Thực vậy, các nước nghèo là những nước có tốc độ bùng nổ dân số nhiều
nhất nhưng bản thân các nước này vì thiếu các yếu tố về vốn, công nghệ nên
không đủ khả năng thực hiện các chương trình dân số một cách hiệu quả, do đó
nhất thiết phải có sự giúp đỡ, tài trợ của các quốc gia phát triển hơn. Trên thực tế,
từ cuối thế kỉ XX, khi hiện tượng bùng nổ dân số xuất hiện thì cũng là lúc các
nước bắt đầu ngồi lại với nhau để bàn bạc về vấn đề này. Có thể kể đến 3 hội nghị
toàn cầu lớn bàn về vấn đề dân số là hội nghị năm 1974 tại Bucharest, hội nghị
năm 1984 tai Mexico city và hội nghị năm 1994 tại Cairo. Đặc biệt là trong hội
nghị Cairo năm 1994, các nước đã đề ra được một chương trình kế hoạch hành
động 20 năm cho vấn đề dân số, các nước giàu còn còn cam kết sẽ dành 0,7%
GNP để giúp đỡ các nước kém phát triển, lạc hậu trong vấn đề dân số (tuy nhiên
trên thực tế chỉ có vài nước Bắc Âu là thực hiện cam kết này).
16 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 10023 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bùng nổ dân số và vấn đề toàn cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Bùng nổ dân số và vấn đề toàn cầu
2
MỞ ĐẦU
Ngày nay, khái niệm “con quái vật dân số” hay “quả bom dân số” đã trở lên
không còn xa lạ gì với mỗi chúng ta. Gọi như vậy phần nào đã cho chúng ta một
cái nhìn khái quát nhất về tính nguy hại và cấp thiết, cũng như những áp lực mà
vấn đề dân số gây ra cho chúng ta. Trong vòng bốn thập niên trở lại đây, nhân loại
đã có cái nhìn khác về vấn đề dân số, đã không còn quan niệm “trời sinh voi trời
sinh cỏ” nữa mà thay vào đó, con người đã có cái nhìn nghiêm túc hơn trước thực
trạng diễn biễn ngày càng phức tạp của vấn đề dân số. Trong bài tiểu luận này,
chúng tôi chỉ muốn đề cập tới nguyên nhân và thực trạng của vấn đề bùng nổ dân
số- vấn đề đang làm đau đầu lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có
Việt Nam- để từ đó làm sang tỏ vấn đề bùng nổ dân số hiện đã vượt ra ngoài biên
giới của một quốc gia, một khu vực và đã trở thành một vấn đề toàn cầu.
Bài tiểu luận của nhóm chúng tôi được chia làm 3 phần
I. Khái niệm và thực trạng của vấn đề bùng nổ dân số
II. Nguyên nhân bùng nổ dân số
III. Tại sao vấn đề dân số lại được coi là vấn đề toàn cầu
3
I. Khái niệm và thực trạng vấn đề bùng nổ dân số trên thế giới
1. Khái niệm
- Dân số là tập hợp những người sinh sống trong cùng một quốc gia, khu
vực, vùng địa lí kinh tế hoặc một đơn vị hành chính.
- Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian
ngắn,gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội1.
Như vậy bản chất của bùng nổ dân số chính là sự tăng lên nhanh chóng một
cách đột biến của số lượng người sinh sống trong phạm vi của một quốc gia, khu
vực, vùng địa lí, hay nói rộng ra đó là sự gia tăng trên phạm vi toàn cầu.
2. Thực trạng vấn đề bùng nổ dân số
Chúng tôi sẽ xem xét vấn đề bùng nổ dân số trên hai cấp độ: cấp độ quốc tế
và cấp độ quốc gia.
a. Cấp độ quốc tế
Dân số phát triển với tốc độ chóng mặt. Xét trong toàn bộ tiến trình lịch sử
xã hội cho đến nay,tỉ lệ phát triển dân số trên phạm vi toàn thế giới ngày càng cao.
