Ngày nay doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển một vũ khí không thể không có
đó là nâng cao chất lượng sản phẩm.Một doanh nghiệp mới ra đời lại càng không thể
không chú ý đến vấn đề này, bởi lẽ mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là lợi ích của
bản thân doanh nghiệp đó chính là lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối công ty bánh kẹo
Hải Hà cũng thế. Hy vọng rằng đề tài này sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao
chất lượng ở Công ty bánh kẹo Hải Hà. Một công ty mới ra đời chưa kịp áp dụng một
hệ thống quản trị chất lượng nào.
82 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4251 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình hội nhập ở Công ty bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huẩn Tiêu chuẩn yêu cầu
1. Tiêu chuẩn lý hoá
Độ ẩm
Độ kiềm
hàm lượng protein
hàm lượng chất béo
hàm lượng sacaroza
Tro không tan trong HCl 10%
độ dày
trọng lượng
bao gói
2. chỉ tiêu cảm quang
hình dạng
mùi vị
Màu sắc
Tạp chất lạ
3. Chỉ tiêu vi sinh vật
4. Tỷ lệ bánh có khuyết tật
Không lớn hơn 0,4%
Không nhỏ hơn 0,3%
Không nhỏ hơn 5,5%
Không nhỏ hơn 20%
Nhỏ hơn 19%
Từ không đến 0,1%
Tuỳ từng loại bánh từ 7,0-7,3 mm
11-12 cái / 100g
túi PE
Bánh có hình dạng thiết kế theo tiêu
chuẩn văn hoa rõ nét, bánh không bị
biến dạng, dập nát bị sống
Đặc trưng
Màu sắc có màu vàng không có vét
cháy đen, xốp, mịn mặt
Không có
Không có vi sinh vật gây bệnh, mốc
mối mọt
5 – 10%
5. Thời gian bảo hành
30,60 đến 90 ngày
Yêu cầu kỹ thuật:
Nguyên liệu để sản xuất: Yêu cầu vệ sinh do bộ y tế đưa ra các loại nguyên liệu
như bột mỳ, đường sữa, phẩm màu thực vật phải đạt yêu cầu quốc gia.
Sản phẩm được sản xuất đúng qui trình công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt.
Các chỉ tiêu lý hoá bao gồm chỉ tiêu về độ ẩm hàm lượng protein, hàm lượng chất
béo, hàm lượng đường, độ kiềm, hàm lượng tro không tan trong axit HCl 10%.
Các chỉ tiêu cảm quang bao gồm: hình dạng bên ngoài, mùi vị, trạng thái, màu sắc,
tạp chất lạ.
Chỉ tiêu vệ sinh phải đảm bảo không có vi khuẩn gây bệnh, vi khuẩn ecoli,
clferfringens không có nấm mốc sinh độc tố.
Chất ngọt tổng hợp khi sử dụng phải được sự động ý của bộ y tế, ngoài nhãn phải
ghi hàm lượng chất ngọt tổng hợp đã dùng.
Bao gói phải ghi nhãn vận chuyển và bảo quản, sản phẩm phải được đóng gói cẩn
thận trong túi Pe, giấy bóng kín, giấy opp và các loại bao bì chống ẩm khác. Các sản
phẩm được đựng trong hộp catong hoặc các loại bao bì khác khô sạch không ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm. Nhãn được in trực tiếp trên túi, trên nhãn có ghi tên sản phẩm,
nhãn hiệu hàng hoá Hải Hà-Kotobuki, trọng lượng, tên Công ty, thành phần nguyên
liệu, điện thoại, địa chỉ bằng tiếng việt và tiếng Anh. Bên ngoài hộp catong có ghi tên
sản phẩm, tên Công ty trọng lượng kss ngày sản xuất, ngày hết hạn.
Kho chứa sản phẩm phải khô ráo thoãng mát sạch sẽ và không có mùi lạ, sản phẩm
đặt cách nền kho ít nhất 0.3 m và cách tường ít nhất 4,5 m.
Trên các túi bánh, ghi rõ tên bánh địa chỉ sản xuất ngày tháng năm sản xuất, khỗi
lượng và số đăng ký chất lượng.
Sản phẩm được bảo quản 60 ngày, 90 ngày tuỳ thuộc vào chủng loại sản phẩm.
3. Thực trạng chất lượng sản phẩm của Công ty bánh kẹo Hải Hà 3.1 Thực
trạng chất lượng bánh kẹo nói chung của Công ty
Chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như nguyên vật liệu, máy
móc thiết bị, trình độ tay nghề của công nhân.
Sản phẩm của Công ty thời đầu thành lập là các loại bánh kẹo với mặt hàng chủ
đạo là kẹo cứng với mặt hàng này thì được thị trường chấp nhận với máy móc hiện có
và nhập thêm máy móc hiện đại qua các năm. chính vì vậy tuy doanh nghiệp mới sản
xuất nhưng có thể có nhiều chủng loại sản phẩm có thể cạnh tranh với đối thủ khác.
Cùng với sự đổi mới của Công ty là nhu cầu người tiêu dùng tăng lên vì vậy để bắt
kịp với nhịp độ và cơ chế của nền kinh tế thị trường, Công ty đã chú trọng đầu tư vào
sản xuất bằng công tác nâng cao chất lượng sản phẩm để giữ uy tín sản phẩm của Công
ty trên thị trường. Công ty tiến hành sửa chữa và nâng cấp máy móc thiết bị mua sắm
thêm dây chuyền công nghệ tiên tiến, mở rộng danh mục mặt hàng củng cố và hoàn
thiện hệ thống kiêm tra chất lượng sản phẩm. Đồng thời phòng kỹ thuật cũng nghiên
cứu tìm tòi các phương pháp mới, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cũng thay đổi cho
phù hợp với điều kiện mới. Thực tế chất lượng sản phẩm của Công ty được thể hiện qua
bảng sau:
Biểu 6: Chất lượng sản phẩm của Công ty
Năm Chi phí sản xuất sản
phẩm đạt tiêu chuẩn
Chi phí sx sản phẩm
sai lỗi
Tỷ lệ sai
hỏng(%)
1998 90240 2.707 3
1999 99870 2496 2.5
2000 109637 1644 1,5
2001 101000 70700 0,7
(Nguồn: Phòng kế toán cung cấp)
Do đặc điểm sản phẩm của Công ty là sản xuất với khối lượng lớn, sản phẩm sản
xuất đồng loạt, phế phâmở rộng thị trường trong quá trình sản xuất đều được tận dụng
sử lý rồi quay trở về dây chuyền ban đầu để tái sản xuất. Do đó Công ty sẽ không tính
sản phẩm hỏng từng loại so với sản phẩm sản xuất mà các phân xưởng sẽ trực tiếp theo
dõi lượng chi phí là tiền và thời gian để sản xuất lại sản phẩm để tính tỷ lệ sai hỏng
chung.
Tỷ lệ sai hỏng = Chi phí sản phẩm sai lỗi x 100%
Tổng chi phí sản phẩm sản xuất
Qua biều đồ trên ta thấy chất lượng sản phẩm Công ty ngày càng tăng lên điều đó
được thể hiện ở tỷ lệ sản phẩm của Công ty giảm dần qua các năm. Nếu như năm 1999
tỷ lệ sai hỏng vẫn còn 3% thì năm 2001 giảm xuống còn 0,7 %. Kết quả là do Công ty
có sự nỗ lực nhiều trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Công ty có sự đầu tư
lớn về máy móc thiết bị. Năm 1995 đầu tư dây chuyền sản xuất kẹo isomalt, đây là loại
kẹo chiếm doanh thu trong các mặt hàng.
Tuy nhiên trên thực tế Công ty vẫn còn lượng phế phẩm là do một số dây chuyền
thiết bị công nghệ lạc hậu, nhưng công ty đã thanh lý với giá hạ ngay trong các năm sau.
