Thực trạng về thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông

Khi theo đuổi chính sách này thì cũng đồng nghĩa với việc không theo đuổi chính sách giá linh hoạt mà ngày nay điều kiện kinh doanh luôn mang đến nhiều biến động, có thể kể đến sự biến động của tỷ giá hối đoái cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá thành phẩm của Công ty vì nguyên vật liệu chính chủ yếu Công ty phải nhập từ nước ngoài

pdf71 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4177 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng về thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay Công ty bao gồm các phòng ban, phân xưởng sau: - Văn phòng giám đốc: 11người - Phòng điều hành sản xuất: 22 người - Phòng KCS: 22 người - Phòng bảo vệ: 46 người - Phòng quản lý kho: 36 người - Phòng thống kê kế toán: 15 người - Phòng dịch vụ đời sống: 43 người - Phòng thị trường: 91 người (Cả 4 chi nhánh) Các phân xưởng gồm - Phân xưởng cơ động: 55 người - Phân xưởng bóng đèn: 375 người - Phân xưởng phích nước: 368 người - Phân xưởng thuỷ tinh: 257 người - Phòng kỹ thuật: 77 người (gồm tổ sản xuất đèn thường, đèn huỳnh quang, dây dẫn, lắp dáp đèn huỳnh quang Compact) 31 Sơ đồ 1. Cơ cấu cán bộ quản lý chung Sơ đồ 2. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty. CBQL Kinh tế CBQL ở các cơ quan chức năng CBQL kinh doanh Cán bộ lãnh đạo Cán bộ chuyên môn Nhân viên thực hiện Giám đốc Phó Giám đốc hành chính Phó Giám đốc kỹ thuật Phòng thống kê kế toán Phòng kỹ thuật KCS Phòng quản lý kho Các phân xưởng sản xuất Phòng bảo vệ Phòng điều hành SX Phòng dịch vụ đời sống Phòng thị trường Phân xưởng bóng đèn Phân xưởng đột dập Phân xưởng phích nước Phân xưởng thủy tinh Phân xưởng cơ động 32 * Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý trong Công ty Trong Công ty tuỳ theo trách nhiệm cụ thể mà các phòng ban có các chức năng, nhiệm vụ khác nhau, nhưng lại phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo cho hoạt động của Công ty được thông suốt. - Giám đốc: là người chịu trách nhiệm cao nhất về điều hành sản xuất kinh doanh tại Công ty, lãnh đạo chung toàn Công ty. - Hai phó giám đốc: là người có nhiệm vụ giúp giám đốc chỉ đạo trực tiếp các bộ phận theo sự phân công hoặc uỷ quyền của giám đốc. - Phòng thống kê kế toán: giúp giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác thống kê kế toán tài chính của Công ty. Thực hiện đúng các chế độ các quyết định về quản lý vốn và tài sản, các chế độ chính sách khác của nhà nước. - Phòng kỹ thuật KCS: chịu trách nhiệm phụ trách các qui trình sản xuất công nghệ đảm bảo chất lượng sản phẩm. - Phòng quản lý kho: có nhiệm vụ mua sắm cung cấp nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và quản lý sản lượng sản phẩm đầu ra của Công ty. - Phòng bảo vệ: Có trách nhiệm trong công tác bảo vệ, tự vệ, phòng chống cháy nổ, giữ gìn an ninh trật tự trong sản xuất kinh doanh. - Phòng tổ chức điều hành sản xuất: bố trí sắp xếp lao động trong Công ty về số lượng, trình độ tay nghề từng phòng, ban, phân xưởng, thực hiện chế độ chính sách của nhà nước về tiền lương, đồng thời theo dõi sự biến động của thành phẩm và chỉ tiêu số lượng. - Phòng dịch vụ đời sống: có nhiệm vụ chăm lo sức khoẻ cho toàn cán bộ nhân viên và giúp đỡ các phòng ban chăm lo vệ sinh môi trường trong Công ty và chăm sóc mầm non. - Phòng thị trường: là nơi trực tiếp giao dịch với khách hàng viết hoá đơn bán hàng và chịu trách nhiệm về khâu tiêu thụ sản phẩm. 33 * Chức năng, nhiệm vụ của các phân xưởng sản xuất - Phân xưởng cơ động: cung cấp, thể hơi thể khí, hơi áp lực, điện, máy nổ, làm tuần hoàn nước... cho các phòng ban và các phân xưởng sản xuất. - Phân xưởng bóng đèn: có nhiệm vụ sản xuất, lắp ghép các loại bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn tròn các loại từ 25W đến 30W. - Phân xưởng phích nước: Đột, dập quai vai nắp phích cuốn thản phích. Nấu, cán nhôm để dập quai vai nắp phích, lắp ráp phích hoàn chỉnh từ bán thành phẩm ruột phích chuyển qua. Chế tạo ra ruột phích để đưa sang phân xưởng dột dập lắp thành phích hoàn chỉnh. - Phân xưởng thuỷ tinh: nhiệm vụ là sản xuất các loại bán thành phẩm vỏ bóng đèn tròn, ống đèn huỳnh quang, bình phích và vỏ thuỷ tinh. Về trình độ công nghệ thì tất cả các qui trình sản xuất đề tương đối hiện đại. Dưới đây là một qui trính công nghệ sản xuất bóng đèn huỳnh quang hiện đại bậc nhất ở Việt Nam đang được sử dụng tại Công ty. 34 Sơ đồ 3. Quy trình sản xuất đèn huỳnh quang Ống loa Máy làm trụ số 1 Máy làm loa Loa thành phẩm Máy làm trụ số 2 Ống rút khí Dây dẫn Trụ thành phẩm số 1 Trụ thành phẩm số 2 Dây tóc Quệt keo Đầu đèn ống huỳnh quang Tạo dạng Rửa Tráng bột huỳnh quang Ruột khí Vít miệng Gắn đầu Luyện nghiệm Bảo ôn Đóng gói Sản phẩm hoàn chỉnh 35 2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 2.1. Phương hướng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hiện nay và những năm tiếp theo của Công ty Trong những năm tiếp theo Công ty đã xác định cho mình một phương hướng nhiệm vụ rõ ràng để có được bước đi vững vàng và phù hợp với bối cảnh thị trường có nhiều biến động. Nhất là đến năm 2006 AFTA sẽ áp dụng đối với tất cả các nước ASEAN khi đó sản phẩm của doanh nghiệp nói riêng và cả nước ta nói chung sẽ gặp không ít khó khăn do phải cạnh tranh với các sản phẩm của các công ty trong khu vực ASEAN và các nước trên thế giới. Biểu 1. Qui mô sản xuất kinh doanh của Công ty Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1. Giá trị tổng sản lượng 112.374 167.077 217.912 2. Doanh thu (tr.đ) 108.805 140.010 184.818 3. Nộp ngân sách (tr.đ) 9.083 13.745 19.700 4. Lao động (người) 1.292 1.298 1.460 5. Thu nhập BQ/tháng/người 1000đ 1.761 1.733 1.952 6. Lợi nhuận thực hiện (tr.