Những năm 1999, 2000, ở Mỹ rộ lên nghề "nail" (làm móng), phần lớn người Việt ở Mỹ
làm nghề này thu nhập rất khá, khi về Việt Nam được người thân giới thiệu dùng Kềm Nghĩa,
và dần dần thương hiệu Kềm Nghĩa đã chiếm được lòng tin. "Quả thật không có doanh nghiệp
nào không có chủ trương xuất khẩu, không tốn một đồng đưa hàng đi Mỹ mà vẫn đạt được
sản lượng hàng năm ở Mỹ cao như vậy. Đó là câu chuyện "hữu xạ tự nhiên hương" của
thương hiệu xác định con đường đi "ăn chắc mặc bền". Nếu hàng của mình tốt, giá cả cạnh
tranh và phục vụ chu đáo, thì khách hàng sẽ tin cậy và chọn sản phẩm của mình", ông Tuấn tự
hào.
25 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2845 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Công ty Kềm Nghĩa và chiến lược Marketing quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH-HẢI QUAN
KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN
MAEKETNG QUỐC TẾ
Đề tài:
Công ty Kềm nghĩa và chiến lược
Marketing quốc tế
Giáo viên hướng dẫn: Huỳnh Trị An
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 ( seven pearls)
Lớp: c8c4
Khóa:2008 - 2011
MỤC LỤC
Mở đầu .................................................................................... 3
Phần một: Giới thiệu về công ty Kềm nghĩa. ........................... 4
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH .................................................... 4
1. Ước mơ khởi nghiệp: ........................................................... 4
2. Chinh phục những tầm cao mới ........................................... 4
VII. Ý NGHĨA THƯƠNG HIỆU ............................................ 7
1. Ý nghĩa nhận dạng thương hiệu: .......................................... 7
VIII. GIÁ TRỊ CỐT LÕI THƯƠNG HIỆU ............................. 8
IX. SẢN PHẨM ...................................................................... 8
Nhóm sản phẩm inox ............................................................... 8
Phần 2: Phân tích thị trường Mỹ. ........................................... 10
THÔNG TIN ĐẠI CƯƠNG ......................................................
............................................................................................... 10
Địa lý ..................................................................................... 10
c. Tôn giáo ............................................................................. 11
CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT ................................................ 12
CHÍNH TRỊ ........................................................................... 12
III. MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA- XÃ HỘI ............................ 14
V. MÔI TRƯỜNG KINH TẾ-TÀI CHÍNH-CƠ SỞ HẠ TẦNG
............................................................................................... 17
a. Kinh tế: .............................................................................. 17
PHẦN 3: MỐI QUAN HỆ VIỆT – MỸ ................................ 18
I. Quan hệ ngoại giao ............................................................. 18
Phía Hoa Kỳ cũng cử nhiều đoàn cấp cao thăm Việt Nam: ... 19
Phần 4: Chiến lược phân phối sản phẩm ra nước ngoài ......... 22
Phần 5. Chiến lược Marketing Mix ....................................... 24
I. Sản phẩm. ........................................................................... 24
Mở đầu
Với xu thế toàn cầu hóa thị trường kinh doanh và việc tham gia vào các tổ chức kinh tế
thế giới, cũng như viêc gia nhập của các công ty nước ngoài vào nước ta đã làm cho thị
trường nội địa không ngừng bị thu hẹp. Vì vậy đã thúc đẩy các doanh nghiệp Việt từng
bước phải mở rộng thị trường kinh doanh ra các nước ngoài nhằm mở rộng quy mô
kinh doanh cũng như xây dựng công ty trở nên tầm cở lớn đủ sức cạnh tranh với các
đối thủ lớn và không bị loại ra khỏi cuộc chơi.
Việc kinh doanh quốc tế không những đòi hỏi khắt khe hơn về yếu tố chất lượng
sản phẩm, giá cả, mẫu mà sản phẩm và các dịch vụ kèm theo mà còn khắt khe hơn về
luật kinh doanh quốc tế và những khác biệt về địa lý, văn hóa, hành vi người tiêu dùng
...
Để kinh doanh quốc tế thành công và giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh
doanh, trở nên to lớn hơn đòi hỏi ban lãnh dạo công ty phải có những chiến lược đúng
đắn khi đưa sản phẩm của mình vượt ra ngoài biên giới ra khỏi thị trường bé nhỏ quốc
gia để tham gia vào vùng trời mới (thị trường quốc tế) với biết bao khác biệt so với thị
trường hiện tại, đương đầu với những gã khổng lồ đến từ những nền sản xuất với khoa
hoạc kỹ thuật tiên tiến.
Để thành công đòi hỏi công ty phải xác định được các yếu tố liên quan và thực
hiện tốt các công tác đó. Như việc, nghiên cứu thị trường, tìm hiểu về thị trường nước
sở tại, chọn thị trường mục tiêu, chọn sản phẩm xuất khẩu, lựa chọn chiến lược đưa sản
phẩm ra thị trường tốt nhất và hiệu quả nhất tránh các rủi ro gặp phải và nhiều yếu tố
tối quan trọng khác.
