Bài nghiên cứu này chỉ ra: Cán cân thương mại của Trung Quốc nhạy cảm với
sự biến động của tỷ giá thực đa phương. Thực tế, ước lượng độ co giãn trong dài hạn
của xuất và nhập khẩu Trung Quốc làm thay đổi tỷ giá thực đa phương của đồng nhân
dân tệ từ giai đoạn 1994 đến cuối năm 2005, nghiên cứu tìm ra được bằng chứng rõ
ràng là việc đánh giá cao đồng nhân dân tệ làm g iảm xuất khẩu 1 lượng đáng kể trong
dài hạn. Đây là trường hợp cho cả xuất khẩu đã chế biến (chuyển đổi và tái xuất) và
xuất khẩu thông thường. Tuy nhiên, việc định giá cao tỷ giá thực còn làm giảm nhập
khẩu vào Trung Quốc. Điều này làm hạn chế các tác động ròng của chính sách tỷ giá
tới thặng dư thương mại.
Dựa vào ước lượng độ co giãn giai đoạn sau khi gia nhập WTO được tìm ra,
một mức định giá cao tỷ giá thực đồng nhân dân tệ 5% sẽ làm giảm khoảng 7% khối
lượng xuất khẩu hàng hoá trong năm 2005. Khi nghiên cứu đưa ra mối liên hệ trực tiếp
từ tỷ giá đến nhập khẩu, giống như mối liên hệ gián tiếp từ giảm xuất khẩu hàng hoá
đã chế biến đến nhập khẩu để chế biến, thì tổng khối lượng hàng hoá nhập khẩu có thể
giảm khoảng 4%. Dựa vào những ước lượng này, thặng dư thương mại có thể bị thu
hẹp gần một phần tư từ khoảng 100 tỉ USD đến ít nhất 80 tỉ USD. Tuy nhiên, những
con số này phải được xem xét 1 cách cẩn thận vì đây chỉ là tính toán gần đúng. Ví dụ
những như ảnh hưởng truyền dẫn từ tỷ giá đến giá xuất nhập khẩu hàng hoá và dẫn
đến thặng dư thương mại. Nó g iống như sự tính toán của tác giả khi đánh giá quá cao
sự giảm sút của thặng dư thương mại như trong trường hợp đánh giá cao đồng nhân
dân tệ, giá của xuất khẩu hàng hoá được tính bằng đơn vị tiền tệ nước ngoài có thể
tăng vì thế ảnh hưởng thực đến cán cân thương mại có thể xe m như hơi nhỏ. Mặt khác,
biến động tỷ giá đồng nhân dân tệ có thể không ảnh hưởng đến giá dầu trên thị trường
thế giới vì thế ảnh hưởng truyền dẫn đến giá nhập khẩu có thể sẽ ít hơn. Ảnh hưởng
truyền dẫn ở Trung Quốc khó mà ước lượng được do thiếu dữ liệu chuỗi thời gian cho
giá xuất và nhập khẩu.
22 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2131 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách tỷ giá của Trung Quốc và thương mại Châu Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài chính Quốc tế
1
Tiểu luận
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC VÀ
THƯƠNG MẠI CHÂU Á
Tài chính Quốc tế
2
Tóm tắt:
Mục tiêu của bài nghiên cứu là tìm ra mối quan hệ giữa tỷ giá thực đa phương
của đồng nhân dân tệ và cán cân thương mại của Trung Quốc. Đặc biệt, trong bối cảnh
Trung Quốc trở thành thành viên WTO thì việc đánh giá cao đồng nhân dân tệ có ảnh
hưởng đến cán cân thương mại của Trung Quốc như thế nào? và ảnh hưởng đến cán
cân thương mại của khu vực Châu Á như thế nào? Qua việc ước lượng phương trình
xuất nhập khẩu song phương của Trung Quốc với các đối tác thương mại quan trọng
để có thể tìm ra những ảnh hưởng nêu trên.
1. Giới thiệu
Vấn đề tồn tại gây tranh cãi là chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong thời gian
qua đã duy trì ấn định tỷ giá thấp do đó đã giúp Trung Quốc đạt được tỷ lệ tăng trưởng
cao từ cầu hàng hoá của các nước còn lại.
Trung Quốc vì vậy đang đối mặt với áp lực lớn từ các nước công nghiệp trong
việc định giá đồng nhân dân tệ. Do thị phần Trung Quốc trên thế giới chiếm tỷ trọng
lớn và tăng nhanh liên tục trong những năm gần đây và việc tỷ giá đồng nhân dân tệ
được cho rằng đang bị định giá thấp hơn giá trị thực tế đã dẫn đến sự mất cân bằng
trong cán cân thương mại của toàn thế giới.
Tuy nhiên, việc thiếu dữ liệu thích hợp và chuỗi thời gian dài đã làm nản lòng
các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá đồng nhân dân tệ và thương mại của Trung
Quốc, do đó các kết quả nghiên cứu trước đây không đưa ra kết luận về mối quan hệ
này. Kể từ mùa hè năm 2003, việc định giá thấp đồng nhân dân tệ được đưa ra thảo
luận và tranh luận gay gắt, vấn đề nghiên cứu về chính sách tỷ giá của Trung Quốc đã
được thực hiện nhưng nó chỉ tập trung vào việc đánh giá tỷ giá cân bằng trong dài hạn
của Trung Quốc hoặc tìm kiếm chế độ tỷ giá phù hợp với nền kinh tế Trung Quốc.
Trong khi câu hỏi có liên quan, cũng là vấn đề cấp bách nhất là sự mất cân bằng cán
cân thương mại toàn cầu có phải do việc đồng nhân dân tệ đang dược đ ịnh giá thấp
hơn giá trị thực tế và phải chăng Trung Quốc nên định giá đơn vị tiền tệ của mình
đúng với giá trị thực như là 1 công cụ làm giảm thặng dư thương mại khổng lồ của
mình, nhằm góp phần giảm bớt sự mất cân đối của cán cân thương mại của thế giới.
Tài chính Quốc tế
3
Bài nghiên cứu phân tích để tìm mối quan hệ trong dài hạn của các yếu tố và dữ
liệu được sử dụng trong giai đoạn 1994-2005. Theo kết quả của bài nghiên cứu, việc
định giá cao đồng nhân dân tệ có thể làm giảm thặng dư thương mại của Trung Quốc
trong dài hạn nhưng ảnh hưởng đó bị hạn chế. Đó là nhập khẩu của Trung Quốc bị ảnh
hưởng tiêu cực bởi việc đánh giá cao đồng nhân dân tệ. Bằng cách ước lượng phương
trình nhập khẩu song phương, qua nghiên cứu đã phát hiện được nhập khẩu từ các
nước Asian có khuynh hướng giảm nhưng các nước khác thì không. Kết quả này trái
với bản chất của việc hội nhập thương mại Châu Á, rõ ràng nhất là hội nhập theo chiều
dọc. Thực tế, nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước Đông Nam Á hầu hết đều hướng
tới tái xuất. Ngoài ra, xuất khẩu từ các nước Đông Nam Á dường như không đủ bù đắp
phần giảm sút trong xuất khẩu của họ tới Trung Quốc bằng cách tăng xuất khẩu tới các
nước khác do tổng kim ngạch xuất khẩu của họ thì bị ảnh hưởng xấu bởi việc định giá
cao đồng nhân dân tệ.
2. Tổng quan về các nghiên cứu trước đây:
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc đánh giá cao đồng nhân dân tệ trong giao
dịch thưong mại của Trung Quốc có thể chia thành 2 luồng quan điểm. Luồng quan
điểm thứ nhất – và lớn nhất - đó là việc đánh giá cao tỷ giá thực của Trung Quốc làm
giảm cán cân thương mại, thông qua xuất khẩu hoặc nhập khẩu hoặc cả hai. Luồng
quan điểm thứ 2 là t ìm thấy hoặc không tìm thấy bằng chứng thực nghiệm của việc
ảnh hưởng đến cán cân thương mại khi đánh giá cao đồng nhân dân tệ.
- Trong luồng quan điểm đầu tiên, Cerra và Dayal- Dulati (1999) đã ước lượng
độ co giãn theo giá của xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn 1983-1997 với
mô hình hiệu chỉnh lỗi và tìm ra ảnh hưởng tiêu cực và có ý nghĩa thống kê đối với
xuất khẩu (-0,3); ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê đối với nhập khẩu (0,7).
