Luận án Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam sang các nước Asean trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế Asean (Aec)

Các biến động về mặt chính trị sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn đầu tư và hoạt động triển khai dự án đầu tư của doanh nghiệp tại nước sở tại. Thực tế tại nhiều nước trong ASEAN, các căng thẳng và xung đột về chính trị và kinh tế giữa các nước thành viên, cũng như xung đột trong nội bộ quốc gia, đã ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư vào trong nước. Như tại Campuchia, năm 2008-2009 xảy ra Chiến tranh biên giới Campuchia-Thái Lan, năm 2015 căng thẳng biên giới với Việt Nam khiến cho vốn đầu tư từ các thị trường này vào Campuchia sụt giảm đáng kể. Năm 2014, Việt Nam đầu tư hơn 565 triệu USD vào Campuchia thì sang năm 2015 sụt giảm xuống còn 80 triệu, 2 năm tiếp sau đó vốn đầu tư giảm xuống ở mức 59 triệu USD và 9 triệu USD

pdf186 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam sang các nước Asean trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế Asean (Aec), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư sang ASEAN có sử dụng vốn đầu tư của nhà nước. Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước, chủ đầu tư cũng cần có trách nhiệm tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư sang ASEAN, phải bảo đảm đầu tư hiệu quả, minh bạch, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính tránh đầu tư dàn trải, lãng phí, thất thoát vốn của nhà nước. Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, chính sách về ĐTTT sang ASEAN trong bối cảnh AEC được thành lập đã được 5 năm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và định hướng cho các nhà đầu tư Việt Nam an toàn và hiệu quả. Tạo lập khuôn khổ pháp lý hợp tác đầu tư thông qua việc đẩy mạnh đàm phán, ký kết và thực hiện các thỏa thuận, hiệp định song phương với các đối tác có tiềm năng hợp tác đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Thứ hai, tiếp tục thực hiện công khai, minh bạch về thủ tục hành chính về ĐTRNN; đơn giản hóa hồ sơ và các giấy tờ liên quan, rút ngắn thời gian, giảm chi phí xã hội cho nhà đầu tư. Thứ ba, hình thành đồng bộ các công cụ, biện pháp hỗ trợ hoạt động ĐTRNN, trong đó đặc biệt chú trọng các biện pháp hỗ trợ như tạo khuôn khổ pháp lý an toàn; hỗ trợ cung cấp thông tin chính sách và cơ hội đầu tư nước sở tại, bảo hộ quyền lợi của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài; có chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng đối với hoạt động ĐTRNN đối với một số dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn khuyến khích ĐTRNN theo pháp luật Việt Nam và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. - Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư. Đối với một số dự án ĐTRNN để thực hiện mục tiêu quan trọng có tác động tích cực tới phát triển kinh tế của Việt Nam, có trong danh mục các ngành nghề/dự án khuyến khích ĐTRNN (dự kiến ban hành phù hợp điều kiện thực tế từng thời kỳ), như: dự án sản xuất điện nhập khẩu về Việt Nam, dầu khí, khai thác tài nguyên, khoáng sản thay thế nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất chế biến trong nước, 148 trồng và chế biến cây công nghiệp...đề nghị được hưởng chính sách ưu đãi hỗ trợ về nguồn vốn, cụ thể: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam cho phép chủ đầu tư vay tối thiểu 30% tổng vốn đầu tư của dự án, miễn hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản và được hưởng lãi suất ưu đãi. Chính phủ có thể đứng ra bảo lãnh vốn vay của doanh nghiệp. Các ngân hàng thương mại trong nước cho vay vốn đối với các dự án đầu tư tại một số nền kinh tế đặc biệt (Lào, Campuchia, Myanmar) trong các lĩnh vực nêu trên và được phép cho vay vượt 15% vốn điều lệ của mình. Trong một số trường hợp đặc biệt, Nhà nước có thể góp vốn cùng với doanh nghiệp để thực hiện dự án, chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp. - Tăng tính chuyển đổi của đồng Việt Nam trong hoạt động ĐTRNN. Chính phủ cũng cần tiếp tục định hướng kiểm soát chặt chẽ, thận trọng vốn ĐTRNN vì nhiều trường hợp, một số tổ chức, cá nhân có tài sản ở nước ngoài (đầu tư hoặc cất giấu) cơ quan chức năng chưa kiểm soát được. Chính phủ nên tiếp tục kiên trì thực hiện theo đúng chủ trương của đề án “Định hướng lộ trình tự do hóa giao dịch vốn của Việt Nam´ban hành theo quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 11/08/2016 của Thủ tướng Chính phủ”. Theo đó, tăng tính chuyển đổi của đồng Việt Nam (VND), tập trung thực hiện các giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện cán cân thanh toán, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và có tính đến việc ĐTRNN bằng đồng Việt Nam. Khi điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định bền vững, các yếu tố hỗ trợ về thị trường tài chính, tiền tệ, ngoại hối được củng cố, xem xét xây dựng các chính sách nâng cao tính chuyển đổi của VND trên thị trường quốc tế. Cho phép sử dụng VND để ĐTRNN với những quốc gia tiếp nhận vốn là những nước có thỏa thuận đầu tư và thanh toán bằng đồng nội tệ với Việt Nam, cho phép VND tham gia vào các giao dịch cho vay ra nước ngoài trong trường hợp bên đi vay có nhu cầu sử dụng nguồn vốn vay bằng VND để thanh toán trực tiếp cho người thụ hưởng trên lãnh thổ Việt Nam hoặc thanh toán bù trừ cho bên thứ ba bằng VND. - Về chính sách về thuế. 149 + Đối với một số lĩnh vực khuyến khích ĐTRNN các doanh nghiệp đầu tư sẽ được hưởng chính sách ưu đãi sau: Miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận chuyển về nước sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại nước sở tại. Miễn thuế xuất khẩu, tạm xuất tái nhập đối với các hàng hóa, máy móc thiết bị để thực hiện dự án ĐTRNN. Cho phép nhà đầu tư sử dụng lợi nhuận ở nước ngoài để góp vốn đầu tư. + Tăng cường ký kết các hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với các nước để đảm bảo các nhà đầu tư không bị nộp thuế trùng. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã ký kết 8 Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập với các nước: Thái Lan (1992), Singapore (1994), Malaysia (1995), Lào (1996), Indonesia (1997), Myanmar (2000), Philippines (2001), Brunei (2007). Ngày 24/12/2013, Bộ Tài chính cũng ban hành Thông tư số 205/2013/TT-BTC, hướng dẫn thực hiện các hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam. - Thực hiện các hiệp định về đầu tư trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Nhanh chóng triển khai và thực hiện thống nhất các nội dung của các hiệp định, thỏa thuận song phương, đa phương giữa Việt Nam với các nước, bao gồm Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; Hiệp định tránh đánh thuế trùng, để làm cơ sở cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp tại mỗi nước. Xúc tiến đàm phán, ký kết các hiệp định trên đối với một số nước tại ASEAN mà các doanh nghiệp Việt Nam có tiềm năng đầu tư. Thứ tư, khuyến khích, hỗ trợ việc thành lập và nâng cao hiệu quả các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam tại ASEAN. Các Hiệp hội doanh nghiệp của các nhà đầu tư Việt Nam tại nước ngoài cần tăng cường năng lực chuyên môn để hỗ trợ nhà đầu tư Việt Nam tiếp cận các cơ hội đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài và đấu tranh bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư Việt Nam trong quá trình đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài. 150 Thứ năm, kết nối giữa các nhà đầu tư Việt Nam ở nước ngoài, tạo sức mạnh khi đầu tư vào các địa bàn cụ thể, đảm bảo phát huy thế mạnh của từng nhà đầu tư và bổ sung cho nhau cùng phát triển. Phát huy tối đa vai trò và nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài để kết nối, hợp tác và mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài. Mặc dù chưa có số liệu thống kê chính thức về tình hình đầu tư của cộng đồng người Việt Nam ở tại ASEAN nhưng căn cứ vào lượng kiều hối chuyển về Việt Nam những năm qua; cũng như qua khảo sát nắm tình hình tại Lào, Campuchiacó thể dự báo quy mô đầu tư của cộng đồng người Việt ở nước ngoài không nhỏ. Trên cơ sở tiềm năng về kinh nghiệm, trình độ và sự am hiểu thị trường cũng như năng lực về tài chính, cộng đồng người Việt ở ASEAN đã có vai trò rất quan trọng, là cầu nối thúc đẩy và hỗ trợ nhiều mặt cho hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong một số trường hợp, cộng đồng người Việt ở nước ngoài đã tham gia trực tiếp vào nhiều dự án đầu tư của cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Thứ sáu, xây dựng cơ chế tôn vinh: thưởng, tặng, hỗ trợ đối với nhà đầu tư thành đạt ở nước ngoài, có đóng góp nhiều cho nền kinh tế nước nhà. 5.4.3.Các giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về hoạt động ĐTTT sang ASEAN trong bối cảnh thực thi AEC Thứ nhất, xác định rõ nội hàm quản lý nhà nước về ĐTRNN. Tiến tới thay vì quản lý trực tiếp từng dự án đầu tư, từng hoạt động đầu tư cụ thể của nhà đầu tư bằng quản lý theo mục tiêu, định hướng, dòng tiền dịch chuyển và hiệu quả đầu tư để bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà đầu tư và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Hướng tới thay thế hình thức quản lý nhà nước về ĐTRNN từ biện pháp hành chính (như cấp Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN, thẩm tra, thẩm định cấp Giấy chưng nhận đăng ký ĐTRNN) sang phương thức quản lý nhà nước về ĐTRNN theo cơ chế thị trường như thông qua chính sách về ngoại hối (quản lý dòng tiền) và chính sách tiền tệ, tài khóa (lãi suất, chính sách đồng tiền yếu, đồng tiền mạnh, chính sách ưu đãi về thuế). 151 Đa dạng hóa công cụ quản lý nhà nước ĐTRNN theo hướng giảm dần chế độ kiểm soát bằng hình thức báo cáo giấy. Theo đó, đẩy nhanh việc xây dựng và vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về ĐTRNN để thuận tiện cho việc báo cáo của nhà đầu tư; đồng thời thông tin được thông suốt giữa các cơ quan quản lý nhà nước về ĐTRNN. Xác định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là vai trò của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đối với hoạt động ĐTRNN. Thứ hai, cải cách thủ tục hành chính đối với ĐTRNN theo hướng đơn giản thuận tiện, từng bước phân cấp quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐTRNN, tiến tới bỏ Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN; tăng quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của nhà đầu tư. Thứ ba, kiểm soát chặt chẽ các giao dịch ngoại hối liên quan đến ĐTRNN; giảm dần và quản lý chặt chẽ hoạt động ĐTRNN có sử dụng vốn của nhà nước; kiểm soát các hành vi rửa tiền trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài, lách luật để chuyển tiền đầu tư, kinh doanh hoặc định cư ở nước ngoài. Thứ tư, nâng cao sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quản lý hoạt động ĐTRNN, bảo đảm hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước về ĐTRNN . Điểm mới đáng chú ý trong giải pháp này là thay đổi căn bản cơ chế quản lý nhà nước ĐTRNN. Theo đó, sẽ phân cấp quản lý về ĐTRNN, tiến tới bỏ thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN; xây dựng hệ thống thông tin Quốc gia về ĐTRNN và áp dụng cơ chế liên thông trong quản lý và hỗ trợ hoạt động ĐTRNN để chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước với nhau và giữa các cơ quan quản lý nhà nước với nhà đầu tư, giảm đầu mối nhà đầu tư phải báo cáo. Thứ năm, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển theo chiều sâu, tạo lợi thế trong cạnh tranh. Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam phải đầu tư mạnh mẽ có trọng điểm, tích cực đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ để chủ động tạo ra những lợi thế trong cạnh tranh quốc tế. Trong điều kiện tiềm lực kinh tế có hạn, Nhà nước và doanh nghiệp cần xác định 152 một số hướng ưu tiên để tập trung nghiên cứu tạo ra những sản phẩm công nghệ đặc trưng có thương hiệu mạnh của Việt Nam. Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững và theo chiều sâu, tạo cơ sở cho hoạt động đầu tư sang ASEAN. Thứ sáu, hỗ trợ các doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi số, giúp quản lý doanh nghiệp hiệu quả trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát toàn cầu. 5.4.4.Tăng cường xúc tiến đầu tư sang ASEAN Nhiệm vụ đầu tiên của công tác xúc tiến ĐTRNN là hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu cơ chế, chính sách đầu tư tại các quốc gia mà doanh nghiệp quan tâm, tiếp cận, tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh phù hợp. Bên cạnh mục tiêu kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài, hoạt động xúc tiến còn có mục tiêu hỗ trợ, thúc đẩy triển khai có hiệu quả các dự án đã có, định hướng các dự án đầu tư mới vào các ngành, lĩnh vực, địa bàn thuận lợi, có lợi ích gắn với nền kinh tế trong nước. Thời gian qua hoạt động xúc tiến ĐTTT sang ASEAN chưa mạnh, tác động lớn đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư Việt Nam. Vì vậy, Chính phủ và các cơ quan liên quan cần tăng cường xúc tiến đầu tư sang ASEAN nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư trong tìm kiếm cơ hội đầu tư, trước hết tập trung vào các lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế so sánh, đưa ra các biện pháp thiết thực nhằm tăng cường cung cấp các loại dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp. Cụ thể: cần tổ chức các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc định kỳ hoặc không định kỳ giữa Chính phủ với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đang có dự án triển khai ở nước ngoài. Việc xúc tiến đầu tư sang ASEAN không chỉ chú trọng vào những dự án quy mô lớn, doanh nghiệp lớn mà cần tập trung vào những vấn đề cụ thể, chi tiết, hướng tới thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện đang chiếm số đông và trong tương lai sẽ là những doanh nghiệp mạnh. Trước mắt, tập trung vào một số hoạt động sau: Thứ nhất, hình thành hệ thống thông tin quốc gia về ĐTTT sang ASEAN. Theo đó, hệ thống cung cấp thông tin miễn phí cho doanh nghiệp; Trang web của hệ thống nằm trong trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (www.mpi.gov.vn) và nối kết với các trang web của Bộ Công thương (www.moit.gov.vn) và các trang web thị 153 trường nước ngoài. Chính phủ xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Bộ để cung cấp thông tin cho hệ thống thông tin quốc gia về ĐTTT sang ASEAN. Thứ hai, tiếp tục chủ động tham gia các hoạt động kinh tế quốc tế (tổ chức hội nghị quốc tế, hội chợ triển lãm quốc tế), mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện với các quốc gia khác trên thế giới. Phát huy tối đa các lợi thế của thành viên WTO, các cam kết trong AEC. Kết hợp với các chuyến đi thăm, làm việc nước ngoài của các nhà lãnh đạo Đảng, Chính phủ để tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu môi trường đầu tư lẫn nhau, xây dựng hình ảnh tốt về sự quan tâm của Chính phủ đối với hoạt động khuyến khích ĐTRNN. Từ đó, giúp các doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội tìm hiểu, tiếp cận, giao lưu học hỏi kinh nghiệm, đầu tư lẫn nhau. 5.4.5.Kết hợp hiệu quả giữa đầu tư trực tiếp và hỗ trợ phát triển không chính thức của Việt Nam sang ASEAN Dòng phát triển hỗ trợ không chính thức cùng với hoạt động ngoại gia phù hợp được coi là điều kiện mở đường cho ĐTTT sang ASEAN. Việt Nam là nước đang phát triển, đang tiếp tục nhận hỗ trợ phát triển ODA từ bên ngoài. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế và trách nhiệm quốc tế, Việt Nam đã có một số hoạt động hỗ trợ phát triển ra bên ngoài và trong tương lai ODA của Việt Nam sang ASEAN tiếp tục tăng. Chính sách ODA của Việt Nam sang ASEAN cần phải gắn kết chặt chẽ với chính sách thúc đẩy đầu tư sang ASEAN để tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam ở địa bàn nước sở tại. Các khoản viện trợ của Việt Nam sang Lào, Campuchia, Myanmarcần gắn chặt và tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư như hỗ trợ đào tạo nghề gắn với các lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam. Lực lượng lao động của ba nước này có trình độ chuyên môn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng nên các doanh nghiệp phải đưa lao động Việt Nam sang làm việc, đào tạo lao động nước sở tại hoặc đưa lao động Lào, Campuchia về Việt Nam đào tạo. Vì vậy, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp đầu tư sang Lào, Campuchia, 154 Myanmar đào tạo lao động tại nước bản địa. Đây là biện pháp được Chính phủ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc thực hiện rất thành công trong nhiều năm qua. 155 KẾT LUẬN Có thể khẳng định rằng, hoạt động ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN trong thời gian qua, đặc biệt là trong vòng 14 năm trở lại đây (từ năm 2006) đã đạt được những chuyển biến tích cực về quy mô vốn đầu tư, địa bàn đầu tư, lĩnh vực đầu tư và một số dự án đầu tư đã bắt đầu phát huy hiệu quả, góp phần quan trong vào việc tăng cường hội nhập và hợp tác kinh tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam; đồng thời tạo dựng uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tăng cường, củng cố các quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các địa bàn truyền thống như: Lào, Campuchia, Myanmar Trong những năm qua, vốn ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN đã đạt được kết quả tích cực, với số dự án và vốn đăng ký năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều này cho thấy, thế và lực của các doanh nghiệp Việt Nam đã được nâng cao rõ rệt. Các doanh nghiệp Việt Nam đã có sự trưởng thành và không ngừng lớn mạnh, không chỉ tập trung đầu tư ở trong nước mà còn mở rộng đầu tư sang ASEAN để khẳng định thương hiệu, vị thế của mình trên trường quốc tế, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Bên cạnh những thành tựu đạt được, ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế ở tất cả các khâu từ định hướng chiến lược, hoạch định chính sách, đến khâu triển khai thực hiện và tác động đến hiệu quả đầu tư, những tồn tại nêu trên cần sớm được khắc phục. Trong bối cảnh AEC được thành lập từ cuối năm 2015, hoạt động đầu tư sang ASEAN của các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi Việt Nam phải phải điều chỉnh định hướng đầu tư của Việt Nam sang ASEAN để thích ứng với hoàn cảnh mới. Luận án đạt được một số kết quả sau: Thứ nhất, Luận án đã hệ thống cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài; Xây dựng mô hình các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN; Những kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của một số quốc gia châu Á như Nhật Bản, Singapore, Malaisia sẽ là những bài học đáng quý để các doanh nghiệp Việt Nam có thể điều chỉnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài nói chung và sang thị trường ASEAN nói riêng. 