Để làm rỏ những vấn đề liên này Nhóm 2 (seven pearls) đã chọn đề tài: “Công
ty Kềm nghĩa và chiến lược kinh doanh quốc tế”. Bài làm dựa trên các thông tin thứ
cấp mà nhóm đã sưu tầm qua website của công ty và một số website khác dã được trích
nguồn trong bài làm.
Phần một: Giới thiệu về công ty Kềm nghĩa.
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
1. Ước mơ khởi nghiệp:
Từ những năm 1980, chỉ với vỏn vẹn 1,5m2 mặt bằng và một ít đồ nghề mài
kềm, ít ai có thể ngờ rằng anh thợ mài kềm Nguyễn Minh Tuấn chỉ với tình yêu
nghề, sự đam mê làm giàu đã quyết chí thành lập Công ty. Hiện nay Kềm Nghĩa
đang thực hiện ước mơ trở thành một thương hiệu mang tầm quốc tế, khẳng
định đẳng cấp và tầm vóc mới của thương hiệu Việt.
2. Chinh phục những tầm cao mới
Năm 1992 tiền thân chỉ là một cơ sở sản xuất dụng cụ làm móng mang tên
“Nghĩa Sài Gòn” tổng diện tích nhà xưởng 200m2 với lực lượng lao động chủ
yếu trong gia đình.
Tháng 9 năm 2000 Công ty TNHH Cơ khí Kềm Nghĩa được thành lập và chính
thức đi vào hoạt động theo hệ thống quản lý chất lương ISO 9001:2000.
Năm 2001 sản phẩm Kềm Nghĩa chính thức xâm nhập thị trường Hoa Kỳ, khi
các sản phẩm được theo chân các Việt Kiều xuất ngoại.
Đầu năm 2003 sản phẩm kềm nghĩa đã có mặt tại những thị trường: Mỹ, Úc,
Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Campuchia và một số
nước Châu Âu như Ý, Bồ Đào Nha, Nga…Chiếm 80% thị phần trong nước. Tỷ
trọng xuất khẩu bình quân đạt 30% trên tổng doanh số bán.
2006 thiết lập thành công mạng lưới phân phối sản phẩm tại thị trường Mỹ.
Đồng thời đăng ký bản quyền cho sản phẩm mang tên gọi Supper Nghĩa tại Mỹ.
Đầu năm 2008, Công ty đã tiến hành chuyển đổi từ TNHH lên Công ty cổ phần,
mở ra một giai đoạn phát triển mới và toàn diện về quy mô sản xuất cũng như
đa dạng hóa sản phẩm, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và mạnh mẽ theo
xu hướng phát triển của nền kinh tế toàn cầu.
3. Một số danh hiệu đạt được
Trong quá trình tham gia thị trường, 7 năm liền Kềm Nghĩa được người tiêu
dùng bình chọn là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, nhận được nhiều bằng khen
giấy khen từ Trung ương đến địa phương trao tặng. Năm 2005, 2007 thương hiệu Kềm
Nghĩa được giải Sao Vàng Đất Việt, đứng trong Top 100 Thương Hiệu Mạnh trên
toàn quốc. Năm 2006 vinh dự là một trong 98 “Thương Hiệu Mạnh Việt Nam 2006”,
cúp vàng Chất Lượng Hội Nhập Hàng Đầu Năm 2007 và là “100 Thương Hiệu
Dẫn Đầu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 2007”…
II. TẦM NHÌN THƯƠNG HIỆU
Thương hiệu Kềm Nghĩa mong muốn trở thành một trong những tập đoàn hàng
đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp những dụng cụ, dịch vụ về chăm sóc
sắc đẹp. Góp phần làm cho người phụ nữ trở nên tự tin, quyến rũ, hạnh phúc và thành
đạt hơn trong cuộc sống.
IV. TRIẾT LÝ KINH DOANH
“Chất Lượng Là Sự Sống Còn Của Thương Hiệu”. Vì thế kềm nghĩa luôn
hướng đến những giá trị sau
Mọi thứ bắt đầu từ Chất Lượng.
Xây dựng Thương hiệu giống như trồng một cây xanh, muốn Thương hiệu
phát triển nhanh và vững vàng trước gió bão thì chúng ta cần phải ươm mầm
Thương hiệu từ hạt giống Chất Lượng, bón Chất Luợng và tưới Chất
Lượng.
VI. TRIẾT LÝ KINH DOANH
“Chất Lượng Là Sự Sống Còn Của Thương Hiệu”. Vì thế kềm nghĩa luôn hướng
đến những giá trị sau
Mọi thứ bắt đầu từ Chất Lượng.
Xây dựng Thương hiệu giống như trồng một cây xanh, muốn Thương hiệu phát triển
nhanh và vững vàng trước gió bão thì chúng ta cần phải ươm mầm Thương hiệu từ hạt
giống Chất Lượng, bón Chất Luợng và tưới Chất Lượng.
