Tiểu luận Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch Chuyên viên - Tỉnh đã có chủ trương chấm dứt tình trạng nuôi cá lồng, cá bè trên sông Đồng Nai để tránh ô nhiễm nguồn nước gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng
Qua sự phân tích ưu điểm và nhược điểm của 03 phương án trên thì phương án 01 là phương án tối ưu nhất có nhiều ưu điểm nhất đúng với mục đích của chỉ thị đề ra bởi những lý do sau:
Về phương diện các cơ quan chức năng hoàn thành được nhiệm vụ mà Ủy ban nhân dân giao. Giải quyết vấn đề hợp tình, hợp lý, đúng nguyện vọng của người dân. Được nhân dân tin tưởng vào chính sách và chế độ của Nhà nước.
Giúp người dân thực hiện được chủ trương của tỉnh đề ra mà vẫn đảm bảo được cuộc sống sau này. Đồng thời giúp người dân nhận thức được việc làm của mình sẽ ảnh hưởng đến môi trường và đến chính cuộc sống của họ sau này khi nguồn nước bị ô nhiễm sẽ không có nước để sinh hoạt, sản xuất.
11 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 3854 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch Chuyên viên - Tỉnh đã có chủ trương chấm dứt tình trạng nuôi cá lồng, cá bè trên sông Đồng Nai để tránh ô nhiễm nguồn nước gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục
Lời mở đầu 02
Chương I: Mô tả tình huống 04
Chương II: Xác định mục tiêu xử lý tình huống 06
Chương III: Phân tích nguyên nhân và hậu quả 07
Chương IV: Xây dựng phương án và lựa chọn phương án 09
Chương V: Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện 12
Chương VI: Kết luận và kiến nghị 14
Tài liệu tham khảo 16
Lời Mở Đầu
Nước chiếm ¾ trái đất và là nguồn tài nguyên quí giá đối với sự sống của con người, trong đó nước ngọt chỉ chiếm 3%, còn lại 97% là nước mặn. Nước đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Nó không chỉ cần thiết cho con người mà còn rất cần thiết trong sản xuất như: công nghiệp, nông nghiệp, thủy điện và chăn nuôi thủy hải sảnTrong nhận thức của nhiều người trước đây, nước được coi như là nguồn tài nguyên vô tận không bao giờ hết. Song thực tế nó có giới hạn, đang ngày càng cạn kiệt và ô nhiễm trầm trọng. Sự ô nhiễm nguồn nước đang có nguy cơ gia tăng do thiếu biện pháp xử lý các loại rác thải sinh hoạt và công nghiệp; do các hóa chất dùng trong nông nghiệp, nhiễm bẩn từ các nguyên vật liệu khác dùng trong sản xuất.
Hiện nay trên thế giới ước tính khoảng 40% - 50% lưu lượng ổn định của các dòng sông bị ô nhiễm. Trong khi đó nhu cầu về nước sạch ngày càng tăng nhanh do sự gia tăng dân số và yêu cầu phát triển sản xuất. Có thể nói sau nguy cơ về dầu mỏ, loài người đã, đang và sẽ phải đối mặt với nguy cơ phổ biến là thiếu nguồn nước sạch cần thiết để duy trì và phát triển đời sống kinh tế - xã hội của mình.
Trước những nguy cơ trên mà nhiều nước trên thế giới họ đã ban hành từ rất sớm các quy định về việc bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên nước. Riêng ở nước ta Đảng và Nhà nước cũng rất quan tâm đến vấn này và “Luật tài nguyên nước” ra đời có hiệu lực từ ngày 01/01/1999, trong đó quy định rất rõ về việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
Việt Nam là một nước đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu, đang trong thời kỳ phát triển thành một nước công nghiệp. Song không vì vậy mà chúng ta quên đi việc sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh phát triển các ngành công nghiệp thì Đảng và Nhà nước ta cũng đã tập trung xây dựng một nền nông nghiệp vững mạnh, sản xuất đầy đủ lương thực, thực phẩm cung cấp trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Trong điều kiện đất đai, địa hình bất lợi cho việc tưới nước, trữ nước, khí
hậu thất thường theo mùa, lượng nước mưa lớn nhưng phân bố không đồng đều
trong năm và không đồng đều theo vùng địa lý đã tạo nên nhiều vùng đất thiếu nước, đặt biệt là trong mùa khô.