156 Thứ hai, từ phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN thời gian qua cho thấy hoạt động này đã có một số đóng góp như, đem lại một số lợi ích kinh tế xã hội, giúp Việt Nam tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực, doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi phân công lao động trong khu vực và góp phần tạo ra thế hệ doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh trong khu vực. Tuy nhiên, việc đầu tư sang khu vực ASEAN trong thời gian trước và sau khi AEC có hiệu lực cho thấy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự đầu tư có hiệu quả trong khu vực ASEAN, tỷ lệ vốn triển khai còn thấp, hình thức đầu tư hạn chế, thiếu tính liên kết, chưa tạo ra hệ thống đầu tư bài bản giữa các doanh nghiệp Việt Nam, điều này dẫn tới nhiều doanh nghiệp chưa tận dụng được các cơ hội mà AEC mang tới. Số lượng dự án đầu tư sau khi AEC được thành lập giảm hẳn và đi vào chiều sâu với một số doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực cốt lõi hơn là đầu tư dàn trải. Thứ ba, nghiên cứu mô hình trọng lực trong đầu tư cho thấy: các yếu tố chi phí sản xuất (cơ sở hạ tầng, tỷ giá hối đoái, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và rủi ro chính trị) có tác động tiêu cực đến đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN. Các yếu tố như GDP bình quân, độ mở của nền kinh tế, nguồn tài nguyên thiên nhiên, chỉ số năng suất lao động, và sự giống nhau về điều kiện kinh tế giữa Việt Nam và các nước tiếp nhận đầu tư có tác động tích cực, thúc đẩy đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường ASEAN. Do độ trễ của các chính sách kinh tế, nên cam kết về AEC không có tác động nhiều đến việc thúc đẩy đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN, song các Hiệp định thương mại và đầu tư có hiệu lực trước đó đều có tác động tích cực đến thúc đẩy đầu tư của Việt Nam. Thứ tư, từ các phân tích trên cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam cần tính tới các bài toán về nghiên cứu thị trường, tăng cường liên kết trong và ngoài nước để tạo ra chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng trong đầu tư ra nước ngoài, thay vì chỉ đầu tư riêng lẻ như hiện nay. Các mô hình kinh doanh cũng cần đa dạng, tính tới các tác động từ các Hiệp định đầu tư và thương mại tự do trong ASEAN, cũng như xu hướng tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đang dần hiện hữu trong đời sống kinh tế của các quốc gia. Đây là cơ sở để Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam 157 có thể điều chỉnh các công cụ về chính sách, chiến lược đầu tư nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài, nhất là tại thị trường ASEAN. Bên cạnh những đóng góp, luận án còn một số hạn chế như: hạn chế về dữ liệu (do sử dụng dữ liệu theo vốn đăng ký, dữ liệu mảng không cân bằng), chưa thể sử dụng các kịch bản đầu tư cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực nhất định trên từng thị trường. Bên cạnh đó, luận án chưa đánh giá được hiệu quả đầu tư, trên cơ sở đó để các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước đưa ra các quyết định đầu tư và ban hành chính sách đầu tư phù hợp. Ngoài ra, dữ liệu đánh giá trong 5 năm sau khi AEC được thành lập là chưa đủ dài để nhận thấy rõ nét tác động của AEC đối với hoạt động ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN. Trong những nghiên cứu tiếp theo nghiên cứu sinh cố gắng khắc phục các hạn chế nêu trên./. 158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Bài báo 1. Trần Thị Ngọc Quyên, Trịnh Quang Hưng (2015), Đổi mới kinh tế và cải thiện môi trường đầu tư tại Myanmar, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 4(228) 2015 (số ISSN 0868-2984). 2. Trần Thị Ngọc Quyên, Trịnh Quang Hưng (2016), Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh đổi mới kinh tế tại Myanmar, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 82(5/2016) (số ISSN 1859-4050). 3. Trịnh Quang Hưng (2016), Đầu tư trực tiếp nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia, Lào và Myanmar những năm gần đây, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 9(245) 2016 (số ISSN 0868-2984). 4. Trịnh Quang Hưng (2017), Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam sang một số nước trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5(206) 2017 (số ISSN 0868- 2739). 5. Đào Kim Anh, Trịnh Quang Hưng (2017), Hiện tượng Treaty Shopping trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế: Phân tích vụ việc Philip Morris kiện Chính phủ Úc và liên hệ với Việt Nam, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 95(6/2017) (số ISSN 1859-4050). Đề tài nghiên cứu khoa học 6. Nguyễn Huyền Minh (Chủ nhiệm), Trịnh Quang Hưng (Thành viên) (2013), Nghiên cứu khả năng triển khai đào tạo về lĩnh vực truyền thông ở trường Đại học Ngoại thương, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Đại học Ngoại thương. 159 7. Trần Thị Ngọc Quyên (Chủ nhiệm), Trịnh Quang Hưng (Thành viên) (2015- 2016), Hài hòa hóa khung chính sách đầu tư theo hướng phát triển bền vững (IPFSD) trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và gợi ý cho Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo. 8. Trần Sĩ Lâm (Chủ nhiệm), Trịnh Quang Hưng (Thành viên) (2017), Áp dụng phương pháp case study trong giảng dạy Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại Trường Đại học Ngoại thương, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Đại học Ngoại thương. 9. Nguyễn Xuân Minh (Chủ nhiệm), Trịnh Quang Hưng (Thành viên) (2018- 2019), Nhân rộng áp dụng công cụ chỉ số hoạt động chính (KPI) vào các tổ chức, các doanh nghiệp Việt Nam năm 2018, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước. 10. Trần Sĩ Lâm (Chủ nhiệm), Trịnh Quang Hưng (Thành viên) (2019-2020), Nghiên cứu, hướng dẫn triển khai mô hình quản lý chất lượng dịch vụ tại các doanh nghiệp ngành dịch vụ Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước. Sách 11. Trần Sĩ Lâm (Chủ biên), Trịnh Quang Hưng (Thành viên) (2015), Phòng chống trục lợi bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển cho Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê. 12. Trần Sĩ Lâm (Chủ biên), Trịnh Quang Hưng (Thành viên) (2019), Các Case Study Logistics và quản lý chuỗi cung ứng từ thực tiễn kinh doanh trên thị trường, Nhà xuất bản Lao động. 160 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2005, Luật đầu tư năm 2005. 2. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2014, Luật đầu tư năm 2014. 3. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2020, Luật đầu tư năm 2020. 4. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật số 03 /2016/QH14, Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6, Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư. 5. