Đối với các doanh nghiệp Việt nam có hoạt động kinh doanh XNK thì tỷ
giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh : Khi thanh toán mà
tỷ giá hối đoái có sự biến động theo xu hướng giảm thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ
do tỷ giá. Ngược lại khi thanh toán mà tỷ giá hối đoái tăng, doanh nghiệp sẽ có
lợi từ sự biến động tỷ giá này nhưng hàng hoá nhập về có giá trị cao gây tồn
đọng khó tiêu thụ.
81 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong hoạt động nhập khẩu tại Công ty Vật tư kỹ thuật Ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải quan, nội dung của tờ khai bao
gồm: Tên đơn vị nhập khẩu loại hàng, cảng đến, lệ phí Hải quan, thuế. Đi kèm
với tờ khai Hải quan là bộ chứng từ gốc bao gồm: Giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hoá, hoá đơn thương mại, vận đơn, giấy giới thiệu của Công ty. Việc kê
khai phải trung thực chính xác để tránh gặp khó khăn trong việc nhận hàng và
có thể bị phạt. Ngoài ra, còn phải làm thủ tục xuất trình hàng hoá và nộp lệ phí
lưu kho bến bãi nếu có .
Kiểm tra hàng hoá: Để kiểm tra chất lượng hàng hoá Công ty đã phối
hợp với Vinacontrol (là đơn vị giám định hàng hoá của nhà nước) kiểm định
trước khi nhận hàng. Biên bản này là cơ sở để giải quyết tranh chấp nếu có.
Chất lượng hàng hoá phải đúng với hợp đồng đã đã ghi.
Thực hiện bàn giao hàng cho đơn vị đặt hàng nhập khẩu: Sau khi nhận
hàng, Công ty tiến hành bàn giao hàng cho các đối tác hoặc lưu kho chờ tiêu
thụ. Biên bản bàn giao được lập với sự chứng kiến và chữ ký của các bên liên
quan.
Thanh lý hợp đồng: Sau khi đã bàn giao hàng, cán bộ phụ trách phải làm
nhiệm vụ thanh lý hợp đồng bằng cách gửi yêu cầu thanh toán đến khách hàng.
Việc thanh toán được hoàn tất nếu hàng hoá thuộc diện không bảo hành, nếu
thuộc diện bảo hành thì một phần giá trị hợp đồng sẽ được thanh toán nốt khi
hết thời gian bảo hành.
Nguyễn Cảnh Hiệp - Q8T1 Khoá luận tốt nghiệp
Khoa QTKD
48
2.3. Thị trường nhập khẩu sản phẩm của Công ty.
2.3.1. Các loại thị trường.
Thị trường nhập khẩu là nguồn cung ứng hàng hoá chủ yếu và quan
trọng của Công ty, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị nguồn hàng của Công
ty. Ta có thể chia thị trường nhập khẩu của Công ty thành 3 khu vực sau: Khu
vực thị trường Châu Á, Khu vực thị trường Châu Âu và khu vực thị trường
Châu Mỹ.
Trong 3 khu vực thị trường trên, khu vực thị trường châu Á là thị trường
nhập khẩu quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất. Khu vực thị trường
Châu Á bao gồm các nước sau: Nhật Bản, Singapore, Malaysia. Cụ thể năm
2003 Công ty nhập khẩu từ thị trường khu vực châu Á đạt: 42.586.731.440
đồng chiếm 68% tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu của Công ty trong khu vực thị
trường này thì Nhật Bản là thị trường quan trọng nhất. Với mặt hàng chủ lực là
ôtô chuyên dùng. Tuy nhiên, Công ty cần mở rộng thị trường nhập khẩu sang
một số nước trong khu vực như: Hàn quốc, Trung quốc để làm phong phú
nguồn hàng và có điều kiện mua được hàng hoá với giá rẻ và đảm bảo chất
lượng hàng hoá.
Khu vực thị trường châu Âu bao gồm một số nước như: Pháp, Đức,
Thuỵ sỹ. Trong năm 2003, tổng giá trị nhập khẩu từ thị trường này đạt
12.415.012.750 đồng chiếm 20% tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu với mặt hàng
chủ yếu là các thiết bị, công nghệ và phụ tùng in ấn trong đó thị trường Đức là
thị trường quan trọng.
Năm 2003, Công ty đã nhập khẩu từ thị trường khu vực châu Mỹ giá trị
hàng hoá đạt 7.455.070.400 đồng chiếm 12% tổng giá trị hàng nhập khẩu với
mặt hàng chủ yếu là các thiết bị kiểm tra tiền giả. Do khu vực thị trường này có
Nguyễn Cảnh Hiệp - Q8T1 Khoá luận tốt nghiệp
Khoa QTKD
49
vị trí địa lý xa nên việc mở rộng nhập khẩu từ thị trường này gặp khó khăn do
cước phí vận chuyển cao.
Thị trường nhập khẩu
của Công ty
Khu vực thị trường Khu vực thị trường Khu vực thị trường
Châu Âu Châu Á Châu Mỹ
Pháp Đức Thuỵ Nhật Singapore Malaysia Hoa
sỹ Bản Kỳ
2.3.2. Phương thức giao dịch của Công ty.
Nhập khẩu là một trong những hoạt động ngoại thương mà biểu hiện của
nó là các hợp đồng mua bán ngoại thương.
Theo điều 81 của luật thương mại Việt nam, hợp đồng mua bán quốc tế
có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:
- Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có tư cách pháp lý.
- Hàng hoá theo hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo quy định
của pháp luật nước bên mua và nước bên bán.
- Hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài phải được lập thành
văn bản.
Nguyễn Cảnh Hiệp - Q8T1 Khoá luận tốt nghiệp
Khoa QTKD
50
Thông qua giao dịch đàm phán các bên xác lập lên các điều khoản của
hợp đồng đó chính là điều kiện giao dịch xác lập quyền và nghĩa vụ của mỗi
bên. Hợp đồng mua bán ngoại thương được thực hiện dưới hình thức văn bản,
tuỳ vào từng thương vụ mà các điều khoản của hợp đồng chặt chẽ, đầy đủ hoặc
được nới lỏng, nó bao gồm các điều kiện như: Điều kiện cơ sở giao hàng, điều
kiện tên hàng, điều kiện phẩm chất, số lượng, bao bì, giá cả, điều kiện thanh
toán... Với bố cục hạn chế của chuyên đề tôi chỉ trình bày hai điều kiện cơ bản
đó là điều kiện cơ sở giao hàng và điều kiện thanh toán.
2.3.2.1. Điều kiện cơ sở giao hàng.
Điều kiện cơ sở giao hàng quy định những cơ sở có tính nguyên tắc của
việc giao nhận hàng hoá giữa bên mua và bên bán, những nguyên tắc này được
phòng thương mại quốc tế (ICC) xây dựng và được các nước công nhận áp
dụng làm quy tắc chung cho các giao dịch ngoại thương. Có 13 điều kiện cơ sở
giao hàng và được chia thành bốn nhóm :
- Nhóm E là một điều kiện giao tại nơi đến với hình thức tiêu biểu là
giao tại xưởng (EXW - Exwork).
- Nhóm F với điểm chung là người mua phải trả cước phí chính .
- Nhóm C có bốn điều kiện với đặc điểm chung là người bán trả cước
cho trạm vận tải chính.
- Nhóm D có năm điều kiện với điểm chung là người bán phải mang
hàng tới tận nơi của người mua.
Ngoài các điều kiện trên trong giao dịch ngoại thương người ta còn sử
dụng những biến dạng của các điều kiện đó. Ở Việt nam ta hiện nay sử dụng
hai hình thức cơ sở giao hàng là FOB và CIP.
2.3.2.2. Điều kiện thanh toán.
Nguyễn Cảnh Hiệp - Q8T1 Khoá luận tốt nghiệp
Khoa QTKD
51
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện chi trả bằng tiền liên quan đến các
dịch vụ mua bán hàng hoá hay cung ứng lao vụ không mang tính chất hàng hoá
giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác hay
giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế thông qua hệ thống Ngân hàng của
các nước có liên quan.
Ngày nay, trong buôn bán quốc tế các đối tác thường muốn sử dụng các
ngoại tệ mạnh như: Đôlla Mỹ (USA), bảng Anh (GBP), đồng EURO... để làm
đồng tiền thanh toán hợp đồng. Các đồng tiền này có ưu điểm là ít biến động
trên thị trường tiền tệ và có thể được dùng vào công tác nhập khẩu hoặc dự trữ
ngoại tệ.
