Tiểu luận tốt nghiệp HVTTN VN
LỜI CẢM ƠN 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2
PHẦN MỞ ĐẦU 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu. 2
3. Đối tượng nghiên cứu. 2
4. Khách thể nghiên cứu. 2
5. Phạm vi nghiên cứu. 2
6. Phương pháp nghiên cứu. 2
7. Dự kiến cấu trúc của tiểu luận. 2
PHẦN NỘI DUNG 2
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO THANH NIÊN 2
1.1. Khái niệm về thanh niên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 2
1.1.1. Khái niệm về thanh niên. 2
1.1.2. Khái niệm về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 2
1.2. Khái niệm về đạo đức, lối sống. 2
1.2.1. Khái niệm về đạo đức. 2
1.2.2. Khái niệm về lối sống. 2
1.3. Khái niệm về văn hóa, đạo đức, lối sống văn hóa. 2
1.3.1. Khái niệm về văn hóa. 2
1.3.2. Khái niệm về đạo đức, lối sống văn hóa. 2
1.4. Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. 2
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO THANH NIÊN TẠI HUYỆN MƯỜNG ẢNG - TỈNH ĐIỆN BIÊN 2
2.1. Điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội tại huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên. 2
2.1.1. Điều kiện địa lý. 2
2.1.2. Về kinh tế. 2
2.1.3. Về văn hóa - xã hội 2
2.2. Thực trạng về việc giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa tại huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên. 2
2.3. Thực trạng việc tham gia giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa Thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên. 2
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP PHẢI KHUYẾN NGHỊ NHẰM GIÚP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH HUYỆN MƯỜNG ẢNG - TỈNH ĐIỆN BIÊN TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO THANH NIÊN 2
3.1. Các giải pháp cơ bản. 2
3.1.1. Giải pháp về xây dựng nội dung chủ yếu để tổ chức giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. 2
3.1.2. Các giải pháp về mặt tổ chức các phong trào, các cuộc tuyên truyền vận động về giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. 2
3.1.3. Giải pháp về xây dựng gương điển hình, triển khai học tập kinh nghiệm. 2
3.2. Khuyến nghị 2
3.2.1. Đối với Đảng, Nhà nước. 2
3.2.2. Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. 2
3.2.3. Đối với cấp bộ Đoàn TW 2
3.2.4. Với tỉnh Đoàn. 2
3.2.5. Đối với huyện Đoàn và Đoàn cơ sở. 2
KẾT LUẬN 2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
48 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6474 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Mường Áng - Tỉnh điện biên với công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à màu mỡ.
Địa hình của huyện Mường Ảng có thể được chia thành một số tiểu vùng theo các khu vực như sau:
+ Khu vực I: Gồm TT Mường Ẳng - Ẳng Nưa - Ẳng Cang - Nặm Lịch.
+ Khu vực II: Gồm xã Mường Đăng - Ngối Cáy - Ẳng Tở.
+ Khu vực III: Gồm các xã Búng Lao - Xuân Lao - Mường Lạn
Mường Ảng là một trong 62 huyện nghèo trong cả nước, trên địa bàn có 4220 hộ nghèo, có 471 hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 53,4%. Trình độ dân chí thấp, không đồng đều, một bộ phận nhân dân còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước, trình độ canh tác còn lạc hậu, việc tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của một số cán bộ, đặc biệt là cán bộ cơ sở còn hạn chế. Thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường, rét đậm, rét hại kéo dài, đặt biệt vào đầu năm 2008 đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông - lâm nghiệp (trên 1.200 con trâu, bò chết rét, sản lượng cà phê giảm 50%).
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, trang thiết bị làm việc còn thiếu, giá cả thị trường tăng cao ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức của nhân dân. Tình trạng tranh chấp đất đai, di cư tự do, lợi dụng tự do tín ngưỡng để tuyên truyền, hoạt động đạo trái pháp luật, buôn bán, vận chuyển và sử dụng các chất ma túy, tệ nạn xã hội có lúc, có nơi vẫn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp.
Những năm qua Đảng và Nhà nước tiếp tục có nhiều chủ chương, chính sách phát triển đối với miền núi, trong đó có Mường Ảng, huyện luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND - UBND tỉnh, sự phối hợp giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội từ Trung ương đến địa phương, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho huyện từng bước ổn định và phát triển.
Nhân dân các dân tộc trong huyện có truyền thống cách mạng, đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tích cực lao động sản xuất, thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện ổn định, tạo môi trường thuận lợi để phát triển.
2.1.2. Về kinh tế
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước tiếp tục có nhiều chủ trương, chính sách phát triển đối với miền núi, trong đó có Mường Ảng; huyện luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, HĐND - UBND tỉnh, sự phối hợp giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội từ Trung ương đến địa phương, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho huyện từng bước ổn định và phát triển.
Tốc độ phát triển nông - lâm nghiệp đạt khá. Tổng giá trị tăng thêm; ngành nông nghiệp ước đạt 84,25 tỷ đồng, đạt 84,25%; tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp đạt 15,6%/năm, vượt 2,6%. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 16.612 tấn, tăng so với năm 2007: 3.214 tấn, đạt 88,31% (so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội X đến năm 2012). Lương thực bình quân trên đầu người đạt 412kg/người/năm.
Mường Ảng đã chú trọng các biện pháp thâm canh, tăng vụ. Bảo vệ thực vật được tăng cường chỉ đạo, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống được cải thiện theo hướng tích cực. Dự báo tình hình sâu bệnh kịp thời, sát với thực tế ở từng địa bàn xã, bản.
Mường Ảng phát triển mạnh chủ yếu là cây cà phê theo định hướng và quy hoạch tại các xã; tổng diện tích cà phê năm 2010 đạt 2.088 ha, vượt 74% (so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội X đến năm 2012), trong đó: trồng mới ước đạt 680 ha cà phê thời kỳ kiến thiết cơ bản 493 ha, thời kỳ kinh doanh 915 ha. Chỉ đạo triển khai tốt vùng quy hoạch trồng cây cao su tại 3 xã: Mường Đăng, Ngối Cáy, Ẳng Tở với diện tích 6.500 ha; năm 2010 trồng mới ước đạt 265 ha tại xã Ẳng Tở.
Chăn nuôi tiếp tục phát triển, tốc độ tăng 6,2%/năm. Tổng đàn gia súc đạt 34.443 con, đạt 86,6% (so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội X đến năm 2012). BCH Đảng bộ huyện đã ra Nghị quyết về phát triển trâu thịt ở trên địa bàn. Công tác thú y, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được chỉ đạo kịp thời, đã hạn chế dịch bệnh không để lây lan ra diện rộng. Diện tích thủy sản tiếp tục phát triển ổn định, tổng diện tích đến năm 2010 ước đạt 140 ha, năng suất 7,0 ha/tạ, đạt 70% (so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội X đến năm 2012). Về nuôi trồng thủy sản huyện đã chủ động kết hợp với trung tâm thủy sản, trung tâm khuyến nông tỉnh triển khai nhiều mô hình thủy sản trên địa bàn, góp phần thay đổi cơ cấu con giống nâng cao năng suất và thu nhập cho nông dân.
