Tiểu luận: Chiến lược trách nhệm xã hội của các công ty suất ăn công nghiệp trên đia bàn TP Hồ Chí Minh

• Số liệu về doanh thu, lợi nhuận, thuế, xuất khẩu, thương hiệu, cạnh tranh các đóng góp cho xã hội Qua bảng 2.1. báo cáo kết quả kinh doanh của công ty ta thấy tổng doanh thu qua ba năm 2009, 2010, 2011 giảm một cách đang kể, cụ thể doanh thu của công ty đạt 11,79 tỷ đồng trong năm 2009 tuy nhiên đến năm 2010, năm 2011 doanh thu của công ty lần lượt giả chỉ đạt 9,974 tỷ đồng và 7,095 tỷ đồng. Bảng 2.1. Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh SACN năm 2009, 2010, 2011

docx70 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2526 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận: Chiến lược trách nhệm xã hội của các công ty suất ăn công nghiệp trên đia bàn TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 61,2 79,9 73,6 69,2 1.4 Chưa đạt 19,8 - 33,3 - 21 - 1.5 Mất vệ sinh nghiêm trọng - - - - - - 1.6 K0 an toàn - - - - - - 2.1 Đánh giá chung về nhà vệ sinh (WC) dành cho công nhân tại nơi làm việc Rất thiếu - - - - - - 2.2 Hơi kém 2,5 - - - 8,6 2,9 2.3 Bình thường 35,8 44,8 51,2 42,9 28,6 11,8 2.4 Tốt 56,8 51,7 48,8 57,1 51,4 76,5 2.5 Rất tốt 4,9 3,4 - - 11,4 8,8 3.1 Trang bị nhà tắm cho công nhân Có nhà tắm sạch sẽ 55,1 55,6 53,5 71,4 47,1 54,8 3.2 Có, nhưng bẩn 14,1 11,1 27,9 4,8 14,7 3,2 3.3 Chỉ có nhà tắm cho nữ 15,4 25,9 11,6 14,3 17,6 9,7 3.4 Không có nhà tắm nào 15,4 7,4 7,0 9,5 20,6 32,3 Về vấn đề nhà tắm cho công nhân, Luật lao động quy định nếu DN có lao động nữ cần có nhà tắm riêng cho nữ công nhân. Các bộ CoC quốc tế quy định ở mức cao hơn – cần có nhà tắm riêng cho cả nam và nữ và nhà tắm phải đảm bảo sạch sẽ. Tuy nhiên, có 15,4% số ý kiến được hỏi khẳng định DN không có nhà tắm nào; 15,4% khẳng định chỉ có nhà tắm cho nữ công nhân trong khi các DN có cả lao động nữ và lao động nam. Điều bất cập này chắc chắn sẽ cần phải khắc phục nếu các DN thực sự muốn thực hiện tốt TNXH để hội nhập. Những ngành cần chú ý đặc biệt đến vấn đề này là Dịch vụ – Thương mại (32,3% - Không có nhà tắm nào và 9,7% - Chỉ có nhà tắm cho nữ); Xây dựng (tương ứng là 20,6% và 17,6%) và Da Giầy – Dệt May (7,4% và 25,9%). Vấn đề có nhà tắm bẩn, mất vệ sinh cũng là một vấn đề nổi cộm. Ngành có tỷ lệ ý kiến đánh giá nhà tắm “có nhưng bẩn” nhiều nhất là Khai thác mỏ (27,9%), kế tiếp là Xây dựng (14,7%) và Da Giầy – Dệt May (11,1%). Thực ra, việc đảm bảo nhà tắm sạch sẽ là vấn đề không khó và không mất nhiều kinh phí, nếu DN chú ý quan tâm đến vấn đề này, việc đảm bảo nhà tắm sạch sẽ là điều hoàn toàn có thể làm được. Về dịch vụ y tế cho công nhân. Nhìn chung, vấn đề đảm bảo các dịch vụ y tế cho công nhân được thực hiện khá tốt. Bảng 5 cho thấy có 60,2% số ý kiến được hỏi khẳng định DN đã thành lập trạm y tế. Tỷ lệ này cao nhất ở ngành Da Giầy – Dệt May (87,8%), sau đó đến ngành Khai thác mỏ (86,7%). Các ngành còn lại có tỷ lệ tương đối thấp: Thuỷ sản (41,9%), Dịch vụ – Thương mại (38,8%) và Xây dựng (35,6%). Bảng 5: Vấn đề y tế – bảo vệ sức khoẻ cho công nhân. Đơn vị: % STT Tiêu chí đánh giá Chung cho tất cả các ngành Phân theo ngành Da Giày – Dệt May Khai thác mỏ Thuỷ sản Xây dựng Dịch vụ – Thương mại 1.1 Đã thành lập trạm y tế Có 60,2 87,8 86,7 41,9 35,6 38,8 1.2 Không 39,8 12,2 13,3 58,1 64,4 61,2 2.1 Việc cứu chữa và cấp phát thuốc men của các công ty có trạm y tế Rất đầy đủ, kịp thời 69,5 87,9 52,9 75,0 68,8 81,3 2.2 Đầy đủ, song hơi chậm 30,5 12,1 47,1 25,0 31,3 18,8 2.3 Kém - - - - - - 3.1 Tỷ lệ công nhân được mua bảo hiểm y tế trong doanh nghiệp Chưa ai được mua 1,7 - - - 6,3 2,0 3.2 Dưới 30% 5,2 - - - 12,5 12,0 3.3 31%-50% 5,6 2,4 - 9,4 6,3 12,0 3.4 51%-80% 10,4 9,8 - 21,9 14,6 12,0 3.5 Trên 80% 77,1 87,8 100,0 68,8 60,4% 62,0 Thực ra, theo các bộ CoC quốc tế và pháp luật lao động Việt Nam, DN chỉ phải bắt buộc thành lập trạm y tế khi quy mô đủ lớn. Do vậy, số liệu trên không chứng minh được rằng loại hình DN nào thực hiện TNXH tốt hơn và loại hình nào kém hơn. Song, điều quan trọng trong việc thực hiện TNXH là việc cứu chữa và cấp phát thuốc men cho NLĐ phải rất kịp thời, đầy đủ. Kết quả điều tra cho thấy rằng, tỷ lệ ý kiến khẳng định DN thực hiện cứu chữa, cấp phát thuốc men cho NLĐ “rất đầy đủ, kịp thời” không cao: chỉ 69,5%. Tỷ lệ này cao nhất ở ngành Da Giầy – Dệt May (87,9%), sau đó đến Dịch vụ – Thương mại (81,3%), Thuỷ sản (75%), Xây dựng (68,8%) và thấp nhất ở ngành Khai thác mỏ (52,9%). Như vậy, trong vấn đề cứu chữa và cấp phát thuốc men cho NLĐ, ngành gây ấn tượng là ngành thực hiện TNXH tốt nhất vẫn là ngành Da Giầy – Dệt May. Pháp luật lao động Việt Nam và các bộ CoC nổi tiếng cũng đều quy định các DN buộc phải mua bảo hiểm y tế (BHYT) cho tất cả NLĐ (trừ 1 số đối tượng đặc biệt). Tuy nhiên, tình hình mua BHYT cho NLĐ không hoàn toàn khả quan. Chỉ có 77,1% số ý kiến được hỏi khẳng định DN có mua BHYT cho trên 80% công nhân; 10,4% cho rằng DN mua BHYT cho từ 51-80% số công nhân; 5,6% cho rằng các DN mua BHYT cho từ 31-50% số công nhân; 5,2% cho rằng tỷ lệ này là dưới 30% và 1,7% khẳng định là chưa ai được mua BHYT. Bảng 5 cho thấy, ngành thực hiện TNXH tốt nhất trong vấn đề BHYT là Khai thác mỏ (100% các DN đã mua BHYT cho trên 80% công nhân), sau đó đến Da Giầy – Dệt May (87,8%), Thuỷ sản (68,8%). Hai ngành Xây dựng và Dịch vụ – Thương mại có tình trạng thực hiện TNXH trong vấn đề này kém nhất và có DN chưa mua BHYT cho bất kỳ công nhân nào. Thực trạng thực hiện TNXH đối với vấn đề BVMT. Đối với vấn đề BVMT, các quy định về TNXH trong lĩnh vực này đều nhấn mạnh DN phải cam kết và thực hiện các cam kết giảm tác động xấu đến môi trường. Tuy nhiên, theo ý kiến của lãnh đạo DN và lãnh đạo phòng nhân sự, tính trung bình chỉ có 46,9% khẳng định là DN đã cam kết và thực sự tổ chức thực hiện các cam kết BVMT. Tỷ lệ này đạt cao nhất ở ngành Da Giầy – Dệt May (57,1%), sau đó đến ngành Thuỷ sản (55%), Dịch vụ – Thương mại (47,4%). Hai ngành còn lại có tỷ lệ ý kiến khẳng định thấp hơn so với mặt bằng chung là Khai thác mỏ (37,8%) và Xây dựng (43,2%). Như vậy, chỉ có khoảng một nửa số doanh nghiệp của mỗi ngành có cam kết và thực hiện các cam kết về BVMT. Bảng 6. Thực hiện TNXH trong