- Phường Nhân Chính là một trong những phường có tốc độ đô thị hoá nhanh
của Thành phố Hà Nội trong vòng 10 năm trở lại đây. Do đó, việc thiết lập hệ thống
hồ sơ địa chính và quản lý chặt chẽ biến động đất đai có ý nghĩa hết sức quan trọng
đối với quản lý đô thị và phát triển kinh tế – xã hội của phường.
- Qua nghiên cứu tình hình thực tế ở phường Nhân Chính cho thấy có rất
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và
thiết lập hồ sơ địa chính. Trong đó có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ
quan, nhất là tình trạng lấn chiếm đất công, chuyển đổi mục đích trái phép và
chức năng quản lý Nhà nước về đất đai trước đây bị buông lỏng, hồ s ơ địa chính
chưa được thiết lập đầy đủ. Ngoài ra, những bất cập trong việc lập quy hoạch chi
tiết của phường và ý thức chấp hành pháp luật đất đai của người dân cũng ảnh
hưởng rất lớn đến công tác này.
59 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3685 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đánh giá tình hình kê khai đăng ký đất đai và quản lý hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn phường Nhân Chính - Quận Thanh Xuân - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác kê khai đăng ký đất và nhà ở cịn tạo điều kiện thu
đúng, thu đủ các khoản thuế nộp cho ngân sách Nhà nước như: thuế nhà đất, tiền sử
dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ v.v. Việc cấp giấy chứng
nhận quyền sơ hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nhằm tạo điều kiện cho các chủ sử
dụng thực hiện đầy đủ những quyền lợi và nghĩa vụ về nhà đất theo quy định của
pháp luật đồng thời để Nhà nước cĩ cơ sở pháp lý bảo hộ quyền sử dụng hợp pháp
của người sử dụng đất.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/ CP về cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ở và quyền sở hưũ nhà ở khu vực đơ thị. Để thực hiện tốt cơng tác này,
Thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 3564/ QĐ - UB ngày16/9/1997 về việc hướng
dẫn kê khai đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng
đất ở tại khu vực đơ thị. Quyết định này được triển khai từ năm 1998 đến hết năm
2000. Phịng địa chính quận Thanh Xuân kết hợp với Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội
tổ chức tập huấn chuyên mơn nghiệp vụ cho cán bộ địa chính cấp phường để hướng
dẫn các chủ sử dụng đất trên địa bàn kê khai, đăng ký nhà ở, đất ở. Từ đĩ làm cơ sở
pháp lý để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở. Trong
năm 1998, UBND phường Nhân Chính đã tổ chức hướng dẫn đến các hộ sử dụng đất
trong phường kê khai phần diện tích sử dụng của mình. Sau đĩ đã tiếp nhận hồ sơ
đăng ký và lập một sổ tiếp nhận hồ sơ kê khai đăng ký để tạo thuận lợi trong quá
trình xét duyệt, theo dõi tình hình biến động đất đai.
Đối tượng phải kê khai đăng ký, gồm:
1. Hộ gia đình sử dụng đất do chủ hộ gia đình đại diện hoặc người đại diện
khác được chủ hộ uỷ quyền thực hiện việc kê khai đăng ký quyền sử dụng đất.
2. Cá nhân sử dụng đất hoặc người được cá nhân uỷ quyền việc kê khai đăng
ký quyền sử dụng đất.
3. Tổ chức trong nước sử dụng đất do người đứng đầu hoặc người được người
đứng đầu của tổ chức đĩ uỷ quyền đại diện thực hiện việc kê khai đăng ký quyền sử
dụng đất.
4. Đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng đất do thủ trưởng hoặc người được thủ
trưởng của đơn vị đầu mối thuộc Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an uỷ quyền đại diện
thực hiện việc kê khai đăng ký quyền sử dụng đất.
5. Cơ sở tơn giáo sử dụng đất do người dứng đầu thực hiện việc kê khai đăng
ký quyền sử dụng đất.
6. Cộng đồng dân cư sử dụng đất cĩ cơng trình đình, đền, miếu, am, từ đường,
nhà thờ họ… cử người đại diện thực hiện việc kê khai đăng ký quyền sử dụng đất.
7. Tổ chức nước ngồi sử dụng đất tại Việt Nam do người đứng đầu hoặc
người được uỷ quyền đai diện thực hiện việc kê khai.
8. Cá nhân nước ngồi, người Việt Nam định cư ở nước ngồi đầu tư vào Việt
Nam sử dụng đất tại Việt Nam thực hiện việc kê khai đăng ký.
Hồ sơ đăng ký của các chủ sử dụng bao gồm :
Đơn xin đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng
đất ở (theo mẫu).
Biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất của chủ sử dụng đất với các
chủ liền kề theo hiện trạng sử dụng đất được thể hiện trên bản đồ địa chính đã đo vẽ.
Bản sao các giấy tờ gốc về nhà đất.
Bản sao các giấy tờ về nghĩa vụ tài chính của chủ sử dụng (nếu cĩ).
Hội đồng đăng ký nhà ở, đất ở tiến hành phân loại và tổ chức xét duyệt hồ sơ
đăng ký nhà đất đối với từng trường hợp cụ thể theo hướng dẫn chuyên mơn của Sở
Địa chính - Nhà đất, lập biên bản quá trình xét duyệt của phường. Sau thời gian cơng
khai kết quả xét duyệt hồ sơ, UBND phường lập trích ngang hồ sơ trình UBND quận
xét duyệt, cấp giấy chứng nhận.
Hội đồng xét duyệt hồ sơ, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền
sử dụng đất ở của Quận kiểm tra, xem xét và xét duyệt đến từng trường hợp cụ thể.
Sau khi UBND kiểm tra kết quả xét duyệt của phường thì lập hồ sơ chuyển Sở Địa
chính - Nhà đất để tổng hợp dự thảo quyết định, viết giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở và quyền sử dụng đất ở trình UBND Thành phố phê duyệt. Những trường hợp
đủ điều kiện sẽ được cấp giấy chứng nhận khi đã hồn thành mọi thủ tục về nghĩa
vụ tài chính.
b) Cơng tác kê khai
Thành lập hội đồng đăng ký đất đai.
Hội đồng đăng ký đất đai của phường Nhân Chính gồm cĩ:
* Chủ tịch phường : Chủ tịch hội đồng đăng ký
* Cán bộ địa chính : Uỷ viên thường trực
* Chủ tịch mặt trận Tổ quốc phường : Uỷ viên
* Trưởng cơng an phường : Uỷ viên
* Tổ trưởng tổ dân phố : Uỷ viên
Tổ trưởng tổ dân phố chỉ tham gia khi xét duyệt các hồ sơ trong khu
vực mình.
Tổ chức kê khai ở phường:
Để bảo đảm đúng kế hoạch đã đặt ra, UBND phường đã chỉ đạo cơ quan địa
chính của phường quán triệt chủ trương, mục đích và quy trình thực hiện theo hướng
dẫn chuyên mơn nghiệp vụ của Tổng cục Địa chính. UBND phường đã tập trung đội
ngũ cĩ trình độ, am hiểu về nghiệp vụ để phối hợp với cán bộ địa chính phường
hướng dẫn nhân dân kê khai đăng ký.
Phương pháp kê khai chủ yếu là cán bộ phường hướng dẫn các hộ kê khai
ngay tại nhà theo mẫu cĩ sẵn.
Sau khi tiến hành cơng tác đo đạc, lập biên bản xác định ranh giới, mốc giới
thửa đất để giúp các hộ định hình được vị trí thửa đất của mình và ký ranh giới với
các chủ liền kề thì tiến hành kê khai đăng ký phần diện tích của mình.
