Chặng đường hơn 45 năm qua của Nhà máy thốc lá Thăng Long là chặng
đường không ngừng vươn lên, tự đổi mới để khẳng định mình. Với hai bàn tay
trắng, bằng trí tuệ và công sức của mình, toàn bộ cán bộ công nhân viên nhà máy đã
xây dựng thành công một nhà máy sản xuất thuốc lá hiện đại, có quy mô lớn, giữ
vai trò đầu đàn trong nhành công nghiệp sản xuất thuốc lá Việt Nam. Yếu tố then
chốt để tạo ra những thành tựu to lớn của Thăng Long là thực hiện tốt công tác
quản lý lao động. Sự trưởng thành của nhà máy luôn gắn liền với nỗ lực chủ quan
cao độ của Đảng bộ nhà máy, của đội ngũ quản lý, các tổ chức công đoàn và Đoàn
thanh niên.
58 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2589 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Công tác quản lý lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
800.000.000
Lợi tức thuần từ hoạt
động sxkd
30 0 68.319.500.000 68.319.500.000
Thu nhập hoạt động tài
chính
31 0 250.342.113
Chi phí hoạt động tài
chính
32 0 175.342.111
Lợi tức hoạt động tài
chính
40 0 75.000.002
Khoản thu nhập bất
thường
41 0 60.128.502 60.128.502
Chi phí bất thường 42 0 90.577.312 90.577.312
Lợi tức bất thường (41-
42)
50 0 -30.448.810 -30.448.810
Lợi tức trước thuế
(30+40+50)
60 0 68.765.011.921 68.765.011.921
Lợi tức phải nộp(32%) 70 0 22.004.803.813 22.004.803.813
Lợi tức sau thuế (60-70) 0 46.760.208.111 46.760.208.111
Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước năm 2002
Đơn vị tính : đồng
Chỉ tiêu Số dư kỳ trước Phải nộp kỳ
này
Đã nộp trong
kỳ
Số dư kỳ này
Thuế VAT 67.175.832 26.749.060 26.749.060 0
Thuế lợi tức 44.722.964 22.004.803.818 12.004.803.813 10.000.000.000
Thu sử dụng
vốn
95.036.298 176.905.426 150.905.426 26.000.000
Thuế nhà đất
Thuế tiêu thu
ĐB
500.000.000 1.000.000.000 1.000.000.000 0
Thuế khác
(doanh thu)
74.884.043 74.884.043 0
Tổng cộng 781.819.137 23.208.458.299 13.181.458.299 10.027.000.000
Ngày 31/12/2002
Kế toán trưởng Giám đốc
(đã ký) (đã ký)
Chương II.
Thực trạng công tác quản lý lao động tại
nhà máy thuốc lá Thăng long
1.Cơ cấu lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng long.
Từ hai bàn tay trắng, bằng trí tuệ và công sức của mình, toàn bộ cán bộ công
nhân viên nhà máy thuốc lá Thăng long đã xây dựng thành công một nhà máy sản
xuất thuốc lá hiện đại, có quy mô lớn giữ vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp
sản xuất thuốc lá Việt nam . Điều này đã chứng tỏ quan điểm bồi dưỡng toàn diện
con người, coi con người là nhân tố quan trọng nhất là yếu tố cốt tử mà lãnh đạo
nhà máy đã nhận thức một cách chính xác.
Điều này được thể hiện trước hết qua sự bố trí cơ cấu lao động ngày càng
hợp lý hoá.
1.1.Cơ cấu lao động của nhà máy năm 2001-2002.
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch
Số lượng Tỷ
trọng(%)
Số lượng Tỷ trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ trọng (%)
Tổng số lao
động
(người)
1176 100% 1186 100% 10 0,85%
Lao động
gián tiếp
210 17,86% 215 18,13% 5 0,27%
Lao động
trực tiếp
966 82,14% 971 81,87% (-5) -0,27%
So với năm 2001, số lượng lao động của năm 2002 tăng lên 10 lao động
chiếm 0,85%, trong đó số lượng lao động gián tiếp tăng lên 5 người, số lượng lao
động trực tiếp tăng lên 5 người. Điều này chứng tỏ sự quan tâm sâu sắc của lãnh
đạo nhà máy tới lao động tại nhà máy, cố gắng tăng dần lao động gián tiếp, giảm
dần lao động trực tiếp để công nhân nhà máy có điều kiện lao động tốt hơn. Bên
cạnh đó cơ cấu lao động của nhà máy cũng thể hiện sự phát triển về kỹ thuật của
nhà máy do nhu cầu lao động trực tiếp giảm đi 0,27% và nhu cầu lao động gián tiếp
tăng lên 0,27%.
1.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi của nhà máy năm 2001-2002.
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch
Số lượng Tỷ trọng
(%)
Số lượng Tỷ trọng
(%)
Số lượng Tỷ trọng
(%)
< 20 tuổi 0 0 0 0 0 0
Từ 20 –
29 tuổi
163 13,86% 176 18,84% 13 4,98%
Từ 30 –
39 tuổi
723 61,48% 735 61,94% 12 0,46%
Từ 40 –
49 tuổi
229 19,47% 223 18,8% (-6) (-0,67%)
Từ 50 –
59 tuổi
61 5,19% 52 4,38% (-9) (-0,81%)
> 60 tuổi 0 0 0 0 0 0
Qua bảng cơ cấu ta thấy nhà máy đang đặc biệt quan tâm tới việc trẻ hoá lao
động thể hiện: từ độ tuổi 20 - 29 tăng 13 lao động
từ độ tuổi 30 - 39 tăng 12 lao động
Điều này rất phù hợp với công việc sản xuất và điều kiện lao động của nhà
máy . Tuy nhà máy đã rất cố gắng tạo điều kiện, các thiết bị vệ sinh, môi trường làm
việc tốt nhất có thể cho lao động trong nhà máy . Nhưng môi trường sản xuất thuốc
lá rất độc hại, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của công nhân lao động tại nhà
máy . Điều này đòi hỏi công nhân lao động tại nhà máy phải có một sức khỏe tốt.
Do vậy trẻ hóa lao động là điều thực sự cần quan tâm của nhà máy . Bên cạnh đó,
việc giảm số người lao động trong độ tuổi 50 - 60 là 9 người và từ 40 - 49 là 6
người, trên 60 không có người nào chứng tỏ sự quan tâm chăm sóc tận tụy của lãnh
đạo nhà máy tới sức khoẻ lao động tại nhà máy .
1.3. Kết cấu lao động của nhà máy theo trình độ năm 2001 –
2002.
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch
Số lượng Tỷ trọng
(%)
Số lượng Tỷ trọng
(%)
Số lượng Tỷ trọng
(%)
Đại học 106 9,01% 109 9,19% 3 0,18%
Cao đẳng 9 0,76% 9 0,76% 0 0%
Trung cấp 95 8% 97 8,18% 2 0,18%
Công
nhân kỹ
thuật
816 69,39% 821 69,22% 5 (-0,17%)
Lao động
phổ thông
150 12,84% 150 12,65% 0 (-0,19%)
Qua kết cấu lao động theo trình độ của nhà máy ta thấy trong 10 lao động
tăng thêm năm 2002 có tới 3 người có trình độ đại học chiếm 30% trong tổng số lao
động tăng thêm và 2 người có trình độ trung cấp chiếm 20% trong tổng số lao động
tăng thêm. Mặt khác, năm 2001 tỷ trọng công nhân kỹ thuật là cao nhất chiếm
69,39% trong tổng số lao động đến năm 2002 đã giảm xuống 69,22%, lao động phổ
thông từ 12,84% trong tổng số lao động đã giảm xuống còn 12,65%. Điều này thể
hiện một sự điều chỉnh hợp lý hoá cơ cấu lao động của nhà máy khi nhà máy đưa
các dây truyền tự động sản xuất vào.
Nhà máy thuốc lá Thăng long đang từng bước hoàn thiện hơn cơ cấu lao
động để phù hợp với quy mô sản xuất, quy trình công nghệ và môi trường lao động
của nhà máy để nhà máy có thể thực hiện những bước tiến xa hơn của mình.
2. Công tác tuyển chọn lao động tại nhà máy.
Là một doanh nghiệp sản xuất đang tiến tới cơ khí hoá và tự động hoá nên
công tác tuyển chọn lao động của nhà máy cũng ngày càng có nhiều quy định chặt
chẽ hơn về trình độ, khả năng và sức khoẻ của người lao động .
