Nghành công nghiệp dầu khí là một ngày rất quan trọng hiện nay, nó có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của con người và các sản phẩm của nó góp phần rất lớn vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia. Vì vậy việc vận chuyển và tồn trữ các sản phẩm dầu mở rất quan trọng. Vấn đề an toàn trong khâu vận chuyển và tồn trữ là vấn đề mấu chốt để có được lợi ích về chất lượng sản phẩm, uy tín và kinh tế. Tuy nhiên các sản phẩm dầu mỏ lại có các đặc trưng riêng, những tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau cho nên ngoài các vấn đề về an toàn chung cho các sản phẩm thì từng sản phẩm sẽ phải có các cách riêng biệt về vận chuyển và tồn trữ chúng nhằm hướng tới mục đích an toàn cho con người và môi trường.
30 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3437 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận An toàn trong vận chuyển và tồn trữ các sản phẩm dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
An toàn trong vận chuyển và tồn trữ các sản phẩm dầu khíMỤC LỤC
I. LỜI MỞ ĐẦU 2
II. ĐẶT VẤN ĐỀ 3
III. CÁC VẤN ĐỀ AN TOÀN TRONG TỒN TRỮ 4
3.1 Thông tin nguy hiểm chung của các loại sản phẩm dầu khí. 4
3.2 Các yếu tố đảm bảo an toàn trong tồn trữ. 5
3.3 Biện pháp xử lý khi gặp sự cố tràn, đổ rò rỉ 6
3.4 An toàn môi trường. 7
IV. AN TOÀN TRONG VẬN CHUYỂN CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ 7
4.1 Ảnh hưởng của dòng tĩnh điện 8
4.2 Một số phương pháp chống tĩnh điện 11
4.3 Một số các nguyên tắc căn bản đối với học viên khi thực hiện nhiệm vụ vận chuyển. 12
4.4 Ảnh hưởng của đặc tính kỹ thuật của sản phẩm tới sự vân chuyển. 13
4.4.1 Nhiên liệu đốt lò (Fuel Oils – FO) 13
4.4.2 Nhiên liệu xăng 16
4.4.3 Nhiên liệu Diezen (DO) 17
4.4.4 Nhiên liệu máy bay (JET) 19
4.4.5 Nhiên liệu thắp sáng (KO) 24
4.4.6 Nhiên liệu hàng hải 25
V. AN TOÀN TRONG CÁC VẤN ĐỀ KHÁC. 27
5.1 An toàn trong vận hành công trình khí. 27
5.2 Kiểm soát an toàn khi nạp sản phẩm khí. 27
5.3 An toàn điện trong khu tồn trữ. 28
5.4 An toàn khi hàn cắt. 28
VI. KẾT LUẬN 29
I. LỜI MỞ ĐẦU
Do đặc thù của ngành công nghiệp dầu khí có chứa nhiều nguy cơ rủi ro tiềm ẩn về cháy nổ, nên vấn đề an toàn là hết sức quan trọng và cần thiết.
Nhưng làm thế nào để an toàn? Đó là mọi người phải đọc, hiểu và tuân thủ những quy định quy chế khi làm việc. Thực hiện tốt các quy định là chúng ta đã góp phần làm cho công trình dầu khí được An toàn, Xanh-Sạch-Đẹp, tránh được tai nạn, sự cố, bảo vệ con người, tài sản và môi trường xung quanh.
Bảo đảm an toàn cho chính mình và cho mọi người xung quanh không chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền lợi của mọi người. Hơn thế nữa, đây chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành công và phát triển bền vững của tập đoàn dầu khí Việt Nam và nói rộng hơn là sự phát triển của đất nước.
II. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Trong quá trình tồn trữ và vận chuyển ta thường gặp các yếu tố rỉ ro nguy hiểm sau đây.
Rò rỉ
Cháy nổ
Lỗi của thiết bị, con người
Rơi, ngã từ trên cao
Điện giật
Bỏng
Nhiễm độc các hóa chất
Thiếu oxy khi làm việc trong môi trường chật hẹp, kín...
Điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
Tràn đổ hóa chất, xăng dầu ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm môi trường
Va đụng tàu thuyền, cầu cảng.
Chất lượng tàu bè, xe bồn của khách hàng
Các vi phạm an toàn từ bên ngoài.
Ta thấy dầu mỏ là một nguồn nhiên liệu quý hiện nay, nó có mặt hầu hết trong các ngành công, nông nghiệp. Do vậy mà đối với quá trình vận chuyển và tồn trữ sự an toàn rất cần thiết. Vì vậy mà nhóm chúng tôi quyết định trình bày 1 số lưu ý cần thiết khi vận chuyển và tồn trữ sản phẩm dầu mỏ.
III. CÁC VẤN ĐỀ AN TOÀN TRONG TỒN TRỮ
Trong công nghiệp hóa dầu, tất cả các hoạt động sản xuất, buôn bán và nhất là tồn trữ đều liên quan đến bồn bể.
Bồn chứa có vai trò rất quan trọng nó giúp ta tồ trữ nhiên liệu nhận biết số lượng tồn trũ và một số nhiệm vụ khác...
Đối với mỗi loại bồn bể chứa khác nhau thì chứa sản phẩm khác nhau, như chúng ta biết các sản phẩm dầu khí nguy cơ rủi ro rất là cao vì vậy bồn bể chứa phải đảm bảo chất lượng, độ an toàn cao để tránh xãy ra nguy hiểm.
3.1 Thông tin nguy hiểm chung của các loại sản phẩm dầu khí.
Là sản phẩm dễ cháy nổ, mức độ độc hại cao khi tiếp xúc với ngọn lửa ở điều kiện bình thường. Khi tiếp xúc thường xuyên gây kích thích hệ thần kinh hoặc bỏng da.
Hơi xăng kích thích đường hô hấp khi hít phải ở nồng độ cao sẽ gây nên tức ngực, buồn nôn, khó thở, loạn nhịp tim, đau đầu. Vì vậy tránh hít thở trực tiếp với hơi xăng.
Một khi bị rò rỉ gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước vùng đất đá.
Là sản phẩm dễ bay hơi ở điều kiện bình thường, được tồn trữ ở thể lỏng trong bồn bể chứa chuyên dụng, tuyệt đối tránh xa các nguồn điện, nguồn lửa trần và tầm với của trẻ em.
Các yếu tố đảm bảo an toàn trong tồn trữ.
Để đảm bảo an toàn ta phải chú trọng khâu đầu tiên đó là khâu bắt đầu thiết kế bồn bể chứa đòi hỏi phải tính toán cẩn thận từ tính toán cơ khí cho đến chọn vật liệu
làm bồn và nhất là hệ thống phòng cháy chữa cháy, bố trí mặt bằng nhằm hạn chế tối thiểu khả năng xãy ra cháy nổ cũng như khắc phục khi sự cố xãy ra.