Cơng tác kê khai đăng ký được triển khai đồng loạt trên phường, sau đĩ cơ
quan địa chính tiếp nhận hồ sơ đăng ký và đưa từng hồ sơ ra hội đồng đăng ký đất
của phường để xét duyệt.
Do nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao làm cho đất đai luơn biến động và
một số trường hợp chưa kê khai trong năm 1998, phường đã tổ chức kê khai đăng
ký bổ sung.
c) Kết quả kê khai đăng ký đất đai
Theo hướng dẫn của cán bộ phường (những người đã được tập huấn, phổ
biến về quy trình thủ tục kê khai đăng ký), các hộ dân đã chủ động kê khai phần
diện tích sử dụng của mình theo mẫu in sẵn và nộp về phường. UBND phường
tiếp nhận hồ sơ kê khai đăng ký và vào sổ tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhà ở, đất ở. *
* Kết quả kê khai đất ở, nhà ở tại phường như sau:
Năm 1998 là 3622 hồ sơ kê khai của nhà tư nhân.
Năm 1999 số hồ sơ kê khai thêm là 241 hồ sơ (của nhà tự quản).
Như vậy tổng số hồ sơ kê khai đất ở, nhà ở tại phường đến hết năm 1999 là
3863 hồ sơ.
* Kết quả đăng ký nhà ở, đất ở trên địa bàn phường như sau:
Năm 1998 cĩ 3509 hồ sơ đăng ký.
Đến hết năm 2002, số hồ sơ đang ký bổ sung thêm là 760 hồ sơ.
Số hồ sơ đăng ký tồn phường Nhân Chính đến hết năm 2002 là 4269 hồ sơ.
d) Cơng tác xét duyệt ở các cấp
Cấp phường
Cơng tác phân loại đơn đăng ký phục vụ xét duyệt do cán bộ địa chính phường
trực tiếp phân loại.
Hội đồng đăng ký nhà ở, đất ở cấp xã tiến hành phân loại các hồ sơ theo các
hình thái sau:
1. Các hồ sơ cĩ đủ điều kiện để cấp đổi ngay giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở, quyền sử dụng đất ở, gồm cĩ:
* Người đang sử dụng nhà ở, đất ở cĩ giấy tờ hợp pháp, hợp lệ:
- Những giấy tờ về đất ở do cơ quan cĩ thẩm quyền của Nhà nước VNDCCH
và Nhà nước CHXHCNVN cấp gồm:
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở của Chủ tịch
UBHC thành phố cấp trong thời kỳ cải cách ruộng đất.
+ Quyết định giao, cấp đất của UBND thành phố hoặc quyết định giao, cấp đất
của UBND quận, huyện, cơ quan Nhà, Đất, Xây dựng cấp thành phố theo uỷ quyền
của UBND thành phố từ trước khi cĩ luật đất đai năm 1993.
+ Đất ở đang sử dụng và đã được đăng ký vào sổ địa chính theo quy định của
Nhà nước.
+ Giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở theo quy định của thơng tư 47/BXD-
XDCBĐT ngày 5/8/1989 và Thơng tư 02/BXD- ĐT ngày 29/4/1992 của Bộ xây dựng
đến trước ngày 5/7/1994 mà trong giá nhà đã tính cả giá đất ở của nhà đĩ.
+ Giấy tờ của HTX sản xuất nơng nghiệp cấp đất ở cho gia đình xã viên của
HTX trước ngày 28/6/1971.
+ Giấy tờ về mua bán đất ở từ trước khi cĩ quyết định số 201/CP ngày
1/7/1980 được chính quyền cấp phường xác nhận nhà đĩ cĩ nguồn gốc hợp pháp.
+ Giấy tờ về thừa kế, cho, tặng nhà đất khơng cĩ tranh chấp và được chính
quyền cấp phường xác nhận nhà đất đĩ cĩ nguồn gốc hợp pháp.
+ Bản án cĩ hiệu lực thi hành của Tồ án về việc giải quyết tranh chấp nhà ở
gắn liền với quyền sử dụng đất hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước cĩ thẩm
quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
- Chủ sử dụng đất, sở hữu nhà cĩ giấy tờ sau đây về đất ở do cơ quan cĩ thẩm
quyền của chế độ cũ cấp, hiện đang sử dụng nhà đất đĩ, nhà đất khơng cĩ tranh chấp,
khơng thuộc diện đã giao cho người khác sử dụng do thực hiện các chính sách của
Nhà nước VNDCCH, Nhà nước CHXHCNVN:
+ Bằng khốn điền thổ.
+ Giấy tờ mua bán, sang nhượng đất cĩ nguồn gốc hợp pháp được Chính
quyền đương thời các cấp xác nhận.
+ Đơn xin thuê đất ở của Nhà nước được Chính quyền đương thời xác nhận.
+ Giấy tờ của Ty Điền địa chứng nhận đất ở do chính quyền cũ cấp.
Người sở hữu, sử dụng đất cĩ giấy tờ hợp lệ trên là chính chủ. Khi được cấp
giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở phải nộp lệ phí cấp giấy
chứng nhận và thuế nhà đất.
* Hộ gia đình, cá nhân được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân đất để tự xây
dựng nhà ở trước ngày 5/7/1994, diện tích khơng vượt quá mức quy định của Thành
phố, nếu người sử dụng đất đã hồn thành nghĩa vụ nộp các khoản theo quy định hiện
hành tại thời điểm giao đất thì được coi là đất ở cĩ giấy tờ hợp lệ. Khi được cấp giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở phải nộp lệ phí trước bạ, lệ phí
cấp giấy chứng nhận, thuế nhà đất. Nếu diện tích đất ở được phân vượt quá quy định
của thành phố thì phải xem xét xử lý.
* Nhà ở mua của các đơn vị cĩ tư cách pháp nhân được UBND thành phố giao
đất làm nhà bán, đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định, khi được
xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, chủ sử dụng
phải nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận và thuế nhà đất.
* Nhà ở hợp pháp là nhà ở cĩ giấy phép xây dựng hoặc xây dựng trước ngày
30/10/1987 (đối với các xã ngoại thành đã chuyển thành phường thì tính từ thời điểm
thành lập phường), khơng cĩ tranh chấp, phù hợp với quy hoạch, cĩ xác nhận của
UBND cấp phường.
Nếu chủ nhà cĩ giấy tờ về nhà đất kể trên nhưng khơng đúng tên chủ đang sử
dụng thì phải cĩ giấy tờ kèm theo như: giấy tờ mua bán nhà, các giấy tờ liên quan
đến thừa kế, chia, tặng, cho… Nếu đất ở cĩ nguồn gốc hợp pháp khi xét cấp giấy
chứng nhận, các đối tượng này phải nộp lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng
đất, lệ phí cấp giấy chứng nhận, thuế nhà đất.
Tồn bộ khuơn viên diện tích nhà ở, đất ở thực tế đang sử dụng nếu khơng cĩ
tranh chấp, khiếu nại trên: UBND phường sau khi đã xác nhận cĩ thể trả lại chủ nhà
để các chủ nhà nộp đơn xin cấp đổi giấy chứng nhận tại Sở Địa chính – Nhà đất Hà
Nội hoặc phường cĩ cơng văn gửi Sở Địa chính – Nhà đất Hà Nội để đề nghị cấp đổi
giấy chứng nhận cho các chủ sử dụng đất.
2. Hồ sơ khơng cĩ hoặc chưa đủ các giấy tờ hợp lệ về nhà ở, đất ở: Hội đồng
kê khai đăng ký phường xem xét, phân loại và xác nhận. Các trường hợp được xem
xét xử lý trước khi cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở:
- Khuơn viên diện tích nhà ở, đất ở thực tế đang sử dụng khơng cĩ tranh chấp:
+ Từ vành đai 2 trở vào trung tâm thành phố: khơng quá 120 m2/hộ.
