Đến với Chinatown, du khách không những được chiêm ngưỡng vẻ đẹp
kiến trúc của các ngôi chùa, miếu, phố cổ, .mà còn hiểu hơn về lối thờ tự tín
ngưỡng, những giá trị văn hóa, giá trị nghệ thuật được lưu giũ nơi đây. Qua đó, du
khách có thể cảm nhận được phong cách văn hóa đặc sắc của người Hoa- như
đang ở trên đất nước Trung Hoa thực sự. Để giúp cho du khách hiểu rõ hơn về văn
hóa người Hoa thì hãy để du khách được sống thực với nó. Du khách có thể ở lại
trong các nhà của người dân gốc Hoa, để được họ giới thiệu kĩ hơn về lối sống nơi
đây, du khách có thể thử sức với các đoàn múa lân,.
48 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3838 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiềm năng phát triển du lịch “ Chinatown ” tại Quận 5 – TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
còn có 2 cột bằngđá chạm rồng và Bát Tiên,
các vật tứ linh, …
28 tháng 12 năm 2001, Hội quán Hà Chương được Bộ Văn hóa Thông tin
Việt Nam cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, theo Quyết định số
52/2001/QĐ-BVHTT.
20
2.2.2.6 Lệ Châu Hội quán ( Đền thờ tổ nghề thợ bạc )
Lệ Châu hội quán, nhà thờ tổ nghề thợ bạc tại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí
Minh, tại số 586 đường Trần Hưng Đạo B, phường 14, quận 5, thành phố Hồ Chí
Minh. Đây là một ngôi nhà đã tồn tại hơn 100 năm, là nhà thờ tổ nghề thợ bạc
được xây dựng sớm nhất tại Sài Gòn và cả vùng Nam Bộ.
Kiến trúc
Chánh điện được xây theo kết cấu ba gian dọc, có hai hàng cột chạy dài từ
ngoài vào trong, tường gạch tô, mái lợp ngói âm dương. Mặt trường chính của
chánh điện đặt ba khám thờ được trang trí bằng những bao lam chạm trổ rồng,
phụng, hoa, điểu... sắc nét công phu. Chính giữa là khám thờ lớn ở trong đặt các
đồ thờ tự và bài vị với hai chữ "Tổ Sư" được viết theo lối đại tự đẹp, chân phương
và được sơn son thếp vàng. Hai bên là hai khám thờ nhỏ, khám thờ bên phải đề hai
chữ "Tiền Hiền", khám thờ bên trái đề hai chữ "Hậu Hiền".
Từ ngoài vào trong dọc theo các hàng cột có 6 cặp câu đối và 9 bức hoành
phi với nội dung tập trung vào chủ đề nhớ ơn tổ nghiệp, ca ngợi sự phát triển thịnh
đạt của nghề thợ bạc. Tất cả các hoành phi, câu đối, bao lam... đều được sơn son
thếp vàng với chất lượng giấy qui có độ tuổi vàng cao nên đều láng bóng và rõ nét,
dù tất cả đều có niên đại khá lâu.
Hiện vật quý
Trong nhà thờ tổ còn tồn giữ được một số hiện vật khá độc đáo: Một cái
trống lớn, đi đôi với trống là một quả chuông cao 1m, đường kính 0,50m, trên
chuông để niên đại năm Ất Mùi (1895). Đặc biệt là 4 tấm bia đá đặt đối nhau ở hai
bức vách chánh điện. Qua đó ta thấy có mặt đệ tử nghề thợ bạc khắp Nam kỳ lục
tỉnh: Tây Cống, Đề Ngạn, Trà Vinh, Bến Tre, Cần Thơ... người Hoa, người Việt.
Bên cạnh những tên hiệu chữ Hán Nôm như: Thịnh Đức, Kim Phước, Đức Phát...
còn có những tên hiệu rất Nam Bộ như: Năm Sương hiệu, Bảy Trừ hiệu...
21
"Lệ Châu hội quán" đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích kiến
trúc nghệ thuật cấp quốc gia theo quyết định số 1811/1998/QĐ-BVHTT ngày
31/8/1998.
2.2.2.7 Đình Minh Hương Gia Thạnh
Đình Minh Hương Gia Thạnh hội quán tọa lạc tại 380 đường Trần Hưng
Đạo, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Kiến trúc
Kiến trúc đình theo kiểu nhà năm gian, vì kèo gỗ, mái lợp ngói ống, tường
gạch. Nội thất đình bao gồm võ ca, chính điện và hậu điện
Đứng trước cổng có thể nhìn rõ trên mái đình các trang trí hình lưỡng long
tranh châu, cá hóa long, tượng ông Nhật bà Nguyệt….
Bộ khung gỗ kết cấu kiểu kẻ chuyền và các cột gỗ kê trên chân đế bằng đá
tạo cho đình thêm nét cổ kính. Trên cột và các đà ngang treo nhiều hoành phi, câu
đối. Có tất cả 38 hoành phi và 22 câu đối, tập chạm bốn chữ "Thiện tục khả
phong" (Tục tốt đáng khen) do vua Tự Đức ban cho năm 1863 và câu đối của
Trịnh Hoài Đức làm năm Minh Mạng thứ 2 (1821).
Chính điện đình xây trên nền cao. Cuối chính điện là ba khám thờ lớn bằng
gỗ đặt trên bệ gạch, được chạm viền chung quanh lưỡng long tranh châu, lân,
phụng, dây hoa ...
Thờ cúng
Trước khám thờ có một lư trầm bằng đá và hai tượng Ngô Nhân Tịnh,
Trịnh Hoài Đức cũng bằng đá đặt hai bên.
22
Bên trái là khám thờ Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh và Đô đốc tướng quân
Trần Thắng Tài, hai vị quan tướng có công lớn, được triều Nguyễn phong là
Thượng đẳng thần. Khám bên phải thờ Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tịnh, hai
người Minh Hương làm quan đến chức Thượng thư, (cùng với Lê Quang Định hợp
thành "Gia Định tam gia", một nhóm nổi tiếng về văn học và sử học).
Hiện vật quý
Góc trái chính điện có một chuông đồng. Quai chuông là một con rồng hai
đầu, bốn chân. Thân chuông đúc nổi 2 hàng chữ "Gia Định thành Minh Hương xã
công tạo", "Long tập Quí Mùi thu nguyệt" (chuông do xã Minh Hương thành Gia
định làm năm Quí Mùi - 1823)
Hậu điện cách chính điện một sân thiên tỉnh nhỏ. Ở đây cũng có ba khám
thờ trang trí giống nhau. Các vị tiền hiền khai sáng ra làng được thờ ở khám thờ
chính giữa. Bên trái là khám thờ các hương chức và phu nhân có công, vợ chồng
ông Trương Công Sĩ, người đã tặng đất cho xã. Những viên chức nhỏ có công và
vợ được thờ ở khám bên phải.
Đình Minh Hương đã được Bộ Văn hóa ra quyết định số 43-VH/QĐ ngày
07/01/1993 công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
2.2.2.8. Phước An Hội Quán (chùa Minh Hương)
Tọa lạc tại số 184 Hồng Bàng - Phường 12 / Quận 5. Được công nhận là di
tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố theo Quyết định số 1767/QĐ-UBND và
bảng xếp hạng di tích do Chủ tịch UBND thành phố cấp ngày 29/4/2009.
23
Kiến trúc
Với lối kiến trúc chủ yếu bằng gốm và gỗ, trên đỉnh là mô hình phù điêu
thu nhỏ bằng gốm sứ và phù điêu nghệ thuật cổng tam quan, những hoa văn khu
chính điện, liễn xưa rất có giá trị.
Hiện vật quý
Nơi đây còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị như: Tượng thờ bằng gỗ
lim có niên hạn trên ba trăm năm, lư hương kiểu cổ, trống, sư tử đá, giá trưng
kích-thương. Đặc biệt có 3 tủ thờ hiện vật trưng bày trang trí bằng đồng và còn lưu
giữ các bộ bàn - ghế - giường đồ gỗ xưa……đời nhà Thanh.
