Tiểu luận chính sách thương mại

Giải pháp về lưu thông phân phối. a) Đẩy mạnh thực hiện mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, các đầu mối trong tiêu thụ sản phẩm thông qua mạng lưới với giá hợp lý và công nghệ nuôi đạt chuẩn. b) Tiến hành xây dựng chợ nông thủy sản hoặc trung tâm giao dịch để tạo gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, nông dân và khách hàng tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiêu thụ nguyên liệu phục vụ chế biến. 4. Giải pháp về quản lý chất lượng và xây dựng thương hiệu. a) Đào tạo và huấn luyện cho tất cả nông dân và lao động trong nghề về kỹ năng sản xuất điều an toàn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Đầu tư trang thiết bị để kiểm nghiệm thuốc trù sâu- bảo vệ thực vật, hóa chất dùng trong sản xuất và chế biến. b) Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm c) Hướng dẫn các doanh nghiệp chế biến nhanh chóng xây dựng và đăng ký thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa nhằm nâng cao uy tín trên thị trường.

doc27 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2621 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận chính sách thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cây điều, đặc biệt là công nghệ chế biến điều xuất khẩu – tại Hội nghị ngoại thương tổ chức tại tỉnh Sông Bé (cũ) vào năm 1982, cố Thủ tướng Phạm Hùng đã chỉ đạo cho ngành ngoại thương phải tổ chức chế biến và xuất khẩu hạt điều. Tuy nhiên thời kỳ này Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu hạt điều thô, giá trị kinh tế thấp, thường xuyên bị ép giá ở nước ngoài. Phải đến năm 1990 ngành điều Việt Nam mới thực sự khởi sắc. Ngày 29/11/1990 Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp Thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã có Quyết định số 346 /NN-TCCB/QĐ v/v thành lập Hiệp hội cây điều Việt Nam với tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam Cashew Association (VINACAS). Năm 1992, tức là chỉ một năm sau khi khai thông biên giới Việt - Trung, hạt điều Việt Nam đã có mặt tại thị trường đông dân nhất hành tinh này. Ngày nay, Trung Quốc luôn là thị trường lớn thứ 2 của hạt điều Việt Nam. Đặc biệt hơn là ngay từ khi Việt Nam – Hoa Kỳ chưa bình thường hoá quan hệ về mặt ngoại giao thì chúng ta đã có những lô hàng xuất khẩu nhân điều xuất khẩu trực tiếp qua thị trường Hoa Kỳ - đó là năm 1994. Trong suốt 10 năm liền từ 1990 – 1999, cây điều Việt Nam từ chỗ chỉ có vài chục ngàn ha với sản lượng mấy chục ngàn tấn, xuất khẩu nhỏ lẻ, thì năm 1999 Việt Nam đã có sản lượng 100 ngàn tấn điều thô, sản lượng nhân xuất khẩu đạt 28 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 164 triệu USD. Công nghiệp chế biến điều phát triển mạnh mẽ, sản lượng điều thô trong nước bắt đầu không đủ cung cấp cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Do vậy mà năm 1996, Việt Nam chính thức ghi tên mình vào danh sách các quốc gia nhập khẩu hạt điều thô từ châu Phi. Để động viên một ngành công nghiệp non trẻ đang phát triển với tốc độ “nóng”, Nhà nước cần có định hướng phát triển. Hiệp hội điều Việt Nam - Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã trình Thủ tướng Chính phủ đề án chiến lược phát triển ngành điều giai đoạn 10 năm từ 2000 –2010. Ngày 07/5/1999, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 120/1999/QĐ–TTg v/v: phê duyệt đề án phát triển ngành điều đến năm 2010. Điều kỳ diệu là không phải đợi đến 10 năm mà chỉ 5 năm sau, tức là năm2005 hầu như toàn bộ chỉ tiêu phát triển của Quyết định 120 của chính phủ đã được ngành điều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Để ghi nhận thành quả đó thì ngày 14 tháng 1 năm 2003, Chủ tịch nước đã tặng ngành điều Huân chương Lao động Hạng 3 thời kỳ đổi mới. Những năm gần đây mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, ngành điều Việt Nam vẫn kiên trì thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Diện tích cây điều được giữ vững, nhiều vùng, nhiều hộ nông dân trồng điều không những xoá được đói, giảm được nghèo mà còn khá hơn từ trồng điều. Công nghiệp chế biến dần hoàn thiện, ngày càng đi vào công nghiệp hoá, thân thiện với môi trường hơn, chất lượng sản phẩm được nâng cao, vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo. Năm 2006, một tin vui đã đến với những người trồng - chế biến - xuất khẩu điều Việt Nam - Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu hạt điều hàng đầu thế giới. Năm 2007 ngành điều vẫn tiếp tục phát triển với nhịp độ tăng trưởng rất cao 25% - cao hơn mức tăng trưởng bình quân của ngành Nông nghiệp với thành tích cụ thể: - Sản lượng điều thô trong nước: 350 000 tấn - Nhập khẩu: 200 000 tấn - Sản lượng chế biến: 550.000 tấn - Sản lượng nhân xuất khẩu (khoảng) 152.000 tấn - Kim ngạch xuất khẩu (khoảng) 650 triệu USD. Trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt trên 36%; Trung Quốc 18%; Liên Minh châu Âu (EU) trên 20%... Có được thành tựu ngành hôm nay, ngành điều không thể không ghi nhận công sức đóng góp của những người nông dân trồng điều đã một nắng hai sương trồng, chăm sóc, tạo tán, tỉa cành cho cây điều phát triển. Ngành điều cũng không thể không ghi nhận công sức, đóng góp của các nhà khoa học, những kỹ sư nông học đang ngày đêm tạo ra từng dòng giống mới cho năng suất chất lượng hạt ngày càng cao. Thành công đó cũng có công sức đóng góp không nhỏ của những người công nhân chế biến điều; mặc dù cuộc sống còn muôn vàn khó khăn nhưng họ vẫn luôn bám máy, lao động sáng tạo giúp cho ngành điều ngày càng phát triển. Đó còn là công sức lao động trí tuệ của tầng lớp doanh nhân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hạt điều. Họ đã góp công không nhỏ đưa những hạt điều nhỏ bé xinh xinh của Việt Nam xuất khẩu đến 26 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới. 1.2 Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu điều. Đối với hạt điều chất lượng sản phẩm ngày càng trở thành yếu tố then chốt để cạnh tranh thắng lợi trên thị trường. Khả năng cạnh tranh của chất lượng sản phẩm được thể hiện nếu một sản phẩm có chất lượng tốt hơn thì sẽ có lợi thế hơn trong cạnh tranh so với những sản phẩm cùng loại nhưng có chất lượng thấp hơn. Chất lượng sản phẩm hạt điều được quyết định do nhân tố di truyền và quyết định bởi công tác chế biến, bảo quản. Muốn tăng chất lượng hạt điều phải đồng thời thực hiện tốt hai nhiệm vụ: Thứ nhất là yếu tố về giống, cách thức gieo trồng. Thứ hai là phương thức chế biến bảo quản, yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm cuối cùng. Trong sản xuất, công nghệ là yếu tố sống động mang tính quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm thông qua công nghệ thể hiện nó làm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt ở cả thị trường trong nước và ngoài nước, công nghệ đang là mối quan tâm sâu sắc của mọi quốc gia. Riêng đối với mặt hàng điều xuất khẩu, cần chú ý đến việc đầu tư công nghệ để giữ gìn và làm tăng chất lượng của sản phẩm. Chính điều này sẽ làm tăng giá trị của mặt hàng xuất khẩu, nhờ đó có thể xuất khẩu những sản phẩm đã được chế biến sâu có chất lượng cao chứ không phải xuất những mặt hàng thô đem lại giá trị rất thấp lại phải chịu sự tác động rất nhiều của điều kiện tự nhiên, mùa vụ... Theo lý thuyết về lợi thế so sánh của Ricardo các mặt hàng nông sản Việt Nam có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Với nguồn lao động sẵn có và chi phí chế biến rẻ là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi thế so sánh trong xuất khẩu, đây cũng là một trong những đặc điểm của các quốc gia đang phát triển. Ngành điều hiện nay thu hút khá lớn nguồn lao động tham gia chế biến xuất khẩu, hơn nữa lại chủ yếu là lao động phổ thổng nên mức lương lại giữ ở mức thấp. Việc nguồn lao động, chi phí rẻ và có khả năng đáp ứng tạo ra lợi thế lớn cho Việt Nam trong việc xuất khẩu nhân điều ra thế giới. Bên cạnh đó, hiện nay ở Việt Nam đã có công nghệ chế biến điều riêng thay vì nhập khẩu máy móc rất đắt từ nước ngoài. Với năng suất cao, tỷ lệ hạt bể vỡ thấp hơn nữa giá thành lại rẻ, đây là một trong những yếu tố góp phần đưa Việt Nam trở thành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều kể từ năm 2008. Theo đánh giá của Bộ công thương thì: “Công nghệ chế biến hạt điều Việt Nam chính là báu vật, bí kíp vì đã góp phần vào sự thành công của ngành điều trong nước trong vòng 20 năm trở lại đây”. 1.3 Vai trò và ý nghĩa của sản xuất và xuất khẩu hạt điều đối với nền kinh tế quốc dân Với việc thu hút số lượng lớn nhân công, tạo việc làm, tăng thu ngoại tệ, xuất khẩu điều cũng như với việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản khác của Việt Nam mang lại lợi ích lớn đến nền kinh tế quốc dân. Thứ nhất: Giải quyết việc làm tạo, thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó cây điều được trồng chủ yếu ở các địa bàn khó khăn, đã góp phần hỗ trợ tích cực cho cải thiện đời sống nông dân ở các vùng nông thôn. Giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân. Thứ hai: Mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, trước tình trạng khan hiếm ngoại tệ như hiện nay. Năm 2009 Việt Nam xuất khẩu nhân điều đạt kim ngạch 850 triệu USD. Dự kiến đến hết năm 2010 xuất khẩu điều sẽ đạt 1,12 tỷ USD tiếp tục dẫn đầu thế giới. Thứ ba: Đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước. Việc xuất khẩu nhân điều giữ vị trí số một, với nguồn thu ngoại tệ lơn đồng nghĩa với việc đóng góp vào ngân sách nhà nước cũng tăng cao. Thứ tư: Việc phát triển của ngành điều tạo ra thúc đẩy phát triển cho các lĩnh vực khác trong nền kinh tế quốc dân, như ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm… 1.4 Một vài nét về thị trường Hoa Kỳ và cơ chế nhập khẩu 1.4.1 Thị trường Hoa Kỳ Mỹ là một thị trường rất lớn đối với doanh nghiệp. Đáp ứng được hết thị trường này là điều không thể đối với doanh nghiệp nên doanh nghiệp chỉ tập trung ở một số thị trường chính: các tiểu bang có người Việt sinh sống như tiểu bang California, Quận Cam, San Jose và Houston,Texas. Tuy nhiên, tình hình kinh tế Mỹ năm 2011 được đánh giá là khoảng thời gian tồi tệ đối với nền kinh tế Mỹ. Rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công lớn nhất từ trước đến giờ, nước Mỹ phải hứng chịu những cú sốc liên tục từ sau ngày 2-8-2011. - Thất nghiệp tiếp tục duy trì ở mức cao: T ỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vẫn duy trì ở mức rất cao 9,1 % (Nguồn: Bộ lao động Hoa Kỳ) -Lạm phát gia tăng: Người tiêu dùng Mỹ đang phải chi trả nhiều hơn cho các nhu yếu phẩm bởi giá cả đã và đang tăng cao hơn so với sự kỳ vọng. Như vậy, ngoại trừ sự sụt giảm trong tháng 6, chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ đã tăng liên tục trong suốt 12 tháng qua, và so với cùng kỳ năm trước giá hàng hóa và dịch vụ đã tăng 3.6%. Đứng trước những diễn biến này của nền kinh tế Mỹ, doanh nghiệp trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển xuất khẩu tại thị trường Mỹ, đòi hỏi phải có những chiến lược kinh doanh xuất sắc hơn nữa để có thể đứng vững. Trên đây là một số đặc điểm về môi trường chung mà doanh nghiệp cần biết và lưu ý khi có những chiến lược cụ thể về sản phẩm tại thị trường Mỹ. Trong các chương tiếp theo nhóm sẽ phân tích và có những tính toán chi tiết để bám trụ vững hơn vào thị trường Mỹ vô cùng “béo bở” nhưng cũng rất “khó nuốt”. 1.4.2 Cơ chế nhập khẩu Quy mô nhập khẩu của thị trưởng Hoa Kỳ, mỗi năm khoảng 1.800 tỷ USD với đầy đủ các chủng loại hànghóa thuộc các phẩm cấp khác nhau, là thị trường có sức mua cao, mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh cho các đối tác. Tuy nhiên đâyy cũng là thị trường có tính cạnh tranh gay gắt và nhạy cảm, và rất khắt khe, người tiêu dùng được bảo vệ bằng một hệ thống pháp luật vô cùng chặt chẽ. Với 50 bang, 50 Luật, đôi khi Luật của mỗi bang lại vượt cả quy định của Luật Liên bang. Vì vậy, để thâm nhập và khẳng định vị thế trên thị trường này, hơn bất cứ ở thị trường nào, các doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt lưu-ý tìm hiểu kỹ đối tác, luật lệ cũng như tập quán kinh doanh của thị trường này. Thực tế hiện nay, do hạn chế về nguồn tài chính, chất lượng sản phẩm, thiếu thông tin và hiểu biết về luật lệ, cách thức kinh doanh, nên không ít doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trưởng Hoa Kỳ. Để góp phần khắc phục tình trạng nói trên, các chuyên gia thương mại khuyến cáo, một nhân tố quan trọng mà chúng ta cần và có thể khai thác là sự phối hợp giữa các doanh nghiệp trong nước với cộng đồng kiều bào ta đang sống và làm việc tập trung ở nhiều thành phố lớn tại Mỹ. Với lợi thế là những người am hiểu thị trường Hoa Kỳ, thông thạo ngôn ngữ, cộng đồng người Việt Nam tại nước này có thể đóng vai trò môi giới hữu hiệu đưa hàng hóa Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Trên thực tế, trong nhiều năm qua, nhiều doanh nghiệp kiều bào đã trực tiếp tham gia, hoặc đã tích cựcphối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước trong các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa hay cung ứng dịch vụ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, việc thực thi Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ cũng như việc gia nhập WTO càng mở ra choViệt Nam nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ và ngược lại. Hoa Kỳ đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu mỗi năm lên đến hàng tỷ USD, riêng trong 4 tháng đầu năm 2007, con số trên đã đạt khoảng gần 3 tỷ USD, chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Các doanh nghiệp Việt Nam đã quen và hiểu thị trường Hoa Kỳ hơn, từ đó có cách tiếp cận phù hợp và hiệu quả hơn với thị trường này. Mặt khác, doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng quan tâm nhiều hơn đến thị trường Việt Nam và có hướng chuyển sang mua một phần hàng Việt Nam thay vì các thị trường khác trong khu vực. Tuy nhiên, hiện nay không ít doanh nghiệp Việt Nam đã và đang vấp phải sự cản trở từ chính sách bảo hộ gắt gao của Hoa Kỳ nhất là về hàng rào kỹ thuật và an toàn thực phẩm cao, không ít trường hợp cao quá mức cần thiết. Bên cạnh đó, các biện pháp chống khủng bổ được ban hành sau vụ 1119 cũng tạo thêm những rào cản mới đối với hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ nói chung, trong đó có hàng xuất khẩu từ Việt Nam. Sáng kiến về an ninh container; qui định đăng ký cơ sở sản xuất, chế biến và kho chứa thực phẩm và thông báo trước khi hàng đến với Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ cũng lạm phát sinh chi phí khi xuất khẩu. Ngoài ra, hệ thống pháp luật thương mại của Hoa Kỳ rất phức tạp và chồng chéo. Một thị trường đầy hấp dẫn, luôn luôn thu hút tất cả các nước trên thế giới quan tâm tư nhiều năm nay, trong đó có Việt Nam. Vậy nhưng, các doanh nghiệp Việt Nam là chỉ thực sự kinh doanh với Hoa Kỳ, khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết. Trong khi, các đối thủ của chúng ta đã kinh doanh ở thị trường này hàng trăm năm, hoặc vài chục năm. Làm sao để cạnh tranh được và khẳng định vị thế của mình với các đối thủ đã có mặt tại thị trường này trước chúng ta? Theo các chuyên gia, có hai cách: Một là, chúng ta chen vào thị trường ngách; Hai là, chúng ta chen bật, chiếm chỗ của người khác. Cả hai cách này chúng ta đã làm được, đặc biệt chúng ta có khả năng cạnh tranh trực diện, ví dụ: ngành dệt may, giày dép, đồ gỗ. Mấy năm qua, kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với những mặt hàng này mỗi năm chỉ tăng 5-7% nhưng hầu hết các mặt hàng chúng ta xuất khẩu vào Hoa Kỳ đều tăng mạnh, dệt may là trên 20%, giày dép trung bình mỗi năm 40-50%... Như vậy, nếu biết chọn đúng mặt hàng và biết khai thác đúng lợi thế kinh doanh thì chúng ta vẫn có thể cạnh tranh được. Vấn đề đặt ra là, chúng ta phải xác định được lợi thế kinh doanh của chúng ta là gì? Chúng ta nên chọn phân khúc thị trường nào? Điểm yếu của Chúng ta là rất nhiều mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhưng lại phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Trong khi, thế mạnh của chúng ta là lao động. Chúng ta có một đội ngũ lao động khéo tay, nếu được đào tạo tốt quản lý tốt thì họ có khả năng tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao, có trị giá gia tăng cao. Để khắc phục những điểm yếu, khai thác điểm mạnh thì doanh nghiệp nên chọn những mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Làm như vậy, chúng ta mới có thể cạnh tranh được với các nước khác, nhất là với Trung Quốc. Hiện nay, những mặt hàng chúng ta xuất khẩu chủ yếu thì Trung Quốc đều chiếm một thị phần lớn, có thể nói là thống trị tại thị trường Hoa Kỳ, ví dụ như giày dép họ chiếm tới 70%. Thực tế, các mặt hàng dệt may, giày dép, thuỷ sản của chúng ta nếu tính bình quân giá nhập khẩu vào Hoa Kỳ thì giá cao hơn của Trung Quốc. Điều nàu chứng tỏ, mặt hàng của chúng ta có trị giá gia tăng cao hơn của Trung Quốc. Bên cạnh đó, cần có bước đi như thế nào cho phù hợp, các đối tác nào có thể hợp tác được trên thị trường Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp Việt Nam nếu chỉ đơn thuần là thương mại, không sản xuất thì rất có thể tìm được đối tác ở Hoa Kỳ bởi các công ty Hoa Kỳ rất cần những đối tác sản xuất chiến lược, cung cấp ổn định hàng hoá theo hợp đồng của họ. Thông thường, các công ty Hoa Kỳ chỉ tập trung vào những bộ phận, những linh kiện cốt lõi nhất của sản phẩm (do ưu thế cạnh tranh và họ muốn bảo vệ bí mật công nghệ), còn lại những bộ phận đơn giản, họ có thể đặt gia công nước ngoài hoặc đặt mua ở nước ngoài. Trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam chưa có khả năng thiết kế, phát triển sản phẩm, chưa có thương hiệu riêng, thì chúng ta nên tập trung vào việc tổ chức lại sản xuất, cải tiến sản xuất để làm thế nào có thể tạo ra những sản phẩm cạnh tranh theo hợp đồng của các doanh nghiệp Hoa Kỳ và giao hàng đúng hạn với chất lượng đảm bảo để chúng ta có hợp đồng ổn định sản xuất lâu dài. Trên cơ sở sản xuất ổn định đó, chúng ta mới tiến tới một bước tiếp theo là đào tạo một đội ngũ thiết kế sản phẩm và tích luỹ tài chính thì chúng ta mới khẳng định được thương hiệu. Mặt khác, các chuyên gia thương mại cũng khuyến cáo: Các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng cường hơn nữa sự hiểu biết về pháp luật Hoa Kỳ liên quan đến thương mại nói chung và về xuất- nhập khẩu nói riêng; nỗ lực đầu tư mạnh vào sản xuất hàng xuất khẩu có chất lượng đúng yêu cầu của nhà nhập khẩu, đảm bảo giá cạnh tranh và thời gian giao hàng đúng hạn. Ngược lại, thị trường Việt Nam cũng đang trở thành mối quan tâm đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Một trong những lĩnh vực được các thương gia mặn mà quan tâm, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ thương mại và phân phối. Ngoài việc đầu tư thành lập doanh nghiệp mới, các doanh nghiệp Hoa Kỳ rất quan tâm đến việc mua lại một phần các công ty hoạt động tại Việt Nam (kể cả các công ty có vốn đầu tư nước ngoài) và tham gia vào quản lý các công ty thuộc lĩnh vực này. Vì vậy, chúng ta cần có những chính sách phù hợp để thu hút đầu tư và các doanh nghiệp nên chủ động nắm bắt cơ hội khi đến. Mặc dù, không khỏi lo ngại cho các ngành dịch vụ trong nước trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp Hoa Kỳ nhưng chính sự cạnh tranh này sẽ là cơ hội tạo sức ép và động lực để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên phát triển. Mở cửa dịch vụ đang là thách thức với các doanh nghiệp nhưng sẽ làm cho ngành này sẽ tăng cả lượng và chất cũng như giảm chi phí kinh doanh. Chất lượng dịch vụ tăng sẽ làm tăng năng suất lao động hoặc là điều kiện cần để một số ngành khác phát triển. Không khỏi có những tâm lý e ngại: Các doanh nghiệp Việt Nam có thể thua ngay trên sân nhà bởi sự xâm nhập của các công ty kinh doanh phân phối và xuất nhập khẩu Hoa Kỳ trên thị trường Việt Nam. Song nhiều ý kiến lại thấy sự xuất hiện của họ sẽ giúp Việt Nam tiếp thu được thêm nhiều công nghệ về tổ chức và quản lý trong phân phối và lưu thông hàng hóa và bản