Thực trạng về vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp

Hiện nay ly hôn có yếu tố nước ngoài đang trở thành một vấn đề mang tính cấp thiết của toàn xã hội, bởi khi mà một nền kinh tế thị trường phát triển cùng với những quan hệ kinh tế song phương, đa phương thì vấn đề hôn nhân và gia đình nói chung và ly hôn nói riêng sẽ ngày càng trở nên phức tạp với sự xuất hiện của những yếu tố nước ngoài trong các quan hệ. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1 2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu: 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu: 3 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 4 6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI 4 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 5 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM . 5 1.1.1 Khái niệm Ly hôn: 5 1.1.2. Khái niệm Ly hôn có yếu tố nước ngoài. 8 1.2. HẬU QUẢ PHÁP LÝ (VỀ QUAN HỆ NHÂN THÂN VÀ TÀI SẢN) CỦA LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 10 1.2.1 Quan hệ về nhân thân. 11 1.2.2 Quan hệ về tài sản. 12 CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 13 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. 13 2.1.1 Hệ thống luật quốc gia. 13 2.1.2 Pháp luật quốc tế về ly hôn có yếu tố nước ngoài 25 2.2 Các qui định cụ thể của pháp luật Việt Nam về quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài 30 2.2.1. Về luật tố tụng. 30 2.2.2 Về luật nội dung. 37 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 44 3.1 Thực trạng giải quyết các vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay 44 3.2. Nguyên nhân dẫn đến những thực trạng trên. 48 3.3 Giải pháp, kiến nghị 51 KẾT LUẬN 65

doc67 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11095 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng về vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp tỉnh, trừ những việc ly hôn mà người Việt Nam định cư ở nước ngoài có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Toà án thụ lý giải quyết vụ án, hoặc những việc ly hôn giữa công dân Việt Nam ta với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới thì thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam giải quyết. Trường hợp bị đơn ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức gì về họ từ hai năm trở lên, theo hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16.4.2003 của Tòa án nhân dân tối cao, coi đây là trường hợp mất tích thông thường, do đó nguyên đơn có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án cấp huyện nơi họ thường trú hoặc Toà án cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật. Thẩm quyền theo lãnh thổ để giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài được xác định theo Điều 35 BLTTDS là Toà án nhân dân nơi cư trú hoặc nơi làm việc của bị đơn; các đương sự cũng có thể thoả thuận Toà án nơi cư trú của nguyên đơn giải quyết vụ án ly hôn. Đối với trường hợp thuận tình ly hôn thì Toà án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn có thẩm quyền giải quyết. Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu được quy định tại Điều 36 BLTTDS như sau: Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình trong trường hợp không biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng hoặc nơi có tài sản giải quyết. Nơi cư trú cuối cùng ở đây được hiểu là nơi cư trú cuối cùng của bị đơn trên lãnh thổ Việt Nam. b) Vấn đề thủ tục giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, ngoài việc phải tuân thủ các quy định về thủ tục đối với việc giải quyết vụ việc ly hôn nói chung, còn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về thủ tục mang tính đặc thù của vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài. Theo quy định của LHNGĐ, các hướng dẫn về thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài tại một số văn bản mà cụ thể, chi tiết nhất là tại Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16.4.2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, các HĐTTTP đã ký kết giữa Việt Nam với các nước ngoài, thủ tục sơ thẩm vụ án ly hôn yếu tố nước ngoài nhìn chung có những đặc điểm sau: - Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài nếu vợ chồng trong quan hệ hôn nhân đó đã đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo pháp luật Việt Nam hoặc đăng ký kết hôn của họ được công nhận trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc đã được hợp pháp hoá lãnh sự và đã được ghi chú vào sổ các thay đổi về hộ tịch theo quy định tại Nghị định 83/CP ngày 10.10.1998 của Chính phủ. - Đơn ly hôn của đương sự ở nước ngoài phải được chứng thực hợp pháp. Nghĩa là phải được hợp pháp hoá lãnh sự (nếu đương sự là người nước ngoài) hoặc phải được xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước sở tại (nếu đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài) hoặc ít nhất phải được thân nhân của họ và đương sự trong nước xác nhận. Đối với việc ly hôn có một bên trong quan hệ hôn nhân là người nước ngoài, Toà án chỉ thụ lý giải quyết nếu trong các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia không có quy định khác. - Việc lấy lời khai của đương sự ở nước ngoài, việc điều tra, xác minh về tài sản chung ë n­íc ngoµi... ph¶i ®­îc thùc hiÖn qua con ®­êng uû th¸c t­ ph¸p cho Toµ ¸n n­íc ngoµi hoÆc c¬ quan ®¹i diÖn ngo¹i giao cña ViÖt Nam ë n­íc së t¹i. - Vấn đề hoà giải đoàn tụ trong vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài (trong trường hợp một bên đương sự ở nước ngoài, không có mặt tại Toà án vào thời điểm thụ lý, giải quyết vụ án) không được đặt ra, coi như trường hợp không thể hoà giải. Do đó, Toà án không phải báo gọi đương sự ở nước ngoài về tham gia hoà giải. - Đối với trường hợp thuận tình ly hôn mà có một trong hai bên đương đương sự đang ở nước ngoài, mặc dù cả hai bên thuận tình ly hôn và quan điểm của họ được thể hiện trong đơn cùng các lời khai, đồng thời đương sự ở nước ngoài xin giải quyết vắng mặt tại Toà án, thì Toà án phải mở phiên họp để xét việc xin thuận tình ly hôn (thành phần phiên họp gồm một Thẩm phán, một Kiểm sát viên và Thư ký Toà án), sau đó mới được ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. - Toµ ¸n kh«ng ph¶i triÖu tËp ®­¬ng sù ë n­íc ngoµi tham gia tè tông t¹i phiªn toµ mµ chØ th«ng b¸o cho họ biết việc Toà án mở phiên toà. - Việc tống đạt bản án, quyết định của Toà án cho đương sự ở nước ngoài cũng được thực hiện qua con đường uỷ thác tư pháp. Tuy