Các sản phẩm dầu khí chứa trong bồn thường có áp suất hơi bão hòa lớn, nhiệt độ hóa hơi thấp, có tính độc hại và độ ăn mòn cao gây ăn mòn bồn bể, rò rỉ và biến chất sản phẩm làm giảm chất lượng sản phẩm vì vậy khi chọn vật liệu làm bồn ta chọn thép hợp kim hoặc thép cacbon có khả năng chống ăn mòn cao. Kiểm soát đầu vào và đầu ra của khối lượng sản phẩm để phát hiện các vấn đề bất thường( rò rỉ, hao hụt, biến tính sản phẩm...). Có các biện pháp kỹ thuật phòng chống ăn mòn bồn chứa( bên trong, bên ngoài).
Khi thi công bồn bể ta xét đến các tác động của yếu tố bên ngoài như tác động của gió, tác động của đất, con người nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến hình dáng của bồn, sản phẩm không bị thất thoát. Cử người giám sát an toàn trong suốt thời gian thi công
Chủ trì kiểm tra an toàn, các hành vi không an toàn được xử lý kịp thời để đảm bảo các mối rủi ro được kiểm soát.
Các thiết bị chụi áp, do áp lực phải được đame bảo an toàn và kiểm định đúng hạn. Phải đảm bỏa rằng thiết bị bảo vệ an toàn luôn luôn ở tình trạng tốt, sẵn sàng hoạt động.
Phải xả hết áp suất bên trong hệ thống trước khi thực hiện bảo dưỡng, sữa chữa và tuân thủ các biện pháp và quy trình trong bảo dưỡng, sửa chữa. Cảnh báo mọi người xung quanh khi tiến hành thử áp lực.
3.3 Biện pháp xử lý khi gặp sự cố tràn, đổ rò rỉ
Khi tràn đổ ở mức nhỏ:
Tìm mọi cách để ngăn chặn nguồn xăng dầu tràn đổ rò rỉ. Làm thông thoáng khu vực xãy ra sự cố.
Phong tỏa khu vực xãy ra sự cố, rò rỉ. Cắt cử người trông coi và cảnh báo cho mọi người biết khu vực đó.
Ngăn cấm mọi nguồn lửa và các tia lửa khi xãy ra sự cố tràn dầu, rò rỉ.
Sử dụng cát, các loại vật liệu thấm dầu chuyên dụng để làm sạch khu vực rò rỉ càng nhanh càng tốt, sau đó thu gom vào thùng chứa chuyên dụng để tiêu hủy đúng cách.
Khi tràn đổ, rò rỉ ở diện rộng:
Tìm mọi cách để cắt điện, ngừng các hoạt động xuất nhập, bơm chuyển xăng dầu.
Cô lập khu vực xăng dầu tràn đổ, rò rỉ. Chuẩn bị các phương án phòng cháy chữa cháy.
Lên phương án bảo vệ khu vực sự cố, ngăn nhừa xăng dầu loang rộng và thực hiện phương án thu hồi xăng dầu tràn.
Hàng ngày đo sám sát nồng độ rò rỉ và có biện pháp khắc phục rò rỉ trong các bồn chứa.
Tất cả các điểm rò rỉ khí phải treo biểnr báo ngay sau khi phát hiện rò rỉ.
Nếu nồng độ khí rò rỉ lớn hơn mức cho phép thì phải tăng cường kiểm soát, hạn chế người qua lại, cách ly triệt để nguồn điện nhanh chóng xử lý không để bị rò rỉ.
An toàn môi trường.
Vệ sinh sạch sẽ chất thải tràn đổ, dầu nhớt, giẻ lau và các phế thải khác sau mỗi lần sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị.
Các thùng rác thải nguy hiểm được để trong khu vực cacha ly, có mái che, tránh tràn đổ,có nhãn hiệu nhận biết.
Rác thải nguy hại được vận chuyển và xử lý đúng cách.
Bảo vệ chăm sóc khuôn viên xung quanh khu tôn trữ để tạo môi trường Xanh-Sạch-Đẹp.
IV. AN TOÀN TRONG VẬN CHUYỂN CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ
Trong quá trình vận chuyển có thể xãy ra hiện tượng tĩnh điện vì vậy trước khi bơm nạp, xả hàng từ các phương tiện vận chuyển phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng như nam châm tĩnh điện, tiếp đất...để phòng tránh sự cố cháy nổ do hiện tượng tĩnh điện.
Ảnh hưởng của dòng tĩnh điện :
Sự phát sinh dòng tĩnh điện là hiện tượng liên quan đến ma sát bề mặt.
Mức độ sinh ra và mất đi cũng là một chức năng phân loại dầu và hàm lượng của các thành phần vi lượng như nhựa, các sản phẩm oxi hoá, naphtenic và axit sulphonic.
Đơn vị đo độ dẫn xuất thường dùng trong công nghiệp dầu khí là picosiemen/mét (pS/m).
- Sản phẩm dầu mỏ có độ dẫn xuất trong khoảng từ 0.1 – 10 pS/m như ắc-quy tĩnh điện mạnh.
- Các loại cặn và và dầu thô có độ dẫn xuất cao hơn trong khoảng từ 103– 105 pS/m và bất kỳ sự tích tĩnh điện nào sinh ra cũng đều nhanh chóng mất đi.
- Nước cất có độ dẫn xuất vào khoảng 108 pS/m.
- Việc phát sinh dòng tĩnh điện là một nguyhiểm.
- Trường tĩnh điện có thể sinh ra một tia lửa cóđủ năng lượng để tạo thành mồi lửa.
- Tổng năng lượng cần dùng phụ thuộc vào thành phần của khoảng không dễ cháy xung quanh.
-Tích tĩnh điện khi di chuyển do dầu tiếp xúc với thành ống.
- Tích tĩnh điện tăng khi có nước tự do hay lưu chất không tan trong dầu, đặc biệt hệ nhị pha chảy cưỡng bức mức độ cao. Điều này là do:
+ Tăng bề mặt tiếp xúc.
+ Nước là một chất dẫn trong môi trường phân ly và hoạt động như một bình ắc quy.
- Tích tĩnh điện có thể tăng 50 lần trong bồn chứa.Trong ống dẫn không tiềm ẩn nguy hiểm.
- Khí hay hơi chảy vào bể chứa làm khuấy động nước dưới đáy bể dẫn đến làm tăng độ tĩnh điện trong khoảng không chứa hơi.
- Không thể ngăn ngừa sự tích tụ tĩnh điện trong bể chứa các loại dầu
- Khi có nước tự do hạn chế tích tĩnh điện bằng giới hạn vận tốc dòng đến 1m/s trong đường ống.
- Không lẫn nước, chất lỏng khác tăng vận tốc dòng lên. Khó đưa ra giới hạn trên do tính chất phức tạp khi tính toán tỷ lệ tích tụ tĩnh điện.
