Thực trạng vấn đề buôn bán trẻ em và Công tác phòng chống buôn bán trẻ em ở nước ta

LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nhất là từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, tình hình tội phạm buôn bán người xảy ra ngày càng phức tạp, nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng. Một bộ phận trẻ em bị buôn bán ở trong nước, chủ yếu từ các vùng nông thôn, miền núi ra thành phố, thị xã để làm gái mại dâm; phần lớn số còn lại bị buôn bán ra nước ngoài với nhiều hình thức và mục đích khác nhau. Tệ nạn buôn bán trẻ em đã trở thành vấn đề nóng bỏng, nhức nhối ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt của xã hội, phong tục tập quán, đạo đức xã hội, pháp luật của nhà nước, cướp đi hạnh phúc của nhiều gia đình, làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS, tiềm ẩn những nhân tố xấu về an ninh quốc gia và trật tự xã hội. Ở hành tinh xanh này, không ít trong chúng ta bắt gặp những cảnh tượng hết sức đau lòng; bố mẹ mất con; con cái không được sự chăm sóc của cha mẹ, anh mất em Các em nhỏ, chỉ ở độ tuổi ê a, vậy mà đã trở thành hàng hóa để trao đổi mua bán, số lượng không nhỏ các em phải vật lội với cuộc sống hàng ngày vì không có người thân, không ít cảnh các em nhỏ phải đi xin từng đồng tiền lẻ của những người đi đường. Những tia nắng cuộc đời đã chiếu lên làn da non nớt của chúng, sạm đen và dày hơn. Tự hỏi, trong cuộc sống còn bao nhiêu đứa trẻ như thế nữa, tại sao chúng lại phải gánh trên vai số phận nghiệt ngã như vậy! Trong khi những đứa trẻ đồng trang lứa thì đang sống trong bầu không khí đầy ắp tình thương của biết bao người, còn các em đan lưu lạc ở những phương trời xa lạ, với bao tủi nhục cay đắng bởi những con người không có trái tim Chính vì những lý do trên mà em đã chọn đề tài “ Thực trạng vấn đề buôn bán trẻ em và Công tác phòng chống buôn bán trẻ em ở nước ta” MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 I. CỞ SỞ LÝ LUẬN 3 1.Những khái niệm chính. 3 1.1. Khái niệm trẻ em 3 1.2 Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 3 1.3Khái niệm buôn bán người và buôn bán trẻ em 4 2. Luật pháp quốc tế và Việt Nam đề cập tới vấn đề phòng chống buôn bán người (trẻ em bị buôn bán): 4 2.1 Luật pháp quốc tế. 4 2.2 Ở Việt Nam 5 II.CƠ SỞ THỰC TIỄN 9 1.Thực trạng buôn bán trẻ em ở Việt Nam 9 2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng buôn bán trẻ em 20 3. Công tác phòng chống buôn bán trẻ em 21 4.Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm buôn bán trẻ em 25 KẾT LUẬN 29 Danh mục tài liệu tham khảo. 30

doc32 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 13892 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng vấn đề buôn bán trẻ em và Công tác phòng chống buôn bán trẻ em ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nhất là từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, tình hình tội phạm buôn bán người xảy ra ngày càng phức tạp, nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng. Một bộ phận trẻ em bị buôn bán ở trong nước, chủ yếu từ các vùng nông thôn, miền núi ra thành phố, thị xã để làm gái mại dâm; phần lớn số còn lại bị buôn bán ra nước ngoài với nhiều hình thức và mục đích khác nhau. Tệ nạn buôn bán trẻ em đã trở thành vấn đề nóng bỏng, nhức nhối ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt của xã hội, phong tục tập quán, đạo đức xã hội, pháp luật của nhà nước, cướp đi hạnh phúc của nhiều gia đình, làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS, tiềm ẩn những nhân tố xấu về an ninh quốc gia và trật tự xã hội. Ở hành tinh xanh này, không ít trong chúng ta bắt gặp những cảnh tượng hết sức đau lòng; bố mẹ mất con; con cái không được sự chăm sóc của cha mẹ, anh mất em… Các em nhỏ, chỉ ở độ tuổi ê a, vậy mà đã trở thành hàng hóa để trao đổi mua bán, số lượng không nhỏ các em phải vật lội với cuộc sống hàng ngày vì không có người thân, không ít cảnh các em nhỏ phải đi xin từng đồng tiền lẻ của những người đi đường. Những tia nắng cuộc đời đã chiếu lên làn da non nớt của chúng, sạm đen và dày hơn. Tự hỏi, trong cuộc sống còn bao nhiêu đứa trẻ như thế nữa, tại sao chúng lại phải gánh trên vai số phận nghiệt ngã như vậy! Trong khi những đứa trẻ đồng trang lứa thì đang sống trong bầu không khí đầy ắp tình thương của biết bao người, còn các em đan lưu lạc ở những phương trời xa lạ, với bao tủi nhục cay đắng bởi những con người không có trái tim Chính vì những lý do trên mà em đã chọn đề tài “ Thực trạng vấn đề buôn bán trẻ em và Công tác phòng chống buôn bán trẻ em ở nước ta” làm đề tài cho bài chuyên đề “Trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt" của mình. Nghiên cứu vấn đề này em xin đưa ra thực trạng vấn đề, nguyên nhân và các giải pháp khắc phục tình trạng trên. Do khuôn khổ thời gian có hạn và là lần đầu tiên tiếp cận đề tài nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Kính mong sự góp ý từ phía giáo viên hướng dẫn và các thầy cô bộ môn. Em xin chân thành cảm ơn! I. CỞ SỞ LÝ LUẬN 1.Những khái niệm chính 1.1. Khái niệm trẻ em Theo công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định: Trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi trừ khi luật pháp quốc gia công nhận tuổi thành niêm sớm hơn. Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam: Điều 1 quy định: Trẻ em được hiểu là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi 1.2 Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 thì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hiểu là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng. Từ định nghĩa này, Điều 40 đã quy định: "Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật". Nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: - Trẻ em lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống và nơi cư trú không ổn định; trẻ em cùng với gia đình đi lang thang. - Trẻ em mồ côi là trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích ruột thịt (Ông, bà nội ngoại; bố mẹ nuôi hợp pháp, anh chị) để nương tựa.Trẻ em mồ côi còn được hiểu bao gồm cả trẻ em dưới 16 tuổi chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại (mẹ hoặc cha) mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng (như tàn tật nặng, đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại), không có nguồn nuôi dưỡng và không có người thân thích để nương tựa. - Trẻ em khuyết tật là trẻ em bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho sinh hoạt, học tập và lao động gặp nhiều khó khăn. - Trẻ em lao động. - Trẻ em phạm pháp. - Trẻ nghiện ma túy. - Trẻ em nghèo 1.3Khái niệm buôn bán người và buôn bán trẻ em Buôn bán người là các hành vi bao gồm: tuyển dụng, vận chuyển, che giấu hoặc tiếp nhận người bằng cách sử dụng bạo lực hay bằng các hình thức khác như ép buộc, bắt cóc, lừa gạt, bằng cách sử dụng quyền lực hay lạm dụng hoàn ảnh dễ bị tổn thương bằng cách đưa hoặc nhận các khoản tiền hay lợi ích để đạt được sự đồng ý một người có quyền kiểm soát người khác nhằm mục đích bóc lột.