Tiến lên chủ nghĩa xã hội từ phương thức sản xuất châu Á

Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô được Đảng ta đánh giá là thành quả vĩ đại do chủ nghĩa Mác- Lênin đem lại. Chỉ cần 30 năm, nước Nga từ một nước quân chủ tiền tư bản đã thu hút nhiều nước nhược tiểu quanh mình để thành Liên Bang Xô Viết chiếm diện tích 1/6 địa cầu và trở nên hùng mạnh, đủ sức đập tan cuộc xâm lược của trên 300 sư đoàn phát xít Đức, mà hệ quả ngoạn mục sau đó là phe XHCN ra đời. Rồi, Liên Xô đuổi kịp Mỹ về vũ khi nguyên tử và vượt Mỹ khi phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Công lao đương nhiên thuộc Stalin - lãnh tụ của đảng CS Liên Xô, của phong trào CS quốc tế, phong trào thuộc địa và phong trào Hoà Bình. Đảng CS VN đặt Stalin ở vị trí bất tử, ngay sau Mác, Enghen và Lê nin, nhất là khi tác phẩm Những vấn đề kinh tế của CNXH ra đời - được coi như một trong tam bảo pháp đưa Liên Xô và các nước trong phe đi lên CNXH (hai phép quý khác là chuyên chính vô sản và tập trung dân chủ). Dẫu hiện nay dân Nga và các nhà sử học nhận định về Stalin ra sao, nhưng Đảng ta trước sau vẫn tôn vinh và đặt Stalin vào vị trí cao cả trong lịch sử. Stalin mặc dù có những khuyết điểm nhưng ông có niềm tin chính trị kiên định và ý chí thép, năng lực tổ chức và khả năng vận dụng tổ chức hơn hẳn người khác. Stalin tham gia cách mạng rất sớm; từ năm 1902 đến năm 1913, từng tám lần bị bắt, bảy lần bị lưu đày, sáu lần trốn thoát khi bị lưu đày. Cuộc đấu tranh đã tôi luyện nên tính cách kiên cường của Stalin. Từ lúc tham gia cách mạng cho đến khi qua đời, niềm tin cách mạng của ông không hề lung lay. Trong suốt thời gian cầm quyền, điểm xuất phát và điểm đích của ông đều vì sự lớn mạnh của đất nước, vì sự sung túc của nhân dân (báo Nhân Dân điện tử ngày 04/10/2010) Tuy nhiên, mọi lời ca ngợi đều chưa xứng với công lao và cống hiến của Stalin, vì đã quên điều quan trọng dưới đây. Stalin: Người sáng tạo thuật ngữ “Chủ nghĩa Mác–Lênin” Sinh thời, Mác và Lênin chưa bao giờ tuyên bố học thuyết của mình là “chủ nghĩa”. Chỉ sau khi hai vị quá cố, mới xuất hiện các từ “chủ nghĩa Mác” (do Enghen nêu) và “chủ nghĩa Lênin” (do phái bônsevich nêu). Việc kết hợp hai chủ nghĩa này để tạo ra thuật ngữ “chủ nghĩa Mác-Lênin” là công lao bất tử về mặt lý luận của Stalin. Không thể coi đây chỉ là cách ghép từ, hay phép cộng giản đơn. Cũng không phải vì sợ dài dòng mà tên Enghen đã không được đưa vào cụm từ này. Điều này có những căn cứ xác đáng, sẽ được đề cập sau. Hơn nữa, Stalin còn xác định cho “chủ nghĩa Mác-Lênin” một nội hàm chọn lọc, trong đó có những đóng góp và sáng tạo của chính ông. Có người còn nói “quá” lên rằng: Chủ nghĩa Mác-Lênin thực hiện dưới chế độ Xô viết chính là “chủ nghĩa Stalin”.