- Trường tĩnh điện lớn khi bể chứa nhỏ hơn. Tìm ra nguy hiểm về tĩnh điện xảy ra tại điểm nào.
- Qua một thiết bị lọc, tích tĩnh điện tăng và giữa điểm tích tĩnh điện và bể chứa để giải phóng lượng tĩnh điện vượt quá giới hạn.
- Tăng thời gian lưu để giảm mật độ tĩnh điện.
- Với các loại dầu có độ dẫn xuất thấp hơn có thể xem xét tăng thời gian lưu.
- Phương pháp giảm lượng tĩnh điện dư thừa(nhiên liệu máy bay) là tăng độ dẫn điện của sản phẩm dầu mỏ lên trên 50 pS/m bằng cách dùng phụ gia chống tĩnh điện.
*Nước tự do.
- Khuấy động đáy trong quá trình rót dầu.
- Tháo nước tự do khỏi các bể chứa.
- Khi bơm vào bể có không gian phải chờ ít nhất 30 phút sau khi ngừng bơm mới được tiến hành lấy mẫu.
Khi bơm rót sản phẩm tạo thành tia sinh ra mộtkhoảng không (hơi và sương) bên trong bể chứa. Để giảm nguy hiểm của sự phóng tĩnh điện, vận tốc rót trong hệ thống ống phải nhỏ hơn 1 m/s (ngay cả với dầu khan) cho đến khi đầu ra của ống ngập ≥ 0.5 m.
- Tích tĩnh điện từ ma sát giữa găng tay với cuộn dây bằng sợi tổng hợp khi thả nhanh để lấy mẫu.
- Dùng dây bằng sợi thiên nhiên. Các bể chứa chỉ được phép lấy mẫu thủ công khi chứa sản phẩm lỏng có độ dẫn xuất cao (trên 50 pS/m)
- Bể mái cố định chứa sản phẩm dầu nhẹ được gắn thêm mái nổi bên trong để giảm thất thoát hơi.
- Tránh tĩnh điện từ mái nổi sang thành bể chứa đã được nối đất dùng dây đai linh động
* Vận hành các xe bồn hay xi-téc.
- Bơm lên xe bồn (xitec) không lẫn nước tự do và không màng lọc thì thời gian lưu khi hoàn thành bơm dầu đến lấy mẫu thủ công giảm xuống tối thiểu là 2 phút.
- Tránh tạo tia bằng cách bơm phía dưới của xe bồn. Vận tốc bơm ban đầu ở mức 1 m/s cho đến khi đầu ra của ống nhập chìm hoàn toàn.
- Khi nhập dầu thô từ trên (đỉnh) với vận tốc là v (m/s) qua ống nhập có đường kính d (m) thì có thể tính theo công thức sau:
Ví dụ ≤ 0.50 cho xe bồn
Ví dụ ≤ 0.80 xitec
VD: xe bồn với d=0.1 m suy ra v≤ 5 m/s.
* Trường hợp nhập từ phía dưới làm tăng phóng tĩnh điện v giảm xuống khoảng 25%.
* Giảm ảnh hưởng này bằng cách tiếp đất từ xe bồn, xitec. Nếu không thể tuân thủ những nguyên tắc trên thì có thể sử dụng phụ gia chống tĩnh điện phù hợp.
4.2 Một số phương pháp chống tĩnh điện :
* Nối (tiếp) đất :
Biện pháp hữu hiệu nhất để chống hiện tượng tích tĩnh điện trên thành bể, đường ống hay bồn xe là nối tiếp đất. Có thể tiến hành giám sát trực tiếp dây nối đất tại các điểm tiếp xúc.
- Tiếp đất là phương án hữu dụng nhưng khó giảm với các sản phẩm có độ dẫn xuất thấp bởi vì không thể giải phóng nhanh chóng qua nối đất.
- Tất cả những vật có khả năng dẫn điện trong một bể chứa như nắp mái nổi, dây cáp, cánh khuấy…phải được nối với thành bể.
- Những xe bồn lốp cao su chuyên chở dầu có độ dẫn xuất thấp phải được nối đất trước khi xuất nhập hàng để loại bỏ hiện tượng tích tĩnh điện sinh ra trong quá trình rót hàng hay do ma sát của lốp xe.
* Quá trình rửa (làm sạch):
- Hơi thoát ra từ vòi phun với vận tốc cao có thể gây ra sự hình thành một đám mây tích tĩnh điện.
- Hiện tượng tĩnh điện này được sinh ra tại vòi phun.
- Yêu cầu:
+ Không được làm sạch bằng hơi có vận tốc cao tại khu vực dễ cháy, đặc biệt trong không gian kín và ngay cả khi vòi phun đã được nối đất.
+ Cho phép sử dụng dòng hơi để phát hiện rò rỉ ở những nơi có khoảng không mở và hơi không có vận tốc cao.
- Khi làm sạch bể bằng phun nước.
- Làm sạch bể bằng tia nước cao áp có thể cho phép sử dụng sau khi đã đuổi hơi hay làm trơ.
- Làm sạch bể bằng tia dầu cũng có thể sinh ra tích tĩnh điện.
- Dùng giấy giáp (nhám). Tĩnh điện nhỏ không đủ để sinh ra những tia lửa nhưng vẫn cần chú ý phải nối đất.
* Trang phục:
- Tích tĩnh điện có thể phát sinh do ma sát giữa trang phục và bề mặt ngoài (trang phục làm bằng chất liệu sợi tổng hợp có độ dẫn xuất thấp).
- Trang phục bị tích điện sẽ gây nên một lượng điện tích tương đương trên cơ thể người và nó sẽ tích tụ khi người đó được cách điện khỏi mặt đất.
Để tránh xảy ra hiện tượng yêu cầu:
Mang giày chống tĩnh điện.
Đi trên nóc của bể có chứa sản phẩm dễ cháy thì vật liệu cách ly phải bao bọc bằng các đai kim loại được nối đất.
Vải dùng sợi có độ dẫn xuất cao.
4.3 Một số các nguyên tắc căn bản đối với học viên khi thực hiện nhiệm vụ vận chuyển:
- Tuyệt đối không được rút ngắn hoặc thay đổi quy trình kỹ thuật vận chuyển bảo quản tháo nạp xăng dầu.
Tuân thủ nghiêm ngặt Luật giao thông đường bộ và các quy định về vận chuyển như: Không được uống bia rượu, không sử dụng các chất ma túy và chất kích thích khi làm nhiệm vụ.
Không dừng đỗ phương tiện vận chuyển xăng dầu gần khu vực có nguồn nhiệt hoặc dễ phát sinh nguồn nhiệt
Không tự ý rời bỏ xe khi xe đang có hàng. Không dừng đỗ nơi tập trung đông người…
- Cẩn thận tránh nạp xả đầy hoặc tràn hàng hóa.
