Phần lớn các biểu hiện vi phạm quy chế đấu thầu là do chưa hiểu về các qui định
trong đấu thầu thể hiện ở việc bố trí nhân lực thực hiện công tác đấu thầu của các Chủ đầu
tư, ban quản lý dự án còn kém về khả năng chuyên môn dẫn đến những sai lầm không
đáng có.
Cũng không ít trường hợp có nhận thức nhưng vẫn thực hiện không đúng như: mở
thầu chậm, chỉ định thầu không đúng quy định hoặc vượt thẩm quyền cho phép, tổ chức
đấu thầu mang tính hình thức, đặc biệt là áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế.
Công tác chỉ đạo của cấp có thẩm quyền chưa sát và chưa chặt chẽ. Sự lạm dụng
hình thức đấu thầu hạn chế còn diễn ra ở một số địa phương, hiện tượng chia nhỏ gói thầu
không đúng quy định còn phổ biến, chỉ định thầu không trên cơ sở kế hoạch đấu thầu,
không có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu một số gói thầu, đấu thầu hai giai đoạn
kéo dài thời gian, gây khiếu kiện không đáng có, bổ sung thiết kế ban đầu không chuẩn
khâu giám sát thực hiện hợp đồng thiếu chặt chẽ.Một số nhà thầu chưa quen với công tác
đấu thầu, hoặc tìm mọi cách để trúng thầu, hy vọng vào mối quan hệ sau này với bên mời
thầu hoặc tư vấn giám sát hoặc cùng một lúc trúng nhiều công trình trong khi năng lực thi
công, thiết bị thi công, năng lực tài chính không đảm bảo tiến độ. Đây là vấn đề có thật
trong đấu thầu tuy nhiên nó có ở mức độ từng nơi, từng lúc và không giống nhau, cũng
như không phải tất cả đấu thầu là tiêu cực. Vấn đề này co nguồn gốc từ trước đây khi chỉ
định thầu là rất phổ biến đó là việc để lại tỷ lệ %. Kh i có điều lệ quản lý đầu tư và xây
dựng cùng với quy chế đấu thầu, đa số các dự án bắt buộc phải thực hiện đấu thầu, hiện
tượng tiêu cực xác diễn ra khá phổ biến, một số hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu quá
đơn giản, thiếu điều kiện chi tiết gây khó khăn trong quá trình thực hiện, vẫn còn đặc biệt
là đấu thầu trong nước, từ đó xảy ra “đấu thầu giả” hay nói cách khác đấu thầu chỉ là hình
thức, nhất là khi đấu thầu hạn chế các nhà thầu thường thỏa thuận ngầm để một nhà thầu
thắng.
83 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4956 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nhà máy nhiệt điện đốt than, có 5 gói thầu được chỉ định thầu (trong đó, 3 gói
thầu chỉ định nhà thầu Trung Quốc, 1 gói thầu chỉ định nhà thầu Việt Nam và gói thầu còn
lại chỉ định liên danh nhà thầu Trung Quốc+Nhật Bản); 4 gói thầu đấu thầu rộng rãi quốc
tế (trong đó, có 1 nhà thầu Trung Quốc, 2 nhà thầu Nhật Bản và 1 liên danh nhà thầu
Trung Quốc+Nhật Bản trúng thầu). Nếu xem liên danh nhà thầu Trung Quốc+Nhật Bản
như là nhà thầu Trung Quốc (vì trên thực tế nhà thầu Trung Quốc là nhà thầu chính thực
Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư quốc tế tại Việt Nam
Trang 57
hiện hợp đồng) thì có 6 nhà thầu Trung Quốc giành được hợp đồng trong tổng số 9 hợp
đồng nhiệt điện đốt than của EVN.
Theo số liệu do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cung
cấp, trong số 7 nhà máy nhiệt điện đốt than do Tập đoàn TKV làm chủ đầu tư hoặc quản
lý, có 4 gói thầu EPC được đấu thầu rộng rãi quốc tế (trong đó, có 3 nhà thầu Trung Quốc,
1 nhà thầu Nhật Bản thắng thầu); có 2 gói thầu chỉ định thầu cho nhà thầu Trung Quốc và
1 gói thầu đấu thầu hạn chế trong các nhà thầu Trung Quốc. Như vậy, nhà thầu Trung
Quốc giành được 6/7 hợp đồng xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than do Tập đoàn TKV
làm chủ đầu tư hoặc quản lý.
Như vậy, xét toàn bộ các gói thầu EPC nhiệt điện đốt than do TKV, EVN và PVN
làm chủ đầu tư hoặc quản lý thì có 8 gói thầu được tổ chức đấu thầu rộng rãi quốc tế, 8 gói
thầu chỉ định thầu và 1 gói thầu đấu thầu hạn chế trong số các nhà thầu Trung Quốc.
Trong 8 gói thầu đấu thầu rộng rãi quốc tế thì có 4 nhà thầu Trung Quốc, 3 nhà thầu Nhật
Bản và 1 nhà thầu liên danh Nhật Bản+Trung Quốc trúng thầu (nhà thầu Marubeni+Đông
Phương). Về chỉ định thầu, có 5 nhà thầu Trung Quốc, 2 nhà thầu Việt Nam và 1 nhà thầu
liên danh Nhật Bản+Trung Quốc được lựa chọn. Nếu tính nhà thầu liên danh
Marubeni+Đông Phương như 1 nhà thầu Trung Quốc thì nhà thầu Trung Quốc có tới 12
trong tổng số 17 hợp đồng EPC (chiếm 70%). Trong số 12 gói thầu này, có 6 gói thầu
được chỉ định thầu cho nhà thầu Trung Quốc, 1 gói thầu đấu thầu hạn chế trong các nhà
thầu Trung Quốc và 5 gói còn lại (đấu thầu rộng rãi quốc tế) nhà thầu Trung Quốc trúng
thầu.
Nhìn chung, nhà thầu Trung Quốc chiếm ưu thế cho dù hình thức lựa chọn nhà thầu
là chỉ định thầu hay đấu thầu rộng rãi quốc tế. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ trong 12 hợp
đồng nhà thầu Trung Quốc thực hiện, có tới 7 gói thầu là do được chỉ định thầu (với giả
định hình thức đấu thầu hạn chế trong số các nhà thầu Trung Quốc là chỉ định thầu cho
nhà thầu Trung Quốc và nhà thầu liên danh Marubeni+Đông Phương là nhà thầu Trung
Quốc vì nhà thầu Đông Phương là nhà thầu chính thực hiện hợp đồng). Các con số này
Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư quốc tế tại Việt Nam
Trang 58
cho thấy, 58% nhà thầu Trung Quốc được lựa chọn xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than
ở Việt Nam là do được chỉ định thầu; 42% còn lại là do trúng thầu thông qua đấu thầu
rộng rãi quốc tế.
Đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
NGUYÊN NHÂN
Nhà thầu Trung quốc giành được nhiều gói thầu:
+ Một trong những nguyên nhân làm cho nhà Trung Quốc thắng thầu là do cơ chế
chỉ định thầu. Điển hình là nhà thầu Trung Quốc giành được nhiều hợp đồng EPC nhiệt
điện đốt than đơn giản bởi vì 58% số hợp đồng được chỉ định thầu cho họ, không phải
cạnh tranh với bất kỳ nhà thầu nào từ các quốc gia khác. Việc chỉ định thầu là Trung Quốc
trong các dự án nhiệt điện vì nước ta thiếu vốn mà nhu cầu về điện ngày càng cấp bách,
một số dự án nhiệt điện buộc phải vay vốn từ ngân hàng của Trung Quốc nên buộc phải
chỉ định nhà thầu Trung Quốc như các dự án nhiệt điện: Quảng Ninh 1, Vĩnh Tân 1,
Duyên Hải 1, hoặc đấu thầu hạn chế trong số các nhà thầu Trung Quốc (như dự án Nhiệt
điện Cao Ngạn) hoặc đàm phán trực tiếp (dự án Nhiệt điện Sơn Động). Vay vốn từ Chính
phủ, ngân hàng thương mại của một quốc gia và buộc phải lựa chọn nhà thầu từ quốc gia
đó gần như là thông lệ trên thế giới. Các dự án nhiệt điện còn lại được chỉ định thầu cho
nhà thầu Trung Quốc vì các nhà thầu này trước đó đã trúng thầu gói thầu đấu thầu rộng rãi
quốc tế, nghĩa là thực hiện theo cơ chế “nhân đôi” theo Quyết định 1195/QĐ-TTg ngày
9/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù
để đầu tư xây dựng các công trình điện cấp bách giai đoạn 2006 - 2010. Chẳng hạn như
các dự án nhiệt điện: Cẩm Phả 2, Hải Phòng 2, Quảng Ninh 2.
+ Nhà thầu Trung Quốc có lợi thế lớn về lãi vay. Họ được ưu đãi vay vốn từ Chính
phủ Trung Quốc hoặc các ngân hàng thương mại trong nước ở Trung Quốc để thực hiện
dự án ở nước ngoài. Do vậy chi phí lãi vay của các nhà thầu Trung Quốc cũng thấp hơn so
với nhà thầu từ quốc gia khác.
Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư quốc tế tại Việt Nam
Trang 59
+ Giá dự thầu của nhà thầu Trung Quốc rất cạnh tranh, thậm chí thấp hơn nhiều so
với nhà thầu từ các quốc gia khác. Một số nhà thầu cố tình hoặc vô tình không lường trước
được biến động thị trường nên đã chào giá rẻ để trúng thầu, để có việc làm và bán được
thiết bị, đến khi thực hiện dự án gặp khó khăn. Khi ở vị trí là chủ đầu tư, xem xét hồ sơ dự
thầu, thấy rằng, giữa một cái là của nước G7, giá 1.700 USD/kW với một cái là giá Trung
Quốc 1.000 USD/kW, không lẽ gì lại không lựa chọn hồ sơ kỹ thuật ấy. Nhất là khi trong
hồ sơ, người ta cũng nói là người ta có đủ kinh nghiệm, đã làm nhà máy này, nhà máy kia,
không có lẽ gì mà chủ đầu tư bỏ qua.
+ Nguồn vốn hạn chế của các nhà đầu tư dẫn đến việc muốn mua hàng hóa chất
lượng cao hơn cũng không đủ tiền. Đây gần như là nguyên nhân chính khiến nhà thầu
Trung Quốc trúng nhiều gói thầu đấu thầu quốc tế
+ Nhà thầu Trung Quốc rất mưu mẹo để đối phó với doanh nghiệp Việt Nam. Điển
hình như họ biết ta làm được thùng, lò nung, bình bể, thì họ cho giá cực thấp, 18.000-
19.000 đồng/kg, bản thân mua thép đã 15.000-16.000 đồng/kg rồi thì còn đâu có thời giá
đó. Rõ ràng, chủ thầu Trung Quốc không muốn sử dụng thầu phụ Việt Nam. Những cái gì
mà ta làm được thì hạ giá hết cỡ, khiến ta không cạnh tranh nổi. Đây là một loại phá giá
mà chúng ta biết rõ, nhưng không có cơ chế nào, một đối sách nào cả.
+ Nhà thầu Trung Quốc làm “HSDT” rất đẹp. Hồ sơ dự thầu (HSDT) của họ thường
cam kết đạt yêu cầu như nêu trong hồ sơ mời thầu (HSMT). Họ thường vẽ nên những con
số rất ấn tượng. Vì vậy, nhiều khi nhà thầu Trung Quốc có điểm kỹ thuật cao, thậm chí
cao hơn nhà thầu của Nhật Bản. Chẳng hạn, đối với gói thầu Nhiệt điện Cẩm Phả 1 (đấu
thầu lần 1), trong khi điểm kỹ thuật của nhà thầu Marubeni (Nhật Bản) là 90,415 điểm thì
nhà thầu liên danh Tập đoàn Điện khí Thượng Hải+Tập đoàn Kinh tế đối ngoại Thượng
Hải là 92 điểm.
+ Năng lực lập hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư hoặc nhà thầu tư vấn còn hạn chế, còn
lung túng trong việc xây dựng những nội dung quan trọng nhất của HSMT như: yêu cầu
Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư quốc tế tại Việt Nam
Trang 60
về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, yêu cầu về kỹ thuật, cách thức xác định giá
đánh giá và nội dung hợp đồng.
+ Quy định pháp lý còn bất cập. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng các
nhà thầu nước ngoài trúng thầu. Luật Đấu thầu chưa được hoàn chỉnh và đồng bộ, đặc biệt
một số điều, khoản của Luật Đấu thầu chú trọng về tiêu chí chọn thầu giá thấp. Trong quy
định hiện nay, các nhà thầu nếu tiêu chí kỹ thuật đạt 70 - 80% thì ai trả giá thấp nhất được
chọn thầu. Vấn đề khái niệm “trên cùng mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại” chưa
được làm rõ, dẫn đến việc một nhà thầu có điểm kỹ thuật 100% hơn nhà thầu có điểm kỹ
thuật 70% (vượt ngưỡng) sẽ không được chọn nếu trả giá cao hơn.
+ Chưa có quy định ưu tiên lựa chọn thiết bị công nghệ hiện đại, công nghệ có có
tiêu chuẩn cao (EU, Mỹ). Cụ thể ở khoản 5 Điều 12 quy định một số hành vi bị cấm trong
đấu thầu: không được “...nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá cụ thể trong hồ sơ
mời thầu đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp hoặc gói thầu EPC…”. Tuy nhiên,
vấn đề cấm không ghi xuất xứ của quốc gia nhưng phải có quy định về công nghệ tiêu
chuẩn cao ( EU, Mỹ) và đã từng được các quốc gia ở khu vực này sử dụng. Điều này dẫn
đến việc khi xây dựng các bài thầu, chủ đầu tư không thể yêu cầu trình độ công nghệ theo
tiêu chuẩn khu vực và thế giới cụ thể. Với quy định hiện hành, nhà thầu có giá thấu thấp
sẽ trúng thầu thì phần lớn các nhà thầu EPC của Trung Quốc đã thành công trong việc đưa
ra giá dự thầu thấp. VN lại chưa có hệ số quy đổi thiết bị theo các nguồn gốc, xuất xứ
khác nhau, do đó, khó đánh giá chất lượng và giá các thiết bị thay thế.
+ Vấn đề quy định năng lực nhà thầu được đặt ra là một tiêu chí đánh giá để chọn
nhà thầu. Song hầu hết các chủ đầu tư chưa có thang điểm cụ thể, có các thông tin chính
xác để xác định điểm về năng lực nhà thầu. Cũng lưu ý đây là con dao hai lưỡi: nếu đặt
vấn đề này quá chặt thì các nhà thầu VN không thể tham gia dự thầu và không thể trúng
thầu.
+ Đặc biệt, các điều kiện để giúp các nhà thầu trong nước trúng thầu còn ít. So với
các nhà thầu của Trung Quốc thì nhà thầu VN thiếu sự trợ giúp đắc lực của Chính phủ để
Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư quốc tế tại Việt Nam
Trang 61
bảo đảm cho việc thắng thầu trong nước. Đặc biệt là thiếu năng lực tài chính, cơ chế chính
sách hỗ trợ vay vốn với chi phí thấp, thiếu bảo lãnh của các ngân hàng trong nước, nhất là
ràng buộc giữa nhà thầu và nhà cung cấp vốn; cơ chế vay vốn và bảo lãnh tín dụng phức
tạp mất nhiều thời gian, giải ngân chậm; thủ tục hành chính rườm rà... Trong khi Chính
phủ Trung Quốc có những hỗ trợ về tài chính tiền tệ, hoàn thuế để giúp cho các nhà thầu
họ có được giá rẻ, cạnh tranh với thị trường nước ngoài.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tiến độ, treo dự án
+ Do công tác quản lý hợp đồng sau khi đấu thầu của các chủ dự án đang tồn tại
nhiều bất cập, yếu kém. Sau khi trúng thầu, việc thương thảo và ký hợp đồng chưa chặt
chẽ, chưa quyết liệt thực hiện các biện pháp chế tài xử lý vi phạm của nhà thầu, khi nhà
thầu vi phạm. Đồng thời, chưa có chế tài đủ mạnh xử lý nghiêm các chủ đầu tư không
thực hiện tốt chức năng của mình, làm thiệt hại đến lợi ích quốc gia.
+ Năng lực thẩm định nhà thầu của các chủ đầu tư Việt Nam còn yếu. Năng lực
thẩm định của các chủ đầu tư Việt Nam với các nhà thầu cũng là một trong những nguyên
nhân dẫn đến tình trạng nhiều dự án chậm tiến độ do nhà thầu không đủ năng lực.
