Campuchia
Mục tiêu của ta là nâng cao hiệu quả hợp tác, củng cố và phát triển mối quan hệ Việt Nam -Campuchia theo phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truy ền thống, hợp tác toàn diện, bền
vững lâu dài”.
Cần sử dụng có hiệu quả, có trọng tâm nguồn viện trợ của ta, tiếp tục có chính sách hỗ trợ và
khuyến khích doanh nghiệp của ta đầu tư vào Campuchia. Ngoài ra, cần xây dựng và hoàn thiện
hệ thống cơ chế chính sách về hợp tác kinh tế thương m ại với Campuchia, phối hợp với
Campuchia thực hiện chính sách ưu đãi thuế quan cho hàng xuất xứ từ mỗi nước. Đồng thời,
phối hợp với Campuchia đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại dọc biên giới như
các khu kinh tế, đơn gi ản và hài hoà thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan.
22 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2661 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại về hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại về hội
nhập kinh tế quốc tế
2
Mục lục
I. Cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại về hội nhập kinh tế quốc tế .............................................. 3
1. Cơ sở lý luận............................................................................................................................ 3
2. Cơ sở thực tiễn để hoạch định chính sách hội nhập kinh tế .................................................... 5
I. Đề xuất chính sách hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá đến 2020 .... 9
1. Mục tiêu, bản sắc, nguyên tắc, phương châm đối ngoại ......................................................... 9
2. Cụ thể hóa nội dung đề xuất đường lối đối ngoại hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng đa
phương hóa, đa dạng hóa ............................................................................................................. 10
3
I. Cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại về hội nhập kinh tế quốc tế
1. Cơ sở lý luận
a. Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại có giá trị đặc biệt quan trọng về phương pháp luận đối
với quá trình hoạch định chính sách, và giá trị soi sáng rất lớn đối với việc đánh giá tình hình cục
diện thế giới một cách có khoa học và khách quan. Tư tưởng Hồ Chí Minh có nguồn gốc từ
phương pháp tiếp cận và thế giới quan Mác xít cũng như chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đồng
thời có nhiều điểm tương đồng với các trào lưu tư tưởng của nhân loại về tiếp cận quan hệ quốc
tế và chiến lược đối ngoại, do đó nó có giá trị nền tản đối với chính sách đối ngoại các giai đoạn
sau. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã soi sáng cho việc đánh giá tình hình thế giới khi nhấn mạnh vào
các khía cạnh chính bao gồm: Các trung tâm quyền lực lớn, các nước lớn với điểm nhấn vào so
sánh lực lượng chiến lược các nước lớn; Các trào lưu lớn trong quan hệ quốc tế, các lực lượng
mới trong quan hệ quốc tế, các xu thế vận động chính của chính trị quốc tế và quan hệ quốc tế
hình thành chủ yếu bởi các yếu tố khách quan và tương tác quan hệ giữa các nước lớn; Tính chất
đan xen trong quan hệ quốc tế, trong đó có khả năng tác động của các yếu tố nước nhỏ và ngoại
vi.
Những nội dung cơ bản của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh bao gồm: Độc lập dân tộc gắn
liền với CNXH; nêu cao các quyền dân tộc cơ bản như độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn
vẹn lãnh thổ và thống nhất đất nước; đề cao đạo lý, chính nghĩa và nhân nghĩa trong quan hệ
quốc tế; bảo vệ hòa bình và chống chiến tranh xâm lược; độc lập tự chủ, tự lực tự cường gắn liền
với đoàn kết và hợp tác quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại (mở rộng tập
hợp lực lượng quốc tế, thêm bạn, bớt thù); quan hệ đối ngoại rộng mở, cùng có lợi, làm bạn với
mọi nước dân chủ, không thù oán với một ai; quan tâm xây dựng, phát triển quan hệ hữu nghị,
hợp tác lâu bền với các nước láng giềng; coi trọng xử lý đúng đắn quan hệ với các nước lớn; và
ngoại giao là một mặt trận.
Một số điểm chính về phương pháp, nghệ thuật ngoại giao và phương châm đối ngoại bao
gồm: Vấn đề xác định thời có; Ngoại giao tâm công; Tư duy độc lập, sáng tạo đi cùng ứng xử
linh hoạt; Vận dụng nhuần nhuyễn “ngũ tri” (biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng, biết
biến); Nhân nhượng có nguyên tắc; Tận dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương; Phong cách
giản dị, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.
4
Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa đặt ra những vấn đề nguyên tắc trong cách tiếp cận, vừa mở ra
các khả năng vận dụng sáng tạo, thích hợp với từng hoàn cảnh phức tạp và những chuyển biến
nhanh chóng trong quan hệ quốc tế theo tinh thần “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
b. Nền tảng cho định hướng chính sách đối ngoại về hội nhập kinh tế quốc tế
Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991), Việt Nam đã đề ra đường lối đối ngoại rộng
mở, đa dạng hoá, đa phương hóa quan hệ quốc tế. Kể từ đó, chính sách đối ngoại rộng mở, đa
phương hóa, đa dạng hóa liên tục được bổ sung, hoàn chỉnh, được thực hiện nhất quán, linh hoạt
với tinh thần “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế
trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế,
tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”.
Đại hội lần thứ VIII (1996) nêu phương châm tích cực và chủ động hội nhập và mở rộng thi
trường quốc tế, tiến hành khẩn trương và vững chắc đàm phán Hiệp định Thương mại với Mỹ,
gia nhập APEC, WTO; có kế hoạch cụ thể chủ động thực hiện các cam kết trong khuôn khổ
AFTA.
Đại hội lần thứ IX (2001) tổng kết và nêu một cách hoàn chỉnh chủ trương, chính sách hội
nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo
tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và
định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá
dân tộc, bảo vệ môi trường.”
Đại hội lần thứ X (2006) đã thông qua phương hướng hội nhập kinh tế của Việt Nam giâi
đoạn 2006-2010 như sau: “Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại”, “chủ động và tích cực hội
nhập kinh tế quốc tế, “sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song
phương”, “lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất và là nguyên tắc chủ đạo; đồng
thời linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với thông lệ quốc tế.”
Tính đến nay, trên bình diện song phương, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 179
nước, có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với 224 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó,
chúng ta có quan hệ hữu nghị và hợp tác ngày càng thực chất với tất cả các nước lớn, các trung
tâm kinh tế chính trị lớn trên thế giới. Quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng khu
vực, các nước bạn bè ở khắp năm châu ngày càng được củng cố và phát triển. Trên bình diện đa
5
phương, chúng ta đang là thành viên tích cực của gần 70 tổ chức quốc tế và khu vực, trong đó có
những tổ chức quan trọng như Liên Hợp Quốc, Phong trào Không liên kết, Tổ chức Thương mại
Thế giới, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, Cộng đồng Pháp ngữ, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
Châu Á-Thái Bình Dương, Diễn đàn Á - Âu... Đặc biệt, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai
trò Ủy viên không thường trực HĐBA Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009 và hiện đang đảm
nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN và AIPA với tinh thần chủ động, tích cực và có trách nhiệm. Vị
thế quốc tế của đất nước trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.