+ Từ vành đai 2 trở ra khơng qua 180 m2/hộ.
+ Các cán bộ tham gia cách mạng trước 31/12/1944 diện tích được xác định
khơng quá 120% so với mức trên.
Tất cả phần diện tích vượt quá định mức nĩi trên thì được ghi vào giấy chứng
nhận là đất vườn liền kề, chủ nhà được sử dụng. Khi chủ nhà muốn chuyển mục đích
sử dụng và thực hiện các quyền theo luật định phải nộp tiền sử dụng đất.
- Diện tích được hợp thức phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Nghị
định 45/CP ngày 3/8/1996 của Chính phủ:
+ Đối với nhà ở xây dựng khơng phép và sai phép sau ngày 30/10/1987, nếu
khơng cĩ giấy tờ hợp lệ về đất ở theo quy định, khơng cĩ tranh chấp, phù hợp với
quy hoạch thì được xem xét cấp giấy chứng nhận nhưng phải chịu xử lý theo quy
định của UBND thành phố.
+ Nếu chủ nhà cĩ giấy phép xây dựng trên đất khơng cĩ giấy tờ hợp lệ, nhưng
phù hợp với quy hoạch là đất ở, khơng cĩ tranh chấp, nhà đang được sử dụng ổn định
thì chủ nhà đất được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ỏ, quyền sử
dụng đất ở. Căn cứ vào thời điểm sử dụng đất được UBND phường xác nhận, người
được cấp giấy chứng nhận phải nộp tiền sử dụng đất ở như sau:
Người sử dụng đất ở ổn định trước ngày 18/12/1980 phải nộp lệ phí trước
bạ, lệ phí cấp giấy chứng nhận, thuế nhà đất, khơng phải nộp tiền sử dụng đất.
Người sử dụng đất ở ổn định từ ngày 18/12/1980 đến 15/10/1993 phải nộp
20% tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp giấy chứng nhận và thuế nhà đất.
Người sử dụng đất ở từ ngày 15/10/1993, khơng đủ giấy tờ hợp lệ phải nộp
100% tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp giấy chứng nhận và thuế nhà đất.
Mọi trường hợp cĩ tranh chấp, khiếu nại thì việc cấp giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở chỉ được giải quyết sau khi đã được Tồ án hoặc
cơ quan Nhà nước cĩ thẩm quyền giải quyết xong theo quy định của pháp luật.
3. Các trường hợp khơng được cấp giâý chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,
quyền sử dụng đất ở: Nhà ở xây dựng vi phạm quy hoạch, khơng cĩ giấy tờ hợp lệ về
quyền sử dụng đất ở thì chủ nhà khơng được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
ở, quyền sử dụng đất ở, đồng thời phải thực hiện lệnh giải toả và lệnh thu hồi đất của
cơ quan cĩ thẩm quyền.
Sau khi tiến hành phân loại hồ sơ, UBND phường cơng khai kết quả phân
loại hồ sơ của hội đồng kê khai đăng ký của phường trong thời gian 15 ngày tại
trụ sở UBND phường để nhân dân được biết. Kết thúc thời hạn cơng khai, UBND
phường lập biên bản kết thúc cơng khai và hồn chỉnh hồ sơ trình UBND quận.
Hồ sơ gồm :
Tờ trình của UBND cấp phường.
Tồn bộ hồ sơ kê khai đăng ký của các chủ sử dụng đất.
Biên bản xét duyệt của hội đồng phường.
Thơng báo cơng khai kết quả xét duyệt.
Biên bản kết thúc cơng khai.
Danh sách trích ngang các hộ được đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Cấp quận:
Hội đồng thẩm định kết quả xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp
quận gồm cĩ:
* Phĩ chủ tịch UBND quận làm chủ tịch hội đồng.
* Trưởng phịng Địa chính quận làm uỷ viên thường trực.
* Đại diện lãnh đạo mặt trận tổ quốc cấp quận làm uỷ viên.
* Trưởng phịng xây dựng cấp quận làm uỷ viên.
* Đại diện Sở Địa chính – Nhà đất Hà Nội làm uỷ viên.
Hội đồng thẩm định, xét duyệt hồ sơ của UBND cấp phường chuyển lên và
cơng bố cơng khai các trường hợp:
1. Các trường hợp đề nghị UBND thành phố cấp giấy chứng nhận (cĩ đợt
do Quận cấp).
2. Các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận phải bổ sung.
3. Các trường hợp khơng được cấp giấy chứng nhận.
Kết quả phân loại, xét duyệt ở phường và đã chuyển quận xét duyệt:
Năm 1999:
Phường phân loại được 1820 hồ sơ.
Xét duyệt tại phường: 113 hồ sơ.
Chuyển quận Thanh Xuân xét duyệt: 113 hồ sơ.
Chuyển thẳng lên Sở Địa chính: 62 hồ sơ.
Năm 2000:
Số hồ sơ xét duyệt tại phường: 800 hồ sơ.
Số hồ sơ chuyển quận Thanh Xuân xét duyệt: 800 hồ sơ.
Năm 2001:
Số hồ sơ xét duyệt tại phường và chuyển quận Thanh Xuân là 830 hồ sơ.
Năm 2002:
Số hồ sơ xét duyệt tại phường và chuyển quận Thanh Xuân là 779 hồ sơ.
Hết tháng 4 năm 2003, phường đã xét duyệt thêm 76 hồ sơ và chuyển quận
Thanh Xuân.
Tổng số hồ sơ chuyển quận Thanh Xuân của phường Nhân Chính đến hết
tháng 4 năm 2003 là 2660 hồ sơ, đạt 62.30% tổng số hồ sơ đã đăng ký. Số hồ sơ chưa
xét duyệt cịn lại ở phường là 1609 hồ sơ, trong đĩ:
Bảng 2: Phân loại số hồ sơ chưa được xét duyệt để cấp giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở của phường Nhân Chính.
Phương án giải quyết số hồ sơ cịn lại ở phường: Trong tổng số 1609 hồ sơ
cịn lại ở phường: 18 hồ sơ đủ điều kiện, phường sẽ phân loại xét duyệt chuyển quận
ngay để cấp giấy chứng nhận vào đợt tới; số hồ sơ cần phải bổ sung giấy tờ, phường
sẽ thơng báo cho các hộ gia đình để tiếp tục hồn chỉnh hồ sơ; số hồ sơ phải tách thửa
phường sẽ yêu cầu gia đình liên hệ với cơng ty địa chính để đo đạc tách thửa, làm cơ
sở cho hội đồng xét duyệt của phường phân loại chuyển quận; số hồ sơ đang cĩ tranh
chấp phải đợi cơ quan thẩm quyền giải quyết.
2.3.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất
ở phường Nhân Chính.
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử đất ở là chứng thư pháp lý xác
nhận quyền sử dụng hợp pháp về đất đai, được cấp cho các chủ sử dụng đất cĩ đủ
điều kiện theo quy định của pháp luật nhằm:
- Để người sử dụng đất cĩ căn cứ pháp lý trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa
vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Làm căn cứ pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền sử dụng hợp pháp của
người sử dụng và thực hiện các chức năng quản lý của mình đối với đất đai.
Sau khi phân loại và xét duyệt ở phường và quận, Sở Địa chính – Nhà đất tổng
hợp các trường hợp đề nghị được cấp giấy chứng nhận và các khoản phải nộp theo
Tổng
số
Hồ sơ đủ
điều kiện xét
được
Ngay
Hồ sơ
phải bổ
sung
Hồ sơ
tách
thửa
Đất
trống
Ruộng
%
Hồ sơ khơng thể xét
được
KT3
Vào
QH
Tranh
Chấp
1609 18 135 1070 31 13 66 190 86
quy định, dự thảo quyết định, viết giấy chứng nhận trình UBND thành phố phê duyệt.