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Số: 04/VBHN-VPQH ngày 28/06/2017 về Luật đầu tư sửa đổi. 6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2015, Nghị định số: 83/2015/NĐ- CP ngày 25/9/2015 quy định về đầu tư ra nước ngoài. 7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2017, Nghị định số: 124/2017/NĐ- CP ngày 15/11/2017 quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí. 8. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2015, Nghị định số: 84/2015/NĐ- CP ngày 30/9/2015 quy định về giám sát và đánh giá đầu tư. 9. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2009, Quyết định số: 236/QĐ-TTg ngày 20/2/2009, Đề án thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. 10. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2016, Quyết định số: 1590/QĐ-TTg ngày 11/8/2016, Phê duyệt Đề án định hướng lộ trình tự do hóa giao dịch vốn của Việt Nam. 11. Văn phòng Chính phủ, 2015, Đề án thúc đẩy đầu tư của Việt Nam vào Lào đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản thông báo số 2390/VPP-QHQT ngày 09/11/2015. 161 12. Văn phòng Chính phủ, 2015, Đề án thúc đẩy đầu tư của Việt Nam vào Campuchia đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản thông báo số 2276/VPP-QHQT ngày 27/10/2015. 13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2016, Thông tư số số: 12/2016/TT-NHNN ngày 29/06/2016 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài. 14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2018, Thông tư số số: 31/2018/TT-NHNN ngày 18/12/2018 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí. 15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2018, Thông tư 36/2018/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay để đầu tư ra nước ngoài của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. 16. Bộ Tài chính, 2011, Thông tư số 104/2011/TT-BTC ngày 12/07/2011 về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 11/2010/TT-BTC ngày 19/01/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. 17. Bộ Tài chính, 2013, Thông tư số: 205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013 về việc hướng dẫn thực hiện các hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam. 18. Bộ Khoa học và Công nghệ, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, 2016, Tài liệu hội thảo: Thực tiễn vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế tại một số quốc gia Đông Á. 19. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2018, Hướng dẫn số 7176/BKHĐT-ĐTNN ngày 10/10/2018 về việc hướng dẫn xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư năm 2019. 20. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2018, Hướng dẫn số 03/2018/TT-BKHĐT ngày 17/10/2018 hướng dẫn và ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài. 162 21. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Đầu tư nước ngoài, 2017, Tài liệu hội thảo: Hội thảo đầu tư bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam ở Tiểu vùng sông Mê Kông. 22. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Đầu tư nước ngoài, 2020, Tình hình đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài năm 2019. 23. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2014, 2015,2016, 2017, 2018, 2019, 2020. 24. Bộ Công thương, Dự án hỗ trợ Chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu, 2016, Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015. Kết quả hội nhập và cơ hội cho doanh nghiệp, người dân Việt Nam. 25. Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia (AVIC), 2016, Báo cáo tình hình Kinh tế Việt Nam-Campuchia giai đoạn 2011-2015 và định hướng hợp tác giai đoạn 2016-2020. 26. Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào (AVIL), 2016, Báo cáo tình hình Kinh tế Việt Nam-Lào giai đoạn 2011-2015 và định hướng hợp tác giai đoạn 2016-2020. 27. Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Myanmar (AVIM), 2016, Báo cáo tình hình Kinh tế Việt Nam-Myanmar giai đoạn 2011-2015 và định hướng hợp tác giai đoạn 2016-2020. 28. Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2016, Cẩm nang tóm lược Cộng đồng Kinh tế ASEAN. 29. Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2016, Tài liệu hội thảo: Việt Nam và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Nhìn lại chặng đường AEC. Ra mắt cổng thông tin AEC cho doanh nghiệp. 30. Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013, Tài liệu hội thảo Quốc tế: Tham gia vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Kinh nghiệm quốc tế và Hàm ý cho Việt Nam. 163 31. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2015, Giáo trình Lý thuyết mô hình toán kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 32. Đào Kim Anh, Trịnh Quang Hưng, 2017, Hiện tượng Treaty shopping trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế: Phân tích vụ việc Philip Morris kiện Chính phủ Úc và liên hệ với Việt Nam, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 92 (3/2017), trang 57-72. 33. Từ Thúy Anh, 2016, Hội nhập ASEAN+6, Sách chuyên khảo, NXB Lao động. 34. Nguyễn Hải Đăng, 2012, Đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. 35. Nguyễn Thị Việt Hoa, 2015, Điều chỉnh hành lang pháp lý đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN, Kỷ yếu hội thảo: ASEAN-Việt Nam-Hoa Kỳ: 20 năm hợp tác và phát triển, trang 153-162. 36. Nguyễn Thị Việt Hoa, Cao Thị Hồng Vinh, 2016, Tác động của các Hiệp định đầu tư song phương tới dòng vốn FDI vào Việt Nam, Tài liệu Hội thảo Đánh giá tác động của các Hiệp định đầu tư quốc tế đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước-Cơ sở lý luận và thực tiễn, Đề tài nghiên cứu khoa học do SECO, WTI tài trợ, trang 65-90. 37. Phùng Mạnh Hùng, Phạm Thị Diệu Anh, 2015, Phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hàn Quốc, Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 78 (12/2015), trang 19-28. 38. Trịnh Quang Hưng, 2017, Đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang một số nước trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5/2017, trang 54-64. 39. Trịnh Quang Hưng, 2017, Đầu tư trực tiếp nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia, Lào và Myanmar những năm gần đây, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 9(245) 2016, trang 70-77. 