2. Cơ sở thực tiễn để hoạch định chính sách hội nhập kinh tế
a. Cục diện thế giới đến 2020
Cục diện là bức tranh toàn cảnh, phản ánh tương quan lực lượng và quan hệ giữa các chủ thể
chính của quan hệ quốc tế trước hết là các cường quốc, các trung tâm quyền lực lớn trong một
phạm vi không gian và ở một khung thời gian nhất định.
Sự vận động của cục diện thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, trong vài thập kỷ tới sẽ
chịu tác động của các nhân tố cơ bản: cuộc chạy đua về khoa học công nghệ (KHCN); sự phát
triển và mở rộng của toàn cầu hoá; sự thay đổi tư duy về phaá triển; các vấn đề toàn cầu và thay
đổi trong so sánh lực lượng.
Chạy đua về khoa học công nghệ
Cách mạng KHCN tiếp tục phát triển và tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới. Các
lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ nano, năng lượng mới, công nghệ vi sinh, công nghệ
thong tin-tin học, tự động hoá robot… sẽ có những bước tiến lớn. Sự phát triển của KHCN sẽ
giúp cho các nước đang phát triển rút ngắn thời gian phát triển so với các nước đi trước đồng
thời nó cũng tạo ra nguy cơ lạc hậu đối với những nước này. Vì vậy chạy đua về KHCN đã, đang
và sẽ diễn ra một cách quyết liệt, gay gắt.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa quan cùng với các cuộc khủng hoảng về môi trường,
năng lượng và lượng thực sẽ là động lực thúc đẩy cuộc cách mạng KHCN phát triển nhanh theo
những hướng đi mới. Nhu cầu đột phá về KHCN để tăng lợi thế so sánh trong cuộc chạy đua
giành vị trí dẫn đầu trong nền kinh tế thế giới cũng như để sớm thoát khỏi khủng hoảng cũng như
nhu cầu giảm lệ thuộc vào năng lượng và lương thực nhập khẩu đã tăng lên. Ngoài ra, các vấn đề
môi trường cũng đòi hỏi sự đột phá về công nghệ. Chính vì vậy, các nước lớn đang đầu tư những
6
khoản tiền lớn vào việc phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, năng lượng sạch,
năng lượng thay thế và vật liệu mới.
Toàn cầu hoá
Trong thập kỷ tới, toàn cầu hoá vẫn sẽ tiếp tục với những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, các nền kinh tế trên thế giới sẽ tiếp tục gắn kết hơn nữa. Trong điều kiện toàn cầu
hoá, lợi ích của các quốc gia đan xen với nhau và ngày càng tuỳ thuộc lẫn nhau. Từ đó, nhận
thức về tình hình thế giới, tư duy về đối ngoại cũng thay đổi mạnh mẽ theo hướng giảm đối đầu,
tăng hợp tác-đối thoại.
Thứ hai, sự chững lại của các vòng đàm phán quốc tế thúc đẩy các nước đẩy mạnh lien kết
khu vực và song phương thông qua các Thoả thuận tự do hoá thương mại song phương (FTA).
Thứ ba, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay làm cho các nước nhận thức rõ hơn
những rủi ro mà toàn cầu hoá mang lại cũng như tốc độ phát tán nhanh chóng những rủi ro đó.
Vì vậy, quan điểm về vai trò của nhà nước trong quản lý nền kinh tế ngày càng được ủng hộ
nhiều hơn.
Sự thay đổi tư duy về phát triển
Phát triển bền vững - sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại nhưng không làm tổn hại tới
khả năng tiếp tục phát triển của tương lai- trở thành mục tiêu của các quốc gia trên thế giới. Việc
chuyển hướng từ phát triển không bền vững sang phát triển bền vững một mặt tác động lên chính
sách, chiến lược phát triển của các quốc gia, mặt khác tác động đến quan hệ giữa các quốc gia,
các khía cạnh hợp tác, đấu tranh của cục diện thế giới. Mục tiêu phát triển bền vững làm cho các
vấn đề bảo vệ môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên trở than chủ đề nóng bỏng trong các hội
nghị quốc tế và giải quyết các vấn đề này cũng là một cuộc đấu tranh lẫn hợp tác giữa các nước.
Phát triển kinh tế tri thức - nền kinh tế sử dụng một cách hiệu quả tri thức cho sự phát triển
kinh tế, xã hội- sẽ là mô hình phát triển được ngày càng nhiều quốc gia thực hiện. Trong nền
kinh tế này, nguồn lực chính cho phát triển là vốn con người (tri thức) và vốn xã hội (văn hoá,
tập quán…). Sự chuyển hướng vào nền kinh tế tri thức thúc đẩy mạnh mẽ cuộc chạy đua về
KHCN. Cuộc chạy đua về kinh tế tri thức sẽ tác động rất lớn đến tương quan lực lượng giữa các
quốc gia từ nay đến 2020.
7
Một số vấn đề toàn cầu
Biến đổi khí hậu là một vấn đề được tâấ cả các quốc gia quan tâm. Đối phó với biến đổi khí
hậu vẫn sẽ là một chủ đề đấu tranh-hợp tác giữa các nhóm nước phát triển và đang phát triển,
giữa các nước công nghiệp và các nước mới nổi và trong nội bộ từng nhóm nước này.
Biến động dân số toàn cầu trở thành một vấn đề lớn trong quan hệ quốc tế. Với toàn thế giới,
sự gia tăng dân số nhanh chóng đặt ra nhiều vấn đề về môi trường, lương thực và các vấn đề xã
hội. Với từng quốc gia, sự biến động dân số có tác động đáng kể đến tiềm năng phát triển của đất
nước.
Sự khan hiếm của các nguồn năng lượng cộng với yêu cầu phát triển kinh tế nhất là giai
đoạn sau khủng hoảng sẽ khiến cho các nước chú ý phát triển ngoai giao năng lượng. Cuộc chạy
đua về kiểm soát tài nguyên giữa các cường quốc sẽ làm cho môi trường an ninh-chiín trị quốc tế
thêm căng thẳng.
Thay đổi trong tương quan so sánh lực lượng
Tuy vẫn giữ được vị trí vượt trội về sức mạnh so với các nước lớn khác nhưng vị trí của Mỹ
đang suy giảm tương đối. Mỹ tiếp tục phải giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội lớn trong nước
như: thâm hụt ngân sách, an ninh năng lượng, tái cơ cấu nền kinh tế… và các vấn đề quân sự như
vấn đề chiến tranh Iraq, Afghanistan.
