Trong công cuộc đổi mới và chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên thế
giới, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng. Do thể chế chính trị và điều kiện kinh tế xã
hội của mỗi nước mà hoạch định các chính sách phát triển nông nghiệp khác nhau. Nhiều
nước đã thành công trong phát triển kinh tế nông nghiệp như Israel, Mỹ, Hà Lan, Thái
Lan, Ấn Độ, Việt Nam Như chúng ta đã biết, chính sách nông nghiệp có liên quan rất
nhiều lĩnh vực s ản xuất, phân phối lưu thông và tiêu thụ sản phẩm. Các vấn đề có liên
quan đến sản xuất gồm các tác động đến giá thị trường yếu tố đầu vào, thị trường tư liệu
sản xuất; các tác động đến tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ; các vấn đề có liên
quan đến tổ chức phối hợp các nguồn lực. Các vấn đề có liên quan đến lưu chuyển sản
phẩm gồm thị trường sản phẩm của nông nghiệp, giá bán sản phẩm, thuế tiêu thụ sản
phẩm, chế biến, bảo quản, vận chuyển, bán sản phẩm. Các vấn đề có liên quan đến tiêu
dùng sản phẩm gồm chế độ phân phối sản phẩm, giá mua sản phẩm, thuế sản xuất sản
phẩm.
28 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2577 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách nông nghiệp điển hình trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững năm 1980 – 1990.
- Giai đọan 7: tương ứng với những năm 1990 – 2000.
- Sau năm 2000….
Cuối mỗi một giai đoạn thường xuất hiện những mầm mống của giai đoạn sau kề nó.
Vì vậy thường có sự đan xen về một điểm giống nhau ở thời kỳ cuối của giai đoạn trước
và thời kỳ đầu của giai đoạn sau kề nó.
7 6 5 4 3 2 1
5
Các đặc trưng phát triển chủ yếu của một nền nông nghiệ p hiện đại
TT Tên giai đoạn Công cụ Động lực Quy mô NSLĐ
1 Sản xuất thủ công Thủ công Sức kéo xúc vật Nhỏ
Thấp
2 Công cụ cải tiến Cải t iến Sức kéo xúc vật Nhỏ
Thấp
3 Cơ khí hóa đơn giản Đơn liền Cơ khí nhỏ Nhỏ
Thấp
4 Cơ khí hóa trung gian Đơn rời Cơ khí nhỏ Nhỏ
Thấp
5 Cơ khí hóa trung gian Đơn rời Cơ khí lớn
Tương
đối lớn
Tương
đối cao
6 Cơ giới hóa tổng hợp
Máy và vật
tư kỹ thuật
Cơ khí lớn
+ điện
Lớn Cao
7 Hiện đại hóa
Máy, vật
tư kỹ thuật,
computer
Cơ khí lớn +
Điện và các năng
lượng khác
Lớn Rất cao
2.2. Đặc điểm phát triển nông nghiệp thế giới:
2.2.1 Đặc điểm phát triển nông nghiệp của các nước phát triển:
- Đặc điểm chung: Các nước phát triển đã trải qua thời kỳ công nghiệp hóa với hệ
thống thị trường được hình thành từ lâu, tương đối ổn định và rộng khắp. Các nước phát
triển đều tiến hành phát triển kinh tế trên cơ sở vật chất kỹ thuật đồ sộ với những trang
thiết bị to lớn và tối tân…Nhờ vậy lượng sản phẩm sản xuất ra rất nhiều, chất lượng sản
phẩm cao, chi phí sản xuất thấp…., tức là các sản phẩm đều thuộc loại cạnh tranh “có
hạn” trên thế giới. Sản phẩm tiêu dùng ở những nước phát triển thuộc loại sản phẩm cao
cấp và phần lớn nông sản được chế biến trước khi bán cho người tiêu dùng.
- Đặc điểm trong nông nghiệp:
Bản thân nông nghiệp là một ngành kinh tế thấp và chịu nhiều rủi ro nên trong thời
kỳ quá trình công nghiệp hóa, nông nghiệp bị xem nhẹ vì các nguồn lực kinh tế phải tập
trung vào các ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy, ngành nông nghiệp trở nên lạc hậu so với
6
công nghiệp. Đặc điểm này có thể thấy hầu hết ở các nước đang phát triển. Hậu quả là gây
ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân về mặt kinh tế và cả về mặt xã hội.
Tuy nhiên, sau khi xây dựng một nền nông nghiệp lớn mạnh, việc cải tạo trở nên
đơn giản hơn, trước hết là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống thủy lợi, giao
thông nông thôn, điện và hệ thống thông tin liên lạc. Trong quá trình đó, lao động nông
thôn được thu hút sang lĩnh vực phi nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông thôn được chuyển
dịch mạnh mẽ, thu nhập từ phi nông nghiệp tăng dần và tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp
ngày càng nhỏ. Nông nghiệp còn được hỗ trợ to lớn từ Nhà nước về giá và các hỗ trợ
khác.
Tuy nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế nhưng đó lại là nền nông
nghiệp thâm canh ở trình độ cao, sản xuất lớn, hiệu quả kinh tế cao và sức cạnh tranh lớn.
Nông nghiệp được phát triển dựa trên cơ sở hạ tầng vững mạnh, trình độ kỹ thuật tiên
tiến, các quy trình kỹ thuật được tôn trọng nghiêm ngặt bởi tính công nghiệp hóa cao của
nó.
Phát triển nông nghiệp theo kiểu công nghiệp, liên kết chặt chẽ với nhau ở tất cả
các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ là đặc trưng của nông nghiệp ở các nước phát triển.
Nông nghiệp ở các nước phát triển mang tính hàng hóa cao, sản xuất chủ yếu được làm
nguyên liệu cho công nghiệp. Từ đó, vấn đề tiêu thụ sản phẩm đặt ra ngay từ khi bắt đầu
sản xuất sản phẩm nông nghiệp. Sự hỗ trợ về công nghệ cao của công nghiệp và tính hợp
lý trong bố trí tiêu thụ sản phẩm sẽ rất hiệu nghiệm đối với nông nghiệp.
Với mức sống cao, sức mua trong nước lớn và khối lượng sản phẩm tiêu thụ ở thị
trường trong nước rất lớn, trong khi đó sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của các nước
phát triển là sản phẩm tinh, có sức cạnh tranh cao.
2.2.2. Đặc điểm, mục tiêu và giải pháp phát triển nông nghiệp của các nước
đang phát triển:
2.2.2.1. Đặc điểm:
* Đặc điểm chung:
Các nước đang phát triển tiến hành công cuộc công nghiệp hóa đất nước với cơ sở
vật chất kỹ thuật nghèo nàn, kỹ thuật sản xuất lạc hậu, thủ công là chính… Vì vậy kết quả
sản xuất thấp, hiệu quả kinh tế thấp và không ổn định, rất phụ thuộc vào điều kiện tự
7
nhiên. Những nước này thường có nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú,
nguồn nhân lực dồi dào nhưng chưa giải phóng được khỏi nông nghiệp nên sức sản xuất
non kém, thu nhập thấp và đời sống nhân dân còn rất khó khăn. Trước đây, hầu hết các
nước đang phát triển là thuộc địa thực dân kiểu cũ với nền kinh tế phụ thuộc vào chính
quốc và bị vơ vét, bốc lột nặng nề, đặc biệt về tài nguyên thiên nhiên và nhân công rẻ mạt.
Những năm gần đây, giữa những nước này đã có sự phân hóa thành các nhóm
nước sau:
- Nhóm các nước NICs với tốc độ phát triển nhanh, kinh tế thường được tập trung
vào các ngành mũi nhọn như điện tử, thương mại, trong khi đó nông nghiệp bị xem nhẹ.
Một đặc điểm của các nước công nghiệp mới (NICs) là có tốc độ tăng trưởng cao (thường
là hướng về xuất khẩu).