164 40. Nguyễn Thị Hường, 2014, Giáo trình Quản trị doanh nghiệp FDI, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 41. Vũ Thị Lan, 2015, Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam vào một số nước ASEAN: Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. 42. Vũ Chí Lộc, 2012, Giáo trình Đầu tư quốc tế, trường Đại học Ngoại thương. 43. Nguyễn Thị Ngọc Mai, 2017, Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam: Nhân tố tác động và hàm ý chính sách, Luận án Tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. 44. Nguyễn Thị Ngọc Mai, 2016, Các nhân tố thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc, Tạp chí Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, số 475 (tháng 8/2016), trang 28-30. 45. Nguyễn Thị Ngọc Mai, 2016, Các nhân tố thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc, Tạp chí Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, số 472 (tháng 5/2016), trang 22-24. 46. Nguyễn Thị Ngọc Mai, 2016, Đầu tư ra nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 226 (tháng 4/2016), trang 1-16. 47. Nguyễn Thị Ngọc Mai, 2016, Các nhân tố thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 225 (tháng 3/2016), trang 1-12. 48. Nguyễn Thị Ngọc Mai, 2015, Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của Malaysia, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 22 (tháng 11/2015), trang 44-46. 49. Vũ Thị Minh Ngọc, 2006, Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang các nước Đông Nam Á, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Ngoại thương. 50. Vũ Thị Minh Ngọc, 2012, Trào lưu đầu tư vào ASEAN và sự dịch chuyển vốn đầu tư trực tiếp củacác doanh nghiệp Việt Nam sang khu vực Đông Nam Á, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 52 (06/2012), trang 52-77. 165 51. Vũ Thị Minh Ngọc, 2016, Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài, Luận án Tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Ngoại thương. 52. Vũ Thị Minh Ngọc, 2014, Cơ hội đầu tư sang Myanmar cho các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, số 64, trang 12-15. 53. Vũ Thị Minh Ngọc, 2014, Nhận diện các chiến lược đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 5, trang 20-23. 54. Nguyễn Hữu Huy Nhựt, 2011, Chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh. 55. Nguyễn Thị Nhung, 2017, Vài trò của nhà nước với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, Luận án Tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân. 56. Từ Quang Phương, Phạm Văn Hùng, Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân, 2012. 57. Đỗ Quang, 2016, Nghiên cứu tác động của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đến phát triển thương mại của Việt Nam, Đề tài Khoa học và Công nghệ, Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công thương. 58. Trần Thị Ngọc Quyên, 2016, Hài hòa hóa khung chính sách đầu tư theo hướng phát triển bền vững (IPFSD) trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và gợi ý cho Việt Nam, Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ. 59. Trần Thị Ngọc Quyên, Trịnh Quang Hưng, 2015, Đổi mới kinh tế và cải thiện môi trường đầu tư tại Myanmar, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 4(228) 2015, trang 45-50. 60. Trần Thị Ngọc Quyên, Trịnh Quang Hưng, 2016, Thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh đổi mới kinh tế tại Mianma (2011-2015), Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 82 (5/2016), trang 14-22. 166 61. Trương Tiến Sĩ, 2009, 20 năm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Thực trạng và triển vọng, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 37, trang 13-15 và số 38, trang 10-20. 62. Lê Thị Thu Thủy, 2013, Chiến lược Đại dương xanh-Hướng đi cho các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, số 57, trang 89-95. 63. Lê Hà Trang, 2019, Chi phí và lợi ích từ các hiệp định đầu tư quốc tế- tổng quan nghiên cứu và thực tiễn tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, số 119 (7/2019), trang 30-41. 64. Trần Nam Trung, 2016, Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Campuchia, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 8, trang 6-8. 65. Trần Nam Trung, 2016, Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Campuchia, Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. 66. Cao Thị Hồng Vinh, 2017, Mối quan hệ qua lại giữa nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và phát triển bền vững của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Ngoại thương. II. Tài liệu tiếng Anh 1. Anwar và Mughal, 2014, Why do Russian firms invest in board? A firm level analysis, MPRA, Paper No.58178. 2. Buckley, P., & Casson, M., 1976, The Future of Multinational Enterprise, London: Macmillan. 3. Bergstrand, J.H., 1989, The generalised gravity equation, monopolistic competition, and the factor-proportions theory in international trade, The Review of Economics and Statistics 67, pp 474-481. 4. Brada, J. C., Mendez, J. A., 1983, Regional Economic Integration and the Volume of Intra-Regional Trade: A Comparison of Developed and Developing Country Experience, Kyklos, 36, pp 92-105. 167 5. Bougheas, S et al. , 1999, Infrastructure, transport costs, and trade”, Jounal of International Economics, 47, pp 169-189 6. Carrère and Schiff , 2006, On the Geography of Trade: Distance is Alive and Well, Revue Economique, 56, pp 1249-1274. 7. Dunning, J. H. (1977). Trade, location of economic activity and the MNE: a search for an eclectic approach. In B. Ohlin, P. Hesselborn, P. M.Wijkman (Eds.), The international allocation of economic activity: proceedings of a Nobel Symposium held at Stockholm, London: The Macmillan Press Ltd, pp 395-418. 8. Dunning, L. H., 1981, International Production and the Multinational Enterprise, Harper Collins Publisher Ltd. 9. Dunning, L. H., 1993, Multinational Enterprise and the Global Economy, Workingham: Addison-Wesley Publishing. 10. Glick, Reuven, and Andrew Rose, Does a Currency Union Affect Trade? The Time Series Evidence, NBER Working Paper No. 8396, July 2002. 11. Greene, W.H.,2002,Econometric Analysis. 5th Edition, Prentice Hall, Upper Saddle River, 802. 12. Hausman, J. A.,1978,Specification Tests in Econometrics. Econometrica, 46, pp 1251-1271. 13. F.M. Pericoli, E. Pierucci và L. Ventura, 2014, A note on gravity models and international investment patterns, Applied Financial Economics, 2014, Vol. 24, No. 21, pp 1393–1400. 