( Theo công ước của Liên Hợp Quốc) Buôn bán trẻ em: Hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa chính thức thế nào là “ buôn bán phụ nữ và tre em”. Tuy nhiên , từ những thông tin tìm hiểu về vấn đề này em xin đưa ra cách hiểu của mình về buôn bán trẻ em. Buôn bán trẻ em là hành vi mua và bán vì mục đích tư lợi , hay là việc chuyển giao phụ nữ, trẻ em từ một người khác nhằm mục đích vụ lợi đổi lấy tiền hay lợi ích vật chất khác 2. Luật pháp quốc tế và Việt Nam đề cập tới vấn đề phòng chống buôn bán người (trẻ em bị buôn bán): 2.1 Luật pháp quốc tế - Nghị định thư của Liên hiệp quốc về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua, có hiệu lực từ ngày 25/12/2003 thì trẻ em là người dưới 18 tuổi. -  Công ước quốc tế: (Điều 11) 1. Các quốc gia thành viên phải tiến hành những biện pháp chống việc mang trẻ em ra nước ngoài bất hợp pháp và không đưa trở về. 2. Để đạt được mục đích này, các quốc gia thành viên phải thúc đẩy việc kí kết những hiệp định song phương hoặc đa phương hay tham gia các hiệp định hiện có. - Tối 15/9/2010, tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc, Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Mạnh Kiến Trụ, đã ký "Biên bản Hội nghị" và "Hiệp định về phòng, chống buôn bán người". 2.2 Ở Việt Nam Sự cần thiết xây dựng Luật Phòng, chống mua bán người : Trong những năm gần đây, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, phát triển kinh tế thị trường đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, làm chuyển biến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, việc mở rộng giao lưu giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới cũng đã làm nảy sinh những vấn đề mới trong đó có việc buôn bán người, đăc biệt là buôn bán trẻ em.  Việt Nam được xác định là một trong những địa bàn trọng điểm về mua bán người. Giới tội phạm lợi dụng mọi hoàn cảnh để đưa người đi di cư trái phép, môi giới làm con nuôi, xuất khẩu lao động... Thủ đoạn hoạt động của bọn chúng là lợi dụng số trẻ em ở nông thôn nghèo có trình độ học vấn thấp, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thất nghiệp, thiếu việc làm bằng... những lời đường mật, như hứa tìm việc làm thich hợp nhẹ nhàng ở thành phố, khu đô thị với mức lương ổn định sau đó tìm mọi cách để bán cho chủ lao động Những năm qua, đặc biệt gần đây, Nhà nước ta đã ban hành, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhiều văn bản pháp luật về phòng chống nạn mua bán người, tạo nên một khung pháp lý tương đối toàn diện như Hiến pháp, Luật Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, Bộ luật Lao động, Luật Bình đẳng Giới, Luật Hình sự, Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm, các nghị quyết, chỉ thị, nghị định, quyết định của Chính phủ và các bộ ngành chức năng. Tuy nhiên vẫn còn thiếu một văn bản mang tính pháp lý mạnh mẽ, do vậy Luật Phòng, chống mua bán người nếu được ban hành là một cam kết pháp lý mạnh mẽ, vững chắc của Nhà nước ta đối với cuộc chiến mua bán người đang diễn ra rất tinh vi, phức tạp hiện nay. a. Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người gồm 7 chương 53 điều: Chương II gồm 10 điều,từ Điều 8 đến Điều 17 với đầy đủ các nội dung cần thiết nhằm ngăn ngừa nạn mua bán người như : Thông tin, giáo dục, truyền thông - Tư vấn - Quản lý về an ninh, trật tự - Quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ - Lồng ghép nội dung phòng chống mua bán người vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội - Phát hiện và tố giác tội phạm - Phát hiện tội phạm về mua bán người thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra - Phát hiện, ngăn chặn tội phạm về mua bán người thông qua hoạt động nghiệp vụ phòng, chống tội phạm – Giải quyết tin báo, tố giác tội phạm về mua bán người hoặc kiến nghị khởi tố vụ án về mua bán người – Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án về mua bán người b. Các quyết định pháp luật mạng tính chất phòng ngừa: *Hiến pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Điều 63: Quy định quyền bình đẳng nam - nữ, nghiêm cấm hành vi buôn bán phụ nữ và trẻ em - Điều 65: Quy định quyền được chăm sóc và bảo vệ của trẻ em - Điều 71: Quy định quyền bất khả xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. * Luật: - Luật Hôn nhân và gia đình năm 2002 có nhiều chế định liên quan đến phòng ngừa các điều kiện, nguyên nhân liên quan đến buôn bán trẻ em. Đó là các chế định về kết hôn, nhận nuôi con nuôi, chăm sóc nuôi dưỡng con cái và cấp dưỡng nuôi con nuôi khi cha mẹ ly hôn. Cụ thể: + Điều 67: Nghiêm cấm việc lợi dụng nuôi con nuôi + Điều 77: Quy định chặt chẽ thủ tục cho và nhận con nuôi nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thấy nghi ngờ mục đích, động cơ có thể không cho phép nhân nuôi con nuôi. - Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em(2004) nhấn mạnh đến việc bảo vệ trẻ em khỏi các nguy cơ bị lạm dụng tình dục, sức lao động, bắt cóc, mua bán. * Các chế tài hình sự, dân sự, hành chính - Hình sự: Luật hình sự ban hành năm 1999 có 2 điều luật áp dụng đối với hành vi mua bán phụ nữ và mua bán trẻ em + Điều 199: Tội mua bán phu nữ. . Hình phạt chính: Xử phạt giam giữ tối thiểu là 2 năm và tối đa là trung thân. . Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 5.000.000đ – 50.000.000đ hoặc phạt quản chế từ 1 năm – 5 năm + Điều 120: Tội mua bán, đánh tráo và chiếm đoạn trẻ em. . Hình phạt chính: giam giữ tối thiểu là 3 năm đến trung thân. . Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm các chức vụ, cấm hành nghề. Bị quản chế từ 1- 5 năm. - Chế tài dân sự, hành chính: + Trong Luật dân sự không có quy định riêng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên quan đến buôn bán người. Nhưng theo nguyên tắc chung về bồi thường thiệt hại: Người nào xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự hoặc tài sản, quyền lợi của người khác thì phải bồi thường. Tuy vậy những người buông bán người sẽ bị áp dụng các chế tài này để bồi thường thiệt hại cho nạn nhân + Chế tài phạt hành chính quy định phạt cảnh cáo, phạt tiền, tước giấy phép hành nghề, tịch thu phương tiện, trục xuất đối với người nước ngoài. * Nhà nước ban hành các quy định về bồi thường, tái hòa nhập cộng đồng cho các nạn nhân bị buôn bán. - Quyết định về tiếp nhận và hồi hương cho nạn nhân bị buôn bán. Ban hành tại Quyết định 132/2007/QĐ-TT ngày 30/11/2007 về phê duyệt các đề án của chương trình. - Quy định về tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị buôn bán: + Quy định tất cả phụ nữ, trẻ em bị buôn bán về địa phương đều được hưởng các chế độ về hỗ trợ, giáo dục để ổn định cuộc sống và tái hòa nhập cộng đồng + Trợ giúp đối tượng trong việc làm giấy chứng minh thư nhân dân, nhập hộ khẩu, làm giấy khai sinh cho trẻ đi học và tùy từng đối tượng và khả năng hỗ trợ của địa phương được xem xét hỗ trợ đất đai canh tác và làm nhà ở. Tùy khả năng của địa phương mà tổ chức lớp dạy nghề, tạo việc làm cho đối tượng, hỗ trợ họ tiếp cận các nguồn vốn vay. Trợ cấp cho nạn nhân trở về kinh phí tái hòa nhập cộng đồng. II.CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.Thực trạng buôn bán trẻ em ở Việt Nam Trẻ em nghèo là đối tượng chính mà bọn buôn người hướng tới Vấn đề buôn bán phụ nữ trẻ em (PNTE) tại VN nói riêng, trên toàn thế giới nói chung hiện là nỗi nhức nhối đau xót chung của cả nhân loại. Chế độ nô lệ dã man buôn bán PNTE của thời Trung Cổ xa xưa tưởng chừng chỉ còn trên phim ảnh, sách vở, như là những vết nhơ trong lịch sử loài người, nay lại  tái hiện, phá vỡ tất cả những giá trị luân lý, đạo đức truyền thống mà nhiều thế hệ con người trên khắp hành tinh này đã phải đấu tranh  bằng máu và nước mắt  để giành lấy và bảo vệ cho đến  hôm nay như là chân lý của loài người. Điều đau lòng nhất là Việt Nam hiện đang trở thành điểm nóng  của tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em. Vào tháng 6 năm 2005, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đưa ra báo cáo rằng Việt Nam là một trong những nước cần chú ý vì có tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam sang Trung Quốc, Hongkong, Macao, Malaysia, Đài Loan và Cộng Hoà Czech để làm công việc mại dâm. Cũng trong năm vừa qua, đã có rất nhiều hội nghị quốc tế được tổ chức ở Đài Loan cùng những cam kết của các quốc gia trong vùng sông Mêkông để tìm cách ngăn chặn nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam. Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh (tp.HCM), là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là nơi tập trung đa dạng các hình thức buôn bán phụ nữ trẻ em, trong mấy năm qua đã tích cực triển khai chương trình hành động này và kết thúc giai đoạn I từ 2004-2006. Tuy nhiên, do phạm vi hoạt động của loại tội phạm này  không gói gọn trong thành phố Hồ Chí Minh, mà dính líu tổ chức xuyên quốc gia, cũng như tội phạm xuất phát và hầu hết nạn nhân có liên quan từ nhiều tỉnh, cho nên việc đánh giá thực trạng tình hình tội phạm  và nhận định công tác phòng chống tội phạm mua bán PNTE  phải trên phạm vi cả nước, trong đó có sự đóng góp của tp. HCM .Thông tin mới nhất mà tôi đã đọc được trên số báo Công An TP Hồ Chí Minh ra ngày chủ nhật 22-4-2007 sau khi tổng kết giai đoạn I chương trình hành động chống tội phạm buôn bán trẻ em 2004-2006; Trong 2 năm 2005-2006, cả nước phát hiện 568 vụ, 993 đối tượng phạm tội trẻ em. Trong số 1.518 nạn nhân, số trẻ em bị lừa bán ở lứa tuổi từ 10 đến 16 chiếm đa số, gồm 511 vụ với 882 đối tượng tham gia. So với năm 2005, số vụ buôn bán trẻ em của năm 2006 được phát hiện nhiều hơn 72%; số đối tượng tăng 89% và số người bị hại tăng 138%. Từ năm 1998 đến nay cả nước xác định được 33 tuyến, 139 địa bàn trọng điểm thường diễn ra hoạt động buôn bán trẻ em ra nước ngoài đưa vào diện quản lý 2.048 đối tượng với 654 đối tượng có liên quan, lập danh sách 5746 trẻ em bị bán ra nước ngoài; 7940 trẻ em vắng mặt lâu ngày tại địa phương nghi đã bị bán. Cho đến nay, theo thống kê, có  5746 trẻ em được đưa vào danh sách chính thức bị bán ra nước ngoài và 7940 trẻ em vắng mặt lâu ngày tại địa phương bị nghi là đã bị bán. Như vậy trên 13.000 mảnh đời trẻ em Việt Nam đã ghi nhận là nạn nhân của tội ác buôn bán trẻ em,  đã bị vùi chôn nghiệt ngã trong những địa ngục  trần gian mà những người có lương tri không bao giờ có thể tưởng tượng được. Và trong đó bao nhiêu người hiện còn đang sống với nỗi đọa đày xác thân bị vùi dập ngày đêm làm trò tiêu khiển và mang lại lợi nhuận cho những loại người không còn nhân tính; bao nhiêu người đang rên siết trong bệnh hoạn, cô đơn, trong nỗi niềm tuyệt vọng, và bao nhiêu người đã  chết dần mòn trong đớn đau tủi nhục…. Mặc dù phong trào phòng, chống tội phạm buôn bán trẻ em đã được thực hiện rộng khắp trên phạm vi toàn quốc, nhất là trẻ em ở các vùng có nguy cơ cao đã được nâng cao, song tình hình hoạt động của tội phạm buôn bán trẻ em vẫn diễn biến phức tạp. Tính chất và qui mô hoạt động phạm tội có chiều hướng gia tăng, có tổ chức chặt chẽ  và xuyên quốc gia…Bọn tội phạm thường lợi dụng triệt để số trẻ em ở các vùng nông thôn nghèo, có trình độ học vấn thấp, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, hứa tìm việc làm thích hợp, nhẹ nhàng ở thành phố, thị xã với mức lương ổn định, hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt … sau đó tìm mọi cách đưa qua biên giới  bán cho các chủ chứa hoặc các tổ chức tội phạm ở nước ngoài.” Một cách tổng quát, khi nói đến vấn đề buôn bán trẻ, ai cũng bức xúc nghĩ ngay đến những kẻ tội phạm đã làm những hành vi tội ác vô nhân, và mong muốn góp phần tìm những phương cách để tiêu diệt, để ngăn chặn nó, để chấm dứt những bi kịch đau thương trong đó không chỉ nhân phẩm con người bị chà đạp mà cả tính mạng con người cũng bị rẻ rúng, nhất là đối với trẻ em vô tội. Việc buôn bán trẻ em đã xảy ra từ cuối những năm 80, nhưng việc này chỉ xảy ra  lẻ tẻ ở một vài nơi mà thôi, mà nguyên nhân của nó bắt nguồn từ sự mở cửa kinh tế, buôn bán dọc theo biên giới Việt Nam và Trung Quốc. Tại các chợ biên giới do có rất nhiều người từ Việt Nam sang để làm cửu vạn, khuân hàng, chuyển hàng…và những “dịch vụ vui chơi, giải trí” đã hình thành . Đó chính là đầu đến của những việc buôn bán trẻ em từ Việt Nam sang Trung Quốc. Tệ nạn này càng ngày càng phát triển, nhất là vào những năm 90 trở đi cho đến bây giờ thì đã trở thành vấn đề rất lớn. Trẻ em Việt Nam bị đưa ra nước ngoài chủ yếu bằng đường bộ qua các tuyến biên giới. Tại khu vực biên giới Trung Quốc, bọn tội phạm chủ yếu “xuất khẩu” người làm gái mại dâm hay con nuôi. Còn tại biên giới giáp Campuchia, Lào, chúng đưa những em gái tuổi vị thành niên sang làm gái mại dâm, hoặc làm điểm trung chuyển để mang sang nước thứ ba. Đa số các vụ buôn người đều có “bàn tay” của các đường dây tội phạm xuyên quốc gia, mang lại cho chúng lợi nhuận khổng lồ.