Hiện nay, các bên trong quan hệ ngoại thương có thể sử dụng các
phương thức thanh toán như: Trả ngay bằng tiền mặt, phương thức chuyển tiền,
phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ.
2.4. Kết quả hoạt động nhập khẩu của Công ty Vật tư kỹ thuật Ngân hàng.
2.4.1. Cơ cấu hàng nhập khẩu.
Nguồn hàng cung ứng cho Công ty bao gồm hai nguồn hàng chính là:
Nguồn nhập khẩu từ nước ngoài và nguồn thu mua trong nước. Trong đó
nguồn nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công
ty là các nước phát triển như: Nhật Bản, Thuỵ sỹ, Singapore, Đức, Mỹ, Pháp,
Malaysia... Việc nhập khẩu vật tư, thiết bị kỹ thuật có công nghệ Ngân hàng
tiên tiến phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của hệ thống Ngân hàng trong
toàn quốc.
Biểu 2.1. Tình hình mua hàng trong hai năm 2002-2003 của Công ty
được thể hiện như sau.
Đơn vị tính: 1000đ.
So sánh
Nhóm hàng
Năm 2002
Năm 2003 Tuyệt đối %
- Lượng nhập khẩu. 27.885.715 40.759.587 12.873.872 46,17
Nguyễn Cảnh Hiệp - Q8T1 Khoá luận tốt nghiệp
Khoa QTKD
52
+ Ấn chỉ
+ Giấy trắng.
+ Vật tư thiết bị.
+ Ôtô chuyên dùng
+ Hàng văn phòng.
5.963.622
3.260.353
7.857.396
10.494.244
5.732.836
7.139.836
3.928.934
9.739.903
14.117.229
5.833.685
1.176.214
668.581
1.822.507
3.622.985
100.849
19,72
20,51
23,96
34,52
1,76
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty năm 2002 - 2003 ).
Qua bảng trên ta thấy tổng lượng hàng nhập về và từng nhóm hàng nhập
khẩu năm 2003 đều tăng so với năm 2002. Cụ thể, năm 2003 lượng hàng nhập
khẩu tăng tuyệt đối 12.873.872 nghìn đồng hay tăng 46,17% so với năm 2002.
Về cơ cấu hàng nhập khẩu, ta thấy nhóm hàng nhập khẩu chuyên dùng
tăng mạnh nhất 30% (trong đó xe ôtô chuyên dùng tăng 34,52%, máy móc
thiệt bị vật tư tăng 23,96%), sau đó là nhóm hàng các sản phẩm về in ấn tăng
20% (trong đó ấn chỉ tăng 19,72%, giấy trắng tăng 20,5%). Các nhóm hàng về
văn phòng tăng chậm nhất. Điều này chứng tỏ Công ty đã có sự chuyển hướng
cơ cấu kinh doanh giữa các nhóm hàng nhập. Công ty đã tìm kiếm và khai thác
được nhu cầu về ôtô chuyên dùng, vật tư thiết bị và hàng văn phòng tương đối
lớn.
Để thấy được hiệu quả kinh doanh, ta phấn tích các chỉ tiêu sinh lời
Tổng doanh thu bán hàng
--------------------------------------------
Giá trị tổng lượng hàng nhập khẩu
30.794.818
Năm 2002: ------------------ = 1,104
27.885.715
Nghĩa là năm 2002 cứ một đồng vốn bỏ ra để nhập khẩu hàng hoá thì
thu về được 1,104 đồng doanh thu.
41.905.082
Nguyễn Cảnh Hiệp - Q8T1 Khoá luận tốt nghiệp
Khoa QTKD
53
Năm 2003: ------------------- = 1,0281
40.759.587
Nghĩa là năm 2003 cứ bỏ ra một đồng vốn để nhập khẩu hàng hoá thì
thu về được 1,0281 đồng doanh thu.
Từ những phân tích trên ta thấy Công ty đã hoàn thành mục tiêu mở rộng
thị trường khách hàng, tối đa hoá doanh thu và đa dạng hoá sản phẩm cung ứng
dịch vụ, Công ty đã có nhiều giải pháp hữu hiệu và thích hợp với sự thay đổi
của thị trường, chuyển dịch cơ cấu hàng cung ứng, mở rộng danh mục hàng
nhập khẩu, mở rộng thị trường trong nước và khai thác nguồn hàng sẵn có
trong nước đem lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
2.4.2. Các phương thức kinh doanh nhập khẩu.
Hiện nay Công ty vẫn phát triển được hai hình thức nhập khẩu của mình
đó là:
2.4.2.1. Kinh doanh nhập khẩu uỷ thác.
Đây là hình thức kinh doanh nhập khẩu chủ yếu của Công ty, ngày càng
chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu đó với hoạt động này công ty
không phải bỏ vốn ra mua hàng, các loại chi phí phát sinh hợp lý, hợp lệ sẽ
được uỷ thác thanh toán. Thông thường phí uỷ thác được tính bằng 1% tổng
giá trị CIF của hợp đồng nhập khẩu hàng hoá nhưng với các hợp đồng có giá
trị lớn thì tỷ lệ này có thể được hạ thấp hơn nữa.
Hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu uỷ thác của Công ty được thể
hiện qua các bảng thống kê hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hoàn thành trong các
năm 2001, 2002 và 2003 như sau.
Nguyễn Cảnh Hiệp - Q8T1 Khoá luận tốt nghiệp
Khoa QTKD
54
Nguyễn Cảnh Hiệp - Q8T1 Khoá luận tốt nghiệp
Khoa QTKD
55
Biểu 2.2. Thống kê hợp đồng uỷ thác đã hoàn thành năm 2001.
TT Hợp đồng Hàng hoá Trị giá ngoại tệ Trị giá VNĐ Phí uỷ thác
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
01 BMC/VCB - Leaco - TL ngày
07/10/2001
52 UTNK - BMC - KNG ngày
20/08/2001
03/ BMC - IND/2001 ngày
28/12/2001
01 BMC - NHNN ngày
21/10/2002
234/MAC -BMC ngày 10/01/2002
0064-99012/ITC ngày 08/11/2002
02/BMC-NIND ngày 15/07/2002
01/BMC-NIND ngày 15/06/2002
04/BMC-NIND ngày 15/08/2002
02 UTNK/BMC-INH (19/06/2002)
03 UTNK/BMC-INH (24/07/2002)
01 UTNK/BMC-INH (31/07/2002)
01 UTNK/BMC-CTTC (11/9/2002)
01/BMC-MAC ngày 25/07/2002
Máy chập liên
Foil chống giả
Mực in
Xe ôtô ISuzu Trooper - 69
xe
Xe ôtô ISuzu Trooper - 40
xe
Máy in 4 màu
Bản in kẽm
Film dùng trong CN in
Mực in
Phụ tùng máy in
Quả lô cao su
Quả lô cao su
Phụ tùng máy in Rotatek
MP 150
1 xe ôtô ISuzu Trooper
72.007 DEM
527.000 USD
69.350 DEM
169.050.000 JPY
1.080.000 USD
1.485.000 DEM
2.475 USD
17.750 USD
72.525 DEM
43.102 DEM
17.881 DEM
33.068 DEM
5.125 DEM
27.000 USD
551.326.000đ
7.410.670.000đ
470.955.000đ
22.422.800.000đ
15.210.700.000đ
10.046.000.000đ
34.882.650đ
166.086.250đ
468.870.125đ
295.949.000đ
125.667.300đ
232.398.700đ
32.856.375đ
384.793.200đ
5.513.000đ
37.053.000đ
4.885.000đ
224.228.000đ
76.053.000đ
60.276.000đ
576.254đ
2.741.393đ
5.116.000đ
2.959.490đ
1.256.673đ
2.323.987đ
492.845đ
7.300.385đ
Tổng cộng
57.853.958.600
430.775.000đ
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2001 phòng KD - XNK).
