Trong nền kinh tế thị trường, khu vực kinh tế cá thể đã và đang phát triển
mạnh mẽ, đa dạng. Nhưng sự đòi hỏi đáp ứng nhu cầu chi tiêu của ngân sách Nhà
nước ngày càng tăng, đã làm cho công tác thuế trở nên phức tạp và nhiệm vụ trở nên
nặng nề hơn nhiều, điều này đặt ra cho toàn ngành thuế nói chung cũng như từng cán
bộ thuế nói riêng ngày càng phải hoàn thiện để nâng cao chất lượng công tác phát huy
vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.
21 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2490 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đặc điểm kinh tế xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy của chi cục thuế quận hoàn kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Đặc điểm kinh tế xã hội và cơ cấu
tổ chức bộ máy của chi cục thuế
quận hoàn kiếm
Lời nói đầu
Qua hơn mười năm thực hiện cơ chế quản lý theo tinh thần Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VI( tháng 12/1986 ). Nền kinh tế nước ta đã đạt được những
thành tựu to lớn và có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện
đại hoá đất nước.
Trong tiến trình cải cách thuế bước I năm 1990, Chính phủ ban hành hệ thống
thuế bao gồm nhiều sắc thuế. Trải qua 8 năm thực hiện, hệ thống thuế cũ đã dần dần
bộc lộ một số nhược điểm, không còn phù hợp với những yêu cầu quản lý kinh tế tài
chính của Nhà nước và đặc biệt là do sự thay đổi của tình hình kinh tế xã hội hiện nay
đòi hỏi Nhà nước ta cần phải có luật thuế mới thay thế cho luật thuế cũ. Do đó, Quốc
hội khoá IX, kì họp thứ XI (tháng 5 năm 1997 ) đã thông qua luật thuế giá trị gia tăng
(GTGT ) để thay thế cho luật thuế doanh thu. Luật thuế mới này có hiệu lực từ
1/1/1999. Sự ra đời của thuế GTGT đã khắc phục được những nhược điểm của thuế
doanh thu và tỏ ra phù hợp với tình hình quản lý kinh tế mới . Lần đầu tiên áp dụng
thuế GTGT ở nước ta cần thiết phải có những phương pháp quản lý mới cho phù hợp
với từng khu vực, từng ngành nghề để đạt được hiệu quả cao nhất, góp phần thúc đẩy
nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá thích ứng với yêu
cầu hội nhập trong khu vực và quốc tế.
Sự thay đổi như vậy sẽ không dễ dàng và không tránh khỏi có sự tác động
mạnh mẽ và trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hàng vạn doanh nghiệp
và nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội trong cả nước. Vì lẽ đó cần thấy hết
những thuận lợi, khó khăn và có những giải pháp giúp các đối tượng kinh doanh vượt
qua những trở ngại ban đầu, đồng thời nghiên cứu tìm ra những biện pháp tốt nhất
trong việc tăng cường quản lý thu theo luật thuế mới đang là vấn đề cấp bách của
toàn ngành thuế nói chung và Chi cục thuế quận Hoàn Kiếm nói riêng.
Sau một thời gian học tập và tiếp thu những kiến thức cơ bản về lý thuyết thuế
từ sự giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô giáo kết hợp với thời gian thực tập tại chi
cục thuế quận Hoàn Kiếm em đã rút ra được một số kinh nghiệm thực tế nhằm nâng
cao kiến thức cho bản thân. Với sự nỗ lực và cố gắng của chính mình, em đã hoàn
thành bản báo cáo này.
Phần i
đặc điểm kinh tế xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy của chi cục thuế quận hoàn
kiếm.
1. Đặc điểm kinh tế – xã hội quận Hoàn Kiếm
Diện tích : 4,47 km2.
Dân số khoảng: 185.800 người.
Đây là trung tâm buôn bán lâu đời của thủ đô và còn là nơi tập trung những
đầu mối giao thông quan trọng của cả nước như ga Hà Nội, ga Long Biên... Vì vậy,
có thể nói quận Hoàn Kiếm đã phản ánh tương đối rõ nét tình hình hoạt động thương
mại của thành phố và cả nước.