Hệ thống khuyến nông từ huyện đến cơ sở được củng cố và kiện toàn, đã thực hiện nhiều mô hình thâm canh lúa chất lượng cao, mô hình ngô, đậu tương, khoai tây. Thuộc nguồn vốn có chương trình khuyến nông, chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010 từng bước đã được chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật tới nông dân.
Việc quản lý bảo vệ rừng đã được quan tâm, tổng diện tích rừng hiện còn 14.080 ha, trong đó trồng mới được 1.407 ha (rừng sản xuất được 1.357 ha vượt 4,07% so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội X đến năm 2012). Tỷ lệ che phủ rừng năm 2010 ước đạt 32%
Công tác phòng chống lụt bão giảm nhẹ thiên tai được chú trọng, hàng năm kiểm tra các công trình trước mùa mưa lũ. Căn cứ tình hình trên địa bàn huyện đã chủ động tổ chức nạo vét, sửa chữa mương phai, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; tích cực chỉ đạo nghiên cứu, lập dự án đầu tư các công trình thủy lợi mới, thực hiện tốt các công trình đầu tư phát triển của TW, của tỉnh.
Đất đai được quản lý, sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch. Đến nay có 7/10 xã hoàn thành quy hoạch chi tiết sử dụng đất. Công tác lập sơ đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình và cá nhân được quan tâm; giai đoạn 2007 - 2010 đã cấp 1.600 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hàng năm phối hợp tốt với sở Tài nguyên - Môi trường, lập hồ sơ địa chính phục vụ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
Công nghiệp - xây dựng tốc độ phát triển khá, năm 2010 tổng giá trị tăng thêm ước đạt 113,4 tỷ đồng, đạt 65,55%, tăng trưởng bình quân đạt 28,3%/năm, vượt 2,3%/năm (so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội X đến năm 2012).
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng 7,0% trong ngành công nghiệp - xây dựng. Chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng như: gạch, đá, cát sỏi… Các cơ sở sản xuất phát triển ổn định như: cơ sở sữa chữa cơ khí, sản xuất đồ mộc, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất nông cụ cầm tay. Các ngành truyền thống đan lát, dệt vải vẫn duy trì trong nhân dân; đã khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn huyện.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đạt khá, giá trị sản xuất ngành xây dựng chiếm 93% trong tổng giá trị ngành công nghiệp - xây dựng, chủ yếu là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trong đó đầu tư bằng vốn nhà nước chiếm 90% giá trị. Các dự án đã đáp ứng trình tự, thủ tục đầu tư và quản lý chất lượng theo quy định, từng bước nâng cao chất lượng giám sát hiện trường để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Hoàn thành và công bố quy hoạch chi tiết khu trung tâm thị trấn huyện cấp chứng chỉ quy hoạch cho các đơn vị khi có nhu cầu. Tiến hành chuẩn bị đầu tư các hạng mục thuộc khu trung tâm hành chính với của huyện đầu tư xây dựng khu tái định cư cho nhân dân bản Hón. Thị trấn Mường Ảng, trụ sở công an, huyện đội, Trường phổ thông dân tộc nội trú, trung học phổ thông, trung tâm y tế huyện và trụ sở làm việc của một số đơn vị khác với tổng vốn ước đạt 70 tỷ đồng (đạt 15% mục tiêu Nghị quyết Đại hội X đến năm 2012).
Củng cố và kiện toàn Ban quản lý dự án huyện, thành lập hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng chung của các công trình của huyện, tổ chuyên viên giúp việc hội đồng giải phóng mặt bằng hoạt động theo hướng chuyên trách, chuyên nghiệp, dần đáp ứng tiến độ giải phóng mặt bằng các công trình, dự án.
Các ngành dịch vụ có bước phát triển khá, tăng cả về quy mô, chất lượng địa bàn hoạt động, góp phần ổn định kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống nhân dân; tổng giá trị tăng thêm ước đạt 100,83 tỷ đồng, đạt 63%. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007 - 2010 đạt 32%/năm vượt 2,0% (so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội X đến năm 2012).
Thương mại có nhiều tiến bộ, trên địa bàn có 15 công ty và doanh nghiệp, 6 hợp tác xã, 294 hộ kinh doanh; doanh số cố định đang hoạt động 39 tỷ đồng; giá trị thu nhập đạt 6 tỷ đồng. Thường xuyên chỉ đạo các hộ kinh doanh từng bước nâng cao chất lượng phục vụ và đảm bảo chất lượng hàng hóa.
Bưu chính viễn thông từng bước đầu tư nâng cấp đạt 79,3% (so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội X đến năm 2012). Chi ngân sách chủ yếu tập trung đầu tư vào đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý hành chính sự nghiệp, y tế, giáo dục và các chương trình mục tiêu. Thực hiện chi đúng chế độ chính sách, giúp nhân dân ổn định đời sống, phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn huyện.
2.1.3. Về văn hóa - xã hội
Văn hóa - xã hội đạt nhiều kết quả góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.
* Về giáo dục - đào tạo
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có bước phát triển khá: Quy mô trường, lớp được quan tâm đầu tư, đến năm 2010 toàn huyện có 36 trường, tăng 9 trường so với thời kỳ đầu chia tách thành lập huyện. Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp đạt khá. Tổng số học sinh các cấp học năm học 2009 - 2010 là 12.421 em, tăng 868 em so với năm 2007. Chất lượng giáo dục được quan tâm, chuyển lớp ở các cấp học hàng năm đạt 95 - 98%, tiếp tục đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, đẩy mạnh cuộc vận động “hai không” với 4 nội dung: Duy trì tốt phổ cập tiểu học, xóa mù chữ, đạt và duy trì chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Quan tâm xây dựng trường chuẩn quốc gia (đã được công nhận 3 trường, đang đề nghị thẩm định 1 trường). Kỷ cương trường học được đẩy mạnh, chất lượng đội ngũ giáo viên từng bước nâng lên, các cấp học có 98% giáo viên đạt chuẩn trong đó có 45% đạt trên chuẩn, đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quản lý và dạy học.
Hệ thống trường lớp được đầu tư bằng nguồn vốn các chương trình, dự án của nhà nước, của các tổ chức phi chính phủ và công tác xã hội hóa, đã xây dựng mới được 127 phòng học, 51 phòng công vụ, 140 phòng nội trú học sinh (trong đó có 126 phòng ở cho học sinh nội trú Dân Nuôi, được đầu tư từ nguồn vốn của ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam). Đồ dùng thiết bị phục vụ dạy và học được tăng cường.
* Về y tế, dân số gia đình và trẻ em
Công tác y tế được quan tâm chỉ đạo và đầu tư, vì vậy đạt kết quả khá, đã không để dịch bệnh lớn xảy ra, chất lượng khám chữa bệnh được cải thiện rõ rệt, triển khai tốt các chương trình y tế quốc gia, đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc thiết yếu cho nhân dân, kiểm soát tốt công tác dược trên địa bàn.