Thêm vào đó, họ chỉ ra rằng độ co giãn theo giá của xuất nhập khẩu tăng theo thời
gian.
+ Dees (2001) cải t iến phân tích trước đây bằng cách tách rời xuất nhập khẩu của
Trung Quốc thành 2 loại, đó là đã chế biến (nhập khẩu linh kiện để lắp ráp) và thông
thường. Ông đã tìm ra rằng, trong dài hạn, việc đánh giá tỷ giá cao làm giả m xuất khẩu.
Ông Dees còn tìm ra là xuất khẩu thông thường thì nhạy cảm về giá hơn so với xuất
Tài chính Quốc tế
4
khẩu đã qua chế biến; và nhập khẩu để chế biến tăng nhẹ trong trường hợp đồng nhân
dân tệ được đánh giá cao.
+ Benassy-Quere và LahrecheRevil (2003) mô phỏng ảnh hưởng của việc đánh
giá nhân dân tệ giảm 10% thì là m tăng xuất khẩu của Trung Quốc tới các nước OECD
(tổ chức hợp tác quốc tế) và giảm nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước Châu Á
đang phát triển nếu tỷ giá của nước này duy trì không đổi.
+ Kamada và Takagawa (2005) làm vài mô hình giả định để dự t ính kết quả của
việc cải cách tỷ giá của Trung Quốc.Họ chỉ ra là cứ định giá lạ i 10% đồng nhân dân tệ
có thể làm nhập khẩu của Trung Quốc tăng nhẹ trong khi đó ảnh hưởng đến xuất khẩu
Trung Quốc có thể rất nhỏ.
=> Bốn nghiên cứu này đã tìm ra : xuất khẩu bị ảnh hưởng tiêu cực và có ảnh
hương tích cực đến nhập khẩu khi đánh giá cao đồng nhân dân tệ. Tất cả những bài
nghiên cứu này đều sử dụng dữ liệu trước khi Trung Quốc gia nhập WTO.
Một vài nghiên cứu sử dụng dữ liệu thời kỳ trước khi trở thành thành viên WTO
liên quan đến nghiên cứu chỉ riêng về xuất khẩu của Trung Quốc.Yue và Hua (2002)
và Eckaus (2004) cả 2 nhóm này đều xác nhận kết quả trước đó là việc đánh giá cao
đồng nhân dân tệ làm giảm xuất khẩu của Trung Quốc.Như Cerra và Dayal- Dulati,
nhưng sử dụng dữ liệu gần đây hơn, Yue và Hua chỉ ra xuất khẩu của Trung Quốc thì
đang trở nên nhạy cảm với giá hơn. Voon, Guangzhong và Ran (2006) sử dụng dữ liệu
vùng từ 1978-1998 và hợp nhất mức đánh giá quá cao của đồng nhân dân tệ khi ước
lượng phương trình xuất khẩu của Trung Quốc; họ cũng tìm ra mối liên hệ tiêu cực
giữa việc đánh giá cao đồng nhân dân tệ và xuất khẩu của Trung Quốc.
Những bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu gần đây đã ủng hộ những kết quả trước đó
về tính tiêu cực của xuất khẩu khi tỷ giá co giãn nhưng không thừa nhận việc đánh giá
cao đồng nhân dân tệ sẽ làm tăng nhập khẩu vào Trung Quốc.Lau, Mo va Li (2004)
ước lượng xuất khẩu tới Trung Quốc và nhập khẩu từ G-3 sử dụng dữ liệu theo quý.
Trong dài hạn, việc đánh giá cao của tỷ giá thực đa phương được thấy là có ý nghĩa
thống kê về lượng xuất khẩu đang trong xu hướng giảm. Thay vào đó, không có nhập
khẩu thông thường hoặc không có nhập khẩu để chế biến là không bị ảnh hưởng bởi
REER. T rong bất kỳ trường hợp nào, những kết quả khó làm sáng tỏ bởi vì nó không
rõ ràng bằng cách nào họ giảm bớt xuất nhập khẩu và số quan sát thì nhỏ.
Tài chính Quốc tế
5
Thorbecke (2006) sử dụng mô hình lực hấp dẫn để nghiên cứu tác động của thay
đổi tỷ giá trong mô hình thương mại ba bên ở Asia. Cuối cùng, ông ấy phân tích xuẩt
khẩu thành hàng hoá trung gian, vốn và hàng hoá cuối cùng. Kết luận của ông ấy chỉ ra
là tăng giá 10% nhân dân tệ sẽ làm giảm xuất khẩu hàng hoá cuối cùng của Trung
Quốc là 13%. Tuy nhiên, việc đánh giá cao lại không có ảnh hưởng đáng kể tới nhập
khẩu của Trung Quốc từ US.
Cuối cùng, Shu và Yip (2006) ước lượng ảnh hưởng của sự dao động của tỷ giá
đến toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc và tìm ra rằng việc đánh giá cao có thể làm giả m
xuất khẩu do ảnh hưởng của chuyển đổi chi tiêu, dẫn đến sự thu hẹp vừa phải trong
tổng cầu.
Trong khi những bài nghiên cứu trước đây đưa ra kết luận đánh giá cao đồng
nhân dân tệ sẽ dẫn đến giảm thặng dư thương mại Trung Quốc chủ yếu thông qua ảnh
hưởng tiêu cực của nó đến xuất khẩu, vài nghiên cứu khác có đề cập vài cách nhìn
khác về chính sách tỷ giá có thể ảnh hưởng đến thặng dư thương mại của Trung Quốc
như thế nào. Ví dụ, Jin (2003) ước lượng mối quan hệ giữa lãi suất thực, tỷ giá thực và
cán cân thanh toán của Trung Quốc và kết luận là xu hướng đánh giá cao tỷ giá thực
thì thực sự làm tăng thặng dư cán cân thanh toán. Cerra và Saxena (2003) sử dụng dữ
liệu vùng để nghiên cứu hành vi của xuất khẩu Trung Quốc và tìm ra rằng giá xuất
khẩu cao hơn đã làm cung của xuất khẩu tăng theo đặc biệt trong những năm gần đây.
Ảnh hưởng của tỷ giá danh nghĩa với xuất khẩu thì không mạnh mẽ. Trong bất kỳ
trường hợp nào, những kết quả của họ - như vài nghiên cứu khác sử dụng dữ liệu vùng
– nên được thu thập cẩn thận khi chỉ có khoảng 1/2 kim ngạch xuất khẩu của Trung
Quốc được bao gồm trong dữ liệu vùng và không có số liệu điều chỉnh được báo cáo
trong chuỗi đơn giá.
Một trong những nổ lực gần đây để ước lượng phương trình xuất nhập khẩu
Trung Quốc là của Marquez và Schindler (2006). Họ sử dụng tổng giao dịch thương
mại của thế giới thay cho khối lượng xuất nhập khẩu để tránh sử dụng các đại diện
theo giá xuất nhập khẩu của Trung Quốc.Theo những kết quả của họ, việc đánh giá
cao đồng nhân dân tệ không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới phần xuất khẩu Trung Quốc
mà cả đến phần nhập khẩu, ít nhất là đối với giao dịch thương mại thông thường.
Trong khi đó, những ảnh hưởng được ước lượng tác động lên phần xuất nhập khẩu vì
Tài chính Quốc tế
6
vậy không có kết luận nào được đưa ra trên tài khoản thương mại. Ngoài ra, những kỹ
thuật tìm mối quan hệ trong dài hạn của chuỗi thời gian không được sử dụng vì thế chỉ
có thể ước lượng độ co giãn trong ngắn hạn.
Tóm lạ i, những đa số những nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng việc đánh giá cao
tỷ giá làm giảm xuất khẩu của Trung Quốc.Kết quả là dẫn đến thay đổi mạnh mẽ trong
phương pháp nghiên cứu, chuỗi thời gian và vùng dữ liệu. Tuy nhiên, những ảnh
hưởng đến nhập khẩu Trung Quốc khi tỷ giá biến động thì không rõ ràng. Trong khi
những nghiên cứu trước đây đã tìm ra việc đánh giá cao đồng nhân dân tệ sẽ làm nhập
khẩu Trung Quốc tăng, những bài nghiên cứu gần đây đã kết luận với nhiều khám phá
khác với kết quả trước đây về nhập khẩu. Rõ ràng, dựa trên cơ sở của những nghiên
cứu trước đó thì không có kết luận rõ ràng về ảnh hưởng của việc đánh giá lại đồng
nhân dân tệ lên cán cân thanh toán Trung Quốc.