- Cẩn thận khi vận chuyển trên xe và sử dụng thiết bị tiếp địa- Thao tác các đồ chứa rỗng cũng như lúc đầy.
- Đóng kín tất cả các nắp, van tháo nạp và chờ đủ thời gian giãn nở trước khi vận chuyển.
4.4 Ảnh hưởng của đặc tính kỹ thuật của sản phẩm tới sự vân chuyển :
Các sản phẩm dầu mỏ có những đặc tính riêng biệt nên sẽ có những ảnh hưởng khác nhau tới qua trình vận chuyển, có các yêu cầu khác nhau về an toàn trong vận chuyển chúng.Vì vậy khi vận chuyển cần dựa vào các đặc tính kỹ thuật của
sản phẩm đó mà đưa ra biện pháp an toàn nhất. Dưới đây là 1 số đặc tính kỹ thuật của các sản phẩm tiêu biểu :
4.4.1 Nhiên liệu đốt lò (Fuel Oils – FO)
- Nhiên liệu đốt lò (Fuel Oils – FO) là sản phẩm chủ yếu của quá trình chưng cất thu được từ phân đoạn sau phân đoạn gas oil khi chưng cất dầu thô ở nhiệt độ sôi lớn hơn 350 0C.
Nhiên liệu đốt lò được phân loại như sau:
- Nhiên liệu đốt lò loại nặng (FO nặng): là nhiên liệu đốt lò chủ yếu dùng trong công nghiệp.
- Nhiên liệu đốt lò loại nhẹ (FO nhẹ): bao gồm cả các loại dầu giống như điêzen (DO); dầu hỏa (KO), … khi chúng được sử dụng làm nhiên liệu để đốt lò (lò đốt dạng bay hơi, dạng ống khói hoặc lò đốt gia đình).
Nhiên liệu đốt lò phải đáp ứng được những tiêu chuẩn quy định như nhiệt trị, hàm lượng lưu huỳnh, độ nhớt, nhiệt độ bắt cháy, độ bay hơi, điểm đông đặc và điểm sương, cặn cacbon, hàm lượng tro, nước và tạp chất cơ học, …
Nhiệt trị: Nhiệt trị là một trong những đặc tính quan trọng nhất, là thông tin cần thiết cho biết về hiệu suất cháy của nhiên liệu. Nhiệt trị được xác định theo tiêu chuẩn ASTM D240.
Hàm lượng lưu huỳnh (S): Xác định lưu huỳnh và các hợp chât của lưu huỳnh có thể được tiến hành theo nhiều phương pháp thử khác nhau: Đối với FO nhẹ, xu hướng ăn mòn của nhiên liệu có thể được phát hiện bằng phép thử ăn mòn tấm đồng (ASTM D130). Hàm lượng hợp chất S trong nhiên liệu FO nhẹ càng thấp càng tốt. Đối với FO nặng, hàm lượng lưu huỳnh S thường rất cao, từ 4 đến 5%. Ở các nhà máy luyện kim, nếu dùng nhiên liệu có S cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng
thép. Đối với FO có hàm lượng cao thì phương pháp tiêu chuẩn để xác định S là ASTM D129.
Độ nhớt: Đối với FO nhẹ, độ nhớt ảnh hưởng nhiều đến mức độ nhiên liệu phun thành bụi sương, do đó ảnh hưởng đến mức độ cháy hết khi đốt nhiên liệu. Độ nhớt có thể được xác định bằng phương pháp xác định độ nhớt Saybolt là ASTM D88; phương pháp xác định độ nhớt động học là ASTM D445. Đối với FO nặng, độ nhớt là một trong những đặc tính quan trọng nhất và cũng như FO nhẹ, độ nhớt cho biết điều kiện để vận chuyển, xuất, nhập, bơm chuyển nguyên liệu, ngoài ra còn chỉ ra mức độ cần gia nhiệt trước khi phun vào lò. Phương pháp xác định độ nhớt là ASTM D445.
Nhiệt độ bắt cháy: Nhiệt độ bắt cháy là tiêu chuẩn về phòng cháy nổ - chỉ ra nhiệt độ cao nhất cho phép tồn chứa và bảo quản nhiên liệu đốt lò mà không gây nguy
hiểm về cháy nổ. Nhiệt độ bắt cháy được xác định theo tiêu chuẩn ASTM D93 (quy trình cốc kín – Pensky Martens).
Độ bay hơi: Đối với FO nhẹ, trong các lò đốt, nhiên liệu luôn ở trạng thái sẵn sàng được kích cháy và phải duy trì được ngọn lửa ổn định, nghĩa là độ bay hơi phải luôn ổn định. Đối với FO loại nặng, thành phần cất không được đề cập đến vì chúng là dạng cặn.
Điểm đông đặc và điểm sương: Đối với FO nhẹ, điểm sương là nhiệt độ tại đó tinh thể parafin hình thành và khi cấu trúc tinh thể được hình thành thì nhiên liệu không thể tạo thành dòng chảy. Nhiệt độ đông đặc là khái nhiệm được sử dụng tương tự nhưng có nhiệt độ thấp hơn điểm sương. Hai khái niệm đều chỉ mức nhiệt độ thấp nhất, giới hạn cho phép để vận chuyển nhiên liệu từ bể tới lò đốt. Đối với FO nặng, dựa vào nhiệt độ đông đặc mà lựa chọn phương pháp bơm chuyển, hệ
thống gia nhiệt, hệ thống xuất nhập trong kho thích hợp. Điểm đông đặc và điểm sương được xác định theo tiêu chuẩn ASTM D97.
Cặn cacbon: Có hai dạng lò đốt nhiên liệu: lò đốt bay hơi dạng khói và lò đốt dạng phun. Trong lò đốt bay hơi dạng ống khói thì bất kỳ cặn cacbon nào tạo ra do dầu không bị phá hủy hoặc do không bay hơi hoàn toàn sẽ đóng cặn ở trong hoặc ở gần bề mặt trong của đường dẫn nhiên liệu vào và sẽ làm giảm tốc độ dòng nhiên liệu. Đặc biệt, nếu lò đốt bằng đồng thì hiệu quả cháy sẽ giảm đi rất nhiều. Phương pháp xác định cặn cacbon Condradson theo tiêu chuẩn ASTM D189 được áp dụng để xác định cặn cacbon cho FO nhẹ và FO nặng.
Hàm lượng tro: Hàm lượng tro phụ thuộc vào phẩm chất nguyên liệu và phương pháp chế biến ra nhiên liệu đó. Phương pháp xác định hàm lượng tro theo tiêu chuẩn ASTM D482.
