Trong giai đoạn nền kinh tế đang hội nhập và phát triển như hiện nay có nhiều
cơ hội cũng như các thách thức đối với công ty trong việc củng cố và giữ vững vị thế của
mình trên thị trường. Việc hội nhập có nghĩa là các sản phẩm của công ty sẽ được quảng
bá và mở rộng trên thị trường trong nước và ngoài nước. Muốn như vậy công ty phải đưa
ra được những chiến lược ngắn hạn, dài hạn và những kế hoạch cụ thể trong quá trình
quản lý cũng như sản xuất.
56 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2637 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đặc điểm kinh tế- Kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn ống thép Hòa Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực hiện.
Để sản xuất sản phẩm phải thực hiện qua các công đoạn như sau:
Nhận tôn cuộn.
Các cuộn tôn khi nhập vào kho phải được dán nhãn vào phía trong cuộn tôn đựơc
thủ kho kiểm tra đối chiếu với lệnh nhập hàng.
Đối với tôn Trung Quốc dải nhỏ phải có biển báo và dấu hiệu kiểm soát rõ ràng.
Theo lệnh sản xuất, quản đốc phân xưởng làm phiếu yêu cầu lĩnh vật tư, thủ kho
tôn xuất tôn cho các trưởng máy cắt. Các cuộn tôn khi đưa vào cắt phải được nhân viên
kiểm tra chất lượng sản phẩm và trưởng máy kiểm tra và ghi sổ.
Công đoạn máy cắt dọc tôn.
Máy cắt xẻ dọc tôn cuộn tạo bán thành phẩm cho các máy uốn. Chất lượng của các
dải tôn được cắt ảnh hưởng tới chất lượng ống uốn.
Trước khi bắt đầu công việc thợ vận hành máy kiểm tra toàn bộ các chức năng
hoạt động của máy và vận hành cắt theo đúng bộ hướng dẫn vận hành máy cắt dọc. Chất
lượng các dải tôn cắt ra được nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm kiểm tra và được
dán phiếu kiểm tra vào phía trong và phía ngoài của dải tôn.
Công đoạn hàn nối dải ở máy nhả cuộn.
Trước khi làm việc, các thợ hàn dải thực hiện việc kiểm tra cũng như việc vận
hành máy nhả liệu và máy hàn theo đúng hướng dẫn quy định. Các dải tôn đi vào lồng
phóng liệu ở các máy uốn yêu cầu không bị vặn, ba- via quay lên trên, các mối hàn được
mài nhẵn.
Máy uốn ống.
Trước khi vận hành máy uốn ống trưởng máy phải cùng phụ máy kiểm tra tình
trạng của máy và các thiết bị phụ trợ theo đúng các hướng dẫn vận hành máy uốn. Các
thông số máy trước khi sử dụng phải được các trưởng máy kiểm tra.
Đối với ống nội thất, ống đen đặc chủng yêu cầu chất lượng cao và ống mạ kẽm,
ống tròn khác, ống vuông ống chữ nhật được nhân viên kiểm soát chất lượng kiểm tra
chất lượng ống với tần suất 1lần/ 1 dải tôn và qua máy kiểm tra đường hàn.
Ống được sản xuất ra gồm các loại:
Ống tròn: được kiểm tra và nhập kho
Ống nội thất: Được vét đầu ống ( nếu khách hàng yêu cầu chuyển ra đóng bó theo
quy định và được nhập kho).
Ống tròn cho mạ kẽm: được chuyển qua máy vét đầu trở thành bán thành phẩm
trước mạ.
Ống tròn dùng cho xây dựng: được chuyển qua máy vét đầu ống và đóng thành bó
theo quy định của từng loại ống trừ các ống khách hàng không yêu cầu vét đầu.
Ống vuông và các ống hình chữ nhật: Không được vét đầu được kiểm tra và
chuyển ra đóng bó thành bó theo quy định của từng loại ống.
Các bó ống đạt chất lượng được gắn phiếu kiểm tra chữ màu đỏ
Các bó ống loại II được đóng bó theo quy định và gắn phiếu kiểm tra chữ màu tím.
Máy vét đầu ống.
Máy vét đầu ống được dùng để vét đầu đối với các loại ống tròn. Trước khi vận
hành máy vét đầu ống, Trưởng máy phải thực hiện theo hướng dẫn nhân viên kiểm soát
chất lượng sản phẩm chịu trách nhiệm kiểm tra ống sau khi vét đầu.Việc kiểm tra được
thực hiện sau mỗi lần thay dao, chỉnh dao.
Máy nắn thẳng.
Tất cả các loại ống có đường kính 21,2: 59,9 nếu xét thấy cần nắn sẽ có yêu cầu
của Quản đốc (Trưởng ca) phòng quản lý chất lượng hoặc ban giám đốc cho nắn còn nếu
không cho mạ thẳng. Thợ vận hành máy phải kiểm tra máy và vận hành theo hướng dẫn
nhân viên kiểm soát chất lượng sản phẩm chịu trách nhiệm kiểm tra ống sau khi nắn.
Việc kiểm tra được thực hiện sau mỗi lần chỉnh khuôn hoặc thay các loại ống.
Tẩy rửa.
Trước khi ống được đưa vào bể mạ kẽm phải qua các bước tẩy rửa. Các bể tẩy rửa
được gia nhiệt bằng hơi nóng lò hơi trừ hai bể axít và hai bể nước rửa chảy tràn sau tẩy
axit nhằm nâng cao khả năng tẩy rửa. Thợ vận hành cầu trục và phụ hoá chất phải tuân
theo hướng dẫn qui trình công nghệ tẩy rửa.
Phòng kỹ thuật khi nhập hoá chất phải kiểm tra, phân tích thành phần các bể tẩy
rửa ít nhất 2ngày/1lần nếu không đảm bảo nồng độ phải đưa ra biện pháp xử lý. Việc
kiểm tra nhiệt độ của các bể tẩy rửa do thợ vận hành nồi hơi thực hiện 8lần /ca.
Sấy khô.
Trước khi đưa ống vào bể mạ, ống phải đươc sấy khô nhằm làm khô nước bám bề
mặt trong và ngoài ống đồng thời làm tăng nhiệt độ của bản thân ống tránh ống vào bể
mạ bị nóng đột ngột. Nhiệt độ của hầm sấy từ 120 độ C-160 độ C được kiểm tra bằng can
nhiệt bởi thợ vận hành máy với tần suất 8lần/ca. Trong trường hợp nhiệt độ nằm ngoài
khung quy định thợ vận hành phải ghi rõ biện pháp xử lý.
Mạ kẽm nhúng nóng.
Bể mạ kẽm được cấp nhiệt bởi 2 đầu đốt và làm cân bằng nhiệt xung quanh bằng
quạt tuần hoàn. Nhiệt độ của lò và bể phải được kiểm tra liên tục nhằm đảm bảo chất
lượng mạ, tránh hư hỏng bể kẽm.