đ) 9.763 10.934 14.531 7. Tổng tài sản Để vững bước tiến vào thiên niên kỷ mới. Đại hội Đảng bộ Công ty, hội nghị đại biểu công nhân viên chức và Đại hội công đoàn Công ty đã tập hợp trí 36 tuệ, đông đảo CNVC đã đề ra các nghị quyết và định hướng chiến lược phát triển đến năm 2005 và các đề án xây dựng đội ngũ nhằm đáp ứng tình hình mới cụ thể là: - Phát triển và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm hiện có. - Đa dạng hoá các loại sản phẩm (kể cả việc tự cung cấp các loại bán thành phẩm hiện nay đang nhập ngoại) phát triển các loại đèn mới, các chao chụp thiết bị chiếu sáng. - Mở rộng qui mô Công ty, nâng cấp và đổi mới cơ chế quản lý Công ty. - Phấn đấu đạt bằng được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh hiện tại để có nguồn tích luỹ từ đầu tư, chuẩn bị vững chắc cho mở rộng phát triển công ty đồng thời thực hiện thắng lợi mục tiêu trước mắt. - Trong các chiến lược bộ phận, chiến lược quan trọng nhất là cần phải triển khai thực hiện sớm, chiến lược con người, cần tập trung đánh giá thực trạng và điểm xuất phát của Công ty để bước vào thời kỳ mới. Trong những tháng đầu năm 2000 Công ty đã và sẽ tiếp tục chủ động mua sắm, nâng cấp dần các dây chuyền sản xuất hiện đại của các nước bạn thay thế lao động thủ công trước đây. Bên cạnh đó xây dựng thêm cơ sở hạ tầng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên trong biên chế thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn để họ có thể đáp ứng yêu cầu của khoa học kỹ thuật công nghệ mới, cách quản lý mới. Công ty đã chủ động đa dạng hoá sản phẩm, tăng cường mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước, lấy thị trường tiêu thụ để làm mục tiêu sản xuất để từ đó có điều kiện làm lợi cho nhà nước, tăng dần lợi nhuận và nâng cao thu nhập cho người lao động. 2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật Máy móc thiết bị là một trong những yếu tố quan trọng trong dây chuyền công nghệ, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và chất lượng sản 37 phẩm. Theo thiết kế ban đầu nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông do nước bạn (Trung Quốc) giúp đỡ chỉ sản xuất một ca với máy móc thiết bị lạc hậu chủ yếu vẫn là thủ công, nhận thấy được tầm quan trọng của máy móc thiết bị, lãnh đạo Công ty đã dần dần từng bước kiện toàn tất cả hệ thống trang thiết bị từ lò ga đến bể chứa 300m3 việc cung cấp hơi, gió điện, nước trên cơ sở vận hành với độ tin cậy cao của thiết bị, cùng với thành phần khí ga ngày càng duy trì. Biểu 2. Một số công trình tiêu biểu của Công ty các năm qua Lĩnh vực sản xuất Giai đoạn thực hiện Công trình kỹ thuật tiêu biểu Thuỷ tinh 1977-1979 1. Nấu thuỷ tinh bằng là bể đốt dầu và đốt hơi than thay cho lò nồi bán khí 1982 2. Băng hấp bình phích dùng bức xạ nhiệt 1991-1993 3. Thiết kế các lò thuỷ tinh đốt bằng hơi than, hiệu suất khai thác cao, chất lượng ổn định. 1995 4. Đầu tư máy thổi vỏ bóng tự động 18 đầu khuôn Cơ động 1976-1980 1. Chế tạo lò GAZ theo kiểu Đức 350m3 giờ thay thế lò GAZ 60m3 giờ của Trung Quốc 1986-1988 2. Cải tiến van thải không lò GAS 1988 3. Đưa nguồn nước Hạ Đình về bề 300m3 38 1992-1993 4. Cải tiến công nghệ vận hành lò GAZ đảm bảo tuổi thọ của lò, tiết kiệm than, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng GAZ cao. Đột dập 1986-1987 1. Cuốn thân phích bằng thép lá tráng thiếc intipô phích có quai xách 1992-1993 2. Tự đúc cán nhôm, cải tạo hệ thống khuôn mẫu dập phụ tùng phích bằng nhôm dày 0,6mm. Thực hiện sử dụng nhóm tiết kiệm còn 181 kg/1000 SP. Bóng đèn 1976 1. Cơ giới hoá khâu sản xuất đèn ôtô nâng công suất đèn ôtô lên 1 triệu cái/năm 1978 2. Đưa dây tóc xoăn khép vào sản xuất bóng đèn thường thay cho xoắn đơn là bước nhảy vọt về chất lượng bóng đèn. 1979 3. Chế tạo đưa vào sản xuất đen thường 3 bằng dây chuyền 1896-1989 4. Thực hiện đề tài nâng cao chất lượng bóng đèn về tuổi thọ, về keo gắn đầu, về bao bì. 1992-1994 5. Chế tạo mới máy vít miệng cho dây chuyền đèn thường số 3 (1992) 6. Chế tạo đưa vào sản xuất dây chuyền đèn 39 thường số 4 (1993-1994) 7. Thực hiện cuộc cách mạng về bao bì cho bóng đèn (1992-1993) 8. Củng cố thiết bị phụ tùng ổn định chất lượng bóng đèn trong sử dụng và giảm chi phí vật tư hệ số vỏ bóng 1993, hệ số dây dẫn 1,19 hệ số dây tóc 1,183. 9. Đầu tư các dây chuyền lắp ghép bóng đèn mới công suất 1200 cái/h với máy vít miệng 24, đầu máy rút khí 36 đầu và máy gắn đầu đèn, hàn thiếc và thông điện liên hoàn tự động (1994-1995). Phích nước 1979 1. Rút khí phích trên máy bàn tròn của Nhật Bản 1984-1985 2. Công nghệ trang trí vỏ phích với khắc hoạ bản giấy sơn mau khô Ankyd Melamin. 1982 3. Thực hiện đề tài nghiên cứu nâng cao chất lượng ruột phích nóng đưa băng ủ miệng phích vào sản xuất thay cho ủ rơm. 1986 4. Thực hiện đề tài thu hồi Ag NC3 5. Đưa vỏ phích intipơ vào sản xuất thay cho phun sơn - vỏ phích có quai xách, nâng cao một bước chất lượng vỏ phích. 1992 6. Đưa vào sản xuất vỏ phích in vân đá 1993 7. Thực hiện cải tiến công nghệ, giảm định 40 mức sử dụng AgNC3 xuống còn 0,378 kg/1000SP. Thực hiện cuộc cách mạng bao bì. Để theo kịp với tiến trình phát triển chung của khu vực và trên thế giới cùng cả nước bước vào thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá. Công ty đã và đang xây dựng cho mình một chương trình đầu tư phát triển bao gồm lắp đặt các dây chuyền công nghệ hiện đại trong năm 2000 và tiếp tục hoàn thiện nâng cấp thêm các dây chuyền công nghệ cụ thể: - Lắp đặt dây chuyền sản xuất ruột phích mới 25/8/2000 - Lắp đặt dây chuyền lắp ghép đèn huỳnh quang 2 kế hoạch 7/11/2000 hoàn thành. - Lắp đặt dây chuyền lắp ghép đèn thường 2600 cái/h số 3 hoàn thành 15/8/2000. - Lắp đặt dây chuyền sản xuất dầu đèn 1/7/2000 hoàn thành. - Lắp đặt dây chuyền lắp ghép đèn huỳnh quang compact kế hoạch 1/10/2000 hoàn thành - Hoàn thiện dây chuyền đèn mầu, đèn nhỏ G40, C7 hoàn thành 15/6/2000. Nhìn chung so với mặt bằng máy móc thiết bị của nước ta hiện nay thì máy móc trang thiết bị của Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông ở mức độ hiện đại không thua kém gì nước bạn. Điều này được thể hiện rất rõ trong thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. 2.3. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hoá. 41 Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một quá trình sản xuất kinh doanh hay một chu kỳ sản xuất nhất định và toàn bộ giá trị nguyên vật liệu được chuyển vào chi phí kinh doanh trong kì. Để có thể sản xuất ra được các loại bóng đèn tròn, phích nước, đèn huỳnh quang và một số sản phẩm phụ khác cung cấp cho thị trường, Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông phải sử dụng rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau như Ag NC3, sơn mau khô, Ankyd Mêlomin, nhôm, thép lá trong thiếc intipô, thuỷ tinh (tự sản xuất hay nhập trong nước)... Nhưng những vật tư chính, quyết định đến chất lượng sản phẩm như dây tóc, dây dẫn, bột huỳnh quang, bột điện tử, khí Argon, Silicon cho keo gắn đầu đèn, dùng thuỷ tinh chì... nhập từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Tiệp Khắc... Do vậy mà người cung cấp vật liệu rất phong phú, đa dạng. Điều này có những hạn chế nhất định trong định mức sản xuất của Công ty. Tất cả các nguyên vật liệu sau khi nhập, mua đều được khảo nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật. Biểu 3: Một số nguyên liệu nhập khẩu STT Tên nguyên vật liệu Chủng loại Đơn vị cung ứng 1 Kim loại màu Nhôm, đồng Công ty khí cụ điện 2 Kim loại đen Sắt thép VINAKIP 3 Các loại hoá chất Bột huỳnh quang, bột điện tử, khí Argon Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hungari 4 Keo gắn Silicon 5 Bao bì Bìa caton Công ty Tân Trung 42 Việt 2.4. Lao động Đi đôi với việc quản lý và sử dụng các biện pháp kinh doanh sản xuất có hiệu quả là yếu tố lao động. Lao động là một trong những yếu tố đầu vào giữ một vai trò rất quan trọng trong bất kỳ một doanh nghiệp nào, bởi nó là nguồn lực của mọi nguồn lực. Sử dụng hợp lý lao động sẽ cho ta một kết quả tốt nhất trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Hành lang của công ty bước vào cơ chế mới là một di sản nặng nề của cơ chế bao cấp đó là một bộ máy cồng kềnh, kém hiệu lực, trì trệ, một đội ngũ lao động đông đảo song thiếu động lực để thích ứng và năng động. Biện pháp đột phá lớn nhất là tiền để cho sự phát triển lớn mạnh của Công ty như ngày nay là trực tiếp tác động đến tâm tư tình cảm, đời sống của cả đội ngũ lao động của nhà máy hơn 30 năm tuổi. Công ty đã tiến hành công việc khó khăn đó một cách thận trọng, tương đối dân chủ và khách quan giải quyết hài hoà quyền lợi của người ở, người về, làm tốt tư tưởng và đặc biệt nhờ sự gương mẫu đầu tầu của nhiều cán bộ đảng viên. Ngày nay Công ty đã có một lực lượng lao động hùng hậu với hơn một ngàn lao động có tay nghề cao, ổn định và đặc biệt trong cơ cấu lao động của Công ty ngày càng có nhiều người có trình độ học vấn cao. Ngoài biện pháp nâng cao tay nghề Công ty còn tuyển thêm một số lao động và đặc biệt thông qua các phong trào thi đua mà đội ngũ công nhân viên đã từng bước nâng cao một cách đáng kể. Cụ thể có khoảng trên 300 lượt người được suy tôn danh hiệu "Lao động giỏi" tiêu biểu như các chú Đỗ Tiến Trang, Trần Đức Sơn, Trần Đức Trí, Trần Văn Hạnh... là những lao động dẫn đầu về năng suất lao động ở phân xưởng thuỷ tinh. Chú Phạm Minh Tân là thợ cơ khí tài hoa, chú Nguyễn Đăng Trung là tổ trưởng quản lý giỏi của phân xưởng bóng đèn. Chú Nguyễn Hữu Khoan và Phạm Minh Toán là những tấm gương tận tuỵ bám 43 máy, bám lò ở phân xưởng cơ động... Từ đội ngũ, phong trào trên mà trong những năm qua Công ty đã có hàng trăm sáng kiến cỉa tiến kỹ thuật (58 sáng kiến năm 1954) làm lợi cho Công ty hàng tỷ đồng. 44 Biểu 4: Số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty đến 4/9/2000 Chỉ tiêu 1999 2000 Tuyệt đối Tỉ lệ Tổng số lao động 1.298 1160 + 162 1,124% Trong đó 1. Phân theo trình độ Trên đại học 24 29 +5 1,208% Đại học 59 62 +3 1,050% Cao đẳng 69 76 +7 1,101% Trung cấp 91 97 +6 1,065% Công nhân kĩ thuật 1056 1197 +141 1,133% 2. Phân theo đối tượng Lao động gián tiếp 222 256 +34 1,153% Lao động trực tiếp 0176 1204 +128 1,118% 3. Phân theo cơ cấu Lao động nam 794 879 +85 1,107% Lao động nữ 504 581 +77 1,152% Qua bảng trên ta thấy giữa năm 1999 và 2000 số lao động tăng lên 162 người trong đó có 21 người làm hành chính và 141 người là công nhân kỹ thuật. Do xu hướng những năm gần đây Công ty đang mở rộng phạm vi sản xuất các loại phụ kiện đi kèm các loại sản phẩm chính như máng đèn huỳnh 45 quang, đui đèn, các loại đèn màu trang trí... vì vậy mở ra cơ hội việc làm và thu hút một số công nhân từ các bộ phận sản xuất khác do lắp đặt máy móc, dây chuyền sản xuất tự động làm dư thừa. Ngoài ra còn thiếu thì bổ xung lao động bên ngoài. Nói chung qua 2 năm 1999, 2000 lao động của Công ty tương đối ổn định. Bậc thợ của Công ty trung bình năm 99 là 4,7/7 năm 200 là 4,85/7. Điều này có nghĩa là hàng năm trình độ tay nghề của công nhân được nâng cao hơn ngoài ra Công ty còn thường xuyên có 2 chuyên gia Trung Quốc cố vấn. 2.5. Tài chính Vốn sản xuất trong doanh nghiệp là hình thái giá trị của toàn bộ tư liệu sản xuất được doanh nghiệp sử dụng một cách hợp lý và có kế hoạch vào việc sản xuất những sản phẩm theo kế hoạch của doanh nghiệp. Vốn là nhân tố đầu vào không thể thiếu của doanh nghiệp và bản thân nó là kết quả đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trước kia các yếu tố đầu vào do các đơn vị nhà nước cấp phát. Ngày nay trong cơ chế thị trường thì việc mua sắm xây dựng hay lắp đặt các dây chuyền sản xuất, mở rộng qui mô sản xuất thì nhất thiết phải có vốn. Vốn dùng để đầu tư trang thiết bị máy móc, vốn chuyển giao công nghệ, vốn lưu động để chi phí tiền lương, vật tư... và các chi phí khác. Theo bản thống kê số liệu về quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông (ngày 4/9/2000) ta có tình hình tăng giảm nguồn vốn của Công ty như sau: Biểu 5: Một số chỉ tiêu về vốn kinh doanh Chỉ tiêu ĐVT 1995 1996 So 1995 (%) 1999 7 So 1996 (%) 1998 So 1997 (%) 1999 So 1998 (%) 2000 So 1999 (%) Nguồn vốn 46 - Kinh doanh Tr.đ 1733 1 2000 7 115 3410 9 170 3474 6 101 3764 9 108 43510 115 - Vốn NS cấp Tr.đ 1205 6 1189 9 98 2476 5 208 2481 0 100,1 2481 0 100 24810 100 - Vốn tự bổ sung 5275 8108 153 9344 115 9936 106 1370 9 137 18690 136 Như vậy qua bảng số liệu ta thấy rằng trong 3 năm 95, 96, 97 thì nguồn vốn kinh doanh của Công ty tăng lần lượt là 1,15 và 1,97 so với (95), năm 1998, 1999, 2000 nguồn vốn của Công ty tăng lần lượt là 1,08 và 1,25 so với năm 1998 và trong 2 năm tốc độ tăng lên là 17%. Nếu đi sâu phân tích ta thấy vốn ngân sách cấp năm 97 so với 95 tăng 2,05 lần nguồn vốn tự bổ sung tăng lên 97 so 95 là 1,77 lần. Trong 3 năm gần đây 1998, 1999, 2000 thì vốn ngân sách cấp hoàn toàn không tăng ở mức là 24819 (triệu đồng). Như vậy tăng 100% trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh hay nói cách khác là trong 3 năm trở lại dây nguồn vốn kinh doanh tăng lên chính là do tăng nguồn vốn tự bổ sung của Công ty chủ yếu là do Công ty làm ăn có lãi và hiệu quả. II. Phân tích thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2000 Trong năm 2000 vừa qua Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông có nỗ lực trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất, hầu hết các chỉ tiêu đều vượt so với kế hoạch đặt ra và nộp ngân sách tăng 5.700.000.000 đ so với kế hoạch. Biểu 6: Thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2000 STT Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch 2000 Thực hiện 2000 % so với kế hoạch 47 1 Giá trị tổng sản lượng (tr.