nhiên, trên thực tế giải quyết những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài tại địa bàn thành phố Hà Nội, việc phân định một cách rạch ròi vấn đề thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài giữa Toà án cấp tỉnh và Toà án cấp huyện còn nhiều khó khăn, vướng mắc; việc lấy lời khai cña ®­¬ng sù ë n­íc ngoµi, viÖc điều tra, xác minh về tài sản chung ở nước ngoài... thông qua con đường uỷ thác tư pháp thường không có kết quả hoặc kết quả không như mong muốn; v.v… 2.2.2 Về luật nội dung. Ph¸p luËt ViÖt Nam được áp dụng nhằm điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài trong trường hợp có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến. Theo nội dung của LHNGĐ Việt Nam năm 2000, vấn đề ly hôn được quy định tại Chương X với 15 điều (từ Điều 85 đến Điều 99), quy định chi tiết về quyền của các bên đối với việc yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn, các căn cứ để Toà án xem xét khi ly hôn, quyền thăm nom con cái sau khi ly hôn, nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn… Về nguyên tắc, các quy định về ly hôn được ghi nhận tại Chương X cũng được áp dụng điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam (khoản 1 Điều 7 LHNGĐ). Cụ thể như sau: a) Về quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn. Pháp luật Việt Nam công nhận quyền tự do kết hôn, đồng thời cũng công nhận quyền ly hôn của vợ chồng nhưng phải tuân theo một số điều kiện nhất định như: * Người khởi kiện phải có năng lực hành vi dân sự: Người bị mất năng lực hành vi dân sự không thể tự mình thực hiện được quyền khởi kiện vụ án ly hôn, người giám hộ cho họ cũng không được đại diện để làm đơn yêu cầu ly hôn thay cho người bị mất năng lực hành vi dân sự. * Người đứng đơn khởi kiện phải là người có quyền khởi kiện vụ án ly hôn: Theo quy định của pháp luật hiện hành, một người có đủ các điều kiện sau đây được coi là người có quyền khởi kiện vụ án ly hôn: - Chỉ có vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân hợp pháp, tức việc xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn mới có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn và họ phải tự mình thực hiện thực hiện quyền đó. - Khi người vợ đang có thai hoặc nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn (khoản 2 Điều 85 LHNGĐ). Do đó, trong trường hợp này, người chồng được coi là không có quyền khởi kiện vụ ¸n ly h«n. b) Về căn cứ cho ly hôn. Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000 quy định các căn cứ ly hôn tại Điều 89 như sau: “1. Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn”. Để cụ thể hoá các quy định của Điều 89 LHNGĐ, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23.12.2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giải thích tại mục số 8 như sau: a.1. §­îc coi lµ t×nh tr¹ng cña vî chång trÇm träng khi: - Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận của người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần. - Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dư, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần. - Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình. a3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt. Như vậy, có thể khẳng định, khi tiến hành giải quyết việc ly hôn nói chung, ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng, Toà án chỉ căn cứ vào bản chất của cuộc hôn nhân mà không xem xét đến yếu tố lỗi của vợ chồng, nếu thấy thực tế quan hệ vợ chồng không còn tồn tại, tình trạng mâu thuẫn đã căng thẳng đến mức không thể hàn gắn được, sự tan vỡ của cuộc hôn nhân là không tránh khỏi… thì Toà án quyết định cho ly hôn. c) Về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn (Điều 92 LHNGĐ). Ly hôn không có nghĩa là chấm dứt quyền chung của cha và mẹ đối với con cái, việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái là quyền và nghĩa vụ của cả hai bên vợ chồng sau ly hôn. Điều 56 LHNGĐ quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn như sau: “Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con”. Có thể suy diễn điều luật trên là, nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con là của cha, mẹ, “không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con” (điểm a mục 11 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP). Khi ly h«n, ®­¬ng nhiªn con c¸i kh«ng thÓ chung sèng ®­îc víi c¶ cha lÉn mÑ. Do vËy, viÖc giao con ch­a thµnh niªn cho mét trong hai người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục là điều cần thiết, chứ không phải là tước đi quyền làm cha, làm mẹ của họ. Khi quyết định giao con chưa thành niên cho ai (trong hai vợ chồng) nuôi dưỡng Toà án phải xem xét đến hoàn cảnh thực tế, nhằm đảm bảo lợi ích về mọi mặt cho con trẻ. Ngoài ra, luật có quy định “Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác” (đoạn 2 khoản 2 Điều 92 LHNGĐ). Nguyên tắc này được xem xét trên thực tế, con dưới ba tuổi cần sự chăm sóc đặc biệt hơn bình thường, đòi hỏi sự chu đáo, tỉ mỉ của phụ nữ, đồng thời con dưới ba tuổi còn bao gồm cả con còn trong độ tuổi bú mẹ, do đó, việc giao con dưới ba tuổi cho người mẹ trực tiếp nuôi là điều hợp lý. Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ mà người mẹ không thể trực tiếp nuôi con được thì có thể thoả thuận để người bố được nuôi dưỡng, chăm sóc. d) Về chia tài sản sau khi ly hôn. Vấn đề chia tài sản sau khi ly hôn có thể được hai vợ chồng thoả thuận và Toà án ghi nhận sự thoả thuận đó, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết ngay trong khi giải quyết ly hôn, hoặc là một vụ kiện độc lập về việc chia tài sản sau ly hôn. Đây có thể nói là vấn đề phức tạp nhất trong việc giải quyết ly hôn nói chung, đặc biệt là ly hôn có yếu tố nước ngoài. Bởi lẽ, nếu tài sản là động sản và bất động sản tại lãnh thổ Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam, tài sản là bất động sản ở nước ngoài thì tuân theo pháp luật nước ngoài để giải quyết. LHNGĐ quy định về phân chia tài sản sau ly hôn trên nguyên tắc công nhận sự bình đẳng giữa nam và nữ trong xã hội và trong gia đình. Một điểm đáng lưu ý là pháp luật Việt Nam đã công nhận tài sản riêng trong quan hệ hôn nhân, do đó khi ly hôn, tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó. Về nguyên tắc chia tài sản chung khi ly hôn, khoản 2 Điều 95 quy định như sau: a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mõi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch. Như vậy, có thể thấy, về