Đau lòng nhất là thực trạng trẻ em bị mua bán để phục vụ tình dục  bệnh hoạn được thể hiện qua một đoạn của cuốn phim tài liệu “Children For Sale” do Dateline NBC thực hiện, được trình chiếu. Phim cho thấy có nhiều trẻ em Việt Nam mới lên 5 tuổi bị bắt bán dâm tại làng Svay Pak ở Campuchia, rất thương tâm. Cơ quan International Justice Mission (IJM) do Bà Luật Sư Sharon Cohn, Phó Chủ Tịch cơ quan IJM. bao vây bất ngờ và đã cứu thoát 37 em. Có 8 thủ phạm đã bị truy tố và bị toà án Campuchia kết án từ 5 đến 20 năm tù. Các nạn nhân thường bị bóc lột tình dục, bóc lột sức lao động và phải đi ăn xin có tổ chức. Tại Việt Nam, vấn nạn này đang có chiều hướng gia tăng. Những phụ nữ trẻ chưa chồng, trình độ học vấn thấp và hầu như không có thông tin đều là những đối tượng có nguy cơ bị lừa gạt cao. Các nạn nhân thường bị lừa sang Trung Quốc, Campuchia, Đài Loan, Hong Kong, Malaysia và Thái Lan. Hành vi lừa gạt, câu móc của bọn tội phạm rất tinh vi. Ngoài thủ đoạn dụ dỗ bắt cóc, mua chuộc bọn lừa đảo còn “sáng tạo” ra những chiêu thức mới như qua hình thức du học, lao động xuất khẩu, du lịch. Điển hình như một trường hợp ở Hải Dương. Nạn nhân được một nhóm người đến giới thiệu, mời chào đi du học. Em gái này không những phải mất hơn 10 triệu đồng để lo lót “thủ tục” mà còn bị bán cho một nhóm người ở Trung Quốc. Đau lòng hơn khi một gia đình ở Nghệ An mất cả 3 đứa cháu gái. Mọi chuyện bắt đầu khi một nhóm người đến giới thiệu là đại diện của một công ty xuất khẩu lao động đi tuyển người, cả gia đình đã chạy vạy lo lót cho ba đứa cháu được đi “Tây” làm việc. Nhưng một năm trời trôi qua, gia đình không hề nhận được tin tức của những đứa trẻ này. Chẳng ai biết chúng ở đâu và cũng chẳng biết công ty nào đã đưa cháu mình đi nước ngoài. Lo lắng và ân hận, mọi người đều cứu cạnh khắp nơi, mong nhận được tin tức của con cháu mình Qua những thực trạng đã nêu  thì có thể kết luận, trong vấn đề buôn bán trẻ em tại Việt Nam hiện nay, mánh lới lường gạt của bọn buôn người rất đa dạng, nhưng chủ yếu gồm các hình thức: Dùng tiền bạc để lung lạc cha mẹ của nạn nhân. Môi giới hôn nhân, xuất khẩu lao động hay du lịch Giới thiệu việc làm có thu nhập cao.Lợi dụng tình cảm các cô gái rồi gạt đem bán.Cưỡng ép dưới nhiều hình thức: cho mượn nợ, hăm dọa… Bắt cóc: bằng thuốc gây mê rồi chuyển đi Nạn nhân của những đường dây “buôn người” này thường tập trung ở nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, các tỉnh giáp biên giới. Những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có việc làm, gặp cảnh “éo le” về tình cảm, thiếu hiểu biết xã hội, nhẹ dạ cả tin thường là đối tượng bị chúng dụ dỗ. Với những lời hứa hẹn đường mật. Cũng có những có gái trẻ, thích hưởng thụ, bị dụ dỗ đi du lịch, tham quan… và rơi vào cảnh ngộ bị bán. Đau đớn hơn, có những nạn nhân bị chính những người thân của mình lừa gạt đem đi bán… Và cả những trường hợp vì nhiều lý do, các cô gái tự nguyện chọn lựa con đường “bán thân” để mong đổi đời theo sự suy nghĩ hạn hẹp của mình, không lường hết được những sự nguy hiểm, khổ đau cùng cực sẽ xảy ra mà cuối cùng vẫn không đạt được mục đích kiếm tiền, trái lại còn mất cả tương lai và mạng sống. Chính vì thế khi đối diện với thực tế, họ không chịu nổi phải tìm cách trốn thoát; hoặc là trở thành tội phạm buôn bán dẫn đưa người khác đi vào con đường đau khổ mà mình đã từng là nạn nhân. Đó chẳng qua là tình trạng chung của mọi loại tội phạm trong xã hội, đã biết là tội lỗi nhưng vẫn nhắm mắt đưa chân. Ví dụ trường hợp của em Khuất Thị Phương, trú tại Bản Phái ( Tú Mịch, Lộc Bình) mới 17 tuổi mà em đã có 2 – 3 năm thâm niên trong nghề buôn bán người. Khi đọc tiểu sử và bản cáo trạng của Khuất Thi Phương được đăng trên tin 24/7 tôi không khỏi bàng hoàng và xót xa, tôi không nghĩ một em gái 15 tuổi lại liều lĩnh và già dặn đến như vậy, tôi xin kể lai tóm tắt về em: “Khuất Thị Phương là kẻ cầm đầu trong đường dây buôn bán phụ nữ và trẻ em mà phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, công an tỉnh Lạng Sơn bóc gỡ hồi đầu năm 2009. Từ nhỏ phương đã tổ ra sắc sảo, đáo để hơn so với những cô gái cùng trang lứa. Năm 12 tuổi, trong một lần đi sinh nhật với bạn bè, Phương bị một nhóm người lạ mặt bán sang Trung Quốc làm gái mại dâm. Hơn 1 năm sau em chốn thoát nhờ một thanh niên Việt Nam tên Hoàng Văn Quyền ( 23 tuổi, trú tại xã Tú Đoạn , huyện Lộc Bình)và Phương cặp kè và sống với Quyền như vợ chồng.. Kể từ khi gặp Quyền hành trình trở thành mẹ mìn của Phương bắt đầu…Để thực hiện kế hoạch Quyền và Phương móc nối với một đối tượng tên Hương cùng tham gia. Khi phát hiện con mồi là hai em Nguyễn Thị H và Nguyễn Thị L, đều trú tại thị trấn Lộc Bình cặp tình nhân Phương – Quyền quyết định đưa hai em vào tròng. Sau khi bán hai em được 22 triệu đồng, thấy việc trót lọt, tiền vào tay quá dễ dàng Quyền và Phương càng nảy sinh lòng tham. Cả hai đã quyết định “ phát triển kinh doanh” . Và rồi nhiều cô gái tỉnh Lạng Sơn hay các vùng lân cận đã bị chúng lừa bán . Năm 2009, sau nhiều tháng ngày sống khốn khổ nơi đất khách những cô gái đáng thương đã trốn về được Việt nam và tố giác bộ mặt của những kẻ buôn người. Cho đến ngày bị bắt thâm niên hành nghề má mì của Phương đã đến 2 – 3 năm, tức là khi mới 13 – 14 tuổi cô đã nhẫn tâm đảy không biết bao nhiêu cô gái vào cuộc sống khốn cùng”. Đọc tới đây tôi không thể tiếp tục, tôi bàng hoàng tại sao Phương lại có thể tàn nhẫn và độc ác tới như vậy, tại sao một em gái ở cái tuổi ăn chua no lo chưa tới lại mưu mô, hiểm độc như thế và tôi cho rằng bản án với em như vậy là còn nhẹ. Bình tĩnh suy xét lại tôi đặt ra dấu chấm hỏi, phải chăng việc em trở nên như vậy có lỗi một phần ở chúng ta, nếu như gia đình, nhà trường và xã hội quan tâm hơn tới đối tượng thanh thiều niên ( lứa tuổi