Tiểu luận Cơ chế nhân quyền nói chung và cơ chế nhân quyền khu vực

Hiến chương LHQ cùng một loạt các văn kiện pháp lý quốc tế về nhân quyền ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứII đã đưa vấn đề bảo vệ quyền con người trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. Các cơ chế nhân quyền khu vực là một bộ phận của hệ thống nhân quyền quốc tế.Sựra đời của các tổ chức nhân quyền này không làm mất đi tính phổ biến của quyền con người mà còn góp phàn làm phong phú thêm nội hàm của nó, vận dụng cơ chế nhân quyền phù hợp với điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hoá ở mỗi khu vực

pdf50 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3140 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cơ chế nhân quyền nói chung và cơ chế nhân quyền khu vực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức chính phủ, buộc tội các quốc gia thành viên vi phạm CƯLM(điều 24) và các quốc gia bắt buộc phải chấp nhận thẩm quyền này chứ ko được quyền lựa chọn. Nhược điểm: trong khi UBNQCA chỉ quan tâm đến những vụ việc có tính chất cải thiện luật pháp về quyền con người và ít khi có ngoại lệ. Các chính phủ hữu quan ở châu Âu thường cộng tác đầy đủ với UBNQ châu Âu. Thì UBNQ châu Mỹ lại quan đến các vấn đề khác như: bắt bớ tùy tiện trên phạm vi rộng, sử dụng hành 20 hình một cách có hệ thống, không thực hiện các biện pháp bồi thường mang tính tư pháp, những hiện tượng vi phạm trắng trợn các tiêu chuẩn văn minh…. Các chính phủ liên quan ở khu vực này thường có thái độ đối đầu hơn là cộng tác với UBNQ châu Mỹ. Như vậy cơ chế nhân quyền châu Mỹ chưa thực sự có hiệu quả trong vấn đề đảm bảo thực thi quyền con người. 2.3 Cơ chế nhân quyền châu Phi 2.3.1 Nguồn gốc và lịch sử hình thành Hiến chương Châu Phi về con người và quyền con người. Trong 3 công ước khu vực về quyền con người, Hiến chương châu Phi về con người và quyền con người ra đời muộn nhất, nên ít nhiều cũng sẽ chịu ảnh hưởng từ hai công ước trước. Năm 1961, hội nghị châu Phi về Nguyên tắc luật tại Lagos đã thông qua “luật Lagos”, “mời các chi nghiên cứu khả năng thông qua công ước châu Phi về quyền con người”… Đây là bước mở đầu một tiến trình hơn 20 năm tiếp theo, mà sự kết thúc là sự ra đời của Hiến chương châu Phi về con người và quyền con người năm 1981. Năm 1963, hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo các quốc gia châu Phi ở Addis Ababa đã thông qua hiến của tổ chức thống nhất châu Phi (OAU). Năm 1967, tại khóa họp 23 của UB nhân quyền LHQ đã thảo luận việc thành lập các UB nhân quyền khu vực, tạo cơ sở cho 5 nước châu Phi ký kết và xem xét việc thành lập ủy ban nhân quyền châu Phi. Tháng 3 năm 1969, hai sự kiện đã diễn ra tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của UB châu Phi. Đầu tiên là việc UB thường trực về quyền con người của các nước Arab được thành lập. Thêm vào đó, tháng 9 năm 1969, LHQ đã tổ chức một cuộc hội thảo bàn về việc xây dựng các UB khu vực, mà trọng điểm là châu Phi, với sự góp mặt của 20 nước châu Phi cũng như các đại diện từ Hội đồng châu Âu và Liên đoàn Arab. 21 Nhưng phải đến 7/1979, OAU mới đạt được bước tiến quan trọng khi Hội đồng những người đứng đầu nhà nước và chính phủ thông qua “quyết định về quyền con người và quyền dân tộc ở châu Phi” tại Monrovia. Tháng 11UBNQ châu Phi được thành lập gồm 11 thành viên, có chức năng phát huy và bảo vệ quyền con người theo các văn bản pháp luật quốc tế, đồng thời viết báo cáo và khuyến nghị để trình lên Tổ chức thống nhất Châu Phi OAU. Hai năm sau, hiến chương châu Phi về con người và quyền con người được phê chuẩn và có hiệu lực năm 1986. Hiến chương châu Phi ra đời hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của thực tiễn châu Phi. So với châu Âu và châu Mỹ thì châu Phi phải nằm dưới ách thực dân lâu dài hơn, nhiều nước châu Phi có được độc lập hàng thập kỷ kể từ sau khi LHQ được thành lập. Chính vì thế, họ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của chủ nghĩa thực dân, kéo theo những khó khăn về kinh tế, bất ổn xã hội triền miên và tất nhiên vấn đề nhân quyền không được quan tâm nhiều. “kể từ năm 1970 hơn 30 cuộc chiến tranh đã diễn ra ở Africa mà nguyên nhân chủ yếu đều xuất phát tuef chính nội bộ quốc gia đó. Chỉ riêng trong năm 1996, 14 trong số 53 nước châu Phi đã phải chịu đau khổ do xung đột vũ trang gây ra…Các cuộc xung đột lâu nãy đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nỗ lực của châu Phi nhằm duy trì sự ổn định lâu dài, sự thịnh vượng và hòa bình cho người dân”. Tiếp đó những năm 90 là thời kỳ khủng hoảng kinh tế xã hội ở châu Phi. Kinh tế châu Phi bắt đầu phụ thuộc vào phương Tây. Các nước phương Tây thì ngày càng gắn chặt nhân quyền với viện trợ. Thậm chí họ còn sẵn sàng cắt giẳm hoặc ngưng viện trợ nếu phát hiện thấy có hiện tượng vi phạm quyền con người (trường hợp của Uganda, Liberia, Equatoria guinea…) Đây cũng chính là một động lực thúc đẩy sự ra đời của HC châu Phi. Tiếp đến là thực tiễn luật pháp của châu Phi yêu cầu phải có một cơ chế mới đưa việc bảo vệ nhân quyền trở thành một nguyên tắc pháp luật thay thế luật pháp của các nước thực dân để lại. 2.3.2 Cơ sở pháp lý 22 Các văn bản pháp lý về quyền con người: The African Charter on Human and Peoples' Rights Hiến chương nhân quyền châu Phi được Hội đồng lãnh đạo các quốc gia và chính phủ của OAU thông qua vào 1981 và có hiệu lực 5 năm sau – 1986. Hiến chương bao gồm một phạm vi rộng hơn về quyền so với cả Công ước nhân quyền châu Âu cũng như Công ước nhân quyền châu Mĩ. Hiến chương châu Phi bao gồm cả quyền cá nhân và tập thể. Rules of Procedure of the African Commission on Human and Peoples' Rights: Điều lệ thủ tục của Ủy ban nhân quyền châu Phi được Ủy ban nhân quyền châu Phi thông qua 6/10/1995 và phù hợp với điều 42.2 Hiến chương. 