Song song hoạt động với các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn của quận là
một số doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh. Trong những năm gần đây, cùng với
sự chuyển biến của cả nước, quận Hoàn Kiếm cũng có nhiều thay đổi ảnh hưởng tốt
đến đời sống tinh thần và vật chất của mọi người dân và đang đi vào ổn định, phát
triển.
2. Nhiệm vụ của Chi cục
- Phối kết hợp với các cơ quan chức năng, tổ chức quản lý các đối tượng
kinh doanh trên địa bàn, đảm bảo nguồn thu vào ngân sách thông qua các sắc thuế
theo qui định của Nhà nước.
- Phân loại và hướng dẫn các đối tượng kinh doanh kê khai đăng kí thuế,
tính thuế, lập bộ thuế, đôn đốc nộp thuế vào ngân sách Nhà nước đúng kì hạn.
- Giải quyết các khiếu nại, vướng mắc và xử lý những hành vi vi phạm,
chống thất thu cho ngân sách Nhà nước trong phạm vi quyền hạn qui định của
Luật.
Số đối tượng nộp thuế do Chi cục Hoàn Kiếm quản lý hiện nay là:
+11.000 hộ cá thể, trong đó có khoảng 1.500 hộ được miễn thuế do có thu nhập thấp(
số hộ được miễn thuế thay đổi theo từng thời điểm).
+35 công ty, doanh nghiệp tư nhân (nộp thuế theo phương pháp trực tiếp).
+25 đơn vị nộp phí và lệ phí.
3. Bộ máy tổ chức của chi cục thuế quận Hoàn Kiếm
Biên chế tổ chức gồm 317 cán bộ, nhân viên. Trong đó:
- 35 cán bộ đã tốt nghiệp đại học.
- 52 cán bộ đang học đại học.
- Số còn lại đều đã tốt nghiệp trung cấp.
Thực hiện theo thông tư số 110/1998/TT – BTC và công văn số 98TCT/TCCB
ngày 07/01/1999, cơ cấu bộ máy Chi cục thuế quận Hoàn Kiếm bao gồm:
Về lãnh đạo Chi cục:
- 01 đồng chí cục trưởng; phụ trách, theo dõi công tác tổ chức, kế hoạch.
- 03 đồng chí phó cục trưởng: trực tiếp theo dõi điều hành công tác thu
thuế theo khu vực, địa bàn đảm nhiệm.
Có 26 tổ, đội, trạm biên chế như sau:
- 21 đội thu thuế cố định, thực hiện nhiệm vụ quản lý thu các loại thuế
trên phạm vi phường, chợ được phân công.
- 02 trạm kiểm soát, thu thuế khâu lưu thông.
- 01 tổ thanh tra, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tình hình thực
hiện Luật thuế của các đối tượng nộp thuế, xử lý các hiện tượng vi phạm, kiểm tra
sổ sách kế toán, hoá đơn của các đối tượng nộp thuế, kiểm tra việc chấp hành các
chế độ thu, nộp thuế của các đội thuế, bộ phận tính thuế.
- 01 tổ kế hoạch nghiệp vụ thực hiện chức năng tham mưu cho lãnh đạo
về việc phân bổ kế hoạch, xác định mức thuế ấn định, nhận xét đánh giá qui mô
của từng phường chợ để tham mưu cho ban lãnh đạo duyệt bộ thuế, tính thuế, phát
hành thông báo thuế, đối chiếu số thu với kho bạc, thực hiện công tác kế toán –
thống kê thuế, quản lý và cấp phát sổ sách kế toán, ấn chỉ, hoá đơn.
- 01 tổ quản lý nhân sự, hành chính giúp lãnh đạo Chi cục điều hành
công tác và thực hiện nhiệm vụ của toàn Chi cục.
Ngoài việc theo dõi quản lý thu, mỗi đồng chí phó Cục trưởng còn kiêm
nhiệm một số công tác khác đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi
cục.
Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi cục thuế quận Hoàn Kiếm.