Cùng với sự suy giảm của Mỹ là sự nổi lên của các nước khác sẽ tác động mạnh tới quá
trinh biến chuyển của cục diện thế giới. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ vẫn sẽ là hiện
tượng đáng chú ý trong những năm tới. Hai nước này vẫn có khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao đồng thời hai nước sẽ cs những bước tiến về khoa học kĩ thuật đặc biệt trong lĩnh vực
công nghệ mới. Ngoài ra, Liên minh Châu Âu (EU) đang tái khẳng định vị thế của mình trên
trường quốc tế. Về kinh tế, EU có khả năng cạnh tranh ngang hang với Mỹ. Hơn nữa, khu vực
này sẽ tiếp tục quá trình nhất thể hoá và mở rộng số lượng thành viên. Ngoài ra còn phải kể đến
sức mạnh của Nga và Nhật Bản. Hiện tại Nga vẫn là cường quốc quân sự và trong tương lai vẫn
sẽ là yếu tố quan trọng mà Mỹ phải tính đến. Còn về phía Nhật Bản, bên cạnh sức mạnh kinh tế
nằm trong tốp dẫn đầu thế giới, Nhật Bản đang tập trung nâng cao vai trò chính trị của mình ở
khu vực và thế giới.
8
b. Cục diện khu vực tới năm 2020
Châu Á với hai ứng cử viên Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục là khu vực phát triển năng động
nhất thế giới. Trong những thập kỉ tới, các nhà nghiên cứu đã dự báo rằng trung tâm của nền
kinh tế thế giới sẽ chuyển dần sang Châu Á-Thái Bình Dương.
Các nước trong khu vực này đẩy mạnh đầu tư, thương mại khiến cho liên kết kinh tế khu
vực gia tăng, củng cố các thể chế hợp tác khu vực. Khác với mô hình phát triển của EU, hợp tác
khu vực tại Châu Á-Thái Bình Dương linh hoạt, dựa trên cơ sở xây dựng lòng tin, không đóng
cửa, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết tranh chấp bằng hoà bình. Hợp
tác khu vực có thể trong tương lai sẽ phát huy vai trò trong việc giải quyết các điểm tranh chấp
tại khu vực.
Đặc biệt, có nhiều khả năng ASEAN sẽ có vai trò lớn hơn trong khu vực. Từ những thành
công trong phát triển kinh tế của các nước thành viên ASEAN, sự phát triển của cơ chế hợp tác
ASEAN, tổ chức này sẽ đóng vai trò đầu tàu trong việc đẩy mạnh hợp tác khu vực Châu Á-Thái
Bình Dương.
Đối với khu vực này, các cường quốc có những điều chỉnh chiến lược quan trọng. Trước sự
trỗi dậy của Trung Quốc, Mỹ sẽ tăng cường quan hệ với các nước đồng minh trong khu vực
(Nhật Bản, Hàn Quốc); đồng thời lôi kéo các nước khác. Mỹ sẽ tiếp tục coi trọng quan hệ với
Châu Á-Thái Bình Dương, duy trì lợi ích chiến lược kinh tế-chính trị và kiềm chế các nước khác
thách thức vai trò vượt trội của mình.
Mục tiêu chiến lược của Trung Quốc tại khu vực là “vững chân ở Châu Á, vươn ra thế giới”.
Trung Quốc ra sức tranh thủ các nước ASEAN nhằm giành giật ảnh hưởng với Mỹ và chủ động
tham gia các cơ chế hợp tác đa phương.
Nga coi trọng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương hơn và tích cực tham gia các tổ chức khu
vực, tích cực quan hệ với các nước trong khu vực đặc biệt là Trung Quốc, trong chiến lược xây
dựng một thế giới đa cực.
Ấn Độ đẩy mạnh thực hiện chính sách “hướng Đông”, coi trong hợp tác với các nước khu
vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Còn về phần mình, Nhật Bản muốn tiếp tục khẳng định mình là cường quốc kinh tế và có
ảnh hưởng chính trị tại Châu Á. Ngoài tăng viện trợ, đầu tư cho các nước Đông Nam Á, Nhật
9
naàg càng tích cực ủng hộ vị trí, vai trò chủ đạo của ASEAN trong hợp tác khu vực để qua đó
phát huy vai trò của mình cũng như hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc.
Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong cục diện mới của thế giới và khu vực
Cơ hội
Xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác phát triển tạo môi trường tốt cho Việt Nam có cơ hội phát
triển kinh tế, nâng cai vị thế của mình. Ngoài ra, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương phát triển
năng động, thu hút sự chú ý của các nước lớn trên thế giới đồng thời liên kết chặt chẽ trong
ASEAN tạo thuận lợi cho ta đẩy mạnh xuất nhập khẩu, tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ và phát
triển quan hệ với các đối tác lớn ngoài khu vực.
Thách thức
Việt Nam có nguy cơ tụt hậu xa về kinh tế, KHCN do những điểm yếu trong chất lượng
nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, công tác quản lý cũng như thiếu biện pháp đối phó với các vấn
đề: cạn kiệt tài nguyên, năng lượng, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu… Một khó khăn khác
được đặt ra đối với Việt Nam là việc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế trong khuôn khổ
ASEAN, WTO… và sự cạnh tranh trên trường quốc tế.
I. Đề xuất chính sách hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá đến
2020
1. Mục tiêu, bản sắc, nguyên tắc, phương châm đối ngoại
Về mục tiêu đối ngoại, theo cương lĩnh 1991 xác định hai mục tiêu của đối ngoại: Tạo
điều kiện quốc tế thuận lợi cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đi lên chủ nghĩa xã hội; góp
phần vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội. Bên cạnh đó trong tương lai định hướng đối ngoại cần có những bổ sung,
thay đổi phù hợp với những chuyển biến của tình hình quốc tế.
Lợi ích dân tộc phải được coi là mục tiêu cao nhất, bao trùm nhất của đối ngoại. Trong đó
nhiệm vụ giữ vững toàn vẹn lãnh thổ là mục tiêu tối quan trọng. Đây cũng là nguyên tắc cơ bản
của quan hệ quốc tế mà Việt Nam ủng hộ và bảo vệ. Ngoài ra độc lập dân tộc và chủ quyền cũng
cần được nêu đậm.
Không những tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi mà phải là “tranh thủ tối đa các nguồn
lực quốc tế để phát triển”. Mục tiêu kinh tế trong đối ngoại cần được nâng cao, không chỉ tạo
10
môi trường mà còn phải trực tiếp mang lại cho đất nước những lợi ích kinh tế cụ thể. Ta đã
hội nhập trở thành một bộ phận của thế giới kết nối, chúng ta không thể đứng bên ngoài thế giới
ấy và thế giới ấy không chỉ là khách thể với ta.
Việt Nam cần tích cực trong quá trình hợp tác quốc tế thể hiện tinh thần hội nhập, phấn đấu
cho mục tiêu chung của toàn nhân loại.
Về bản sắc đối ngoại mà Việt Nam sẽ theo đuổi chúng ta cần xác định, Việt Nam là một
nước định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu hòa bình, hợp tác, công tác và dân chủ trong khu
vực và trên thế giới; một nước Đông Nam Á, một thành viên tích cực của ASEAN, một chủ
thể chủ động, tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng thế giới.