Việc kiểm tra các thông số của bể kẽm, áp suất hơi thổi trong, áp suất khí nén thổi
ngoài và nhiệt độ bể làm mát do vận hành máy kiểm tra 1giờ/1lần và phải theo dõi nhiệt
độ bể kẽm báo trên máy và kiểm chứng bằng can nhiệt cầm tay với tần suất đo
1giờ/1lần.Nhiệt độ bể kẽm cho phép mạ từ 442 độ - 449 độ, nếu nhiệt độ nằm ngoài
khoảng quy định phải dừng máy để xử lý. Chú ý đặt tốc độ nhúng ống đúng quy định
theo hướng dẫn tại "hướng dẫn vận hành dây chuyền mạ kẽm" để tránh quá tải về nhiệt
của bể và ghi đầy đủ các thông số.
Việc vận hành máy mạ phải tuân theo hướng dẫn vận hành dây chuyền mạ. Ống
sau khi mạ được đóng thành bó theo hướng dẫn được kiểm tra gắn nhãn dán chữ màu
đen.
Chất lượng ống mạ được ban Kiểm soát chất lượng sản phẩm kiểm tra với tần suất
30 phút/lần, mỗi lần 03 cây kiểm tra 03 điểm: đầu giữa và cuối cây, kiểm tra độ bóng bề
mặt ống, độ bám kẽm (khi cần thiết) nếu thấy có hiện tượng bám kẽm cứng hoặc rạn trên
bề mặt ống.
Các ống mạ đều được in chữ điện tử theo quy định.
Sơ đồ 1. 2: Quy trình sản xuất sản phẩm:
Nhận tôn cuộn
PX cắt- BTP
Xẻ dọc tôn cuộn tạo ra BTP
PX ống đen
Hàn nối dải
Uốn ống
Vét đầu ống(cho các loại ống tròn)
Nắn thẳng (cho các loại ống có đường kính 21.2-59.9 ly)
PX ống mạ
Tẩy rửa
Sấy khô
Mạ kẽm nhúng nóng
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất- kinh doanh của công ty TNHH ống
thép Hòa Phát.
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, hoạt
động sản xuất dưới sự điều hành, giám sát, chịu trách nhiệm của giám đốc công ty quản
lý hoạt động của toàn bộ công ty và sự điều hành của giám đốc nhà máy, các quản đốc,
phó quản đốc tại từng phân xưởng sản xuất. Các phân xưởng sản xuất chia thành các tổ
chức sản xuất theo đặc thù công việc do một tổ trưởng đứng ra chịu trách nhiệm về kế
hoạch sản xuất
Sơ đồ 1.3: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH ỐNG
THÉP HOÀ PHÁT.
Giám đốc công ty
Phó giám đốc
Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban trong bộ máy quản lý.
Giám đốc công ty: là người đứng đầu công ty là đại diện pháp nhân của công ty
quản lý điều hành công ty theo định hướng và mục tiêu do Hội đồng quản trị đề ra, chịu
trách nhiệm trước hội đồng quản trị về mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty
điều hành công tác lao động, tiền lương, các chế độ về tiền lương, tuyển dụng lao động...
Phó giám đốc công ty: Nhận nhiệm vụ từ giám đốc công ty, tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ được giao phó. Phụ trách công việc chung của phòng kinh doanh và phòng kế
toán, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của phòng kinh doanh và phòng kế toán.
Thay mặt giám đốc giải quyết các công việc nội vụ, đôn đốc thực hiện công việc của các
phòng ban trong Công ty, có trách nhiệm báo các thường xuyên tới Giám đốc về các công
việc được giao.
Giám đốc nhà máy: Tiếp nhận và triển khai thực hiện các kế hoạch sản xuất ngắn hạn
và dài hạn của công ty. Điều hành, giám sát, đôn đốc toàn bộ các hoạt động sản xuất của nhà
máy, đảm bảo cho việc thực hiện tốt các mục tiêu về kế hoạch, sản lượng, chất lượng, vệ
sinh công nghiệp, vệ sinh lao động, an toàn, kỷ luật. Chỉ đạo các phòng ban chức năng của
nhà máy và các phân xưởng thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách có hiệu quả chịu
trách nhiệm trước công ty về mọi hoạt động của nhà máy.
Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm về việc nghiên cứu và khai thác thị trường, mở
rộng thị phần, tìm hiểu nhu cầu của thị trường quảng bá sản phẩm... xem xét ký kết hợp
đồng bán hàng giao dịch, liên hệ, với khách hàng, lệnh cho thủ kho xuất hàng theo yêu
cầu đã đạt được xem xét và trao đổi với khách hàng. Lập kế hoạch sản xuất, theo dõi, tổ
chức viêc thực hiện kế hoạch sản xuất của nhà máy ống thép và nhà máy cán nguội.
Phòng kế toán: Có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp
những thông tin tài chính cho ban giám đốc một cách chính xác, kịp thời trong đó nhiệm
vụ quan trọng nhất của phòng kế toán là thu thập số liệu.
Phòng vật tư- xuất nhập khẩu: Theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn vật tư đáp ứng nhu
cầu vật tư cho sản xuất. Lập kế hoạch mua hàng đối với các loại nguyên vật liệu, các loại
vật tư thiết bị, phụ tùng thay thế, sữa chữa máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất và các thiết
bị khác.Giao dịch đàm phán với các nhà cung ứng, các đối tác nhằm lựa chọn nhà cung
ứng tốt nhất.
Phòng tổ chức đào tạo: Quản lý bộ phận nhân lực của công ty nhằm theo dõi và cập
nhật sự biến đổi nhân sự một cách đầy đủ, chính xác .Căn cứ vào nhu cầu nhân lực của
công ty để có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo mới trình ban giám đốc phê duyệt.
Phòng kỹ thuật: Quản lý hồ sơ, lý lịch của thiết bị trong toàn nhà máy, đề xuất các
phương án nhằm hoàn thiện, cải tiến, nâng cấp thiết bị nhằm tăng năng suất lao động, giảm
chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chỉ đạo kỹ thuật cho việc gia công, chế tạo và sữa
chữa thiết bị đáp ứng kịp thời cho sản xuất.
Phòng quản lý chất lượng: Quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng theo các quy trình
thuộc hệ thống ISO 9001:2000 của công ty; đảm bảo cả hệ thống duy trì và hoạt động có
hiệu qủa. Phối hợp với các trưởng bộ phận liên quan để đảm bảo sản xuất ra sản phẩm đạt
chất lượng tốt nhất.
Phân xưởng cắt tôn: Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị của phân xưởng cắt tôn, đảm
bảo luôn thực hiện tốt các kế hoạch được giao. Nhận kế hoạch cắt tôn từ điều độ kế hoạch
sản xuất, phối hợp với điều độ kế hoạch sản xuất, cùng phối hợp với các bộ phận khác
trong nhà máy.
Phân xưởng mạ kẽm: Quản lý toàn bộ nhân lực, máy móc, thiết bị của hai dây
chuyền mạ, thực hiện sản xuất tại hai dây chuyền mạ thông qua kế hoạch sản xuất, đảm
bảo sản xuất ổn định. Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của phân xưởng mạ.
Phân xưởng cơ điện: Quản lý toàn bộ thiết bị dụng cụ, vật tư, phụ tùng của phân
xưởng cơ điện. Hoàn thành các công việc được giao theo kế hoạch và các công việc phục
vụ kịp thời cho sản xuất của toàn Nhà máy.
