Tiểu luận Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, có vai trò địa chiến lược quan trọng, các quốc gia As ean đang trở thành địa bàn hấp dẫn để các cường quốc tăng cường ảnh hưởng. Nền kinh tế suy thoái trong s uốt 2 thập kỷ qua, cộng với chính s ách đối ngoại kém năng động khiến Nhật Bản không chỉ đánh mất vị thế nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới của mình vào tay Trung Quốc mà còn bị Trung Quốc từng bước lấn át vai trò kinh tế và chính trị trong khu vực Asean. Trong bối cảnh đó, chuyến đi của ông Abe được xem là nỗ lực mới giúp Nhật bản tìm lại ánh hào quang xưa. Tuy nhiên, kết quả không chỉ phụ thuộc vào quyết tâm của ông Abe và các nước Asean mà phụ thuộc chính vào thành công của chính sách Abenomics về kinh tế, nỗ lực lấy lại vị thế kinh tế của Nhật Bản ở khu vực và thế giới.

pdf31 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3359 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiếp theo trong quá trình nhất thể hóa châu Âu. Tuy nhiên, khu vực euro còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến nguồn lực tài chính, năng lực cạnh tranh và thị trường lao động. Theo nhận định của nhiều chuyên gia và nhà đầu tư, việc thắt chặt chi tiêu quá mức là nguyên nhân cơ bản đẩy khu vực euro lún sâu vào suy thoái, tỉ lệ thất nghiệp tăng từ 11,1% trong năm nay lên 12% vào năm 2012 và sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Bên cạnh triển vọng khả quan, kinh tế thế giới vẫn chứa đựng nhiều rủi ro, đòi hỏi các nước phải đẩy mạnh cải cách, nếu không kinh tế toàn cầu có thể sẽ rơi vào suy thoái và năm 2013 chỉ tăng 2%. Giới quan sát tiếp tục tập trung sự chú ý vào các động thái của Trung Quốc, đặc biệt là khả năng thay thế mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu hiện nay bằng các động lực tăng trưởng trong nước theo hướng tăng cường cải cách thể chế, cải thiện cấu trúc công nghiệp và áp dụng tiến bộ công nghệ. Đây là tiền đề cần thiết để thay đổi đặc tính tiết kiệm và tiêu dùng toàn cầu, vốn bị mất cân bằng trầm trọng trong những năm gần đây, tỉ lệ tiết kiệm cao ở Trung Quốc cùng với mức tiêu thụ tương tự ở Mỹ đã nhanh chóng biến Trung Quốc thành chủ nợ của Mỹ. Tuy nhiên, nguồn tài sản tài chính khổng lồ với dự trữ ngoại tệ khoảng 3.200 tỉ USD và tài sản ngân hàng trị giá trên 15.000 tỉ USD tại Trung Quốc lại tương phản với chất lượng khá thấp, nên quốc gia này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình chuyển đổi từ một cường quốc thương mại sang một cường quốc tài chính. Tương tự, nhiều nền kinh tế khác tại châu Á – Thái Bình Dương cũng đang đối mặt với yêu cầu phải thoát khỏi sự lệ thuộc vào xuất khẩu, góp phần giảm nhẹ ảnh hưởng tiêu cực từ những biến động kinh tế toàn cầu trong tương lai. Vì thế, tăng trưởng kinh tế năm Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 8 2013 tại khu vực này vẫn nằm dưới mức tiềm năng, không còn đạt tốc độ tăng trưởng cao như đã đạt được trong thập kỷ qua. Châu Á – Thái Bình Dương cũng là khu vực tập trung phần lớn dân số thế giới, nên tăng trưởng cao là đòi hỏi cần thiết, nhưng việc chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng bền vững theo hướng cân bằng cung cầu đòi hỏi phải có thời gian, trong khi đói nghèo đang hoành hành nhiều nước Nam Á và Tây Nam Á với trên 500 tiệu người sống dưới mức nghèo theo tiêu chuẩn của Liên hiệp quốc, chiếm khoảng 44% số người nghèo trên toàn thế giới. Nhìn chung, tình hình kinh tế thế giới năm 2012 và những năm tiếp theo phụ thuộc vào nỗ lực cải cách tại Mỹ, khu vực euro và Trung Quốc, đây là những khu vực trọng điểm trong nền kinh tế thế giới. 1.1.2 Những xu hướng kinh tế thế giới năm 2013 Năm 2012 là thời điểm mà nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng "u ám nhất" kể từ năm 2009 đến nay; tuy nhiên, năm 2013, nhất là từ nửa cuối năm, sẽ đậm dần xu hướng có sự cải thiện nhẹ và sẽ được tiếp nối bởi với những điểm nhấn nổi bật. Thứ nhất, xu hướng cải thiện nhẹ về tăng trưởng kinh tế sẽ đậm dần ở hầu hết các khu vực, khối và quốc gia trước khi đạt mức bình thường trong giai đoạn 2014-2015 và tiếp theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, năm 2013 kinh tế toàn cầu tăng trưởng 3,6% so với mức dưới 3,5% của năm 2012; trong đó, các nền kinh tế phát triển tăng 1,5%; các nền kinh tế mới nổi tăng 5.6%; Eurozone tăng 0.5%; châu Phi tăng 5.31-%; Trung Đông tăng 3.7%. Còn Ngân hàng châu Á (ADB) thì cho rằng kinh tế Nhật Bản sẽ chỉ còn tăng trưởng 1,3%; kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng 6,7%; Đông Á tăng trưởng 7,1% và nhìn chung châu Á vẫn còn không gian cho việc mở rộng chính sách tài chính-tiền tệ nhằm kích thích tăng trưởng năm 2013. Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 9 Về tổng thể, khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ lên tới đỉnh điểm vào nửa đầu năm 2013 và sẽ sáng sủa dần từ nửa cuối 2013 do tác động tích cực lan toả của các chính sách nới lỏng, kích thích kinh tế của các nước, nhưng với một số nước lại dường như xấu đi rõ rệt nếu không kịp thời tiến hành những giải pháp và phuơng án chủ động ứng phó hữu hiệu với nguy cơ này. Trọng tâm ưu tiên kinh tế của thế giới năm 2013 vẫn là giải quyết cuộc khủng hoảng tại Eurozone, duy trì niềm tin vào đồng euro, củng cố và khai thác tiềm năng đổi mới, phối hợp vượt qua khủng hoảng của mỗi nước và trên toàn cầu. Đặc biệt, gói QE3 của FED sẽ kích thích sự phục hồi kinh tế Mỹ, từ đó có tác động tích cực tới kinh tế toàn cầu; nước Mỹ có nhiều kỳ vọng trở lại vị trí tạo nguồn động lực phát triển cho thế giới thay và bổ sung cho sự suy giảm ít nhiều vai trò này của các nước BRICs. Đồng thời, với mức tăng trưởng 4,5% trong năm 2013 so với mức 4,2% trong năm 2012 (trong đó Đông - Nam Á tăng trưởng tới 5,6% thay vì 5,2% như năm 2012), APEC đã, đang và sẽ vẫn là khu vực kinh tế động lực ổn định của thế giới. Thứ hai, xu hướng thất nghiệp và nợ công cao sẽ còn tiếp diễn Do mức tăng trưởng kinh tế chưa đủ mạnh, nên tốc độ tăng trưởng việc làm ở các quốc gia hàng đầu thế giới hiện nay là không đủ. Mức tăng của nhóm G20 chỉ khoảng 1% mỗi năm, trong khi nhu cầu tối thiểu là 1,3% trong 4 năm tới; Vì vậy, nhìn chung năm 2013 sẽ tiếp tục xu hướng thất nghiệp cao và nợ công cao, với mức thất nghiệp ở Mỹ và châu Âu sẽ ở mức 8-10% trong cả năm 2013. Nợ công sẽ tiếp tục đè nặng lên hầu hết các nước trên thế giới