VII. Ý NGHĨA THƯƠNG HIỆU 1. Ý nghĩa nhận dạng thương hiệu:
Logo lấy hình ảnh cách điệu từ “cây kềm cắt móng” làm ý chính để thể hiện.
Người xem sẽ cảm nhận được sự gấn gũi, dễ nhìn và hình dung với tên thương
hiệu Kềm nghĩa. Đầu mũi kềm được cách điệu, cắt lọc thể hiện sự tinh xảo của
sản phẩm, mũi hướng về phía trước khẳng định ý chí vươn xa của thương hiệu.
Màu xanh nõn lá: được chọn làm màu chủ đạo, biểu trưng cho sự sinh sôi, phát
triển, cũng như mang đến cảm giác dịu mát, dễ chịu như vừa nhận được sự
chăm sóc, sẻ chia.
Màu hồng cánh sen: tạo ấn tượng nhẹ nhàng, tinh tế, được cảm nhận là nét nữ
tính và gợi cảm của người phụ nữ.
Hai vệt cong chấm bi tạo đường nét khỏe khoắn, năng động, đại diện cho cái
đẹp và tính thẩm mỹ cao.
Hệ thống nhận dạng thương hiệu là một chỉnh thể hài hòa, thể hiện tiềm năng,
sức mạnh và sự phát triển không ngừng của thương hiệu Kềm Nghĩa.
2. Khẩu hiệu của kềm nghĩa:
Tiếng Việt: “Cho cuộc sông luôn có nghĩa”.
Tiếng Anh: “For a meaningful life”.
VIII. GIÁ TRỊ CỐT LÕI THƯƠNG HIỆU
Kềm nghĩa = Chất lượng + Chăm sóc + Sẻ chia
1. Chất lượng:
Cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm và những dịch vụ chăm sóc sắc
đẹp hoàn hảo nhất.
2. Chăm sóc:
Phụ nữ luôn đại diện cho cái đẹp của tạo hóa, chăm sóc làm tôn vinh vẻ đẹp ấy
chính là công việc luôn được chúng tôi trân trọng.
3. Sẻ chia:
Sẻ chia trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với công đồng và trách nhiệm với cả
dân tộc luôn là kim chỉ nam cho sự phát triển của chúng tôi.
IX. SẢN PHẨM
Nhóm sản phẩm inox
Nhóm kềm thép cao cấp
Nhóm kềm thép chuyên dùng
Kềm bộ
Nhóm kéo
Chấm bi
Sủi da
Nhíp
Dũa giấy
Bấm móng
Sản phẩm khác
X. MATRIX SWOT.
Điểm mạnh.
- Sản phẩm chất lượng.
- Đa dạng mẩu mã.
- Thượng hiệu số 1 tại thị trường nội địa.
- Sản phẩm có mặt khắp nơi trên thế giới.
Điểm yếu.
- Hệ thồng phân phối tại mỹ của công ty khá yếu.
- Giá cả cao hơn sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
- Nguồn vốn yếu hơn các đối thủ từ Trung Quốc, Canada, Nhật…
- Thiếu sự hỗ trợ từ nhà nước.
Cơ hội.
- Mối quan hệ Việt- Mỹ ngày càng tốt hơn.
- Mỹ thâm hụt 200 tỷ $ với Trung Quốc.
- Tỷ lệ người Việt ở Mỹ khá lớn.
- Là thị trường rộng lớn nhất thế giới.
- Phụ nữ Mỹ có quyền tự do cao trong các quyết định của họ.
Nguy cơ.
- Cạnh tranh với các đối thủ lớn từ Trung Quốc.
- Yêu cầu ngày càng khắt khe từ các khách hàng.
- Khắt khe trong hệ thống luật pháp Mỹ và các điều luật bảo vệ người tiêu dùng.
Phần 2: Phân tích thị trường Mỹ.
THÔNG TIN ĐẠI CƯƠNG
Địa lý
Vị trí địa lý: Nằm ở Bắc Mỹ, phía Tây
giáp
Thái Bình Dương, phía Đông giáp Đại
Tây
Dương, nằm giữa Canada và Mehico
.Diện tích: 9 629 091 km2
Tổng diện tích đất: 9 158 690 km2
Diện tích mặt nước: 470.131 km2
Địa hình: Đồng bằng trung tâm rộng lớn,
vùng núi phía Tây, vùng đồi và núi thấp
ở phía Đông; vùng núi lởm chởm và các thung lũng sông rộng lớn tại Alaska; địa hình
núi lửa lởm chởm tại Hawaii.
Tài nguyên thiên nhiên: than đá, đồng, chì, molybdenum, phốt phát, uranium, bô xít,
vàng, quặng sắt, thuỷ ngân, nicken, muối kali, bạc, tungsten, thiếc, dầu lửa, khí tự
nhiên, gỗ.