2.2.2.9. Hội Quán Ôn Lăng (chùa Ôn Lăng, Chùa Quan Âm).
Vì muốn nhận được sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau và thỏa mãn nhu cầu tín
ngưỡng , đồng hương 5 huyện : Tấn Giang, Nam An, Huệ An, Đồng an, An Khê
thuộc huyện Phủ Tuyền Châu tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc góp sức xây dựng Hội
Quán Ôn lăng Phúc Kiến.Di tích có tên chữ Hán là “Ôn Lăng hội quán”, tọa lạc tại
số 12 Lão Tử, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Người ta thường gọi di
tích là chùa Ôn Lăng vì trong hội quán có điện thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Sau
này thờ cúng thêm Bà Quan Thế Âm Bồ Tát nên người ta quen gọi là chùa Quan
Âm
Kiến trúc
Hội quán được xây dựng vào năm 1740 ( Càn Long đời Thanh), là một kiến
trúc bằng gỗ và đá ; đá gỗ chạm khắc tinh xảo, độc đáo, có giá trị lịch sử văn hóa
cao nhất là về giá trị nghệ thuật kiến trúc ; xây dựng theo phong cách kiến trúc đền
miếu của người Phúc Kiến (cách tạo hình và trang trí mái mang với đường bờ nóc
uốn cong, đầu đao cong vút gắn các mô hình tòa thành bằng gốm sứ).
24
Mặt bằng tổng thể của hội quán gồm một khối nhà hình chữ nhật ở giữa
(bao gồm tiền điện, trung điện và chính điện) và ba dãy nhà vuông góc nhau tạo
thành hình chữ U bao quanh khối nhà ở giữa. Dãy nhà nằm ngang là hậu điện. Hai
dãy nhà dọc vừa là trụ sở làm việc, vừa được bố trí một số gian thờ. Cuối dãy nhà
bên trái có cầu thang dẫn lên lầu. Khác với một số hội quán người Hoa, sân hội
quán Ôn Lăng khá hẹp
Bên trong hội quán là sự phối hợp của nhiều bộ môn điêu khắc, trang trí,
hội họa đa dạng và phong phú. Hội quán Ôn Lăng có khá nhiều bàn thờ vì vậy số
tượng thờ cũng nhiều hơn so với một số hội quán khác, chủ yếu là thờ Thiên Hậu
Thánh Mẫu, Quan Thế Âm Bồ Tát, đặc biệt là các tượng thờ được tạc chân
phương, tô màu trang trí theo quy ước như bà Thiên Hậu có nét mặt phúc hậu ngồi
trên ngai, Quan Công mặt đỏ có Quan Bình, Châu Xương theo hầu, Ngọc Hoàng
tay cầm hốt
Kỹ thuật chạm nổi được thể hiện trên tàu mái, đầu bẩy, bẩy hiên, cốn… với
các linh vật: long, lân, qui, phụng; bông sen; dây hoa; các điển tích Trung Hoa
Cặp sư tử đá chầu hai bên cửa cũng là tác phẩm điêu khắc đặc sắc (1869); con bên
trái miệng ngậm hạt châu, con bên phải đang đùa với con sư tử con dưới chân. Cặp
sư tử đá này và một số hiện vật khác như đại hồng chung (đúc năm Ất Dậu - 1885)
đã tạo cho hội quán giá trị nghệ thuật, dấu ấn thời gian.
Hội quán Ôn Lăng đã được Bộ Văn hóa thông tin ra quyết định số
39/2002/QĐ-BVHTT ngày 30/12/2002 công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật
cấp quốc gia.
25
2.2.3. Lễ hội
Các lễ hội ở khu phố người Hoa, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh thường
gắn liền với các hội quán,miếu, chùa.
Trong những buổi đầu khó khăn trên bước đường di cư lập nghiệp tại vùng
đất mới, người Hoa đã mang theo nhiều giá trị văn hóa truyền thống của họ cùng
du nhập vào vùng đất mới. Trong các giá trị ấy thì tín ngưỡng thờ Thiên Hậu
Thánh Mẫu được xem là điển hình nhất.
Một sinh hoạt tiêu biểu cho tín ngưỡng này là sự diễn ra lễ hội vía Bà vào
ngày 23/3 âm lịch.
Di tích và lễ hội là hai loại hình gắn liền nhau. Ta không thể tách lễ hội ra
khỏi không gian di tích vì lễ hội chính là cái hồn của di tích. Vì thế, lễ hội vía Bà
được diễn ra ngay tại miếu Bà Thiên Hậu. Vào ngày lễ, miếu được dọn dẹp sạch sẽ
và trang trí những chiếc đèn lồng đỏ thắm, lễ vía bà vẫn được tổ chức trang
nghiêm và long trọng thể hiện sự thành kính của cộng đồng dành cho Thiên Hậu
Thánh Mẫu.
Trong quá khứ, lễ hội được tổ chức khá quy mô từ 2-3 ngày. Từ ngày 22/3
người ta tiến hành lễ tắm tượng, phủi đi lớp bụi thời gian, thay xiêm y mới được
chọn trong những tấm áo mà cộng đồng dâng cúng Bà trong năm. Sáng hôm sau,
đúng ngày 23/3, mọi người tổ chức lễ rước bà, đặt tượng bà vào kiệu và cung
nghinh kiệu đi quanh phố phường, theo kiệu là nam nữ nô nức đi hội hòa vào đoàn
múa lân, múa rồng làm huyên náo, sôi động cả một khu vực. Ngày vía bà là dịp để
cộng đồng người Hoa thưởng thức hát Quảng, buổi tối sân khấu được dựng ngay
tại sân miếu thu hút bà con đến xem trình diễn nghệ thuật, múa lân sư rồng và làm
những hoạt động từ thiện như: đấu thầu lồng đèn. Mỗi năm ban trị sự sẽ đưa ra
mục tiêu là năm nay cần nguồn ngân quỹ cho xây trường học, xây dựng khoa phụ
sản của bệnh viện hoặc sửa sang miếu… Nhưng sau giải phóng, các công trình
công cộng như trường học, bệnh viện… được nhà nước tiếp quản. Vì vậy, việc đấu
thầu lồng đèn mất mục tiêu. Hiện nay, tại Tuệ Thành Hội Quán không còn loại
hình đấu thầu này nữa.
26
Cùng với sự phát triển của xã hội, nghi thức trong lễ vía Bà đã thay đổi
nhiều nhưng vẫn giữ được nét trang nghiêm và độc đáo.
Trước ngày lễ, mọi người sẽ lau bụi trên tượng và thay trang phục mới cho
Thánh Mẫu. Ban trị sự sẽ họp bàn và chọn ra giờ lành. Ví dụ như 9 giờ sáng ngày
23/3, sau khi bày biện đầy đủ lễ vật, mọi người ăn mặc chỉnh tề chuẩn bị bước vào
lễ bái. Sau màn chuông trống người bát nhã ngân xa, đại diện ban trị sự sẽ đọc bài
diễn văn bằng tiếng Quảng Đông với nội dung ca ngợi công lao của Bà. Một thành
viên ban trị sự dâng ba tuần rượu và ba tuần trà ở nơi chính điện. Lúc này phía
trước, nơi sân Thiên tỉnh bắt đầu đốt vàng mã. Sau đó, một thành viên khác sẽ
dâng một mâm nhỏ trên có mảnh giấy đỏ viết dòng chữ “tam sinh, ngũ quả” vái ba
vái. Đây là hình ảnh đại diện cho lễ vật dâng lên Bà, còn lễ vật gồm heo quay và
mâm ngũ quả thì được đặt tại bàn lễ, phía trước bàn thờ. Ngày trước, lễ vật gồm
tam sinh là dê, bò và heo làm thịt, mổ ruột và để sống, mâm ngũ quả. Nhưng ngày
nay, lễ vật được đơn giản hóa chỉ còn heo quay và gà, mâm ngũ quả thì tuỳ theo
mùa, miễn là đủ năm loại quả.
Ngoài ra, lễ vật không thể thiếu là nhang, nến và giấy tiền vàng mã. Theo
tâm thức của người Hoa thì đốt nhang, nến (nói chung là lửa khói) là một biểu
tượng cầu mong được giao tiếp với thần linh, chuyển lời khẩn cầu lên các thần.
Sau khi ban trị sự làm lễ, bà con người Hoa muốn cúng lễ thì vào thắp
nhang. Trong khi cúng lễ, khách có thể mua ngay tại chỗ những vòng nhang cầu
an có đường kính trung bình từ 50 đến 60cm, có loại đường kính đến một mét. Hội
quán sẽ ghi tên, địa chỉ người cần cầu xin, ghi rõ ước nguyện, cầu mong sức khỏe
dồi dào, gia đạo bình an… trên một miếng giấy đỏ rồi đính kèm vòng nhang. Sau
đó, mang vòng nhang treo lên trần đốt. Mỗi vòng nhang cầu an như thế cứ cháy
suốt ngày đêm trong vòng một tháng, đây là một nét đặc trưng ở miếu Hoa.
Phần lễ diễn ra khá đơn giản nhưng không kém phần trang nghiêm và thành
kính. Phần hội, sân chơi cho cộng đồng gần như hoàn toàn không còn tồn tại. Ban
trị sự chủ yếu tập trung cúng lễ hoàn tất. Tục rước bà tốn kém và ảnh hưởng đến
giao thông thành phố nên hiện nay không thực hiện được. Hoạt động chủ yếu
27
trong lễ hội miếu Bà chỉ còn yếu tố tâm linh là chính. Bên cạnh việc khơi gợi lòng
cố kết cộng đồng còn là những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc được lưu truyền
qua thời gian. Họ lấy hình ảnh những con người siêu nhiên đức độ nhằm định
hướng nhân cách và tâm lý cộng đồng..
2.2.4 Văn hóa ẩm thực
Ngày nay, khu phố Tàu, quận 5 của người Hoa giữ chân du khách không
chỉ bằng những nét văn hóa độc đáo mà còn hấp dẫn từ các món ăn của người
Hoa chính hiệu. Các món ăn đặc sắc, sang trọng với hương vị ngon nhất được
phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn nổi tiếng như Á Ðông , Thiên Hồng và Ái
Huê, Bát Ðạt, Ðồng Khánh…
Trong chế biến thực phẩm, người Hoa có thói quen sử dụng nhiều nguyên
liệu từ thực vật như khoai lang, khoai môn, bí đỏ, ngân hạnh, hạt sen, cam, củ cải
trắng và các loại đậu để làm ngọt nước dùng. Cách chế biến món ăn tinh tế, khá
cầu kì, và bài bản. Ví dụ, khi dọn lên bàn ăn, rau cải phải ăn với nước tương, tôm
ăn với dầu quýt, cua ăn với giấm mỹ vị... thao tác làm bếp cũng không kém phần
công phu.
Nhiều người tỏ ra e dè với món Hoa vì cho rằng món Hoa thường có nhiều
dầu mỡ và chuộng gia vị. Tuy nhiên bạn có thể yên tâm vì từ khi vào Việt Nam,
những người Hoa ở đây đã biết tiết chế gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị của
người Việt nhất mà vẫn giữ được hương sắc riêng.
Khu bán sủi cảo ở đường Hà Tôn Quyền, quận 11 (gần ngã tư giáp với
đường Trần Quý) vốn cũng nổi tiếng là nơi kéo ghế hằng đêm của khách ẩm thực
người Hoa (phục vụ đến 11 - 12 giờ đêm). Ngoài ra, luôn tấp nập khách ra vào vẫn
là tiệm lẩu cá Dân Ích và tiệm cơm gà Ðông Nguyên trên đường Châu Văn Liêm
hay tiệm cơm Ðại Gia Lạc (số 1, An Dương Vương, quận 5 gần chợ An Ðông).
Bình dân hơn và có hơn 40 - 50 năm kinh nghiệm phục vụ các món hầm
như bao tử, ruột heo, lưỡi heo, tàu hủ, dưa cải…đó là tiệm cơm cháo Triều Châu
28
mang tên Hạnh Nguyên ở địa chỉ 45 - 47 Hùng Vương (mở cửa từ 3 giờ chiều đến
khoảng 10 giờ tối).
Khách thích ăn ngọt thì quán chè Hà Ký (138 Châu Văn Liêm) là một địa
chỉ đáng được tham khảo. Thời gian hoạt động 14h - 23h, ngoài các loại chè đậu
thông thường quán còn có rất nhiều loại chè khác: chè hột sen nhãn nhục, chè
hạnh nhân, hột gà trà, táo đỏ đường phèn đu đủ tiềm, bạch quả bo bo đậu hủ ký...
Một quán chè của người Hoa đông khách về đêm nữa là điểm bán nằm gần
chợ vải Soái Kình Lâm.Tuy có giá đắt hơn những nơi khác một chút nhưng chắc
hẳn món chè sâm bổ lượng nơi đây sẽ làm mát lòng du khách phương xa…
2.2.5. Các công trình kiến trúc khác
2.2.5.1.Chợ
Trong những năm 1776, vùng đất Sài Gòn (tức vùng Chợ Lớn ngày nay) là
nơi định cư của người Hoa ở Cù Lao Phố (tức Biên Hoà ngày nay).Theo phong tục
tập quán, người Hoa thường lập chợ khi đến nơi định cư mới nhằm có chỗ để trao
đổi hàng hoá. So với chợ Tân Kiểng của người Việt thì chợ Sài Gòn (khu vực Bưu
điện Chợ Lớn ngày nay) có lớn hơn nên được người dân nơi đây gọi là Chợ Lớn.
Chợ lớn sau khi xây xong rất khang trang, sạch sẽ trên khuôn viên đất khá
rộng nên được người dân gọi là Chợ Lớn Mới. Ngay sau khi được đưa vào hoạt
động , Chợ Lớn Mới nhanh chóng trở thành khu kinh doanh sầm uất, giữ tính chất
đầu mối bán buôn khắp Nam kỳ lục tỉnh, trong nước và các nước láng giềng cho
đến ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Ngay sau ngày giải phóng, chính quyền Cách mạng tiếp nhận quản lý, sắp
xếp cho nhân dân tiếp tục mua bán phục vụ hàng hoá cho cả nước và các nước bạn
Lào, Campuchia, Trung Quốc và đổi tên chợ là chợ Bình Tây cho đến ngày nay.
Trải qua hơn 80 năm hình thành và phát triển, chợ Bình Tây ngày nay vẫn
giữ được vị thế của một chợ đầu mối bán buôn lớn của thành phố và của quận 6
mặc dù có sự cạnh tranh khá quyết liệt của các hệ thống siêu thị, trung tâm thương
29
mại hiện đại trong những năm gần đây. Tuy nhiên, với lối kiến trúc cổ xưa của
Trung Quốc và bề dày lịch sử lâu năm nên chợ đang mở ra một hướng phát triển
mới đó là điểm du lịch tham quan mua sắm nhiều tiềm năng cho khách du lịch
trong và ngoài nước.
Hàng năm có trên 120.000 lượt khách du lịch người nước ngoài đến tham
quan và mua sắm tại chợ do các Công ty du lịch của cả nước đưa tới, trong đó
nhiều nhất là Công ty du lịch Sài Gòn. Đến với chợ Bình Tây, du khách vừa được
ngắm nhìn kiến trúc cổ, tìm hiểu lịch sử của chợ và mua sắm với giá cả phù hợp.
2.3.2.2 Phố Cổ
Phố Hải Thượng Lãn Ông cùng với nhiều khu phố cổ ở Sài Gòn xưa được
hình thành từ sau năm 1864 khi Pháp kiểm soát Nam kỳ. Nhà cổ Sài Gòn còn
được mô tả chi tiết về kiến trúc trong bài Gia Định phú với câu: Ngói lợp vếnh lên,
phố thương khách tòa ngang tòa dọc/ Hàm che cánh én, nhà quan dân hàng vắn
hàng dài
Vì thế nhà cổ theo phong cách lai tạp chủ yếu châu Âu và Trung Hoa vẫn
được xây thêm. Hiện khu phố cổ nằm ở ngã tư Hải Thượng Lãn Ông - Triệu
Quang Phục (Q.5) với tổng thể gồm 16 nhà kiến trúc xưa còn giữ được hình dáng
phố cổ ở phía ngoài như hiện trạng thời kỳ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhưng
nội thất bên trong đã bị chia nhỏ.
2.3.2.3 Phố chuyên doanh
Người Hoa là tác giả của chợ bán sỉ và kiểu phố chuyên doanh chỉ bán độc
một loại mặt hàng gồm các nhà đơn hình ống kế tiếp nhau thành các dãy phố dài,
mật độ xây dựng rất cao (có khi đến 80-90%), hầu như không có cây xanh, vỉa hè
rất nhỏ và lòng đường hẹp. Kiểu nhà phố chuyên doanh ở Sài Gòn nổi tiếng đến
mức người nước ngoài khi nói về thành phố này thường nhắc hai đặc điểm nổi trội
là xe máy và nhà phố chuyên doanh. Cho đến hôm nay việc kinh doanh của người
30
Hoa ở khu vực Chợ Lớn chủ yếu và hầu hết là tồn tại theo dạng phố chuyên
doanh.
Quận 5 có tất cả 77 con đường thì có 40 đường phố hoặc đoạn đường phố
được coi là phố chuyên doanh, chiếm tỉ lệ 52%, điều đó có nghĩa cứ hai con đường
sẽ có một con đường hay đoạn phố là chuyên doanh, còn toàn thành phố có
khoảng 110 phố chuyên doanh thì quận 5 chiếm đến 37%.