trong năm 2013, thậm chí nợ ngày càng trở thành căn bệnh mãn tính, phổ biến và đặc trưng có tính chất thời đại, hầu như không loại trừ bất kỳ doanh nghiệp và quốc gia nào. Thực tế đang cho thấy ngày càng đậm hơn xu hướng tương tác lợi ích giữa các chủ nợ và con nợ, cũng như sự chuyển hóa và chế định lẫn nhau giữa nợ công và nợ tư. Một mặt, nợ công được tài trợ bởi nguồn vốn tư nhân đã trở thành phổ biến qua việc phát hành các công cụ nợ công, như trái phiếu Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 10 chính phủ, trái phiếu kho bạc nhà nước và các chứng khoán nợ khác. Mặt khác, khi có sự cố lớn trên thị trường nợ tư nhân, gây nguy cơ đổ vỡ kinh tế và sự giảm mạnh các nguồn thu NSNN trong nước, thì dù muốn hay không, sớm hay muộn, chính phủ đều buộc phải viện đến các gói hỗ trợ và tăng chi tiêu công trị giá nhiều tỷ USD nhằm phong tỏa các nguy cơ và hệ quả tiêu cực, bảo đảm an sinh xã hội, kích cầu, giải cứu nợ và giữ ổn định nền kinh tế. Điều này trực tiếp và gián tiếp dẫn đến áp lực tăng nợ công, cũng như nợ nước ngoài ở hàng loạt nước. Thị trường nợ và các hoạt động mua-bán nợ dường như ngày càng là thị trường sôi động nhất, đồng thời, đang và sẽ không ngừng gia tăng cả về yêu cầu, quy mô và sự đa dạng hoá các sản phẩm, cùng các dịch vụ hỗ trợ cần thiết. Nợ và các điều kiện về nợ ngày càng trở thành tác nhân và công cụ mạnh mẽ chi phối đời sống chính trị và chính sách quốc gia. Quan điểm và quá trình xử lý nợ không chỉ phản ánh quan điểm chính trị, lợi ích và tương quan lực lượng xã hội trong nước và quốc tế, mà còn phản ánh vị thế của con nợ và chủ nợ. Trong quá trình xử lý nợ, nhiều nuớc cần đến các gói giải cứu của các nước, tổ chức tài chính khu vực và quốc tế, song không phải lúc nào cũng “xuôi chèo mát mái”. Những điều kiện tín dụng ngày càng ngặt nghèo, nhất là tạo áp lực thắt chặt chi tiêu, sẽ kéo theo những hệ quả khôn lường nhiều mặt, từ sự suy giảm kinh tế, những cuộc biểu tình đòi tăng chi hỗ trợ an sinh xã hội, giúp doanh nghiệp vượt khó, đến những cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm và kiến nghị đòi từ chức, thay đổi nhân sự chính quyền cấp cao… Đặc biệt, từ vấn đề kinh tế thuần tuý, nợ đang có khuynh hướng nâng cấp và “đổi màu” trở thành vấn đề kinh tế-xã hội, thậm chí, tạo áp lực làm sụp đổ cả ê-kíp chính phủ hoặc liên minh chính trị. Thứ ba, xu hướng nới lỏng tài chính-tiền tệ và áp lực lạm phát sẽ tiếp tục Năm 2013, song song với việc thực thi những biện pháp thắt lưng buộc bụng để cắt giảm nợ và thâm hụt ngân sách, sẽ có sự tiếp tục duy trì xu hướng nới lỏng chính sách tài Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 11 chính-tiền tệ chung trên phạm vi toàn cầu mà đã được tăng cường đáng kể từ nửa cuối năm 2012, đặc biệt từ 3 sự kiện: (1) Ngày 6/9/2012, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định mua không hạn chế trái phiếu chính phủ của các nước thành viên trên thị trường thứ cấp với thời gian đáo hạn 1-3 năm và giữ nguyên lãi suất chủ chốt ở mức thấp kỷ lục 0,75%; (2) Ngày 12-9-2012, Tòa án Hiến pháp Đức tuyên bố mở đường cho Đức tiếp vốn cho khu vực đồng Euro châu Âu vượt qua khủng hoảng thông qua cơ chế ESM - quỹ cứu trợ vĩnh viễn quy mô 500 tỷ EUR của Eurozone và thay thế quỹ cứu trợ tạm thời mang tên Cơ chế Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) hết hiệu lực từ tháng 7/2012; (3) Ngày 13/9/2012, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ quyết định sẽ áp dụng Chương trình nới lỏng định lượng mở (QE3) bằng việc mua vào các chứng khoán thế chấp với quy mô 40 tỷ USD mỗi tháng cho tới khi thị trường việc làm cải thiện; Đồng thời, FED giữ nguyên lãi suất cơ bản gần bằng 0% được FED thực hiện từ tháng 12/2008 cho tới giữa năm 2015, thay vì cuối năm 2014 như những cam kết trước đây để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ. Ngoài ra, cùng thời gian này các ngân hàng trung ương ở Anh, Brazil, Hàn Quốc và Trung Quốc cũng liên tiếp tuyên bố duy trì lãi suất ở mức thấp và triển khai các gói hỗ trợ quy mô lớn để kích thích kinh tế mỗi nước trước sức ép suy giảm đang đè nặng lên mỗi nước… Ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) trong tháng 9/2012 cũng tuyên bố duy trì lãi suất ở mức thấp lịch sử 0.5% từng được BoE áp dụng trong 3 năm qua. Đồng thời, BoE còn quyết định giữ nguyên quy mô của chương trình nới lỏng định lượng (QE) ở mức 375 tỷ bảng Anh (596 tỷ USD). Giữa tháng 9/2012, Ủy ban Cải cách và Đổi mới quốc gia Trung Quốc (NDRC) đã chấp thuận gói kích thích kinh tế mới khoảng 1.000 tỷ NDT (158 tỷ USD), tương đương 2% GDP để xây dựng 25 dự án đường sắt đô thị, 13 dự án đường cao tốc, 7 đường thủy giao thông và 9 nhà máy xử lý nước thải trong vài bai năm tới... Hàn Quốc đầu tháng 09/2012 đã công bố một kế hoạch trị giá 5,23 tỷ USD để kích thích tăng trưởng kinh dưới dạng giảm thuế thu nhập cho cá nhân và thuế đánh vào các giao dịch mua nhà hoặc xe, đồng thời mở rộng các chương trình phúc lợi xã hội. Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 12 Mới đây nhất, ngày 11/1/2013, Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe - Nhật bản đã chính thức thông qua gói kích thích kinh tế kết hợp của tăng chi tiêu công và nới lỏng tiền tệ trị giá hơn 20.200 tỷ Yên (226,5 tỷ USD) nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững bằng cách khuyến khích đầu tư tư nhân, tăng khả năng cạnh tranh toàn cầu của doanh nghiệp Nhật Bản, cũng như tiến hành các dự án công quy mô lớn tái thiết đất nước sau thảm họa động đất-sóng thần hồi tháng 3/2011. Cùng với xu hướng nới lỏng chính sách tài chính-tín dụng nêu trên là những quan ngại ngày càng gia tăng về mức lạm phát trên thế giới. Thứ tư, xu hướng đàm phán FTA và hoạt động M&A và sẽ được tăng cường hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh khó khăn phát triển khiến thị trường các quốc gia đều thu hẹp do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, cũng như do sự gia tăng hàng rào bảo hộ kỹ thuật, thì năm 2013 sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều nỗ lực thành lập các FTA ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm tăng cường quan hệ đối tác của một loạt nước, như thành lập Khu vực tự do thương mại xuyên Thái Bình Dương-TPP, sự mời gọi tham gia FTA 3 nước Nga-Belarut- kazacxtan; cũng như ý tưởng vận động thành lập FTA bao quát 16 nước khu vực châu Á- TBD; khởi động đàm phán FTA Việt Nam-Hàn Quốc, Việt Nam-EU triển khai các hoạt động và cam kết giữa các nước về duy trì các thị trường tự do và thị trường mở, thực hiện cam kết bãi bỏ các biện pháp hạn chế hiện hành, chống các biện pháp bảo hộ mậu dịch mới nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế khu vực cũng như toàn cầu. Những năm tới sẽ chứng kiến sự gia tăng khá mạnh mẽ các hoạt động dịch chuyển các dòng vốn quốc tế cả trực tiếp và gián tiếp, các hoạt động M&A quốc tế. Các quỹ đầu tư nước ngoài đang tích cực điều chỉnh định hướng đầu tư của mình theo hướng gia tăng nguồn vốn đổ vào các thị trường Đông - Nam Á. Đầu tư vào các nước đang phát triển thông qua hình thức M&A giữa các tập đoàn kinh tế sẽ tăng thêm và ngay trong từng quốc gia hình thức M&A cũng gia tăng, các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia (TNC) sẽ tăng thêm không chỉ về số lượng mà cả về quy mô. Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 13 Các liên kết kinh tế song phương, khu vực và đa phương tiếp tục mở rộng, trở thành một trong những nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế và khu vực. Các vấn đề phát triển được giải quyết trên phạm vi toàn cầu, song lợi ích quốc gia đều được các nước coi trọng và đặt lên hàng đầu… 1.2 Tổng quan về kinh tế Nhật Bản 1.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản năm 2012 có 2 chiều hướng khá rõ rệt. Nửa đầu năm là sự tăng trưởng GDP khá ngoạn mục chủ yếu nhờ công cuộc tái thiết và phục hồi từ thảm họa động đất và sóng thần năm 2011. GDP quý 1 của nước này tăng 1% so với quý 4/2011, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2011; và quý 2 đạt 1,3% so với quý 1. Sự phục hồi ổn định của các ngành nghề sau thảm họa động đất – sóng thần là nguyên nhân chính khiến kinh tế Nhật Bản đạt mức tăng trưởng cao trong nửa đầu năm. Tuy nhiên, tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc, cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu và đồng yên liên tục tăng giá mạnh so với đô la Mỹ làm xói mòn những nguồn thu từ nước ngoài khiến GDP quý 3 và quý 4 liên tiếp suy giảm. Tăng trưởng GDP quý 2 của Nhật Bản đạt mức 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ chưa đầy 1/3 con số 5,5% của quý 1. Trong quý 3 vừa qua, GDP đã giảm 0,9% so với quý trước và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là quý thứ 2 liên tiếp nền kinh tế nước này suy giảm. Nền kinh tế của Nhật Bản có thế đã rơi vào giai đoạn suy thoái do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu và kinh tế toàn cầu suy yếu. - Sản xuất công nghiệp sụt giảm mạnh: Giá trị sản xuất công nghiệp và xuất khẩu năm 2012 của Nhật tăng mạnh trong tháng 3 và tháng 4 chủ yếu do nhu cầu bên ngoài và tái thiết đất nước sau thảm họa sóng thần đã thúc đẩy sản lượng của các nhà máy, nhưng liên tiếp sụt giảm trong các tháng tiếp theo. Sản lượng công nghiệp tháng 9 của nước này giảm 4,1% so với tháng trước đó. Trong tháng 8, tốc độ này chỉ là 1,6%, nhưng trong tháng 10 lại tăng 1,8% so với tháng 9 Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 14 - Thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản ở mức thấp nhất trong lịch sử Tính đến hết tháng 10/2012, mức thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật đạt 5273 tỷ Yên. Năm 2011, do ảnh hưởng của khủng hoảng kép động đất, sóng thần, thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật là 9628,9 tỷ Yên, giảm 44% so với năm 2010 và là mức giảm mạnh nhất trong 15 năm. Xuất khẩu của Nhật đã giảm xuống đến mức thấp kỷ lục do hậu quả của động đất, sóng thần năm 2011, cũng như do suy thoái kinh tế thế giới, đồng Yên mạnh và cuộc trang chấp lãnh thổ kéo dài với Trung Quốc, do đó, thâm hụt thương mại của Nhật Bản tăng vọt. - Tình trạng giảm phát vẫn bao trùm Khi nói về tỷ lệ lạm phát ở Nhật Bản, điều này thường đề cập đến tỷ lệ lạm phát trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng. Chỉ số CPI của Nhật cho thấy sự thay đổi trong giá của một gói tiêu chuẩn hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình Nhật mua để tiêu thụ - Nợ công Nhật Bản cao kỷ lục Số liệu được Bộ tài chính Nhật công bố ngày 9/11 cho thấy, nợ công của nước này tăng lên mức cao kỷ lục 983.3 ngàn tỷ Yên vào cuối tháng 9/2012. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí tài thiết đất nước sau thảm họa động đất và sóng thần đầu tháng 3/2011. Trong đó bao gồm 803.74 ngàn tỷ Yên trái phiếu Chính Phủ; 125.37 ngàn tỷ Yên tín phiếu đảm bảo cho nhu cầu vốn ngắn hạn và 54.19 nghìn tỷ Yên dưới dạng các khoản vay từ các tổ chức tài chính. So với nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ với quy mô nợ công thấp hơn Nhật Bản, nhưng lại đang phải loay hoay xử lý nguy cơ vỡ nợ kỹ thuật, trong khi nợ công của Nhật Bản có quy mô lên tới hơn 229% GDP, được đánh giá là cao nhất trong số các nước phát triển, nhưng nợ công của Nhật vẫn được đánh giá ở ngưỡng an toàn do: trái phiếu chính phủ ổn định và ít phụ thuộc vào giới đầu tư trái phiếu quốc tế; phần lớn nợ công Nhật nằm trong tay các nhà đầu tư nội địa; hệ số sử dụng vốn đầu tư ICOR của Nhật hiệu quả và nguồn dự trữ ngoại tệ mạnh. Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 15 1.2.2 Triển vọng kinh tế Nhật Bản Đánh giá về triển vọng kinh tế Nhật Bản, tất cả các tổ chức như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Liên Hiệp Quốc, chính phủ Nhật Bản, tạp chí kinh tế :L’Expansion” của Pháp … đều cắt giảm dự báo tăng trưởng của nước này trong năm tới. Trong báo cáo triển vọng kinh tế thế giới năm 2013, Liên hiệp quốc đánh giá nền kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng chậm do việc loại bỏ dần các biện pháp khuyến khích tiêu dùng cá nhân cùng với biện pháp tăng thuế tiêu dùng mới, cắt giảm lợi ích hưu trí, và cắt giảm chi tiêu của chính phủ. GDP được dự báo tăng trưởng ở mức 0.6% vào năm 2013 và 0.8% vào năm 2014, giảm từ 1.5% trong năm 2012. Tạp chí “L’Expansion” của Pháp dự báo nền kinh tế Nhật sẽ gặp khó khăn trong năm 2013 vì sẽ không còn tận dụng được ưu thế của việc tái xây dựng thời kỳ hậu thảm họa sóng thần, đồng yên sẽ tiếp tục tăng giá làm ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu của nước này. Thêm vào đó, khủng hoảng ngoại giao giữa Nhật Bản và Trung Quốc còn nhiều dư chấn. Hãng sản xuất ô tô Toyota của Nhật đã từ bỏ chi tiêu 10 triệu sản phẩm trong năm 2012 do phong trào bài Nhật nổi lên ở Trung Quốc khiến doanh số bán ra của Toyota ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bị sụt giảm. Số du khách Trung Quốc đến Nhật bản đã và sẽ tiếp tục giảm. Quỹ tiền tế Quốc tế (IMF) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của Nhật trong năm 2012 và năm 2013, do lại ngại sự suy giảm trong chi tiêu tái thiết sau thảm họa sẽ đè nặng lên nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Theo dự báo mới nhất về triển vọng kinh tế thế giới, IMF dự báo nền kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng tương ứng 2,2% và 1,2% năm 2012 và 2013; giảm so với dự bảo tháng bẩy 2,4% và 1,5%. Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã giảm 0,7% vào năm 2011 do trận động đất sóng thần vào tháng 3 dẫn đến cuộc khủng hoảng hạt nhân. Phần lớn sự tăng trưởng gần đâu là do hoạt động tái thiết và phục hồi một số hoạt động sản xuất trong nửa đầu của năm sau các cú sốc năm 2011. Các chi tiêu liên quan đến tái thiết sau trận động đất đã hỗ trợ cho sự tăng trưởng trong năm 2012 nhưng sẽ giảm mạnh trong Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 16 năm 2013. Nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Nhật Bản cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm đơn đặt hàng từ thị trường Châu Âu. Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 17 CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHÍNH SÁCH KINH TẾ ABENOMICS TẠI NHẬT BẢN 2.1 Giới thiệu về chính sách Abenomics và nhận định của IMF về nền kinh tế Nhật Bản 2.1.1 Giới thiệu về chính sách Abenomics và so sánh với Reaganomics Hai tháng sau khi lên nhậm chứ Thủ tướng thứ 96 của Nhật Bản, Thủ tướng S.A - bê đã trình bày trước Quốc hội nước này về chiến lược kinh tế “ba mũi tên” – Abenomics, gồm chính sách tiền tệ mạnh mẽ, chính sách tài khóa linh hoạt và chiến lược tăng trưởng khuyến khích đầu tư tư nhân nhằm đưa nền kinh tế thứ ba thế giới thoát khỏi trì trệ, suy thoái. Trước hết, việc sử dụng ngân sách linh hoạt là một trong “ba mũi tên” của học thuyết này. Theo đó, Chính phủ Nhật Bản sẽ tập trung vốn cho các công trình công cộng khổng lồ bất chấp nguồn ngân sách hạn chế. Trong chính sách tài khóa linh hoạt, giữa tháng 5 vừa qua, Nhật Bản đã thông qua khoản ngân sách 92,610 tỷ yên cho tài khóa 2013 nhằm thúc đẩy các chính sách kinh tế của thủ tưởng S.A-bê. Đây là lần đầu trong 17 năm qua khoản ngân sách ban đầu của Nhật Bản được kích hoạt vào tháng 5. Theo đó, lần đầu trong bốn năm qua, ngân sách cho các dự án công ích tăng lên mức 5,290 tỷ yên, tăng 15,6% so với năm trước. Chính phủ cũng dành 4,390 tỷ Yên dưới dạng ngân sách đặc biệt nhằm đẩy nhanh tiến độ tái thiết sau thảm họa kép động đất – sóng thần hồi tháng 3/2011, tăng 16,1% so với ngân sách ban đầu năm 2012 dành cho kế hoạch này. Chính phủ hy vọng, nhờ khoản ngân sách khổng lồ đã thông qua hồi đầu năm, kinh tế Nhật Bản sẽ có sự bứt phá ngoạn mục. Thứ hai, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) quyết định duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm chống giảm phát trong bối cảnh mức tiêu dùng và xuất khẩu của Nhật Bản đang bắt đầu phục hồi nhờ đồng Yên giảm giá và sự khởi sắc trên thị trường chứng khoán. BOJ nhất trí tăng cơ số tiền tệ lưu thông trên thị trường với tốc độ hằng năm khoảng Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 18 từ 583 đến 680 tỷ USD. Chính sách này sẽ được triển khai kết hợp cùng các biên pháp tài chính khác với mục tiên đưa ra lạm phát trên 2% trong vòng hai năm thông qua tăng cường mua trái phiếu chính phủ và các tài sản tài chính có sự rủi ro hơn như các quỹ đầu tư tín thác. Thứ ba, Chính phủ Nhật Bản cam kết sẽ nỗ lực thúc đẩy đầu tư cho lĩnh vực tư nhân và hoạt động của khối doanh nghiệp. Thủ tướng A-bê cũng cam kết lập các đặc khu kinh tế và nhấn mạnh vai trò của lĩnh vực kinh tế tư nhân trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung. Ông đặt các mục tiên cụ thể, như tăng tổng vốn đầu tư cho doanh nghiệp thêm 10% trong ba năm tới, lên mức khoảng 70 nghìn tỷ Yên; tăng tổng thu nhập bình quân đầu người (hiện ở mức 3,84 triệu Yên trong tài khóa 2012) thêm hơn 1,5 triệu Yên trong 10 năm tới… Ngoài ra, chính phủ đặt mục tiêu tới năm 2020, tăng gấp ba lần kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng lên 30 nghìn tỷ yên và tăng gấp hai lần kim ngạch xuất khẩu nông phẩm và thực phẩm, lên 1.000 tỷ Yên. Chiến lược này là mũi tên cuối cũng trong “ba mũi tên” của Abenomics. Qua gần nửa năm triển khai, chiến lược trên đang trở nên quen thuộc với tên gọi “học thuyết kinh tế Abenomics:, với một số thành quả khả quan bước đầu, tạo lợi thế cho liên minh cầm quyền do đảng Dân chủ tự do (LDP) đứng đầu trong cuộc bầu cử Thượng viện vào hôm 21/07/2013. Các chuyên gia phân tích kinh tế cho rằng, kinh tế Nhật Bản đang được khôi phục đúng hướng và có thể tiếp tục tăng trưởng nhờ xuất khẩu và đầu tư của doanh nghiệp có khả năng phục hồi. IMF dự kiến kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng 1,6% trong năm 2013. Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến lo ngại rằng, gói kích thích liên tục, có quy mô lớn của Chính phủ Nhật bản có giúp vực dậy nền kinh tế số ba thế giới một cách bền vững hay không, nhất là nó tiềm ẩn nguy co dẫn đến nợ công tăng cao, kìm hãm tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế … - So sánh với Reaganomics Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 19 Abenomics và Reaganomics là hai học thuyết kinh tế được ra đời trong bối cảnh khác nhau. Năm 1981, Ronald Reagan được bầu lên và trở thành vị tổng thống thứ 40 của Mỹ trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát tới 13,5%. Ngược lại, tình cảnh Nhật Bản phải chịu đựng cho đến tận khi ông Shinzo Abe trở lại ghế thủ tướng năm ngoái, chính là 2 thập kỷ giảm phát. Suốt 2 nhiệm kỳ tổng thống của mình, Ronald Reagan đã chèo chống con thuyền nước Mỹ bằng học thuyết kinh tế được các học giả đặt tên là Reaganomics. Trong khi lần trở lại ghế nóng này của thủ tướng Shinzo Abe, ông cũng không quên mang theo “ba mũi tên” trong chiến lược phục hưng kinh tế Nhật Bản mang tên Abenomics. Nhưng có vẻ như, Abenomics giống như 1 bản sao của Reaganomics, chỉ khác ở 2 chính sách tiền tệ trái chiều nhau. Một bên muốn giảm lạm phát xuống, còn bên kia muốn lạm phát tăng càng nhanh càng tốt. Nói một cách ngắn gọn nhất tinh thần chung của