Trong bài nghiên cứu này, chúng ta tìm sự ảnh hưởng của tỷ giá thực trong giao
dịch thương mại của Trung Quốc với những dữ liệu gần đây. Thêm vào đó, kỹ thuật
tìm mối quan hệ dài hạn cũng được sử dụng nhằm tập trung cho việc phát triển cấu
trúc trong dài hạn. Bài nghiên cứu cũng mở rộng phân tích từ việc tổng hợp phương
trình xuất nhập khẩu song phương để nghiên cứu những điểm khác biệt tồn tại giữa
các đối tác thương mại của Trung Quốc.Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng cho những
nước còn lại của Asia.
3. Phương pháp và dữ liệu:
Để đánh giá độ nhạy cảm của xuất nhập khẩu Trung Quốc khi tỷ giá đồng nhân
dân tệ thay đổi, tác giả ước lượng qua phương trình xuất nhập khẩu. Kỹ thuật được sử
dụng là xác định mối quan hệ dài hạn của chuỗi thời gian bởi vì tác giả quan tâm đến
những mối quan hệ trong dài hạn. Thêm vào đó, việc sử dụng phương trình xuất nhập
khẩu dưới hình thức bị giảm dần để tránh đánh giá thiên vị kết quả của việc ước lượng
hàm cung cầu một cách riêng lẻ. Tuy nhiên, để tránh bỏ qua những vấn đề tiềm tàng
với những biến bị bỏ sót , tác g iả tính đến cả những yếu tố quyết định cung và cầu
trong phương trình dưới hình thức giảm sau:
Hai phương trình ước lượngcó dạng như sau:
tX = 0 + REERt1 +
*
2 tY +
n
i
ticontrols
3
+ t
Tài chính Quốc tế
7
tM = 0 + tREER1 + tY2 +
n
i
ticontrols
3
+ t
Trong đó tX là khối lượng xuất khẩu của Trung Quốc; tM là khối lượng hàng
nhập khẩu của Trung Quốc; tREER là tỷ giá thực đa phương của nhân dân tệ;
*
tY là
cầu của nước ngoài; tY là cầu nội địa của Trung Quốc.Những tham số dùng để ước
lượng:
1 độ co giãn tỷ giá của xuất khẩu, 2 là độ co giãn theo thu nhập của xuất
khẩu, 1 độ co giãn tỷ giá của nhập khẩu, 2 là độ co giãn theo thu nhập của nhập
khẩu.
Xem xét sự quan trọng của vùng sản xuất của kinh tế Trung Quốc, nghiên cứu
ước lượng bằng cách tách rời phương trình thành xuất khẩu hàng đã chế biến và xuất
khẩu hàng thông thường. Vớ i cùng một phương pháp, nhập khẩu cũng được chia thành
nhập khẩu thông thường và nhập khẩu để chế biến. Đều chỉ ra xu hướng xuất nhập
khẩu hàng thông thưòng và hàng chế biến đều tăng nhanh hơn từ năm 2001 trở đi, khi
Trung Quốc đã gia nhập vào WTO.
Một khó khăn đáng chú ý khi là m việc với dữ liệu thương mại của Trung Quốc
là giá trị và khối lượng không thể dễ dàng ước lượng bởi vì không có chỉ số giá của
xuất nhập khẩu tồn tại ở mức độ tổng hợp. Do đó, nghiên cứu cần sử dụng đại diện của
dữ liệu cho giá hàng hoá. Để đại diện cho giá hàng hoá xuất khẩu ta dùng chỉ số giá
tiêu dùng của Trung Quốc (CPI). Lý do tại sao lấy một mức giá chung để đo lường là
vì Phòng thống kê của Trung Quốc đã không cung cấp dữ liệu về chỉ số giá sản xuất
và ch ỉ số giá bán hàng cũng không tồn tại trong toàn bộ mẫu. Đố i với giá hàng hoá
nhập khẩu chúng tôi tính toán chỉ số ảnh hưởng của giá xuất khẩu của 25 đối tác giao
dịch thương mại quan trọng của Trung Quốc và nhập khẩu hàng hoá của Trung Quốc
giảm đi với chỉ số này. Để kiểm tra, chúng ta dùng giá xuất khẩu hàng hoá của Hồng
Kông làm đại diện cho giá của hàng xuất khẩu Trung Quốc.
Tỷ giá thực đa phương được IMF xây dựng như sau:
Tài chính Quốc tế
8
REER =
N
i
wirer
1
1 )(
Trong đó N là số lượng tiền tệ của chỉ số, iw là ảnh hưởng của đơn vị tiền tệ
thứ thi và tireer , là tỷ giá thực song phương của mỗi giao dịch thương mại của Trung
Quốc với các đối tác. nghiên cứu cũng dùng cấu trúc của REER được xây dựng bởi
BIS như 1 công cụ kiể m tra mạnh nhưng kết quả thì không đổi.
Tác giả kỳ vọng độ co giãn theo tỷ giá của xuất khẩu mang tính tiêu cực bởi vì
hàng hoá Trung Quốc cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tín hiệu mong đợi của độ co
giãn theo tỷ giá của hàng nhập khẩu cũng kém rõ ràng trong trường hợp của Trung
Quốc. Khi đánh giá cao tỷ giá nên khuyến khích nhập khẩu nếu sức mua trong nước
tăng thêm lớn hơn sự suy giảm của sức cầu theo hướng kết hợp giảm xuất khẩu. Việc
tác động ngược trở lại từ việc đánh giá cao tỷ giá sẽ phụ thuộc nhiều vào cấu trúc của
nhập khẩu. Nếu nhập khẩu hàng hoá thay thế chủ yếu cho thị trưòng nội địa, thì độ co
giản theo giá nên có chiều hướng tích cực. Việc đánh giá cao đồng tiền sẽ làm tăng
nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu nhập khẩu là những hàng hoá bổ sung cơ bản và hàng hoá
đầu tư trực tiếp đến vùng công nghiệp xuất khẩu, như trường hợp của Trung Quốc là
rất lớn, thì v iệc này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc đánh giá cao đồng nhân dân tệ
như trường hợp xuất khẩu.
_ Cầu nước ngoài đối với xuất khẩu của Trung Quốc được đo lường bởi lượng
hàng hoá nhập khẩu của thế giới (trừ Trung Quốc ra) và bị giảm đi bởi chỉ số giá nhập
khẩu của toàn thế giới. Rõ ràng, có vài đo lường dựa trên sản lượng có thể đã được sử
dụng nhưng lại không tồn tại dữ liệu theo tháng. Hơn thế, loại dữ liệu này có thể gây
khó khăn trong việc nắm bắt tốc độ tăng trưởng nhanh trong giao dịch toàn thế giới
trong vài năm gần đây, rõ ràng là nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP khi có sự mở cửa
của một số nền kinh tế mới nổi.
_ Để tính cầu nội địa của Trung Quốc đối với nhập khẩu hàng hoá thông thường
vào Trung Quốc, nghiên cứu đã lấy khối lượng của sản xuất công nghiệp. GDP tất
nhiên là 1 biện pháp đo lường đầu ra của sản lượng kinh tế nhưng những nhà thống kê
Tài chính Quốc tế
9
của Trung Quốc chưa công bố thống kê GDP theo quý trong giai đoạn 1994 – 2005.
Đối với nhập khẩu hàng hoá để chế biến, xuất khẩu hàng hoá đã qua chế biến được sử
dụng như 1 nhân tố cầu trong dài hạn. Tín hiệu mong đợi là độ co giãn theo thu nhập
sẽ mang tính tích cực trong cả xuất và nhập khẩu.