2.1.Trình tự tuyển chọn lao động.
2.2.Các bước tuyển chọn lao động.
2.2.1.Thành lập hội đồng tuyển chọn lao động.
Ra quyết
định
Kiểm tra
sức khỏe
Thành
lập hội
đồng
tuyển
Thông
báo nội
bộ
Tiến
hành thi
tuyển
Thông
báo trực
tiếp với
các cơ
Kiểm tra
hồ sơ
Thu nhận
hồ sơ
Cơ cấu của hội đồng tuyển chọn lao động gồm:
*Một người đại diện cho ban giám đốc
*Một cán bộ tổ chức của nhà máy
*Một cán bộ chuyên môn của nhà máy
*Một người đại diện cho đơn vị cần sử dụng lao động sau tuyển chọn.
Các thành viên được tuyển chọn vào hội đồng tuyển chọn phải đảm bảo các yếu tố:
khách quan, trung thực, không có mối quan hệ với các ứng viên để hạn chế mặt tiêu
cực đồng thời thu được kết quả công việc là tốt nhất.
2.2.2.Thông báo nội bộ.
- Việc thông báo nội bộ nhằm mục đích: nhờ người ngay trong nhà máy
giới thiệu và tuyển chọn ngay người trong nhà máy.
- Việc thông báo nội bộ có ưu điểm là giảm bớt chi phí thông báo của
nhà máy qua các phương tiện thông tin đại chúng và lao động của nhà máy không
tăng thêm. Bên cạnh đó là việc tạo ra sự thi đua rộng rãi giữa các nhân viên đang
làm việc, kích thích họ làm việc tốt hơn. Nhân viên của nhà máy sẽ mau chóng
thích nghi với điều kiện làm việc vì họ đã hiểu mục tiêu của nhà máy nên sẽ nhanh
chóng tìm ra cách đạt mục tiêu đó. Hơn nữa nhân viên của nhà máy đã được thử
thách về lòng trung thành, thái độ nghiêm túc trung thực, tinh thần trách nhiệm.
2.2.3.Thông báo trực tiếp với các cơ sở đào tạo.
- Việc thông báo trực tiếp với các cơ sở đào tạo sẽ giúp cho công việc tuyển
chọn lao động của nhà máy thuận lơị hơn, kết quả thu được sẽ tốt hơn. Do các cơ sở
đào tạo sẽ giới thiệu người phù hợp, có chuyên môn đáp ứng với yêu cầu của nhà
máy đưa ra và nhà máy cũng có thể quan sát trực tiếp khả năng lao động thực tế của
người tuyển chọn trước khi nhận hồ sơ.
2.2.4.Thu nhận và nghiên cứu hồ sơ.
- Tất cả các hồ sơ xin việc đều phải ghi vào sổ xin việc, có phân loại cẩn
thận nhằm đem lại thuận tiện cho việc sử dụng sau này.
- Mỗi ứng viên phải có một hồ sơ riêng gồm:
Đơn xin việc
Các văn bằng chứng chỉ tốt nghiệp
Sơ yếu lý lịch cá nhân
- Do yêu cầu về kỹ thuật và môi trường lao động của nhà máy ảnh hưởng
tới sức khoẻ của người lao động nên yêu cầu các ứng viên phải đáp ứng đủ các điều
kiện: Trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác, khả năng tri thức, mức độ tinh thần,
sức khỏe phải phù hợp với công việc đang tuyển chọn lao động. ứng viên phải có sự
khéo léo chân tay hay trình độ lành nghề, là người có đạo đức, yêu công việc, nhiệt
tình với công việc được giao.
- Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ khi có các ứng viên không đảm bảo đủ
các yêu cầu của công việc thì không phải làm tiếp các thủ tục khác trong tuyển
dụng.
2.2.5.Tiến hành thi tuyển.
- Đây là bước nhằm chọn ra ứng viên xuất sắc nhất.
- Nhà máy tiến hành phỏng vấn trực tiếp các ứng viên về phương diện cá
nhân như đặc điểm về tính cách, khí chất diện mạo, lòng yêu nghề ...
- áp dụng hình thức kiểm tra sát hạch để đánh giá ứng viên về các kiến thức
cơ bản, khả năng thực hành dưới dạng bài thi, bài tập thực hành.
2.2.6.Kiểm tra sức khoẻ.
- Là khâu rất quan trọng, đặc biệt là đối với các lao động trực tiếp của nhà
máy . Do vậy, những ứng viên có đủ các yếu tố: trình độ học vấn, thông minh, tư
cách đạo đức... nhưng không có sức khỏe thì không tuyển dụng được.
2.2.7.Ra quyết định.
- Trưởng phòng nhân sự viết đơn đề nghị sau đó chuyển lên giám đốc nhà
máy ra quyết định tuyển dụng hay hợp đồng lao động .
* Sau khi trở thành nhân viên của nhà máy , các nhân viên mới luôn được tạo
một môi trường làm việc tốt giúp họ nhanh chóng làm quen với nhà máy , các chính
sách, nội qui chung, điều kiện làm việc, thời gian, ngày nghỉ, chế độ khen thưởng,
kỷ luật an toàn lao động. Trở thành nhân viên nhà máy thuốc lá Thăng long họ sẽ
được làm việc trong một môi trường tuy khắc nghiệt nhưng ấm áp tình người bởi sự
quan tâm giúp đỡ lẫn nhau giữa các cán bộ công nhân viên và sự quan tâm sâu sắc
của ban lãnh đạo nhà máy.
3. Bố trí và sử dụng lao động.
Để đạt được vị trí đầu đàn của ngành thuốc lá Việt nam, vai trò của quản trị
lao động trong nhà máy rất quan trọng.
- Việc phân công lao động đòi hỏi phải theo đúng mục đích ban đầu của
công tác tuyển chọn, đúng năng lực sở trường và nguyện vọng của người lao động .
Bởi khi phân công đúng người đúng việc vừa có thể kích thích người lao động làm
việc với trách nhiệm và tinh thần sáng tạo cao nhất vừa có thể thực hiện đúng với
công việc đã đề ra.
- Đảm bảo việc làm cho người lao động , nhà máy đã sử dụng một cách hợp
lý , triệt để số lượng, chất lượng, thời gian và cường độ lao động của các lao động
trong nhà máy. Điều này đã thể hiện rất rõ trong công việc phân bổ định mức lao
động của nhà máy trong một ca sản xuất.
3.1. Phân xưởng sợi (cho một ca sản xuất).
Bảng định mức lao động của phân xưởng sợi
TT Tên công việc Bậc thợ Cộng
3/6 4/6 5/6 3/7 4/7 5/7 Kỹ sư
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)
I Dây chuyền sản xuất
chính
A Bộ phận dây chuyền
1 Khâu phối chế 2 1 3
2 Máy hấp chân không 6 1 7
3 Máy cắt ngọn 20 1 21
4 Máy dịu lá 1 1
5 Máy dịu ngọn 1 1
6 Máy đánh lá 1 1
7 Máy gia liệu 1 1
8 1 1
9 Thùng chứa lá 1 1
10 Máy thái lá 1 1 2
11 Pha chế phẩm 2 2
12 Máy sấy sợi lá 1 1
13 Máy dịu cuộng 1 1
14 Máy chứa cuộng 1 1
15 Máy hấp cân cuộng 1 1
16 Máy thái cuộng 1 1 2
17 Máy trương nở sợi cuộng 1 1
18 Máy sấy sợi cuộng 1 1
19 Thùng chứa sợi cuộng 1 1
20 Nhà bụi 1 1 2
21 Máy phun hương 1 1
22 Thùng trữ sợi 1 1
23 Máy phun hương Menthol 1 1
24 Ra sợi 11 11
25 Kho trữ sợi (7) 2 2
B Bộ phận phục vụ
26 Sửa chữa phân xưởng 1 3 5
27 Kho cơ khí 1 1
28 Điện phân xưởng 6 1 3 10
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)
29 Máy nén khí 1,5 1,5
30 Cân điện tử 1 1
31 Vệ sinh công nghiệp 4 4
II Các khâu khác
32 Máy xé điếu phế phẩm 3 1 4
33 Máy phân ly lsàng gam 4 1 5
34 Tổ tải 3 3
35 Bộ phận quản lý 1 2 5 8
Tổng cộng 59 19 66 6 5,5 3 4 110,5
Định mức lao động trên được xác định cho tất cả các công việc liên quan
đến sản xuất sản phẩm của phân xưởng. Trong đó, bao gồm cả những công việc
trước đây vẫn tính phát sinh như:
- Khâu vá, can tải cho sản xuất.