Vào những năm công nguyên,dân số thế giới chỉ vào khoảng 250 triệu
người .Cách đó 1.600 năm, dân số thế giới tăng trưởng rất chậm, đến năm 1650
dân số thế giới chỉ tăng gấp đôi con số trên.
Năm 1825,dân số thế giới lên đến 1 tỉ người.
1 Từ điển bách khoa toàn thư
4
Năm 1925 dân số thế giới là 2 tỉ người. 50 năm tiếp theo dân số thề giới
tăng gấp đôi,tức là vào năm 1975 đạt tới 4 tỉ người.
Năm 1987,vào ngày 11 tháng 7,dân số thế giới tròn 5 tỉ người,tức là chỉ cần
12 năm để tăng thêm 1 tỉ người.1
Dân số thế giới đã vượt qua ngưỡng 6 tỉ người vào cuối thập kỷ XX, đạt
6,616 tỉ người vào năm 2007, với tỷ lệ tăng dân số hằng năm 1,2% (so với 2% của
những năm thập kỷ 60 của thế kỷ XX). Chỉ trong vòng 12 năm, thế giới đã tăng
thêm 1 tỉ dân (từ 1987 - 1999), là giai đoạn ngắn nhất trong lịch sử loài người để
có thêm 1 tỉ dân và 1 tỉ tiếp theo sẽ đạt được sau 13 năm. Theo dự báo, dân số thế
giới sẽ tăng thêm 2,6 tỉ trong vòng 45 năm tới, tức đến năm 2050 dân số thế giới
sẽ đạt 9,1 tỉ người . Như vậy có thể thấy thời gian để dân số thế giới tăng thêm gấp
đôi, cũng như thời gian để Trái Đất đón thêm 1 tỉ công dân mới ngày càng được
rút ngắn một cách nhanh chóng. Người ta tính rằng cứ 6 tháng dân số thế giới lại
tăng thêm bằng số dân của nước Pháp (50 triệu) và cứ sau 10 năm lại có một nước
Trung Quốc ra đời ở những vùng nghèo nàn nhất trên Trái Đất2. Đó quả thật là
những con số khủng khiếp.
Tuy nhiên tốc độ tăng dân số ở các khu vực khác nhau trên thế giới là
không giống nhau. Có một nghịch lí là khu vực các nước nghèo và kém phát triển
nhất lại là những khu vực có tốc độ tăng dân số nhanh nhất. Theo điều tra của Cục
Điều tra dân số Mỹ, tốc độ tăng dân số nhanh nhất lại là ở các khu vực nghèo khổ
nhất tại châu Phi, Trung Đông và tiểu lục địa Ấn Độ, nơi trung bình một phụ nữ đẻ
7 con. Trong tương lai gần, tốc độ phát triển dân số nhanh nhất vẫn là khu vực
châu Phi và Nam Á. Trong vòng nửa đầu thế kỉ XXI, dân số châu Phi sẽ tăng
khoảng 2,4- 3 lần, cao hơn tốc độ tăng dân số toàn cầu khoảng 1,7-1,8 lần. Cũng
1 Nguyễn Trần Quế, Những vấn đề toàn cầu hóa ngày nay, tr.71
2 Nguyễn Trần Quế, những vấn đề toàn cầu hóa ngày nay, tr 23
5
như vậy tốc độ tăng dân số ở khu vực Nam Á cũng cao hơn tốc độ tăng dân số
toàn cầu 10-15%.
Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2000 - 2005, theo thống kê của Liên hợp
quốc, hằng năm dân số thế giới tăng thêm khoảng 76 triệu người, trong đó 6 nước
có số dân tăng thêm chiếm 45% là Ấn Độ (số dân tăng thêm chiếm 22%), Trung
Quốc (11%), Pa-ki-xtan, Ni-giê-ri-a, Mỹ, Băng-la-đét (mỗi nước 4%). Ngoài ra,
16 nước khác có số dân tăng thêm chiếm 25%, trong đó In-đô-nê-xi-a (số dân tăng
hằng năm 2,7 triệu), Băng-la-đét (2,6 triệu), Bra-xin (2,5 triệu), Ê-ti-ô-pi-a (1,8
triệu), Cộng hòa Công-gô (1,5 triệu), Phi-líp-pin (1,5 triệu), Mê-hi-cô (1,4 triệu),
Ai-cập (1,3 triệu), Áp-ga-ni-xtan (1,2 triệu), Việt Nam (1,1 triệu), Thổ Nhĩ Kỳ (1
triệu), U-gan-đa (0,9 triệu), I-rắc (0,7 triệu), Kê-ni-a (0,7 triệu), Cộng hòa Tan-da-
ni-a (0,7 triệu), Cô-lôm-bi-a (0,7 triệu) và Xu-đăng (0,7 triệu). Trong khi dân số
của nhiều nước, đặc biệt là ở châu Phi và châu Á tiếp tục gia tăng trong vài thập
niên tới, thì ở một số nước phát triển đạt dưới mức sinh thay thế lại có xu thế suy
thoái dân số trong vòng 50 năm (2000 - 2050) như CHLB Nga (số dân giảm 35
triệu), U-crai-na (23 triệu), Nhật (15 triệu), Ba-lan (7 triệu), Ru-ma-ni (5 triệu),
CHLB Đức (4 triệu), Bê-la-rút và Bun-ga-ri (3 triệu)1. Như vậy, sức ép dân số đối
với đa số các nước đang phát triển, trong đó có nước ta do số dân tăng thêm hằng
năm còn rất lớn trước đời sống kinh tế, chính trị và xã hội, hạn chế đến khả năng
cải thiện, phát triển và tiềm ẩn nguy cơ tụt hậu.Dân số tăng nhanh nằm ở khu vực
những nước đang phát triển, với hơn 95% sự gia tăng dân số nằm ở khu vực này:
Hiện nay, dân số thế giới đang gia tăng với tỷ lệ trung bình là 1,2%/năm.
Cục điều tra dân số Mỹ dự báo, tốc độ này sẽ giảm xuống còn 0,5% năm 2050.
Khi đó, Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc trở thành nước đông dân nhất thế giới.
b. Cấp độ quốc gia
1 Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam
6
Trong tiến trình toàn cầu hóa hiện nay, có một vấn đề nan giải đó là sự tăng
nhanh dân số ở khu vực các thành phố lớn. Tỷ lệ dân cư tại các thành phố, đặc biệt
là các thành phố lớn ngày càng cao. Năm 1955, dân số đô thị là 872 triệu người
(chiếm 32% dân số toàn cầu), năm 1975 là 1,5 tỉ người (chiếm 38%), năm 1995 là
2,6 tỉ người (chiếm 45%). Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, tới năm 2025 số dân
sống ở các đô thị sẽ chiếm 60% dân số toàn cầu. Số thành phố có trên 10 triệu dân
cũng tăng lên nhanh chóng. Nếu như năm 1975 mới chỉ có 5 thành phố như vậy thì
tới năm 1995 đã có 14 thành phố, theo dự đoán thì tới năm 2025 chỉ riêng châu Á
sẽ có tới 20 thành phố trên 10 triệu dân.1 Khi dân số đô thị toàn cầu bùng nổ (cứ
38 năm lại tăng gấp đôi) các thành phố lớn nhất thế giới ngoại trừ Tokyo sẽ bị tuột
xuống cuối danh sách vào năm 2015 và thay thế chúng là các đô thị nhỏ hơn mà ở
đó đang có sự bùng nổ dân cư, cũng theo dự đoán này, Bombay và New Delhi sẽ
trở thành các thành phố lớn thứ hai và thứ ba trên thế giới thay thế cho Mexico
city và New York hiện nay.