Trong các phố chuyên doanh này có những phố cổ rất nổi tiếng được ghi
trong các sách hướng dẫn du lịch quốc tế, chẳng hạn phố thuốc bắc Hải Thượng
Lãn Ông, phố đầu lân và trang phục cung đình Lương Nhữ Học, phố cẩm thạch
mã não Hàm Tử - An Bình. Đặc biệt có phố chuyên doanh đầu tiên mà người Hoa
tạo dựng nên là phố chuyên doanh gạo Trần Chánh Chiếu, từ nơi đây gạo đã được
xuất đi hàng chục nước trên thế giới, các con phố này có lịch sử dễ đến hơn 200
năm.
2.3.2.4 Hẻm.
Đi vào các con hẻm mới thấy rõ nét đặc trưng của người Hoa, do kiến trúc
hẻm ít thay đổi hơn kiến trúc mặt tiền, thường bị dỡ bỏ để làm đường, xây chung
cư..
Con hẻm trên đường Nguyễn Thị Nhỏ, góc gần Nguyễn Chí Thanh quận
11, chỉ dài vài trăm mét có đến mấy ngôi chùa, trường cấp 3 Nam Kỳ Khởi Nghĩa,
công ty, tiệm tạp hoá, quán ăn, tấp nập người ra vào. Trong hẻm hội tụ đủ những
vấn đề người Hoa quan tâm như buôn bán, an sinh, tâm linh. Nhà cửa trong hẻm
được xây mới, nhưng vẫn còn một số đặc điểm nhận biết như có chữ Hoa trên cửa.
Một số hẻm khác đang được xây mới, nếu không cẩn thận, di sản sẽ mất đi
31
Chương 3: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHINA TOWN
TẠI QUẬN 5 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1 Hiện trạng chung của Khu phố người Hoa, quận 5, Thành phố Hồ Chí
Minh.
Các di tích lịch sử, các khu phố cổ, các công trình kiến trúc khác chưa được
mở rộng phát triển thành điểm du lịch với quy mô lớn. Nhiều công trình đã bị
xuống cấp và công tác đầu tư trùng tu, tôn tạo chậm được thực hiện. Trong số 9 di
tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia thì nổi tiếng nhất và đã được đưa vào sử
dụng trong du lịch chỉ có Chùa Bà (Miếu Thiên Hậu, Tuệ Thành Hội quán) và Chợ
Bình. Các công trình kiến trúc còn lại: Hội quán Ôn Lăng, chùa Bà Hải Nam, đình
Minh Hương gia thành, Lệ Châu hội quán, hội quán Phước An… hầu như chỉ phục
vụ nhu cầu tâm linh tín ngưỡng cho những người dân sở tại, đa số đều thờ Thiên
Hậu Thánh Mẫu tượng trưng cho sự bình an. Các chùa miếu, đình và hội quán này
thường cho dân góp tiền và góp sức vào để xây dựng, tùy thuộc vào yêu cầu của
người dân có thêm bảo vệ như ở hội quán Ôn Lăng. Hiện tại chỉ có chùa Ông (Hội
quán Nghĩa An) đang được tu bổ và tôn tạo.
Trong số 9 di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia có một kiến trúc thuộc
quyền sở hữu tư nhân do con cháu trong dòng họ giữ gìn đó là đình Minh Hương
gia thành. Nơi đây là đền tổ của tổng đốc Vương họ Hoàng được Nhà nước công
nhận kiến trúc văn hóa lịch sử hơn 200 năm.
Ngày 22/10/2011 nhằm ngày 26/9/2011 al tại chùa Bà Hải Nam tổ chức lễ
giỗ ông tổ của nghề múa lân.
Vấn đề bảo tồn di sản văn hóa trở nên cấp bách, cần thiết.
- Các công trình cao tầng đã và đang mọc lên làm phá vỡ cảnh quan thống
nhất của khu Chợ Lớn. Công trình đầu tiên phải kể đến là Thuận Kiều Plaza với 3
khối nhà cao 33 tầng. Công trình tiếp theo là đại lộ Đông Tây đã phá hủy hoàn
toàn dãy phố cổ Trần Văn Kiểu nằm dọc kênh Tàu Hũ.
32
- Tới đây cao ốc Trung tâm giao dịch thương mại vải sợi ở 922 Nguyễn Trãi
với 35 tầng gần chợ Soái Kình Lâm, và 2 khối nhà 30 tầng ở số 8 Hàm Tử nằm
ngay trong hạt nhân khu phố cổ với kiểu thiết kế các khối chữ nhật cao vút rất
hoành tráng. Trong một tương lai không xa nữa, những công trình như thế sẽ tiếp
tục mọc lên nhiều hơn, phá vỡ cảnh quan môi trường của phố cổ.
Quá trình đô thị hóa của thành phố phát triển nhanh chóng, trong khi đó
công tác quy hoạch, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng- xã hội còn nhiều bất cập.
Từ đó phát sinh các vấn đề xã hội bức xúc như kẹt xe, ngập lụt mùa lũ, ô nhiễm
môi trường, xây dựng các công trình một cách tự tiện, bừa bãi,… làm ảnh hưởng
cảnh quan đô thị và tôc độ phát triển du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh nói chung
và khu phố người Hoa nói riêng.
Tour du lịch tham quan phố Đông y kết hợp nhà hàng thực dưỡng vẫn chưa
hoàn thành, mặc dù đã khởi động cách đây nhiều năm.
Cở sở hạ tầng- vật chất kĩ thuật
Cơ cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuât, kinh tế - xã hội được đầu tư xây dụng
và nâng cấp.
- Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ: tương đối nhiều với các khách sạn đạt tiêu chuẩn
quốc tế:
+ Khách sạn 5 sao Equatorial: Gồm 333 các loại phòng đẹp và trang nhã mang đến
cho quý khách một kỳ nghỉ thư giãn và thoải mái.
+ Khách sạn 5 sao Windsor Plaza Hotel: Với 405 phòng bao gồm: Deluve,
Executive được thiết kế sang trọng hiện đại và đầy đủ tiện nghi.
+ Khách sạn 3 sao Đông Kinh: Gồm 57 phòng được trang bị đầy đủ tiện nghi,
không gian ấm áp và sang trọng.
+ Khách sạn 3 sao Thiên Hồng: có 86 phòng ngủ trang trí thanh nhã với phong
cách cổ điển. Khách sạn được phủ thảm hành lang và phòng ngủ mang lại vẻ sang
trọng, ấm cúng.
33
+ Khách sạn 3 sao Bát Đạt: Gồm 84 phòng với các trang thiết bị theo tiêu chuẩn
quốc tế. Cách trang trí hiện đại nhưng vẫn không kém phần trang trọng với toàn bộ
hành lang được trải thảm.
+ Các khách sạn 2 sao khác như: Phước Lộc Thọ1, Phước Lộc Thọ 2, Phú Giai
Lợi, Arc En Ciel.
+ Và nhiều nhà nghỉ khác trên địa bàn khu phố Người Hoa.
Đội ngũ nhân viên ở các khách sạn được đào tạo, năng động, thân thiện,
nhiệt tình.
- Hệ thống nhà hàng, quán ăn:
Có rất nhiều quán ăn phục vụ các món ăn người Hoa: Thuận Kiều, Hà Ký,
Tân Mãn Ký,…
Và các nhà hàng nổi tiếng về món ăn người Hoa như: Ái Huê, Đào Viên
Sài Gòn, Đại Gia Lạc…
Đây là các điểm thu hút, hấp dẫn du khách đến tìm hiểu, thưởng thức các
món ăn đặc trưng của người Hoa trên đất Việt.
- Giao thông vận tải
+ Nhiều con đường được nâng cấp, xây dựng, giúp nối liền với các quận huyện
khác trong thành phố, thuận lợi cho việc di chuyển đi lại.
+ Ga hành khách Chợ Lớn thuận lợi cho khách đến tham quan du lịch.
Nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương và thành phố trong
việc quy hoạch phát triển và bảo tồn tài nguyên du lịch văn hóa ở đây.
“Ngày 14/4/2011, UBND quận 5 và Sở du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã
có buổi họp bàn phối hợp thực hiện dự án chỉnh trang và bảo tồn các khu phố cổ,
phát triển kinh tế quận gắn với du lịch. Trên nền tảng hiện hữu của các khu phố cổ
thuộc phường 7, 10, 11, 14, cùng nhiều di tích lịch sử được nhà nước xếp hạng;
quận 5 sẽ xây dựng khu phố liên hoàn vừa vảo tồn các khu phố cổ, vừa kết hợp
phát triển thương mại, trung tâm giải trí, mua sắm, tham quan,..” (theo SGSF,
14/4/2011).