2.3.3 Cơ chế thực thi quyền con người của châu Phi Ủy ban nhân quyền châu Phi: The African Commission on Human and Peoples' Rights Cơ cấu và chức năng: Ủy ban nhân quyền châu Phi bao gồm 11 thành viên được lựa chọn từ các cá nhân châu Phi có uy tín nhất, được biết đến với tinh thần đạo đức, liêm chính, chí công vô tư cao về các vấn đề liên quan đến nhân quyền và quyền con người. Các thành viên của Ủy ban được chính phủ của họ đề cử và được Hội đồng lãnh đạo quốc gia và chinh phủ của OAU bầu với nhiệm kì 6 năm 1 lần và thành phần Ủy ban không có nhiều hơn 1 người đến từ cùng một quốc gia ( điều 33,34 Hiến chương châu Phi). Ủy ban là cơ quan chính trong việc thi hành Hiến chương châu Phi. Ủy ban nhóm họp 2 năm 1 lần và có thể nhóm họp các hội nghị bất thường nếu cần thiết. Các cuộc nhóm họp thường được tổ chức vào tháng 3 / tháng 4 và tháng 10/ tháng 11 và kéo dài trong 15 ngày. Chúng đã được tổ chức tại rất nhiều các quốc gia châu Phi, bao gồm Benin, Algeria, Rwanda, Burundi và The Gambia. Ban thư kí Ủy ban được đặt trụ sở tại Banjul, Gambia. Thư kí của Ủy ban châu Phi, được Tổng thư kí của OAU chỉ định chịu trách nhiệm trước 23 Tổng thư kí OAU về các vấn đề tài chính và hành chính. Ủy ban châu Phi trình báo cáo hàng năm về các hoạt động của Ủy ban cho Hội đồng OAU mỗi năm và phụ thuộc vào cơ quan này để thi hành các quyết định và nghị quyết của mình. Ủy ban nhân quyền châu Phi có nhiệm vụ chính: 1. xem xét báo cáo các chính phủ đệ trình lên liên quan đến vấn đề nhân quyền ở quốc gia đó; 2. xem xét khiếu kiện về nhân quyền - communications được cá nhân và các tổ chức phi chính phủ đệ trình. ( Communication là từ dùng để chỉ các khiếu kiện liên qua đến quyền con người thường được gửi đến cơ quan nhân quyền quốc tế như Ủy ban châu Phi. Communication là một văn bản tóm tắt những gì đã xảy ra, giải thích sự kiện được cho là sự vi phạm nhân quyền, và yêu cầu được bồi thường). 3. Tán thành các nghị quyết tại các cuộc họp định kì; ( Ủy ban châu Phi nhóm họp 2 lần 1 năm để xem xét báo cáo quốc gia và nghe các khiếu kiện về quyền con người. Tại các cuộc họp này, thành viên Ủy ban cũng sẽ bàn bạc những mối lo về nhân quyền hiện tại và xem xét các vấn đề thủ tục. Thường tuyên bố sẽ được soạn thảo và nêu bật ý kiến của Ủy ban châu Phi về các vấn đề này. Các tuyên bố này được gọi la resolution nghị quyết. 4. đưa ra các khuyến nghị cho các chính phủ về vấn đề nhân quyền; 5. chỉ định các báo cáo viên đặc biệt để điều tra các vần đề quyền con người; 6. tổ chức các hội nghị và hội thảo Theo điều 45 đoạn 1 Hiến chương châu Phi, Ủy ban Châu Phi hướng đến: 1. Nâng cao nhân quyền và quyền con người và đặc biệt: a) thu thập văn bản pháp lý, thực hiện các nghiên cứu về các vấn đề của châu Phi liên quan đến lĩnh vực quyền con người, tổ chức các hội nghị và hội thảo, phổ biến thông tin, khuyến khích các tổ chức địa phương và quốc gia liên quan đến vấn đề quyền con người, 24 và nếu có vụ việc xảy ra, bày tỏ quan điểm và khuyến nghị của mình đến các chính phủ các nước. b) trình bày các nguyên tắc, quy tắc nhằm giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền con người và các tự do cơ bản; mà các chính phủ châu Phi có thể thiết lập luật pháp. c) hợp tác với các tổ chức trên phạm vi quốc tế và khu vực châu Phi với mục đích nâng cao và bảo vệ quyền con người; Đoạn 2, 3 và 4 của Điều 45 cũng đưa ra các chức năng đặc biệt quan trọng trong việc thi hành các quyền thuộc Hiến chương châu Phi: 1. đảm bảo sự bảo vệ quyền con người theo các điều kiện được đưa ra trong bản Hiến chương châu Phi; 2. giải thích điều khoản của Hiến chương theo yêu cầu của các quốc gia thành viên OAU; của OAU hay một tổ chức châu Phi khác được OAU công nhận; 3. thi hành bất cứ nhiệm vụ nào do Hội đồng lãnh đạo các quốc gia và chính phủ giao cho. Thủ tục tiếp nhận đơn khiếu kiện từ cá nhân và tổ chức phi chính phủ: Một trong những chức năng cơ bản của Ủy ban là nhằm bảo vệ quyền con người và đảm bảo các tự do cơ bản trong Hiến chương theo các điều kiện đặt ra. Để đạt được điều này, Ủy ban được trao quyền, nhận và xem xét:  các khiếu kiện được đệ trình bởi một quốc gia thành viên khẳng định một quốc gia thành viên khác của Hiến chương đã vi phạm một trong những điều khoản trong Hiến chương ( điều 48-49)  các khiếu kiện khác của các cá nhân và tổ chức khẳng định rằng quốc gia thành viên đã vi phạm một hay nhiều hơn những quyền lợi được đảm bảo trong Hiến chương. ( điều 55). 25 Các khiếu kiện từ các cá nhân và tổ chức đệ trình lên Ủy ban theo điều 55 của Hiến chương được coi là nằm trong cơ cấu của thủ tục đệ trình bằng văn bản ( điều 102 – 120 của điều lệ thủ tục Ủy ban). Người viết đơn khiếu kiện có thể rút đơn khiếu kiện vào bất kì lúc nào. Ủy ban trong những trường hợp như thế sẽ ngừng các thủ tục xem xét khiếu kiện và không đưa ra bất kì quyết định nào. Nhận đơn khiếu kiện: Các đơn khiếu kiện đển Ủy ban thường được chuyển thẳng tới Ban thư kí của Ủy ban đặt trụ sở tại Banjul, Gambia. Khi đơn khiếu kiện được tiếp nhận, nó sẽ được đăng ký theo số thứ tự file trong phòng đăng kí khiếu kiện của Ủy ban được lưu giữ tại Ban thư ký. Số lượng các đơn khiếu kiện được viết theo cách phản ánh được tổng số lượng các đơn khiếu kiện đã được nhận. Vì thế, nếu một đơn khiếu kiện được đánh số 18/90, “18” ám chỉ đây là đơn khiếu kiện số 18 mà Ủy ban nhận được kể từ khi bắt đầu và “90” ám chỉ năm mà đơn khiếu kiện số 18 được tiếp nhận. Cần lưu ý rằng việc đăng ký đơn khiếu kiện không được đảm bảo rằng nó sẽ được Ủy ban seize. Seizure: Khi đơn khiếu kiện được đăng kí, Ủy ban sẽ nhận chúng. Theo điều 55 của Hiến chương “ trước mỗi phiên họp của Ủy ban, Thư ký của Ủy ban chuẩn bị một danh sách các đơn khiếu kiện được đệ trình lên Ban thư ký, …. Và chuyển chúng tới các thành viên của Ủy ban, những người sẽ quyết định đơn khiếu kiện nào sẽ được Ủy ban xem xét”. Điều 102 (2) của điều lệ thủ tục Ủy ban “ không một đơn khiếu kiện nào liên quan đến quốc gia không phải là thành viên của Hiến chương sẽ được Ủy ban tiếp nhận hoặc cho vào danh sách…” 26 Vì thế, khi Ban thư ký Ủy ban nhận được một đơn khiếu kiện theo điều 55 chống lại một quốc gia thành viên của Hiến chương, ngay khi được đăng ký, một bản tóm tắt được làm và gửi đến các thành viên Ủy ban. Một lá thư được viết đến nguyên đơn- người khiếu kiện cho biết việc tiếp nhận đơn khiếu kiện. không một lá thư nào được gửi đến quốc gia thành viên trong quá trình này. Ban thư ký phải đợi phản hồi từ ít nhất 7/11 thành viên cho biết họ đã tiếp nhận và chấp nhận lệnh nắm giữ đơn khiếu kiện. Nếu Ban thư ký không nhận được đủ số lượng tối thiểu 7 phản hồi, đơn khiếu kiện sẽ được trình lên các thành viên Ủy ban trong phiên họp tiếp