nguyên tắc thì khi ly hôn, vợ chồng có quyền bình đẳng, công bằng trong quan hệ sở hữu, không phân biệt là người trực tiếp tạo ra tài sản hay người làm công việc “hậu phương”. Tuy nhiên, công bằng ở đây không có nghĩa là “cào bằng”, khi phân chia, Toà án phải xem xét, đánh giá một cách khách quan đến công sức tạo lập khối tài sản chung đó để đưa ra quyết định phù hợp, thấu tình, đạt lý. Ngoài ra, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà áp dụng các Điều 96 (về chia tài sản trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà ly hôn), Điều 97 (về chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn), Điều 98 (chia nhà ở thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng), Điều 110 (việc giải quyết quyền lợi của vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên)… §Ó áp dụng pháp luật một cách triệt để, đúng đắn trong việc chia tài sản sau ly hôn, Toà án không những áp dụng những quy định của LHNGĐ mà còn phải vận dụng quy định trong BLDS, Luật Đất đai (đối với tài sản là quyền sử dụng đất) và các văn bản pháp luật có liªn quan. Có thể nói, so với các quy định trước đây (LHNGĐ năm 1986, Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài năm 1993, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự…) thì pháp luật hiện hành điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài đã có một số điểm mới như: Đã có sự phân biệt các quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài nói chung với quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài ở các vùng biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng; quy định chặt chẽ về thủ tục tố tụng trong ly hôn có yếu tố nước ngoài… Tuy nhiên, các quy định hướng dẫn cụ thể về ly hôn có yếu tố nước ngoài còn hạn chế, chưa được đầy đủ là nguyên nhân dẫn đến khó khăn cho các cơ quan hữu quan trong việc thực thi nhiệm vụ của mình về quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 3.1 Thực trạng giải quyết các vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay Trong những năm qua, do nhiều nguyên nhân khác nhau, số các các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài là một trong những vụ án được các Toà án trong cả nước nói chung, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội nói riêng thụ lý khá nhiều và tương đối đa dạng. Theo số liệu thống kê trong 5 năm (từ 2004 đến 2008), Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã thụ lý 1.386 vụ việc hôn nhân và gia đình sơ thẩm, trong đó số vụ việc đã được giải quyết là 1.246 vụ, đạt tỷ lệ khá cao là 89,9%. Tình hình thụ lý của các năm sau giảm hơn so với năm trước (Xem biểu thống kê bên dưới) và tỷ lệ giải quyết các vụ án này những năm gần đây có chiều hướng tăng thường là trên 90%, số lượng các vụ án bị hủy giảm, chỉ con 4 vụ trong vòng 5 năm. Đa số các việc ly hôn do công dân Việt Nam trong nước đứng nguyên đơn và việc xét xử thường là vắng mặt bên phía nước ngoài. Nội dung giải quyết khá đa dạng, có yêu cầu về giải quyết vấn đề con chung hoặc tài sản, nhưng thông thường là yêu cầu ra quyết định công nhân việc thuận tình ly hôn còn các yêu cầu giải quyết các tranh chấp về tài sản hay con cái thường khá ít. NĂM THỤ LÝ GIẢI QUYẾT TỶ LỆ GIẢI QUYẾT HUỶ CŨ MỚI TỔNG 2004 35 282 317 283 89% 1 2005 34 246 280 242 86% 1 2006 38 237 275 244 89% 0 2007 17 283 255 238 93,33% 2 2008 15 244 259 239 92,27% 0 TỔNG 5 NĂM : 1386 1246 89,9% 4 BẢNG THÔNG KÊ SỐ VỤ ÁN LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TAND TP HÀ NỘI TỪ 2004 ĐẾN 2008 Thực tế thụ lý và giải quyết các vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài tại TAND TP Hà Nội cho thấy về tố tụng vẫn còn điểm vướng mắc, chủ yếu là về thủ tục. Trước đây khi chưa ban hành BLTTDS 2004 thì số vụ án bị tạm đình chỉ vẫn còn nhiều với lý do là chờ kết quả ủy thác tư pháp, không tìm được địa chỉ của bị đơn… nhưng sau khi BLTTDS 2004 ra đời, tuy phần nào cụ thể, đơn giản hóa về thủ tục tố tụng nhưng vẫn gây ra những cản trở không nhỏ cho việc giải quyết. Số lượng các vụ án bị hủy do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng tuy không nhiều nhưng đã ảnh hưởng đến chất lượng xét xử, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. a, Khó khăn khi giải quyết các vụ ly hôn mà không tìm thấy địa chỉ của bị đơn. Việc tìm địa chỉ của bị đơn để lấy ý kiến là một việc làm bắt buộc bởi việc li hôn phi là sự đồng ý dựa trên sự thỏa thuận của hai bên vợ chồng. việc không tìm thấy địa chỉ chủa bị đơn do địa chỉ nguyên đơn cung cấp không đúng hoặc bị đơn cố tình che giấu địa chỉ của mình để trốn tránh việc giải quyết li hôn là một thực tế đặt ra cho việc giải quyết nhanh chóng và ổn thỏa vấn đề li hôn có yếu tố nước ngoài ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên do có sự cách biệt về không gian, địa lí là sự cản trở khách quan cùng với sự cố tình che giấu không khai báo của bị đơn gây khó khăn không nhỏ cho các cơ quan tiến hành triệu tập, xác minh địa chỉ, thu thập chứng cứ để giải quyết vụ việc. Việc không tìm thấy địa chỉ của bị đơn sau một khoảng thời gian dài xa cách gần như đồng nghĩa với việc nguyên đơn và bị đơn không thực hiện được nghĩa vụ chung sống với nhau trong một khoảng thời gian, nghĩa là vợ chồng sống trong tình trạng ly thân. Trên thực tế ly thân là bước đệm của việc ly hôn giữa vợ và chồng nhưng pháp luật của nước ta lại không công nhận và chưa quy định cụ thể về khoảng thời gian ly thân đủ để chấp nhận đó là một căn cứ để giải quyết việc ly hôn giữa vợ và chồng. Điều này gây ra cản trở không nhỏ cho những trường hợp muốn ly hôn sau một khoảng thời gian không chung sống, không có tin tức của nhau. b, Chưa có nhưng quy định phù hợp về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia Theo quy định của pháp luật thì đương sự là người có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ mà không quy định đây là một nghĩa vụ của Tòa án mà chỉ nhắc tới việc Tòa án có thể thu thập thêm chứng cứ để đảm bảo giải quyết vụ án; hay không quy định đây là một quyền của đương sự dẫn đến tình trạng bị động của người có thẩm quyền trong việc giải quyết các vụ việc li hôn để góp phần giải quyết nhanh chóng vụ việc li hôn trên thực tế. Như vậy, khi tham gia xem xét giải quyết các vụ việc thì Tòa án có thể: + Chỉ căn cứ vào chứng cứ mà nguyên đơn cung cấp mà không quan tâm đến việc xác minh, thu thập những chứng cứ khác phục vụ cho việc giải quyết vụ ly hôn đó + Tòa án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ trong trường hợp pháp luật quy định Do vậy cần xem xét và quy định một cách rõ ràng, cụ thể nữa về giới hạn phạm vi những trường hợp mà Tòa án phải tiến hành thu thập chứng cứ một cách chính xác và phù hợp. c, Khó khăn trong việc ủy thác tư pháp từ nhà nước ta ra nước ngoài: Tuy đã có những điều khoản cụ thể quy định về vấn đề ủy thác tư pháp nhưng quy định này mới chỉ tạo được khung pháp lí, vẫn còn những điểm cần nghiên cứ bổ sung như việc quy định quy định về khoảng thời gian ủy thác tư pháp, về cơ quan, thủ tục tiến hành ủy thác tư pháp, cách thức tống đạt… dẫn đến thiếu linh hoạt và chủ động làm cho các cơ quan tiến hành tố tụng ngồi chờ sự trả lời từ các cơ quan có liên quan làm ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ giải quyết các vụ việc này. Về vấn đề này, một số nước đã có quy định khá cụ thể, nhẳng hạn như Nhật Bản. Uỷ thác của Toà án Nhật Bản gửi ra nước ngoài sẽ uỷ thác cho Lãnh sự Nhật Bản ở nước ngoài thực hiện: Việc tống đạt giấy tờ và thu thập chứng cứ đối với công dân Nhật Bản ở nước ngoài, các Toà án có thể uỷ thác cho Lãnh sự Nhật Bản để thực hiện. Toà án khu vực Nhật Bản thụ lý vụ việc sau khi lập xong hồ sơ uỷ thác theo mẫu quy định sẽ gửi lên Toà án tối cao. Toà án tối cao sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ rồi chuyển đến Bộ Ngoại giao để Bộ Ngoại giao chuyển hồ sơ cho Lãnh sự quán Nhật Bản tại nước có đương sự cần tống đạt hồ sơ hoặc lấy lời khai. Thời hạn thực hiện uỷ thác đối với loại vụ việc này thường từ 4 đến 6 tháng. Tuy nhiên, đối với những trường hợp khẩn cấp, Toà án tối cao Nhật Bản có thể đề nghị Bộ Ngoại giao thực hiện theo chế độ khẩn, thời hạn rút ngắn xuống khoảng 2 tháng. Điều này hoàn toàn không được quy định trong phap luật của chúng ta một cách cụ thể mà chỉ quy định thời hạn này là một "khoảng thời gian sớm nhất". Thiết nghĩ, nếu pháp luật của chúng ta quy định trong lĩnh vực này có sự ràng buộc hơn nữa đối với các cơ quan, chủ thể có liên quan thì sẽ đem lại hiệu quả cao hơn trong việc giải quyết các vụ án đó. 3.2. Nguyên nhân dẫn đến những thực trạng trên Qua bảng thống kê trên cùng với sụ phân tích ta có thể thấy được rằng trong những năm gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cho thấy tuy số lượng các vụ án mà Tòa án thụ lý giải quyết năm sau có giảm hơn so với năm trước (317 vụ năm 2004 với 280 vụ năm 2005, 275 vụ trong năm 2006…) từ năm 2004 đến hết năm 2008 đã giảm 58 vụ /5 năm nhưng đây vẫn là một con số khá lớn và là một thực tế trong đời sống hiện nay. Hôn nhân có yếu tố nước ngoài nói chung, ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng là một hiện tượng diễn ra ngày càng phổ biến trong xã hội ngày nay, khi toàn cầu hoá, quốc tế hoá nền kinh tế là xu thế tất yếu của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo thống kê của Liên hợp quốc thì số lượng người di cư trên thế giới tăng một cách đáng kể từ mức 84 triệu người vào năm 1975 lên 104 triệu người vào năm 1985 và hiện nay ước tính có vào khoảng 130 đến 145 triệu người sống ở ngoài đất nước của mình. Những con số thống kê trên đây chỉ bao gồm những người nhập cư có đăng ký hợp pháp. Trên thực tế số người nhập cư bất hợp pháp chiếm một số lượng đáng kể. “Do đó, con số thực tế về số người nhập cư (bao gồm nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp) trên thế giới hàng năm là một con số không nhỏ". Có thể nói, việc di chuyển sức lao động và di cư của con người là một trong những nguyên nhân chính làm cho số lượng các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng ngày càng tăng nhanh. Thực tế cho thấy, có nhiều người nước ngoài sau khi đến làm ăn sinh sống ở nước sở tại đã kết hôn, ly hôn với nhau hoặc với công dân nước sở tại, đồng thời cũng có nhiều cặp vợ chồng cùng quốc tịch sau khi một trong hai bên hoặc cả hai bên tới nước ngoài sinh sống đã ly hôn với nhau. Việc ly hôn có yếu tố nước ngoài này là một vấn đề được đặt ra đối với chính phủ của nhiều nước trên thế giới, đòi hỏi chỉ có thể thực hiện bằng pháp luật. Vấn đề cần phải hoàn thiện pháp luật, trong đó có pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài là một điều cần thiết. Bối cảnh chung của thế giới có ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng các vụ ly hôn và nội dung các vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài mà các Tòa án đang thụ lý. Để có thể giải quyết nhanh chóng và có lợi cho các bên khi tham gia tố tụng thì việc hoàn chỉnh luật pháp trong nước là một yêu cầu được đặt ra. Thế nhưng chúng ta có thẩ thấy một thực trạng luật pháp nước nhà đó là chưa thật sự theo kịp với sự phát triển của thực tế. Luật, nghị định thông tư hướng dẫn về việc giải quyết các vị ly hôn có yếu tố nước ngoài còn ít và chưa thật cụ thể, rõ ràng chưa tạo điều kiện cho việc nghiên cứu áp dụng. chưa có được những chế định phù hợp với đời sống, điều kiện thực tế của đời sống quốc tế trong vấn đề hôn nhân như xem xét li thân là một căn cứ để giải quyết li hôn, nguồn án lệ trong giải quyết li hôn. Chẳng hạn theo Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16.4.2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 45 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trường hợp: “không tìm được địa chỉ của bị đơn”, Toà án giải thích cho nguyên đơn biết họ có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án cấp huyện nơi họ thường trú xác định bị đơn mất tích hoặc đã chết. Tuy nhiên, trên thực tế thì Tòa án đã không ra quyết định tạm đình chỉ để chờ giải quyết mất tích xong mới giải quyết ly hôn, mà thường là ra quyết định chuyển vụ án cho Tòa án cấp quận, huyện có thẩm quyền giải quyết việc mất tích, đồng thời giải quyết luôn việc ly hôn. Đây có thể coi là giải pháp “tình thế” vì pháp luật của ta chưa có chế định về vấn đề “ly thân” như một số nước trên thế giới, chưa coi ly thân là một trong những căn cứ pháp lý để giải quyết cho ly hôn. Vấn đề này xin được đề cập ở phần phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về ly hôn có yếu tố nước ngoài. Thứ hai: Việc kí kết các HĐTTTP, ĐƯQT tuy đã được chú trọng nhưng vẫn còn ở mức hạn chế. Tính cho đến thời điểm này chúng ta mới tiến hành lí kết 14 HĐTTTP với các nước trên thế giới và số lượng các ĐƯQT mà chúng ta tham gia vẫn còn quá ít so với nhu cầu mà thực tế đòi hỏi dẫn đến tình trạng có những vụ li hôn có bị đơn là người của nước mà chúng ta chưa kí kết hợp đồng tương trợ tư pháp... sẽ gặp phải khó khăn trong giải quyết li