- San cuộng, san lá phục vụ cho sản xuất.
- Chặt tách lá mốc, xử lý lá mốc... loại ra trong quá trình sản xuất từ nguyên
liệu đưa vào.
Định mức lao động trên chưa tính công nghỉ chế độ và nghỉ luân phiên.
Bộ phận quản lý tính cho một ngày không phụ thuộc vào số ca sản xuất.
3.2. Phân xưởng bao cứng (cho một ca sản xuất).
Bảng định mức lao động phân xưởng bao cứng.
Bậc thợ
TT
(1)
Tên công việc
(2)
3/6
(3)
4/6
(4)
5/6
(5)
4/7
(6)
5/7
(7)
Kỹ sư
(8)
Cộng
(9)
I Khâu máy cuốn
1 Khâu đổ sợi 4 4
2 3 dây chuyền sx thuốc lá
điếu đầu lọc: MK8-MX3-
CASCADE(3 cuốn
C1,C2,C3)
6 3 9
3 Máy cuốn DE couple (cuốn
Pháp)
2 2 1 5
4 Máy cuốn MAK (STC) 1 3 1 5
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
5 Sửa chữa cho toàn bộ khâu
cuốn
2,5 2,5
II Khâu may bao
6 2 máy đóng bao HLP + 2
máy dán tem WH2 + 1 máy
đóng tút BOXER + 1 máy
BK tút ME4 (dây bao tút
T2)
3 8 2 15
7 1 máy đóng bao HLP + 2
máy dán tem WH2 + 1 máy
đóng tút BOXER + 1 máy
BK tút ME4 (dây bao tút
T1)
2 5 1 8
8 Máy đóng bao POCKE 349
(bao Đức)
3 4 1 8
9 Sửa chữa cho toàn bộ khâu
bao
3 3
III Khâu phục vụ
10 Bộ phận quản lý 7
11 Kho 2
12 Vận chuyển 3,5
13 Vệ sinh công nghiệp 2
14 Điều hoà, nén khí chân
không
1 0,5 1,5
15 Sửa chữa phân xưởng 1,5 1,5
16 Điện 1
Tổng cộng 22 28 9 2,5 6 1,5 76
Định mức lao động trên được xác định cho tất cả các công việc liên quan đến
sản xuất sản phẩm của phân xưởng. Bao gồm cả những công việc trước đây vẫn tính
công phát sinh.
Định mức lao động trên chưa tính công nghỉ chế độ và nghỉ luân phiên.
Bộ phận quản lý tính cho một ngày với hai ca sản xuất.
3.3. Phân xưởng bao mềm (cho 1 ca sản xuất). Định
mức lao động dưới đây được xác định cho tất cả các công việc liên quan đến sản
xuất sản phẩm của phân xưởng. Bao gồm cả những công việc trước đây vẫn tính
công phát sinh như:
- Bù lượng định mức 500.000 bao /ngày
- Công cho lái cầu thang
- Căn chỉnh máy chuyển mác thuốc từ cỡ 70 mm đến 85mm và ngược lại.
Định mức lao động dưới đây chưa tính công nghỉ chế độ và nghỉ luân phiên.
Bộ phận quản lý tính cho một ngày không phụ thuộc vào số ca sản xuất.
Định mức lao động phân xưởng bao mềm
TT
(1)
Tên công việc
(2)
Bậc thợ
Cộng
(9)
3/6
(3)
4/6
(4)
5/6
(5)
4/7
(6)
5/7
(7)
Kỹ sư
(8)
I Khâu cuốn không đầu lọc
1 Máy cuốn Trung quốc 4 4 4 1 13
II Máy cuốn điếu đâu lọc
2 Khâu đổ sợi 5,25 5,25
3 Máy cuốn ACII (3 máy) 3 3 6 12
4 Máy cuốn IJ (3 máy) 9 3 12
5 Máy cuốn MAK 8 (1 máy) 3 1 4
6 Sửa chữa cho khâu cuốn
đầu lọc
3,5 3,5
II Khâu máy bao
7 Máy bao Đông Đức (1
máy)
6 3 2 1 12
8 Máy bao Tây Đức (3 máy) 12 15 6 3 36
III Khâu phục vụ
9 Vệ sinh công nghiệp 4 4
10 Vận chuyển 4,5 0,5
11 Kho cấp phát 3 1
12 Chân không, điều hoà 1
13 Sửa chữa phân xưởng 2,5
14 Điện phân xưởng 1,5
15 Bộ phận quản lý
Tổng cộng 41,75 37,5 22 2 11 1,5 123,75
3.4. Phân xưởng Dunhill (cho 1 ca sản xuất).
Định mức lao động phân xưởng Dunhill
TT Tên công việc Bậc thợ Cộng
3/6 4/6 5/6 4/7 5/7 Kỹ sư
I Khâu may
1 Máy cuốn điếu 1 2 1 1
2 Máy đóng bao 2
II Khâu phục vụ
3 Vệ sinh công nghiệp 1
4 Vận chuyển 2
5 Cấp phát 0,5
6 Điện
7 Chân không, điều hoà, nén
khí
8 Máy xé điếu
9 Quản lý
Tổng cộng 8,5
Định mức lao động tại phân xưởng Dunhill được xác định cho tất cả các
công việc liên quan đến sản xuất sản phẩm của phân xưởng. Bao gồm cả những
công việc trước đây vẫn tính công phát sinh hoặc bốc xếp đảm nhận như:
- Vận chuyển sợi, vật tư cho sản xuất và phế phẩm về kho phế phẩm của nhà
máy.
- Căn chỉnh máy chuyển đổi mác thuốc.
Định mức trên không tính cho:
- Công vệ sinh mặt bằng khi có thông báo đột xuất (được tính riêng 6 công
cho một lần).
- Công vận chuyển nguyên liệu, vật tư Dunhill về nhập kho phân xưởng (do
đội bốc xếp đảm nhận).
Định mức lao động trên chưa tính công nghỉ chế độ và nghỉ luân phiên.
Bộ phận quản lý tính cho một ngày không phụ thuộc vào số ca sản xuất.
*Để đưa ra các định mức làm việc cho 1 ca sản xuất, cán bộ quản lý nhà
máy đã phải sử dụng phương pháp chụp ảnh thời gian làm việc để ngày càng hoàn
thiện định mức lao động sản xuất tại các phân xưởng, đáp ứng kịp thời xu hướng
phát triển của nhà máy.
* áp dụng phương pháp này tại nhà máy là hết sức phù hợp với điều kiện sản
xuất và sự theo dõi của các nhà quản lý khi đo thời gian hao phí để thực hiện các
thao tác diễn ra trong 1 ca làm việc của 1 nhóm công nhân. Nhằm thu được các số
liệu phục vụ cho công tác xác định mức thời gian thực hiện các thao tác khác nhau
để hoàn thành 1 công việc hay 1 sản phẩm của nhà máy nhằm đưa ra phương pháp
lao động hoàn thiện hơn, tích cực hơn.
* Trình tự tiến hành:
- Chuẩn bị chụp ảnh
- Tiến hành chụp ảnh ghi chép tỉ mỉ thời gian hoa phí để thực hiện từng thao
tác trong 1 ca làm việc của nhóm công nhân.
* Các ký hiệu được qui ước trong công việc:
- Tck: thời gian chuẩn kết - là thời gian chuẩn bị làm việc và kết thúc làm
việc.
- Tgc: thời gian gia công - là thời gian tạo ra sản phẩm có thể chia ra :
+ Tc : thời gian gia công chính.
+Tp : thời gian gia công phụ.
- Tpv: thời gian phục vụ.
+ Tpvtc: thời gian phục vụ mang tính tổ chức, liên quan đến các hoạt
động di chuyển.
+ Tpvkt: thời gian phục vụ mang tính kỹ thuật, nó gắn liền với máy
móc.
- Tn : thời gian nghỉ vì nhu cầu của con người.