2. Thời tiết và khí hậu:
Chủ yếu khí hậu ôn đới, tuy nhiên tại Hawaii và Florida có khí hậu nhiệt đới và Alaska
là khí hậu hàn đới. Khí hậu bán hoang mạc tại đồng bằng phía Tây sông Mississippi
và khí hậu hoang mạc tại lưu vực phía Tây Nam; phía Tây Bắc khí hậu hơi lạnh và ấm
dần vào tháng 1 và 2 do chịu ảnh hưởng bởi những đợt gió chinook từ sườn phía Đông
của dẫy núi Rocky.
Thiên tai: sóng thần, núi lửa và động đất quanh khu vực lòng chảo Thái Bình Dương
bão dọc bờ biến Đại Tây Dương; bão lốc phần Trung Tây; trượt bùn tại California
cháy rừng tại miền Tây; lụt; băng giá vĩnh cửu tại Bắc Alaska là 1 trở ngại chính cho
phát triển vùng Alaska
.
3. Xã hội
a. Dân số
Tổng số dân: 305.908.400 ( 12/2008)
Cơ cấu dân số:
0-14 tuổi: 20,4%
15-64 tuổi: 67,2%
65 tuổi trở lên: 12,5%
Tuổi thọ trung bình: 77,85 tuổi
Tốc độ tăng dân số: 0,91%
b. Dân tộc
Da trắng: 71%
Da đen (Người Mỹ gốc Phi): 12%
Latinh: 12%
Châu Á: 4%
Người da đỏ (người Mỹ bản địa): 0,9%
c. Tôn giáo
Tin lành: 52%
Thiên Chúa giáo La Mã 24%
Đa dạng tôn giáo: 2%
Do Thái giáo: 1%
Hồi giáo: 1%
Khác: 10%
Không theo tôn giáo nào: 10%
d. Ngôn ngữ: Tiếng Anh là ngôn ngữ chủ yếu, một phần ở phía Nam California,
New Mehico, Texas, Miami sử dụng tiếng Tây Ban Nha và ngoài ra có khoảng
400.000 người nói tiếng thổ ngữ
CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT
CHÍNH TRỊ
1. Thể chế và cơ cấu hành chính
a. Cơ cấu chính phủ:
Tổng thống và phó Tổng thống.
Nội các: do Tổng thống bổ nhiệm
với sự phê chuẩn của Thượng viện
Nhiệm kỳ của Tổng thống và phó
Tổng thống là 4 năm
b. Các đảng phái chính trị chính:
Đảng Cộng hoà
Đảng Dân chủ
Và các Đảng khác
* Cơ cấu hành chính: Hiện nay, Hoa Kỳ có 50 bang và 5 khu hành chính trực thuộc
gồm thủ đô Washington D.C., Samoa, Guam, Virgin Islands và Puerto Rico.
Thủ đô: Thủ đô Hoa Kỳ hiện nay là Washington D.C có diện tích 176 Km2 và
khoảng gần 600 nghìn dân. Ngân sách Thủ đô do Quốc hội Liên bang phê chuẩn, trong
đó nguồn cấp từ ngân sách liên bang chiếm phần quan trọng
2. Hệ thống pháp luật
Hoa Kỳ là một nước cộng hoà liên bang gồm 50 bang. Ngoài hệ thống pháp luật
liên bang, mỗi bang đều có hệ thống pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến
pháp của liên bang. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa luật liên bang và luật
bang hoặc luật địa phương, thì luật liên bang sẽ có hiệu lực. Có những giao dịch hoặc
vấn đề chịu sự điều tiết của riêng luật liên bang, riêng luật bang, hoặc có thể cả luật
biên bang và luật bang.
Hiến pháp Hoa Kỳ qui định quyền quản lý ngoại thương và thu thuế xuất nhập
khẩu thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước liên bang, do vậy các hoạt động xuất
nhập khẩu chịu sự điều tiết trực tiếp và chủ yếu của hệ thống luật liên bang. Tuy nhiên,
có một số luật của một số bang cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động xuất
nhập khẩu
III. MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA- XÃ HỘI
1. Cách viết họ tên
Tên người Mỹ được viết theo thứ tự tên riêng trước, sau đó đến tên đệm và cuối cùng
là họ. Họ lấy theo họ bố; không dùng họ mẹ.
2. Cách xưng hô
Trừ một số trường hợp đặc biệt, người Mỹ thường gọi nhau bằng tên riêng. Tuy nhiên,
có một số nguyên tắc phổ biến mà các nhà kinh doanh nước ngoài nên theo.
Đối với lần tiếp xúc trực tiếp hoặc qua thư từ đầu tiên, nên gọi nhau bằng Mr.,
Mrs., Miss, Ms. hoặc Dr. và tiếp theo là họ. Ví dụ, Mr. Clinton.
Có thể gọi tên riêng khi được mời hoặc sau khi đã có quan hệ thân mật.
Không gọi tên riêng (trừ phi được mời) đối với những người hơn nhiều tuổi,
hoặc có địa vị hoặc cấp bậc cao hơn mình nhiều, hoặc đối với những người mà
bạn muốn thể hiện sự tôn trọng.