Mặc dù chất lượng sản phẩm của Công ty đã đạt kết quả nhất định nhưng tỷ lệ sai
lỗi vẫn còn cao vì vậy để đạt mục tiêu năm 2005 sản xuất 100% là chính phẩm Công ty
cần có sự chú trọng hơn công tác quản lý nói chung và công tác quản lý chất lượng nói
riêng. Cùng với sự phát triển nguồn nhân lực, đầu tư máy thiết bị hiện đại để giảm dần
tỷ lệ phế phẩm.
3.2 Thực trạng chất lượng của một số loại kẹo
Chủng loại kẹo của Công ty rất đa dạng, kẹo cứng, trái cây, vitamin, kẹo sôcôla,
các loại kẹo cứng...Đối với kẹo sôcôla mềm cứng đang là sản phẩm tiêu thụ mạnh trên
thị trường và là sản phẩm kẹo có ưu thế cạnh tranh so với bánh kẹo Hải Châu và Kinh
Đô
Qua biểu số liệu đó ta thấy kẹo sôcôla sản xuất đều đạt các tiêu chuẩn lý hoá cũng
như chỉ tiêu cảm quang. Hình thức mẫu mã bao gói đẹp lịch sự hiện tại được ưa chuộng
trên thị trường, riêng chỉ có lỗi trong khâu gói kẹo. Nếu khắc phục được nhược điểm
này chắc chắn kẹo sốcôla sẽ cạnh tranh được với sản phẩm Hải Châu, Kinh đô về giá
bán và chất lượng
Biểu 7 : Tiêu chuẩn chất lượng của socola
Chỉ tiêu Tiêu chuẩn yêu cầu Thực tế đạt được
Chỉ tiêu lý hoá
độ ẩm
hàm lượng đường khử
hàm lượng đường
sacaroza
tro không tan trong
axit HCl 10%
Chất ngọt tổng hợp
Trọng lượng viên
Bao gói
2.chỉ tiêu cảm quan
Hình dạng
Mùi vị
Màu sắc
Tạp chất lạ
3. Trạng thái
6,5 – 8,0%
18 - 25%
40%
<= 0,1%
Theo qui định của bộ ytế
4,5 – 5,5 gam
pe
viên có hình nguyên vẹn,
không bị biến dạng, nhân
không bị chảy ngoài vỏ
kẹo, trong cũng một gói
viên kẹo tương đối đồng
đều.
Có mùi đặc trưng của
sốcôla
Nâu đen
Không có
Kẹo mềm: mịn không bị
hồi đường,
Kẹo cứng: vỏ dòn không
dính, không dai
6.4 –8%
18 - 26%
40%
0,02 - 0,07%
theo qui định của bộ
ytế
4,5 - 5.5g
PE, hộp nhựa
viên có hình nguyên
ven, không bị biến
dạng, nhân không bị
chảy ngoài vỏ kẹo,
trong cũng một gói
viên kẹo tương đối
đồng đều.
Có mùi đặc trưng của
sốcôla
Nâu đen
Không có
Kẹo mềm: mịn không
bị hồi đường,
kẹo cứng: vỏ dòn
4. Sinh vật
5. Tỷ lệ sai lỗi
6. Thời gian bảo
hành
Không có vi khuẩn gây
bệnh, vi khuẩn gây độc,
mốc và mọt.
1,2%
90 ngày
không dính, không
dai
Không có vi khuẩn
gây bệnh, vi khuẩn
gây độc, mốc và mọt.
1,2%
90 ngày
Phần thứ ba
Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩM
ở công ty bánh kẹo Hải Hà
I. cơ sở khoa học của giải pháp
1. Đánh giá chất lượng sản phẩm của công ty bánh kẹo Hải Hà- trong một số
năm qua .
1.1. Những thành tích .
Là một trong những đơn vị sản xuất kinh doanh bánh kẹo có quy mô lớn.Công ty
bánh kẹo Hải Hà đã mang lại công ăn việc làm cho nhiều người lao động,tạo thu nhập
ổn đinh cho công nhân,đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện.Với mức
lương bình quân là725.000đồng/tháng năm2001 đảm bảo cuộc sống cho người lao động
để họ yên tâm tìm tòi, sáng tạo trong công việc.Với đội ngữ công nhân trẻ năng đông
luôn tạo những sản phẩm có mẫu mã đẹp. Doanh thu hàng năm tăng nhất là những năm
gần đây. Bên cạnh đó,các chỉ tiêu về chất lượng luôn được đảm bảo.
Về chỉ tiêu lý hoá cảm quan vệ sinh và giá tri dinh dưỡng:Sản phẩm của công ty
đạt chất lượng ,sản phẩm hợp vệ sinh, có độ dinh dưỡng cao,tiêu hoá tốt có đủ chất đạm
không chứa độc tố làm ảnh hưởng đến chất lượng người tiêu dùng đặc biệt là những mặt
hàng có độ dinh dưỡng cao, được tiêu thụ manh trên thị trường,
Về công nghệ máy móc thiết bị ,từ khi hình thành Công ty luôn có sự đổi mới
công nghệ hiện nay Công ty có dây truyền bánh kem xốp,dây truyền kẹo Iomalt hiện đại
nhất
Về công tác quản lý kiểm tra chất lượng sản phẩm:Hệ thống KCS được thực hiện
từ phân xưởng đến tổ đội sản xuất ,bộ phận KCS kiểm tra một cách thường xuyên quá
trình sản xuất sản phẩm từ khâu thu mua nguyên vật liệu đến sản phẩm cuối cùng.
Công ty đã đạt được những sản phẩm rất đáng khích lệ trong việc làm hạ giá
thành sản phẩm, tạo cơ sở cho tăng lợi nhuận và có thể giảm giá bán thúc đẩy quá trình
tiêu thụ sản phẩm .
1.2. Những tồn tại :
Sản phẩm của Công ty tuy đa dạng phong phú nhưng sản phẩm chủ yếu là các
sản phẩm bình dân,sản phẩm cao cấp ít, bên cạnh những sản phẩm tiêu thụ tốt, bánh vẫn
là mặt hàng tiêu thụ chậm chưa tạo được uy tín với khách hàng.
Chất lượng sản phẩm chưa đặc sắc, để người tiêu dùng có thể nhớ và có một ấn
tượng đặc biệt.Sản phẩm chỉ phù hợp tiêu thụ với những tỉnh lẻ còn đối với những thành
phố lờn tốc độ tiêu thụ chậm.
Công ty đều có những biện pháp giải quyết sản phẩm hỏng nhưng tỷ lệ phế phẩm
còn nhiều đặc biệt là dây truyền cookies tỷ lệ bánh không đạt yêu cầu chiếm tới 20%
ngoài ra còn lãnh phí phần bao bì trong khâu gói kẹo, máy gói kẹo tự động nhưng khi
kẹo không bọc trong áo thì vỏ kẹo đó phải bỏ đi, không sử dụng lại được, điều đó gây
lãng phí cho Công ty
1.3. Nguyên nhân những tồn tại trên.
1.3.1.Nguyên nhân khách quan.
+Do nhu cầu tiêu dùng và văn minh tiêu dùng của khách hàng ngày càng cao đòi
hỏi sự thoả mãn phải cao hơn, trước khi chỉ cần sản phẩm có mẫu mã đẹp ,nhiều số
lương là chính nhưng ngày nay bánh kẹo phải ngon hấp dẫn đẹp mắt. Để thoả mãn yêu
cầu Công ty phải cải tến, không ngừng nâng cao chất lượng để tạo ra những sản phẩm
đặc sắc, phong phú hơn.
+ Là doanh nghiệp nhà nước bên cạnh nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Công ty
còn có nhiệm vụ thoả mãn mục tiêu xã hội tạo công ăn việc làm cho công nhân nên máy
móc thiết bị chưa được đổi mới đồng bộ máy móc mua cũ lạc hậu nhiều khi làm gián
đoạn sản xuất ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm nhưng Công ty vẫn đưa vào sản
xuất đẻ tạo việc làm cho người lao động
+ Một số nguyên liệu của Công ty chịu ảnh hưởng của thị trường đầu vào nhiều
khi chậm chẽ trong việc cung ứng.Nhất là đối với một số hương liệu cần ngoại nhập.