Tiểm chủng mở rộng đủ 7 loại vác-xin cho 95% trẻ em dưới 1 tuổi, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi xuống còn 20%. Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3, số cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai đạt tỷ lệ 90% trở lên, tăng 20%. Nâng cấp trung tâm y tế huyện và phòng khám đa khoa khu vực Bùng Lao với 50 giường bệnh. 10/10 xã, thị trấn có trạm y tế hoạt động hiệu quả. Tăng cường tuyên truyền pháp lệnh dân số, luật chăm sóc và giáo dục trẻ em, luật hôn nhân và gia đình. Qua cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2009 dân số của huyện đạt 39.851 người. Số trẻ mới sinh là 857 trẻ, tỷ lệ sinh 16,08% so với năm 2007; tỷ lệ phát triển dân số là 1,74%, giảm 0,01% so với năm 2007. Công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em được quan tâm, đã xây dựng và sử dụng hiệu quả quỹ bảo trợ trẻ em.
* Về văn hóa, thể thao, thông tin tuyên truyền.
Chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền đáp ứng các sự kiện, nhiệm vụ chính trị của huyện bằng các hình thức đa dạng, phong phú. Quan tâm chiếu bóng vùng cao, từ năm 2007 đến nay đã chiếu được 231 buổi đạt 100% kế hoạch phục vụ nhân dân. Xây dựng mới 3 nhà văn hóa khối phố, bản tạo nơi sinh hoạt cho nhân dân.
Kiện toàn và đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Hàng năm có trên 7.000 gia đình, 62 bản tổ dân phố, 70 cơ quan trường học đăng ký danh hiệu văn hóa. Kết quả xét hàng năm đạt 89% số đăng ký, đảm bảo 100% kế hoạch. Củng cố và duy trì hoạt động của các tổ chức kiểm tra các hoạt động văn hóa thường xuyên tại cơ sở, đưa các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa nề nếp. Đẩy mạnh các hoạt động văn nghệ, thể thao từ huyện đến cơ sở. Tham gia các giải bóng chuyền, cầu lông, chạy việt dã, ngày hội văn hóa thể thao du lịch, Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Điện Biên đạt kết quả tốt. Tổ chức thành công Đại hội Thể dục thể thao huyện lần thứ nhất.
Chỉ đạo tốt công tác phát thanh và truyền hình, nâng cấp trạm phát lại truyền hình huyện, 100% xã được phủ sóng.
* Về vấn đề xã hội
Công tác xóa đói giảm nghèo được quan tâm thông qua thực hiện các chương trình 134/CP, 135/CP, Nghị quyết 37, Nghị quyết 30a, Quyết định 167 của Thủ tướng…Đời sống của đại bộ phận nhân dân từng bước được cải thiện, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong huyện xuống còn 53,4% vào tháng 12/2009. Hoàn thành xây dựng nhà ở cho 1.126 hộ nghèo đảm bảo 100% kế hoạch, trong đó có sự hỗ trợ tích cực về kinh phí của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Chính sách xã hội được quan tâm giải quyết đối với người cao tuổi, người nghèo, trẻ mồ côi, người có công với nước. Công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho nhân dân được chú trọng, tăng thu nhập cho 1.717 lao động, đạt 106% kế hoạch. Xây dựng đề án đào tạo nguồn nhân lực nông thôn đến năm 2020 và đề án thành lập trung tâm dạy nghề tổng hợp huyện. Tăng cường công tác tuyên truyền và phòng chống tệ nạn xã hội, cai nghiện cho 117/150 người đạt 78% kế hoạch giao.
2.2. Thực trạng về việc giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa tại huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên.
Thực hiện tốt Nghị quyết TW 5 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết TW 5 của huyện, phòng đã tham mưu với UBND huyện, kiện toàn Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư.
Củng cố nâng cao chất lượng các hoạt động của Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, 10/10 xã, thị trấn và ban vận động 114/114 bản, chỉ đạo và hướng dẫn các cán bộ chuyên trách văn hóa xã làm tốt công tác xây dựng gia đình, bản làng văn hóa. Phòng đã tham mưu với ban chỉ đạo phong trào huyện tổ chức phát động, hướng dẫn, vận động xây dựng gia đình, bản làng, khối phố, cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa. Tập trung xây dựng gia đình, bản làng có đời sống văn hóa tốt, gắn với phong trào như “Xóa đói giảm nghèo”, “Quần chúng bảo vệ an ninh quốc phòng”, “Đền ơn đáp nghĩa”… Cùng với việc triển khai các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng, làm tốt công tác thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Qua đó các phong trào hoạt động thực sự có hiệu quả và có ý nghĩa phát triển đồng bộ trong nhiều mặt, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết tham mưu với UBNN huyện Mường Ảng, kiện toàn Ban chỉ đạo cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong ban chỉ đạo.
Ban chỉ đạo theo lịch đã định duy trì họp, phân công các thành viên ban chỉ đạo kết hợp công tác chuyên môn của từng ngành, kiểm tra giám sát cơ sở trong quá trình thực hiện, có sự thống nhất về nội dung, yêu cầu công tác xây dựng thêm bản, khối phố, cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp. Văn hóa với phong trào thi đua xây dựng mô hình nông thôn mới, cơ quan, đơn vị có đời sống văn hóa, trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Các hoạt động thông tin tuyên truyền được tăng cường tổ chức bằng nhiều hình thức: pa-nô, áp phích, băng rôn khẩu hiệu, tuyên truyền lưu động trên hệ thống truyền thanh truyền hình, biểu diễn văn hóa văn nghệ, thể thao… Phạm vi tuyên truyền mở rộng xuống đến các bản, tổ dân phố, chất lượng tuyên truyền từng bước được nâng cao.
Tổ chức tập huấn cho cán bộ văn hóa các xã, thị trấn làm công tác văn hóa, thể thao tại huyện.
Luôn bám sát chủ trương, các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, kế hoạch của Nhà nước; đặc biệt là những chỉ thị, Nghị quyết, chỉ tiêu kế hoạch của huyện trong từng thời điểm chính trị để xây dựng chương trình, kế hoạch có nội dung sát thực, tính thời sự cao để tuyên truyền và tổ chức các hoạt động. Luôn chủ động tích cực tham mưu đáp ứng kịp thời sự kiện chính trị của địa phương. Tích cực tác động chuyển biến tư tưởng, đời sống tinh thần, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội và an ninh quốc phòng.