Chi cục
trưởng
Phó chi cục
trưởng
Phó chi cục
trưởng
Phó chi cục
trưởng
Tổ
thu
thu
ế
nhà
đất
Tổ
qua
n
trị
nhâ
n
sự
hàn
07
đội
quản
lý
phườn
g chợ
02
trạm
lưu
thôn
g
07
đội
quản
lý
phườn
g chợ
Tổ
kế
hoạc
h-
nghi
ệp
07
đội
quản
lý
phườn
g chợ
Tổ
than
h
tra
kiểm
tra
Phần ii
tình hình quản lý thu thuế gtgt đối với hộ cá thể trên địa bàn quận hoàn kiếm.
Những năm gần đây, thuế ngoài quốc doanh nói chung, kinh tế cá thể nói riêng
đã đem lại một nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà nước và ngân sách địa
phương.
Qua một thời gian triển khai Luật thuế GTGT, kết quả bước đầu đạt được
tương đối tốt, những vướng mắc trong quá trình thực hiện được phát hiện và giải
quyết kịp thời, việc sử dụng chứng từ, hoá đơn, kê khai nộp thuế đã dần đi vào nề
nếp.
Biểu 1: Kết quả thu 12 tháng năm 1999 và năm 2000.
( Đơn vị: triệu đồng )
Loại thuế
Chỉ tiêu kế hoạch Thực hiện
So sánh tỉ lệ đạt giữa
1999và2000
1999 2000 1999 2000
Thuế ngoài quốc
doanh
97.230 106.953 93.004 121.000 130 %
Thuế nhà đất 1.800 1.980 1.974 2.172 110 %
Tiền thuê đất 9.600 10.560 9.036 10.764 119 %
Phí, lệ phí 2.150 2.365 2.415 2.000 82 %
Tổng cộng 110.780 121.858 106.429 135.936 127,7 %
Qua biểu trên ta thấy, chi cục đã nỗ lực điều tra đối tượng nộp thuế để đưa vào
diện quản lý và khâu điều tra doanh thu tính thuế có hiệu quả hơn nên kết quả thu
năm 2000 đã tăng 1,2 lần so với kế hoạch năm 2000 và tăng 1,15 lần so với năm
trước.
I - Quản lý đối tượng nộp thuế:
Do tính chất của kinh tế cá thể là luôn luôn biến động phụ thuộc vào qui luật
cung cầu cộng với tính tự giác chấp hành luật pháp chưa cao của các hộ kinh doanh,
nên ngay từ đầu, chi cục đã chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ kết hợp với các ngành
chức năng như: Uỷ ban nhân dân, hội đồng tư vấn thuế các phường chợ, cơ quan
thống kê, cơ quan cấp phát đăng ký kinh doanh, quản lý thị trường rà soát phân loại
và buộc các đối tượng kinh doanh chấp hành đăng ký thuế, nhằm đưa các đối tượng
có hoạt động sản xuất kinh doanh vào diện quản lý.
Biểu 2: Tình hình quản lý hộ đăng ký thuế.
Diễn giải
Số hộ thực tế kinh doanh.
(Số cơ sở kinh doanh)
Số hộ đăng ký kinh doanh.
(Số cơ sở đăng ký thuế)
Tỷ lệ
%
Năm 1999 11.091 10.424 93,98 %
Năm 2000 10.857 10.608 97,7 %
Từ biểu trên ta thấy:
Số hộ chưa đăng ký kinh doanh = Số hộ thực tế kinh doanh - Số hộ đăng ký
Như vậy:
Số hộ chưa đăng ký kinh doanh năm 1999 = 11.091-10.424 = 667 (hộ)
Số hộ chưa đăng ký kinh doanh năm 2000 = 10.857 -10.608 = 249 (hộ)
Từ đây, ta thấy số hộ chưa quản lý được của năm 2000 so với năm 1999 đã
giảm đi 418 hộ chứng tỏ rằng tinh hình quản lý đối với các hộ kinh doanh trên địa
bàn quận đã có tiến bộ rõ rệt.