Bảng sau liệt kê danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ được coi là các nước NIC
theo châu lục địa lý
Châu lục Tên nước
GDP
(Tỷ USD)
GDP trên đầu
người (USD)
HDI (2004)
Châu Phi Nam Phi 240.152 5.106 0,653(Trung bình)
Bắc Mỹ Mexico 768.438 7.298 0,821(cao)
Nam Mỹ Brasil 794.089 4.320 0,807(cao)
Châu Á
Bahrain 12.995 18.403 0,859(cao)
Trung Quốc 2.228.862 1.709 0,768 (Trung bình)
Ấn Độ 785.468 705 0,611(Trung bình)
Kuwait 74.658 26.020 0,871(cao)
Malaysia 130.143 5.042 0,805(cao)
Oman 24.284 12.664 0,810(cao)
Philippines 98.306 1.168 0,763(Trung bình)
Qatar 28.451 43.110 0,844(cao)
Ả Rập Saudi 309778 13.410 0,777(Trung bình)
Thái Lan 176.602 2.659 0,784(Trung bình)
U.A.E 104.204 27.700 0,839(cao)
Châu Âu Thỗ Nhĩ Kỳ 363.300 5.062 0,757(Trung bình)
8
- Nhóm nước kém phát triển ( khoảng 40 nước) với trình độ sản xuất vô cùng thấp
kém (Nông nghiệp quảng canh), nạn đói xảy ra triền miên… Rất nhiều vấn đề kinh tế - xã
hội nổi cộm ở những nước này buộc phải có sự quan tâm của các tổ chức kinh tế quốc tế.
- Nhóm những nước còn lại đã giải quyết được an ninh lương thực, vượt qua đói
kém, đang từng bước thực hiện có hiệu quả công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và đã đạt được một số thành tựu trong phát triển kinh tế, dần dần vươn lên giành vị
trí nhất định trong cộng đồng kinh tế nhân loại.
* Đặc điểm trong nông nghiệp:
- Ở các nước đang phát triển, dân cư tập trung phần lớn ở nông thôn và nông
nghiệp là nguồn sống chính của người dân nông thôn. Sự phát triển yếu ớt của công
nghiệp đã không cho phép các nước này có thể giải quyết nhanh chóng các vấn đề kinh tế
- xã hội nan giải như đời sống thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, dân số tăng nhanh… Trong
nông nghiệp, người dân quan tâm trước hết là sản xuất lương thực (sản xuất lương thực
mang tính độc canh). Loanh quanh giải quyết vấn đề lương thực làm cho các nước đang
phát triển rơi vào tình trạng lẩn quẩn vì các nguồn lực thường phải tập trung cho những
ngành kém hiệu quả. Trình độ khai thác nguồn lực kém dẫn đến sử dụng không hợp lý,
các nguồn lực bị lãng phí.
- Sức sản xuất của các nước đang phát triển thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo
nàn, lao động thủ công là chủ yếu, nông nghiệp phụ thuộc vào tự nhiên, kết quả sản xuất
bấp bênh, hiệu quả kinh tế thấp, thu nhập thấp, đói kém thường xuyên xảy ra.
- Sản xuất nặng nề về tự sản tự tiêu, trình độ chuyên môn hóa thấp, quy mô sản
xuất nhỏ, tổ chức sản xuất phân tán… là điểm nổi bật về trình độ sản xuất hàng hóa nông
nghiệp các nước đang phát triển.
- Không ổn định trong quy hoạch (tầm vĩ mô) và lúng túng trong việc xác định
phương hướng sản xuất ở các vùng, các địa phương, các cơ sở sản xuất là điều thường
thấy ở các nước đang phát triển.
- Các nước đang phát triển là thị trường nhập khẩu và là nơi xuất khẩu sản phẩm
thô.
2.2.2.2. Mục Tiêu:
- An ninh lương thực:
9
Giải quyết đói nghèo là mục tiêu to lớn trước mắt và lâu dài cần tập trung giải
quyết ở các nước đang phát triển. Tùy điều kiện từng nước sẽ có các con đường giải
quyết khác nhau nhưng rõ ràng về mặt kỹ thuật không thể phát triển lương thực theo lối
quảng canh và về mặt thể chế cần phát huy vai trò chủ động của kinh tế hộ.
An ninh lương thực thể hiện ở tính chủ động, sẵn sàn cung ứng lương thực trong
mọi điều kiện và tính tiếp cận cao của người tiêu dùng với mọi biến động về giá lương
thực. Từ một khía cạnh khác, an ninh lương thực còn cần được thỏa mãn về các yêu cầu
về an toàn thực phẩm.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, giải quyết lương thực cực kỳ khó khăn. Trước
đây, dưới ách thống trị của đế quốc, phong kiến, những nạn đói kinh niên, đói giáp hạt
thường xảy ra trên diện rộng, đặc biệt nạn đói năm 1945 đã làm chết 2 triệu người. Sau
này, chúng ta đã có nhiều chủ trương tập trung sức giải quyết vấn đề lương thực. Tuy
nhiên, mãi đến năm 1987, Việt Nam vẫn còn phải nhập gần 1 triệu tấn lương thực. Nghị
quyết 10 của Bộ Chính trị (15/04/1988) về “Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nông
nghiệp đã thực sự trao quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh cho kinh tế hộ. Điều kỳ
diệu đã xảy ra, Việt Nam đã giải quyết được vấn đề lương thực, đủ lương thực cho tiêu
dùng trong nước, dự trữ và có lương thực xuất khẩu, đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu
gạo. Từ đó đến nay, chúng ta vẫn chủ động giải quyết tốt vấn đề lương thực, lượng gạo
xuất khẩu tăng đều qua các năm.
- Phát triển các sản phẩm có lợi thế so sánh: Các nước đang phát triển đang “sống
trên đống của” với lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh trong sản xuất hàng đặc sản (dầu
khí, khoáng sản, sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, sản phẩm biển, rừng…. Những sản
phẩm này mang lại tích lũy hay được trao đổi lấy ngoại tệ cho đất nước. Vì vậy quan tâm
khai thác sản xuất những sản phẩm này là mục tiêu góp phần làm cho “dân giàu, nước
mạnh”…
Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế, khai thác các thế
mạnh đó đang là nhiệm vụ đặt ra cho các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương.
- Gọi vốn: Để thực hiện công nghiệp hóa đất nước, cần một lượng vốn đầu tư lớn.
Với tình trạng sản xuất thấp kém trong nước, tích lũy từ nông nghiệp thật không đáng kể.
Muốn cho nền kinh tế cất cánh, các nước đang phát triển cần phải gọi vốn từ các tổ chức
10
tài chính quốc tế và các nước phát triển. Đây là mục tiêu không kém phần quan trọng nếu
không muốn kéo dài tình trạng trì trệ của nền kinh tế.
2.2.2.3.Giải pháp phát triển nông nghiệp của các nước đang phát triển:
- Xác định chiến lược phát triển kinh tế:
Đây là giải pháp trước tiên giúp định hình mô hình phát triển kinh tế lâu dài của
đất nước được coi như sự lựa chọn cơ bản chi phối toàn bộ các hoạt động kinh tế sau này.
Nội dung chiến lược bao gồm cả việc định ra các mục tiêu lâu dài và các giải pháp chủ
yếu để phát triển kinh tế. Theo đó là một loạt các kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn và
ngắn hạn nhằm từng bước thực hiện chiến lược đã nêu ra. Nếu không có chiến lược sẽ
không có định hướng và từ đó gây rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết nhiều vấn đề
nảy sinh chồng chéo hoặc mâu thuẫn nhau.
- Quy hoạch:
Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế cần tiến hành quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội và quy hoạch nhiệm vụ phát triển cụ thể đối với từng ngành, vùng,
lĩnh vực kinh tế… Các địa phương sẽ căn cứ vào quy hoạch của trung ương để tiến hành
quy hoạch cụ thể trong phạm vi của mình. Các cơ sở sản xuất kinh doanh cần căn cứ vào
quy hoạch chung để tiến hành quy hoạch cụ thể nhiệm vụ phát triển kinh tế của mình.