Nguyễn Cảnh Hiệp - Q8T1 Khoá luận tốt nghiệp
Khoa QTKD
56
Biểu 2.3. Thống kê các hợp đồng NKUT hoàn thành năm 2002
TT Hợp đồng
Hàng hoá Trị giá ngoại tệ Trị giá VNĐ Phí uỷ thác
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
01/Flexo-INH & BMC ngày 26/9/2002
04/UT/BMC - INH ngày 7/12/2002
05/02/BMC - IND ngày 07/11/2002
05UT/BMC - INH.02 ngày
15/12/2002
06/BMC - INH/ 03 ngày 18/02/2003
03BMC/MAC2 ngày 24/10/2002
0100BMC/INH/03 ngày 21/11/2003
E47NP/NV/BMC - 03 ngày 8/3/2003
SQH 31/BMC - INH/03 ngày 2/4/2003
01VP/BMC - INH/03 ngày 2/4/2003
03MDM/BMC-INH/01ngày2/4/2003
06/BMC-MAC4-BMC ngày 7/12/2002
01/BMC/IBĐ/TMTC ngày 29/11/2002
02/BMC/TBĐ/TMTC ngày 28/5/2003
01/BMC-HAM ngày 20/602002
JM01/BMC-TLS/03 ngày 4/7/2003
L22B/BMC-TLS/03 ngày 10/8/2003
20FKD/BMC-DEC/03 ngày 10/8/2003
FEVINA-BMC2K 108 ngày 20/8/2003
01/VTNH/NHĐT/03 ngày 19/3/2003
25B/BMC-BN/03 ngày 31/8/2003
01/VTNH-HT ngày 12/05/2003
01/VTNH/NHNN/01 ngày 18/6/2003
Phụ tùng Flexo
Phụ tùng máy in
Máy quét ảnh
Mực Flexo
Film Kodak
2 xe ISUZUTrooper
Phụ tùng máy in
Máy in E47NP Hamada
Mực Flexo
Phụ tùng máy in
Phụ tùng máy in
01 xe ISUZU
Máy in mã số và phủ cào
Máy đóng gói thẻ ĐT
2 chiếc máy in đã qua SD
Máy in đã qua SD Hashimoto
Máyinđã qua SD Komori
Film Kodak
Cửa kho CHUBB
25 xe ISUZU TROOPER
Máyinđã qua SD Komori
26 xe NISSAN PICK UP
90 xe ISUZU TROOPER
127.990 USD
10.600 DEM
83.500 USD
19.277USD
6.062 USD
50.000 USD
29.700 USD
2.910.000 JPI
6.970 USD
14.800 USD
5.364 USD
22.500 USD
161.767,5 DEM
30.800 USD
108.000 DEM
7.000 USD
25.000 USD
3.830 USD
2.024 USD
62.000.000 JPI
7.000 USD
59.280.000 JPI
216.767.368.000
JPI
1.941.512.200đ
79.718.800đ
548.394.600đ
335.655.000đ
97.021.200đ
727.847.500đ
207.009.000đ
334.967.800đ.
101.643.500đ
215.828.400đ
78.223.212đ
327.352.500đ
1.085.092.000đ
461.969.200đ
732.694.000đ
104.594.000đ
374.962.400đ
57.446.200đ
30.374.200đ
7.560.156.000đ
105.042.000đ
8.536.465.000đ
26.767.368.000đ
20.501.700đ
1.229.900đ
6.299.000đ
3.085.500đ
1.455.200đ
14.564.200đ
2.201.800đ
1.935.400đ
1.677.500đ
3.562.300đ
1..291.000đ
6.552.500đ
9.486.400đ
5.084.200đ
8.517.300đ
1.1543.700đ
2.887.500đ
948.200đ
1.500.000đ
78.504.400đ
1.156.000đ
51.584.000đ
296.382.000đ
Tổng cộng
Nguyễn Cảnh Hiệp - Q8T1 Khoá luận tốt nghiệp
Khoa QTKD
57
50.811.332.700đ 521.559.700đ
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2002 phòng KD - XNK).
Biểu 2.4. Thống kê các hợp đồng NKUT hoàn thành năm 2003.
TT Hợp đồng
Hàng hoá Trị giá ngoại tệ Trị giá VNĐ Phí uỷ thác
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
02/BMC-IHT ngày 22/11/2002
01/VTNH-INBND/03ngày6/11/2003
02BMC/IN-BND ngày 2/4/2002
01/VTNH-INQK ngày 10/5/2002
01VTNH-INQN ngày 27/9/2002
02BMC/INHT ngày 29/10/2002
02VTNH/NHĐA ngày 2/12/2002
01VTNH/TECHSIMEX 15/11/2002
07BMC/IN-BND ngày 17/12/2002
05/BMC-ITC ngày 2/12/2002
02/VTNH-INBND ngày 6/6/2003
04/BMC-HN ngày 7/5/2003
05/BMC-INBND ngày 22/11/2002
03/VTNH-INBND ngày 15/9/2003
01BMC-INSGK ngày 15/2/2003
02/VTNH-ITC ngày 2/4/2003
01/VTNH-ITC ngày 2/4/2003
Phụ tùng máy in
Mực in Nhà in BND
Máy in cuộn Nhà in BND
Máy in 2 màu HEIDELBERG
Thiết bị máy in
Phụ tùng máy in
Xe ôtô CD chở tiền 06 xe
Xe ôtô CD chở tiền 10 xe
Phụ tùng máy in
Máy in Rotatek
Mực in offset
Máy in đã qua SD Komori
Phụ tùng máy in
Mực in
Máy móc thiết bị ngành in
Phụ tùng máy bấm răng cưa
Máy bấm răng cưa
11.330 EUR
47.300 EUR
1.420.000 USD
360.000 EUR
647.000 EUR
11.300 EUR
161.400 USD
206.500 USD
8.502 USD
66.800 EUR
50.350 EUR
16.000 USD
50.646 USD
19.540 EUR
1.172.000 EUR
24.081 EUR
97.000 EUR
180.000.000đ
775.720.000đ
21.784.646.000đ
5.509.408.000đ
10.634.415.000đ
180.800.000đ
2.494.017.000đ
503.993.000đ
131.543.000đ
1.106.208.000đ
852.026.000đ.
247.648.000đ
784.320.000đ
378.607.000đ
20.523.243.600đ
416.986.000đ
1694.573.000đ
3.106.000đ
8.620.000đ
60.347.000đ
20.916.000đ
73.498.000đ
3.106.000đ
32.960.000đ
24.603.000đ
2.894.000đ
11.790.000đ
10.593.000đ
4.092.000đ
10.376.000đ
6.302.000đ
49.976.000đ
7.200.000đ
19.336.000đ
Tổng cộng
47.296.303.000đ
293.437.000đ
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2003 phòng KD - XNK).
Nguyễn Cảnh Hiệp - Q8T1 Khoá luận tốt nghiệp
Khoa QTKD
58
Qua ba bảng trên ta thấy tình hình nhập khẩu uỷ thác của Công ty Vật tư
kỹ thuật Ngân hàng ngày càng có sự tăng trưởng cao.
Năm 2001 thực hiện được 14 hợp đồng UTNK, doanh thu uỷ thác đạt
430.774.000đ. Năm 2002 thực hiện 23 hợp đồng UTNK, doanh thu uỷ thác đạt
521.559.700đ. Như vậy, năm 2002 số lượng và chất lượng hợp đồng uỷ thác
nhập khẩu tăng lên, cụ thể: số hợp đồng UTNK tăng lên 9 hợp đồng, doanh thu
uỷ thác tăng 90.785.700đ hay tăng lên 21% so với năm 2001.Vậy ta có thể
đánh giá rằng hiệu quả kinh doanh của Công ty tăng lên rõ rệt.
Năm 2003 đã thực hiện được 17 hợp đồng UTNK với doanh thu uỷ thác
là 540.059 nghìn đồng. Tuy số lượng hợp đồng UTNK giảm 6 hợp đồng nhưng
doanh thu ủy thác tăng 148.499.300đ hay tăng 3,5%. Để xem xét hiệu quả kinh
doanh ta phải xem xét doanh thu uỷ thác trong mối quan hệ với tổng giá trị
hàng hoá uỷ thác nhập khẩu. Cụ thể: tổng giá trị hàng hoá UTNK năm 2003 đạt
47.296.303.000đ giảm so với năm 2002 là 3.515.029.700đ nhưng doanh thu
UTNK lại tăng lên 18.499.300đ. Như vậy chất lượng kinh doanh của Công ty
đã được tăng lên, Công ty đã tập trung vào NKUT những mặt hàng có tỷ suất
lợi nhuận cao.
Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, Công ty đã tập trung phát huy thế mạnh
của mình là nhập khẩu của các mặt hàng chuyên dùng như: Ôtô chở tiền, thiết
bị phụ tùng công nghệ in... Về khách hàng, Công ty đã tiếp cận với các đơn vị
có nhu cầu lớn như: Nhà in Nhân Dân, Nhà in sách giáo khoa, Nhà in Bộ Tài
chính, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam...và đã ký được những hợp đồng uỷ thác có giá trị lớn,
làm tăng hiệu quả hoạt động của Công ty.
2.4.2.2. Kinh doanh nhập khẩu trực tiếp.
Nguyễn Cảnh Hiệp - Q8T1 Khoá luận tốt nghiệp
Khoa QTKD
59
Nhập khẩu trực tiếp là hoạt động Công ty nhập hàng về để kinh doanh,
Công ty phải xác định được nhu cầu tiêu dùng trong nước, dự đoán khối lượng
vật tư, thiết bị có thể tiêu thụ được căn cứ vào số vốn của Công ty hiện có. Sau
đó Công ty sẽ ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hoá, khi hàng về đến cảng
Công ty sẽ ký hợp đồng bán hàng cho các đơn vị khác và giao trực tiếp tại
cảng hoặc lưu kho để tiêu thụ dần. Hình thức nhập khẩu này đòi hỏi Công ty
phải có nhiều vốn, phải có phương án kinh doanh khả thi.
Hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu trực tiếp được thể hiện trong
các bảng thống kê hợp đồng kinh tế hoàn thành các năm 2001, 2002, 2003 :
Nguyễn Cảnh Hiệp - Q8T1 Khoá luận tốt nghiệp
Khoa QTKD
60
Biểu 2.5. Thống kê hợp đồng kinh tế hoang thành năm 2001
TT Hợp đồng Loại hàng Giá nhập
(CIF+Thuế NK)
Giá bán Lãi ròng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TP/048 VN ngày 30/12/2001
06/BMC - DH/01 ngày
22/02/2001
04/BMC - MAC/02 ngày
20/02/2002
01/BMC - DH/02 ngày
10/03/2002
05/BMC - MAC ngày
17/03/2002
06/BMC - MAC ngày
23/03/2002
02/BMC - NHCT ngày
23/03/2002
01/BMC - NHCT ngày
04/10/2002
09/BMC - NHCT ngày
06/12/2002
01/BMC - MAC ngày
03/10/2002
Phụ tùng máy ghi phim
01 xe Isuzu Trooper
02 xe Isuzu Trooper
01 xe Isuzu Trooper
01 xe Isuzu Pick up
01 xe Isuzu Trooper
01 xe Isuzu Trooper
01 xe Isuzu Trooper
Máy kiểm tra USD
01 xe IsuzuTrooper
24.900.000
359.100.000
881.020.000
440.659.000
1.100.406.370
440.865.113
440.727.972
434.795.428
44.400.400
435.981.717
28.700.000
366.800.000
900.390.000
450.195.000
1.125.900.000
450.400.000
450.260.000
465.205.000
47.820.000
456.640.000
3.800.000
7.700.000
19.370.000
9.536.000
25.493.630
9.534.887
9.532.028
30.409.570
3.419.600
20.658.283
Tổng cộng 4.602.856.000 4.742.310.000 139.453.000
Nguyễn Cảnh Hiệp - Q8T1 Khoá luận tốt nghiệp
Khoa QTKD
61
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2001phòng KD - XNK).
Biểu 2.6. Thống kê hợp đồng kinh tế hoàn thành năm 2002.
TT Hợp đồng Loại hàng Giá nhập
(CIF+Thuế
NK+CFí)
Giá bán Lãi ròng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
02/VTNH/TMTCĐT ngày 8/2/2003
03/VTNH/ CTTC ngày 8/2/2003
03/VTNH/NHCT ngày 28/3/2003
03/VTNH/NHCT ngày 28/3/2003
09/HD-CTVT ngày 5/4/2003
01-ĐNCTVT ngày 25/5/2003
01/VTNH/NHĐBSCL/03
ngày22/6/2003
05/VTNH/NHCT ngày 22/6/2003
03/VTNH/CTVN ngày 24/8/2003
01/VTNH/NTDN ngày 22/6/2003
02/CT-CTVT ngày 11/6/2003
1 xe ISUZU TROOPER
1 xe ISUZU TROOPER
1 xe ISUZU TROOPER
1 xe ISUZU TROOPER
Máy kiểm tra USD
Máy kiểm tra USD
1 xe ISUZU TROOPER
1 xe ISUZU TROOPER
1 xe ISUZU TROOPER
1 xe ISUZU TROOPER
Máy soi đô la
448.092.000đ
450.821.000đ
450.821.000đ
450.821.000đ
47.000.000đ
45.000.000đ
467.575.000đ
467.575.000đ
467.575.000đ
467.575.000đ
332.022.700đ
4645.760.000đ
465.765.000đ
472.745.000đ
472.745.000đ
47.677.400đ
16.000.000đ
487.662.500đ
486.161.000đ
487.500.000đ
486.570.000đ
360.000.000đ
17.668.000đ
14.939.000đ
21.924.000đ
21.924.000đ
677.400đ
700.000đ
20.087.500đ
18.586.000đ
19.995.000đ
18.995.000đ
27.977.300đ
Nguyễn Cảnh Hiệp - Q8T1 Khoá luận tốt nghiệp
Khoa QTKD
62
12 01/VTNH/NHNN ngày 15/10/2003 1 xe ISUZU TROOPER 467.575.000đ 488.605.000đ s21.030.000đ
Tổng cộng
4.502.752.700đ 4.707.185.900đ 204.433.200đ
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2002 phòng KD - XNK).
Nguyễn Cảnh Hiệp - Q8T1 Khoá luận tốt nghiệp
Khoa QTKD
63
Biểu 2.7. Thống kê hợp đồng kinh tế hoàn thành năm 2003
TT Hợp đồng Loại hàng Giá nhập (CIF+Thuế
NK+CFí)
Giá bán Lãi ròng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
HĐ 7 xe ôtô CD:(B.Ninh, C.Mau,
Đ.Nai, V.Phúc,TT Huế, Q.Trị, CN14)
Hợp đồng 04 xe ôtô CD (NHCPQĐ: 02
xe; NHPT Nhà ĐBSCL: 02 xe)
01/VTNH-XN951 ngày 24/12/2002
Hoá đơn số 015971ngày 5/12/2002
01/VTNH/NHSGTT ngày 27/2/2003
02/VTNH/NHAHN ngày 12/2/2003
01/VTNH-IBQĐ ngày 12/2/2003
02/VTNH-ITC ngày 28/5/2003
03/VTNH-ITC ngày 12/5/2003
04/VTNH-ITC ngày 22/7/2003
Hoá đơn số 0175539 ngày 5/8/2003
01/VTNH-NTVN ngày 9/1/2003
01/VTNH/NHN ngày 10/2/2003
01/VTNH/NTQN ngày 15/4/2003
01/VTNH/NHNT ngày 11/4/2003
HĐ với 15 Chi nhánh NHCTVN
04/VTNH/VTVN ngày 11/7/2003
Hoá đơn số 0075548 ngày 10/9/2003
01/VTNH-IQB ngày 21/7/2003
01/VTNH-CQT ngày 7/8/2003
01/VTNH-NHCT ngày 28/8/2003
07 xe ISUZU TROOPER
04 xe ISUZU TROOPER
Máy hiện bản tự động
Phụ tùng máy in
03 xe ISUZU TROOPER
02 xe ISUZU TROOPER
Phụ tùng máy in
Phụ tùng máy in
Phụ tùng máy in
Phụ tùng máy in
Phụ tùng máy in
01 xe ISUZU TROOPER
01 xe ISUZU TROOPER
01 xe ISUZU TROOPER
01 xe ISUZU TROOPER
15 xe NHCTVN
04 xe ISUZU TROOPER
Mực in offset
Phụ tùng
P.tùng máy tiêu huỷ tiền
Máy kiểm tra đôla
3.430.000.000đ
1.960.000.000đ
225.133.000đ
20.500.000đ
1.470.000.000đ
980.000.000đ
106.515.000đ
564.742.000đ
285.050.000đ
334.640.000đ
34.828.000đ
490.000.000đ
490.000.000đ
491.000.000đ
491.000.000đ
7.348.789.000đ
1.966.440.000đ
44.471.000đ
30.615.000đ
556.491.000đ
402.500.000
3.570.567.000đ
2.036.000.000đ
248.000.000đ
20.800.000đ
1.527.000.000đ
1.018.000.000đ
112.957.000đ
582.208.000đ
291.384.000đ
344.640.000đ
49.114.000đ
510.481.000đ
510.569.000đ
511.226.000đ
511.160.000đ
7.673.490.000đ
2.046.726.000đ
47.600.000đ
43.636.000đ
578.154.000đ
367.400.000đ
140.567.000đ
76.000.000đ
22.867.000đ
300.000đ
57.000.000đ
38.000.000đ
644.2000đ
17.466.000đ
6.334.000đ
10.000.000đ
14.286.000đ
20.481.000đ
20.569.000đ
20.226.000đ
20.160.000đ
324.701.000đ
80.286.000đ
3.129.000đ
13.021.000đ
21.663.000đ
35.100.000đ
Tổng cộng
21.722.714.000đ
22.601.112.000đ
948.598.000đ
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2003phòng KD - XNK).
