giao dịch trực tuyến, các doanh nghiệp Việt Nam có thể trao đổi một cách trực tiếp, tìm hiểu yêu cầu của đối tác thông qua các công cụ rất đơn giản hiện nay nhƣ Yahoo chat, email,…Việc bố trí những gian hàng điện tử cũng có ích lợi hơn rất nhiều, đặc biệt là về chi phí so với việc tham dự các hội chợ triển lãm tốn kém. Những thông tin về sản phẩm, tình trạng đơn hàng cũng đƣợc cập nhật nhanh chóng khi ứng dụng những công nghệ mới đầy tiện ích này. Ngoài ra đây cũng là cách để tạo dựng uy tín với các đối tác nƣớc ngoài trong việc minh bạch hoá các thông tin cơ bản về doanh nghiệp. IV. KIẾN NGHỊ Nhằm tiếp tục tăng cƣờng và thúc đẩy quan hệ kinh tế - thƣơng mại giữa Việt nam với khu vực Trung Đông, trong thời gian tới, cần tập trung triển khai thực hiện một số nội dung theo đặc điểm của các cơ quan, đơn vị có liên quan nhƣ: 1. Đối với Nhà nƣớc Thứ nhất, tăng cƣờng trao đổi các đoàn lãnh đạo cấp cao, đoàn cấp Bộ ngành để thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam với các nƣớc Trung Đông, trƣớc mắt là các thị trƣờng trọng điểm nhƣ: UAE, Arập Xêút, Thổ Nhĩ Kỳ, Ixraen…Thực tế cho thấy, trong suốt quá trình Đổi mới, với quan điểm Ngoại giao phục vụ kinh tế, Việt Nam đã tạo đƣợc rất nhiều ấn tƣợng tốt đẹp trong lòng bè bạn quốc tế, khẳng định vị thế ngày càng cao của đất nƣớc, đem đến hình ảnh mới mẻ, năng động về một nƣớc Việt Nam hoà bình, phát 89 triển. Những chuyến công du nƣớc ngoài cũng cần đƣợc quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cùng tháp tùng, tận dụng tối đa các phƣơng tiện ngoại giao nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam có tiếng nói hơn trong hợp tác với các doanh nghiệp Trung Đông. Thứ hai,tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý thông qua việc ký kết các Hiệp định nhƣ Hiệp định Thƣơng mại, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ, Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực hàng không, hàng hải, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các nƣớc Trung Đông. Chỉ đạo tăng cƣờng hợp tác và phối hợp giữa Bộ Công Thƣơng cũng nhƣ Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp của Việt Nam với các cơ quan tƣơng ứng của các nƣớc trong khu vực nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp 2 bên tìm kiếm các cơ hội kinh doanh với nhau. Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã ký rất nhiều những Hiệp định dạng này với nhiều đối tác khác nhau, không chỉ trong khu vực Trung Đông. Việc ký kết các văn bản chính thức sẽ tạo điều kiện rõ ràng về mặt pháp lý, ngoại giao cho các hợp đồng giữa hai bên, dành những ƣu đãi “có đi có lại”, góp phần thúc đẩy các mối quan hệ vốn rất nhiều triển vọng. 2. Đối với Bộ Công Thƣơng Thứ nhất, lên kế hoạch nghiên cứu cụ thể về thị trƣờng Trung Đông. Hiện tại, Vụ Thị trƣờng Châu Phi, Tây Á và Nam Á - Bộ Công thƣơng đang nghiên cứu Đề án đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trƣờng khu vực này. Trong đề án tập trung vào một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có thế mạnh và Bạn có nhu cầu để xâm nhập thị trƣờng nhƣ: Nông sản (gạo, hạt tiêu, chè, cà phê, hạt điều), thực phẩm (hải sản, gà, trái cây, rau quả), thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp (dệt may, giày dép, đồ điện tử, linh kiện, máy vi tính). Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm hợp tác với các doanh nghiệp trong khu vực này từ đó đƣa ra những khuyến cáo, định hƣớng đúng đắn cho các doanh nghiệp về từng ngành hàng, mặt hàng khi tham gia trao đổi thƣơng mại với các doanh nghiệp Trung Đông. Các kế hoạch này cần 90 đƣợc lập chi tiết, có phản biện đánh giá của các bên liên quan nhằm đƣa ra đƣợc một kế hoạch có tính khả thi cao, hữu ích cho Nhà nƣớc khi lập chiến lƣợc chung với thị trƣờng, đồng thời cũng trợ giúp cho các doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm hiểu về thị trƣờng Trung Đông. Tránh tình trạng thông tin nửa vời, để doanh nghiệp tự “ mò mẫm” tìm đƣờng xuất khẩu với nhiều rủi ro tiềm ẩn. Thứ hai, xây dựng chính sách hỗ trợ phù hợp cho các doanh nghiệp mở rộng cơ hội hợp tác kinh doanh, đầu tƣ vào thị trƣờng này. Tăng cƣờng công tác xúc tiến thƣơng mại. Một mặt tăng cƣờng các hoạt động Xúc tiến thƣơng mại nhƣ chƣơng trình Xúc tiến thƣơng mại quốc gia, tham dự triển lãm, hội chợ. Mặt khác, cần có sự điều chỉnh đối với các chƣơng trình Xúc tiến thƣơng mại quốc gia nhƣ Nhà nƣớc hỗ trợ 100% kinh phí xúc tiến cho các đoàn Xúc tiến thƣơng mại hoặc khảo sát thị trƣờng tại những nƣớc nhƣ Iran, Ixraen, Arập Xêút, Thổ Nhĩ Kỳ. Các chƣơng trình Xúc tiến thƣơng mại cần đƣợc đổi mới, hạn chế các đoàn khảo sát, nghiên cứu chung chung. Các đoàn Xúc tiến thƣơng mại cần tập hợp đƣợc đại diện của những doanh nghiệp có tiềm năng lớn về hàng xuất khẩu, những chuyên gia về chính sách thƣơng mại. Tăng cƣờng liên hệ với các đối tác, tận dụng các kênh ngoại giao, chính trị để các nƣớc Trung Đông tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt khi tiến hành khảo sát thị trƣờng. Thứ ba, cần sớm triển khai thành lập cơ quan Thƣơng vụ tại các thị trƣờng nhƣ: Arập Xêút, Ixraen, bổ sung nhân sự cho Thƣơng vụ tại UAE để thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế - thƣơng mại và hợp tác công nghiệp song phƣơng với các nƣớc này. Đây là những thị trƣờng có mức tăng trƣởng cao trong xuất nhập khẩu với Việt Nam trong những năm vừa qua. Tuy nhiên hiện nay còn rất nhiều giao dịch mà các doanh nghiệp phải tự xúc tiến hoặc thông qua một kênh thứ ba, thƣờng là các đại diện của một nƣớc khác. Những thƣơng vụ tại Trung Đông khi đƣợc thành lập sẽ có chức năng tham mƣu cho 91 Bộ, Nhà nƣớc nhằm giải quyết nhanh chóng, kịp thời những vƣớng mắc về thủ tục, chính sách. Đồng thời cũng là cầu nối của các doanh nghiệp, đầu mối cung cấp cập nhật nhất những thông tin, những biến động của thị trƣờng, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt những xu thế mới. Các thƣơng vụ Việt Nam tại nƣớc ngoài phải thực sự trở thành điểm đến tin cậy không chỉ của các doanh nghiệp trong nƣớc mà còn của cả các doanh nghiệp Trung Đông khi họ quan tâm, tìm hiểu và muốn tiến hành hợp tác với phía Việt Nam. Bộ Công thƣơng, Bộ Ngoại giao và các đơn vị có liên quan cũng cần tạo điều kiện tối đa cho các đại diện thƣơng mại tại những nƣớc này nhằm giúp họ có khả năng phát huy nhứng thuận lợi khi tiến hành thu thập thông tin về thị trƣờng. Thứ tư, tăng cƣờng công tác tuyên truyền đối ngoại tại khu vực nhằm nâng cao hình ảnh về đất nƣớc, con ngƣời, nền kinh tế, môi trƣờng kinh doanh và đầu tƣ của Việt nam để quảng bá với các khách hàng Trung Đông. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thu thập và phổ biến thông tin thị trƣờng cho các doanh nghiệp khi có nhu cầu tìm hiểu. Với các cơ quan quản lý của Bộ Công thương : - Vụ thị trường Châu Phi, Tây Á và Nam Á: + Chủ trì, phối hợp với Vụ hợp tác quốc tế tổ chức các đoàn công tác của lãnh đạo Bộ đi thăm và làm việc tại một số nƣớc trọng điểm tại Trung Đông để tăng cƣờng thúc đẩy quan hệ với các Bộ ngành liên quan của các nƣớc trong khu vực. Đồng thời phối hợp với Vụ hợp tác quốc tế kiện toàn và đổi mới cách thức hoạt động của các UBHH, do lãnh đạo Bộ công thƣơng làm đồng chủ tịch, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của mối quan hệ kinh tế, thƣơng mại hai bên. + Vụ cũng cần phối hợp với Vụ năng lƣợng, Vụ hợp tác quốc tế hỗ trợ về mọi mặt cho các hoạt động đầu tƣ thăm dò, khai thác dầu khí tại Trung 92 Đông. Trƣớc mắt là việc tái đàm phán Hợp đồng Amara tại Irắc, triển khai dự án Danan tại Iran, dự án thăm dò dầu khí tại Cô Oét, Cata. + Hoàn thiện Đề án đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trƣờng Trung Đông trong năm 2009 + Phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan đôn đốc, thúc đẩy việc đàm phán và ký kết các Hiệp định, thoả thuận hợp tác trong nhiều lĩnh vực nhƣ thƣơng mại, ngân hàng, vận tải,…với các nƣớc Trung Đông. Nghiên cứu khả năng ký Hiệp định thƣơng mại tự do với một số nƣớc trọng điểm trong khu vực nhƣ UAE, Ixraen, Thổ Nhĩ Kỳ, Arập Xêút,… + Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Bộ tăng cƣờng phổ biến rộng rãi thông tin, tuyên truyền về thị trƣờng Trung Đông cho các doanh nghiệp đặc biệt là về chính sách thƣơng mại của các nƣớc, tình hình thị trƣờng, tập quán kinh doanh. + Phối hợp với Phòng thƣơng mại công nghiệp Việt Nam, Cục XTTM, các thƣơng vụ Việt Nam tại Trung Đông, các ĐSQ và thƣơng vụ các nƣớc Trung Đông tại Việt Nam,… tổ chức các Hội thảo giới thiệu thị trƣờng Trung Đông tại Việt Nam, giải đáp kịp thời những thắc mắc, kiến nghị của doanh nghiệp mỗi bên. + Kiện toàn và phát huy vai trò hoạt động của các cơ quan Thƣơng vụ tại một số thị trƣờng trọng điểm để làm cầu nối về hợp tác kinh doanh và đầu tƣ giữa các doanh nghiệp của Việt Nam và khu vực này. Tƣ vấn cho doanh nghiệp cách thức thâm nhập vào các kênh phân phối hoặc cách thức để đƣa hàng hoá nhập khẩu vào thị trƣờng khu vực một cách hiệu quả nhất. + Phối hợp với Vụ tổ chức cán bộ sớm hoàn tất Đề án trình Chính phủ cho phép mở thƣơng vụ tại Ixraen và Arập Xêút trong năm 2009. - Vụ Hợp tác quốc tế 93 + Chủ trì, phối hợp với Vụ thị trƣờng Châu Phi, Tây Á và Nam Á, các đơn vị hữu quan khác của Bộ công thƣơng nghiên cứu việc ký kết các biên bản thoả thuận với các Bộ có liên quan của các nƣớc Trung Đông. + Phối hợp với Vụ công nghiệp nặng, Vụ năng lƣợng nghiên cứu đề án thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp với các nƣớc Trung Đông và thu hút đầu tƣ từ các nƣớc Trung Đông vào lĩnh vực này. - Vụ Xuất nhập khẩu + Phổ biến cơ chế, chính sách xuất khẩu cho các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu vào thị trƣờng Trung Đông, đặc biết với các mặt hàng chủ lực và các mặt hàng mới nhƣng Việt Nam có thế mạnh nhƣ nhóm hàng nông sản, hàng thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp. 3. Đối với Phòng Thƣơng mại Công nghiệp Việt Nam và các Hiệp hội Ngành hàng - Thứ nhất, rà soát và đổi mới cách thức tổ chức các Chƣơng trình Hỗ trợ doanh nghiệp, phối hợp với Cục XTTM Bộ công thƣơng lập các đoàn khảo sát thị trƣờng nƣớc ngoài nhằm tận dụng tối đa cơ hội để thu thập thông tin về cơ chế chính sách, tập quán buôn bán, nhu cầu mặt hàng, rà soát và kiện toàn các thoả thuận song phƣơng với các đối tác của các nƣớc ở khu vực nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp hai bên… - Thứ hai, cần tăng cƣờng phổ biến thông tin, tranh thủ ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập cũng nhƣ phổ biến thông tin thị trƣờng trên trang web của Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam, các trang web của các hiệp hội ngành nghề cũng nhƣ của các Trung tâm Xúc tiến thƣơng mại ở các tỉnh/thành phố trực thuộc TW, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, tham gia các Cổng thƣơng mại điện tử, giới thiệu khả năng xuất, nhập khẩu với các Đối tác Trung Đông. 94 - Thứ ba, tổ chức các Hội thảo trong nƣớc với sự giúp đỡ của Bộ công thƣơng nhằm giới thiệu về thị trƣờng Trung Đông cho các doanh nghiệp cũng nhƣ tổ chức các hội thảo tại các thị trƣờng trọng điểm ở Trung Đông để tuyên truyền và giới thiệu về thị trƣờng và doanh nghiệp Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp các nƣớc Trung Đông. 4. Đối với các tỉnh thành, các Sở thƣơng mại Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong khi tìm hiểu về thị trƣờng Trung Đông, tích cực giới thiệu về thị trƣờng này cho các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng mà khu vực Trung Đông có nhu cầu. Đồng thời, thông tin đến các doanh nghiệp về các buổi Hội thảo, các đoàn XTTM do Bộ công thƣơng, Cục XTTM tổ chức. Trong trƣờng hợp có thể, mời các chuyên gia của Vụ thị trƣờng Châu Phi, Tây Á và Nam Á về địa phƣơng, giải đáp trực tiếp các thắc mắc, tháo gỡ các khó khăn về Chính sách, tập quán tiêu dùng của các nƣớc Trung Đông cho các doanh nghiệp trong tỉnh. 5. Đối với các doanh nghiệp Thứ nhất, chủ động hơn trong công tác nghiên cứu thị trƣờng để nắm bắt nhu cầu và thị hiếu khách hàng .Mặc dù sự hỗ trợ từ Nhà nƣớc là vô cùng quan trọng, tuy nhiên chỉ mang tính chất khởi đầu. Những thông tin quan trọng nhất vẫn phải do các doanh nghiệp tự mình thu thập và phân tích. Bởi không ai khác ngoài bản thân các doanh nghiệp hiểu rõ đƣợc các sản phẩm của mình, những lợi thế và điểm yếu còn tồn tại. Mặt khác việc chủ động khai thác nguồn thông tin cũng giúp công ty đề ra một chiến lƣợc kinh doanh phù hợp với từng nƣớc trong khu vực, tìm ra cách thức phù hợp để đƣa hàng hóa nhất xâm nhập có hiệu quả vào các thị trƣờng khác nhau. Việc cập nhật thông tin thƣờng xuyên giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời những diễn biến trên thị trƣờng, đồng thời có thể xây dựng quan hệ với một số nhà nhập khẩu chính, có nhu cầu thƣờng xuyên với hàng hoá từ Việt Nam và giúp doanh nghiệp đảm bảo đƣợc khâu phân phối một cách ổn định nhất. 95 Thứ hai, tích cực đi khảo sát thị trƣờng, tham dự hội chợ, hội thảo doanh nghiệp tại thị trƣờng khu vực nhằm tìm cách đƣa hàng hoá của ta xâm nhập vào thị trƣờng sở tại một cách hiệu quả nhất . Hàng năm Bộ công thƣơng, Phòng thƣơng mại công nghiệp Việt Nam, Đại sứ quán và thƣơng vụ các nƣớc Trung Đông tại Việt Nam luôn đƣa ra các thông tin về các Hội chợ, triển lãm trong khu vực (dù còn tƣơng đối hạn chế). Các doanh nghiệp cần nhận thức rõ, khu vực này hàng năm có rất nhiều Hội chợ trƣng bày nhiều loại sản phẩm khác nhau. Trƣớc mắt, doanh nghiệp Việt Nam có thể tập trung vào thị trƣờng UAE, cửa ngõ nhập khẩu của toàn khu vực. Từ đó từng bƣớc tiến sâu vào thị trƣờng các nƣớc khác. Thứ ba, tăng cƣờng mối liên hệ với các Thƣơng vụ của Việt Nam tại các nƣớc sở tại. Thƣơng vụ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các khó khăn. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể gửi hàng mẫu đề nghị Thƣơng vụ giúp chào hàng và tìm hiểu thủ tục của thị trƣờng sở tại về những vấn đề khác liên quan. Việc tận dụng những nguồn lực sẵn có giúp các doanh nghiệp có thông tin một cách nhanh chóng, chính xác. Trong điều kiện không phải doanh nghiệp Việt Nam nào cũng có thể cử nhiều đoàn nghiên cứu thị trƣờng trong một năm thì việc thông qua các cơ quan đại diện thƣơng mại, ngoại giao tại các nƣớc sở tại là một kênh thông tin vô cùng hữu ích. Thứ tư, lựa chọn phƣơng thức kinh doanh phù hợp. Doanh nghiệp cần lựa chọn các hình thức kinh doanh cho phù hợp với khả năng tài chính cũng nhƣ mục tiêu của mình nhƣ xuất khẩu qua trung gian, tìm đại lý đại diện bán hàng, mở văn phòng giới thiệu sản phẩm, xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu tại chỗ hay đầu tƣ. Thứ năm, tập trung đào tạo và xây dựng đội ngũ marketing hàng hoá chuyên nghiệp : Các Hiệp hội ngành hàng cần tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đào tạo xây dựng đội ngũ tiếp thị theo từng nhóm, ngành hàng để nâng cao chất lƣợng giao dịch kinh doanh và quảng bá sản phẩm 96 hàng hoá. Công tác tiếp thị sản phẩm luôn đóng vai trò quan trọng. Nhất là trong điều kiện hàng hoá Việt Nam còn ít đƣợc biết đến trên thị trƣờng khu vực. Thứ sáu, từng bƣớc xây dựng thƣơng hiệu cho các mặt hàng của doanh nghiệp : Một khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đi ra thị trƣờng quốc tế nói chung là việc thiếu một thƣơng hiệu nối tiếng nhằm dành đƣợc sự tin tƣởng của các đối tác. Các doanh nghiệp Việt Nam trong nhiều trƣờng hợp đã chấp nhận sử dụng các nhãn mác hàng hoá nƣớc ngoài, thƣờng là những nƣớc có uy tín trên thị trƣờng xuất khẩu hàng hoá thế giới. Điều này vô hình đã làm giúp doanh nghiệp các nƣớc này ngày càng có đƣợc thƣơng hiệu vững chắc hơn. Một chiến lƣợc hợp lý với việc đảm bảo chất lƣợng, mẫu mã, giá thành sẽ góp phần tạp nên thƣơng hiệu hàng Việt Nam trong lòng khách hàng Trung Đông. Ngoài ra cũng cần chú ý đến công tác đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu tại các nƣớc trong khu vực. Trƣớc hết có thể tập trung vào các thị trƣờng UAE, Ixraen,… 6. Đối với Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam Là doanh nghiệp Nhà nƣớc chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo nguồn năng lƣợng dầu khí cho quốc gia, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam cần nhận thức rõ tầm quan trọng của thị trƣờng Trung Đông để tiến hành các công tác nhƣ : - Tích cực đàm phán để tái khởi động Dự án phát triển mỏ Amara tại Irắc và triển khai dự án Danan tại Iran cũng nhƣ các công việc có liên quan đến 2 dự án này - Mở rộng các hoạt động dầu khí tại các nƣớc Trung Đông thông qua việc tiếp xúc, phối hợp thăm dò với các đối tác tại UAE, Arập Xêút, tìm kiếm các cơ hội hợp tác mới. 97 - Phối hợp với Vụ năng lƣợng, Vụ hợp tác quốc tế nhằm xây dựng các phƣơng án kêu gọi đầu tƣ từ các nƣớc Trung Đông vào phát triển công nghiệp dầu khí và năng lƣợng. 