Về nguyên tắc đối ngoại, bên cạnh nguyên tắc “độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội”,
“ bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính”, “độc lập, tự chủ”(NQTW 3- khóa VII, NQTW 8 IX), lợi
ích dân tộc là tối thượng, tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là hai
nguyên tắc cần được bổ sung.
Về phương châm đối ngoại: từ cương lĩnh 1991 chúng ta có đường lối đối ngoại “đa dạng
hóa, đa phương hóa quan hệ”; “đa dạng hóa theo phương châm thêm bạn bớt thù”; “sáng tạo,
năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể”; “nắm vững hai mặt hợp
tác và đấu tranh”; “phát triển quan hệ với các nước lớn và láng giềng khu vực”. Trong bối cảnh
thế giới và khu vực hiện nay cần bổ sung hai phương châm: “độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa
phương hóa quan hệ, là bạn và đối tác tin cậy với tất cả các nước”; “chủ động, tích cực, có
trách nhiệm”
2. Cụ thể hóa nội dung đề xuất đường lối đối ngoại hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng
đa phương hóa, đa dạng hóa
a. Xây dựng uy tín, thể hiện vai trò thành viên có trách nhiệm
Hội nhập từ bên trong
Để hội nhập, cơ sở đầu tiên là phát huy nội lực đất nước để xây dựng uy tín, thể hiện vai trò
thành viên có trách nhiệm, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư cũng như làm nền tảng vững chắc để
kinh tế Việt Nam có thể vươn ra thế giới. Hội nhập phải xuất phát từ bên trong, bắt nguồn từ
những nhu cầu của đất nước, do đó cũng phải lấy những cải cách bên trong về cả chính trị, kinh
tế, pháp lý làm trụ cột. Tiến trình hội nhập của Việt Nam đã chứng minh vị thế đối ngoại không
thể cao và vững nếu nội lực kinh tế - chính trị yếu kém. Vị thế không thể thay cho nội lực mà chỉ
11
có thể bổ sung, phát huy nội lực. Ngược lại, nội lực thiếu, vị thế hội nhập sẽ bị giới hạn, không
phát huy hết tiềm năng, khả năng. Đây là mối quan hệ biện chứng, đồng thời cũng chứng minh
tầm quan trọng của hội nhập từ bên trong. Chúng ta có thể tăng cường sự vững vàng của nền
tảng đó khi thực hiện các cải cách tăng cường nội lực:
Trong nền kinh tế hội nhập, cần xác định lại vai trò và phương thức can thiệp hỗ trợ của
Nhà nước đối với tổng thể nền kinh tế và đối với mỗi chủ thể kinh tế sao cho vừa có hiệu quả,
vừa không trái ngược với các quy định quốc tế mà chúng ta cam kết. Nhà nước cần hỗ trợ các
ngành nghề để dự đoán, xác định những khâu còn yếu kém, dễ bị ảnh hưởng nhất khi có sự cạnh
tranh khốc liệt khi tham gia vào môi trường toàn cầu. Như vậy, vai trò của Nhà nước sẽ phải vừa
mang tính chiến lược hơn, định hướng dài hạn hơn, vừa cần loại bỏ hẳn tính bao cấp, tập trung
vào đúng chức năng vai trò, tạo điều kiện chung, đòn bẩy và động lực.
Mặt khác, các hiệp hội doanh nghiệp, ngành, nghề cần vươn lên đáp ứng tốt hơn, chủ
động hơn và chuyên nghiệp hơn yêu cầu của các hội viên trong giai đoạn mới. Một nhu cầu bức
thiết và quyết định là thông tin và sự hiểu biết. Ngày nay, nếu có điều kiện vật chất hay kỹ thuật
thì không thiếu thông tin, trái lại mỗi một chúng ta có thể lúng túng, choáng ngợp trước những
dòng chảy thông tin như thác không ngừng của thế giới toàn cầu hóa, tin học hóa. Vấn đề đặt ra
là tiếp cận thông tin như thế nào để từ một biển thông tin thô "lấy" được những thông tin cần và
đủ để có thể đạt được mục tiêu.
Trong xây dựng chính sách, cơ chế và biện pháp đối ngoại trong giai đoạn hội nhập sâu
rộng chúng ta cần thấy rõ tính gắn kết, tác động qua lại giữa nhân tố, lợi ích kinh tế và nhân tố,
lợi ích chính trị để từ đó tạo cho hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế của chúng ta sự uyển
chuyển, linh hoạt và hiệu quả cao hơn. Nói cách khác, các chủ thể kinh tế, các doanh nhân của ta
hội nhập quốc tế không thể thoát ly hoàn toàn nhân tố chính trị nếu muốn thành công đầy đủ.
Thể hiện uy tín, trách nhiệm
Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa với việc Việt Nam phải chấp nhận luật chơi
chung, thể hiện cụ thể ở các cam kết mở cửa thị trường và hài hoà thủ tục, chính sách trong
nước. Trong những năm tới, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam sẽ tiếp tục phát
triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Quá trình này đặt ra nhiều cơ hội và thách thức vì Việt Nam sẽ
phải thực hiện nhiều cam kết có mức độ tự do hoá thực chất và cao hơn hiện nay trong nhiều lĩnh
vực. Chính vì vậy, Việt Nam cần có những chính sách nhằm thực hiện các cam kết, đặc biệt các
cam kết với các cơ chế, tổ chức đa phương tốt hơn; xây dựng hình ảnh về một thành viên có
trách nhiệm cho mình.
12
Với WTO
Công cụ thuế quan nên được sử dụng mềm dẻo và phản ứng nhanh đảm bảo các lợi ích ngắn
hạn và dài hạn. Nên áp dụng mức cam kết và lộ trình thực hiện, có thể điều chỉnh tùy theo tình
hình, tuy nhiên cần có phân tích đánh giá ảnh hưởng trước khi quyết định “vượt rào” và giám sát
tình hình thực tiễn khi đang áp dụng để có điều chỉnh kịp thời.
Ngoài ra, các biện pháp phi thuế quan cần được sử dụng dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹ khối
lượng hạn ngạch đảm bảo các mục tiêu như: (i) Đảm bảo cân đối cung cầu; (ii) Điều chỉnh linh
hoạt tùy theo tình hình thị trường; và (iii) Bảo hộ nhưng cần tăng cường cạnh tranh của doanh
nghiệp trong ngành để cải thiện hiệu quả và người tiêu dùng được hưởng lợi.
Tăng đầu tư dịch vụ công về thông tin giám sát thị trường (trong nước và quốc tế) cho các
doanh nghiệp. Rất cần xây dựng đội ngũ tư vấn về hội nhập để giúp cho các chiến lược hội nhập
dài hạn và cả các phản ứng chính sách trong ngắn hạn dựa trên cơ sở khoa học, tránh các rủi ro
và tổn thất không đáng có.
Phổ biến thông tin về WTO cho doanh nghiệp, không chỉ có các cam kết của Việt Nam mà
cả các dự báo tác động nhập khẩu và cơ hội về mở rộng thị trường - giảm thuế thị trường nhập
khẩu của các nước đối với hàng Việt Nam.