Phân xưởng ống thép đen: Quản lý toàn bộ thiết bị, dụng cụ, phụ tùng của phân
xưởng Uốn ống. Phối hợp với điều độ kế hoạch để tiến hành sản xuất theo đúng kế hoạch.
Phối hợp các phòng ban, phân xưởng khác để đảm bảo giải quyết tốt công việc.
Phân xưởng khuôn: Quản lý toàn bộ hồ sơ, tài liệu và trang thiết bị của xưởng khuôn.
Quản lý, theo dõi và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng khuôn cũng như việc sử dụng
khuôn hợp lý. Lập kế hoạch dự trữ vật tư, phụ tùng cho phân xưởng hoạt động liên tục, đáp
ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất.
PHẦN II: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG
TY TNHH ỐNG THÉP HÒA PHÁT.
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH ống thép Hòa Phát.
Hiện nay bộ máy kế toán của công ty được tổ chức vừa tập trung, vừa phân tán.
Theo mô hình này thì toàn bộ công tác kế toán được tiến hành tại phòng tài chính kế toán
của công ty, còn kế toán của các chi nhánh, kế toán nhà máy có nhiệm vụ tổng hợp các
chứng từ có liên quan, tập hợp chi phí sản xuất tại nhà máy và lập một bảng kê gửi về
phòng tài chính kế toán của công ty. Kế toán công ty sẽ đối chiếu, kiểm tra các chứng từ
và xem xét các khoản chi phí có đúng với thực tế hay không, kiểm tra tính hợp pháp của
chứng từ. Nếu chứng từ là hợp pháp, hợp lý thì phòng kế toán của công ty sẽ tiến hành
hạch toán các chứng từ này.
Bộ máy kế toán tại Công ty Ống thép Hòa Phát gồm 21 người trong đó : 1 kế toán
trưởng toàn công ty, 2 kế toán văn phòng công ty, 5 kế toán chi nhánh Sài Gòn, 3 kế toán
chi nhánh Đà Nẵng, 7 kế toán chi nhánh Hưng Yên, 3 kế toán Cán nguội.
Các nhân viên kế toán trong bộ máy kế toán của công ty có mối liên hệ chặt chẽ qua
lại xuất phát từ sự phân công lao động phần hành trong bộ máy kế toán của công ty. Mỗi
cán bộ công nhân viên đều được quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, để từ
đó tạo thành mối liên hệ có tính lệ thuộc, chế ước lẫn nhau.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hệ thống kế toán của công ty
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán:
Kế toán trưởng toàn công ty: Là người kiểm soát điều hành chung công việc kế
toán của toàn công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về hoạt động của phòng
kế toán, thường xuyên báo cáo trực tiếp cho ban giám đốc. Làm báo cáo tài chính hợp
Trưởng phòng
Kế toán
Kế toán
Tổng hợp
CN Hưng Yên
KT Công
Ty Thép Cán
Nguội
Kế toán
trưởng
CN Sài Gòn
Kế toán
Tổng hợp VP
Công ty
Kế toán
Trưởng
CN Đà Nẵng
Kế toán nhà máy
Cán Nguội
Kế toán
Kho
Kế toán
Quỹ
Kế toán
Bán hàng
Kế toán
Bán hàng
Kế toán
Quỹ
Kế toán
Ngân hàng
KT CN
Phải trả
KT thuế,
CN phải thu
KT kho
(nhà máy)
Kế toán
Bán hàng
Kế toán
Quỹ
nhất toàn công ty tháng, quý, năm, làm các báo cáo theo yêu cầu của Ban tài chính tập
đoàn và ban kiểm soát, lập kế hoạch tài chính và theo dõi việc thực hiện kế hoạch tài
chính hàng ngày.
Kế toán tổng hợp VP công ty : Lập phiếu thu, chi hàng ngày VP công ty, làm báo
cáo tổng hợp của Chi nhánh Đà Nẵng, Chi Nhánh Sài Gòn lên Báo cáo toàn công ty, báo
cáo thuế cho VP công ty, tính lương tại VP công ty, đối chiếu công nợ nội bộ và khách
hàng, vào phiếu nhập xuất của kho Vật tư phụ cuả Chi nhánh Hưng Yên (kho I và kho II
).
Kế toán trưởng Chi nhánh Sài Gòn : Kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thu chi,
lập phiếu thu, chi hằng ngày, theo dõi đối chiếu công nợ hàng tháng với khách hàng, báo
cáo thuế hàng tháng, báo cáo tài chính của chi nhánh, cân đối giá đầu vào của chi nhánh,
kiểm soát và điều hành chung công việc kế toán tại chi nhánh Tp Hồ Chí Minh.
Kế toán trưởng Chi nhánh Đà Nẵng : Kiểm tra chung hoàn thiện chứng từ sổ sách,
lập chứng từ Chi, Thu hàng ngày làm báo cáo thuế làm báo cáo tài chính chi nhánh Đà
Nẵng; theo dõi BHXH, BHYT. Kiểm soát và điều hành chung công việc kế toán tại chi
nhánh Đà Nẵng.
Kế toán tổng hợp: Lập phiếu chi hàng ngày, tập hợp chi phí tính giá thành tại chi
nhánh sản xuất ở Hưng Yên, tập hợp và phân bổ khấu hao TSCĐ, chi phí chờ phân bổ, tiền
lương BHXH, BHYT, Chi phí phí phải trả …, kiểm tra lương, thực phẩm dưới Nhà máy,
quản lý và theo dõi hoàn thiện hồ sơ tài sản cố định, làm báo cáo tài chính, tháng, quý, năm
tại chi nhánh Hưng Yên.
Thủ quỹ: Thu tiền và chi tiền hàng ngày, đi ngân hàng nộp và rút tiền. Vào phiếu
nhập, xuất kho: Vật liệu thép, Hoá chất, Kho dầu, kẽm. Đối chiếu với kế toán nhà máy và
thủ kho.
Kế toán bán hàng: Làm báo cáo bán hàng nhập xuất, đối chiếu công nợ 10 ngày 1
lần và hàng tháng với tiếp thị, báo cáo hàng ngày cho kế toán trưởng, đối chiếu tồn kho 1
tuần 1 lần với kế toán kho.
Kế toán thuế : Vào hóa đơn bán hàng, nhập kho thành phẩm, theo dõi công nợ phải
thu, làm báo cáo thuế ( kê khai thuế đầu vào, đầu ra, thuế thu nhập cá nhân, thuế XNK…),
làm lương cho cán bộ trong công ty, đối chiếu BHXH, lập phiếu thu tiền hàng ngày.
Kế toán ngân hàng : Vào sổ tiền gửi đi ngân hàng, làm các thủ tục thanh toán trực
tiếp, mở L/C, theo dõi tín dụng, L/C tại các ngân hàng. Hàng ngày kê các khoản trả nợ qua
ngân hàng báo xuống phòng kinh doanh.
Kế toán công nợ phải trả: Hàng ngày vào số dư công nợ, theo dõi công nợ phải trả.
Lập phiếu thu, chi của công ty thép Cán nguội, lập Ủy nhiệm chi thanh toán công nợ qua
ngân hàng.
Liên hệ tổ chức bộ máy kế toán với tổ chức bộ máy quản lý chung tại công ty TNHH
ống thép Hoà Phát.