Tuyên truyền thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, phối hợp với tập đoàn Viettel treo trên 90 biển, bảng, pa nô, áp phích dọc trục đường quốc lộ 279 có nội dung: “Chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng”, “Mừng Đảng mừng xuân Tân Mão 2011”…Phối hợp với ban chỉ huy quân sự huyện Mường Ảng làm tốt công tác tuyên truyền, trang trí khánh tiết cho lễ giao nhận quân huyện Mường Ảng năm 2011. Tham gia trang trí khánh tiết văn hóa phục vụ tăng âm loa máy cho Lễ ra quân phong trào trồng cây 19/5 do UBND thị trấn Mường Ảng và các ban ngành trong huyện như: Hội liên hiệp phụ nữ,… Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức các hoạt động đón Tết và vui Tết như: tổ chức các hoạt động kéo co, ném còn, múa xòe…, phối hợp với UBND thị trấn Mường Ảng tổ chức đón giao thừa tại trụ sở UBND thị trấn. Đầu năm 2011, phòng đã cắt, dán và căng treo trên 4.350 m2 băng rôn, khẩu hiệu, cờ đuôi nheo, có nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, mừng Đảng mừng xuân Tân Mão 2011, chào mừng 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2011); Kỷ niệm 36 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2011); Chào mừng 125 năm ngày quốc tế lao động 1/5; Kỷ niệm 57 năm ngày giải phóng Điện Biên (7/5/1954 - 7/5/2011); Kỷ niệm 100 năm Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, đặc biệt tuyên truyền cổ động chào mừng bầu cử Đại biểu quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016. Dựng 10 cụm pa-nô cổ động tại trung tâm huyện, thị trấn Mường Ảng, xã Búng Lao, xã Mường Đăng; treo 4 tít chữ chúc mừng năm mới tại trụ sở Huyện ủy, HĐND - UBND xã Búng Lao.
Củng cố và duy trì các đội văn nghệ đã có cho 10 xã, thị trấn. Tổ chức các đêm giao lưu văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn cũng như phục vụ các đoàn khách đến thăm và làm việc tại huyện.
Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể và UBND các xã, thị trấn trong huyện: Liên đoàn lao động, Hội liên hiệp phụ nữ, huyện Đoàn; UBND thị trấn Mường Ảng tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ mừng Đảng mừng xuân Tân Mão tại sân vận động thị trấn Mường Ảng vào sáng mùng 2 Tết. Phối hợp với ban chỉ huy quân sự huyện và các cơ quan ban, ngành, đoàn thể huyện tổ chức thành công chương trình văn nghệ chào mừng lễ giao nhận quân huyện Mường Ảng năm 2011. Tổ chức thành công chương trình văn nghệ chào mừng kỳ họp HĐND huyện và hiệp thương lần thứ nhất, về cơ cấu thành phần số lượng người ứng cử HĐND huyện khóa II nhiệm kỳ (2011 - 2016).
Tổ chức luyện tập và đưa đoàn diễn viên đi tham gia “Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch” tỉnh Điện Biên lần thứ II năm 2011, đạt thành tích cao.
Phối hợp với UBND thị trấn Mường Ảng tổ chức thành công đêm giao lưu văn nghệ chào mừng bầu cử Đại hội đại biểu quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 tại sân vận động thị trấn Mường Ảng. Tham mưu với UBND huyện Mường Ảng trang trí khánh tiết và tổ chức thành công hoạt động văn hóa văn nghệ (té nước, múa xòe) tại lễ hội tế Mường xã Ẳng Cang năm 2011.
Thực hiện các biện pháp, triển khai có hiệu quả tích cực gắn thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng phát triễn kinh tế” đẩy mạnh các chương trình xóa đói giảm nghèo, xây dựng xã, phường trật tự an ninh, không có tệ nạn xã hội, an toàn giao thông…
Bồi dưỡng xây dựng các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện gia đình, bản, tổ dân phố văn hóa.
Kết quả thực hiện lối sống văn hóa trong cưới, tang, lễ hội. Tổng số bản thực hiện nếp sống trong cưới, tang, lễ hội đạt 98%, số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện nếp sống văn minh trong cưới, tang, lễ hội đạt 100%.
Trong việc cưới nhìn chung đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc thực hiện luật hôn nhân và gia đình. Song hiện tượng tảo hôn vẫn còn chủ yếu ở các vùng sâu vùng xa. Hiện tượng ly hôn giờ đã giảm.
Trong việc tang, cơ bản đảm bảo quy định, các nghi thức của một số dân tộc không rườm rà, mất vệ sinh. Trong lễ hội, nhiều lễ hội truyền thống vẫn đang được duy trì, phát huy bản sắc như: cầu mùa của dân tộc Thái, lễ hội mừng nhà mới…lưu giữ được nhiều nét văn hóa dân gian độc đáo. Tổng số các giá trị văn hóa phi vật thể được nhân dân đóng góp và bảo tồn là 4 lễ hội sau:
Lễ hội xuống đồng, khai xuân sau tết âm lịch
Lễ hội mừng nhà mới từ tháng 11 đến tháng Giêng năm sau.
Lễ mừng cơm mới sau thu hoạch mùa
Lễ hội Hạn Khuống vào cuối thu đầu đông
Công tác tuyên truyền phổ biến luật: Tổng số cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật là 119 cuộc tại 10 xã, thị trấn thu hút 7957 lượt người tham gia.
Kết quả bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc được thực hiện thông qua phong trào “Tìm và khai quật tại địa bàn xã Ẳng Nưa 2 đợt đã làm thủ tục bàn giao cho bảo tàng lịch sử Điện Biên. Khôi phục và chỉnh sửa nâng cao một số điệu múa, điệu hát của các dân tộc tại các địa phương. Hát giao duyên (Hạn Khuống), múa Khăn Piêu (dân tộc Thái), múa Hưm Bạy, Tăng Bu (dân tộc Khơ Mú).
Xây dựng gia đình văn hóa, các gia đình thuộc địa bàn xã, thị trấn đóng trên địa bàn đã triển khai đăng ký bám sát các tiêu chuẩn, tiêu chí quy định. Công tác bình xét, công nhận và khen thưởng gia đình văn hóa. Ban chỉ đạo các xã, thị trấn đã thẩm định xét duyệt kết quả công bố vào ngày đại đoàn kết dân tộc (ngày 8/11). Tuyên truyền học tập kỷ niệm ngày gia đình Việt Nam. Xây dựng gia đình văn hóa chấp hành theo các chuẩn mực của gia đình Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH theo tiêu chí “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Cấp phát tài liệu về phòng chống bạo lực gia đình, luật bình đẳng giới cho 10/10 xã, thị trấn. Tuyên truyền, điều tra, khảo sát tổng hợp phiếu thu nhập chỉ số về phòng chống bạo lực gia đình, chỉ số về gia đình đến 10/10 xã, thị trấn…Thu nhập và tổng hợp số liệu phòng chống bạo lực gia đình năm 2011. Phát hiện kịp thời và ngăn chặn những hành vi bạo lực gia đình, phối hợp với các cơ quan chức năng để giải quyết. Vì vậy tình trạng bạo lực năm 2011 có xu hướng giảm so với năm 2010. Số vụ bạo lực gia đình của 10 xã, thị trấn năm 2011 là có 61 vụ trong đó số vụ đưa ra góp ý tại cộng đồng dân cư là 19 vụ, số vụ đưa ra hòa giải, được ổn định sau khi góp ý là 17 vụ, số vụ phải đưa đến những địa chỉ tin cậy là 15 vụ, số vụ bị xử lý vi phạm hành chính là 1 vụ, số vụ không vi phạm sau khi bị xử phạt vi phạm hành chính là 9 vụ.