Để góp phần đưa nền nông nghiệp tiên tiến nước ta lên ngang tầm với các nước trong khu vực như Thái lan, MalaysiaNhà nước ta đã có nhiều giải pháp cụ thể như: về giống, kỹ thuật và các cơ chế quản lý nước, ngoài ra còn nhiều vấn đề bức xúc được đặt ra cho các nhà khoa học, một trong những vấn đề đó là làm thế nào để khai thác những vùng đất có nhiều tiềm năng nông nghiệp trong các điều kiện thiếu nước.
Chính vì các vấn đề trên mà Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 27/5/2009 về việc chấm dứt tình trạng nuôi cá bè trên nhánh sông Đồng Nai, nhằm bảo vệ môi trường nước không bị ô nhiễm, phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân trong khu vực.
Với những gì đã được học từ lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước, trong tiểu luận này tôi xin đề cập đến việc đưa ra và xử lý tình huống như sau: “Tỉnh đã có chủ trương chấm dứt tình trạng nuôi cá lồng, cá bè trên sông Đồng Nai để tránh ô nhiễm nguồn nước gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng”. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu phải giải quyết dứt điểm vấn đề trên để trả lại sự thông thoáng cho dòng sông tránh ô nhiễm môi trường.
Để giải quyết tình huống này yêu cầu người cán bộ quản lý phải có chuyên môn vững, có kinh nghiệm xử lý và hiểu biết từ những kiến thức đã được học qua lớp bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước. Với thời gian có hạn, trong tiểu luận này tôi xin đưa ra những giải pháp xử lý tình huống tối ưu nhất, tuy vậy vẫn không tránh khỏi những thiếu xót, kính mong thầy cô góp ý để bản thân tôi trở thành một chuyên viên có kinh nghiệm hơn và giải quyết công việc được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn quí thầy cô.
Chương I. Mô tả tình huống
Sông Đồng Nai là con sông lớn thứ nhì Nam Bộ, chỉ sau sông Cửu Long. Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài 437km và lưu vực 38.600m2.
Sông Đồng Nai đoạn chảy qua khu vực thuộc huyện Tân Uyên có nhiệm vụ cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, phục vụ công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng vào những tháng mùa khô.
Việc nuôi cá bè trên nhánh sông Đồng Nai đã hình thành từ rất lâu và là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, đời sống của các hộ dân ở đây được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên việc làm đó gây ảnh hưởng đến môi trường trầm trọng vì mỗi lần cho cá ăn người dân lại thả thức ăn trực tiếp xuống bè. Lượng thức ăn thả xuống một phần cá ăn không hết một phần thức ăn lọt qua khe lưới rơi xuống đáy sông, trôi đến các đoạn sông phí dưới. Mỗi bè cá có những phương thức cho ăn khác nhau, mặt khác số cá chết được cá hộ nuôi chế biến lại làm thức ăn cho các gia súc, gia cầm khác nuôi ngay trên bè cá. Phân, thức ăn dư thừa của các vật nuôi này sẽ trực tiếp thả ra lòng sông này gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
Trước tình hình ô nhiễm môi trường và ô nhiễm nguồn nước do việc nuôi cá bè trên sông Đồng Nai, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 27/5/2009 về việc chấm dứt tình trạng nuôi cá bè trên nhánh sông Đồng Nai.