Bộ máy quản lý và Bộ máy kế toán của công ty đều được tổ chức theo mô hình trực
tuyến chức năng kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán, quyết định
được đưa từ trên xuống, các bộ phận chức năng có trách nhiệm thực hiện và triển khai
đến đối tượng thực hiện. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh kế toán tại nhà
máy và các chi nhánh hạch toán rồi chuyển lên phòng kế toán. Kế toán tổng hợp dựa trên
các chứng từ hoá đơn mà dưới nhà máy các chi nhánh chuyển lên sẽ tiến hành tập hợp chi
phí, tính giá thành, xác định kết quả kinh doanh cho nhà máy, các chi nhánh và của toàn
công ty.
2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty TNHH ống thép Hòa Phát.
2.2.1.Các chính sách kế toán chung.
Chế độ kế toán áp dụng tại công ty.
Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-
BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
- Kỳ kế toán áp dụng bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12.
- Báo cáo kế toán được trình bày bằng VNĐ theo nguyên tắc giá gốc
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp giá
gốc.
- Tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời
gian sử dụng ước tính.
- Hình thức sổ kế toán : Nhật ký Chung
2.2.2.Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.
Hệ thống chứng từ.
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của công ty
đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế,
tài chính phát sinh. Và hiện nay công ty sử dụng hệ thống chứng từ đúng theo quyết định
số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hệ thống
chứng từ được sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm:
- Chỉ tiêu hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận
hàng hóa, biên bản kiểm nghiệm hàng hóa, biên bản kiểm kê,…
- Chỉ tiêu vốn bằng tiền : Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh
toán tiền tạm ứng, biên lai thu tiền, Giấy uỷ nhiệm thu, giấy uỷ nhiệm chi, Giấy báo có,
Giấy báo nợ, Chứng từ thanh toán liên kho bạc, Sổ phụ, Lệnh chuyển có, Lệnh thanh toán
đến…
- Chỉ tiêu tiền lương : Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, bảng
thanh toán tiền lương, thanh toán tiền thưởng, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã
hội.
- Chỉ tiêu Tài sản cố định : Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ,
biên bản kiểm kê TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Tất cả các chứng từ được chuyển lên phòng kế toán để kiểm tra tính hợp lý,
hợp lệ của chứng từ sau đó mới dùng chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
2.2.3.Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
Hệ thống tài khoản sử dụng.
Hệ thống tài khoản của công ty nhìn chung là sự vận dụng linh hoạt hệ thống tài
khoản được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20/3/2006
của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Bên cạnh đó các tài khoản còn được công ty mở chi tiết
thành các tiểu khoản một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của
mình, đặc biệt là các tài khoản liên quan đến việc tập hợp chi phí giá thành.
- TK 152 – Nguyên vật liệu
TK 1521: Nguyên liệu thép.
TK 1522: Nguyên liệu kẽm.
TK 1523: Nguyên liệu dầu
TK 1524: Nguyên vật liệu thừa.
TK 1525: Thiết bị, vật tư cho xây dựng cơ bản
TK 1526: Vật liệu thuê ngoài chế biến.
TK 1528: Hóa chất
…..
- TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được chi tiết thành:
TK 6210: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sx bán thành phẩm
TK 6211: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp - ống đen
TK 6212: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp - ống mạ
- TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
TK 6220: Chi phí nhân công trực tiếp - xưởng cắt
TK 6221: Chi phí nhân công trực tiếp - xưởng ống đen
TK 6222: Chi phí nhân công trực tiếp - xưởng ống mạ
TK 6223: Chi phí nhân công trực tiếp - xưởng ống mạ điện
- TK 627 – Chi phí sản xuất chung được chi tiết thành
TK 6271 – Chi phí sản xuất chung phân xưởng ống đen
TK 62711 – Chi phí vật liệu PX ống đen
TK 62712 – Chi phí nhân công PX ống đen
TK 62713 – Chi phí dụng cụ sản xuất PX ống đen
TK 62714 – Chi phí khấu hao TSCĐ PX ống đen
TK 62717 – Chi phí dịch vụ mua ngoài PX ống đen
TK 62718 – Chi phí bằng tiền khác PX ống đen
….
2.2.4.Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán.
Là doanh nghiệp có quy mô lớn, căn cứ vào đặc điểm loại hình sản xuất kinh doanh
phức tạp, vào yêu cầu quản lý cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng của đội
ngũ nhân viên kế toán và các trang thiết bị phòng kế toán; Công ty đã áp dụng hình thức
Nhật ký Chung để tổ chức hệ thống sổ kế toán. Theo hình thức này tại công ty có các loại
sổ kế toán sau: nhật ký chung, sổ cái, sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Quá trình ghi sổ kế toán của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2 : Trình tự ghi sổ Nhật ký chung
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký
đặc biệt
SỔ NHẬT KÝ
CHUNG
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
SỔ CÁI
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối số
phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng, (định kỳ)
Đối chiếu, kiểm tra:
Năm 2003, phòng tài chính kế toán đã đưa vào sử dụng phần mềm kế toán Bravo
6.3 được hạch toán theo hình thức Nhật ký Chung vào công tác hạch toán kế toán nhằm
tăng cường tính chính xác, kịp thời của thông tin kế toán. Chương trình được thiết kế trên
cơ sở thực tế hạch toán kế toán của đơn vị, chính vì vậy phục vụ hiệu quả cho công tác kế
toán.
Công việc hạch toán chứng từ kế toán tại công ty được thực hiện bằng phần mềm
Bravo 6.3 có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.3: Quy trình thực hiện của phần mềm kế toán
Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán và các bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra được làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ,
ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng được thiết kế sẵn trên phần mềm máy
tính.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế
toán tổng hợp (nhật ký - chứng từ, sổ cái…) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính.
Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn
bảo đảm chính xác, trung thực của thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán
có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra
giấy. Thực hiện các thao tác in báo cáo tài chính theo quy định.
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN
BẢNG TỔNG HỢP
CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN
CÙNG LOẠI
SỔ KẾ TOÁN
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán
quản trị
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi chú
Thông qua việc sử dụng phần mềm kế toán Bravo 6.3, quy trình kế toán đơn giản
và đỡ mất thời gian hơn so với việc làm thủ công. Mặt khác việc tự động kiểm tra thông
tin trở nên trung thực và dễ dàng hơn.
2.2.5.Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán.
Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo tài chính
Công ty TNHH Ống thép Hòa phát đã tiến hành lập các báo cáo tài chính theo
tháng ( trừ thuyết minh báo cáo tài chính) quý, năm. Việc lập Báo cáo tài chính được tuân
thủ theo đúng quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”, đảm
bảo các nguyên tắc: Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu, tập hợp, bù
trừ và có thể so sánh, các thông tin trọng yếu được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng
thực trạng tình hình tài chính của công ty.
Công ty sử dụng hệ thống Báo cáo tài chính gồm có:
- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01 – DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 – DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 – DN
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09 – DN
Cuối mỗi tháng, quý, năm, phòng Tài chính kế toán phải hoàn tất các báo cáo (cả
báo cáo nội bộ) để chuẩn bị kiểm toán. Ngoài các báo cáo trên, công ty còn sử dụng các
mẫu báo cáo khác như :
- Báo cáo hợp nhất kết quả sản xuất kinh doanh .