Xây dựng “Gương người tốt, việc tốt” và các gương điển hình tiên tiến.
- Các mô hình áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp trong chăn nuôi, trồng trọt, thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng:
+ Xã Ẳng Cang điển hình: Ông Lường Văn Khan - bản Sáng
Ông Lò Văn Úi - bản Huổi Sứa
+ Xã Ẳng Nưa điển hình: Ông Lường Văn Tại - bản Cang
Ông Lò Văn Pản - bản Tin Tốc
+ Xã Búng Lao điển hình: Ông Lường Văn Hoan - bản Búng
Ông Lò Văn Tới - bản Búng Lao II…
- Các mô hình chăn nuôi, trồng trọt tiêu biểu như:
+ Ông Đặng Xuân Long, Lò Văn Sinh - chi hội khối 9 - thị trấn Mường Ảng
+ Bà Lò Thị Hiến - xã Ẳng Cang
+ Đào Trọng Thái - khối 8
+ Nguyễn Văn Cẩn - khối 2 - thị trấn Mường Ảng…
- Mô hình nông dân thâm canh lúa của hội nông dân xã Ẳng Cang, Ẳng Tở.
- Mô hình vườn cây ăn quả của hội nông dân thị trấn Mường Ảng…
Hàng năm ban chỉ đạo xã, ban vận động bản có tổng kết biểu dương, khen thưởng, nêu gương nhân rộng các điển hình tiên tiến để toàn dân trong khu vực học tập, làm theo. Đồng thời có sự động viên khen thưởng kịp thời.
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư: đoàn kết giúp đỡ nhau phát huy truyền thống tương thân tương ái, hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, hoạt động từ thiện của các tổ chức đoàn thể, nhân dân tùy tâm ủng hộ quyên góp đảm bảo đúng thời gian quy định, nhất là thăm hỏi ủng hộ những gia đình neo đơn, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các gia đình chính sách…Đoàn kết phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương, mọi người sống và làm việc theo pháp luật. Hầu hết các xã, thị trấn, bản, tổ dân phố đã xây dựng hương ước, quy ước được chính quyền có thẩm quyền xét duyệt.
Các văn bản pháp luật được triển khai đến tận người dân, những mâu thuẫn nội bộ được giải quyết kịp thời. Số người tái nghiện ở các bản văn hóa các năm trước không phát sinh thêm. Các hiện tượng vi phạm luật an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội giảm đáng kể. Đoàn kết chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, nâng cao dân trí, thực hiện tốt chương trình chăm lo tới sự nghiệp trồng người của ngành giáo dục, đặc biệt là phong trào “Nhà trường thân thiện - Học sinh tích cực”. Thực hiện theo lời di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Công tác chăm lo sức khỏe toàn dân được ngành y tế quan tâm, 100% các xã, thị trấn có trạm y tế. Người ốm đau đều được khám chữa bệnh tận tình. Nhiều chính sách được ban hành nhằm hỗ trợ bệnh nhân nghèo như: chính sách hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi. Trẻ em trong độ tuổi quy định được tiêm phòng đầy đủ các loại vác-xin phòng bệnh. Phụ nữ có thai được đến khám định kỳ tại các bệnh viện, các trạm y tế và được tư vấn miễn phí. Xây dựng cơ sở Đảng đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, gắn bó với nhân dân. Công tác này được các chi bộ Đảng tại cơ sở đặc biệt chú trọng. Việc bồi dưỡng chăm lo đào tạo thế hệ trẻ cho sự nghiệp của Đảng là việc cần thiết. Số cán bộ trẻ được giới thiệu theo học các lớp tìm hiểu về Đảng, bồi dưỡng và kết nạp hàng năm không ngừng tăng lên; điều này có tác dụng tích cực trong việc xây dựng bản, làng, tổ dân phố văn hóa.
Xây dựng môi trường văn hóa, việc triển khai tuyên truyền có hiệu quả môi trường cảnh quan công sở làm việc của các cơ quan đơn vị, trường học cảnh quan thiên nhiên xã, bản , khu phố, thị trấn, nơi sinh hoạt cộng đồng Xanh - Sạch - Đẹp, toàn huyện có trên 60% hộ gia đình sử dụng nguồn nước sạch, có nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh chuồng trại chăn nuôi xa nhà ở, thường xuyên được vệ sinh đảm bảo cảnh quan môi trường. Kết quả xây dựng cộng đồng dân cư an toàn, không có tệ nạn xã hội. Một số khối phố, gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa đã không có người nghiện phát sinh thêm, số người cai nghiện trở về với cộng đồng không tái nghiện có chuyển biến tích cực. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện nghiêm túc. Nhân dân được tham gia góp ý vào các vấn đề có tính tổ chức khi họp. Triển khai các chủ trương, chính sách, bình xét, lựa chọn thành tích tập thể, cá nhân ở tất cả các mặt của đời sống kinh tế, xã hội là cùng hàng năm tại cơ sở. Ngoài những kết quả đạt được trên còn có những tồn tại và hạn chế sau: Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện phong trào, các cấp, các ngành chưa thực sự đồng đều thường xuyên liên tục. Việc đề xuất tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương còn chậm, sự phối hợp với các cấp, các ngành đôi lúc chưa chặt chẽ, chưa gắn trách nhiệm của từng ngành với phong trào.
Sự tham gia thực hiện phong trào của các tầng lớp nhân dân ở cơ sở còn chậm trễ nhất là vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Chất lượng phong trào chưa được phát triển cả bề rộng và chiều sâu về tính bền vững, do nhận thức một số bộ phận cán bộ cơ sở dẫn đến chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng toàn xã hội.
2.3. Thực trạng việc tham gia giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa Thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên
*Những thành tựu
Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo ĐVTN huyện Mường Ảng luôn phát huy truyền thống “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Thanh niên đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của huyện, xứng đáng là đội quân xung kích cách mạng trong thời kỳ đổi mới. Tuổi trẻ các dân tộc trong huyện Mường Ảng tự hào được sống trên mảnh đất quê hương giàu truyền thống cách mạng, nối tiếp đó ĐVTN huyện Mường Ảng không ngừng phấn đấu rèn luyện bản thân, đấu tranh chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, lập thân, lập nghiệp làm giàu chính đáng, hăng hái tham gia các chương trình làm giàu kinh tế của địa phương.
Nhận thức công tác giáo dục chính trị tư tưởng văn hóa của Đoàn luôn được sự quan tâm, chú trọng đặc biệt. Trong năm đã tổ chức được nhiều lớp tập huấn, tuyên truyền các chỉ thị, Nghị quyết của Đại hội Đảng, Đoàn các cấp tới ĐVTN trong toàn huyện.
