Các cuộc vận động đầu tư cần hướng chủ yếu vào 5 00 TNCs hàng
đầu thế giới đối v ới dự án công nghệ cao, dịch vụ hiện đ ại, nghiên cứu và
phát tr iển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thường xuyên cập nhật
thông tin về điều kiện đảm bảo đầu tư theo yêu cầu của từng TNCs thay
cho những cuộc hội thảo đông người kém hiệu quả. Sau khủng hoảng kinh
tế thế giới, T NCs điều chỉnh thị trường đầu tư, có t hể Việt N am không còn
được lựa chọn h oặc được đưa vào diện ưu tiên, do đó cần theo dõi để biết
được chiến lược đầu tư mới của TNCs.
Các bộ lập và công bố qu y hoạch ngành kinh tế - kỹ thuật đủ chi t iết,
gắn với quy hoạch vùng lãnh thổ, xây dựng tiêu chuẩn, định mức để hướng
dẫn chính quyền đ ịa phư ơng thực hiện, bảo đảm việc p hân cấp quản lý vừa
phát huy được tính năng động, sá ng kiến của t ỉnh, thành phố, vừ a bảo vệ
lợi ích quốc gia. T rên cơ sở đó, chuyển trọng tâm quản lý nhà nước đối v ới
FDI sang hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra doanh nghiệp khi đư a dự án đ ầu tư
vào hoạt động theo đúng quy đ ịnh luật pháp
9 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Ảnh hưởng của luật đầu tư 2005 đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại các khu công ng hiệp, khu chế xuất (trong phần này có nêu kinh nghiệm thực hiện luật đầu tư tại một số nước), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Ảnh hưởng của luật đầu tư 2005 đối với đầu tư trong nước và đầu
tư nước ngoài tại các khu công nghiệp, khu chế xuất (trong phần
này có nêu k inh nghiệm thực hiện luật đầu tư tại một số nước)
1. Vài nét về khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam.
1.1. Khái niệm:
1.1 Khu chế xuất:
Với tính chất là khu chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, đứng ngoài chế
độ mậu dịch và thuế quan của một nước, ngày nay có nhiều cách hiểu khác
nhau về khu chế xuất, và do đó, có nhiều định nghĩa khác nhau về mô hình
kinh tế này. 2. Ảnh hưởng của luật đầu tư năm 2005 đối với đầu tư trong
nước và đầu tư nước ngoài tại các công nghiệp.
- Định nghĩa của Hiệp hội các khu chế xuất thế giới( WEPZA): Theo
điều lệ hoạt động của W EPZA, khu chế xuất bao gồm tất cả các khu vực
được Chính phủ các nước cho phép như cảng tự do, khu mậu dịch tự do,
khu công nghiệp tự do hoặc bất kì khu vực ngoại thương hoặc khu vực
khác được WEPZA công nhận. Định nghĩa này về cơ bản đồng nhất khu
chế xuất với khu vực miễn thuế. Theo định nghĩa này, có thể xếp Hồng
Kông và S ingapo vào các khu chế xuất.
- Định nghĩa của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc(
UNIDO): Theo UNIDO, khu chế xuất là "khu vực được giới hạn về hành
chính, có khi về địa lý, được hưởng một chế độ thuế quan cho phép tự do
nhập khẩu tr ang bị và sản phẩm nhằm mục đích sản xuất sản phẩm xuất
khẩu. Chế độ thuế quan được ban hành cùng với những qui định luật pháp
ưu đãi, chủ yếu về thuế nhằm thu hút đầu tư nước ngoài." Khái niệm khu
chế xuất bao hàm viêc thành lập các nhà máy hiện đại trong một khu công
nghệp và một loạt những ưu đãi nhằm khuyến khích việc đầu tư của các
nhà kinh doanh nước ngoài vào nước sở tại. Với định nghĩa hẹp nói trên
của UNIDO, về bản c hất hoạt động kinh tế khu chế xuất khác với khu mậu
dịch tự do, c ảng tự do. Bởi hoạt động chính trong khu chế xuất là sản xuất
công nghiệp, mặc dù trên thực tế các hoạt động kinh doanh cũng được
thực hiện tại một số khu chế xuất.
- Định nghĩa củaViệt Nam : Theo Qui chế khu công nghiệp, khu c hế
xuất, khu công nghệ cao- ban hành kèm theo Nghị định số 36/ CP ngày 24/
4/ 1997, khu chế xuất là "khu chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện
các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh
giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc T hủ
tướng chính phủ quyết định thành lập”. Như vậy, về cơ bản, khu chế xuất
ở Việt Nam cũng được hiểu theo như định nghĩa hẹp của UNIDO.