Những biến kiểm soát được thêm vào để tính trong phương trình xuất nhập
khẩu trên dựa trên nền tảng của sự tương thích trong các nghiên cứu về thương mại
trước đây, như trường hợp của Trung Quốc.Đối với xuất khẩu, chúng tôi kiểm tra sự
thích hợp của v iệc giảm thuế VAT đã được Trung Quốc sử dụng như 1 công cụ để
khuyến khích hoặc ngăn chặn xuất khẩu tùy theo chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Tín hiệu giảm thuế VAT có tác dụng tích cực rõ ràng. Một giả thiết tiền đề đặt ra là
năng lực sản xuất cao nên chỉ ra những hạn chế về khả năng cung ứng, điều này có thể
gây trở ngại cho việc tăng trưởng xuất khẩu. Năng lực sản xuất được định nghĩa như là
sự khác nhau giữa ngành sản xuất công nghiệp và xu hướng của nó, việc tính toán sau
đây sử dụng công cụ lọc của Hodrick Prescott.
Biến kiể m soát cuối cùng trong phương trình xuất khẩu là vốn FDI. Trong khi
mối quan hệ giữa giao dịch thương mại và xuất khẩu được thiết lập tốt trong các
nghiên cứu trước đây , nó có thể thích hợp để Trung Quốc đầu tư một lượng lớn FDI
vào vùng xuất khẩu. Mặc dù mong đợi một sự gia tăng nguồn vốn FDI nhằm khuyến
khích xuất khẩu, nhưng còn tuỳ thuộc vào cấu trúc phức tạp của dây chuyền sản xuất,
nơi mà những linh kiện và sản phẩm dở dang có thể đi qua nhiều nước mới đến được
thị trường cuối cùng, có thể phức tạp như lý thuyết tiền đề này.
Chuyển sang phương trình nhập khẩu, thuế quan nhập khẩu rõ ràng là cần thiết
kể đến từ khi Trung Quốc đã trải qua sự giảm sút 1 cách đáng kể, thực tế là kể từ khi
gia nhập WTO. Biến kiểm soát thứ 2 của nhập khẩu cũng lại là vốn FDI. Ta mong đợi
tìm ra những tham số mang tính tích cực từ vốn FDI từ vịêc các công ty nước ngoài
hầu như sử dụng máy móc nhập khẩu, linh kiện rời trong dây chuyền sản xuất của họ
hơn là của những công ty Trung Quốc.Tuy nhiên, những công ty nước ngoài bắt đầu
cơ cấu toàn bộ dây chuyền sản xuất tới Trung Quốc, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá có
thể thực sự bị giảm khi tăng vốn FDI.
Cuối cùng, một xu hướng xác đ ịnh là cả 2 phương trình xuất và nhập khẩu khi
chúng có ý nghĩa thống kê. Sự thay đổi của xu hướng giúp cho việc nắm bắt việc cải
Tài chính Quốc tế
10
tiến sản phẩm và tiến hành cải cách nền kinh tế Trung Quốc mà chúng ta không dễ
dàng đo lường được.
Trong tất cả những biến thì ngoại trừ biến giảm thuế VAT và biến thuế quan
nhập khẩu, thì được đo lường như 1 phần của giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá,
bằng dạng logarit. Bởi vì nền kinh tế Trung Quốc không theo một hình thức
mẫu nào, nên chúng tôi sử dụng một loạt dữ liệu chưa điều chỉnh nhưng hướng
tới biến giả là Chinese New Year và December.
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo tháng cho giai đoạn 1994-2005 để phân
tích. Có vài cải cách thị trường đặc biệt thích hợp cho câu hỏi được nêu ra. Điển hình
như chế độ 2 tỷ giá đã được thống nhất, kế hoạch bắt buộc cho việc nhập khẩu hàng
hoá đã bị loại xóa bỏ và các yêu cầu về cấp giấy chứng nhận và quota đã bị giảm bớt;
Cải cách giá được đẩy nhanh hơn, đồng nhân dân tệ đã bắt đầu được chuyển đổi trên
tài khoản vãng lai và phát triển ở khu vực tư nhân cũng được hưởng lợi từ việc cải
cách này.
Việc hướng tới nền kinh tế thị trường đã cho phép Trung Quốc gia nhập vào
WTO từ tháng 12/2001. Trong suốt thời gian chuẩn bị gia nhập để được đồng ý trở
thành thành viên thì rất khó để ước lượng ảnh hưởng đến giao dịch thương mại Trung
Quốc như thế nào. Thông tin thực sự tới năm 2000 đã trở nên rõ ràng. Do vậy tác giả
đã chọn năm 2000 để làm đ iểm ngắt thông qua phương pháp kiểm tra của Chow.
Trong phần kết luận, chúng ta kiểm tra xem giao dịch thương mại nước ngoài của
Trung Quốc trở nên nhạy cảm về giá hơn khi đã gia nhập WTO bằng cách chia ví dụ
minh hoạ thành 2 giai đoạn: 1994 - cuối 1999 và từ đầu 2000 đến 2005.
4. Kết quả của phương trình xuất và nhập khẩu của Trung Quốc:
Mở đầu, tác giả kiể m tra sự hợp nhất của các biến trong phân tích. Họ dùng phép
kiểm tra Augmented Dickey Fuller (ADF) để kiể m tra sự tồn tại của 1 đơn vị thực
nghiệm. Tất cả những biến được tìm đều không dừng nhưng dừng ở sự khác nhau đầu
tiên. Họ kiểm tra sự tồn tại của những vectơ chỉ mối quan hệ dài hạn trong chuỗi thời
gian bằng thủ thuật của Johnansen và tìm thấy ít nhất có 1 vectơ chỉ mối quan hệ dài
hạn trong chuỗi thời gian mỗi nhóm biến. Đề xuất của Phillips và Loretan (1991) cho
phép ước lượng hồi quy của các yếu tố quyết định và sự khác nhau giữa chúng thông
Tài chính Quốc tế
11
qua phương pháp bình phương nhỏ nhất phi tuyến. Phương pháp này sẽ đánh giá một
cách khách quan và nhất quán trong dài hạn và ngắn hạn.
Khi chạy hồi quy cho phương trình xuất nhập khẩu, tách rời các phương trình
của từng loại giao dịch cho từng trường hợp xuất nhập khẩu thành thông thường và
chế tạo. Số lượng tối đa của độ trễ trong ngắn hạn đưa vào các phương trình là 3 và
cuối cùng sau khi tính toán tác giả đưa ra kết luận chỉ cần 1 là có ý nghĩa thống kê.
* Kết quả của phương trình xuất khẩu: Độ co giãn của tỷ giá trong dài hạn đối
với xuất khẩu Trung Quốc - cả thông thường và chế tạo – thì mang tính tiêu cực và có
ý nghĩa thống kê trong toàn bộ mẫu và kể cả từ khi Trung Quốc gia nhập WTO. Trước
những biến đổi thích hợp (xe m bảng 2), việc ước lượng ảnh hưởng trong dài hạn của tỷ
giá thực là -1.3 cho xuất khẩu đã qua chế biến cho cả 2 giai đoạn nghiên cứu. Đối với
xuất khẩu thông thường thì giảm từ -2.3 giai đoạn 1994 – 2005 đến -1.6 giai đoạn
2000-2005. Kết quả này gần với các nghiên cứu trước đây bởi các các tác giả khác
cũng dùng cùng phương pháp xác định mối quan hệ dài hạn trong chuỗi thời gian.
(khoảng -1.5 cho tổng kim ngạch xuất khẩu theo Lau, MO và Li năm 2004 và khoảng
-1.3 theo Shu và Yip 2006). Họ đã cách ước lượng tương tự độ co giãn theo giá hàng
xuất khẩu đối với các nước công nghiệp lớn. (-1,5 và -1,6 cho Mỹ và Anh, theo
Hooper 1998)
Bảng 2 - Độ co dãn của tỷ giá và tổng cầu trong dài hạn
Giai đoạn
Ordinary
exports
Processe d
exports
Ordinary
imports
Imports for
processing
Exchange
rate elasticity
1994-2005
2000-2005
-2.3
-1.6
-1.3
-1.4
-1.0
-0.4
-0.8
(-0.3)
=> Trong dài hạn độ co dãn của tỷ giá có ảnh hưởng đến xuất khẩu thông
thường, và có ảnh hưởng không đáng kể đối với xuất khẩu hàng hoá đã qua chế biến.