Reaganomics theo lời của Milton Friedman là: “Reaganomics có 4 điểm chính cơ bản: giảm thuế, giảm luật lệ, giảm chi tiêu ngân sách và sử dụng chính sách tiền tệ để giảm lạm phát”. Tương tự như vậy, kế hoạch “ba mũi tên” của thủ tướng Abe cũng nhằm khôi phục lại sức mạnh kinh tế của Nhật Bản và đều đã được bắn đi. Lần lượt hướng đến các mục tiêu về tài khóa, tiền tệ và tái cấu trúc nền kinh tế, “ba mũi tên” chủ yến dựa trên những nguyên tắc dài hạn kết hợp với cắt giảm chi tiêu phúc lợi xã hội, giảm thuế cho người giàu và tập đoàn kinh tế, bãi bỏ quy định, dỡ bỏ dần dần rào cản thương mại và cải cách thị trường lao động, hướng đến sự linh hoạt hơn bằng cách tạo điều kiện dễ dàng cho việc sa thải nhân công. Bởi vậy, Nhật Bản hiện tại chẳng khác nào thời kỳ mà mọi nhà đầu tư từ lâu đã mơ về, như thời kỳ Reaganomics còn trị vì tại Mỹ trong những năm 1980 2.1.2 Nhận định của IMF về nền kinh tế Nhật Bản Theo IMF, những nỗ lực kích cầu mạnh mẽ của Thủ tướng Shinzo Abe đã mang lại một cú hích mạnh mẽ đối với tăng trưởng. IMF dự đoán nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này sẽ có mức tăng trưởng 2% trong cả năm 2013 trong khi lạm phát sẽ tăng dần. IMF nhận Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 20 định chính sách Abenomics, bắt đầu được triển khai từ đầu năm 2013 với một sự kết hợp chi tiêu chính phủ dựa vào nguồn vốn vay gia tăng và các biện pháp nới lỏng định lượng từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), với việc thúc đẩy nền kinh tế nước này tăng trưởng 4,1% trong quý 1/2013. Theo IMF, những nỗ lực trên cũng mang lại kết quả về khía cạnh thúc đẩy lạm phát, mà BOJ muốn nâng lên 2% có thể duy trì tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế nói chung. Những nỗ lực kích cầu của Nhật Bản đã làm giảm giá trị đồng Yên, tăng cường xuất khẩu và nâng giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Tokyo cũng như giá bất động sản. Bên cạnh đó, với việc tăng số việc làm mới, tăng tính linh hoạt của thị trường lao động, giảm bớt những quy định rườm rà trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ, đồng thời nâng cao vai trò của lĩnh vực tài chính trong việc hỗ trợ tăng trưởng, sẽ là nhân tố chủ chốt cho sự thành công của nỗ lực làm hồi sinh nền kinh tế Nhật Bản. Tuy vậy, IMF cảnh báo rằng bên cạnh những nỗ lực kích cầu thông qua chính sách tiền tệ và tài khóa, chính phủ Nhật Bản cần phải theo đuổi tiến trình cải cách kinh tế. 2.2 Hiệu quả của chính sách Abenomics đối với nền kinh tế Nhật Bản Sau gần hai thập kỷ chìm trong giảm phát, Nhật Bản đang cần đến một liều thuốc mạnh mẽ và hiệu quả nhằm điều trị triệt để căn bệnh trầm kha của nền kinh tế. Chính sách Abenomics của thủ tướng Shinzo Abe có lẽ là liều thuốc duy nhất mà “xưa sở hoa anh đào” đang kỳ vọng cho đến thời điểm này. - Thị trường chứng khoán Nhật Bản với những pha tăng điểm kỷ lục tới 35% kể từ đầu năm, trái ngược hẳn với bức tranh màu xám của chứng khoán khu vực và thế giới. Chỉ số nikkei 225 đã tăng từ mức 10.688,11 điểm hồi đầu năm lên ngưỡng 11.000 điểm, 12.000 điểm, rồi 15.000 điểm. Trong phiên giao dịch ngày 20/5, Nikkei 225 leo lên 15.360,81 điểm – mức cao nhất trong hơn nửa thập kỷ qua. Thị trường chứng khoán Tokyo ngày 28/6 vừa qua chứng kiếm pha tăng điểm ấn tượng, lên hơn 3%. Chốt phiên giao dịch, chỉ số Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 21 Nikkei 225 tăng 463,77 điểm (3,51%), lên 13.677,32 điểm, là mức tăng cao thứ ba kết từ đầu năm nay. - Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ Nhật bản, trong quý 1 vừa qua, nước này đạt mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP 4,1%, cao hơn 1% so với quý IV năm 2012 và là mức tăng trưởng cao nhất trong một năm. Báo cáo cũng cho thấy, chi tiêu vốn của các công ty trong quý 1 giảm 0,3% trong khi chi tiêu cac nhân, chiếm tới 60% GDP, tăng 0,9%. Kim ngạch xuất khẩu của Nhật bản trong quý đầu năm nay tăng 3,8%, kim ngạch xuất khẩu tăng 1%. - Hai chính sách đầu tiên của Abenomics là nới lỏng tiền tệ và tăng chi tiêu công đã góp phần hạ giá đồng Yên trên thị trường hối đoái. Lần đầu tiên trong vòng 4 năm qua, đồng USD tiếp tục vọt lên 102 Yên, rồi vượt mốc 103 Yên, tăng khoảng 30% kể từ giữa tháng 11/2012. Lĩnh vực xuất khẩu cũng chứng kiến những thay đổi khả quan nhờ tỷ giá đồng yên cạnh tranh. Các hãng sản xuất oto và hàng điện tử là những đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất do hàng xuất khẩu có giá rẻ hơn tại các thị trường nước ngoài, đẩy lợi nhuận ở nước ngoài tăng cao. Báo cáo sơ bộ của Bộ Tài chính Nhật Bản cho thấy, thặng dư tài khoản vãng lai của nước này trong tháng 4 vừa qua là khoảng 7,6 tỷ USD, tăng gấp hai lần so với cùng kỳ năm 2012, đánh dấu tháng thứ ba liên tiếp thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật tăng. Trong khi đó, thâm hụt thương mại hàng hóa cũng tăng tháng thứ tám liên tiếp, đạt 8,37 tỷ USD, mức cao nhất trong tháng 4 kể từ năm 1985. Với sự khởi sắc bước đầu nêu trên, Chính phủ Nhật Bản đặt nhiều niềm tin vào học thuyết Abenomics với hy vọng rằng chiến lược kinh tế này sẽ góp phần đắc lực trong việc thúc đẩy nền kinh tế của đất nước mặt trời mọc phục hồi một cách vững chắc. Trong diễn văn công bố chiến lược kinh tế ngày 5/6/2013 tại hội nghị về cạnh tranh công nghiệp diễn ra ở quận Minato ở Tokyo, Thủ tướng Abe nhấn mạnh: “Xương sống của chính sách kinh tế chính là chiến lược tăng trưởng, là một trong ba mũi tên. Chiến lược này nhằm khuyến khích cải cách công nghệ trong mọi lĩnh vực và khuyến khích các hoạt động sáng tạo rộng khắp ở khu vực tư nhân” Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 22 Theo chiến lược này, Tokyo cam kết thúc đẩy đầu tư cho lĩnh vực tư nhân và hoạt động của khối doanh nghiệp và hoạch định chương trình phát triển kinh tế cho 5 năm tới, coi đây là “giai đoạnh cải cách cơ cấu khẩn cấp”. Chính quyền đề ra các mục tiêu cụ thể như tăng tổng vốn đầu tư cho doanh nghiệp thêm 10% trong ba năm tới lên mức khoảng 70.000 tỷ Yên (khoảng 700 tỷ USD) và tăng tổng thu nhập bình quân đầu người thêm hơn 1,5 triệu Yên, so với mức của năm 2012 là 3,84 triệu Yên, trong vòng 10 năm tới. Tokyo sẽ tiếp thêm sinh lực cho hoạt động của các doanh nghiệp cũng như giảm mạnh thuế thu nhập doanh nghiệp, đồng thời thiết lập các đặc khu kinh tế. Chiến lược tăng trưởng cũng chỉ ra những mục tiên rõ ràng khác đối với ngành