docx5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2823 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiến lên chủ nghĩa xã hội từ phương thức sản xuất châu Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiến lên chủ nghĩa xã hội từ phương thức sản xuất châu Á Ca ngợi chưa xứng với công lao và sự cống hiến vĩ đại Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô được Đảng ta đánh giá là thành quả vĩ đại do chủ nghĩa Mác- Lênin đem lại. Chỉ cần 30 năm, nước Nga từ một nước quân chủ tiền tư bản đã thu hút nhiều nước nhược tiểu quanh mình để thành Liên Bang Xô Viết chiếm diện tích 1/6 địa cầu và trở nên hùng mạnh, đủ sức đập tan cuộc xâm lược của trên 300 sư đoàn phát xít Đức, mà hệ quả ngoạn mục sau đó là phe XHCN ra đời. Rồi, Liên Xô đuổi kịp Mỹ về vũ khi nguyên tử và vượt Mỹ khi phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Công lao đương nhiên thuộc Stalin - lãnh tụ của đảng CS Liên Xô, của phong trào CS quốc tế, phong trào thuộc địa và phong trào Hoà Bình. Đảng CS VN đặt Stalin ở vị trí bất tử, ngay sau Mác, Enghen và Lê nin, nhất là khi tác phẩm Những vấn đề kinh tế của CNXH ra đời - được coi như một trong tam bảo pháp đưa Liên Xô và các nước trong phe đi lên CNXH (hai phép quý khác là chuyên chính vô sản và tập trung dân chủ). Dẫu hiện nay dân Nga và các nhà sử học nhận định về Stalin ra sao, nhưng Đảng ta trước sau vẫn tôn vinh và đặt Stalin vào vị trí cao cả trong lịch sử. Stalin mặc dù có những khuyết điểm nhưng ông có niềm tin chính trị kiên định và ý chí thép, năng lực tổ chức và khả năng vận dụng tổ chức hơn hẳn người khác. Stalin tham gia cách mạng rất sớm; từ năm 1902 đến năm 1913, từng tám lần bị bắt, bảy lần bị lưu đày, sáu lần trốn thoát khi bị lưu đày. Cuộc đấu tranh đã tôi luyện nên tính cách kiên cường của Stalin. Từ lúc tham gia cách mạng cho đến khi qua đời, niềm tin cách mạng của ông không hề lung lay. Trong suốt thời gian cầm quyền, điểm xuất phát và điểm đích của ông đều vì sự lớn mạnh của đất nước, vì sự sung túc của nhân dân (báo Nhân Dân điện tử ngày 04/10/2010) Tuy nhiên, mọi lời ca ngợi đều chưa xứng với công lao và cống hiến của Stalin, vì đã quên điều quan trọng dưới đây. Stalin: Người sáng tạo thuật ngữ “Chủ nghĩa Mác–Lênin” Sinh thời, Mác và Lênin chưa bao giờ tuyên bố học thuyết của mình là “chủ nghĩa”. Chỉ sau khi hai vị quá cố, mới xuất hiện các từ “chủ nghĩa Mác” (do Enghen nêu) và “chủ nghĩa Lênin” (do phái bônsevich nêu). Việc kết hợp hai chủ nghĩa này để tạo ra thuật ngữ “chủ nghĩa Mác-Lênin” là công lao bất tử về mặt lý luận của Stalin. Không thể coi đây chỉ là cách ghép từ, hay phép cộng giản đơn. Cũng không phải vì sợ dài dòng mà tên Enghen đã không được đưa vào cụm từ này. Điều này có những căn cứ xác đáng, sẽ được đề cập sau. Hơn nữa, Stalin còn xác định cho “chủ nghĩa Mác-Lênin” một nội hàm chọn lọc, trong đó có những đóng góp và sáng tạo của chính ông. Có người còn nói “quá” lên rằng: Chủ nghĩa Mác-Lênin thực hiện dưới chế độ Xô viết chính là “chủ nghĩa Stalin”. Ngay khi vừa thành lập, đảng CSVN đã nhiều lần