Thời gian định mức T= Tck+ Tgc+ Tpv+ Tn
Tgc chiếm tỷ trọng lớn nhất , các thời gian khác có thể giảm nhằm tiết kiệm thời
gian và tăng thời gian gia công chính.
Ngoài ra còn có Tlp: thời gian lãng phí không có trong định mức
- Tlptc: thời gian lãng phí do tổ chức.
- Tlpcn: thời gian lãng phí do công nhân .
- Tlpkt: thời gian lãng phí do kỹ thuật.
* Kết quả khảo sát tại phân xưởng sợi như sau:
TT Nội dung chụp ảnh Thời gian tức thời Thời gian hao phí
Giờ Phút
1 Nhận ca 6 00
2 Nói chuyện 6 10
3 Làm việc 6 25
4 Mất điện 7 10
5 Làm việc 7 15
6 Chờ NVL 8 10
* Biểu tổng hợp thời gian hao phí trong ca.
TT Các loại thời gian Ký hiệu Thời gian hao phí
1 Thời gian chuẩn kết TCK 20’
2 Thời gian gia công chính TC 180’
3 Thời gian gia công phụ TP 100’
4 Thời gian mang tính tổ chức TPVTC 20’
5 Thời gian mang tính kỹ thuật TPVKT 30’
6 Thời gian nghỉ vì nhu cầu con người TN 20’
7 Thời gian lãng phí do công nhân TLPCN 95’1
8 Thời gian lãng phí do tổ chức TLPTC 95’
Tổng cộng 480’
Ta xây dựng định mức thơi gian theo nguyên tắc bỏ thời gian lãng phí, đồng
thời những thời gian nào trong định mức (trừ thời gian gia công) mà có thể giảm
được thì giảm sau đó lấy thời gian giảm này cộng với thời gian lãng phí ta được
tổng thời gian tiết kiệm. Ta phân bổ thời gian tiết kiệm này vào thời gian gia công
theo tiêu thức nhất định, thông thường người ta phân bổ tỷ lệ giữa thời gian gia
công chính và thời gian gia công phụ:
Tlp= 15’+95’=110
Giả sử Tpvtc có thể giảm 10’
Suy ra thời gian ta có thể tiết kiệm được là 120’
Ta phân bổ tỷ lệ giữa thời gian gia công chính và thời gian gia công phụ
như sau:
77120.
280
180
CT 43120.280
100
PT
Thời gian định mức
TT Các loại thời gian Ký hiệu Thời gian hao phí
1 Thời gian chuẩn kết TCK 20’
2 Thời gian gia công chính TC 180’ + 77’ = 257’
3 Thời gian gia công phụ TP 100’ + 43’ = 143’
4 Thời gian mang tính tổ chức TPVTC 20’
5 Thời gian mang tính kỹ thuật TPVKT 30’ – 10’ = 20’
6 Thời gian nghỉ vì nhu cầu con người TN 20’
Tổng cộng 480’
* Trong thời gian chụp ảnh sản xuất được 10 kg sợi là 480’
- Thời gian trung bình 1 ngày: 480’ – 120’ = 360’
- Thời gian sản xuất 1 kg sợi: 360’ / 10 = 36’
- Lượng sợi có thể sản xuất thêm: 120 / 36 = 3,3 kg
- Mức sản phẩm = 10 kg Mức sản lượng là : 10 x 3,3 = 13,3 kg
* Khi đánh giá định mức thời gian lao động nhà quản lý sử dụng:
Tỷ trọng thời gian gia công (Hgc) %100.%100.
.
ca
gc
ca
PC
T
T
T
TT
Tca: Thời gian làm việc trong ca
Hgc cũ tại PX sợi %3,58%100.
480
280
Hgc mới tại PX sợi %36,83%100.
480
400
Tỷ trọng thời gian có thể
tiết kiệm (Hlđ)
thời gian có thể tiết kiệm
.100%
Tca
%25%100.
480
120
ldH
Tỷ lệ tăng suất lao
động:
(Hw)
Hlđ
.100%
100% - Hlđ
%3,33%100.
%25%100
25,0
wH
* Thời gian lao động theo chế độ hiện nay của nhà máy:
= 360 – ( lễ + tết + CN +T7 + nghỉ phép)
Với phương pháp phân tích trên đã cung cấp đầy đủ các thông tin về yêu cầu
đặc điểm của việc sử dụng lao động tại nhà máy, là cơ sở cho việc bố trí các lao động làm
việc tại các phân xưởng một cách hợp lý với cơ cấu sản xuất của nhà máy hiện nay.
4.Kích thích vật chất, tinh thần đối với cán bộ công nhân viên tại nhà máy.
4.1.Về mặt vật chất.
Nhà máy áp dụng hai hình thức trả lương :
- Trả lương theo thời gian được áp dụng cho cán bộ công nhân viên khối quản lý.
- Trả lương theo sản phẩm được áp dụng cho những công nhân trực tiếp sản xuất.
Mỗi một phân xưởng qui định đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm riêng
phù hợp với điều kiện sản xuất của phân xưởng đó.
4.1.1.Hình thức trả lương cho cán bộ công nhân viên nhà máy.
- Trả lương theo khối lượng công việc nghĩa là hàng tháng căn cứ vào khối lượng
nguyên liệu xuất dùng trong kỳ để tính lương cho từng bộ phận và từng người lao động .
- Tổng tiền lương bộ phận= Số lượng nguyên vật liệu xuất dùng x Đơn giá của
từng bộ phận
- Tiền lương của một công nhân trong bộ phận = Số ngày làm việc trong tháng x
Tiền lương một ngày công bộ phận
- Ngoài tiền lương sản phẩm ra thì công nhân còn được thêm tiền thưởng nếu làm
vượt mức sản phẩm. Riêng với tổ trưởng các bộ phận thì ngoài tiền lương chính được
cộng thêm một khoản trợ cấp gọi là :” lương trách nhiệm”. Đối với bộ phận quản lý ngoài
tiền lương sản phẩm ra thì mỗi người còn được thêm 2% phụ cấp trên tổng số tiền lương
của bộ phận quản lý doanh nghiệp .
4.1.2. Phương pháp tính lương.
- Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng để trả lương cho cán bộ công
nhân viên thuộc khối quản lý của nhà máy .
Tiền lương CBCNV = Bậc lương x 210.000 x ngày công thực tế.
Mức phụ cấp:
Trưởng phòng = 0,4 x 210.000 x hệ số TN (3,5 - 4)
Phó phòng = 0,3 x 210.000 x hệ số TN (3,5 -,4)
Tổ trưởng = 0,1 x 210.000 x hệ số TN (3,5 -,4)
- Hình thức trả lương theo sản phẩm nhà máy áp dụng để trả lương cho những
công nhân trực tiếp sản xuất và trả lương theo sản phẩm không hạn chế.
- Cách tính lương theo sản phẩm:
Tổng số tiền lương công nhân bộ phận i = Số lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn
giá tiền lương 1 đơn vị sản phẩm.
Tiền lương công nhân phân xưởng = Số ngày làm việc thực tế x Tiền lương một
ngày công phân xưởng.
Tiền lương một ngày
công của phân xưởng
Tổng tiền lương của phân xưởng
Tổng số ngày công lao động của công nhân
- Cách tính lương gián tiếp:
Lương cấp bậc = Hệ số lương x Mức lương tối thiểu (210.000)
Lương tháng = Lương cấp bậc x Phụ cấp
Lương ngày = Lương tháng / 26
Căn cứ vào thời gian và kết quả lao động của từng công nhân và đơn giá tiền lương ta
tính ra lương tháng của từng công nhân.