điện lực và lĩnh vực xuất khẩu nông sản. “Mũi tên thứ ba” còn bao hàm cả các chính sách mang “màu sắc Abe”. Theo Thủ tướng Abe, để khai phá những thị trường mới, chính phủ nước này cam kết sẽ thực hiện các giải pháp tăng cường nguồn nhân lực có khả năng hoạt động hiệu quả ở nước ngoài và tạo môi trường làm việc tốt hơn cho phụ nữ. Tokyo cam kết tăng kim ngạch thương mại với các nước ký hiệp định mậu dịch tự do lên 70% từ nay đến năm 2018, tăng 19% so với hiện nay, và thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm văn hóa đại chúng dưới chủ đề “Cool Japan” như hoạt hình, truyện tranh, âm nhạc, ẩm thực … Y học tái sinh với trọng tâm là ứng dụng công trình khoa học về tế bào gốc đa năng cũng được coi là một nhân tố giúp phục hội kinh tế. Giới đầu tư và các chuyên gia kinh tế dường như chưa hẳn đã hài lòng với chiến lược tăng trưởng của ông Abe vì cho rằng nó vẫn chưa đủ mạnh để có thể tạo ra bước đột phá. Tuy nhiên, khi bức tranh tổng thể của Abenomics hé mở cũng là lúc “hai mũi tên” đầu tiên đã bắt đầu phát huy tác dụng. Rõ ràng, tâm trạng hoài nghi dẫu có cũng không thể lấn át những kỳ vọng của đông đảo người dân về viễn cảnh tươi sáng của nền kinh tế Nhật Bản 2.3 Hạn chế của Chính sách Abenomics và dự báo nền kinh tế của Nhật Bản nếu Abenomics không thành công Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 23 2.3.1 Hạn chế của chính sách Abenomics Trước hết, cần chú ý hành động cắt giảm thuế, một chính sách tài khóa nới lỏng. Dĩ nhiên, luôn tốt để làm tăng tổng sản lượng của nền kinh tế. Nhưng khi những người giàu và tập đoàn kinh tế tại Nhật được hưởng ưu đãi, họ sẽ sản xuất nhiều hơn, kiếm được nhiều thu nhập và lợi nhuận hơn. Còn số đông còn lại trong hơn 126 triệu người dân Nhật Bản sẽ khó lòng tránh khỏi khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rộng. Chính sách khuyến khích sản xuất của Abenomics mang dáng dấp của một chủ nghĩa kinh tế học trọng cung (supply side), đã từng làm nên danh tiếng của Thatchernomics và sự hưng thịnh cho nước Anh trong những năm 1980, hay cũng như nước Mỹ có Reaganomics. Tuy nhiên, chính sách ưu đãi của thủ tưởng Abe dường như chỉ hướng đến khu vực sản xuất lớn, nhằm thúc đẩy sản lượng bằng tăng tổng cung. Trong khi lực lượng cầu của nền kinh tế bị bỏ rơi, thậm chí còn hứng chịu mức thuế tiêu thụ cao gấp 2 lần. Triệt tiêu động lực tiêu dùng, trong khi sản xuất được khuyến khích mở rộng, Nhật Bản có thể lâm vào một khủng hoảng thừa trong tương lai. Nếu thế, Abenomics chẳng khác nào một bản sao lỗi của kinh tế học trọng cung. Bên cạnh đó, chính sách cải cách thị trường lao động cũng bị đặt nhiều dấu hỏi. Câu chuyện người lao động Nhật Bản chỉ làm cho một công ty duy nhất đã trở thành niềm tự hào và một biểu tượng cho tinh thần trung thành của người Nhật. Nhưng sự tuyết đối ấy lại không tốt đối với một thị trường lao động đã già hóa và cần tính linh hoạt nhiều hơn, Nhật Bản cần từ bỏ sự lỗi thời trong chính sách lao động và cống hiến trọn đời. Do vậy, ông Abe cũng đang chủ quan khi không xây dựng một hệ thống chính sách công để kịp thời hỗ trợ hàng trăm ngàn người lao động có thế sớm bị mất việc. Mặc dù ban đầu cam kết tập trung sức lực vào phục hồi kinh tế, nhưng ông Abe dường như còn hướng tới một ván đề gai góc khác, đó là sửa đổi hiến pháp hậu chiến. Các thăm dò dư luận ở Nhật Bản cho thấy hiện nay trên 50% dân chúng không tán thành sửa Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 24 đổi hiến pháp. Nhưng với tư cách nhà lãnh đạo đất nước, thủ tướng Shinzo Abe cần đưa ra tầm nhìn đối với tương lai Nhật Bản 2.3.2 Dự báo nền kinh tế Nhật Bản nếu Abenomics không thành công “Nếu xảy ra, đó sẽ là một cú sốc cực lớn”, kinh tế gia cao cấp Michael Manetta thuộc hãng nghiên cứu Roubini Global Economics nhận xét. “Xét về phản ứng trên thị trường vốn, cú sốc đó có lẽ sẽ là tương tự như những gì mà chúng ra chứng kiến sau vụ sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers”. Điều gì sẽ xảy ra nếu Abenomics không đạt được những thành công như kỳ vọng? Trong tháng 7 này, IMF đã đưa khả năng này vào danh sách những rủi ro hàng đầu mới đối với nền kinh tế thế giới. Theo đó, kịch bản xấu nhất được IMF phác họa như sau: Ở mức 2,5 lần GDP, nợ công của Nhật Bản lớn hơn nhiều so với mức nợ công của bất kỳ nền kinh tế lớn nào khác trên thế giới. Cho đến nay, các nhà đầu tư vẫn sẵn lòng cho Chính phủ Nhật vay vốn với lãi suất siêu thấp trên thị trường trái phiếu, cho phép Tokyo dễ dàng thanh toán những khoản nợ đã vay từ trước. Tuy nhiên, trong trường hợp Abenomics không đem lại được mức tăng trưởng dự kiến, giới đầu tư có thể bắt đầu nghi ngờ về khả năng trả nợ của Chính phủ Nhật. “Rủi ro ở chỗ các nhà đầu tư trở nên lo ngại về sự bền vững của mức nợ công, và đòi mức lãi suất cao hơn”, kinh tế trưởng Olivier Blanchard của IMF nhận định. “Điều này sẽ khiến Nhật Bản khó duy trì được khối nợ như vậy”. Khi đó, để tránh vỡ nợ, Chính phủ Nhật có thể tạo áp lực buộc BOJ tiếp tục mua nợ, một quy trình có thể dẫn tới siêu lạm phát. Mức sống của người Nhật khi đó sẽ giảm mạnh, một cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng và lãi suất tăng vọt sẽ gây hiệu ứng lan tỏa trong khu vực và gây tổn thương cho nền kinh tế toàn cầu vốn dĩ đã mong manh. “Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật tăng vọt có thể có tác động lớn trên phạm vi toàn cầu”, đại diện IMF Schiff nói. “Điều đó có thể ảnh hưởng không hề nhỏ đến nền kinh tế thế giới”. Nhiều năm qua, các chuyên gia kinh tế đã cảnh báo rằng mức nợ công của Nhật Bản là không bền vững. Đến nay, giới đầu tư vẫn phớt lờ cảnh báo này. Đó chủ yếu là do 95% Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 25 nợ công của Nhật nằm trong tay chính người Nhật vốn nổi tiếng tiết kiệm, thông qua các ngân hàng, công ty bảo hiểm và quỹ lương hưu. Tuy nhiên, đến một thời điểm không còn bao xa, thị trường nợ nội địa của Nhật sẽ trở nên bão hóa, và lượng trái phiếu chính phủ mới phát hành sẽ phải tìm đến những khách mua là các nhà đầu tư nước ngoài hay dao động hơn. Chỉ trong vòng 3-4 năm tới đây, tiền tiết kiệm của các hộ gia định sẽ bắt đầu vơi đi. “Đến lúc đó, nếu Chính phủ Nhật vẫn chưa làm nên chuyện, thì tình hình sẽ rất khó khăn vì nhu cầu tự nhiên đối với trái phiếu chính phủ nước này – vốn được hỗ trợ bowrir nguồn tiền tiết kiệm của các hộ gia đình – sẽ bắt đầu suy giảm”, ông Manetta