Tiểu luận Dân sự: Xây dựng tình huống mất tích
Tiểu luận dân sự: xây dựng một tình huống mất tích
Trong quan hệ pháp luật dân sự, mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các cá nhân gắn bó chặt chẽ với nhau, việc một người vắng mặt ở nơi cư trú trong một thời gian dài mà không có tin tức chững minh rằng người đó còn sống hay đã chết sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng, trực tiếp đến các chủ thể liên quan khác. Tuyên bố một người mất tích là cần thiết và được quy định cụ thể trong Luật dân sự Việt Nam. Xây dựng một tình huống cụ thể về tuyên bố ca nhân mất tích và đánh giá tình huống là cần thiết để hiểu những quy định của Luật dân sự về vấn đề này.
3 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3699 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Dân sự: Xây dựng tình huống mất tích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong quan hệ pháp luật dân sự, mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các cá nhân gắn bó chặt chẽ với nhau, việc một người vắng mặt ở nơi cư trú trong một thời gian dài mà không có tin tức chững minh rằng người đó còn sống hay đã chết sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng, trực tiếp đến các chủ thể liên quan khác. Tuyên bố một người mất tích là cần thiết và được quy định cụ thể trong Luật dân sự Việt Nam. Xây dựng một tình huống cụ thể về tuyên bố ca nhân mất tích và đánh giá tình huống là cần thiết để hiểu những quy định của Luật dân sự về vấn đề này.
1. Tìm hiểu khái quát quy định về tuyên bố mất tích trong Luật Dân sự Việt Nam.
1.1. Điều kiện của việc tuyên bố cá nhân mất tích: Tòa án có thể đưa ra tuyên bố một cá nhân mất tích nếu có đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Người có quyền, lợi ích liên quan có đơn yêu cầu tòa án tuyên bố cá nhân đó mất tích.
- Đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm người vắng mặt theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết.
- Biệt tích hai năm trở nên, thời hạn hai năm này được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng của người đó, nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng, nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ năm ngày đầu tiên của năm cuối cùng.
Những điều kiện này được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 78 Luật Dân sự Việt Nam năm 2005.
1.2. Hậu quả pháp lí của việc tuyên bố một cá nhân mất tích:
Việc tuyên bố một người mất tích kéo theo những hậu quả pháp lí nhất định:
- Tư cách chủ thể của người bị mất tích tạm thời bị đình chỉ, tuy nhiên quyết định này không làm chấm dứt tư cách chủ thể của họ.
- Tài sản của người bị tuyên bố mất tích được quản lí theo quyết định của Tòa án, theo quy định cụ thể tại các điều 75, 76,77,79 BLDS.
- Nếu vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin li hôn thì Tòa án giải quyết cho li hôn.
2. Xây dựng tình huống cụ thể.
Bà Mai Thị H, có chồng là ông Vũ Bá K, hai người có con chung là Vũ Bá N, năm nay 9 tuổi, bố mẹ của Ông K còn sống. Ngày 01/08/2008, ông K lên đường sang Campuchia làm ăn cùng một vài người quen khác. Tháng 7 năm 2009, người cuối cùng trong nhóm người đi cùng ông K đã trở về, bà chỉ nhận được tin ông K còn sống. Từ đó, bà H không có tin tức xác thực gì về ông K. Ngày 20/09 năm 2009, bà H yêu cầu tòa án giúp đỡ tìm người nhà tại nơi cư trú. Đồng thời bà đã cho đăng báo tìm người thân, và dùng các phương tiện thông tin đại chúng khác đăng tin tìm kiếm, bà cũng tận dụng mọi mối quan hệ quen biết hỏi thăm. Một thời gian dài tìm kiếm mà không có tin tức gì, ngày 01/09 năm 2011, bà làm đơn yêu cầu toàn án nhân dân huyện tuyên bố mất tích với ông K và xin li hôn và được chấp nhận.
3. Phân tích tình huống:
3.1. Điều kiện tuyên bố mất tích trong trường hợp này đã được thỏa mãn.
- Người yêu cầu tuyên bố mất tích là bà H, vợ ông K, là người có quan hệ quyền và lợi ích mật thiết với ông K cả về tài sản và nhân thân.
- Bà H đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm cần thiết theo quy định của Luật tố tụng dân sự.
- Thời gian biệt tích trong trường hợp này cũng đã thỏa mãn điều kiện hai năm: vì không xác định được ngày nhận được tin tức cuối cùng mà chỉ biết là tháng 07/2009, nên thời hạn hai năm được tính từ ngày 01/08/2009, đến ngày 01/08/2011 đã thỏa mãn thời hạn 2 năm.
3.2. Hậu quả pháp lí của tuyên bố ông K mất tích:
Về tư cách chủ thể: ông K tạm thời bị đình chỉ tư cách chủ thể, tuy nhiên quyết định này không làm chấm dứt tư cách chủ thể của ông K. Tư cách chủ thể của ông sẽ được khôi phục nếu ông K quay trở về vả yêu cầu hủy tuyên bố mất tích, và tư cách chủ thể của ông sẽ bị hủy bỏ nếu ông K bị tuyên bố đã chết.
Về nhân thân: do bà H yêu cầu li hôn nên Tòa án sẽ giải quyết cho li hôn, quan hệ vợ chồng giữa ông K và bà H chấm dứt, dù sau này ông K có trở về thì quyết định ly hôn này vẫn có giá trị pháp lý.
Về tài sản: tài sản của ông K sẽ được Tòa án giải quyết như trường hợp “người vắng mặt” được quy định tại điều 75,76,77,79 BLDS. Cụ thể trong trường hợp của ông K, do vợ ông K đã ly hôn, con ông là N chưa thành niên nên theo quy định tại điều 79 thì tài sản của ông K được giao cho cha mẹ ông K quản lí. Sau này, khi ông K trở về thì tài sản sẽ được hoàn trả lại; nếu ông K tiếp tục biệt tích và bị tuyên bố đã chết thì tài sản được chia theo quy định của pháp luật.
4. Bình luận.
Việc tuyên bố một cá nhân mất tích có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó góp phần đảm bảo lợi ích của của chủ thể liên quan. Việc xác định đúng điều kiện và hậu quả pháp lý của các tuyên bố này là cơ sở để đảm bảo công bằng quyền lợi cho cá chủ thể, đồng thời góp phần thực hiện có hiệu quả những quy định của pháp luật trogn việc tuyên bố cá nhân mất tích.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại một bất cập trong quá trình áp dụng : tuyên bố mất tích như thế nào với cá nhân bị truy nã thỏa mãn các điều kiện tuyên bố mất tích? Giải quyết thực trạng này bằng cách ban hành một văn bản hướng dẫn cụ thể hoặc một quy định pháp luật cụ thể là một việc làm cần thiết.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận dân sự- xây dựng tình huống mất tích.doc