Cần có phân tích đánh giá về tác động của việc mở cửa mạng lưới bán lẻ với tình hình nhập
khẩu và sản xuất trong nước.
Ta cần tích cực, chủ động triển khai các hoạt động hỗ trợ đàm phán trong WTO như tạo
dựng các kênh thông tin, tăng cường liên kết, xây dựng mạng lưới để vận động, mở rộng ảnh
hưởng và phối hợp quan điểm của ta trong các vòng đàm phán WTO. Tăng cường và tạo điều
kiện thuận lợi hơn nữa cho sự tham gia sâu rộng của ta vào các hoạt động, cơ chế và tổ chức của
WTO
Với APEC
Thực hiện nghiêm túc các cam kết hợp tác thường niên của APEC như cập nhật Chương
trình Hành động Quốc gia và Báo cáo tiến độ thực hiện Chương trình Hành động tập thể về
Thuận lợi hóa Thương mại; cập nhật Kế hoạch Hành động Chống khủng bố; cung cấp các thông
tin về chính sách trong một số lĩnh vực khác theo yêu cầu của APEC.
13
Tại các diễn đàn, Việt nam cần tham gia tích cực, có tiếng nói độc lập và thuyết phục, góp
phần giải tỏa mâu thuẫn giữa các nền kinh tế trên nhiều lĩnh vực nhạy cảm. Qua đó, ta dành được
thiện cảm và củng cố quan hệ với các nền kinh tế hàng đầu khu vực.
Ngoài ra, ta cũng chủ động tham gia nhiều sáng kiến hợp tác mới trong APEC, ngay cả
trong những lĩnh vực nhạy cảm như việc ta là một trong 3 thành viên tham gia thử nghiệm Quy
tắc Ứng xử Doanh nghiệp với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khuôn khổ hợp tác chống
tham nhũng, tham gia thử nghiệm Kế hoạch phục hồi thương mại trong trường hợp khủng bố tấn
công. Điều này đã góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam trong APEC.
Cuối cùng là cần chủ động đề xuất nhiều sáng kiến hợp tác mới, chủ yếu dưới hình thức hỗ
trợ xây dựng năng lực, trong hàng lọat lĩnh vực như thuận lợi hóa thương mại, sở hữu trí tuệ,
chống tham nhũng, phòng chống dịch bệnh và đối phó với tình trạng khẩn cấp. Những hình thức
hợp tác này đã thu hút hàng trăm nghìn đô la tài trợ từ các dự án Hỗ trợ năng lực của APEC.
Với ASEM
Tăng cường hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực với các quốc gia, tổ chức
kinh tế trên thế giới, nhất là về kinh tế và thương mại. Những thành công trong việc duy trì và
khôi phục đà tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là việc đảm nhiệm thành công vai
trò Chủ tịch ASEAN năm 2010 sẽ góp phần quan trọng nâng cao vị thế của Việt Nam tại các
diễn đàn quốc tế, trong đó có ASEM.
Chủ động thúc đẩy hợp tác Á - Âu trên nhiều lĩnh vực, gồm đối thoại chính trị, hợp tác kinh
tế và hợp tác trong các lĩnh vực khác, góp phần tích cực vào việc đổi mới hoạt động và phát triển
thành viên của ASEM; góp phần nâng cao vị thế quốc tế của đất nước, nâng cao tiếng nói của
châu Á, tăng cường sự hiểu biết, gắn kết và thống nhất giữa các nước châu Á và châu Âu.
Triển khai nhiều sáng kiến thiết thực để góp phần tiếp tục nâng cao và phát huy vị thế của
nước ta trong ASEM. Thúc đẩy quá trình hình thành các quan hệ đối tác và ký kết, triển khai các
hiệp định liên kết kinh tế và hình thành các khu vực mậu dịch tự do.
Với Liên Hợp Quốc và Ngân hàng Thế giới, tổ chức IMF
Coi tham gia tích cực hơn tại Liên Hợp Quốc là một trong các hướng chủ đạo. Tích cực ủng
hộ quan điểm cung cấp ODA khuyến khích các nước đang phát triển đã đạt được nhiều thành
14
công trên con đường phát triển nhằm duy trì một nguồn vốn lâu dài cho sự nghiệp xây dựng đất
nước. Thúc đẩy các nước khác thực hiện tốt chính sách của Liên Hợp Quốc về ODA.
b. Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá
Kể từ năm 1991 đến nay, chúng ta đã mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để tranh thủ được
nhiều nguồn lực bên ngoài cho sự phát triển đất nước, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu,
thu hút đầu tư (FDI, ODA, khoa học công nghệ…). Những bước tiến lớn về hội nhập đã góp
phần mở rộng thị trường và đối tác kinh tế - thương mại - đầu tư. Kể từ năm 1991 đến nay, kim
ngạch thương mại đã tăng hơn 20 lần, từ trên 5 tỷ USD năm 1991 lên hơn 100 tỷ USD như hiện
nay. Từ chỗ không có mặt hàng xuất khẩu chủ lực tạo giá trị thật sự lớn năm 1991, nay ta đã có
hơn 10 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD/năm như thủy sản, dệt may, giảy dép, dầu
thô…Tính đến hết tháng 8/2008, ta đã thu hút được hơn 10.000 dự án FDI đang có hiệu lực, với
tổng số vốn đăng ký trên 130 tỷ USD, vốn thực hiện trên 51 tỷ USD; góp phần tích cực vào việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển lực lượng sản
xuất và tạo việc làm1. Chính vì thế, trong tương lai, chúng ta nên tiếp tục chính sách tích cực hội
nhập kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hoa, đa dạng hoá. Bên cạnh việc tăng cường mối
quan hệ với các đối tác và với các cơ chế, tổ chức đa phương ta đã tham gia, cần phải tích cực
tham gia các cơ chế mới như Khu vực mậu dịch tự do Đông Á hay Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương.
Đề xuất chính sách của Việt Nam với khu vực mậu dịch tự do Đông Á
Trong quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, khu vực Đông Á (Đông Bắc Á +
Đông Nam Á) đang trở nên tâm điểm tăng trưởng kinh tế đầy sôi động với sự trỗi dậy của Trung
Quốc và của các nền kinh tế mới nổi khác. Những diễn biến ở Đông Á sẽ tạo ra ảnh hưởng khắp
toàn cầu và đặc biệt quan trong với Việt Nam do Việt Nam có một vị trí chiến lược quan trọng
trong vùng và là một nền kinh tế đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào hệ thống thương mại
toàn cầu.
Với Việt Nam, tham gia hợp tác Đông Á tiến tới thành lập khu vực mậu dịch tự do Đông Á
là quyền lợi trực tiếp của ta, vừa đặt ra những thách thức mới. Nếu ta chủ động tham gia, có
1 Phạm Bình Minh, Một số suy nghĩ về định hình chính sách đối ngoại mới. Định hướng chiến lược đối ngoại Việt
Nam đến 2020, NXB CTQG
15
những bước đi tích cực trong công cuộc đặt nền móng cho tiến trình này thì ta có thể hướng tiến
trình đi theo chiều hướng có lợi cho ta, đồng thời phần nào loại trừ những khó khăn.