Hồ sơ trình gồm:
* Tờ trình UBND thành phố đề nghị cấp giấy chứng nhận
* Tổng hợp danh sách các chủ sử dụng kèm theo các điều kiện để được cấp
giấy chứng nhận
* Tồn bộ hồ sơ xét duyệt của phường, quận.
Từ cuối năm 1999, khi thực hiện quyết định 69/1999/QĐ-UB ngày 18/8/1999
của UBND Thành phố Hà Nội về cơng tác thẩm định hồ sơ tại cấp Tỉnh được tiến
hành như sau: trong thời gian 15 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ do UBND Quận chuyển
lên, Sở Địa chính – Nhà đất cĩ trách nhiệm thẩm định tờ trình UBND Thành phố xét
duyệt cấp giấy chứng nhận. Những trường hợp khơng đủ điều kiện sẽ chuyển trả lại,
Quận ra thơng báo rõ những nội dung cần sửa đổi, bổ sung để hồn thiện hồ sơ và
thời gian thực hiện. Đối với những trường hợp cĩ đầy đủ giấy tờ hợp lệ xin cấp đổi
giấy chứng nhận, Sở Địa chính – Nhà đất trực tiếp thẩm định lại và làm thủ tục trình
UBND Thành phố ký cấp giấy chứng nhận. Sở Địa chính – Nhà đất cĩ trách nhiệm lưu
trữ và quản lý tồn bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận và bản lưu giấy chứng nhận đã
được ký.
Cịn sau khi Quyết định số 1415/QĐ-UB ngày 1/3/2002 của UBND Thành
phố Hà Nội uỷ quyền cho UBND các Quận cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,
quyền sử dụng đất ở tại đơ thị ở địa bàn mình cĩ hiệu lực thì cơng tác thẩm định xét
duyệt và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trực tiếp do UBND Quận Thanh
Xuân đảm nhiệm trên địa bàn Quận.
Phương thức giao giấy chứng nhận:
Căn cứ quyết định của UBND Thành phố, Sở Địa chính – Nhà đất thơng báo
cho UBND Quận và Cục thuế Hà Nội danh sách các trường hợp được cấp giấy chứng
nhận và các khoản tiền mà người được cấp giấy phải nộp trước khi nhận giấy chứng
nhận.
Các trường hợp hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận sẽ được Sở Địa chính – Nhà
đất Hà Nội giao giấy chứng nhận ngay tại văn phịng Sở.
Trường hợp chủ sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định
của Nhà nước, Sở Địa chính – Nhà đất sẽ thơng báo cho Cục thuế Thành phố để thực
hiện việc thu. Sau khi cĩ biên lai xác nhận đã thực hiện nghĩa vụ tài chính, Sở Địa
chính – Nhà đất sẽ thu lại các giấy tờ gốc và giao giấy chứng nhận cho người được
cấp giấy chứng nhận. Các chủ sử dụng đất được thực hiện các quyền của mình theo
luật định.
Đối với các trường hợp chủ sử dụng đất được cơ quan Nhà nước cĩ thẩm
quyền cho phép chậm nộp các khoản thu về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, Sở Địa
chính – Nhà đất sẽ đĩng dấu xác nhận chưa hồn thành nghĩa vụ tài chính vào giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ
sử dụng đất phải thực hiện các nghĩa vụ cịn nợ. Sau khi hồn thành sẽ được Sở Địa
chính – Nhà đất xác nhận vào giấy chứng nhận và vào sổ đăng ký để quản lý.
Trường hợp phải xử lý phạt xây dựng khơng phép hoặc sai phép, UBND
Quận tính mức phạt và thơng báo cho chi nhánh kho bạc thu tại địa bàn phường.
Sau khi người được cấp giấy chứng nhận đã hồn thành nghĩa vụ tài chính
hoặc được xác nhận chậm nộp các khoản theo nghĩa vụ quy định, Sở Đia chính – Nhà
đất giao giấy chứng nhận cho UBND Quận để tổ chức trao giấy chứng nhận cho
người được cấp giấy chứng nhận đồng thời các giấy tờ gốc về nhà đất giao lại cho Sở
Địa chính – Nhà đất để lưu trữ.
Sở Địa chính – Nhà đất, phịng Địa chính - Nhà đất Quận hướng dẫn UBND
phường cĩ trách nhiệm hồn thiện hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn phường
mình như: chỉnh lý bản đồ địa chính, vào sổ địa chính, cập nhật thơng tin trên máy
tính… để đưa vào quản lý.
Kết quả cấp giấy chứng nhận của phường:
Kết hợp với Sở Địa chính – Nhà đất Hà Nội, phịng địa chính quận Thanh
Xuân, phường Nhân Chính đã trả giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử
dụng đất ở cho cá hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn phường qua nhiều đợt. Kết quả
đạt được như sau:
Năm 1999: Trong số 62 hồ sơ chuyển thẳng lên Sở Địa chính Hà Nội, đã trả được
20 giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở cho chủ sử dụng đất.
Năm 2000: trả được 540 giấy.
Năm 2001: Phối hợp với Sở địa chính – Nhà đất Hà Nội trả được 910 giấy
chứng nhận, đạt 21,31% tổng số hồ sơ đăng ký tại phường.
Năm 2002: Với số hồ sơ cịn tồn từ năm 2000 và 2001, thêm số hồ sơ chuyển
quận xét duyệt năm 2002 là 779 hồ sơ, đã trả được 836 giấy chứng nhận cho các hộ
gia đình, cá nhân.
Năm 2003:
+ Kế hoạch của phường trong năm 2003 sẽ trả thêm 500 giấy chứng nhận nữa:
quý 1 trả 125 giấy; quý 2: 125 giấy; quý 3: 125 giấy; quý 4: 125 giấy.
+ Cho đến tháng 4/2003 phường xét duyệt được 76 hồ sơ và chuyển quận
Thanh Xuân.
+ Phối hợp với Phịng địa chính quận Thanh Xuân trả thêm được 46 giấy
chứng nhận.
Như vậy, tính đến hết tháng 4/2003, phường Nhân Chính đã trả được 2352.
Dự kiến theo kế hoạch đến hết năm 2003, sẽ trả thêm 500 giấy chứng nhận, nâng tỷ
lệ số giấy chứng nhận trả cho nhân dân là 65,57% tổng số giấy cần cấp.
Bảng 3: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu
nhà ở của phường Nhân Chính đến hết Năm 2002
Tt Chỉ tiêu Số gcn đạt %
1. Tổng số gcn cần cấp 4269 100
2. Số gcn đã cấp TRONG năm 1999 20 0,47
3. Số gcn đã cấp TRONG năm 2000 540 12,64
4. Số gcn Đã cấp TRONG NĂM 2001 910 21,32
5. Số gcn Đã CấP TRONG NĂM 2002 836 19,58
6. Số GCN Đã CấP Đến HếT NĂM 2002 2306 54,01
7. Số GCN CHƯA CấP 1963 45,99
4269
20
540
910 836
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
4500
Tỉng
GCN cÇn
cÊp
N¨m
1999
N¨m
2000
N¨m
2001
N¨m
2002
Hình 4: Biểu đồ thể hiện tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,
quyền sử dụng đất ở đến hết năm 2002 phường Nhân Chính.
Như vậy, kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất
ở phường Nhân Chính đến hết năm 2002 đạt 89,24% số hồ sơ đã chuyển quận Thanh
Xuân, đạt 54,01% tổng số hồ sơ đăng ký tại phường.
Kết quả này cịn thấp so với tiến độ chung của quận nhưng đây là sự nỗ lực
của đội ngũ cán bộ, nhân dân trong phường, sự chỉ đạo kịp thời của UBND thành phố
Hà Nội và quận Thanh Xuân. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý đất
đai hiện nay trên địa bàn phường.