Tuy vậy, công tác quản lý đối tượng nộp thuế của chi cục Hoàn Kiếm vẫn còn
những điều đáng quan tâm, đây đó vẫn còn những hiện tượng bỏ sót hộ báo nghỉ thuế
nhưng vẫn kinh doanh là do một số nguyên nhân sau:
Nguyên nhân chủ quan:
- Trong công tác quản lý còn có những cán bộ chưa nhận thức đúng trách
nhiệm của mình, thiếu sâu sát địa bàn, không phát hiện kịp thời những diễn biến
phát sinh trong phạm vi địa bàn quản lý.
- Đội thuế, cán bộ quản lý chưa chủ động với các cơ quan liên quan để
tăng cường sự hỗ trợ, thiếu sức thuyết phục và chưa cương quyết trong việc xử lý
sai phạm, cá biệt còn có những cán bộ “hợp pháp hoá” cho việc vi phạm của các
đối tượng nộp thuế.
- Do lực lượng cán bộ quản lý còn quá mỏng trong khi phải quản lý số
lượng đối tượng nộp thuế quá lớn, hoạt động của cán bộ thuế thường phải làm
việc đơn lẻ, phân tán đã gây khó khăn cho công tác quản lý.
Nguyên nhân khách quan:
- Do ý thức của các đối tượng kinh doanh chưa tự giác thực hiện các yêu
cầu của pháp luật, thậm chí cố tình lẩn tránh sự kiểm tra.
- Số lượng đối tượng có qui mô nhỏ rất lớn, hoạt động không ổn định,
không thường xuyên.
- Công tác cấp phát đăng ký kinh doanh chưa phát huy được hiệu quả,
chưa triệt để xử lý nghiêm minh các đối tượng kinh doanh không đăng ký.
II Quản lý doanh thu tính thuế:
Trong những năm gần đây, số lượng cá thể không chỉ biến động về số lượng
mà còn biến động cả về qui mô kinh doanh. Để hiểu biết hết tình hình quản lý thu
thuế GTGT của chi cục thuế quận Hoàn Kiếm, ta hãy xem xét nhân tố thứ hai của
công tác quản lý thuế đó là doanh thu tính thuế .
Công tác quản lý doanh thu tính thuế tại chi cục thuế Hoàn Kiếm được tiến
hành theo hai cách:
- Phân loại theo ngành nghề kinh doanh.
- Phân loại theo phương pháp thu thuế.
1 Phân loại theo ngành nghề kinh doanh:
Phân loại căn cứ theo ngành nghề kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho cơ quan
thuế dễ so sánh tình hình sản xuất kinh doanh trong cùng ngành nghề, đồng thời có
thể thấy được mức độ biến động của từng ngành nghề qua từng giai đoạn, giúp cho
chi cục thuế chủ động chỉ đạo quản lý tốt hơn.
Ta có thể tham khảo mức độ biến động qua biểu sau:
Biểu 3: Tình hình quản lý thuế theo ngành nghề kinh doanh.
( Đơn vị: nghìn đồng)
Ngành
Năm 1999 Năm 2000 So sánh năm 2000 với 1999
Doanh thu
% DT
so với
tổng
DT
Doanh thu
% DT so
với tổng
DT
Số tuyệt đối
Số tương
đối
Thủ công
nghiệp
8.482.786 0,93% 7.896.423
0,75 %
-586.363 93,08%
Thương
nghiệp
859.984.87
2
93,8% 985.738.856 94% +125.753.984 114,6%
Ăn uống 25.807.144 2,8% 27.890.199 2,66% +2.083.055 108%
Dịch vụ 22.211.780 2,4% 26.332.154 2,51% +4.120.374 118,5%
Cộng 916.486.58
2
1.047.857.63
2
+131.371.050 114,33%
Mức độ biến động doanh thu giữa các ngành như sau:
Năm 2000 so với năm 1999 doanh thu tăng 131.371.050 nghìn đồng,tương
ứng với 114,33 % chủ yếu ở các ngành:
+ Ngành thương nghiệp tăng: 125.753.984 nghìn đồng.
+ Ngành ăn uống tăng : 2.083.055 nghìn đồng.
+ Ngành dịch vụ tăng : 4.120.374 nghìn đồng.
Doanh thu của các ngành tăng lên là do: Sang năm 2000 chi cục đã tăng cường
việc rà soát lại doanh thu đối với các đối tượng kinh doanh trong toàn quận để đưa
vào tính thuế sát với thực tế hơn.