cử nhiều đảng viên sang tận thủ đô Liên Xô trực tiếp tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin về truyền bá trong toàn đảng. Hệ quả tức thời là ngay trong năm 1930 đã nổ ra Xô viết Nghệ-Tĩnh – khi Đảng chưa đủ một tuổi. Do vậy, nếu Đảng ta còn nói “kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin” thì toàn đảng và mỗi đảng viên còn phải nhớ tới và phải biết ơn Stalin. Nó mãi mãi gợi lên tên tuổi Stalin. Hôm nay, nội dung chủ nghĩa Mác-Lênin có thể đã có những thay đổi, bổ sung, sửa chữa… trên con đường phát triển lý luận, nhưng nguyên gốc của nó vẫn có thể tìm được trong sách Lịch Sử đảng CS (b) LX và các sách giáo khoa do Viện Hàn Lâm Liên Xô ấn hành dưới thời Stalin. Nhờ sáng tạo của Stalin, Quốc tế III thêm thống nhất Khi lãnh đạo Quốc Tế II*), Enghen nhận ra chủ nghĩa tư bản chưa tới giai đoạn thoái trào (như dự kiến) mà ngược lại, còn “đi lên”. Do vậy, ông chấp nhận đấu tranh ôn hoà để giai cấp công nhân có được những quyền lợi cụ thể và thiết thân – trong khi xây dựng lực lượng chờ cơ hội giành chính quyền. Sau khi Ăng-ghen mất (1895), Quốc Tế II phân rã thành hai phái lớn (1916). Do trước kia cùng một gốc, nên cả phái “trẻ” lẫn phái “già” đều tuyên bố trung thành với Mác và đều khẳng định mục tiêu CNXH. Điều khác nhau là cách thức thực hiện CNXH. Phái do Lênin (sinh 1870) đứng đầu lên án phái kia – do Berstein (sinh 1850) và Kautsky (sinh 1854) đứng đầu - là “hữu khuynh”, “xét lại” và cả “phản bội”. Phái này cũng cảnh báo phái Lênin là “quá tả” và sẽ trở thành chuyên chế. Đáp lại, Lênin coi tập trung dân chủ là “nguyên tắc thép” để phòng ngừa đảng biến thành độc tài. Ngày nay ta vẫn có thể tiếp cận các luận điểm của mỗi phái, ví dụ cuốn sách phê phán Kautsky do chính Lênin viết ra. Nếu coi bạo lực cách mạng và chuyên chính vô sản là “hòn đá thử vàng” thì phái Lê nin là chân chính, triệt để cách mạng. Sự phân rã trong quốc tế II lan sang từng đảng ở mỗi nước, ví dụ ở Nga (có bônsevich và mensevich), Pháp (phân hoá thành đảng CS và đảng XHCN – ta dịch cụt lủn là “đảng Xã Hội”), ở Anh có tổ chức CS và đảng Lao Động – ta dịch sai là “Công đảng”)… Mỗi đảng, bất kể tên gọi thế nào (ví dụ đảng Lao Động Việt Nam) nếu muốn được Stalin – từ năm 1924 thay Lênin lãnh đạo Quốc Tế III*) - coi là chân chính, cách mạng, đều phải tuyên bố trung thành với chủ nghĩa Mác–Lênin. Nhờ vậy, phong trào CS quốc tế suốt thời gian dài đã thống nhất về tư tưởng và đoàn kết trong hành động. Kết quả này chính là nhờ sự sáng tạo thuật ngữ của Stalin. Công lao Stalin: Tìm đường đi lên CNXH từ phương thức sản xuất châu Á Theo Mác-Enghen, cách mạng vô sản chỉ nổ ra ở các nước tư bản đã phát triển tột cùng (dự kiến Đức, Anh). Điều lạ lùng là về sau Mác dự kiến cả Ấn Độ, Nga (cực kỳ lạc hậu), vì ông thấy trong các xã hội này đã có sẵn nhiều yếu tố “đặc trưng XHCN”. Ví dụ, không có tư hữu, toàn dân là vô sản, có thói quen lao động tập thể... Mác nghiên cứu thời kỳ tiền tư bản ở hai nước này – và châu Á nói chung – đã phát kiến cái gọi là “phương thức sản xuất kiểu châu Á” – chưa từng gặp ở