2.3.3. Hệ thống hồ sơ địa chính hiện cĩ của phường
Trước đây ở nước ta, việc quản lý đất đai bị buơng lỏng trong một thời
gian dài. Để thiết lập được hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ thống nhất trên cả
nước là một cơng việc khĩ khăn, phức tạp, địi hỏi nhiều thời gian và cơng sức
khơng chỉ riêng với ngành Địa chính mà cịn với các cấp, các ngành. Nhân
Chính là một trong ít nơi cho đến nay vẫn cịn giữ được một số tài liệu, sổ sách
quan trọng trong hệ thống hồ sơ địa chính, đĩ là bộ sổ địa bạ, bản đồ địa chính
năm 1960 và năm 1978. Đây là những tài liệu quý báu, giúp cho cơng tác xét
duyệt hồ sơ của phường được khẩn trương hơn.
Năm 1960
Sổ địa bạ gồm 4 quyển, lập cho 3 thơn: Quan Nhân 1 quyển, Giáp Nhất 1
quyển, Cự Chính 2 quyển.
Bản đồ địa chính cịn giữ được 3 tờ tỷ lệ 1/1000: Quan Nhân 1 tờ, giáp Nhất 1
tờ, Cự Chính 1 tờ.
Năm 1978
Sổ địa bạ gồm 1 quyển chung cho cả xã Nhân Chính, với tổng số thửa được
liệt kê trong sổ là 1301 thửa.
Bản đồ địa chính cĩ 3 tờ cho 3 thơn Quan Nhân, Giáp Nhất, Cự Chính.
Năm 1995, Sở Địa chính – Nhà đất Hà Nội đã tiến hành đo đạc lại bản đồ
địa chính tồn xã Nhân Chính với tỷ lệ 1/500 và 1/1000. Đến năm 1996 thì đo xong
và tổng số tờ bản đồ của cả phường là 38 tờ bản đồ. Từ đĩ cho đến nay lấy bản đồ địa
chính 1996 làm căn cứ pháp lý để kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở cho các chủ sử dụng đất.
Thực hiện quyết định 3564/QĐ-UB của thành phố Hà Nội về hướng dẫn thủ
tục kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận, phường Nhân Chính đã phối hợp với Sở
Địa chính – nhà đất, phịng Địa chính quận Thanh Xuân tổ chức kê khai, lập sổ "Tiếp
nhận hồ sơ kê khai nhà ở, đất ở theo quyết định 3564" để tạo điều kiện thuận lợi cho
cơng tác xét duyệt và cấp giấy chứng nhận trên địa bàn phường. Phường đã vào sổ
địa chính đầy đủ cho những trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận. Hàng năm vào
ngày 1 tháng10 phường tiến hành tổ chức thống kê, kiểm kê đất đai nhằm nắm được
tình hình quản lý, sử dụng trong quỹ đất của mình, từng bước thiết lập và hồn thiện
hệ thống hồ sơ địa chính.
Năm 2002, phường Nhân Chính đã hồn thành tốt cơng tác quản lý Địa
chính: các trường hợp được trả giấy chứng nhận, phường đã vào sổ địa chính để theo
dõi biến động; tổ chức kê khai đăng ký đất đai bổ sung; hồn thành các tài liệu cho
phù hợp với hiện trạng sử dụng đất; thực hiện tốt cơng tác báo cáo định kỳ và phối
hợp giải quyết các đơn thư khiếu kiện, tranh chấp về nhà đất; giải phĩng mặt bằng…
Phường tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của dự án GIS (ứng dụng cơng nghệ thơng tin
trong quản lý đất đai và nhà ở) và hiện nay bản đồ địa chính tồn phường đã được số
hố và quản lý trên máy tính.
Cùng với sự phát triển và nhu cầu hồn thiện hệ thống hồ sơ địa chính trên cả
nước, Nhân Chính đã từng bước thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính, làm căn cứ pháp
lý để UBND phường và quận quản lý, sử dụng quỹ đất cĩ hiệu quả, dần đáp ứng
được nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Mặc dù kết quả cấp giấy chứng nhận
hiện nay cuả phường chưa cao, cịn nhiều hồ sơ chưa được đưa ra xét duyệt, nhiều hồ
sơ cịn đang chờ quận Thanh Xuân xét nhưng đây là sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ
UBND phường, các ban ngành cĩ liên quan và nhân dân trong phường.
Tuy nhiên để đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn
phường mà trước hết là đạt được kế hoạch cấp 500 giấy chứng nhận cho người sử
dụng đất trong năm 2003, UBND thành phố Hà Nội, UBND quận thanh Xuân cần cĩ
kế hoạch cụ thể và cơ chế, chính sách pháp luật đất đai thoả đáng hơn.
2.4. Những thuận lợi, khĩ khăn trong cơng tác kê khai đăng ký, thiết lập và
quản lý hồ sơ địa chính của phường.
Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống hồ sơ địa chính, phân tích và đánh giá kết
quả cơng tác đăng ký đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của phường
Nhân Chính - quận Thanh Xuân, thấy được những mặt đã làm được, chưa được,
những thuận lợi và khĩ khăn, tồn tại trong cơng tác lập và quản lý hệ thống hồ sơ
địa chính của phường.
2.4.1. Thuận lợi
- Là một phường mới được thành lập, tốc độ đơ thị hố diễn ra nhanh chĩng
nên UBND phường cũng như bộ phận địa chính của phường luơn được sự chỉ đạo và
giúp đỡ của Phịng Địa chính - Nhà đất Quận, Sở Địa chính – Nhà đất Hà Nội và các
ban ngành cĩ liên quan.
- Phường cĩ 2 cán bộ địa chính chuyên trách và một cán bộ địa chính hợp
đồng là người am hiểu về chuyên mơn và tình hình sử dụng đất ở địa phương, rất
nhiệt tình với cơng việc.
- Phường cịn giữ được một số tài liệu, sổ sách quan trọng về quản lý đất đai
từ trước nên việc tra cứu, kiểm tra thuận lợi hơn, tạo điều kiện cho cơng tác xét duyệt
hồ sơ đăng ký tại phường được khẩn trương.
2.4.2. Tồn tại và khĩ khăn
Đất đai luơn là vấn đề bức xúc của mọi thời đại, khi đất cĩ giá như hiện nay
thì nĩ lại càng trở nên phức tạp và khĩ khăn hơn.
Trong cơng tác Địa chính - Nhà đất, vẫn cịn nhiều biểu hiện lấn chiếm đất
cơng, đất chưa sử dụng, việc xây dựng khơng giấy phép cịn phổ biến, nhiều chủ sử
dụng đất vẫn chưa kê khai đất mà mình đang sử dụng; một số đơn thư khiếu kiện,
tranh chấp tồn đọng chưa được cấp trên hỗ trợ giải quyết dứt điểm, chưa tìm ra các
giải pháp quản lý đất đai hiệu quả. Do đĩ mà số giấy chứng nhận đã cấp được mới
chỉ đạt được trên 50% tổng số cần cấp. Kết quả này chưa đáp ứng được yêu cầu quản
lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn phường. Mặt khác trong thời gian tới khi tốc độ
phát triển kinh tế – xã hội, tốc độ đơ thị hố của thành phố Hà Nội và phường mạnh
mẽ hơn thì việc cấp giấy chứng nhận cũng như quản lý hệ thống hồ sơ địa chính của
phường sẽ ngày càng khĩ khăn hơn nhiều.
Những tồn tại và khĩ khăn của cơng tác địa chính cĩ rất nhiều lý do, trong đĩ
cĩ những lý do chung của tình hình quản lý đất đai ở nước ta song trên địa bàn
phường cũng cĩ nhiều nguyên nhân:
- Hiện trạng nhà đất do lịch sử để lại rất phức tạp về nguồn gốc sử dụng.