- Ảnh hưởng tích cực trong dài hạn tổng cầu của thế giới đối với xuất khẩu của
Trung Quốc sẽ rất nhỏ và không có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu này nhưng nó
lại có ảnh hưởng sau khi Trung Quốc là thành viên của WTO (giai đoạn 2000-2005),
trường hợp của cả xuất khẩu thông thường và chế tạo. Kết quả này là phù hợp với việc
Tài chính Quốc tế
12
Trung Quốc đang phải đối mặt với rào cản hướng tới lợi nhuận từ các nước phát triển
khác trước khi Trung Quốc g ia nhập vào WTO. Ngoài ra, trong những ví dụ gần đây,
độ co giãn theo thu nhập của xuất khẩu của Trung Quốc giống như mong đợi
- Đối với những biến kiểm soát: Năng lực sản xuất có ảnh hưởng đáng kể tới
xuất khẩu trong cùng thời kỳ hoặc có độ trễ khoảng một tháng. Tín hiệu của năng lực
sản xuất mang tính tiêu cực, phù hợp với quan điểm phần lớn sản phẩm sản xuất được
giữ lại trong thị trường nội địa trong giai đoạn phát triển cao. Giả m thuế VAT thì
không có ý nghĩa thống kê và do đó tác giả loại nó ra khỏi ước lượng cuối cùng bởi vì
thêm chúng vào sẽ làm rút ngắn thời kỳ ước lượng do hạn chế về dữ liệu. Như đề cập
ở trên, dữ liệu về phần vốn FDI bắt đầu từ năm 1997 và được xe m như một biến giải
thích cho thời gian ngắn gần đây. Thật ngạc nhiên, vốn FDI không ảnh hưởng tới lại
có giá trị thống kê xuất khẩu của Trung Quốc . Xu hướng tích cực và có ý nghĩa đối
với tất cả phương trình, trong khi hệ số Chinese New Year dường như giảm đi và hệ số
December làm giả m xuất khẩu một cách rõ rệt. Nếu loại bỏ biến xu hướng trong ước
lượng, thì hệ số của tổng cầu của thế giới và vốn FDI có thể trở nên tích cực và có ý
nghĩa. Tuy nhiên, kết quả độ co giãn của tỷ giá có thể vẫn không có nhiều thay đổi.
* Kết quả phương trình nhập khẩu:
- Nhân tố cầu dường như đóng vai trò vừa phải trong giải thích nhập khẩu trong
quá khứ. Trong ví dụ nhỏ sau, nhập khẩu cho chế biến thì tác động tích cực trở lại cho
cầu bên ngoài, được đo lường bằng việc xuất khẩu hàng hoá đã chế biến.
- Sản xuất công nghiệp nội địa là m tăng nhập khẩu thông thường như mong đợi.
- Vốn FDI xuất hiện có ảnh hưởng tích cực đến cả nhập khẩu thông thường và
nhập khẩu chế biến trong dài hạn.
- Việc giả m thuế nhập khẩu dường như khuyến khích nhập khẩu chế biến trong
thời gian dài. Giống như xuất khẩu, biến giả cho hệ số Chinese New Year cũng như hệ
số December có ý nghĩa thống kế trong hầu hết mọi trường hợp.
- Cuối cùng, độ co giãn của tỷ giá trong nhập khẩu thì luôn mang tính tiêu cực và
nhìn chung đều có ý nghĩa. Ngoại lệ duy nhất là trường hợp của nhập khẩu chế biến
trong thời gian gần đây, là hệ số tiêu cực của tỷ giá có ý nghĩa thống kê khi đạt ở mức
15%. Vớ i liên hệ trực tiếp từ tỷ giá, nhập khẩu chế biến bị ảnh hưởng bởi tỷ giá một
cách gián tiếp qua cầu về xuất khẩu hàng hoá đã chế biến. Qua việc tác động gián tiếp
Tài chính Quốc tế
13
này ta thấy tác động trở lại đối với tiêu cực của nhập khẩu để chế biến đến việc định
giá cao đồng nhân dân tệ thực sự mạnh hơn sự tác động trở lại của nhập khẩu thông
thường.
Tóm lại, khuynh hướng đánh giá cao đồng nhân dân tệ làm giảm nhập khẩu hơn
là tăng nhập khẩu. Điều này trái lại với đoạn đầu về tiêu cực của độ co giãn đã được
báo cáo trong vài ấn phẩm gần đây, như Marquez và Shindler (2006). Khám phá này
chỉ ra nhập khẩu – ngay cả thông thường – thì nhạy cảm nhiều với xuất khẩu thấp bởi
đồng nhân dân tệ được định giá cao hơn là nhạy cảm với sức mua tăng.
* Những lý do của sự biến động tiêu cực của tỷ giá:
Thực tế là ảnh hưởng của việc đánh giá cao đồng nhân dân tệ trong nhập khẩu
mang tính tiêu cực – là hiện tượng thú vị đòi hỏi phân tích một cách cẩn thận. Đây là
tất cả những chi tiết cung cấp cho ảnh hưởng tiêu cực của việc đánh giá cao nhân dân
tệ lên sự sụt giảm của thặng dư thương mại của Trung Quốc trong trường hợp đồng
nhân dân tệ được định giá cao. Giả thiết tiền đề có liên hệ với đặc điểm đặc biệt của
giao dịch thương mại của Trung Quốc, được minh hoạ bởi sự khác nhau rất lớn trong
cán cân thanh toán song phương của Trung Quốc với các nước khác.
Trung Quốc nhập khẩu 1 lượng lớn hàng hoá trung gian từ các nước còn lại
trong khu vực Châu Á để chế biến và tái xuất. Kết quả là, việc hợp nhất cao trong khu
vực g iữa các nền công nghiệp xuất khẩu của Châu Á làm cho hàng hoá xuất khẩu của
họ mang tính bổ sung hơn là tính thay thế cho hàng hoá Trung Quốc. Điều này ngụ ý
là việc đánh giá cao nhân dân tệ có thể dẫn đến không chỉ giảm xuất khẩu mà còn
giảm cả nhập khẩu.
Trong khi việc hợp nhất diễn ra trong khu vực của ngành công nghiệp chế biến,
có 1 điều đừng nên quên là nhiều hàm nhập khẩu hàng hoá thông thường được đưa vào
vùng xuất khẩu hàng hoá, ví dụ như hàng hoá nhập khẩu cho đầu tư. Rõ ràng, dường
như chỉ có 1 phần nhỏ của hàng hoá nhập khẩu thực sự cạnh tranh với hàng hoá sản
xuất nội địa. Đây là vì thị phần của hàng hoá tiêu dùng có chất lượng không cao của
nhập khẩu vào Trung Quốc thì tương đối nhỏ. Thêm vào đó, phần nhập khẩu gồm
năng lượng và nguyên vật liệu thô và một vài sản phẩm nhập khẩu chỉ dành cho FDI.
Nhằm giải thích rõ hơn, chạy hồi quy song phương cho 10 đối tác lớn nhất của
Trung Quốc để đánh giá những ảnh hưởng tích cực khác nhau đối với việc định giá
Tài chính Quốc tế
14
cao đồng nhân dân tệ lên các nước khác. Giả thiết tiền đề là việc nhập khẩu hàng hoá
từ những nước Đông Nam Á phản ứng tiêu cực trở lại đến việc đánh giá cao đồng
nhân dân tệ, chủ yếu là những hàng hoá trung gian mà Trung Quốc nhập để lắp ráp và
tái xuất. Việc nhập khẩu hàng hoá từ những nước khác được mong đợi có tác động
ngược lại việc đánh giá cao đồng nhân dân tệ lại không rõ ràng, điều này còn phụ
thuộc vào cấu trúc của hàng hoá xuất khẩu của họ. Ước lượng phương trình song
phương có dạng:
tX = 0 + REERt1 +
*
2 tY +
n
i
ticontrols
3
+ t
tM = 0 + tREER1 + tY2 +
n
i
ticontrols
3
+ t
Trong đó, Trong đó tX là khối lượng xuất khẩu của Trung Quốc; tM là khối
lượng hàng nhập khẩu của Trung Quốc; RER là tỷ giá thực song phương của NDT; *tY
là cầu của nước ngoài; tY là cầu nội địa của Trung Quốc và các biến kiể m soát khác.