Làm như vậy sẽ không xảy ra mâu thuẫn giữa toàn cục và cục bộ, tránh được lãng phí
trong đầu tư do phải làm đi làm lại, từ đó có thể xây dựng được mối quan hệ liên kết giữa
trung ương và địa phương, giữa các địa phương, giữa các doanh nghiệp…
- Từng bước tăng cường cơ sở hạ tầng:
Xuất phát từ vai trò của cơ sở hạ tầng trong sản xuất, xuất phát từ điều kiện tài
chính cụ thể cần từng bước tăng cường cơ sở hạ tầng theo hướng ưu tiên cho sản xuất và
những vấn đề bức xúc, những vấn đề thiết thực của sản xuất và đời sống. Việc xây dựng
cơ sở hạ tầng cần được tiến hành theo quy hoạch, thiết kế, bảo đảm chất lượng thi công…
- Khuyến khích áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới:
Phát triển nông nghiệp theo đường lối thâm canh, lựa chọn và áp dụng các tiến bộ
kỹ thuật mới phù hợp là phương châm đúng đắn đối với các nước đang phát triển.
- Đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp:
11
Cơ chế quản lý lạc hậu lỗi thời kìm hãm, tạo nên sức ỳ, cản trở sự phát triển kinh
tế. Cơ chế quản lý mới tiến bộ sẽ khơi dậy các tiềm năng phát triển kinh tế, phát huy các
nội lực, phát triển được các quan hệ liên kết mới, từ đó nâng cao sức sản xuất trong quá
trình phát triển kinh tế. Đổi mới cơ chế quản lý cần được thực hiện đồng bộ trong tất cả
các lĩnh vực, các ngành, các cấp, các địa phương, các doanh nghiệp, các trang trại, các hộ
nông dân…
- Giải quyết tốt các vấn đề kinh tế - xã hội – môi trường:
Trên thực tế có rất nhiều vấn đề kinh tế - xã hội vốn có cần giải quyết, rất nhiều
vấn đề mới nảy sinh. Quan tâm đến các vấn đề này có nghĩa là đã ngăn chặn được các yếu
tố xã hội tiêu cực ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển. Giữ gìn truyền thống, phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc, thuần phong mỹ tục, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên môi
trường…là biện pháp hữu hiệu bảo đảm cho sự phát triển bền vững trong nông nghiệp
nông thôn.
- Nâng cao dân trí và phát triển nguồn nhân lực:
Dân trí yếu tố quyết định ảnh hưởng đến thành công của các hoạt động mang tính
cộng đồng. Trình độ dân trí thể hiện ở trình độ học vấn, am hiểu về chính sách của chính
phủ và các vấn đề xã hội khác…, từ đó có thái độ ứng xử tiến bộ, hợp với yêu cầu quy
luật phát triển.
2.3. Một số chính sách nông nghiệp điển hình trên thế giới
2.3.1. Các chính sách tác động trực tiếp đến phát triển nông nghiệp:
2.3.1.1. Chính sách đất đai:
- Mục tiêu của chính sách đất đai: nhằm tạo nên sự công bằng giữa những người sản
xuất nông nghiệp, quản lý tốt đất nông nghiệp và trong dài hạn cần tập trung đất nông
nghiệp về tay những người sản xuất giỏi để làm ra ngày càng nhiều sản phẩm trên một
đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
- Chính sách đất đai bao gồm: chính sách cải cách ruộng đất và tập trung ruộng đất,
chính sách hạn điền, chính sách chuyển quyền sử dụng đất (thừa kế, mua bán, thuê đất…),
chính sách về giá đất và thuê sử dụng đất, chính sách thu hồi đất nông nghiệp, chính sách
về thời hạn sử dụng đất.
12
- Đối tượng của chính sách đất đai: là những người sở hữu và sử dụng đất nông
nghiệp.
- Chính sách đất đai ở một số nước:
Thành công về chính sách cải cách ở Nhật bản, Hàn Quốc và lãnh thổ Đài loan… đã
duy trì được mức phát triển nông nghiệp cao và ổn định trong nhiều năm. Một số nước
chưa đạt được mục tiêu chính sách ruộng đất như Philippin, Ấn Độ….thì gặp khó khăn
trong phát triển sản xuất nông nghiệp.
+ Chính phủ Hàn Quốc thừa nhận sở hữu tư nhân về đất nông nghiệp, nhưng Chính
phủ quản lý mục đích sử dụng đất (chỉ những ai đang sử dụng và sẽ sử dụng đất nông
nghiệp thì mới có quyền sở hữu đất nông nghiệp), mặt khác Nhà nước phát triển công
nghiệp để thu hút lao động dư thừa trong nông thôn, thay đổi mức hạn điền từ 3ha/hộ đến
30 ha/hộ.
+ Tháng 12/1945 Nhật Bản ban hành luật Cải cách ruộng đất xác lập quyền sở hữu
ruộng đất của nông dân, buộc địa chủ có trên 5ha phải chuyển nhượng đất, phải thanh
toán địa tô bằng tiền mặt. Cải cách ruộng đất lần thứ hai với nội dung thực hiện chuyển
quyền sở hữu đất do Chính phủ quyết định, xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nông dân
nhằm giảm địa tô. Mức hạn điền mới không vượt quá 1 ha(đối với vùng ít ruộng) và 4 ha
(đối với vùng nhiều ruộng), nếu phú nông có 3 ha mà sử dụng không hợp lý sẽ bị trưng
thu. Các luật về bảo đảm quyền sở hữu đất của nông dân, luật cải tạo đất nông
nghiệp…được ban hành.
+ Ở Trung Quốc, chính sách đất đai thể hiện trong Luật đất đai ban hành năm 1987
và Luật Quản lý nhà đất thành thị ban hành năm 1999. Văn kiện số 1(1984) quy định “
Kéo dài thời gian giao khoán để khuyến khích người nông dân tăng đầu tư, bồi bổ sức đất
thực hiện thâm canh”. Luật đất đai của Trung Quốc quy định 4 chủ sở hữu đất nông
nghiệp ở nông thôn là tập thể nông dân xã, tập thể nông dân nông thôn tự trị, tập thể
nhóm nông dân và tổ tự trị.
+ Nhà nước Hoa Kỳ cấp đất đồng thời cho phép mua, bán, cho thuê để hình thành
trang trại (với quy mô bình quân 299 ha/trang trại).
+ Do điều kiện đất chật người đông, Chính quyền Đài Loan rất chú trọng đến tính
công bằng trong phân phối quỹ đất nông nghiệp cho nông dân và sử dụng đất có hiệu quả.
13
Về hạn điền, quy định sở hữu tư nhân, mỗi địa chủ không quá 3 ha lúa nước, 6 ha loại
ruộng khô có độ màu mỡ trung bình. Nhà nước trưng mua sổ đất vượt quá mức hạn điền
theo giá bằng giá bán cho người lĩnh canh, thanh toán kéo dài trong 10 năm với lãi suất
4%/năm.. Diện tích đất nông nghiệp công do Nhà nước hoặc do các tổ chức xã hội cộng
đồng quản lý được chuyển lại cho người lĩnh canh (người nghèo). Bên cạnh đó Nhà nước
còn cho nông dân vay vốn tín dụng để cải tạo đất, phát triển thủy lợi nội đồng và áp dụng
các biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững; Nhà nước đặc biệt chú ý đến chính sách giá đất
linh hoạt nhằm đẩy nhanh quá trình tích tụ ruộng đât.