đ) 179.000 217.912 121,74 2 Doanh số tiêu thụ (tr.đ) 159.500 203.300 127,46 3 Sản phẩm chủ yếu - Bóng đèn tròn 25.500 29.000 113,37 - Sản xuất phích 2.500 3159 122,6 Trđ phích H'chỉnh 2.200 2.515 114,13 - Bóng đèn H'quang 5.250 7.158 133,33 4 Nộp ngân sách 14.000 19.700 138,33 5 Lao động 1350 1464 6 Thu nhập BQ/tháng/người 1.780 1.952 7 Lợi nhuận thực hiện 11.000 13.500 122,7 2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm chủ yếu năm 2000 tại Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông Biểu 7: Một số sản phẩm chủ yếu năm 2000 Tên sản phẩm ĐVT (SP) Tồn đầu kỳ Sản xuất trong kỳ Tiêu thụ trong kỳ Tồn cuối kỳ Tiêu thụ năm 1999 So sánh (%) Đèn tròn 1000 1.500 30.765 29.600 2665 23.063 128,3 Đèn H'quang 1000 650 7.000 6.850 800 4.827 141,9 Phích 48 nước - Phích hoàn chỉnh 1000 120 2450 2400 170 1806 132,9 - Ruột phích 1000 10 800 785 25 695 12,9 Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty được lập ra cho các sản phẩm chính: bóng đèn tròn, bóng đèn huỳnh quang, phích nước trong đó có phích hoàn chỉnh và ruột phích. - Cột số lượng tiêu thụ năm 1999 được tập hợp từ "sổ chi tiết tiêu thụ" năm 1999 của Công ty. - Cột số lượng tiêu thụ trong kỳ được lập căn cứ vào các hợp đồng kinh tế đã kí kết và căn cứ vào nhu cầu thị trường làm kế hoạch. - Cột số lượng sản xuất trong kỳ được dựa vào kế hoạch tiêu thụ trong năm, dựa vào số dự đoán về dư đầu kỳ và nhu cầu đột xuất của khách hàng. - Cột số lượng tồn cuối kỳ được tính bằng cách lấy số lượng sản xuất trong kỳ trừ đi cột số lượng tiêu thụ trong kỳ và cộng tiếp với tồn đầu kỳ. Kế hoạch tiêu thụ hàn quí được lập đơn giản hơn vì trong các kế hoạch không có so sánh thực tế cùng quí của năm 1999. Dưới đây là biểu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm dành cho quí IV năm 2000. Biểu 8: Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm theo quý/tháng Tên sản phẩm Tồn đầu kỳ (1000 SP) Sản xuất trong kỳ (1000 Tiêu thụ trong kỳ (1000 Tồn cuối kỳ (1000 SP) Tháng 10 (1000 SP) Tháng 11 (1000 SP) Tháng 12 (1000 SP) Đơn giá KH (đồng) 49 SP) SP) Đèn tròn 450 9050 9060 440 2900 3060 3100 2100 Đèn H'quang 230 2270 2190 310 620 700 870 7000 Phích nước - Phích hoàn chỉnh 45 800 730 115 230 230 270 27500 - Ruột phích 5 245 240 10 80 80 80 14.400 Việc lập kế hoạch của Công ty nhìn chung là thích hợp với đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Trong năm 2000 số lượng hàng hoá dự kiến tiêu thụ đã tăng lên hẳn so với số lượng tiêu thụ được năm 1999. Về số lượng tiêu thụ: số lượng dự kiến tiêu thụ năm 2000 tăng lên ở hầu hết các mặt hàng so với năm 1999. - Xét về bóng đèn tròn các loại: dự kiến năm 2000 sẽ tiêu thụ 29.600.000 chiếc tăng lên 6.537.000 sản phẩm so với thực hiện năm 1999 tức tỉ lệ tăng lên là 28,34%. - Xét về bóng đèn huỳnh quang: kế hoạch năm 2000 là sẽ tiêu thụ 6.850.000 sản phẩm đèn huỳnh quang. Số lượng này dự kiến sẽ vượt năm 1999 là 2.023.000 sản phẩm đèn huỳnh quang tức là tăng lên 41,9%. Đây là một tỉ lệ tăng rất cao. - Xét về phích hoàn chỉnh: năm 2000 dự kiến sẽ tiêu thụ 2.400.000 sản phẩm phích hoàn chỉnh. So với thực hiện năm 1999 là 1.806.000 sản phẩm thì tăng lên là 594.000 sản phẩm. Tức là tăng lên 32,9% so với năm 1999. - Về ruột phích: số lượng ruột phích tiêu thụ mỗi năm thường không nhiều lắm. Năm 1999 lượng ruột phích tiêu thụ là 695.000 sản phẩm mà năm 2000 sẽ tiêu thụ được 785.000 sản phẩm ruột phích tăng 90.000 ruột phích tức là tăng 12,94%. 50 Kế hoạch năm 2000 dự tính tiêu thụ mạnh là sản phẩm đèn huỳnh quang. Do yêu cầu từ phía thị trường, người tiêu dùng hiện nay để sử dụng thắp sáng trong nhà, họ ưa chuộng đèn huỳnh quang hơn vì ánh sáng dịu. Hơn nữa dây chuyền sản xuất đèn huỳnh quang của Công ty lại là một dây chuyền hiện đại bậc nhất của Việt Nam tạo điều kiện nâng cao chất lượng, giảm chi phí sản xuất sản phẩm. Đó cũng là một thế mạnh của Công ty. 3. Phân tích tình hình tiêu thụ theo khu vực thị trường 51 Biểu 9: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty ở một số khu vực thị trường Tên sản phẩm Đơn vị tính Năm 2000 1. Thị trường tại Hà Nội - Bóng đèn tròn Sản phẩm 17.775.475 - Bóng đèn huỳnh quang Sản phẩm 3.950.117 - Phích hoàn chỉnh Sản phẩm 1.023.436 - Ruột phích Sản phẩm 444.800 2. Thị trường tại Nam Định - Bóng đèn tròn Sản phẩm 1.232.000 - Bóng đèn huỳnh quang Sản phẩm 37.325 - Phích hoàn chỉnh Sản phẩm 64.433 - Ruột phích Sản phẩm 293.500 3. Thị trường tại Nghệ An - Bóng đèn tròn Sản phẩm 170.750 - Bóng đèn huỳnh quang Sản phẩm 9.375 - Phích hoàn chỉnh Sản phẩm 20.387 - Ruột phích Sản phẩm 19.625 4. Thị trường tại Hải Phòng - Bóng đèn tròn Sản phẩm 1.170.650 - Bóng đèn huỳnh quang Sản phẩm 36.050 - Phích hoàn chỉnh Sản phẩm 29.365 - Ruột phích Sản phẩm 455.750 52 5. Thị trường tại TP Hồ Chí Minh - Bóng đèn tròn Sản phẩm 863.600 - Bóng đèn huỳnh quang Sản phẩm 103.275 - Phích hoàn chỉnh Sản phẩm 638.718 - Ruột phích Sản phẩm 489.500 Nhìn vào tình hình các vùng thị trường của Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông ta thấy thị phầm chiếm tỉ trọng lớn nhất đó là thị trường Hà Nội. Thị trường Hà Nội chiếm một lượng 17.775.000 bóng đèn tròn, 444.800 ruột phích, 1.023.436 phích hoàn chỉnh và đèn huỳnh quang chiếm 3.950.117 sản phẩm. Còn tại các thị trường khác như thị trường Nghệ An, thị trường thành phố Hồ Chí Minh tình hình tiêu thụ cũng gặp không ít trở ngại. Tại các khu vực này lượng sản phẩm tiêu thụ không được mạnh mẽ như các thị trường khác. Đó là yếu tố hoàn toàn bất lợi của Công ty. Cũng là do sự cạnh tranh gay gắt của sản phẩm do Công ty bóng đèn điện quang Hồ Chí Minh sản xuất và sản phẩm của các công ty tư nhân khác. Đồng thời do khoảng cách địa lý cũng tương đối xa xôi, nên việc vận chuyển sản phẩm, nhất là những sản phẩm thuỷ tinh thực sự không dễ dàng gì. Mà trong năm 2000 do thiên tai lũ lụt kéo dài nên đã gây khó khăn cho việc vận chuyển sản phẩm thông suốt cả nước. Do vậy để mở rộng hơn nữa các thị trường ở miền Nam, miền Trung vẫn là vấn đề cần giải quyết của công ty. 4. Phân tích tình hình thực hiện tiêu thụ sản phẩm Trong năm 2000 sản phẩm của Công ty đã được tiêu thụ rất mạnh mẽ. Điểm đáng lưu ý là cho đến tháng 11, tháng 12 năm 2000 Công ty lại sản xuất sản phẩm máng đèn huỳnh quang và đèn huỳnh quang compact và là lần đầu tiên đưa ra thị trường. 