14. Svetlana Ledyaeva & Svetlana Ledyaeva, 2006, Testing for Foreign Direct Investment Gravity Model for Russian Regions. 15. Stephen Frost, 2004, Mainland Chinese outward direct investment in Southeast Asia: How much is invested, and what does it mean for ASEAN?, City University of Hong Kong. 168 16. Marco Mele1*, Angelo Quarto, 2017, A Gravitational Model for Estimate the Determinants of Outward Foreign Direct Investment of China, International Journal of Economics and Financial Issues, 2017, 7(1), pp 1-5. 17. Mátyás, L., 1997, Proper Econometric Specification of the Gravity Model, The World Economy 20 (3): pp 363-368. 18. Martinez- Zaroso and Nowak - Lehmann, 2003, Augmented gravity model: an empirical application to mercosur-euopean union trade flows, Journal of Applied Economecs,Vol.VI, No.2, pp 291-316. 19. Tran Thanh Phuong, Dinh Hoang Minh, 2015, VietNam Outward FDI into ASEAN, ASEAN-VIETNAM-USA: 20 years of Cooperation and Development, Labor Publishing House, ISBN: 978-604-59-4991, pp 177-185. 20. Thanh Nga Nguyen, 2011, Foreign Direct Investment in Real Estate Projects and Macroeconomic Instability, ASEAN Economic Bulletin Vol.28, No.1 21. Prema-chandra Athukorala, Swarnim Wagle, 2011, Foreign Direct Investment in Southeast Asia. Is Malaysia Falling Behind?, ASEAN Economic Bulletin Vol.28, No.2. 22. Polpat Kotrajaras, Bangorn Tubtimtong, Paitoon Wiboon chutikula, Does FDI Enhance Economic Growth? New Evidence from East Asia, ASEAN Economic Bulletin Vol.28, No.2. 23. Nathapornpan Piyaareekul Uttama, Nicolas Peridy, 2009, The Impact of Regional Integration and Third-Country Effects on FDI. Evidence from ASEAN, ASEAN Economic Bulletin Vol.26, No.3. 24. Hossein Jalilian John Weiss, 2002, Foreign Direct Investment and Poverty in the ASEAN Region, ASEAN Economic Bulletin Vol.19, No.3. 25. Frankel, Jeffrey, and David Romer, Does Trade Cause Growth?, American Economic Review, LXXXIX (2002), pp 379–399 26. Linnemann, H. , 1966, An Econometric Study of International Trade Flows, Ed. North Holland 169 27. David H.D. Truong, Carolyn L. Gates, 1996, Vietnam in ASEAN- Economic Reform, Openness and Transformation, ASEAN Economic Bulletin Vol.13, No.2. 28. David Dollar, 1996, Economic Reform, Openness, and Vietnam's Entry into ASEAN, ASEAN Economic Bulletin Vol.13, No.2. 29. Jung Soo Seo, Chung-Sok Suh, 2006, An Analysis of Home Country Trade Effects of Outward Foreign Direct Investment. The Korean Experience with ASEAN, 1987-2002, ASEAN Economic Bulletin Vol.23, No.2. 30. Chee-Keong Choong, Zulkornain Yusop, Siew-Choo Soo, 2004, Foreign Direct Investment, Economic Growth, and Financial Sector Development. A Comparative Analysis, ASEAN Economic Bulletin Vol.21, No.3. 31. Stephen Guisinger, 2004, Foreign Direct Investment Flows in East and Southeast Asian. Policy Issues, ASEAN Economic Bulletin Vol.8, No.1. 32. Pöyhönen, P. , 1963, A Tentative Model for the Volume of Trade between Countries, Weltwirtschaftliches Archiv, 90(1), pp 93-100. 33. Tinbergen, Jan., 1962, An Analysis of World Trade Flows, in Shaping the World Economy, edited by Jan Tinbergen. New York, NY: Twentieth Century Fund. 34. Cao Thi Hong Vinh, 2013, Does world trade organization (WTO) membership account for the increase in FDI inflows to Vietnam? What about other factors?, Tạp chí KTĐN. 35. Daisuke Hiratsuka, 2006, Outward FDI from and Intraregional FDI in ASEAN: Trends and Drivers,Institute of Development Economies (IDE) JETRO, pp 1-24. 36. Ivan Deseatnicov and Hiroya Akiba, 2011, Effects of Exchange rate and Political Risks on Japanese Outward FDI: a panel data analysis, Waseda University Tokyo, Japan. 37. IMF, 1993, Balance of Payments manual, 5th Edition, Washington DC. 170 38. Shaoming Cheng, Roger R. Stough, 2005, The Pattern and Magnitude of China’s Outward FDI in Asia, Regional Research Institute, West Virginia University and School of Public Policy, George Mason University. 39. Seong -Bong Lee, 2007, Korea New Trade and Outward FDI policies: Facilitating the Presence of Korean SMEs in Regional and Global Market, UNESCAP. 40. Niu YingYing, 2007, An Analysis of the Effects of China Outward FDI on the Domestic Technology Level, Master’s Thesis, Tongji University. 41. UNCTAD, 1998, World Investment Report 1998: Trends and Determinants, New York and Geneva: UNCTAD. 42. Hitoshi Hayami, Masao Nakamura,Alice Nakamura, 2012, “Wages, overseas investment and ownership: implication for international labour markets in Japan”, The International Journal of Human Resource Management. 43. Shujie Yao, Dylan Sutherland, Jian Chen, 2010, China's Outward FDI and Resource-Seeking Strategy: A Case Study on Chinalco and Rio Tinto, Internationalization and the China Economy: Special Issue for the 2010 APJAE Symposium, Volume 17, Issue No. 3, December 2010, pp 313-326. 44. WTO, Report “Trade and foreign direct investment”, 9 October 1996, box 1. II. Tài liệu internet 45. Bảo Bình, 2019, Triển vọng thu hút đầu tư tại Đông Nam Á, Báo Nhân Dân điện tử, hut-dau-tu-tai-dong-nam-a.html truy cập ngày 16/2/2019. 46. Bích Diệp, Báo điện tử Dân trí, https://dantri.com.vn/kinh-doanh/viet-nam-se- tiep-tuc-quan-chat-dong-von-ra-nuoc-ngoai-20160813091808788.htm truy cập ngày 22/05/2020. 47. Thanh Hằng, 2019, ASEAN - Điểm đầu tư hấp dẫn trong năm 2019, Tạp chí Sài Gòn Giải phóng online, dan-trong-nam-2019-571963.html truy cập ngày 21/01/2019. 171 48. Hiền Hòa, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, quan-trong-cua-nen-kinh-te-520953.html truy cập ngày 05/05/2019. 49. Nguyễn Mạnh Hùng, 2017, nghiep/ceo-viettel-mot-dieu-se-khong-thay-doi-la-khat-vong-viettel-luon-chay- khong-ngung-146978.ict truy cập ngày 23/05/2020. 50. Trần Hoài Nam, Tạp chí tài chính, 2018, Cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, chinh-sach-doi-voi-doanh-nghiep%C2%A0dau-tu-truc-tiep-ra-nuoc-ngoai-301354.html truy cập ngày 19/05/2020. 51. Nguyễn Quang Việt, 2017, Tổng cục giáo dục nghề nghiệp-Bộ Lao động thương binh và xã hội, cong-nhan-lan-nhau-ve-nghe-nghiep-trong-ASEAN--Co-che-va-tien-trinh-thuc- hien/Default.aspx truy cập ngày 04/08/2017. 52. Nguyễn Cẩm Tú, 2016, Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025: Cơ hội và thách thức mới đối với Việt Nam, Bộ Công thương, /chi-tiet/cong-%C4%91ong-kinh-te-asean-2025-co-hoi-va-thach-thuc-moi- %C4%91oi-voi-viet-nam-107430-22.html truy cập ngày 12/8/2016. 