+ Đặc thù sản phẩm của Công ty sản xuất theo mùa vụ sản phẩm phải lưu kho
nên thời tiết khí hậu rất ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm bên cạnh đó chất lượng sản
phẩm cũng chịu ảnh hưởng của phong tục, thói quen văn minh tiêu dùng.
1.3.2. Nguyên nhân chủ quan
+Việc tổ chức bộ phận KCS chưa thật hợp lý bộ phận này vãn chịu sự quản lý
của phòng kỹ thuật, mà phòng kỹ thuật lại là người đề ra các chỉ tiêu và các thông số kỹ
thuật về chất lượng sản phẩm đồng thời lại là người kiểm tra các thông số đó.Do vậy
việc kiểm tra chất lượng sản phẩm khó khăn hơn không khách quan
+ Chất lượng công nhân còn chưa cao thiếu kiến thức về chất lượng và ý thức
tự quản lý chất lượng cao.
+ Công tác nghiên cứu thi trường của Công ty chưa được đẩy mạnh nên thông
tin phản hồi về chất lượng sản phẩm của Công ty từ phía khách hàng còn hạn hẹp và
thiếu chính xác.
+Máy móc công ty đổi mới cải tiến nhưng không đồng đều bên cạnh dây truyền
công nghệ hiện đại vẫn tồn tại vẫn tồn tại công nghệ lạc hậu
+Trong chiến lược về chất lượng sản phẩm của công ty mới chỉ theo tiêu chuẩn
nghành, tiêu chuẩn quốc gia. Chưa có sự chứng nhận của các tổ chức trên thế giới điều
này cũng gây khó khăn cho hàng hoá của Công ty khi cạnh tranh trên thi trường khu vực
và quốc tế.
Từ những tồn tại về chất lượng sản phẩm nói trên và xem xét những nguyên nhân
gây ra những tồn tại đó trong thời gian tới ,để có chỗ đứng trên thị trường đòi hỏi Công
ty phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những tồn tại trên góp phần nâng
cao chất lượng sản phẩm của Công ty, đáp ứng nhu cầu thị trường ,tăng khả năng cạnh
tranh của Công ty . 2. Phương hướng chiến lược kinh doanh của công ty
trong thời gian tới
Mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất của công ty hiện nay là không ngừng nâng
cao chất lượng sản phẩm, ngày một cao hơn để đạt được tiêu chuẩn ISO, lấy được giấy
chứng nhận của các tổ chức trên thế giới để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
với các sản phẩm trong nước cũng như ngoài nước.
- Dần hoàn thiện qui mô máy móc, thiết bị, tiến tới việc kiểm tra chất lượng bằng
các loại máy móc phù hợp, cho độ chính xác cao. Tăng cường đầu tư vào các thiết bị
sản xuất tân tiến và phù hợp với thị trường.
- Nâng cao trình độ nhận thức về công tác quản lý chất lượng sản phẩm cho các
cánh bộ, công nhân viên công ty. Để họ thấy dược chính chất lượng sản phẩm là một
trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong điều kiện
cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp với nhau.
- Tăng cường nghiên cứu thị trường, thu nhập một cách chính xác và nhanh nhất
những thông tin phản hồi từ người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm của công ty so với
sản phẩm của các công ty khác.
- Không ngừng nâng cao tay nghề cho công nhân viên, có các chính sách ưu đãi
nhằm thu hút các cán bộ, công nhân có trình độ, tay nghề cao về làm việc tại công ty.
Tạo điều kiện cho họ phát huy sở trường, có các sáng kiến mới trong việc nâng cao chất
lượng sản phẩm cho công ty.
- Chiếm lĩnh các thị trường lớn như miền Nam, giữ vững thị trường miền Bắc
bằng chính chất lượng sản phẩm của công ty mình
-Mục tiêu đến năm 2005 không có phế phẩm mà 100% là chính phẩm
II.Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
1: áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn IOS 9000
Cơ sở lý luận : Các tổ chức công nghiệp ,thưong mại hoặc chính phủ đều mong
muốn cung cấp các sản phẩm (phấn cứng phần mềm ,vật liệu đã chế biến ,dịch vụ )
thoả mãn những nhu cầu của người tiêu dùng .cạnh tranh ngày càng tăng lên trên toàn
cầu dã dẫn đến nhu càu ngày càng cao của người tiêu dùng .Cạnh tranh ngày càng tăng
lên trên toàn cầu đã dẫn đến đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng
.các yêu cầu thường được nêu trong ”yêu cầu kỹ thuật’’ .Tuy nhiên bản thân các yêu cầu
kỹ thuật có thể không đảm bảo được rằng mọi yêu cầu của khách hàng sẽ hoàn được
đáp ứng ,nếu như vô tình có sai sót trong hệ thống tổ chức cho việc đảm bảo và cung
cấp sản phẩm .Kết quả là các mối quan tâm trên đã dẫn đến việc xây dựng các tiêu
chuẩn và các bản hướng dẫn cho hệ thống chất lượng nhằm hoàn thiện cho các yêu cầu
kỹ thuật của sản phẩm đã quy định trong phần ’’yêu cầu kỹ thuật ’’ các tiêu chuẩn trong
bộ ISO 9000 nhằm cung cấp một hệ thống các tiêu chuẩn cốt yếu chung có thể áp dung
rộng rãi được trong công nghiệp cũng như trong các hoạt động khác .Các tiêu chuẩn
trong bộ ISO 9000 là sự mô tả các yếu tố mà hệ thống chất lượng nên có nhưng không
mô tả cách thức mà một tổ chức cụ thể thực hiện các yếu tố này .ISO 9000 là tập hợp
các kinh nghiệm quản lý chất lượng tốt nhất đã được thực hiện trong nhiều quốc gia và
khu vực đồng thời được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia của nhiều nước.
Cơ sở thực tiễn: công ty chưacó sự chứng nhận chất lượng của các tổ chức đánh
giá chất lượng ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Trên thị trường bánh kẹo có nhiều đối thủ cạnh tranh, các cơ sở bánh kẹo tư nhân,
nhà nước, hàng ngoại nhập đang cạnh tranhvới sản phẩm của Công ty. Các Công ty đã
có giấy chứng nhận ISO như Công ty bánh kẹo Kinh đô,... Công ty được cấp giấy
chứng nhận thì đó sẽ là một công cụ cạnh tranh hữu hiệu đối với thị trường trong nước.
Tiến trình hội nhập AFTA sắp tới vào năm 2003 cũng như việc Công ty muốn vươn ra
thị trường khu vực và trên thế giới nên phải có giấy chứng nhận ISO như là một tấm
giấy thông hành đảm bảo cho Công ty có điều kiện tham gia.
Phương tiến hành: trong ba mô hình đảm bảo chất lượng của ISO9000 là
ISO9001, ISO9002, ISO9003 dựa trên khả năng và đặc điểm sản xuất kinh doanh của
Công ty và sản xuất với số lượng lớn, mẫu mã chủng loại đa dạng và phong phú, Công
ty nên lựa chọn áp dụng ISO9002 là hệ thống chất lượng mô hình đảm bảo chất lượng
trong sản xuất, lắp đặt dịch vụ.
Quy trình áp dụng ISO9002 do ITC-WTO dưa ra năm 1996 gồm có mười bước.
Về cơ bản Công ty nên áp dụng theo đúng trình tự dưới đây.Tuy nhiên, kinh nghiệm của
các Công ty đã áp dụng ISO thành công ở Việt Nam cho thấy nên bổ sung thêm ba vấn
đề đó là:
+ Thuê tư vấn.
+ Đánh giá chất lượng nội bộ trước khi đánh giá thực
+Khắc phục sai lỗi trước khi đánh giá chính sách thực
Do vậy , thực hiện các bước theo tuần tự sau .