Đơn vị: Nhà máy thuốc lá Thăng long Bảng chấm công
Bộ phận: Phân xưởng Dunhill - Tháng 9/2002 -
ST
T
Họ và tên
CV
Ngày trong tháng
Quy ra công
1 2 3 4 5 6 7 8 9 1
0
1
1
1
2
1
3
1
4
1
5
1
6
1
7
1
8
1
9
2
0
2
1
2
2
2
3
2
4
2
5
2
6
2
7
2
8
2
9
3
0
Số
công
hưởng
lương
SP
Số công
hưởng
lương
thời
gian
Nghỉ
hưởng
100%
lương
Nghỉ
hưởn
g %
lương
SC
hưởng
BHX
H
1 Nguyễn Văn
Tuấn
x x x x x x 0 x x x x x 0 x x x x x x x 0 x x x x x 0 x x x 24
2 Nguyễn Thị
Bích
x x x x x x 0 x x x x x 0 x x x x x x x 0 x x x x x 0 x x x 24 4
15 Nguyễn Văn
Thìn
x x x x x x 0 x x x x x 0 x x x x x x x 0 x x x x x x 0 x x 24 4
Cộng
Ký hiệu chấm công: Lương (x)
Nghỉ (0)
Người duyệt Phụ trách bộ phận Người chấm công
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
* Tính lương cho công nhân phân xưởng Dunhill
- Tổng số tiền lương phân xưởng Dunhill = Số lượng sản phẩm hoàn thành x
Đơn giá tiền lương một đơn vị sản phẩm
= 23.000 x 350 = 8.050.000
- Lương cá nhân ở phân xưởng Dunhill
Tiền lương công nhân phân xưởng = Số ngày làm việc thực tế x Tiền lương 1
ngày công của phân xưởng.
- Tiền lương 1
ngày công của phân
xưởng Dunhill
Tổng tiền lương của phân xưởng Dunhill
Tổng số ngày công lao động của các công nhân lao
động trong phân xưởng Dunhill
= 8.050.000 / 390 = 20.641đ
- Ta có thể tính lương cho từng công nhân:
Tiền lương của Nguyễn Văn Tuấn: 26 x 20.641 =536.666 đ
Khi tính lương cho Nguyễn Văn Tuấn còn phải trích nộp 6% tổng số lương sản phẩm
(5% BHXH, 1%BHYT)
5%BHXH: 5% x 536.666 = 26.833đ
1%BHYT: 1% x 536.666 = 5.366đ
Tổng cộng Nguyễn Văn Tuấn phải trừ vào lương là: 26.833 + 5.366 = 32.199 đ
Như vậy số tiền Nguyễn Văn Tuấn thực lĩnh là: 536.666 - 32.199 = 504.467 đ
Tương tự ta có thể tính lương cho từng người trong xưởng Dunhill. Sau khi
tính xong kế toán tiến hàng lập bảng thanh toán tiền lương.
bảng thanh toán tiền lương tháng 9/2002
S
ố
T
T
Họ và tên
Bậc
lươn
g
Lương SP
Lương
thời
gian và
nghỉ
hưởng
100%
lương
Nghỉ
việc
hưởng
100%
lương
Phụ
cấp
thuộc
quỹ
lương
Phụ
cấp
khá
c
Thu
ế
phải
nộp
Tổng số
Tạm ứng kỳ
trước
Các khoản
phải khấu
trừ
Cộng
Được
lĩnh
kỳ này
số tiền
Ký
Số
SP
ST S
C
S
T
S
C
S
T
S
C
S
T
ST Cộn
g
BHX
H 5%
BH
YT
1%
1 N. Văn
Tuấn
536.666 536.666 200.0
00
26.83
3
5.36
6
32.19
6
302.4
67
2 N. Thị
Bích
495.384 495.384 200.0
00
24.76
9
4.95
3
29.72
2
246.6
62
Cộng 8.050.0
00
8.050.0
00
Kế toán thanh toán Kế toán trưởng Phụ trách đơn vị
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Dựa vào bảng chấm công ta tính lương thời gian cho bộ phận quản lý doanh nghiệp.
*Cách tính:
- Căn cứ vào bậc lương, hệ số mức lương cơ bản, mức lương tối thiểu, hệ số phụ cấp.
- Lương cấp bậc = Hệ số lương x Mức lương tối thiểu (210.000)
- Lương tháng = Lương cấp bậc + Phụ cấp
- Lương ngày = Lương tháng /26
Cụ thể ta tính:
Lương của Nguyễn Thị Mai:
Hệ số 3,94
Phụ cấp trách nhiệm 3%
Phụ cấp kinh nghiệm 5%
Lương cấp bậc = 3,94 x 210.000 = 827.400 đ
Phụ cấp trách nhiệm = 3% x 827.400 = 24.822 đ
Phụ cấp kinh nghiệm = 5% x 827.400 = 41.370 đ
Lương tháng của Nguyễn Thị Mai = 827.400 + 24.822 + 41.370 =893.592 đ
Lương ngày của Nguyễn Thị Mai = 893.592 / 26 = 34.369 đ
Trong tháng Nguyễn Thị Mai làm 28 ngày công.
Tổng số lương: 28 x 34.369 = 962.329 đ
Nguyễn Thị Mai phải nộp 6% trên tổng số lương trong đó (5% BHXH, 1%BHYT)
5%BHXH: 5% x 962.329 = 48.116 đ
1%BHYT: 1% x 962.329 = 9.623 đ
Tổng cộng Nguyễn Thị Mai phải nộp là: 48.116 + 9.623 = 57.739 đ
Số tiền Nguyễn Thị Mai được lĩnh là: 962.329 - 57.739 = 904.590 đ
Tương tự ta có thể tính lương cho từng người trong khối quản lý. Sau khi tính xong kế toán tiến hành lập bảng thanh toán lương
cho bộ phận quản lý.
bảng thanh toán tiền lương tháng 9/2002
S
ố
T
T
Họ và tên
Bậc
lươn
g
Lương ngày
Lương
thời
gian và
nghỉ
hưởng
100%
lương
Nghỉ
việc
hưởng
100%
lương
Phụ
cấp
thuộc
quỹ
lương
Phụ
cấp
khá
c
Thu
ế
phải
nộp
Tổng số
Tạm ứng kỳ
trước
Các khoản
phải khấu
trừ
Cộng
Được
lĩnh
kỳ này
số tiền
Ký
Số
Ngà
y
ST S
C
S
T
S
C
S
T
S
C
S
T
ST Cộn
g
BHX
H 5%
BH
YT
1%
1 N. thị Mai 3,94 28 827400 3
%
5
%
962329 4811
6
9623 5773
9
90459
0
2 N. văn
Thìn
3,94 27 827400 3
%
5
%
872286 200.0
00
4639
8
9279 5567
7
67228
6
Cộng 9.080.0
00
9.080.0
00
Kế toán thanh toán Kế toán trưởng Phụ trách đơn vị
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
4.2. Về mặt tinh thần.
- Nhà máy đã tạo những niềm vui trong công việc, môi trường làm việc thi
đua giữa các phân xưởng, giữa các cán bộ công nhân viên trong từng phân xưởng
qua việc đưa ra các định mức sản xuất, các phong trào thi đua sản xuất. Hàng tháng
các phân xưởng tổ chức các cuộc giao lưu để tìm hiểu, học hỏi giữa các nhân viên,
phát phần thưởng cho các cán bộ công nhân viên có những sáng kiến lớn. Năm
2001 có tới 2 sáng kiến lớn được thưởng 4.790.000đ, tập thể cán bộ công nhân phân
xưởng bao cứng trong nhiều năm liền giữ vững tinh thần đoàn kết, duy trì tốt sản
xuất ba ca liên tục, được thưởng tiết kiệm 33.350.000đ và thưởng sáng kiến
3.315.000đ.
- Hàng năm, nhà máy tổ chức cho cán bộ đi nghỉ mát, điều dưỡng. Vào dịp lễ
tết, Thăng Long đều trích thưởng để động viên cán bộ công nhân viên. Công tác
phúc lợi và đóng góp quỹ từ thiện cũng được chú ý. Chỉ riêng năm 2002, nhà máy
đã đóng góp vào quỹ từ thiện 527,6 triệu đồng. Ngoài ra, nhà máy còn nhận nuôi
dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- Để đảm bảo công bằng cho người lao động, nhà máy đã thực hiện đúng chế
độ chính sách đối với người lao động trên cơ sở tổ chức học tập, phổ biến, vận dụng
vào từng trường hợp cụ thể để xem xét, có chế độ ưu đãi đối với những người có
thành tích cao.
- Nhà máy cũng xây dựng quy chế về điều chỉnh nhà ở cho cán bộ công nhân
viên, phù hợp với năng lực công hiến của họ. Nhà máy còn thực hiện trợ cấp thường
xuyên và cả trợ cấp đột xuất trong những trường hợp khó khăn.
- Nhà máy còn thể hiện sự quan tâm của mình qua việc xây dựng nhà trẻ,
trường mầm non giúp cho công nhân Thăng Long yên tâm sản xuất.