theo. Trong phiên họp này, Ủy ban sẽ quyết định có nên tiếp nhận đơn khiếu kiện hay không bằng cách quyết định nó có khẳng định được một vi phạm prima facie đối với Hiến chương không. Điều 55(2) Hiến chương “ một đơn khiếu kiện sẽ được Ủy ban xem xét nếu đại đa số thành viên quyết định như thế”. Nếu đại đa số thành viên Ủy ban (trong trường hợp là 6) quyết định Ủy ban tiếp nhận, Ban thư kí sẽ được yêu cầu thông báo cho các bên ( bên nguyên đơn và quốc gia liên quan) rằng đơn khiếu kiện sẽ được xem xét hay tiếp nhận vào phiên họp tiếp theo của Ủy ban, và họ có thời hạn 3 tháng kể từ ngày lá thư được viết đệ trình các ý kiến về quyết định này. Chỉ có ở quá trình này, quốc gia thành viên mới được cho biết đến đơn khiếu kiện. Điều kiện tiếp nhận đơn khiếu kiện: Điều 56 Hiến chương đưa ra các điều kiện áp dụng đối với các nhân và các đơn khiếu kiện như sau:  đơn khiếu kiện phải chỉ ra tên người ngay cả trong trường hợp người đó yêu cầu giấu danh tính. Người đệ trình đơn kiện phải chỉ ra tên của mình. 27 Nếu người viết đơn muốn được giữ danh tính, cá nhân đó phải tuyên bố thế và đơn kiện sẽ được đánh số theo thứ tự chữ cái trong bảng alphabet, như B. Đơn khiếu kiện sẽ được ghi là B v the State Party liên quan. Ngươì viết cũng phải nêu nguyên nhân cho lí do muốn giấu danh tính. Nếu người viết đơn là 1 tổ chức phi chính phủ, tên cảu người đại diện của tổ chức đó sẽ được yêu cầu. tên và địa chỉ sẽ làm sựu trao đổi giữa người viết và Ủy ban dễ dàng hơn. Nếu không có tên và địa chỉ cảu người khiếu kiện, đơn khiếu kiện sẽ không được xem xét.  Đơn khiếu kiện phải phù hợp với Hiến chương của OAU. Đơn khiếu kiện phải viện dẫn các điều khoản của Hiến chương châu Phi khẳng định đã bị vi phạm hoặc các nguyên tắc không thể bị vi phạm của Hiến chương. Một đơn kiện mà không chỉ ra được một vi phạm prima facie đối với Hiến chương, như “ tự do, công bằng, công lý và giá trị”, sẽ không được xem xét.  Đơn khiếu kiện không được viết với ngôn từ mang tính xúc phạm , làm mất thể diện đến quốc gia liên quan và các cơ quan tổ chức của quốc gia đó cũng như OAU. Người viết phải nêu được các sự việc trong vụ việc của mình mà không xúc phạm đến ai cả. Ngôn từ chính trị và thô tục đều không cần thiết.  Đơn khiếu kiện không được dựa trên tin tức được phổ biến trên thông tin đại chúng. Người viết phải có khả năng tìm hiểu và khẳng định sự thật của sự việc trước khi yêu câu Ủy ban can thiệp.  Đơn khiếu kiện được gửi sau khi đã sử dụng hết các biện pháp trong nước, nếu không thủ tục này sẽ kéo dài quá mức.  Đơn khiếu kiện không được liên quan đến các vụ kiện đã được giải quyết phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc hoặc Hiến chương của OAU hoặc các điều khoản của Hiến chương này. Tiếp nhận đơn khiếu kiện: 28 Khi đơn khiếu kiện được Ủy ban nắm giữ, quyết định liên quan đến việc tiếp nhận sẽ được đưa ra. Điều 56 Hiến chương nêu ra 7 điều kiện để đơn khiếu kiện có thể được tiếp nhận theo điều 55 để được xem xét. Về vấn đề nguyên tắc, tất cả các điều kiện đều phải được xem xét cho một đơn khiếu kiện để khẳng định có thể tiếp nhận. Nếu một điều kiện không được tính đến, đơn khiếu kiện sẽ được tuyên bố là không được tiếp nhận và vụ việc sẽ dừng tại đây. Quyết định tiếp nhận có thể được đưa ra sau khi bản tóm tắt đã được gửi đến cho quốc gia có liên quan và quốc gia đó có cơ hội để giải thích. Quốc gia thành viên và người viết đơn khiếu kiện phải có giới hạn thời gian 3 tháng để đệ trình ý kiến của mình. Sau khi nghiên cứu các tranh luận được 2 bên trình bày, Ủy ban sẽ đưa ra quyết định dựa trên các nguyên tắc của luật nhân quyền quốc tế nhằm bảo vệ cá nhân khỏi sự encroachment của quốc gia. Khi quyết định tiếp nhận đơn khiếu kiện, quyết định này sẽ được chuyển đến cả nguyên đơn và quốc gia liên quan. Về nguyên tắc, quyết định tiếp nhận đơn kiện là cuối cùng. Ví dụ, nếu đơn kiện bị tuyên bố không được tiếp nhận, lí do cho sự khôgn tiếp nhận sẽ được nêu rõ và sẽ kết thúc xem xét đơn khiếu kiện. Tuy nhiên, một đơn khiếu kiện được tuyên bố không được tiếp nhận có thể được xem xét vào thời điểm sau đó nếu nguyên đơn có thể cung cấp thông tin . Mặt khác, nếu đơn khiếu kiện được tuyên bố là được tiếp nhận, các bên sẽ được thông tin và được yêu cầu gửi giải thích của mình. Giải pháp thân thiện: Nếu cả 2 bên bày tỏ nguyện vọng giải quyết hòa bình, Ủy ban sẽ chỉ định một báo cáo viên, thường là một thành viên Ủy ban đã thụ lý vụ việc này, hoặc là một thành viên Ủy ban có 29 trách nhiệm cho các hoạt động ở các quốc gia liên quan hay một nhóm các thành viên ủy ban. Nếu đạt được giải quyết hòa bình, một báo cáo bao gồm giải quyết này sẽ được trình bày với Ủy ban trong phiên họp của Ủy ban. Vụ việc sẽ tự động kết thúc. Mặt khác, nếu không thảo thuận nào đạt được, một báo cáo được đệ trình lên Ủy ban bởi các thành viên Ủy ban liên quan và Ủy ban sẽ quyết định việc xem xét vụ việc. Xem xét vụ việc: Ủy ban tiến hành xem xét các vấn đề cụ thể của vụ việc, để xem xét các khẳng định của nguyên đơn và phản hồi của quốc gia liên quan về các điều khoản của Hiến chương và các khái niệm nhân quyền quốc tế. Trong suốt phiên họp, các bên sẽ tự do trình bày miệng hay băn bản lên Ủy ban. Một số quốc gia cử đại diện đến phiên họp của Ủy ban để bác lại các tranh luận chống lại họ. Các tổ chức phi chính phủ và các cá nhân cũng được trình bày trước Ủy ban. Phán quyết là sự áp dụng luật nhân quyền quốc tế và là sự giải thích Hiến chương, đó là sự xem xét các khẳng định và tranh luận được các bên đệ trình trong phạm vi của Hiến chương châu Phi nói riêng, của luật nhân quyền quốc tế nói chung. Có rất nhiều trường hợp quốc gia không đáp lại các luận điểm của nguyên đơn, có nghĩa là quốc gia đó từ chối hợp tác với Ủy ban. Trong trường hợp như thế, Ủy ban không còn cách nào khác ngoài việc dựa vào trình tự các sự việc để ra phán quyết cuối cùng. Khuyến nghị hay phán quyết của Ủy ban: Quyết định cuối cùng của Ủy ban được gọi là khuyến nghị. Các khuyến nghị được đưa ra sau khi xem xét các sự việc được các bên đệ trình lên Ủy ban. Các khuyến nghị này có trong báo cáo hoạt động hàng năm của thành viên ủy ban được đệ trình lên Hội đồng lãnh 30 đạo quốc gia và chính phủ phù hợp với điều 54 của Hiến chương. Nếu được chấp thuận, các