+ Hiện nay ở Thái Lan có trên 192986906 rai đất nông nghiệp được phân bố cho
1388926 số hộ sản xuất (bình quân 3 rai/hộ). Trên thực tế , đất được phân bổ không đều
(15,2% số hộ có quy mô trên 40 rai sử dụng trên 40% diện tích canh tác, vào cuối năm
1980 có 8% số hộ không có đất). Vì vậy các chính sách đất đai tập trung vào vấn đề tổ
chức cải cách đất nông nghiệp. Chính phủ Thái Lan gặp rất nhiều khó khăn để giải quyết
vấn đề này.
2.3.1.2 Chính sách hỗ trợ đầu vào cho SX NN
- Mục tiêu của chính sách hỗ trợ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp: là tăng cường
sức sản xuất cho nông nghiệp, giúp người sản xuất nông nghiệp tiếp cận tốt với các yếu tố
sản xuất mới để phát huy tiềm năng vốn có của mình. Lý do của việc đưa ra chính sách
này là do sự non yếu khá toàn diện của các cơ sở sản xuất nông nghiệp ( Về kỹ thuật sản
xuất, khả năng tài chính và tổ chức huy động nguồn lực).
- Đối tượng của chính sách hỗ trợ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp: là nông dân và
các cơ sở sản xuất nông nghiệp.
- Các hợp phần của chính sách hỗ trợ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp bao gồm:
chính sách Tín dụng, Khuyến nông và tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong
nông nghiệp, Cung ứng vật tư kỹ thuật nông nghiệp.
+ Chính sách tín dụng:
Chính sách tín dụng hướng vào việc huy động tối đa các nguồn vốn, thỏa mãn nhu
cầu về vốn đối với những người sản xuất kinh doanh… và nâng cao hiệu quả kinh tế trong
sử dụng vốn.
14
Chính sách tín dụng gồm chính sách huy động vốn; chính sách cho vay dài hạn;
ngắn hạn và trung hạn; chính sách quy định về cho vay thế chấp, tín chấp, ưu đãi; chính
sách kiểm soát các tổ chức tín dụng chính thống và không chính thống…
Đối tượng của chính sách tín dụng là người đi vay và người cho vay. Những người
đi vay gồm các trang trại, những hộ nông dân có khả năng trả nợ và những người nghèo.
Thường đối tượng vay khác nhau sẽ tiếp nhận các hình thức vay trả khác nhau. Về hình
thức tín dụng gồm tín dụng chính thống và tín dụng không chính thống.
Ở Nhật Bản, toàn bộ tín dụng cho nông nghiệp nông thôn được đáp ứng thông qua
các Hợp tác xã nông nghiệp. Hoạt động tín dụng của Chính phủ thông qua các tổ hợp tài
chính nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (AFFFC) và các chương trình cho vay đối với
nông nghiệp của chính phủ (GPLAs).
Tổ chức tín dụng nông nghiệp chính thống lớn nhất Thái Lan là Ngân hàng nông
nghiệp và Hợp tác xã nông nghiệp (BACC); thứ đến là hệ thống ngân hàn nông nghiệp
Thái Lan, tập đoàn các ngân hàng thương mại, ngân hàng Nhà nước Thái Lan.
Chính phủ Philippin buộc các ngân hàng thương mại phải dành 25% quỹ tiền vay
của mình cho nông nghiệp. Chính phủ cũng tổ chức một ngân hàng đặc biệt cung cấp tín
dụng cho nông nghiệp là ngân hàng đất đai (Dành 60% số vốn huy động để cho vay trong
nông nghiệp)
Banglades thành công trong mô hình ngân hàng cho những người nghèo
Một số tổ chức tài chính lớn trên thế giới và khu vực (IMF, WB, ADB…) cũng dùng
một phần vốn của mình để cho vay trong nông nghiệp
+ Chính sách khuyến nông:
Chính sách khuyến nông hướng vào mục tiêu truyền bá kiến thức cho nông dân ngay
tại địa bàn sản xuất của họ (Vườn cây, ao cá, chuồng trại, ruộng, đồng cỏ…) để họ tự ra
quyết định mà không cần đào tạo chính quy tập trung. Để thực hiện tốt chính sách khuyến
nông, cần phải hiểu được yêu cầu của người sản xuất nhằm tổ chức huấn luyện, đáp ứng
các yêu cầu đó. Vì vậy cần xây dựng chương trình khuyến nông và đào tạo một đội ngũ
cán bộ khuyến nông cơ sở tinh thông và tâm huyết với nghề nghiệp. Quỹ khuyến nông
được huy động từ nhiều nguồn (Ngân sách nhà nước, tài trợ từ các chương trình, dự án
phát triển kinh tế nông thôn và đóng góp của nhân dân).
15
Đối tượng của chính sách khuyến nông là nông dân, các chủ trang trại. Các hình
thức khuyến nông có thể là: Phổ biến kiến thức thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng như sách, báo, đài, tivi…;Tập huấn cho nông dân tại cơ sở sản xuất của họ (theo
kiểu “Cầm tay chỉ việc”); Hội thảo, triển lãm, tham quan; Xây dựng mô hình trình diễn….
Chính sách khuyến nông đặc biệt được quan tâm ở các nước phát triển quy mô với
mô hình V&T( Visit and training), tăng cường đào tạo và hoạt động của đội ngũ cán bộ
khuyến nông cơ sở.
+ Chính sách cung ứng vật tư kỹ thuật nông nghiệp
Chính sách cung ứng vật tư kỹ thuật nông nghiệp nhằm tăng khả năng tiếp cận của
những người sản xuất nông nghiệp đối với các loại vật tư kỹ thuật mới, để áp dụng tốt
hơn các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, làm nâng cao năng suất sản phẩm.
Các chính sách đó gồm: Chính sách hình thành mạng lưới cung ứng vật tư kỹ thuật,
chính sách bình ổn giá vật tư kỹ thuật, chính sách hỗ trợ giá đầu vào cho nông dân khi sử
dụng kỹ thuật mới.
Ở các nước phát triển nhất là Pháp, Chính phủ đã tăng cường ổn định giá đối với các
yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp; mạng lưới cung ứng phân đạm hóa học đặc biệt
phát huy có hiệu quả ở Indonesia. Tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rất bài bản ở Đài Loan
thông qua hợp đồng giữa hợp tác xã và nông dân.
2.3.1.3 Chính sách tiêu thụ sản phẩm NN
- Mục đích: Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ, bảo đảm cho sản phẩm nông nghiệp
được tiêu thụ nhanh chóng, vừa thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng, vừa giảm hao hụt,
tránh thất thoát sản phẩm nông nghiệp.
- Chính sách này bao gồm:
+ Chính sách tạo lập và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản
. Ở các nước phát triển: Có sự chiếm lĩnh thị trường, tạo lập thị trường ổn định với hệ
thống sản phẩm cao cấp là lợi thế trong tiêu thụ sản phẩm. Ở các nước này cơ sở vật chất
cho bảo quản và chế biến sản phẩm rất hiện đại.
Trong nông thôn các hợp tác xã có vai trò to lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
. Ở các nước đang phát triển: Việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, hiện tượng
dư cung cục bộ thường xuyên xảy ra.
16
Chợ nông thôn với khối lượng tiêu thụ nhỏ, chất lượng sản phẩm thấp, không đồng
đều là một trở ngại lớn.
+ Chính sách trợ giá sản phẩm nông nghiệp
Ở các nước phát triển: Chính phủ thường trợ giá bán nông sản nên giá nông sản
thường cao, thu nhập nông dân được bảo đảm. Ví dụ: Ở Tây Ban Nha thu nhập của các
nông hộ thường lớn hơn thu nhập của giám đốc điều hành của hợp tác xã.
Ở các nước đang phát triển: giá nông sản rất thấp đặc biệt khi được mùa làm đời sống
nông dân gặp khó khăn.
Việc trợ giá khi giá thấp bằng chính sách giá sàn, vấn đề này ở các nước phát triển thì
không khó khăn nhưng với các nước phát triển thì ngược lại. Nguyên nhân là do sức
mạnh kinh tế của mỗi nước, các nước đang phát triển Chính phủ chỉ có thể trợ giá một vài
mặt hàng và cũng chỉ trong phạm vi nào đó.