Nhà thầu Trung Quốc không sử dụng lao động Việt Nam:
+ Ý thức pháp luật hạn chế của nhà thầu Trung Quốc, quản lý của ngành lao động
chưa chặt chẽ và lao động địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà thầu Trung
Quốc.
+ Lao động của chúng ta không đáp ứng được các kỹ năng mà họ đòi hỏi. Cùng
công việc, cùng mức lương, lao động của họ lại làm việc năng suất cao hơn lao động của
ta
+ Trung Quốc đã lợi dụng những kẽ hở của pháp luật Việt Nam, chẳng hạn như yêu
cầu giấy xác nhận kinh nghiệm từ năm năm trở lên nhưng giấy xác nhận này lại do phía
Trung Quốc cấp và công dân Trung Quốc được phép nhập cảnh Việt Nam dưới ba tháng
không cần xin thị thực. “Họ thích đi đâu thì đi. Một số nhà thầu đã lợi dụng việc này để
đưa lao động qua Việt Nam làm việc,”
Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư quốc tế tại Việt Nam
Trang 62
+ Mức xử phạt quá thấp: Việc nhà thầu có coi thường chính quyền địa phương hay
không tôi không dám nói, nhưng đúng là mức xử phạt của chúng ta rất thấp (mức cao nhất
30 triệu đồng/lần) nên chưa đủ mạnh để răn đe. Riêng việc sau mỗi lần kiểm tra thì số lao
động không phép lại tăng hơn trước là không đúng, mà do họ đưa lao động qua làm việc
theo tiến độ công trình, nhu cầu của công việc.
+ Chúng ta quản lý nhà thầu nước ngoài có những cái không rõ ràng. Theo QĐ 87
ngày 19/5/2004 của Thủ tướng, tổng thầu nước ngoài phải thực hiện qui định: việc tuyển
lao động nước ngoài thì chỉ đăng ký đưa vào Việt Nam những chuyên gia quản lý kinh tế
kỹ thuật và người có tay nghề cao mà Việt Nam không đủ khả năng đáp ứng. Điểm quan
trọng thứ hai là tổng thầu nước ngoài phải thực hiện hợp đồng liên danh đã ký kết với nhà
thầu Việt Nam, hoặc thực hiện các cam kết sử dụng nhà thầu Việt Nam đã được qui định
khi dự thầu, chào thầu. Tuy nhiên khi triển khai hình thức tổng thầu, phần thi công công
trình là phần phải sử dụng nhiều lao động, bao gồm cả lao động kỹ thuật cao, lao động có
tay nghề và lao động phổ thông. Tuy nhiên, nhiều nhà thầu EPC Trung Quốc không sử
dụng lao động VN, kể cả lao động phổ thông. Để lý giải điều này, phía Trung Quốc đưa ra
nhiều lý do, trong đó có lý do bất đồng ngôn ngữ. Đây là cản trở lớn trong quá trình điều
hành, quản lý lao động. Hơn nữa, họ cho rằng, lao động của họ đã quen việc, việc điều
hành, sử dụng lao động đã thành một ê-kíp. Nếu sử dụng lao động bản địa, sẽ khó khăn
cho họ trong việc quản lý, chỉ đạo và giám sát việc thực hiện công việc
+ Độ chuyên nghiệp, tính kỷ luật, tính tự giác, sự trung thực trong quá trình làm
việc… của lao động Việt Nam so với lao động Trung Quốc là thấp hơn. Điển hình: “Trên
công trường nắng nóng như thế này, lao động Việt Nam làm được từ một đến hai giờ đồng
hồ đã phải tìm bóng râm để trốn nắng, trong khi lao động Trung Quốc, họ làm một mạch
đến hết ca.”
5.2.2. Năng lực các cơ quan quản lý và chủ đầu tư còn yếu kém
Thực tế công tác đấu thầu trong nhưng năm qua cho thấy năng lực của cơ quan quản
lý và cơ qun thực hiện đấu thầu còn nhiều bất cập, có sự nhận thức chưa đầy đủ về nội
Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư quốc tế tại Việt Nam
Trang 63
dung của Quy chế đấu thầu. Một số cán bộ tham gia chủ đầu tư, ban quản lý con thiếu tính
chuyên nghiệp, chưa được đào tọa đầy đủ, thiếu kinh nghiệm nên kết quả còn hạn chế.
Phần lớn các biểu hiện vi phạm quy chế đấu thầu là do chưa hiểu về các qui định
trong đấu thầu thể hiện ở việc bố trí nhân lực thực hiện công tác đấu thầu của các Chủ đầu
tư, ban quản lý dự án còn kém về khả năng chuyên môn dẫn đến những sai lầm không
đáng có.
Cũng không ít trường hợp có nhận thức nhưng vẫn thực hiện không đúng như: mở
thầu chậm, chỉ định thầu không đúng quy định hoặc vượt thẩm quyền cho phép, tổ chức
đấu thầu mang tính hình thức, đặc biệt là áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế.
Công tác chỉ đạo của cấp có thẩm quyền chưa sát và chưa chặt chẽ. Sự lạm dụng
hình thức đấu thầu hạn chế còn diễn ra ở một số địa phương, hiện tượng chia nhỏ gói thầu
không đúng quy định còn phổ biến, chỉ định thầu không trên cơ sở kế hoạch đấu thầu,
không có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu một số gói thầu, đấu thầu hai giai đoạn
kéo dài thời gian, gây khiếu kiện không đáng có, bổ sung thiết kế ban đầu không chuẩn
khâu giám sát thực hiện hợp đồng thiếu chặt chẽ.Một số nhà thầu chưa quen với công tác
đấu thầu, hoặc tìm mọi cách để trúng thầu, hy vọng vào mối quan hệ sau này với bên mời
thầu hoặc tư vấn giám sát hoặc cùng một lúc trúng nhiều công trình trong khi năng lực thi
công, thiết bị thi công, năng lực tài chính không đảm bảo tiến độ. Đây là vấn đề có thật
trong đấu thầu tuy nhiên nó có ở mức độ từng nơi, từng lúc và không giống nhau, cũng
như không phải tất cả đấu thầu là tiêu cực. Vấn đề này co nguồn gốc từ trước đây khi chỉ
định thầu là rất phổ biến đó là việc để lại tỷ lệ %. Khi có điều lệ quản lý đầu tư và xây
dựng cùng với quy chế đấu thầu, đa số các dự án bắt buộc phải thực hiện đấu thầu, hiện
tượng tiêu cực xác diễn ra khá phổ biến, một số hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu quá
đơn giản, thiếu điều kiện chi tiết gây khó khăn trong quá trình thực hiện, vẫn còn đặc biệt
là đấu thầu trong nước, từ đó xảy ra “đấu thầu giả” hay nói cách khác đấu thầu chỉ là hình
thức, nhất là khi đấu thầu hạn chế các nhà thầu thường thỏa thuận ngầm để một nhà thầu
thắng. Vì vậy việc tổ chức đấu thầu rộng rãi sẽ hạn chế tối đa việc móc ngoặc giữa các nhà
Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư quốc tế tại Việt Nam
Trang 64
thầu. Hoặc do những bí mật không cần thiết đã tạo điều kiện để xảy ra tiêu cực như tiêu
chuẩn xét thầu thường lồng những ý đồ chủ quan hướng đến cho nhà thầu nào mà chủ đầu
tư đã có ý định chọn. Như vậy việc đấu thầu chỉ là hình thức, những nhà thầu khác cầm
chắc thất bại trong một cuộc chơi không công bằng, sự không công bằng này bên ngoài
khó nhận ra.Với những dự án mời thầu nếu không phải là nhà thầu đã được chủ đầu tư
ngắm thì chỉ được biết thông tin trước giờ mở thầu có vài ngày.Đấu thầu trong xây dựng
công trình giao thông còn có nhiều hiện tượng “ Mua thầu” xảy ra dưới nhiều hình thức
tinh vi như : Một dự án được chia ra làm nhiều gói thầu để các nhà thầu có khả năng dàn
xếp chia nhau việc thắng thầu : một dự án xây dựng cầu ở phía Nam được chia ra làm 3
gói : Gói 1 là phần hạ bộ, gói 2 là phần thượng bộ và gói 3 là đường dẫn hai đầu cầu. Khi
đấu thầu hạn chế các nhà thầu sẽ thu xếp để mỗi đơn vị trúng một gói hoặc một gói thầu
về đường khác, các nhà thầu để cho một nhà thầu lập các hồ sơ dự thầu khác nhau và đứng
tên các nhà thầu đó.
