Thực trạng và giải pháp trển khai mô hình một cửa điện tử ở Việt Nam

Thể chế hành chính có một nội dung quan trọng là quy định thủ tục hành chính để giải quyết các mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức và công dân. Bản chất của thủ tục hành chính là quy định cách thức (các bước) để giải quyêtd nhữung đòi hỏi của công dân, tổ chức từ phía các cơ quan nhà nước.Một trong bốn nội dung của chương trình tổng thể cải cách nền hành chính Nhà nước là cải cách thể chế hành chính Nhà nước trong đó có nhiệm vụ quan trọng là tiếp tục cải cách thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính ở nước ta hiện nay còn nhiều phức tạp, thiếu công khai, minh bạch . Điều đó có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do: (1) một hồ sơ cần có nhiều loại giấy tờ (nhiều khi có những loại giấy tờ không thật sự cần thiết), (2)để có một loại giấy tờ trong hồ sơ người dân (tổ chức, công dân) thường phải liên hệ từ một đến nhiều cơ quan hành chính nhà nước (đôi lúc phải liên hệ với tổ chức sự nghiệp của nhà nước) để xin, (3)khoảng thời gian kể từ lúc chính thức xin đến khi được cho không xác định được, nó dài hay ngắn tuỳ vào việc xin có đúng địa chỉ hay không, nếu đúng rồi thì còn phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm, ý thức tuân thủ kỷ luật của cán bộ, công chức được nhà nước trao quyền, (4)tổ chức công dân ít khi biết chính xác theo quy định của nhà nước họ sẽ phải chi trả, đóng góp cho ngân sách những khoản phí, lệ phí gì khi làm thủ tục hành chính đó. LỜI MỞ ĐẦU 1 I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔ HÌNH MỘT CỬA ĐIỆN TỬ 3 1. Cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”. 3 2. Cơ chế “một cửa điện tử” (egate) 3 2.1. Nguồn gốc: 3 2.3. Điểm nổi bật của mô hình: 3 II THỰC TRẠNG ÁP DỤN TẠI VIỆT NAM . 3 1. Áp dụng cơ chế “một cửa điện tử” tại một số địa phương trong cả nước. 3 1.1. Bắc Giang. 3 - Triển khai “Một cửa điện tử” tại UBND thành phố Bắc Giang: 3 - Triển khai “Một cửa điện tử” tại UBND huyện Yên Dũng: 3 - Triển khai “Một cửa điện tử”Huyện Yên Thế: 3 1.2. Thành phố Hồ Chí Minh. 3 1.3. Quảng Nam 3 1.4. Hà Nội 3 1.5. Lạng Sơn. 3 2. Đánh giá chung: 3 2.1. Thành tựu đạt được: 3 2.2. Tồn tại: 3 3. Ưu điểm, nhược điểm 3 3.1. Ưu điểm 3 3.2. Nhược điểm: 3 IV. TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN : 3 1. Sự cần thiết và phát triển. 3 2. Giải pháp triển khai “Một cửa điện tử”: 3 KẾT LUẬN 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 3 MỤC LỤC 3

doc44 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8762 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp trển khai mô hình một cửa điện tử ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Mạng máy tính kết nối sẽ cung cấp toàn bộ các thủ tục, danh mục tài liệu yêu cầu của hồ sơ, thủ tục và các thông tin chi tiết liên quan của thủ tục hồ sơ. Công dân trực tiếp tra cứu thông qua các màn hình tương tác (Touch Screen), hiển thị các thông tin mô tả tài liệu và quy trình của các thủ tục hồ sơ. Ở mức độ cao hơn “Egate” có thể cho phép người dân có thể gửi hồ sơ của mình thông qua các cổng thông tin trực tuyến của từng cơ quan, Bộ, ngành bằng cách điền đầy đủ thông tin cá nhân vào những bản mẫu được cung cấp sẵn bởi cách cổng thông tin trực tuyến đó. Tính xác thực của những thông tin đó được đảm bảo bởi cơ sở dữ liệu về thông tin cá nhân và được chứng thực bằng chữ kí điện tử.Các cơ quan hành chính nhà nước đều kết nối với nhau bằng mạng Intranet và mạng LAN để có thể nhanh chóng giải quyết các thủ tục hành chính cho công dân. Ở mức độ cao hơn nữa “một cửa điện tử” cho phép người dân nộp trực tiếp các loại lệ phí thông qua tài khoản taị các ngân hàng và nhận kết quả trực tuyến trên mạng hoặc thông qua đường bưu điện. Bên cạnh đó, “Egate - Một cửa điện tử” cho phép công dân tra cứu tình trạng giải quyết hồ sơ thông qua điện thoại, tra cứu thông qua trang web portal của quận và tiến tới tra cứu thông tin thông qua hệ thống nhắn tin dịch vụ. Các bước tiếp nhận và chuyển giao xử lý được cụ thể hóa bằng các tình trạng xử lý tại các bộ phận nhằm minh bạch hóa công tác xử lý, giúp lãnh đạo, công dân nắm được chu trình đi của hồ sơ tại mọi thời điểm.VD: Hồ sơ mới nhận --> Hồ sơ đã chuyển về phòng để xử lý --> hồ sơ đang xử lý --> Hồ sơ đã xử lý, đang trình ký --> Hồ sơ đã xử lý xong --> Hồ sơ đã chuyển về bộ phận 1 cửa. Hồ sơ được gắn mã số để theo dõi, mã số được thể hiện bằng số và được hiển thị bằng mã vạch. Mã số hồ sơ có thể dài từ 4 - 13 con số bắt buộc theo chuẩn năm-mãsốthủtục-sốthứtự. Thông tin năm phục vụ cho việc lưu trữ các hồ sơ theo nhiều năm.Mã số thủ tục phục vụ công tác quản lý và phân loại theo dõi về các loại thủ tục.Số thứ tự: số quản lý theo đầu hồ sơ của các loại thủ tục. Tuy nhiên Mã số thủ tục không nên quá dài để tránh gây phức tạp cho công dân khi tra cứu. Thực hiện cấp mã số hồ sơ và mã vạch của mã số hồ sơ khi tiếp nhận, các thông tin trên sẽ được in trực tiếp vào phiếu tiếp nhận hồ sơ và được chuyển cho công dân.Trong phiếu biên nhận cần có hướng dẫn công dân sử dụng mã số để tra cứu tình trạng xử lý hồ sơ.Công dân có thể đăng nhập và tra cứu tình trạng giải quyết hồ sơ của mình thông qua mã số hồ sơ. Với hệ thống tổng đài phần mềm được lập trình hỗ trợ đón nhận các thông tin mã số thủ tục nhập vào từ điện thoại, cho phép các công dân tra cứu và biết được thông tin tình trạng của hồ sơ: Quay số vào tổng đài trả lời tự động, nghe hướng dẫn cách nhập mã số thủ tụ → Nhập mã số thủ tục (nhập sai cho phép hủy bỏ và nhập lại)→ Nghe thông tin về tình trạng xử lý thủ tục tại các bộ phận xử lý→ Nhấn nút lựa chọn để dừng hoặc thực hiện tra cứu tiếp. Như vậy “một cửa điện tử” đã làm cho: - Quy trình giải quyết các thủ tục hành chính công trở lên đơn giản, gọn nhẹ, giúp cán bộ chuyên môn giảm bớt áp lực làm việc, tạo sự thoải mái cho công dân đến giải quyết công việc. - thông tin về các thủ tục hành chính được công bố công khai, minh bạch giúp công dân chủ động trong việc tra cứu thông tin, tra cứu kết quả thụ lý hồ sơ, nhận thông tin tư vấn. Khi công dân chủ động trong việc tra cứu thông tin, tra cứu kết quả thụ lý hồ sơ, nhận thông tin tư vấn; người dân giám sát việc giải quyết của cơ quan nhà nước.   - Tạo lập kho dữ liệu thông tin về quá trình giải quyết các hồ sơ thủ tục hành chính giúp lãnh đạo theo dõi tiến trình giải quyết hồ sơ một cách dễ dàng có hệ thống để kịp thời đưa ra các biện pháp quản lý, chỉ đạo, điều hành. Từng bước nâng cao trình độ quản lý, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính công của cán bộ, lãnh đạo. - Hỗ trợ cán bộ công chức thực hiện tác nghiệp đối với quá trình tiếp nhận-thụ lý-trả kết quả đối với việc giải quyết các thủ tục hành chính qua phần mềm một cửa giúp cán bộ giảm bớt thời gian, công sức giải quyết công việc, giúp công dân nhanh chóng có được kết quả. - Tạo nguồn thông tin về các hồ sơ thủ tục hành chính để cung cấp cho cổng thông tin điện tử của dịch vụ công... Có thể thấy những lợi ích mà “Một cửa điện tử” đem lại đã góp phần to lớn vào công cuộc cải cách hành chính tại mỗi đơn vị, mang đến những quyền lợi thiết thực cho nhân dân, tạo sự tiếp xúc cởi mở, thông thoáng giữa người dân và cơ quan quản lý nhà nước. “ Egate - Một cửa điện tử” tạo khả năng tìm kiếm, tra cứu tường minh và dễ dàng cho các công dân với mọi loại trình độ, hệ thống cung cấp thông tin tức thời, dễ dàng thay đổi, bổ xung khi cần thiết. Với cơ chế “một cửa điện tử” công dân có thể ngồi nhà và gửi những thắc mắc của mình thông qua mạng máy tính kết nối toàn cầu- Internet. Theo đó, hệ thống một cửa điện tử hiện nay đã cung cấp thông tin một cách tự động và trực tuyến về tình trạng giải quyết hồ sơ cấp phép kinh doanh, lao động và văn hóa…Người dân có thể dùng phương tiện liên lạc thông dụng nhất là điện thoại để được trả lời tự động về tình trạng hồ sơ bằng hộp thư thoại, tin nhắn. Hệ thống này trở thành công cụ hữu hiệu để người dân và lãnh đạo giám sát các dịch vụ công, bởi báo cáo được cung cấp là trung thực nhất vì được thực hiện hoàn toàn tự động và không thể bị thay đổi. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CƠ CHẾ "MỘT CỬA ĐIỆN TỬ" TẠI VIỆT NAM Hiện nay việc cải cách cách hành chính đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin gắn liền vào cải cách thủ tục hành chính. Việc sử dụng phần mềm một cửa điện tử đã và đang được các cơ quan trong hệ thống chính quyền triển khai áp dụng chính là một trong những bước tiến góp phần đẩy mạnh tin học hoá cải cách hành chính, đặc biệt là làm đơn giản và minh bạch hoá các thủ tục hành chính đối với công dân. 1. Áp dụng cơ chế “một cửa điện tử” tại một số địa phương trong cả nước      1. 1. Bắc Giang Hiện nay, xây dựng Chính phủ điện tử là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ và chính quyền các cấp. Mục đích xây dựng Chính phủ điện tử là phục vụ người dân và doanh nghiệp được tốt hơn, giảm tiêu cực, phiền hà, giải quyết nhanh, chính xác, công khai và minh bạch. Vì vậy, từ năm 2007 UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và ứng dụng CNTT vào giải quyết các thủ tục hành chính công. Bắc Giang là một trong những tỉnh áp dụng cơ chế “một cửa điện tử” sớm nhất cả nước. Năm 2008, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, một số cơ quan đã áp dụng hệ thống một cửa để giải quyết các thủ tục hành chính công, trong đó có một số cơ quan áp dụng “Một cửa điện tử” liên thông như UBTP Bắc Giang, UBND huyện Lạng Giang, UBND huyện Yên Dũng.      - Triển khai “Một cửa điện tử” tại UBND thành phố Bắc Giang:      Bộ phận “Một cửa điện tử” tại thành phố Bắc Giang giải quyết 13 lĩnh vực hành chính công. Trong 6 tháng đầu năm 2009, tổng số hồ sơ tiếp nhận là 6278 hồ sơ, đã giải quyết 5909 hồ sơ, trong đó có 1737 hồ sơ trước hạn, 4169 hồ sơ đúng hạn, 03 hồ sơ quá hạn và 247 hồ sơ đang giải quyết. Phần mềm “Một cửa điện tử” vận hành ổn định, tuy nhiên có một nhược điểm là khi bổ sung, chỉnh sửa quy trình, thủ tục hành chính phải can thiệp vào mã nguồn và không triển khai “Một cửa điện tử” liên thông tới được cấp xã, phường. Triển khai “Một cửa điện tử” tại UBND huyện Yên Dũng: Năm 2007, UBND tỉnh Bắc Giang và Sở Thông tin & Truyền thông đã chọn UBND huyện Yên Dũng làm điểm triển khai mô hình thí điểm “Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan cấp huyện, xã huyện Yên Dũng”. Hơn một một năm triển khai, hoạt động đem lại rất nhiều hiệu quả trong việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước. Có thể nói dự án rất hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích thiết thực về ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước và được UBND tỉnh cho phép triển khai nhân rộng mô hình trong toàn tỉnh. Được sự tín nhiệm của UBND tỉnh và Sở Thông tin & Truyền thông, UBND huyện tiếp tục được chọn làm điểm triển khai thực hiện mô hình “ Một cửa điện tử”.. Cổng thông tin điện tử của huyện, công dân có thể tra cứu kết quả qua Internet; có thể tạo mới, chỉnh sửa quy trình thủ tục hành chính dễ dàng qua hệ thống quản trị và có khả năng triển khai “Một cửa điện tử” liên thông tới cấp xã. Đây là hoạt động thí điểm theo dự án phối hợp giữa Cục Ứng dụng CNTT (Bộ TT&TT), Sở TT&TT tỉnh Bắc Giang và UBND huyện Yên Dũng. Công ty NetCom triển khai dựa trên giải pháp chính phủ điện tử ActiveCity của Đức Ngay trong thời gian thử nghiệm trước khai trương, các dịch vụ hành chính công mức 3 (cho phép nộp hồ sơ trực tuyến) đã tỏ ra hấp dẫn người dân tại đây. Riêng dịch vụ đăng ký kinh doanh cá thể, mỗi ngày hệ thống tiếp nhận hơn 30 hồ sơ đăng ký với đầy đủ các loại hình. Ngoài ra còn có hồ sơ của hàng chục dịch vụ khác có thể nộp trực tuyến liên quan đến địa chính, xây dựng, tư pháp, hộ tịch... Nếu tính cả những dịch vụ hành chính công mức 1 (có hướng dẫn quy trình, căn cứ pháp lý, yêu cầu hồ sơ...) và mức 2 (có thêm mẫu hồ sơ để người dân download), tổng số dịch vụ trên cổng thông tin của huyện Yên Dũng lên tới trên 50. "Ngoài những mức ứng dụng trên, giải pháp cổng dịch vụ hành chính công này cũng sẵn sàng ứng dụng mức 4 - cho phép người dân thanh toán trực tuyến các phí và lệ phí liên quan đến hồ sơ của mình. Tuy nhiên, theo ông Mai Duy Quang, Giám đốc Công ty NetCom thì việc triển khai tính năng này còn cần những quy định và ứng dụng chữ ký điện tử trên Internet được ban hành "Cổng thông tin đã tiết kiệm được thời gian của chính quyền huyện, đồng thời tiết kiệm thời gian và công sức đi lại cho người dân", ông Tạ Đình Long, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng nói. "Thời gian để giải quyết những yêu cầu của người dân trước đây có kéo dài từ 5-7 ngày, giờ đây chỉ còn khoảng 2-3 ngày. Người dân cũng có thể theo dõi được hồ sơ của mình đã được xét duyệt đến đâu ngay trên mạng". Song song với quá trình đó là huy động nguồn lực để trang bị máy tính xuống UBND của tất cả các xã và thị trấn trên địa bàn để người dân khai thác các dịch vụ này. Ngày 04, 05/12/2008, tại trụ sở UBND huyện Yên Dũng, Công ty NetcomAG phối hợp với UBND huyện đã tổ chức lớp “ Tập huấn triển khai phần mềm PSM cho bộ phận một cửa” cho lãnh đạo và các chuyên viên phụ trách hành chính công của UBND huyện Yên Dũng. Vì đây là một huyện nghèo nên theo tính toán của UBND huyện Yên Dũng, bước đầu có khoảng 6 vạn người dân trong xã tiếp cận được với phương pháp tiếp nhận và giải quyết hồ sơ mới này trong số 16 vạn dân. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có 230/230 xã, phường, thị trấn; 10/10 huyện, thành phố; 14/17 Sở, Cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện cơ chế một cửa. Tuy nhiên mức độ triển khai cũng như hiệu quả thực hiện tại một số cơ quan, đơn vị chưa cao, số cơ quan ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện cơ chế một cửa còn hạn chế và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin cũng rất khác nhau. Xác định vai trò quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện cơ chế một cửa nói riêng và trong công cuộc cải cách hành chính tỉnh Bắc Giang nói chung, sáng 11/8/2009 tại Bắc Giang, Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Giang phối hợp với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức Hội thảo“ Một cửa điện tử phục vụ nhân dân và doanh nghiệp”. Đại diện Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam, đại diện các cơ quan, ban ngành của tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, phòng Văn hoá thông tin các huyện, thành phố và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tham dự hội thảo. Tại hội thảo các đại biểu đã nghe tham luận về vấn đề cải cách hành chính, làm việc theo cơ chế trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; một số điểm cần lưu ý khi triển khai phần mềm “Một cửa điện tử” trong các cơ quan; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cải cách hành chính đối với doanh nghiệp; hiện trạng và giải pháp triển khai “Một cửa điện tử” tỉnh Bắc Giang; các giải pháp xây dựng văn phòng điện tử cho cơ quan và doanh nghiệp; giải pháp về hạ tầng công nghệ thông tin cho Một cửa điện tử liên thông” và đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho Một cửa điện tử”. - Huyện Yên Thế: Sáng 16/1/2010, UBND huyện đã tổ chức Lễ công bố Trang thông tin điện tử và khai trương “một cửa điện tử” tại huyện Yên Thế - Bắc Giang. Trang thông tin điện tử huyện Yên Thế ra đời nhằm giới thiệu, quảng bá về vùng đất, con người cũng như những tiềm năng kinh tế của địa phương. Đồng thời là kênh thông tin quan trọng phục vụ cho công tác quản lý, điều hành của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, là công cụ phục vụ cho việc tác nghiệp của các đơn vị trực thuộc. Qua đó mọi người dân có thể truy cập để khai thác những thông tin cần thiết, đa dạng, phục vụ nhu cầu của mình liên quan đến các thủ tục hành chính. Đồng thời có thể phản ánh, trao đổi, đóng góp ý kiến về các mặt hoạt động, công tác của UBND huyện. Hệ thống “một cửa điện tử” của huyện đi vào hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả công việc của bộ phận một cửa chuyên trách khép kín, tạo bước chuyển biến trong quá trình giao dịch, tiếp nhận và giải quyết công việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài huyện, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình cải cách hành chính, lộ trình công khai hoá, minh bạch hoá các thủ tục hành chính nhằm phục vụ cho nhân dân và doanh nghiệp dễ dàng liên hệ công việc. - Bên cạnh đó cơ chế một cửa điện tử còn được triển khai ở các Khối sở, ban, ngành. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài Nguyên Môi trường, Sở Công nghiệp - Xây dựng đã triển khai “Một cửa điện tử” trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính. 1.2. Thành phố Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh là thành phố đầu tiên trong cả nước áp dụng mô hình “một cửa điện tử” để giải quyết các công việc liên quan đến thủ tục hành chính. Là một thành phố rộng lớn nên trước khi áp dụng cơ chế mới một thực tế diễn ra là tình trạng giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính chậm chạp, không rõ quy trình và thời hạn giải quyết. những hạn chế này đuợc khắc phục sau khi toàn thành phố triển khai hệ thống "Một cửa điện tử" từ ngày 15/12/2007. Đây là hệ thống "Một cửa điện tử" đầu tiên trong cả nước được xây dựng với mục tiêu giám sát chất lượng dịch vụ công. Từ ngày 15/12/2008, hệ thống "Một cửa điện tử" chính thức được đưa lên Mạng thông tin tích hợp trên Internet của Thành phố Hồ Chí Minh tại địa chỉ www.hochiminhcity.gov.vn. Qua hệ thống này mọi người dân đều có thể biết được tình trạng giải quyết hồ sơ của toàn thành phố, của từng quận huyện, sở ngành tham gia hệ thống "Một cửa điện tử" cung cấp thông ti một cách tự động và trực tuyến về tình trạng giải quyết hồ sơ cấp phép. Người dân có thể dùng phương tiện liên lạc thông dụng nhất hiện nay là điện thoại để được trả lời tự động về tình trạng hồ sơ bằng thoại, tin nhắn qua "Một cửa điện tử" Ngoài truy cập website và sử dụng điện thoại, qua hệ thống "Một cửa điện tử",người dân có thể tra cứu thông tin trực tiếp tại các quận huyện, sở ngành qua các hệ thống mã vạch hoặc kiosk với màn hình cảm ứng. Người dân có thể biết được tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn của từng quận, huyện, sở, ngành. TP Hồ Chí Minh đã triển khai ứng dụng Công nghệ - Thông tin cho 23 quận, huyện và 34 Sở, ngành. Để phục vụ người dân và doanh nghiệp, thành phố có 3 hệ thống trên Internet. HCM Cityweb (với 77 website đơn vị thành viên là website các sở ngành, quận-huyện), cung cấp thông tin, các dịch vụ công trực tuyến và  hướng dẫn thủ tục hành chính cho người dân. Kênh thông tin  “Hệ thống đối thoại Doanh nghiệp- Chính quyền thành phố” giải đáp chính sách, hướng dẫn thủ tục cho các DN. Các ứng dụng CNTT góp phần cải tiến hợp lý hóa các quy trình thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý xây dựng, đất đai, hộ tịch, khiếu nại tố cáo, cấp giấy phép đầu tư, thành lập DN… Tỷ lệ cán bộ công chức sử dụng hộp thư điện tử là 78%. Theo Sở Nội vụ TP.HCM, đến thời điểm này đã có 18 quận huyện và hai cơ quan của TP tham gia trang tin một cửa điện tử. Đó là: quận 1, 2, 5, 7, 8, 9, 10, 11, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Thủ Đức, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Tân, huyện Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè, Trung tâm Thông tin tài nguyên - môi trường và đăng ký nhà đất TP, Sở Bưu chính - viễn thông. Theo hướng dẫn, người dân nộp hồ sơ hành chính tại các cơ quan, đơn vị trên chỉ cần truy cập địa chỉ Sau đó nhập mã số tra cứu thì biết tiến độ giải quyết hồ sơ hành chính, nhà đất, đăng ký kinh doanh... của mình đến đâu mà không phải trực tiếp đến nơi nộp hồ sơ trước đó. Tại đó, người dân có thể tra cứu mọi thông tin về tình trạng hồ sơ hành chính, nhà đất, đăng ký kinh doanh thông qua phương tiện liên lạc thông dụng như điện thoại, nhắn tin để được cung cấp thông tin chính xác và cập nhật về tình trạng hồ sơ hoặc tra cứu thông tin qua mạng. "Các báo cáo được cung cấp bởi 'một cửa điện tử' là trung thực nhất vì được thực hiện hoàn toàn tự động và không thể bị thay đổi. Dịch vụ này sẽ giúp người dân có được thông tin chính xác, ở mọi nơi mọi lúc, không phụ thuộc vào thái độ, tác phong làm việc của cán bộ hành chính" Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh Lê Mạnh Hà khẳng định. Hiện 19/24 quận, huyện của thành phố đã tham gia hệ thống này. Theo kế hoạch, toàn bộ 24 quận, huyện và các sở, ngành phục vụ trực tiếp nhu cầu của người dân sẽ tham gia "một cửa điện tử" trong năm 2009. Theo đánh giá của Bộ Nội vụ, nhìn chung, các bước giải quyết công việc và hồ sơ, thủ tục hành chính đều đã được thực hiện theo quy trình ISO và được niêm yết công khai, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Sở Bưu chính - Viễn thông TPHCM cũng chính thức khai trương trang thông tin “Một cửa điện tử” nhằm phục vụ cải cách hành chính trên địa bàn thành phố vào ngày 16/3/2007.. Đến nay, TPHCM đã có 78 đơn vị thành viên và các sở ngành thành lập website cung cấp thông tin về các dịch vụ công trực tuyến và hướng dẫn thủ tục hành chính cho người dân. Trong đó, nhiều đơn vị đã mở rộng hệ thống “Một cửa điện tử” nhằm đạt được tỷ lệ hồ sơ đúng hẹn cao và giúp người dân tra cứu tình trạng giải quyết hồ sơ. Hệ thống này đã tác động tích cực đến cải cách thủ tục hành chính, giúp người dân nắm vững quy trình, thủ tục và thời gian giải quyết từng loại thủ tục hành chính. thành phố, trong đó có 17 phần mềm được triển khai đại trà phục vụ ứng dụng CNTT gồm: 4 phần mềm xây dựng môi trường làm việc điện tử (G2E), 5 phần mềm dịch vụ công (G2C và G2B), 4 phần mềm về quản lý xây dựng, 4 phần mềm quản lý đất đai (ứng dụng GIS). Tiến hành đánh giá, hoàn chỉnh các phần mềm ứng dụng, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai xây dựng đảm bảo phù hợp nhu cầu quản lý. TPHCM là đơn vị đi đầu trong cấp phép trực tuyến. Cấp giấy phép qua mạng đối với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép thành lập văn phòng đại diện. Hàng năm có hàng chục ngàn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và có trên 50% doanh nghiệp đăng ký trực tuyến. Bên cạnh đó, từ tháng 8-2009 đến nay, Cục Thuế TPHCM thực hiện chủ trương thí điểm nộp hồ sơ khai thuế qua mạng cho 100 doanh nghiệp. Những doanh nghiệp đăng ký nộp hồ sơ thuế khai qua mạng đợt đầu sẽ được Cục Thuế TPHCM trợ giúp làm thủ tục đăng ký chứng thư số, cấp miễn phí thiết bị lưu trữ chữ ký số và miễn toàn bộ chi phí của năm 2009 để được cấp chữ ký số lần đầu. Từ tháng 9-2009, Cục Thuế TP triển khai nộp hồ sơ khai thuế qua mạng cho những doanh nghiệp còn lại 1.3. Quảng Nam Quảng Nam đã nghiên cứu, xây dựng mô hình “một cửa điện tử” trên cơ sở tích hợp hệ thống dữ liệu hành chính huyện, thành phố vào dữ liệu hành chính toàn tỉnh thông qua cổng thông tin điện tử của tỉnh. Từ đó người dân có thể truy cập, tìm hiểu quy trình và gửi hồ sơ dễ dàng thông qua web và dịch vụ công phục vụ dân. Cán bộ công chức tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thông qua web phục vụ điều hành và quản lý. Để việc triển khai thực hiện có hiệu quả, yêu cầu các Sở, ban ngành, huyện, thành phố phải đảm bảo được hạ tầng mạng gồm mạng LAN máy chủ, kết nối internet và IP tĩnh; ở xã, phường phải có máy trạm, internet để tạo thành một mô hình liên thông giữa các cấp thông qua mạng riêng ảo. Trong giai đoạn tới, triển khai xây dựng “Một cửa điện tử” sẽ gắn với xây dựng ISO và tương lai sẽ gắn với chữ ký số và giao dịch điện tử. Khi đó, việc tiếp nhận hồ sơ điện tử trở thành hiện thực, bộ phận một cửa trở thành bộ phận “Một cửa ảo”, chỉ cần một cán bộ trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. 1.4. Hà Nội Tháng 11/2004, giai đoạn 1 của dự án “Ứng dụng CNTT nhằm tin học hoá bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính” đã hoàn thành. Sở Bưu chính – Viễn thông (BCVT) Hà Nội đã phối hợp với công ty Vietsoftware, đơn vị phát triển phần mềm Onegate tổ chức triển khai cài đặt, đào tạo và hỗ trợ vận hành cho các sở, ngành, quận, huyện tại Hà Nội sử dụng phần mềm “một cửa điện tử”. Đến nay, ngoài 6 quận và 16 sở, ban, ngành đang sử dụng phần mềm Onegate. Nhận xét về Onegate, TS. Trần Minh, Sở BCVT Hà Nội cho biết: Onegate là sự gặp gỡ giữa các chuyên gia hành chính và các chuyên gia CNTT. CNTT đã làm cho bộ máy hành chính đạt được những mục tiêu nhất định mà cụ thể ở đây là minh bạch, dân chủ hóa trong việc giải quyết thủ tục, hồ sơ hành chính. Sở BCVT Hà Nội và Vietsoftware vẫn đang tiếp tục triển khai cài đặt cho các đơn vị còn lại của thành phố. Ông Nguyễn Hoài Nam, quản lý nhóm phát triển dự án Hanoi Portal, công ty Vietsoftware cho biết: “Onegate không chỉ cho phép thông báo trạng thái giải quyết hồ sơ hành chính lên cổng giao tiếp điện tử Hà Nội mà còn đáp ứng mục tiêu tin học hóa hoạt động tiếp nhận - giải quyết – hoàn trả hồ sơ hành chính.” Với phần mềm hiện đại, Hà Nội đang áp dụng cơ chế mới và đã tạo ra hiệu quả to lớn trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, công dân và tổ chức. 1.5. Lạng Sơn Thực hiện chương trình tổng thể về cải cách hành chính Nhà nước, ngay từ đầu năm 2004, TP Lạng Sơn đã triển khai hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính theo cơ chế “một cửa”. Qua 5 năm hoạt động, bộ phận này ngày càng chuyên nghiệp và hiện đại hơn khi thành phố triển khai “một cửa điện tử”- đưa công nghệ thông tin vào thực hiện các dịch vụ hành chính công.Cùng với hoạt động của bộ phận “một cửa” ở các xã, phường, “một cửa điện tử” tại UBND thành phố Lạng Sơn đã góp phần giải quyết thủ tục hành chính theo hướng giản đơn, rút ngắn thời gian giải quyết, góp phần nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức. Năm 2009, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của thành phố đã tiếp nhận 14.118 hồ sơ, trong đó đã trả kết quả cho 13.954 hồ sơ, thu gần 571 triệu đồng phí và lệ phí, trong số các hồ sơ đã trả kết quả thì tỷ lệ trả đúng hẹn đạt 99,64%. Còn tại các xã, phường, bộ phận “một cửa” cũng đã tiếp nhận và trả kết quả cho 65.934 hồ sơ với 100% trả kết quả đúng hẹn, thu trên 556 triệu đồng phí và lệ phí. Những kết quả đạt được trong công tác cải cách hành chính năm 2009, đặc biệt là trong cải cách thủ tục hành chính là tiền đề để thành phố Lạng Sơn thực hiện có hiệu quả      2. Đánh giá chung:      2.1. Thành tựu đạt được: Việc triển khai “một cửa điện tử” đã công khai và minh bạch hóa hoạt động của quan nhà nước, góp phần cải cách hành chính, được nhân dân hài lòng tin tưởng. Công nghệ thông tin đã hỗ trợ cán bộ công chức thực hiện tác nghiệp trong quá trình giải quyết được nhanh chóng. Quy trình giải quyết các thủ tục hành chính công được chuẩn hóa, giúp cán bộ chuyên môn giảm bớt áp lực làm việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc; các thủ tục hành chính được niêm yết công khai; những phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức được tiếp nhận, xử lý kịp thời... Công dân chủ động trong việc tra cứu thông tin, tra cứu kết quả thụ lý hồ sơ, nhận thông tin tư vấn; người dân