lĩnh vực môi trường từ đánh giá của lãnh đạo doanh nghiệp và lãnh đạo phòng nhân lực. Đơn vị: % STT Tiêu chí đánh giá Chung cho 5 ngành Phân theo ngành Da Giày – D. May Khai thác mỏ Thuỷ sản Xây dựng Dịch vụ – T. mại 1.1 Đánh giá về tác động xấu của doanh nghiệp đến môi trường Không ai quan tâm 4,0 - - - 8,1 11,1 1.2 Như cũ 5,7 8,6 - 4,8 10,8 5,6 1.3 Được cải thiện  61,5 34,3 88,9 61,9 64,9 50,0 1.4 Cải thiện liên tục 28,7 57,1 11,1 33,3 16,2 33,3 2.1 Vấn đề theo dõi và lưu giữ hồ sơ về tác động của DN đến môi trường Là hoạt động thường xuyên  18,3 25,7 4,4 19,0 29,7 16,2 2.2 Có 70,9 65,7 95,6 76,2 51,4 62,2 2.3 Không 6,9 5,7 - - 13,5 13,5 2.4 Không biết 4,0 2,9 - 4,8 5,4 8,1 3.1 Cam kết giảm tác động xấu của DN đến môi trường Cam kết và thực hiện  46,9 57,1 37,8 55,0 43,2 47,4 3.2 Cam kết  46,9 42,9 62,2 40,0 43,2 39,5 3.3 Không cam kết 2,3 - - - 5,4 5,3 3.4 Không biết  4,0 - - 5,0 8,1 7,9 Cũng theo đánh giá cả hai đối tượng trên, phần lớn các DN có quan tâm đến việc đánh giá tác động xấu của DN đến môi trường (96%). Các DN thuộc ngành Da Giầy – Dệt May, Khai thác mỏ và Thuỷ sản đều có thể hiện sự quan tâm đến vấn đề này (đạt 100%), tuy nhiên có tới 11,1% DN ngành Dịch vụ – Thương mại và 8,1% - ngành Xây dựng không quan tâm đến việc đánh giá tác động xấu của DN đến môi trường. Nhìn chung, phần lớn các ý kiến được hỏi đều khẳng định, việc đánh giá tác động xấu của DN đến môi trường đã được cải thiện hoặc cải thiện liên tục (90,2%) và tỷ lệ này đều cao ở tất cả các ngành (cao nhất là ngành Khai thác mỏ – 100% và thấp nhất ở ngành Xây dựng – 81,1%). Tuy nhiên, vấn đề mà TNXH của DN quan tâm là phải thực hiện cải tiến liên tục thì ở các DN lại thiếu vắng – chỉ có 28,7% khẳng định là có cải tiến liên tục. Thực hiện tốt nhất các yêu cầu này là ngành Da Giầy – Dệt May (57,1%), kế tiếp là ngành Thuỷ sản và Dịch vụ – Thương mại (đều 33,3%), Xây dựng (16,2%). Ngành Khai thác mỏ tuy có tỷ lệ các ý kiến khẳng định là có cải thiện và cải thiện liên tục đạt 100% (cao nhất) song lại có tỷ lệ ý kiến khẳng định có cải thiện liên tục thấp nhất (chỉ 11,1%). Nếu nhìn từ góc độ của lãnh đạo công đoàn và nhân viên TNXH thì tỷ lệ ý kiến khẳng định có cải thiện liên tục chỉ là 0%. Như vậy, việc thực hiện TNXH về đánh giá tác động xấu của DN đến môi trường để từ đó có giải pháp khắc phục hiện nay vẫn chưa được thực hiện tốt và ngành thực hiện kém nhất vấn đề này lại là ngành dễ gây ô nhiễm nhiều nhất (Khai thác mỏ). Theo quy định, DN phải theo dõi và lưu giữ hồ sơ về tác động của DN đến môi trường và coi đó là hoạt động mang tính thường xuyên. Việc theo dõi và lưu giữa hồ sơ về vấn đề này cũng là bằng chứng chứng tỏ việc DN có thiết lập hệ thống quản lý môi trường. Kết quả điều tra cho thấy có 89,2% số ý kiến lãnh đạo DN và phòng nhân sự khẳng định là có theo dõi và lưu giữ về tác động của DN đến môi trường, nghĩa là có khoảng 89,2% số DN có hệ thống quản lý môi trường. Tỷ lệ này cao nhất ở ngành Khai thác mỏ (100%), sau đó đến ngành Thuỷ sản (95,2%) và thấp nhất ở ngành Dịch vụ – Thương mại (78,4%). Việc các DN có hệ thống quản lý môi trường chỉ chứng tỏ một điều là họ có quan tâm đến việc BVMT song điều đó không có nghĩa là DN thực hiện tốt TNXH đối với vấn đề BVMT. Như đã đề cập, DN phải theo dõi và lưu giữ hồ sơ về tác động của DN đến môi trường và coi đó là hoạt động mang tính thường xuyên. Tuy nhiên, tỷ lệ các ý kiến khẳng định DN của họ thực hiện hoạt động này thường xuyên lại chiếm tỷ lệ rất thấp – tính trung bình chỉ 18,3% và ngành có tỷ lệ thấp nhất lại vẫn là ngành Khai thác mỏ (4,4%). Số liệu này cho thấy tình trạng đáng báo động trong việc thực hiện TNXH đối với vấn đề BVMT, đặc biệt là ở ngành có mức độ gây ô nhiễm cao – ngành Khai thác mỏ. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy các DN Việt Nam thực hiện tốt TNXH trong lĩnh vực AT-BVSK và BVMT Có nhiều giải pháp để thúc đẩy việc thực hiện TNXH ở các DN trong lĩnh vực AT-BVSK và Bảo vệ môi trường. Song song với các giải pháp hiện nay đang được Cục an toàn lao động (Bộ LĐ-TB-XH) và Cục Môi trường (Bộ TN-MT) thực hiện như giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đào tạo, ..., chúng tôi đề xuất thêm một số giải pháp sau: Thực trạng thực hiện TNXH của công ty suất ăn công nghiệp trên địa bàn TP.HCM Đặc thù và các thách thức nổi bật đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ Bếp ăn công nghiệp được các chuyên gia tư vấn ISO 22000 của P&Q Solutions tổng kết trong quá trình tư vấn hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tại các đơn vị này trong thời gian qua. Khả năng năng nhận thức về các đặc điểm và thách thức ở trên để hình thành tiếp cận, đối sách trên cơ sở các nguyên tắc chung và phù hợp với đặc thù riêng của từng điểm dịch vụ là yếu tố quan trọng nhất trong hình thành và khai thác một HTQLATTP có hiệu lực trong các đơn vị cung cấp dịch vụ suất ăn công nghiệp. Chứng chỉ ISO 22000: Sự đảm bảo cho những suất ăn an toàn Eresson triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 Số chứng chỉ ISO 22000 của Trung Quốc tăng gấp đôi trong năm 2010 Xem tiếp... Trong hoàn cảnh sự quan tâm của cộng đồng xã hội và truyền thông đến an toàn thực phẩm ngày càng cao và các mối nguy về an toàn thực phẩm ngày càng phức tạp, các đơn vị cung cấp dịch vụ bếp ăn công nghiệp cho nhà máy, trung tâm thương mại, trường học, … đang chịu sức ép lớn trong đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây không chỉ là điều kiện tiên quyết trong quá trình lựa chọn nhà cung các dịch vụ này từ các tổ chức sử dụng mà còn đảm bảo khả năng bảo vệ đối với doanh nghiệp trước những rủi ro có thể ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh liên tục, thậm chí là nguy cơ ngừng hoạt động, phá sản. Trong thời gian vừa qua P&Q Solutions đã tư vấn thành công Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000:2005 cho một số đơn vị cung cấp dịch vụ bếp ăn công nghiệp, như Hoàng Nhật Minh và Sao Thiên Hà tại các bếp ăn cho các nhà máy, trường học, trung tâm thương mại. Trong quá trình cung cấp dịch vụ, các chuyên gia tư vấn ISO 22000 đã tổng kết 5 đặc điểm và các thách thức cơ bản mà các đơn vị cung cấp dịch vụ bếp ăn công