Cam kết áp dụng ISO9002của lãnh đạo công ty : Giám đốc là người đứng ra cam
kết đầu tiên cùng với ban lãnh đạo công ty về việc áp dụng ISO9002. Xuất phát từ yêu
cầu thực tế của Công ty
Thành lập ban lãnh đạo và lực lượng nhân viên :trong quá trình áp dụng ISO9002
công ty mất từ sáu tháng đến một năm, do đó phải thành lập ban lãnh đạo có nhiệm vụ
đề ra chương trình đẻ áp dụng ISO9002. Ban lãnh đạo gồm có hai người phóng kỹ thuật
, hai người phòng vật tư , ngoài ra còn có giám đốc và một phó giám đốc , như vậy ban
lãnh đạo gồm có sáu người. Ngoài ra còn lực lương nhân viên để thực hiện ISO9002
bao gồm các quản đốc phẫn xưởng và các tổ trưởng từng ca. Trong suất quá trình tiến
hành thực hiện ISO9002 ban lãnh đạo có nhiệm vụ theo dõi , hướng dẫn thực hiện các
chính sách chất lượng tuyên truyền cho toàn bộ công nhân viên trong công ty biết để
thực hiện theo là bước thu ISO9002
Tiếp theo là chuyên gia tư vấn: Hiện nay các tổ chức tư vấn thực hiện ISO9002 rất
nhiều ,bao gồm các tổ chức trong và ngoài nước. Công ty sẽ thuê tổ chức tư vấn trong
nước. Chi phí thuê là 200 triệu VNĐ
Xây dựng chính sách chất lượng. Khi thực hiện quản lý chất lượng điều quan trọng
nhất phải có mục tiêu chất lượng đúng đắn và biện pháp để thực hiện mục tiêu chất
lượng đó. Điều này được mô tả bằng chính sách chất lượng, một chính sách chất lượng
hiệu quả đòi hỏi mọi người đều quan tâm đến chất lượng. Chính sách chất lượng do
giám đốc Công ty viết sau đó được công bố tới tất cả các thành viên trong Công ty.
Chính sách chất lượng của Công ty gồm :
Công ty cam kết cung ứng các sản phẩm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Đó là
cách duy nhất Công ty có thể duy trì và sản xuất kinh doanh .
Để làm được việc đó tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty cam kết thực
hiện các nguyên tắc sau:
+Coi nhà cung ứng là bộ phận không tách rời của Công ty
+Coi mọi thành viên trong Công ty đều là các nhà cung ứng và là khách hàng của
những đồng nghiệp của mình để sao cho chất lượng không ngừng được cải tiến trong
mọi hoạt động của quá trình sản xuất kinh doanh.
Tổ chức giáo dục và đào tạo nhân viên sao cho mọi người có kỹ năng cần thiết để
không ngừng cải tiến kết quả công việc của mình.
Xác định trách nhiệm: Để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao không chỉ là
trách nhiệm của riêng người công nhân sản xuất mà còn là trách nhiệm của toàn bộ cán
bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Trách nhiệm của nhà quản lý là quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn đã cam kết của ISO9002 người công nhân có trách nhiệm tuân
thủ đúng quy trình kỹ thuật, công nhgệ .
Khảo sát tình trạng ban đầu mô tả các quá trình sai lỗi: Qua những thông tin về hệ
thống quản lý chất lượng của công ty đơn vị tư vấn sẽ đưa ra một báo cáo làm rõ những
chỗ chưa phù hợp và chỉ ra được bản chất cũng như phạm vi nỗ lực cần hướng tới.
Viết sổ tay chất lượng thủ tục hướng dẫn công việc: Ban lãnh đạo công ty cùng với
nhóm chất lượng sẽ cùng viềt sổ tay chất lượng, thủ tục hướng dẫn công việc thực hiện.
Đối với công ty hệ thống chất lượng được xây dựng gồm:
+Sổ tay chất lượng: Xác định chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của
Công ty phân công trách nhiệm và quyền hạn, giới thiệu thủ tục bằng văn bản của hệ
thống chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO9002
+Các thủ tục chất lượng :mô tả các biện pháp kiểm soát và điều phối các hoạt
động có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm .
+Các hướng dẫn công việc: Quy định chi tiết các công việc các hướng dẫn thực
hiện và chuẩn mực chấp nhận .
+Các hồ sơ chất lượng: Được chuẩn bị và duy trì chứng minh việc áp dụng có hiệu
lực của hệ thống chất lượng đã được thành lập thành văn bản .
Khi bắt tay vào xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, ban lãnh đạo công ty đã tìm
hiểu, nghiên cứu sâu sắc về ISO9002 đánh giá thực trạng công ty kết hợp xin ý kiến của
chuyên gia tư vấn lựa chọn mô hình. Sau đó Công ty đi vào đào tạo nhân viên lập kế
hoạch biên soạn các thủ tục sổ tay chất lượng. như vậy những điều được viết ra xuất
phát từ nhu cấu thực tế của công ty phù hợp với viết những gì cần làm. Nó là kết quả
của quá trình nghiên cứu , soạn thảo, bổ xung, sửa chữa của cả tập thể những người lãnh
đạo. Do vậy , những thủ tục hướng dẫn, quy định đó là hết sức thiết thực .
Tuân thủ tuyệt đối các đối thủ, hướng dẫn ấy là điều bắt buộc. Các bộ phận trong
Công ty cùng làm những gì đã viêt sẽ đảm bảo tính đồng bộ ,hợp lý và có kế hoạch giữa
các khâu giữa, các bộ phận đảm bảo tính quản lý có hệ thống của công ty. Đó là viết
những gì cần làm và làm những gì đã viết so sánh những cái đã làm và những cái đã
viết, có biện pháp khắc phục và lưu trữ tài liệu .
Tuyệt đối tuân thủ các thủ tục, hướng dẫn, tiêu chuẩn ,quy định đã ban hành, kịp
thới hướng dẫn các bộ phận áp dụng khi có sự điều chỉnh bổ xung theo yêu cầu thực
tiễn. Đây là đòi hỏi để thực hiện và duy trì hệ thống ISO9002.
Thực hiện theo các tài liệu của hệ thống chất lượng: sau khi viết sổ tay chất lượng
thành viên ban lãnh đạo và lực lượng nhân viên sẽ hướng dẫn mọi người trong Công ty
thực hiện theo trình tự cam kết viết trong sổ tay chất lượng .
Đánh giá nội bộ:Là mấu chốt để liên tục cải tiến để hướng Công ty theo những tiêu
chuẩn ISO9002 tổ chức thuê tư vấn cùng với thành viên trong ban lãnh đạo sẽ đánh giá
quá trình thực hiện của toàn Công ty .
Khắc phục sai nỗi: Khi đã đánh giá, có sai nỗi trong quá trình thực hiện sẽ được
đưa ra phân tích, nêu ra các bước khắc phục những sai nỗi đó .
Lựa chọn tổ chức đánh giá và đăng ký chứng nhận: Công ty sẽ lựa chọn một tổ
chức đánh giá trong nước đăng ký chứng nhận. Chi phí cho khâu này là khoảng 200triệu
VNĐ.
Công bố kết quả : Tổ chức đánh giá sau khi xem xét, đối chiếu trình tự áp dụng
ISO9002 của Công ty sẽ có đánh giá và công bố kết quả . Sau khi công bố kết quả.
Công ty sẽ được công nhận là đã thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9002
Hiệu quả của biện pháp: Công ty sẽ đạt được lợi ích lâu dài,trước hết Công ty có
một hệ thống chất lượng mang tính chất quốc, tạo được phong trào vì chất lượng trong
toàn Công ty, từ người lãnh đạo đến công nhân đều hiểu và biết làm thế nào để tạo sản
phẩm có chất lượng .
Tạo danh tiếng cho Công ty, tăng khả năng cạnh tranh của Công ty. Nếu đã được
cấp giấy chứng nhận ISO9002 bắt buộc Công ty phải thường xuyên duy trì và nâng cao
chất lượng để giữ giấy chứng nhận. Nhờ vậy Công ty có thể xây dựng được nền văn hoá
Công ty vì chất lượng, để liên tục duy trì và cải tiến chất lượng. Điều này làm cho ISO
9002 có tác dụng lâu dài đối với công tác quản lý chất lượng Công ty.