nói. Trong một báo cáo vào năm ngoái, hai kinh tế gia có ảnh hưởng của Nhật Bản là Takatoshi Ito và Takeo Hoshi ước tính rằng, điểm bão hòa của thị trường trái phiếu nước này có thể đến trong 10 năm tới nếu không có biện pháp ngăn chặn. Giới đầu tư có thể lường trước được thời điểm đó, dẫn tới một cuộc khủng hoảng xảy ra trước khi thời điểm đó thực sự tới. Chính phủ của ông Abe đã bắn đi mũi tên đầu tiên trong số “ba mũi tên” của Abenomics, đó là bổ nhiệm một thống đốc BOJ mới, người quyết định bơm tiền ồ ạt vào nền kinh tế. Mũi tên thứ hai là chính sách tài khóa, mới chỉ phóng đi được nửa chừng. Để suy trì sự phục hồi dự kiễn có được của nền kinh tế, ông Abe sẽ phải bắn mũi tên thứ ba, đó là một cuộc cải tổ lớn đối với nền kinh tế Nhật. Đến nay, người đứng đầu Chính phủ Nhật chỉ đưa ra những biện pháp mờ nhạt, được cho là sẽ không giúp ích gì nhiều cho thúc đẩy tăng trưởng. Những tháng tới đây sẽ có ý nghĩa rất quan trọng. Các nhà đầu tư đang chờ đợi Chính phủ của Thủ tướng Abe công bố kế hoạch cho những thay đổi lỡn mang tính cơ cấu cho nền kinh tế trong mùa thu năm nay, sau khi Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của ông giành chiến thằng trong cuộc bầu cử mới đây tại Thượng viện. Nếu ông Abe do dự, Abenomics có khả năng sẽ thất bại, và sẽ chỉ thành công trên phương diện bổ sung thêm nợ quốc gia cho xứ sở hoa anh đào. Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 26 CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA ABENOMICS ĐẾN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 3.1 Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, Abenomics và chính sách xoay trục qua Châu Á của Mỹ Việc Nhật Bản tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được xem là sự kiện quan trọng nhất trong quan hệ giữa Mỹ với Châu Á – Thái Bình Dương trong thập kỷ qua. Không có một Nhật Bản hồi sinh kinh tế, Châu Á sẽ ngày càng bị hút ra khỏi Mỹ và rơi vào quỹ đạo kinh tế chiến lược của Trung Quốc. Ảnh hưởng của Trung Quốc hiện nay xuất phát chủ yếu từ kinh tế. Trong khi đó, Mỹ hiện có tương đối ít đòn bẩy kinh tế trong trục Châu Á của mình, với một vài hiệp định thương mại tự do (FTA) ký kết với những nước thân cận như Oxtraylia, Singapore và Hàn Quốc. Thay vào đó, Mỹ tập trung chủ yếu vào các nỗ lực chính trị và quân sự, chẳng hạn cải thiện quan hệ với Việt Nam hoặc triển khai bổ sung các nguồn phòng thủ tên lửa đạn đạo khu vực. Một khi được thực hiện, TPP có sự tham gia của Nhật Bản sẽ lấp đầy khoảng trống kinh tế trong chính sách Châu Á của Mỹ bằng cách gia tăng luồng thương mại giữa các thành viên, khiến họ bớt phụ thuộc và thương mại với Trung Quốc và tăng vị thế kinh tế với nước láng giềng khổng lồ này. Quan trọng hơn là sự tham gia của Nhật Bản, với tư cách là nền kinh tế lớn nhất Châu Á trong TPP, sẽ làm tăng gấp bội ảnh hưởng về kinh tế của hiệp định này. Chiến lược của Mỹ ở Châu Á phụ thuộc vào sự hồi sinh của nền kinh tế Nhật bản, mà nền kinh tế này sẽ phụ thuộc vào chương trình kinh tế ba mũi nhọn của ông Abe. Hai thành tố đầu tiên của Abenomics là tài chính và tiền tệ, đã và đang được thực hiện. Về mặt chính trị, ông Abe dựa vào các cuộc đàm phán TPP như một phuong tiện để chèo lái chương trình cải cách. Nguyên tắc trung tâm của chương trình này là cải thiện tính cạnh tranh và giành lại lợi thế xuất khẩu cho Nhật Bản. TPP sẽ dẫn đến chi phí thấp hơn cho hàng hóa nhập khẩu, tăng cường sự tiếp cận khu vực của các nhà xuất khẩu Nhật Bản và giảm sự phụ thược thương mại của Nhật Bản vào Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này đòi Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 27 hỏi những sáng kiến phải được thông qua như tăng tỷ lệ thuế tiêu thụ, nâng sự tham gia của lực lượng lao động, giảm giá điện, và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thách thức lớn nhất đối với thủ tướng Abe là việc cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan của Nhật Bản đối với những mặt hàng chủ lực như gạo, do khu vực cử tri nông thông đã bỏ phiếu cho đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền và sự phản đối tiềm tàng trong nội bộ đảng. Chính vì thế, không mấy ngạc nhiên khi ông Abe tuyên bố bảo hộ một phần khu vực nông nghiệp quan trọng để thuyết phục các nghị sĩ ủng hộ những chính sách còn lại trong chương trình cải cách. Chính trường Nhật Bản sẽ ngày càng có vai trò xác định sự thành công của TPP. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ và đồng minh, trong khi thừa nhận những lợi ích kinh tế quốc gia riêng, cần ủng hộ chương trình cải cách của ông Abe. Nhật Bản cần được phép chậm giảm thuế quan nông nghiệp trong thời gian dài, để vừa khuyến khích cải cách nông nghiệp dài hạn ở trong nước, vừa ngăn chặn sự phản đối trong LDP, nhân tố có thể đặt dấu chấm hết cho sự tham gia TPP của Nhật Bản. Sự thất bại của Abenomics có thể tạo ra nguy cơ bất ổn toàn cầu nghiêm trọng. Nếu ông Abe thất bại ở trong nước, cải cách cơ cấu sẽ bị trì hoãn. Có hai kịch bản đang lo ngại và điều tồi tệ đối với Nhật bản và các nước: Thứ nhất, nếu không thực hiện được cải cách, chương trình nới lỏng tiền tệ lớn của ông Abe cùng với gói kích thích thâm hụt mạnh mẽ có thể dẫn đến lạm phát đình trệ - sự kết hợp tồi tệ giữa lạm phát cao, kìm hãm tăng trưởng và thất nghiệp tăng. Thứ hai, do gánh nặng nợ nần khổng lồ của Nhật bản ở mức 230% GDP, việc chỉ tăng 2% lãi suất trái phiếu chính phủ Nhật sẽ nâng chi phí dịch vụ nợ lên mức 100% ngân sách chính phủ. Kịch bản này là thực sự có thể xảy ra do tình trạng thâm hụt thương mại cùng tăng trưởng yếu kéo dài của Nhật Bản. Trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tình trạng bán tháo trái phiếu Nhật bản của các nhà đầu tư nước ngoài lẫn trong nước. Tất cả những kịch bản đó đều gây hiệu quả tệ hại là đẩy Nhật Bản đến tình trạng vỡ nợ nghiêm trọng, nhấn chìm cuộc đàm phán TPP. Tồi tệ hơn là một Nhật bản tuyệt vọng về Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 28 kinh tế có thể chuyển hướng theo con đường dân tộc chủ nghĩa độc hại, và trớ trêu là đẩy nước này vào vòng tay của Trung Quốc cũng như phá hủy chiến lược Châu Á của Mỹ. 3.2 Thúc đẩy làn sóng đầu tư mới sang thị trường Châu Á, đặc biệt là Asean Chuyên gia kinh tế John Waz phụ trách thị thường Châu Á của Tập đoàn City Group của Mỹ đưa ra nhận xét: “vào thời điểm này tính lưu động của hệ thống tài chính Nhật Bản