Sau khi nhận được chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra công văn số 779/CV-SNN ngày 15/6/2009 đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Tân Uyên, phòng kinh tế huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã giải quyết vấn đề này và hàng tháng phải có báo cáo gửi Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh. Tuy nhiên, việc thực hiện của các hộ dân vẫn chưa tốt, số hộ nuôi cá bè còn rất nhiều, chủ yếu tập trung ở xã Lạc An, Thái Hòa,
Thạnh Hội vẫn còn hơn 150 hộ dân.
Xét thấy sự việc trở nên cấp bách không thể giải quyết trì trệ, kéo dài như trước đây nữa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phải có các biện pháp xử lý cứng rắn hơn, kiên quyết hơn, phải có sự phối hợp với nhiều ban, ngành, cơ quan chức năng khác như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Cảnh sát môi trường – Công an tỉnh, Báo Bình Dương, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dươngmột cách chặt chẽ để giải quyết công việc một cách có hiệu quả hơn. Đứng về phương diện là một chuyên viên trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp và tham mưu cho lãnh đạo để xử lý tình huống trên nhằm hoàn thành nhiệm vụ mà Ủy ban nhân dân tỉnh giao. Nhưng phải đúng trình tự, đúng quy định của Pháp luật, hạn chế thiệt hại về tiền và của cho nhân dân. Đồng thời phải đảm bảo theo đúng chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh là tích cực vận động, tuyên truyền để người dân hiểu và ý thức được việc nuôi cá lồng, cá bè trên sông gây ảnh hưởng đến nguồn nước làm ô nhiễm môi trường và tự nguyện tháo dỡ, di dời các bè cá trên sông.
Chương II. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Sông Đồng Nai không chỉ phục vụ nước cho sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt cho nhân dân trong những tháng mùa khô mà đặc biệt đây là nguồn nước chính phục vụ cho hai nhà máy nước Dĩ An và Đồng Nai. Nên việc các hộ dân huyện Tân Uyên nuôi cá bè trên sông Đồng Nai sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước trên sông do trong thời gian nuôi cá các thức ăn công nghiệp, thuốc phòng trị bệnh cá và sinh hoạt của người nuôi cá trên bè sẽ làm ảnh hưởng lâu dài đến nguồn nước. Chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu là phải giải tỏa, chấm dứt số lồng, bè cá nói trên để trả lại sự thông thoáng cho dòng sông và không bị ô nhiễm nhưng cũng tránh gây thiệt hại cho người dân. Chủ yếu là dùng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sống. Từ đó người dân sẽ ý thức được việc làm của mình không nuôi cá nữa mà chuyển đổi sang ngành nghề khác.
Như tình huống nêu trên, nếu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Tân Uyên phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn có người dân nuôi cá trên địa phận của mình tiến hành cưỡng chế buộc các hộ dân phải giải tỏa số lồng, bè cá ngay khi có chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho người dân. Bởi vì đa số các hộ dân nuôi cá đều phải vay vốn để đầu tư như làm lồng, bè, mua con giống, thức ăn, thuốc trị bệnhvới số tiền lên đến 200 triệu đồng một bè cá, ngoài ra một số hộ từ các tỉnh khác đến làm ăn cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng nếu xử lý thiếu kiên quyết như Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn như trước đây thì không thể giải tỏa, di dời hết số lồng, bè cá nói trên để chấp hành chủ trương của nhà nước.
Để giải quyết tình huống trên, yêu cầu người chuyên viên phải có hiểu biết, trách nhiệm, biết phối hợp với các đơn vị khác và tham mưu lãnh đạo xử lý tình huống trên nhằm hoàn thành nhiệm vụ Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương giao, nhưng phải đúng trình tự, đúng luật để bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân.
Chương III. Phân tích nguyên nhân và hậu quả
1. Nguyên nhân
Việc giải tỏa, di dời số lồng, bè cá trên sông Đồng Nai thuộc địa phận huyện Tân Uyên vẫn dây dưa, chưa dứt điểm xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Việc tuyên truyền các văn bản pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân chưa được rộng rãi. Do đa số người dân sống ở nông thôn nên người dân nuôi cá lồng, cá bè chưa thật sự ý thức được việc khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên nước là trách nhiệm của mọi công dân và của cả cộng đồng.
