Tiểu luận Các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện luật đầu tư trong tình hình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa
1) Lược bỏ các thủ tục liên quan đến việc xin cấp giấy phép kinh doanh và giấy phép lập
cơ sở bán lẻ, thay vào đó, cho phép các doanh nghiệp được thực hiện duy nhất thủ tục sửa
đổi giấy chứng nhận đầu tư nhằm ghi nhận tất cả các thay đổi cần thiết trong cả hai
trường hợp nêu trên.
Khuyến nghị này vừa phục vụ được lợi ích của doanh nghiệp (đơn giản hóa thủ tục) vừa
phục vụ được yêu cầu quản lý của cơ quan nhà nước, Cụ thể:
(i) Cơ quan quản lý vẫn có thể giám sát một cách có hệ thống và chặt chẽ toàn bộ các
thay đổi liên quan đến việc mở rộng phạm vi kinh doanh cũng như thành lập cơ sở bán lẻ
của doanh nghiệp, chỉ với một loại giấy tờ duy nhất là giấy chứng nhận đầu tư của doanh
nghiệp.
(ii) Doanh nghiệp chỉ phải sử dụng một loại giấy tờ duy nhất để phục vụ cho hoạt động
kinh doanh của mình.
9 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2328 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện luật đầu tư trong tình hình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện luật đầu
tư trong tình hình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa
1. Các giải pháp: Phần này V thấy chị Thúy đã làm
2. Các kiến nghị:
Về thủ tục đầu tư
Nên bãi bỏ các quy định liên quan đến thủ tục đăng ký đầu tư, thẩm tra đầu tư trong Luật
đầu tư.
Lý do:
Thống nhất:
(1) Có sự trùng lặp rất lớn giữa thủ tục đầu tư và thủ tục đất đai.
Hợp lý:
(2) Giá trị pháp lý của GCNĐT là không rõ ràng; không giúp nhà đầu tư giảm bớt các thủ
tục khác, mà tạo thêm một thủ tục; đồng thời không làm tăng hiệu lực quản lý nhà nước.
Không rõ sự cần thiết của thủ tục này.
Minh bạch
(3) Không rõ ràng về mục tiêu thực hiện thủ tục đăng ký/thẩm tra đầu tư.
Về hình thức đầu tư và phạm vi điều chỉnh
1) Bỏ các sự phân biệt giữa hình thức đầu tư trực tiếp, gián tiếp như quy định tại Luật
đầu tư hiện nay. Hoạt động đầu tư cần xác định là hoạt động góp vốn, mua cổ phần vào
doanh nghiệp, cụ thể bao gồm các trường hợp sau:
Mua cổ phần/phần vốn góp thông qua việc chuyển nhượng của cổ đông/thành viên
công ty đã được thành lập
Mua cổ phần/phần vốn góp do doanh nghiệp đã được thành lập phát hành thêm
Mua cổ phần/phần vốn góp doanh nghiệp mới thành lập phát hành
2) Thống nhất và hoàn thiện các quy định của Luật đầu tư về góp vốn, mua cổ phần của
nhà đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đối với nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước
ngoài; thay thế quy định về góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài theo quyết
định 88 của TTg. Đồng thời các quy định này phải tương thích với các quy định về góp
vốn, mua cổ phần nói chung đã được quy định về cơ bản tại Luật doanh nghiệp và quy
định về mua cổ phần trên thị trường chứng khoán (Quyết định 55/2009/QĐ-TTg).
Lý do:
Tính minh bạch:
(1) Các khái niệm về hình thức đầu tư thể hiện sự không rõ ràng, ví dụ: sáp nhập,
mua lại doanh nghiệp là thế nào? Ai sáp nhập với ai, ai mua lại ai và bằng cách
nào? Trong nhiều trường hợp không phân biệt được giữa các khái niệm này với nhau, ví
dụ “mua cổ phần, góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư” và “mua cổ phần, trái
phiếu, giấy tờ khác”,…
(2) Cách phân loại như trên cho thấy sự không rõ tiêu chí và mục đích để phân loại
hình thức đầu tư.