Nguyễn Cảnh Hiệp - Q8T1 Khoá luận tốt nghiệp
Khoa QTKD
64
Qua số liệu ở ba bảng trên ta thấy tình hình nhập khẩu kinh doanh của
Công ty tăng lên cả về số lượng và chất lượng
Năm 2001, Công ty thực hiện 10 hợp đồng kinh tế, Vốn kinh doanh bỏ
ra là 4.602.856.000đ thu được 193.453.000đ lãi ròng. Năm 2002 thực hiện 12
hợp đồng, vốn kinh doanh bỏ ra là 4.502.752.700đ, giảm 100.103.300đ hay
2,2% nhưng lãi ròng thu được lại cao hơn 204.433.200đ tăng 64.980.200đ hay
tăng 46,6% so với năm 2001. Vốn bỏ ra kinh doanh ít hơn, chỉ bằng 97,83% so
với năm 2001, nhưng lãi ròng lại cao hơn gần gấp rưỡi năm 2001. Điều đó
chứng tỏ khả năng kinh doanh, sự nhanh nhạy, nắm bắt kịp thời những thời cơ
của Công ty. Phần lớn các hợp đồng kinh tế năm 2002 là hợp đồng nhập khẩu
xe ôtô chuyên dùng chiếm 9 hợp đồng trong 12 hợp đồng. Như vậy, Công ty
đã phát huy được tiềm năng kinh doanh của mình trong hoạt động kinh doanh
nhập khẩu mặt hàng này này.
Năm 2003 công ty thực hiện 14 hợp đồng kinh tế với số vốn bỏ ra để
thực hiện hợp đồng là 21.722.714đ, lãi ròng đạt được là 948.598.000đ. Điều
đó chứng tỏ năm 2003 hoạt động kinh doanh của Công ty phát triển rất mạnh
mẽ. Tổng giá trị hàng hoá Công ty nhập khẩu trực tiếp tăng 17.219.961.300đ
tức là tăng 4,824 lần so với năm 2002. Lợi nhuận tăng 744.164.800đ tăng 4,64
lần so với 2002. Như vậy hiệu quả kinh doanh nhập khẩu trực tiếp của Công ty
đã được nâng lên một bước cao hơn đảm bảo tăng mạnh và đồng đều (doanh
thu và lợi nhuận ròng tăng tương ứng). Có được kết quả như vậy là do hình
thức nhập khẩu trực tiếp đã được Công ty chú trọng hơn và ngày càng có được
hợp đồng có giá trị lớn
Kinh doanh nhập khẩu trực tiếp thường mang nhiều yếu tố rủi ro (như sự
biến động của tỷ giá hối đoái.. ) và nó còn đòi hỏi phải có vốn lưu động lớn,
Nguyễn Cảnh Hiệp - Q8T1 Khoá luận tốt nghiệp
Khoa QTKD
65
nên Công ty cần đảm bảo thận trọng trong việc nghiên cứu nhu cầu thị trường
và có phương án khả thi để loại bỏ rủi ro.
Về cơ cấu hàng nhập khẩu trực tiếp, Công ty tiếp tục phát huy những
mặt hàng nhập khẩu thế mạnh là ce ôtô chuyên dùng, trang thiết bị phụ tùng in.
Về khách hàng Công ty đã củng cố được mối quan hệ kinh doanh với các bạn
hàng và ký được những hợp đồng có giá trị lớn như : hợp đồng với 15 chi
nhánh Ngân hàng Công thương Việt nam, hợp đồng với Ngân hàng Sài Gòn
Thương Tín...
2.5. Kết quả hoạt động sản xuất inh doanh của Công ty.
Trong những năm qua, Công ty Vật tư kỹ thuật Ngân hàng luôn nỗ lực
tìm kiếm, khai thác và mở rộng thị trường của mình, cả về thị trường mua lẫn
thị trường bán. Thị trường kinh doanh của Công ty được phân chia thành hai
khu vực chính là: Khu vực Miền Bắc và khu vực Miền Nam. Các loại hàng bán
được chia làm năm nhóm chính là: Nhóm ấn chỉ, nhóm giấy, nhóm vật tư thiết
bị, nhóm ôtô chuyên dùng và nhóm hàng văn phòng. Doanh thu theo từng
nhóm hàng và từng khu vực thị trường của Công ty qua hai năm 2002 - 2003
như sau:
Nguyễn Cảnh Hiệp - Q8T1 Khoá luận tốt nghiệp
Khoa QTKD
66
Biểu 2.8. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty hai năm 2002 - 2003.
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh
Dthu % Dthu % STĐ %
Tổng doanh thu theo nhóm hàng.
+ ấn chỉ
+ Giấy trắng
+ Vật tư thiết bị
+ Ôtô chuyên dùng
+ Hàng văn phòng
30.794.818
5.473.387
2.618.173
5.961.754
11.399.483
5.148.778
100
17,8
8,5
19,4
37
17,3
41.905.082
6.906.562
3.778.389
7.956.521
16.621.598
6.642.012
100
16,5
9
19
40
15,5
11.110.264
1.433.275
1.160.216
1.994.767
5.222.115
1.493.234
36,1
26,2
44,3
33,5
45,8
29
Tổng doanh thu theo khu vực
- Miền Bắc
- Miền Nam
30.794.818
22.915.341
7.879.477
100
74,4
25,6
41.905.082
31.093.571
10.811.511
100
74,2
25,8
11.110.264
8.178.230
2.932.034
36,1
35,68
37,2
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty năm 2002 - 2003)
NguyÔn C¶nh HiÖp - Q8T1 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Khoa QTKD
67
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu các nhóm hàng đều tăng, năm
sau cao hơn năm trước. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong các nhóm hàng là ôtô
chuyên dùng cới 37% tổng doanh thu năm 2002, đạt 11.399.483 nghìn đồng và
40% tổng doanh thu năm 2003, đạt 16.621.598 nghìn đồng, tăng 5.222.115
nghìn đồng hay tăng 45,8% so với năm 2002. Tiếp đến là nhóm hàng vật tư
thiết bị, doanh thu tăng 1.994.767 nghìn đồng hay tăng 33,4% so với năm
2002. Nhóm ấn chỉ và nhóm giấy và nhóm hàng văn phòng tăng đều. Doanh
thu các nhóm hàng đều tăng chứng tỏ hoạt động kinh doanh nhập khẩu của
Công ty đạt hiệu quả cao.
Có được sự tăng trưởng trong kinh doanh như vậy cũng là nhờ sự tác
động của nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân khách quan làm tăng
doanh số bán hàng là do nhóm ôtô chuyên dùng và vật tư thiết bị đựơc nhiều
Ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác trang bị sử dụng nhằm đảm bảo an toàn
cho hoạt động vận chuyển và bảo vệ tiền thanh toán, nguyên nhân chủ quan là
do công ty đã chú trọng mở rộng thị trường ngoài ngành, mở rộng danh mục
hàng hóa nhập khẩu, tăng cường hình thức nhập khẩu trực tiếp.
2.6. Đánh giá chung về tình hình hoạt động nhập khẩu của Công ty.