Riêng ngành thủ công nghiệp năm 2000 giảm so với năm 1999 là 586.363
nghìn đồng tương ứng với 93,08 % là do sự phát triển của nhiều doanh nghiệp vừa và
nhỏ với dây truyền công nghệ hiện đại cho năng suất cao, tạo ra sản phẩm hàng loạt,
giá thành thấp nên có sức cạnh tranh hơn so với hàng hoá được sản xuất theo phương
pháp thủ công. Vì vậy, sức mua giảm, hàng hoá chậm tiêu thụ, dẫn tới việc một số cơ
sở sản xuất xin tạm nghỉ kinh doanh làm cho doanh năm 2000 của ngành này giảm.(
Trừ một số mặt hàng đặc biệt như thủ công mỹ nghệ).
Cũng từ những số liệu này cho ta thấy tỷ lệ doanh thu tăng mạnh ở ngành du
lịch là 18,5 % và ngành thương nghiệp là 14,6 %, đồng thời ngành thương nghiệp có
doanh thu chiếm tỷ trọng 94 % so với tổng doanh thu của tất cả các ngành trong quận,
chứng tỏ thế mạnh của quận Hoàn Kiếm chủ yếu là buôn bán, từ đó việc phân loại
theo ngành nghề kinh doanh sẽ giúp cho chi cục nắm được tình hình biến động của
thị trường để có biện pháp chỉ đạo tập trung và làm cơ sở cho việc lập, giao kế hoạch
thu của từng khu vực, từng thời điểm được sát với thực tế của từng đội quản lý.
2 Phân loại theo phương pháp doanh thu:
Chi cục thuế quận Hoàn Kiếm đang áp dụng theo 2 phương pháp chủ yếu:
- Phương pháp kê khai doanh thu.
- Phương pháp khoán doanh thu.
Để thấy rõ tình hình quản lý theo phương pháp khoán doanh thu 12 tháng năm
1999 và năm 2000 của chi cục, ta xem xét những vấn đề sau:
2.1 Phương pháp khoán doanh thu:
Những hộ áp dụng phương pháp khoán doanh thu là những hộ kinh doanh nhỏ,
việc chấp hành ghi chép sổ sách kế toán, sử dụng hoá đơn chứng từ chưa thực hiện
được thì cơ quan thuế khoán mức doanh thu làm căn cứ tính thuế phải nộp từng
tháng. Những hộ doanh thu nhỏ là những hộ có mức doanh thu bình quân tháng như
sau:
- Ngành sản xuất, xây dựng, thương nghiệp có doanh thu < 8 triệu đồng.
- Ngành vận tải, kinh doanh ăn uống có doanh thu < 6 triệu đồng.
- Ngành dịch vụ có doanh thu < 4 triệu đồng.
Do đó việc quản lý doanh thu đối với phương pháp khoán là khá phức tạp. Để
có được mức doanh thu khoán hợp lý cho từng hộ phải thực hiện qua nhiều bước,
nhiều bộ phận cùng tham gia xem xét. Nhưng nếu thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả
cho việc quản lý doanh thu, đồng thời tạo được tâm lý ổn định cho các đối tượng nộp
thuế theo phương pháp này.
Ta hãy xem xét kết quả quản lý doanh thu hộ khoán của chi cục thuế quận
Hoàn Kiếm qua biểu sau:
Biểu 4: Tình hình quản lý hộ khoán doanh thu.
( Đơn vị: nghìn đồng)
Diễn giải Năm 1999 Năm 2000
% so sánh giữa
2000 và 1999
Số hộ 5.520 5.304 96,08%
Doanh thu 38.798.266 43.814.113 112,9%
Thuế GTGT 464.506 517.336 111,3%
Biểu trên cho ta thấy mặc dù số lượng hộ nộp thuế theo phương pháp khoán
doanh thu năm 2000 chỉ bằng 96,08% năm 1999 tương đương giảm 216 hộ nhưng
doanh thu năm 2000 lại tăng so với năm1999 là112,9% với số tăng tuyệt đối là
5.015.847 nghìn đồng là do:
- Sang năm 2000, trong quá trình điều tra xác minh doanh thu, chi cục đã
chuyển một số hộ có doanh thu lớn sang thu theo phương pháp kê khai.Do đó số
hộ thu khoán của năm 2000 giảm.