Sự móc nối với bên mời thầu : là chiến thuật đưa giá dự thầu thấp hơn để nắm chắc
khả năng thắng thầu, sau đó khi thực hiện hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu cung thống
nhất bổ sung khối lượng phát sinh hoặc thay đổi một phần thiết kế. Có những gói thầu giá
trị khối lượng phát sinh lên đến vài chục tỷ đồng. Những trường hợp thông đồng, móc
ngoặc nêu trên đang làm cho đấu thầu trở thành phương tiện giảng hòa việc giao thầu giữa
chủ đầu tư và nhà thầu. Việc đấu thầu mất đi sự công bằng dẫn đến những nhà thầu chậm
chân thì không có khả năng trúng thầu.
5.2.3. Công tác chuẩn bị cho việc đấu thầu còn thiếu chất lượng
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng, tác động tới công tác đấu thầu, trong số đó phải kể đến
chất lượng một số công việc liên quan đến đấu thầu đó là chất lượng của báo cáo nghiên
cứu khả thi tài liệu thiết kế, tổn dự toán hoặc dự toán.
Một số trương hợp dự toán quá thấp gây khó khăn trong quá trình xét kết quả trúng
thầu, phải điều chỉnh dự toán làm kéo theo dài thời gian. Cũng có những trường hơp thiết
kế ban đầu không chuẩn xác, trong quá trình thực hiện phải thay đổi bổ sung dẫn đen làm
Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư quốc tế tại Việt Nam
Trang 65
tăng giá trị hợp đồng, kéo dài thời gian. Đây cũng là yếu tố dẫn đến thất thoát trong đầu tư
xây dựng.
Việc giám sát thực hiện hợp đồng còn nhiều bất cập. Dù kết quả đấu thầu là tốt, hợp
đồng là đầy đủ mà không có được khâu giám sát tích cực thì vẫn không có được sản phẩm
như ý muốn hoặc thời gian thực hiện hợp đồng bị kéo dài, chất lượng không đảm bảo, gây
lãng phí thất thoát cho dự án.
Do nhu cầu bức bách về công ăn việc làm, không lường trước được sức mình nên có
nhà thầu bỏ giá thầu thấp hơn giá thành xây lắp, hoặc nhận những công trình đòi hỏi công
nghệ phức tạp quá khả năng của mình. Hậu quả là nhà thầu phải chấp nhận thua lỗ, hoặc
công trình kém chất lượng hoặc không thể hoàn thành theo tiến độ. Đây là vấn đề đặt ra để
có giải pháp khắc phục ở trước mắt và trong tương lai gần đó là vấn đề cần xác định rõ
quyền sở hữu vốn và quyền lợi của chủ đầu tư lẫn nhà thầu được đảm bảo.
5.3. Khó khăn của nhà thầu Việt Nam
Khi tham g ia đấu thầu quốc tế các dự án thì vấn đề khả năng tài chính trong việc
nộp các bảo lãnh như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền tạm
ứng hoặc bảo hành công trình là vấn đề khó khăn. Vì vậy theo chỉ đạo của Thủ tướng
chính phù bộ xây dựng đã trình thủ tướng chính phủ quy chế bảo lãnh cho các nhà thầu
trong nước khi tham gia đấu thầu quốc tế các loại bảo lãnh bảo hành nói trên. Bên cạnh đó
phải cố gắng khai thác tận dụng các chính sách ưu tiên các nhà thầu trong nước theo quy
định của các tổ chức tài chính quốc tế khi cho vay các dự án như : cho phép cộng thêm số
điểm nhất định về giá cả, hoặc giảm bao nhiêu % giá đối với các nhà thầu trong
nước.Nhìn chung các dự án có vốn đầu tư nước ngoài thì các nhà thầu Việt Nam hầu như
rất ít được làm tổng thầu, tỉ lệ thầu chính thấp, đa số làm thầu phụ. Những gói thầu chính
trúng phần lớn là những gói thầu san nền, làm móng hoặc xây dựng phần thô. Những gói
thầu có thiết kế, công nghệ cao nhà thầu Việt Nam chưa đủ khả năng dự thầu. Hình thức
thầu phụ cũng rất đa dạng, có công trình thầu phụ dưới dạng hợp tác với nhà thầu chính
nước ngoài, có công trình thầu phụ hợp tác với nhà thầu chính nước ngoài, có công trình
Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư quốc tế tại Việt Nam
Trang 66
thông qua bản ghi nhớ, cung cấp giá cho nhà thầu nước ngoài đứng ra đấu thầu, cũng có
công trình chỉ nhận thầu phần nhân công. Nhưng giá cả làm thầu phụ thường bị các nhà
thầu chính nước ngoài bắt chèn dưới các hình thức gọi phiếu chào giá từng công việc tói
nhà thầu việt nam, rồi sau đó chọn giá thấp nhất để hợp đồng giao việc. Có nhà thầu Việt
Nam tham gia đấu thầu bằng văn bản ghi nhớ, nhưng khi thắng thầu chỉ được làm một
phần, còn lại nhà thầu nước ngoài cho nhà thầu phụ Việt Nam khác với giá thấp hơn. Có
trường hợp nhà thầu nước ngoài đơn phương cắt hợp đồng đối với nhà thầu Việt Nam, có
trường hợp nhà thầu thắng thầu bán lại cho các nhà thầu khác.
Trong tình hình hiện nay các nhà thầu trong nước phải nhận rõ những mặt mạnh và
những yếu kém để tự vươn lên khẳng định mình tạo điều kiện hợp tác liên danh, liên kết
với nhau tạo thành sức mạnh để cạnh tranh với các nhà thầu nước ngoài.
Vấn đề tuyển chọn tư vấn:
Đấu thầu để lựa chọn tư vấn khác với đấu thầu xây dung công trình. ở Việt Nam
việc lựa chọn tư vấn thiết kế ở một số dự án thường là chỉ định, còn lựa chọn tư vấn giám
sát thi công thường thực hiện theo phương thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế. Bên cạnh
những kết quả đã đạt được việc đấu thầu tuyển chọn tư vấn còn bộ lộ những hạn chế.
Một số dự án thực hiện bị ảnh hưởng lớn bởi thiết kế quá sơ sài. Không có mặt bằng
thi công do thủ tục đền bù chậm. Như vậy vừa ảnh hưởng đến tiến độ thi công của nhà
thầu, vừa ảnh hưởng đến thời gian của tư vấn giám sát thi công và chất lượng công trình.
Chứng chỉ thanh toán:
Thời gian của một chứng chỉ thanh toán được tính từ khi nhà thầu gửi bản thanh
toán cho đến khi tiền được chuyển về tài khoản của nhà thầu. Các dự án khác nhau có thể
quy định thời hạn khác nhau. Có thể từ 30 – 90 ngày, thường là 56 ngày. Đây là khoảng
thời gian khắt khe để thực hiện nhiệm vụ sau : nhà thầu và nhà tư vấn ký vào chứng chỉ
thanh toán đối với một số dự án có nhiều hợp đồng. Việc này phải qua 2 bước :
+ Thống nhất với kỹ sư thường trú là đại diện của kỹ sư tư vấn tại hợp đồng.
+ Tài liệu được chuyển tới văn phòng kỹ sư tư vấn.
Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư quốc tế tại Việt Nam
Trang 67
Thông thường thời gian này là 28 ngày.
Vấn đề ở đây là thủ tục và các bước đi để xem xét kỹ chuyển thông qua nhiều khâu
chưa được quốc tế hóa để đạt được quy định trong đấu thầu quốc tế. Có nhiều trường hợp
chậm trễ làm kéo dài thời gian của chứng chỉ thanh toán. xét về bản chất kinh tế sẽ đẩy giá
thầu cao lên, đó là sự lãng phí không cần thiết mà trong công cuộc cải các hành chính
quốc gia hiện nay có thể làm được.
Vậy qua hàng loạt các nhận xét chung ở trên thấy rằng việc áp dụng quy chế trong
đấu thầu xây dựng nói chung ở nước ta con mang tính áp đặt, máy móc, thiếu thận trọng
đôi khi còn hiểu sai lệch những quy định trong nội dung của quy chế dẫn đến kết quả đấu
thầu của nhiều gói thầu, dự án không mang lại hiệu quả hoặc hiệu quả chưa cao.