nghiệp phải đối mặt và giải quyết nhằm có được Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm có hiệu lực. Tổ chức và nhân sự HTQLATTP: Sự phân tán về địa điểm cung cấp dịch vụ này tạo ra sự khác biệt cơ bản trong thành phần, vai trò trách nhiệm và hình thức hoạt động của Đội ATTP. Mặc dù đội ATTP có thể bao gồm đầy đủ thành phần của các bộ phận điều hành tại văn phòng và nhân sự tại các điểm dịch vụ, vai trò và tính độc lập của các thành viên hoạt động trực tiếp tại các điểm dịch vụ cao hơn nhiều so với trong một nhà máy sản xuất/chế biến thực phẩm. Khoảng cách địa lý và đặc thù thời gian do phục vụ theo ca cũng gây ra nhiều khó khăn cho các hoạt động liên chức năng trong Đội ATTP. Về mặt nhân sự, mỗi điểm cung cấp dịch vụ có một bếp trưởng phụ trách chung, bao gồm cả an toàn thực phẩm, và hoạt động tương đối độc lập trong điều hành hoạt động quản lý an toàn thực phẩm. Mặc dù số lượng nhân viên tại một bếp ăn có thể chỉ tương đương với tổ sản xuất trong một nhà máy, nhưng lại là một điểm cung cấp dịch vụ độc lập với sự hỗ trợ có giới hạn bởi các bộ phận điều hành của Công ty. Vì vậy, ở góc độ hoạch định năng lực, một điểm bếp ăn tập thể cũng cần có đủ một “danh mục” năng lực quản lý ATTP tương đương với một nhà máy, và như thế yêu cầu nhân sự “đa kỹ năng” để vận hành và quản lý HTQLATTP tại bếp ăn tập thể luôn là một thách thức. Năng lực giám sát và kiểm tra thử nghiệm Ở phương diện thiết bị kiểm tra thử nghiệm, việc đầu tư các thiết bị, dụng cho việc kiểm soát các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của thực phẩm đầu vào, trong và sau chế biến là một bài toán khó giải quyết với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ suất ăn công nghiệp. Yêu cầu về thời gian và điều kiện bảo quản không cho phép mô hình phòng kiểm nghiệm tập trung cho nhiều điểm dịch vụ, ngược lại việc đầu từ cho từng điểm để kiểm soát đầy đủ các đặc tính chất lượng và mối nguy về an toàn thực phẩm cần nhiều nguồn lực tài chính và mang lại hiệu suất sử dụng thấp. Trong nhà máy, việc kiểm tra nhiệt độ tâm sản phẩm có thể được thực hiện bởi 1 nhân viên kiểm tra cùng một thiết bị đo đi đến các điểm kiểm soát khác nhau của nhà máy, trong khi điều này lại có nghĩa là từng thiết bị và người kiểm tra riêng cho mỗi điểm dịch vụ. Về giám sát quá trình, trách nhiệm giám sát quá trình tiếp nhận thực phẩm đầu vào, chuẩn bị và sơ chế, chế biến, chia suất và phục vụ, vệ sinh sau phục vụ, … tập trung chính vào bếp trưởng và tinh thần tự kiểm tra của các nhân viên. Mô hình dịch vụ này không thích hợp để có những nhân sự chuyên trách trong giám sát quá trình (kỹ thuật hoặc kiểm tra chất lượng trong sản xuất) như trong các nhà máy. Việc giám sát từ bộ phận kỹ thuật của công ty (nếu có) thường cũng dựa trên phương pháp đưa ra quy định, đánh giá hồ sơ và kiểm tra định kỳ. Với các đặc điểm như vậy, kinh nhiệm đánh giá cảm quan và tinh thần tuân thủ chặt chẽ các quy định trong chương trình tiên quyết, kế hoạch HACCP là điểm mấu chốt trong đảm bảo khả năng kiểm soát, tự kiểm soát với các đặc tính chất lượng và mối nguy ATTP trong bếp ăn công nghiệp. Cơ sở hạ tầng và môi trường Một trong những đặc điểm quan trọng của bếp ăn tập thể là việc sử dụng cơ sở hạ tầng và môi trường làm việc của khách hàng. Điều này thể hiện qua vị trí thiết kế của bếp ăn trong khuôn viên cơ sở của khách hàng, mặt bằng và phòng ốc do khách hàng cung cấp – trong một số trường hợp, khách hàng cung cấp cả hệ thống trang thiết bị trong bếp và khu vực phục vụ suất ăn. Do hạn chế trong thiết kế ban đầu hoặc do mở rộng hoạt động của nhà xưởng, một số đơn vị có bếp ăn gần với các khu vực nguy cơ cao như điểm tập kết rác thải, điểm xử lý nước thải, điểm xả khí thải/quạt hút hay cạnh kênh thoát nước thải của nhà máy/khu công nghiệp. Những trường hợp này thường gây rất nhiều khó khăn cho việc triển khai HTQLATTP, trong một số trường hợp là không thể thực hiện được. Ở mức thấp hơn, việc bố trí lại mặt bằng để tránh nhiễm chéo, bố trí thiết bị thông gió cưỡng bức tránh đọng hơi nước, thêm hệ thống lưới chắn côn trùng, … cũng cần một quá trình đề xuất, thương thảo và chờ đợi để khách hàng có thể đồng ý và triển khai. Với một vài trường hợp, quá trình này kéo dài đến nhiều tháng và thường làm chậm tiến độ dự án. Hệ thống cung cấp thực phẩm Trong các nguyên liệu đầu vào, ngoài một số loại gia vị được sản xuất công nghiệp từ các các nhà máy lớn, phần lớn các thực phẩm khác – đặc biệt là rau, củ, quả - là những sản phẩm nông sản được cung cấp bởi các tiểu thương. Ngay cả các thực phẩm chính như thịt, cá, … không phải điểm dịch vụ nào cũng gần với hệ thống bán lẻ đáng tin cậy hoặc có quy mô đủ thu hút dịch vụ giao hàng tận nơi của các hệ thống bán lẻ này. Với mô hình cung cấp dịch vụ phân tán, đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp thường phải lựa chọn và phê duyệt những nhà cung cấp khác nhau cho mỗi điểm dịch vụ. Ngoài các thực phẩm chính, việc kiểm soát nhà cung ứng sản phẩm nông sản (phần lớn là các cơ sở thương mại) thường dựa trên kinh nghiệm giao dịch, các cam kết và niềm tin hơn là kết quả đánh giá thực tế từng quá trình của nhà cung cấp. Người sử dụng và đặc điểm sử dụng Khác với các sản phẩm thực phẩm khác trên thị trường, suất ăn công nghiệp là một sản phẩm được sử dụng với mức độ tự do lựa chọn thấp – gần như không có. Các trường hợp cá biệt rời vào một số nhà máy với lượng nhân sự lớn lên đến hàng vài ngàn người, có điều kiện sử dụng đồng thời nhiều nhà cung cấp suất ăn với nhiều thực đơn khác nhau. Ngoài ra, đối tượng sử dụng lại đa dạng – không có nhóm tiêu dùng mục tiêu rõ ràng – về độ tuổi, giới tính, thể trạng sức khỏe, đặc điểm công việc. Hai đặc điểm này kết hợp lại thường tạo ra tác động tiêu cực đến tỉ lệ hài lòng và số lượng phàn nàn về chất lượng của suất ăn và dịch vụ đi kèm. Một đặc điểm khác trong bếp ăn công nghiệp, đặc biệt trong các nhà máy, là thời điểm sử dụng sản phẩm tập trung cao. Thời gian từ khi sản phẩm đầu tiên được tiêu thụ đến khi việc sử dụng sản phẩm cuối cùng kết thúc thường rất ngắn, khoảng từ 30 đến 60 phút. Chính vì vậy, các sai lỗi về chất lượng và ATTP thường gây ra các phản ứng hàng loạt, nhẹ thì có thể là các phàn nàn mang tính dây chuyền, năng hơn thì là các ca ngộ độc thực phẩm hàng loạt. Điều này một mặt gây khó khăn cho đơn vị cung cấp trong thực hành các đối sách phát hiện và thu hồi, một mặt làm tăng mức độ nghiêm trong của các sự cố về chất lượng và ATTP – cả về mặt tác động thực tế, cả về truyền thông. Thực tế triển khai các dự án cho thấy khả năng năng nhận thức về các đặc điểm và thách thức ở trên để hình thành tiếp cận, đối sách trên cơ sở các nguyên tắc chung và phụ hợp với đặc thù riêng của từng điểm dịch vụ là yếu tố quan trọng nhất trong hình thành và khai thác một HTQLATTP có hiệu lực trong các đơn vị cung cấp dịch vụ suất ăn công nghiệp. Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện TNXH, chiến lược TNXH của các công ty suất ăn công nghiệp ở địa bàn TP.HCM. Số liệu về doanh thu, lợi nhuận, thuế, xuất khẩu, thương hiệu, cạnh tranh các đóng góp cho xã hội … Qua bảng 2.1. báo cáo kết quả kinh doanh của công ty ta thấy tổng doanh thu qua ba năm 2009, 2010, 2011 giảm một cách đang kể, cụ thể doanh thu của công ty đạt 11,79 tỷ đồng trong năm 2009 tuy nhiên đến năm 2010, năm 2011 doanh thu của công ty lần lượt giả chỉ đạt 9,974 tỷ đồng và 7,095 tỷ đồng. Bảng 2.1. Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh SACN năm 2009, 2010, 2011 Số tt Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Năm 2010 so với năm 2009 Chênh lệch Năm 2011 so với năm 2010 Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % 1 DT bán hàng, cung ứng DV 11.790 100 9.974 100 7.095 100 -1.816 -15,40 -2.879 -28,87 2 Các         khoản giảm trừ 165 1,40 171 1,71 145 2,04 6 3,64 -26 -15,20 3 DT thuần bán hàng,        cung ứng DV 11.625 98,60 9.803 98,29 6.950 97,96 -1.822 -15,67 -2.853 -29,10 4 Giá vốn hàng bán 10.514 89,18 8.604 86,26 5.870 82,73 -1.910 -18,17 -2.734 -31,78 5 LN gộp    bán hàng,        cung ứng DV 1.111 9,42 1.199 12,02 1.080 15,22 88 7,92 -119 -9,92 6 DT    từ    hoạt động tài chính 172 1,46 154 1,54 192 2,71 -18 -10,47 38 24,68 7 CP tài chính 127 1,08 280 2,81 365 5,14 153 120,47 85 30,36 8 CP bán hàng 54 0,46 74 0,74 91 1,28 20 37,04 17 22,97 9 CP    quản    lý doanh nghiệp 515 4,37 524 5,25 536 7,55 9 1,75 12 2,29 10 LN    từ    hoạt động          kinh doanh 587 4,98 475 4,76 280 3,95 -112 -19,08 -195 -41,05 11 Thu nhập khác 6 0,05 7 0,07 12 0,17 1 16,67 5 71,43 12 Chi phí khác 3 0,03 6 0,06 5 0,07 3 100,0 0 -1 -16,67 13 LN khác 3 0,03 1 0,01 7 0,10 -2 -66,67 6 600,00 14 LN trước thuế 590 5,00 476 4,77 287 4,05 -114 -19,32 -189 -39,71 15 Thuế thu nhập 147,50 1,25 119 1,19 71,75 1,01 -29 -19,32 -47 -39,71 16 LN sau thuế 442,50 3,75 357 3,58 215,25 3,03 -86 -19,32 -142 -39,71 Hiệu quả của việc thực hiện TNXH, chiến lược TNXH của các DN CBTP thế giới và Việt Nam Từ đó rút ra: Các thuận lợi khi thực hiện TNXH: lợi nhuận qua các năm giảm dần. Các khó khăn khi thực hiện TNXH Cần có nguồn kinh phí lớn, và mạnh dạng thực hiện. Lợi ích đạt được từ việc đạt chứng nhận hệ thống Tiêu chuẩn chất lượng, TNXH, chiến lược TNXH … Nông dân bỏ ruộng, người chăn nuôi bỏ sản xuất quay lại sản xuất Sinh viên, học sinh ra trường có việc làm hoặc làm ổn định và đúng ngành nghề. Sản xuất, môi trường giảm bớt sự ô nhiểm bảo vệ sức khỏe cho người dân. Người tiêu dùng biết thực sự quan tâm sức khỏe của mình, biết tiêu dùng thông minh Nhiều DN biết thế nào thể hiện TNXH đúng nghĩa. CHƯƠNG 4 XU HƯỚNG CHIẾN LƯỢC TNXH CỦA CÁC CÔNG TY SUẤT ĂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM Căn cứ các quy tắc đạo đức tại bàn đàm phán Caux, các công ước quốc tế về TNXH Xu hướng trên thế giới: Xu hướng TNXH, chiến lược TNXH trên thế giới (Châu âu, Mỹ, Đức, Nga, Châu Phi, Nhật, Trung Quốc, Thái Lan ….) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ, theo cách đó có lợi cho doanh nghiệp, cũng như sự phát triển chung của xã hội. Các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… và thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thông qua việc áp dụng các bộ Quy tắc ứng xử (CoC) và các tiêu chuẩn như SA8000, ISO 14000,… Điều quan trọng là ý thức về trách nhiệm xã hội phải là kim chỉ nam trong hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, bất kể họ tuân thủ bộ quy tắc ứng xử nào, hay thậm chí thực hiện trách nhiệm xã hội theo các quy tắc đạo đức mà họ cho là phù hợp với yêu cầu của xã hội và được xã hội chấp nhận. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, rào cản và thách thức cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm: nhận thức về khái niệm trách nhiệm xã hội còn hạn chế; năng suất bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng thời nhiều bộ quy tắc ứng xử; thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ); sự nhầm lẫn do khác biệt giữa qui định của bộ quy tắc ứng xử và Bộ Luật Lao động; và những quy định trong nước ảnh hưởng tới việc thực hiện các bộ quy tắc ứng xử. Như vậy, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một vấn đề không dễ dàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp cần phải quan tâm và thực hiện trách nhiệm xã hội, vì người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu ngày càng quan tâm hơn tới ảnh hưởng của việc toàn cầu hoá đối với quyền của người lao động, môi trường và phúc lợi cộng đồng. Những doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trường. Ngày nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao hàm nhiều khía cạnh hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một doanh nghiệp hiện đại chỉ được xem là có trách nhiệm xã hội khi: đảm bảo được hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình, đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với người tiêu dùng; Phải biết quan tâm đến người lao động, người làm công cho mình không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần, buộc người lao động làm việc đến kiệt sức hoặc không có giải pháp giúp họ tái tạo sức lao động của mình là điều hoàn toàn xa lạ với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Phải tôn trọng quyền bình đẳng nam nữ, không được phân biệt đối xử về mặt giới tính trong tuyển dụng lao động và trả lương mà phải dựa trên sự công bằng về năng lực của mỗi người; Không được phân biệt đối xử, từ chối hoặc trả lương thấp giữa người bình thường và người bị khiếm khuyết về mặt cơ thể hoặc quá khứ của họ; Phải cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt, không gây tổn hại đến sức khoẻ người tiêu dùng, đây cũng là một tiêu chí rất quan trọng thểNgày 12tháng 3năm2014 Trách nhiệm xãhội củaDoanh nghiệp, hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng; Dành một phần lợi nhuận của mình đóng góp cho các hoạt động trợ giúp cộng đồng. Vì cộng đồng và san sẻ gánh nặng với cộng đồng đang là một mục tiêu mà các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội đang hướng tới bên cạnh mục tiêu phát triển lợi nhuận của mình, như các chương trình hỗ trợ châu Phi, châu Á trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của nhà tỷ phú Bill Gates là một ví dụ tiêu biểu. Quả thực, sẽ có nhiều trẻ em được cứu sống hơn, nhiều trẻ em được đến trường hơn…, nếu các doanh nghiệp sẵn sàng chia sẻ lợi ích với cộng đồng. Xu hướng phát triển ngành chế biến thực phẩm thế giới. Chiến lược phát triển ngành thực phẩm đến năm 2020 của Nga Mục tiêu của Chiến lược Chiến lược được xây dựng nhằm giải quyết những hạn chế và thiếu sót trong ngành. Ngoài ra, trong Chiến lược cũng đề cập tới vấn đề quan tâm phúc lợi xã hội nhằm tăng nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của một số nhóm người trong xã hội. Một số mục tiêu chính: 1. Tăng sản lượng thực phẩm; 2. Hiện đại hóa và nâng cao năng lực cho các cơ sở sản xuất; 3. Nâng cao tính cạnh tranh, tạo điều kiện để hàng trong nước thay thế hàng nhập khẩu và có tiềm năng xuất khẩu nhiên liệu; 4. Phát triển cơ sở hạ tầng và hậu cần cho các sản phẩm thực phẩm; 5. Giải quyết các vấn đề sinh thái trong các khu công nghiệp. Một số biện pháp chính của Chiến lược: - Xây dựng liên kết theo chiều dọc, cơ sở hạ tầng và hậu cần cho thị trường nông thực phẩm; - Nâng cao chất lượng và tính an toàn của nguyên liệu thô và các sản phẩm thực phẩm; - Thay thế thực phẩm nhập khẩu và thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường hiện có và thị trường mới; - Bảo vệ tên địa lý đối với các sản phẩm thực phẩm; - Hiện đại hóa và thúc đẩy đổi mới công nghệ; - Đào tạo nhân lực sản xuất có chất lượng, sử dụng công nghệ tiên tiến. Mục tiêu về sản lượng của ngành chế biến thực phẩm của Nga giai đoạn 2013-2020: Đơn vị 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Bột mì Nghìn tấn 10.020 10.060 10.080 10.100 10.150 10.200 10.250 10.300 Ngũ cốc Nghìn tấn 1.295 1.340 1.350 1.360 1.370 1.380 1.390 1.400 Sản phẩm bánh mì được bổ sung vi chất dinh dưỡng Nghìn tấn 105 110 120 130 150 200 250 300 Đường Triệu tấn 4,4 4,5 4,6 4,7 4,8 5,2 5,3 5,4 Phô mai và các sản phẩm làm từ phô mai Nghìn tấn 522 522 527 529 531 536 541 546 Bơ Nghìn tấn 264 264 265 267 270 273 276 280 Giết mổ và công suất chế biến các loại thịt Nghìn tấn 266 301 364 259 259 259 249 210 Rau và trái cây đóng hộp Triệu hộp (hộp tiêu chuẩn =335 gram) 9.485 9.773 10.064 10.372 10.659 10.963 11.276 11.597 Dầu chiết xuất từ hoa hướng dương Nghìn tấn 3.000 3.040 3.080 3.120 3.170 3.200 3.260 3.300 Bánh kẹo Nghìn tấn 2.995 2.965 2.974 3.005 3.040 3.065 3.100 3.175 Hải sản và các sản phẩm làm từ hải sản, (chế biến và đóng hộp) Nghìn tấn 3.886 4.032 4.200 4.345 4.450 4.590 4.826 5.255 Thực phẩm chế biến sẵn và các loại thực phẩm sơ chế % 100 175 250 300 350 400 450 500 Chỉ số sản lượng thực phẩm % thay đổi so với năm trước 103 103 104 104 104 104 104 104 Xu hướng chiến lược TNXH của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến thực phẩm thế giới (có liên quan đến ngành nông nghiệp,lương thục, chuỗi cung ứng toàn cầu, biến đổi khí hậu … Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khác, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai … Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra. Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm. Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẩn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2. Xu hướng phát triển (nông lâm, ngư nghiệp, kinh tế, dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, lao động, tiêu dùng…) của Việt Nam Để phát triển nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế hội nhập quốc tế ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, trước tiên đòi hỏi phải đổi mới cách tiếp cận với nông nghiệp theo những góc độ: góc độ thị trường; góc độ công nghiệp; góc độ môi sinh và thực hiện theo những định hướng chủ yếu sau. Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo hướng kinh tế thị trường hiện đại trong các đơn vị, ngành, vùng đã hình thành. Đồng thời, từng bước chuyển các đơn vị, ngành, vùng nông nghiệp còn căn bản tự cấp, tự túc ở các tỉnh miền núi, vùng dân tộc ít người lên sản xuất hàng hoá, xây dựng các vùng sản xuất nông sản xuất khẩu tập trung, nhằm đáp ứng được nguồn cầu về nông sản của thị trường trong nước và thế giới theo hướng số lượng ngày càng nhiều, chủng loại ngày càng đa dạng, chất lượng ngày càng cao, giá ngày càng rẻ, trong đó chất lượng nông sản là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Tiếp tục đẩy mạnh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất ruộng đất, đồng thời chú ý tới tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị nông sản. Hoàn thiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển toàn diện trên cơ sở chuyên môn hóa, tập trung hóa trong từng ngành, từng vùng sản xuất nông nghiệp nhằm sử dụng hiệu quả lợi thế so sánh của nông nghiệp Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, xây dựng các vùng nguyên liệu vững chắc, nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến. Cùng với các việc trên cần xây dựng các loại hình thức kinh tế phù hợp trong nông nghiệp. Thực hiện một số chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2020. Cụ thể, cần thực hiện những chính sách chủ yếu sau đây. Bảo vệ môi trường sinh thái trong nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch và hạn chế đến mức tối đa sự tác động từ bên ngoài. Tác nhân gây ô nhiễm môi trường sinh thái trong nông nghiệp. Xu hướng phát triển ngành chế biến thực phẩm Việt Nam Trong chiến lược phát triển đến năm 