II. Nguyên nhân bùng nổ dân số
Sự chênh lệch lớn về tỷ lệ sinh tử: trong giai đoạnđầu phát triển lịch sử
phát triển của nhân loại, tỷ lệ sinh tương đối cao do nhu cầu duy trì nòi giống và
nhu cầu lực lượng sản xuất phục vụ phát triển xã hội, trong khi đó tỉ lệ tử cũng
tương đối cao do điều kiện sống hạn chế, thiên tai, dịch bệnh nhiều… Do đó, trong
giai đoạn này tỷ lệ sinh và tử tương đối cân bằng. Ngược lại, trong giai đoạn
“bùng nổ dân số” tỷ lệ sinh vẫn tiếp tục được duy trì trong khi đó tỷ lệ tử có xu
hướng giảm do điều kiện sống được nâng cao, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học kỹ thuật, các nhu cầu cơ bản của con người được chú trọng đặc biệt là
trong công tác vệ sinh và y tế dẫn tới tỉ lệ tử giảm xuống. Thêm vào đó, tuổi thọ
của con người được nâng cao dần, năm 1975 tuổi trung bình của dân cư thế giới là
21,9 tuổi, tới năm 2000 là 26,6 tuổi. Quá trình toàn cầu hóa đã mang lại cho các
1 Nguyễn Trọng Chuẩn, Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỉ XXI, tr.195
7
quốc gia kém phát triển khả năng tiếp cận với những tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Những căn bệnh trước kia được coi là nan y đã tìm ra phương pháp chữa trị, người
dân đã biết sử dụng rộng rãi các loại thuốc văc-xin, thuốc kháng sinh.. Mặt khác
khoa học kĩ thuật cũng góp phần làm giảm tỉ lệ tử ở trẻ sơ sinh, mang lại nhiều cơ
hội cho các cặp vợ chồng hiếm muộn… Chính những yếu tố trên đã làm nảy sinh
tình trạng mất cân bằng giữa sinh và tử, dẫn đến tình trạng tăng dân số một cách
chóng mặt.
Nhu cầu về lực lượng sản xuất: ở các quốc gia kém phát triển, những nơi
mà khoa học kỹ thuật chưa mấy phát triển và việc áp dụng khoa học và sản xuất
còn rất hạn chế, lực lượng sản xuất vẫn chỉ mới ở trình độ cơ khí thủ công, sử
dụng lao động cơ bắp, lao động chân tay là chủ yếu, cộng với những nguồn năng
lượng có sẵn trong tự nhiên để sản xuât, trong xã hội như vậy thì dân số càng tăng,
sức lao động càng nhiều, càng đẩy mạnh sức sản xuất xã hội. Do đó mà dân số thế
giới của chúng ta không ngừng tăng lên một cách nhanh chóng, để đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế của từng quốc gia .
Quan niệm lạc hậu: ở một số nước đặc biệt là các nước phương đông
vẫn còn một số quan niệm lạc hậu: sinh nhiều con, tư tưởng trọng nam khinh nữ,
muôn sinh con trai… Điều này có thể thấy rất rõ ở Việt Nam, tại các vùng dân tộc
thiểu số hoặc các vùng nông thôn thường có tư tưởng sinh càng nhiều càng tốt và
nhất thiết phải có con trai, do đó mà ở các vùng này gia đình nào cũng có 3 con trở
lên. Ở các nước này vai trò và địa vị của người phụ nữ vẫn còn rất thấp, phụ nữ
nhiều nơi vẫn chưa được giải phóng hoàn toàn. Ngược lại có thể thấy ở các quốc
gia phát triển phương Tây, nơi mà người phụ nữ khá bình đẳng với nam giới và
tham gia ngày càng nhiều vào lực lượng lao động của xã hội thì tỉ lệ sinh rất thấp,
chính quyền nhiều nước còn phải đề ra các chính sách khuyến khích tăng tỉ lệ sinh.
Ở một số nước nghèo và các nước đang phát triển thì vấn đề tiếp cận, và nhận
thức về dân số còn rất hạn chế, đặc biệt là châu phi và một số nước ở châu Á, kinh
tế nghèo đói, lương thực không đủ ăn chua nói đến vấn đề tiếp cận đến vấn đề giáo
dục dân số và kế hoạch hóa gia đình. Họ thiếu những kiến thức và phương tiện cơ
8
bản về phòng tránh thai. Thậm chí nhiều khi chính các nhà lãnh đạo cũng có nhận
thức chưa đầy đử về vấn đề này, ví dụ cách đây 8 năm thị trưởng thành phố
Mannila đã ra lệnh cấm các trung tâm y tế cung cấp các biện pháp ngừa thai hiện
đại như bao cao su, thuốc tránh thai và triệt sản nhằm mục đích bảo vệ các giá trị
cuộc sống??