khuyến nghị này sẽ ràng buộc các quốc gia thành viên và được ban hành. Follow – up on the Commission’s recommendations: Ủy ban không thiết lập bất kì thủ tục nào giám sát việc thi hành các khuyến nghị. Tuy nhiên, Ban thư ký sẽ gửi thư nhắc nhở các quốc gia vi phạm các điều khoản của Hiến chương và kêu goi họ tôn trọng các nghĩa vụ theo điều 1 Hiến chương “… để nhận biết các quyền, nghĩa vụ và tự do không thể bị xâm phạm trong Hiến chương này và… chấp thuận các biện pháp pháp lý để thi hành chúng.” Các lá thư đầu tiên được gửi ngay sau khi Hội đồng lãnh đạo quốc gia và chính phủ của OAU thông qua bản báo cáo hoạt động hàng năm cảu Ủy ban và các lá thư sau sẽ được gửi nếu thấy cần thiết. Một vấn đề chính ở đây là vấn đề thi hành. Không có một cơ chế nào cưỡng chế các quốc gia tuân theo các khuyến nghị này, phần nhiều phụ thuộc vào ý chí của các quốc gia. Thủ tục cho các đơn khiếu kiện liên quốc gia: Việc đệ trình của các quốc gia thành viên lên Ủy ban việc một quốc gia thành viên khác vi phạm điều khoản trong Hiến chương được nêu rõ trong 2 thủ tục được nói đến trong điều 48 – 53 của Hiến chương châu Phi và điều 93 – 101 của điều lệ thủ tục Ủy ban. Thủ tục đầu tiên trong điều 48 yêu cầu Ủy ban nhận và xem xét đơn khiếu kiện từ quốc gia chỉ sau khi quốc gia đó đã có nỗ lực trong việc giải quyết tranh chấp với một quốc gia khác nhưng không thành công. Nếu sau 3 tháng tranh chấp không được giải quyết, quốc gia đó có thể đệ trình đơn khiếu kiện lên Ủy ban thông qua chủ tịch và thông báo với quốc gia liên quan. 31 Thủ tục thứ 2 cho phép một quốc gia không muốn đàm phán song phương với quốc gia bị buộc tội, có thể chuyển thẳng các vi phạm nhân quyền đến Ủy ban, với việc đệ trình đơn khiếu kiện tới chủ tịch của Ủy ban, Tổng thư kí của OAU và các quốc gia liên quan. Không giống như thủ tục liên quan đến “các đơn khiếu kiện khác”, theo 2 thủ tục này, Hiến chương yêu cầu Ủy ban phải được đệ trình cụ thể đến chủ tịch Ủy ban và buộc các quốc gia khiếu kiện tự thông báo với các quốc gia khác thay vì Ủy ban làm thế. Theo cả 2 thủ tục này, Ủy ban có thể tiến hành xem xét đơn khiếu kiện ngay sau khi Ủy ban khẳng định rằng tất cả các phương pháp trong nước đã được dùng hết, nếu không rõ ràng với Ủy ban rằng thủ tục đạt được các biện pháp này là kéo dài quá mức. Ủy ban nếu thấy cần thiết có thể yêu cầu quốc gia cung cấp các thông tin thích hợp, và khi Ủy ban xem xét vấn đề, Ủy ban có thể mời quốc gia trình bày cả bằng miệng va bằng văn bản. Mục tiêu chính của Ủy ban trong 2 thủ tục trên là để đảm bảo một cơ chế giải quyết friendly. Tuy nhiên, sau khi đã thử tất cả các cách thích hợp để đạt được một giải pháp hòa bình dựa trên các quyền con người, Ủy ban sẽ chuẩn bị một bản báo cáo trong một khoảng thời gian hợp lý đến các quốc gia liên quan và trình bày báo cáo lên Hội đồng của OAU. Trong báo cáo của mình lên Hội đồng, Ủy ban có thể chỉ ra những khuyến nghị mà nó thấy có ích. Thủ tục báo cáo quốc gia: Một trong những cách hiệu quả nhất mà Ủy ban có thể đảm bảo việc thúc đẩy và bạo vệ quyền con người là thông qua thủ tục báo cáo quốc gia. Theo điều 1 Hiến chương châu Phi, các quốc gia thành viên phải chấp thuận các biện pháp pháp lý cũng như các biện pháp khác để các điều khoản trong Hiến chương có hiệu lực. 32 Theo điều 62, các quốc gia phải đệ trình báo cáo để chỉ ra họ đã thực thi điều 1 Hiến chương đến đâu… Hầu hết các cơ quan nhân quyền chính đều sử dụng thủ tục này để đánh giá những tiến bộ trong việc hoàn thành các nghĩa vụ của các quốc gia thành viên. Cần chú ý, 51 quốc gia thành viên phê chuẩn Hiến chương này nhưng chỉ có 30 quốc gia thành viên đệ trình báo cáo quốc gia trước Ủy ban cho đến 10/2001, và không một quốc gia thành viên nào thường xuyên đệ trình. Hầu hết các quốc gia đều hiểu nhầm rằng hệ thống báo cáo quốc gia là một diễn đạt nhằm bôi xấu họ. Tuy nhiên, những quốc gia đã trình bày báo cáo quốc gia trước Ủy ban châu Phi đều nhận ra rằng đấy là cách tốt nhất cho các quốc gia để xây dựng lòng tin, sự hợp tác vững mạnh với Ủy ban. Mục đích của báo cáo quốc gia: Một trong những mục đích cơ bản cảu hệ thống báo cáo quốc gia len Ủy ban là nhằm thiết lập nên cơ cấu cho cuộc đối thoại mang tính xây dựng giữa Ủy ban và các quốc gia. Cuộc đối thoại này tuy nhiên không phải là mục tiêu cuối cùng của hệ thống, mà là một công cụ để đạt được các mục tiêu khác. Khi kênh đối thoại được thiết lập, Ủy ban có thể dùng nó để nâng cao các cơ chế nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Lợi ích và thuận lợi của việc báo cáo quốc gia: 1. Giám sát việc thực thi Hiến chương: các báo cáo mang lại cho Ủy ban một hiểu biết tốt hơn các loại vấn đề các quốc gia hay gặp phải trong việc thi hành các điều khoản của Hiến chương. 2. nhận biết khó khăn: Ủy ban khuyến nghị rằng báo cáo quốc gia không nên chỉ nêu ra các biện pháp được áp dụng nhằm thực thi các điều khoản của Hiến chương, mà còn chỉ ra các nhân tố và khó khăn cản trở việc thi hành Hiến chương một cách hiệu quả. 33 3. chia sẻ thông tin giữa các quốc gia thành viên: hệ thống báo cáo quốc gia cũng cho phép Ủy ban thu thập thông tin về các kinh nghiệm chung, cả tốt cả xấu, từ các quốc gia thành viên, để các quốc gia có thể học hỏi lẫn nhau. Thủ tục tại Ban thư ký: Sau khi nhân được báo cáo, Ban thư ký nghiên cứu chúng và thông báo đến cho các thành viên của Ủy ban. Các bản copy được gửi đển từng thành viên Ủy ban. Các tổ chức nhân quyền quan trọng như Amnesty International and the International Commission of Jurists, tổ chức phi chính phủ của các quốc gia mà đệ trình báo cáo cũng được thông tin hay được gửi bản copy của báo cáo. Sự phân phối báo cáo quốc gia này phù hợp với Điều 78 của the Commission’s Rules of Procedure, các tổ chức nhân quyền này có thể được yêu cầu giúp đỡ Ủy ban. Ban thư ký, với thông tin có sẵn, sẽ chuẩn bi các câu hỏi để chất vấn các đại diện của quốc gia. Các câu hỏi không nhất thiết giới hạn đến thông tin trong báo cáo. Các câu hỏi có thể được chuyển đến quốc gia liên quan và các thành viên Ủy ban ít nhất 6 tuần kể từ ngày hội nghị nhóm họp mà báo cáo được xem xét. Một lá thư, cùng với một list các câu hỏi chuẩn bị sẵn tại Ban thư ký, được chuyển đến quốc gia nhằm yêu cầu quốc gia gửi đến một người có