- Quan tâm đến người lao động, trạm y tế Thăng Long được xây dựng đàng
hoàng, đẹp, xanh, sạch. Hàng năm 100% cán bộ được khám sức khoẻ định kỳ.
- Lãnh đạo nhà máy cùng với Công đoàn tổ chức cho anh chị em đi thăm
quan nghỉ mát, đầu tư tiền để mua trang thiết bị, bảo hộ lao động chu tất khâu bảo
hiểm lao động , thực hiện ăn giữa ca để tạo điều kiện cho anh chị em lao động tốt
hơn... Nhà máy luôn duy trì hoạt động của các đội văn nghệ, tổ chức các cuộc thi
đấu thể thao giúp cho cán bộ công nhân viên được sống trong bầu không khí thoải
mái ấm áp tình người.
5. Vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ.
Lao động là đối tượng trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, từ đó
ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy . Vì vậy, vấn đề đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lao động là vấn đề ngày càng được Ban lãnh đạo nhà
máy đặc biệt quan tâm, nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy . Để
nâng cao trình độ quản lý , nhà máy đã tổ chức cho các cán bộ quản lý đi học thêm
để nâng cao tầm hiểu biết trong lĩnh vực quản lý . Còn đối với các công nhân ở
phân xưởng thì nhà máy đã tổ chức thi nâng bậc hàng quí, nhằm kích thích sự phát
huy sáng tạo của các công nhân nhà máy .
Bảng tổng kết danh hiệu thi đua đã đạt được giai đoạn 1999–2002
Năm Thợ đặc biệt giỏi
(người)
Lao động giỏi xuất sắc
(người)
Tổ lao động giỏi xuất sắc
(tổ)
1999 49 17
2000 13 34 18
2001 13 40 20
2002 17 43 24
Lao động đặc biệt giỏi
Năm Người Ghi chú
1997 18
1998 19
1999 20
2000 22
2001 25
2002 29
Chiến sĩ thi đua – lao động giỏi xuất sắc (1995 - 2002)
Năm Người Ghi chú
1995 45
1996 47
1997 48
1998 49
1999 49
2000 50
2001 51
2002 52
Tổ lao động XHCN, tổ lao động giỏi xuất sắc (1995 – 2002)
Năm Tổ
1995 25
1996 26
1997 27
1998 28
1999 29
2000 31
2001 32
2002 38
Chỉ số về sản lượng sản phẩm (1957 – 2002)
Đơn vị tính: bao
Năm Sản lượng sản phẩm Xuất khẩu % đầu lọc
1957 8.432.000
1958 73.392.000
1959 81.648.000 6.300.000
1960 136.362.000 31.177.000
1964 102.908.000 10.925.000
1967 135.085.000 7.693.000
1969 181.724.000
1970 187.396.000
1979 114.220.000 62 tấn lá
1983 255.066.000 80.000.000
1984 171.730.000
1985 130.849.000 4,04
1989 136.836.000 45,77
1994 156.435.000 70,27
1998 202.713.000 82,00
1999 83,90
2000 84,50
2001 86,70
2002 87,13
6. Bảo hộ lao động .
- Đây là vấn đề quan tâm hàng đầu của ban lãnh đạo nhà máy và Công đoàn
nhà máy thuốc lá Thăng long . Lo cho sực khỏe của công nhân nhà máy khi lao
động trong một môi trường độc hại, nhà máy đã đầu tư để mua sắm các trang thiết
bị bảo hộ lao động . Xây dựng các phân xưởng khang trang, lắp đặt các hệ thống
đèn điện đảm bảo ánh sáng hợp lý cho công nhân sản xuất , sử dụng các thiết bị
hiện đại để giảm thiểu hoá sự độc hại trong môi trường lao động . Thực hiện chu tất
bảo hiểm lao động , tổ chức bữa ăn giữa ca để đảm bảo sức khỏe cho lao động.
- Trạm y tế của nhà máy khang trang, sạch sẽ tổ chức khám sức khỏe định kỳ
cho cán bộ công nhân viên.
- Nhà máy còn xây dựng quy chế phụ cấp cho những công nhân làm việc
trong môi trường độc hại.
7. Nhận xét chung.
7.1. Ưu điểm.
Qua chặng đường hơn 40 năm xây dựng và phát triển, nhà máy thuốc lá
Thăng long đã không ngừng phát triển hơn và lớn mạnh về mọi mặt. Trong lịch sử
phát triển của mình nhà máy đã đạt được những thành tựu to lớn và trở thành lá cờ
đầu của ngành thuốc lá Việt nam. Con đường đi của Thăng long , một mặt phản ánh
nhịp đi của công nghiệp Việt nam, mặt khác thể hiện tính năng động sáng tạo của
nhà máy từ thủ công lên nửa cơ khí tiến tới cơ khí hoá và tự động hoá, từ chỗ chủ
yếu đáp ứng nhu cầu trong nước tiến tới xuất khẩu và cạnh tranh thị trường một
cách lành mạnh. Hướng phấn đấu của Thăng long là nhiều về số lượng và tốt về
chất lượng. Để đạt được mục tiêu đó, Thăng long đã biết kết hợp sức mạnh của các
yếu tố:
- Các thành viên phải phát huy tới mức cao nhất tinh thần trách nhiệm và tính
chủ động trong công việc.
- Không ngừng nâng cao trình độ giác ngộ chính trị và trình độ khoa học kỹ
thuật, mạnh dạn đầu tư chiều sâu, coi công tác đầu tư cho khoa học kỹ thuất là chìa
khoá đi tới tương lai.
- Nâng cao năng lực và trình độ quản lý. Không đơn thuần lãnh đạo bằng
kinh nghiệm mà các cán bộ quản lý phải là người có trình độ khoa học, am hiểu sâu
sắc chuyên môn, biết phát huy sức mạnh của quần chúng.
- Trong quá trình quy hoạch và xây dựng đội ngũ, nhà máy luôn luôn chú
trọng trình độ. Đây thực sự là tầm nhìn có ý nghĩa chiến lược của nhà máy. Với tư
cách là một nhà máy hiện đại, bộ phận quản lý ngày càng gọn nhẹ, hoạt động ăn ý,
bại trừ tối đa sự dôi thừa của bộ phận gián tiếp, phát huy tới mức cao nhất hiệu suất
làm việc của từng cá nhân.
- Để đảm bảo năng suất lao động, nhà máy thực hiện quản lý lao động theo
luật lao động , thoả ước lao động và hợp đồng lao động . Nhà máy đã xây dựng bổ
sung hoàn thiện nội quy, qui định và tổ chức cho cán bộ công nhân viên học tập.
Thường xuyên kiểm tra, có quy chế thưởng phạt để đưa hoạt động của nhà máy vào
quy củ, xây dựng tác phong công nghiệp và “ nếp sống văn minh” , xây dựng và
ủng hộ phong trào “Thủ đô xanh, sạch đẹp và thanh lịch”.
7.2. Nhược điểm.
Bên cạnh những kết quả tốt đẹp như trên, công tác quản lý lao động vẫn còn
tồn tại những mặt chưa hợp lý.
Thứ nhất, Theo kết quả khảo sát tại phân xưởng sợi ta thấy :
- Tỷ trọng thời gian có thể tiết kiệm được là HLĐ = 25%
- Tỷ lệ năng suất lao động Hw = 33,3%
Như vậy, ta có thể thấy rằng có một sự không hợp lý trong khâu phân bổ
định mức lao động tại phân xưởng. ở khâu Máy hấp chân không sử dụng tới 6 người
thợ bậc 3/6 và chỉ có 1 người thợ bậc 5/6, Máy cắt ngọn sử dụng tới 20 thợ bậc 3/6
và chỉ có 1 thợ bậc 4/6.... theo em cần thực hiện công tác khảo sát thời gian lao
động tại các phân xưởng từ đó đưa ra định mức hợp lý hơn nhằm giảm tối thiểu chi
phí về lao động đồng thời tăng tỷ lệ năng suất, giảm tối đa tỷ trọng thời gian có thể
tiết kiệm được.
Thứ hai, việc nhà máy thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo cán bộ nếu
được tổ chức tại nhà máy vừa có thể tiết kiệm được chi phí đào tạo về phòng học,
chỗ ăn ỏ cho người đi học... Bên cạnh đó còn có thể giúp công nhân nhà máy vừa
học vừa thực hành và sử dụng ngay những máy móc mà nhà máy hiện có đồng thời
không làm ảnh hưởng tới việc bố trí lao động trong thời gian học tập.