Việc ban hành sửa đổi bổ sung quy chế chưa mang tính hệ thống, đồng bộ, thời gian
sử dụng quy chế chưa có ý nghĩa kinh tế vì rất ngắn, các nhà thầu, chủ đầu tư chưa quen
với quy chế cũ thì quy chế mới đã ra đời. Đây là vấn đề cần xem xét lại của tất cả các cấp,
ngành liên quan nhằm xây dựng một bộ quy chế chuẩn phù hợp tương đối với mọi lĩnh
vực và phải có chu kỹ sống tối thiểu là 5 năm để đáp ứng yêu cầu hiện tại và chiến lược
phát triển kinh tế của nước ta từ nay tới năm 2020. Mặt khác cũng chưa thể dừng lại ở việc
ban hành quy chế mà đấu thầu còn phát triển ở mức cao hơn nữa đó là việc ban hành
“Pháp lệnh đấu thầu”. Làm như vậy thì mới có thể khẳng đinh được hiệu quả của đấu thầu
và có thể nói chế độ đấu thầu đi dần đến việc hoàn thiện.
5.3.1. Các văn bản pháp quy về đấu thầu còn một số nội dung cần được điều chỉnh,
hoàn thiện.
Đây là điều không thể tránh được trong bối cảnh của chúng ta, đặc biệt khi tình hình
kinh tế xã hội thay đổi, đội ngũ cán bộ trưởng thành. Theo hướng này một loạt các vấn đề
cần được tiếp tục nghiên cứu để ban hành cụ thể :
+ Mẫu hóa các nội dung thuộc quá trình đấu thầu.
+ Quy định rõ hình thức áp dụng theo từng loại vốn như vốn đầu tư phát triển và
vốn sản xuất kinh doanh tính trong giá thành sản phẩm.
Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư quốc tế tại Việt Nam
Trang 68
+ Quy định khiếu nại trong đấu thầu.
5.3.2. Công tác đào tạo còn bất cập
Quy chế đấu thầu chỉ là một công cụ quản lý, vấn đề còn lại phụ thuộc vào năng lực
và phẩm chất của người thực hiện.Trên thực tế còn thiếu các trung tâm đào tạo cán bộ
chuyên thực hiện về công tác đấu thầu. Điều nay phần nào ảnh hưởng đến công tác quản
lý của một số chủ đầu tư và của Ban quản lý
6. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC VÀ CÁC TỔ CHỨC QUỐC
TẾ
6.1. Kinh nghiệm đấu thầu của Nga
Ở Nga, để quản lý hoạt động đấu thầu, Tổng thống Nga ban hành Nghị định kèm
theo quy chế đấu thầu về mua sắm hàng hoá, xây lắp công trình, dịch vụ cho các nhu cầu
quốc gia. Một trong những kinh nghiệm tổng quan chi phí hoạt động đấu thầu của nước
Nga là sự phù hợp cao của quy chế đấu thầu quốc tế. Nó đảm bảo cho các hoạt động đấu
thầu quốc tế diễn ra ở nước Nga không phải tốn nhiều công sức vào việc nghiên cứu tìm
hiểu các quy định của các tổt chức quốc tế trước khi tiến hành chúng. Do vậy, đây là một
trong những căn cứ quan trọng góp phần thực hiện một trong những yêu cầu của nâng cao
chất lượng đấu thầu là tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của chủ đầu tư và
tạo sự dễ dàng cho quá trình thực hiện.
Cơ chế quản lý, giám sát, xử phạt nghiêm minh các hành vi tiêu cực trong các hoạt
động đấu thầu ở nước Nga đảm bảo chấm dứt tình trạng lạm dụng quyền lực của các quan
chức chính phủ trong việc đấu thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp và dịch vụ cho các nhu cầu
quốc gia. Có thể nói, ở Nga, chính sách xử phạt thích đáng những cá nhân, tổ chức vi
phạm quy chế đấu thầu đã thúc đẩy việc thực hiện các yêu cầu công bằng, bình đẳng trong
đấu thầu; hạn chế đến mức thấp nhất các hiện tượng thiếu minh bạch, thiếu vô tư của
những người làm công tác xét thầu. Đây là một kinh nghiệm quý báu chúng ta có thể
nghiên cứu học tập để nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng nói chung và các công trình
giao thông nói riêng.
Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư quốc tế tại Việt Nam
Trang 69
6.2. Kinh nghiệm đấu thầu của Hàn Quốc
Theo quy định của Hàn Quốc, “Luật hợp đồng” mà trong đó Nhà nước là bên tham
gia là luật điều chỉnh các hoạt động đấu thầu. Luật này quy định những nguyên tắc cơ bản
và thủ tục mua sắm công. Trên cơ sở luật đó Tổng thống, Thủ tướng ban hành các hướng
dẫn để thực hiện. Bộ Kinh tế và Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn chi tiết việc thực hiện.
Hệ thống mua sắm của Hàn Quốc là hệ thống tập trung thống nhất cao. Hàn Quốc
có một cơ quan tập trung có tên viết tắt là Sarok có một số lượng cán bộ chuyên gia lớn
lên tới hàng ngàn người có nhiệm vụ tổ chức thực hiện đấu thầu tất cả các nhu cầu mua
sắm công lớn của đất nước. Tuy nhiên, những nhu cầu mua sắm có giá trị nhỏ cũng được
phân cấp. Có thể nói nhiều nhà thầu Việt Nam đang có kỳ vọng đề nghị Chính phủ xem
xét áp dụng kinh nghiệm này, vì việc tổ chức đấu thầu rất phân tán hiện nay ở nước ta có
thể đã đẩy hoạt động này đi theo chiều hướng tạo thuận lợi cho các tệ nạn phát sinh như
cục bộ, địa phương chủ nghĩa, áp dụng thiếu thống nhất, thiếu nhất quán giữa các địa
phương, các ngành.
6.3. Kinh nghiệm đấu thầu của Campuchia
Campuchia là một nước có diện tích nhỏ, ở cạnh nước ta đã có những bước phát
triển vượt bậc trong thời gian qua. Hơn nữa, Campuchia vừa mới gia nhập Tổ chức thương
mại Thế giới (WTO), do vậy nghiên cứu Quy chế đấu thầu của Campuchia cũng có ý
nghĩa đối với Việt Nam. Cũng dễ nhận thấy rằng, Quy chế quản lý đấu thầu Nhà nước của
Campuchia khá đơn giản, ngắn gọn. Nó chỉ bao gồm 9 điều với độ dài không quá 10 trang
khổ giấy A4, quy chế này quy định một cách khái quát các hình thức đấu thầu, quy trình
đấu thầu tổng quát và quản lý, giám sát hoạt động đấu thầu. Việc tổ chức đấu thầu ở
Campuchia được tiến hành một cách tập trung thông qua một Hội đồng. Có thể nói rằng,
tính đơn giản, gọn nhẹ và tập trung là điểm nổi bật trong Quy chế Đấu thầu xây dựng ở
Campuchia. Điều này giải thích tại sao, các quy chế quản lý của Campuchia mặc dù rất
đơn giản nhưng hiệu lực rất cao.
Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư quốc tế tại Việt Nam
Trang 70
6.4. Kinh nghiệm đấu thầu của Ngân Hàng Thế Giới (WB)
Ngân hàng Thế giới ban hành hai văn bản quy định riêng rẽ gồm:
- Hướng dẫn mua sắm bằng vốn vay IBRD (Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc
tế và tín dụng IDA (Hiệp hội Phát triển quốc tế) của Ngân hàng Thế giới đối với hàng hoá
và xây lắp.
- Hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới về tuyển dụng chuyên gia tư vấn.
Việc ban hành riêng rẽ hai loại hoạt động đấu thầu có nhiều điểm riêng biệt của
Ngân hàng Thế giới cũng là một trong những kinh nghiệm đầu tiên có thể xem xét trong
điều kiện của nước ta vì những quy định về đấu thầu của nước ta hiện nay quá dài, hơn
nữa các quy định đó lại thay đổi thường xuyên nên có thể gây nhiễu khi áp dụng.