năng lực cao để trình bày bản báo cáo. Rất quan trọng nếu các quốc gia gửi đại diện – người có thể trả lời các câu hỏi đã được đưa ra trước. Thủ tục tại Hội nghị: Quá trình xem xét báo cáo quốc gia được hoàn tất trong phiên họp mở của Ủy ban, trước tất cả các thành viên bao gồm các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan nhân quyền thuộc phạm vi quốc gia. Tuy nhiên, chỉ có thành viên Ủy ban mới có thể đưa ra câu hỏi chất vấn đại diện của các quốc gia. 34 Không có khoảng thời gian cố định cho đại diện của các quốc gia trình bày. Sau khi trình bày xong, các câu hỏi sẽ được các báo cáo viên đưa ra cho đại diện của các quốc gia. Ngoài ra còn có phần bổ sung các câu hỏi thêm của các thành viên khác của Ủy ban. Thành phần câu hỏi không bị giới hạn trong số các câu hỏi đã được Ban thư ký chuẩn bị. Trước đây, sau phiên hỏi đáp, Ủy ban sẽ tiến hành một cuộc họp kín để bàn bạc các khuyến nghị có thể. Nhưng thực tiễn này đã được thay đổi, ngày nay, sau quá trình chất vấn, báo cáo viên tóm tắt và chủ tịch kết thúc cuộc thảo luận bàn bạc. Follow – up: Sau khi xem xét báo cáo quốc gia, Ủy ban thường quyết định một lá thư gửi cho quốc gia liên quan, tóm tắt lại cuộc xem xét và nêu lại những câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Điều 85(3) yêu cầu “nếu nếu sau khi xem xét xong báo cáo, quốc gia thành viên không tuân thủ nghĩa vụ của mình theo Hiến chương, Ủy ban có thể đưa ra những lời nhận xét chung cho quốc gia đó nếu thấy cẫn thiết”. Quốc gia sau đó được yêu cầu đệ trình lên ban thư ký của Ủy ban một số thôgn tin thêm nếu thấy cẫn thiết. Ủy ban có thể quy định giới hạn thời gian cho các nhận xét ca các quốc gia thành viên khác. Tòa án nhân quyền châu Phi: Hệ thống bảo vệ quyền con người của châu Phi gần đây có thêm cơ chế mới, Tòa án nhân quyền châu Phi. Nghị định thư của Hiến chương nhân quyền châu Phi về việc thành lập Tòa án nhân quyền châu Phi được phê chuẩn 9/6/1998 tại Hội nghị cấp cao lãnh đạo các nước và chính phủ ở Ouagadougou, Burkina Faso. Quá trình thảo ra Nghị định thư này được bắt đầu từ Hội nghị cấp cao lãnh đạo các quốc gia và chính phủ của OAU - Tổ chức liên hiệp châu Phi tại Tunis vào 6/1994. Một nghị quyết được chấp thuận tại cuộc họp này yêu cầu Tổng thư ký của OAU tổ chức một cuộc họp các chuyên gia chính phủ để xem xét các cách nhằm nâng cao tình hiệu quả của Ủy 35 ban nhân quyền và quyền con người ở châu Phi và cũng xem xét tính cấp thiết cảu việc thành lập Tòa án nhân quyền châu Phi. Tổng thư ký OAU đã đệ trình bản thảo của Nghị định thư này tại cuộc họp các chuyên gia chính phủ tại Cape Town, Nam Mỹ vào 9/1995. Trải qua rất nhiều các cuộc họp, nhưng phải cho đến cuộc họp bộ trưởng tư pháp vào 12/1997, bản thảo Nghị định thư mới được thông qua, trước khi được phê chuẩn tại Hội nghị cấp các lãnh đạo các quốc gia và chính phủ tại Burkina Faso. Nghị định thư sẽ có hiệu lực 30 ngày sau khi 15 văn bản pháp lý được phê chuẩn. Nhưng cho đến ngày 1/10/2000, chỉ có 4 quốc gia phê chuẩn Nghị định thư này: Senegal, Burkina Faso, Gambia và Botswana. Thẩm quyền của Tòa án: Theo điều 3,4 Nghị định thư, Tòa án được trao quyền cả trong thẩm quyền xét xử và đưa ra ý kiến tư vấn. Ai có thể đệ đơn kiện: Theo điều 5 – đoạn 1, các quốc gia sau có quyền trình vụ kiện lên Tòa án:  Ủy ban nhân quyền châu Phi  Quốc gia thành viên đệ trình đơn kiện lên Ủy ban  Quốc gia thành viên chống lại đơn kiện được đệ trình  Quốc gia thành viên có công dân là nạn nhân của sự vi phạm nhân quyền, và các tổ chức liên chính phủ của châu Phi có những vấn đề liên quan đến chúng. Các vấn đề cũng có thể được tham vấn tới Tòa án bởi quốc gia thành viên với tư cách là bên thứ 3, nếu quốc gia thành viên này nhận thấy lợi ích của nó trong vụ kiện không liên quan ngay từ đầu. ( điều 5 đoạn 2). Điều 5 đoạn 3, đưa ra một option cho việc xét xử liên quan đến những vụ kiện được đệ trình bởi cá nhân hay các tổ chức phi chính phủ với địa vị quan sát viên trước Ủy ban nhân quyền châu Phi. Để Tòa án có thể nhận được đơn kiện của cá nhân, quốc gia chống lại đơn 36 kiện đã được đệ trình phải nhận thức được năng lực của Tòa án có thể nhận được các communication theo điều 34 đoạn 6 của Nghị định thư. Nhận xét: Với điều khoản cuối này, hệ thống châu Phi cũng phù hợp với luật thủ tục của các hệ thống nhân quyền khác cũng giới hạn quyền cá nhân tiếp cận tới các tổ chức nhân quyền quốc tế. Chỉ có tại cấp Liên hợp quốc hay hệ thống nhân quyền của các khu vực khác, quyền đệ đơn kiện của cá nhân nhìn chung là vấn đề của điều khoản tùy ý, và năng lực pháp lý của các tổ chức trong việc xem xét đơn kiện cá nhân đặt ra vấn đề đối với quốc gia đã tuyên bố công nhận năng lực pháp lý này. ( với việc chấp thuận và đưa vào hiệu lực của Nghị định thư số 11 của Công ước châu Âu bảo vệ quyền con người và các tự do cơ bản, hệ thống nhân quyền châu Âu đã có một sự tiến bộ đáng kể trong việc bảo vệ quyền của cá nhân. Tòa án được trao năng lực pháp lý bắt buộc xem xét đơn kiện cá nhân mà họ là nạn nhân của vi phạm nhân quyền.) Tòa án có thẩm quyền nghe tất cả các vụ kiện liên quan đến việc giải thích và áp dụng Hiến chương nhân quyền châu Phi, Nghị định thư của Hiến chương và các văn bản pháp lý nhân quyền khác ( điều 3). Về bản chất, Tòa án có thể áp dụng các điều khoản của Hiến chương nhưng cũng có thể của bất kỳ văn bản pháp lý về nhân quyền thích hợp khác được ký kết bởi các quốc gia liên quan ( điều 7). Ngoài ra, Tòa án còn có thể áp dụng the International Bill of Human Rights ( bao gồm Tuyên ngôn Nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và 2 Nghị định thư kèm theo liên quan đến án tử hình và khiếu kiện nhà nước và Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa) và rất nhiều các hiệp định quốc tế về nhân quyền khác đã được thông qua trong khuôn khổ của LHQ như Côn ước chống bạo hành, hay trong khuôn khổ các tổ chức chuyên biệt như ILO, UNESCO…. Thẩm quyền xin ý kiến tư vấn: 37 Theo điều 4 của Nghị định thư, Tòa án có quyền đưa ra ý kiến theo yêu cầu của quốc gia thành viên hoặc theo yêu cầu của tổ chức được OAU thừa nhận, về bất kì vấn đề pháp lý nào liên quan đến Hiên chương hay bất kì các văn bản pháp lý về nhân quyền khác của châu Phi. Nhìn chung, các ý kiến tư vấn này không