giám sát việc giải quyết của cơ quan nhà nước. Trong giải quyết thủ tục hành chính đã hình thành kho dữ liệu thông tin về quá trình giải quyết các hồ sơ. Việc giải quyết thủ tục theo cơ chế “Một cửa điện tử” góp phần xây dựng chính quyền trong sạch, minh bạch, hạn chế phiền hà, tiêu cực xảy ra. 2.2. Tồn tại: Tuy nhiên bên cạnh đó “Một cửa điện tử” vẫn còn một số tồn tại nhất định như: việc phần mềm tra cứu được hồ sơ đang do ai giải quyết góp phần giám sát đội ngũ công chức trong quá trình làm việc, nhưng cũng có điểm chưa tốt là công dân, doanh nghiệp biết ai đang giải quyết, mắc ở đâu để đến gặp riêng, đề nghị sửa đổi để cơ quan nhà nước quyết định có lợi cho mình, đây là mầm mống dễ xảy ra tiêu cực. Một số phần mềm chưa lập được các báo cáo chi tiết về kết quả giải quyết của từng cán bộ, từng đơn vị thực hiện nhanh chậm, tốt xấu ra sao. Khi thủ tục hành chính thay đổi, lại phải nhờ đơn vị cung cấp phần mềm đến mới xử lý được gây tốn kém và không kịp thời, chủ động. Về cơ bản, bộ phận “Một cửa điện tử” hiện nay vẫn tiếp nhận hồ sơ bằng giấy, chuyển hồ sơ bằng giấy cho các bộ phận giải quyết gây chậm trễ và tốn kém trong quá trình tác nghiệp. 3.Ưu điểm, nhược điểm 3.1. Ưu điểm: Cơ chế một cửa điện tử mặc dù mới xuất hiện trên thế giới nhưng nó đã mang lại nhiều hiểu quả cho phép rút ngắn khoảng cách giữa Nhà nước và nhân dân. Cơ chế này có những ưu điểm nổi bật như sau: Về phía cán bộ ,công chức: - Việc triển khai “một cửa điện tử” đã công khai và minh bạch hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước trong giải quyết thủ tục hành chính,góp phần cải cách hành chính,được nhân dân hài lòng tin tưởng. - Thực hiện “một cửa điện tử” giúp cho quy trình giải quyết các thủ tục hành chính trở nên đơn giản,gọn nhẹ,giúp cán bộ ,công chức giảm áp lực làm việc,giảm thời gian,công sức giải quyết công việc. - Tạo lập kho dữ liệu thông tin về quá trình giải quyết các hồ sơ thủ tục hành chính giúp lãnh đạo theo dõi tiến trình giải quyết hồ sơ một cách dễ dàng,có hệ thống để kịp thời đưa ra các quyết định chỉ đạo ,điều hành. Về phía tổ chức ,cá nhân ,công dân: - Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa điện tử” giúp cho cơ quan, tổ chức ,công dân có thể chủ động xem xét quá trình giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước,dễ dàng tra cứu thông tin về việc thụ lý ,giải quyết hồ sơ, kịp thời nhận hồ sơ khi cơ quan nhà nước đã giải quyết xong. - “Một cửa điện tử” còn góp phần xây dựng chính quyền trong sạch,minh bạch,hạn chế phiền hà, tiêu cực, sách nhiễu trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, tạo sự hài lòng, thoải mái cho công dân. Như vậy: - Việc triển khai “Một cửa điện tử” đã công khai và minh bạch hóa hoạt động của cơ quan nhà nước, góp phần cải cách hành chính, được nhân dân hài lòng tin tưởng. - Công nghệ thông tin đã hỗ trợ cán bộ công chức thực hiện tác nghiệp trong quá trình giải quyết được nhanh chóng. Quy trình giải quyết các thủ tục hành chính công được chuẩn hóa, giúp cán bộ chuyên môn giảm bớt áp lực làm việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc; các thủ tục hành chính được niêm yết công khai; những phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức được tiếp nhận, xử lý kịp thời... - Khi áp dụng cơ chế một cửa điện tử giúp công dân chủ động trong việc tra cứu thông tin, tra cứu kết quả thụ lý hồ sơ, nhận thông tin tư vấn; người dân giám sát việc giải quyết của cơ quan quan nhà nước.      Trong giải quyết thủ tục hành chính đã hình thành kho dữ liệu thông tin về quá trình giải quyết các hồ sơ. Việc giải quyết thủ tục theo cơ chế “Một cửa điện tử” góp phần xây dựng chính quyền trong sạch, minh bạch, hạn chế phiền hà, tiêu cực xảy ra. Khi áp dụng cơ chế một cảu điện tử giúp cho quy trình giải quyết các thủ tục hành chính công trở lên đơn giản, gọn nhẹ, giúp cán bộ chuyên môn giảm bớt áp lực làm việc, tạo sự thoải mái cho công dân đến giải quyết công việc.Vì vậy hiểu quả làm việc sẽ được nâng cao,tạo sự hài lòng cho người dân. Đồng thời một cửa điện tử cung cấp Thông tin về các thủ tục hành chính được công bố công khai, minh bạch giúp công dân chủ động trong việc tra cứu thông tin, tra cứu kết quả thụ lý hồ sơ, nhận thông tin tư vấn. Ngoài ra nó còn tạo lập kho dữ liệu thông tin về quá trình giải quyết các hồ sơ thủ tục hành chính giúp lãnh đạo theo dõi tiến trình giải quyết hồ sơ một cách dễ dàng có hệ thống để kịp thời đưa ra các biện pháp quản lý, chỉ đạo, điều hành. Từng bước nâng cao trình độ quản lý, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính công của cán bộ, lãnh đạo. Đặc biệt hơn Một cửa điện tử hỗ trợ cán bộ công chức thực hiện tác nghiệp đối với quá trình tiếp nhận-thụ lý-trả kết quả đối với việc giải quyết các thủ tục hành chính qua phần mềm một cửa giúp cán bộ giảm bớt thời gian, công sức giải quyết công việc, giúp công dân nhanh chóng có được kết quả. Một cửa điện tử còn được áp dụng trong các Doanh nghiệp ,làm đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong các DN. Có thể nói Một cửa điện tử ra đời phục vụ cho Nhân dân và DN, nó thúc đẩy tính hiểu quả của công cuộc cải cách Hành chính,với mục tiêu phục vụ người dân và Dn tốt hơn,giảm tiêu cực phiền hà,giải quyết nhanh, chính xác công khai,minh bạch các thủ tục Hành chínhTạo nguồn thông tin về các hồ sơ thủ tục hành chính để cung cấp cho cổng thông tin điện tử của dịch vụ công... Có thể thấy những lợi ích mà “Một cửa điện tử” đem lại đã góp phần to lớn vào công cuộc cải cách hành chính tại mỗi quốc gia mang đến những quyền lợi thiết thực cho nhân dân, tạo sự tiếp xúc cởi mở, thông thoáng giữa người dân và cơ quan quản lý nhà nước. Nhận thức được điều này,các quốc gia đã tham mưu cho tổ chức triển khai nhân rộng “Một cửa điện tử”,áp dụng trong mọi cơ quan. Nhược điểm: Tuy nhiên bên cạnh đó “Một cửa điện tử” vẫn còn một số tồn tại nhất định như: việc phần mềm tra cứu được hồ sơ đang do ai giải quyết góp phần giám sát đội ngũ công chức trong quá trình làm việc, nhưng cũng có điểm chưa tốt là công dân, doanh nghiệp biết ai đang giải quyết, mắc ở đâu để đến gặp riêng, đề nghị sửa đổi để cơ quan nhà nước quyết định có lợi cho mình, đây là mầm mống dễ xảy ra tiêu cực. Một số phần mềm chưa lập được các báo cáo chi tiết về kết quả giải quyết của từng cán bộ, từng đơn vị thực hiện nhanh chậm, tốt xấu ra sao. Khi thủ tục hành chính thay đổi, lại phải nhờ đơn vị cung cấp phần mềm đến mới xử lý được gây tốn kém và không kịp thời, chủ động. Về cơ bản, bộ phận “Một cửa điện tử” hiện nay vẫn tiếp nhận hồ sơ bằng giấy, chuyển hồ sơ bằng giấy cho các bộ phận giải quyết gây chậm trễ và tốn kém trong quá trình tác nghiệp. Chúng ta có thể thấy rằng cơ chế một cửa điện tử là một bước phát triển của cơ chế một cửa liên thông kết hợp với tin học hóa trong hành chính.Tuy nhiên không phải đất nước nào cũng có nên Công nghệ thông tin phát triển,Cán bộ công chức được trang bị kiến thức về Tin học.Vì vậy việc áp dụng” “Một cửa điện tử” ở các Quốc gia đang phát triển gặp rất nhiều khó khăn. Khi áp dụng cơ chế "một cửa điển tử", việc phần mềm tra cứu được hồ sơ đang do ai giải quyết góp phần giám sát đội ngũ công chức trong quá trình làm việc, nhưng cũng có điểm chưa tốt là công dân, doanh nghiệp biết ai đang giải quyết, mắc ở đâu để đến gặp riêng, đề nghị sửa đổi để cơ quan nhà nước quyết định có lợi cho mình, đây là mầm mống dễ xảy ra tiêu cực.      