Được sự quan tâm giúp đỡ của toàn Công ty, đặc biệt là sự chỉ đạo sát
sao của ban Giám đốc, cán bộ công nhân viên phòng kinh doanh xuất nhập
khẩu đã tham gia đầy đủ các phong trào do Công đoàn Công ty phát động,
đoàn kết nhất trí trong công tác, nỗ lực phấn đấu vươn lên để hoàn thành tốt
các nhiệm vụ được giao. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu đã từng bước thiết
lập và mở rộng quan hệ với các Bộ, ngành có liên quan, với các khách hàng
trong nước cũng như nước ngoài, với chiến lược khách hàng mềm dẻo, lấy chất
lượng dịch vụ, uy tín và năm lực triển khai các công việc làm ưu thế cạnh
tranh. Đồng thời phòng cũng tranh thủ được sự ủng hộ giúp đỡ của các cơ
NguyÔn C¶nh HiÖp - Q8T1 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Khoa QTKD
68
quan chủ quản: Ban lãnh đạo và các vụ, cục của Ngân hàng trung ương để phát
triển thêm các loại hình kinh doanh, dịch vụ như: Kinh doanh XNK trực tiếp,
XNK uỷ thác, tư vấn đấu thầu các loại vật tư chuyên dùng... nâng cao uy tín
mở rộng phạm vị hoạt động của Công ty nói chung và phòng kinh doanh XNK
nói riêng.
2.6.1. Ưu điểm:
Hoạt động xuất nhập khẩu của phòng có những ưu điểm sau:
-Phòng kinh doanh nhập khẩu đã phối hợp tốt với các phòng ban trong
Công ty để tôt chức tốt việc nhập khẩu các mặt hàng truyền thống như: Ôtô
chuyên dùng chở tiền, đèn kiểm tra đôla, máy soi tiền máy đếm tiền...Bên cạnh
đó phòng còn sử dụng vốn của Công ty và vốn vay Ngân hàng một cách có
hiệu quả để thực hiện các hợp đồng kinh doanh nhập khẩu. Đảm bảo an toàn
tuyệt đối về vốn và tài sản cho khách hàng cũng như Công ty
-Phòng đã tiến hành các hoạt động nghệp vụ một cách linh hoạt, sáng
tạo, có hiệu quả phù hợp với yêu cầu thực tế của khách hàng, qua đó tiết kiệm
được thời gian chi phí, làm hài lòng khách hàng và nâng cao uy tín của Công ty
trong cũng như ngoài nước.
- Phát triển tốt các mối quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước liên
quan đến lĩnh vực XNK như: Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan, Bộ Văn hoá
và Thông tin...
- Phòng đã khai thác tốt thị trường truyền thống (ngành Ngân hàng) và
ngày càng mở rộng thị trường ra các khách hàng ngoài ngành như : Bộ Tài
chính, Bộ Văn hoá và Thông tin, Nhà in báo Nhân dân, Nhà in sách giáo
khoa...
NguyÔn C¶nh HiÖp - Q8T1 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Khoa QTKD
69
- Thiết lập được mối quan hệ Thương mại với các Công ty ở các nước
có cộng nghệ Ngân hàng tiên tiến như : Nhật Bản, Đức, Thuỵ Sỹ, Singapore...
và ngày càng nâng cao uy tín của Công ty trong lĩnh vực hoạt động.
- Liên tục mở rộng các mặt hàng kinh doanh: Từ các mặt hàng thiết bị
chuyên dùng trong ngành Ngân hàng như : Ôtô chuyên dùng chở tiền, máy
đếm tiền, cửa kho tiền... đến các loại máy móc thiết bị ngành in, ngành điện tử
như máy in, máy tách màu điện tử, máy chập liên và in số nhảy, phụ tùng máy
in, Film dùng trong công nghệ in.
- Chú trọng hơn đến hình thức nhập khẩu trực tiếp nên doanh thu hợp
đồng kinh tế nhập khẩu trực tiếp ngày càng tăng.
- Việc cập nhật các thông tin về thị trường giá cả, chính sách nhập khẩu,
tỷ giá hối đoái ngày càng tốt hơn.
2.6.2. Nhược điểm
Trong quá trình hoạt động ngoài những thành tích đạt được như kể trên
phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu trên thực tế còn tồn tại những vướng mắc
sau:
- Công ty đã khai thác tốt thị trường trong ngành và từng bước mở rộng
thị trường ngoài ngành nhưng doanh thu của thị trường ngoài chưa thực sự
tương ứng với tiềm năng của nó.
- Danh mục hàng hoá phục vụ thị trường ngoài ngành tuy đã được mở
rộng nhưng mặt hàng cơ bản vẫn là vật tư thiết bị phục vụ ngành in, chưa mở
rộng danh mục hàng hoá nhập sang một số lĩnh vực khác mà Công ty có khả
năng như : đồ dùng văn phòng trang trí nội thất.
- Đội ngũ nhân viên trong phòng tuy đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao nhưng phải kiêm nhiệm nhiều, xét trên khía canh lâu dài khi hoạt động
NguyÔn C¶nh HiÖp - Q8T1 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Khoa QTKD
70
kinh doanh nhập khẩu ngày càng phát triển thì Công ty cần phải chuẩn bị bổ
sung thêm cán bộ và có kế hoạch đào tạo để đáp ứng được yêu cầu công việc.
- Phòng đã cập nhật thông tin về chính sách, thông tin về giá cả thị
trường, các thông báo mời thầu, qua một số tạp chí như : Công báo, thị trường,
Báo Hà nội mới... nhưng lại chưa chú ý đến việc khai thác nguồn thông tin rồi
dào và phong phú trên mạng Internet, phòng Thương mại Công nghiệp Việt
Nam, các thương vụ, các sứ quán của các nước ở Việt Nam .
- Trong quá trình hoạt động chưa chuyên môn hoá được công việc (tổ
chức cán bộ chuyên trách các mảng riêng trong quá trình nhập khẩu) nên việc
xác định trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cá nhân trong mỗi sự vụ gặp khó
khăn
2.6.3. Nguyên nhân.
- Phương tiện làm việc còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế
(chưa có máy FAX, máy photo riêng còn phải sử dụng chung với phòng hành
chính nên mất rất nhiều thời gian, chưa được nối mạng Internet).
- Chưa quan tâm thích đàng đến thị trương ngoài ngành, đội ngũ cán bộ
còn thiếu để đáp ứng được khối lượng công việc ngày càng nhiều.
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI
CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT NGÂN HÀNG.
1. NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH NHẬP
KHẨU TẠI CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT NGÂN HÀNG.
1.1. Quan điểm.
Công ty Vật tư kỹ thuật Ngân hàng có quan điểm kinh doanh sau:
Bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh được giao, hoàn thành nhiệm vụ
kinh doanh, chính trị được giao.
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
NguyÔn C¶nh HiÖp - Q8T1 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Khoa QTKD
71
Đảm bảo công ăn việc làm và từng bước cải thiện tăng thu nhập cho
người lao động.
Từng bước củng cố và phát triển lòng tin để xứng đáng là bạn hàng tin
cậy của khách hàng trong và ngoại ngành. Mở rộng thị trường và tăng thị phần
đảm bảo kinh doanh ngày càng có hiệu quả.
Với quan điểm kinh doanh như trên Ban Giám đốc Công ty cùng với các
phòng chức năng đã và đang xây dựng Công ty thành một doanh nghiệp độc
lập,vững mạnh và ngày càng phát triển trong kinh doanh với bộ máy tinh gọn
và hiệu quả.
1.2. Định hướng hoạt động kinh doanh 2004-2005
Phát huy những kết quả, thành tích đã đạt được trong năm 2003 tranh
thủ những thuận lợi lường trước những khó khăn thử thách, Công ty Vật tư
Ngân hàng đã xác định mục tiêu cho năm 2004-2005 như sau:
- Phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đa dạng
hoá các mặt hàng kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo giữ vững các mặt hàng
truyền thống của Công ty. Mở rộng danh mục hàng hoá nhập khẩu.
- Đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo và bán hàng đến từng khách
hàng: các Ngân hàng Thương mại, kho bạc, các đơn vị kinh tế ngoài ngành.
- Mở rộng các khách hàng có nhu cầu nhập khẩu uỷ thác.