2020, Vissan đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm lớn nhất cả nước với chuỗi sản phẩm đa dạng và xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty Vissan, cho biết, Công ty đang từng bước chinh phục thị trường Campuchia và tiếp cận thị trường mới Myanmar. Theo nghiên cứu của Vissan, người tiêu dùng Campuchia đang chuyển hướng sang dùng sản phẩm Việt Nam thay cho hàng Thái. Trước đây, các mặt hàng thực phẩm chế biến, bánh kẹo tràn ngập nước này là hàng Thái Lan nhưng nay, tỷ lệ hàng Thái và hàng Việt tại nước này tương đương nhau. Riêng về hàng của Vissan, người tiêu dùng đất nước chùa tháp biết rất rõ về thương hiệu cũng như sản phẩm của Công ty. Chẳng hạn, mặt hàng xúc xích HOLA đạt 90% độ nhận diện thương hiệu và hài lòng của người tiêu dùng nước này. Không chỉ thế, có đến 80% người tiêu dùng trả lời sẽ mua về dùng thử những sản phẩm khác của Công ty. Trước nhu cầu của người tiêu dùng, tháng 8/2012, Vissan đã thành lập Văn phòng đại diện tại Phnôm Pênh và ký kết hợp tác với nhà phân phối Ung Gech (Campuchia). Khi thị trường Campuchia đang tiến triển, Vissan tiếp tục xúc tiến sang Myanmar. Ông Mười cho rằng, tuy là thị trường mới mở cửa, còn nhiều rào cản về cách thức kinh doanh nhưng người tiêu dùng nước này rất ủng hộ hàng của Việt Nam. Trong khi, nhà đầu tư nước ngoài chưa được phép kinh doanh tại Myanmar nên năm 2013, Vissan đã liên kết với CT Group làm nhà phân phối độc quyền các sản phẩm của Công ty tại nước này. Thời gian đầu, Vissan đưa qua những sản phẩm đồ hộp vốn là thế mạnh của Công ty, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Myanmar. Trước khi quyết định đưa mặt hàng nào, Công ty đã đào tạo, tuyển chọn lực lượng lao động có tay nghề cao, kinh nghiệm và kiến thức để qua Myanmar tìm hiểu thị trường, đánh giá xu hướng, tìm năng phát triển của thị trường. Xu hướng chiến lược TNXH của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam Suất ăn công nghiệp là một ngành hàng thực phẩm được xem là dễ nhưng không phải dễ. Đễ có những bữa ăn đảm bảo năng lượng cho công nhân làm việc. Các doanh nhiệp cũng phải sàng lọc lựa chon kỹ càng ở các khâu đặc biệt là khâu nhiên liệu ....vì thế suất cạnh tranh của nghành hàng này khá cao. Đối với khu vực thành phố Hồ Chí Minh với mật độ dân số đông và đa số là dân số ở độ tuổi lao động, nên ngành hàng này có thể đáp ứng nhu cầu của anh/ chị em lao động. Bên canh đó còn vươn sang thị trường thế giới trong tương lai gần Xu hướng TNXH, chiến lược TNXH Việt Nam Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2011 lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của nước ta là 51,39 triệu người, trong đó lao động nam chiếm 51,6%; lao động nữ chiếm 48,4%. Trong đó, cơ cấu lao động ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm là 48,0%; khu vực công nghiệp và xây dựng là 22,4%; khu vực dịch vụ là 29,6%. [17]. Lực lượng lao động của Việt Nam rất dồi dào và được đánh giá cao về chất lượng trong những năm gần đây. Với hơn 50% lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, đây là một lực lượng lao động hùng hậu sẽ mang đóng vai trò quan trọng trọng việc phát triển bền vững của doanh nghiệp. Trong khi những doanh nghiệp thực hiện tốt TNXH đối với NLĐ điển hình là các doanh nghiệp đạt giải thưởng Trách nhiệm xã hội (CSR Award) năm 2009 như: Công ty Cổ phần Đồng Tiến (giải nhất trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường), Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y Tế Domesco (giải nhất trong việc thực hiện trách nhiệm đối với NLĐ), Công ty cổ phẩn xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình, Tập đoàn Sanofi-Aventis Việt Nam,…[1] thì vẫn còn có những doanh nghiệp đã quên đi TNXH của mình đặc biệt là trách nhiệm với NLĐ dẫn đến có nhiều bất cập về bình đẳng giới, điều kiện an toàn lao động, chế độ đãi ngộ. Một trong những minh chứng cho thấy tình trạng báo động về thực trạng thực hiện TNXH của các doanh nghiệp Việt Nam đối với NLĐ đó là mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và NLĐ thể hiện qua sự tăng lên nhanh chóng của số vụ đình công trong thời gian vừa qua. Điều này biểu hiện một sự bế tắc trong quan hệ lao động, nhất là khi có sự xung đột về quyền và lợi ích giữa NLĐ và người sử dụng lao động mà không được giải quyết kịp thời. Năm 2009 số vụ đình công là 218 vụ, năm 2010 số vụ đình công tăng lên 422 vụ, đặc biệt vào năm 2011 con số này tăng gấp ba lần, tổng cộng có 978 vụ. Như vậy, trong năm 2011 trung bình mỗi ngày có 2,7 vụ đình công xảy ra [6]. Như vậy, thực trạng thực hiện TNXH của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Trong khuôn khổ bài viết này, nhóm tác giả sẽ phân tích tình hình thực hiện TNXH của doanh nghiệp Việt Nam đối với NLĐ trên ba phương diện về bình đẳng giới, an toàn lao động và chế độ đãi ngộ. CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN Định hướng chiến lược TNXH của các doanh nghiệp ngành CN CBTP Việt nam giai đoạn 2010-2020 và những năm tiếp theo Định hướng : niềm tin – sang tạo – giá trị khách hàng. Mục tiêu phát triển: Mục tiêu hoạt động của chúng tôi sẽ là đối tác kinh doanh đáng cậy, luôn quan tâm đến khách hang và nâng cao giá trị của khách hàng, cung cấp suất ăn hàng đầu cho vị ngon và dịch vụ tốt nhất đảm bảo sức khoẻ, hạnh phúc của khách hàng và đi đầu trong văn hoá ẩm thực thế kỷ 21. Các giải pháp và kiến nghị nâng cao TNXH, chiến lược TNXH của DN ngành CN CB… Việt Nam giai đoạn 2010-2020 và những năm tiếp theo Một số giải pháp Giải pháp 1: Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật lao động về vấn đề an toàn và bảo vệ sức khoẻ và Luật BVMT. Bộ Luật lao động Việt Nam đã dành riêng chương IX quy định về vấn đề an toàn lao động, vệ sinh lao động (AT-VSLĐ) với 14 Điều (từ Điều 95 đến 108), sau đó, Bộ Luật lao động sửa đổi bổ sung năm 2002 đã hoàn thiện thêm các quy định ở Khoản 2 Điều 96 và Khoản 3 Điều 107. Có thể khẳng định rằng, những quy định của Bộ Luật lao động về vấn đề AT – VSLĐ rất chặt chẽ và có tính hội nhập cao. Tuy nhiên, để các quy định của pháp luật lao động Việt Nam phù hợp với các quy định của các bộ CoC quốc tế, qua đó giúp các DN vượt qua được các rào cản kỹ thuật và