- Báo cáo thu chi các quỹ của doanh nghiệp.
- Báo cáo tổng hợp thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
2.3. Tổ chức kế toán một số phần hành chủ yếu.
2.3.1. Tổ chức hạch toán lương và các khoản trích theo lương của công ty TNHH ống
thép Hòa Phát.
Công ty quy định chế độ trả lương gắn với kết quả lao động cuối cùng của từng người
lao động, từng bộ phận. Những người thực hiện các công việc đòi hỏi trình độ chuyên
môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của
công ty thì trả lương cao và ngược lại. Công nhân làm ở vị trí nào được hưởng mức lương
tương ứng với vị trí đó trong khung lương.
Việc xác định khung lương theo vị trí công việc được gắn với độ phức tạp của
công việc, điều kiện lao động, sự biến động của giá cả trên thị trường, các quy định của
nhà nước về tiền công, tiền lương và tình hình tài chính của công ty.
Hàng tháng công ty sẽ trả lương cho người lao động theo 2 kỳ như sau: Tạm ứng
vào ngày 20 hàng tháng, thanh toán vào ngày 05 tháng sau. Kỳ tạm ứng sẽ được tạm ứng
1/2 tiền lương tháng tính theo lương cơ bản nếu đi làm đủ số ngày trong nửa đầu tháng,
trường hợp đi làm không đủ tùy từng trường hợp sẽ được tính những ngày đi làm. Kỳ
thanh toán sẽ thanh toán tất cả các khoản được lĩnh và phải trừ khác trong tháng.
Các chứng từ, sổ sách sử dụng:
Bảng 2.1: Chứng từ, sổ sách sử dụng hạch toán tiền lương
STT Tên gọi Ký hiệu
I/ Chứng từ
1 Chứng từ phản ánh cơ cấu lao động (quyết định tuyển
dụng, sa thải, điều chuyển, thôi việc...)
2 Chứng từ phản ánh thời gian lao động ( bảng chấm công) 01a –LĐTL
01b -LĐTL
3 Chứng từ phản ánh kết quả lao động (phiếu giao nhận sản
phẩm, phiếu giao khoán khối lượng công việc hoàn thành)
4 Chứng từ phản ánh khoản thu nhập phải trả công nhân
viên
- Bảng thanh toán lương và BHXH.
- Bảng thanh toán tiền thưởng.
- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ.
- Bảng thanh toán tiền thuê ngoài.
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
- Các khoản khấu trừ vào thu nhập công nhân viên (bảng
thanh toán tạm ứng, quyết định xử lý bồi thường, chứng
từ vay vốn...).
- Phiếu chi, báo nợ của ngân hàng.
02- LĐTL
03- LĐTL
06- LĐTL
07- LĐTL
11- LĐTL
II/ Sổ sách
A/ Hạch toán chi tiết
01 Sổ chi tiết TK 334
02 Sổ chi tiết TK 338
03 Sổ tổng hợp chi tiết TK 334, 338
B/ Hạch toán tổng hợp
01 Nhật kí chứng từ, các loại nhật ký- chứng từ, bảng kê S04- DN
02 Sổ cái các Tk 334, 335, 338 S05- DN
Tài khoản sử dụng:
334: Phải trả người lao động
335: Chi phí phải trả.
338: Phải trả, phải nộp khác.
Và các tài khoản liên quan khác như: 111, 112, 622...
Sơ đồ 2.4: Quy trình hạch toán tiền lương:
Ghi chú:
Ghi hàng ngày: Kế toán viên thực hiện
Ghi cuối tháng:
Chứng từ gốc về
tiền lương và
BHXH
Sổ chi tiết TK 334,
338
Bảng phân bổ tiền
lương và BHXH
Sổ tổng hợp chi tiết
TK 334, 338
Sổ nhật ký chung
Sổ cái TK 334, 335,
338
Bảng cân đối số phát
sinh
Báo cáo kế toán
Đối chiếu, kiểm tra: Phần mềm thực hiện
2.3.2. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH ống thép Hòa Phát.
Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát là nhà sản xuất chuyên nghiệp và hàng đầu trong
lĩnh vực ống thép tại Việt Nam. Do công việc sản xuất của công ty được tiến hành tại ba
phân xưởng với quy trình công nghệ khép kín nên đối tượng tập hợp chi phí là các loại
sản phẩm sản xuất tại từng phân xưởng sau đó tiến hành phân bổ chi phí sản xuất cho
từng loại sản phẩm theo số lượng sản phẩm hoàn thành.
Theo chức năng hoạt động của chi phí, chi phí sản xuất được phân thành 3 loại sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung.
Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê
khai thường xuyên. Công tác tập hợp và phân bổ chi phí được tiến hành cho từng sản
phẩm. Đến cuối tháng, kế toán chi phí căn cứ vào các bảng tập hợp chi phí nguyên vật
liệu, bảng tập hợp chi phí sản xuất chung, bảng thanh toán lương … để tiến hành tập hợp
chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm, đồng thời dựa vào số lượng sản phẩm hoàn
thành để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Tài khoản sử dụng:
TK 621 : Chi phí NVL trực tiếp
TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp
TK 627 : Chi phí sản xuất chung
TK 154 : Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Và các tài khoản liên quan như : 111, 112, 152, 153, 155, 157, 331, 334, 338
…
Sơ đồ 2.5 : Quy trình hạch toán chi phí sản xuất
Chứng từ gốc về chi phí và
các bảng phân bổ
Nhật ký chung
Sổ chi tiết các TK 621,
TK 622, TK 627, TK
154
Ghi chú:
Ghi hàng ngày: Kế toán viên thực hiện
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu, kiểm tra: Phần mềm thực hiện
2.3.2.1.Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Nguyên vật liệu của công ty hoàn toàn từ các nhà cung cấp nước ngoài, giá thực tế
mua về bao gồm chi phí thu mua, vận chuyển bốc dỡ và giá thực tế của nguyên vật liệu,
bao gồm cả thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu nhập khẩu. Công ty tính giá nguyên vật
liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền theo công thức:
Đơn giá
=
Trị giá NVL tồn đầu kỳ + Trị giá NVL nhập trong kỳ
Bình quân Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ
Chứng từ sử dụng
+ Phiếu nhập kho
+ Phiếu xuất kho
Tài khoản sử dụng
TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Sổ sách sử dụng
- Sổ chi tiết TK 621
- Sổ tổng hợp TK 621
- Sổ Nhật ký chung
Trình tự hạch toán
Sơ đồ 2.6: Tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp:
TK 152(611) TK 621 TK 152(611)
Trị giá NVL xuất kho Trị giá NVL cuối kì và
dùng trực tiếp cho sản xuất phế liệu thu hồi nhập kho
TK 111,112,331 TK 154
Trị giá NVL mua dùng ngay kết chuyển chi phí NVL
cho sản xuất trực tiếp
TK 133
VAT được
khấu trừ
2.3.2.2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty TNHH ống thép Hòa Phát bao gồm:
Lương chính, lương làm thêm giờ, tiền ăn ca, các khoản trích theo lương như BHXH,
BHYT…Với công nhân trực tiếp sản xuất công ty sử dụng tính lương theo sản phẩm, với
lao động quản lý thì trả lương theo thời gian làm việc.
