Tiểu luận Bài học rút ra từ thất bại của nhà lãnh đạo Kim Woo Choong

Vớ i khả năng trời phú trong việc nhìn ra cơ hội trên thương trường đã tạo dựng nên một nhà lãnh đạo Kim Woo Choong vô cùng thành công. Nhưng cũng với khả năng này cùng với kỳ vọng thái quá trong việc tận dụng cơ hội, mong muốn đốt cháy giai đoạn để thành công đã hạn chế đi tầm nhìn của Kim Woo Choong và đưa Deawoo đi đến thất bại. Tính huyền thoại của hình tượng Kim Woo Choong chính là ở chỗ người ta không chỉ học được từ thành công của ông, mà còn học được nhiều hơn từ thất bại của ông.

pdf7 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2382 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bài học rút ra từ thất bại của nhà lãnh đạo Kim Woo Choong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận BÀI HỌC RÚT RA TỪ THẤT BẠI CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO KIM WOO CHOONG Họ và tên: Phạm Viết Thắng Lớp: QTKD2 – K19 Từng phải bán báo nuôi gia đình, nếm trải tuổi thơ cực khổ, thoát khỏi bế tắc và tuyệt vọng bằng chính đôi tay và khối óc, rồi sáng lập nên tập đoàn công nghiệp Daewoo danh tiếng, Kim Woo Choong đã đưa thương hiệu Hàn Quốc vượt ra biên giới quốc gia. Mặc dù đã phạm lỗi lầm lớn nhưng cuộc đời và sự nghiệp ông luôn là một huyền thoại của xứ sở Kim chi. Tuổi thơ bán báo nuôi gia đình Sinh ngày 19/12/1936, tại Daegu, Hàn Quốc, trong một gia đình rất nghèo, Kim Woo Choong đã nếm trải những nhọc nhằn của cuộc sống từ khá sớm. Cha ông là thầy giáo. Năm 14 tuổi, ông trở thành trụ cột trong gia đình. Ngay từ đó ông đã học cách nuôi dưỡng lòng can đảm, vượt lên sự sợ hãi, vất vả và thử thách. Phải chạy khỏi Seoul trong chiến tranh Triều Tiên, ông cùng gia đình sống tị nạn ở Taeger. Cha ông bị bắt cóc và tống ra Bắc Triều Tiên, anh trai ông phục vụ trong quân đội vì thế mới 16 tuổi, ông đã phải một mình lo miếng ăn cho cả gia đình. Lúc đó ông chẳng làm được gì nhiều trong cuộc chiến hỗn loạn. Những ngày ấy, gia đình ông thiếu thốn đủ mọi thứ, thường xuyên bị đói, nhưng chính sự đói khát ấy đã đem đến cho ông lòng can đảm để sống. Để nuôi sống gia đình, ông phải bán đi bán báo. Lên cấp 3, Kim Woo Choong phải bỏ học một năm vì kinh tế khó khăn. Khi quay trở lại, ông rất chật vật. Nhờ sự động viên và giúp đỡ của một người thầy và một người bạn, ông đã vươn lên để chứng tỏ mình. Ngày thi tốt nghiệp, Kim là một trong những người có số điểm cao nhất của khoa kinh tế trường ĐH Yonsei năm 1960. Ảo thuật gia của nền kinh tế Chính khó khăn lúc nhỏ đã tôi rèn cho ông ý chí vươn lên. Không một xu dính túi nhưng ông có rất nhiều ước mơ. Ông không thể quên cảm giác bước ra khỏi thư viện giữa đêm khuya và nhìn lên bầu trời đêm lúc lê bước về nhà. Dường như thế giới là của ông và ông có thể ôm cả vũ trụ trong vòng tay. Thành công của ông bắt nguồn từ hai điều: sự vất vả của tuổi thơ và sự hy sinh thầm lặng, cao cả của mẹ, người đã nuôi dạy tất cả anh em ông thành đạt. Ẩn sâu trong hình ảnh một người nghiện việc và nghiêm khắc là một trái tim nhân hậu, giàu yêu thương. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông vào làm tại một công ty thương mại nhỏ, chuyên về dệt may và vải vóc. Năm 1976 ông tách ra và thành lập Công ty Kỹ nghệ Daewoo (Vũ trụ lớn) cùng 5 người bạn với số vốn ít ỏi 10.000 đôla và một khoản vay 5.000 đôla, trong một căn phòng thuê bé nhỏ, bẩn thỉu ở một góc toà nhà. Không lâu sau, ông mua lại quyền điều hành toàn bộ Daewoo. Chỉ trong 10 năm ông đã là chủ sở hữu của toà nhà lớn nhất Hàn Quốc lúc bấy giờ, Trung tâm Daewoo. Ông bắt đầu từ một ý tưởng lớn: sản xuất hàng loạt áo sơmi để bán cho các hãng bán lẻ của Mỹ, như hãng Sears và Montgomery Ward. Sau những chật vật ban đầu, cuối cùng ông đã thành công. Nhờ quan hệ tốt với cả những người trong ngành và trong chính phủ, ông làm ăn rất tốt và mua lại nhiều các công ty khác nhau. Không sai khi nói rằng Tập đoàn Daewoo được xây dựng trên nền tảng của nhiều công ty mua về, hầu hết đều đang trong tình trạng khốn đốn. Ông Kim hồi đó được mệnh danh là nhà ảo thuật trong việc biến các công ty bên bờ vực phá sản thành những cỗ máy sản xuất tiền không biết mệt mỏi. Với một công ty có bề dày 30 năm, trong những năm 1990, Tập đoàn Daewoo được xếp thứ 2 về tài sản và thứ 3 về lợi nhuận ở Hàn Quốc, một thành quả khó tin đối với bất kỳ ai. Trong những năm 1970, ông đi khắp thế giới để tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Ông phát triển 2 chiến lược: chuyển hoá những công ty đang gặp khó khăn hoặc vay mượn để đạt được mục đích. Trong 9 năm đầu thành lập tập đoàn Daewoo, ông đã mua 11 công ty, từ dệt may, tài chính, sản xuất máy móc, đến mỹ phẩm. Đến thập niên 1980, Daewoo đã nhanh chóng bứt lên trên các công ty cạnh tranh khác. Daewoo còn nổi tiếng trong cả lĩnh vực đóng tàu và khoan dầu. Có lẽ v iệc mua lại những công ty sắp phá sản bằng tiền vay mượn đã thoả mãn niềm đam mê mạo hiểm của ông. Ông thường xuyên có những bài phát biểu hùng hồn trước các nhân viên về sự cần thiết phải nắm bắt cơ hội. Từng nắm trong tay hơn 100.000 công nhân trong nước và khoảng 200.000 công nhân ở nước ngoài, trong con mắt của các nhà đầu tư, Daewoo được coi là hạt nhân trong công cuộc cải cách của Tổng thống Kim Dae Jung lúc bấy giờ. Tuổi trẻ cần phải có ước mơ Ông cho rằng với tuổi trẻ, ước mơ là điều quan trọng nhất. Những người biết ước mơ sẽ không biết nghèo khó vì mỗi người đều giàu có như chính ước mơ của họ. Tuổi trẻ ước mơ rộng lớn như trời biển, dẫu bạn không có gì trong tay thì cũng không phải ganh tị nếu có những ước mơ. Lịch sử thuộc về những người biết ước mơ: Ước mơ là động lực thay đổi thế giới. Những người có ước mơ, những xã hội làm cho ước mơ trở thành hiện thực và những đất nước biết chia sẻ ước mơ là những gì tạo nên những anh hùng trong lịch sử thế giới. Tất cả những người đang làm nên lịch sử thế giới hôm nay đều có những ước mơ rất lớn khi còn trẻ. Kim Woo Choong có một ước mơ khi bắt đầu mở Công ty Kỹ nghệ Daewoo - đó là cống hiến cho sự phát triển xã hội qua hoạt động của công ty. Khởi đầu công ty rất nhỏ bé nhưng có một ước mơ lớn hơn cả vũ trụ. Ông còn ước mơ làm ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất thế giới khi còn sống. Ông đã lập những kỷ lục thế giới như xưởng đóng tàu lớn nhất thế giới ở Daewoo Dapo; phân xưởng áo quần lớn nhất thế giới ở Pusan; doanh số bán áo quần lớn nhất thế giới; nhưng điều ông canh cánh vẫn là "sản phẩm có chất lượng tốt nhất thế giới". Nhưng đừng quá tham vọng và vội vã Kim Woo Choong là một kì quan đối với nhiều nhà kinh tế học, là hình mẫu cho giới doanh nhân. Tổng thống Uzbekistan Islam Karimov từng gọi Kim là "Kimghis Khan", so sánh những bước tiến vượt ra khỏi biên giới quốc gia của Kim Woo Choong với người chinh phục Mông Cổ huyền thoại. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Daewoo phá sản năm 1999 với khoản nợ trên 75 tỉ đôla. Cuộc khủng hoảng này ập đến giữa lúc chiến lược sản xuất ôtô của ông phải mất một thời gian dài nữa mới thu được lợi nhuận từ những nhà máy mới xây dựng. Ông Kim bị cáo buộc là nguyên nhân chính gây ra sự sụp đổ của Daewoo vì đã thổi phồng tài sản của công ty lên đến 41 tỉ USD để vay được những khoản vốn đầu tư rất lớn cho kế hoạch bành trướng sản xuất ôtô của mình. Ông tự thừa nhận: "Lỗi lầm lớn nhất của tôi là quá tham vọng, đặc biệt là trong ngành công nghiệp ôtô. Tôi đã thực hiện quá vội vã, gấp gáp, muốn có được tất cả sau 5 năm thay vì 15 năm. Tôi đã đầu tư mà không cần biết đến thị trường và chỉ chăm chăm cho mục tiêu duy nhất: bán càng nhiều ôtô càng tốt". Bản thân ông cùng từng phải trả giá cho những lỗi lầm. Ông đã sống lưu vong trong 6 năm trời, rồi vẫn quyết định trở về dù biết có những hình phạt đang chờ mình. Năm 2006, bị kết án tù 8 năm rưỡi nhưng sau một năm rưỡi, ông được nhà nước ân xá. Bài học rút ra từ quyết định sai lầm của nhà lãnh đạo Kim Woo Choong  Có thể nói việc quyết định thực hiện kế hoạch đưa Deawoo trở thành một trong những hãng sản xuất ô tô có quy mô toàn cầu trong một khoảng thời gian ngắn. Với chiến lược là nhằm vào các thị trường đang nổi lên, nơi có tiềm năng phát triển, nhưng lại ít đối thủ cạnh tranh ngoài như Ba Lan, Ukraine, Iran, Việt Nam, Ấn Độ...là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Deawoo.  Bản thân nhà lãnh đạo Kim Woo Choong khi đưa ra quyết định này đã không nhìn hết được diễn biến kinh tế thế giới trong tương lai (đó là cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997). Đây là bài học rất lớn về tầm nhìn đối với nhà lãnh đạo, nếu nhà lãnh đạo chỉ nhìn mục tiêu trước mắt sẽ cản trở mục tiêu đích thực lâu dài. Một sự phát triển nhanh quá mức thì khó có thể bên vững. Kim Woo Choong là nhà lãnh đạo nắm bắt cơ hội rất tốt, có lẽ ông đã nhìn ra cơ hội về ô tô tại các nước như Ba Lan, Ukraine, Iran, Việt Nam, Ấn Độ…và ông lo rằng nếu không nhanh sẽ mất cơ hội. Chính điều này đã làm hạn chế tầm nhìn của ông khi đưa ra quyết định đầu tư trên và dẫn đến thất bại.  Bài học thứ 2 từ nhà lãnh đạo Kim Woo Choong là tính trung thực. Ông đã phạm sai lầm khi thổi phồng tài sản của Deawoo lên để vay vốn ngân hàng và đã gây ra hậu quả nghiêm trọng. Với cương vị người đứng đầu một trong những tập đoàn có ảnh hưởng lớn nhất đối nền kinh tế Hàn Quốc thì quyết định phiêu lưu này đã phá hỏng mọi thành quả mà ông đạt được. Cho dù không có cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đi chăng nữa thì sự thật lâu ngày cũng sẽ phải phơi bày và khi đó nhà lãnh đạo Kim Woo Choong khó có thể mà “Danh chính ngôn thuận” được. Với khả năng trời phú trong việc nhìn ra cơ hội trên thương trường đã tạo dựng nên một nhà lãnh đạo Kim Woo Choong vô cùng thành công. Nhưng cũng với khả năng này cùng với kỳ vọng thái quá trong việc tận dụng cơ hội, mong muốn đốt cháy giai đoạn để thành công đã hạn chế đi tầm nhìn của Kim Woo Choong và đưa Deawoo đi đến thất bại. Tính huyền thoại của hình tượng Kim Woo Choong chính là ở chỗ người ta không chỉ học được từ thành công của ông, mà còn học được nhiều hơn từ thất bại của ông.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfg_qtkd2_k19_6869.pdf
Luận văn liên quan