rào cản thương mại, cũng cần có một số điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nhất định: • Điều 97: Nên bổ sung thêm ý: “Người sử dụng lao động phải đảm bảo nơi làm việc không xảy ra tình trạng có các yếu tố gây nguy hiểm đến sức khoẻ cho người lao động như sàn trơn, gồ ghề; máy móc không có bộ phận che chắn; không có biển báo an toàn; đường hẹp khó đi; xếp hàng cao dễ đổ; … và phải khắc phục tình trạng có yếu tố gây nguy hiểm đến người lao động ngay sau khi phát hiện”. • Điều 101: Cần làm rõ, phương tiện bảo vệ cá nhân được cung cấp phải đảm bảo chất lượng tốt và được DN thay ngay khi không còn đảm bảo tiêu chuẩn. • Điều 102: Cần làm rõ quy định về huấn luyện AT-VSLĐ định kỳ 6 tháng 1 lần và quy định về chất lượng huấn luyện. Quy định các DN phải phổ biến rõ các yếu tố tiềm ẩn có khả năng gây nguy hiểm cho NLĐ và cách khắc phục các yếu tố đó. • Nên bổ sung các quy định về nhà ở tập thể cho NLĐ, trong đó nêu rõ: “Nếu DN cung cấp nhà tập thể cho NLĐ thì nơi ở phải đảm bảo an toàn và vệ sinh”. • Nên bổ sung các quy định về nhà vệ sinh và phòng tắm cho cả lao động nam và nữ, trong đó cần thể hiện rõ, doanh nghiệp phải cung cấp nhà vệ sinh và phòng tắm riêng chon am và nữ. Doanh nghiệp phải đảm bảo nhà vệ sinh và phòng tắm cho nam và nữ đảm bảo an toàn và vệ sinh. • Nên bổ sung quy định về việc cung cấp thuốc men và các dịch vụ y tế khác cho NLĐ, trong đó nhấn mạnh người sử dụng lao động phải có trách nhiệm cung cấp thuốc men đầy đủ, kịp thời cho NLĐ để đảm bảo sức khoẻ của họ. Đối với Luật BVMT được ban hành ngày 29/11/2005, có thể khẳng định đây là một bộ Luật khá hoàn hảo, các vấn đề được nêu ra phù hợp với thông lệ chung của thế giới và có nhiều điểm thích ứng với quy định của các bộ CoC quốc tế như các DN ngay trước khi thành lập phải lập cam kết BVMT; các chủ dự án (Dự án trọng điểm quốc gia; Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư tập trung; Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn; v.v... – Theo Điều 18) phải lập báo cáo đánh giá về tác động môi trường. Tuy nhiên, để giúp các DN thực hiện tốt hơn vấn đềBVMT nhằm đáp ứng được các quy định của các bộ CoC quốc tế, qua đó giúp các DN Việt Nam vượt qua được các rào cản phi thuế quan, theo chúng tôi cần bổ sung thêm một số quy định về quản lý môi trường trong DN. Những điểm cần bổ sung là: • Các doanh nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định và tiêu chuẩn về môi trường trong lĩnh vực sản xuất của họ, phải có ý thức bảo vệ môi trường ở nơi hoạt động sản xuất kinh doanh. • Doanh nghiệp phải có hệ thống quản lí nhằm bảo vệ môi trường và phải có hệ thống kiểm tra việc xả chất thải công nghiệp ra môi trường. • Doanh nghiệp cần có kế hoạch chi tiết để xử lý các loại chất thải nguy hiểm đối với môi trường và tổ chức thực hiện hiệu quả các biện pháp đó. • Doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi và lưu giữ hồ sơ đánh giá tác động xấu của doanh nghiệp đến môi trường và cải tiến liên tục hoạt động đánh giá tác động xấu của doanh nghiệp đến môi trường. Chính phủ cũng nên ban hành một Nghị định hướng dẫn thi hành các quy định về quản lý môi trường đối với DN dựa trên các tiêu chuẩn quản lý môi trường của các bộ CoC quốc tế và phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Giải pháp 2: Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiệnDự án an toàn và sức khoẻ cho NLĐ tại nơi làm việc và Dự án xây dựng xã hội thân thiện với môi trường. Dự án 1: Dự án về AT-BVSK cho người lao động tại nơi làm việc. Mục tiêu chính của Dự án này là: - Cho các DN vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư các trang thiết bị đảm bảo an toàn – vệ sinh lao động tại nơi làm việc (mua quạt thông gió, các thiết bị lọc bụi, chống ồn; cải thiện hệ thống vệ sinh như nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà ở tập thể, nhà ăn; v.v...). - Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư các kỹ thuật, công nghệ có tính năng an toàn cao. - Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để các DN đầu tư mua sắm các trang thiết bị BHLĐ. - Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để đảm bảo điều kiện y tế cho NLĐ. Dự án này nên giao cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì thực hiện. Các DN muốn vay vốn đầu tư phải trình Dự án vay vốn có tính khả thi và qua thẩm định của các cấp có thẩm quyền mới được vay vốn. Dự án 2: Dự án xây dựng xã hội thân thiện với môi trường. Dự án này có mục tiêu chính là: - Cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư công nghệ thân thiện với môi trường, đầu tư mua sắm phương tiện xử lý rác thải, nước thải và khí thải, đầu tư thực hiện các tiêu chuẩn môi trường quốc tế và các bộ CoC quốc tế về quản lý môi trường (ISO 14000, …). - Đầu tư cho các tổ chức, DN bảo vệ môi trường (các Công ty nước, các Công ty xử lý rác, …) vay vốn với lãi suất ưu đãi để trang bị các công nghệ xử lý chất thải và thực hiện các Dự án xử lý chất thải. - Đầu tư cho chính quyền địa phương nơi có khu công nghiệp để địa phương xử lý chất thải công nghiệp. Chính phủ nên giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đồng chủ trì Dự án này. Các tổ chức, doanh nghiệp muốn vay vốn đầu tư phải trình Dự án vay vốn có tính khả thi và qua thẩm định của các cấp có thẩm quyền mới được vay vốn. Giải pháp 3:Liên kết các DNcùng ngành, nghề, cùng xây dựng một bộ quy tắc ứng xử chung, trong đó có các quy định về AT-BVSK và bảo vệ môi trường để các DN cùng thực hiện. Xây dựng các điển hình thực hiện bộ quy tắc ứng xử chung này và từng bước phổ biến và nhân rộng mô hình. - Theo chúng tôi, các Hiệp hội DN theo ngành, nghề nên đầu tư xây dựng một bộ quy tắc ứng xử chung. Bộ quy tắc ứng xử này được hình thành trên cơ sở tích hợp các quy định của: - Các bộ CoC quốc tế mà các đối tác nước ngoài, các quốc gia khác quy định buộc các doanh nghiệp của ngành muốn xuất khẩu hàng hoá hoặc có quan hệ thương mại, quan hệ hợp tác với nước ngoài phải tuân thủ; - Pháp luật lao động; Luật bảo vệ môi trường; Luật Thuế, Hải quan; Luật phòng chống tham nhũng của Việt Nam. Ngoài ra, có thể tích hợp thêm các quy định trong các Công ước và Khuyến nghị quốc tế về vấn đề lao động