Mặt khác cũng có một số phần mềm chưa lập được các báo cáo chi tiết về kết quả giải quyết của từng cán bộ, từng đơn vị thực hiện nhanh chậm, tốt xấu ra sao. Khi thủ tục hành chính thay đổi, lại phải nhờ đơn vị cung cấp phần mềm đến mới xử lý được gây tốn kém và không kịp thời, chủ động.      Về cơ bản, bộ phận “Một cửa điện tử” hiện nay vẫn tiếp nhận hồ sơ bằng giấy, chuyển hồ sơ bằng giấy cho các bộ phận giải quyết gây chậm trễ và tốn kém trong quá trình tác nghiệp.      Hiện nay các giải pháp “Một cửa điện tử” của các đơn vị còn đơn lẻ, cơ sở dữ liệu phân tán, không thực hiện đồng bộ được cơ chế một cửa liên thông ở cả 3 cấp; cấp trên chưa kiểm tra được chất lượng giải quyết của cấp dưới, muốn nắm tình hình phải thông qua báo cáo của cấp dưới làm mất thời gian trong quá trình giải quyết các vấn đề về thủ tục hành chính. Không những thế bước đầu triển khai “một cửa điện tử” tại một số quốc gia còn gặp nhiều khó khăn do đội ngũ cán bộ công chức chưa quen với việc sử dụng phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết công việc, các thủ tục hành chính trước kia cồng kềnh, phức tạp nay phải xây dựng, chuẩn hoá lại theo chuẩn ISO để phục vụ theo quy chế một cửa. IV. TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN : Sự cần thiết và phát triển Ứng dụng CNTT sẽ là một trong các giải pháp nhằm đạt mục tiêu của CCHC. Vì CCHC là nhằm đến tính hiệu quả, chất lượng trong cách thức hoạt động, điều hành của bộ máy HCNN; là làm cho bộ máy chuyển từ chức năng "chèo thuyền" sang "lái thuyền", chuyển từ HC "xin-cho" sang HC "phục vụ”; và làm cho nền HC có khả năng kiểm soát lãng phí, thất thoát và tham nhũng. Điều đó đòi hỏi các hoạt động phải được quy trình hóa, phải rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, về các hoạt động và các mối quan hệ... Qua đó sẽ tạo được yếu tố "công khai, minh bạch" trong nền HC. Quá trình thiết lập các hệ thống CNTT trong cơ quan HCNN phải xuất phát từ quá trình thiết lập trật tự các quy trình, các cơ chế và các mối quan hệ giữa các chức năng, các cơ quan và các cấp. Hội thảo quốc gia về chính phủ điện tử (CPĐT) lần 7 trong 2 ngày 16 và 17/7/2009 là lần đầu tiên có sự tham gia ở cương vị Phó Thủ tướng, Trưởng ban chỉ đạo (BCĐ) quốc gia về CNTT của Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Chính phủ và tầm quan trọng của CPĐT. Tuy nhiên, xây dựng chính phủ điện tử quản lý đất nước không dừng lại ở tin học hóa văn phòng, làm website mà còn phải cung cấp thông tin và Dịch vụ công trực tuyến cho người dân, Doanh nghiệp. Một trong những tiêu chí và thước đo về hiệu quả công tác quản lý của chính quyền chính là mức độ và chất lượng cung ứng các loại dịch vụ công, trong đó yếu tố có thể định lượng được là tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn. Xây dựng phần mềm một cửa điện tử là rất cần thiết trong trong điều kiện hiện nay, người dân rất cần thông tin công khai, minh bạch của các thủ tục hành chính, người lãnh đạo cần thông tin chỉ đạo điều hành, người cán bộ phụ trách chuyên môn cần thông tin báo cáo, thống kê, kiểm soát khối lượng công việc. Mặc dù còn những thiếu sót, nhưng với thời gian và mức độ kinh phí còn hạn hẹp,ứng dụng Công nghệ thông tin phục vụ cải cách hành chính theo cơ chế một cửa tại một số tỉnh đã góp phần vào việc ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính. Đặc biệt là với phần mềm một cửa điện tử, đây là một trong những công cụ nhằm cung cấp dịch vụ công đến người dân. Và cũng là bước đệm để xây dựng thành công chính phủ điện tử. Trong thực tế, người dân vẫn còn quá nhiều phiền hà về cung cách phục vụ của bộ máy hành chánh công hiện nay. Vì vậy, việc triển khai “một cửa điện tử” với nhưng ưu thế nổi trội của nó nếu thành công sẽ công khai và minh bạch hóa hoạt động của cơ quan nhà nước, tác động mạnh vào cải cách hành chính và nâng cao mức độ hài lòng của người dân trong việc sử dụng các dịch vụ công. Các báo cáo được cung cấp bởi “một cửa điện tử” là trung thực vì được thực hiện hoàn toàn tự động và không thể bị thay đổi. Mô hình 4 mức độ phát triển của các dịch vụ hành chính công trực tuyến được áp dụng đối với Chính phủ điện tử tại Việt Nam, bao gồm: - Mức độ 1: CTTĐT có đầy đủ thông tin về quy trình thủ tục thực hiện dịch vụ, các giấy tờ cần thiết, các bước tiến hành, thời gian thực hiện, chi phí thực hiện dịch vụ. - Mức độ 2: Ngoài thông tin đầy đủ như mức độ 1, CTTĐT cho phép người sử dụng tải về các mẫu đơn, hồ sơ để người sử dụng có thể in ra giấy, hoặc điền vào các mẫu đơn. - Mức độ 3: Ngoài thông tin đầy đủ như ở mức độ 1 và các mẫu đơn, hồ sơ cho phép tải về như ở mức độ 2, CTTĐT cho phép người sử dụng điền trực tuyến vào các mẫu đơn, hồ sơ và gửi lại trực tuyến các mẫu đơn, hồ sơ sau khi điền xong tới cơ quan và người thụ lý hồ sơ. Các giao dịch trong quá trình thụ lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện qua mạng. - Mức độ 4: Ngoài thông tin đầy đủ như ở mức độ 1, các mẫu đơn, hồ sơ cho phép tải về như ở mức độ 2, gửi trực tuyến hồ sơ và thực hiện các giao dịch qua mạng như ở mức độ 3, việc thanh toán chi phí sẽ được thực hiện trực tuyến, việc trả kết quả có thể thực hiện trực tuyến hoặc gửi qua đường bưu điện. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010. Theo đó, xây dựng môi trường làm việc điện tử giữa các cơ quan nhà nước trên phạm vi toàn quốc, tạo thói quen làm việc của cán bộ, công chức trên môi trường mạng và hệ thống thông tin trợ giúp, thay thế văn bản giấy. Đối với việc nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước, mục tiêu đầu tiên là hướng tới xây dựng các cơ quan điện tử. Việc ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ người dân và doanh nghiệp, đến năm 2010 bảo đảm 100%  các cơ quan cấp Bộ, các UBND cấp tỉnh có CTTĐT và 80% các trang này cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 cho người dân và doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2009-2010, ưu tiên triển khai các nhóm dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, gồm: cấp giấy đăng ký kinh doanh; cấp giấy phép đầu tư; giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; giấy phép xây dựng; chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất; giấy đăng ký ô tô, xe máy; đăng ký tạm vắng, tạm trú; giải quyết khiếu nại, tố cáo; giấy đăng ký hành nghề y dược và cấp giấy phép hoặc dịch vụ đặc thù. Phấn đấu đến năm 2015, cung cấp hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 3 hoặc 4, người dân và doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin, gửi, nhận hồ sơ, thanh toán phí dịch vụ, nhận kết quả dịch vụ qua mạng. Dự án “Ứng dụng CNTT nhằm tin học hoá bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính” đã được đưa vào triển khai ở nhiều tỉnh thành phố. Theo ông Phạm Khắc Hải, Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng CNTT, bộ TTTT, kế hoạch ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước (CQNN) giai đoạn 2009 - 2010 hướng tới xây dựng các “ cơ quan điện tử”, thông tin liên lạc từ xa, kết nối các cơ quan với mục tiêu đạt 100% cơ quan có cổng hay trang thông tin điện tử cung cấp thông tin và một số dịch vụ công trực tuyến (DVCTT). Đến năm 2015, các DVCTT cơ bản đạt mức 3 và 4; Đổi mới phương thức quản lý tài nguyên thông tin trong các CQNN; Phát triển các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia, từng bước tích hợp các hệ thống thông tin (HTTT); Xây dựng môi trường làm việc điện tử giữa các cơ quan, thay thế văn bản giấy. Đây là “lộ trình mềm” của CPĐT mà bộ TTTT vạch ra. Sự thất bại trong ứng dụng CNTT trước đó cũng để lại cho các địa phương nhiều kinh nghiệm để cân nhắc đầu tư thực tế hơn là đầu tư theo phong trào hay theo ngân sách quy định. Đây cũng là giai đoạn dễ dàng bứt phá trong ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản là sức ép về cải cách hành chính, sức ép về sự đòi hỏi của người dân được phục vụ tốt hơn, sức ép phải có đủ thông tin phục vụ công tác quản lý, kể cả tâm lý tiến thủ “các đơn vị khác đã làm được sao mình không làm được”… đã buộc các địa phương phải ứng dụng CNTT trong công tác của mình. “Nó thành trào lưu hay xu hướng mà không địa phương nào có thể đứng ngoài được. Từ chối có nghĩa là trì trệ và lạc lậu.” Theo Ông Lê Mạnh Hà, Giám đốc Sở Thông tin-Truyền thông TP.HCM, đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, ứng dụng CNTT có độ rủi ro rất cao và xác suất thành công thấp. Chính vì thế, thay vì triển khai ồ ạt như giai đoạn thực hiện Đề án 112 thì nay TPHCM đã thay đổi bằng cách chọn thực hiện thí điểm từ các địa bàn cơ sở, sau đó rút kinh nghiệm và hoàn thiện dần mô hình rồi mới nhân rộng. Việc chọn cấp quận huyện để triển khai với nhận định rằng đây là cấp xử lý công việc liên quan trực tiếp nhất đến đời sống của người dân như chịu trách nhiệm cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép xây dựng, hồ sơ đất đai… là một bước đi hợp lý. Đây cũng là nơi tích hợp một khối lượng thông tin đồ sộ cần phải được xử lý nhanh và chính xác. Vấn đề này cũng cần được các địa phương khác lưu ý khi triển khai xây dựng cơ chế này. Theo ông Hà, CNTT không chỉ là công cụ mà còn là nội dung của cải cách hành chính. Đó là công cụ giúp minh bạch hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước. Và việc này được từng bước thực hiện khi “một cửa điện tử” đi vào hoạt động. Từng hồ sơ cụ thể của người dân được chuyển đến đâu, được xử lý như thế nào đều được phản ánh công khai trên mạng. Một khi quy trình đã rõ ràng, minh bạch thì người chịu trách nhiệm về quy trình xử lý đó chịu một áp lực phải thực hiện công việc tốt hơn. Bốn nguyên nhân thành công của việc triển khai cơ chế một cửa điện tử được các đơn vị triển khai rút ra là: 1.Chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo, UBND ngay từ đầu: đã tiến hành giao ban hàng tuần, xử lý công việc,cơ chế mạnh, giao quyền cho cơ quan thực hiện là Sở TTTT; 2. Đủ kinh phí (TP.HCM có quy định về quản lý đầu tư CNTT, lập kế hoạch, thẩm định và phê duyệt dự án; 3. Không tiếc kinh phí đầu tư CNTT hiệu quả, ngay cả Bộ TTTT cũng chưa được đầu tư như vậy); 4. Phương pháp đúng (tập trung vào cấp quận, huyện là nơi sản sinh nhiều thông tin nhất, nơi xử lý hầu hết công việc liên quan đến người dân; thực hiện có trọng tâm; triển khai từng bước - thí điểm rồi nhân rộng; đồng bộ hệ thống). Ba bài học kinh nghiệm: Kế thừa (tiếp nhận City Web, sử dụng tốt các ứng dụng đã có và các kết quả khác); Cách làm mới (xây dựng kiến trúc CNTT với ứng dụng lõi, xây dựng cổng thông tin; mua sắm PM; kết hợp 2 nguồn vốn tập trung và sự nghiệp); Đảm bảo an toàn thông tin (có đội đặc nhiệm xử lý các tình huống an toàn thông tin). Việc triển khai mô hình “Một cửa điện tử” của các đơn vị còn đơn lẻ, cơ sở dữ liệu phân tán, không thực hiện đồng bộ được cơ chế một cửa liên thông ở cả 3 cấp; cấp trên chưa kiểm tra được chất lượng giải quyết của cấp dưới, muốn nắm tình hình phải thông qua báo cáo của cấp dưới. Thời gian tới để tiếp tục phát huy tính tích cực của việc triển khai “Một cửa điện tử”, cần phải thực hiện một số yêu cầu, giải pháp cụ thể như sau: - Truớc hết muốn xây dựng thành công mô hình “một cửa điện tử” thì cần phải hoàn thiện việc thực hiện cơ chế một cửa trong cả nước để làm nền tảng cho việc ứng dụng CNTT vào việc hiện đại hoá cách thức làm việc theo mô hình mới. - Xây dựng ISO: Hiện nay không thể thống kê đích xác về số lượng thủ tục hành chính, cũng như không có sự đồng nhất trong việc giải quyết các thủ tục hành chính cho công dân tại các đơn vị khác nhau. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính còn nhiều rườm rà và bất cập, gây khó khăn phiền hà cho công dân khi đi giải quyết công việc. Do đó việc đầu tiên cần phải làm tốt đó là xây dựng, chuẩn hoá quy trình giải quyết các thủ tục hành chính theo tiêu chuẩn ISO. - Gắn triển khai xây dựng “Một cửa điện tử” với xây dựng ISO: Xây dựng “Một cửa điện tử” tất yếu phải rà soát, chuẩn hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính công. Do vậy, để tiết kiệm phải gắn ISO với triển khai “Một cửa điện tử”. - Chuẩn bị đội ngũ cán bộ công chức: Vấn đề đội ngũ cán bộ công chức là vấn đề sống còn của việc ứng dụng công nghệ thông tin. Để ứng dụng CNTT nói chung và Ứng dụng phần mềm một cửa nói riêng đạt hiệu quả, lãnh đạo các cơ quan đơn vị cần thực hiện tốt: Mở các lớp tập huấn về CNTT cho các lãnh đạo và cán bộ để nâng cao trình độ sử dụng máy tính và ứng dụng CNTT vào trong công việc. Khi máy tính đã trở nên quen thuộc và là công cụ không thể thiếu của lãnh đạo và cán bộ thì việc triển khai phần mềm sẽ trở lên đơn giản. Toàn thể lãnh đạo và cán bộ công chức cần có sự quyết tâm cao và mạnh dạn trong việc áp dụng công nghệ mới cụ thể là ứng dụng phần mềm một cửa. Chuẩn bị cho hệ thống vận hành, lãnh đạo cơ quan, đơn vị cần đưa ra quy chế yêu cầu tất các cán bộ, phòng ban phải tuân thủ và thực hiện theo đúng quy