III. Tại sao “Bùng nổ dân số” lại là vấn đề toàn cầu
Cũng như mọi vấn đề toàn cầu khác, vấn đề bùng nổ dân số cũng sẽ được
chúng tôi nhìn nhận dưới 3 góc độ là :phạm vi tác động, hậu quả tác động và việc
đòi hỏi sự chung sức của toàn nhân loại.
1. Phạm vi tác động của vấn đề:
Vấn đề bùng nổ dân số có thể được nhìn nhận từ hai góc độ. Trên phạm trù
quốc tế, có một thực tế là hiện nay vấn đề bùng nổ dân số chỉ diễn ra chủ yếu ở các
nước đang phát triển và chậm phát triển, có thể thấy 60% dân số tập trung tại các
nước châu Á và châu Phi, các khu vực còn lại như châu Âu và châu Mỹ dân số chỉ
chiếm 40% dân số thế giới. Điều đáng lo ngại hơn là các khu vực kém phát triển
này tốc độ tăng dân số luôn ở mức cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển.
Trong giai đoạn 2000 - 2005, theo thống kê của Liên hợp quốc, hằng năm dân số
thế giới tăng thêm khoảng 76 triệu người, trong đó 6 nước có số dân tăng thêm
chiếm 45% và 16 nước khác có số dân tăng thêm chiếm 25% thì ngoài 4 nước là
Mỹ, Côlômbia, Mêhicô và Braxin ra thì còn lại đều là các quốc gia châu Á và châu
Phi, và ngoài trừ Mỹ, Ấn Độ, Braxin, Trung Quốc ra thì các nước còn lại đều là
các nước đang và kém phát triển. Trong khi đó thì ở một số nước phát triển như
Nga, Nhật hay CHLB Đức đạt dưới mức sinh thay thế lại có xu thế suy thoái dân
số trong vòng 50 năm (2000 - 2050). Như vậy nhìn vào bề mặt của vấn đề có thể
nhiều người sẽ nghĩ vấn đề bùng nổ dân số chỉ là vấn đề của các nước đang phát
9
triển, và quả thật những hậu quả mà vấn đề bùng nổ dân số mang lại cho các nước
này là không phải bàn cãi. Nhưng trong thời đại ngày nay không một vấn đề nào
có thể tách ra riêng lẻ mà nó luôn có liên hệ chặt chẽ với các vấn đề khác. Vân đề
bùng nổ dân số cũng vậy. Có thể có người sẽ suy nghĩ rằng Việt Nam sinh nhiều
thì ảnh hưởng gì tới Mỹ? Đúng là không ảnh hưởng nhiều thật nếu chỉ có Việt
Nam nhưng trên thực tế, ngoài Việt Nam ra còn có rất nhiều các nước thế giới thứ
3 khác cũng đang trong tình trạng như vậy,điều đó sẽ mang lại những ảnh hưởng
không nhỏ tới các quốc gia khác, đặc biệt là các nước phát triển. Một điều tất yếu
là khi dân số trong nước quá đông thì người ta sẽ phải tìm đường sang các nước
khác, chủ yếu là các nước phát triển. Điều mà chúng tôi muốn nói tới là vấn đề
người nhập cư và di dân. Mặc dù trong chiến tranh thế giới II đã từng xuất hiện
một làn sóng di cư ồ ạt từ các nước, các khu vực có chiến sự sang nước Mỹ, nguồn
nhập cư này đã góp phần không nhỏ vào thành công của nước Mỹ sau này, tuy
nhiên vấn đề hiện nay là mặc dù nhiều nước đã thắt chặt chính sách người nhập cư
nhưng số lượng người nhập cư vẫn không giảm, chủ yếu là qua con đường nhập
cư bất hợp pháp. Nhập cư bất hợp pháp sẽ dẫn tới những hậu quả không nhỏ cho
các nước phát triển cả về an ninh và xã hội. Đó là tình trạng tội phạm gia tăng, xã
hội bất ổn, xung đột giữa các nhóm sắc tộc.