Hiện nay trên địa bàn phường cĩ nhiều đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
khơng cĩ hoặc khơng đủ giấy tờ về nguồn gốc đất, gây nhiều khĩ khăn trong
cơng tác xét duyệt.
- Do việc quản lý đất đai bị buơng lỏng trong một thời gian dài nên hệ thống
hồ sơ khơng được thiết lập đầy đủ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác xét
duyệt của Hội đồng xét duyệt hồ sơ của phường.
- Là một phường mới được thành lập song lại cĩ diện tích lớn, dân số đơng
nên việc thiết lập và hồn thiện hệ thống hồ sơ địa chính địi hỏi nhiều thời gian,
cơng sức, tiền của. Việc tuyên truyền pháp luật về đất đai chưa được sâu rộng đến
từng người dân, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận dân cư cịn kém.
- Tranh chấp, khiếu nại về đất đai rất nhiều mà cơ quan chức năng chưa giải
quyết được, dẫn đến nhiều hồ sơ chưa được xét duyệt, hoặc đã được xét duyệt nhưng
khơng được cấp giấy chứng nhận.
- Trong hồ sơ kê khai đăng ký của các chủ sử dụng, mục sơ đồ thửa đất phải
cĩ chữ ký xác nhận của các chủ liền kề. Hơn nữa với các chủ sử dụng kê khai đăng
ký bổ sung khi làm biến động thửa, việc đo đạc xác định ranh giới thửa đất phải chờ
người bên cơng ty đo đạc địa chính nên mất rất nhiều thời gian, làm giảm tiến trình
cấp giấy.
- Nhiều trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở
bị sai lệch các thơng tin như: nhầm tên chủ sử dụng, nơi thường trú của chủ sử dụng,
diện tích thửa… nên phải chờ cơng văn để chuyển lên Sở Địa chính – Nhà đất sửa và
chỉnh lý trong sổ địa chính và sổ cấp giấy chứng nhận.
- Một nguyên nhân nữa là các khoản thu theo quy định cịn quá cao so với thu
nhập của người dân. Để được trả giấy chứng nhận các chủ sử dụng phải nộp các
khoản như: tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, thuế nhà đất…
Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu gây khĩ khăn cho cơng tác lập và
quản lý hệ thống hồ sơ địa chính mà nhiều địa phương nĩi chung và phường Nhân
Chính nĩi riêng đang vấp phải. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ cấp giấy
chứng nhận, từ đĩ ảnh hưởng đến cơng tác quản lý đất đai hiện nay.
Chương III
Một số giải pháp khắc phục khĩ khăn để quản lý tốt hệ thống hồ sơ địa
chính của phường
Qua thực tế cho thấy rằng quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố
Hà Nội nĩi chung, phường Nhân Chính nĩi riêng là một cơng việc quan trọng và
phức tạp. Thiết lập được một hệ thống hồ sơ địa chính làm cơ sở để quản lý quỹ đất
trong tình hình hiện nay là rất khĩ khăn, địi hỏi nhiều cơng sức và thời gian. Nhưng
đây là nhiệm vụ chiến lược của tồn Ngành địa chính để giúp UBND các cấp nắm
chắc và sử dụng hiệu quả quỹ đất vào các mục đích khác nhau vì yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội.
Thấy được vai trị quan trọng của cơng tác đăng ký đất đai, thiết lập và quản lý
hệ thống hồ sơ địa chính trong chức năng quản lý Nhà nước về đất đai, trong luận
văn này tơi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm gĩp phần đẩy nhanh tiến độ
cấp giấy chứng nhận, từ đĩ thiết lập và quản lý hệ thống hồ sơ địa chính hiện nay của
phường Nhân Chính nĩi riêng và trên địa bàn thành phố Hà Nội nĩi chung.
3.1. Giải pháp về mặt pháp lý và xã hội
* Về mặt pháp lý
Để thiết lập và hồn thiện hệ thống hồ sơ địa chính, ngồi các văn bản của
Chính phủ, các quyết định, thơng tư của thành phố Hà Nội và Tổng cục Địa chính,
các quận, các phường cần vận dụng các văn bản một cách linh hoạt và cĩ kế hoạch cụ
thể cho phù hợp với tình hình ở địa phương mình. Tuy nhiên, để đẩy nhanh tiến độ
cấp giấy chứng nhận, cần xem xét, bổ sung và hồn thiện một số điều sau:
- Cải cách thủ tục hành chính trong cơng tác xét duyệt hồ sơ địa chính: Hiện
nay thủ tục hành chính trong việc xét duyệt hồ sơ của các cấp cịn rườm rà, mất nhiều
thời gian. Vì thế cịn nhiều hồ sơ kê khai đăng ký từ năm 1998 đến nay vẫn chưa
được xét duyệt để cấp giấy chứng nhận. Để khắc phục khĩ khăn trên:
+ Hội đồng đăng ký nhà ở, đất ở của phường giúp UBND phường xác nhận,
phân loại hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận và chuyển tồn bộ hồ sơ lên UBND quận.
Sau khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng cấp quận sẽ cĩ trách nhiệm kiểm tra,
thẩm định và xét duyệt hồ sơ giúp UBND quận. Chủ tịch UBND quận sẽ ký cấp giấy
chứng nhận cho các chủ sử dụng đất là các hộ gia đình, cá nhân mà khơng cần phải
chuyển lên UBND thành phố. Như thế sẽ giảm được thời gian và thủ tục xét duyệt.
+ Khi tổ chức giao giấy chứng nhận, với những trường hợp phải thực hiện
nghĩa vụ tài chính nên thơng báo cho các chủ sử dụng biết trước và phối hợp với Cục
thuế, kho bạc nhà nước và Sở địa chính để thu ngay các khoản thu tại phường khi
giao giấy chứng nhận, giảm phiền hà cho nhân dân trong việc đi lại.
+ Trong phần hồ sơ kê khai đăng ký của các chủ sử dụng khơng nên bắt buộc
phải cĩ xác nhận của các hộ liền kề mà chỉ cần cơ quan chức năng xác nhận đất sử
dụng ổn định, khơng cĩ tranh chấp đất đai và cho tiến hành đo đạc theo đúng hiện
trạng. Khi kết quả đo đạc thể hiện đầy đủ mốc giới, toạ độ gĩc thửa là cĩ thể làm thủ
tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận.
- Mở rộng điều kiện được cấp giấy chứng nhận đối với các chủ sử dụng đất
hơn nữa để đảm bảo cho tất cả các hộ sử dụng đất ổn định, khơng cĩ tranh chấp về
đất đai đều được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở.
- Quy định rõ thẩm quyền cấp giấy chứng nhận: Việc cấp giấy chứng nhận nên
giao cho một cơ quan chức năng để tập trung lưu hồ sơ ở một cấp, tránh gây khĩ
khăn cho các chủ sử dụng đất. UBND thành phố nên giao tồn bộ thẩm quyền cấp
giấy chứng nhận cho UBND các quận trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở, quyền sử dụng đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quận.
* Về mặt xã hội
- Nhà nước cần cĩ chính sách pháp luật đất đai đồng bộ, giải quyết được
những vấn đề bức xúc của người dân trong việc sử dụng đất như: ổn định giá đất,
cơng khai rõ ràng quy hoạch sử dụng đất, tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện các
quyền của mình trong việc sử dụng đất…
- Tâm lý nhân dân trong việc đi đăng ký biến động để được cấp giấy chứng
nhận cho rằng thủ tục rườm rà, tốn nhiều thời gian, tiền của, mặt khác họ thấy rằng
khơng cần giấy chứng nhận vẫn cĩ thể sản xuất, kinh doanh như từ trước nên họ
khơng cần phải đăng ký. Do đĩ, cần tạo điều kiện và khuyến khích mọi người thực
hiện đăng ký đất đai đầy đủ.