1.2 Khu công nghiệp: Tuỳ điều kiện từng nước mà Khu công nghiệp có
những nội dung hoạt động kinh tế khác nhau. Nhưng tựu trung lại, hiện
nay trên thế giới có hai mô hình phát triển Khu công nghiệp, cũng từ đó
hình thành hai định nghĩa khác nhau về khu công nghiệp.
- Định nghĩa 1: Khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ rộng có nền
tảng là sản xuất công nghiệp, đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ, kể cả
dịch vụ sản xuất công nghiệp, dịch vụ s inh hoạt, vui chơi giải trí, khu
thương mại, văn phòng, nhà ở... Khu công nghiệp theo quan niệm này về
thực chất là khu hành chính - kinh tế đặc biệt như khu công nghiệp Batam
Indonesia, các công viên công nghiêp ở Đài Loan, Thái Lan và một số
nước Tây Âu.
- Định nghĩa 2: Khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất
định, ở đó tập trung các doanh nghiệp công nghệp và dịch vụ sản xuất
công nghiệp, không có dân cư sinh sống. Đi theo quan niệm này, ở m ột số
nước như Malaixia, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan đã hình thành nhiều
khu công nghiệp với qui mô khác nhau. - Đ ịnh nghĩa của Việt Nam:
Theo Qui chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao - ban
hành kèm theo Nghị định số 36/ CP ngày 24/ 4/ 1997, khu công nghiệp là
"khu tập trung các doanh nghiệp khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng
công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho s ản xuất công nghiệp, có ranh
giới địa lý xác định, kông có dân cư s inh sống; do Chính phủ hoặc T hủ
tướng chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có
doanh nghiệp chế xuất". Như vậy, khu công nghiệp ở Việt Nam được hiểu
giống với định nghĩa hai.
1.2 Sự giống và khác nhau giữa KCN, KCX:
a. Giống nhau:
- Một là, qui mô khu chế xuất và khu công nghiệp gần như nhau,
khoảng một vài trăm ha. Thí dụ diện t ích khu chế xuất Tân Thuận là 300
ha, khu chế xuất Linh Trung là 60 ha, khu chế xuất Hải Phòng là 100 ha;
diện tích khu công nghiệp Biên Hoà là 365 ha, khu công nghiệp N ội Bài là
100 ha, khu công nghiệp Sài Đồng là 97 ha...
- Hai là, các doanh nghiệp trong khu chế xuất và khu công nghiệp chủ
yếu có qui mô vừa và nhỏ, thường dưới 5 triệu đôla, với số lao động
khoảng từ 300 đến 400 người. Những ngành nghề đặc trưng trong khu c hế
xuất và khu công nghiệp là: điện tử, sợi dệt, may mặc, chế biến thực phẩm,
hàng tiêu dùng, cơ khí chế tạo, các ngành không gây ô nhiễm môi trường
hoặc gây ô nhiễm ít có thể xử lí bằng các biện pháp và phương t iện trong
khu...
- Ba là, đối tượng đầu tư trong khu chế xuất và khu công nghiệp là c ác
tổ chức kinh tế và cá nhân Việt Nam, người Việt N am định cư ở nước
ngoài và người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam, các tổ chức kinh tế
và cá nhân ở nước ngoài.
- Bốn là, về hình thức đầu tư, trong khu chế xuất và khu công nghiệp
được thành lập doanh nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư, doanh nghiệp liên
doanh, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. -
Năm là, để xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu chế xuất và khu
công nghiệp, có thể dùng phương thức trong nước tự đầu tư hoặc kêu gọi
đầu tư trực tiếp của nước ngoài theo hình thức doanh nghiệp liên doanh
hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. - Sáu là, để quản lí Nhà
nước đối với khu chế xuất và khu công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ
thành lập Ban quản lí. Ban quản lí khu chế xuất và khu công nghiệp là cơ
quan thực hiện dịch vụ quản lí "một cửa" cho các nhà đầu tư.
b. Khác nhau:
- Thứ nhất, về mục tiêu hoạt động, doanh nghiệp khu chế xuất phải
xuất khẩu toàn bộ sản phẩm ra thị trường ngoài nước, còn doanh nghiệp
khu công nghiệp được tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước và xuất
khẩu.