Ngoài ra xét trên phạm trù quốc gia, trong từng nước đều đang phải đối mặt
với tình trạng bùng nổ dân số ở khu vực thành thị. Và trong những thành phố có
tốc độ tăng dân số nhanh nhất thì có cả những thành phố rất phát triển như Tokyo
hay New york. Do đó có thể thấy ngay cả trong các quốc gia phát triển nhất vẫn
phải đối mặt với vấn đề bùng nổ dân số trong phạm vi cục bộ.
2. Hậu quả tác động của Bùng nổ dân số
Có thể khẳng định vấn đề này có ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn vong của
nhân loại. Có thể nhiều người sẽ cho rằng việc có nhiều người thì sao có thể khiến
cho nhân loại diệt vong được, bởi nếu nhìn vào giới tự nhiên thì có thể thấy những
10
loài động vật bị tuyệt chủng hoặc đe dọa tuyệt chủng đều là những loài có số
lượng ít ỏi. Phải chăng nếu số lượng người trên Trái Đất càng nhiều thì càng đảm
bảo chắc chắn hơn cho sự tồn tại của nhân loại chứ? Tuy nhiên thực tế không phải
như vậy, các nhà khoa học đã tính toán rằng các tài nguyên trên Trái Đất chỉ có thể
nuôi sống tối đa được khoảng 11 tỉ người mà thôi. Nếu dân số không được kiểm
soát mà vẫn tiếp tục tăng trưởng một cách vô hạn như hiện nay thì viễn cảnh về
một ngày tận thế sẽ không còn là quá xa vời, và nguyên nhân của điều đó chính là
nằm ở chúng ta. Nếu để ý có thể thấy rất nhiều vấn đề toàn cầu khác chính là xuất
phát từ vấn đề bùng nổ dân sô.
a. Dân số và vấn đề nghèo đói, lạc hậu
Ở phương Tây, có tác giả cho rằng: nếu dân số tăng lên 1% thì thu nhập
quốc dân tăng khoảng 4%. Ở nhiều nước kém phát triển thuộc châu Phi, tỉ lệ tăng
dân số hàng năm rất cao lên đến 3%, nếu muốn đảm bảo nhu cầu cho số dân mới
tăng đó thì thu nhập quốc dân bình quân mỗi năm phải tăng khoảng 13%, điều đó
là vô cùng khó khăn ngay cả với một quốc gia phát triển chứ đừng nói là một quốc
gia kém phát triển. Trong phạm vi một quốc gia, việc bùng nổ dân số sẽ khiến cho
mức sống của người dân trong nước bị hạ xuống,mức sống của người dân giảm
dẫn tới các dịch vụ chăm sóc tối thiểu không được đáp ứng, dịch bệnh gia tăng.
Trên phạm vi quốc tế, bùng nổ dân số sẽ dẫn tới sự chênh lệch trong phân phối của
cải giữa các khu vực, khiến cho những nước giàu vẫn cứ giàu, những nước nghèo
vẫn cứ nghèo, mặt bằng chất lượng dân số của thế giới bị kéo tuột xuống.
b. Dân số và vấn đề bệnh tật
Mặc dù chưa có nhà khoa học nào khẳng định được mối liên hệ giữa vấn đề
bùng nổ dân số và bệnh tật, tuy nhiên trên thực tế, tại các quốc gia đang và kém
phát triển, những nước có tốc độ bùng nổ dân số cao nhất thế giới cũng là những
nước mà ở đó vấn đề dịch bệnh đang trở nên rất nghiêm trọng. Có thể lấy ví dụ
11
sau để thấy được điều đó: theo thống kê năm 2000, thế giới có khoảng 40 triệu
người bị nhiễm AIDS, trong đó 90% là ở các nước đang phát triển, chủ yếu là ở
các quốc gia châu Phi (chiếm tới 2/3 số người mắc bệnh).1 Bùng nổ dân số dẫn tới
điều liện sống nghèo khổ, chiến tranh xung đột triền miên khiến cho các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe cho người dân không được đảm bảo chính là nguyên nhân
chính dẫn tới bệnh tật tràn lan ở châu lục này.