thân họ có thể là đầu vào và đầu ra tốt hơn cho sản xuất. Đặc biệt, dịch vụ logistic (hậu cần) do các công ty Hoa Kỳ được đánh giá là thuận tiện hơn và rẻ hơn. Điều này sẽ góp phần khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Sự khác biệt giữa khâu phân phối hàng hóa ở Hoa Kỳ và khâu phân phối hàng hóa tại Việt Nam là: Nếu bán hàng với số lượng nhỏ như ở Việt Nam thì không cần hệ thống phân phối nhưng nếu muôn bán hàng với số lượng lớn ở thị trường Hoa Kỳ bắt buộc phải dùng hệ thống phân phối hàng qua các công ty thu mua hoặc đại lý thu mua của các hãng lớn. Để hàng hóa Việt Nam có thể thâm nhập hệ thống phân phối hàng hóa tại Hoa Kỳ cần phải qua các công ty tư vấn, công ty tiếp thị sản phẩm. Hoa Kỳ không có quy định chung về việc thành lập doanh nghiệp áp dụng cho tất cả các bang. Quy định này ở mỗi bang, mỗi khác. Luật của các bang về các loại hình doanh nghiệp có thể không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, ở tất cả các bang đều tồn tại bốn loại hình doanh nghiệp cơ bản; Doanh nghiệp tư nhân một chủ; Doanh nghiệp hợp danh; công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn. Về mặt pháp lý, ở Hoa Kỳ, không có loại hình văn phòng đại diện như ở Việt Nam. Hầu hết các bang đều không yêu cầu vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp. Thủ tục thành lập doanh nghiệp ở các bang đều đơn giản và nhanh chóng. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chịu sự điều tiết của pháp luật giống như các công ty trong nước. Loại hình doanh nghiệp cổ phần bình thường là loại hình phù hợp nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam muốn thành lập công ty chi nhánh ở Hoa Kỳ. Hơn nữa, pháp luật Hoa Kỳ quy định doanh nghiệp cổ phần bình thường nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Hoa Kỳ; do vậy, các cơ quan đăng ký kinh doanh ở Hoa Kỳ cũng khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài thành lập loại hình doanh nghiệp này tại quốc gia này. Đối với mặt hàng hiện đang xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ cần phải xây dựng thương hiệu (brand-ing) để đưa vào kênh phân phối độc lập và thực hiện giá trị gia tăng để tạo giá trị xuất khẩu cao. Củng cố thương hiệu Việt là việc phải thực hiện ngay của các doanh nghiệp Việt Nam muốn kinh doanh lâu dài trên thị trường Hoa Kỳ, chuẩn bị về tài lực cũng như nhân lực cùng với các hoạch định chiến lược trước khi bắt đầu tiếp cận với thị trường rất khắc khe và khó tính nhưng cũng vô cùng hấp dẫn này. PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XK ĐIỀU VIỆT NAM SANG HOA KỲ 2.1. Một vài nét về thị trường Hoa Kỳ và cơ chế quản lý của Hoa Kỳ đối với sản phẩm điều nhập khẩu. 2.1.1. Thị trường Hoa Kỳ. Vị trí địa lý: Nằm ở giữa Bắc Mỹ, cách Việt Nam khoảng 13565 km. Diện tích: 9.631.420 km2 (đứng thứ 3 thế giới sau Liên bang Nga và Canada) chiếm 6,2% diện tích toàn cầu. Khí hậu: Mỹ gần như có tất cả các loại khí hậu: khí hậu ôn hòa (đa số các vùng), khí hậu nhiệt đới (ở Hawaii và miền nam Florida), khí hậu địa cực (ở Alaska), khí hậu hoang mạc (ở Tây nam), khí hậu Địa Trung Hải (ở duyên hải California), khí hậu khô hạn và nửa khô hạn. Dân số: 308.745.538 người (theo Cục thống kê Hoa Kỳ - ngày 01/04/2010), trong đó California là bang đông dân nhất. Vì vậy: Mỹ là một thị trường khổng lồ. Dung lượng thị trường Mỹ rất lớn do Mỹ có dân số đông, thu nhập bình quân đầu người cao. Sức mua của người Mỹ lớn vì họ chi tiêu mua sắm nhiều. Theo thống kê, trong 15 năm qua, tỷ lệ tiết kiệm của người Mỹ đã từ 6% giảm xuống còn 1%. Hàng hoá mà người Mỹ tiêu dùng hầu hết được nhập khẩu từ bên ngoài. Có thể đánh giá rằng Mỹ là một xã hội tiêu thụ. Cơ cấu thị trường và mặt hàng tiêu thụ ở Mỹ rất đa dạng, nhu cầu hàng hoá ở từng vùng không giống nhau. Hàng hoá dù có chất lượng cao hay vừa đều có thể bán trên thị trường Mỹ vì ở đây có nhiều tầng lớp dân cư với mức sống khác nhau. Tuy nhiên, đòi hỏi của người tiêu dùng Mỹ đối với sản phẩm cũng rất khắt khe, sản phẩm không chỉ chất lượng tốt mà giá cả phải hợp lý và dịch vụ đảm bảo. Với sức hấp dẫn của mình, Mỹ là một thị trường cạnh tranh gay gắt. Hàng hoá của một nước vào thị trường Mỹ phải cạnh tranh với các mặt hàng tương tự từ nhiều nước khác và hàng sản xuất trong nước. Mấu chốt để cạnh tranh trên thị trường Mỹ là giá cả, chất lượng và dịch vụ. Đôi khi đòi hỏi về giá cả lại lớn hơn đòi hỏi về chất lượng. Do người tiêu dùng Mỹ thích thay đổi, họ muốn mua những hàng hoá rẻ, chất lượng vừa phải hơn những mặt hàng bền mà giá lại đắt. Vì nguyên nhân này mà các hàng hoá của Trung Quốc rất thành công trên thị trường Mỹ. Một điều nữa cần lưu ý là khi bán hàng trên thị trường Mỹ, công tác marketing đóng vai trò hết sức quan trọng. Thị trường Mỹ được quản lý trên cơ sở pháp luật. Trong thương mại, các văn bản luật bao gồm luật điều chỉnh chung, luật điều chỉnh từng nhóm các mặt hàng và thậm chí một số mặt hàng có luật điều chỉnh riêng. Các luật này rất chặt chẽ và đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt. Hệ thống luật này khá phức tạp và làm cho các nhà xuất khẩu nước ngoài gặp khó khăn nếu không nắm vững. *Thị hiếu khách hàng: Trong kinh doanh quốc tế, chúng ta cần phải chú trọng đến việc nắm bắt thị hiếu khách hàng. Trước hết phải thấy rằng Mỹ là một dân tộc chuộng mua sắm và tiêu dung. Họ có tâm lý là càng mua sắm nhiều càng kích thích sản xuất và dịch vụ tăng trưởng, do đó nền kinh tế sẽ phát triển. Ngày nay, tâm lý này không chỉ của riêng nền kinh tế Mỹ mà còn có tác động sâu rộng đến các nhà xuất khẩu trên toàn thế giới. Hàng hóa dù có chất lượng cao hay vừa đều có thể bán trên thị trường Hoa Kỳ vì các tầng lớp dân cư của nước này đều tiêu thụ nhiều hàng hóa. Các nước đang phát triển và Việt Nam khi xuất hàng vào thị trường Hoa Kỳ cần phải lấy yếu tố giá cả làm trọng, mẫu mã có thể không quá cầu kỳ nhưng phải đa dạng và hợp thị hiếu. Những đặc điểm riêng về địa lý và lịch sử đã hình thành nên một thị trường người tiêu dùng khổng lồ và đa dạng nhất thế giới. Tài nguyên phong phú, không bị ảnh hưởng nặng nề của 2 cuộc chiến tranh thế giới cộng với chiến lược phát triển kinh tế lâu dài đã tạo cho Hoa Kỳ một sức mạnh kinh tế khổng lồ và thu nhập cao cho người dân. Với thu nhập đó, việc mua săm đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu cho văn hóa hiện đại của nước này. Cửa hàng là nơi họ đến mua hàng, dạo chơi, gặp nhau, trò chuyện và mở rộng giao tiếp xã hội. Qua thời gian, người tiêu dùng Hoa Kỳ gần như tin tưởng tuyệt đối vào các cửa hàng bán lẻ của mình, họ có sự đảm bảo về chất lượng, bảo hành và các điều kiện vệ sinh an toàn khác. Điều này cũng làm cho họ có ấn tượng rất mạnh với lần