có nhiều biến động về tâm, sinh lý), giáo dục các em, tạo điều kiện cho các em học tập rèn luyện theo đúng lứa tuổi và tuyên truyền các kiến thức pháp luật xã hội thì những điều đáng tiếc trên sẽ không xảy ra. Tội phạm không chỉ là những kẻ buôn người và đồng lõa cấu kết mà còn phải kể đến những người làm cha mẹ vô lương, đành lòng bán con, đôi khi chỉ với vài trăm đô la, không cần biết số phận nó ra sao! Đối với nhóm thứ nhất, thủ đoạn của bọn tội phạm là tìm cách làm quen với phụ nữ bị phụ tình hoặc "ăn cơm trước kẻng" dẫn đến có thai, không muốn nuôi con để gạ họ bán con mới sinh hoặc đặt cọc từ lúc người mẹ còn mang thai, hẹn sau khi sinh sẽ nhận con và bàn giao tiền theo thỏa thuận. Một số vụ được khám phá ở Hà Nội cho thấy, giá bán một thai nhi gái là 8 triệu đồng, 1 thai nhi trai là 15 triệu đồng, sau đó các đối tượng bán ra nước ngoài với giá 15 triệu đồng một bé gái, 25 triệu đến 30 triệu đồng một bé trai, hưởng lợi nhuận phi pháp lớn. Như vụ Công an quận Hoàn Kiếm khám phá đường dây buôn bán thai nhi vừa qua, đối tượng dụ dỗ chị Nguyễn Thị Út, 24 tuổi, trú tại tỉnh Bạc Liêu, khi đó đang có thai 8 tháng. Chị Út bị người yêu ruồng bỏ, đang rơi cảnh chán nản, không muốn có con nhưng thai nhi đã lớn, không thể phá bỏ. Nắm được điểm yếu này, vợ chồng Hiền, Hòa dụ dỗ chị ra Hà Nội, gạ bán thai nhi, đặt cọc tiền đến khi sinh con sẽ nhận. Với giá 8 triệu đồng, 2 đối tượng đã chờ đến ngày chị Út sinh bé trai để thực hiện ý đồ đưa ra nước ngoài bán kiếm lãi. Trong vụ án này, chị Út là người mẹ nhận 8 triệu đồng để bán con từ khi còn thai nhi. Hành vi của chị Út là phạm pháp, nhưng cơ quan pháp luật xem xét trách nhiệm của người mẹ: trong bối cảnh hết sức éo le, không muốn có con do bị phụ tình, lại không thể phá bỏ thai nhi. Còn với người mẹ tên Nga khi vụ việc vỡ lở, đã khai báo trước Công an quận Hoàn Kiếm rằng: trước đó, chị yêu say mê một người đàn ông và sống với người này như vợ chồng, định ngày cưới. Khi cái thai lớn gần ngày sinh, bất ngờ gã trốn biệt, tìm hiểu chị tá hỏa khi biết gã đã có vợ. Đang quẫn bách, không muốn nuôi con, bất ngờ chị Nga gặp một người tên Thinh ở cùng quê, gạ mua cháu bé với giá 3 triệu đồng cho một người ở Hà Nội, thỏa thuận ngày giao con và người mẹ bị phụ tình này chấp thuận. Như vậy, vấn đề đặt ra ở tầm lớn hơn, là hệ lụy có tính xã hội. Những cuộc tình chóng vánh, mê muội, những chuyện lừa gạt, phụ tình dẫn tới những cái thai không mong muốn nhưng không thể phá bỏ, người mẹ mang thai bất đắc dĩ ấy tự biến mình thành người bán hàng - thai nhi là hàng hóa. Đây còn là vấn đề thuộc phạm trù đạo đức. Người mẹ bán con trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phạm pháp; nếu trong hoàn cảnh éo le, miễn cưỡng chấp thuận thì thường cơ quan tiến hành tố tụng không áp dụng bản án đối với người mẹ mà chỉ xử lý kẻ môi giới, kẻ lợi dụng hoàn cảnh éo le của người mẹ để trục lợi. Nhưng bản án lương tâm với người mẹ thì không thể chối bỏ khi đó là giọt máu của mình, và bài học này là sự cảnh tỉnh với lối sống một bộ phận giới trẻ dẫn tới có con ngoài mong muốn. Và cả những cô gái lười lao động, thích hưởng thụ, sẵn sàng bán rẻ danh dự và nhân phẩm của mình. Theo thông tin điều tra từ C14, tại VN, bọn tội phạm mua bán trẻ em thường liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành những đường dây có tổ chức. Phương thức phổ biến nhất của những đối tượng chuyên mua bán trẻ em thường dùng là: một người Việt Nam móc nối với một số đối tượng là người nước ngoài, hoặc là người Việt sinh sống, làm ăn ở nước ngoài (chủ yếu là ở Trung Quốc và Campuchia), tạo thành đường dây hoạt động buôn bán phụ nữ trẻ em. Những địa điểm nóng nhất, thường xuyên diễn ra các “phi vụ buôn người” tập trung tại 14 tỉnh có biên giới giáp với Trung Quốc và Campuchia như: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, An Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh, Bình Phước… Những địa phương này, có địa hình hiểm trở, nhiều đường mòn, tạo điều kiện cho những kẻ “buôn người” đưa người qua biên giới trái phép, mà lực lượng biên phòng và công an rất khó kiểm soát. Sau khi đưa qua biên giới bằng nhiều ngả đường, họ bị bán, và “sang tay” qua nhiều ông chủ, trải qua nhiều quốc gia, rồi bị đẩy vào những ổ chứa mại dâm, hoặc bị đưa sâu vào trong lãnh thổ, bán cho những người có nhu cầu đoạn đẩy phụ nữ, trẻ em hoặc gia đình họ vào con đường sa ngã, bị lệ thuộc như cho sử dụng ma túy, và sau đó khống chế, cưỡng ép làm theo ý chúng. Khi nghiên cứu vấn đề buôn bán trẻ em tôi nhận thấy một hiện thực đáng buồn rằng những người có chức có quyền, những người hoạt động xã hội lại là những kẻ nhẫn tâm đưa các em mồ côi,có hoàn cảnh đặc điệt đi bán . Điển hình là vụ “scandal” gây sốc cho dư luận khác liên quan đến Trung tâm Bảo trợ xã hội huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Giám đốc trung tâm này và một số thuộc cấp huyện đã bị bắt. Cơ quan chức năng xác định, lãnh đạo trung tâm đã cấu kết với nhiều thành phần trong xã hội, làm giả hồ sơ trẻ em để bán ra nước ngoài. Lời khai ban đầu của các đối tượng cho thấy, trong số 101 trẻ đã cho người nước ngoài nhận làm con nuôi, chỉ có hơn 20 hồ sơ chứng minh được việc sản phụ đến trạm y tế các xã để sinh và để con lại; còn hơn 70 trẻ sơ sinh là bị lập hồ sơ giả. Hành vi gian lận, bất lương này được thực hiện ngay tại các trạm y tế xã, thậm chí, không chỉ ở huyện ý yên mà còn lan ra các huyện Nam Trực, Vụ Bản, Hải Hậu, Giao Thủy… Những đứa trẻ ở trung tâm bảo trợ xã hội Huyện Trực – Nam Định Tôi chưa bao giờ bỏ thời gian để suy nghĩ về sức mạnh của đồng tiền vì đối với tôi tiên chỉ là phương tiện sống, nhưng cho tới lúc này tôi thạt sự cảm thấy rùng mình khi nghĩ tới chúng, tiền có thể cho bạn một cuộc sống no đủ và cũng có thể cướp đi sinh mạng của rất nhiều con người. Ví dụ một trong những vụ án táo tợn, manh động và gây nhức nhối dư luận nhất là đường dây chuyên bắt cóc trẻ em ở huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Đến thời điểm này, cơ quan công an đã bắt được 11 đối tượng do Trương Hữu Lâm, quốc tịch Trung Quốc cầm đầu. Để thực hiện đến cùng ý đồ bắt cóc trẻ em, chúng không từ cả thủ đoạn sát hại những người có ý định ngăn cản, chống đối. Đường dây buôn bán, bắt cóc trẻ em của Trương Hữu Lâm có mối quan hệ chặt chẽ với những đối tượng xấu người Việt Nam sinh sống ở vùng giáp biên Hà Giang - Trung Quốc. Trước mỗi