Đối với trẻ em thì luôn luôn có thể gọi tên riêng.
Đối với quân nhân hoặc cảnh sát nên gọi bằng cấp bậc (nếu biết) hoặc gọi chung
là “Officer” và tiếp theo là họ.
Đối với người mới gặp lần đầu và không biết tên (ví dụ như nhân viên bán hàng,
thư ký, lái xe, nhân viên khách sạn…) có thể gọi “Sir”, “Mr.”, “M’am” hoặc
“Miss”.
3. Một số tính cách đặc trưng của người Mỹ
Khác với một số nền văn hóa khác, nhất là văn hóa Châu á, nhìn chung, người Mỹ rất
coi trọng tự do cá nhân và tính tự lập. Gia đình, cộng đồng, tôn giáo, hoặc tổ chức là
thứ yếu so với các quyền cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân này cũng dẫn đến một tính cách
nổi bật của người Mỹ là cạnh tranh.
4. Chào hỏi
Cũng như ở các nơi khác, ở Hoa Kỳ, bắt tay là một cách chào phổ biến. Bạn có thể
bắt tay cả đàn ông và phụ nữ ở những lần gặp nhau đầu tiên hoặc sau đó.
Không nên hỏi tuổi, hoặc thu nhập của người Mỹ. Tôn giáo, chính trị, và tình dục
cũng là những lĩnh vực nhạy cảm ở Mỹ. Tốt nhất là bạn nên tránh những chủ đề này
trừ phi với những người bạn thân.
5. Giao tiếp kinh doanh
b. Gặp gỡ làm việc
Người Mỹ muốn biết trước nội dung cuộc gặp, vai trò và quyền hạn, và thậm chí
cả thân thế sự nghiệp của khách.
Người Mỹ thường rất đúng giờ.
Kiểm tra an ninh tại nơi làm việc
Sau sự kiện khủng bố 11/9, việc kiểm tra an ninh được thực hiện rất nghiêm ngặt
không những tại các sân bay mà còn tại các nơi làm việc quan trọng và đông người.
Khách đến làm việc nhất là tại các cơ quan của chính phủ và các tòa nhà lớn ở những
thành phố lớn, nên mang theo giấy tờ tùy thân có dán ảnh để xuất trình tại thường trực
, và không nên mang theo hành lý cồng kềnh. ở một số công sở, do người ra vào đông,
cho nên việc đăng ký để lấy thẻ ra vào và kiểm tra an ninh đôi khi khá mất thời gian
c. Trang phục
Ngoài xã hội, nhìn chung, người Mỹ mặc rất thoải mái, không cầu kỳ và không
quan tâm nhiều đến cách ăn mặc của người khác.
Khi đi làm việc thì ăn mặc lịch sự
d. Đối xử bình đẳng với phụ nữ
Khoảng trên 60% phụ nữ Mỹ đi làm. Số phụ nữ Mỹ đảm nhiệm những chức vụ
quan trọng trong kinh doanh mặc dù vẫn còn ít, song đang tăng lên. ở Hoa Kỳ vẫn
chưa hết sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ.
e. Đối xử bình đẳng với những người khác chủng tộc
Hoa Kỳ là một nước đa chủng tộc. Người nước ngoài di cư đến Hoa Kỳ sinh sống
và kinh doanh ngày càng nhiều. Trong thực tế cuộc sống ở Hoa Kỳ vẫn chưa hết sự
phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, luật pháp Hoa Kỳ cấm mọi hành động phân biệt chủng
tộc. Người nước ngoài đến Hoa Kỳ kinh doanh cần hết sức tránh các hành động, hoặc
ngôn ngữ thể hiện sự phân biệt chủng tộc.
d. Vị trí ngồi khi tiếp khách
Sắp xếp chỗ ngồi giữa khách và chủ như thế nào chủ yếu phụ thuộc vào tiện nghi
trong phòng. Khách đến đàm phán hoặc thảo luận công việc thường được mời ngồi
theo hình thức đàm phán – khách ngồi đối diện với chủ, trong đó trưởng đoàn hoặc
người có chức vụ cao nhất của các bên ngồi ở vị trí chính giữa bên mình. Bàn tiếp
khách có thể là hình chữ nhật, bầu dục, hoặc tròn.
Trong các cuộc tiếp khách xã giao, nếu trong phòng là bộ bàn ghế thường dùng để tiếp
khách đàm phán, thì người tiếp chính bên chủ thường ngồi ở đầu bàn (vị trí số 1 trong
sơ đồ dưới đây). Những người khác của bên chủ ngồi một bên. Đoàn khách ngồi một
bên, trong đó trưởng đoàn hoặc người có chức vụ cao nhất trong đoàn khách ngồi gần
nhất với người tiếp chính bên chủ (vị trí số 2 trong sơ đồ dưới đây).