c. Dân số và vấn đề tài nguyên thiếu hụt
Trong xã hội công nghiệp hiện đại, để đảm bảo cho cuộc sống của mỗi
nguời, mỗi năm phải đào lên được 25 loại khoáng sản trong lòng đất. Tài nguyên
dầu lửa, nếu tiếp tục được khai thác với tốc độ như trong thập niên 90 của thế kỉ
trước thì sẽ cạn kiệt đến năm 2016. Tài nguyên than trên thế giới cũng chỉ còn
dùng được 1500 năm nữa, và ước tính 12 loại tài nguyên khác chỉ duy trì đựoc 50
năm nữa là cùng. Trong đó nghiêm trọng nhất là phải kể tới vấn đề thiếu nước
ngọt. Vào đầu thế kỉ XXI, một số vùng Nam Á, Trung Mỹ, nhất là Bắc Phi, Đông
Phi, Tây Phi đã xuất hiện tình trạng thiếu nước ngọt hoàn toàn.
d. Dân số và vấn đề thiếu đất canh tác, lương thực căng thẳng
Với sự tăng trưởng cùa dân số trên toàn thế giới, bình quann ruộng đất canh
tác theo đầu người ngày một giảm đi. Năm 1950 bình quân ruộng đất theo đầu
người trên thế giới là 8,5 mẫu, năm 1960 giảm xuống chỉ còn 7,1 mẫu, năm 1968
là 6,1 mẫu, năm 1974 còn 5,6 mẫu và tới năm 1960 chỉ là 3,9 mẫu. Ruộng đất
canh tác giảm đi tất nhiên không chỉ vì lí do dân số bùng nổ mà còn do nhiều
nguyên nhân khác như quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, tuy nhiên nguyên
nhân dân số tăng lên vẫn là nguyên nhân chủ yếu. Ruộng đất giảm, dân số tăng
nhanh làm cho vấn đề lương thực trên phạm vi toàn cầu ngày càng trở lên căng
thẳng. Đầu năm 2008 vừa qua đã xảy ra cuộc khủng hoảng lương thực lớn và chưa
1 Nguyễn Trọng Chuẩn, những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỉ XXI, tr 226-227
12
bao giờ vấn đề an ninh lương thực lại được đặt ra cấp thiết như lúc này. Hiện nay
đại đa số các đang phát triển tại châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh đã phải nhập
lương thực, đó là một minh chứng rõ ràng cho hậu quả của việc bùng nổ dân số tại
các nước này.
e. Dân số và vấn đề ô nhiễm môi trường
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đang diễn ra
trên khắp thế giới, sự bùng nổ dân số đã khiến cho tình hình ô nhiễm môi trường
ngày càng trở lên nghiêm trọng. Tại các nước đang phát triển, do sức ép của việc
phát triển kinh tế, cho đến nay vẫn tiếp tục sử dụng sử dụng một cách rộng rãi các
loại thuốc trừ sâu, khai thác đất quá mức…khiến cho sự phá hoại môi trường sinh
thái ngày càng tăng lên.
g. Dân số và vấn đề an ninh, xã hội
Dân số tăng nhanh gây ra nhiều bất ổn trong xã hội, đó là nạn cướp bóc,
khủng bố,…Dễ thấy khi dân số tăng cao, việc kiếm được miếng ăn sẽ ngày càng
trở lên khó khăn hơn, và để đảm bảo sinh tồn cho mình người ta có thể sẵn sàng
làm mọi việc, kể cả phạm tội. Nghiêm trọng hơn, xuất phát từ vấn đề dân số quá
nhiều dẫn tới việc thiếu đất sống, thiếu “không gian sinh tồn” có thể dẫn tới các
cuộc xung đột, chiến tranh giữa các nhóm người, gây nên những hậu quả to lớn.