- Về doanh thu, năm 2000, chi cục đã thực hiện công tác ổn định lại mức
doanh thu cho các hộ khoán trước khi quyết định mức doanh thu ổn định. Chi cục
đã thực hiện chặt chẽ qui trình như: điều tra doanh thu điển hình của từng ngành
hàng, tham khảo ý kiến hội đồng tư vấn thuế các phường, chợ, công khai mức
doanh thu của từng hộ nên đã đưa được mức doanh thu của hộ khoán năm 2000
tăng lên đáng kể và sát với thực tế kinh doanh hơn.
2.2 Phương pháp kê khai doanh thu:
Những hộ sản xuất kinh doanh áp dụng phương pháp này là những hộ sản xuất
kinh doanh lớn và nhỏ nhưng doanh thu bình quân tháng cao hơn hộ khoán và thực
hiện tốt chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ.
Việc tính thuế theo phương pháp này có cơ sở chính xác hơn tạo điều kiện cho
cơ sở kinh doanh tự kiểm tra, tự kê khai, tự nộp thuế nên việc xác định doanh số
tương đối sát với thực tế phát sinh. Từ đó tạo được cơ sở pháp lý và tâm lý cho đơn vị
kinh doanh không phải hiệp thương thoả thuận về mức doanh thu, mức thuế với cơ
quan thuế.
Biểu 5: Tình hình quản lý hộ kê khai doanh thu.
( Đơn vị: nghìn đồng).
Diễn giải Năm 1999 Năm 2000 % so sánh năm 2000 với 1999
Số hộ 4.904 5.304 108,1%
Doanh thu 190.021.755 264.716.824 139,3%
Thuế GTGT 2.240.050 2.420.544 108%
Nhận xét: Doanh thu năm 2000 tăng 139,3% tương đương với 74.695.087
nghìn đồng trong khi số hộ chỉ tăng 108,1%.
Tuy nhiên, đây mới là kết quả bước đầu khi thực hiện luật thuế mới của chi
cục. Trong thực tế, vẫn còn những hộ cố tình kê khai doanh thu thấp hơn thực tế kinh
doanh.
Để chứng minh được điều này, ta xem xét kết quả kiểm tra doanh thu điển
hình của một số hộ sau:
Biểu 6: Bảng số liệu do cơ quan thuế điều tra.
( Đơn vị: nghìn đồng)
Tên hộ kinh doanh Ngành nghề
Doanh số kê
khai
Doanh số
điều tra
% doanh số
chênh lệch
Đặng Thị Lan Vàng bạc 101.300.000 123.000.000 21,7%
Trần Anh Tuấn Vật liệu xây dựng 11.500.000 14.000.000 25%
Lê Thị Sang Bún ngan 9.000.000 11.000.000 20%
Nguyễn Bích Loan Gội đầu 4.000.000 5.000.000 10%
Cộng 125.800.000 153.000.000 27,2%
Ta thấy: doanh số điều tra so với doanh số kê khai chênh lệch 27,2% như
vậy tình hình thất thu trên toàn quận còn nhiều. Vì vậy, chi cục cần duy trì thường
xuyên công tác kiểm tra, giám sát việc kê khai nộp thuế của đối tượng nộp thuế và xử
lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm kê khai không đúng thực tế doanh số phát
sinh để hạn chế tình trạng thất thu và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách.
III Quản lý thu nộp tiền thuế và nợ đọng:
Đây là công tác có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của tất cả các công tác trên
vì nó thể hiện số thực nộp vào ngân sách Nhà nước từ đó khẳng định hiệu quả công
tác của chi cục thuế là cao hay thấp.
Để quản lý thu nộp tiền thuế được tốt, chi cục thuế Hoàn Kiếm đã tổ chức
công tác lập bộ thuế hàng tháng, nhiệm vụ do tổ kế hoạch nghiệp vụ của chi cục thực
hiện.