Chứng từ sử dụng:
Sổ theo dõi nhân sự, Bảng phân bổ tiền lương và phụ cấp ăn ca, bảng tổng hợp
và phân bổ chi phí NCTT cho từng sản phẩm, bảng kê BHXH, BHYT tính vào giá thành
và các phiếu kế toán.
Tài khoản sử dụng:
TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.
Sổ sách sử dụng:
Sổ nhật ký chung, Sổ chi tiết TK 622, Sổ tổng hợp TK 622
Trình tự hạch toán
Sơ đồ 2.7: Hạch toán chi phí nhân công trực tiêp:
TK 334 TK 622 TK 154(631)
Lương chính, lương phụ kết chuyển CP nhân công
phụ cấp phải trả CNSX trực tiếp
TK 335 TK 632
Trích trước tiền lương
nghỉ phép kết chuyển CP vượt mức
TK 338 quy định
Các khoản trích BHXH
BHYT, KPCĐ
2.3.2.3.Hạch toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung ở Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát bao gồm:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng
+ Chi phí vật liệu phân xưởng
+ Chi phí dụng cụ sản xuất
+ Chi phí khấu hao Tài sản cố định
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí bằng tiền khác
Các khoản chi phí này được tập hợp theo thời điểm phát sinh và được phân bổ cho
từng loại sản phẩm.
Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, bảng thanh
toán lương, hóa đơn tiền điện, nước, phiếu chi.
Tài khoản sử dụng:
TK 627 – Chi phí sản xuất chung. TK này được chi tiết theo phân xưởng và theo
nội dung chi phí.
Sổ sách sử dụng: Sổ Nhật ký Chung, Sổ chi tiết TK 627 và Sổ Cái TK627.
Trình tự hạch toán
Sơ đồ 2.8: Hạch toán chi phí sản xuất chung:
Tk 334, 338 Tk 627 Tk 111,112, 152,…
Chi phí nhân viên Các khoản thu giảm chi
Tk 152, 153 Tk 154
Chi phí vật liệu,công cụ cuối kỳ, tính, phân bổ
Và kết chuyển CP SXC
TK 214
CP KHTSCĐ
TK 142, 242, 335
CP phân bổ dần
CP trích trước
TK 111,112, 331…
CP dịch vụ mua ngoài
CP bằng tiền khác
TK 133
Sơ đồ 2.9: Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp:
TK 621,622 TK 154 TK 152, 156
Phân bổ, kết chuyển CP vật tư, hàng hóa gia công
NVLTT, NCTT nhập kho
TK 627 TK 155
Phân bổ, kết chuyển CP sản phẩm hoàn thành
SXC nhập kho
TK 632
Sản phẩm hoàn thành
tiêu thụ ngay
CPSXC cố định không phân bổ vào giá thành sản xuất
(Trường hợp máy móc, thiết bị hoạt động dưới mức
công suất bình thường)
PHẦN III: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ
TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH ỐNG THÉP HÒA PHÁT.
3.1.Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán công ty TNHH ống thép Hòa Phát.
Kế toán đã thực sự trở thành một phần không thể thiếu của giám đốc công ty trong
việc quản lý và đưa ra những ý kiến chính xác, những quyết định kịp thời. Thông qua số
liệu do kế toán cung cấp có thể thấy được tình hình tài chính của công ty hiện tại và đưa
ra những phương án khả thi trong tương lai.
Ưu điểm:
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh nên hiện nay công ty đã tổ chức bộ máy quản lý
theo mô hình trực tuyến chức năng nên nhiệm vụ của các cán bộ, phòng ban được phân
công rõ ràng, cụ thể, đảm bảo công việc có tính độc lập, chính xác. Cấp trên trực tiếp
lãnh đạo các nhân viên, nhân viên cấp dưới phải nhận rõ trách nhiệm của mình với cấp
trên vì thế họ luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc. Các phòng
ban hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được phân công nên khả năng chuyên môn hoá
cao. Các phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ đắc lực cho nhau giúp hoàn
thành công việc một cách xuất sắc, chẳng hạn như để phòng Tài chính kế toán hoàn thành
các báo cáo tài chính vào cuối năm cũng như các báo cáo trong từng tháng thì cần phải có
sự phối hợp giữa các phòng như phòng vật tư xuất nhập khẩu, phòng kinh doanh…cung
cấp số liệu một cách chính xác, nhanh chóng, kịp thời. Bộ máy quản lý công ty được
phân chia theo mô hình trực tuyến chức năng là một mô hình thể hiện tính khoa học,
được các doanh nghiệp áp dụng phổ biến hiện nay.
Nhược điểm:
Do công việc kế toán quá nhiều nên một người thường phải đảm nhiệm nhiều
phần hành kế toán, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sai sót, nhầm lẫn trong
tính toán.
Do nhà máy và công ty ở những nơi khác nhau nên việc thu thập số liệu từ các nhà
máy đến phòng kế toán không được thuận tiện cho lắm, đôi khi bị chậm không kịp thời
để vào sổ tổng hợp. Việc tập hợp chi phí vì thế cũng bị ảnh hưởng.
3.2.Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH ống thép Hòa Phát.
Về hệ thống chứng từ, sổ sách, tài khoản: Công ty đã xây dựng một hệ thống tài
khoản, sổ sách chi tiết cho từng phân xưởng. Các tài khoản chi tiết cấp 3 giúp cho việc
tập hợp và phân bổ chi phí được dễ dàng. Tất cả các số liệu tính toán đều được thực hiện
trên Excel rồi mới vào máy để lên sổ tổng hợp đảm bảo sự chính xác cao. Mẫu chứng từ,
sổ sách thực hiện theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính, là
quyết định mới nhất về chế độ kế toán trong doanh nghiệp. Áp dụng phần mềm kế toán
làm cho việc cập nhật số liệu trở nên dễ dàng hơn,tìm kiếm dữ liệu nhanh chóng, chính
xác.
Các nghiệp vụ phát sinh đều có sự phê duyệt của các bộ phận liên quan đảm bảo
tính hữu hiệu đúng đắn của các nghiệp vụ. Việc luân chuyển, bảo quản và lưu trữ chứng
từ được thực hiện rất chặt chẽ và theo đúng chế độ nhà nước quy định.
Hệ thống tài khoản của doanh nghiệp được tổ chức khá hợp lý, chi tiết đến tài
khoản cấp 2, cấp 3 giúp cho việc hạch toán dễ dàng. Đặc biệt các tài khoản dùng để tập
hợp chi phí giá thành được chi tiết theo từng phân xưởng và nội dung chi phí rất thuận lợi
cho việc tập hợp, phản ánh và theo dõi các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất.
Nhược điểm:
- Kỳ lập báo cáo
Hiện nay công ty TNHH Ống thép Hòa Phát tiến hành lập báo cáo theo tháng.Vì
vậy, công việc của phòng kế toán tập trung vào cuối tháng. Việc tổng hợp vào cuối tháng
khiến cho việc lập báo cáo tài chính bị chậm trễ. Hơn nữa, công việc kế toán dồn quá
nhiều vào cuối tháng có thể gây sức ép cho việc xử lý và cung cấp thông tin dễ dẫn tới sai
sót trong thông tin kế toán.