Có thể thấy vấn đề bùng nổ dân số đối với vấn đề nghèo đói, dịch bệnh, ô
nhiễm môi trường, khan hiếm tài nguyên đều có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp.
Bản thân các vấn đề đó đã là các vấn đề mang tính toàn cầu, có ảnh hưởng tới sự
tôn vong của nhân loại, chính vì vậy, không còn gí nghi ngờ nữa, vấn đề bùng nổ
dân số cũng là một vấn đề có tầm ảnh hưởng sâu sắc, rộng lớn tới tương lai của
nhân loại.
13
3. Bùng nổ dân số là vấn đề mà một quốc gia không thể một mình giải
quyết được
Thực vậy, các nước nghèo là những nước có tốc độ bùng nổ dân số nhiều
nhất nhưng bản thân các nước này vì thiếu các yếu tố về vốn, công nghệ nên
không đủ khả năng thực hiện các chương trình dân số một cách hiệu quả, do đó
nhất thiết phải có sự giúp đỡ, tài trợ của các quốc gia phát triển hơn. Trên thực tế,
từ cuối thế kỉ XX, khi hiện tượng bùng nổ dân số xuất hiện thì cũng là lúc các
nước bắt đầu ngồi lại với nhau để bàn bạc về vấn đề này. Có thể kể đến 3 hội nghị
toàn cầu lớn bàn về vấn đề dân số là hội nghị năm 1974 tại Bucharest, hội nghị
năm 1984 tai Mexico city và hội nghị năm 1994 tại Cairo. Đặc biệt là trong hội
nghị Cairo năm 1994, các nước đã đề ra được một chương trình kế hoạch hành
động 20 năm cho vấn đề dân số, các nước giàu còn còn cam kết sẽ dành 0,7%
GNP để giúp đỡ các nước kém phát triển, lạc hậu trong vấn đề dân số (tuy nhiên
trên thực tế chỉ có vài nước Bắc Âu là thực hiện cam kết này). Ngoài các hội nghị
trên còn phải kể tới hàng loạt các hội nghị cấp khu vực và vai trò của các tổ chức
quốc tế khác mà nổi lên là vai trò của UNFPA-Quỹ dân số Liên Hợp Quốc. Thành
viên của UNFPA là tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc. Vai trò của
UNFPA là trợ giúp các nước đang phát triển thông qua việc cung cấp các dịch vụ
có chất lượng trong sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình; thúc đẩy việc thực
hiện chiến lược dân số do hội nghị Cairo thông qua năm 1994; thúc đẩy sự hợp tác
và điều phối giữa các tổ chức Liên Hợp Quốc, các tổ chức song phương, các chính
phủ, các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân trong việc giải quyết các vấn đề
về dân số và phát triển. Từ khi bắt đầu hoạt động năm 1969 đến nay, tổ chức này
đã cung cấp 5 tỉ USD cho việc viện trợ các nước đang phát triển. Giữa Việt Nam
và UNFPA trong thời qua cũng đã có sự hợp tác khá chặt chẽ và hiệu quả. Những
nỗ lực trên đã chứng tỏ rằng vấn đề bùng nổ dân số đã và đang nhận được ngày
càng nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, do đó có thể khẳng định lại một
lần nữa vấn đề bùng nổ dân số là một vấn đề toàn cầu.
14
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Trọng Chuẩn: Những vấn đề toàn cầu trong hai thập
niên đầu của thế kỉ XXI. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
2. Nguyễn Trần Quế: Những vấn đề toàn cầu hóa hiện nay.
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006.
3.
4.
15
Nhóm thực hiện
1. Phạm Ngọc Thắng I33
2. Nguyễn Thu Hằng I33
3. Hoàng Như Yến I33
4. Nguyễn Văn Quý I33
5. Quyền Tú Anh I33
6. Lattaphong Phanmachan K33
7. Pakitkeo Senhom K33
16
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom7_dan_so_2866.pdf