2.3.1.4 Chính sách xoá đói giảm nghèo
- Hướng vào việc hỗ trợ cho người nghèo đói các điều kiện sản xuất và điều kiện sinh
hoạt cần thiết (trong chừng mực nhất định)
- Cung cấp tài chính, hỗ trợ vật tư kỹ thuật, bồi dưỡng trình độ sản xuất, tay nghề cho
người nghèo.
- Ngân hàng cho người nghèo và các tổ chức tín dụng cho người nghèo vay vốn
thường có các hình thức cho vay và thu nợ rất linh hoạt phù hợp với trình độ tiếp thu và
khả năng thanh toán của người nghèo.
- Mô hình nổi tiếng về tín dụng cho người nghèo là tín dụng của Crameen Bank. Ở
các nước đang phát triển thường có ngân hàng người nghèo cho người nghèo vay vốn ưu
đãi.
2.3.1.5 Chính sách phát triển kinh tế trang trại
- HÀ LAN:
Phần lớn kinh tế trang trại của nông dân là trang trại gia đình: Chế độ kinh tế
của Hà Lan quyết định tính chất doanh nghiệp nông nghiệp Hà Lan. Cơ sở của nền
nông nghiệp Hà Lan là các trang trại g ia đình ( family farms ) theo chế độ tư hữu.
Tỉ lệ sở hữu đất tự có tương đối lớn, còn các trang trại dựa vào thuê đất để sản xuất
kinh doanh chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ.
17
Quy mô trang trại ở Hà Lan ngày càng mở rộng, đó là hệ quả tất yếu của việc
giảm số lượng trang trại, đó cũng là một nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động
nông nghiệp ở Hà Lan.
Việc mở rộng quy mô trang trại dựa vào 2 chính sách của nhà nước:
- Một là chính sách mua và thuê đất. ở Hà Lan có 2 loại hình sở hữu đất, đất tư
hữu được mua bán, đất công hữu do nhà nước đầu tư quai đê lấn biển thì cho thuê
thời g ian dài.
- Hai là chính sách khuyến khích trang trại làm ăn kém được giải thể.
Chính phủ Hà Lan có thái độ minh bạch về hạn chế trang trại đa ngành.
Chính phủ Hà Lan tài trợ rất ít cho trang trại, chỉ tài trợ chút ít cho những trang trại
về áp dụng công nghệ mới, nhưng với những trang trại rút khỏi nông nghiệp tuy có
nhận được tài trợ, nhưng bắt buộc phải bán đất cho trang trại khác hoặc bán lại cho
Chính phủ, góp phần mở rộng quy mô trang trại.
- NHẬT BẢN: Chính phủ không khuyến khích trang trại giải thể (nhưng
được cho thuê), không những vậy, nhà nước còn dùng chế tài về thuế để đánh vào
người cho thuê đất. Vả lại, khi trang trại lớn thuê được đất cũng không có cách nào
dồn điền đổi thửa, làm cho việc mở rộng quy mô trang trại cũng chỉ là một khẩu
hiệu suông. Mặt khác, với những trang trại đa ngành còn được Chính phủ tài trợ.
- MỸ:
Các trang trại nông nghiệp Mỹ đi vào sản xuất chuyên môn hoá với 20
chuyên ngành phân bố trên 10 vùng sản xuất khác nhau như vành đai ngô, vành đai
sữa... nhằm tạo ra ưu thế cạnh tranh về chất lượng nông sản và giá thành.
Chính sách phát triển kinh tế trang trại Mỹ cho thấy trang trại là loại hình tổ
chức sản xuất có khả năng dung nạp các cấp độ khoa học công nghệ cao: công nghệ
sinh học, cơ khí hoá, điện khí hoá, hoá học hoá, tự động hoá, phục vụ thâm canh
tạo ra năng suất cây trồng vật nuôi, năng suất lao động nông nghiệp cao, tạo ra khối
lượng nông sản hàng hoá nhiều, chất lượng cao, giá thành hạ, nghĩa là kinh tế trang
trại phù hợp với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp.
18
- ASEAN đã trở thành vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng của thế giới
với những loại nông sản xuất khẩu hàng đầu thế giới là: Gạo (hàng chục triệu tấn,
bằng 50% xuất khẩu thế giới); dầu cọ, dầu dừa; cao su; cà phê, ca cao, hạt tiêu,
nhân điều,… Kinh tế trang trại đã được khuyến khích trong các nước ASEAN,
nghĩa là chính quyền công nhận quyền tích tụ ruộng đất (đến một quy mô nhất
định, tuỳ từng nước) để phát triển sản xuất hàng hoá.
2.3.2. Các chính sách tác động gián tiếp đến phát triển nông nghiệ p
2.3.2.1 Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp (chống lại tác hại của thiên tai, giảm nhẹ cường độ và tăng năng suất lao động
nông nghiệp)
- Mục tiêu: Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là tạo nên cơ sở vật chất
vững mạnh trong nông nghiệp cụ thể như sau:
+ Thủy lợi: Xây dựng hệ thống thủy lợi tốt, có qui hoạch hệ thống thủy lợi có khoa
học nhằm phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Các đê bao, kênh thuỷ lợi vững
mạnh làm nhiệm vụ chuyên chở vật tư nông nghiệp đến tận nơi sản xuất và chở sản phẩm
thu hoạch về.
+ Giao thông: Xây dựng hệ thống giao thông nông thôn vững mạnh giúp cho quá
trình đi lại dễ dàng và phục trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thuận tiện.
+ Chế biến: Đầu tư cho chế biến cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát
triển ngành sản xuất nông nghiệp. Ngành chế biến phát triển mạnh sẽ kích thích ngành
sản xuất nông nghiệp phát triển, và ngược lại nếu ngành chế biến không phát triển thì có
thể trì hoãn ngành sản xuất nông nghiệp, ví dụ như: Ngành chế biến cá hộp xuất khẩu phát
triển sẽ kéo theo ngành nuôi cá phát triển…
+ Bảo quản và tiêu thụ nông sản phẩm: Công tác bảo quản và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp cũng có vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp…Công tác bảo quản tốt
sẽ giúp cho sản phẩm nông nghiệp từ lúc chế biến đến lúc tiêu thụ không bị hư hỏng.
Ngoài ra, thị trường tiêu thụ sản phẩm phát triển ổn định cũng giúp cho ngành nông
nghiệp phát triển.
19
Ngoài ra chính sách này còn quan tâm đến các lĩnh vực đời sống văn hóa để phát
triển nông thôn toàn diện như, thúc đẩy quá trình đô thị hóa.
- Có thể chia thành hai loại đầu tư: Đầu tư chung và đầu tư riêng cho từng cơ sở
sản xuất.
+ Đầu tư chung do nhà nước đảm nhận và tùy từng phạm vi có thể có đóng góp của
địa phương, thậm chí của dân. Đầu tư chung đó tạo nên những tài sản công, thường mang
lại lợi ích nhiều hơn cho các cơ sở sản xuất có vị trí thuận lợi, như xây đường xá giao
thông, cầu cống…một số nơi có phát động phòng trào nhà nước và nhân dân cùng làm để
xây dựng hệ thống giao thông nông thôn như nhà nước bỏ 50% còn nông dân đóng góp
50%.
+ Đầu tư riêng được tiến hành theo kế hoạch của từng cơ sở sản xuất trong sự hỗ
trợ về tài chính của nhà nước, ví dụ như nhà nước hỗ trợ lãi xuất hoặc giảm thuế trực tiếp
cho cơ sở sản xuất .