Ngoài ra thực hiện ISO 9002 còn giúp Công ty đưa sản phẩm ra thị trường khu
vực và thế giới.
Thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 Công ty sẽ đạt 100% sản
phẩm chính phẩm. Không còn tình trạng thiếu hụt định mức, nguyên liệu không bị rơi
vãi, làm cho chất lượng sản phẩm được nâng cao, tạo danh tiếng cho sản phẩm. Doanh
thu năm 2001 là 161 tỷ với uy tín của Công ty sau khi áp dụng ISO 9002 dư kiến doanh
thu sẽ là 170 tỷ và khi đó lợi nhuận của Công ty cũng không ngừng tăng lên.
Điều kiện để thực hiện:
Chi phí để thực hiện các bước nêu trên tổng cộng là 700 triệu nên Công ty phải
có nguồn kinh phí khoảng từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng. Nguồn kinh phí này Công ty có
thể huy động từ lợi nhuận để lại, vay tại các ngân hạng ...
Có sự đồng lòng nhất trí hướng về chất lượng sản phẩm của toàn bộ cán bộ công
nhân viên trong toàn Công ty.
Ban lãnh đạo Công ty nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm,
thấy được sự không phù hợp của các cách quản lý chất lượng sản phẩm hiện tại, thấy
được lợi ích của ISO 9002 trong cạnh tranh và hội nhập.
Về thiết bị sản xuất và thiết bị kiểm tra của Công ty khi cần đầu tư đổi mới ở bộ
phận nào thì Công ty phải có đủ năng lực để đầu tư.
Có hệ thống thông tin từ khách hàn, về thị trường về chất lượng sản phẩm sản
xuất, thông tin về tài chính. Hiện nay Công ty đã trang bị đủ hệ thống máy vi tính cho
các phòng ban tất cả các thông tin đều được lưu trữ trên máy. Điều này giúp cho việc
quản lý tài liệu khi áp cụng ISO 9002 được dễ dàng và đỡ tốn thời gian hơn.
2.Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, ý thức tổ chức cho người
lao động và có chính sách thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật và giỏi và công nhân
lành nghề.
Con người là yếu tố trọng tâm của sản xuất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản
xuất kinh doanh phụ thuộc vào trình độ, chất lượng của con người và việc quản lý con
người.
Con người là chủ thể của mọi quá trình kế xã hội. Đào tạo và bồi dưỡng người lao
động chính là cơ sở để thực hiện chiến lược, phát huy nhân tố con người trong sản xuất
của Đảng và nhà nước .
Trước hết áp dụng hợp lý các hình thức đào tạo nâng cao trình độ, nhận thức của
đội ngũ cán bộ quản lý. Nâng cao tay nghề giáo dục ý thức trách nhiệm cho đội ngũ
công nhân.
Cơ sở lý luận: Trong doanh nghiệp chất lượng lao động là một nhân tố cơ bản
quyết định đến chất lượng sản phẩm. Do vậy, việc đào tạo bồi dưỡng lao động là công
việc cần phải tiến hành một cách liên tục. Đồng thời với việc đào tạo và nâng cao trình
độ tay nghề cho công nhân, doanh nghiệp phải có chính sách thu hút cán bộ kỹ thuật
giỏi và công nhân lành nghề. Việc đào tạo, bồi dưỡng phải phù hợp với từng ngành
nghề, đối tượng và trên cơ sở dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển của
doanh nghiệp nhằm xây dựng kế hoạch đào tạo chi tiết cụ thể sát với thực tiễn và yêu
cầu của doanh nghiệp.
Cơ sở thực tiễn: Trong Công ty đội ngũ cán bộ quản lý đặc biệt quản lý kỹ thuậtlà
lực lượng hàng đầu quyết định đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả của các hoạt động
sản xuất kinh doanh. Hiện nay về đội ngũ cán bộ kỹ thuật công ty vẫn chưa có đội ngũ
hùng hậu do đó Công ty càng thu hút được nhiều nhà quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật
giỏi thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty càng cao.
Với đội ngũ công nhân là những người trực tiệp sản suất ra sản phẩm trình độ nhận
thức và tay nghề của họ là những yếu tố trực tiếp quyết đinh đến chất lượng sản phẩm
mà họ sản xuất ra. Trong thời gian qua Công ty chưa thực sự phát huy hết vai trò của
đội ngũ công nhân trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, bên cạnh đó người công
nhân chưa nhận thức rõ được trách nhiệm và nghĩa vụ quyền lợi trong việc nâng cao
chất lượng sản phẩm.
Phưong thức tiến hành :
Giải pháp về đào tạo :đào tạo người lao động là quá trình trang bị kiến thức, kỹ
năng giúp cho người lao thực hiện chức năng nhiệm vụ một cách tự giác và có sự am
hiểu hơn về công việc của họ .
Mục đích đào tạo :để đào tạo người lao động có hiệu quả trước mắt Công ty cần
phải xây dựng một kế hoạch đào tạo nguồn nhân sự bằng những hoạt động có tổ chức
của những nhóm khác nhau thực hiện phân tích đánh giá nhu cầu đào tạo của người lao
động ở mọi trình độ .đào tạo cán bộ quản lý đặc biệt là cán bộ quản lý kỹ thuật có năng
lực, trình độ chuyên môn cần thiết đáp ứng yêu cầu của công việc .
Nội dung đào tạo :
-Đào tạo trang bị kiến thức về quản trị doanh nghiệp hiện đại, các phương pháp
quản lý chất lượng sản phẩm hiện đại .
-Đào tạo công tác lập kế hoạchtrong công ty .nâng cao trình đoọ lập kế hoạch của
bộ phận kế hoạch trong công ty .tiếp cận phương pháp lập kế hoạch mới không chỉ dừng
lại ở các con số chỉ tiêu về giá tri ,khối lượng sản phẩm cần đạt mà cần phải bao quát cả
hiệu quả kinh doanh của Công ty sau mỗi kỳ kế hoạch .
-Đào tạo nâng cao trình độ cho bộ phận lập các tiêu chuẩn chất lượng , định mức
đảm bảo sát với thực tiễn ,với tình hình cạnh tranh hiện nay ,đảm bảo tiết kiệm ,hiệu
quả và thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Nội dung đào tạo đối với đội ngũ cán bộ quản lý là theo hình thức đào tạo cử đi
học.các nhân viên gián tiếp sẽ được công ty cử đi học các lớp tại chức hàm thụ về kinh
tế ,kỹ thuật, các lớp về quản lý chất lượng sản phẩm tại các trường ĐHKTQD,
ĐHBK...cụ thể ta thấy đội ngũ nhân viên gián tiếp có trình độ trung cấp là 36 người, để
nâng cao trình độ lên đại học Công ty cử 6 nhân viên (của các phòng kỹ thuật ,phòng kế
toán).
Chi phí cho mỗi người là 500000 đồng /tháng,một năm mỗi người là 5 triệu đồng
,đào tạo trong 4năm tổng chi phí là 20 triệu đồng .6 người chi phí là 120 triệu đồng .khi
đoa đội ngũ lao động gián tiếp có trình độ đại học của công ty sẽ tăng lên ,đồng thời họ
cũng nhận thức được vai trò của việc nâng cao chất lượng sản phẩm .
Nội dung đào tạo đối với đội ngũ công nhân là hình thức đào tạo tại chỗ. Công
nhân vẫn làm việc , họ nâng cao tay nghề trong quá trình làm việc nâng cao tay nghề
bậc thợ cho công nhân đây là công việc cần phải được tiến hành thường xuyên trong
Công ty nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả của đội ngũ lao đông trong
công ty .
Các chi phí cho đào tạo không chỉ bao gồm các chi phí về tiền mà bao gồm cả chi
phí cơ hội nhưng việc định lượng các chi phí cơ hội này là rất khó khăn. Dovậy, chi phí
đào tạo bao gồm :Học phí và lương trả cho người lao động trong quá trình học tập ,chi
phí vât chất cho học tập ,thực hành ,lương quản lý bộ phận học tập,tiền thù lao giáo
viên đào tạo,và các khoản chi phí khác .