tiếp xúc đầu tiên đối với các mặt hàng mới. Nếu ấn tượng này là xấu, hàng hóa sẽ khó có cơ hội trở lại. Vì vậy sự xâm nhập của các nhà xuất khẩu đơn lẻ thường không mấy khi đe dọa được sự hiện diện TM của người đến trước. Nói tóm lại, phân phối, giá cả và chất lượng là những yêu tố ưu tiên đặc biệt trong thứ tự cân nhắc quyết định mua hàng của người dân Hoa Kỳ. Địa lý rộng lớn, phong cảnh đa dạng cũng tạo cho người dân Hoa Kỳ một thói quên ham du lịch, ưu khám phá trong và ngoài nước. Các phân tích cụ thể cho thấy thị hiếu của người Hoa Kỳ rất đa dạng do nhiều nền văn hóa khác nhau cùng tồn tại, xác định rõ phân đoạn thị trường mình sẽ thâm nhập để xuất khẩu là chìa khóa đi đến thành công. 2.1.2. Cơ chế quản lý của Hoa Kỳ. Hạt điều Việt Nam đã có mặt tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ, trong đó, thị trường Hoa Kỳ đứng đầu với 40%, Trung Quốc 20%, và các nước Châu Âu 20%, 10% còn lại được xuất sang Nga, Nhật Bản và khu vực Trung Đông. Năm 2010, Hoa Kỳ nhập khẩu được 119.113 tấn điều nhân các loại với kim ngạch nhập khẩu 692.179.176 USD, tang nhẹ 1,85% về lượng và tăng 18,71% về trị giá so với năm 2009. Giá nhập khẩu bình quân của Hoa Kỳ năm 2010 đạt 5.811 USD/tấn- Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có giá trị nhập khẩu cao nhất thế giới. Tính cả năm 2010, Việt Nam chiếm đến 48,96% thị phần nhập khẩu điều nhân của Hoa Kỳ (58.313 tấn và 340.411.029 USD), tiếp theo là Ấn Độ (25,73% thị phần), B3razin(19,59% thị phần). Chính sách: Giám sát chặt chẽ các hoạt động mua bán Điều trên đất nước của họ. Kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng sản phẩm, đưa ra yêu cầu về chất lượng cao thì mới được xuất khẩu và nước của họ. Chống bán phá giá giúp cho việc cạnh tranh lành mạnh, làm cho các đơn vị có sản phẩm kém chất lượng sẽ không thể xâm nhập vào thị trường nội địa. Hàng rào kỹ thuật đối với mặt hàng nhân hạt điều: Những khách hàng Hoa Kỳ yêu cầu nhân hạt điều phải đáp ứng theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm Hoa Kỳ (AFI) sửa đổi năm 2011. Ngoài yêu cầu phân loại theo kích cỡ và số hạt, Hoa Kỳ quan tâm tới vấn đề độ ẩm hạt phải đạt từ 3-5%,  tỷ lệ sót vỏ lụa dưới 3%, xử lý côn trùng phá hoại, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời đáp ứng các quy định của FDA về vệ sinh an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. 2.1.3. Các chính sách thương mại của Hoa Kỳ. Áp dụng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP ở một số nước đang phát triển (Ưu đãi đối tác không cần có đi có lại). Ưu đãi tối huệ quốc MFN. Chính sách thương mại NLS dựa trên đạo luật “Điều chỉnh Nông Nghiệp” cho phép Mỹ áp dụng hạn ngạch nhập khẩu NLS nếu gây tổn hại tới chương trình trong nước và dung nó để khống chế 12 mặt hang Nông sản chủ yếu nhập khẩu vào Hoa Kỳ. 2.1.4. Vài nét về Hiệp định thương mại Việt Mỹ. Hiệp định ký ngày 14-7-2000, bắt đầu có hiệu lực tháng 12-2001. Nội dung của hiệp định gồm có 4 vấn đề: -Thương mại dịch vụ. -Thương mại hang hóa. -Sở hữu trí tuệ. -Các quan hệ về đầu tư. Thông qua hiệp định này, hàng xuất khẩu Việt Nam và thị trường này được hưởng ưu đãi tối huệ quốc MFN (Most Favoured Nation Treatmment) có đi có lại. Thuế đánh vào hàng hóa Việt Nam nhập khẩu vào mỹ sẽ giảm từ 40% xuống còn 0-5% (không kể thuế đánh vào các mặt hang bị xử lý vì thua kiện bán phá giá). Nhờ hiệp định này chúng ta đã tang nhanh hàng hóa vào Hoa Kỳ- Tiếp nhận nhiều công nghệ mới – Các doanh nghiệp Mỹ và các Việt Kiều sẽ làm ăn thuận lợi sau WTO( năm 2007 Hoa Kỳ nhập siêu từ Việt Nam hơn 8 tỷ USD) 2.2 Vài nét về tình hình xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. 2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu hạt điều qua một số năm Nguồn: Tổng cục Thống kê Khối lượng xuất khẩu tăng là yếu tố quan trọng để làm tăng kim ngạch xuất khẩu. Cách đây vài năm, rất ít người nghĩ rằng hạt điều lại có thể trở thành mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên. Kim ngạch xuất khẩu hạt điều năm 2011 so với năm 2000 đã tăng gấp 8,8 lần, bình quân 1 năm tăng gần 21,9%, cao hơn nhiều các con số tương ứng của tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (gấp 3,2 lần và tăng 11,2%/năm). Mặc dù xuất khẩu hạt điều đang gặp khó khăn về giá (do bị giảm so với cùng kỳ năm trước 9 tháng năm nay giảm tới 18,3%), nhưng nhờ lượng xuất khẩu tăng khá cao (9 tháng tăng 27,4%), nên kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng. Điều đó chứng tỏ xuất khẩu hạt điều năm nay có thể đạt kỷ lục mới cả về khối lượng, cả về kim ngạch. 2.2.2 Cơ cấu xuất khẩu 2.2.3 phương thức xuất khẩu Phương thức xuát khẩu hạt điều của Việt Nam chủ yếu sử dụng: Xuất khâu tự doanh( xuất trực tiếp) Xuất khẩu qua đại lý ở nước ngoài Xuât khẩu mậu biên(xuất qua biên giới) Tổ chức phân phối tại nước ngoài 2.2.4 Đánh giá chung Việt Nam dự đoán là xuất khẩu 200,000 tấn hạt điều năm năm, đạt được doanh thu xuất khẩu là 1.75 tỉ USD theo Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn. Xuất khẩu sẽ tăng lên 25,000 tấn về sản lượng và $250 triệu về giá trị, giữ nguyên vị trí là nhà xuất khẩu hạt điều hằng đầu thế giới. Để giúp lĩnh vực này giữ nguyên vị thế số 1,Nhà nước sẽ ban hành chính sách xuất khẩu hạt điều, chẳng hạn như giao chứng nhận quyền sử dụng đất cho người trồng hạt điều để giúp họ có thể vay vốn ngân hàng. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều cũng là điều đáng xem xét. Ngoài ra, ngành hạt điều cũng đảm bảo hơn khi nguồn cung cấp hạt điều thô được xử lý bằng cách đẩy nhanh sản xuất trong nước và tìm những nguồn thông tin trực tiếp hơn là qua trung gian. Hạt điều Việt Nam được vận chuyển sang 50 nước và vùng lãnh thổ và Mỹ trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất, chiếm 1/3 tổng sản lượng xuất khẩu hạt điều. Về thị trường xuất khẩu, sự tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng hạt điều tại khu vực châu Mỹ và châu Á đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng chung của ngành điều nước ta trong năm 2013. Nếu xét về kim ngạch xuất khẩu thì châu Mỹ là đối tác nhập khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam. Xuất khẩu hạt điều sang khu vực này chủ yếu chỉ tập trung vào 2 thị trường là Hoa Kỳ và Ca-na-đa, cụ thể sang Hoa Kỳ đạt 81,4 nghìn tấn với kim ngạch 538,1 triệu USD, tăng 34,3% về lượng và 32,6% về kim ngạch so với năm 2012; sang Ca-na-đa đạt 8,6 nghìn tấn với kim ngạch 61,3 triệu USD, tăng 20,9% về lượng và tăng 21,4% về kim ngạch. Nếu xét về số lượng các thị trường nhập khẩu thì châu Á lại là đối tác nhập khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam. Ở khu vực này có khoảng 13 thị trường trong năm 2013 nhập