Kinh nghiệm thứ hai có thể xem xét trong bối cảnh của nước ta là việc quy định rõ
tính hợp lệ của Nhà thầu. Một trong những nhân tố quan trọng để Nhà thầu được phép
tham dự thầu với tư cách một Nhà thầu độc lập là nó phải tự chủ về tài chính. Có như vậy
các Nhà thầu khi tham gia đấu thầu mới tránh được sự chỉ đạo, điều hành của các cơ quan
quản lý trực tiếp hoặc tránh bị lệ thuộc vào một cấp quản lý nhất định.
Ngân hàng Thế giới quy định rõ các hình thức đấu thầu gồm đấu thầu cạnh tranh
Quốc tế (ICB) và các cách mua sắm khác, như Đấu thầu Quốc tế hạn chế (LIB), Đấu thầu
cạnh tranh trong nước (NCB), Chào hàng cạnh tranh (Quốc tế và Trong nước); Hợp đồng
trực tiếp hoặc tự làm. Việc lựa chọn hình thức nào phải trên nguyên tắc đảm bảo phát huy
khả năng có cạnh tranh đủ rộng về giá, gồm các Nhà thầu có đủ khả năng kết hợp, kinh tế
và hiệu quả. các hình thức đấu thầu được áp dụng cho từng gói thầu được xác định theo
thoả thuận giữa ngân hàng và bên vay.
+ Đối với đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) phải thông báo mời thầu công khai trên
tờ báo “Kinh doanh phát triển” của Liên Hợp Quốc (Development Business). Ngân hàng
Thế giới quy định:Việc thông báo đúng lúc về các cơ hội đấu thầu cực kỳ quan trọng trong
đấu thầu cạnh tranh.
Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư quốc tế tại Việt Nam
Trang 71
+ Đối với các dự án mua sắm theo thể thức ICB, bên vay phải chuẩn bị và nộp cho
Ngân hàng một dự thảo Thông báo chung về mua sắm (General Procurement Notice).
Ngân hàng sẽ thu xếp việc đăng thông báo đó trên báo Kinh doanh Phát triển của LHQ
Hướng dẫn này còn quy định rõ: “Mọi người dự thầu đều phải được cung cấp những
thông tin như nhau và phải cùng được bảo đảm cơ hội bình đẳng trong việc nhận thông tin
bổ sung kịp thời. Bên vay phải tạo điều kiện thuận lợi cho những người có thể dự thầu đến
thăm địa điểm dự án”
Ngân hàng Thế giới cũng yêu cầu tránh nói đến tên nhãn hiệu trong hồ sơ mời thầu
để tăng cường tính cạnh tranh trong đấu thầu:” Yêu cầu kỹ thuật phải dựa trên cơ sở các
đặc tính kỹ thuật và hoặc yêu cầu về tính năng sử dụng. Cần tránh nói đến các tên nhãn
hiệu, số catalo hoặc các cách phân loại tương tự. Nếu cần phải trích dẫn tên nhãn hiệu
hoặc số catalo của một nhà sản xuất nào đó thì mới nêu rõ và đầy đủ yêu cầu kỹ thuật
được thì phải, nói thêm “hoặc tương đương sau đó”
Tiêu chuẩn lựa chọn Nhà thầu trúng thầu để trao hợp đồng dựa trên tiêu chuẩn năng
lực và có đơn dự thầu được xác định là: (i) về cơ bản đáp ứng hồ sơ mời thầu: và (ii) có
giá chào thầu được đánh giá là có chi phí thấp nhất”. Người dự thầu sẽ không bị đòi hỏi
phải chịu trách nhiệm về các công việc không mâu thuẫn nêu trong hồ sơ mời thầu hay
buộc phải sửa đổi đơn dự thầu khác đi so với khi nộp lúc đấu thầu như là một điều kiện để
được trúng thầu
Chính sách của Ngân hàng Thế giới là rất rõ ràng đối với hành động gian lận và
tham nhũng, ví dụ:
a. Ngân hàng sẽ bác bỏ đề nghị trao hợp đồng nếu Ngân hàng xác định được rằng
người dự thầu được kiến nghị để trao hợp đồng có hành vi tham nhũng hoặc gian lận trong
khi cạnh tranh giành hợp đồng đó;
b. Ngân hàng sẽ huỷ bỏ phần vốn vay đã phân cho hợp đồng hàng hoá hoặc công
trình nếu bất kỳ khi nào xác định được rằng đại diện của Bên vay hoặc người hưởng lợi từ
vốn vay có hành động tham nhũng hoặc gian lận trong quá trình mua sắm hoặc thực hiện
Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư quốc tế tại Việt Nam
Trang 72
hợp đồng mà Bên vay không có hành động kịp thời và phù hợp để chấn chỉnh tình hình
thoả mãn được yêu cầu của Ngân hàng
6.5. Kinh nghiệm đấu thầu của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB)
Cũng giống như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng có
hai quy định riêng rẽ cho hai lĩnh vực mua sắm là tuyển dụng tư vấn và mua sắm (hàng
hoá và công trình xây lắp).
Hướng dẫn của Ngân hàng Phát triển châu Á về tuyển dụng chuyên gia tư vấn
(Guidelines on the use of consultants by Asian Development Bank and its Borrowers)
Hướng dẫn của Ngân hàng Phát triển châu Á về mua sắm (Guidelines for Procurement
under Asian Development Bank Loans).
Ngân hàng Phát triển châu Á cũng quy định các hình thức mua sắm gồm: Đấu thầu
cạnh tranh Quốc tế rộng rãi (ICB) và các hình thức mua sắm khác như Chào hàng cạnh
tranh Quốc tế (International Shopping), Đấu thầu cạnh tranh trong nước (LCB), Đấu thầu
hạn chế (Limited Tendenring or Repeat Order), mua sắm trực tiếp. Theo quy định của
Ngân hàng Phát triển châu Á việc áp dụng hình thức mua sắm nào đó đều phải được sự
chấp thuận của Ngân hàng. Đây là một trong những ràng buộc đảm bảo cho việc sử dụng
vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á được xem là cách kỹ lưỡng trước khi công
khai.
Cũng giống như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á cũng quy định rõ
việc chống tham nhũng và gian lận trong đấu thầu. Ngân hàng Phát triển châu Á cũng sẽ
từ chối trao hợp đồng nếu bị phát hiện có hành động tham nhũng và gian lận trong quá
trình cạnh tranh giành hợp đồng. Ngân hàng Phát triển châu Á cũng đình chỉ cấp vốn đối
với phần vốn vay đã phân bổ cho hợp đồng ở bất kỳ thời gian nào phát hiện ra có tham
nhũng và gian lận trong suốt quá trình mua sắm và thực hiện hợp đồng xây dựng công
trình sau khi đã nhận được ý kiến góp ý của Ngân hàng nhưng vẫn không có gì thay đổi
nhằm đáp ứng những đòi hỏi của Ngân hàng. Ngân hàng cũng sẽ thực hiện việc tuyên bố
Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư quốc tế tại Việt Nam
Trang 73
công khai danh tính của các công ty không đủ tư cách hợp lệ vĩnh viễn hoặc trong một
thời hạn về thời gian nhất định.
Khác với Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á không có chương trình
mục riêng cho việc thực hiện ưu đãi đối với Nhà thầu trong nước khi tham gia đấu thầu,
nhưng việc ưu đãi các Nhà thầu vẫn được áp dụng cho từng trường hợp và được quy định
rõ trong Hồ sơ mời thầu của các trường hợp đó.
Về quảng cáo và thông báo mới thầu phải đảm bảo cơ hội cạnh tranh cho các Nhà
thầu thuộc tất cả các nước thành viên của ADB và do đó phải được thu xếp để đăng tải
công khai trên tạp chí “Cơ hội kinh doanh ADB” của Ngân hàng (ADB bus iness
Opportunties) cũng giống như một tờ báo lưu hành rộng rãi trong nước của Bên vay (ít
nhất trên một tờ báo tiếng Anh, nếu có.
6.6. Kinh nghiệm đấu thầu của Ngân Hàng Quốc Tế Nhật Bản (JBC)
Điểm giống nhau cơ bản giữa hướng dẫn đấu thầu của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế
Nhật Bản (JBIC). và Ngân hàng WB và ngân hàng ADB là đều ban hành hai loại văn bản
tách rời nhau:
Hướng dẫn tuyển dụng tư vấn của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC)
(Guidelines for the Employment of Consultants under JBIC ODA Loans).