98 KẾT LUẬN Với sự giúp đỡ, hƣớng dẫn nhiệt tình của giáo viên hƣớng dẫn – PGS.TS Nguyễn Hữu Khải cùng sự nỗ lực của bản thân, Khóa luận với đề tài “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Đôn ” qua gần 100 trang nghiên cứu với bố cục gồm 3 chƣơng đã đạt đƣợc một số kết quả quan trọng nhƣ mục tiêu ban đầu đã đề ra nhƣ: Thứ nhất, khóa luận đã cung cấp những thông tin khái quát về địa lý, văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị của khu vực Trung Đông với các thông tin, số liệu cập nhật có thể tra cứu thông qua các báo cáo mới nhất của các tổ chức quốc tế có uy tín nhƣ WB, IMF, CIA,…Qua đó, chỉ ra những nét khác biệt, đặc trƣng trên từng lĩnh vực của các nƣớc Trung Đông so với các khu vực khác trên thế giới. Là nguồn thông tin khoa học hữu ích cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu hợp tác tại những thị trƣờng này. Thứ hai, khóa luận đã đƣa ra những luận điểm xác đáng chứng tỏ tầm quan trọng của việc thúc đẩy quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Trung Đông trong thời gian tới. Đây là một thị trƣờng mới với các doanh nghiệp Việt Nam và có rất nhiều tiềm năng phát triển. Đồng thời Trung Đông cũng là cửa ngõ để Việt Nam thâm nhập vào các thị trƣờng rộng lớn khác, đặc biệt là thị trƣờng Châu Phi. Ngoài ra các nƣớc Trung Đông còn có nhu cầu lớn với lao động nƣớc có trình độ ở một số lĩnh vực nhƣ công nghiệp, xây dựng,… Do đó đây là cơ hội lớn cho các lao động Việt Nam làm việc tại thị trƣờng này. Cùng với đó, việc thu hút vốn từ các nhà đầu tƣ Trung Đông có tiềm lực tài chính lớn mạnh vào Việt Nam cũng có nhiều triển vọng trong thời gian tới. Thứ ba, khóa luận đã trình bày thực trạng quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Trung Đông trong thời gian qua, đánh giá những kết quả đạt đƣợc và 99 các hạn chế còn tồn tại cùng với nguyên nhân của các hạn chế này. Đây cũng là cơ sở để tác giả đƣa ra những giải pháp, kiến nghị trong thời gian tới. Thứ tư, khóa luận đã đƣa ra những quan điểm, định hƣớng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Trung Đông giai đoạn 2009 – 2015. Các kiến nghị và giải pháp là kết quả của sự tổng hợp, phân tích các thông tin tác giả thu đƣợc trong quá trình nghiên cứu, có tham khảo những ý kiến quý báu của giáo viên hƣớng dẫn. Dù đã rất cố gắng để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp một cách tốt nhất nhƣng chắc chắn do những hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu, bài viết sẽ không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tác giả kính mong nhận đƣợc sự đóng góp, của các Thầy, Cô giáo và bạn đọc cho khoá luận đƣợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! 