Việt Nam cần ủng hộ việc xây dựng khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do Đông Á trên cơ sở
củng cố hợp tác ASEAN +3. Cần tích cực hơn nữa trong việc phối hợp với các nước trong khu
vực thúc đẩy hợp tác Đông Á. Ta nên có những đề xuất về tổ chức hội nghị, đưa ra khuyến nghị
về nội dung hội nghị. Việc đóng vai trò chủ động trong tiến trình này sẽ giúp ta nâng cao uy tín
và vị thế của Việt Nam trong khu vực Đông Á, khu vực châu Á Thái Bình Dương và quốc tế nói
chung.
Ta cần chủ động tham gia vào định hướng tiến trình hình thành hợp tác Đông Á như việc lên
kế hoạch, chủ động đăng cai một số cuộc họp cấp hoạch định chính sách.
Chủ động hướng hợp tác Đông Á, phát huy các lĩnh vực hợp tác hiện có của ASEAN +3 với
trọng tâm hợp tác kinh tế, trong đó cần lưu ý đến vấn đề thu hẹp khoảng cách phát triển. Những
sáng kiến có hiệu quả sẽ góp phần tăng thêm uy tín cho Việt Nam, vì thế trước khi tham gia các
cuộc họp ta cần huy động các cấp, các ngành liên quan nghiên cứu để đưa ra những sáng kiến có
tính khả thi với toàn khu vực và có lợi cho ta. Nhưng đồng thời ta cũng không được lơ là trong
việc điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế trong nước, có những chính sách kinh tế vĩ mô, vi mô phù hợp
để đáp ứng kịp đòi hỏi hội nhập khu vực.
Đề xuất chính sách của Việt Nam về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
Hiệp định Thương mại Tự do Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP)
với 7 nước đối tác trong đó có Hoa Kỳ. Với tính chất là cam kết mở cửa thị trường mạnh và sâu
của các bên tham gia (ví dụ loại bỏ hoàn toàn nhiều dòng thuế nhập khẩu, mở cửa dịch vụ, các
yêu cầu cao về môi trường và lao động…)
Việt Nam cần chủ động thúc đẩy đàm phán để tham gia vào TPP vì mặc dù Việt Nam sẽ
phải đối mặt với một vài thách thức như khó khăn về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực hay các cam
kết về môi trường…, chúng ta cũng không thể phủ nhận những lợi ích mà Việt Nam sẽ có được
khi tham gia vào Hiệp định này:
Lợi ích từ giảm/miễn thuế là rất lớn vì chiến lược của Việt Nam là hướng về xuất
khẩu, các lĩnh vực đầu tư, tài chính cũng sẽ có cơ hội mở rộng. Khi tham gia TPP chúng ta có cơ
16
hội tăng tốc xuất khẩu, đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, mở cửa thị trường mua
sắm…
Bên cạnh đó cũng có thể có những lĩnh vực khác như dịch vụ, đầu tư thì thị
trường của Việt Nam và nước ngoài đều mở để chúng ta có thể khai thác thêm.
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể mang lại lợi ích cho Việt
Nam trong việc phát triển quan hệ đầu tư, thương mại. Đây là một hiệp ước thương mại mang
tính khu vực, với 8 nước tham gia đầu tiên là Hoa Kỳ, Việt Nam, Australia, New Zealand, Chile,
Singapore, Brunei và Peru. TPP giúp Hoa Kỳ và Việt Nam có cơ hội làm việc với nhau ngay từ
buổi ban đầu để xây dựng các nguyên tắc của Hiệp định. Khác hẳn việc Việt Nam gia nhập Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO) cách đây 3 năm, khi các luật lệ đã được đặt ra từ rất nhiều năm
trước đó và Việt Nam không có cơ hội nào để tham gia hình thành các nguyên tắc đó. Ngoài ra,
TPP cũng giúp tăng cường tính cạnh tranh của hai nước. Việt Nam đã làm rất tốt việc thực thi
các cam kết WTO cũng như cam kết song phương với Hoa Kỳ trong những năm qua và trở thành
một điển hình vô cùng ấn tượng cho các quốc gia khác trong khu vực trong việc đàm phán và
thực thi các hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Khi tham gia TPP Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư
nước ngoài, sẽ giúp Việt Nam làm rõ hơn nét đặc trưng của mình là một trong những quốc gia
hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư.Sau Hiệp định Thương mại song phương (BTA) Việt Nam -
Hoa Kỳ, Việt Nam gia nhập WTO, giờ đây Việt Nam - Hoa Kỳ tiến tới tương lai bằng việc đàm
phán TPP.
Tham gia vào TPP sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam "bật lên" để tranh thủ những cơ
hội mà TPP đem lại, như tăng xuất khẩu và dịch vụ, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện
các cam kết… Đây chính là những động lực để cả nền kinh tế phải chuyển mình và đòi hỏi cộng
đồng doanh nghiệp phải có ý thức thực hiện khi phải chịu những áp lực lớn hơn.
c. Phát triển quan hệ với các đối tác, đưa quan hệ vào chiều sâu
Với ASEAN
Trong cục diện thế giới và khu vực có nhiều biến đổi, để có một đường lối chính sách đối
ngoại vừa đảm bảo lợi ích quốc gia vừa nâng cao vị thế đất nước trước hết chúng ta phải định vị
được chỗ đứng của mình trong “bàn cờ” quốc tế. Trong những năm tới Châu Á- Thái Bình
17
Dương sẽ diễn ra những thay đổi vô cùng mạnh mẽ tác động không chỉ đến các nước trong khu
vực này mà còn có những ảnh hưởng sâu sắc đến cục diện thế giới trong tương lại; là một nước
thành viên của khu vực này Việt Nam không thể đứng ngoài những tác động của nó. Trong khi
tiếp tục đẩy mạnh chính sách đa phương hóa đa dạng hóa với các nước các khu vực trên thế giới
Việt Nam cần xác định Châu Á- Thái Bình Dương là trọng điểm ưu tiên chiến lược, vì khu vực
này cũng là nơi tập trung hầu hết các đối tác chủ chốt đối với an ninh cũng như phát triển của
Việt Nam. Đặc biệt cần định vị rõ Việt Nam là một nước Đông Nam Á, một thành viên ASEAN.
Là một nước Đông Nam Á, một thành viên ASEAN, vai trò của Việt Nam trong hiệp hội ngày
càng được nâng cao. Bộ chính trị đã thông qua đề án tham gia hợp tác ASEAN đến 2015 với
phương châm “ Chủ động, tích cực, có trách nhiệm “. Hơn nữa, ASEAN có vị trí ngày càng quan
trọng đối với an ninh và phát triển của Việt Nam. Trong bối cảnh môi trường chiến lược ưxung
quanh ta đến 2020 có rất nhiều biến động khó lường, ASEAN là một đảm bảo, một công cụ đối
ngoại chiến lược của ta vì ASEAN là vành đai an ninh trực tiếp. Ta có thể tranh thủ được sự giúp
đỡ, sự ủng hộ của ASEAN để nhân sức mạnh dân tộc lên, đối phó với các đe dọa từ bên ngoài.