Sơ đồ vị trí ngồi trong các cuộc tiếp xã giao
e. Giờ làm việc và ngày nghỉ
Giờ làm việc hàng ngày phổ biến nhất là từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, trong đó có
khoảng nửa đến một tiếng ăn trưa. Các ngân hàng thường mở cửa từ 10 giờ sáng đến 3
giờ chiều. Tuy nhiên, cũng có nhiều ngoại lệ
IV. MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH
1. Cạnh tranh diển ra gay gắt với các công ty từ nhiều nước lớn như Trung Quốc,
Canada, Nhật ...
2. Đối thủ cạnh tranh chính là các sản phẩm từ Trung Quốc
3. Cạnh tranh về giá
4.Cạnh tranh về mẫu mã
5. Hệ thống phân phối của đối thủ mạnh hơn
6. Yếu tố chất lượng là lợi thế số 1 của Kiềm Nghĩa
V. MÔI TRƯỜNG KINH TẾ-TÀI CHÍNH-CƠ SỞ HẠ TẦNG
a. Kinh tế:
Quốc gia có nền kinh tế năng động và lớn nhất thế giới
GDP 2009: 14,258 tỷ $ chiếm khoảng 23% toàn cầu.
GDP/ đầu người 2009: 47,526$
GNP 2010: 59.22 tỷ $
Những công ty phân phối hàng đầu: Wal- Mart, safway...
Thâm hụt thương mại với Trung quốc lên đến 200 tỷ $
b. Tài chính
Hệ thống tài chính ngân hàng rộng lớn
Đồng $ được sử dụng báo giá cũng như giao dịch chính.
Tỷ lệ lạm phát 2010: 1.06% ( báo cáo tháng 1 năm 2011)
c. Cơ sở hạ tầng.
Là quốc gia có các hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, cảng, sân bay...
Hiện đại bậc nhất thề giới.
Giáo dục bắt buộc và miễn phí 10 năm tại trường công
Nhu cầu về lao động tay nghề cao tương đối lớn.
Trong nhóm thiểu năng đọc viết người trưởng thành chiếm 40 %. Vd: Công ty Ford tổ
chức lớp học đọc tại 25 trong tổng số nhà máy của hãng
PHẦN 3: MỐI QUAN HỆ VIỆT – MỸ
I. Quan hệ ngoại giao
Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu đàm phán chính thức về bình thường hoá quan hệ vào
năm 1991. Tháng 2 năm 1994, Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Hai
nước thiết lập lại quan hệ ngoại giao vào ngày 12 tháng 7 năm 1995 và tiến hành trao
đổi đại sứ đầu tiên vào tháng 5 năm 1997. Kể từ đó đến nay, các chuyến viếng thăm
của các quan chức cao cấp hai nước, trong đó nổi bật là chuyến thăm Việt Nam của
cựu Tổng thống Bill Clinton tháng 11/2000 và chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng
Phan Văn Khải tháng 6/2005 đã góp phần tích cực củng cố và tăng cường quan hệ
giữa hai nước, đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới thông qua việc phát triển
mối quan hệ đối tác xây dựng, hữu nghị, hợp tác nhiều mặt trêncơ sở bình đẳng, cùng
tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi.
Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao.
Về phía Việt Nam thăm Hoa Kỳ:
Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm (1998, 2000).
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng (2001).
Phó Thủ tướng Vũ Khoan (2003).
Thủ tướng Phan Văn Khải (tháng 6/2005
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết ( tháng 6/2007)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ( tháng 6/2008)
Ngoài ra còn nhiều đoàn cấp Bộ trưởng.
Phía Hoa Kỳ cũng cử nhiều đoàn cấp cao thăm Việt Nam:
Cựu Tổng thống George H.W. Bush (1995).
Ngoại trưởng Warren Christopher (1995).
Cố vấn an ninh quốc gia A. Lake (1996).
Ngoại trưởng Madeleine Albright (1997)
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cohen (2000).
Tổng thống Bill Clinton (tháng 11/2000).
Ngoại trưởng Colin Powell (2001).
Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld (2006).1
Chủ tịch Hạ viện Dennis Hastert (2006).
Tháng 11/2006, Tổng thống Mỹ George W. Bush thăm chính thức Việt Nam và
tham dự Hội nghị cấp cao APEC.
Các chuyến thăm này đã đưa quan hệ giữa hai nước lên tầm cao mới, mở ra khuôn khổ
quan hệ đối tác xây dựng, hữu nghị, hợp tác nhiều mặt, ổn định lâu dài. Ngoài ra, lãnh
đạo cấp cao hai nước cũng đã gặp gỡ tại các diễn đàn đa phương của khu vực và thế
giới.
Hợp tác trong lĩnh vực Khoa học - Công nghệ, Văn hóa, Giáo dục - Đào tạo, Y tế
và Lao động:
Hai nước đã ký kết nhiều văn bản:
Bản Ghi nhớ (MOU) cấp Bộ như Tuyên bố chung về hợp tác y tế giữa hai Bộ Y
tế (12/1997).