Tính hợp lý
(3) Việc phân loại các hình thức đầu tư như trên thể sự không hợp lý và không
chính xác và ít có ý nghĩa trên thực tế. Nguyên nhân của các bất cập kể trên, theo chúng
tôi xuất phát từ việc chưa có cách hiểu đúng, thống nhất về khái niệm đầu tư. Có sự nhầm
lẫn giữa hoạt động đăng ký kinh doanh (thành lập doanh nghiệp) và kinh doanh (dự án
đầu tư).
Về nhà đầu tư nước ngoài
1. Coi doanh nghiệp được thành lập ở Việt Nam có sở hữu của tổ chức, cá nhân nước
ngoài là doanh nghiệp Việt nam theo Luật đầu tư. Các quy định của pháp luật chuyên
ngành phải cụ thể hóa quy định này trong quy định về ngành nghề kinh doanh có điều
kiện của mình theo hướng giới hạn về sở hữu.
Lý do:
Tính minh bạch
(1) Quy định hiện nay của Luật đầu tư chưa có xác định thế nào là nhà đầu tư
nước ngoài? Nhà đầu tư trong nước? Ví dụ, “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” thì
khác gì “tổ chức kinh tế liên doanh”; tại sao lại phân biệt “tổ chức kinh tế 100% vốn
nước ngoài”; “tổ chức kinh tế 100% vốn trong nước”; “doanh nghiệp Việt Nam” là doanh
nghiệp nào? “doanh nghiệp nước ngoài là doanh nghiệp nào”?...
Tính khả thi
(2) Đối với doanh nghiệp thành lập ở Việt Nam có sở hữu của nhà đầu tư nước
ngoài, việc dùng tỷ lệ sở hữu để phân biệt nhà đầu tư trong nước và nước ngoài là không
khả thi và khó thực hiện.
Về yêu cầu đối với nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào VN
Bãi yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư.
Lý do:
Hợp lý
(1) Thực tế thực hiện quy định này cho thấy yêu cầu này không có ý nghĩa. Tuy
nhiên, yêu cầu như vậy có thể dẫn đễn việc không khuyên khích nhà đầu tư nước ngoài
thành lập doanh nghiệp mới nhưng khuyến khích việc mua lại cổ phần, phần vốn góp của
các doanh nghiệp đã thành lập.
Về tạm ngừng, dãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư
1) Nên coi thủ tục này là phải được sự chấp thuận, trước khi thực hiện và cần có sự phối
hợp giữa cơ quan Kế hoạch & Đầu tư và cơ quan quản lý đất đai.
2) Hồ sơ đề nghị cần phải có Giải trình những lý do thay đổi về mục tiêu, tạm ngừng,
thay đổi tiến độ thực hiện dự án, kéo dài thời hạn dự án.
3) Xác định rõ điều kiện & thủ tục giải quyết; có thể phân theo trường hợp vì lý do khác
quan (thiên tai, động đất, ….) và lý do chủ quan.
Lý do:
Minh bạch:
(1) Trình tự, thủ tục không rõ ràng; thiếu nhiều “bộ phận” như: hồ sơ, tiêu chí,
trình tự, thủ tục, kết quả của thủ tục.
(2) Thông báo về việc ngừng, hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án không có yêu cầu
về nội dung, hình thức và không có mẫu
(3) Không rõ hình thức và hiệu lực của việc “cho phép” tạm ngừng hoặc giãn tiến
độ thực hiện dự án. Chưa phân biệt được việc tạm ngừng hoặc giãn tiến độ thực hiện dự
án do nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan; do đó, chưa xác định được
cách giải quyết tương ứng.
Tính thống nhất
(4) Theo quy định của luật thì có quy định tại các điều khoản riêng về “giãn tiến
độ thực hiện dự án”và “thay đổi nội dung dự án đầu tư liên quan đến thời hạn thực hiện
dự án”. Xét về câu chữ thì 2 trường hợp này là trùng nhau. Do đó, việc quy định một cách
riêng rẽ 2 thủ tục khác nhau dễ gây lên sự nhầm lẫn, không rõ ràng về phạm vi điều chỉnh
của 2 thủ tục nói trên.