Ngo ài ra, vị trí vai trò trong ASEAN tạo cho ta thế quan hệ với các nước, đặc biệt là các nước
lớn. Và, ASEAN là chỗ dựa cuối cùng khi vấp phải các vấn đề rắc rối với các đối tượng khác.
Ưu tiên phát triển kinh tế với đối tác là ASEAN cũng như các nước láng giềng, thu hút đầu tư
của các nước phát triển trong cộng đồng ASEAN giúp cho Việt Nam khẳng định hơn triển vọng
phát triển của mình và là nền tảng để các nước khác và liên minh châu Âu tin tưởng hơn để tiếp
tục đầu tư hơn nữa vào Việt Nam. Hơn nữa, củng cố sức mạnh kinh tế của các nước trong cộng
đồng ASEAN dẫn tới nâng cao sức mạnh chung của ASEAN cũng là mục tiêu của cộng đồng.
Cùng với mục tiêu của cộng đồng ASEAN và lợi ích của đất nước, mục tiêu phát triển kinh tế
của Việt Nam dễ đạt được.
Mục tiêu của ta trong hoạt động tại ASEAN là tạo dựng môi trường khu vực hòa bình, ổn
định và hợp tác cao hơn nữa để hộ trợ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây
dựng một ASEAN ngày càng liên kết chặt chẽ và vững mạnh, góp phần nâng cao vai trò và vị
thế quốc tế của Việt Nam, tạo thế chiến lược tốt hơn cho ta trong quan hệ với các đối tác bên
ngoài, nhất là với các nước lớn.
Trên cơ sở đó, Việt Nam xác định một số định hướng cho hoạt động của Việt Nam tại
ASEAN là:
18
- Tích cực tham gia vào các chương trình liên kết kinh tế, tạo thế chủ động hội nhập của
nước ta vào nền kinh tế khu vực, phù hợp với các ưu tiên phát triển trong nước.
- Thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN – một trụ cột quan trọng của
Cộng đồng ASEAN mà Việt Nam đang tích cực ủng hộ hình thành, đưa quan hệ hữu nghị và hợp
tác toàn diện với các nước ASEAN cả đa phương và song phương phát triển lên giai đoạn mới.
- Tích cực tham gia, chủ động thúc đẩy liên kết kinh tế nội khối ASEAN và giữa ASEAN
với các đối tác bên ngoài trên cơ sở cam kết của WTO, phù hợp với khả năng của nền kinh tế và
mức độ hội nhập, chấp nhận mở cửa nhanh hơn so với các cam kết của WTO trên những lĩnh vực
kinh tế mà ta có thế mạnh.
- Chủ động thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài
khu vực, giữ vững vai trò chủ đạo của ASEAN trong các tiến trình hợp tác khu vực, kể cả hợp
tác Đông Á.
- Kêu gọi và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài,
trước hết là các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong các nước ASEAN đến đầu tư, phát triển thương
mại cùng có lợi, cùng phát triển với Việt Nam. Việt Nam kêu gọi các nước thành viên khác trong
ASEAN cùng hợp tác tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong ASEAN
đến đầu tư cùng phát triển với VN. Cùng nhau xây dựng một trụ cột kinh tế của Cộng đồng
ASEAN phát triển ngày càng vững mạnh.
Hợp tác ASEAN đã, đang và sẽ là ưu tiên chiến lược của Việt Nam. Việt Nam luôn xác định
tham gia hợp tác ASEAN là một bộ phận trong chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ
động hội nhập quốc tế và khu vực. Việt Nam tham gia ASEAN theo phương châm tích cực, chủ
động và có trách nhiệm, góp phần xây dựng một ASEAN ngày càng liên kết chặt chẽ và vững
mạnh hơn.
Với các nước lớn
Mỹ
Mục tiêu của ta trong quan hệ với Mỹ là đưa quan hệ “Đối tác xây dựng, hữu nghị, hợp tác
nhiều mặt trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hai bên cùng có lợi” lên một tầm cao mới,
hướng tới xây dựng đối tác chiến lược về kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học-công nghệ trên
cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi.
19
Thứ nhất, tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Mỹ và Việt
Nam; tiến tới đàm phán kí kết Hiệp định tự do thương mại song phương với Mỹ. Đồng thời, cần
có những biện pháp giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh.
Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn lớn của Mỹ đầu tư vào Việt Nam, nhất là
vào các dự án lớn đòi hỏi kĩ thuật cao. Thúc đẩy Mỹ tăng viện trợ và tranh thu học hỏi kinh
nghiệm quản lý. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nhân kiều bào Mỹ về Việt Nam kinh
doanh đồng thời xây dựng chính sách khuyến khích kiều bào ta tại Mỹ làm cầu nối thiết lập các
mối quan hệ mở rộng đầu tư, xúc tiến thương mại giữa Mỹ với Việt Nam.
Trung Quốc
Mục tiêu của ta là tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam-Trung Quốc phát triển lên những tầm cao
mới, nâng cao hiệu quả hợp tác theo phương châm 16 chữ “láng giêng hữu nghị, hợp tác toàn
diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.
Ta cần tích cực, chủ động xúc tiến thương mại với Trung Quốc, phấn đấu giảm dần nhập
siêu từ Trung Quốc. Ngoài ra cần có các biện pháp thu hút đầu tư từ Trung Quốc. Đồng thời cân
nhắc và gắn kết chặt chẽ giữa hợp tác song phương với hợp tác đa phương; dùng hợp tác song
phương Việt-Trung để thúc đẩy các dự án trong khuôn khổ đa phương và ngược lại.
Nhật Bản
Mục tiêu trong quan hệ với Nhật là đưa quan hệ “Đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn
vinh ở Châu Á” với Nhật Bản đi vào chiều sâu, thực chất, bền vững và hiệu quả trên cơ sở hai
bên cùng có lợi; góp phần nâng cao vị thế của ta trong chiến lược của Nhật ở Châu Á.
Về ODA, phấn đấu duy trì ODA ở mức cao trong những năm tới, tập trung vào các công
trình trong điểm về cơ sở hạ tầng và công nghệ cao.
Về FDI, thực hiện tốt Thoả thuận giai đoạn 2 Sáng kiến chung Việt-Nhật về cải thiện môi
trường đầu tư ở Việt Nam; khẩn trương xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ và đào tạo đội ngũ
thợ lành nghề.
Về thương mại, tích cực triển khai các nội dung trong Hiệp định đối tác kinh tế Việt-Nhật
(EPA); tích cực vận động Nhật sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ.