Không may mắn, là không thể tách rời xuất nhập khẩu cho chế biến và thông thường
do dữ liệu không có. Trong phần trước, CPI được dùng đo lường như sự sụt giảm của
xuất khẩu Trung Quốc và nhập khẩu được chuyển đổi thành khối lượng bằng cách tính
chỉ số giá xuất khẩu của mỗi đối tác thương mại. Tỷ giá thực song phương giữa đồng
nhân dân tệ và đơn vị tiền tệ của từng đối tác xuất nhập khẩu của TQ, được đo lường
bằng chỉ số CPI của từng giai đoạn. Cầu về xuất khẩu hàng hoá Trung Quốc thì được
tính bằng GDP thực tế của từng đối tác xuất khẩu của TQ, trong khi đó cầu nội địa của
Trung Quốc lại được tính bằng sản lượng công nghiệp. Như phần trên, chúng tôi xe m
năng lực sản xuất trong phương trình xuất khẩu Trung Quốc. Cuối cùng, biến xu
hướng được xem thì có ý nghĩa thống kê.
Ước lượng phương trình giao dịch thương mại song phương từ 2000-2005 bởi 1
số nước, dữ liệu không tồn tại trong khoảng thời gian này. Bài nghiên cứu này cho
phép so sánh kết quả giữa những nước và bản tổng hợp của phương trình xuất nhập
khẩu. Cùng 1 cách làm như trên, vẫn kiể m tra đơn vị thử nghiệm cho tất cả những biến
trong giao dịch song phương. Thực tế tất cả phải có ít nhất 1 vectơ có mối quan hệ dài
Tài chính Quốc tế
15
hạn trong chuỗi thời gian được tìm thấy cho mỗi phương trình xuất nhập khẩu song
phương.
Kết quả của những phương trình xuất khẩu song phương thì giống như ước
lượng tổng hợp chéo của các nước (Bảng 1.4): Việc đánh giá cao tỷ giá giao dịch song
phương với từng đối tác của Trung Quốc làm giảm hàng hoá xuất khẩu của Trung
Quốc mặc dù mối liên hệ của US và Taiwan thì không có ý nghĩa thống kê. Chỉ trừ
trường hợp duy nhất của Hong Kong là có hệ số tích cực nhưng không có ý nghĩa
thống kê. Kết quả của Hong Kong không có gì đáng ngạc nhiên, đã làm sáng tỏ dữ liệu
thương mại giữa Đại lục Trung hoa và Hong Kong.
Bảng A1.4 – Phương trình xuất khẩu song phương của Trung Quốc
US HK German
y
Korea Netherl
and
UK Singap or
e
Italy Taiwan
Long-run coefficients
C -19.128*** -8.191* ** -8.784 -34.200* ** -20.457* * -160.640* ** -5.625 -23.138 -42.16* **
rer
i
t 1
-1.173
(1 .15 7 )
0.108
(0.749)
-0.727
* **
(0.199 )
-0.629
* **
(0 .17 9)
-0.442
* *
(0 .17 3)
-0.456
* **
(0 .12 2)
-1.473
* **
(0 .495)
-1.649
* **
(0 .249)
-0.334
(0 .49 3)
FDI
i
i 1
0.082
(0.196)
0.014
(0.183)
-2.233
* **
(0.363)
1.448
* * *
(0.325)
0.076
(0.103)
-0.075
(0.144)
-0.086
(0.142)
-4.178
* **
(0.762)
1.658
* * *
(0.480)
Sau quá trình chuyển đổi ta xem Bảng 3 thấy độ co giãn của tỷ giá là lớn nhất
đối với xuất khẩu của Trung Quốc tới Singapore nếu bỏ qua xuất khẩu đến USA hệ số
không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3 – Độ co dãn song phương của tỷ giá và tổng cầu trong dài hạn
Export equation Im port equation
Bilateral
RER
Dem and
Bilateral
RER
Dem and
USA (–2.0) 5.9 Japan (–0.4) (–0.7)
Hong Kong (0.2) 1.5 Korea –0.8 2.7
Japan USA (–3.1) 1.2
Germany –0.6 (2.0) Taiwan –1.1 6.8
Korea –0.6 2.8 Germ any (–0.5) (0.0)
Tài chính Quốc tế
16
Nethelands –1.1 7.0 Singapore*
UK –0.6 8.2 Russia (1.2) (–0.5)
Singapore –1.6 1.8 Australia (0.1) 1.3
Italy –1.3 3.6 Malaysia (–0.3) (0.2)
Taiwan (–0.4) 5.6 Thailand –1.0 (0.5)
Nghiên cứu tìm xe m những hoạt động kinh tế của các đối tác của Trung Quốc
có làm tăng xuất khẩu của Trung Quốc có như mong đợi không? Ta thấy: Độ co giãn
theo thu nhập song phương thì có ý nghĩa cho tất cả các nước ngoại trừ Germany. Đối
với US và các nước Châu Âu, thì độ co giãn rất lớn. Điều này có thể bởi vì trong mối
quan hệ ngắn hạn kể từ khi Trung Quốc g ia nhập WTO, làm thay đổi cấu trúc trong
những giao dịch thương mại trên thế giới. Thêm vào đó, nó chỉ ra nhân tố cầu quan
trọng để giải thích sự mất cân bằng tăng trưởng thương mại giữa Trung Quốc và US
hoặc các nước EU.
Trong vài trường hợp, đo lường sự gia tăng năng suất, b iến xu hướng cũng có
ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa . Tuy nhiên đối với Korea và Taiwan, xu hướng lại
mang tính tiêu cực. Ví dụ như đối với vốn FDI, sự tăng lên của vốn FDI ở Korea và
Taiwan vào Trung Quốc làm tăng xuất khẩu của Trung Quốc tới 2 nước này nhưng đối
với Germany và Italy thì ảnh hưởng ngược lại (mang tính tích cực). Điều này có thể là
do sự khác nhau về thái độ giữa Châu Á và Châu Âu đối với thị trường Trung
Quốc.Như đề cập ở trên, 1 liên kết mang tính tiêu cực có thể phán ánh 1 chuyển giao
quy trình sản xuất cho Trung Quốc.Trong khi trước đó nó có thể xuất khẩu lần đầu
những sản phẩm bán thành phẩm từ Trung Quốc tới Germany và sau khi được chỉnh
sửa hoàn thành sẽ được đưa đến điểm đến cuối cùng. Bây giờ việc chuyển giao quy
trình sản xuất có thể đã được chuyển đến Trung Quốc và không cần phải chuyển hàng
hóa đến Germany nữa. Tuy nhiên, kết quả này nên diễn giải 1 cách thận trọng vì nó
yêu cầu phân tích sâu hơn.
_ Kết quả của phương trình nhập khẩu song phương kém đồng nhất được chỉ ra
ở Bảng A1.5 (những nghiên cứu trước chỉ ra là nhập khẩu tăng nhưng ở đây ko phải
thế). Đầu tiên, ước lượng của nghiên cứu về độ co giãn theo giá trong dài hạn chỉ ra
rằng đánh giá cao đồng nhân dân tệ làm giả m nhập khẩu từ các Asian tới Trung Quốc.
Tài chính Quốc tế
17
Hệ số có ý nghĩa thống kê là Korea và Thailand. Đối với những nước có thu nhập cao
như US, Germany và Japan thì hệ số này mang tính tiêu cực nhưng không có ý nghĩa
thống kê.
Chỉ có Nga và Australia, thì hệ số mang tính tích cực mặc dù không có ý nghĩa thống
kê.
Bảng A1.5 – Phương trình xuất khẩu song phương của Trung Quốc
Japan Korea US Taiwan German
y
Russ ia Australia Malays
ia
Thailan
d
Long-run coefficients
rer
i
t 1
-0.134
(0.136)
-.588***
(0.201)
-1.630
(1.781)
-0.441
(0.487)
-0.248
(0.174)
0.555
(0.858)
0.161
(0.132
-0.188
(0.854)
-0.582**
(0.236)
FDI
i
i 1
0.884
***
(0.299)
-1.022***
(0 .380)
-0.073
(0 .390)
3.469
***
(0.889)
0.598
***
(0.220)
0.314
*
(0.172)
-0.106
(0.190)
1.159
**
(0.566)
0.924
***
(0.309)
Đối với độ co giãn theo thu nhập, chúng có giá trị tích cực mặc dù hơi thấp và
không phải luôn có ý nghĩa thống kê. Hầu hết những nước xuất khẩu tới Trung Quốc
đều tăng vốn FDI song phương. Nhập khẩu của Trung Quốc từ Japan, Taiwan,
Germany, Russian, Malaysia và Thái Lan làm tăng dòng vốn FDI từ những nước đó
vào Trung Quốc. Korea là một ngoại lệ với ảnh hưởng tiêu cực và hệ số có ý nghĩa của
dòng vốn FDI. Bảng 3, tóm tắt sự chuyển đổi giá trong dài hạn và độ co giãn của thu
nhập đối với phương trình xuất nhập khẩu song phương của Trung Quốc.