Nước và tạp chất cơ học: Sự có mặt của nước và tạp chất cơ học làm bẩn, tắc lưới học và nhũ hóa sản phảm, đồng thời sẽ gây khó khăn cho việc vận chuyển. Sự có mặt của nước dưới đáy bể dẫn đến ăn mòn bể. Hàm lượng nước được xác định theo phương pháp ASTM D95. Tạp chất cơ học được xác định theo phương pháp ASTM D473. Tổng hàm lượng nước và tạp chất cơ học được xác định theo phương pháp ASTM D1796.
4.4.2 Nhiên liệu xăng
Nhiên liệu dùng cho động cơ xăng của ô tô, xe máy, … được gọi chung là xăng động cơ, là một trong những sản phẩm quan trọng của công nghiệp chế biến dầu mỏ và ngày nay đã thực sự trở thành một sản phẩm quen thuộc với con người.
Xăng động cơ không phải đơn thuần chỉ là sản phẩm của một quá trình chưng cất từ một phân đoạn nào đó của dầu mỏ hay một quá trình chưng cất đặc biệt khác. Nó là một sản phẩm hỗn hợp được lựa chọn cẩn thận từ một số thành phần, kết hợp
với một số phụ gia nhằm đảm bảo các yêu cầu hoạt động của động cơ trong những điều kiện vận hành thực tế và cả trong các điều kiện tồn chứa, dự trữ khác nhau.
Yêu cầu chung về chất lượng của xăng:
- Bật máy tốt.
- Động cơ hoạt động không bị kích nổ.
- Khởi động nhanh và không gặp khó khăn.
- Không kết tủa, tạo băng trong bộ chế hòa khí.
- Không có nút hơi trong hệ thống nhiên liệu của phương tiện.
- Dầu bôi trơn bị pha loãng bởi xăng là ít nhất.
- Trị số octane được phân bố tốt trong khoảng nhiệt độ sôi.
- Hệ thống đầu vào của động cơ phải sạch.
Ngoài ra, yêu cầu khác đối với xăng có thể kể đến là: mùi, màu, ô nhiễm môi trường..
Thành phần hóa học cơ bản và phụ gia của xăng:
Xăng thương phẩm thường được lấy từ nhiều quá trình lọc hóa dầu khác nhau như chưng cất, isomer hóa, Alkyl hóa, polimer hóa, cracking, reforming…
Có 03 dạng hydrocacbon thường được dùng để pha chế xăng thương phẩm là: parafin, aromatic, olefin. Đó chính là thành phần hóa học cơ bản của xăng.
Phụ gia cho xăng không chì chủ yếu bao gồm:
- Methanol.
- Ethanol.
- Tertiary-butyl alcohol (TBA).
- Methyl tertiary-Buthyl ether (MTBE)
4.4.3 Nhiên liệu Diezen (DO) :
Nhiên liệu Diesel (DO – Diesel Oil) là một loại nhiên liệu lỏng, nặng hơn dầu lửa và xăng, sử dụng chủ yếu cho động cơ Diesel (đường bộ, đường sắt, đường thủy) và một phần được sử dụng cho các tuabin khí (trong công nghiệp phát điện, xây dựng…).
Nhiên liệu Diesel được sản xuất chủ yếu từ phân đoạn gazoil và là sản phẩm của quá trình chưng cất trực tiếp dầu mỏ, có đầy đủ những tính chất lý hóa phù hợp cho động cơ Diesel mà không cần phải áp dụng những quá trình biến đổi hóa học phức tạp.
Động cơ Diesel: được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp như dùng làm động cơ cho ô tô vận tải, đầu máy xe lửa, tàu thủy, máy nông nghiệp, … Động cơ Diesel được sản xuất thành nhiều loại, với kích thước, công suất, tốc độ khác nhau, … dẫn đến yêu cầu về nhiên liệu cũng khác nhau. Việc chọn loại nhiên liệu phù hợp là không đơn giản, phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất phải kể đến: kích thước và cấu trúc của động cơ; tốc độ và tải trọng; tần suất thay đổi tốc độ và tải trọng; bảo dưỡng; giá và khả năng cung cấp nhiên liệu.
Loại
Tốc độ (V/ph)
Điều kiện vận hành
Phạm vi sử dụng
Tốc độ thấp
Nhỏ hơn 375
Tải trọng lớn, tốc độ không đổi.
Máy đẩy tàu thủy, máy phát điện.
Tốc độ trung
bình
375 - 1000
Tải trọng khá cao, tốc độ tương đối ổn định.
Máy phụ của tàu thủy, máy phát điện cố định, bơm.
Tốc độ cao
Lớn hơn 1000
Tốc độ và tải trọng thay đổi.
Giao thông vận tải, xe lửa, máy xây dựng.
Mức giới hạn trong phân loại Diesel:
Xuất phát từ phân loại đối với động cơ nêu trên, tiêu chuẩn Mỹ ASTM D975 phân loại nhiên liệu Diesel thành 03 loại: N01D, N02D, N04D.
- Loại N01D : bao gồm lớp nhiên liệu Diesel dễ hóa hơi từ dầu lửa đến các phần cất trung bình. Nhiên liệu nằm trong phạm vi này được dùng cho các động cơ có tốc độ cao và cho những phương tiện có tốc độ và tải trọng thường xuyên thay đổi, đặc biệt dùng trong trường hợp khi nhiệt độ nhiên liệu xuống thấp không bình thường.
- Loại N02D : bao gồm lớp nhiên liệu Diesel có độ hóa hơi thấp hơn. Nhiên liệu loại này dùng cho các động cơ có tốc độ cao của các phương tiện có tải trọng lượng tương đối lớn và tốc độ đều, hoặc dùng cho các động cơ không yêu cầu nhiên liệu có độ hóa hơi cao và những tính chất khác được quy định cho N01D.
- Loại N04D : bao gồm lớp nhiên liệu Diesel với các phần cất có độ nhớt cao hơn và hỗn hợp các phần cất đó với các nhiên liệu Diesel còn lại. Nhiên liệu loại này dùng cho các động cơ tốc độ thấp và trung bình trên các phương tiện chịu tải trọng lâu dài ở tốc độ ổn định đáng kể.
4.4.4 Nhiên liệu máy bay (JET)
Nhiên liệu phản lực (Jet Fuel) được dùng cho máy bay có sử dụng động cơ phản lực kiểu tuabin khí. Động cơ tuabin khí yêu cầu nhiên liệu có đặc tính hoàn toàn khác với xăng máy bay.
Điểm khác nhau lớn nhất giữa nhiên liệu phản lực và xăng máy bay là, đối với nhiên liệu phản lực, trị số octane không còn quan trọng nữa. Thay thế vào đó, nhiên liệu phản lực phải có đặc tính chạy tốt, nhiệt lượng cao.
Nguyên tắc làm việc của động cơ phản lực:
Tuabin chính chỉ sử dụng một phần động năng của sản phẩm cháy ở buồng đốt nhằm làm quay tuabin-máy nén, phần động năng quan trọng còn lại sẽ được giãn nở qua tuy-e ra ngoài với tốc độ rất lớn, tạo nên một phản lực tác động lên động cơ, đẩy động cơ tiến lên phía trước. Đây là động cơ phản lực tuabin.