- Tăng cường mở rộng hơn nữa mối quan hệ với các đơn vị ban ngành
như: Ngân hàng nhà nước, các vụ cục thuộc Ngân hàng nhà nước, Bộ Thương
mại, Bộ Văn hoá -Thông tin, Tổng cục Hải quan... Nhằm tranh thủ sự ủng hộ
giúp đỡ trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
2. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIÊU QUẢ KINH DOANH
TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CHO CÔNG TY VẬT TƯ KỸ
THUẬT NGÂN HÀNG.
NguyÔn C¶nh HiÖp - Q8T1 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Khoa QTKD
72
Trong 8 năm hoạt động, Công ty Vật tư kỹ thuật Ngân hàng đã có những
bước tiến đáng kể về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, có nhiều thành tích đáng
được biểu dương. Song vẫn còn một số hạn chế, chưa tận dụng được triệt để
các cơ hội, những thuận lợi và khả năng sẵn có của mình. Để nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu, Công ty cần thiết phải đưa ra những biên
pháp hợp lý, khả thi để khắc phục khó khăn.
Về ý kiến cá nhân tôi xin nêu ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Vật tư kỹ thuật Ngân hàng
dựa trên cơ sở những tồn tại, vướng mắc và phương hướng hoạt động kinh
doanh trong các năm tới của Công ty, như sau:
2.1. Mở rộng kênh thu thập thông tin :
Bằng cách nối mạng Internet, thường xuyên cập nhật các thông tin từ
phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các thương vụ, các lãnh sự sứ
quán để có nguồn thông tin phong phú, từ đó có quyết định lựa chọn nhà cung
ứng tối ưu nhất.
2.2. Tổ chức đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và mở rộng thị trường,
thành lập bộ phận Marketing.
Hoạt động nghiên cứu và mở rộng thị trường là tất yếu đối với hoạt động
kinh doanh. Để kinh doanh thành công thì doanh nghiệp phải nắm rõ từng động
thái của thị trường: Nhu cầu mua, chủng loại, nguồn cung cấp, giá cả...để làm
cơ sở lập kế hoạch nhập khẩu của Công ty.
Doanh nghiệp cần phải tìm kiếm thị trường để có thể nâng cao hiệu quả
kinh doanh. Tìm kiếm và khai thác thị trường là cơ sở cho doanh nghiêp mở
rộng cả thị trường mua và thị trường bán.
NguyÔn C¶nh HiÖp - Q8T1 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Khoa QTKD
73
Hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu vẫn dựa vào các mối quan
hệ truyền thống, các khách hàng và bạn hàng còn hạn chế. Nếu Công ty nghiên
cứu khai thác tốt nhu cầu của khách hàng trong và ngoài ngành, tăng cường
tiếp cận với khách hàng, tổ chức hoạt động Marketing tốt, Công ty sẽ tiêu thụ
được khối lượng hàng hoá lớn, có thể duy trì và mở rộng thị trường.
Công ty cần thành lập bộ phận Marketing để thực hiện các chức năng
sau:
- Tổ chức giới thiệu sản phẩm, phương thức thanh toán, tổ chức hội nghị
khách hàng, hội thảo quốc tế nhằm thu hút khách hàng.
- Nghiên cứu thị trường trong nước nhầm tìm kiếm và khai thác nhu cầu
tiêu dùng các mặt hàng thuộc phạm vi Công ty.
- Nghiên cứu thị trường nhập khẩu để lựa chọn nhà cung cấp đáp ứng tốt
nhất yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng, mẫu mã, giá cả.
Nghiên cứu thị trường trong nước, trước hết Công ty cần tập trung
nghiên cứu thị trường trong ngành. Đối với thị trường ngoài ngành, Công ty
nên tập trung vào kinh doanh nhập khẩu một số chủng loại hàng hoáđang có
nhu cầu cao, hàng hoá đó Công ty phải có lợi thế về nhà cung cấp trong các
điều kiện: Chất lượng, mẫu mã, giá cả, sức cạnh tranh trên thị trường.
Việc nghiên cứu thị trường nhập khẩu, Công ty có thể trực tiếp quan hệ
hoặc thông qua các tổ chức thương mại, tổ chức tư vấn quốc tế, các lãnh sự
quán nước ngoài tại Việt Nam
2.3. Đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh nhập khẩu.
Việc đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh nhập khẩu sẽ cho phép
doanh nghiệp ngày càng mở rộng được thị trường, tham gia vào nhiều thị
trường hơn trên cơ sở đó làm tăng hiệu quả kinh doanh, tăng doanh thu và lợi
nhuận.
NguyÔn C¶nh HiÖp - Q8T1 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Khoa QTKD
74
Hiện nay, trong danh mục hàng hoá nhập khẩu của Công ty vẫn còn hạn
chế về các loại linh kiện, phụ tùng thay thế dùng cho các loại máy móc thiết bị
chuyên dùng... những hàng hoá mà nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia tăng,
nhưng sản xuất trong nước chưa đáp ứng nhu cầu mà công ty có thể nhập khẩu
như thiết bị trang trí nội thất...
Trên cơ sở tìm kiếm và khai thác nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hoá
trong và ngoài ngành, nghiên cứu thị trường nhập khẩu để quyết định lựa chọn
mặt hàng kinh doanh có hiệu quả tối ưu theo các hướng sau:
- Nhập khẩu các loại linh kiện, phụ tùng thay thế cho các loại máy in,
ôtô chuyên dùng, vật tư, máy móc thiết bị kỹ thuật phục vụ Ngành.
- Thâm nhập vào thị trường kinh doanh nhập khẩu các loại trang thiết bị
nội thất, vì nhu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng ngày càng phong phú và đa
dạng.
2.4. Tổ chức đội ngũ phục vụ dịch vụ sau bán hàng.
Dịch vụ sau bán hàng có vai trò rất quan trọng trong chính sách giao
tiếp- khuyếch trương của Công ty, nó bao gồm các hoạt động nhăm giúp khách
hàng giảm thời gian và chi phí trong việc mua hàng, sử dụng hợp lý hàng hoá,
đặc biệt là các sản phẩm mới, các sản phẩm đòi hỏi có trình độ kỹ thuật cao
nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Công ty với khách hàng, góp phần nâng
cao uy tín của Công ty, tạo lợi thế trong cạnh tranh trên thị trường.
Mặc dù phòng kinh doanh vật tư đã có những chính sách Marketing hiệu
quả, hoạt động xúc tiến bán hàng tương đối tốt nhưng dịch vụ sau bán hàng
thực hiện chưa được tốt lắm. Chưa có một bộ phận chuyên trách phục vụ,
thường là sự kiêm nhiệm của các nhân viên Phòng kinh doanh vật tư và công
nhân Xưởng sản xuất, cho nên dịch vụ sau bán hàng vẫn chưa được phát huy
một cách thoả đáng.
NguyÔn C¶nh HiÖp - Q8T1 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Khoa QTKD
75
Đội ngũ phục vụ dịch vụ sau bán hàng có thể được tổ chức từ bộ phận
bán hàng của Phòng kinh doanh vật tư và bộ phận sửa chữa bảo dưỡng máy
móc của Xưởng sản xuất. Khách hàng của Công ty cần phải được giao hàng
tận nơi, được lắp đặt vận hành, hướng dẫn sử dụng và bảo hành bảo dưỡng
theo định kỳ. Cung cấp tư liệu kỹ thuật, bản hướng dẫn sử dụng, sơ đồ cấu tạo
và các Catalogue.
Đội ngũ này đòi hỏi phải nắm vững kỹ thuật công dụng cách lắp đặt, vận
hành máy móc thiết bị và phải biết bảo dưỡng sửa chữa những hỏng hóc thông
thường.
2.5. Tăng cường và mở rộng mối quan hệ kinh doanh.
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường một doanh nghiêp muốn hoạt động
kinh doanh thành công thì phải có mối quan hệ kinh doanh rộng rãi. Có những
mối quan hệ tốt sẽ giúp cho việc làm thủ tục hành chính được thuận lợi và
nhanh chóng, giảm công sức đi lại, tranh thủ sự giúp đỡ trong việc ban hành
các quy chế, chính sách có lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty. .
Vì vậy Công ty cần phải tăng cường và mở rộng hơn nữa mối quan hệ
với các cơ quan hữu quan.
Công ty có thể tạo lập và mở rộng các mối quan hệ trong kinh doanh
bằng cách:
- Gửi thư đến bộ phận tiếp xúc trong công việc sau mỗi lần nhận được
sự giúp đỡ đê bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc với sự giúp đỡ nồng nhiệt ấy của họ.