53 Biểu 10: Tình hình thực hiện tiêu thụ sản phẩm năm 2000 Thực hiện tiêu thụ sản phẩm năm 2000 Tên sản phẩm Tồn đầu kỳ (1000 SP) Sản xuất trong kỳ (1000 SP) Tiêu thụ trong kỳ (1000 SP) Tồn cuối kỳ (1000 SP) Đơn giá bình quân (đồng) Doanh thu tiêu thụ năm 2000 (tr.đ) Số lượng tiêu thụ năm 1999 (1000 SP) Đèn tròn 1.442 29.000 27.638 2.804 1.953 53.973 23.063 Đèn H'quang 742 7.158 7.285 615 6.849 49.895 4.827 Phích nước - Phích hoàn chỉnh 125 2.515 2.542 98 27.070 68.813 1.806 - Ruột phích 0 828 812 16 14.239 11.562 695 Máng đèn H'quang 51,255 51,128 0,127 6122 313 Đèn huỳnh quang Compact 32 11 21 39.363 433 Cộng 184.989 Năm 2000 với nỗ lực phấn đấu trong công tác tiêu thụ sản phẩm, tổ chức việc bán hàng, sử dụng đòn bẩy tài chính.... Công ty đã đạt những kết quả sau: Bóng đèn tròn của Công ty đã tiêu thụ trong năm là 27.638.000 sản phẩm với đơn giá bình quân là 1953 đ/SP đạt doanh thu 53.975 triệu đồng. Nếu đem ra so sánh với tình hình thực hiện năm 1999 thì đều tăng lên cả sản lượng lẫn doanh thu. Sản lượng tăng 4.575.000 sản phẩm tức là tăng 19,83% so với năm 1999. Đây là việc cố gắng của Công ty. Về bóng đèn đèn huỳnh quang, sản lượng tiêu thụ năm 2000 là 7.285.000 sản phẩm tăng so với năm 1999 (tiêu thụ đạt 4.827.000 sản phẩm) là 2.458.000 sản phẩm. Một tỉ lệ tăng rất cao 50,92% so với năm 1999. Với tỉ lệ tăng như vậy nên doanh thu cũng tăng từ năm 1999 là 34.453 lên đến 49.895 triệu đồng tức là tăng 15.442 triệu đồng về số tương đối tăng lên là 44,82% so với năm 54 1999. Về sản phẩm phích hoàn chỉnh. Sản lượng tiêu thụ năm 1999 là 1.806.000 sản phẩm thì đến năm 2000, tiêu thụ được 2.542.000 sản phẩm và doanh thu tăng so với năm 1999 từ 49.289 triệu đồng đến 68.813 triệu đồng. Tức là tăng 19.524 triệu đồng về số tương đối và 39,61%. - Sản phẩm ruột phích về số lượng cũng tăng. Năm 1999 tiêu thụ được 695.000 sản phẩm thì đến năm 2000 tiêu thụ được 812.000 sản phẩm tăng 117.000 sản phẩm tức là tỉ lệ tăng là 15,2% so với năm 1999. Với tình hình tiêu thụ năm 2000 như vậy Công ty đã đạt được những kết quả tương đối tốt. Các sản phẩm đều có sự tăng trưởng cả về số lượng lẫn doanh thu trên từng sản phẩm tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có khác nhau. Tăng nhanh và mạnh hơn cả là bóng đèn huỳnh quang, sau đó là phích nước hoàn chỉnh. Bóng đèn tròn các loại cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn so với các sản phẩm khác. Để xem xét tình hình cụ thể ta đi xem xét tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty qua các quí. Biểu 11: Tình hình tiêu thụ sản phẩm chủ yếu qua các quí năm 2000 Quý I Quý II Quý III Quý IV Tên sản phẩm Số lượng (1000 SP) Đơn giá BQ (đồng) Số lượng (1000 SP) Đơn giá BQ (đồng) Số lượng (1000 SP) Đơn giá BQ (đồng) Số lượng (1000 SP) Đơn giá BQ (đồng) Đèn tròn 8052 1985 5957 1975 5160 1934 8469 1917 Đèn HQ 1850 7029 1581 6.991 1622 6845 2232 6601 55 Phích nước - Phích HC 802 27119 467 26925 429 27181 844 27047 - Ruột phích 277 14498 154 14305 126 14071 255 14000 Máng đèn HQ 51,128 6122 Đèn HQ compact 11 39363 Quí I đầu năm 2000 sản phẩm được bán ra với một số lượng đáng kể gồm 8.052.000 sản phẩm đèn tròn các loại, 1.850.000 đèn huỳnh quang, 802.000 sản phẩm phích hoàn chỉnh và 277.000 sản phẩm ruột phích. Vào thời điểm này tiết trời đang là mùa xuân vẫn còn lạnh, nám nên nhu cầu về các sản phẩm của Công ty còn tương đối cao. Nước ta lại chủ yếu là nước nông nghiệp vào các tháng 1, 2, 3 đang là những ngày nông nhàn nên dân thường hay đi mua sắm, do vậy thời kỳ này công tác tiêu thụ sản phẩm đang ở chiều hướng có thuận lợi. Cho đến quí II và quí III, lượng sản phẩm đã bắt đầu giảm xuống. Bóng đèn tròn quí II chỉ tiêu thụ được 5.957.000 sản phẩm đến quí III giảm xuống 5.160.000 sản phẩm. Về sản phẩm phích hoàn chỉnh quí II tiêu thụ được 467.000 sản phẩm, quí III lại giảm xuống 429.000 sản phẩm còn ruột phích thì giảm mạnh quí II tiêu thụ được 154.000 sản phẩm, quí III tiêu thụ 126.000 sản phẩm. Vì vào các quí này thời tiết bắt đầu trở lên nóng, nhu cầu giữ nóng nước cũng giảm xuống. Hơn nữa đây là mùa mưa vì vậy ngành xây dựng cũng hẹp lại. Sự thu hẹp này cũng ảnh hưởng không ít tới nhu cầu về sản phẩm của Công ty. Vào hai quí II, quí III sản phẩm đã giảm rõ rệt so với quí I. Nhưng sang 56 quí IV thì sản phẩm của Công ty lại trội dậy và đẩy ra rất nhanh. Bóng đèn tròn lên đến 8.469.000 sản phẩm, đèn huỳnh quang 2.232.000 sản phẩm, phích hoàn chỉnh 844.000 sản phẩm và ruột phích 255.000 sản phẩm, đó là đặc điểm của sản phẩm tạo nên, trong quí IV là thời gian giáp tết nên sức mua mạnh, lượng hàng bán ra được nhiều hơn. Để phục vụ cho tết cổ truyền các gia đình đều thực hiện việc trang trí nhà cửa nên việc mua các sản phẩm của Công ty được diễn ra liên tục thậm chí không những trang trí, họ còn mua dự phòng để trong dịp tết nếu dùng lâu bị hỏng cũng có đồ để thay thế. Tình hình tiêu thụ sản phẩm như vậy là do đặc điểm sản phẩm của Công ty có tính chất thời vụ nên điều hđó đã chi phối việc tiêu thụ các sản phẩm của Công ty. Để có được kết quả về công tác tiêu thụ sản phẩm như vậy, Công ty đã phải rất nỗ lực trong việc giữ và mở rộng thị trường, tìm các thị trường tiềm năng để khơi dậy nhằm tăng khối lượng sản phẩm bán ra. Đến nay thì thị trường của Công ty khá rộng phủ kín cả nước nhưng trên cùng một thị trường đều phải đấu tranh với các sản phẩm cùng loại do Công ty, đơn vị khác sản xuất việc cạnh tranh diễn ra trên nhiều khía cạnh như chất lượng giá cả... Việc cạnh tranh này diễn ra rất quyết liệt đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh luôn hạ giá nhằm chiếm lĩnh thị trường. 5. Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm 5.1. Thuận lợi Thứ nhất: nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của Công ty là khá rộng rãi. Vì những sản phẩm của Công ty là vật dụng thường xuyên trong gia đình nên lượng cầu về sản phẩm của Công ty là lớn. Bên cạnh đó sản phẩm của Công ty sản xuất ra có chất lượng tốt, được qua các khâu kiểm tra chặt chẽ nên đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. 57 Thứ hai: Về mặt công nghệ sản xuất các dây chuyền sản xuất của Công ty hiện đại, như dây chuyền sản xuất đèn huỳnh quang là một trong những dây chuyền hiện đại bậc nhất tại Việt Nam. Thứ ba: Công ty có đội ngũ công nhân tay nghề cao, có bề dày kinh nghiệm nhiều năm sản xuất, có trách nhiệm và nhiệt tình trong công việc. Đặc biệt là họ gắn bó với Công ty nên tạo ra một khối đoàn kết, một bầu không khí thoải mái trong công việc, thuận lợi cho sản xuất. Thứ tư: Một yếu tố quan trọng là Công ty có uy tín trong kinh doanh sau nhiều năm hoạt động Công ty thiết lập được một đội ngũ bạn hàng đáng tin cậy, gắn bó với Công ty trong nhiều năm. 5.2. Khó khăn Thứ nhất: Khó khăn trước hết là sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Để có chỗ đứng vững Công ty luôn phải đương đầu với các đối thủ cạnh tranh. Về bóng đèn có Công ty bóng đèn điện quang thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một đối thủ lớn của Công ty vì Công ty bóng đèn điện quang Hồ Chí Minh cũng là một doanh nghiệp có những điều kiện về công nghệ về kinh doanh, về chất lượng sản phẩm tương đối. Bên cạnh đó còn có các đối thủ khác như Công ty liên doanh Đông Á cũng sản xuất bóng đèn huỳnh quang. Công ty tư nhân sản xuất bóng đèn Đại quang thành phố Hồ Chí Minh và các sản phẩm nhập ngoại của Philippin, Đức, Trung Quốc. Về phích nước Công ty phải cạnh tranh với các sản phẩm của các Công ty tư nhân sản xuất như sản phẩm phích ASEAN, phích 999 và các sản phẩm phích của Trung Quốc. Với một số lượng các đối thủ cạnh tranh như vậy, mà các đối thủ cạnh tranh luôn hạ giá bán gây nhiều ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty. 58 Thứ hai: Vật tư của Công ty chủ yếu nhập ngoại nên giá đắt đòi hỏi nhiều về vốn. Trong những năm qua dưới sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á giá cả vật tư đầu vào liên tục tăng lên nhưng do cạnh tranh giá đầu ra cũng phải giảm xuống. Do vậy điều đó đặt ra thách thức rất lớn đối với Công ty. Thứ ba suốt năm 1999 rồi đến năm 2000 thiên tai, lũ lụt miền trung kéo dài, hàng hoá bị ách tắc không lưu thông được trong cả nước. Vấn đề này cũng ảnh hưởng khá nhiều đến công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty. 59 Phần ba MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG I. Tăng cường nghiên cứu, xây dựng chiến lược thị trường Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn có quyết định đúng đắn thì phải dựa trên những thông tin thu thập chính xác. Trong công tác tiêu thụ muốn có một chiến lược sản phẩm hợp lý, một mạng lưới tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả nhất thì phải nghiên cứu thị trường về nhu cầu sản phẩm. Công tác nghiên cứu thị trường có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xác định phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn đồng thời nó cũng làm cho quá trình sản xuất kinh doanh có thể thực hiện nhanh chóng, nhịp nhàng, tăng nhanh vòng quay vốn. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu được, doanh nghiệp còn nâng cao khả năng thích ứng của sản phẩm mình sản xuất ra với yêu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, nắm bắt, đón đầu các nhu cầu tiềm ẩn và cải tiến sản phẩm cho phù hợp. Do đó công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường không thể thiếu được trong việc nâng cao hiệu quả của quá trình tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường. Một trong những tồn tại lớn nhất của Công ty hiện nay đó là công tác nghiên cứu thị trường chưa thật hiệu quả và hợp lý. Công ty cần phải khắc phục tình trạng phụ thuộc vào nhu cầu, thụ động trong sản xuất nhằm: - Xác định những thị trường, những khu vực bị bỏ trống mà doanh nghiệp có khả năng vươn tới và dung lượng nó. - Xác định tình hình cạnh tranh trên thị trường, xác định điểm mạnh, điểm yếu của Công ty cũng như của các đối thủ cạnh tranh. 60 - Nghiên cứu tìm hiểu thăm dò khách hàng về chất lượng sản phẩm, giá ca ở mỗi vùng thị trường. Những đặc điểm nào của sản phẩm mà khách hàng khen chê. - Đối với những người trung gian: cách thức kí hợp đồng, thanh toán, vận chuyển như thế nào thì khách hàng thấy thoải mái chủ động trong tiêu thụ sản phẩm. Để nghiên cứu thị trường đạt kết quả tốt, bên cạnh những thông tin được thu thập chính xác, còn cần phải có một bộ phận nghiên cứu thị trường một cách chuyên tinh theo đúng chức năng của nó. Công ty nên tăng cường cho phòng kinh doanh bằng các biện pháp. + Về nhân sự: Công ty nên lựa chọn những người có năng lực chuyên môn làm công tác tiếp thị nghiên cứu thị trường bồi dưỡng và đào tạo cho họ những kĩ năng thu thập và xử lí thông tin và kiến thức Marketing. + Về trang bị: Công ty cần phải tiến hành lưu trữ thông tin bằng cách thêm trang bị hệ thống máy móc hiện đại. Như vậy sẽ cắt giảm nhiều thời gian trong việc tra cứu và xử lý thông tin, kết quả của nghiên cứu thị trường sẽ được đưa ra nhanh chóng và kịp thời. Xây dựng chiến lược thị trường là một việc làm rất khó khăn đòi hỏi phải tập hợp được lực lượng kiến thức cũng như kinh nghiệm trong toàn Công ty. Để làm được điều này Công ty phải tổ chức hẳn ban soạn thảo trong đó do giám đốc hoặc phó giám đốc làm trưởng ban, các thành viên phải được lựa chọn từ các phòng ban và có sự tham gia ý kiến của người lao động. Trong chiến lược thị trường này có một số vấn đề chính cần lưu ý đó là: - Nếu nêu được tầm quan trọng của chiến lược thị trường để mọi người trong toàn Công ty luôn ý thức và hành động vì nó. Trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh kiên quyết theo đuổi coi nó là kim chỉ nam cho mọi hành động. - 61 Xác định đối tượng khách hàng của Công ty là toàn bộ cộng đồng dân cư ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam trong đó khách hàng ở khu vực miền Bắc là khách hàng mục tiêu cho Công ty. Còn khách hàng ở khu vực phía Nam, Trung là mục tiêu của sự mở rộng thị trường. - Xác định một cơ cấu sản phẩm tối ưu trong các mặt hàng chính là mục tiêu của sự đổi mới và phát triển sản xuất. II. Nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm hàng hoá và đa dạng hoá sản phẩm Đánh giá về chất lượng sản phẩm của Công ty ta có thể thấy là khá tốt nhưng đứng trước tình hình xã hội ngày càng văn minh thì sự đòi hỏi về chất lượng cao hơn. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong cạnh tranh đó cũng là chiến lược lâu dài mà Công ty cần phải quan tâm đến. Để nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa thì cần phải: 1. Tăng cường huy động vốn để đầu tư đổi mới công nghệ Trong hai năm 1999, 2000 Công ty đã mạnh dạn đầu tư đổi mới rất nhiều khâu công nghệ. Vậy nhưng vẫn còn những khâu nằm trong tình trạng yếu kém. Chỉ cần một vài khâu công nghệ như vậy thôi thì năng suất làm việc sẽ không cao, chất lượng sản phẩm sẽ giảm xuống. Cần phải hoàn thiện các khâu công nghệ từ đó mới có thể ra đời những sản phẩm bền, đẹp tăng sức mạnh trong cạnh tranh. Mặc dù để có vốn đầu tư đổi mới công nghệ là rất khó khăn nhưng trước hết là phải triệt để tiết kiệm để tích luỹ vốn bên cạnh đó phải sử dụng những phương thức huy động vốn cần thiết để thay thế những dây chuyền cũ đã lạc hậu thành những dây chuyền mới hiện đại. Về việc huy động vốn có thể sử dụng các nguồn vốn như từ quĩ khấu hao, từ lợi nhuận để lại. Trước đây Công ty đã có hình thức huy động bằng cách vay vốn của CBCNV trong Công ty để đầu tư, đến cuối năm 1999 số vốn vay này lên đến 25 tỉ đồng. Cách làm này vừa tạo điều kiện có vốn để đầu tư, vừa tạo lên thêm sự gắn bó giữa CBCNV 62 với Công ty. Đối với nguồn vốn từ ngân sách thì không nên trông chờ ỷ lại. Cần phải tự vận động đi lên. Ngoài ra Công ty có thể đi vay nhưng với điều kiện sản xuất kinh doanh cần phải thực hiện có hiệu quả. Về việc sử dụng máy móc, Công ty cần phải chú ý, đảm bảo tốt chế độ bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo đúng yêu cầu thiết bị và thực trạng của máy. 2. Cần phải nâng cao năng lực sản xuất của công nhân, nâng cao tay nghề của họ Bởi vì đây là những người trực tiếp vận hành máy móc, thiết bị nên ngay cả trong điều kiện sản xuất tự động hoá thì máy móc vẫn chịu sự chi phối của người điều hành. Ngay như hiện nay Công ty trang bị khá nhiều máy móc kỹ thuật hiện đại, nhưng do dây chuyền mới nên việc công nhân làm chủ được còn khó khăn. Mà yêu cầu của việc sản xuất kinh doanh là liên tục. Do đó phải mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, tổ chức hội thảo, rút kinh nghiệm, báo cáo kinh nghiệm trong phạm vi từng phân xưởng cũng như trong toàn Công ty. Về mặt tài chính cần phải sử dụng tiền lương, tiền thưởng để khuyến khích công nhân. Thực hiện nâng lương cho những công nhân có tay nghề cao, thưởng một cách xứng đáng và hợp lý với công nhân có thành tích trong việc tăng năng suất, có các sáng kiến phục vụ cho sản xuất. Bên cạnh các hình thức thưởng thì cần phải có các hình thức phạt đối với những công nhân kém không chịu phấn đấu vươn lên làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Ngoài những biện pháp trên cần phải tăng cường khâu kiểm tra, tuyệt đối hạn chế sản xuất sản phẩm có chất lượng kém, tránh lọt những sản phẩm xấu ra ngoài. 3. Việc đa dạng hoá sản phẩm Hiện nay do nền kinh tế phát triển, rất nhiều người có thu nhập cao, có nhu cầu về sản phẩm cao cấp. Nếu sản phẩm chỉ có chất lượng thôi thì chưa đủ. Sản phẩm cần phải đẹp, nhiều chủng loại để thích hợp với nhu cầu đa dạng 63 của thị trường. Công ty cần phải thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm bóng đèn, đèn trang trí nội thất, đèn chiếu sáng công cộng, đèn ôtô, xe máy. Cần phải chú trọng tới các sản phẩm có những yếu tố thích hợp với yêu cầu tiêu dùng hiện nay. Đặc biệt Công ty phải nghiên cứu chế tạo loại đèn huỳnh quang tiết kiệm điện hơn nữa để có thể cạnh tranh với các công ty khác. Hiện nay trên thị trường còn một số sản phẩm bóng đèn mà trong nước chưa sản xuất. Công ty nên xem xét khả năng, trong trường hợp có thể thì nên tiến hành sản xuất những loại sản phẩm này như sản phẩm đèn cao áp, đèn halogen. Đối với sản phẩm phích nước, loại phích vỏ sắt vẫn còn hiện tượng vỏ bình mau han, hình ảnh còn chưa được đẹp. Đối với hàng phích nhựa, vỏ bình tương đối đẹp nhưng khi dùng hay bị vết xước, gãy bản. Ngoài ra Công ty cũng sản xuất các phích như phích cao cấp, phích vân đá... Trong thời gian tới Công ty cần phải xây dựng một số chủng loại phích nước mới sử dụng phụ tùng nhựa cao cấp hoặc vỏ nhựa cao cấp có ưu điểm nhẹ, đẹp, bền mầu. Hình ảnh trên phích đẹp lôi cuốn người tiêu dùng. III. Chính sách giá cả Công ty sản xuất ra những mặt hàng chính là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của dân chúng nên một chính sách giá cả thống nhất được thông báo rộng rãi là một việc làm có ý nghĩa chiến lược trước mắt cũng như lâu dài. Tác dụng to lớn của chính sách này là: - Tạo ra rào cản rất lớn chống lại sự xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh cũng như các cơ sở sản xuất hàng giả. Hơn nữa nếu như giá cả đó là tương đối rẻ so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thì đó sẽ là thách thức rất lớn đối với các đối thủ. - Giá cả thống nhất sẽ hạn chế các nhà bán lẻ đặt giá tuỳ tiện sản phẩm của Công ty. - Tạo ra một tâm lý tiêu dùng tốt vì trên thị trường có rất nhiều loại sản 64 phẩm với giá rẻ có, đắt có mà chất lượng thì chưa thể đo lường ngay được. Nếu Công ty đưa ra mức giá thống nhất trên địa bàn toàn quốc thì mọi người sẽ có cảm giác an toàn khi tiêu dùng. Tuy nhiên việc xây dựng chính sách giá thống nhất với các sản phẩm cũng có một số nhược điểm có thể nhận thấy là: - Khó quản lý giá và quảng bá đến người tiêu dùng với phạm vi rộng lớn như vậy. - Khi theo đuổi chính sách này thì cũng đồng nghĩa với việc không theo đuổi chính sách giá linh hoạt mà ngày nay điều kiện kinh doanh luôn mang đến nhiều biến động, có thể kể đến sự biến động của tỷ giá hối đoái cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá thành phẩm của Công ty vì nguyên vật liệu chính chủ yếu Công ty phải nhập từ nước ngoài. - Nếu không đi kèm với