100 PHỤ LỤC: TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo tiếng nƣớc ngoài 1. Metimes: Middle East Times: www.metimes.com 2. World Bank, Trade,Investment and Development in the Middle East and North Africa report: Year 2003-2006 3. World Bank Homepage: www.wb.org 4. United Nation Homepage: www.un.org 5. World Bank, Unlocking the Employment Potential in the Middle East and North America, 2004 6. Zee Maoz, Amily B.Landau and Tamar Malz, Building Regional Security in the Middle East: Internal regional and Domestic Influece, Frank Cass, 2003 7. Ahmed Galal, Arập Economic Intergration: between Hope and Reality, Brookings Institution Press, 2003 8. World Bank, Job Creation in an Era of High Growth,2006 9. World Bank, World Economic Forum on the Middle East, 2007 10. Edmun O’Sullivan, Lessions from the Gulf, Singapore ,2005 11. US foreign Assistance to the Middle East: Historical Background, Recent Trend, www.fpc.state.gov 12. Economic Sector of the Economy, Israel Ministry of foreign Affairs, 2009 13. Israel Economy, www.Mogabay.com 14. OECD Investment Policy Review: Israel, Turkey 15. Simon Gray and Mario I. Blejer, The Gulf Cooperation Council Region: Financial Market Development, Compettitiveness and Economic Growth, WB 2006 101 16. Gulf Coopertion Council www.Globalsecurity.org 17. CIA world fact book: www.cia.gov/publication/ 18. BP, BP statistical Review of World Energy, June 2008 19. WB, MENA 2008 economic developments and prospects II. Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Viện nghiên Châu Phi và Trung Đông, Trung Đông những vấn đề và xu hướng kinh tế - chính trị trong bối cảnh quốc tế mới, PGS.TS Đỗ Đức Định, Nhà xuất bản khoa học xã hội,2008 2. Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Đông, PGS.TS Đỗ Đức Định, Đề tài cấp viện năm 2006 3. Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Thị trường Châu Phi và Trung Đông, PGS.TS Đỗ Đức Định 4. Tạp chí nghiên cứu Trung Đông và Châu Phi, các năm 2005-2009 5. Tài liệu tham khảo đặc biệt. Tin kinh tế hàng ngày, TTXVN, các số năm 2005-2009 6. Viện kinh tế thế giới: Sách kinh tế thế giới hàng năm, NXB Chính trị quốc gia, từ 2000-2008 7. Cổng thông tin thị trƣờng Châu Phi, Tây á và Nam á 8. Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập, kiêm nhiệm Ixraen 9. Đại sứ quán Việt Nam tại Arập Xêút ArËpsaudi.org/vi/ 10. Đại sứ quán Việt Nam tại Cô Oét kuwait.org/vi/ 11. Đại sứ quán Việt Nam tại Cata qatar.org/vi/ 102 12. Đại sứ quán Việt Nam tại UAE uae.org/vi/ 13. Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ turkey.org/vi/ 14. Trang Web Tổng cục thống kê, kim ngạch nhập khẩu hàng năm từ 1996-2007: 3 15. Bộ Công thƣơng, quyết định số 6583/QĐ-BCT Ban hành chƣơng trình hành động “ Đề án thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Đông giai đoạn 2008-2015” 16. Bộ công thƣơng, Giới thiệu thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, Vụ KV4, 2009 17. Bộ công thƣơng, Tài liệu cơ bản thị trường Iran, UAE, Arập Xêút , Ixraen, Vụ KV4, 2009 18. Bộ công thƣơng, Tham luận tại hội thảo giới thiệu thị trường Trung Đông, 31-7/2008. Phó vụ trƣởng vụ KV4 Nguyễn Công Hiến 19. Niên giám thống kê 2008, Nhà xuất bản thống kê 20. Thời báo kinh tế Việt Nam www.vneconomy.vn 21. Cổng thông tin thị trƣờng nƣớc ngoài, Bộ công thƣơng www.thitruongnuocngoai.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4826_7539.pdf
Luận văn liên quan