vụ, các đối tượng đều tổ chức thám thính, sau đó theo đường tiểu ngạch vượt biên vào giữa đêm khuya. Có vụ án, chúng đã tàn sát người lớn, cướp trẻ em mang qua biên giới. Khi đã hoàn thành dã tâm, chúng mang “hàng” đi xa biên giới vài nghìn kilômét mới bán tiếp cho đường dây khác. Trương Hữu Lâm thường chỉ đạo đồng bọn mỗi lần hành động sẽ chia làm nhiều nhóm tấn công các mục tiêu khác nhau. Điển hình là vụ án xảy ra tại đồi Nà Sải, xã Hữu Vinh, huyện Yên Minh, Hà Giang. Chỉ trong một đêm, gia đình anh Nguyễn Văn Công, chị Chảo Thị Mẩy gồm 5 thành viên đã bị kẻ ác cướp đi 2 đứa trẻ dưới 6 tuổi. Hết sức thương tâm là vợ chồng anh Công bị bọn cướp giết hại ngay trong nhà. Một vụ án khác xảy ra tại thôn Na Ban, xóm Xín Trải, huyện Yên Minh. Lợi dụng đêm khuya, 4 đối tượng bịt kín mặt xông vào nhà anh Thào Nỏ Páo, 26 tuổi, dùng gậy đánh trọng thương vợ chồng anh Páo, cướp đi 2 bé trai là Thào Mí Mua, 4 tuổi, và Thào Mí Vàng 3 tuổi. Những đứa trẻ Hà Giang bị bắt cóc được giải cứu 2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng buôn bán trẻ em Khi nghiên cứu thực trạng buôn bán trẻ em tôi nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ và trẻ em trở thành nạn nhân của vụ việc này. Sau đây tôi xin đề cập tôi xin đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Ham lợi ích vật chất: Ham lợi ích vật chất là yếu tố đầu tiên dẫn đến việc buôn bán phụ nữ và trẻ em, do cả hai phía: kẻ buôn người và nạn nhân. Kẻ buôn người bất chấp pháp luật và đạo lý bởi một “hình thức kinh doanh” không mất vốn mà lại thu được số lợi nhuận quá hời. Nạn nhân, bị hấp dẫn bởi những “chiếc bánh vẽ” ngon lành về lợi ích kinh tế mà bọn buôn người đưa ra, kết cục là sa vào bẫy của bọn chúng. - Hạn chế về nhận thức: Trình độ dân trí thấp, hạn chế trong việc tiếp cận thông tin, đặc biệt là thông tin liên quan đến nạn buôn bán người… là những tồn tại phổ biến trong dân cư vùng sâu vùng xa, thậm chí cả với những đô thị, thành phố lớn nhưng gia đình, nhà trường chưa có sự quan tâm, giáo dục sát sao về vấn đề này. Nhiều vụ việc xảy ra với những tình tiết đơn giản đến không ngờ mà nếu như một người có nhận thức, hiểu biết về vấn đề này sẽ không bao giờ mắc phải. Trên thực tế, các nạn nhân vẫn bị dỗ ngon, dỗ ngọt bởi các chiêu bài tìm việc làm nhàn hạ nhưng lại có thu nhập cao. Họ dễ dàng theo đối tượng có khi chỉ quen biết sơ sơ đến những nơi xa lạ để mong một sự đổi đời. - Đói nghèo, thất học và thất nghiệp: Đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhu cầu và xu hướng di dân tìm việc làm và thu nhập, nó chứa đựng cả hai yếu tố nói trên. Đói nghèo và thất nghiệp dẫn đến những ham hố lợi ích vật chất của nạn nhân và thất học dẫn đến sự hạn chế về nhận thức, hiểu biết. Nạn nhân sống trong tình trạng nghèo đói, không có việc làm, thiếu kiến thức và giáo dục là những điều kiện thuận lợi cho bọn buôn người tiếp cận, lôi kéo, dụ dỗ. - Thiếu sự quan tâm, dạy dỗ của gia đình: Đây là một nguyên nhân quan trọng. Không ít các gia đình mà bố mẹ chỉ biết chu cấp vật chất đầy đủ cho con cái mà thiếu sự quan tâm, dạy dỗ. Nhiều trường hợp con bỏ nhà đi mấy ngày bố mẹ mới biết. Những bậc phụ huynh này, có người vì quá ham kiếm tiền hoặc mải mê với những thú vui ích kỷ mà quên mất rằng con trẻ, nhất là trong hoàn cảnh xã hội phức tạp như ngày nay, rất cần có sự che chở, yêu thương, quan tâm, dạy dỗ của bố mẹ. Nhưng cũng có những người vì cuộc sống quá cơ cực, bần hàn, họ phải lăn lộn để mưu sinh nên không còn thời gian và sức lực để chăm sóc con cái. - Do một số bộ, ngành và nhiều địa phương còn xem nhẹ: Những địa phương này chưa xác định phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em là một nhiệm vụ quan trọng và yêu cầu có sự phối hợp đồng bộ của nhiều cấp ngành, chính quyền, gia đình, lực lượng công an…, dẫn đến việc thiếu các chương trình, kế hoạch cụ thể. - Công tác tuyên truyền còn dàn trải, chưa đủ sức nặng: Công tác tuyên truyền nhiều khi còn mang tính phong trào, thời vụ; công tác giáo dục, phổ biến pháp luật còn yếu. Công tác phòng ngừa, đấu tranh đạt kết quả thấp, chưa tương xứng với các giải pháp đề ra. - Công tác xác minh, tiếp nhận, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về còn lúng túng. Các nạn nhân trở về được với gia đình, địa phương là một may mắn lớn của họ, song khi niềm vui vừa qua đi là nỗi lo đã ập đến. Họ sẽ làm gì vượt qua những mặc cảm, sự kỳ thị, sẽ làm gì để sinh sống, để thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu. 3. Công tác phòng chống buôn bán trẻ em Từ thực trạng nêu trên, trong những năm qua, chúng ta đã đẩy mạnh việc phòng ngừa, đấu tranh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em, gắn liền với công tác phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Tại Hội nghị triển khai chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em giai đoạn 2007-2010, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã nêu rõ nguy cơ về tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay, đồng thời đề nghị các cấp chính quyền và các ngành chức năng tăng cường phối hợp để thực hiện tốt chương trình này trong 3 năm tới. Phó Thủ tướng cũng đề nghị 2 ngành Công an và Bộ đội biên phòng tăng cường công tác điều tra khảo sát , cập nhật, bổ sung đầy đủ thông tin vào dữ liệu có liên quan đến công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em ở địa phương và tập trung điều tra, khám phá các vụ án phức tạp liên quan đến nhiều đối tượng xuyên quốc gia thông qua việc tổ chức các đợt cao điểm tấn công tội phạm trên dọc các tuyến biên giới. Thượng tướng Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ Công an, cơ quan được giao thường trực Ban Chỉ đạo 130CP, cho rằng cần thực hiện tốt 2 biện pháp chính: đó là đẩy mạnh công tác truyền thông và đấu tranh trấn áp tội phạm. Thượng tướng Lê Thế Tiệm nhấn mạnh, từ nay đến 2010, đây là giai đoạn quyết liệt, Thủ tướng sẽ chỉ thị các cấp, các ngành tập trung triển khai đồng bộ quyết liệt hơn, trước hết tập trung công tác truyền thông mạnh mẽ để nâng cao ý thức cảnh giác của người dân trước bọn tội phạm dụ dỗ, lừa phỉnh phụ nữ, trẻ em đem bán ở nước ngoài. Một số văn bản pháp luật chưa được hoàn thiện, các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung trình Quốc hội thông qua Luật về chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em nhằm tạo một hành lang pháp lý cho công tác đấu tranh có hiệu quả.Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ Việt Nam đã có Quyết định 130 với 4 đề án phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm buôn bán người qua biên giới. Theo đó đề án phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em do BộCông an và Bộ Tư lệnh Biên phòng chủ công thực hiện. Đề án tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về phòng chống tội phạm do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì. Việc tiếp nhận những nạn nhân là phụ nữ, trẻ em từ nước ngoài trở về do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đảm nhiệm. Công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến việc phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em do Bộ Tư pháp chủ trì.Ngoài ra hai bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư cũng có trách nhiệm thực hiện những công việc liên quan. Cùng với lực lượng chức năng, các cấp, các ngành và các hội đoàn thể đã vào cuộc một cách tích cực phòng chống loại hinh tội phạm nguy hiểm này, bộ đội biên phòng cùng cơ quan công an tăng cường lực lượng giám sát tại các cửa khẩu tiếp giáp biên giới… và các đường mòn sang biên giới. Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ mỗi năm đã phát hiện, điều tra làm rõ nhiều đường dây buôn bán phụ nữ và trẻ em với số lượng đối tượng phạm tội khá lớn và giải cứu được cho hàng chục nạn nhân bị buôn bán trở về, cụ thể là trong 6 tháng đầu năm 2009, đã phát hiện điều tra làm rõ 35 vụ, 62 đối tượng mua bán trẻ em, giải thoát 40 nạn nhân bị buôn bán. Không những thế bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng công an, Bộ đội biên phòng đã giải cứu 6 nạn nhân bị lừa bán và tiếp nhận 4 nạn nhân do công an Trung Quốc trao trả. Chống buôn bán người là việc làm khó khăn để đấu tranh có hiệu quả, toàn hệ thống các đồn vận động quần chúng trên cơ sở 4 cùng, tận dụng mọi nguồn tin của quần chúng trong đấu tranh chống buôn người, qua đó quần chúng nhân dân dọc tuyến biên giới đã cung cấp cho bộ đội biên phòng hàng trăm nguồn tin, có hàng chục nguồn tin liên quan trực tiếp đến buôn bán phụ nữ , trẻ em . Ngoài ra bộ đội biên phòng cùng cán bộ phụ nữ ở các cơ sở ra sức tuyên truyền đến các làng bản biên giới, cung cấp nhận dạng những thủ đoạn của bọn buôn người để nhân dân hiểu, cảnh giác trước những thủ đoạn như: thuê bán hàng mời du lịch, nhận con nuôi… vẽ ra viễn cảnh bên kia biên giới, thậm chí lừa, ép các cô gái có hoàn cảnh khó khăn sang biên giới rồi bán cho vào nhà chứa. Mặt khác, Chính phủ Việt Nam đã hợp tác với Dự án Phòng ngừa Buôn bán Phụ nữ và Trẻ em (BBPNTE) tại Tiểu vùng Mê Kông của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) kể từ năm 2001 (Giai đoạn I). Năm 2005, Chính phủ Việt Nam đã ký 2 Văn bản Thỏa thuận cho phép mở rộng Dự án Phòng ngừa BBPNTE giai đoạn II ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Hoạt động tại các khu vực dự án mới này (bao gồm cả Tp Hồ Chí Minh) tập trung vào lĩnh vực phòng ngừa, thông qua nâng cao nhận thức cho các nhóm mục tiêu, đồng thời xác định các yếu tố nguy cơ đối với người di cư lao động ở tại cộng đồng nơi đi và cộng đồng nơi đến thông qua mối quan hệ đối tác với Bộ LĐTBXH, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các đối tác ở các cấp khác. Dự án Phòng ngừa BBPNTE của ILO cũng hợp tác với Quĩ Cứu trợ Nhi đồng Anh, Dự án Liên minh các Tổ chức LiênHợp Quốc (UNIAP), Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM) và các tổ chức quốc tế khác vận động cho sự tham gia tư vấn của trẻ em đối với các quyết định chính sách về phòng chống BBPNTE. Ngoài ra chúng ta còn xác định các điểm có nguy cơ xảy ra buôn bán để công tác phòng chống tập chung hơn, tránh dàn trải kém hiệu quả. -Năm 2005, Dự án Phòng ngừa BBPNTE của ILO giai đoạn II tại Việt Nam- Kế hoạch 2006 – 2008:  nhận được phê chuẩn của Chính phủ cho phép hoạt động tại Tp Hồ Chí Minh, là một điểm đến lớn đối với  nhiều lao động nhập cư, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em đến từ các khu vực nông thôn. Việc này đã mở ra cơ hội nghiên cứu các khu vực được coi là điểm đến đối với các lao động nhập cư và gia đình họ nhằm xác định các yếu tố nguy cơ trước những kẻ buôn người. -Tp Cần Thơ cùng các khu công nghiệp gần đó cũng là những điểm đến phổ biến của lao động nữ trẻ và đã được Dự án xác định là khu vực “tiếp nhận” tiềm năng của nạn buôn người trong nước. -Thanh Hóa là khu vực “nguồn” của phụ nữ và trẻ em nguy cơ. Một số trong số họ đã bị bán sang Trung Quốc. Quảng Ninhđược coi là khu vực “nguồn và trung chuyển” của tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em sang Trung Quốc.   -Các báo cáo cho thấy một số tỉnh miền Nam như Tây Ninh, Hậu Giang, Cần Thơ là những khu vực “nguồn” chính của tội phạm buôn bán người sang Campuchia. Phụ nữ ở các khu vực này cũng bị bọn môi giới hôn nhân tiếp cận để lừa bán sang Đài Loan. - Các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu… là những điểm nóng của buôn bán trẻ em. Từ việc xác nhận những điểm có nguy cơ Đảng và nhà nước đã tăng cường kiểm tra sát sao và tuyên truyền trong các cấp ủy chính quyền, hội phụ nữ các cấp đã chủ động xây dựng triển khai kế hoạch tập trung tuyên truyền ở những địa bàn trọng điểm; duy trì tốt các câu lạc bộ như câu lạc bộ “ phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em” , “ bạn giúp bạn” , “ tư vấn truyền thông pháp luật cho phụ nữ”…với nội dung sinh hoạt phong phú, các nội dung về phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em được truyền tải rất đa dạng . Về công tác tiếp nhận nạn nhân, các Sở Lao động thương binh và xã hội ở các tỉnh có nạn nhân đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng chuẩn bị tốt cơ sở vật chất và các điều kiện khác giúp các nạn nhân bị lừa bán trở về đoàn tụ gia đình, tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống… Từ công tác tuyên truyền, đấu tranh trấn áp tội phạm, tiếp nhận nạn nhân, thi hành chính sách pháp luật và hợp tác quốc tế, có thể nói, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta đã từng bước phát huy được sức mạnh tổng hợp và phần nào hạn chế tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên ,nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm buôn bán người đối với chị em phụ nữ biên giới là rất lớn và luôn rình rập họ hàng ngày hàng giờ.Để ngăn chặn triệt để nạn buôn bán người cần 4.Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm buôn bán trẻ em Không thể phủ nhận trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam  đã có rất nhiều nỗ lực và hiện vẫn đang tích cực tiếp tục đề ra những giải pháp nhằm ngăn chận nạn buôn bán PNTE, nhưng thành thật mà nói, vẫn chưa đạt hiệu quả cao, trong khi tình hình tội phạm đang có xu hướng phát triển, cụ thể là riêng tại Campuchia,  qua khảo sát, trong số khoảng hơn 18.000 người phục vụ trong lĩnh vực tình dục, trong số đó có 66% là người Khmer, 33% là người Việt Nam và 1% là người các nước khác; và sắp tới với chiều hướng mở rộng, trẻ em, phụ nữ có thể bị đưa sang các nước châu Á, châu Âu, Hoa Kỳ để bán các cơ quan nội tạng, làm gái mại dâm… thì  thời Việt Nam có thể là điểm trung chuyển của loại tội phạm này. Bọn tội phạm sẽ đưa các đối tượng phụ nữ, trẻ em từ Campuchia, Lào… sang Việt Nam sau đó chuyển tiếp sang các nước khác. Để ngăn chặn thực trạng trên cần: Các cấp ủy, Bộ, ngành, địa phương cần nhận thức rõ công tác phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em là nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội quan trọng và cần huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội để ngăn chặn, đẩy lùi và xóa bỏ loại tội phạm này. Xây dựng và hoàn thiện sớm hệ thống pháp luật về phòng, chống buôn bán người một cách thống nhất và đồng bộ, trong đó ưu tiên xây dựng Luật Phòng chống buôn bán người để sớm trình Quốc hội phê duyệt. Bên cạnh đó, các Bộ, ngành chức năng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, làm cho người dân, nhất là các đối tượng phụ nữ, trẻ em hiểu được các âm mưu, thủ đoạn của các đối tượng buôn bán người để phòng ngừa, tránh tình trạng bị rủ rê, lôi kéo và trở thành nạn nhân của nạn buôn bán người. Khi đã phát hiện các đối tượng, đường dây buôn bán người cần chủ động triệt phá; xử lý nghiêm minh trước pháp luật nhằm nâng cao tính răn đe. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp cùng các Bộ, ngành hữu quan triển khai xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán sớm tái hòa nhập cộng đồng; ổn định cuộc sống; tránh tâm lý mặc cảm… Pháp luật của Việt Nam cần hoàn thiện để phù hợp hơn nữa với các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về buôn bán người. Ngoài ra Việt Nam còn cần ký kết thêm các hiệp đinh song phương với các quốc gia trong khu vực. Phương thức thực hiện loại tội phạm này là có tổ chức, chính vì vậy việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam mà đặc biệt là các quy định trong Bộ luật hình sự về phòng, chống hoạt động phạm tội có tổ chức là cần thiết và cấp bách trong tình hình mới của Việt Nam. Một số kinh nghiệm đáng quan tâm của các nước như năm 2009, Bộ Công an Trung Quốc đã xây dựng kho lưu trữ dữ liệu ADN của trẻ em cả nước, để có thể nhanh chóng xác minh thân phận của trẻ em bị buôn bán. Được biết đây là kho dữ liệu ADN trẻ em đầu tiên được xây dựng trên thế giới. Bộ Công an chỉ thị toàn bộ cơ quan công an cấp dưới, nếu nhận được tin trình báo trẻ em bị mất tích, bị bắt cóc hoặc bị buôn bán, phải lập tức tiến hành điều tra. Kho dữ liệu sẽ lấy máu từ cha, mẹ của nạn nhân bị bắt cóc, bị buôn bán hoặc mất tích để xác định số liệu ADN, tiện so sánh với số liệu ADN của nạn nhân. Để chống lại tội phạm buôn bánTE, Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm, trong đó có tội phạm buôn bán trẻ em. Để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm buôn bán người thì ngoài lực lượng công an, rất cần có sự cùng vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể để đẩy mạnh công tác phòng ngừa bằng tuyên truyền, lồng ghép các chương trình phòng chống buôn bán PN&TE với các chương trình liên quan đến cuộc sống hàng ngày như xóa đói giảm nghèo, vay vốn tạo việc làm, phòng chống HIV. Địa phương cần quan tâm tạo việc làm, đặc biệt là với các trường hợp có nguy cơ cao bị buôn bán như nghèo, thất học. Bởi từ thất học, nghèo đói sẽ là nguyên nhân dẫn tới phạm tộiCần cụ thể rõ ràng trách nhiệm của cơ quan chức năng, lực lượng phòng, chống tội phạm mua bán người trong Luật, đặc biệt là lực lượng Bộ đội biên phòng và Cảnh sát biển, bởi đây là hai lực lượng chính bảo vệ khu vực biên giới. Bên cạnh đó phải bổ sung thêm cán bộ, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ và đầu tư kinh phí, trang thiết bị cho lực lượng phòng, chống tội phạm mua bán người.   Nếu mọi trẻ em đều có kỹ năng đối phó với thủ phạm buôn bán người, nếu trẻ em tự biết bảo vệ nhau với cộng đồng ... thì phần nào sẽ giảm bớt loại hình tội phạm này. Vấn đề đặt ra không chỉ có việc nâng cao nhận thức của người dân mà còn là việc làm sao để mọi trẻ em đều có cơ hội bày tỏ tiếng nói của mình. Và những tiếng nói của các em phải được lắng nghe, chia sẻ bằng những hành động thiết thực, hiệu quả. Cần để mọi trẻ em hiểu rõ những nguy cơ có thể buôn bán để các em có thể tự bảo vệ mình và tuyên truyền cho các bạn cùng trang lứa. KẾT LUẬN Trẻ em lầ những đối tượng dễ bị tổn thương bởi nạn buôn bán người, xét cả về sức khỏe và tâm lý họ khó có thể hồi phục nếu trở thành nạn nhân của bọn buôn người. Bởi vậy xã hội cần quan tâm nhiều tới đối tượng này. Khép lại bài viết này em mong muốn, trên khắp mọi miền tổ quốc sẽ không còn những trường hợp trẻ em vì nghèo khổ, không hiểu biết…vô tình trở thành nạn nhân của buôn bán người. Tất cả những em nhỏ đều được vui chơi, học hành và có một tuổi thơ êm đềm Cuối cùng em xin cảm ơn T.sĩ Bùi Thị Xuân Mai đã hướng dẫn em thực hiện chuyên đề này. . . Danh mục tài liệu tham khảo Kết quả và kinh nghiệm thực hiện các chương trình ngăn ngừa nạn buôn bán phụ nữ trẻ em giai đoạn 2002 – 2007 – H: Lao động Xã hội. Phòng chống buôn bán và mại dâm ở trẻ em/ Vũ Ngọc Bình- H: chính trị quốc gia Tăng cường năng lực cho cơ quan tư pháp – hành pháp phòng chống buôn bán người ở Việt Nam: Tài liệu tập huấn:dự án FS/VIE/03/R21 Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam về phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em/ B.s: Võ Thị Hồng Hà, Trần Đình Huân, Ngô Xuân Y Chương trình hành động phòng chông tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em và các văn bản chỉ đạo/ Bs: Võ Thị Hồng Hà, Nguyễn Mạnh Tề, Lê Văn Chương Một số trang wed xã hội Google.vn Một Số tạp chí: An ninh nhân dân , Báo Hà Nội mới, tin 24/7 MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng vấn đề buôn bán trẻ em và Công tác phòng chống buôn bán trẻ em ở nước ta.doc