hôn. Bởi vậy một yêu cầu đặt ra trong thời gian ngắn nhất chúng ta cần phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật nước nhà sao cho tương thích với pháp luật quốc tế. cần tiến hành xem xét và đi đến kí kết nhiều hơn nữa hợp đồng tương trợ tư pháp quốc tế, rà soát lại hệ thống pháp luật trong nước để loại bỏ những điều luật không còn phù hợp với thực tế, nâng cao hơn nữa trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ cũng như trình độ hieur biết, khả năng tiếp cận pháp luật của người dân góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả giải quyết các vấn đề có lên quan đến lĩnh vựa này. 3.3 Giải pháp, kiến nghị Qua nghiên cứu một cách toàn diện cả về lý luận và thực tiễn về thực trạng ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. Nhóm chúng em xin đề xuất một số kiến nghị sau: Thứ nhất: Trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ở Việt Nam. Từ những khó khăn vướng mắc, và bất cập hạn chế còn tồn tại đã nêu ở trên đặt ra cho chúng ta một yêu cầu là phải tạo ra một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trong nước và các nước bạn. Để hoàn thiện được hệ thống pháp luật cần thực hiện một số giải pháp sau : Một là: Cần xây dựng và thừa nhân một số khái niệm phù hợp với thực tế của đời sống trong lĩnh vực ly hôn ví dụ như khái niệm ly thân. Có thể nói ly thân là việc các bên không còn coi nhau như vợ chồng nhưng một hoặc cả hai bên chưa muốn ly thân. Thông thường, tình trạng ly thân là tiền đề cho việc ly hôn. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp ly thân không phải là tiền đề cho việc ly hôn, mà nó được duy trì theo ý muốn của các bên. Trên thực tế có nhiều cặp vợ chồng sống xa nhau, không coi nhau như vợ chồng nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà họ chưa muốn ly hôn hoặc chưa có điều kiện để ly hôn. Ở Việt nam, ly thân đã từng được những nhà làm luật đặt ra và xem xét như một đối tượng điều chỉnh của pháp luật về hôn nhân( khoản 7 điều 8 Dự thảo lần thứ 12 LHN và GĐ năm 2000). Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa có quy định về ly thân. Đây cũng là một khó khăn lớn trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan tới ly thân, đặc biệt là trong các trường hợp liên quan đến ly thân có yếu tố nước ngoài ví như trường hợp giải quyết về tài sản khi hai bên ly thân cũng là một vấn đề bức xúc…. Do vậy, kiến nghị nên bổ sung một số qui định cần thiết về việc sống ly thân của vợ, chồng, về cách tính thời gian ly thân, hậu quả của việc ly thân. Nếu ly thân phát triển theo chiều hướng làm tan vỡ cuộc sống gia đình thì nên coi ly thân là căn cứ chop ly hôn. Nghĩa là căn cứ ly thân gắn với thủ tục ly hôn. Hai là: xét về mặt thủ tục hiện nay vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài nói chung và việc ly hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam nói riêng còn là một vấn đề rất phức tạp. Đặc biệt là trong quá trình giải quyết các vụ việc liên quan đến vấn đề này, thủ tục giải quyết còn chồng chéo chưa rõ ràng. Vậy nên, lựa chọn luật nơi đâu để giải quyết cũng là một vấn đề. Việc ly hôn đa số do công dân Việt Nam đứng nguyên đơn. Phần lớn là xét xử vắng mặt một bên. Nội dung giải quyết phần lớn chỉ là quan hệ hôn nhân, các quan hệ khác như quyền nuôi con, tài sản… thường không có hoặc đã được thỏa thuận từ trước. Khi giải quyết quan hệ hôn nhân, việc xác định tình trạng hôn nhân đã có mâu thuẫn trầm trọng, nguyên nhân ly hôn thường rất phức tạp. Việc điều tra đối với bên ở nước ngoài thường không có kết quả. Trong khi đó, Luật Hôn nhân có điều khoản quy định: “Nếu bị đơn ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức gì về họ thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 45 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và giải thích cho nguyên đơn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi họ thường trú tuyên bố bị đơn mất tích, tuyên bố chết ”. Theo quy định của luật tố tụng dân sự, việc thông báo đến bị đơn được thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng tại Việt Nam, niêm yết việc xét xử tại nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích, chết. Trên thực tế, thủ tục được quy định như vậy là chưa hợp lý  và chặt chẽ. Cần có hình thức nào khác để người ở nước ngoài có thể biết được việc thông báo này thì mới bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của họ. Những vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài mà nước đó chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam về lĩnh vực này thì dù các đương sự đã ly hôn ở nước ngoài, có bản án hay quyết định có hiệu lực của tòa án cơ quan có thẩm quyền thì tòa án Việt Nam cũng chỉ coi đây là văn bản có giá trị tham khảo, không có hiệu lực thi hành. Điều này đã làm cho việc giải quyết ly hôn tốn rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các bên. Ngoài ra, việc cập nhật, phổ biến các hiệp định tương trợ tư pháp đã ký với các nước cũng rất hạn chế, dù chỉ là trong ngành tư pháp, tòa án. Phần lớn các thẩm phán không có đủ các văn bản để nghiên cứu, áp dụng trong khi xét xử. Đối với các vụ xử ly hôn có yếu tố nước ngoài, nội dung tranh chấp thường đơn giản, phần lớn chỉ yêu cầu giải quyết quan hệ hôn nhân, nội dung vụ việc tương đối giống nhau nên thời gian xét xử rất ngắn (khoảng 10 vụ/ngày). Nên chăng cần có một thủ tục giải quyết rút gọn, tuyên bố vắng mặt các đương sự để giảm thiểu được thời gian, chi phí cho các bên.  Ba là: Với các vụ xử ly hôn có yếu tố nước ngoài, nội dung tranh chấp thường đơn giản, phần lớn chỉ yêu cầu giải quyết quan hệ hôn nhân, nội dung vụ việc tương đối giống nhau nên thời gian xét xử rất ngắn (khoảng 10 vụ/ngày). Nên chăng cần có một thủ tục giải quyết rút gọn, tuyên bố vắng mặt các đương sự để giảm thiểu được thời gian, chi phí cho các bên.  Bốn là: Cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Toà án và Bộ Tư pháp, các cơ quan đại diện ngoại giao của nước ta ở nước ngoài trong việc uỷ thác tư pháp. Theo phản ánh của một số Toà án địa phương cho thấy: Việc uỷ thác tư pháp lấy lời khai của đương sự ở nước ngoài đạt kết quả rất hạn chế. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân: Do địa chỉ của đương sự ở nước ngoài nguyên đơn cung cấp không chính xác; do bị đơn ở nước ngoài không muốn ly hôn nên không đến khai báo khi cơ quan đại diện ngoại giao nước ta ở nước ngoài hoặc Toà án nước ngoài báo gọi lấy lời khai; do sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc uỷ thác tư pháp như: Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao còn chưa có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời. Có nhiều trường hợp việc uỷ thác tư pháp không được các cơ quan chức năng này hồi âm hoặc hồi âm rất chậm. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khách quan khác đã tác động không nhỏ đến việc thực hiện uỷ thác tư pháp của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài mà trước hết phải kể đến tình trạng cư trú và địa vị pháp lý của công dân Việt Nam ở nước ngoài. Theo số liệu thống kê không chính thức của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài, hiện nay có khoảng hơn 2,5 triệu người Việt Nam cư trú rải rác tại 80 nước trên thế giới. Những nước có đông người Việt Nam cư trú như: Mỹ, Canađa, Cộng hoà Liên bang Đức, Cộng hoà Sec và Xlôvakia, úc, Đài Loan... Trong đó chỉ có một bộ phận người Việt Nam mang hộ chiếu Việt Nam chịu sự quản lý của Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, còn lại là những người Việt Nam tuy chưa thôi quốc tịch Việt Nam nhưng đã nhập quốc tịch nước ngoài và không chịu sự quản lý của Đại sứ quán Việt Nam. Chính tình trạng này đã gây khó khăn cho cơ quan Ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài trong việc xác minh địa chỉ nơi cư trú, triệu tập lấy lời khai của bị đơn, làm cho việc thực hiện uỷ thác tư pháp theo yêu cầu của Toà án khó hoặc không có khả năng thực hiện. Bên cạnh đó, không phải ở tất cả các nước có công dân Việt Nam cư trú đều có cơ quan đại diện ngoại giao hoặc Lãnh sự của Việt Nam mà việc uỷ thác tư pháp thông qua cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước thứ ba có quan hệ ngoại giao với Việt Nam thường rất gặp khó khăn do đương sự viện nhiều lý do này khác không sang nước thứ ba để khai báo. Hiện nay, cơ chế thực hiện HĐTTTP còn chưa phát huy được tác dụng trong thực tế: Khi tiến hành giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 trước đây cũng như BLTTDS hiện nay đã quy định về việc thực hiện uỷ thác tư pháp của Toà án Việt Nam cho Toà án nước ngoài, nhưng kết quả trả lời chậm và thậm chí nhiều trường hợp không nhận được kết quả trả lời, ngay cả đối với các nước mà Việt Nam đã ký kết và gia nhập ĐUQT thì vấn đề điều tra, tống đạt các văn bản để giải quyết vụ án là vô cùng khó khăn. Chính vì vậy, việc lấy lời khai, tống đạt các văn bản của Toà án hoặc xác định tài sản ở nước ngoài.v.v… không thể thực hiện được, làm cho vụ án bị kéo dài, không thể giải quyết ngay được. Để việc điều tra, xác minh, định giá, lấy lời khai của đương sự ở nước ngoài cũng như việc tống đạt cho họ bản án, quyết định của Toà án và các tài liệu cần thiết khác để đảm bảo cho việc xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài của Toà án được thuận lợi, nhanh chóng, có hiệu quả, thiết nghĩ cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Toà án và Bộ Tư pháp, các cơ quan đại diện ngoại giao của nước ta ở nước ngoài trong việc uỷ thác tư pháp. Năm là: Tiến hành xem xét và công nhận bản án của Tòa án có thẩm quyền ở nước ngoài tại Việt Nam  Trên thực tế đã có không ít các trường hợp có nhiều bản án, với nội dung phán quyết khác nhau cho cùng một vụ việc. Có thực trạng này một phần là do giữa các Tòa án của các nước chưa có sự thồng nhất về vấn đề cho tiến hành xem xét và công nhận bản án của Tòa án nước khác trên lãnh thổ của nước mình. Tình trạng đa phán quyết gây ra những khó khăn cho việc thi hành bản án, quyết định dân sự cũng như bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự. Bởi lẽ, về nguyên tắc, bản án, quyết định dân sự của tòa án nước nào thì chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ nước đó và hiệu lực của các bản án, quyết định dân sự của tòa án các nước là ngang nhau, không thể loại trừ nhau. Việc xác định tòa án nước nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài hay không phụ thuộc vào luật tư pháp quốc tế của nước đó. Tư pháp quốc tế các nước quy định thẩm quyền xét xử đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại hai nguồn luật: điều ước quốc tế và pháp luật tố tụng dân sự trong nước. Nếu như vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh liên quan tới các quốc gia có điều ước quốc tế với nhau về vấn đề xác định thẩm quyền xét xử, thì theo nguyên tắc về giá trị ưu tiên áp dụng của điều ước quốc tế so với pháp luật quốc gia, quy tắc xác định thẩm quyền xét xử của điều ước quốc tế đó sẽ phải được các nước tuân thủ. Trong trường hợp này, hiện tượng đa phán quyết vẫn có thể phát sinh, cho dù đã có sự thống nhất giữa các nước có liên quan, nếu như tiêu chí để xác định thẩm quyền xét xử trong điều ước quốc tế đó để mở khả năng tòa án nhiều nước đều có quyền thụ lí. Trong trường hợp không có điều ước quốc tế giữa các quốc gia về vấn đề lựa chọn tòa án nước nào có thẩm quyền xét xử với một vụ việc có yếu tố nước ngoài, thì việc xác định thẩm quyền xét xử của tòa án mỗi nước sẽ phụ thuộc vào quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong nước. Như chúng ta đã biết về nguyên tắc, phán quyết của tòa án mỗi nước chỉ có hiệu lực và được thi hành trên lãnh thổ của chính nước đó. Trong khi đó, một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thường liên quan tới nhiều nước khác nhau (ví dụ, tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn có ở nhiều nước). Vì thế, để thực thi tốt các phán quyết về các vụ việc có yếu tố nước ngoài nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho các chủ thể có liên quan, cần phải mở rộng hiệu lực của các phán quyết của tòa án một nước tới cả lãnh thổ của các nước có liên quan. Đây chính là lý do chủ đạo làm xuất hiện trong luật tư pháp quốc tế thủ tục công nhận và thi hành phán quyết của tòa án nước ngoài tại nước sở tại. Theo đó, bản án, quyết định dân sự của tòa án Việt Nam sẽ được thừa nhận hiệu lực và được thi hành tại Mỹ như bản án, quyết định do tòa án Mỹ tuyên, nếu nó được tiến hành công nhận và thi hành tại Mỹ. Theo pháp luật của các nước, việc công nhận và thi hành phán quyết của tòa án nước ngoài tại nước mình sẽ dựa trên cơ sở hai nước có điều ước quốc tế về vấn đề này, hoặc nếu không có điều ước quốc tế thì tuân theo nguyên tắc có đi có lại. Hiện tại, dù Việt Nam và Mỹ chưa có điều ước quốc tế về vấn đề này, nhưng dựa trên nguyên tắc có đi có lại thì bản án, quyết định của tòa án nước này có thể được công nhận và thi hành trên lãnh thổ nước kia. Trên thực tế những vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài mà nước đó chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam về lĩnh vực này thì dù các đương sự đã ly hôn ở nước ngoài, có bản án hay quyết định có hiệu lực của tòa án cơ quan có thẩm quyền thì tòa án Việt Nam cũng chỉ coi đây là văn bản có giá trị tham khảo, không có hiệu lực thi hành. Điều này đã làm cho việc giải quyết ly hôn tốn rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các bên. Ngoài ra, việc cập nhật, phổ biến các hiệp định tương trợ tư pháp đã ký với các nước cũng rất hạn chế, dù chỉ là trong ngành tư pháp, tòa án. Phần lớn các thẩm phán không có đủ các văn bản để nghiên cứu, áp dụng trong khi xét xử. Bởi vậy cần thiết phi có những quy định tiến hành việc công nhận và thi hành phán quyết của tòa án nước này tại nước khác Sáu là: Hiện nay có rất nhiều nước chưa có hiệp định tương trợ tư pháp quốc tế. Do vậy rất khó khăn trong việc chọn luật để giải quyết. Cần tăng cường ký kết, tham gia và đảm bảo hiệu quả việc thực hiện các ĐUQT về vấn đề hôn nhân gia đình, trong đó có ly hôn với các nước trên thế giới. Như trên đã trình bày, các ĐUQT song phương và đa phương về các vấn đề hôn nhân và gia đình, đặc biệt là các ĐUQT song phương (HĐTTTP và pháp lý) có một vai trò quan trọng trong việc giải quyết quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài nói chung, ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng, qua đó đã khẳng định giá trị ưu tiên hay hiệu lực áp dụng ưu thế của ĐUQT so với pháp luật quốc gia. Trên thực tế, các ĐUQT mà các nước ký kết với nhau để giải quyết vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài là các HĐTTTP về dân sự, gia đình và hình sự. Trong các hiệp định này, những vấn đề liên quan tới quan hệ ly hôn được ghi nhận và giải quyết theo nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng. Mặt khác, trong quan hệ quốc tế, Việt Nam có quyền yêu cầu các nước nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết quốc tế của mình theo nguyên tắc Pacsta sunt servanda. Còn ngược lại, nếu các quốc gia chưa tham gia, ký kết các ĐUQT thì thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại. Tuy nhiên, trên thực tế các trường hợp ủy thác tư pháp với các nước chưa ký kết ĐUQT với Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại thường là họ “không nhiệt tình” thực hiện, do đó sẽ gây nên nhiều bất lợi và “thiệt thòi” cho đương sự tham gia trong vụ kiện, đồng thời gây nên khó khăn cho Tòa án trong việc giải quyết triệt để vụ án. Như vậy, có thể nói, ký kết ĐUQT trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình nói chung, ly hôn nói riêng được coi là biện pháp hữu hiệu trong việc giải quyết xung đột pháp luật về vấn đề này. Do đó, để có cơ sở pháp lý trong hoạt động quốc tế nhằm điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài, Việt Nam cần tăng cường hơn nữa việc đàm phán, ký kết các HĐTTTP với các nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước trong khối ASEAN và các nước có nhiều người Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống. Việc ly hôn đa số do công dân Việt Nam đứng nguyên đơn. Phần lớn là xét xử vắng mặt một bên. Nội dung giải quyết phần lớn chỉ là quan hệ hôn nhân, các quan hệ khác như quyền nuôi con, tài sản… thường không có hoặc đã được thỏa thuận từ trước. Khi giải quyết quan hệ hôn nhân, việc xác định tình trạng hôn nhân đã có mâu thuẫn trầm trọng, nguyên nhân ly hôn thường rất phức tạp. Việc điều tra đối với bên ở nước ngoài thường không có kết quả (do không thể liên lạc với bị đơn đang ở nước ngoài). Trong khi đó, Luật Hôn nhân có điều khoản quy định: “Nếu bị đơn ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức gì về họ thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 45 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và giải thích cho nguyên đơn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi họ thường trú tuyên bố bị đơn mất tích, tuyên bố chết ”. Theo quy định của luật tố tụng dân sự, việc thông báo đến bị đơn được thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng tại Việt Nam, niêm yết việc xét xử tại nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích, chết. Trên thực tế, thủ tục được quy định như vậy là chưa hợp lý và chặt chẽ. Cần có hình thức nào khác để người ở nước ngoài có thể biết được việc thông báo này thì mới bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của họ. Thứ hai: trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài. Một là: Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ là việc làm thường xuyên và cần thiết, đặc biệt trong thời điểm hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Việc quan tâm chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực trình độ cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cả về kỹ năng nghiệp vụ cũng như trình độ ngoại ngữ để đáp ững yêu cầu đòi hỏi ngày một cao của việc giải quyết các vụ án là hoàn toàn cần thiết. Hiện nay chúng ta đang có Học viện tư pháp chuyên đào tạo các chức danh Tư pháp, ngành tòa án đã cử cán bộ đi học lớp đào tạo nguồn Thẩm phán để nâng cao nghiệp vụ xét xử cho các thư kí lâu năm kinh nghiệm để phục vụ công tác bổ nhiệm thẩm phán theo qui định của pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Xong để nâng cao chất lượng xét xử của toàn ngành thì rất cần thiết phải có sự đào tạo thường xuyên và đào tạo lại đối với Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân đương nhiệm. các lớp tập huấn về các văn bản pháp luật mới trong nước được chú trọng, tuy nhiên cũng nên mở các lớp tập huấn về ĐƯQT để việc áp dụng pháp luật được chính xác. Hơn nữa cần có sự cập nhật kịp thời những văn bản pháp luật mới cho các Thẩm phán, thư ký Tòa án và hội thẩm nhân dân. Ngoài ra, cần chú trọng nâng cao trình độ cho đọi ngũ cán bộ trong các cơ quan Tư pháp và Bộ ngoại giao, để họ thực sự là những người tham mưu, giúp việc đắc lực cho lãnh đạo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc đàm phán, ký kết, tham gia các ĐƯQT đạt hiệu quả cao hơn. Hai là: Cần tăng cường tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức cho người dân. Song vấn đề tuyên truyền phổ biến về vấn đề này thế nào lại rất khó khăn. Bởi đương sự thì không chỉ thường trú tại Việt Nam mà còn thường trú tại nhiều quốc gia khác. Hoặc họ kết hôn ở nơi khác áp dụng luật của nước ngoài khi kết hôn xong về Việt Nam sinh sống, định cư. Do vậy các cơ quan chức năng cần có giải pháp phù