Để hiểu rõ hơn những kết quả thay đổi khác nhau đối với độ co giãn theo tỷ giá
của nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, tác giả xem cấu tạo của nhập khẩu hàng hóa vào
Trung Quốc từ mỗi đối tác giao dịch thương mại chính (Bảng 4). Ta thấy, Australia và
Russia xuất khẩu cơ bản năng lượng và nguyên liệu thô vào Trung Quốc, để giải thích
cho sự tác động yếu trở lại của việc Trung Quốc nhập khẩu hàng hóa từ 2 nước này
làm thay đổi tỷ giá thực song phương. Điều ngạc nhiên là sự gia tăng của hoạt động
kinh tế Trung Quốc lại không có ảnh hưởng tích cực đáng kể vào nhập khẩu hàng hóa
của Nga. Thực tế, liên kết ảnh hưởng tiêu cực mặc dù rất xa để có ý nghĩa thống kê.
Điều này có thể giải thích bởi sự phát triển của giao thông chưa đầy đủ giữa Nga và
Trung Quốc. Nếu đường sắt được s ử dụng, không có nhiều dầu được vận chuyển tới
Tài chính Quốc tế
18
Trung Quốc mặc dù có nhu cầu. Ngược lại, việc nhập khẩu hàng hóa của Australia lại
làm tăng giá trị tăng thêm cho ngành công nghiệp của Trung Quốc.
Table 4- Cấu trúc nhập khẩu hàng hoá từ các đối tác lớn vào Trung Quốc trong
năm 2005
S/p
nông
nghiệp
Nguyên
liệu thô
Hoá
chất
Dệt
may
Kim
loại
Máy
móc
Điện
tử
Phương
tiện VT
Công
cụ
quang
học
Autralia 4.5 52.8 10.2 8.2 12.7 1.9 0.8 1.0 0.4
Japan 0.2 1.5 8.8 3.7 11.4 21.5 30.0 4.5 8.7
Korea 0.6 4.7 10.2 3.8 9.7 9.5 33.6 2.8 14.8
M alaysia 6.4 2.6 4.1 0.7 1.8 8.6 63.0 0.1 1.3
Russia 5.0 48.4 13.9 0.0 16.2 0.5 0.4 1.2 0.0
Taiwan 0.1 0.9 7.4 4.5 10.0 9.7 38.7 0.5 16.1
Thailand 6.1 5.9 4.4 2.6 2.9 27.5 26.5 0.3 1.3
USA 8.6 2.0 11.3 4.3 6.7 17.1 17.5 8.9 7.8
Căn cứ vào kết quả, nhóm thứ 2 gồm những nước mà tác giả có thể tách rời, đó
là những nước có thu nhập cao. Xuất khẩu từ Germany, Japan và US thì không nhạy
cảm tới sự thay đổi trong tỷ giá thực song phương. Trong khi đó trường hợp của
Germany và Japan, thì rõ ràng được đ ịnh hướng bởi FDI; nhập khẩu của US dường
như có lợi hơn từ sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Đây là đ iều hiên nhiên khi
nhìn kỹ cơ cấu nhập khẩu từ những nước này. Trong khi khoảng phân nữa hàng hóa
xuất khẩu từ Germany và Japanese tới Trung Quốc là máy móc và sản phẩm tự động
thường được xuất khẩu cho phương đông và mở rộng quy mô những ngành công
nghiệp sở hữu nước ngoài – nhập khẩu từ Mỹ chi tiêu nhiều từ rau đậu cho tới hàng
không và chip điện tử kỹ thuật cao. Trong khi nhiều hàng hóa đó hướng tới vùng nội
địa, không có sản phẩm thay thế hoặc sự cạnh tranh của hàng hóa TQ, điều này giải
thích cho độ co dãn thấp và thậm chí mang tính tiêu cực của tỷ giá.
Nhóm thứ 3 gồm những nước Asian mới nổi mà xuất khẩu của những nước này
tới Trung Quốc bị ảnh hưởng xấu bởi việc đánh giá cao của đồng nhân dân tệ. Họ chủ
Tài chính Quốc tế
19
yếu xuất khẩu những sản phẩm bán thành phẩm, những phần và những bộ phận tới
vùng công nghiệp xuất khẩu Trung Quốc và hàng hóa xuất khẩu của họ tới Trung
Quốc do vậy có mối quan hệ tiêu cực tới việc định giá cao đồng nhân dân tệ.
Xem phần Graph 4, phần xuất khẩu tới Đạ i lục Trung Quốc rất lớn từ các nước
Asian . Nếu giả định rằng 1 phần xuất khẩu tới Hong Kong cũng được tính chung vào
Đại lục Trung Quốc thì phần xuất khâu sẽ trở nên lớn hơn. Điển hình như xuất khẩu từ
Taiwan tới đại lục Trung Quốc và Hong Kong bao gồm gần 40% tổng hàng hóa xuất
khẩu của Taiwan.
Do đó, kết quả của tác giả đã ch ỉ ra việc đánh giá cao đồng nhân dân tệ đang
làm giảm nhập khẩu từ các nước còn lại trong khu vực Asian vào Trung Quốc và đó là
mối quan tâm của nhiều nước Asian. Mối quan tâm này thậm chí còn nhiều hơn nếu
các nước này không thể bù đắp sự ảnh hưởng này bằng cách gia tăng xuất khẩu đến
những nơi khác. Điều này trông đợi nhiều vào mức độ bổ sung giữa xuất khẩu của
Asian cũng như tác động trở lại của chuỗi cung của các nước Asian đến việc đánh giá
lại đồng nhân dân tệ. Trong khi kiểm tra những giả thiết này đòi hỏi phân tích theo
vùng một cách chi tiết, tác g iả đưa ra những câu trả lời sơ bộ bằng cách ước lượng
phương trình xuất khẩu của các đối tác thương mại của Trung Quốc trong khu vực
Asian .
Hình thức của phương trình xuất khẩu tương tự như nghiên cứu của tác giả đã
sử dụng cho Trung Quốc trước đó vì thế tác giả giải thích xuất khẩu bằng chính tỷ giá
thực đa phương của nước đó và cầu của thế giới. Ngoài ra, tác giả xem phương trình tỷ
giá thực đa phương của Trung Quốc như một biến giải thích thêm vào. Dữ liệu tính tỷ
giá lại là chỉ sổ CPI cơ bản và cầu của thế giới thì được đo lường bởi hàng hóa nhập
khẩu của toàn thế giới. Biến xu hướng cũng được tính đến khi nó có ý nghĩa thống kê.
Tác giả ước lượng phương trình xuất khẩu cho những đối tác thương mại chính
của Trung Quốc g iai đoạn từ 2000-2005. Dữ liệu sử dụng trong bài nghiên cứu được
điều chỉnh theo mùa bởi những tác giả sử dụng chương trình CensusX12. Tác giả hợp
nhất lại các biến và nhận định có tồn tại ít nhất một vectơ về mối quan hệ dài hạn giữa
mỗi nhóm biến.