Chỉ đạo các cơ quan đoàn và chi đoàn trực thuộc tuyên truyền tới ĐVTN các ngày kỷ niệm lớn của đất nước như kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; 120 năm ngày sinh của Bác Hồ; kỷ niệm 56 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ; 65 năm cách mạng tháng tám và quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Và phát động tới toàn bộ ĐVTN trong toàn huyện cuộc thi viết “Thăng Long Hà Nội nghìn năm văn hiến và anh hùng” qua đó giáo dục đoàn viên về tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc. Chỉ đạo các cơ sở đoàn và chi đoàn trực thuộc tuyên truyền tới ĐVTN thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
Tiếp tục chỉ đạo các cơ sở đoàn và chi đoàn trực thuộc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh”. Sau 4 năm phát động Đoàn thanh niên huyện đã tổ chức tuyên truyền trong buổi sinh hoạt ngoại khóa được 32 buổi cho trên 11.000 đoàn viên, đội viên.
Phát huy truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của tuổi trẻ, Đoàn thanh niên huyện Mường Ảng đã khẳng định vai trò của mình trong lĩnh vực phát triển kinh tế, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi sản xuất. Thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi như đào ao, thả cá, chăn nuôi trâu bò mang lại hiệu quả cao. Trong năm 2010 Ban thường vụ huyện Đoàn đã bình xét được một đồng chí Nguyễn Ngọc Tứ đoàn viên xã Mường Ảng nhận giải thưởng Lương Đình Của do Ban chấp hành TW Đoàn trao tặng. Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện triển khai thực hiện huy động tiết kiệm, thông qua tổ chức tiết kiệm và vay vốn. Đồng thời tiến hành khảo sát và điều tra tình hình vay vốn của thanh niên trên địa bàn huyện, kết quả đã tiến hành điều tra được 8/10 xã, thị trấn với 22 tổ vay vốn.
Được sự phân công của Thường vụ huyện ủy Đoàn thanh niên huyện chủ động phối hợp với các cơ quan, ban ngành đoàn thể chỉ đạo các cơ sở đoàn tiến hành tổ chức các hoạt động, vui Tết cổ truyền Canh Dần năm 2010 cho nhân dân các dân tộc huyện nhà. Riêng huyện Đoàn đã tổ chức các hoạt động vui chơi như: ném còn, đẩy gậy, ném bóng và các trò chơi cho thiếu niên nhi đồn tại xã Mường Đảng - thị trấn Mường Ảng và xã Búng Lao. Ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của Đoàn trong 79 năm thành lập, xây dựng và trưởng thành, các cơ sở đoàn và chi đoàn trực thuộc trên huyện đã có nhiều hình thức hoạt động đa dạng và phong phú như: tọa đàm, mit-tinh kỷ niệm với số lượng hơn 20 buổi cùng với sự tham gia của gần 3.000 lượt ĐVTN tham gia. Các hội thi như: “Tài chí trẻ”, “Rung chuông vàng”… và các hoạt động giao lưu bóng chuyền, bóng đá, cầu lông… với sự tham gia của gần 2.000 lượt ĐVTN.
Tổ chức thành công giải bóng chuyền thanh niên huyện Mường Ảng lần thứ nhất năm 2010. Giải đấu có sự tham gia của 14 đội bóng của các cơ quan Đoàn, chi đoàn trực thuộc. Tổ chức tiếp đón và các nội dung để phối hợp với Đoàn thanh niên tình nguyện thành phố Hà Nội và Hội LHTN Việt Nam thành phố Hà Nội, Hội thầy thuốc trẻ Hà Nội, Ban từ thiện chùa Linh Sơn tỉnh Đoàn Điện Biên. Tổ chức khám chữa bệnh, phát thuốc và tặng quà cho 300 người thuộc đối tượng gia đình chính sách, thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng và trẻ em gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện với tổng trị giá tiền 60 triệu đồng.
Tổ chức đêm giao lưu văn nghệ giữa ĐVTN huyện Mường Ảng với đoàn tình nguyện Hà Nội, trong đêm giao lưu tỉnh đoàn Điện Biên đã trao học bổng cho 10 em học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tập tốt, mỗi suất quà trị giá 300 nghìn đồng. Đoàn Đài truyền hình Việt Nam đã trao 1 chiếc tivi và bộ đầu thu tổng trị giá 10 triệu đồng cho các em học sinh trường PT dân tộc nội trú huyện, tặng 100 m2 thảm trải sân cho các em học sinh trường mầm non Búng Lao. Đêm giao lưu đã để lại ấn tượng tốt đẹp với ĐVTN huyện Mường Ảng cũng như ĐVTN tình nguyện đoàn Hà Nội.
Trong năm 2010 Đoàn thanh niên huyện đã tổ chức được nhiều hoạt động thiết thực, phong phú, đa dạng. Cụ thể toàn huyện đã tổ chức thăm hỏi tặng quà cho 162 lượt hộ gia đình chính sách, gia đình neo đơn, gia đình có công với cách mạng, tham gia lao động công ích. Bên cạnh đó huyện Đoàn Mường Ảng tổ chức tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, số lượng đoàn viên TN tham gia là 1.400 tuyên truyền luật bảo vệ rừng cho 3 bản với gần 160 hộ, huy động gần 140 lượt đoàn viên tham gia phòng chống chữa cháy trên địa bàn huyện.
*Những mặt tồn tại và hạn chế
Bên cạnh những điều đã đạt được thực trạng về giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên trên địa bàn huyện còn một số hạn chế và tồn tại sau:
Công tác tuyên truyền giáo dục triển khai thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, địa phương cũng như tổ chức Đoàn đến ĐVTN còn chậm.
Trong lĩnh vực văn hóa còn đang tồn tại sự xuống cấp về tư tưởng, đạo đức lối sống của ĐVTN, ảnh hưởng đến nền văn hóa dân tộc và sự phát triển bền vững của đất nước, công tác nắm bắt tư tưởng ĐVTN, dư luận trong xã hội còn chưa sâu sát và kịp thời. Báo cáo định kỳ của một số cơ sở Đoàn và chi đoàn trực thuộc còn thiếu thường xuyên, chất lượng báo cáo còn chung chung, chưa đi sâu đi sát. Năng lực hoạt động đội của một số tổng phụ trách còn nhiều hạn chế.
Nguyên nhân do trong công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện chưa có sự đổi mới phù hợp với điều kiện thực tế, chưa thường xuyên trong công tác giáo dục đạo đức lối sống cho ĐVTN trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ Đoàn ở một số cơ sở thiếu tinh thần trách nhiệm, năng lực tổ chức, các hoạt động Đoàn còn yếu. Nhận thức của ĐVTN còn hạn chế, việc tăng cường nguồn lực và phương tiện, kinh phí cho các hoạt động văn hóa cũng như việc mở lớp giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên chưa thỏa đáng. Năng lực hoạt động trên lĩnh vực văn hóa của các cán bộ Đoàn cơ sở còn yếu, hầu hết cán bộ Đoàn cơ sở chưa qua trường lớp, việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chưa thường xuyên.
CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP PHẢI KHUYẾN NGHỊ NHẰM GIÚP
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH HUYỆN MƯỜNG ẢNG - TỈNH ĐIỆN BIÊN
TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC,
LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO THANH NIÊN
3.1. Các giải pháp cơ bản
3.1.1. Giải pháp về xây dựng nội dung chủ yếu để tổ chức giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên.
Việc giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên nói riêng và của tuổi trẻ Việt Nam nói chung luôn được coi là vấn đề quan trọng, không chỉ giáo dục, bảo tồn nét đẹp văn hóa vốn có mà cần phát triển nó một cách tiên tiến hơn nhưng vẫn mang đậm tính truyền thống. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục sâu rộng tới các ĐVTN. Nhà nước cần giúp thanh thiếu niên nâng cao hiểu biết về lối sống văn hóa, truyền thống văn hóa, nếp sống văn hóa thông qua nhiều nội dung, phương thức hoạt động phong phú, đa dạng, gắn liền với thực tiễn, không nặng về giáo huấn, diễn thuyết. Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ tinh tế có sức lay động chinh phục tâm hồn, tình cảm của thanh thiếu niên như biểu diễn văn hóa nghệ thuật, các sinh hoạt truyền thống, tham quan di tích lịch sử văn hóa chiến khu xưa, các cuộc thi tìm hiểu “Sân chơi trí tuệ” trong tuổi trẻ, chú ý giáo dục lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng, lịch sử Đoàn cho thanh thiếu niên.
Tạo điều kiện và khuyến khích tuổi trẻ tham gia và góp phần phát triển các lễ hội truyền thống của dân tộc và của các vùng miền văn hóa…Thông qua đó giúp cho tuổi trẻ hiểu rõ hơn những giá trị quý báu của lễ hội, khơi dậy ý thức bảo tồn và phát huy những lối sống mới.
Phát triển mạnh mẽ hơn nữa các phong trào, các cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh tuổi trẻ, xây dựng cho thanh thiếu niên thói quen sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, đẩy mạnh việc giáo dục pháp luật trong thanh thiếu niên, loại trừ ra khỏi đời sống tuổi trẻ những tư tưởng lệ làng, lệ xóm, luật rừng, luật giang hồ và các tệ nạn xã hội. Nâng cao và đáp ứng nhu cầu văn hóa cho thanh thiếu niên đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Nghiên cứu xây dựng các đội thanh niên tình nguyện bảo vệ di sản văn hóa, các nhóm văn nghệ xung kích, nhóm các ca khúc cách mạng phục vụ nhân dân và tuổi trẻ. Phát huy vai trò của các thông tấn, báo chí đặc biệt là các phương tiện thông tin của Đoàn trong việc tuyên truyền, tạo dư luận xã hội để biểu dương giới thiệu những mô hình điển hình về giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, phê phán những hành vi thiếu văn hóa, các biểu hiện lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, coi thường luân thường đạo lý, các hành vi trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Cùng với việc khôi phục một số làng nghệ truyền thống, nó không chỉ mang giá trị về một nét đẹp dân gian mà nó còn thu hút được nhiều lao động, tăng thu nhập về kinh tế.
3.1.2. Các giải pháp về mặt tổ chức các phong trào, các cuộc tuyên truyền vận động về giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên
Các cấp bộ Đoàn cần tăng cường giáo dục các giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc và định hướng trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại cho thanh thiếu nhi góp phần giáo dục làm giàu văn hóa Việt Nam. Chú ý phát triển các đội nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng, các đội tuyên truyền thanh niên, các cuộc thi trang phục các giá trị truyền thống, tham gia tôn tạo các công trình văn hóa công cộng, đấu tranh bài trừ các thủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, các văn hóa phẩm độc hại, hạn chế khuynh hướng sùng ngoại trong hưởng thụ văn hóa của thanh thiếu niên mà dự thảo báo cáo của Ban chấp hành TW khóa VII trình đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII.
Mỗi cán bộ ĐVTN cần có đầy đủ ý thức trách nhiệm của mình với việc thực hiện nếp sống văn minh, gương mẫu chấp hành các quy định của Nhà nước, quy ước của địa phương, cơ quan, đơn vị về nếp sống văn minh, bài trừ hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, xa hoa lãng phí, tránh hiếu danh vụ lợi. Động viên tuyên truyền cho ông bà, cha mẹ, người thân cùng thực hiện. Mặt khác, nghiêm khắc phê phán và xử lý kỷ luật thích đáng đối với những cán bộ ĐVTN vi phạm nếp sống văn minh đi ngược với thuần phong mỹ tục của dân tộc ta.
Phối, kết hợp chặt chẽ với những ban ngành đoàn thể trong việc tuyên truyền giáo dục, triển khai tổ chức thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị về văn hóa và giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên.
3.1.3. Giải pháp về xây dựng gương điển hình, triển khai học tập kinh nghiệm.
Thường xuyên đổi mới nội dung và hình thức hoạt động với chủ đề phong phú đa dạng, hấp dẫn nhằm thu hút tập hợp đông đảo thanh niên tham gia. Thông qua các hình thức như thông tin tuyên truyền đại chúng, các hình thức sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt văn hóa văn nghệ, diễn đàn hội thảo…
Tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, chính quyền các ban ngành đoàn thể và nhân dân trong việc xung kích thực hiện nếp sống văn hóa mới, tổ chức các hội thi, sinh hoạt văn hóa Việt Nam vào các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương. Từ đó khơi dậy những nét đẹp tự nhiên, đồng thời phát huy những nét vốn có, phát huy những giá trị tiến bộ về vấn đề văn hóa. Tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị có thể thông qua hình thức trao đổi, tọa đàm hay phiếu câu hỏi dự thi. Từ đó nâng cao nhận thức của mỗi ĐVTN. Hay có thể dùng phương pháp chiếu câu hỏi điều tra, từ đó lắng nghe tiếp thu ý kiến của công luận về biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên.
Coi trọng công tác sơ tổng kết rút kinh nghiệm, kịp thời biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. Tổ chức lựa chọn làm điểm để nhân ra diện rộng, gắn việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của tổ chức Đoàn ở địa phương mình.
3.2. Khuyến nghị
3.2.1. Đối với Đảng, Nhà nước
Cần tiếp tục các Nghị quyết, chuyên đề về văn hóa trước mắt tiếp tục tổ chức quán triệt thực hiện có hiệu quả Nghị quyết TW khóa VIII, chỉ thị 27 của Bộ Chính trị về “Thực hiện lối sống văn hóa, nếp sống văn minh trong lễ hội”. Củng cố xây dựng, hoàn thiện thể chế văn hóa, coi đây là một nhiệm vụ lớn quan trọng mà chúng ta phải thực hiện thường xuyên liên tục trong suốt thời kỳ xây dựng đất nước. Trong điều kiện đất nước đang thực hiện sự nghiệp đổi mới mà lực lượng thanh niên dễ dao động, nhạy cảm trước những tác động xấu của cơ chế thị trường đối với nhận thức tình cảm, tư tưởng của ĐVTN. Thanh niên dễ mắc phải các thói hư tật xấu nên cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý kiểm tra giám sát của Nhà nước đối với ĐVTN và các hoạt động của họ.