Căn cứ vào sổ bộ thuế đã được lãnh đạo chi cục duyệt, bộ phận kế hoạch
nghiệp vụ phát hành thông báo thuế, thông báo thuế được chuyển đến các hộ trước
ngày 15 hàng tháng, các đội thuế chịu trách nhiệm đôn đốc các đối tượng nộp thuế
đúng thời gian và số thuế đã ghi trên thông báo vào kho bạc Nhà nước quận Hoàn
Kiếm.
Biểu 7: Kết quả quản lý thu thuếGTGT hộ cá thể năm 1999 và năm 2000
( Đơn vị: nghìn đồng)
Diễn giải Năm 1999 Năm 2000
Ghi thu 35.289.488 39.090.666
Thực thu 32.117.434 35.288.252
Thu nợ 2.288.092 3.604.680
Nợ 883.962 197.734
% Nợ so với ghi thu 2,5% 0,51%
Mặc dù còn nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến kết quả
thu của chi cục nhưng chúng ta phải thừa nhận sự cố gắng của chi cục trong thời gian
qua. Tuy vẫn còn nợ đọng nhưng qua số liệu biểu này ta thấy tỷ lệ nợ của năm 1999
là 2,5% tương đương 883.962 nghìn đồng nhưng sang năm 2000 đã giảm xuống
0,51% tương đương 197.734 nghìn đồng. Đây là việc làm đáng biểu dương của chi
cục.
Phần iii
những tồn tại và một số biện pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế gtgt đối
với hộ kinh tế cá thể.
1. Việc thực hiện luật thuế GTGT đối với các hộ kinh tế cá thể còn
những tồn tại sau:
- Thất thu về số hộ còn lớn.
- Công tác thu thuế vẫn còn yếu kém dẫn đến nợ đọng.
- Các hộ kinh doanh tìm cách lẩn tránh không muốn xuất đơn để tính
thuế.
- Khách hàng chưa có thói quen yêu cầu người bán phải xuất hoá đơn cho
họ.
- Doanh thu tính thuế chưa chính xác.
- Phối hợp giữa các cơ quan thuế chưa chặt chẽ.
2. Một số kiến nghị cụ thể:
2.1 Về công tác quản lý đối tượng nộp thuế:
- Hiện nay, cơ quan cấp phát đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý đối
tượng nộp thuế độc lập với nhau nên việc nắm bắt đối tượng nộp thuế ra kinh
doanh không kịp thời. Mỗi hộ khi muốn đủ điều kiện để được kinh doanh và đóng
góp đúng qui định của pháp luật phải làm thủ tục khai báo với hai cơ quan. Nên
chăng, giao việc cấp phát đăng ký kinh doanh cho cơ quan thuế để giảm bớt thủ
tục phiền hà cho người kinh doanh, đồng thời cấp đăng ký kinh doanh song là đưa
vào diện quản lý ngay, giúp cho cơ quan thuế quản lý đối tượng kinh doanh kịp
thời mỗi khi có hộ mới ra kinh doanh.
- Cán bộ thuế phải bám sát địa bàn, kết hợp với cơ quan chức năng, chính
quyền địa phương để điều tra xác định rõ số hộ kinh doanh không có giấy phép và
chưa đăng ký nộp thuế.
2.2 Quản lý về căn cứ tính thuế:
Đối với hộ kinh doanh theo phương pháp khoán:
- Cần tăng cường công tác tuyên truyền nội dung, tính ưu việt của luật
thuế mới và chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn chứng từ. Giúp đối tượng kinh
doanh hiểu được sự cần thiết phải mở sổ sách kế toán. Có như vậy mới duy trì
được sự công bằng trong đóng góp ngân sách Nhà nước và giám sát được tình
hình hoạt động của chính mình.
- Chi cục thuế Hoàn Kiếm cần có kế hoạch vừa động viên vừa bắt buộc
các hộ kinh doanh có qui mô lớn phải mở sổ sách kế toán.
- Phải thường xuyên tổ chức hướng dẫn cho các đối tượng nộp thuế theo
khoán biết cách mở sổ sách kế toán, sử dụng, bảo quản hoá đơn chứng từ. Có như
vậy, khi chuyển sang áp dụng phương pháp kê khai mới khỏi bỡ ngỡ, sai sót.