- Trong những năm gần đây việc nuôi cá bè trên sông Đồng Nai đạt hiệu quả kinh tế cao, đem lại thu nhập để cải thiện đời sống nên thu hút nhiều người dân. Họ đã tự chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang nuôi cá. Mặt khác, việc quản lý của cơ quan chức năng còn lỏng lẻo, không cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản nên người dân nuôi cá theo tính tự phát, khó quản lý và xử phạt.
- Người dân nuôi cá trong vùng đa số trình độ văn hóa của họ còn thấp. Không có điều kiện tiếp xúc các văn bản pháp luật như: Luật tài nguyên nước, luật thủy sảntừ đó dẫn đến sự thiếu tôn trọng pháp luật, không tuân thủ theo những quy định mà Nhà nước đã ban hành.
- Do sự thực hiện thiếu kiên quyết và không đồng bộ của Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn dẫn đến tình trạng dây dưa với tâm lý trông chờ của các hộ dân. Phải có sự chủ động phối hợp với các ban, ngành và các cơ quan khác để cùng nhau giải quyết dứt điểm.
2. Hậu quả
Việc Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn không giải quyết dứt điểm tình trạng nuôi cá trên sông đã gây ra những hậu quả sau:
- Những người dân xung quanh khu vực sông chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp khi nguồn nước bị ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, cây cối không phát triển được, nếu nặng hơn
nữa sẽ làm chết cây. Đồng thời là nguồn nước chính phục vụ cho hai nhà máy nước Dĩ An và Đồng Nai. Mặt khác, nguồn nước trên sông cũng chính là nguồn nước sinh hoạt của nhân dân trong các tháng mùa khô.
- Nếu mặt đất có nguồn nước bị ô nhiễm thì các tầng nước đồng loạt bị ô nhiễm theo, về lâu dài sẽ gây ô nhiễm nặng nề các tầng nước ngầm trên diện rộng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của nhân dân trong vùng.
- Về phía Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn:
Không hoàn thành nhiệm vụ mà Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
Làm giảm uy tín của ngành đối với Ủy ban nhân dân tỉnh.
Tăng thêm thái độ xem thường kỷ cương pháp luật của nhân dân đối với Nhà nước.
Chương IV. Xây dựng phương án và lựa chọn phương án
Với cương vị là một cán bộ trực thuộc của Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn đã được học qua lớp quản lý Nhà nước tại trường Chính trị Bình Dương và căn cứ vào chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh, tôi xin đưa ra các phương án giải quyết như sau:
1. Phương án 1
Thông báo chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh đến các hộ dân nuôi cá bè. Yêu cầu họ chấm dứt việc thả cá trên sông sau khi đã thu hoạch và không tiếp tục thả đợt cá mới. Vận động tuyên truyền, giải thích, phát tờ rơi liên quan cho người dân biết về việc nuôi cá bè trên sông sẽ làm dòng sông bị ô nhiễm gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong vùng. Đồng thời làm công văn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh gia hạn thời gian để di dời, chấm dứt tình trạng nuôi cá. Đến ngày cuối cùng mà hộ dân không tự di dời thì tiến hành cưỡng chế buộc phải chấm dứt.
a. Ưu điểm
Thực hiện được chủ trương của tỉnh về việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước, tránh ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm môi trường sống.
Phần nào đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân. Đồng thời vẫn bảo đảm được quyền lợi của người dân, giúp người dân có thêm thời gian để thu hồi vốn không ảnh hưởng lớn đến kinh tế và đời sống của họ.
Mang tính khả thi cao và dễ thực hiện tuy vẫn phải làm công tác tuyên truyền, vận động và thuyết phục.
b. Nhược điểm
Thời gian bị kéo dài thời hạn trong việc giải quyết dứt điểm tình trạng nuôi cá bè trên sông.