Kết quả chi tiết từ phương trình xuất khẩu được chọn từ những nước Asian
được báo cáo trong Bảng A1.6. Khi đang chuyển đổi thì hệ số dài hạn đạt được (Bảng
Tài chính Quốc tế
20
5), có thể thấy xuất khẩu hàng hóa từ hầu hết các nước Asian bị ảnh hưởng tiêu cực
bởi việc đánh giá cao đồng nhân dân tệ. Như Korea, Taiwan và Thailan, ảnh hưởng
tiêu cực của sự đánh giá cao đồng nhân dân tệ là có ý nghĩa thống kê. Trường hợp
ngoại lệ duy nhất là Malaysia, lại có lợ i từ việc đánh giá cao đồng nhân dân tệ. Tuy
nhiên, kết quả ngoại lệ này có thể là do bên cạnh xuất khẩu linh kiện điện tử, Malays ia
còn xuất khẩu 1 lượng đáng kể dầu và nguyên liệu thô. Do đó, kết quả của những nước
làm cơ sở từ phương trình xuất khẩu thì rất gần để tác giả tìm ra cho phương trình
nhập khẩu song phương của Trung Quốc, vì xuất khẩu hàng hóa từ những nước Asian
dường như hướng trở lại các nước khác (EU) khi cầu của Trung Quốc về nhập khẩu
hàng hóa co lại. Như sự mong đợi, độ co giãn của thu nhập thì luôn mang tính tích cực
mặc dù không có ý nghĩa thống kê trong trường hợp của Philipines và Thailand. Kết
quả của tác giả do đó có nhiều liên hệ với Ahearne (2006) và Cutler (2004) người đã
tìm ra những nhân tố chung đó, giống như nhân tố cầu của thế giới, định hướng xuất
khẩu của cả từ Trung Quốc và những nền kinh tế Asian khác.
Bảng A1.6 – Phương trình xuất khẩu của 1 số nước Asian được chọn
Hong
Kong
Kore a Malaysia Philipines Singapore Tai wan Thailand
China’s
reer 1t
-0.383
(0.304)
-0.443***
(0 .130)
0.817**
(0.233)
-0.087
(0.233)
-0.087
(0.202)
-1.105***
(0.360)
-0.317*
(0.190)
Bảng 5 – Phương trình xuất khẩu của các đối tác thương mại lớn của
Trung Quốc
China’s REER REER Foreign demand
Hong Kong -0.4 -0.5 1.0
Korea -0.6 -0.3 1.2
Malaysia 1.4 -2.4 1.1
Philippines -0.3 1.2 0.3
Singap ore -0.1 -1.1 1.9
Taiwan -2.0 0.8 0.8
Thailand -0.5 0.5 0.2
Tài chính Quốc tế
21
5. Kết luận:
Bài nghiên cứu này chỉ ra: Cán cân thương mại của Trung Quốc nhạy cảm với
sự biến động của tỷ giá thực đa phương. Thực tế, ước lượng độ co giãn trong dài hạn
của xuất và nhập khẩu Trung Quốc làm thay đổi tỷ giá thực đa phương của đồng nhân
dân tệ từ giai đoạn 1994 đến cuối năm 2005, nghiên cứu tìm ra được bằng chứng rõ
ràng là việc đánh giá cao đồng nhân dân tệ làm g iảm xuất khẩu 1 lượng đáng kể trong
dài hạn. Đây là trường hợp cho cả xuất khẩu đã chế biến (chuyển đổi và tái xuất) và
xuất khẩu thông thường. Tuy nhiên, việc đ ịnh giá cao tỷ giá thực còn làm giảm nhập
khẩu vào Trung Quốc. Điều này làm hạn chế các tác động ròng của chính sách tỷ giá
tới thặng dư thương mại.
Dựa vào ước lượng độ co giãn giai đoạn sau khi gia nhập WTO được tìm ra,
một mức định giá cao tỷ giá thực đồng nhân dân tệ 5% sẽ làm giả m khoảng 7% khối
lượng xuất khẩu hàng hoá trong năm 2005. Khi nghiên cứu đưa ra mối liên hệ trực tiếp
từ tỷ giá đến nhập khẩu, giống như mối liên hệ gián tiếp từ giảm xuất khẩu hàng hoá
đã chế biến đến nhập khẩu để chế biến, thì tổng khối lượng hàng hoá nhập khẩu có thể
giảm khoảng 4%. Dựa vào những ước lượng này, thặng dư thương mại có thể bị thu
hẹp gần một phần tư từ khoảng 100 tỉ USD đến ít nhất 80 tỉ USD. Tuy nhiên, những
con số này phải được xem xét 1 cách cẩn thận vì đây chỉ là tính toán gần đúng. Ví dụ
những như ảnh hưởng truyền dẫn từ tỷ giá đến giá xuất nhập khẩu hàng hoá và dẫn
đến thặng dư thương mại. Nó giống như sự tính toán của tác giả khi đánh giá quá cao
sự giảm sút của thặng dư thương mại như trong trường hợp đánh giá cao đồng nhân
dân tệ, giá của xuất khẩu hàng hoá được tính bằng đơn vị tiền tệ nước ngoài có thể
tăng vì thế ảnh hưởng thực đến cán cân thương mại có thể xe m như hơi nhỏ. Mặt khác,
biến động tỷ giá đồng nhân dân tệ có thể không ảnh hưởng đến giá dầu trên thị trường
thế giới vì thế ảnh hưởng truyền dẫn đến giá nhập khẩu có thể sẽ ít hơn. Ảnh hưởng
truyền dẫn ở Trung Quốc khó mà ước lượng được do thiếu dữ liệu chuỗi thời gian cho
giá xuất và nhập khẩu.
Mặc dù không hoàn toàn mới, nhưng phát hiện của nghiên cứu là nhập khẩu của
Trung Quốc bị giảm là kết quả của việc đánh giá cao tỷ giá và lý do của v iệc giả m
nhập khẩu này cần phải được nghiên cứu sâu hơn. Vấn đề này được tìm hiểu bằng
cách ước lượng phương trình thương mại song phương của Trung Quốc với các đối tác
Tài chính Quốc tế
22
lớn. Dường như việc định giá cáo tỷ giá thực song phương của đồng nhân dân tệ của
các đối tác nhìn chung là làm g iảm xuất khẩu hàng hoá từ các nước Asian khác. Kết
quả của việc nhập khẩu của Trung Quốc từ Asian có thể được giải thích bởi mức độ
đồng nhất cao trong khu vực xuất khẩu hàng hoá của các nước Asian. Như mạng lưới
sản xuất sản phẩm từ các nước Asian khác thì mang tính bổ sung nhiều hơn là thay thế.
Giả thiết này được hỗ trợ bởi kết quả của nghiên cứu khi mà tổng hàng hoá xuất khẩu
từ các nước Asian – không chỉ xuất khẩu tới Trung Quốc – thì bị ảnh hưởng tiêu cực
bởi việc đánh giá cao đồng nhân dân tệ.
Những phát hiện này đưa ra những mối quan tâm qua nhiều thời kỳ tác động
ngược lại của các nước Asian khi đồng nhân dân tệ đột ngột được đ ịnh giá cao, đặc
biệt nếu các nước Asian cũng đánh giá cao những đơn vị tiền tệ khác. Mặc dù trong
bài nghiên cứu này chỉ tập trung vào khối lượng hàng hoá xuất và nhập khẩu – vì thế
kết quả không thể toàn diện – nó thực sự phục vụ cho những ghi nhận quan trọng của
việc nghiên cứu xa hơn có thể ảnh hưởng từ việc đánh giá cao tỷ giá thực của Trung
Quốc và tổng hợp sự khác nhau của chính sách tỷ giá trong khu vực Asian. Mặc dù có
1 số bài nghiên cứu đã được phát hành, những nghiên cứu mới cần được sử dụng dữ
liệu mới để thực hiện.
Cuối cùng, trong khi xuất khẩu Trung Quốc hầu như được lợi từ việc tăng
trưởng kinh tế nhanh, độ co giãn theo thu nhập của nhập khẩu Trung Quốc được phát
hiện là khá nhỏ trong nghiên cứu này. Dường như nhấp khẩu của Trung Quốc phụ
thuộc nhiều vào FDI hơn là hoạt động kinh tế trong nước. Mặc dù dữ liệu mẫu cho
nghiên cứu này chỉ chạy đến cuối năm 2005, những kết quả này được xác nhận bằng
sự phát triển của kinh tế trong thời gian gần đây. Cầu nước ngoài tăng mạnh và vốn
FDI chảy vào gia tăng giúp xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng mãi đến mùa
hè 2008. Kể từ sau đó, nền kinh tế thế giới bắt đầu suy giảm và vốn FDI bị cắt giảm
tập trung nhiều vào việc làm cho xuất khẩu cũng như nhập khẩu của Trung Quốc yếu
đi, đặc biệt từ các đối tác Asian./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_14_tq_3484.pdf