mang tính chất ràng buộc. Trên thực tế, tuy nhiên, ý kiến của Tòa có thể được xem như là sụ tham khảo cho một giải thích năng động về Hiến chương nhân quyền châu Phi và các công ước nhân quyền khác. Cơ cấu Tòa án: Theo điều 11 đến 15 của Nghị định thư, Tòa án bao gồm 11 thẩm phán được bầu bởi các quốc gia thành viên với nhiệm kỳ 6 năm. Chỉ các quốc gia thành viên của Nghị định thư mới được đề cử ứng cử viên. Mỗi một quốc gia được đề cử 3 ứng cử viên, ít nhất 2 trong số họ phải mang quốc tịch quốc gia đó( điều 12), nhưng Tòa án có thể không bao gồm nhiều hơn 1 công dân của cùng một quốc gia. Hơn thế nữa các quốc gia thành viên phải xem xét đến yếu tố cân bằng giới trong việc đề cử ứng cử viên. Khi lựa chọn thẩm phán, các quốc gia phải đảm bảo sự hiện diện cân bằng giới công bằng và hợp lý giữa các vùng chính của châu Phi và truyền thống pháp lý cơ bản của các vùng. Thẩm phán của Tòa án được bầu bởi thông qua một cuộc bỏ phiếu kín của Hội đồng lãnh đạo quốc gia và chính phủ của OAU (điều 14). Để đảm bảo tính liên tục trong công việc của Tòa án, điều 15 quy định nhiệm kì của 4 thẩm phán được bầu trong lần bầu cử đầu tiên kết thúc sau 2 năm, nhiệm kì của 4 thẩm phán tiếp theo kêt thúc sau 4 năm và nhiêm kì của 3 thẩm phán còn lại sẽ kêt thúc sau 6 năm. Tòa án sẽ lựa chọn chủ tịch và phó chủ tịch trong nhiệm kì 2 năm. Chức năng và quyền hạn của họ được thiết lập trong Điều lệ thủ tục của Tòa án( điều 21). Nhận xét: 38 Điều 13 đoạn 23 trong sự liên kết với điều 14 cho chúng ta sự ấn tượng rằng tất cả thành viên của OAU đều được bỏ phiếu để lựa chọn thẩm phán cho Tòa án. Trên thực tế, chỉ có quốc gia là thành viên của Nghị định thư mới có quyền bỏ phiếu. Nếu không thì thật là nghịch lý nếu như quốc gia không phải là thành viên lại đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập nên một cơ chế mà họ không mong muốn tham gia cũng như không quan tâm đến chúng miễn là họ không phê chuẩn Nghị định thư. Mặc dù các ứng cử viên được giới thiệu bởi các quốc gia, nhưng cac thẩm phán được lựa chọn dựa trên năng lực cá nhân với tình đạo đức cao và có kinh nghiệm cũng như kiến thức về vấn đề nhân quyền. Như vậy các thẩm phán không phải là đại diện của các quốc gia, họ đảm nhận để thi hành nghĩa vụ của mình một cách vô tư công bằng và tận tâm. ( điều 16). Theo điều 17, sự độc lập của các thẩm phán được đảm bảo phù hợp với luật quốc tế. Họ được miễn trừ ngoại giao và được trao các đặc quyền cần thiết để thực thi nghĩa vụ của mình. Để đảm bảo được tính đạo đức, các thẩm phán không được dự bất kì vụ kiện nào mà trước đó họ đã tham gia và phải từ chối đưa ra ý kiến trong tất cả các vụ kiện liên quan đên quốc gia mà họ là công dân. Thủ tục tòa án: Điều 6 đoạn 2 chỉ ra rằng các quy tắc của Tòa về việc tiếp nhận các vụ được cá nhân đệ trình lên phải xem xét các điều khoản của điều 56 Hiến chương, các điều khoản này đặt ra các điều kiện cho việc tiếp nhận các communications được đệ trình lên Ủy ban nhân quyền châu Phi. Các điều kiện này vì thế sẽ được áp dụng cho các vụ kiện được đưa ra trước Tòa án. Không kể đến việc tiếp nhận các vụ kiện dựa trên cơ sở các điều kiện này thì Tòa án hoàn toàn tự do trong việc xem xét vụ kiện hoặc chuyển chúng cho Ủy ban theo điêu6 đoạn 3. Tòa án cũng có thể xin ý kiến cảu Ủy ban trước khi quyết định có tiếp nhận vụ kiện hay không ( điều 6 đoạn 1). 39 Nói chung, Nghị định thư không đưa ra câu trả lời cho các nghi vấn về vấn đề thủ tục. Đặc biệt, nó không chỉ rõ ra rằng bằng thủ tục nào và theo điều kiện nào 1 vụ kiện đang được Ủy ban xem xét hoặc được Tòa án trả trở lại cho Ủy ban có thể rồi sau đó chuyển đến Tòa án. Với những nghi vấn chưa được giải đáp, Nghị định thư hướng dẫn tham khảo đến Điều lệ thủ tục của Tòa án. Xem xét vụ kiện: Theo điều 10, Tòa án có thể công khai thủ tục của tòa, nếu không có thể quay video miễn là phù hợp với các điều kiện được thiết lập trong điều lệ thủ tục của tòa. Cũng theo điều 10, phù hợp với luật quốc tế, bất kì cá nhân, người làm chứng hay đại diện của các bên đệ trình trước tòa sẽ được cung cấp sự bảo vệ cần thiết. Số thẩm phán cần cho việc xem xét 1 vu kiện được quy định ít nhất 7. Theo điều 26, xem xét vụ kiện được đệ trình lên tòa phải diễn ra cùng với phiên điều trần của tất cả các bên. Trong suốt quá trình này, Tòa án sẽ chấp thuận các biện pháp điều khoản khi Tòa cho là cần thiết trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và cấp bách, khi cần thiết để tránh được những nguy hiểm không thể đền bù đưojc cho các cá nhân. ( điều 27 đoạn 2). Phán quyết của Tòa án: Khi tòa đã xem xét vụ kiện xong, Tòa sẽ bàn bạc kĩ lưỡng, và đưa ra phán quyết trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc quá trình bàn bạc. Phán quyết của Tòa được quyết định bằng đa số. Mỗi một thẩm phán có quyền thêm các ý kiến riêng hay chống lại phán quyết theo đa số của Tòa. Lí do cho phán quyết đó phải được đưa ra, và phán quyết phải được đọc lên trong phiên tòa mở. Nếu Tòa án thấy có sự vi phạm về nhân quyền và quyền con người, Tòa sẽ đưa ra các mệnh lệnh thích hợp nhằm giải quyết vụ việc, bao gồm cả các khoản bồi thường và hoàn lại hợp lí. 40 Phán quyết của Tòa la cuối cùng và không có quyền kháng cáo. Tòa án tuy nhiên có thể giải thích phán quyết của mình thậm chí xem xét lại chúng, nhưng chỉ có thể trong phạm vi của các chứng cứ mới theo các điều kiện được thiết lập trong Điều lệ thủ tục ( điều 28). Thi hành phán quyết: Thi hành phnas quyết của tòa chủ yếu dựa trên tinh thần tự giác. Theo điều 30, các quốc gia thành viên của Nghị định thư phải tuân theo phán quyết của Tòa trong bất kì vụ kiện nào mà quốc ga đó là bên tranh chấp và phải đảm bảo thi hành trong thời gian qui định của Tòa án. Hội đồng Bộ trưởng có trách nhiệm giảm sát việc thi hành phán quyết của Tòa, theo điều khoản của điều 29 đoạn 2. Hơn nữa, trong bản báo cáo tới mỗi phiên họp định kì của Hội đồng lãnh đạo quốc gia và chính phủ, Tòa án cụ thể phải chỉ rõ các vụ kiện mà trong đó Quốc gia không tuân theo phán quyết của Tòa. Kết luận: Hệ thống nhân quyền châu Phi đã được tăng cường sức mạnh nhờ sự ra đời của Nghị dịnh thư của Hiến chương nhân quyền và quyền con người châu Phi về việc thiết lập Tòa án nhân quyền châu Phi. Tuy nhiên, Nghị định thư vẫn còn