Mất nhiều thời gian, công sức để điều tra, tuyên truyền vận động và thuyết phục.
2. Phương án 2
Theo chỉ thị 13/CT-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2009 thì đến ngày
31/12/2009 phải chấm dứt tình trạng nuôi cá bè trên nhánh sông Đồng Nai. Đến nay đã quá ngày quy định mà tình trạng trên vẫn còn tồn tại phải tiến hành cưỡng chế, buộc các hộ nuôi cá phải lập tức chấp hành kể cả việc bán cá non, cá chưa đủ tuổi thu hoạch.
a. Ưu điểm
- Nhanh chóng trả lại sự thông thoáng cho dòng sông để nguồn nước không bị ô nhiễm.
- Hoàn thành nhiệm vụ mà Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
b. Nhược điểm
Gây thiệt hại về kinh tế cho các hộ dân nuôi cá vì phải bán cá non, cá chưa đủ tuổi thu hoạch, giá bán thấp và có thể bị ép giá. Dẫn đến đời sống của các hộ dân khó khăn và rơi vào tình trạng vay nợ vì họ không đủ tiền để trả số tiền đã vay đầu tư vào nuôi cá.
Dẫn đến tình trạng bất mãn của các hộ dân nuôi cá. Từ đó gây ảnh hưởng xấu đến các cơ quan ban ngành, cơ quan chức năng của tỉnh.
Không hợp với truyền thống của người dân Việt Nam là vừa có lý, vừa có tình.
3. Phương án 3
Tiến hành xử phạt hành chính và lập biên bản cam kết đối với từng hộ nuôi cá bè, trong đó quy định cụ thể chủ hộ chỉ được nuôi đến hết chu kỳ thủy sản, không được nuôi tiếp, đồng thời tự tháo gỡ lồng bè sau khi hết chu kỳ. Chấp hành nghiêm chỉnh chỉ thị mà Ủy ban nhân dân đã đưa ra.
a. Ưu điểm
Nhanh, gọn không mất nhiều thời gian để thực hiện, tiết kiệm được tiền của và công sức của nhân dân.
b. Nhược điểm
Các hộ dân nuôi cá bè trên sông Đồng Nai thuộc địa phận huyện Tân Uyên đều không có giấy phép mà nuôi tự phát. Điều này dẫn đến rất khó trong xử phạt.
Nếu xử phạt xong thì tình trạng nuôi cá sẽ không chấm dứt, các hộ nuôi cá sẽ tiếp tục thả đợt cá mới. Vì số tiền xử phạt hành chính so với lợi nhuận mà việc nuôi cá đem lại là không đáng kể.
Như vậy sẽ không thể giải quyết dứt điểm tình trạng nuôi cá nói trên, sẽ tạo tiền lệ cho các hộ dân xem thường chủ trương của tỉnh đưa ra. Sẽ gây ảnh hưởng lâu dài đến quyền lợi của các hộ dân sử dụng nước.
4. Lựa chọn phương án
Qua sự phân tích ưu điểm và nhược điểm của 03 phương án trên thì phương án 01 là phương án tối ưu nhất có nhiều ưu điểm nhất đúng với mục đích của chỉ thị đề ra bởi những lý do sau:
Về phương diện các cơ quan chức năng hoàn thành được nhiệm vụ mà Ủy ban nhân dân giao. Giải quyết vấn đề hợp tình, hợp lý, đúng nguyện vọng của người dân. Được nhân dân tin tưởng vào chính sách và chế độ của Nhà nước.
Giúp người dân thực hiện được chủ trương của tỉnh đề ra mà vẫn đảm bảo được cuộc sống sau này. Đồng thời giúp người dân nhận thức được việc làm của mình sẽ ảnh hưởng đến môi trường và đến chính cuộc sống của họ sau này khi nguồn nước bị ô nhiễm sẽ không có nước để sinh hoạt, sản xuất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_chuyen_vien_1_1876.doc