3.2. Giải pháp về kỹ thuật và kinh tế
* Về kỹ thuật
Để quản lý được hệ thống hồ sơ địa chính, trước hết phải thiết lập và hồn
thiện tất cả các tài liệu của hệ thống hồ sơ ở các khâu:
- Khâu đo đạc bản đồ: Cơng tác kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở trước hết phải dựa trên cơ sở bản đồ địa chính
được thành lập trong một hệ toạ độ thống nhất, mỗi thửa đất phải cĩ sơ đồ kỹ thuật
và một biên bản ranh giới, mốc giới thửa đất kèm theo. Việc thiết lập bản đồ địa
chính và hồ sơ kỹ thuật thửa đất phải theo đúng quy phạm đo vẽ do Tổng cục Địa
chính ban hành. Song bản đồ địa chính của phường hiện nay là bản đồ địa chính được
đo vẽ từ năm 1995 khơng cịn phù hợp với hiện trạng sử dụng đất do cĩ nhiều thay
đổi. Để đẩy nhanh tiến độ xét duyệt và cấp giấy chứng nhận phải thành lập được bản
đồ địa chính chính quy ở tỷ lệ lớn để làm căn cứ xác định vị trí, diện tích, ranh giới
của từng thửa đất, tránh cho việc xét duyệt bị trùng, sĩt thửa.
- Khâu lập sổ sách trong hồ sơ địa chính: phải thiết lập đầy đủ các loại sổ, nội
dung của từng loại sổ theo đúng tinh thần của thơng tư 1990/2001/TT-TCĐC ngày
30/11/2001. Những mẫu sổ trước đây khơng đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai
cần được thay thế bằng mẫu sổ mới như: Sổ địa chính cho khu vực đơ thị, sổ cấp giấy
chứng nhận, biểu thống kê diện tích đất đai…
- Khâu cập nhật, biến động và chỉnh lý hồ sơ địa chính: Việc cập nhật các biến
động vào bản đồ phải được thực hiện thường xuyên từ ở phường sao cho hệ thống
bản đồ địa chính luơn phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất đáp ứng được yêu cầu
quản lý đất đai trên địa bàn phường. Muốn vậy thì việc chỉnh lý bản đồ phải được
thực hiện thường xuyên, tối thiểu 2 lần trong 1 năm và phải được chỉnh lý trên máy
bằng các phần mềm chuyên ngành. Hiện nay, ở phường Nhân Chính mới chỉ sử dụng
phần mềm Autocad để chỉnh lý bản đồ, cịn việc cập nhật biến động vào hồ sơ địa
chính vẫn bằng phương pháp thủ cơng vì thế khơng thể tránh khỏi những sai sĩt do
nhầm lẫn và rất khĩ khăn trong việc tra cứu. Bởi vậy để quản lý được hệ thống hồ sơ
địa chính của phường cĩ hiệu quả nhất thiết phải ứng dụng cơng nghệ tin học, phải
đưa các thơng tin đất đai của từng thửa quản lý trên máy một cách cĩ hệ thống và cập
nhật biến động thường xuyên.
* Về kinh tế
Một trong những nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở hiện nay là các khoản thu của
Nhà nước đối với các chủ sử dụng đất. Để được cấp giấy chứng nhận, các chủ sử
dụng phải nộp đầy đủ các khoản do Nhà nước quy định mà các khoản này cịn quá
cao so với thu nhập của người dân. Do đĩ, để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận,
Nhà nước nên xem xét để giảm một số khoản thu đối với các chủ sử dụng:
- Đối với những trường hợp chưa đủ các giấy tờ về nguồn gốc đất nhưng sử
dụng đất ổn định và khơng cĩ tranh chấp về đất đai từ sau ngày 18/12/1980 đến ngày
15/10/1993 trước phải nộp 20% tiền sử dụng đất nay khơng thu tiền sử dụng đất mà
chỉ thu lệ phí trước bạ và lệ phí cấp giấy chứng nhận.
- Đối với những trường hợp sử dụng đất ổn định và khơng cĩ tranh chấp
nhưng chưa cĩ đủ các giấy tờ hợp lệ từ sau ngày 15/10/1993 thì chỉ nên thu 50% tiền
sử dụng đất, lệ phí trước bạ và lệ phí cấp giấy chứng nhận.
- Trường hợp làm biến động thửa, cần phải đo đạc lại nên giảm tiền đo đạc để
các chủ sử dụng cĩ thể tự giác kê khai phần diện tích sử dụng của mình và đăng ký
biến động khi làm biến động thửa đất.
- Tăng cường kinh phí cho cơng tác kênkhai đăng ký, cấp giấy chứng nhận ở
tất cả các phường.
3.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện.
Kê khai đăng ký nhà ở, đất ở, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền
sử dụng đất ở là nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện các chính sách của
Nhà nước về nhà ở, đất ở một cách chặt chẽ, chính xác, đồng bộ. Để thực hiện tốt
quyết định số 3564/QĐ-UB cũng như kế hoạch tổ chức thực hiện số 16/KH-UB của
UBND thành phố Hà Nội, trước hết các ngành, các cấp phối hợp tổ chức thực hiện
từng bước, thận trọng trên nguyên tắc: triển khai gọn trong phường, làm trước các
trường hợp cĩ đủ giấy tờ hợp lệ về nhà ở, đất ở, sau đĩ tiếp đến các trường hợp khác.
Việc tổ chức thực hiện phải được tập trung ngay từ những bước đầu tiên:
- Phải luơn căn cứ, bám sát kế hoạch triển khai của UBND quận, UBND thành
phố để xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể ở phường mình.
- Tổ chức việc kê khai đăng ký đảm bảo đầy đủ nội dung hồ sơ kê khai, tiếp
nhận, phân loại và xác nhận tính chính xác của hồ sơ theo đúng quy định tránh những
sai sĩt về thơng tin đất đai sau này.
- Thường xuyên tập huấn, nâng cao nghiệp vụ chuyên mơn cho đội ngũ cán bộ
địa chính ở các cấp.
- Huy động, tập trung lực lượng tham gia hướng dẫn kê khai đăng ký đến
từng hộ gia đình, cá nhân ngay từ những ngày đầu tổ chức kê khai trên địa bàn
phường. Thường xuyên đơn đốc, nhắc nhở những trường hợp chưa kê khai, những
trường hợp làm biến động thửa… đến trụ sở UBND phường để kê khai đăng ký
đất đai.
- Với những trường hợp vi phạm pháp luật đất đai, điều lệ quản lý quy hoạch
đơ thị và trật tự xây dựng đơ thị, Hội đồng kê khai đăng ký phải cĩ đề xuất về hình
thức xử lý thật nghiêm khắc nhất là những trường hợp lẫn chiếm đất cơng, xây dựng
sai phép…
- Tăng cường cơng tác thơng tin tuyên truyền pháp luật đất đai để nhân dân
trong phường hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc sử dụng đất. Từ đĩ
nhân dân sẽ tự giác kê khai đầy đủ diện tích sử dụng và mang đầy đủ các giấy tờ về
nguồn gốc đất để đối chiếu và kiểm tra, giúp cho cơng tác xét duyệt hồ sơ được
nhanh chĩng và đạt hiệu quả cao.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ vào các buổi họp giao ban tại UBND quận
để nắm bắt tình hình và kịp thời giải quyết những khĩ khăn, vướng mắc trong cơng
tác này.
- Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan như quản lý xây dựng đơ thị,
Cục thuế đặc biệt là Tồ án để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại về đất đai, đẩy
nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận.