34
3.2 Hiện trạng một số điểm tham quan du lịch ở khu phố người Hoa, quận 5,
Thành phố Hồ Chí Minh.
Chùa Bà ( Tuệ Thành hội quán).
Chùa Bà Thiên Hậu hiện tọa lạc tại 710 đuờng Nguyễn Trãi, Quận 5, thành
phố Hồ chí Minh. Hầu như Khách du lịch đến với chùa Bà với nhiều mục đích
và lý do khác nhau phổ biến nhất với 2 lý do sau đây:
+ Thứ nhất đó là việc thăm viếng một ngôi chùa có kiến trúc cổ được xây
dựng lâu đời ở Thành phố Hồ Chí Minh từ đó tìm hiểu thêm về văn hóa, chiêm
ngưỡng những cổ vật có giá trị.
Nguồn thông tin cung cấp được thường từ bạn bè, những người đã đi du
lịch trước đó. Ngoài ra còn thông qua sách, báo chuyên về du lịch. Hơn nữa tại
nhiều nước còn có cộng động người Hoa hay cộng đồng người Việt sinh sống nên
họ biết thông tin nhiều hơn và nhu cầu đi đi du lịch cũng cao hơn. Dường như nhu
cầu du lịch này đã trở thành một điều gì đó cố định, hễ tới Thành phố Hồ Chí
Minh thì phải tham quan Miếu Thiên Hậu.
+ Thứ hai, xuất phát từ yếu tố dân tộc và tâm linh tín ngưỡng, họ tin tưởng
vào Bà và luôn cầu mong những điều tốt đẹp, đa số thành phần này là người Việt,
người Việt gốc Hoa hoặc du khách từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc.
Tuy nhiên khách du lịch đến đây chủ yếu là lại vào dịp rằm, lễ , mồng 1 nên
du lịch ở đây mang tính thời vụ.Sản phẩm du lịch ở đây còn khá đơn điệu, nhàm
chán ngoài kiến trúc độc đáo của Chùa Bà thì xung quanh không có bất cứ dịch vụ
nào phục vụ cho du khách ngoài trừ bên trái cổng có dịch vụ vận chuyển bằng xích
lô, bên phải là là dịch vụ chuyên cho việc thờ cúng
Con đường Nguyễn Trãi thông dẫn đến chùa Ông Bổn và chùa Bà có những
cửa hàng buôn bán quần áo, thực phẩm … mang đậm tính chất Tàu. Đặc biệt cũng
trên con đường này giao cắt với Phù Đổng Thiên Vương xuất hiện một khu chợ
nhỏ của người Hoa buôn bán tấp nập, tuy nhiên vấn đề vệ sinh môi trường vẫn
chưa được quan tâm, sự thiếu ý thức của các tiểu thương, việc lấn chiếm lòng lề
đường để buôn bán gây khó khăn cho việc di chuyển và ô nhiễm môi trường.
Chợ Bình Tây.
Chợ Lớn cũng là một địa danh nổi tiếng không thể thiếu trong các tour du
lịch tại thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết nơi đây tồn tại theo dạng phố chuyên
doanh từ hàng tiêu dùng, kim khí điện máy đến vàng, vải... và đặc biệt là lĩnh vực
ăn uống, hoạt động buôn bán ở đây diễn ra tấp nập mà không có tính thời dẫn đến
ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, nơi đây còn là nơi
thường xuyên diễn ra các hoạt động tín ngưỡng hay thờ cúng nên ô nhiễm không
khí từ việc đốt nhang, khói cũng thường bắt gặp.
35
Khu vực chợ Bình Tây là một điển hình với vị trị địa lí gần bến xe chợ lớn
nên ô nhiễm không khí từ khói bụi của các xe đặc biệt là xe bus rất cao, ngoài ra
còn xuất hiện các vụ chèo kéo của tổ lái xe tự quản gây mất trật tự an toàn xã hội,
nhiều thành phần xã hội khác nhau nên dễ nảy sinh các hiện tượng tiêu cực trong
xã hội.
Ô nhiễm môi trường còn là một vấn đề nan giải ở chợ Bình Tây chủ yếu là
do rác thải, thứ nhất đó là loại rác thải rắn, loại này xuất phát từ hàng hóa của
người bán hàng, từ việc bán các sản phẩm may mặc: vải, quần áo, các phụ
kiện đính kèm ( khuy, nút, chỉ..) cho đến các nông sản tươi sống: cá, tôm, rau
cải…. Ngoài ra một loại rác thải không thể không nói đến là từ việc buôn bán
hàng ăn nhanh, ăn nhẹ ( bánh tráng trộn, các loại bánh, nước uống giải khát…)
trong khu vực và xung quanh chợ cùng với các hoạt động của tiểu thương. Thứ
hai, đó là chất thải lỏng là những nguồn nước bẩn từ các quán ăn đến việc kinh
doanh hàng thịt, cá và nhiều hoạt động khác của cư dân sở tại.
Khu vực chợ với các hàng trăm sạp buôn bán tấp nập nên rất khó kiểm soát
được. Vì vậy tình trạng kinh doanh thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ, mua
bán hàng hoá trôi nổi không nguồn gốc, hàng nhập lậu không rõ hoá đơn chứng từ
… xảy ra rất phổ biến ở đây cụ thể như: mứt khô, xí muội, trái cây khô bị nhiễm
chì, mắm tôm không rõ xuất xứ… gây ảnh hưởng sức khỏe đến người tiêu dùng và
trong đó có khách du lịch.
Khu Phố cổ, khu phố chuyên doanh.
TP. Hồ Chí Minh chỉ còn một khu phố cổ trên đường Hải Thượng Lãn Ông
(ngã tư Hải Thượng Lãn Ông-Triệu Quang Phục, quận 5). Nếu tính về “tuổi đời”
của khu phố Hải Thượng Lãn Ông (xây dựng từ đầu thế kỷ 19) thì Thành phố còn
nhiều khu phố khác lâu đời hơn. Thế nhưng những khu phố khác chỉ còn lại một
vài ngôi nhà giữ kiến trúc cổ, cảnh quan chung đã bị phá vỡ, không thể hiện được
là khu phố cổ.Và điều may mắn nhất khiến nó còn được gọi là phố cổ có thể một
phần bởi cư dân nơi đây vẫn giữ được nghề thuốc bắc truyền thống.
Nhắc đến phố thuốc Bắc ở Hải Thượng Lãn Ông, chúng ta không quên
nhắc đến người Hoa chính là tác giả của chợ bán sỉ và kiểu phố chuyên doanh (chỉ
bán độc một loại mặt hàng). Kiểu phố này gồm các nhà đơn hình ống kế tiếp nhau
thành các dãy phố dài, mật độ xây dựng rất cao hầu như không có cây xanh, vỉa hè
rất nhỏ và lòng đường hẹp. Ví dụ phố chuyên doanh gạo ở đường Trần Chánh
Chiếu, phố thuốc đông y ở Hải Thượng Lãn Ông, phố vải ở Trần Hưng Đạo…
Hoạt động của các phố hày hiện nay diễn ra rất tấp nấp không có hầu như quanh
năm và mang lại nguồn thu ổn định cho cư dân tại đây
Hiện tại , phần lớn phố cổ đã bị thay hình đổi dạng theo thời gian, những
khu nhà cổ còn sót lại với số lượng cực kỳ ít ỏi. Những cửa hàng thuốc bắc truyền
thống nay vẫn còn đó, nhưng nhà cổ chỉ còn lác đác. Khu nhà siêu thị thuốc đông
y (45, 47, 49, 57, 59 Hải Thượng Lãn Ông) được xem là “hạt nhân” của khu phố
36
cổ cũng không thoát khỏi tình trạng thoi thóp do sự phát triển chóng mặt của cơ sở
hạ tầng. Chen lẫn trong những ngôi nhà cổ, những ngôi nhà với lối kiến trúc hiện
đại mọc lên với nhiều công ty tư nhân thuê mặt bằng kinh doanh đủ ngành nghề.
Theo Giáo sư Lê Xuân Diệm cho rằng “phố cổ phải giữ những vấn đề
làm sao phải giữ lại đời sống cổ, sinh hoạt cổ… Tức khu phố cổ ngoài việc là nhà
cổ thì những sinh hoạt thường nhật, nghề nghiệp của người trong phố cũng như
ngày xưa. Giữ được nguyên trạng phố cổ thì có thể kinh doanh phố cổ như một
sản phẩm du lịch. Và lợi nhuận từ phố cổ có thể còn cao hơn các cao ốc thương
mại” thế nhưng từ năm 1872 hàng loạt phố cổ đã dùng để xây các cao ốc, trung
tâm thương mạị và Liệu phố cổ duy nhất này có lại tiếp tục nối gót theo các khu
phố cổ khác không? đó là một câu hỏi nan giải cho những nhà chức trách quản lí
hiện nay.