Ảnh hưởng của thành phần hydrocacbon đến quá trình cháy của nhiên liệu trong động cơ phản lực:
Nhiên liệu dùng trong động cơ phản lực được chế tạo từ phân đoạn kerosene hoặc từ hỗn hợp giữa phân đoạn kerosene với phân đoạn xăng.
Yêu cầu của nhiên liệu phản lực là dễ cháy ở bất kỳ điều kiện áp suất và nhiệt độ nào, cháy điều hòa, không bị tắt trong dòng không khí có tốc độ xoáy lớn. Vì vậy, thành phần của nhiên liệu cần có nhiều praphinic mạch thẳng.
Để đảm bảo có nhiệt trị cao, nhiên liệu không được chứa nhiều thành phần aromatic mà chủ yếu là paraphin và naphten.
Nhưng để an toàn cho máy bay hoạt động ở độ cao lớn, nhiệt độ thấp cần hạn chế phần paraphinic (dễ bị kết tinh) cần tăng cường thành phần naphtenic nhiều vòng. Cần phải chú ý đến khả năng tạo cặn, tạo cốc của nhiên liệu gây ảnh hưởng xấu đến tính năng hoạt động của động cơ.
Để đánh giá khả năng tạo cặn, tạo cốc của nhiên liệu thường dùng chỉ tiêu chiều cao ngọn lửa không khói.
Những thành phần không phải hydrocacbon chứa trong nhiên liệu đều có ảnh hưởng xấu đến tính chất sử dụng của nhiên liệu. Các hợp chất lưu huỳnh khi cháy tạo ra anhydric sulfure và anhydric sulfuric gây ăn mòn ở nhiệt độ thấp. Các hợp chất cacbon còn gây nên cặn cacbon trong buồng đốt chủ yếu ở nến điện vòi phun tuy-e. Các hợp chất oxy, như axit naphtenic, phenol đều làm tăng khả năng ăn mòn
các thùng chứa, ống dẫn nhiên liệu và các sản phẩm tạo ra do ăn mòn (các muối kim loại của axit naphtenic) lại góp phần tạo cặn tạo tro khi cháy bám vào buồng đốt.
Các hợp chất nitơ làm nhiên liệu kém ổn định, biến màu của nhiên liệu. Các kim loại, nhất là vanadi, natri nằm trong sản phẩm cháy ở nhiệt độ cao 650 – 850 0C khi đập vào các tuabin sẽ gây ăn mòn hợp kim hoặc gây phá hoại các chi tiết tuabin. Vì vậy, hàm lượng kim loại và tro trong nhiên liệu phải rất nhỏ, khoảng vài phần triệu.
Đặc tính kỹ thuật và đánh giá chất lượng:
Nhiên liệu phản lực chủ yếu được pha chế từ thành phần cất trực tiếp nên không chứa olephin. Lượng cacbuahydro thơm cũng bị hạn chế, bởi vì chúng cháy không sạch, gây khói và tạo cặn cacbon trong động cơ. Cacbuahydro thơm làm tăng độ
sáng của ngọn lửa làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của động cơ đồng thời làm giảm phẩm cấp của các chi tiết làm bằng chất dẻo trong hệ thống nhiên liệu.
Lưu huỳnh: bị hạn chế trong nhiên liệu từ 0,2 - 0,4% trọng lượng vì hàm lượng S cao làm tăng có xu hướng tạo cặn cacbon trong lò đốt và sự có mặt của oxit lưu huỳnh trong khí đốt sẽ gây ăn mòn động cơ. Ảnh hưởng ăn mòn của hợp chất S được kiểm tra bằng phương pháp thử ăn mòn đồng – ASTM D130.
Hợp chất axit: Sự có mặt của các hợp chất axit như phenol, naphthen axit được khống chế bởi phương pháp thử axit tổng – ASTM D974.
Độ tạo keo: Độ nhiễm bẩn có chứa oxy tạo keo được xác định theo phương pháp ASTM D381.
Phụ gia: Trong nhiên liệu phản lực, người ta bổ sung rất nhiều loại phụ gia: phụ gia chống oxy hóa tăng độ ổn định trong bảo quản; phụ gia chống ăn mòn để bảo vệ bể chứa, ống dẫn; phụ gia chống đông đặc; phụ gia chống tĩnh điện, giảm nguy hiểm về cháy nổ gây ra do điện tĩnh điện; và một số phụ gia khác như phụ gia ngăn
chặn sự phát triển của các vi sinh; phụ gia chống tạo khói; phụ gia khống chế kích nổ; …
Đặc tính bay hơi: Đặc tính bay hơi thể hiện ở thành phần cất, ở nhiệt độ bắt cháy, ở áp suất hơi bão hòa. Đặc tính bay hơi của nhiên liệu Jet A1 khoảng sôi là 200 - 3000C. Yêu cầu nhiệt độ bay hơi thấp của Jet A1 được kiểm tra bằng điểm bắt cháy (min 380C – ASTM D56) và một số điểm của thành phần cất (10% và sôi cuối – ASTM D86).
Đặc tính chảy: Đặc tính chảy được thể hiện ở nhiệt độ tạo băng (điểm băng), ở độ nhớt của nhiên liệu. Nhiên liệu phản lực phải có điểm băng và đặc tính bơm chuyển được nhiệt độ thấp có thể chấp nhận được. Điểm băng ASTM D2386 và
giới hạn liên quan cho biết khả năng tách những tinh thể hydrocacbon từ nhiên liệu và làm tắc vòi phun bình lọc, đường dẫn nhiên liệu.
Độ nhớt (theo tiêu chuẩn ASTM D445) của nhiên liệu ở nhiệt độ thấp (-200C) là giới hạn đảm bảo rằng dòng nhiên liệu và áp suất đủ duy trì ở điều kiện vận hành. Độ nhớt có thể ảnh hưởng nhiều đến đặc tính bôi trơn của nhiên liệu và tuổi thọ của máy bơm nhiên liệu.
Đặc tính cháy: Đặc tính cháy thể hiện ở điểm khói, trị số độ sáng, hàm lượng chất thơm, nhiệt trị, tỷ trọng của nhiên liệu. Nhiên liệu phản lực cùng loại có thể có chất lượng cháy khác nhau, được đo bằng điểm khói, cặn cacbon và bức xạ ngọn lửa.
- Điểm khói được xác định bằng phương pháp thử ASTM D1322
- Trị số độ sáng: là phép đo sự phát xạ từ nhiệt độ cao của ngọn lửa theo ASTM D1740
- Hàm lượng chất thơm: chất thơm khi cháy hay tạo khói, cặn cacbon hoặc muối nên thường hạn chế chất thơm có trong nhiên liệu.