trình phần mềm.Cử những cán bộ tốt nhất từ các phòng ban về làm biên chế của phòng một cửa. Các cán bộ này chịu sự quản lý trực tiếp của Văn phòng Ủy ban, văn phòng cơ quan chứ không thuộc các phòng chuyên môn nữa trừ một số cán bộ theo ngành dọc như cán bộ Thuế và Kho bạc.. Xây dựng chế độ đãi ngộ cho cán bộ thực hiện “Một cửa điện tử” đảm bảo cho họ an tâm làm việc, để tạo động lực cho mọi người phấn đấu. - Đảm bảo tốt cơ sở vật chất – kĩ thuật như: Phòng giao dịch một cửa, phần mềm một cửa, máy chủ, máy trạm phục vụ quầy giao dịch một cửa, hệ thống mạng kết nối internet. Tuỳ theo nguồn lực tài chính của từng đơn vị có thể trang bị thêm hệ thống xếp hàng tự động, máy đọc mã vạch để phục tra cứu thông tin kết quả hồ sơ…. Do vậy các đơn vị cần. Xây dựng mới hoặc cải tạo khu giao dịch một cửa (đặc biệt là đối với UBND các huyện) để đảm bảo cho công dân đến giao dịch được thuận lợi, thoải mái. Rà soát lại hệ thống mạng máy tính của cơ quan có đáp ứng cho việc vận hành hệ thống một cửa điện tử hay không. Nếu không cần xây dựng phương án nâng cấp, bổ xung máy chủ, máy trạm, hệ thống mạng. Đảm bảo tất cả các cán bộ làm việc liên quan đến “một cửa điện tử” đều được trang bị máy tính, nối mạng để nhận và giải quyết hồ sơ từ bộ phận một cửa. - Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh đồng thời cũng là cơ quan chủ trì triển khai những đề án, dự án ứng dụng CNTT. Do đó, Sở có đội ngũ cán bộ chuyên môn có trình độ cao có thể tư vấn, giúp đỡ các đơn vị về lĩnh vực công nghệ (hệ thống mạng, phần cứng, phần mềm…), tư vấn xây dựng dự án triển khai “một cửa điện tử”, hỗ trợ lắp đặt phần cứng, phần mềm, chuyển giao công nghệ và đào tạo tập huấn vận hành hệ thống một cửa điện tử, cũng như khắc phục sự cố sau triển khai. Nên Sở Thông tin và Truyền thông cần làm tốt vai trò là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh, cơ quan tư vấn và hỗ trợ cho các đơn vị trong triển khai “Một cửa điện tử”. - Việc triển khai “Một cửa điện tử” vừa phải đáp ứng yêu cầu trước mắt nhưng phải tính tới lâu dài để tránh lãng phí. Trong tương lai không xa (chỉ một vài năm) sẽ triển khai chữ ký điện tử. Khi đó, việc tiếp nhận hồ sơ điện tử trở thành hiện thực, bộ phận một cửa trở thành bộ phận “Một cửa ảo”, chỉ cần một cán bộ trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Do vậy, triển khai “Một cửa điện tử” hiện nay phải tính đến các yêu cầu sau: Kết nối được Internet để sẵn sàng nhận hồ sơ điện tử, tra cứu thông tin trên mạng Internet. Khả năng liên thông để chuẩn bị giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến các cấp chính quyền (xã, huyện, tỉnh), các cơ quan liên quan trong môi trường mạng. Các phần mềm sử dụng cho “Một cửa điện tử” phải tuân theo các chuẩn quy định để có thể trao đổi dữ liệu với nhau. Khả năng cung cấp hồ sơ thủ tục hành chính công cho các đối tượng để tiến hành lập hồ sơ và trao đổi công việc trực tuyến.   Trình tự thủ tục hành chính công thường xuyên được Nhà nước thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của cuộc sống, do vậy lựa chọn phần mềm phải cho phép cán bộ quản trị mạng của các đơn vị tự bổ sung, thay đổi cho phù hợp với quy định, tránh tốn kém và chậm trễ trong quá trình hoạt động. - Ngân sách trung ương đảm bảo những dự án quốc gia phục vụ cho cả hệ thống, hỗ trợ một phần cho các địa phương khó khăn. Các bộ, cơ quan ngang bộ (bộ, ngành) đảm bảo kinh phí cho các dự án của mình bằng dự toán chi ngân sách hàng năm và kinh phí hợp pháp khác. Ngân sách địa phương đảm bảo các dự án địa phương.Bên cạnh đó cần tăng cường gắn kết với chương trình cải cách hành chính (CCHC), tăng cường quan hệ giữa CQNN,doanh nghiệp, tổ chức, thuê dịch vụ CNTT, đa dạng hình thức ứng dụng, tuyên truyền nâng cao nhận thức, học tập kinh nghiệm quốc tế Giải pháp triển khai “Một cửa điện tử”: - Giải pháp về đầu tư:      Các cơ quan, đơn vị triển khai một cửa điện tử phải chủ động trong đầu tư, mua sắm phần mềm và trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ cho một cửa. Có như vậy, mới tránh được làm bao cấp, các đơn vị mới quyết tâm và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong triển khai. Sở Thông tin và Truyền thông cho ý kiến thẩm định về chất lượng của phần mềm và thiết bị công nghệ thông tin, đề xuất UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí. Các đơn vị tiến hành trang bị cho phòng Một cửa, nên chọn các thiết bị công nghệ thông tin có chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, không nên mua sắm máy móc quá đắt nhưng không cần thiết.      - Giải pháp về hạ tầng dùng chung:      Khuyến khích các doanh nghiệp hạ tầng viễn thông đầu tư đảm bảo kết nối Internet ADSL đến tất cả các xã, phường, thị trấn trong toàn bộ các tỉnh. Hình thành Trung tâm tích hợp dữ liệu chung của tỉnh đáp ứng yêu cầu kết nối, giải quyết, lưu trữ cơ sở dữ liệu, phục vụ giải quyết thủ tục hành chính “Một cửa điện tử” trong toàn tỉnh. KẾT LUẬN Mô hình “một cửa điện tử” là một mô hình mới mẻ ở Việt Nam. Do vậy chỉ mới có một số địa phương áp dụng. Tuy nhiên áp dụng cơ chế mới này sẽ trở thành một xu thế phát triển của nền hành chính Việt Nam bởi hiệu quả trong việc giải quyết các thủ tục hành chính. Qua đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính nhà nước. Theo đó nhân dân thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Giáo trình “ Thủ tục hành chính trong cơ quan hành chính nhà nước” – Học viện Hành Chính, NXB Khoa học – Kĩ thuật Tổng cục Hải quan : Cải cách thủ tục hành chính và đổi mới công tác Hải Quan Đề án cải cách nền hành chính nhà nước Các website: www.goolge.com.vn www.hochiminhcity.gov.vn. MỤC LỤC MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 I.. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔ HÌNH MỘT CỬA ĐIỆN TỬ 3 1. Cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” 3 2. Cơ chế “một cửa điện tử” (egate) 3 2.1. Nguồn gốc: 3 2.3. Điểm nổi bật của mô hình: 3 II.. THỰC TRẠNG ÁP DỤN TẠI VIỆT NAM 3 1. Áp dụng cơ chế “một cửa điện tử” tại một số địa phương trong cả nước 3 1.1. Bắc Giang 3 - Triển khai “Một cửa điện tử” tại UBND thành phố Bắc Giang: 3 - Triển khai “Một cửa điện tử” tại UBND huyện Yên Dũng: 3 - Triển khai “Một cửa điện tử”Huyện Yên Thế: 3 1.2. Thành phố Hồ Chí Minh 3 1.3. Quảng Nam 3 1.4. Hà Nội 3 1.5. Lạng Sơn 3 2. Đánh giá chung: 3 2.1. Thành tựu đạt được: 3 2.2. Tồn tại: 3 3. Ưu điểm, nhược điểm 3 3.1. Ưu điểm 3 3.2. Nhược điểm: 3 IV. TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN : 3 1. Sự cần thiết và phát triển 3 2. Giải pháp triển khai “Một cửa điện tử”: 3 KẾT LUẬN 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 3 MỤC LỤC 3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và giải pháp trển khai mô hình một cửa điện tử ở Việt Nam.doc