Đối với hộ kinh doanh nộp theo phương pháp kê khai:
Cán bộ thuế cần tăng cường kiểm tra đột xuất và thường xuyên việc sử dụng
hoá đơn và ghi chép sổ sách của các đối tượng kinh doanh, đối chiếu giữa hoá đơn
mua và bán với sổ sách kế toán, giữa sổ sách kế toán với hàng hoá thực tế tồn kho.
Có như vậy thì việc quản lý căn cứ tính thuế mới đạt chất lượng, nhờ đó tránh được
tình trạng trốn lậu thuế.
2.3 Về công tác quản lý thuế:
Để quản lý tốt hơn đối tượng nộp thuế đảm bảo không thất thu về hộ. Cán bộ
thuế phải đôn đốc thu nộp thường xuyên theo đúng thời gian, số thuế, địa điểm ghi t
rên thông báo, không để cho các hộ dây dưa tiền thuế. Đối với những hộ nợ thuế kéo
dài hoặc không chấp hành nghiêm chỉnh các qui định cần có các biện pháp cần thiết
theo luật qui định.
- Cưỡng chế các hộ kinh doanh nộp thuế.
- Phạt nặng nộp chậm, dây dưa.
- Thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh.
đánh giá kết luận
Trong nền kinh tế thị trường, khu vực kinh tế cá thể đã và đang phát triển
mạnh mẽ, đa dạng. Nhưng sự đòi hỏi đáp ứng nhu cầu chi tiêu của ngân sách Nhà
nước ngày càng tăng, đã làm cho công tác thuế trở nên phức tạp và nhiệm vụ trở nên
nặng nề hơn nhiều, điều này đặt ra cho toàn ngành thuế nói chung cũng như từng cán
bộ thuế nói riêng ngày càng phải hoàn thiện để nâng cao chất lượng công tác phát huy
vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Xuất phát từ thực tiễn quản lý thu thuế trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, những
khó khăn vướng mắc trong công tác quản lý thuế đối với hộ cá thể của yêu cầu đặt ra
đối vơí công tác quản lý thu thuế với các hộ này là làm sao phải hoàn thành nhiệm vụ
thu thuế đã đề ra, phải khai thác được mọi nguồn thu, chống thất thu, phát huy vai trò
tích cực của luật thuế mới, động viên đầy đủ kịp thời nguồn thu cho ngân sách Nhà
nước.
Xuất phát từ mục đích trên, qua phân tích đánh giá tình hình thu thuế đối với
các hộ cá thể trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, trong thời gian thực tập vừa qua, ẹm đã
mạnh dạn chọn đề tài: "Tình hình thực tiễn Luật thuế GTGT đối với hộ kinh tế cá thể
trên địa bàn quận Hoàn Kiếm – thành phố Hà Nội” làm đề tài cho luận án tốt nghiệp
sắp tới.
Mục lục
Trang
Lời nói đầu 1
Phần I - đặc điểm kinh tế xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy của chi
cục thuế quận hoàn kiếm
2
1. Đặc điểm kinh tế - xã hội quận Hoàn Kiếm 2
2. Nhiệm vụ của Chi cục 2
3. Bộ máy tổ chức của chi cục thuế quận Hoàn Kiếm 3
Phần II - Tình hình quản lý thu thuế gtgt đối với hộ cá thể trên địa
bàn quận hoàn kiếm
5
I - Quản lý đối tượng nộp thuế 6
II - Quản lý doanh thu tính thuế 7
1. Phân loại theo ngành nghề kinh doanh 7
2. Phân loại theo phương pháp doanh thu 9
III - Quản lý thu nộp 12
Phần III - Những tồn tại và một số biện pháp tăng cường công tác
quản lý thu thuế gtgt đối với hộ kinh tế cá thể
13
1. Việc thực hiện luật thuế GTGT đối với các hộ kinh tế cá thể còn
những tồn tại sau
13
2. Một số kiến nghị cụ thể. 13
Đánh giá kết luận 15
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 428_2546.pdf