- Các nước phát triển trên thế giới thường có đầu tư rất lớn về cơ sở hạ tầng, đô thị
hóa nông thôn về mọi khâu từ khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ đều có đầu tư lớn. Ví dụ
như: Hà Lan nổi tiếng về hệ thống đê bao ngăn mặn, nhà nước bỏ ra một số tiền rất lớn để
đầu tư hệ thống này; Ở Nhật Bản đầu tư hệ thống tưới tiêu rất tốt và hoàn chỉnh… đây là
những minh chứng về đầu tư lớn cho nông nghiệp ở các nước phát triển. Còn ở các nước
đang phát triển cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thiên tai chậm được khắc phục… Đài loan ưu
đãi về tài chính cho nông nghiệp (2/3 viện trợ của Mỹ dành cho phát triển cơ sở hạ tầng
và nông nghiệp, chỉ có 1/5 cho công nghiệp). Nông nghiệp Thái lan phát triển toàn diện
kể cả công nghệ sau thu hoạch và chế biến. Ở Thái lan có hơn ¼ số xí nghiệp gia công
chế biến sản phẩm được phân bố ở nông thôn.
2.3.2.2 Chính sách quản lý giống cây trồng vật nuôi
- Mục tiêu: Chính sách này nhằm giữ gìn các nguồn gien thuần, quí, tránh lạm
dụng tùy tiện tạp giao trong phối giống…để tìm ra hệ thống giống thích hợp cho vùng
sinh thái. Chính sách này thường được tôn trọng nghiêm ngặt ở các nước có trình độ cao
và bị xem thường ở các nước có trình độ thấp.
- Các hợp phần của chính sách này gồm:
20
+ Tăng cường năng lực nghiên cứu của các cơ quan khoa học, khuyến khích cán bộ
có tài năng tìm ra những giống mới có năng suất cao, sức chống chịu lớn bằng nhiều hình
thức như hỗ trợ bằng tiền cho các cơ sở khoa học, bỏ kinh phí ra đào tạo cán bộ chuyên
môn…
+ Quản lý các giống cây, con giống, ngăn ngừa phổ biến các giống tạp, giống xấu.
Trong thực tế công tác này rất quan trọng vì nếu giống cây xấu thì năng suất sẽ giảm và
giá bán cũng giảm
- Đối tượng thực hiện chính sách này không chỉ gồm những người sản xuất nông
nghiệp mà còn bao gồm cả các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao, các trung tâm khuyến
nông…
- Các nước có trình độ khoa học kỹ thuật cao đặc biệt quan tâm đến vấn đề quản lý
giống cây trồng, vật nuôi. Hệ thống giống cây trồng, vật nuôi của họ là chuẩn mực, việc
chọn lọc, lai tạo áp dụng giống mới trong sản xuất đều được tuân thủ theo các qui trình
nghiêm ngặt. Vì vậy, ngân hàng gien ở đây rất đầy đủ. Tại các viện nghiên cứu lớn về
giống trên thế giới có cất giữ rất nhiều giống với lý lịch rõ ràng.
Sự tùy tiện trong sản xuất và cung ứng giống cây trồng, vật nuôi ở những nước
đang phát triển đã sinh ra nhiều giống tạp, giống chất lượng kém, lẫn giống … gây khó
khăn và tác hại lớn cho người sản xuất.
2.3.2.3 Chính sách khuyến khích xuất khẩu nông sản:
- Mục tiêu: Chính sách này là khuyến khích và nâng đỡ xuất khẩu nông sản, nhất là
những sản phẩm có lợi thế so sánh. Từ việc tăng khối lượng hàng hóa xuất khẩu, thu nhập
của các doanh nghiệp, những người sản xuất sẽ được tăng thêm.
- Các hợp phần của chính sách khuyến khích xuất khẩu nông sản gồm: chính sách
miễn giảm thuế xuất khẩu, mở rộng hạn ngạch xuất khẩu, trợ giá xuất khẩu, …
- Đối tượng của chính sách khuyến khích xuất khẩu nông sản là những người tham
gia xuất khẩu nông sản, trước hết là những người sản xuất ra nông sản phẩm có tham gia
xuất khẩu nông sản.
Một số ví dụ cụ thể:
Hiện nay tại Thái Lan đang áp dụng chính sách hỗ trợ cho nông dân; theo đánh giá
của FAO, Thái Lan là nước có lượng lương thực dự trữ nhiều nhất thế giới. Giá gạo ở
21
Thái Lan đã giảm khá mạnh tháng trước, chủ yếu do các thương gia lo ngại về kế hoạch
của chính phủ nước này giải tỏa 500.000 tấn gạo dự trữ. Để giải quyết vấn đề giá lương
thực thấp, Nội các Thái Lan đã chỉ thị cho các cơ quan hữu quan mua gạo trực tiếp từ
nông dân, và hiện đã dành 20 tỷ bạt (tương đương 606 triệu USD) để trợ giá.
Mặc dù tổng sản lượng gạo giảm trong mùa vụ Kharif, xuất khẩu gạo Basmati
thơm giá trị cao từ Ấn Độ đạt cao hơn 12.000 crore Rupee (120 tỷ Rupee) so với mục tiêu
được đặt ra trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3 chủ yếu là do nhu cầu mạnh từ các
nước như: Iran, UAE, Arap Saudi và Mỹ.
Từ tháng 12/2009, Chính phủ Ấn Độ đã giảm giá sàn xuất khẩu gạo Basmati từ
1.100 USD/tấn xuống 900 USD/tấn nhằm thúc đẩy xuất khẩu. APEDA (Cơ quan hoạch
định chính sách về phát triển nông nghiệp và thực phẩm chế biến xuất khẩu của Ấn Độ)
cũng xác nhận việc xuất khẩu gạo Basmati sẽ tăng hơn nữa khi TQ đồng ý cho nhập khẩu
loại gạo này từ Ấn Độ. Để ưu tiên phát triển xuất khẩu gạo Basmati; vào tháng 4/2008,
Ấn Độ đã ban bố lệnh cấm xuất khẩu các loại gạo không thuộc dòng Basmati nhằm đảm
bảo không bị ảnh hưởng bởi nguồn cung trong thị trường nội địa và điều tiết được tình
trạng lạm phát.
Còn Pakistan, nước cạnh tranh xuất khẩu chính của Ấn Độ, đã bãi bỏ lệnh bán giá
sàn trong xuất khẩu gạo Basmati.
FAO nhận định rằng, giá gạo trong thời gian tới sẽ vẫn cao như hiện nay do nhu
cầu nhập khẩu trên thế giới tăng lên và một số nước như Thái Lan và Ấn Độ tiếp tục thực
hiện chính sách can thiệp của chính phủ nhằm hỗ trợ giá nông sản.
Còn tại Trung quốc, một trong những khâu then chốt quyết định sự tăng trưởng của
xuất khẩu hàng hoá Trung Quốc chính là việc thực hiện và duy trì một chiến lược phát
triển xuất khẩu đúng đắn. Điều này thể hiện trước hết ở sự coi trọng hoạt động xuất khẩu,
chủ trương khuyến khích đầu tư cho xuất khẩu đến mức tối đa.
Tại Mỹ, chiến lược của ông Obama là thu hút các công ty Mỹ gia tăng xuất khẩu
nhằm tạo thêm 2 triệu việc làm cho người Mỹ, trong khi tình trạng thất nghiệp ở mức hai
con số đe doạ kéo lùi tiến trình hồi phục kinh tế nước này. Giá trị xuất khẩu của Mỹ trong
11 tháng đầu năm 2009 dao động quanh mức 1.411 tỉ USD so với con số 1.827 tỉ USD
của cả năm 2008. Cho dù tình trạng suy thoái kinh tế thế giới, lượng xuất khẩu của Mỹ
22
sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương tăng hơn 8% vào năm 2008, hơn năm trước đó
747 tỉ USD. Xuất khẩu nông sản sang châu Á là 76 tỉ USD, tăng 30% so năm trước, và
xuất khẩu dịch vụ tăng 187 tỉ USD. Hiện nay mức lương của người Mỹ làm việc trong
khu vực xuất khẩu cao hơn trung bình 18%. Ông Obama đã thông báo chiến lược khuyến
khích xuất khẩu sẽ được khởi động như là một phần trong kế hoạch, nhằm “giúp nông dân
và doanh nghiệp nhỏ gia tăng xuất khẩu, và đổi mới kiểm soát xuất khẩu sao cho phù hợp
với an ninh quốc gia.” Với mục tiêu này, rõ ràng Trung Quốc và Ấn Độ nằm trong số các
thị trường xuất khẩu hàng đầu của Mỹ.