tồn tại nhiều nghi vấn về vấn đề thủ tục, nhưng rất may đã được giải quyết thông qua điều lệ thủ tục của Tòa án – the Rules of Procedure of the Court. Tính hiệu quả của Tòa, đến một chừng mực nào đấy, phụ thuộc vào kĩ năng và sự sáng suốt mà nhờ đó các quy tắc này được thiết lập nên. Nhưng trên hết sự thành công của Tòa án sẽ phụ thuộc vào ý chí của các quốc gia tôn trọng Nghị định thư bằng cách phê chuẩn Nghị định thư, và một khi Tòa án đã được thiết lập, để trao cho Tòa những phương tiện cần thiết để trở thành một tòa án thực sự điều hành luật. 41 So sánh cơ chế nhân quyền ở các khu vực châu Âu, châu Mỹ và châu Phi 1. Bối cảnh ra đời - Châu Âu: Có 3 nhân tố chính đưa đến sự ra đời của công ước nhân quyền châu Âu: Sự phản ứng sau những thảm họa mà chủ nghĩa phát xít đã gây ra cho con người. Sau chiến tranh, các nước thành viên Hội đồng châu Âu (thành lập 1949) và Liên minh châu Âu (1952) đều muốn lôi kéo chính quyền mới ở Tây Đức vào 1 khuôn khổ nhân quyền chung để dần xóa bỏ tư tưởng cùng các lực lượng phát xít vẫn tồn tại ở nước này. Chính phủ các nước Tây Âu còn muốn tập hợp lực lượng để đối phó về mặt tư tưởng với Liên Xô và các nước dân chủ Đông Âu, đồng thời đối phó với các lực lượng cộng sản hoặc cánh tả ở ngay các nước Tây Âu. - Châu Mỹ Nhân tố đặc thù đưa đến sự hình thành cơ chế nhân quyền ở châu Mỹ là tình trạng các chế độ độc tài quân sự ở nhiều nước và luôn có đe dọa đảo chính quân sự. Các chế độ độc tài quân sự thường vi phạm nghiêm trọng quyền con người. Sự ra đời của cơ chế quyền con người của châu Mỹ một phần cũng thể hiện cuộc đấu tranh của nhiều lực lượng xã hội nhằm có được chế độ dân sự ở nước mình. 2. So sánh các quyền được nêu trong các công ước về quyền con người của Châu Âu , châu Mỹ, châu Phi - Công ước nhân quyền châu Âu: Quá trình hình thành công ước nhân quyền ở châu Âu diễn ra tương đối nhanh (từ năm 1948 đến năm 1950). Công ước châu Âu có tất cả 25 quyền bao gồm các quyền về dân sự chính trị. - Công ước nhân quyền châu Mỹ: Năm 1969 CƯ châu Mỹ chính thức được thông qua. Về nội dung các quyền đảm bảo 26 quyền. Nếu so về mặt số lượng công ước châu Mỹ nhiều hơn châu Âu một quyền. Nhưng một số 42 quyền được CƯCM nói đến nhưng châu Âu thì ko. Đó là quyền được phúc đáp, các quyền trẻ em, quyền được có tên và có quốc tịch, quyền được tị nạn, quyền được tham gia vào chính phủ. Các định nghĩa trong CƯCM gần với các định nghĩa trong CƯ dân sự chính trị của LHQ hơn. - Hiến chương nhân quyền châu Phi: Hiến chương châu Phi về con người và quyền con người so với hai CƯCM và CƯCA thì ra đời muộn hơn năm được ký và có hiệu lực năm 1986. Phạm vi các quyền dân sự chính trị của Hiến chương châu Phi rộng hơn nhiều so với 2 CƯ trên (các nghĩa vụ của công dân, quyền dân tộc). Như vậy, do quan niệm của từng khu vực, các quyền được đề cập đến trong các CƯ không thể hoàn toàn giống nhau. Về cơ bản mà thì CƯCA và CƯCM đều nói đến những quyền tương tự nhau. Chỉ có HCCP là có điểu khác biệt hoàn toàn vì đã đề cập đến cả các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội, các quyền dân tộc và các nghĩa vụ trong cộng đồng. So sánh các bộ máy thực hiện của các cơ chế khu vực về quyền con người - Ủy ban nhân quyền khu vực + Quá trình hình thành và cơ cấu thành viên. Sự khác biệt đầu tiên là ủy ban nhân quyền châu Âu và châu Mỹ là một trong những cơ quan thực hiện trách nhiệm bảo vệ quyền con người. Còn UBNQCP là cơ quan duy nhất trong cơ chế quyền của con người của khu vực. Thứ hai là, UBNQ châu Âu và châu Phi đều được thành lập dựa trên công ước, còn UBNQ châu Mỹ là sự phát triển lên của một cơ quan đã có từ trước. Số lượng các thành viên của ủy ban nhân quyền Châu Âu tương đương với số lượng các quốc gia phê chuẩn công ước. UB nhân quyền Châu Phi gồm 11 thành viên. Ủy ban nhân quyền châu Mỹ có 7 thành viên. + Chức năng và thẩm quyền của các ủy ban nhân quyền  Ủy ban nhân quyền châu Âu: nhìn chung vai trò của UBNQ châu Âu về cơ bản cũng giống các ủy ban khác: xem xét khiếu nại về các vi phạm đối 43 với CƯCA, thu thập các dữ kiện, cố gắng đạt được các giải pháp thân thiện cho các vụ việc, nếu ko UB sẽ phải cho ý kiến xem thực ra đó có phải là một sự vi phạm CƯCA hay ko.  Ủy ban nhân quyền châu Mỹ: ủy ban nhân quyền liên Mỹ cũng xem xét các khiếu kiện về vi phạm đối với quyền con người và cũng có những chức năng tương tự như UBNQ châu Âu. Nhưng khác với UBNQ châu Âu, UBNQ châu Mỹ vừa hoạt động theo quy chế của ủy ban vừa theo chương 7 của CƯ Liên Mỹ (do ko phải quốc gia châu Mỹ nào cũng là thành viên của UBNQ châu Mỹ và CƯLM, mà ủy ban lại đươc thành lập trước khi CƯLM ra đời với quy chế riêng của nó). Về thủ tục khiếu kiện giữa các quốc gia, các quốc gia có thê tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của UBNQLM bất cữ lúc nào, trong một thời điểm xác định hoặc ko xác định, hoặc trong 1 vụ việc cụ thể (điều 45). Điều này giống với thủ tục của UBCPhi nhưng hoàn toàn trái với ủy ban nhân quyền châu Âu. Một khi đã phê chuẩn CƯLM thì cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận thủ tục khiếu kiện cá nhân, còn thủ tục khiếu kiện giữa các quốc gia thì lại được lựa chọn. Đây là điểm tiến bộ hơn của cơ chế châu Mỹ và Châu Phi so với cơ chế châu Âu.  Ủy ban nhân quyền châu Phi: là cơ quan duy nhất bảo vệ quyền con người. Ủy ban này gồm hai chức năng chính là hỗ trợ việc thực hiện HCCP, đồng thời đảm bảo các quyền được công nhận trong HCCP sẽ được bảo vệ với thẩm quyền tương tự như các UBNQ của Châu Âu và Châu Mỹ. Để bảo vệ quyền con người, khác với châu Âu và châu Mỹ HCCP quy định rất rõ ưu tiên hàng đầu của họ là giải pháp thân thiện. ngoài ra theo điều 47 các quốc gia đó được khuyến khích tiếp xúc trực tiếp với nhau để giải quyết vấn đề mà ko cần đến ủy ban. Đây là cách giải quyết không chính thức mà chỉ có ở cơ chế châu Phi mới có. So sánh TA nhân quyền của 3 khu vực châu Âu, châu Mỹ, châu Phi. 44 Tòa án nhân quyền châu Phi Tòa án nhân quyền Liên Mỹ Tòa án nhân quyền châu Âu Thẩm phán Là những cá nhân, công dân của các quốc gia thành viên Nghị định thư về việc thiết lập một TANQCP 6/1998, được bầu ra trên cơ sở cá nhân. Là những cá nhân, công dân của các quốc gia thành viên công ước LM về quyền con người, được bầu ra với tư cách cá nhân. Là những cá nhân, công dân của các quốc gia thành viên CƯ châu Âu về quyền con người, được bầu ra trên cơ sở cá nhân. Số lượng thẩm phán 11 7 Số lượng bằng với số quốc gia thành viên của Hội đồng châu Âu (41).