khẩu hạt điều của Việt Nam, trong đó phần lớn hạt điều của Việt Nam là xuất khẩu sang Trung Quốc với số lượng đạt 52,2 nghìn tấn, kim ngạch 300,1 triệu USD, tiếp theo là sang Ấn Độ và Thái Lan với số lượng đều đạt trên 6,0 nghìn tấn và so với năm 2012 thì tăng lần lượt là 29,4% và 48,7% về lượng. Đối với khu vực châu Âu, tiềm năng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang khu vực này là rất lớn do phần lớn thu nhập bình quân đầu người ở khu vực này ở mức cao hơn nhiều so với các khu vực khác trên thế giới, thêm vào đó các sản phẩm được chế biến từ hạt điều đang dần dần phổ biến và được ưa chuộng tại đây. Tuy nhiên, tiêu chuẩn để hạt điều có thể nhập khẩu được vào khu vực này cũng rất cao nên đòi hỏi doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ và đầu tư bài bản, chuyên nghiệp. Năm 2013, hạt điều Việt Nam xuất khẩu được sang 11 thị trường của khu vực châu Âu, trong đó dẫn đầu là Hà Lan với 23,4 nghìn tấn, kim ngạch 160,3 triệu USD (giảm 3,4% về lượng và 9,6% về kim ngạch so với năm 2012); tiếp theo là Anh và Nga, với mức tăng trưởng về lượng so với năm 2012 lần lượt là 14,2% và 10,0%. Khối lượng hạt điều nhân xuất khẩu nếu năm 2000 mới đạt 34,2 nghìn tấn, thì năm 2011 đã đạt 178,5 nghìn tấn, cao gấp 5,2 lần năm 2000. Khối lượng xuất khẩu tăng cao hơn sản lượng thu hoạch. Sản lượng thu hoạch tăng cao hơn diện tích cho sản phẩm và diện tích cho sản phẩm tăng cao hơn diện tích gieo trồng, đã chứng tỏ xuất khẩu hạt điều có hiệu quả, nên đã hấp dẫn người dân tích cực chăm sóc để cây điều có năng suất sản lượng cao hơn. Kim ngạch xuất khẩu hạt điều năm 2011 so với năm 2000 đã cao gấp trên 8,8 lần, bình quân 1 năm tăng gần 21,9%, cao hơn nhiều các con số tương ứng của tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (gấp 3,2 lần và tăng 11,2%/năm). Xuất khẩu hạt điều đạt được kết quả như trên do nhiều nguyên nhân. Diện tích gieo trồng cây điều, nếu năm 2000 mới đạt 195,6 nghìn ha, thì năm 2011 đã đạt 360,3 nghìn ha, tăng 84,2% so với năm 2000. Diện tích cây điều cho sản phẩm nếu năm 2000 mới đạt 145,8 nghìn ha, thì năm 2011 đã đạt 331,3 nghìn ha, cao gấp gần 2,3 lần so với năm 2000. Sản lượng hạt điều, nếu năm 2000 mới đạt 67,6 nghìn tấn thì năm 2011 đạt 318 nghìn tấn, cao gấp trên 4,7 lần năm 2000. Kết quả xuất khẩu điều trong năm 2013 cho thấy cố gắng rất lớn của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hạt điều, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn, sức mua trên thị trường thế giới giảm. Năm 2014, ngành điều chủ yếu khuyến khích các nhà máy đi vào chế biến sâu, đưa giá trị xuất khẩu lên khoảng 2 triệu USD và sản lượng xuất khẩu vẫn giữ mức như năm 2013, tức là tăng giá trị xuất khẩu là chủ yếu. Các tháng đầu năm 2014, do Trung Quốc và một số thị trường Đông Nam Á đẩy mạnh mua nhân điều, các mặt hàng điều chế biến để phục vụ cho lễ Tết nên kim ngạch xuất khẩu điều quý I/2014 có thể sẽ tăng 10%-15% so với cùng kỳ. Còn về nguyên liệu nhập khẩu, khách hàng các nước Châu Phi cam kết trong năm nay sẽ dành nguyên liệu điều thô bán cho Việt Nam, đủ để cân đối nguyên liệu chế biến tại các nhà máy. Xuất khẩu hạt điều năm 2013 đạt 261,0 nghìn tấn với kim ngạch gần 1,7 tỷ USD, tăng 17,9% về lượng và tăng 12,0% về kim ngạch so với năm 2012. Giá xuất khẩu bình quân năm 2013 của hạt điều đạt 6.305 USD/tấn, tăng 31,9% so với năm 2012. Nếu tính cả mặt hàng dầu vỏ hạt điều và các sản phẩm hạt điều chế biến sâu thì cả năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của ngành điều vào khoảng 1,8 - 1,9 tỷ USD. 2.2.5 Tình hình xuất khẩu điều của Việt Nam sang Hoa Kỳ 2.2.5.1. kim ngạch, cơ cấu, phương thức xk, thị phần điều Việt Nam tại Hoa Kỳ Ngành điều đã đạt được tăng trưởng đầy ấn tượng, làm cho Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới từ năm 2006. Kim ngạch xuất khẩu hạt điều trong các năm gần đây liên tục tăng với tốc độ cao năm 2010 đạt 1.123 tỷ USD, năm 2011đạt 1,35 tỷ USD, năm 2012 đạt 1,47 tỷ USD và năm 2013 là 1,66 tỷ USD thẹo dự báo của Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) thì kim ngạch xuất khẩu hạt điều trong năm 2014 sẽ là 1.8 tỷ USD. Trong đó thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta đó là hoa Kỳ với kim ngạch qua các năm tính tới tháng 9/2013 như sau Năm Kim ngạch xuất khẩu toàn quốc(tỷ USD) Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ (USD) % kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ 2010 1.123 370.551.058 32,99 2011 1.35 395.945.223 29,33 2012 1.47 405.115.036 27,56 2013 1.66 413.712.954(*) 24,92(*) (*) giá trị tính đến tháng 9/2013 Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Việt Nam có xu hướng tăng về giá trị xuất khẩu nhưng ngày càng giảm đi về tỷ trọng song vẫn chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam chứng tỏ thị trường Mỹ vẫn là thị trường quan trọng cần quan tâm tới và còn rất nhiều tiềm năng trong thời gian tiếp theo. Cơ cấu mặt hàng xk Mặt hàng Lượng(kg) GIÁ(USD) ĐKGH Hạt điều chiên muối 18,523 3.74 FOB Hạt điêu nhân loại WS 7,490 3.62 FOB Hạt điều nhân đã xấy khô 15,876 2.91 FOB Hạt điều khô đã bóc vỏ 15,876 5.64 FOB (VẼ BIÊU ĐỒ) Phương thức xuất khẩu chủ yếu vao tt Hoa Kỳ: 1.Xuất khâu tự doanh( xuất trực tiếp) 2.Xuất khẩu qua đại lý ở nước ngoài 3.Tổ chức phân phối tại nước ngoài Thị phần tại thị trường Hoa kỳ Nhờ đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và đa dạng hóa sản phẩm theo yêu cầu khách hàng, nhân hạt điều đã có thêm các thị trường xuất khẩu mới, ổn định tại Nga, các nước Đông Âu, Bắc Âu và ngày càng tăng tại Mỹ Nếu so với khối lượng nhân điều Mỹ cần nhập khẩu tiêu thụ là 70.000 tấn/năm thì trong năm 2004, điều Việt Nam đã chiếm được 15% thị phần. Đến nay đã được 10 năm hạt điều Việt Nam xuất sang Mỹ ước tính điều Việt Nam đã chiếm lĩnh hơn 25% thị trường điều của Mỹ. 2.2.5.2. Đánh giá về năng lực cạnh tranh của hạt điều xuất khẩu Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ Mặt hàng điều của Việt Nam vào thị trường Mỹ có nhiều lợi thế cạnh tranh như giá cả phải chăng; mẫu mã đẹp bắt mắt; thương hiệu có uy tín từ rất lâu; kênh phân phối đúng hạn an toàn với người tiêu dùng Hoa Kỳ. nhưng bên cạnh đó. Hạt điều Việt Nam cũng gạp những khó khăn nhất định. Công nghệ chế biến hạt điều Việt Nam chính là “báu vật”, “bí kíp” vì đã góp phần vào sự thành công của ngành điều trong nước trong vòng 20 năm trở lại đây, làm cho những quốc gia có ngành sản xuất chế biến điều trước chúng ta hàng trăm năm đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Từ chỗ xuất hạt điều thô giá trị thấp, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia chế biến nhân điều đứng thứ hai thế giới và xuất khẩu