Lễ hội.
Các lễ hội chưa tạo nên tính đặc thù mang tầm vóc quốc tế do vốn đầu tư chưa
đúng mức, thiếu sự quảng bá xúc tiến. Các lễ hội ở đây chưa nhận được sự quan
tâm của các cấp chính quyền, các ban nghành. Lễ hội chủ yếu được tổ chức bởi sự
sắp xếp của ban trị sự các miếu và phục vụ nhu cầu tín ngưỡng là chính.
Hoạt động du lịch gần như vắng bóng trong những ngày lễ hội này. Các hoạt
động hội như: Hát Quảng, múa lân,…không còn nữa. Mất hẳn phần hội và nếu
hằng năm chỉ đến ngày lễ mới có lễ hội sẽ rất khó để người dân gần di tích hay thu
hút khách du lịc dường như ta không thể khai thác các lễ hội để phát triển du lịch,
tận thu nguồn kinh tế mà du lịch mang lại. Do đó, các lễ hội không thu hút được
lượng khách đến tham dự và trên thực tế, người dân quanh vùng cũng như du
khách không có nhiều thông tin về các sự kiện văn hóa này. Các lễ hội còn mang
tính thời vụ cao: Lễ hội Thiên Hậu 23 tháng 3 al, lễ hội chùa Ông Bổn ( tổ chức
vào rằm tháng giêng và tháng tám âm lịch; lễ hội ở Miếu Quan Đế (24/6 âm
lịch)….
37
Chương 4: KHUYẾN NGHỊ BIỆN PHÁP KHAI THÁC BẢO VỆ TÀI
NGUYÊN DU LỊCH VÀ CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH Ở KHU PHỐ NGƯỜI
HOA, QUẬN 5, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
4.1. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch văn hóa.
Khu phố người Hoa có rất nhiều tài nguyên du lịch nhân văn có thể khai
thác để phát triển du lịch. Nên du lịch văn hóa là loại hình du lịch phù hợp với việc
vừa phát triển du lịch vừa bảo tồn các nét văn hóa truyền thống. Căn cứ vào TNDL
nhân văn của khu phố người Hoa-quận 5-thành phố HCM, tiến hành điều tra, khảo
sát xây dựng chương trình du lịch, điều tra thị trường du khách, tâm lý du khách
và đánh giá cung và cầu. Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa cần có những nghiên
cứu cần thiết xác định mức độ hấp dẫn, độc đáo của từng TNDL nhân văn. Kết
hợp với các sản phẩm du lịch khác cùng phát triển để tạo nên sự mới mẻ, đa dạng.
Các nhà quản lý, nhà đầu tư, cần thiết phải đánh giá một cách toàn diện hệ
thống tài nguyên DLNV ở khu phố người Hoa-quận 5, tp. HCM. Các điểm
du lịch phải được quy hoạch một cách hợp lý đảm bảo việc bảo vệ, bảo tồn
bản sắc văn hóa truyền thống của người dân địa phương, có tác động tích
cự đến dời sống của người dân.
+ Khôi phục lại phần hội trong các lễ hội, các hình thức nghệ thuật dân gian như:
hát Tiểu, hát Quảng, thư pháp, vẽ tranh thủy mặc, hát tuồng,..
+ Nâng cấp trùng tu các di tich, công trình bị xuống cấp trong thời gian ngắn.
+ Hạn chế ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa.
+ Đa dạng hóa các sản phẩm hàng hóa, nâng cao chất lượng các mặt hàng, tăng
cường thêm các loại sản phẩm có tính truyền thống, có nghệ thuật thẩm mỹ trong
cac khu phố chuyên doanh, chợ, trung tâm mua sắm.
+ Kiểm tra giấy phép hành nghề của của các y bác sĩ ở các phòng mạch Đông y ở
khu phố người Hoa.
+ Kiểm tra vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nhà hàng, quán ăn người Hoa
nhằm kiểm soát chất lượng.
38
+ Kiểm tra và cấp chứng nhận cho các hiệu thuốc, danh y lâu đời có kinh nghiệm
gia truyền trong vấn đề khám chữa bệnh theo y học cổ truyền.
+ Hiện đại hóa cơ sở vật chất-kỹ thuât-trang thiết bị phục vụ du lịch chữa bệnh.
Bao gồm: bệnh viện, quán ăn, hiệu thuốc, nhà hàng, …
+ Từng bước tiến hành việc kết hợp các cơ sở ẩm thực người Hoa và các hiệu
thuốc đông y có sẵn ở đây.
Đào tạo hướng dẫn viên tại chỗ
Xây dựng các tour du lịch
Liên kêt với các điểm du lịch khác trong thành phố để đa dạng các tour du
lịch, tránh sự trùng lặp.
Sự quan tâm, hợp tác của các cơ quan quản lý.
4.2. Tăng cường nguồn vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư để phát triển du lịch.
Phối hợp với các quận, huyện xung quanh để định hướng phát triển cơ sở
hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Tận dụng tối đa vai trò và giá trị của các
di tích lịch sử văn hóa, di tích nghệ thuật kiến trúc, phố cổ. Những tiềm năng
DLNV ấy sẽ đưa khu phố người Hoa-quận 5 trở thành một điểm du lịch hấp dẫn
mà khi tới thành phố Hồ Chí Minh người ta không thể bỏ sót.
o Khuyến khích các nhà đầu tư, quận phải có chính sách hỗ trợ, giúp
đỡ các nhà đầu tư khi họ có ý định đầu tư phát triển du lịch tại khu
phố người Hoa.
o Kết hợp sử dụng tốt nguồn vốn từ ngân sách nhà nước với việc khai
thác sử dụng nguồn vốn nước ngoài(nếu có) và nguồn lực trong dân.
o Nâng cấp, đầu tư các điểm tham quan du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật
du lịch, đầu tư cho tuyên truyền, quảng cáo và đào tạo nguồn nhân
lực cho du lịch để tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn mang tính đặc thù
cho du lịch ở quận 5.
o Đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa phát triển đô thị và phát triển du
lịch bền vững, nhằm tăng tính hấp dẫn của hoạt động du lịch.
39
o Thực hiện xã hội hóa trong việc đầu tư, bảo vệ, tôn tạo các di tích,
phố cổ, lễ hội, ẩm thưc phục vụ phát triển du lịch.
4.3. Quảng cáo tiếp thị
Quảng cáo thông qua những chủ trương hoạt động của Sở du lịch thành
phố, phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước.
Quảng cáo của các doanh nghiệp: quy mô quảng cáo được đẩy mạnh trong
cả nước. Quảng cáo dưới dạng in ấn, quảng cáo dưới dạng báo, tạp chí, quảng cáo
dưới dạng truyền thông truyền hình, internet,..
Lập chiến lược xúc tiến, chiến lược quảng cáo cho các thị trường du lịch
tiềm năng.
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá các sản phẩm du lịch tại khu phố
người Hoa tại các triển lãm du lịch quốc tể về du lịch được tổ chức hằng năm.
Quảng cáo tiếp thị qua nhưng công cụ cung cấp thông tin. Quảng bá qua
các ấn phẩm, website,..Trình bày bằng nhiều ngôn ngữ và hình ảnh trên các trang
web nổi tiếng như Google, facebook,..các tạp chí đăng quảng cáo về du lịch như:
vietnammews, Saigon times. Ngoài ra cón các phương tiện truyền thanh khác như
ti vi, đài tiếng nói,…
4.4. Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch nhân văn
Đối với các nhà quy hoạch và kinh doanh du lịch
+ Bảo vệ bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương
+ Phải duy trì tính xác thực của điểm du lịch là một yếu tố quan trọng
mang ý nghĩa văn hóa.
+ Đồng thời thường xuyên có các chuyên gia kiểm tra các di tích, di vật,
công trình kiến trúc,..để phát hiện những thay đổi và có những biện pháo xử lí kịp
thời.
+ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng bằng cách tuyên
truyền, giáo dục, tổ chức các cuộc thi.
40
4.5 Phát triển nguồn nhân lực
• Đối với doanh nghiệp : thường xuyên bồi dưỡng kiến thức về văn hóa, kiến
thức lịch sử, xã hội, kiến trúc,.. ở khu phố người Hoa cho hướng dẫn viên.
• Thường xuyên tổ chức những buổi nói chuyện với người dân sở tại về phát
triển du lịch ở địa phương, nhũng buổi học về các kỹ năng làm du lịch cho
một số người có khả năng.