hợp vì làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức của người dân cũng là một vấn đề cần thiết, quan trọng. Ba là: Thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hôn nhân có yếu tố nước ngoài: Hôn nhân với người nước ngoài là một xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Chúng ta không thể vì những quan niệm cũ về hôn nhân ngoại bang, với sự kỳ thị “me Tây”, “me Mỹ” như thời còn ngoại xâm mà lên án và ngăn chặn hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Không thể duy ý chí trong việc muốn hay không muốn có hiện tượng kết hôn với người nước ngoài. Đây là một vấn đề bình thường trong quá trình phát triển, giao lưu và hội nhập kinh tế, văn hoá. Điều quan trọng là, làm thế nào để giảm thiểu những rủi ro cho những phụ nữ kết hôn với người nước ngoài. Theo chúng em, nên chú ý đến một vài phương diện sau đây: - Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các đoàn thể, tổ chức xã hội Vấn đề kết hôn với người nước ngoài đã có từ lâu, và thực sự rầm rộ trong khoảng mươi năm trở lại đây. Tuy nhiên, từ phía cộng đồng, xã hội chưa thật sự quan tâm và các đoàn thể dường như cũng bỏ qua, không thấy có vai trò và trách nhiệm trong chuyện này. Ngay cả Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, là tổ chức chính trị xã hội của Phụ nữ mà cũng chưa thật quan tâm đến số phận các thành viên của Hội kết hôn với người nước ngoài. Có thể thấy điều này trong thư của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi Chủ tịch Hội LHPNVN Hà Thị Khiết: “Tôi đã nhiều lần có thư nhắc nhở, kêu cứu đến các cơ quan chức năng, các địa phương có nhiều chị em làm dâu xứ người. Cả một hệ thống chính trị của Đảng từ trung ương đến các địa phương không thấy có định hướng, tác động gì, cứ để mạnh ai nấy làm một cách tự phát”(Tuổi trẻ, 28.4.2006). Chúng ta cần phải đi tìm lời giải cho câu hỏi của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt “Ai có trách nhiệm phải giữ gìn truyền thống của phụ nữ Việt Nam và ai là người có trách nhiệm trước nỗi nhục này, có khả năng làm giảm nỗi đau này chăng?”(Tuổi trẻ, 28.4.2006). Nhưng chúng ta biết rằng nhiều bộ, ngành còn thiếu trách nhiệm trước hiện tượng kết hôn với người nước ngoài. Ví dụ, trong khi Cục thống kê HQ có số liệu cụ thể về những trường hợp kết hôn với người nước ngoài, thì ở Việt Nam “Cục thống kê dường như “không thèm nắm mấy con số lặt vặt” đó. Bộ Tư pháp cũng không phân tích số liệu phụ nữ Việt Nam lấy chồng các nước. Toà án tối cao không thống kê tỷ lệ ly hôn với người nước ngoài, phân tích nguyên nhân. Sở Tư pháp cấp giấy kết hôn với người nước ngoài, nhưng đến xin số liệu phải đợi tách ra từng nước”(Phụ nữ, 28.4.2006). Qua đó có thể thấy, các tổ chức xã hội, các ngành chức năng còn thiếu quan tâm đến hiện tượng hôn nhân có yếu tố nước ngoài của phụ nữ Việt Nam, và chưa có đơn vị xã hội nào coi đó là nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. - Nâng cao vai trò của gia đình: Giáo dục gia đình, nếp sống và gia phong của mỗi nhà rất quan trọng không chỉ với việc hình thành nhân cách của con cái, mà còn trang bị cho con cái sự hiểu biết, bản lĩnh sống, khả năng thích ứng trước những biến động, rủi ro của cuộc đời. Với con gái, nếu người mẹ không quan tâm giáo dục con mình về “công, dung, ngôn, hạnh” về “nữ công gia chánh” mà lại chỉ mong gả bán con gái cho người ngoại quốc, thì nguy cơ với con gái họ thật khó lường. - Trang bị đầy đủ kiến thức cho những phụ nữ kết hôn với người nước ngoài. Có một thực tế, “làn sóng” hôn nhân với người nước ngoài những năm gần đây đa số là các em gái từ các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, học vấn thấp, ít hiểu biết. Vì thế, không thể bỏ mặc các em ra đi làm dâu xứ người với hai bàn tay trắng, chỉ với ước mơ đổi đời. Cần chuẩn bị cho các em hành trang thật tốt để đi làm dâu xứ người. Theo quan điểm của chúng em, hành trang cho các phụ nữ có nguyện vọng kết hôn với người nước ngoài bao gồm: + Thông tin về thực trạng đời sống hôn nhân của những cô dâu Việt Nam ở nước ngoài: Trên thực tế, vì phần đông các phụ nữ (nhất là ở nông thôn) lấy chồng nước ngoài, đều có trình độ học vấn thấp, chưa bao giờ tiếp cận với các phương tiện truyền thông đại chúng, nên việc thiếu thông tin hoặc có thông tin sai lệch (qua môi giới) khiến cho không ít phụ nữ đã vỡ mộng và nuối tiếc vì quyết định sai lầm của mình. Có những thông tin đầy đủ và chính xác về người chồng tương lai, về gia cảnh người chồng, về địa phương mà họ sẽ đến sinh sống với vai trò người vợ, người con dâu trong gia đình cũng sẽ góp phần giúp các họ và gia đình cân nhắc trước khi quyết định lấy chồng nước nào, ở đâu cho phù hợp với mình. + Đào tạo các kiến thực cơ bản về làm vợ, làm dâu ở nước ngoài, với một số nội dung cơ bản, có thể là: Về Luật pháp, phong tục, tập quán của các vùng, miền của nước mà các em sẽ đến làm dâu, về kỹ năng nội trợ, sử dụng các đồ dùng trong gia đình, về ngôn ngữ. Đây là những tiền đề không thể thiếu để người phụ nữ dần dần hội nhập vào cuộc sống gia đình ở nước ngoài, giảm thiểu nguy cơ ly hôn nói chung. KẾT LUẬN Thực tế cho thấy các quan hệ hôn nhân nói chung và ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng đang dần trở thành một vấn để phổ biến trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Tuy nhiên nhìn vào thực trạng giải quyết các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài có thể thấy phần lớn đối với các vụ xử ly hôn có yếu tố nước ngoài, nội dung tranh chấp thường đơn giản, phần lớn chỉ yêu cầu giải quyết quan hệ hôn nhân, nội dung vụ việc tương đối giống nhau nên thời gian xét xử rất ngắn (khoảng 10 vụ/ngày) tuy nhiên do những vấn đề vướng mắc về thủ tục giải quyết cũng như hành lang pháp lý nên nhiều khi đã gây ra những khó khăn cho cả người dân và Toà án. Việc nghiên cứu đánh giá, phân tích thực trạng và các vấn đề liên quan đến ly hôn có yếu tố nước ngoài luôn là một vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu. Hy vọng rằng chúng em sẽ có điều kiện để quay trở lại nghiên cứu vấn đề này ở cấp độ cao hơn. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm viết đã cố gắng giải quyết những yêu cầu, mục đích và nhiệm vụ đề tài đặt ra, song do thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô để đề tài nghiên cứu trở nên hoàn thiện và hữu ích hơn. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNCKH- Thực trạng về vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp.doc
Luận văn liên quan