Về chấm dứt dự án đầu tư
(1) Không nên chỉ gắn việc chấm dứt dự án đầu tư với việc chấm dứt hay tồn tại của
doanh nghiệp, để từ đó xác định các trình tự, thủ tục tương ứng.
(2) Cần phân biệt việc chấm dứt dự án đầu tư trong các trường hợp sau để xác định các
trình tự, thủ tục tương ứng:
Việc chấm dứt dự án đầu tư trong trường hợp giải thể doanh nghiệp hoặc phá sản
doanh nghiệp.
Việc chấm dứt dự án đầu tư khi hết thời hạn đầu tư hoặc theo quyết định của chủ đầu
tư
Việc chấm dứt dự án đầu tư theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
(3) Về thủ tục chấm dứt dự án đầu tư trong trường hợp giải thể doanh nghiệp hoặc phá
sản. Trình tự thủ tục sẽ thực hiện theo quy định tương ứng về giải thể, phá sản doanh
nghiệp.
(4) Về thủ tục chấm dứt dự án đầu tư theo quyết định cơ quan có thẩm quyền, cần quy
định rõ các nội dung sau:
Xác định rõ cơ quan nào có thẩm quyền quyết định chấm dứt dự án đầu tư
Xác định rõ trường hợp nào thì cơ quan này mới có quyền chấm dứt dự án đầu tư của
doanh nghiệp
Lý do:
Minh bạch
(1) Trình tự, thủ tục không rõ ràng. các quy định về chấm dứt dự án quá sơ sài
nên thể hiện sự không rõ ràng, cụ thể và sẽ khó thực hiện trên thực tế.
Hợp lý
(2) Luật quy định các trường hợp chấm dứt dự án đầu tư theo 2 nhóm vấn đề là (i)
hết thời hạn, và (ii) theo quyết định của nhà đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
Trong khi đó, các thủ tục về chấm dứt dự án đầu tư được quy định theo các trường hợp
gắn với giải thể hoặc không giải thể doanh nghiệp. Gắn việc chấm dứt dự án đầu tư và
giải thể hoặc không giải thể doanh nghiệp cũng là không hợp lý bởi đây là hai việc độc
lập và không nhất thiết phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau (xem chi tiết phân tích
những hạn chế của thủ tục chuyển nhượng dự án).
Về điều chỉnh, thay đổi dự án đầu tư
(1) Xác định rõ ràng, cụ thể lại các trường hợp phải đăng ký thay đổi dự án đầu tư theo
hướng:
Xác định những nội dung thay đổi nào là quan trọng và phải đăng ký trước khi
thay đổi; còn thay đổi khác thì chỉ cần thông báo sau khi đã thay đổi (do nguyên nhân
khách quan hoặc phạm vi điều chỉnh của luật khác).
Đồng thời xác định rõ, cụ thể trình tự thủ tục thực hiện, thời điểm thực hiện và
điều kiện thực hiện tương ứng.
(2) Thay đổi những nội dung trong dự án đầu tư sau phải xin phép trước khi thay đổi:
Tiến độ triển khai dự án; thời hạn thực hiện dự án.
Mục tiêu dự án.
Quy mô về vốn, công suất,…
(3) Các thay đổi khác, như thay đổi chủ đầu tư do chia tách, hợp nhất, sáp nhập doanh
nghiệp thì chỉ cần làn thủ tục thông báo.
(4) Trường hợp thay đổi chủ đầu tư do chuyển nhượng dự án thì áp dụng quy định tự về
chuyển nhượng dự án
Lý do:
Minh bạch:
(1) Nhiều quy định không rõ ràng:
(*) Ví dụ, việc thay đổi “vốn” không được xác định cụ thể. Có nhiều trường hợp
có thể hiểu là thay đổi về vốn, như việc tăng, giảm vốn; tăng giảm vốn do chủ quan hoặc
do điều kiện khách quan - trượt giá sau khi hoàn thành xây dựng dự án.
(*) Không rõ việc thay đổi “hình thức” đầu tư xảy ra trong trường hợp nào.
(*)chưa xác định được thay đổi nào là quan trọng và cần phải được sự cho trường
quyết định mà doanh nghiệp chỉ cần thông báo sau khi thay đổi.