Giải pháp về giáo dục: Là biện pháp tác động về mặt tinh thần,tâm lý của người
lao đông góp phần nâng cao ý thức kỷ luật lao động ,thái độ làm việc đúng giờ giấc
chấp hành đúng quy trình công nghệ ,các quy tắc an toàn sản xuất, tôn trọng quyết định
của cấp trên.Nội dung chủ yếu mà Công ty làm đó là giáo dục nhận thức về’’chất
lượng sản phẩm ‘’cho các nhân viên quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất. Hàng năm
Công ty sẽ tổ chức các cuộc thi đua quản lý giỏi sản xuất không có phế phẩm để các
phân xưởng học hoỉ lẫn nhau. Đồng thời có thưởng đối với những ca, kíp công nhân làm
ít phế phẩm hay không có phế phẩm.
Các hình thức giáo dục:
-Mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về chủ trương đường lối phắt triển của Công ty .
- Thực hiện tuyên truyền vận động người lao động thực hiện tốt nội qui qui chế và
kỷ luật lao động.
- Xây dựng tác phong công nghiệp trong lao động , xoá bỏ lề lối làm việc lao động
cũ.
- Xử lý nghiêm các vi phạm.
Song song với việc đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục đội ngũ cán bộ, công nhân viên,
Công ty cần có chế độ ưu đãi về tài chính đối với công tác quản lý chất lượng sản phẩm.
Có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời đối với những người thực hiện công tác này
thông qua một quĩ riêng. Ngoài ra cũng cần phải phát động các phong trào cải tiễn kỹ
thuật, công nghệ, phương pháp qui trình nhằm nâng cao chất lượn sản phẩm hay thành
lập các nhóm chất lượng trong mỗi phân xưởng.
Hiệu quả của biện pháp: đối với khối công nhân trực tiếp sản xuất có thể lượng
hoá được hiệu quả của biện pháp thông qua việc xác định các chi phí để thực hiện biện
pháp và kết quả thu được sau khi áp dụng. Còn đối với đội ngũ cán bộ quản lý thì hiệu
quả của nó là lâu dài, khó mà lượng hóa được.
Với phương châm như trên ta tính toán hiệu quả của biện pháp trên như sau. Tại
phân xưởng bánh 2 ( phân xưởng sản xuất bánh kem xốp) với 2 dây chuyền hiện đại của
Nhật bản bậc thợ bình quân của công nhân là 4/7. Mặc dù tay nghề của công nhân đã
được tăng lên so với bậc thợ bình quân của toàn Công ty là 3/7 nhưng để tận dụng công
suất máy móc đồng thời nâng cao chất lượng bánh hơn nữa, giả đình Công ty có kế
hoạch đào tạo 30 công nhân trực tiếp sản xuất của phân xưởng trong năm tổng chi phí
hết 50 triệu đồng đào tạo công nhân lên bậc 5 bao gồm các chi phí:
+ Trả lương cho công nhân trong quá trình học tập.
+ Chi phí cho giáo viên, cán bộ đào tạo.
+Chi nguyên liệu, phương tiện công cụ giảng dạy, thực hành.
+ Chi phí tổ chức công tác đào tạo.
Do được đào tạo nâng cao tay nghề ý thức lao động tốt hơn, tỷ lệ sản phẩm hỏng
giảm nên năng suất lao động trong phân xưởng tăng lên 3% so với khi chưa được đào
tạo. Năng suất bình quân của một công nhân trước khi đào tạo là 30.121 đồng/ người/
ngày, ngày làm việc 1 ca 8h.
Khi được đào tạo năng suất lao động tăng thêm là: 30121 x 0,02 = 602,42 đồng
hay tăng 903,6 x 318 = 1.532.556 đồng / người/ năm. Số tiền tăng lên do năng suất lao
động tăng của 30 công nhân được đào tạo là 1.532.556 x 30 = 45.976.680 đồng.
Như vậy nếu thực hiện theo phương án này thì hàng năm sẽ đem lại lợi ích cho
Công ty khoảng 45.976.680. Bậc thợ đào tạo công nhân tăng lên bậc 5, tỷ lệ phế phẩm
được hạn chế sẽ ít khoặc không có và chất lượng sản phẩm bánh kẹo được nâng lên.
Điều kiện để thực hiện biện pháp:
+ Trước mắt Công ty phải có khoản tiền là 50 triệu do đó Công ty phải có quĩ đầu
tư và phát triển đảm bảo cho công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân.
+ Công ty cần lập kế hoạch cụ thể trên cơ sở đánh giá phân loại lao động thường
xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng công tác đào tạo bồi dưỡng phát động các phong
trào thi tay nghề giỏi, có biện pháp động viên khuyến khích bằng vật chất.
Tiếp theo là thực hiện chính sách giữ và thu hút cán bộ kỹ thuật giỏi và công nhân
lành nghề.
Cơ sở lý luận: Có chính sách đãi ngộ, thu hút cán bộ và công nhân giỏi là một
trong những biện pháp mang lại hiệu quả cao. Giúp các Công ty tiết kiệm chi phí đào
tạo thông qua các chính sách tiền lương thưởng. Muốn sản phẩm làm ra có chất lượng,
năng suất lao động cao thì các công ty phải thường xuyên quan tâm đến người lao động
thông qua các chính sách khuyến khích vật chất.
Cơ sở thực tiễn:
Bên cạnh nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân trong việc áp dụng các hình
thức đào tạo, Công ty còn phải có chính sách giữ và thu hút cán bộ công nhân giỏi. Với
hệ thống máy móc sản xuất hiện đại đầu tư mới Công ty cần có một đội ngũ cán bộ kỹ
thuật giỏi để điều khiển. Bên cạnh đó bánh kẹo là mặt hàng thường xuyên thay đổi mẫu
mã công thức chế tạo, Công ty còn có đội ngũ kỹ sư hoa thực phẩm giỏi sẽ làm cho sản
phẩm của Công ty càng có danh tiếng trên thị trường. Mặt khác bậc thợ bình quân của
Công ty hiện nay là 3/7, nếu Công ty có chính sách giữ và thu hút thợ giỏi thì công ty
sẽ không phải mất thời gian đào tạo mà vẫn có đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi và công
nhân lành nghề.
Phương thức tiến hành:
Đăng thông báo tìm kỹ sư giỏi công nhân giỏi trên các phương tiện thông tin đại
chúng trong đó Công ty nêu rõ yêu cầu về tay nghề, trình độ của người lao động cần
tuyển.
Thuyên chuyển và đề bạt người lao động .
+ Khi người lao động được chuyển đến một công việc khác thì họ có cơ hội thể
hiện khả năng biết nhiều nghề tăng kiến thức và năng lực của mình. đối với công nhân
lúc đó họ phải chứng minh được giá trị bản thân bằng việc phát triển vững chắc những
kỹ xoả kỹ năng làm việc của mình,
Thường xuyên đề bạt kỹ thuật và công nhân lành nghề nếu họ có biều hiện tiến bộ
về tay nghề thì việc đề bạt người lao động tời một công việc tốt hơn kèm theo đó là
trách nhiệm lớn hơn, uy tín và kỹ xảo cao hơn được trả lương cao hơn điều kiện làm
việc tốt hơn, người lao động sẽ có cơ hội tự khẳng định mình.
Có chế độ khuyến khích vật chất:
+ Đối với công nhân bậc 5 trở lên, ngoài thưởng bằng lương hệ số còn thưởng
bằng số ngày nghỉ phép là 20 ngày so với công nhân trong toàn Công ty là 15 ngày, phụ
cấp lao động tăng hơn được chú trong để bồi dưỡng tay nghề.
+ Đối với cán bộ kỹ thuật giỏi với mỗi sáng kiến đóng góp cho công ty sẽ được
thưởng một khoản tiền bằng 2% so với giá trị của sáng kiến đó, ngoài ra còn được nâng
lương thưởng phép. Hàng năm Công ty cần mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ kỹ
thuật giỏi với những cán bộ công nhân lành nghề mới nhận công tác sẽ không phải qua
thời gian thử việc mà được nhận chính thức ngay.