nhân điều hàng đầu thế giới. Công nghệ chế biến điều Việt Nam là điều mà không chỉ các quốc gia có nền chế biến lâu đời như Ấn Độ và Brazil mà kể cả cộng đồng các quốc gia có trồng điều ở châu Phi, vốn từ trước đến nay chỉ tập trung xuất khẩu điều thô, rất quan tâm. Kể từ năm 2006, rất nhiều đoàn khảo sát từ Ấn Độ, Bờ Biển Ngà, Nigeria, Mozambique, Tanzania… đã đến Việt Nam để tìm hiểu về công nghệ này. Hơn mười năm trước, vấn đề xuất khẩu công nghệ chế biến hạt điều của Việt Nam qua châu Phi cũng đã từng được đặt ra, nhưng do gặp phản ứng dữ dội từ báo chí, từ nhiều cán bộ lão thành và người có công với ngành điều, cuối cùng ý định trên đã phải gác lại. Bộ Khoa học - Công nghệ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có công văn không đồng ý xuất khẩu thiết bị và công nghệ chế biến điều của Việt Nam. Hiệp hội Điều Việt Nam từng khẳng định: “Công nghệ chế biến điều là của Việt Nam mà chủ sở hữu là ngành điều Việt Nam”. Nếu như cách đây 10 năm, các doanh nghiệp chỉ nhập khẩu điều thô vào khoảng 20 - 30%, còn lại 70 - 80% là sử dụng nguồn nguyên liệu điều thô trong nước thì đến nay đã phải nhập khẩu tới 50% sản lượng điều thô mới đủ chế biến hàng chất lượng cao để xuất khẩu. Sự bất lợi của thời tiết, sự biến động tiêu cực về giá cả thị trường… khiến năng suất cũng như chất lượng hạt điều giảm sút, kéo theo đó là thu nhập của người nông dân trồng điều cũng giảm rõ rệt. Trước tình trạng đó, nhiều nông dân đã chặt bỏ cây điều để chuyển sang trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm có giá trị cao hơn, khiến diện tích trồng cây điều giảm mạnh. Ngoài ra, phần lớn diện tích đất trồng điều hiện nay là đất cằn cỗi và nằm phân tán rải rác ở nhiều nơi làm cho công tác chăm sóc không được quan tâm đúng mức, giống điều đang cho thu hoạch hiện nay lại là những giống cũ, năng suất phẩm chất không tốt, do đó sản lượng và chất lượng hạt điều Việt Nam ngày càng sụt giảm. Từ một nước trồng điều, Việt Nam đang dần chuyển thành một nước gia công, chế biến điều. Đây là hoạt động chuyển hướng nhằm đem lại giá trị gia tăng cao hơn cho hạt điều, tuy nhiên sự phát triển của các nhà máy điều mang tính tự phát như thời gian qua, việc thiếu hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành điều tạo nên sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, gây ảnh hưởng đến xuất khẩu và uy tín chung của ngành điều Việt Nam. Trong công tác thị trường, việc tiếp thị và quảng bá về công dụng của hạt điều tại các thị trường tiềm năng cần được đẩy mạnh để tạo nên sự hấp dẫn của hạt điều so với các loại hạt khác, nâng cao giá trị và số lượng hạt điều xuất khẩu. PHẦN 3: GIÁI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐIỀU CỦA NƯỚC TA SANG HOA KỲ 3.1 Định hướng cho hoạt động xuất khẩu điều ở Việt Nam sang Hoa Kỳ 3.1.1 Quan điểm, định hướng phát triển Phát triển ngành điều thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, có cơ cấu sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng trong nước, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu, tiếp tục giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao và có tỷ trọng GDP đáng kể trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong các năm tới. Phát triển ngành điều nhanh và bền vững trên cơ sở khai thác, sử dụng tốt mọi tiềm năng về đất đai và lao động, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học - công nghệ sản xuất; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, có cơ cấu hợp lý giữa sản xuất và xuất khẩu, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái. 3.1.2 Định hướng phát triển Ngành điều Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp như thâm canh để nâng cao thu nhập cho nông dân; hợp tác với Campuchia và Lào để trồng 200.000ha điều. Đầu tư khoa học công nghệ chế biến sản phẩm ăn liền đóng gói để tăng tỷ lệ tiêu dùng nội địa (hiện nay xuất khẩu chiếm 95%-96%), đồng thời các doanh nghiệp đầu tư cải tiến thiết bị chế biến hạt điều, nhất là khâu bóc vỏ lụa, tự động hóa các khâu chế biến đạt tỷ lệ khoảng 80% vào năm 2015. Triển khai thực hiện tốt các khâu chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng thương hiệu và thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra chất lượng điều của nông dân, thương lái và các doanh nghiệp sản xuất chế biến điều, hoạt động thu mua hạt điều, an toàn lao động, vệ sinh môi trường. Các ngành chức năng cần hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng lộ trình quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO, HACCP, GAP và giám sát việc thực hiện các tiêu chí đã đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu. Hiệp hội Điều Việt Nam phải tham mưu kịp thời cho Chính phủ về thị trường, giá cả điều thế giới và trong nước nhằm hỗ trợ hiệu quả hơn doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. 3.2 Cơ hội, thánh thức xk điều Việt Nam xang Hoa Kỳ trong thời gian tới. Chất lượng sản phẩm điều của Việt Nam chưa đồng đều, nhiều khi còn kém nên khách hàng Mỹ quay sang nhập hàng của Ấn Độ nhiều hơn thay vì nhập trực tiếp từ Việt Nam. Các doanh nghiệp chế biến điều xuất khẩu chưa quan tâm đến vấn đề chất lượng và vệ sinh thực phẩm. Tiêu chuẩn Việt Nam đối với hạt điều mới chỉ áp dụng cho nguyên liệu đầu vào chứ chưa phù hợp với thành phẩm đầu ra theo tiêu chuẩn quốc tế. Trên thực tế, hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn chưa áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam cho chế biến hạt điều một cách nghiêm túc, chứ chưa nói đến tiêu chuẩn thế giới. Ngoài khó khăn cơ thì việc giá nguyên liệu đầu vào, xăng dầu tăng cao, làm tăng chi phí đầu vào, trong khi giá điều giảm dẫn đến giá xuất khẩu thấp hơn so với giá sản xuất cũng đang là vấn đề khó khăn chính đối với ngành điều. Tại Việt Nam chi phí chế biến điều đã tăng tới 0,63USD/kg. Giá điều chế biến trên thị trường nội địa liên tục tăng trong khi giá xuất khẩu nói chung và xuất vào thị trường Mỹ lại giảm. Việc điều hành phát triển và thu mua nguyên liệu còn nhiều bất cập. Các doanh nghiệp còn hiện tượng tranh bán, sản phẩm phần lớn xuất khẩu vào thị trương Mỹ dưới dạng bán thành phẩm. Hạn chế trong xúc tiến thương mại, nên thị trường tiêu thụ không được mở rộng. Giá mua bán trên thị trường thì dao động, không dự báo được. 3.3 Một số giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu điều ở nước ta 1. Giải pháp đổi mới công nghệ. a) Công nghệ nuôi trồng. - Tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu và học tập công nghệ sản xuất tiên tiến ở một số nước trong khu vực, từng bước áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật có giá trị kinh tế cao. - Tăng cường hướng dẫn nông dân ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực: sản xuất giống, công nghệ sản xuất; tổ chức điều tra, lập các thiết kế mẫu, hướng dẫn nông dân kỹ thuật và xây dựng vùng chuyên canh đúng tiêu chuẩn, phù hợp với các điều kiện tự nhiên của từng khu vực. b) Công nghệ chế biến. - Đầu tư nâng cấp và xây dựng các nhà máy chế biến với công nghệ tiên tiến. Gia tăng tỷ trọng các nhà máy chế biến thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, HACCP, EU, TCVN,…. - Đầu tư nâng cao công suất, cải tiến thiết bị công nghệ chế biến của những nhà máy hiện có. Kêu gọi đầu tư các nhà máy chế biến điều mới ở khu công nghiệp tập trung.... 