Hợp lý
(2) Điều quan trọng là các quy định của Luật chưa xác định được thay đổi nào là
quan trọng và cần phải được sự cho phép trước khi thay đổi; và thay đổi nào là công việc
của doanh nghiệp hoặc do thị trường quyết định mà doanh nghiệp chỉ cần thông báo sau
khi thay đổi.
Về chuyển nhượng dự án
(1) Bãi bỏ quy định về chuyển nhượng dự án gắn với chấm dứt hoặc không chấm dứt
hoạt động của doanh nghiệp để làm cơ sở xác định thủ tục tương ứng. Kiến nghị phân
loại thành 2 trường hợp làm thay đổi chủ đầu tư để làm cơ sở quy định về hồ sơ, điều
kiện và trình tự thực hiện như sau:
Chủ đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án cho 1 hoặc một số chủ
đầu tư còn lại hoặc cho bên thứ 3. Cần xác định rõ điều kiện chuyển nhượng dự án để
tránh việc lạm dụng quy định này nhằm thực hiện hoạt động đầu cơ đất đai. Việc thực
hiện thủ tục này cần có sự phối hợp giữa cơ quan đầu tư và đất đai.
Thay đổi chủ đầu tư liên quan đến việc sáp nhập, chia tách, hợp nhất chủ đầu tư
(doanh nghiệp). Trường hợp này thì áp dụng quy định về thay đổi chủ đầu tư (xem kiến
nghị phần 7).
Lý do:
Minh bạch:
(1) Không rõ khái niệm “chuyển nhượng dự án”
Hợp lý
(2) Các quy định của Luật đồng nhất thủ tục chuyển nhượng dự án với chuyển
nhượng cổ phần, phần vốn góp, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp là không chính xác. Các
quy định của Luật thể hiện sự nhầm lẫn hoặc sự hiểu không rõ ràng giữa chuyển nhượng
dự án và chuyển nhượng vốn trong doanh nghiệp, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp.
(3) gắn việc chuyển nhượng dự án với việc chấm dứt hay thành lập doanh nghiệp
là không hợp lý. Các quy định của Luật thể hiện sự nhầm lẫn hoặc sự hiểu không rõ ràng
giữa chuyển nhượng dự án và chuyển nhượng vốn trong doanh nghiệp, sáp nhập, mua lại
doanh nghiệp. Chính sự không phân biệt được này đã dẫn đến quy định về chuyển
nhượng dự án là không rõ ràng và không hợp lý về phạm vi điều chỉnh, điều kiện, hồ sơ
và trình tự thủ tục thực hiện.
Về lĩnh vực đầu tư có điều kiện
1) Bãi bỏ danh mục đầu tư có điều kiện; thay vào đó yêu cầu các Bộ, ngành có liên quan
định kỳ công bố công khai danh mục ngành nghề kinh doanh bị cấm, có điều kiện và các
điều kiện kinh doanh tương ứng áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài.
2) Quy định rõ trường hợp hoạt động đầu tư, kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài
trong ngành/phân ngành dịch vụ “chưa cam kết” hoặc không được liệt kê trong biểu cam
kết WTO, theo hướng xác định rõ thẩm quyền, trình tự thủ tục và điều kiện kinh doanh
tương ứng.
Lý do:
Minh bạch:
(1) - Lĩnh vực đầu tư được quy định là quá chung chung và không rõ ràng. Ngòai
ra, không có quy định nào về điều kiện đầu tư tương ứng.
(2) - Không rõ danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng chung cho mọi nhà
đầu tư hay chỉ áp dụng cho doanh nghiệp trong đó nhà đầu tư trong nước chiếm dưới
51% vốn điều lệ.
(3) Khó khăn cho các nhà đầu tư muốn đầu tư vào ngành/phân ngành dịch vụ
“chưa cam kết” hoặc không được liệt kê trong biểu cam kết WTO do các quy định liên
quan chưa rõ.
Về ưu đãi đầu tư
(1) Cần ban hành các văn bản (có thể là văn bản liên bộ, liên ngành) nhằm hướng
dẫn cụ thể các quy định về ưu đãi đầu tư, làm rõ vấn đề thủ tục để nhà đầu tư có thể được
hưởng ưu đãi đầu tư, thay vì việc không rõ phải xin ý kiến và chấp thuận của cơ quan nào
để được hưởng các loại ưu đãi này.