và môi trường. Để phổ biến và nhân rộng bộ quy tắc ứng xử chung của ngành, nên áp dụng kinh nghiệm của Trung Quốc.Với mỗi ngành, trước hết lựa chọn khoảng 10 DN lớn có tầm ảnh hưởng cao trong ngành để thực hiện bộ quy tắc ứng xử chung. Thông qua sự điều phối của Nhà nước và đại diện giới chủ, giới thợ của ngành, các chuyên gia TNXH sẽ tập trung giúp các ngành này triển khai thực hiện TNXH, đồng thời đào tạo thêm các chuyên gia về tổ chức thực hiện các nội dung TNXH được quy định trong bộ quy tắc ứng xử chung. Sau 1-2 năm, khi các DN lớn này thực hiện có hiệu quả bộ quy tắc ứng xử chung, có kết quả rõ rệt, có lợi nhuận cao, lực lượng chuyên gia này lại tiếp tục đầu tư cho các DN khác của ngành nhưng với số lượng lớn hơn, khoảng chừng thêm 100 DN có quy mô lớn của ngành. Tương tự như vậy, sẽ tổ chức áp dụng đồng bộ cho tất cả các DN còn lại. Giải pháp 4: Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với các DN về vấn đề TNXH trong lĩnh vực AT-BVSK, bảo vệ môi trường, đặc biệt là các lợi ích do thực hiện TNXH trong lĩnh vực này mang lại cho DN; thiết lập kênh thông tin tư vấn cho DN về thực hiện TNXH trong lĩnh vực AT-BVSK, BVMT (tư vấn cách thức thực hiện bộ OHSAS 18001, ISO 14000, thực hiện nội dung AT-BVSK và bảo vệ môi trường trong các bộ CoC khác như SA 8000, WRAP, …). Giải pháp 5:Thúc đẩy việc thành lập và trao quyền cho các cơ quan giám sát độc lập đối với vấn đề thực hiện TNXH. Với các nước phát triển, các cơ quan giám sát độc lập luôn đóng một vai trò quan trọng và được Nhà nước trao cho một số quyền nhất định. Để thực hiện việc giám sát thúc đẩy việc thực hiện TNXH, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm này. Theo chúng tôi, có thể quy định quyền của các cơ quan giám sát độc lập như sau: - Được hợp đồng với các doanh nghiệp trong việc giám sát, tư vấn và đánh giá các nội dung TNXH mà doanh nghiệp thực hiện và nhận thù lao của các doanh nghiệp từ hoạt động này; - Được nhận uỷ quyền của các tổ chức quốc tế trong việc đánh giá và cấp chứng chỉ thực hiện các bộ CoC quốc tế và nhận kinh phí từ hoạt động này theo quy định; - Báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về tình hình thực hiện TNXH của doanh nghiệp; - Được phép nhận uỷ quyền của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc giám sát thực hiện TNXH của các doanh nghiệp theo quy định. Trên thực tế, ở Việt Nam hiện nay đã có một số cơ quan giám sát, đánh giá độc lập song nhiệm vụ của các cơ quan này mới chỉ dừng lại ở hai nhiệm vụ đầu tiên. Nên có quy định bổ sung thêm 2 nhiệm vụ (c) và (d). Giải pháp 6: Cần nhanh chóng xúc tiến thành lập Hiệp hội người tiêu dùng Việt Nam với tôn chỉ là bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; thúc đẩy DN sản xuất sản phẩm sạch, chất lượng cao và an toàn, không gây ô nhiễm; không mua hàng hoá của những DN không thực hiện tốt các nội dung cơ bản của TNXH, trong đó có nội dung AT-BVSK và bảo vệ môi trường. Giải pháp 7: Đẩy mạnh các phong trào vì một môi trường xanh – sạch đẹp và phong trào chống gây ô nhiễm môi trường. Có cơ chế thích hợp thúc đẩy các địa phương và các cộng đồng dân cư phát hiện và báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp trên địa bàn. Đưa các thông tin về các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường lên các phương tiện truyền thông đại chúng. Kiến nghị Thông qua tình hình của các doanh nghiệp kinh doanh suất ăn công nghiệp trên địa bàn Tp.HCM cho ta thấy tình hình thị trường suất ăn công nghiệp đang rất náo nhiệt, với nhiều doanh nghiệp ra đời và cạnh tranh với nhau với nhiều hình thức ( thức ăn ngon phong phú đa dạng, giá thành rẽ......) làm cho khách hàng có nhiều lựa chọn cũng như có nhiều lợi ích khác từ việc cạnh tranh của các doanh nghiệp mang lại. Bênh cạnh đó tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là vấn đề đáng báo động. Tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh doanh cũng như tồn tại của doanh nghiệp. các công ty suất ăn công nghiệp và nhà nước cần có biện pháp gắt gao đối vời vấn đề này. Để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Kết luận Bài làm đã nêu được lý luận cơ bản của CSSP, nội dung của CSSP: quyết định về danh mục sản phẩm, quyết định về loại sản phẩm, quyết định nhãn hiệu sản phẩm, quyết định về bao bì và gắn nhãn hiệu, quyết định về dịch vụ khách hàng, phát triển sản phẩm mới và cuối cùng là các chiến lược theo chu kỳ sống của sản phẩm. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao nhất, các doanh nghiệp cần phả nghiên cứu và ứng dụng CSSP hiệu quả, chỉ có làm tốt công tác này, doanh nghiệp mới hy vọng đưa sản phẩm thâm nhập vào thị trường một cách vững chắc, chiếm lĩnh phần lớn nhất và góp phần đưa công ty ngày một phát triển ổn định, lớn mạnh. Giới thiệu những nét khái quát chung nhất về Công ty Cổ phần Dịch vụ các khu công nghiệp, nguồn lực của Công ty và quá trình triển khai CSSP tại công ty trong thời gian qua. Luận văn đã xác định việc đầu tư dịch vụ ăn uống và cung cấp bữa ăn cho công nhân trong KCN là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp yên tâm khi đầu tư, từng bước hoàn thiện các dịch vụ hỗ trợ trong KCN, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh nhà. Trên cơ sở phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh, thị trường mục tiêu là địa bàn tỉnh Bình Định, phân tích sản phẩm SACN hiện có, đẩy mạnh việ làm thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng chủng loại sản phẩm, luận văn đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện CSSP tại công ty nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phù hợp với mục tiêu phát triển của công ty. Hy vọng với những giải pháp hoàn thiện đó sẽ đóng góp hữu ích đối với Công ty JOCOSIZ để thực hiện mục tiêu phát triển trong thời gian đến. TÀI LIỆU THAM KHẢO https://sites.google.com/site/dangdinhtram/chien-luoc/tai-sao-lai-can-chien-luoc https://www.google.com.vn/?gws_rd=cr&ei=6qoAU5qpDIXnoAScmoLgAg#q=kh%C3%A1i+ni%E1%BB%87m+tr%C3%A1ch+nhi%E1%BB%87m+x%C3%A3+h%E1%BB%99i+l%C3%A0+g%C3%AC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxchien_luoc_trach_nhem_xa_hoi_cua_cac_cong_ty_xuat_an_cong_nghiep_886.docx
Luận văn liên quan