Thỏa thuận hợp tác về thể dục thể thao (3/1999
Bản ghi nhớ về hợp tác lao động Việt Nam - Hoa Kỳ (11/2000),
Bản Ghi nhớ về hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực Khí tượng Thủy văn (1/2001),
Biên bản Ghi nhớ giúp đào tạo nhân lực cho ngành Thủy sản Việt Nam
(11/3/2003).
Hiệp định hợp tác y tế và khoa học y học Việt Nam - Hoa Kỳ (7/2006),...
Năm 2003, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết Nguyên tắc hợp tác trong việc thực hiện
Đề án Quỹ giáo dục của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam (VEF). VEF đã bắt đầu cấp học
bổng cho sinh viên Việt Nam sang Hoa Kỳ đào tạo. Ngày 23/6/2004, Tổng thống Hoa
Kỳ George Bush tuyên bố đưa Việt Nam vào danh sách 15 nước hưởng viện trợ trong
Kế hoạch Viện trợ khẩn cấp về phòng chống HIV/AIDS. Hoa Kỳ cũng hợp tác tích
cực và tài trợ cho Việt Nam trong lĩnh vực phòng chống đại dịch cúm gia cầm.
2. Quan hệ kinh tế và thương mại
Song song với quan hệ ngoại giao, quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ cũng không ngừng phát triển.
Các hiệp định đã ký kết:
· Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả (ngày 27/6/1997).
· Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (ký ngày 13/7/2000, có
hiệu lực ngày 10/12/2001).
· Hiệp định Hợp tác về khoa học và công nghệ (có hiệu lực từ ngày 26/3/2001)
· Hiệp định Dệt may (có hiệu lực từ 1/5/2003)
· Hiệp định Hàng không (có hiệu lực từ 14/1/2004)
· Hiệp định khung hợp tác về kinh tế và kỹ thuật (2005)
· Bản Ghi nhớ hợp tác về Nông nghiệp (ký tháng 6/2005)
Việc thông qua Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) đánh
dấu một mốc quan trọng trong quá trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước. Nhờ
đó, kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều đã tăng. Đáng chú ý, ngày 31/5/2006 hai
nước đã ký Thỏa thuận chính thức kết thúc đàm phán song phương giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mở ra một
giai đoạn mới trong quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.
3. Hợp tác đầu tư và hợp tác phát triển
Kế thừa những quan hệ hợp tác kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa
ViệtNam và Hoa kỳ từ năm 1995, gần đây nhất, chuyến thăm của Thủ tướng Chính
Phủ Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 6/2008 vừa qua tới Hoa Kỳ nhấn mạnh tầm quan
trọng của quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Hai nước
sẽ cùng phối hợp chặt chẽ nhằm:
+Tăng cường hợp tác kinh tế, thúc đẩy đầu tư song phương qua việc tiến hành đàm
phán về một hiệp định đầu tư song phương, giúp mang lại tính minh bạch và tính dự
báo cao hơn cho nhà đầu tư.
+Cải thiện môi trường thương mai, đầu tư của cả hai nước qua việc giải quyết các
vấn đề được bàn thảo tại các cuộc đối thoại đang diễn ra trong khuôn khổ Hiệp định
Khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA), bao gồm việc mở thị trường cho thịt bò Mỹ
và nông sản Việt Nam, thực hiện các cam kết WTO. Được ký một năm trước đây,
TIFA mang lại một diễn đàn cho việc thảo luận và giải quyết các vấn đề thương mại
và đầu tư song phương.
+Thúc đẩy phát triển kinh tế qua việc thiết lập các liên kết rộng lớn hơn về hang
không giữa hai nước, trong đó bao gồm các bước:
Tiến hành đàm phán Hiệp định Bầu trời mở (Open Skies) vào tháng 10/2008.
Ký hiệp định hợp tác triển khai dự án về nâng cao năng lực giám sát hàng không
cho Việt Nam.
Đạt được tiến bộ trong việc Việt Nam tham gia ký Hiệp ước Cape Town, giúp
cải thiện các điều khoản quy định việc Việt Nam cấp tài chính cho hoạt động
mua bán máy bay
+Phối hợp, trợ giúp Việt Nam cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông thông qua một
nghiên cứu khả thi về cảng do Cơ quan Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ thực
hiện.
+Tuân thủ các yêu cầu của Hoa Kỳ về xuất khẩu trái thanh long của Việt Nam sang
Mỹ.
+Tăng cường các hệ thống an toàn thực phẩm, thông qua việc:
Cung cấp hơn 200.000 đô-la từ ngân sách của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho
Liên minh Xuất khẩu Thực phẩm và Nông sản. Cùng với đóng góp từ khu vự tư
nhân Hoa Kỳ, khoản tiền này sẽ giúp tăng cường hệ thống luật pháp về an toàn
thực phẩm của Việt Nam, tăng cường đào tạo cho quan chức nhằm giúp họ đánh
giá tốt hơn các nguy cơ đối với nguồn cung lương thực của Việt Nam.