• Sở du lịch quận 5 nên tổ chức các cuộc thi HDV chuyên đề du lịch văn hóa,
nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các hướng dẫn viên.
4. 6 Các loại hình du lịch có thể phát triển ở khu phố người Hoa.
- Du lịch lễ hội
- Du lịch mua sắm
- Du lịch chữa bệnh
Ở đây, bốn loại hình du lịch này có thể kết hợp với nhau để tạo lực hút lớn
hơn, đem lại hiệu quả du lịch cao hơn.
4.7 Xây dựng sản phẩm du lịch
Từ ngàn đời xưa ông bà ta có câu “ cây có cội nước có nguồn” quả không
sai người Hoa dù có đi đâu về đâu họ vẫn giữ được những giá trị văn hóa truyền
thống đặc sắc của dân tộc mình . Ở Chợ Lớn , từ lâu đời đã xuất hiện khu phố của
người Hoa với những công trình kiến trúc đặc sắc như : chùa Bà Thiên Hậu , chùa
Ông Bổn , hội quán Nghĩa An , … các khu phố cổ , phố chuyên doanh , hẻm cùng
với những nét truyền thống văn hóa , lễ hội, nếp sống vẫn còn được giữ gìn cho
đến tận ngày nay . Ta hoàn toàn có thể xây dựng nên một mô hình lễ hội mang
đậm phong cách Trung Hoa giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh hoa lệ , thu hút
lượng lớn khách du lịch, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển chung của
41
thành phố, làm cho kho tàng văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt
Nam nói chung đa dạng và phong phú hơn nữa.
Trước hết phải có sự thỏa thuận đồng ý của các chủ trì chùa, quan tâm và
ủng hộ của chính quyền địa phương, các cấp ngành có liên quan: sở văn hóa thông
tin, tổng cục Du Lịch…Với những tiềm năng sẵn có, lễ hội sẽ được tổ chức mỗi
năm 1 lần tại một địa điểm là một chùa trong chín chùa của người Hoa ở vùng
Chợ lớn, nó sẽ là sản phẩm kết hợp bởi các chùa, phẩn lễ này sẽ được tiến hành
trong 1 ngày những ngày còn lại sẽ là phần hội. Để tạo những dấu ấn riêng cho
mỗi phần lễ hội thì sẽ thay đổi luân phiên hàng năm tùy thuộc vào địa điểm được
chọn ví dụ: Chùa bà thì thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, chùa ông Bổn thờ Ông
Bổn….Khi đến với lễ hội sẽ có được những trải nghiệm thú vị với những gian
hàng ẩm thực truyền thống trung hoa với các món ăn quen thuộc như : sủi cảo , há
cảo , cơm chiên Dương Châu , chè , nước sâm 24 vị , … ngoài ra còn có những
chương trình khuyến mãi thú vị mua 3 món được tặng 1 ly sâm. Chưa hết với gian
hàng lưu niệm quý du khách có thể mua những sản phảm lưu niệm thú vị mang
đậm nét trung hoa như quạt giấy, lồng đèn,..
Ngoài ra còn có dịch vụ in hình của cá nhân tùy theo ý thích của du khách
lên những món hàng lưu niệm ấy . Có trong tay sản phẩm lưu niệm trung hoa có in
hình chính bản thân mình quả thật không còn gì thú vị bằng. Ngoài ra du khách
còn có thể mướn những trang phục truyền thống của các tộc người hoa để chụp
hình và nếu may mắn được chọn trong 3 người đẹp nhất bạn sẽ được sử dụng hoàn
toàn miễn phí các dịch vụ trong suốt thời gian diễn ra lễ hội . Đi một vòng mệt rồi,
Vậy thì hãy dừng chân lại với sân khấu âm nhạc truyền thống trung hoa để cùng
chìm đắm trong gian điệu hò quảng đặc sắc của họ . Tuy nhiên bạn cũng có thể thể
hiện mình với phần hát với nhau với những bản nhạc hoa lời việt thú vị. Bên cạnh
đó còn có gian hàng y học khi đến đây bạn sẽ được tư vấn sức khỏe miễn phí , giới
thiệu về các bài thuốc chữa bệnh , bắt mạch , bấm huyệt miễn phí và nếu có nhu
cầu muốn mua thuốc thì các bạn có thể mua ngay tại chỗ. Song song đó màn hình
lớn đặt ở vị trị trung tâm sẽ chiếu những đoạn phim với tiêu đề trung hoa xưa và
nay nhằm tái hiện lại lối sống cổ, nét sinh hoạt thường nhật của người Hoa, giúp
du khách có cái nhìn tổng quan hơn về người hoa ngày ấy và bây giờ.
Nếu nhận được sự quan tâm và đầu tư đúng mức có lẽ dự án này sẽ không
bao giờ nằm trên giấy.
42
KẾT LUẬN
Qua hàng trăm năm sinh sống và phát triển, cộng đồng người Hoa ở quận 5
nói riêng đã trở thành một phần không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam. Họ đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước. Nét đẹp cổ kính
của một China town quyến rũ và sầm uất đã làm phong phú thêm bức tranh văn
hóa của TPHCM và cả nước Việt Nam thêm những gam màu rực rỡ.
Đi chụp ảnh tư liệu cho đề tài này, chúng tôi đi dọc các tuyến đường Hải
Thượng Lãn Ông, Lương Nhữ Học, Triệu Quang Phục...có hàng trăm cửa hiệu cổ
kính với vô số loại thảo dược tỏa mùi thơm lừng và người ta dễ dàng tìm được loại
thuốc hiếm nhất ở đây. Vào những dịp lễ lớn, nhất là Nguyên đán, Nguyên tiêu,
Trung thu, hai bên đường treo đầy đèn lồng đỏ, tạo nên không gian tưng bừng và
huyền ảo.Với những người sành ăn, quận 5 là địa chỉ hấp dẫn và quen thuộc.
Chẳng thế mà nhân gian lại có câu ‘ăn quận 5, ngủ quận 1’ không chỉ những nhà
hàng sang trọng như Ái Huê, Đồng Khánh, Á Đông... mà rất nhiều hàng quán với
đặc sản riêng luôn tấp nập thực khách. Các món ăn phải kể đến : cơm gà Thượng
Hải, cơm chiên Dương Châu, canh gà thuốc Bắc... Món nào cũng ngon và bổ
dưỡng, bởi người Hoa rất chú trọng hàm lượng dinh dưỡng trong từng món ăn.
Con đường huyết mạch Trần Hưng Đạo nối trung tâm Sài Gòn với quận 5 và một
số quận thuộc khu Chợ Lớn. Hai bên đường những cửa hiệu san sát, không một
khoảng trống.Với quan niệm “buôn có bạn, bán có phường" nên người Hoa luôn
hình thành những khu phố hoặc chợ chuyên doanh : khu vực Trần Hưng Đạo -
Châu Văn Liêm chuyên kinh doanh mắt kính, phố thuốc Đông Y ở đường Hải
Thượng Lãn Ông, đường Hùng Vương thì kim khí điện máy, hay các khu phố ẩm
thực... Có thể nói, đến “China town” quận 5, người ta có thể cảm nhận khá đấy đủ
về đời sống, văn hóa của người Hoa ở Sài Gòn.
Để phát triển du lịch nơi đây, thiết nghĩ cần có sự phối hợp phát triển giữa
3 phía: người dân, chính quyền và các công ty du lịch để vừa phát triển du lịch
vừa bảo tồn, bảo vệ tài nguyên du lịch ở đây.
Qua đề tài :”Tiềm năng phát triển du lịch ở khu phố người Hoa - China
town, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh” nhóm chúng tôi đã đánh giá được hiện
trạng và đưa ra một số khuyến nghị để phát triển du lịch ở đây. Những đánh giá
và khuyến nghị trên tuy không mang tính chất triệt để nhưng cũng góp phần giúp
mọi người có cái nhìn rõ hơn về China town, hiểu hơn về cộng đồng người Hoa
đang sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh và từ đó có thể hiểu được văn hóa cộng
đồng người Hoa trên khắp đất nước Việt Nam.
43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang websites
- www.wikipedia.com - www.vhv.vn
- www.chudu24.com - www.congtydulich.com
- www.agoda.vn - www.tintuc.xalo.vn
- www.ttvhq5.com.vn -
Sách, báo và tạp chí
- Địa lý du lịch Việt Nam-PGS.TS.Lê Thông- PGS.TS.Nguyễn Minh Tuệ ( đồng
Chủ biên) NXB Giáo Dục Việt Nam 2010.