- Thứ hai, do xuất phát từ mục tiêu khác nhau, nên có một s ố điều kiện
ưu đãi dành cho các doanh nghiệp trong khu chế xuất và khu công nghiệp
cũng khác nhau. Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
nước ngoài ban hành vào tháng 7 năm 2000 và Nghị định số 24/ 2000/
NĐ- CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 qui định chi t iết thi hành Luật Đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam, điều kiện ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp
dành cho doanh nghiệp khu công nghiệp và doanh nghiệp khu chế xuất
như sau:
+ Đối với doanh nghiệp khu chế xuất, bất kể là của chủ đầu tư trong
hay ngoài nước đều được hưởng mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh
nghiệp cao và như nhau, doanh nghiệp sản xuất thuế thu nhập doanh
nghiệp là 10%, được miễn 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50%
trong 4 năm tiếp theo; doanh nghiệp dịch vụ thuế thu nhập doanh nghiệp
là 15%, được m iễn 2 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 3
năm tiếp theo.
+ Đối với doanh nghiệp khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất thuế
thu nhập doanh nghiệp là 10% (với điều kiện xuất khẩu từ 80% sản phẩm
trở lên) được m iễn 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4
năm t iếp theo, là 15% (với điều kiện xuất khẩu trên 50% sản phẩm) được
miễn 2 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 3 năm tiếp
theo; doanh nghiệp dịch vụ thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%, được miễn
1 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo.
2. Ảnh hưởng của luật đầu tư năm 2005 đối với đầu tư t rong nước và
đầu tư nước ngoài tại các công nghiệp
Cuối năm 1987, Luật Đ ầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc
hội thông qua, khi nước ta còn trong vòng xoáy cuộc khủng hoảng kinh tế
- xã hội, lạm phát phi mã, sản xuất và lưu thông chậm phát tr iển, làm
không đủ ăn, buộc phải dùng tem phiếu “phân phối sự thiếu thốn”; khi c ác
nước “phương Tây” cấm vận đối với Việt Nam, quan hệ kinh tế đối ngoại
hầu như chỉ bó hẹp trong khung khổ Hội đồng Tương trợ kinh tế với 12
nước xã hội chủ nghĩa (cũ).
Luật Đ ầu tư nước ngoài 1987 được dư luận quốc tế đánh giá cao.
Hoạt động FDI là khâu đột phá trong hội nhập kinh tế quốc tế nhờ thị
trường đầy t iềm năng của Việt N am có sức hấp dẫn hàng trăm nhà đầu tư
quốc tế, trong đó có các nước đang thi hành chính sách cấm vận đối với
nước ta, điển hình là Mỹ. Mặc dù cuối năm 1994, T ổng thống Bill Clinton
mới bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, nhưng một số nhà đầu tư nước này
thông qua nước thứ ba đã thực hiện nhiều dự án FDI ở nước ta từ năm
1989.
Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài ra đời, ba năm đầu 1988 - 1990,
FDI chưa tác động rõ rệt đến tình hình kinh tế - xã hội nước ta. Nhưng từ
năm 1991 đến năm 1997 đã diễn r a làn sóng FDI thứ nhất, với 2.230 dự án
và vốn đăng ký 16,244 tỷ USD, vốn thực hiện 12,98 tỷ USD. Trong đó,
chỉ r iêng năm 1997, vốn thực hiện đã đạt 3,115 tỷ USD, gấp 9,5 lần năm
1991.
Tuy nhiên, từ năm 1998 đến năm 2004, do tác động tiêu cực của
cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, nên trong số 3.968 dự án mới, phần lớn
có quy mô nhỏ, vốn đăng ký năm 1998 chỉ là 5,099 tỷ USD, năm 2000 là
2,838 tỷ USD, năm 2004 là 4,547 tỷ USD. Trong khi đó, vốn thực hiện
trong giai đoạn này là 17,66 tỷ USD, chỉ tăng 36% so với giai đoạn 1991-
1997.
Nhưng năm 2005 lại mở đầu làn s óng FDI thứ hai vào Việt N am, với
vốn đăng ký 6,839 tỷ USD và vốn thực hiện 3,3 tỷ USD. Từ năm 2006 tới
nay, Việt Nam đã thu hút được một lượng lớn vốn FDI. Con số giải ngân
cũng khá tích cực (xem bảng).
Báo c áo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính chung, từ năm
1988 đến năm 2011, tổng vốn đăng ký còn hiệu lực của 13.496 dự án FDI
là 195,9 tỷ USD, vốn thực hiện là 88,2 tỷ USD, chiếm 43,2% vốn đăng ký.