- Trong các cuộc họp, hội nghị tổng kết kinh doanh, hội thảo của Công
ty nên gửi thiếp mời tới các đại diện của các bộ ngành có liên quan đến hoạt
động kinh doanh tới tham dự để họ hiểu hơn về Công ty, nhân dịp đó bày tỏ
nguyện vọng của mình.
NguyÔn C¶nh HiÖp - Q8T1 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Khoa QTKD
76
- Gửi hoa, thiếp mừng hoặc cử đại diện của Công ty tới dự các ngày kỷ
niệm có ý nghĩa như ngày thành lập Bộ, Ngành, ngày lễ tết...
2.6. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho các cán
bộ kinh doanh nhập khẩu.
Đối với các hoạt động kinh doanh nhập khẩu, đội ngũ cán bộ là nhân tố
chủ đạo quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Cán bộ kinh doanh nhập khẩu
phải là người có trình độ cao đẳng , đại học, nắm vững nghiệp vụ ngoại
thương, am hiểu về ngành hàng kinh doanh của Công ty, trình độ ngoại ngữ
giao tiếp phải thành thạo để có thể giao tiếp đàm phán với các đối tác nước
ngoài và soạn thảo hợp đồng. Trình độ tin học đạt mức độ xử lý văn bản thành
thạo. Có như vây thì hoạt động kinh doanh nhập khẩu mới đạt hiệu quả cao.
. - Đối với các cán bộ mới: Cần phải thường xuyên hướng dẫn, giải
thích, giúp đỡ họ năm bắt, hiểu biết được những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ
ngoại thương .Tạo điều kiện cho các cán bộ mới có khả năng làm việc độc lập.
Cho các cán bộ đi học các lớp nghiệp vụ ngoại trường ngắn ngày.
- Tạo điều kiện cho các cán bộ trong Phòng học nâng cao trình độ tin
học, ngoại ngữ, sử dụng mạng Internet...
2.7 Thực hiện tốt việc phát huy dân chủ trong phòng để tiếp thu ý kiến
đóng góp của cán bộ nhân viên trong và ngoài phòng để ngày càng hoàn
thiện.
3. KIẾN NGHỊ.
3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ.
* Có chính sách quản lý ngoại hối hiệu quả, tránh sự biến động lớn của
tỷ giá hối đoái.
NguyÔn C¶nh HiÖp - Q8T1 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Khoa QTKD
77
Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngoại thương. Một
sự tăng lên hay giảm xuống của tỷ giá hối đoái sẽ làm tăng hoặc giảm lượng
hàng XNK: Khi tỷ giá hối đoái giảm xuống làm cho hoạt động nhập khẩu tăng
trưởng bởi lẽ lúc này hàng hoá nhập khẩu sẽ có giá rẻ tương đối so với hàng
sản xuất trong nước.
Đối với các doanh nghiệp Việt nam có hoạt động kinh doanh XNK thì tỷ
giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh : Khi thanh toán mà
tỷ giá hối đoái có sự biến động theo xu hướng giảm thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ
do tỷ giá. Ngược lại khi thanh toán mà tỷ giá hối đoái tăng, doanh nghiệp sẽ có
lợi từ sự biến động tỷ giá này nhưng hàng hoá nhập về có giá trị cao gây tồn
đọng khó tiêu thụ.
* Có chính sách thuế ổn định, biểu thuế nhập khẩu ổn định.
Thuế nhập khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh
nhập khẩu. Thứ nhất, nó ảnh hưởng đến mức lợi nhuận dự tính của phương án
kinh doanh. Thứ hai, nó ảnh hưởng đến công tác kê khai tính thuế khi làm thủ
tục Hải quan; chính sách thuế thay đổi, thuế suất thay đổi mà cán bộ kinh
doanh XNK không cập nhật kịp thời khi làm thủ tục Hải quan kê khai sai có
thể làm Công ty bị phạt.
3.2. Kiến nghị đối với Công ty Vật tư kỹ thuật Ngân hàng.
Hoạt động kinh doanh của Phòng kinh doanh XNK cần sự chỉ đạo giúp
đỡ của Ban Giám đốc Công ty, sự phối hợp thực hiện của các Phòng ban chức
năng khác như Phòng Kinh doanh, Phòng kế toán, Phòng Tổ chức- Hành
chính. Để có thể giữ vững và không ngừng nâng cao các kết quả đã đạt được
trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu, tôi xin trình với ban lãnh đạo Công ty
một số khuyến nghị sau:
NguyÔn C¶nh HiÖp - Q8T1 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Khoa QTKD
78
- Phòng Kế toán - Tài chính cần phối hợp chặt chẽ với phòng XNK nhất
là ở các khâu về vay vốn, mua ngoại tệ, đòi tiền bán hàng. Hạch toán cụ thể
hơn về những chi phí phát sinh khi thực hiện hợp đồng để thấy rõ lợi nhuận -
chi phí của từng hợp đồng XNK.
- Phòng Tổ chức- Hành chính thực hiện theo dõi đánh giá công tác của
từng CBCNV từ đó cần có quyết định khen thưởng kịp thời, phụ cấp làm ngoài
giờ hợp lý để khuyến khích, động viên tinh thần CBCNV có nhiều cố gắng
trong công tác.
- Ban Giám đốc cần tạo điều kiện cho cán bộ mới của Phòng Kinh doanh
XNK được đi học các lớp đào tạo nghiệp vụ ngoại thương ngắn ngày; Tạo điều
kiện cho cán bộ Phòng được đi khảo sát tìm kiếm thị trường nước ngoài, tham
gia các cuộc hội thảo quốc tế để nâng cao trình độ chuyên môn; Tạo điều kiện
cho các CBCNVĐ được đi học các lớp ngoại ngữ nâng cao; trang bị thêm các
phương tiện làm việc hiện đại: Máy điện thoại di động, máy nhắn tin, thẻ điện
thoại để giúp cho việc giao dịch được thuận lợi.
KẾT LUẬN
Xuất nhập khẩu là một lĩnh vực kinh doanh đã và đang được nhà nước ta
khuyến khích phát triển với mục đích phát triển knh tế, nhằm tăng cường các
mối quan hệ kinh tế quốc tế, đổi mới máy móc trang thiết bị công nghệ, từng
bước tiếp cận và hội nhập với nền kinh tế kinh tế khu vực và thế giới.
NguyÔn C¶nh HiÖp - Q8T1 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Khoa QTKD
79
Trong quá trình hoạt động Công ty Vật tư kỹ thuật Ngân hàng đang từng
bước hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của mình để hoàn
thành nhiệm vụ kinh tế, chính trị được giao và ngày càng phát triển.
Với một số nghiệp vụ ngoại thương chủ yếu được thực hiện trong kinh
doanh xuất nhập khẩu giúp ta có cái nhìn bao quát về hoạt động XNK hiện
nay, đặc biệt là hình thức XNK uỷ thác - một loại hình kinh doanh dịch vụ phổ
biến trong lĩnh vực ngoại thương. Qua số liệu phân tích hoạt động kinh doanh
nhập khẩu và một số tồn tại vướng mắc khi thực hiện hợpjđồng ngoại thường
của Công ty Vật tư kỹ thuật Ngân hàng ta co thể thấy được sự phức tạp của
họat động ngoại thương. Chuyên đề tốt nghiệp này đã đề cập đến thực trạng
kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Vật tư kỹ thuật Ngân hàng nói riêng và tại
các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu nói chung.
Em hy vọng rằng với những biện pháp và kiến nghị được em mạnh dạn
đưa ra sẽ góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trong hoạt
động nhập khẩu của Công ty.
Em thành thật mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các
thầy cô giáo, BGĐ-Phòng KD-XNK Công ty Vật tư kỹ thuật Ngân hàng cùng
các độc giả để hoàn thiện hơn nữa bản chuyên đề này.
Xin chân thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2001, 2002, 2003 - phòng
KD-XNK.
2. Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương.
3. Giáo trình thanh toán quốc tế.
4. Giáo trình giao nhận vận tải.
5. Giáo trình kinh tế phát triển.
NguyÔn C¶nh HiÖp - Q8T1 Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Khoa QTKD
80
6. Tạp chí kinh tế phát triển.
Và một số tài liệu tham khảo khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong hoạt động nhập khẩu tại Công ty Vật tư kỹ thuật Ngân hàng.pdf