Hướng dẫn mua sắm của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) ( Guidelines
for Procurement under JBIC ODA Loans).
Một trong những kinh nghiệm quan trọng nhất được quy định thành điều khoản
trong hướng dẫn mua sắm hàng hoá và công trình là của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật
Bản (JBIC) là : “Ngân hàng cho rằng trong hầu hết các trường hợp đấu thầu, Hình thức
Đấu thầu cạnh tranh Quốc tế ICB là giải pháp tốt nhất để thoả mãn các yêu cầu mua sắm
hàng hoá và dịch vụ cho các dự án đã được đề cập trong phần 1.01 ở trên (hướng dẫn
này). Ngân hàng, vì vậy, thông thường yêu cầu bên vay mua sắm hàng hoá, công trình và
dịch vụ thông qua đấu thuầ cạnh tranh quốc tế ICB phù hợp với các thông lệ được trình
bày trong phần II của hướng dẫn này”.
Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư quốc tế tại Việt Nam
Trang 74
Điều thứ hai có thể được coi là thông tin tham khảo là việc Ngân hàng JBIC không
có quy định nào và cũng không thực hiện chế độ ưu đãi nào đối với Nhà thầu trong nước
khi tham gia đấu thầu. Đây là điểm khác cơ bản với những quy định của Ngân hàng Thế
giới (WB) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Đây là sự thể hiện cao nhất yêu cầu
đảm bảo sự công bằng bình đẳng trong đấu thầu của JBIC.
6.7. So sánh quá trình đấu thầu theo qui chế đấu thầu quốc gia và theo hướng dẫn
của Ngân Hàng Phát Triền Châu Á (ADB)
VIỆT NAM NGÂN HÀNG ADB
Về hình thức đấu
thầu
Không có quy định về
hình thức mua sắm có sự
tham gia của cộng đồng
(CPP) cho các dự án mục
đích xã hội
Quy định thêm hình
thức mua sắm có sự tham
gia của cộng đồng (CPP)
cho các dự án mục đích xã
hội
Về phương thức
đấu thầu
Có phương thức đấu
thầu hai giai đoạn hai túi hồ
sơ
Có thêm phương thức
đấu thầu hai giai đoạn hai
phong bì
Mức chào giá Chưa đề cập đến chi
phí rủi ro của nhà thầu
Muốn nhà thầu
nghiên cứu thật kỹ gói thầu,
tính đến các rủi ro và biện
pháp khống chế rủi ro
Số bộ hồ sơ dự
thầu
Hồ sơ mời thầu quy
định chỉ được nộp duy nhấg
một bộ hồ sơ dự thầu và cho
phép đề xuất giải pháp bổ
sung giá dự thầu
Cho phép nộp hồ sơ
dự thầu thay thế vì ADB
mong muốn có được một
phương án thay thế tiết
kiệm được thời gian và chi
phí
Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư quốc tế tại Việt Nam
Trang 75
Giá dự thầu Giá dự thầu bị khống
chế không được vượt quá
giá gói thầu được phê duyệt
Hồ sơ dự thầu sẽ
không bị bác bỏ nếu giá dự
thầu vượt quá dự toán có
sẵn của cơ quan thực hiện
Đơn vị thực hiện Lập tổ chuyên gia
hoặc thuê công ty tư vấn
Việc lựa chọn đơn vị
đảm nhận công tác đấu thầu
được thực hiện thông qua
đấu thầu cạnh tranh
Quá trình lập và
thực hiện dự án
Nghiêm cấm các công
ty tư vấn đã tham gia lập dự
án không được thiết kế kỹ
thuật và các công việc tiếp
theo của dự án
Khuyến khích các đơn
vị tư vấn thực hiện tất cảc
các công việc tư vấn của
một dự án
6.8. Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác đấu thầu tại Việt Nam
Nghiên cứu những kinh nghiệm trong việc xây dựng tổ chức hoạt động đấu thầu của
một số nước, một số tổ chức quốc tế có ý nghĩa rất lớn để góp phần hoàn thiện quy chế
đấu thầu ở nước ta cũng như tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
phổ biến này. Qua những kinh nghiệm nêu trên, ta có thể rút ra một số kinh nghiệm cho
việc xây dưng tổ chức hoạt động đấu thầu ở Việt Nam như sau:
(1) có thể nghiên cứu xây dựng các quy quy định về đấu thầu tách rời giữa đấu thầu
mua sắm hàng hoá dịch vụ và công trình xây dựng với đấu thầu tuyển chọn tư vấn;
(2) nghiên cứu áp dụng tổ chức hoạt động đấu thầu tập trung trên phạm vi toàn quốc
hoặc từng vùng (Bắc, Trung, Nam) để tăng tính khách quan, vô tư, công bằng bình đẳng;
(3) áp dụng cơ chế giám sát , xử phạt nghiêm minh các tổ chức, cơ quan và cá nhân
vi phạm trong đấu thầu và thực hiện các hợp đồng.
Ngoài ra còn có một số điểm khác nữa sẽ được nghiên cứu để áp dụng vào hoàn
cảnh của nước ta.
Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư quốc tế tại Việt Nam
Trang 76
7. GIẢI PHÁP
Để tăng cường hiệu quả đấu thầu nhằm quản lý tốt hơn nữa các nguồn vốn nhà nước
dành cho đầu tư phát triển, cần có những định hướng về đấu thầu một cách cụ thể.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu.
Để đảm bảo tính đồng bộ, cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn chính một số văn bản
pháp quy sau.
- Mẫu hồ sơ mời thầu về mua sắm hàng hóa.
- Pháp lệnh đấu thầu.
Trên cơ sơ các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu của Nhà nước đã ban hành,
các bộ ngành, địa phương tùy theo tình hình cụ thể cần ra các văn bản hướng dẫn thực
hiện cho phù hợp.
Xem xét sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh các các quy định pháp luật liên quan đến đấu
thầu, phân cấp quản lý đầu tư. Xem xét điều chỉnh, bổ sung Luật Đấu thầu và các hướng
dẫn kèm theo. Trong đó, phải có quy định tiêu chuẩn trúng thầu theo các yếu tố đồng bộ:
giá dự thầu thấp; trình độ công nghệ cao; kinh nghiệm và trình độ quản lý, năng lực thi
công của nhà thầu; tiến độ triển khai; nâng mức phạt vi phạm hợp đồng.
Bên cạnh đó, Luật Đấu thầu theo hướng lựa chọn nhà thầu EPC không nhất thiết
phải có giá thấp nhất. Trong đó cần quy định rõ cách đánh giá lựa chọn nhà thầu EPC;
cách xác định năng lực nhà thầu EPC để đảm bảo chọn được nhà thầu có kinh nghiệm
quản lý dự án tốt, năng lực về kỹ thuật và tài chính mạnh. Đặc biệt các dự án khi nhà đầu
tư nước ngoài thắng thầu phải có quy định tỷ lệ nội địa hóa về chế tạo thiết bị tại Việt
Nam.
Cần kiểm tra chứng chỉ hành nghề theo luật định; cấp giấy phép an ninh quốc gia
cho các dự án đầu tư và nhà thầu nước ngoài vào kinh doanh tại các vùng, các ngành nhạy
cảm. Lập quỹ dữ liệu về giao nhận thầu công trình xây dựng, tổ chức tổng kết và công bố
rộng rãi kinh nghiệm xây dựng các công trình mới, công trình lớn có vốn đầu tư nhà nước.
Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư quốc tế tại Việt Nam
Trang 77
Ban hành Luật Đầu tư công, trong đó đặc biệt ngăn ngừa tình trạng thanh toán dây dưa,
gây thiệt hại cho nhà thầu.
Sớm ban hành chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển công
nghiệp phụ trợ để giảm bớt nhập siêu, đồng thời, chủ động thay thế máy móc thiết bị, phụ
tùng nhập khẩu không để phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, góp phần tăng trưởng kinh tế.
1. Tăng cường công tác hướng dẫn thực hiện quy chế đấu thầu
Để tạo thuận lợi cho các Bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện
quy chế đấu thầu nhất là sau khi thông tư hướng dẫn được ban hành Bộ Kế hoạch và Đầu
tư cần tổ chức một số hội nghị và lớp tập huấn đào tạo nghiệp vụ về đấu thầu trên các địa
bàn trọng điểm để phổ biến quy định mới của nhà nước về Đầu thầu.