(2) Một khi ưu đãi đã được ghi trong giấy chứng nhận đầu tư thì doanh nghiệp
phải tự động được hưởng các ưu đãi này theo quy định của pháp luật liên quan và không
cần phải thực hiện thêm các thủ tục xin phép các cơ quan khác.
(3) Chúng tôi cũng đề nghị lược bỏ các quy định về ưu đãi mà không còn phù hợp
(ví dụ ưu đãi về chuyển lỗ mà bản chất không phải là ưu đãi).
Lý do:
Minh bạch
(1) Không rõ thủ tục để hưởng một số ưu đãi, bao gồm:
(i) ưu đãi về thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, v.v…);
(ii) ưu đãi về chuyển lỗ;
(iii) ưu đãi về khấu hao tài sản cố định; và
(iv) ưu đãi về sử dụng đất (thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền
thuê mặt nước).
Thống nhất
(2) Có sự trùng lặp và chồng chéo giữa các quy định liên quan
Về đầu tư của nhà đầu tư từ quốc gia không phải là thành viên WTO
1) Đề nghị có quy định làm rõ chính sách và thủ tục đầu tư với các nhà đầu tư đến từ các
quốc gia không phải thành viên WTO, trong đó đảm bảo việc bất kỳ nhà đầu tư nào cũng
có thể có được một cơ chế rõ ràng khi họ muốn cân nhắc đầu tư vào Việt Nam. Ví dụ, có
thể quy định rằng các nhà đầu tư này cũng có thể được hưởng cơ chế đầu tư như các
thành viên WTO khác theo thủ tục đầu tư trong Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn
(có thể quy định thêm một số điều kiện nhất định khác), và chỉ rõ trong các trường hợp
này thì cơ quan nào chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đầu tư, và có cần lấy ý kiến
các cơ quan có liên quan khác hay không.
Lý do:
Minh bạch
(1) Hiện chưa có quy định
Về chế độ báo cáo của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
1) Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhanh chóng ban hành vản bản quy phạm pháp luật hướng dẫn
Quyết định số 77, trong đó có quy định cụ thể biểu mẫu báo cáo thống kê doanh nghiệp
(“Biểu mẫu hướng dẫn quyết định 77”);
2) Các cấp Chính phủ, Bộ Kế hoạch Đầu tư và các Sở kế hoạch đầu tư nên thống nhất để
có thể ban hành một văn bản chính thức, làm rõ việc doanh nghiệp chỉ cần nộp MỘT báo
cáo duy nhất với biểu mẫu cụ thể, đảm bảo chứa đầy đủ các thông tin cần thiết về cả
thống kê và đánh giá giám sát đầu tư (nên thống nhất sử dụng Biểu mẫu hướng dẫn quyết
định 77);
3) Sửa đổi quy định về báo cáo hàng tháng, thay bằng chế độ báo cáo hàng quý.
Lý do:
Minh bạch:
(1) Doanh nghiệp hiện nay đang có hai nghĩa vụ báo cáo song song:
(i) báo cáo thống kê doanh nghiệp (trước đây quy định tại Thông tư liên tịch số
01/LB, nay thay thế bởi Quyết định 77/2010/QĐ-TTg)
(ii) báo cáo giám sát đánh giá dự án đầu tư/báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu
tư (theo Nghị định 113/2009/NĐ-CP)
Hợp lý:
(2) Không nhất thiết phải lập và nộp hai loại báo cáo theo hai chế độ nêu trên, mà
có thể thống nhất lập và nộp một báo cáo duy nhất bao gồm tất cả các thông tin yêu cầu
trong hai chế độ báo cáo kể trên.
Về thủ tục của Luật Đấu thầu trong Luật Đầu tư
1) Bãi bỏ điều 54 Luật Đầu tư. Quy định lại về thủ tục đấu thầu lựa chọn dự án đầu tư tốt
nhất.