Hiệu quả của biện pháp: Thực hiện biện pháp trên Công ty cần có sự tăng trưởng
hàng năm để mở rộng qui mô và có cơ sở để thu hút cán bộ giỏi và công nhận lành
nghề.
Khi đó Công ty sẽ có đội ngũ công nhân lành nghề bậc cao và chất lượng sản
phẩm sẽ ngày càng được nâng cao và cải tiến
3. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo các yếu tố đầu vào
sản xuất.
Cơ sở lý luận: tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ là động lực phát triển kinh tế
xã hội. Đổi mới công nghệ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản
phẩm mới tăng năngsuất lao động và sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu nhờ đó
tăng sức cạnh tranh nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó nguyên vật liệu lại là
đối tượng lao động chủ yếu trong quá trình sản xuất là yếu tố vật chất của sản phẩm và
việc áp dụng các biện pháp thông kê vào quản lý chất lượng sẽ làm cho chất lượng sản
phẩm của Công ty được nâng cao.
Trước tiên đầu tư đổi mới máy móc có trọng điểm, đồng bộ hoá dây chuyền sản
xuất.
Cơ sở thực tiễn: chất lượng sản phẩm và giá cả là hai trong những yếu tố quan
trọng nhất tạo nên khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp để nâng cao chất lượng
sản phẩm cũng có thể dựa vào trình độ quản lý, kỷ luật lao động, song những biện pháp
này không làm thay đổi một cách đáng kể. Do đó để cải tiến chất lượng Công ty nên đầu
tư đổi mới công nghệ sản xuất mặt khác hiện nay do khả năng tài chính của Công ty còn
hạn chế nên Công ty chưa một lúc đổi mới toàn bộ công nghệ nên công ty phải đổi mới
dây chuyền công nghệ có trong điểm.
Phương thức tiến hành: Như phần thứ hai đã đề cập các loại bánh qui và bánh
cookies và kẹo isomat là những sản phẩm truyền thống của Công ty trong những năm
trước bánh qui và kẹo isomat là mặt hàng tiêu thu mạnh.
Công thức chung để chọn phương án công nghệ tối ưu là:
Z = C + V x Q
Z: là giá thành của toàn bộ doạnh nghiệp dự định sản xuất
C: chi phí cố định tính cho toàn bộ sản phẩm dự định sản xuất
V: chi phí biến đổi tính cho một sản phẩm
Q: sản lượng sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra
Dựa vào giá thành, phương án công nghệ nào có giá thành hạ thì được coi là tối
ưu, ngoài ra còn dựa vào chỉ tiêu năng suất hoặc chỉ tiêu lợi nhuận để lựa chon phương
án công nghệ.
Công thức xác định là:
P=(G1 – Z1) x Q1 – (G0 – Z0 ) xQ0
trong đó :
P là mức tăng lợi nhuận do áp dụng công nghệ mới
G0: là giá bán một đơn vị sản phẩm trước khi đổi mới công nghệ
Z0: là giá thành một đơn vị sản phẩm trước khi đổi mới công nghệ
Q0: là sản lượng sản xuất trước khi đổi mới công nghệ
G1: là giá bán một đơn vị sản phẩm sau khi đổi mới công nghệ
Z1; là giá thành một đơn vị sản phẩm sau khi đổi mới công nghệ
Q1: là sản lượng sản xuất sau khi đổi mới công nghệ
Để việc đầu tư có hiệu quả Công ty nên mua dây chuyền của Italia với công suất 3
đến 3,5 tấn trên ca. Đây là dây chuyền hiện đại hoàn toàn tự động bắt đầu từ khâu phối
trộn nguyên liệu đến khâu bao gói. Chi phí cả mua vậc chuyển lắp đặt là 5 tỷ VNĐ.
Với dây chuyền trên Công ty có thể mang lại hiệu quả cao đối với loại bánh
sôcôla, sản phẩm bánh sôcôla năm 2000 là 1206396 kg ta có thể dự kiến được mức tăng
lợi nhuận do đổi mới dây chuyền công nghệ như sau:
P=(G1 – Z1) x Q1 – (G0 – Z0 ) xQ0
Mức lợi nhuận của bánh sôcôla do đổi mới công nghệ là:
Biểu 8:Phương án đổi mới công nghệ
Trước khi đổi mới công nghệ Sau khi đổi mới công nghệ
G0 (đồng) Z0(đồng) Q0(kg) G1(đồng) Z1(đồng) Q1(kg)
10.240 10.040 1.206.396 10.200 9.540 1.800.000
Hiệu quả của biện pháp:
P=(10200 - 9540) x 1800000 - (10024 - 10040) x 1206396
P= 946720800 đồng
Như vậy nếu công ty thực hiện phương án này htì mức tăng lợi nhuận sẽ là
946720800 đồng. Ngoài ra Công ty còn nâng cao được chất lượng sản phẩm, nâng cao
sản lượng sản xuất giảm sản phẩm hỏng và hạ giá bán xuống 40 đồng/ kg , hạ giá thành
xuống 500 đồng/ kg.
Điều kiện để thực hiện biện pháp:
- Có vốn để mua dây chuyền công nghệ khoảng 5 tỷ đồng bao gồm chi phí từ môi
giới, tiền người tư vấn cho đến khi nhận dây chuyền công nghệ.
- Tổ chức đào tạo lại tay nghề cho công nhân vì nếu nhập dây chuyền này thì công
nghệ khác hẳn so với công nghệ của dây chuyền sản xuất bánh sôcôla cũ.
Tiếp theo áp dụng các công cụ thống kê vào quản lý chất lượng sản phẩm .
Cơ sở thực tiễn: Đối với Công ty đảm bảo chất lượng sản phẩm để thoả mãn nhu
cầu người tiêu dùnglà mục tiêu hàng đầu của Công ty hiện nay, việc áp dụng các công
cụ thống kê vào Quản trị chất lượng sản phẩm vẫn chưa được chú trọng, một phần do
đặc điểm sản xuất của Công ty sản xuất với số lượng nhiều và mặt hàng bánh kẹo có thể
xử lý sản phẩm hỏng dễ dàng hơn. tuy nhiên như vậy cũng ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm để kiểm soát và có biện pháp khắc phục sản phẩm hỏng nên áp dụng các công
cụ thống kê vào Quản lý chất lượng sản phẩm .
Phương thức tiến hành:
Các công cụ thống kê có thể áp dụng bao gồm:
Biểu đồ lưu chuyển,
Sơ đồ nhân quả.
Biểu đồ kiểm soát
Biểu đồ pareto
Biểu đồ phân bố mật độ
Phiếu kiểm tra
Biểu đồ phân tán
Với tình hình thực tế hiện nay thì Công ty nên áp dụng sơ đồ nhân quả và biểu đồ
lưu chuyển.
-Biểu đồ lưu chuyên: là một dạng của biểu đồ miêu tả quá trình cách sử dụng bằng
các hình ảnh và ký hiệu nhằm cung cấp một sự hiểu biết đầy đủ nhất về đầu vào và đầu
ra của quá trình.
Khi Quản lý chất lượng bằng công cụ này sẽ có tác dụng quản trị tổng thể quá
trình sản xuất kinh doanh một cách chính xác, xác định được những công việc cần sửa
đổi và hoàn thiện. Những người làm việc trong quá trình sẽ hiều rõ được quá trình, họ
sẽ kiểm soát được quá trình vì trở thành nạn nhân của nó. Khi quá trình được nhìn nhận
một cách khách quan những cải tiến sẽ được nhìn nhận một cách rõ ràng giúp nhân viên
Không
đạt
nhận thức được mức độ hoà hợp của họ tới quá trình do đó cải thiện được thông tin
giữa khu vực phòng ban và toàn doanh nghiệp.
Chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thành phẩm sử dụng lưu
đồ để kiểm soát bột mỳ nhập kho nhìn vào lưu đồ ta thấy rõ được quá trình nhập kho
với chất lượng bột mỳ không đạt yêu cầu sẽ không được nhập kho và trả lại cho nhà
cung ứng. Với cách Quản lý này vừa giúp thủ kho tiết kiệm thời gian mà chất lượng bột
mỳ nhập vào được đảm bảo do đó sẽ nâng cao được chất lượng sản phẩm của Công ty.
Sơ đồ 4 : Sơ đồ quản lý nhập kho bột mỳ
-Sơ đồ nhân quả:là đồ thị để tiến hành phân tích mối liên hệ giữa nguyên nhân và
kết quả giúp ta đưa ra một nguyên nhân chính và các giải pháp cụ thể. Liệt kê đầy đủ
các nguyên nhân làm giảm chất lượng định rõ nguyên nhân chính, chủ yếu gây lên sự
biến động của chất lượng.
Nhận bột
mỳ
Kiểm tra
chất
lượng
Lập phiếu
nhập kho
Vào sổ
nhập kho
Nhập kho
Khi lập kế hoạch là phải hiểu rõ được vấn đề và tất cả các nguyên nhân gây ra
vấn đề đó, sơ đồ nhân quả giúp ta tìm được đầy đủ và chính xác các nguyên nhân đó.
Việc biết được các nguyên nhân chính một cách hệ thống và mối quan hệ giữa chúng
với các nguyên nhân ở cấp nhỏ hơn ảnh hưởng tới quá trình sản xuất là rất quan trọng
giúp ta thực hiện những bước cải tiến cần thiết và như là một danh sách để kiểm tra
nguyên nhân và mối quan hệ của chúng.
Trình tự lập sơ đổ nhân quả bao gồm các bước sau:
+ Qui định chỉ tiêu chất lượng cần phân tích
+ Liệt kê toàn bộ các yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng.
+Tìm các yếu tố phụ
+Trao đổi với những người trực tiếp sản xuất để tìm ra những biện pháp phù hợp
hoặc những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng.
+ điểu chỉnh các yếu tố.
Sơ đồ nhân quả đòi hỏi tất cả các thành viên trong Công ty từ lãnh đạo đến công
nhân, từ cán bộ gián tiếp đến sản xuất cùng có một suy nghĩ chung: Hãy đề phòng các
nguyên nhân gây ra sự cố, sai sót, hãy coi trọng phương châm phòng bệnh hơn chữa
bệnh trong quản trị
Qua sơ đồ cho ta thấy nguyên nhân gây ra lượng bánh sôcôla gẫy vỡ trên dây
chuyền. Bánh sai hỏng nhiều so với qui định là do các nguyên nhân: Con người, máy
móc thiết bị, công tác quản lý chất lượng, nguyên vật liệu, môi trường.
Chất lượng
bánh
sôcôla
Sơ đồ5: Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng của bánh
Trong đó nguyên nhân con người lại do trình độ bậc thợ, thái độ tình thần làm
việc của công nhân. từ đó Công ty có kế hoạch đào tạo công nhân như là cử đi học hay
có chính sách thu hút công nhân giỏi.
Do máy móc thiết bị là do qui trình công nghệ quá cũ, lạc hậu khuôn bánh mỏng
làm cho bánh càng dễ vỡ hơn. Công ty nên có biện pháp đổi mới thiết bị.
Do chất lượng của một số nguyên liệu đầu vào như: Bột mỳ, đường hương liệu do
công thức pha chế các loại nguyên liệu. để khắc phục cần kiểm tra tốt chất lượng
nguyên liệu đầu vào.
Nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là do công tác Quản lý chất lượng,
do phương pháp kiểm tra, hệ thống công cụ kiểm tra. Công ty phải tích cực áp dụng hệ
thống các công cụ thống kê, có phương pháp kiểm tra thực tế.
Do môi trường, thời tiết khô hanh dễ gây vỡ, lò nướng quá nhiệt độ.
Chất lượng
bột
Nguyên
vật
Máy móc
thiết bị
Công
nghệ
Chủng
loại Khuôn
bánh
Con
người
Trình
độ
Sthái
độ làm
việc
Môi trường
Lò nướng
Thời
tiết
Công tác
qlcl
Công cụ
kiểm
tra
PP kiểm tra
Điều kiện thực hiện biện pháp: Để thực hiện biện pháp này Công ty phải có đội
ngũ cán bộ có trình độ, am hiều về các công cụ thống kê. muốn vậy Công ty có thể lập
kế hoạch thông qua trao đổi yêu cầu của phòng kỹ thuật để đưa cán bộ của Công ty đi
học tại các trường đại học trong và ngoài nước. Hoặc tuyển thêm những nhân viên đã có
chuyên môn để áp dụng các công cụ thống kê vào quản lý chất lượng sản phẩm .
kết LUậN
Ngày nay doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển một vũ khí không thể không có
đó là nâng cao chất lượng sản phẩm.Một doanh nghiệp mới ra đời lại càng không thể
không chú ý đến vấn đề này, bởi lẽ mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là lợi ích của
bản thân doanh nghiệp đó chính là lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối công ty bánh kẹo
Hải Hà cũng thế. Hy vọng rằng đề tài này sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao
chất lượng ở Công ty bánh kẹo Hải Hà. Một công ty mới ra đời chưa kịp áp dụng một
hệ thống quản trị chất lượng nào.
Mục lụC
Lời nói đầu:
PHần thứ nhất:Nâng cao chất lượng là điều kiện tiên
quyết để tăng năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp
I.Nhận thức cơ bản về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp
1. Khái niệm chất lượng sản phẩm
2. Phân loại chất lượng sản phẩm
3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm
II.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và quan điểm đánh giá chất
lượng
1. Nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm
2. Quan điểm khi xem xét đánh giá chất lượng sản phẩm
III. Quản lý chất lượng sản phẩm .
1. Một số mô hình quản lý chất lượng
1.1 Mô hình quản lý chất lượng sản phẩm đồng bộ TQM.
1.2 Mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9000
2. Nội dung công tác quản lý chất lượng trong doanh nghiệp
2.1 Xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm
2.2 Công tác kiểm tra quản lý chất lượng sản phẩm
2.3 biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm
IV. Tính tất yếu và những kinh nghiệm của một số nước và các doanh nghiệp Việt
Nam trong việc đảm bảo, nâng cao chất lượng sản phẩm
1.Tính tất yếu
2.Những kinh nghiệm
2.1 Kinh nghiệm trên thế giới
2.2 Kinh nghiệm Việt Nam
PHầN THứ HAI : Thực trạng về chất lượng sản phẩm ở
công ty bánh kẹo Hải Hà
I .Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty, chức năng và nhiệm vụ
của nó
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty
II. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của
Công ty
1. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm
1.1 Đặc điểm về sản phẩm
1.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm
2. Đặc điểm tổ chức quản lý bộ máy
3. Đặc điểm máy móc thiết bị
4. Đặc điểm nhân sự
5. Đặc điểm nguyên vật liệu
6. Đặc điểm tổ chức sản xuất
7. Đặc điểm tài chính
III. Thực trạng chất lượng sản phẩm của Công ty bánh kẹo Hải Hà
1.Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua một số năm
2. Hệ thống chỉ tiêu đánh gia chất lượng sản phẩm của Công ty
3. Phân tích thực trạng về chất lượng sản phẩm của Công ty bánh kẹo Hải Hà
Phần thứ ba : Biện pháp nâng cao chất lượng sản
phẩm ở Công ty bánh kẹo hải hà
I . Cơ sở khoa học của giải pháp
1. Đánh giá chất lượng sản phẩm của Công ty bánh kẹo Hải Hà
1.1. Những thành tích
1.2. Những tồn tại
1.3. Nguyên nhân tồn tại
2. Phương hướng chiến lược kinh doanh của công ty trong thời gian tới
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
1. áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000
2. Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ tay nghề ý thức tổ chức cho người lao động và
có chính sách thu hút cán bộ KHKT giỏi và công nhân lành nghề
3. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo các yếu tố đầu vào sản xuất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100455_039.pdf