Thứ ba, hàng ngày lượng khí thải ở nhà máy thải ra là rất lớn do vậy không
chỉ có những công nhân trực tiếp sản xuất mới tiếp xúc với khí độc mà ngay cả
những nhân viên làm ở bộ phận quản lý cũng phải hít khí độc do vậy nhà máy nên
lắp đặt các hệ thống lọc khí ngay tại các phòng làm việc của nhân viên quản lý đồng
thời quy định bắt buộc về bảo hộ lao động đối với tất cả công nhân viên trong nhà
máy.
chương iii.
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý và sử dụng lao động tại
nhà máy thuốc lá thăng long
1.Phương hướng và mục tiêu phát triển của nhà máy.
Trong tình hình thế giới hiện nay, với xu hướng quốc tế hoá, đời sống kinh tế
ngày càng mở rộng thì bí quyết thành công chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế
của nhiều nước là nhận thức và mở rộng kinh tế với nước ngoài. Đảng và nhà nước
ta đã thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế, hòa nhập với nền kinh tế
thế giới.
Là một doanh nghiệp mà nhiệm vụ chính là sản xuất kinh doanh thuốc lá
điếu Thăng Long đã khẳng định vị trí của công nghiệp thuốc lá - một trong những
ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển đất nước của nước ta hiện nay đồng thời
khẳng định sự đúng đắn trong đường lối kinh tế của chúng ta: chú trọng công
nghiệp nhẹ, bỏ vốn ít nhưng lãi suất cao.
Xác định chiến lược con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sản xuất
do vậy, nhà máy đã xây dựng cho mình những chỉ tiêu cơ bản:
- Tiếp tục đầu tư chiều sâu để hiện đại hoá, tự động hoá.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị vùng nguyên liệu, chủ động
gieo trồng giống mới có chất lượng cao.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ, làm cơ sở vững chắc cho hoạt động của nhà
máy.
- Chú trọng công tác đào tạo, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, giúp cho cán bộ công nhân viên nhà máy đủ sức làm chủ thiết bị hiện
đại, có đủ năng lực quản lý điều hành kinh doanh theo cơ chế mới.
- Duy trì việc thực hiện quy chế lao động đồng thời chăm lo đủ việc làm,
ổn định thu nhập, bảo đảm đời sống cho cán bộ công nhân viên, thực hiện tốt các
chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Xây dựng phương án tiết kiệm, mạng lưới hỗ trợ sáng kiến kỹ thuật, coi
đó là mục tiêu phấn đấu để có nhiều người tốt việc tốt.
*Muốn thực hiện tốt những chỉ tiêu đề ra thì nhà máy phải:
- Chú trọng công tác tổ chức công tác quản lý, sử dụng phương tiện có hiệu
quả, ngăn chặn các tai nạn lao động về người và thiết bị. Quan tâm đặc biệt đến
công tác sửa chữa, bảo dưỡng, tiêu hao năng lượng, giảm chi phí bằng biện pháp
đưa các phương tiện vận tải có trọng tải cao và chất lượng tốt vào khai thác triệt để
hiệu quả của nó làm tăng năng xuất lao động .
- Chú trọng công tác tổ chức quản lý theo hướng tổ chức quản lý khép kín,
phân cấp quyền hạn để giám đốc có điều kiện chỉ huy, có quyền lực thực hiện đầy
đủ tráhc nhiệm của mình. Chú trọng trong công tác bảo vệ giữ gìn kỷ cương pháp
luật, ngăn ngừa các tệ nạn tiêu cực xã hội, phát huy phong trào thi đua, phong trào
sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
- Đối với các phòng nghiệp vụ, kiên quyết giảm biên chế các thành phần yếu
kém về ý thức, năng lực bố trí các đầu việc hợp lý, khoa học tham mưu cho giám
đốc các phương án tối ưu và hoàn thiện cơ chế quản lý ngày càng phù hợp với cơ
chế mới.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện tốt nguyên tắc “ Đảng lãnh
đạo, chính quyền quản lý , công nhân làm chủ” tạo sự đoàn kết nhất trí trong lãnh
đạo, không ngừng đấu tranh phê và tự phê để tìm ra những yếu kém, đúc kết những
bài học kinh nghiệm để chỉnh đốn kịp thời và giải quyết tốt các phát sinh trong quá
trình sản xuất .
- Kết hợp chặt chẽ các tổ chức quần chúng như Công đoàn, Đoàn thanh niên
tạo nên phong trào lao động sản xuất và các mặt hoạt động khác cho năm 2003 và
những năm tiếp theo.
- Xây dựng được một cơ cấu lao động tối ưu trong toàn nhà máy . Xây dựng
đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi tay nghề, thành thạo chuyên môn, có bản lĩnh
chính trị vững vàng, đào tạo năng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên
hiện có tại nhà máy.
2. Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý
lao động của nhà máy.
Trong cơ chế thị trường, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ một
doanh nghiệp nào, thực hiện đổi mới cơ chế, nhà máy đặt nhiệm vụ doanh thu, lợi
nhuận lên cao nhất lấy đó làm mục tiêu phấn đấu hàng đầu. Để đạt được doanh thu
lợi nhuận cao, bên cạnh việc hoàn thiện công tác tổ chức quản lý và sử dụng lao
động được coi là một trong các giải pháp cơ bản của nhà máy .
2.1. Hoàn thiện bộ máy của nhà máy.
Thực tế cho thấy rằng những điều kiện kinh tế kỹ thuật giống nhau nhưng kết
quả cuối cùng của các doanh nghiệp vẫn có thể khác nhau. Điều này phụ thuộc vào
trình độ lãnh đạo, công tác tổ chức, phẩm chất chính trị, năng lực công tác của
người lãnh đạo, của người quản lý doanh nghiệp . Bởi vậy khi nghiên cứu vấn đề
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp người ta phải chú ý nhiều
đến công tác quản lý doanh nghiệp .
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải đa dạng
hoá công việc, mở rộng tìm kiếm việc làm và tổ chức sản xuất kinh doanh tốt, có
hiệu quả. Bên cạnh đó quán triệt cụ thể việc định hướng mục tiêu sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp đến từng thành viên tham gia, tạo ý thức tin tưởng đoàn kết
tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ. Tuyển chọn những cán bộ có đủ trình độ
năng lực, am hiểu về thì trường, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh.
Trình độ của người quản lý phải được thể hiện ở hai khía cạnh: đó là trình độ
nghiệp vụ và kinh nghiệm trong công tác.
Cơ chế thị trường cho phép giám đốc lựa chọn lao động và bộ máy quản lý
phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của nhà máy . Đối với những cán bộ tuổi
đã cao mà trình độ chuyên môn lại thấp không còn thích hợp với kinh doanh trong
cơ chế thị trường mới thì hướng giải quyết tốt nhất là cho nghỉ hưu theo chế độ của
nhà nước.
Một trong những tiền đề cơ bản để nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý là
xây dựng một hệ thống thông tin hoàn chỉnh phù hợp với yêu cầu quản lý của nhà
máy.
2.2. Nâng cao trình độ cho người lao động quản lý và người lao động
trực tiếp.
Trong những năm qua khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp đã tiến lên một cách rõ rệt, đời sống của cán bộ công nhân viên trong nhà
máy đã có phần ổn định hơn trước, song vẫn còn nhiều yếu kém so với nhu cầu phát
triển sản xuất ngày càng đòi hỏi cao hơn và hiện đại hơn. Để tiếp cận với trang thiết
bị hiện đại
- Thường xuyên tiến hành việc bồi dưỡng kỹ thuật của các thiết bị mới về
nhà máy .
- Chú trọng công tác bồi dưỡng thế hệ đầu đàn của từng ngành nghề
- Đào tạo và phát triển : mỗi người luôn cần phải được đào tạo, truyền đạt
cho họ những kỹ năng cơ bản để thực hiện tốt một công việc nào đó. Mục tiêu đào
tạo là nâng cao năng suất lao động, để đạt được doanh thu và lợi nhuận cao nhất.