Lý do:
Hợp lý:
(1) Xét về bản chất, mục tiêu của quy trình đấu thầu theo Luật Đấu thầu và đấu
thầu theo Luật Đầu tư là hoàn toàn khác nhau. Nếu ghép hai thủ tục đấu thầu này thống
nhất theo một quy định tại luật Đấu thầu là hoàn toàn không hợp lý.
Vể thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài
1) Bãi bỏ quy định khác biệt về giới hạn thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu
tư nước ngoài với dự án có vốn đầu tư trong nước
Lý do:
Hợp lý:
(1) Việc giới hạn thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài là không
cần thiết và tạo ra sự phân biệt không đáng có giữa dự án có vốn đầu tư nước ngoài và dự
án có vốn đầu tư trong nước.
Về quyền phân phối
1) Lược bỏ các thủ tục liên quan đến việc xin cấp giấy phép kinh doanh và giấy phép lập
cơ sở bán lẻ, thay vào đó, cho phép các doanh nghiệp được thực hiện duy nhất thủ tục sửa
đổi giấy chứng nhận đầu tư nhằm ghi nhận tất cả các thay đổi cần thiết trong cả hai
trường hợp nêu trên.
Khuyến nghị này vừa phục vụ được lợi ích của doanh nghiệp (đơn giản hóa thủ tục) vừa
phục vụ được yêu cầu quản lý của cơ quan nhà nước, Cụ thể:
(i) Cơ quan quản lý vẫn có thể giám sát một cách có hệ thống và chặt chẽ toàn bộ các
thay đổi liên quan đến việc mở rộng phạm vi kinh doanh cũng như thành lập cơ sở bán lẻ
của doanh nghiệp, chỉ với một loại giấy tờ duy nhất là giấy chứng nhận đầu tư của doanh
nghiệp.
(ii) Doanh nghiệp chỉ phải sử dụng một loại giấy tờ duy nhất để phục vụ cho hoạt động
kinh doanh của mình.
Lý do
Tính minh bạch
(1) Các quy định hiện hành chưa xác định chính xác về yêu cầu về mặt thủ tục đối với
doanh nghiệp khi muốn mở rộng phạm vi kinh doanh, cụ thể, chưa xác định rõ mối quan
hệ giữa các loại giấy phép kinh doanh và giấy phép lập cơ sở bán lẻ với giấy chứng nhận
đầu tư của doanh nghiệp (có bao gồm các thông tin liên quan về ngành nghề kinh doanh,
vốn dự án, v.v…). Điều này dẫn đến thực tiễn áp dụng ở các địa phương khác nhau là
khác nhau
Tính hợp lý
2) Các quy định này đặt ra rất nhiều thủ tục, khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn
trong việc thực hiện, cũng như cơ quan nhà nước cũng gặp không ít khó khăn khi phải
xem xét một lượng giấy tờ khổng lồ từ doanh nghiệp mỗi lần làm thủ tục đăng ký.
Về thành lập tổ chức công đoàn:
1) Bãi bỏ quy định tại khoản 3 điều 13 của Nghị định 108/2006/NĐ-CP. Trên thực tế,
việc thành lập tổ chức công đoàn đã được quy định cụ thể trong Bộ luật lao động và các
văn bản liên quan, vì vậy, quy định này là không thực sự cần thiết, nhất là thuật ngữ sử
dụng ở đây cũng không hoàn toàn chính xác.
Do đó, Điều 13 nên được lược bỏ một phần như sau:
“Điều 13. Quyền thuê, sử dụng lao động
Nhà đầu tư có quyền:
1. Thuê lao động trong nước, lao động nước ngoài làm công việc quản lý, lao động kỹ
thuật và chuyên gia theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Trường hợp điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế
đó.
2. Quyết định về tiền lương và mức lương tối thiểu của người lao động theo quy định của
pháp luật về lao động.”
Lý do:
Thống nhất:
(1) Quy định này chưa chính xác và mâu thuẫn với Bộ luật Lao động: theo NĐ
108, nhà đầu tư là người có quyền thành lập tổ chức công đoàn. Trong khi đó, nhà đầu tư
chính là người bỏ vốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, và doanh nghiệp tại Việt
Nam sẽ trở thành người sử dụng lao động.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_iv_vinh_giai_thich_kien_nghi_7395.pdf