- Nhiệt trị: Nhiên liệu phản lực đòi hỏi nhiệt độ cao. Nhiệt trị tối thiểu phải đạt là 42.8 MJ/kg (ASTM D4529, D3338, D4809). Nhiệt trị và tỷ trọng là đặc tính quan trọng của nhiên liệu phản lực vì nó kiểm tra tổng nhiệt lượng của một nhiên liệu trên một đơn vị thể tích hoặc đơn vị khối lượng. Nhiên liệu có nhiều paraphin thì nhiệt trị cao nhưng tỷ trọng thấp.
Độ bền nhiệt: Nhiên liệu phản lực phải đáp ứng được độ bền với phản ứng oxy hóa, phản ứng tạo polime ở điều kiện nhiệt độ vận hành. Độ bền nhiệt là một đặc tính quan trọng của Jet A1. Độ bền nhiệt liên quan đến tạo cặn trong hệ thống nhiên liệu động cơ và được đo bằng phương pháp thử ASTM D3241 và JFTOT.
Đặc tính vật lý – độ nhiễm bẩn: Những yêu cầu về độ sạch và cơ cấu chính xác của hệ thống nhiên liệu hiện đại đòi hỏi nhiên liệu phải không có nước, không bị
bẩn và nhiễm các vật thể lạ. Điều đó đòi hỏi quy trình tồn chứa và bảo quản phải chặt chẽ để đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật.
Khả năng tách nước: Do tỷ trọng và độ nhớt cao hơn so với xăng máy bay nên nhiên liệu phản lực có xu hướng giữ nước ở dạng huyền phù lâu hơn. Khả năng tách hoặc lưu giữ sương mù nước dạng huyền phù còn phụ thuộc vào sự có mặt của vết bẩn bề mặt hoạt tính (surfactants). Sự có mặt của surfactants còn làm hỏng tính năng của các thiết bị tách nước tự do. Những vết nước tự do rất nhỏ có thể gây những ảnh hưởng xấu tới vận hành động cơ phản lực theo nhiều cách khác nhau. Phản ứng nước tại bề mặt được tiến hành xác định theo phương pháp ASTM D1097. Đặc tính tách nước được xác định theo phương pháp ASTM D3948.
Tính dẫn điện: Việc tích và phóng tĩnh điện là một vấn đề trong tồn chứa và bảo quản nhiên liệu phản lực. Các phụ gia đưa vào để giải tỏa tĩnh điện càng nhanh càng tốt. Đặc tính dẫn điện có hiệu quả nhất từ 50 - 450 pS/m.
4.4.5 Nhiên liệu thắp sáng (KO) :
Dầu hỏa dân dụng (KO – Kerosene Oil) gồm các loại dầu đốt chủ yếu dùng trong sinh hoạt hàng ngày, đôi khi được dùng làm chất hòa tan trong công nghiệp sản xuất vải dầu.
Dầu hỏa có khoảng nhiệt độ sôi thường từ 150 – 300 0C. Ngoài ra, loại nặng hơn có thể có nhiệt độ sôi từ 250 – 3500C, loại này thường dùng cho loại đèn dầu đặc biệt như đèn tín hiệu đường sắt, đèn hải đăng, đèn thắp sáng cho những loại tàu nhỏ.
Dầu hỏa dân dụng phải đáp ứng được những tiêu chuẩn quy định như thành phần cất, màu sắc, chiều cao ngọn lửa không khói, nhiệt độ bắt cháy, điểm đông đặc, hàm lượng lưu huỳnh, …
Màu sắc: chỉ cho chúng ta thấy độ sạch của sản phẩm. Để xác định màu sắc của dầu hỏa, cần dùng phương pháp thử đo màu Saybolt. Đây là một trong những đặc tính quan trọng nhất của dầu hỏa.
Thành phần cất: phản án độ hóa hơi của của các loại cacbuahydro có trong dầu hỏa. Nếu nhiệt độ sôi ở các phần cất cao thì dầu hỏa khi cháy sẽ tạo thành hoa đèn (cháy thành than ở đầu bấc), bấc sẽ bị tắc do axit napthen đọng lại. Vì vậy, lượng dầu lên bấc sẽ bị giảm và làm cho ngọn lửa khi cháy bị yếu đi. Tuy nhiên, nếu dầu hỏa có giới hạn về nhiệt độ sôi thấp thì cũng có hại vì rất dễ cháy và gây ra hỏa hoạn. Ngoài ra, nếu hàm lượng có nhiệt độ sôi thấp nhiều sẽ gây hao hụt vì dầu hỏa sẽ dễ bay hơi trong khi vận chuyển và bảo quản. Thành phần cất của dầu hỏa được kiểm tra, đánh giá bằng phương pháp ASTM D86 và thường được quy định nhiệt độ sôi ở 10% và nhiệt độ sôi cuối.
Hàm lượng lưu huỳnh: Lưu huỳnh là một hóa chất gây ăn mòn phá hoại các bể chứa và dụng cụ đốt đèn. Ngoài ra, do dầu hỏa được sử dụng trực tiếp để thắp đèn,
lưu huỳnh khi cháy bốc hơi sẽ trực tiếp gây hại đến sức khỏe con người. Để đảm bảo khi thắp đèn S cháy không có hại, lượng S trong dầu hỏa phải thấp hơn 0,3%. Phương pháp xác định hàm lượng S theo ASTM D1266.
Chiều cao ngọn lửa không khói: Cho biết khả năng cháy đều, sáng trắng và được xác định bằng phương pháp ASTM D1322.
Độ nhớt động học: Độ nhớt động học cho biết khả năng chảy và bôi trơn của dầu hỏa và được xác định bằng phương pháp ASTM D445.
Điểm chớp cháy: Điểm chớp cháy là chỉ tiêu kỹ thuật cho biết về hiểm họa cháy và là cơ sở về mức nhiệt độ để bảo quản, tồn chứa và sử dụng dầu hỏa; và được xác định bằng phương pháp ASTM D 93.
Chỉ tiêu kỹ thuật về định tính đối với lưu huỳnh mercaptan: Chỉ tiêu kỹ thuật về định tính đối với lưu huỳnh mercaptan được đưa ra nhằm loại bỏ những phản ứng phụ không mong muốn và giảm mức tối đa mùi hôi không dễ chịu. Chỉ tiêu này được xác định bằng phương pháp ASTM D 4952.
4.4.6 Nhiên liệu hàng hải :
Tiêu chuẩn TCCS 05:2009/PETROLIMEX là tài liệu quy định các yêu cầu về đặc tính kỹ thuật của sản phẩm nhiên liệu hàng hải dùng cho các động cơ tàu biển, được phân phối bởi Petrolimex trên thị trường, đã được lãnh đạo Tổng công ty xăng dầu Việt Nam phê duyệt và công bố để sử dụng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của Petrolimex.