20
Về khoa học-công nghê, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ
sinh học, công nghệ vật liệu mới, điện tử và tự động hoá, khuyến khích và tranh thủ Nhật chuyển
giao công nghệ góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá của ta.
Nga
Mục tiêu của ta là đưa quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nga vào thực chất, hiệu quả và cùng
có lợi; đưa Nga thành một trong những đối tác quan trọng về kinh tế, thương mại, đầu tư, năng
lượng, dầu khí; góp phần tăng thêm vị trí và tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách của
Nga.
Về dầu khí và năng lượng điện, đẩy mạnh hợp tác với Nga xây dựng các công trình như nhà
máy thuỷ, nhiệt điện cũng như nhà máy điện hạt nhân với thiết bị, công nghệ Nga.
Về đầu tư, chú trọng mở rộng hợp tác liên doanh trong các lĩnh vực mới như khai khoáng,
dịch vụ tài chính-ngân hàng, viễn thông… Ngoài ra cần có các biện pháp thu hút đầu tư của các
tập đoàn Nga lớn như GAZPROM, ALFAGROUP… Bên cạnh đó, cũng cần có các chính sách,
cơ chế để tăng cường đầu tư Việt Nam sang Nga nhất là trong các lĩnh vực hang tiêu dùng, thực
phẩm…
Về thương mại, cần coi Nga là một thị trường chiến lược, lâu dài để có chính sách kiên trì
thúc đẩy, hỗ trờ, nâng cao kim ngạch song phương, tăng xuất khẩu sang Nga. Nâng cao chất
lượng sản phẩm của ta, tuân thủ chặt chẽ các quy chế về vệ sinh an toàn thực phẩm, xem xét đàm
phán ký kết Hiệp định tự do thương mại song phương.
Ấn Độ
Mục tiêu trong quan hệ với Ấn Độ là đưa quan hệ Đối tác chiến lược giữa Việt Nam-Ấn Độ
phát triển thực chất, hiệu quả và cùng có lợi; đưa Ấn Độ thành một trong những đối tác quan
trọng về kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học-công nghệ; góp phần tăng thêm vị thế, tầm quan
trọng của ta trong chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ.
Vì thế, cần xúc tiến đàm phán ký kết Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Ấn Độ,
qua đó tích cực tác động phía Ấn Độ giảm thuế và hang rào phi thuế quan, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc xuất khẩu của ta. Ngoài ra, ta cần tích cực khai thác tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực
đầu tư giữa hai nước. Tiến hành các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp Ấn Độ
đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt vào các lĩnh vực công nghệ thông tin, năng lượng, dầu khí…Đồng
21
thời, đề nghị Ấn Độ tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào thị trường Ấn
Độ trong các lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh như sản xuất giày dép, dệt may…
EU
Mục tiêu trong quan hệ với EU là xây dựng “quan hệ đối tác bình đẳng, hợp tác toàn diện,
lâu dài giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu vì hoà bình và phát triển” ngày càng đi vào chiều
sâu; tranh thủ vốn và công nghệ của EU để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
EU, hiện nay, là đối tác cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam. Do đó,
trong tương lai ta cần tiếp tục vận động các nước EU hỗ trợ ODA cho Việt Nam.
Ngoài ra, cần tích cực vận động EU sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường; khai
thác các chương trình ưu đãi, hỗ trợ của EU như Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP),
Chương trình hỗ trợ liên quan đến thương mại (TRA) để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ,
lao động của ta vào thị trường này. Đồng thời, chủ động phòng ngừa các vụ kiện thương mại, áp
thuế chống bán phá giá từ phía EU; xây dựng các phương án, giải pháp để chủ động ứng phó khi
xảy ra các vụ kiện thương mại.
Một vấn đề quan trọng khác trong quan hệ với EU là FTA song phương với EU. Hiện nay,
Việt Nam và EU đã đồng ý tiến hành đàm phán FTA. Trong tương lai, Việt Nam cần thúc đẩy
quá trình đàm phán để sớm đạt được thoả thuận vì FTA là một thỏa thuận có nhiều tham vọng,
nó đòi hỏi phải có những thay đổi lớn và mạnh mẽ trong cách mà nền kinh tế được vận hành.
Thỏa thuận sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng được EU công nhận là nước có nền kinh tế thị trường
hoàn toàn, cơ chế mà cho đến giờ Việt Nam chỉ được EU công nhận một cách tạm thời. Vì vậy,
nếu Việt Nam có thể đạt được FTA với EU, thì cũng sẵn sàng cải phải tổ nền kinh tế đến mức đạt
được cơ chế nền kinh tế thị trường hoặc gần mức đó.
Các đối tác quan trọng khác
Lào
Mục tiêu kinh tế của ta là tăng cường hiệu quả hợp tác kinh tế, góp phần củng cố, phát triển
và làm sâu sắc hơn mối quan hệ láng giềng, hữu nghị, truyền thống.
Ta cần thuận lợi hoá trao đổi thương mại và đầu tư giữa hai nước, xây dựng kế hoạch và tiếp
tục có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp của ta đầu tư và làm ăn tại Lào. Tiếp tục phối hợp, hỗ
22
trợ Lào đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu vực biên giới hai nước nhăm tạo thuận lợi cho các
hoạt động giao thông, buôn bán. Tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống các chính sách ưu tiên, ưu
đãi thể hiện tính chất đặc biệt của quan hệ, kết hợp hài hoà với thông lệ quốc tế. Nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn viện trợ cho Lào, phù hợp với khả năng, điều kiện của Việt Nam.
Campuchia
Mục tiêu của ta là nâng cao hiệu quả hợp tác, củng cố và phát triển mối quan hệ Việt Nam-
Campuchia theo phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền
vững lâu dài”.
Cần sử dụng có hiệu quả, có trọng tâm nguồn viện trợ của ta, tiếp tục có chính sách hỗ trợ và
khuyến khích doanh nghiệp của ta đầu tư vào Campuchia. Ngoài ra, cần xây dựng và hoàn thiện
hệ thống cơ chế chính sách về hợp tác kinh tế thương mại với Campuchia, phối hợp với
Campuchia thực hiện chính sách ưu đãi thuế quan cho hàng xuất xứ từ mỗi nước. Đồng thời,
phối hợp với Campuchia đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại dọc biên giới như
các khu kinh tế, đơn giản và hài hoà thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan.
Hàn Quốc
Quan hệ kinh tế - thương mại luôn là quan hệ đầu tàu trong quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc.
Trong thời gian tới, ta phấn đấu phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, đưa
quan hệ vào chiều sâu. Về thương mại, phấn đấu giảm nhập siêu của Việt Nam. Đồng thời, tạo
điều kiện để Hàn Quốc đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam bằng cách . Về ODA, phấn đấu duy trì
mức ODA ở mức cao. Bên cạnh đó, chú trọng quan hệ hợp tác lao động giữa hai nước. Có cơ chế
quản lý hiệu quả hơn đội ngũ lao động Việt Nam sang học hỏi tại Hàn Quốc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_hnktqt_7039.pdf