đang hướng vào thị trường trong nước, vào việc cổ phần hóa. Trên thực tế, nếu mục tiêu lamjphats ở mức 2% đạt được thì việc bắt đầu mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài sẽ có một làn sóng mới”. Theo đánh giá của Ngân hàng Nhật Bản, các nhà đầu tư Nhật Bản ngoài thị trường trong nước có khả năng sẽ tập trung vào thị trường chứng khoán của Châu Á – thị trường sự đoán có khả năng đạt tăng trưởng cao nhất thế giới, mang lại nguồn lợi béo bở cho các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, Ngân hàng Nhật Bản đang cho một loạt nước Đông Nam Á trong đó có Thái Lan, Indonesia vay tiền với lãi suất thấp để xây dựng cơ sở hạ tầng. Do vậy, việc mở rộng sang thị trường Châu Á, không phải là một kết hoạch mới mẻ, nhưng nó chứng tỏ sự hấp dẫn của thị trường Châu Á đối với các nhà đầu tư Nhật Bản vốn lâu nay vẫn coi trọng thị trường này. Sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán và khuynh hướng hạ thấp lãi suất của Ngân hàng của các nước Châu Á với mục đích giảm tỷ lệ lạm phát cũng trở thành bài toán cho các nhà đầu tư Nhật Bản. Không chỉ dư luận trong nước, mà còn có cả dư luận ngoài nước lo ngại về chính sách Abenomics sẽ có những ảnh hưởng nào đó tới các nước trên thế giới. Chính sách này cuối cùng có thành công hay không thành công còn quá sớm để kết luận. Do vậy, Hàn Quốc đã tỏ ý lo ngại về chính sách này, trong trường hợp chính sách này bị thất bại thì đầu tư của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ giảm, hoạt động xuất khẩu của Hàn Quốc sẽ bị phá vỡ, có khả năng sẽ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế Hàn Quốc. Một chuyên gia kinh tế của Mỹ phân tích rằng: “chính sách Abenomics có hai mặt. Nếu chính sách được thực hiện thành công thì các công ty của Nhật sẽ làm cho lực cạnh Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 29 tranh của các công ty Hàn Quốc giảm, cũng là mối lo ngại của Hàn Quốc. Còn nếu chính sách thực hiện thành công một nửa cũng không thể nói là có lợi cho Hàn Quốc” - Asean: nhân tố then chốt trong chiến lược Abenomics Bốn ngày sau khi liên minh giữa LDP và Đảng Công Minh giành thắng lợi và kiểm soát Thượng viện, Thủ tướng Shinzo Abe đã tiến hành chuyến thăm 3 mước thành viên Asean là Singapore, Maylaysia và Philipines. Việc ông Abe tiếp tục chọn các quốc gia Asean là điểm đến ngay sau thắng lợi chính trị trong nước cho thấy tầm quan trọng của khu vực này trong chiến lược phát triển cũng như đối ngoại của Nhật Bản dưới thời thủ tưởng Abe. Trong Asean, Philippines, Singapore, Malaysia không chỉ là những nền kinh tế hàng đầu mà còn có nhiều lợi ích song trùng với Nhật bản trong thời điểm này. Malaysia và Singapore là hai quốc gia đang tham gia đàm phán TPP, Hiệp định mà Nhật Bản đã chính thức đàm phán hôm 23/7, còn Philippines giống Nhật Bản ở chố hai nước cùng có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc. Ngoài ra, Nhật Bản cũng tranh thủ tìm kiếm cơ hội mới, góp phần chấn hưng nền kinh tế thông qua hàng loạt các thỏa thuận hợp tác như cung cấp công nghệ xây dựng tuyến được sắt cao tốc nối liền Singapore trị giá hàng triệu USD cho Malaysia, kế hoạch chung với Singapore nhằm thúc đấy xuất khẩu cơ sở hạ tầng sang một số quốc gia khác… Song song với kinh tế, quan hệ an ninh – quốc phòng cũng là nội dung quan trọng trong các cuộc gặp giữa ông Abe và những người đồng cấp Asean. Dù thể hiện rõ mong muốn giải quyết hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, việc Nhật Bản cam kết hỗ trợ quân sự cho Philippines và nâng cao hợp tác quốc phòng với các nước Asean cũng cho thấy Nhật Bản đang muốn tìm hướng liên minh với các nước Asean để kiềm chế Trung Quốc cũng như tìm kiếm sự ủng hộ cho việc sửa đổi điều 9 Hiến pháp đang gây nhiều tranh cãi của nước này. Nhờ kết quả ban đầu khá khả quan của chính sách Abenomics, Nhật Bản đang dần tiếp cận sâu hơn vào khu vực Asean, góp phần quan trọng trong nỗ lực khôi phục nền kinh Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 30 tế Nhật Bản sau 2 thập kỷ mất mát. Theo đó, nước này sẽ cung cấp công nghệ xây dựng đường sắt cao tốc và xử lý nước thải cho Malaysia và Singapore. Nhằm tăng cường gắn lợi ích kinh tế với Philippines, Nhật đã dành cho nước này một loạt ưu đãi như: nhận các y tá và hộ lý Philippines đến Nhật Bản làm việc, tăng các chuyến bay giữa hai nước, cung cấp khoản vay 10 tỷ Yên (khoảng 100 triệu USD) để giúp Philippines lập quỹ dự phòng đối phó với thiên tai. Bên cạnh đó, Nhật còn tuyên bố khoản vay cho Philippines để trang bị 10 tàu tuần tra cho Lực lượng Phòng vệ Bờ biển nước này. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, có vai trò địa chiến lược quan trọng, các quốc gia Asean đang trở thành địa bàn hấp dẫn để các cường quốc tăng cường ảnh hưởng. Nền kinh tế suy thoái trong suốt 2 thập kỷ qua, cộng với chính sách đối ngoại kém năng động khiến Nhật Bản không chỉ đánh mất vị thế nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới của mình vào tay Trung Quốc mà còn bị Trung Quốc từng bước lấn át vai trò kinh tế và chính trị trong khu vực Asean. Trong bối cảnh đó, chuyến đi của ông Abe được xem là nỗ lực mới giúp Nhật bản tìm lại ánh hào quang xưa. Tuy nhiên, kết quả không chỉ phụ thuộc vào quyết tâm của ông Abe và các nước Asean mà phụ thuộc chính vào thành công của chính sách Abenomics về kinh tế, nỗ lực lấy lại vị thế kinh tế của Nhật Bản ở khu vực và thế giới. Chính sách Abenomics tại Nhật Bản và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới Nhóm 16 Lớp: TCNH 19A 31 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sản xuất Nhật Bản thấp nhất 19 tháng 2. Thâm hụt thương mại Nhật Bản sẽ đạt mức kỷ lực trong năm 2013 tock.vm/2012/11/no-cong-nhat-ban-truoc-nguy-co-can-moc-1-trieu-ty-jpy- 772-247384.htm 3. Vì sao nợ công Nhật Bản vẫn ở ngưỡng an toàn 4. Nhật Bản sau cuộc bầu cử Hạ viện – thách thức đón chờ thủ tưởng mới thuc-don-cho-thu-tuong-moi-161077/ 5. Abenomics – canh bạc không chỉ của nước Nhật nuoc-nhat.htm 6. Học thuyết kinh tế Abenomics thuy%E1%BA%BFt-kinh-t%E1%BA%BF-abenomics.html 7. Chính sách “Abenomics” cùng chiến lược “Ba mũi tên” .vn/Home/Chinh-sach-Abenomics-cung-chien-luoc-3-mui- ten/20136/201039.vnplus 8. Phép thử cho chính sách Abenomics 6 9. Abenomics: bản sao lỗi của Reaganomics

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhom_16_taichinhquocte_2039.pdf
Luận văn liên quan