- Tổ chức thao diễn kỹ thuật, thi chọn thợ giỏi hàng năm cho các phân
xưởng trong nhà máy . Việc làm này cũng có tác dụng tốt để mọi người tham gia,
nâng cao kỹ năng, kỹ xảo của nghề nghiệp.
- Nhà máy cần tuyên truyền giáo dục và nâng cao kiến thức về mọi mặt
cho người lao động , khuyến khích tham gia tích cực trong học tập nâng cao trình
độ chuyên môn về văn hoá, về nghiệp vụ, giỏi một nghề biết nhiều nghề, tạo cơ hội
thích ứng với các việc chuyển hướng sản xuất đổi mới công nghệ.
2.3. Đổi mới công tác tuyển dụng lao động.
Việc tuyển chọn lao động làm việc trong nhà máy phải phù hợp với điều
kiện sản xuất của nhà máy về số lượng cũng như chất lượng, khuyến khích những
người đã có tay nghề vào làm việc. Trước khi ký hợp đồng lao động phải có tổ chức
thi tuyển chặt chẽ, đảm bảo đủ tiêu chuẩn về mặt tay nghề cũng như sức khỏe của
họ. Với những tiêu thức về tuyển chọn lao động chế độ hợp đồng sẽ giúp cho các
nhà quản lý lao động xây dựng được cơ cấu hợp lý, người lao động có việc làm theo
mức lao động và thời gian lao động qui định.
2.4. Hình thành cơ cấu lao động tối ưu.
Trong tất cả các doanh nghiệp , bất kể doanh nghiệp nào cũng phải xây
dựng một cơ cấu lao động mền, có độ co giảm thích hợp để phù hợp với tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Muốn có
cơ cấu lao động tối ưu thì nhà máy phải có sự phân bổ hợp lý nhất giữa các ngành
nghề.
Với lực lượng gián tiếp trên các phòng ban cần phải giảm bớt nữa, thay vào
đó nhà máy cần trang bị thêm máy vi tính và nâng cao trình độ năng lực cán bộ làm
công tác quản lý để hoạt động đó mang lại hiệu quả cao hơn nữa.
Trong việc sắp xếp lại lao động , nhà máy cần phối hợp liên hoàn giữa các
bộ phận sản xuất , kinh doanh . Khắc phục tình trạng thừa người, thiếu việc, có việc
thiếu người hoặc bố trí không đúng việc. Cần giảm tối đa lực lượng lao động phục
vụ tại các đơn vị sản xuất ở những giai đoạn không cần thiết hoặc những công việc
đơn giản. Đối với lực lượng dư thừa, nhà máy cần có biện pháp giải quyết dứt điểm
phù hợp với luật lao động như cho liên hệ chuyển công tác khác, chế độ hưu trí
hoặc thôi việc.
2.5. Tăng năng suất lao động.
Năng suất lao động là một nhân tố quan trọng làm tăng giá trị tổng sản lượng
sản xuất kinh doanh mà nhà máy rất quan tâm, chính vì vậy để tăng năng suất lao
động có hiệu quả nhất bằng cách hạn chế tới mức tối đa thời gian vắng mặt, chuẩn
bị tốt các yếu tố sản xuất và tổ chức lao động .
2.6. Chế độ đãi ngộ đối với người lao động .
Nhà máy áp dùng và thực hiện đầy đủ mọi chế độ đối với người lao động
theo luật định hiện nay của Đảng và nhà nước. Tuy vậy trong thời gian tới nhà máy
nên quan tâm hơn nữa đến thời gian nghỉ ngơi của người lao động như tổ chức
tham quan, nghỉ mát, nghỉ dưỡng sức đối với mọi đối tượng lao động , đặc biệt đối
với người có bệnh nghề nghiệp. Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn thể trong
cán bộ công nhân viên, các tổ chức quần chúng, tổ chức giao lưu với nhau giữa các
đơn vị trong toàn nhà máy. Cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên ,
tổ chức trồng cây, phong trào cây xanh, sạch đẹp.
2.7. Thực hiện nghiêm túc kỹ thuật lao động.
Trong sản xuất, kỹ thuật lao động là một điều không thể thiếu được để đảm
bảo thúc đẩy sản xuất phát triển. Trước hết là quản lý đưa mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh theo hướng phát triển có hiệu quả kinh tế . Vậy kỹ thuật lao động là yếu
tố cơ bản cấp thiết của mọi vấn đề tổ chức và quản lý lao động để nâng cao năng
suất lao động.
Mọi cán bộ công nhân viên trong nhà máy thực hiện tốt các qui trình, qui
phạm không để xẩy ra vụ tai nạn đáng tiếc nào làm thiệt hại đến tài sản và tính
mạng của công nhân viên trong toàn nhà máy. Mọi người đều thực hiện nghiêm
chỉnh chấp hành tốt mọi qui chế về lao động, đảm bảo ngày giờ công có ích cho bản
thân và xã hội.
Thực hiện tốt công tác an toàn lao động, giữ vững ổn định an ninh chính trị,
bảo vệ tài sản, quản lý gianh giới của nhà máy, phòng chống cháy nổ, bảo đảm trật
tự an toàn cơ quan, đơn vị, công trường đang thi công, hoàn thành nhiệm vụ quốc
phòng hỗ trợ phục vụ tốt sản xuất kinh doanh của nhà máy .
Xây dựng các văn bản qui định về mức độ thưởng phạt đối với việc gây hại
về tài sản và con người trong nhà máy . Kết hợp với xử lý kỷ luật các trường hợp vi
phạm kỷ luật lao động như an toàn về phương tiện, thiết bị và con người, làm việc
chây lười, đi muộn về sớm.
2.8.Tăng tiền lương cho người lao động.
Tiền lương là khoản chi phí mà nhà máy bỏ ra để trả cho người lao động ,
căn cứ vào số lượng, chất lượng và hiệu quả công việc.
Tăng tiền lương cho người lao động là việc rất quan trọng, vì nó còn là yếu
tố vật chất kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động . Ngoài ra làm
cho người lao động yên tâm về công việc của mình đang làm và chú trọng đến công
việc của mình hơn.
Kết luận
Chặng đường hơn 45 năm qua của Nhà máy thốc lá Thăng Long là chặng
đường không ngừng vươn lên, tự đổi mới để khẳng định mình. Với hai bàn tay
trắng, bằng trí tuệ và công sức của mình, toàn bộ cán bộ công nhân viên nhà máy đã
xây dựng thành công một nhà máy sản xuất thuốc lá hiện đại, có quy mô lớn, giữ
vai trò đầu đàn trong nhành công nghiệp sản xuất thuốc lá Việt Nam. Yếu tố then
chốt để tạo ra những thành tựu to lớn của Thăng Long là thực hiện tốt công tác
quản lý lao động. Sự trưởng thành của nhà máy luôn gắn liền với nỗ lực chủ quan
cao độ của Đảng bộ nhà máy, của đội ngũ quản lý, các tổ chức công đoàn và Đoàn
thanh niên.
Do đó, em chọn nghiên cứu đề tài “ Công tác quản lý lao động tại nhà máy
thuốc lá Thăng long’’ với mong muốn tổng kết những kinh nghiệm quý báu của nhà
máy trong quản lý lao động, đồng thời, mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm
nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác này của nhà máy trong thời gian tới.
Mục lục
Trang
Mở đầu 1
Chương I: Tình hình đặc điểm chung của nhà máy thuốc
lá Thăng Long 2
1.Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy thuốc lá Thăng Long 2
2.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 3
3.Cơ cấu sản xuất của nhà máy thuốc lá Thăng Long 4
4. Đặc điểm qui trình sản xuất công nghệ kỹ thuật sản xuất thuốc lá bao 5
5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy thuốc lá Thăng Long 6
Chương II: Thực trạng công tác quản lý và sử dụng lao động
tại nhà máy thuốc lá Thăng Long 12
1.Cơ cấu lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long. 12
2. Công tác tuyển chọn lao động tại nhà máy. 15
3.Bố trí sử dụng lao động tại nhà máy 17
4.Kích thích vật chất, tinh thần 26
5.Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên 34
6.Bảo hộ lao động tại nhà máy 36
7.Nhận xét chung 37
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và
sử dụng lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long. 39
1.Phương hướng và mục tiêu phát triển của nhà máy 39
2.Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác tổ chức
quản lý lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long 40
Kết luận. 45
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20_0361.pdf