Những đóng góp to lớn của luật đầu tư:
Có thể nói, FDI đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu
phát tr iển kinh tế - xã hội của đất nước. Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu
tư toàn xã hội 1991 - 2000 là 30%, 2001 - 2005 là 16%, 2006 - 2011 là
28%. Các doanh nghiệp FDI đóng góp vào GDP thời kỳ 2001 - 2005 là
14,5%, tăng lên 20% năm 2010; nộp ngân sách nhà nước năm 2010 là 3,1
tỷ USD gần bằng cả 5 năm 2001 - 2005 (3,5 tỷ USD). FDI tạo ra khoảng
40% giá trị sản lượng công nghiệp, có tốc độ tăng khá cao, 2001- 2010
tăng 17,4%/năm trong khi toàn ngành công nghiệp tăng 16,3%/năm. Kim
ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh, 2001 - 2005 là 57,8 tỷ USD,
2006 - 2010 là 154,9 tỷ USD, bằng 2,67 lần, chiếm 55% tổng kim ngạch
xuất khẩu cả nước (kể cả dầu thô).
Bên c ạnh đó, FDI đã góp phần quan trọng hình thành nhiều ngành
kinh tế, như khai thác, lọc hóa dầu, ô tô, xe máy, điện tử, xi măng, sắt
thép, thực phẩm, thức ăn gia súc; cũng như góp phần hình thành một số
khu đô thị hiện đại như Phú Mỹ Hưng, Nam Thăng Long, nhiều khách s ạn
4- 5 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp, văn phòng cho thuê... Lĩnh vực dịch vụ
tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, bán buôn, bán lẻ đã du nhập phương thức
kinh doanh hiện đại, công nghệ t iên tiến, thỏa mãn nhu c ầu ngày càng c ao
của các tầng lớp dân cư.
Một thành tựu khác, tính đến cuối năm 2011, khu vực FDI tạo ra
hơn 2,3 tr iệu việc làm trực tiếp và hàng triệu việc làm gián tiếp, trong đó
có hàng vạn kỹ sư, nhà quản lý trình độ cao, đội ngũ công nhân lành nghề,
với thu nhập ngày càng tăng, du nhập phương thức lao động, kinh doanh
và quản lý tiên t iến.
Hạn chế của luật đầu tư nói chung:
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, hoạt động FDI cũng đã bộc
lộ những nhược điểm và khuyết điểm, như chưa phù hợp với quy hoạch
phát tr iển ngành và vùng kinh tế, một số máy móc thiết bị công nghệ lạc
hậu đã được nhập khẩu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng... Chuyện ô
nhiễm ở sông Thị Vải, sông Cầu, sông Nhuệ là ví dụ điển hình.
Cùng với đó, cũng đã xảy ra “cuộc chiến giữa các tỉnh, thành phố
chào m ời nhà đầu tư quốc tế” bằng những ưu đãi quá mức thuế, tiền thuê
đất, ảnh hưởng tiêu cực đến phúc lợi chung của cộng đồng. Đã xảy ra
tranh chấp lao động trong một số doanh nghiệp FDI. Gần đây, việc
“chuyển giá” của một s ố doanh nghiệp FDI, gây ra tình trạng “lỗ giả lãi
thật” nổi lên như vấn đề thời sự.
Nhiều bài báo đã đề cập các vấn đề đó, bài này chỉ lưu ý thêm hai
thông t in:
- Một là, theo báo cáo “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm
2010” của Cơ quan Phát tr iển quốc tế Mỹ (USAID) và Dự án Nâng cao
năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) trên cơ sở khảo sát 1.155 doanh
nghiệp của 47 quốc gia, đại diện cho 21% số doanh nghiệp FDI đang hoạt
động thì “doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có quy mô tương đối nhỏ và có
lợi nhuận thấp, chủ yếu làm thầu phụ cho c ác công ty đa quốc gia lớn hơn,
do đó thường nằm trong khâu thấp nhất của giá trị sản phẩm”; khoảng 5%
doanh nghiệp FDI hoạt động trong ngành công nghệ hiện đại, 5% vào dịch
vụ khoa học - công nghệ, 3,5% vào dịch vụ tài chính, quản lý đòi hỏi kỹ
năng cao.
- Hai là, khi trả lời câu hỏi doanh nghiệp có ý định cân nhắc đầu tư ở
nước khác hay chỉ tập trung đầu tư ở Việt Nam, thì 55% doanh nghiệp
tham gia phỏng vấn cho biết, có cân nhắc đầu tư ở nước khác, trong đó
30% sang Trung Q uốc, 10% sang Thái Lan, 8% sang Campuchia, 6% sang
Indonesia, 4% sang Philippines và 4% sang Lào.