2. Giải pháp về thị trường. a) Thực hiện chiến lược đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại. Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu song song với phát triển thị trường tiêu thụ nội địa.Tích cực thu thập thông tin về thị trường trong và ngoài nước. b) Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hệ thống quản lý chất lượng, tổ chức tiếp thị trên các thị trường cả trong nước và nước ngoài, khai thác thị trường dễ tính của các nước trong khu vực để xuuat khẩu hiệ quả. 3. Giải pháp về lưu thông phân phối. a) Đẩy mạnh thực hiện mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, các đầu mối trong tiêu thụ sản phẩm thông qua mạng lưới với giá hợp lý và công nghệ nuôi đạt chuẩn. b) Tiến hành xây dựng chợ nông thủy sản hoặc trung tâm giao dịch để tạo gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, nông dân và khách hàng tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiêu thụ nguyên liệu phục vụ chế biến. 4. Giải pháp về quản lý chất lượng và xây dựng thương hiệu. a) Đào tạo và huấn luyện cho tất cả nông dân và lao động trong nghề về kỹ năng sản xuất điều an toàn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Đầu tư trang thiết bị để kiểm nghiệm thuốc trù sâu- bảo vệ thực vật, hóa chất dùng trong sản xuất và chế biến. b) Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm c) Hướng dẫn các doanh nghiệp chế biến nhanh chóng xây dựng và đăng ký thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa nhằm nâng cao uy tín trên thị trường. 5. Giải pháp về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. a) Quản lý chặt chẽ ngành điều về trồng điều, khai thác và xuất khẩu thủy sản phải theo đúng quy định của Nhà nước về xử lý chất thải trong quá trình khai thác,chế biến. 6. Giải pháp về vốn và huy động vốn. a) Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vốn và công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực của ngành điều. b) Cùng với việc cho các doanh nghiệp vay theo quy định, khuyến khích các ngân hàng thương mại bằng các hình thức phù hợp tham gia trực tiếp đầu tư xây dựng có sở hạ tầng phát triển theo quy hoạch. c) Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong ngành nông sản theo hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. 7. Giải pháp về cơ chế chính sách. a) Thực hiện đầy đủ các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư của Chính phủ. b) Đổi mới công tác thông tin trong thống kê ngành nông sản sản, đặc biệt quan tâm đến thông tin dự báo thương mại, nguồn lợi, cảnh báo môi trường, nâng cao trình độ tin học trong quản lý nông sản-điều. c) Tăng cường vai trò quản lý và điều tiết của nhà nước trong phát triển nông sản(cây điều), giải quyết đầu vào, đầu ra, đầu tư phát triển năng lực sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ. 8. Giải pháp về dịch vụ hỗ trợ sản xuất: a) Giải pháp về giống. - Tăng cường công tác quản lý chất lượng giống bằng các biện pháp cấp giấy chứng nhận hành nghề cho các đối tượng đã qua huấn luyện, bắt buộc đăng ký nhãn hiệu, nơi sản xuất và chịu trách nhiệm về chất lượng giống do mình sản xuất. - Khuyến khích các cơ sở giống tư nhân củng cố và mở rộng quy mô, có chính sách hỗ trợ, đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa công tác sản xuất giống đảm bảo tốt về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu sản xuất. b) Giải pháp thuốc phòng trị bệnh. - Tăng cường hướng dẫn nông dân cách phòng trị bệnh có hiệu quả, thường xuyên mở các lớp tập huấn phòng trị bệnh. - Thường xuyên kiểm tra các đại lý thuốc trừ sâu nhằm ngăn chặn việc sử dụng các loại thuốc trong danh mục cấm phòng trị bệnh. 9. Giải pháp về tổ chức lại sản xuất. a) Quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu, tổ chức sản xuất theo hướng tập trung tạo điều kiện thuận lợi trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. b) Củng cố các HTX nông sản đã có, từng bước phát triển thêm các HTX nông sản mới, chú ý tại các khu vực nuôi tập trung theo quy hoạch. c) Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân thông qua hợp đồng kinh tế về tiêu thụ sản phẩm. 10. Giải pháp về huấn luyện, đào tạo. a) Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho tất cả các lĩnh vực ngành thủy sản, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Tăng cường các hình thức đào tạo ngắn hạn phù hợp với trình độ, tập quán của lao động, phấn đấu mọi lao động đều được huấn luyện, đào tạo về tay nghề, có khả năng đáp ứng yêu cầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn. b) Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại để bổ sung, củng cố đội ngũ cán bộ quản lý, đảm bảo có đủ năng lực quản lý ngành từ tỉnh đến cơ sở trong quá trình phát triển ngành. 11. Giải pháp về khuyến nông, a) Tiếp tục xây dựng các mô hình khuyến nông, nhân rộng các mô hình tốt trong sản xuất; thực hiện tốt các chính sách khuyến khích các nhà khoa học trong và ngoài ngành chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất có năng suất, chất lượng và hiệu quả. b) Huấn luyện nông dân kỹ thuật sản xuất nông sản sạch, giúp định hướng sản xuất theo kế hoạch, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ. 12. Giải pháp phát triển nông thôn. - Nâng cao mặt bằng dân trí của nông dân. - Mở rộng hợp tác hóa sản xuất. - Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. KẾT LUẬN Ngành điều Việt Nam là một ngàng có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, với tiềm lực mạnh mẽ của mình nước ta đã có một thành tích xuất sắc trong 8 năm gần đây. Nhưng trước mắt vẫn còn rất nhiều thử thách khó khăn và lớn lao cho công cuộc phát triển lơn mạnh hơn nữa ngàng nông nghiệp mang lại lợi nhuận lớn cho một nền kinh tế mở quy mô nhỏ như nền kinh tế Việt Nam. Ngành điều Việt Nam cần tiêp tục cố gắng hơn nữa, không ngừng tăng năng xuất và chất lượng chiếm lĩnh các thị trường mới, thị trường lớn. Tiến tới là một ngàng nông nghiệp hàng đầu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_chuan_5362.doc
Luận văn liên quan