phương Tây. Đó là phương thức đã tồn tại nhiều ngàn năm (nói lên sự trì trệ), lại ngự trị trên diện tích và dân số rất lớn (gấp hàng chục lần châu Âu). Đó là Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Á, Đông Nam Á, Ai Cập…. Đó cũng là phương thức tạo nên một chế độ khá tàn bạo, coi toàn dân là nô lệ - mà sức cơ bắp của họ đã để lại cho đời sau các công trình vĩ đại: Vạn lý trường thành, Cung điện tráng lệ, Kim tự tháp hùng vĩ, hệ đê điều đồ sộ… Mác, Enghen và cả Lênin đã cố xếp phương thức sản xuất châu Á vào một vị trí xác định trong tiến trình nhân loại đi từ Cộng Sản nguyên thuỷ tới CS văn minh, nhưng rốt cuộc đã không làm nổi. Đã thử đưa vào, rồi đành rút ra. Đến nay, chính thức vẫn chỉ có 6 phương thức: CS nguyên thuỷ; Chiếm hữu nô lệ; Phong Kiến; TBCN; XHCN và CS văn minh. Theo Mác, giai cấp nào tư hữu phương tiện sản xuất (kinh tế) sẽ là giai cấp thống trị. Nếu nó bị đánh đổ, quyền tư hữu sẽ chuyển sang giai cấp khác. Từ đó, chế độ mới sẽ thay chế độ cũ. Khốn nỗi, trong phương thức sản xuất châu Á lại không có ai “tư hữu” mà chỉ có “sở hữu” – nay gọi là quyền sử dụng cho dễ hiểu. Vua chúa tuy có toàn quyền sở hữu đất đai và tư liệu sản xuất trong cả nước, nhưng chẳng qua chỉ là “quyền sử dụng” (tạm thời). Họ cũng phân cho dân “quyền sử dụng” và buộc dân nộp hầu hết sản phẩm, đồng thời huy động dân xây dựng các công trình cực lớn. Khi một triều đại mất ngôi thì “quyền sử dụng” cũng mất vào tay triều đại cướp ngôi. Xin chốt lại : Hễ đoạt được quyền lực sẽ đoạt được tất cả. Vậy, muốn thống trị và giàu sang, cần mưu đồ quyền lực và giữ lấy nó như giữ mạng sống. Cứ thế, chế độ kéo dài triền miên, tuy các triều đại cứ thay đổi - dẫu gọi là “phong kiến” nhưng nó rất khác phong kiến châu Âu - cho tới khi đất nước trở thành thuộc địa của CNTB từ châu Âu sang. Sáng tạo của Stalin là đã duy trì và phát huy những ưu thế của phương thức sản xuất châu Á ở Nga - nếu ông thấy chúng phù hợp với mô hinh XHCN do ông dự kiến. Theo học thuyết Mác-Enghen-Lênin, giai cấp công nhân Nga đương nhiên trở thành là giai cấp thống trị, thông qua đại diện của mình - là đảng CS Nga. Tư liệu sản xuất được tuyên bố là thuộc sở hữu toàn dân, Nhà Nước của Đảng chỉ nắm quyền lực. Đảng cũng nhấn mạnh với dân rằng mình không có lợi ích riêng nào cho bản thân; đồng thời cảnh giác nội bộ về sự biến chất (thành vua chúa) – do di sản về ý thức hệ của phương thức sản xuất cũ. Lớp đảng viên kỳ cựu thời Stalin quả thật đã sống và làm việc theo lý tưởng, bất chấp hy sinh, gian khổ; thật sự là gương sáng cho quần chúng. Đảng cũng giác ngộ dân về tương lai sáng lạn của CNXH. Quả thật, trong những năm đầu, từ địa vị nô lệ, người dân Nga thấy sự thay đổi lớn khi sống trong chế độ mới. Nhờ vậy hàng trăm triệu người thành tâm theo đảng, tạo nên sức mạnh vĩ đại khiến Liên Xô trở thành hùng mạnh sau thời gian ngắn kỷ lục. Từ đó, mọi nước mà phương thức sản xuất châu Á từng ngự trị đều có thể theo gương nước Nga tiến thẳng lên CNXH. Đương nhiên, những nước này chưa thể có giai cấp công nhân (hoặc nó rất èo uột dưới chế độ thuộc địa), nhưng điều may mắn là Stalin chấp nhận rằng chỉ cần có một nhóm người tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, lập đảng, là đủ điều kiện làm cách mạng vô sản. Đảng cầm quyền sẽ tự nhận sứ mệnh đại diện giai cấp và khi đó mới bắt đầu xây dựng giai cấp. Câu hỏi còn tranh cãi hiện nay của chúng ta: Nguyên nhân nào làm Chế độ XHCN ở Liên Xô sụp đổ? Do đảng CS kém rèn luyện, cảnh giác… hay là do sự tha hoá quyền lực cộng với môi trường phương thức sản xuất châu Á… đã biến đảng và nhà nước thành giai tầng phong kiến mà không sao cưỡng nổi? Các nhà lý luận và quan điểm của Đảng ta cho đến nay đã nghiêng hẳn về nguyên nhân đầu. *) Phong trào cộng sản quốc tế có 4 khuynh hướng chính sau: Quốc tế Cộng sản I (Đệ nhất cộng sản): Hội Quốc Tế Công Nhân do Marx và Engels lập ngày 28/9/1864 tại London, Anh Quốc và giải tán năm 1876 tại Philadelphia, Hoa Kỳ. Trong thời gian tồn tại, Đệ Nhất Quốc tế tiến hành năm đại hội nhằm truyền bá học thuyết Marx, thông qua các nghị quyết quan trọng: tán thành bãi công, thành lập công đoàn, đấu tranh đòi ngày làm 8 giờ, đòi cải thiện đời sống công nhân. Do sự ảnh hưởng của phong trào, công nhân các nước tích cực tham gia vào phong trào đấu tranh chính trị. Năm 1876, Đệ Nhất Quốc tế tuyên bố giải tán vì sự đối nghịch giữa khuynh hướng Marxism và chủ nghĩa Vô chính phủ. Quốc tế Cộng sản II (Đệ nhị cộng sản): Liên Minh Quốc Tế các Đảng Xã hội, Đảng Công nhân thành lập tại Paris năm 1889, được phục hưng lại vào các năm 1923 và 1951. Đệ Nhị Quốc tế thông qua các nghị quyết quan trọng: nêu lên sự cần thiết phải thành lập các chính đảng của giai cấp vô sản, đề cao vai trò đấu tranh chính trị, lấy ngày 1/5 hằng năm làm ngày Quốc tế lao động.... Dưới sự lãnh đạo của Engels, Đệ Nhị Quốc tế có nhiều đóng góp quan trọng vào việc phát triển phong trào công nhân thế giới. Năm 1895, Friedrich Engels mất, những người theo chủ nghĩa chống lại học thuyết Marx như K. Kautsky, E. Bernstein(1850-1932) dần dần chiếm ưu thế trong Đệ Nhị Quốc tế. Quốc tế Cộng sản III (Đệ tam cộng sản): Comintern hay Quốc Tế Cộng Sản do Lênin lập năm 1919 tại Moscow và giải tán theo lệnh của Stalin năm 1943, được tái sinh lại năm 1947 và giải tán năm 1956, sau Đại hội XX của Đảng Cộng Sản Liên Xô. Cương lĩnh hoạt động của Đệ Tam Quốc tế là đấu tranh lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, thiết lập chuyên chính vô sản. Dưới sự lãnh đạo của Lenin, Đệ Tam Quốc tế đã tiến hành 7 lần đại hội, qua đó vạch ra chiến lược, sách lược chỉ đạo phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc và đề ra biện pháp đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. Quốc tế Cộng sản IV (Đệ tứ cộng sản): do Trotsky lập năm 1938 ở Pháp, theo khuynh hướng "cách mạng thường trực" (do Trotsky đưa ra từ sau khi Lenin qua đời (1924)) để chống lại đường lối "cách mạng vô sản trong một quốc gia" của Stalin. Kể từ năm 1953, Đệ Tứ Quốc tế phân hóa ra nhiều nhóm nhỏ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTiến lên chủ nghĩa xã hội từ phương thức sản xuất châu Á.docx