2. Tổ chức tốt công tác thanh tra kiểm tra, thanh tra về đấu thầu.
Việc triển khai thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra về đấu thầu phải được tập
trung vào một số vùng và lĩnh vực trọng điểm, cần phải có kế hoạch kiểm tra định kỳ,
kiểm tra đột xuất, phân cấp kiểm tra một cách rõ ràng. Đối với các Bộ ngành, địa phương,
cần sớm củng cố lực lượng thanh tra chuyên ngành, thanh tra về đấu thầu theo chức năng
đã được quy định. Đăc biệt là đối với các sở kế hoạch và đầu tư cần khẩn trương thành lập
thanh tra sở để thực hiện kiểm tra, thanh tra về đấu thầu cũng như về đầu tư nói chung.
Kiểm tra, thanh tra về đấu thầu là việc làm thương xuyên của cơ quan quản lý Nhà
nước. Phải chủ động việc thực hiện thanh tra nhằm ngăn ngừa những hành vi vi phạm
pháp luật có thể xảy ra trong quá trình thực hiện đấu thầu. Trước mắt cần tập trung vào
việc thanh tra đối với các gói thầu có quy mô lớn. Các Bộ ngành, địa phương tăng cường
kiểm tra nhằm đưa việc thực hiện đấu thầu đi vào nề nếp.
Cần kiểm tra và xử lý nghiêm khắc các vi phạm quy định hạn chế đưa lao động
nước ngoài vào làm việc tại nước ta. Uỷ nhiệm cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp xây
dựng thể chế kiến trúc sư và kỹ sư chuyên nghiệp, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ kỹ sư kết
cấu, kỹ sư hàn, kỹ sư giám sát, kỹ sư định giá...
3. Tăng cường tính công khai hóa, minh bạch trong công tác đấu thầu
Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư quốc tế tại Việt Nam
Trang 78
Để tạo điều kiện thực hiện tốt mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công
khai, minh bạch và hiệu quả kinh tế, cần phải có biện pháp công khai về đấu thầu như:
công khai mời thầu, kết quả đấu thầu, giá gói thầu, giá trúng thầu, đơn vị trúng thầu và
năng lực nhà thầu. Công khai hóa trong đấu thầu đã được quy định trong quy chế đấu
thấu. Sau khi đã hình thành tờ thông tin về đấu thầu và trang Web về đấu thầu, các Bộ
ngành, địa phương cần chỉ đạo để các ban quản lý dự án, các đơn vị có liên quan cung cấp
thông tin kịp thời, đầy đủ, giúp cho quá trình đấu thầu được thông suốt và đảm bảo tính
công khai minh bạch
4. Tăng cường việc chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền
Tăng cường vai trò, trách nhiệm quản lý của các bộ, ngành chức năng trong việc
quản lý nhà nước đối với các dự án đấu thầu. Có chế tài xử lý nghiêm minh các trường
hợp vi phạm luật đấu thầu; xử lý các trường hợp làm phương hại đến lợi ích quốc gia
trong lĩnh vực đấu thầu. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, trách
nhiệm, đạo đức nghề nghiệp đối với chủ đầu tư, cán bộ trực tiếp làm công tác đấu thầu.
Tăng cường kiểm tra, giám sát, quy trách nhiệm và xử lý nghiêm những người vi phạm
quy định về đấu thầu.
Theo phân cấp trong quy chế đấu thầu, các Bộ ngành và địa phương cần chỉ đạo sát
sao việc thực hiện đấu thầu theo đúng quy định của quy chế đấu thầu. Cần tăng cường áp
dụng hình thức đấu thầu rộng rãi là chủ yếu, hạn chế việc áp dụng hình thức chỉ định thầu
hoặc hình thức đấu thầu hạn chế. Nâng cao chất lượng phục vụ cho công tác đấu thầu như
chất lượng của báo cáo nghiên cứu khả thi, chất lượng của tư vấn thiết kế, tránh việc điều
chỉnh bổ sung trong quá trình thực hiện.
Cơ quan quản lý nhà nước cần đánh giá ngay tổng thể, toàn diện tình hình triển khai
các dự án theo hình thức tổng thầu thiết kế, cung ứng thiết bị công nghệ và thi công xây
dựng công trình, nhất là các dự án do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC... Từ đó,
tìm ra các nguyên nhân để chấn chỉnh và khắc phục.
5. Cần theo dõi kiểm tra năng lực các nhà thầu
Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư quốc tế tại Việt Nam
Trang 79
Năng lực chuyên môn, sự độc lập về tài chính của nhà thầu để đảm bảo thực hiện
được các gói thầu.
6. Nâng cao năng lực nhà thầu, chủ đầu tư
Đối vói nhà thầu:
Các doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược đấu thầu cụ thể của đơn vị minh để
có thể tăng các cơ hội trúng thầu thi công các các công trình.
Đối với chủ đầu tư
Chủ đầu tư nên có tầm nhìn rộng hơn. Để đạt được điều này thì chủ đầu tư cần phải:
+ Để cải thiện năng lực cạnh tranh của nhà thầu Việt Nam, về phía nhà thầu cần tích
lũy học hỏi kinh nghiệm từ các nhà thầu nước ngoài, đặc biệt là khi tham gia làm thầu phụ
cho các nhà thầu nước ngoài để xây dựng chiến lược phát triển của riêng mình theo điều
kiện Việt Nam
+ Về phía các chủ đầu tư, nên có tầm nhìn rộng hơn về lợi ích của giao thầu EPC
cho nhà thầu Việt, vì nhà thầu Việt không chỉ đơn thuần kiếm doanh thu mà còn tạo ra
nhiều việc làm cho lao động và kỹ sư Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp
vật liệu xây dựng, ngành cơ khí chế tạo và thị trường khoa học, công nghệ trong nước.
7. Hoàn thiện quy chế đấu thầu ở Việt Nam
Chấn chỉnh lại công tác đấu thầu theo hình thức tổng thầu thiết kế, cung ứng thiết bị
công nghệ và thi công xây dựng công trình - EPC. Hạn chế việc đầu tư theo tổng thầu
EPC; tăng mức chỉ định thầu theo quy định của Luật bổ sung, sửa đổi một số điều liên
quan đến đầu tư xây dựng. Trong những trường hợp có thể tổ chức theo các hình thức tách
các gói thầu thầu thiết kế - E; tổng thầu thi công xây dựng công trình - C; tổng thầu thiết
kế và thi công xây dựng công trình – EC, các dự án mà nhà thầu VN đảm nhận được 70%
thì không cần tổ chức đấu thầu quốc tế; hạn chế các dự án, công trình đấu thầu tổng thầu
EPC để khuyến khích và tạo cơ hội cho DN VN tham gia.
Vấn đề lớn là phải quan tâm đến chi phí trên 1 đơn vị lợi ích mang lại. Cụ thể có
quy định đánh giá trên cơ sở so sánh giữa giá trả thầu trên 1 điểm kỹ thuật của từng nhà
Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư quốc tế tại Việt Nam
Trang 80
thầu; chi phí trên điểm năng lực... để chọn được nhà thầu vừa có kỹ thuật tốt nhất, năng
lực triển khai tốt và giá thầu hợp lý.
Khẩn trương xây dựng hàng rào kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ, để hạn chế các
công nghệ lạc hậu, công nghệ rác, công nghệ tiêu hao năng lượng...; xây dựng các tiêu
chuẩn công nghệ đi đôi với các biện pháp tăng cường công tác dự báo, công tác thông tin
công nghệ; tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng công nghệ của các dự án, nhất là các
dự án trọng điểm quốc gia, các dự án liên quan đến quy hoạch phát triển các ngành quan
trọng.
8. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước
khi tham gia đấu thầu quốc tế
+ Hỗ trợ về tài chính tiến tệ, hoàn thuế để giúp cho gia thầu của các nhà thầu trong
nước cạnh tranh được với các nhà thầu quốc tế
+ Cho vay với giá ưu đãi khi thực hiện các dự án đấu thầu quốc tế
+ Có cơ chế bảo lãnh, hỗ trợ các nhà thầu trong nước về tài chính để bảo đảm năng
lực tài chính. Khuyến khích liên danh, liên kết tham gia đầu thầu các dự án lớn. Xem xét
vấn đề sử dụng đồng tiền VN trong đấu thầu và thanh toán các gói thầu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dau_thau_quoc_te_send_1405.pdf