RME 180: Là tên hàng hóa của nhiên liệu hàng hải dùng cho động cơ tàu biển có độ nhớt lớn nhất là 180 cSt và tương đương với loại RME 180 trong phân loại ISO 8217:2005.
RME 380: Là tên hàng hóa của nhiên liệu hàng hải dùng cho động cơ tàu biển có độ nhớt lớn nhất là 380 cSt và tương đương với loại RMG 380 trong phân loại ISO 8217:2005.
Tên chỉ tiêu
Mức
Phương pháp thử
RME
180
RMG
380
1. Khối lượng riêng ở 150C, kg/l, max.
0,991
0,991
TCVN 6594:2007 (ASTM D1298-05)
/IP 160 /ISO 3675 /ISO 12185
2. Độ nhớt động học ở 500C, cSt, max.
180
380
TCVN 3171:2007 (ASTM D445-06)
/IP 71-1 /ISO 3104
3. Điểm chớp cháy cốc kín, 0C, min.
66
60
TCVN 2693:2007 (ASTM D93-06)
/IP 34 /ISO 2719
4. Cặn cacbon của 10% cặn chưng cất, % khối lượng, max.
15
18
TCVN 6324:2006 (ASTM D189-05)
/IP 13 /ISO 10370
5. Hàm lượng lưu huỳnh, % khối lượng, max.
3,5
3,5
TCVN 3172:2008 (ASTM D4294-06)
/IP 336 /ISO 8754 /IP 61 /ISO 14596
6. Hàm lượng tro, % khối lượng, max.
0,10
0,15
TCVN 2690:2007 (ASTM D482-03)
/IP 4 /ISO 6245
7. Điểm đông đặc, 0C
24
24
TCVN 3753:2007 (ASTM D97-05a)
/IP 15 /ISO 3016
8. Hàm lượng nước, % thể tích, max.
0,5
0,5
TCVN 2692:2007 (ASTM D95-05e1)
/IP 74 /ISO 3733
9. Hàm lượng kim loại vanadium, ppm, max.
200
300
ISO 14597 /IP 470 /IP 501
1 Hàm lượng kim loại nhôm và silic, ppm, max
80
80
ASTM D5184
/IP 377 /ISO 10478 /IP 470 /IP 501
1 Hàm lượng cặn tổng tiềm ẩn, % khối lượng, max.
0,1
0,1
ASTM D4870
/ISO 10307-2
1 Hàm lượng kẽm, ppm, max.
15
15
IP 501 /IP 470
Hàm lượng phốt pho, ppm, max.
15
15
IP 501 /IP 500
1. Hàm lượng canxi, ppm, max.
30
30
IP 501 /IP 470
AN TOÀN TRONG CÁC VẤN ĐỀ KHÁC.
An toàn trong vận hành công trình khí.
Tuân thủ quy trình vận hành, đảm bảo rủi ro luôn được kiểm soát chặt chẽ.
Kiểm tra và duy trì tính sẵn sàng hoạt động của các thiết bị phòng cháy chữa cháy
Định kì kiểm tra thiết bị và ghi nhật kí vận hành.
Kiểm soát các nguyên vật liệu dễ cháy như khí rò rỉ, cỏ khô, dầu nhớt, giẻ lau dầu mở...
Thưc hiện cô lập thiết bị và tháo bỏ cô lập đảm bảo an toàn.
Thực hành thành thục các tình huống sự cố giả định và sẵn sàng ứng phó khi tình huống khẩn cấp xãy ra.
Kiểm soát an toàn khi nạp sản phẩm khí.
* Đối với xe bồn(LPG,CNG...)
Xe phải được tắt máy và chèn bánh trước khi cần nạp.
Phải nối tiếp đất cho xe bồn trước khi nạp khí
Phải thổi nitơ trước khi mở khớp nối kết thúc quá trình nạp khí.
Thường xuyên kiểm tra nồng độ khí tại khu vực nạp trạm.
Liên tục theo dõi áp suất và các hiện tượng rò rỉ, chạm, chập điện các mối nối các van của cần nạp, của xe trong suốt quá trình lấy hàng.
Không được khởi động xe cho tơi khi vận hành viên cho phép.
Đối với bình khí( LPG,LNG,CNG...)
Phải kiểm tra và loại bỏ các bình đến hạn kiểm định, móp méo, han rỉ, có nguy cơ rò rỉ khí.
Nạp khí vào bình đúng khối lượng cho phép.
Phải kiểm tra tình trạng rò rỉ sau khi nạp.
Phải tháo xả khí về bồn hoặc sang bình khacskhi phát hiện bình nạp quá trọng lượng cho phép hoặc bị rò rỉ.
Không được kéo lê để dịch cuyển bình chứa khí nén.
An toàn điện trong khu tồn trữ.
Cấm câu, mắc, sử dụng điện tùy tiện trông khu bồn bể chứa.
Không dùng dây cắm trực tiếp vào ổ cắm.
Không bơm theo cách bắn tóe hydrocacbon vào trong bồn mà phải sử dụng ống bơm kéo dài đến đấy bồn.
Các bồn chứa hydrocac bon đều phải được nối đất.
Các phương tiện vận tải phải được nối đất đến vị trí được chỉ định tại khu vực bơm rót hàng
An toàn khi hàn cắt.
Có nhiệm vụ, được đào tạo về hàn mới được thực hiện công việc hàn, cắt.
Thường xuyên kiểm tra nồng độ khí tại tại hku vực hàn cắt.
Cô lập thiết bị hoặc cô lập vùng nguy hiểm.
Chuẩn bị bình chữa cháy tại nơi hằn cắt.
Nồng độ oxy, khí độc, khí cháy... phải được kiểm soát ở mức cho phép.
V. KẾT LUẬN
Nghành công nghiệp dầu khí là một ngày rất quan trọng hiện nay, nó có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của con người và các sản phẩm của nó góp phần rất lớn vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia. Vì vậy việc vận chuyển và tồn trữ các sản phẩm dầu mở rất quan trọng. Vấn đề an toàn trong khâu vận chuyển và tồn trữ là vấn đề mấu chốt để có được lợi ích về chất lượng sản phẩm, uy tín và kinh tế. Tuy nhiên các sản phẩm dầu mỏ lại có các đặc trưng riêng, những tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau cho nên ngoài các vấn đề về an toàn chung cho các sản phẩm thì từng sản phẩm sẽ phải có các cách riêng biệt về vận chuyển và tồn trữ chúng nhằm hướng tới mục đích an toàn cho con người và môi trường.
Trên đây là một số kiến thức về an toàn trong vận chuyển và tồn trữ các sản phẩm dầu khí mà nhóm chúng tôi đã tổng hợp được từ kiến thức của mình và các tài liệu liên quan. Kính mong quý thầy cô giáo và bạn đọc đóng góp ý kiến để bài làm hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn !
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- an_toan_van_chuen_ton_tru_9929.doc