Inđônixia quy định giá sàn nông sản có lợi cho nông dân. Khi giá thị trường thấp
hơn giá sàn, Nhà nước bỏ tiền ra mua nông sản cho nông dân. Thái Lan, Malaixia,
Inđônêxia đều khuyến khích xuất khẩu bằng hỗ trợ kinh tế và luật pháp. Chính phủ Thái
Lan rất tích cực tìm kiếm thị trường, chú trọng phát triển hình thức hợp đồng "chính phủ
với chính phủ". Năm 1994, khi giá xuất khẩu gạo giảm, chính phủ Thái Lan lập tức thiết
lập lại chế độ trợ cấp xuất khẩu gạo (đã bị đình chỉ năm 1993), trợ cấp mạnh mẽ để xuất
khẩu thành công 500 tấn gạo đầu tiên cho Irắc. Để mở rộng thị trường, Thái Lan đã đầu tư
tập trung cho chương trình đổi mới giống lúa thơm được thị trường thế giới ưa chuộng.
Về thuế, Thái Lan bỏ hẳn thuế nông nghiệp. ở nông thôn Thái Lan, hiện chỉ còn thuế thu
nhập, thuế chuyển nhượng tài sản và VAT. Inđônêxia thu thuế nông nghiệp rất thấp. ở
Thái Lan, Malaixia, nông dân không phải trả khoản dịch vụ thuỷ lợi.
2.3.2.4 Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Mục tiêu: Chính sách này là sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực tại chổ,
chuyển các nguồn lực từ các lĩnh vực kém hiệu quả sang các lĩnh vực có hiệu quả kinh tế
cao và bảo đảm sự phát triển bền vững của kinh tế nông thôn. Thông thường chính sách
này sẽ giúp chuyển các nguồn lực từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ nông thôn,
từ trồng trọt sang chăn nuôi, từ sản phẩm độc canh sang các sản phẩm đa canh, từ sản
phẩm mang tính tự sản tự tiêu sang sản xuất hàng hóa.
- Theo C.Mác, cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp
với quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất. Mác đồng thời nhấn
mạnh, khi phân tích cơ cấu, phải chú ý đến cả hai khía cạnh là chất lượng và số lượng, cơ
cấu chính là sự phân chia về chất và tỉ lệ về số lượng của những quá trình sản xuất xã hội.
23
Như vậy, cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỉ trọng
tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
- Các chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện trên cơ sở kết hợp tổng
hợp của nhiều chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp về nông thôn.
- Đối tượng của chính sách này là các tác nhân sử dụng các nguồn lực kinh tế trong
nông thôn, các nhà đầu tư về nông thôn.
- Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở một số nước:
+ Ở Ấn Độ có chương trình phát triển nông thôn tổng hợp, phát triển tiểu thủ công
nghiệp ngành nghề nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm đói nghèo.
+ Trung Quốc có chính sách phát triển xí nghiệp hương trấn nhằm ngăn chặn dòng
người khổng lồ thiếu việc làm ở nông thôn tràn vào thành phố.
+ Đài Loan có chính sách khuyến khích phát triển các xí nghiệp nhỏ và vừa ở nông
thôn.
+ Thái Lan có chính sách đa dạng hóa kinh tế nông thôn, phát triển công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp nông thôn và ngành nghề truyền thống.
+ Ở Việt Nam, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá (CNH,HĐH) đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt
Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một quốc gia văn
minh, hiện đại.
Nội dung và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) ở nước ta theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các
ngành công nghiệp, xây dựng (gọi chung là công nghiệp) và thương mại – dịch vụ (gọi
chung là dịch vụ), đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành
nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (gọi chung là nông nghiệp). Cùng với quá trình
chuyển dịch của cơ cấu kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi kinh tế và xã hội theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cơ cấu các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế,
các lực lượng lao động xã hội, cơ cấu kinh tế đối nội, cơ cấu kinh tế đối ngoại…
Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng đã có sự chuyển dịch
ngày càng tích cực hơn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng giá trị sản
xuất công nghiệp khu vực nông thôn đã tăng từ 17,3% năm 2001 lên 19,3% năm 2007.
24
Trên cơ sở đó, đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn mà
biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo hướng ngày
càng tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ; trong khi số hộ làm nông
nghiệp thuần tuý giảm dần. Tỷ lệ hộ nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp) đã
giảm 9,87%; tỷ lệ hộ công nghiệp tăng lên 8,78%. Năm 2007, số hộ công nghiệp và dịch
vụ trên địa bàn nông thôn có 3,6 triệu hộ, tăng 62% so với năm 2000.
Nhiều sản phẩm của Việt Nam như gạo, cao su, may mặc, giày dép, hải sản… đã
có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.
Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế sau hơn 20 năm đổi mới là một trong những
nguyên nhân quan trọng và cơ bản nhất đưa đến các kết quả, thành tựu tăng trưởng kinh tế
khả quan, tạo ra những tiền đề vật chất trực tiếp để chúng ta giữ được các cân đối vĩ mô
của nền kinh tế như thu chi ngân sách, vốn tích luỹ, cán cân thanh toán quốc tế…, góp
phần bảo đảm ổn định và phát triển kinh tế – xã hội theo hướng bền vững. Các chương
trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, chương trình về đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng kinh tế – xã hội cho các vùng khó khăn, các chương trình tín dụng cho người
nghèo và chính sách hỗ trợ trực tiếp đã mang lại kết quả rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ
17,2% năm 2006 xuống còn 14,7% năm 2007, và năm 2008 còn 13,1%. Chỉ số phát triển
con người (HDI) đã không ngừng tăng, được lên hạng 4 bậc, từ thứ 109 lên 105 trong
tổng số 177 nước…
2.3.2.5 Chính sách hợp tác hoá nông nghiệp
- Mục tiêu: Chính sách hợp tác hóa nông nghiệp là hướng dẫn nông dân tổ chức các
hợp tác xã nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của họ.
- Các hợp phần của chính sách hợp tác hóa nông nghiệp bao gồm:
+ Tổ chức nông dân xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp.
+ Hướng dẫn hình thành hệ thống Liên minh hợp tác xã.
+ Tạo cơ chế phát huy chức năng của hợp tác xã trong việc đưa tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất, cung ứng vốn và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho hộ xã viên.
+ Bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã.
- Đối tượng: Chính sách hợp tác xã nông nghiệp là các nông hộ và các cơ sở sản xuất
kinh doanh trong nông hộ.
25
- Mô hình kinh tế hợp tác xã được hình thành từ lâu. Hình thành nên các hợp tác xã
là ý tưởng vĩ đại, được hình thành một cách tự nhiên từ nhu cầu thực tế của con người
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến nay ý tưởng đó đã tồn tại phát triển được hơn
150 năm và được chứng minh bằng thực tiễn sinh động của phong trào hợp tác hóa trên
thế giới.
+ Năm 1947 ở Đức, F.W.Raiffecson đã sáng lập ra hợp tác xã dịch vụ phúc lợi đầu
tiên ở nông thôn. Sau đó phát triển sang lĩnh vực nông nghiệp và trở thành mô hình phát
triển kinh tế xã hội quan trọng trong nông nghiệp hàng hóa của nhiều nước trên thế giới.