chính sách phân phối hợp lý thì sẽ rất khó thuyết phục bạn hàng tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Các hạn chế này là không đáng kể song không phải là không thể khắc phục. Tuy vậy chúng ta cũng cần hiểu là sự thống nhất trong một giới hạn tương đối khi cần thiết để có thể điều chỉnh hợp lý. Bên cạnh chính sách giá cả thống nhất, Công ty nên tiếp tục theo đuổi chính sách phân biệt theo số lượng, theo mức thu nhập, khả năng thanh toán, theo thời vụ, bao bì, khoảng cách vận chuyển... IV. Tích cực đẩy mạnh hoạt động truyền thông, xúc tiến Quảng cáo ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hàng ngày và là hoạt động không thể thiếu được trong sản xuất kinh doanh nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường. Về quảng cáo Công ty cần phải xây dựng một chương trình quảng cáo sao cho hiệu quả mà ít tốn kém. Quảng cáo cần ngắn gọn dễ ghi nhớ, đem lại hình ảnh của Công ty cho người tiêu 65 dùng. Đối với những khu vực phát triển nền quảng cáo qua báo chí, tivi, qua áp phích, panô, còn đối với các khu vực nông thôn xa thành thị nên quảng cáo chủ yếu qua tivi và đài phát thanh. Hàng năm Công ty nên tham gia các hội chợ triển lãm trên phạm vi toàn quốc. Những đợt triển lãm này là cơ hội để Công ty thực hiện được nhiều mục đích: quảng cáo, giới thiệu sản phẩm với khách hàng trong và ngoài nước, nắm bắt được thông tin từ phía người tiêu dùng, cơ hội tiếp cận với các lãnh đạo, các đơn vị khác một cách thoải mái để chào hàng, học tập kinh nghiệm, tìm kiếm được các bạn hàng. 66 KẾT LUẬN Doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn đòi hỏi phải hướng sự phục vụ của mình vào các đối tượng khách hàng và một trong những kim chỉ nam để hành động vì khách hàng là "khách hàng luôn luôn đúng". Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng thành công vì sự cạnh tranh trên thương trường, có kẻ thắng người thua đó là điều tất yếu nhưng chắc chắn rằng nếu doanh nghiệp biết tận dụng triệt để các thế mạnh của mình, tìm ra các kẽ hở của thị trường và xác lập một vị trí cạnh tranh có lợi nhất thì doanh nghiệp đó sẽ thành công. Với vấn đề trên, đề tài "Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông" đã trình bày một cách cụ thể, khoa học, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực tiễn vấn đề nghiên cứu. Các vấn đề về lý luận cơ sở của thị trường như khái niệm, phân loại và phân đoạn thị trường, vai trò, chức năng của thị trường... đã được trình bày ở Phần thứ nhất. Dựa trên cơ sở lý luận đó áp dụng cụ thể vào phân tích thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông ở Phần thứ hai, từ đó tìm ra những thuận lợi và khó khăn. Phần thứ ba tập trung vào giải quyết các vấn đề đã rút ra từ việc phân tích thực trạng ở Phần thứ hai. Qua đó rút ra các biện pháp cũng như các kiến nghị nhằm duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty nói riêng và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung: Tuy nhiên để không ngừng phát triển và mở rộng thị trường Công ty cần phải chuẩn bị nhiều mặt để phát huy tiềm năng sẵn có của mình. Trong tương lai Công ty phải tập trung nghiên cứu thị trường, đổi mới thêm máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Xây dựng thêm các đại lý bán hàng ở các tỉnh, quảng cáo, khuyếch trương, xây dựng hệ thống đo lường chất 67 lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9000 và Công ty phải đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để nâng cao tay nghề và trình độ quản lý, sẵn sàng dẫn dắt Công ty phát triển hơn nữa trong tương lai. Qua một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thực tế hạn hẹp cộng với kinh nghiệm quan sát thực tế còn non trẻ nên chắc chắn đề tài còn nhiều hạn chế nhất định. Em rất mong nhận sự góp ý và ý kiến từ phía các thầy cô, bạn bè. Nhân đây em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy Phan Đăng Tuất trong Khoa công nghiệp Trường đại học Kinh tế quốc dân, các cô chú, anh chị trong Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quí báu tong quá trình em thực hiện bài chuyên đề này. 68 Mục lục Trang Mở đầu 1 Phần thứ nhất. Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 3 I. Một số vấn đề cơ bản về thị trường 3 1. Khái niệm 3 2. Phân loại và phân đoạn thị trường 4 II. Vai trò và chức năng của thị trường 7 1. Vai trò của thị trường 7 2. Chức năng của thị trường 9 III. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường 10 1. Các yếu tố cấu thành trên thị trường 10 2. Các nhân tố ảnh hưởng 12 IV. Cơ chế thị trường và vai trò của nó đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 17 1. Đặc trưng của cơ chế thị trường 17 2. Vai trò của cơ chế thị trường 18 Phần thứ hai . Phân tích thực trạng về thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty bóng đèn phích nước rạng đông 20 I. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu có ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng 20 69 Đông 1. Quá trình hình thành và phát triển công ty 20 2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm ở công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 30 II. Phân tích thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 39 1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2000 39 2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm chủ yếu năm 2000 tại công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 40 3. Phân tích tình hình tiêu thụ theo khu vực thị trường 42 4. Phân tích tình hình thực hiện tiêu thụ sản phẩm 44 5. Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm 47 Phần ba. Một số biện pháp cơ bản nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 49 I. Tăng cường nghiên cứu, xây dựng chiến lược thị trường 49 II. Nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm hàng hoá và đa dạng hoá sản phẩm 50 1. Tăng cường huy động vốn đề đầu tư đổi mới công nghệ 51 2. Cần phải nâng cao năng lực sản xuất của công nhân, nâng cao tay nghề của họ 51 3. Việc đa dạng hoá sản phẩm 52 III. Chính sách giá cả 52 70 IV. Tích cực đẩy mạnh hoạt động truyền thông, xúc tiến 53 Kết luận 55

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận Văn- Thực trạng về thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông.pdf
Luận văn liên quan