(Điều 38) Sự bầu cử các thẩm phán Được bầu cử bởi Hội đồng Những người đứng đầu nhà nước và chính phủ Tổ chức Thống nhất Châu Phi. Được bầu bởi các Quốc gia thành viên công ước tại Đại hội đồng của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ. Được bầu bởi Hội đồng Nghị viện của Hội đồng châu Âu. 45 Nhiệm kỳ 6 năm, có thể gia hạn một lần 6 năm, có thể gia hạn một lần 6 năm, được gia hạn không giới hạn. Sự thực hiện nhiệm vụ của các thẩm phán. Vĩnh cửu Thẩm quyền của Tòa Thẩm quyền xét xử và tư vấn Thẩm quyền xét xử (không bắt buộc) và tư vấn Thẩm quyền xét xử và tư vấn 46 Ai có quyền đệ trình vụ việc lên TA Thẩm quyền bắt buộc - UBNQ CP - Các QG thành viên. - Các Tổ chức liên chính phủ CP. Thẩm quyền không bắt buộc - Cá nhân, các Tổ chức phi chính phủ có vị trí là những quan sát viên của UBNQCP. Thẩm quyền bắt buộc (không có) Thẩm quyền không bắt buộc - Các QG thành viên, UBNQ Liêm Mỹ (Các cá nhân, nhóm cá nhân hay các TC phi chính phủ về mặt pháp lý được công nhận chỉ có quyền đệ trình vụ việc lên UNNQLM, nếu có vụ việc phát sinh, UB vào cuối vụ kiện, chuyển các vụ này tới TA để TA ra phán quyết. Thẩm quyền bắt buộc - Các bên cam kết liên cao - Cá nhân, nhóm cá nhân, các tổ chức phi chính phủ tuyên bố rằng mình là nạn nhân của một sự vi phạm quyền được bảo đảm bởi CƯ châu Âu về quyền con người. Thẩm quyền không bắt buộc (không có) 47 Thẩm quyền ratione materiae Thẩm quyền ràng buộc đối với việc giải thích và thực hiện Hiến chương, Nghị định thư và các văn kiện pháp lý khác liên quan đến quyền con người. Thẩm quyền ràng buộc với việc thi hành và giải thích Công ước nhân quyền Liên Mỹ. Những vấn đề liên quan đến giải thích và thi hành Công ước châu Âu về quyền con người và các nghị định thư của nó. Điều kiện của phiên tòa Công khai. Trường hợp đặc biệt, xử kín. Công khai. Trường hợp đặc biệt, xử kín. Công khai, trừ những trường hợp ngoại lệ. Xem xét vụ việc Mâu thuẫn Mâu thuẫn Mâu thuẫn Loại phán quyết Các phán quyết, được quyết định bởi đa số. các phán quyết, được quyết định bởi đa số các thẩm phán. Các phán quyết, được quyết định bởi đa số. 48 Khả năng kháng cáo Ko được kháng cáo, nhưng có khả năng yêu cầu giải thích, xem xét lại bản án trong một số trường hợp nhất định. Ko được kháng cáo, nhưng có thể yêu cầu giải thích lại. Có thể gửi vụ việc lên Phân tòa lớn (Grand Chamber). Sự thi hành phán quyết Tự nguyện, có sự giám sát của Hội đồng Bộ trưởng. Tự nguyện. Tự nguyện, có sự giám sát của UB Bộ trưởng. 3. CƠ CHẾ NHÂN QUYỀN KHU VỰC VÀ CƠ CHẾ LHQ Hiến chương LHQ cùng một loạt các văn kiện pháp lý quốc tế về nhân quyền ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ II đã đưa vấn đề bảo vệ quyền con người trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. Các cơ chế nhân quyền khu vực là một bộ phận của hệ thống nhân quyền quốc tế. Sự ra đời của các tổ chức nhân quyền này không làm mất đi tính phổ biến của quyền con người mà còn góp phàn làm phong phú thêm nội hàm của nó, vận dụng cơ chế nhân quyền phù hợp với điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hoá ở mỗi khu vực So với cơ chế bảo vệ quyền của con người của LHQ các cơ chế bảo vệ quyền con người của các khu vực có tính hiệu quả hơn do số lượng các quốc gia trong từng cơ chế nhỏ hơn nhiều sơ với cơ chế của LQH. Hơn nữa, các quốc gia trong từng khu vực có nhiều nét tương đồng về quan điểm, văn hóa, mức độ phát 49 triển cũng như sự tin tưởng lẫn nhau nên dễ đi đến những cam kết chặt chẽ hơn về việc đảm bảo thực thi quyền con người. Mặc dù cơ chế bảo vệ quyền con người ở các khu vực có tính hiệu quả hơn nhưng vẫn cần có cơ chế bảo vệ nhân quyền của LHQ vì các quốc gia trong từng khu vực dễ cam kết đảm bảo một số quyền nhưng lại khó thống nhất hơn ở cấp độ toàn cầu. Vì thế có thể nói cơ chế bảo vệ quyền con người ở cấp độ toàn cầu và khu vực luôn luôn tồn tại song song, bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, vấn đề sẽ khác nếu nhìn từ phương diện phạm vi thi hành. Ngay cả những hệ thống thiết chế được coi là hoàn thiện nhất cũng khó lòng được chấp nhận ở tất cả các khu vực trên thế giới. Thậm chí ngay tại EU, không phải tất cả các nước thành viên đều đã chấp nhận những điều khoản trong Hiệp ước Châu Âu. Một số khu vực như châu Á và Đông Âu đã nhiều lần lên tiếng phản đối bất cứ sự áp đặt nào về một khuôn mẫu hay sự kiểm soát của quốc tế. Trên thực tế, có lý do để cơ chế nhân quyền khu vực khác với những cơ chế khác mà vẫn phù hợp với Tuyên ngôn Nhân quyền toàn cầu. Các tổ chức khu vực thường lấy Tuyên ngôn làm cơ sở pháp lý để có thể dễ dàng được các quốc gia khác chấp nhận, và mục tiêu thường được nhắc đến trong tuyên bố thành lập chính là tăng cường một số hay tất cả các quyền được đề cập trong Tuyên ngôn. Cách lập luận này còn có thể được củng cố bằng 2 luận điểm: - Thứ nhất, do tính đa dạng của các quốc gia ngày nay, một hệ thống khu vực rõ ràng dễ được chấp nhận hơn các thỏa ước mang tính toàn cầu. Một quốc gia không thể bị buộc phải chấp nhận thiết chế kiểm soát quốc tế nào nếu không tin tưởng vào hiệu quả của nó, mà sự tin tưởng này sẽ dễ dàng có được khi cơ chế quốc tế đó được xây dựng bởi một nhóm những nước có quan điểm gần nhau – điều khá thuận lợi đối với các tổ chức khu vực. Hơn nữa, quốc gia sẽ sẵn sàng giành quyền lực lớn hơn cho một tổ chức nơi gồm có các 50 nước láng giềng và bạn bè hơn là một tổ chức rộng mà trong đó bản thân và đồng minh của mình chỉ đóng một vai trò nhỏ. - Thứ hai, đơn giản là vấn đề khoảng cách địa lý. Một khiếu kiện được đưa ra, ví dụ ở EU, rõ ràng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn nếu giải quyết ngay tại EU thay vì đưa sang châu Mỹ, hay những nơi đặt cơ quan chuyên trách khác của LHQ. Trong trường hợp này, tính cơ động, linh hoạt và hiệu quả đã được tính đến. Cũng cần nhấn mạnh rằng việc thành lập những cơ chế khu vực là hoàn toàn phù hợp với Hiến chương LHQ. Điều 33-52 HC thừa nhận sự hợp thức của những tổ chức khu vực chống lại các mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfc_1405.pdf