Ký biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa nhà chức trách Hoa Kỳ và Việt Nam liên
quan đến việc đáp ứng các tiêu chuẩn quy định của Hoa Kỳ về an toàn thực
phẩm, dược phẩm và thức ăn gia súc. Phần 4: Chiến lược phân phối sản phẩm ra nước ngoài
I. Chiến lược thâm nhập từ sản xuất trong nước
a. Xuất khẩu gián tiếp.
- Việt kiều xách tay:
Những năm 1999, 2000, ở Mỹ rộ lên nghề "nail" (làm móng), phần lớn người Việt ở Mỹ
làm nghề này thu nhập rất khá, khi về Việt Nam được người thân giới thiệu dùng Kềm Nghĩa,
và dần dần thương hiệu Kềm Nghĩa đã chiếm được lòng tin. "Quả thật không có doanh nghiệp
nào không có chủ trương xuất khẩu, không tốn một đồng đưa hàng đi Mỹ mà vẫn đạt được
sản lượng hàng năm ở Mỹ cao như vậy. Đó là câu chuyện "hữu xạ tự nhiên hương" của
thương hiệu xác định con đường đi "ăn chắc mặc bền". Nếu hàng của mình tốt, giá cả cạnh
tranh và phục vụ chu đáo, thì khách hàng sẽ tin cậy và chọn sản phẩm của mình", ông Tuấn tự
hào.
Năm 2001 sản phẩm Kềm Nghĩa chính thức xâm nhập thị trường Hoa Kỳ theo con đường
Việt kiều xuất. Bình quân mỗi tháng Kềm Nghĩa sản xuất trên 500.000 sản phẩm, với hơn 60
mặt hàng các loại kềm, dũa, cọ, nhíp, kéo..., 18 nhãn hiệu hàng hóa, 5 kiểu dáng công nghiệp.
Năm 2003, sản phẩm Kềm Nghĩa đã có mặt chính thức tại thị trường Mỹ, Australia, Canada,
Trung Quốc...
b. Xuất khẩu trực tiếp.
Xuất khẩu trực tiếp của công ty hiện ở mức khá khiêm tốn, chỉ khoảng 8% trên tổng doanh
thu. Tuy nhiên, xuất hàng qua khách mua lẻ kiểu như hàng xách tay thì nhiều. Do đó, tỷ lệ
xuất khẩu tính chung vào khoảng 30% trên tổng doanh số bán ra. Trước những khó khăn hiện
nay, công ty đã chủ động ký hợp đồng với các đối tác cung ứng nguyên vật liệu ổn định với
giá cạnh tranh tốt nhất để không gây đột biến cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Định hướng
của Kềm Nghĩa từ năm 2009 – 2012, tăng trưởng bình quân doanh thu hàng năm 30% và lợi
nhuận 20% so với năm trước.
Năm 2006, Kềm Nghĩa đã thiết lập thành công mạng lưới phân phối tại Mỹ, Trung Quốc,
Thái Lan, Canada.
* Một số quốc gia khác Kiềm nghĩa đã thâm nhập.
AUSTRALIA CAMBODIA CANADA
CHINA COLUMBIA FRANCE
HONG KONG ISRAEL ITALY
KOREA LEBANON MALAYSIA
MEXICO POLAND PORTUGAL
RUSSIA SINGAPORE SWITZERLAND
TAIWAN THAILAND
Phần 5. Chiến lược Marketing Mix
I. Sản phẩm.
Kềm cắt móng, dũa, nhíp, bấm móng , sơn móng …
Sản phẩm có 2 dòng chính: cao cấp & thường, size đa dạng.
Chất lượng sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu.
Bộ làm móng mini gọn nhẹ xem như những món quà ý nghĩa.
II. Chiến lược giá.
Giá các sản phẩm của công ty từ 17 – 170 ngàn đồng.
Bộ mini bỏ túi giá 50 ngàn đồng.
Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm không cạnh tranh về giá.
III. Chiến lược phân phối.
Việt kiều xách tay.
Phân phối tại các cữa hàng và đại lý .
Thành lập đại lý chính thức của công ty bán lẽ ở nước ngoài.
Website cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm giá cả …
IV. Chiến lược xúc tiến
Hệ thống nhận diện thương hiệu đồng nhất hoạt động hiệu quả.
Chất lượng sản phẩm thúc đây yếu tố truyền miệng .
Giá cả luôn đi đôi với chất lượng, xây dựng lòng tin nơi người tiêu dùng.
Internet được tận dụng tối đa, tham gia các hội chợ triển lãm.
Giới thiệu trên các cổng thông tin điện tử
Tham dự các gian hàng tại các hội chợ triển lãm thương mại
Tham gia vào các hiệp hội thương mại của Việt Nam tại Mỹ
Trích nguồn:
www.vietrade.gov.vn
www.kemnghia.com
Bách khoa toàn thư
www.google.com
www.tradingeconomics.com
www.forecast-chart.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- _kemnghia_4148.pdf