53. https://dautunuocngoai.gov.vn/tinbai/4159/Xu-huong-dau-tu-ra-nuoc- ngoai-cua-Han-Quoc truy cập ngày 15/05/2020. 54. https://dautunuocngoai.gov.vn/tinbai/4114/Xu-huong-dau-tu-ra-nuoc- ngoai-cua-Nhat-Ban truy cập ngày 15/05/2020. 55. https://dantri.com.vn/doanh-nghiep/vi-sao-th-true-milk-co-2-loai-bao-bi- 1437887989.htm truy cập ngày 24/05/2020. 56. tu-bai-hoc-hoang-anh-gia-lai/1075911truy cập ngày 24/05/2020. 57. https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/262-du-an-bat-dong-san-dau-tu- ra-nuoc-ngoai-tiem-an-nhieu-rui-ro-1121020.htmltruy cập ngày 24/05/2020. 172 58. nhtm-thuc-tien-va-khuyen-nghi-chinh-sach-cho-viet-nam.htm truy cập ngày 24/05/2020. 59. https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2010/07/28/ho%E1%BA%A1t- d%E1%BB%99ng-d%E1%BA%A7u-t%C6%B0-tr%E1%BB%B1c- ti%E1%BA%BFp-ra-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ngoi-c%E1%BB%A7a-cc-doanh- nghi%E1%BB%87p-vi%E1%BB%87t-nam/truy cập ngày 07/06/2020. 60. VCCI, 2016, Doanh nghiệp và tự do hóa thương mại, Trung tâm WTO và hội nhập-Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, truy cập ngày 15/4/2017. 61. Nhân dân điện tử, 2018, Hội nghị WEF ASEAN 2018-Chung tay xây dựng cộng đồng ASEAN trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, Báo Lao động online, https://laodong.vn/thoi-su/hoi-nghi-wef-asean-2018-chung-tay-xay-dung-cong- dong-asean-trong-thoi-ky-cach-mang-cong-nghiep-40-630125.ldo truy cập ngày 11/9/2018. 62. IPCS, 2018, Xu hướng đầu tư ra nước ngoài của một số nước châu Á tại Việt Nam, truy cập tại địa chỉ ngoai-cua-mot-so-nuoc-chau-a-tai-viet-nam-W1809.htm, ngày truy cập 26/1/2021. 63. Ban thư ký ASEAN: www.asean.org; https://data.aseanstats.org/ 64. Báo cáo đầu tư thế giới-World Investment Report 1998, 2006, 2010, 2019, 2020: https://worldinvestmentreport.unctad.org 65. Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 66. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 67. Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: https://www.gso.gov.vn 68. Đầu tư trong ASEAN: https://investasean.asean.org 69. Bộ Công Thương, 70. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 173 71. Trung tâm WTO và Hội nhập–Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, www.aecvcci.vn 174 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN VÀ NGĂN NGỪA VIỆC TRỐN LẬU THUẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA ASEAN Quốc gia Ngày có hiệu Nội dung văn STT Tên Hiệp định Ngày ký kết ASEAN lực kiện 1 Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính Bản tiếng Việt phủ Vương quốc Thái Lan Thái Lan 23/12/1992 29/12/1992 về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập 2 Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam và Chính phủ nước Cộng hoà Singapore 02/3/1994 09/9/1994 Bản tiếng Việt Singapore về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập 2a Nghị định thư sửa đổi Hiệp định Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam và Chính phủ nước Cộng hoà Singapore 12/9/2012 11/01/2013 Singapore về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập 3 Hiệp định giữa Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ của Malaysia Malaysia 07/9/1995 13/8/1996 Bản tiếng Việt nhằm tránh đánh thuế hai lần và ngăn cản trốn tránh nghĩa vụ tài chính đối với các loại thuế thu nhập 4 Hiệp định giữa Chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 14/01/1996 30/9/1996 Bản tiếng Việt Lào về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập 5 Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ Indonesia 22/12/1997 10/02/1999 Bản tiếng Việt nghĩa Việt Nam và Chính 175 phủ nước Cộng hoà Indonesia về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập 6 Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Liên bang Myanmar về tránh đánh Myanmar 12/5/2000 12/8/2003 Bản tiếng Anh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập 7 Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Philippines về tránh đánh Philippines 14/11/2001 29/9/2003 Bản tiếng Việt thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập 8 Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ vương quốc hồi giáo Brunei Brunei Darussalam về tránh 16/8/2007 01/01/2009 Bản tiếng Việt Darussalam đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập (Nguồn: aecvcci.vn, 2020) 176 PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP CÁC FTA CỦA VIỆT NAM TÍNH ĐÊN HẾT NĂM 2019 STT FTA Hiện trạng Đối tác FTAs đã có hiệu lực 1 AFTA Có hiệu lực từ 1993 ASEAN 2 ACFTA Có hiệu lực từ 2003 ASEAN, Trung Quốc 3 AKFTA Có hiệu lực từ 2007 ASEAN, Hàn Quốc 4 AJCEP Có hiệu lực từ 2008 ASEAN, Nhật Bản 5 VJEPA Có hiệu lực từ 2009 Việt Nam, Nhật Bản 6 AIFTA Có hiệu lực từ 2010 ASEAN, Ấn Độ 7 AANZFTA Có hiệu lực từ 2010 ASEAN, Úc, New Zealand 8 VCFTA Có hiệu lực từ 2014 Việt Nam, Chi Lê 9 VKFTA Có hiệu lực từ 2015 Việt Nam, Hàn Quốc 10 VN – EAEU Có hiệu lực từ 2016 Việt Nam, Nga, Belarus, FTA Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan 11 CPTPP Có hiệu lực từ Việt Nam, Canada, Mexico, 30/12/2018, có hiệu Peru, Chi Lê, New Zealand, (Tiền thân là lực tại Việt Nam từ Úc, Nhật Bản, Singapore, TPP) 14/1/2019 Brunei, Malaysia 12 AHKFTA Có hiệu lực tại Hồng ASEAN, Hồng Kông (Trung Kông (Trung Quốc), Quốc) Lào, Myanmar, Thái Lan, Singapore và Việt Nam từ 11/6/2019 FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực 13 EVFTA Ký kết vào 30/6/2019 Việt Nam, EU (28 thành viên) FTA đang đàm phán 14 RCEP Khởi động đàm phán ASEAN, Trung Quốc, Hàn tháng 3/2013 Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, New Zealand 15 Việt Nam– Khởi động đàm phán Việt Nam, EFTA (Thụy Sĩ, Na EFTA FTA tháng 5/2012 uy, Iceland, Liechtenstein) 16 Việt Nam– Khởi động đàm phán Việt Nam, Israel Israel FTA tháng 12/2015 (Nguồn: aecvcci.vn, 2020)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dau_tu_truc_tiep_ra_nuoc_ngoai_cua_cac_doanh_nghiep.pdf
  • pdf2.FTU-Trinh Quang Hung-KTQT-Tom tat LA_Tieng Viet.pdf
  • pdf3.FTU-Trinh Quang Hung-KTQT-Tom tat LA_English.pdf
  • pdf4.FTU-Trinh Quang Hung-KTQT-Diem moi_Tieng Viet+English.pdf
  • pdf5.FTU-Trinh Quang Hung-KTQT-Cong trinh NCKH.pdf
  • pdf6.FTU-Trinh Quang Hung-KTQT-Trich yeu LA.pdf
Luận văn liên quan