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Sau khi nghiên cứu tình hình đăng ký đất đai, thiết lập và quản lý hệ thống
hồ sơ địa chính của phường Nhân Chính, thấy được những nét cơ bản sau:
- Phường Nhân Chính là một trong những phường cĩ tốc độ đơ thị hố nhanh
của Thành phố Hà Nội trong vịng 10 năm trở lại đây. Do đĩ, việc thiết lập hệ thống
hồ sơ địa chính và quản lý chặt chẽ biến động đất đai cĩ ý nghĩa hết sức quan trọng
đối với quản lý đơ thị và phát triển kinh tế – xã hội của phường.
- Qua nghiên cứu tình hình thực tế ở phường Nhân Chính cho thấy cĩ rất
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và
thiết lập hồ sơ địa chính. Trong đĩ cĩ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ
quan, nhất là tình trạng lấn chiếm đất cơng, chuyển đổi mục đích trái phép và
chức năng quản lý Nhà nước về đất đai trước đây bị buơng lỏng, hồ sơ địa chính
chưa được thiết lập đầy đủ. Ngồi ra, những bất cập trong việc lập quy hoạch chi
tiết của phường và ý thức chấp hành pháp luật đất đai của người dân cũng ảnh
hưởng rất lớn đến cơng tác này.
- Nhân Chính là phường cĩ diện tích lớn, dân số đơng, cĩ nhiều biến động đất
đai nên cơng tác quản lý đất đai của phường cịn gặp nhiều khĩ khăn. Hơn nữa là một
phường mới được thành lập từ một huyện ngoại thành nên việc xác định các giấy tờ
về nguồn gốc sử dụng đất địi hỏi tốn nhiều cơng sức và thời gian. Điều này ảnh
hưởng đến tiến độ cấp giấy chứng nhận và thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính.
- Kết quả cấp giấy chứng nhận trên địa bàn phường đến hết năm 2002 mới
chỉ đạt hơn 50% số giấy cần cấp. Đây cũng là sự cố gắng nỗ lực rất lớn của đội
ngũ cán bộ UBND phường. Tuy nhiên tiến độ cấp giấy chứng nhận như vậy cịn
rất chậm, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai trên địa
bàn phường.
- Để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận và sớm thiết lập được hệ thống hồ
sơ địa chính đầy đủ trên địa bàn phường, cần áp dụng tổng hợp các giải pháp về pháp
lý, kỹ thuật, kinh tế, tổ chức thực hiện đồng thời cần tăng cường lực lượng và nâng
cao nghiệp vụ chuyên mơn cho cán bộ địa chính phường.
Kiến nghị
- Đề nghị UBND thành phố Hà Nội sớm tăng cường chỉ đạo, cải tiến cơ chế và
mở rộng hơn nữa các điều kiện xét cấp giấy chứng nhận để đẩy nhanh tiến độ cấp
giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở hiện nay trên địa bàn
thành phố và trên địa bàn phường Nhân Chính.
- Tăng cường cơng tác đăng ký, kê khai đất ở, nhà ở, cấp giấy chứng
nhận, tạo điều kiện cho các chủ sử dụng đất được kê khai đăng ký bổ sung.
- Sở Địa chính – Nhà đất cần tăng cường mở các lớp tập huấn bồi dưỡng và
nâng cao nghiệp vụ chuyên mơn cho đội ngũ cán bộ địa chính ở các phường.
- Hiện nay cơ sở vật chất của phường nĩi chung và bộ phận địa chính của
phường nĩi riêng cịn rất thiếu thốn. Do đĩ thành phố và quận Thanh Xuân cần trang
bị thêm cơ sở vật chất cho phường và bộ phận địa chính của phường.
- Cần cĩ sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành cĩ liên quan với các tổ chức,
dân cư trên địa bàn phường để nắm bắt và quản lý đựơc quỹ đất của phường.
Tài liêu tham khảo
1. Đào Xuân Bái - Giáo trình hệ thống hồ sơ địa chính – năm 2000.
2. Luật đất đai năm 1993, cĩ sửa đổi bổ sung năm 1998 và 2001.
3. Các văn bản pháp quy của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của
Tổng cục Địa chính:
- Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ.
- Nghị định 45/Cp ngày 3/8/1996 của Chính phủ.
- Thơng tư 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục Địa chính.
- Thơng tư 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30/11/2001 của Tổng cục Địa chính.
4. Văn bản của các cấp ( Thành phố, Quận )
- Quyết định 3564/QĐ-UB ngày 16/9/1997 của UBND thành phố Hà Nội.
- Quyết địnhk 69/1999/QĐ-UB ngày18/8/1999 của UBND thành phố Hà Nội.
- Kế hoạch 20/KH-UB ngày 12/11/1997 của UBND quận Thanh Xuân.
5. Uỷ ban nhân dân phường Nhân Chính - Báo cáo về thực hiện nhiệm
vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phịng năm 2001, 2002 của
phường.
6. Báo cáo thuyết minh về "Tổng kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ
hiện trạng sử dụng đất năm 2000 phường Nhân Chính".
7. Nhân Chính những chặng đường lịch sử – NXB Văn hĩa.
Mục lục
Trang
Lời mở đầu ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................. 1
2. Mục đích của đề tài ........................................................................... 2
3. Phương pháp nghiên cứu và các tài liệu sử dụng ......................... 2
4. Cấu trúc luận văn ........................................................................ 2
Chương I: Cơ sở khoa học và căn cứ pháp lý để thiết lập hệ thống
hồ sơ địa chính .................................................................................................. 3
1.1 ............................................................................................ Va
i trị của việc thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính và đăng
ký đất đai trong cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai. .................. 3
1.1.1. ..................................................................... Kh
ái niệm về hồ sơ địa chính và đăng ký đất đai ......................... 3
1.1.2. ..................................................................... Các
tài liệu trong hồ sơ địa chính ..................................................... 5
1.1.3. ..................................................................... Sự
cần thiết phải thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính trong chức năng
quản lý Nhà nước về đất đai. ..................................................... 7
1.2 Cơ sở pháp lý của việc thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính. ....... 8
1.3 Một số yêu cầu và quy định của việc lập hồ sơ địa chính. ........ 10
1.3.1 Yêu cầu của việc lập hồ sơ địa chính ................... 10
1.3.2. Một số quy định của việc lập sổ sách trong hồ sơ địa
chính ............................................................................................................. 11
Chương II: Hiện trạng hệ thống hồ sơ địa chính của phường Nhân
Chính – quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội ........................................ 16
2.1. Vài nét về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội phường Nhân
Chính ................................................................................................................. 16
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................ 16
2.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội. .............................................. 16
2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của phường Nhân Chính ... 18
2.3. Hiện trạng hệ thống hồ sơ địa chính của phường..................... 21
2.3.1. Tình hình kê khai đăng ký của phường. ......................... 21
2.3.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền
sử dụng đất ở phường Nhân Chính ....................................................... 29
2.3.3. Hệ thống hồ sơ địa chính hiện cĩ của phường. .............. 33
2.4. Những thuận lợi, khĩ khăn trong cơng tác kê khai đăng ký,
thiết lập và qủn lý hồ sơ địa chính của phường. ........................ 35
2.4.1 Thuận lợi ........................................................................... 35
2.4.2 Tồn tại và khĩ khăn .......................................................... 35
Chương III: Một số giải pháp khắc phục khĩ khăn để quản lý tốt hệ
thống hồ sơ địa chính của phường ........................................................................... 38
3.1. ................................................................................. Giả
i pháp về mặt pháp lý và xã hội. .......................................................... 38
3.2. ................................................................................. Giả
i pháp về kỹ thuật và kinh tế. ............................................................... 40
3.3. ........................................................................................... Giả
i pháp về cơng tác tổ chức thực hiện.............................................................. 41
Kết luận và kiến nghị .................................................................................. 43
Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 45
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100470_2795.pdf