- Đề tài : Định hướng khai thác tài nguyên, môi trường du lịch nhân văn cho phát
triển du lịch văn hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Thị Mộng Mơ, đại
học Hùng Vương..
- Đề án : Chương trình phát triển dịch vụ du lịch quận 5 (2001-2005) của UBND
quận 5.
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Người thực hiện Công việc thực hiện Thời gian thực hiện
- Thị Nga.
- Kiều Trang
+ Thị Nga
+ T.Như + H.Duy
+ Thị Nga
- Kiều Trang
- Q.Chi + T.Như
+ Hoàng Duy
+K.Trang+ T.Như
- Thanh Như
- Quế Chi+Thị Nga
- Phần Mở đầu
- Nội dung : +Chương 1
+Chương 2
+Chương 3
+ Chương 4
- Phần Kết luận.
- Đi thực tế : + Ngày 1
+ Ngày 2
+ Ngày 3
- Tổng hợp, hoàn thiện
- Làm powerpoint
11 - 13/10/2011
11 - 13/10/2011
17 - 21/10/2011
13 – 20/10/2011
16 -21/10/2011
16 - 18/10/2011
16/10/2011
18/10/2011
22/10/2011
21 - 25/10/2011
24 -26/10/2011
44
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 : MỘT SỐ LOẠI HÌNH DU LỊCH PHÁT TRIỂN
CHINATOWN Ở TP. HCM
Du lịch lễ hội:
Vào những năm sắp tới, ngoài việc tập trung thực hiện tốt những lễ hội định
kỳ: lễ hội vía Bà Thiên Hậu (23/3 âm lịch), Lễ hội chùa Ông Bổn (rằm tháng giêng
và rằm tháng tám âm lịch), Lễ hội nguyên tiêu(rằm tháng giêng). Thì chú ý kết
hợp với các loại hình nghệ thuật truyền thống của người Hoa: múa lân, các làn
điệu dân ca (hát Quảng, hát tiều),..để làm tăng thêm tính đa dạng, hấp dẫn của các
lễ hội.
Ngoài ra, tăng cường tổ chức các “Ngày hội văn hóa người Hoa”. Đây
không chỉ là lễ hội của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh mà là ngày hội dành
cho tất cả người Hoa trên đất nước Việt Nam. Dịp lễ hội này là cơ hôi cho người
Hoa triển lãm những thành tựu kinh tế-văn hóa-xã hội của cộng đồng mình. Các
nội dung lễ hội được tổ chức mang đậm màu sắc Trung Hoa và Việt Nam. Thông
qua các ngày hội này để quảng bá hình ảnh khu phố người Hoa- china town đến
du khách trong nước và quốc tế.
Du lịch mua sắm
Chợ Lớn là chợ bán sĩ lớn nhất, không chỉ là của thành phố mà còn là của
khu vực phía Nam. Là đầu mối phân phối sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, nông
sản, ….Hơn nữa, ở đây cũng tập trung nhiều trung tâm thương mại, siêu thị như:
trung tâm thương mại Thuận Kiều Plaza, trung tâm thương mại An Đông Plaza,
trung tâm thương mại Chợ Lớn, trung tâm thương mại Pakson Hùng Vương, siêu
thị Coopmart Trần Hưng Đạo, siêu thị điện máy Gia Thành….Tại các điểm này
có thể tổ chức các chương trình khuyến mãi hằng tháng. Phát triển thêm nhưng
con phố chợ đêm từ những phố chuyên doanh như: phố ẩm thực trên các đường
Châu Văn Liêm, Nguyễn Trái, An Dương Vương,..; dãy tiệm bán ảnh tượng trên
đường Nguyễn Chí Thanh; khu phố chuyên kinh doanh mắt kính Trần Hưng Đạo-
Châu Văn Liêm, phố thuốc Đông y ở Đường Hải Thượng Lãng Ông,…
45
Du lịch tham quan văn hóa
Đến với Chinatown, du khách không những được chiêm ngưỡng vẻ đẹp
kiến trúc của các ngôi chùa, miếu, phố cổ, ..mà còn hiểu hơn về lối thờ tự tín
ngưỡng, những giá trị văn hóa, giá trị nghệ thuật được lưu giũ nơi đây. Qua đó, du
khách có thể cảm nhận được phong cách văn hóa đặc sắc của người Hoa- như
đang ở trên đất nước Trung Hoa thực sự. Để giúp cho du khách hiểu rõ hơn về văn
hóa người Hoa thì hãy để du khách được sống thực với nó. Du khách có thể ở lại
trong các nhà của người dân gốc Hoa, để được họ giới thiệu kĩ hơn về lối sống nơi
đây, du khách có thể thử sức với các đoàn múa lân,..
Du lịch chữa bệnh
Kết hợp những địa điểm ẩm thực người Hoa và những tiệm thuốc tại thành
phố Hồ Chí Minh. Trong đó, những địa điểm ẩm thực phải trình bày được giá trị
chữa bệnh qua những món ăn đó, những tiệm thuốc phải giới thiệu được giá trị của
phương thức thực tri.
Đề ra định hướng nhân sự hiện tại và tương lai đối với đội ngũ phục vụ ẩm
thực chữa bệnh và đội ngũ phục vụ du lịch.
Đề xuất các thực đơn chữa bệnh mới (ẩm thực người Hoa) và các chương
trình du lịch chữa bệnh mới.
PHỤ LỤC 2 : MỘT SỐ TOUR DU LỊCH CỤ THỂ CỦA CÁC CÔNG TY DU
LỊCH, LỮ HÀNH TỔ CHỨC ĐẾN CHINATOWN Ở TP.HCM
1- Tour “ Hành hương về phương Nam cầu tài” – 2 ngày của công ty du
lịch Bến Thành, tp HCM.
Trong ngày thứ 2, điểm dừng chân là chùa Bà Thiên Hậu, quận 5, tp
HCM, sau đó tới các đền chùa nổi tiếng vùng sông nước miền Tây như Vĩnh
Tràng, Tịnh Xá Ngọc Viên..
2- Tour “ Du lịch vòng quanh thành phố Hồ chí Minh” (4 ngày 3 đêm)
DNTN KHÁCH SẠN ĐỨC VƯỢNG
Dùng bữa sáng tự chọn tại khách sạn, sau đó tham quan Dinh Độc Lập, Nhà
Thờ Đức Bà và Bưu Điện Thành Phố. Đến khu Chợ Lớn và dùng bữa trưa. Sau
46
khi dùng trưa xong, chúng ta tiếp tục tham quan chùa Thiên Hậu, chùa Quan Âm,
đền Ngọc Hoàng và Bảo tàng Chứng Tích Chiến Tranh. Chúng ta kết thúc chuyến
đi tại chợ Bến Thành. Khách dùng bữa chiều tại khách sạn.
3- Tour tham quan Tp.Hồ Chí Minh
Công ty Cổ phần Đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam (OPENTOUR JSC) (Tour
1 ngày - Khởi hành hàng ngày)
Sáng: Quý khách khởi hành từ văn phòng Sinh đến tham quan tại chùa
Giác Lâm, một ngôi chùa cổ nhất thành phố toạ lạc trên đường Lạc Long Quân
thuộc quận 11. Kế tiếp, quý khách sẽ lần lượt tới những khu vực Chợ Lớn_ Chợ
Bình Tây_ trung tâm trao đổi mua bán của cộng đồng người Việt và người Hoa tại
thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây còn bảo tồn nguyên vẹn giá trị kiến trúc của
người Hoa từ hàng trăm năm trước.
Cũng trong buổi sáng, quý khách sẽ đến thăm đền Thiên Hậu, tham quan
dọc sông Sài Gòn để thấy hết toàn cảnh thành phố và dừng lại thăm di tích Cảng
Nhà Rồng, nơi cách đây gần 1 thế kỷ, Bác Hồ đã ra đi tìmđườngcứunước.
4- Tour “SÀI GÒN - HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG”
Công ty fiditour. Chương trình 1: SÀI GÒN - KÝ ỨC THỜI GIAN
Đón khách tại điểm hẹn trong thành phố. Khởi hành tham quan:
• Dinh Độc lập
• Nhà thờ Đức Bà
• Bưu điện Trung Tâm Thành Phố
• Bảo tàng Lịch sử
• Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
Quý khách dùng cơm trưa. Buổi chiều tham quan :
• Chùa Bà Thiên Hậu
• Tham quan và mua sắm tại khu phố người Hoa, chợ Bình Tây (chợ Lớn)
Đưa khách về điểm đón. Kết thúc chương trình tham quan
47
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- china_town_eys_2608.pdf