+ Ở Nhật Bản hình hành các hợp tác xã đa ngành là chủ yếu. Năm 1947, chính phủ
ban hành Luật hợp tác xã nông nghiệp trên cơ sở thực hiện nguyên tắc tự nguyện và dân
chủ của nông dân.
+ Ở Nhật Bản, 98% nông dân là thành viên của hơn 850 HTX nông nghiệp đa chức
năng. Ở khu vực nông thôn, các HTX nông nghiệp đa chức năng cung cấp hầu hết các
dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống cho nông dân với khẩu hiệu "từ cái nôi cho đến nấm
mồ", như cung cấp nguyên liệu đầu vào, máy móc, thiết bị nông nghiệp, xây dựng và tổ
chức thực hiện kế hoạch sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật, thu mua, chế biến và tiêu thụ nông
sản, cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, y tế, tổ chức các cửa hàng bán
lẻ, cung cấp đồ gia dụng, xây dựng nhà tang lễ, tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao,
du lịch, các câu lạc bộ sinh hoạt cộng đồng...
+ Hà Lan đã có hợp tác xã hơn 100 năm nay. Phần đông nông dân tham gia 2, 3 hoặc
4 hợp tác xã khác nhau…hợp tác xã được hình thành rộng khắp, đáp ứng 90% hoạt động
tài chính cho nông hộ, nông trại, cung ứng trên 50% phân hóa học, nhiều hợp tác xã chế
biến, tiêu thụ sữa đường được hình thành.
+ Theo quy định của các ban ở Mỹ, ngay từ những năm 1920, hợp tác xã có thể do
các chủ trang trại thành lập để cùng hoạt động buôn bán hoặc tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp của trang trại. Nhìn chung có thể phân các hợp tác xã của chủ trang trại thành 3
loại (hợp tác xã tiêu thụ, hợp tác xã cung ứng và hợp tác xã chuyên các khâu dịch vụ). Có
4 cấp hợp tác xã: Hợp tác xã cấp cơ sở của chủ trang trại; Hợp tác xã cấp khu vực; Hợp
tác xã cấp liên khu vực và Hợp tác xã cấp toàn quốc.
26
+ Những năm 80, số lượng các hợp tác xã ở Anh tăng 40 lần so với những năm 70
(của thế kỷ XX).
+ Ở Indonesia năm 1977 có 17.430 hợp tác xã với 7,6 triệu xã viên, năm 1983 có
5.911 xã viên.
+ Ở Thái Lan năm 1990 có 3.009 hợp tác xã. Có nhiều loại hợp tác xã (Hợp tác xã
nông nghiệp, hợp tác xã tiết kiệm và tín dụng, hợp tác xã t iêu thụ, hợp tác xã dịch vụ, hợp
tác xã khai khẩn đất đai và hợp tác xã ngư nghiệp). Hợp tác xã được tổ chức theo 3 cấp:
Liên hiệp hợp tác xã cấp cơ sở (huyện); liên hiệp hợp tác xã cấp tỉnh và Liên đoàn hợp tác
xã quốc gia (nhập vật tư bán cho nông dân và tiêu thụ lúa gạo).
Hiện nay, tại Mỹ có 3.140 HTX nông nghiệp với 2,8 triệu xã viên (chiếm đại bộ
phận nông dân và các chủ trang trại chăn nuôi gia súc của nước Mỹ) tạo ra giá trị sản
lượng thuần hàng năm là 111 tỷ USD, giúp Mỹ trở thành một trong những nước sản xuất
nông nghiệp hàng đầu trên thế giới. Ngoài ra, các HTX nông nghiệp có một hệ thống tín
dụng nông nghiệp rất lớn, bao gồm 101 HTX tín dụng nông nghiệp với tổng tài sản
khoảng 125 tỷ USD và tổng dư nợ là 96 tỷ USD.
2.3.2.6 Chính sách giải quyết việc làm
- Mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm là thỏa mãn nhu cầu việc làm cho lao
động nông thôn nhằm huy động triệt để hơn thời gian lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập
cho cư dân nông thôn.
Yêu cầu chính sách giải quyết việc làm là thỏa mãn nhu cầu việc làm cho lao động
có hiệu quả để tăng thu nhập. Trên cơ sở cân đối lao động trong quá trình đô thị hóa, cần
tạo nên sự phân công lao động tại chỗ, tránh chuyển dịch lao động về thành phố. Bên
cạnh phân công lao động theo ngành, cần chú ý phân công lại lao động theo lãnh
thổ…góp phần điều chỉnh lại mật độ dân số nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng phát triển
kinh tế ở mọi vùng.
- Các hợp phần của chính sách giải quyết việc làm gắn bó với hợp phần của các
chính sách khác như vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; phát triển các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; khai
hoang; di dân; phát triển các chương trình, dự án ở nông thôn…
27
- Đối tượng của chính sách giải quyết việc làm ở các vùng thuần nông, thiếu việc
làm…
- Chính sách giải quyết việc làm ở một số nước.
Từ năm 1978 Trung Quốc thực hiện phương châm “ly nông bất ly hương”, “nhập
xưởng bất nhập thành”. Do phát triển mạnh mẽ của công nghiệp ở nông thôn, tỷ trọng lao
động nông nghiệp từ 50% (những năm 50) còn 14,2% (1988). Ch ính sách lớn của Trung
Quốc về giải quyết việc làm là phát triển xí nghiệp hương trấn tại các vùng nông thôn.
Đài Loan với chính sách phát triển các xí nghiệp nhỏ và vừa (N&V) có tính gia tộc
đã tạo nên sự phát triển tương đối ổn định trong nông thôn (năm 1993 ở nông thôn Đài
Loan đã có 700 xí nghiệp N&V, chiếm 98% số xí nghiệp và 26% lao động của ngành
công nghiệp).
Thái Lan giải quyết việc làm trên cơ sở phát triển đa dạng hóa kinh tế nông thôn,
quan tâm đến phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống và
đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản theo kiểu liên kết tam giác (Nhà nước-Công ty-
Hộ gia đình).
28
Chương 3: Kết luận
Trong công cuộc đổi mới và chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên thế
giới, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng. Do thể chế chính trị và điều kiện kinh tế xã
hội của mỗi nước mà hoạch định các chính sách phát triển nông nghiệp khác nhau. Nhiều
nước đã thành công trong phát triển kinh tế nông nghiệp như Israel, Mỹ, Hà Lan, Thái
Lan, Ấn Độ, Việt Nam…Như chúng ta đã biết, chính sách nông nghiệp có liên quan rất
nhiều lĩnh vực sản xuất, phân phối lưu thông và tiêu thụ sản phẩm. Các vấn đề có liên
quan đến sản xuất gồm các tác động đến giá thị trường yếu tố đầu vào, thị trường tư liệu
sản xuất; các tác động đến tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ; các vấn đề có liên
quan đến tổ chức phối hợp các nguồn lực. Các vấn đề có liên quan đến lưu chuyển sản
phẩm gồm thị trường sản phẩm của nông nghiệp, giá bán sản phẩm, thuế tiêu thụ sản
phẩm, chế biến, bảo quản, vận chuyển, bán sản phẩm. Các vấn đề có liên quan đến tiêu
dùng sản phẩm gồm chế độ phân phối sản phẩm, giá mua sản phẩm, thuế sản xuất sản
phẩm.
Như vậy có thể hiểu tác động của chính sách nông nghiệp vào giá của thị trường các
yếu tố đầu vào, giá cả của thị trường sản phẩm về mặt tổ chức hoặc làm thay đổi về mặt tổ
chức và khuyến khích áp dụng công nghệ vào sản xuất, tạo điều kiện cho nông nghiệp
phát triển. chính sách nông nghiệp được thể hiện qua các quy định, các quy tắc, thủ tục
được thiết lập để làm cơ sở pháp lý cho các hành động thực tế, nó cấu thành của hệ thống
chính sách kinh tế - xã hội, không những tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp mà
còm ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen_de_4_0066.pdf