Mặc dù các tư liệu điều tra chọn mẫu chỉ có tính tham khảo, nhưng
cũng báo động rằng, nước ta đã chậm chuyển đổi định hướng chính sách
FDI từ đầu thế kỷ XXI. Môi trường đầu tư tuy đã được cải thiện, nhưng so
với nhiều nước trong khu vực thì chưa đủ hấp dẫn nhà đầu tư có tiềm năng
lớn. Đối với Việt Nam, cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư càng gay gắt hơn
khi theo xếp hạng năm 2011, Trung Quốc vẫn dẫn đầu, Indonesia,
Malaysia và Singapore lọt vào top 10 quốc gia có môi trường đầu tư tốt
nhất thế giới; và khi trong số 5 nước mới nổi BRICS, thì 4 nước đã lọt vào
danh sách 10 quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới, là Trung Quốc
(thứ 2), Brazil (thứ 6), Nga (thứ 9) và Ấn Độ (thứ 10). Với dân số gần 3 tỷ
người, 4 nước này là những thị trường hấp dẫn FDI nhất thế giới.
Hạn chế của luật đầu tư 2005:
Đối với Luật Đầu tư năm 2005, nhiều ý kiến nhận xét rằng, nội dung
của luật này trùng lặp với nhiều luật khác, do vậy nên hình thành Chương
Đầu tư trong Luật Doanh nghiệp, bởi vì đầu tư là hoạt động chính của
doanh nghiệp. Cũng có ý kiến cho r ằng, trong Luật Doanh nghiệp và Luật
Đầu tư năm 2005 không chú ý đặc điểm của FDI và doanh nghiệp FDI,
nên đã không điều c hỉnh được mọi hành vi liên quan đến FDI, làm giảm
hiệu năng quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế này. Do vậy, Luật
Doanh nghiệp mới cần khắc phục nhược điểm đó.
Hơn thế, trước thực trạng nhiều doanh nghiệp FDI đang gặp khó
khăn do tác động từ khủng hoảng kinh tế thế giới và lạm phát cao trong
nước, thì Chính phủ và chính quyền c ác cấp cần tiếp cận, hướng dẫn, hỗ
trợ doanh nghiệp vượt qua tình trạng kinh doanh kém hiệu quả. Đó chính
là cách xúc t iến đầu tư tốt nhất, vì chính các doanh nghiệp này s ẽ quảng bá
rộng rãi chính s ách và phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước ra bên
ngoài.
Các cuộc vận động đầu tư cần hướng chủ yếu vào 500 TNCs hàng
đầu thế giới đối với dự án công nghệ cao, dịch vụ hiện đại, nghiên cứu và
phát tr iển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thường xuyên cập nhật
thông tin về điều kiện đảm bảo đầu tư theo yêu cầu của từng TNCs thay
cho những cuộc hội thảo đông người kém hiệu quả. Sau khủng hoảng kinh
tế thế giới, T NCs điều chỉnh thị trường đầu tư, có thể Việt N am không còn
được lựa chọn hoặc được đưa vào diện ưu tiên, do đó cần theo dõi để biết
được chiến lược đầu tư mới của TNCs.
Các bộ lập và công bố quy hoạch ngành kinh tế - kỹ thuật đủ chi t iết,
gắn với quy hoạch vùng lãnh thổ, xây dựng tiêu chuẩn, định mức để hướng
dẫn chính quyền địa phương thực hiện, bảo đảm việc phân cấp quản lý vừa
phát huy được tính năng động, sáng kiến của tỉnh, thành phố, vừa bảo vệ
lợi ích quốc gia. Trên cơ sở đó, chuyển trọng tâm quản lý nhà nước đối với
FDI sang hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra doanh nghiệp khi đưa dự án đầu tư
vào hoạt động theo đúng quy định luật pháp.
Hiện nay, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đang xây
dựng Trung tâm T hông tin được nối mạng với các sở kế hoạch và đầu tư,
ban quản lý KCN, KKT, doanh nghiệp FDI, hải quan, cơ quan thuế, ngân
hàng để khắc phục nhược điểm thiếu thông tin, không cập nhật, nhằm
đánh giá đúng thực trạng và đề ra giải pháp xử lý kịp thời đối với hoạt
động FDI trong cả nước. Đây là điều đáng mừng.
Bài học thành công và thất bại trong kinh tế thị trường, hội nhập
quốc tế, trong đó có thu hút FDI là tài sản quý giá để người Việt Nam
khôn ngoan hơn, để t iếp nhận vốn đầu tư quốc tế có hiệu quả hơn và phát
triển bền vững hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luat_dau_tu_chuong2_7.pdf