- Công tác lập và luân chuyển chứng từ:
Do đặc điểm của công ty là nhà máy sản xuất và phòng kế toán đặt tại 2 địa điểm
khác nhau nên chứng từ không được cập nhật cho kế toán ngay khi phát sinh để phản ánh
kịp thời mà phải chờ nhà máy chuyển lên. Tại nhà máy kế toán tổng hợp nhập xuất tồn
nguyên liệu vật liệu, thành phẩm… rồi chuyển chứng từ lên văn phòng kế toán để tổng
hợp trong quá trình luân chuyển chứng từ có thể bị mất hoặc có thể chuyển lên chậm
không hạch toán kịp thời các nghiệp vụ phát sinh.
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn nền kinh tế đang hội nhập và phát triển như hiện nay có nhiều
cơ hội cũng như các thách thức đối với công ty trong việc củng cố và giữ vững vị thế của
mình trên thị trường. Việc hội nhập có nghĩa là các sản phẩm của công ty sẽ được quảng
bá và mở rộng trên thị trường trong nước và ngoài nước. Muốn như vậy công ty phải đưa
ra được những chiến lược ngắn hạn, dài hạn và những kế hoạch cụ thể trong quá trình
quản lý cũng như sản xuất.
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH ống thép Hòa Phát, em đã vận dụng
thực tế cùng với những kiến thức đã học để mạnh dạn đưa ra những ý kiến tổng quan về
công ty, từ đó có những nhận xét, đánh giá để giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và nâng
cao hiệu năng quản lý trong công ty.
Với nhận thức của một sinh viên, kiến thức thực tế chưa nhiều nên bài viết còn
nhiều thiếu xót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến và sự chỉ bảo của cô giáo hướng
dẫn và của các chị kế toán tại công ty.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn
Thị Đông và Ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể các chị phòng kế toán công ty TNHH
Ống thép Hòa Phát đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp. Trường Đại học kinh tế Quốc dân
2. Website: tapchiketoan.com.vn
3. Bản cáo bạch của công ty TNHH Ống thép Hòa Phát, Tháng 3 năm 2007
4. Các tài liệu thu được trong quá trình thực tập
5. Website: ketoantruong.com.vn
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT.
Viết tắt Tên đầy đủ
TNHH trách nhiệm hữu hạn
BHXH bảo hiểm xã hội
BHYT bảo hiểm y tế
KHSX kế hoạch sản xuất
BH & CCDV bán hàng và cung cấp dịch vụ
SXKD sản xuất kinh doanh
QLDN quản lý doanh nghiệp
KT kế toán
TSCĐ tài sản cố định
CP Chi phí
KHTSCĐ Khấu hao tài sản cố định
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Ký hiệu Tên gọi
I. Sơ đồ
Sơ đồ 1.1 Quy trình lập kế hoạch sản xuất
Sơ đồ 1.2 Quy trình sản xuất sản phẩm
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH ống thép
Hòa Phát.
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ hệ thống kế toán của công ty
Sơ đồ 2.2 Trình tự ghi sổ Nhật ký chung
Sơ đồ 2.3 Quy trình thực hiện của phần mềm kế toán
Sơ đồ 2.4 Quy trình hạch toán tiền lương
Sơ đồ 2.5 Quy trình hạch toán chi phí sản xuất
Sơ đồ 2.6 Tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp
Sơ đồ 2.7 Hạch toán chi phí nhân công trực tiêp
Sơ đồ 2.8 Hạch toán chi phí sản xuất chung
Sơ đồ 2.9 Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
II. Bảng
Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm
Bảng 2.1 Chứng từ, sổ sách sử dụng hạch toán tiền lương
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ỐNG THÉP
HÒA PHÁT. ........................................................................................................................ 3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH ống thép Hòa Phát. ............ 3
1.1.1.Từ khi thành lập đến nay. ...........................................................................................3
1.1.2.Xu hướng phát triển của công ty. ..............................................................................7
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất- kinh doanh của công ty TNHH ống thép Hòa
Phát. ................................................................................................................................. 8
1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH ống thép Hòa Phát. ........................... 8
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất- kinh doanh của công ty TNHH ống thép Hòa
Phát. ..................................................................................................................................... 10
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty TNHH ống
thép Hòa Phát. .................................................................................................................... 10
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất- kinh doanh của công ty TNHH
ống thép Hòa Phát. ........................................................................................................ 16
PHẦN II: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG
TY TNHH ỐNG THÉP HÒA PHÁT. .............................................................................. 19
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH ống thép Hòa Phát. .......................... 19
2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty TNHH ống thép Hòa Phát. ........................ 23
2.2.1.Các chính sách kế toán chung. ............................................................................... 23
2.2.2.Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán. ..................................................... 24
2.2.3.Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. ..................................................... 24
2.2.4.Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán. ......................................................... 25
2.2.5.Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán. ......................................................................... 28
2.3. Tổ chức kế toán một số phần hành chủ yếu. ......................................................... 28
2.3.1. Tổ chức hạch toán lương và các khoản trích theo lương của công ty TNHH
ống thép Hòa Phát. ............................................................................................................ 28
2.3.2. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH ống thép Hòa Phát. .... 32
2.3.2.1.Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. ................................................. 33
2.3.2.2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. ......................................................... 35
2.3.2.3.Hạch toán chi phí sản xuất chung. ................................................................ 36
PHẦN III: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ
TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH ỐNG THÉP HÒA PHÁT. ............................................. 38
3.1.Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán công ty TNHH ống thép Hòa Phát. .................. 38
3.2.Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH ống thép Hòa Phát. ...... 39
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 41
Danh mục tài liệu tham khảo ........................................................................................... 41
Biểu số 1: Sổ chi tiết TK 6211
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tháng 12 năm 2009
Tài khoản 6211 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – PX Ống thép đen
Chứng từ
Diễn giải TKĐƯ
Phát sinh
Số Ngày Nợ Có
Số dư đầu kỳ
012 01/12/07 Xuất băng thép để sản xuất 1521 5,886,852,334
064 05/12/07 Xuất nguyên liệu thép để sản xuất 1521 4,532,441,357
063
06/12/07 Xuất nguyên liệu thép để sản xuất
1521 959,621,354
…. …. …. …. ….
01 31/12/07
Kết chuyển NVL SX ống đen
62111541 1541 92,043,810,412
Tổng phát sinh 92,043,810,412 92,043,810,412
Số dư cuối kỳ
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người lập bảng Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, đóng dấu)
Biểu số 2: Sổ tổng hợp tài khoản 621
Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát
126 Bùi Thị Xuân – Hà Nội
SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN
Tháng 12 năm 2009
Tài khoản 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
TKĐƯ Tên tài khoản đối ứng
Phát sinh
Nợ Có
Số dư đầu kỳ
1521 Nguyên liệu thép 98,532,441,357
1522 Nguyên liệu kẽm 13,485,567,285
1528 Hóa chất 391,462,461
1550 Bán thành phẩm 110,654,154,371
1541 Kết chuyển NVL SX ống đen 92,043,810,412
1542 Kết chuyển NVL SX ống mạ
từ ống đen
40,998,933,282
1540 Kết chuyển NVL SX bán thành phẩm 90,020,881,780
Tổng phát sinh 223,063,625,474 223,063,625,474
Số dư cuối kỳ
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người lập biểu Kế toán trưởng
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
Biểu số 3: Sổ chi tiết TK 6221
ÔNG TY TNHH ỐNG THÉP HÒA PHÁT
126 Bùi Thị Xuân – Hà Nội
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tháng 12 năm 2009
Tài khoản 6221 – Chi phí nhân công trực tiếp – PX Ống đen
Chứng từ
Diễn giải TKĐƯ
Số phát sinh
Ngày Số Nợ Có
1 2 3 4 5 6
Dư đầu kỳ
31/12/07 74 Tính lương tháng 12 vào chi phí 334 316.007.412
31/12/07 83
Tính BHYT, BHXH vào chi phí
T12 3383 8.047.500
31/12/07 83
Tính BHYT, BHXH vào chi phí
T12 3384 1.073.000
31/12/07 99 Tính lương tháng 13 vào chi phí 334 182.062.500
6
Kết chuyển CP nhân công SX ống
đen 6221 1541 1541 507.190.412
Tổng phát sinh trong kỳ 507.190.412 507.190.412
Dư cuối kỳ
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên )
Biểu số 4: Sổ tổng hợp tài khoản 622
CÔNG TY TNHH ỐNG THÉP HÒA PHÁT
126 Bùi Thị Xuân – Hà Nội
SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN
Tháng 12 năm 2007
Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
TKĐƯ Tên tài khoản
Phát sinh
Nợ Có
Dư đầu kỳ
1540 Chi phí SXKD dở dang- kho BTP 84.631.127
1541 Chi phí SXKD dở dang- PX ống đen hàn 507.190.412
1542 Chi phí SXKD dở dang- PX ống mạ 276.243.224
334 Phải trả công nhân viên 851.175.263
3383 Bảo hiểm xã hội 14.902.500
3384 Bảo hiểm y tế 1.987.000
Tổng phát sinh 868.064.763 868.064.763
Dư cuối kỳ
Biểu số 5: Sổ chi tiết TK 6271
Công ty TNHH Ống thép Hòa phát
126 Bùi Thị Xuân – Hà Nội
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tháng 12 năm 2009
TK 6271: Chi phí sản xuất chung – PX ống đen
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số phát sinh
Ngày Số Nợ Có
Dư đầu kỳ
01/12 VT01 Xuất dụng cụ cho sản xuất 153 1.748.751
03/12 KD01 Xuất dầu DO cho xe nâng 1523 886.496
04/12 BTP9 Xuất làm đai bó ống 1550 6.331.458
31/12 074 Tính lương T12 vào chi phí 334 318.292.039
31/12 096 Phân bổ chi phí 142 vào chi phí 1421 86.186.521
31/12 097 Phân bổ chi phí 242 vào chi phí 242 53.126.574
31/12 107 Cước vận chuyển HD 71546 331 1.210.000
…. ….. ….
31/12 111 Tiền ăn, lương bảo vệ- Cty Nội thất 1388 541.146.780
31/12 112 Tiền ăn, lương bảo vệ-Cty CP Thép 1388 211.260.741
31/12 10
Kết chuyển CP SXC PX ống đen
62711541 1541 3.454.602.332
Tổng phát sinh trong kỳ 4.207.009.853 4.207.009.853
Dư cuối kỳ
Biểu số 6: Sổ tổng hợp tài khoản 627
Công ty TNHH Ống thép Hòa phát
126 Bùi Thị Xuân – Hà Nội
SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN
Tháng 12 năm 2009
Tài khoản : 627 – Chi phí sản xuất chung
TKĐƯ Tên tài khoản
Phát sinh
Nợ Có
Dư đầu kỳ
1111 Tiền mặt 21.913.984
1388 Phải thu khác 752.407.521
1421 Chi phí trả trước 88.471.618
1523 Nguyên liệu dầu 1.537.864.684
153 Công cụ, dụng cụ 1.245.042.096
1540 Chi phí SXKD dở dang kho BTP 4.170.461
1541 Chi phí SXKD dở dang PX ống đen 3.454.602.332
1542 Chi phí SXKD dở dang PX ống mạ 1.248.425.785
1550 Bán thành phẩm 148.329.769
2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình 931.065.011
242 Chi phí trả trước dài hạn 55.020.505
331 Phải trả người bán 881.897.001
334 Phải trả công nhân viên 517.050.372
3383 Bảo hiểm xã hội 6.973.050
3384 Bảo hiểm y tế 929.700
33881 Phải trả khác 95.048.309
Cộng phát sinh 5.459.606.099 5.459.606.099
Dư cuối kỳ
Biểu số 7: Sổ chi tiết tài khoản 154
Công ty TNHH Ống thép Hòa phát
126 Bùi Thị Xuân – Hà Nội
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tháng 12 năm 2009
Tài khoản 1541 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Phân xưởng : Ống đen hàn
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối
ứng
Phát sinh
Ngày Số Nợ Có
Dư đầu kỳ
31/12 02
Kết chuyển chi phí NVL trực
tiếp PX ống đen 6211 92.043.810.412
31/12 06
Kết chuyển chi phí NC trực
tiếp PX ống đen 6221 507.190.412
31/12 10
Kết chuyển chi phí SXC PX
ống đen 6271 3.454.602.332
01/12 001 Nhập ống đen từ sản xuất 1551 997.320.831
03/12 003 Nhập ống thép hàn từ sản xuất 1551 585.812.720
03/12 004 Nhập phế liệu thép 15271 40.668.160
04/12 003 Nhập ống đen từ sản xuất 1551 1.770.902.944
….. …..
Cộng phát sinh 96.005.603.156 96.005.603.156
Dư cuối kỳ
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người ghi sổ
( Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên)
Giám đốc
( Ký, đóng dấu)
Biểu số 8: Sổ tổng hợp tài khoản 154
SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN
Tháng 12 năm 2009
Tài khoản 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
TKĐƯ Tên tài khoản
Phát sinh
Nợ Có
Dư đầu kỳ
6210 Chi phí NVL trực tiếp SX BTP 90.020.881.780
6211
Chi phí NVL trực tiếp SX ống đen
hàn 92.043.810.412
6212 Chi phí NVL trực tiêp SX ống mạ 40.998.933.282
6220 Chi phí nhân công trưc tiếp SX BTP 84.631.127
6221
Chi phí nhân công trực tiếp SX ống
đen 507.190.412
6222
Chi phí nhân công trực tiếp SX ống
mạ 276.243.224
6270 Chi phí SXC SX BTP 4.170.461
6271 Chi phí SXC SX ống đen 3.454.602.332
6272 Chi phí SXC SX ống mạ 1.248.425.785
15271 Phế liệu thép 3.676.407.664
15272 Phế liệu kẽm 846.949.042
1550 Bán thành phẩm 90.109.683.368
1551 Thành phẩm ống đen 92.329.195.492
1552 Thành phẩm ống mạ 41.676.653.249
Tổng phát sinh 228.638.888.815 228.638.888.815
Dư cuối kỳ
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người lập biểu
( Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
( Ký , họ tên)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 742_2914.pdf