Kịp thời nắm bắt chỉ đạo, khuyến khích đoàn thể thanh niên làm nòng cốt trong việc thực hiện sự nghiệp giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. Tăng cường nguồn đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hóa, có chính sách quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, chính sách ưu đãi đối với cán bộ Đoàn hoạt động trên lĩnh vực văn hóa. Đảng ủy và Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu và những lợi ích chính đáng của tuổi trẻ, chăm lo giáo dục tinh thần đi đôi với thể chất, có những chương trình kế hoạch để tuổi trẻ tiếp thu việc giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa.
3.2.2. Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương
Có kế hoạch chỉ đạo chặt chẽ Nghị quyết chuyên đề lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng, công tác văn hóa, động viên, tạo mọi điều kiện để cán bộ, Đảng viên, ĐVTN và nhân dân tham gia xây dựng lối sống văn hóa, giữ gìn an ninh chính trị, an toàn xã hội…
Các cấp ủy Đảng cần chỉ đạo các ban ngành liên quan phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, cụ thể hơn với tổ chức Đoàn các cấp trong việc thực hiện sự nghiệp giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên.
Thực sự tin tưởng, giao trách nhiệm cho tuổi trẻ, tổ chức Đoàn thanh niên xung kích thực hiện lối sống văn hóa…tránh sự lãnh đạo gia trưởng, áp đặt, khoán trắng. Chú trọng bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, sử dụng cán bộ làm công tác Đoàn, cần có chính sách (phụ cấp) thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ Đoàn, nhiệt tình sáng tạo trong công việc.
3.2.3. Đối với cấp bộ Đoàn TW
Các cấp bộ Đoàn mà trước tiên là TW Đoàn cần xây dựng chương trình kế hoạch liên tịch với các bộ ngành, nhất là ngành văn hóa thông tin để tranh thủ và tạo sức mạnh đồng bộ trong việc giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu thêm văn hóa Việt Nam. Cần có chủ trương chế độ khuyến khích, ưu đãi đối với thanh niên trong việc tôn tạo và giữ gìn các di tích văn hóa lịch sử. Ngược lại tạo điều kiện cho tuổi trẻ tham gia, tìm hiểu, nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa để hiểu rõ hơn về lịch sử, truyền thống văn hóa của dân tộc.
3.2.4. Với tỉnh Đoàn
Tỉnh Đoàn cần tham mưu tích cực với tỉnh ủy - UBND tỉnh tạo điều kiện cho thanh niên có cơ chế chính sách thuận lợi để cống hiến và trưởng thành. Tổ chức thành lập các đội tuyên truyền ca khúc cách mạng…để cho ĐVTN hiểu rõ và sâu sắc về đạo đức, lối sống văn hóa. Tuyên truyền mở lớp tập huấn, tọa đàm để tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, văn nghệ…
3.2.5. Đối với huyện Đoàn và Đoàn cơ sở
Tăng cường chỉ đạo các phong trào thiết thực với thanh niên, các chương trình về văn hóa, lối sống, nếp sống. Tổ chức các hoạt động dã ngoại, dạ hội, tham quan các di tích lịch sử cho ĐVTN.
KẾT LUẬN
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tâm niệm “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Điều đó đã lý giải vì sao trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến giáo dục và đào tạo con người. Người đã phân tích một cách đơn giản và dễ hiểu rằng, “không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa”. Người đặc biệt nhấn mạnh vai trò của đạo đức và luôn quan tâm đến việc giáo dục đạo đức trong hoạt động giáo dục và đào tạo. Người luôn cho rằng, “hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Đối với Người, việc quan tâm đến giáo dục là vì muốn “đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà”. Những công dân tốt, những cán bộ tốt đó, đương nhiên phải có đủ cả đức lẫn tài.
Giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức lối sống văn hóa nói riêng, chính là phương thức chuyển văn hóa đạo đức của xã hội thành văn hóa đạo đức của cá nhân. Nói cách khác, đó là phương thức và quá trình chuyển những nguyên tắc, những chuẩn mực, những quan điểm và lý tưởng đạo đức của xã hội thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, thành nhu cầu và tình cảm đạo đức, thành niềm tin và tri thức, thành trách nhiệm và nghĩa vụ, thành ý chí và động cơ cá nhân, thành năng lực sáng tạo và đánh giá đạo đức của mỗi con người. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người cho rằng, công việc này phải tiến hành thường xuyên, phải “rèn luyện bền bỉ hàng ngày”, phải coi đây là công việc của tất cả mọi người và diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Đây cũng là một công việc hết sức khó khăn, nó đòi hỏi một sự nỗ lực, tính tự kiềm chế và cả đức tính kiên trì. Một con người hôm nay là tốt nhưng chưa có gì có thể đảm bảo chắc chắn rằng, ngày mai, ngày kia anh ta cũng vẫn là người tốt. Cho nên, mỗi con người, trong suốt cuộc đời của mình, cần phải nỗ lực rèn luyện liên tục để khẳng định và vươn tới cái thiện, chống lại cái ác trong cuộc sống và ngay cả trong chính bản thân mình.
Công cuộc đổi mới ở nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề giáo dục đạo đức lối sống, văn hóa cho thanh niên. Có thể nói, chưa bao giờ Thanh niên hiện nay lại phải chịu nhiều tác động bởi cơ chế thị trường và quá trình toàn cầu hóa như hiện nay. Cho nên, việc tăng cường, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức, lối sông, văn hóa vừa là yêu cầu của công cuộc đổi mới về kinh tế - xã hội, vừa là đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp phát triển con người và xây dựng một môi trường đạo đức lành mạnh của xã hội. Trên cơ sở phân tích thực trạng của đất nước trong bối cảnh sự nghiệp đổi mới, Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã định hướng cho chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là: Giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong giáo dục;
Ai cũng biết thế hệ trẻ chuẩn bị hành trang vào đời cần phải tích luỹ các kiến thức khoa học, công nghệ, ngoại ngữ, tin học… nhưng nếu chỉ chừng đó thôi mà không lưu tâm hoặc bỏ qua việc trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, ý thức pháp luật thì rất dễ dẫn đến sự phát triển lệch lạc, phiến diện. Đó là con đường dẫn tới sự thiếu hụt những giá trị nhân văn trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người. Sự thiếu hụt đó là nguy cơ làm suy thoái, thậm chí biến dạng quá trình phát triển của cá nhân và cộng đồng. Đã đến lúc chúng ta cần phải ý thức được rằng, giáo dục đạo đức lối sống văn hóa cho thanh niên, thực chất là giáo dục cho những chủ nhân tương lai của đất nước, nhằm đáp ứng cho yêu cầu nhiệm vụ xây dựng đất nước đi lên CNXH.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là lực lượng hùng hậu, là đội hậu bị tin cậy của Đảng nên phải xung kích đi đầu trong việc giáo dục lối sống mới, phát huy và xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ.
Trong những năm qua, tổ chức Đoàn thanh niên huyện Mường Ảng đã có những kế hoạch, nội dung biện pháp thiết thực giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên trên địa bàn với nhiều hình thức hoạt động và đạt được nhiều kết quả rất đáng khen ngợi. Song bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế, trong công tác triển khai thực hiện, và một số cán bộ, tổ chức cơ sở Đoàn còn chưa nhận thức nghiêm túc, đúng đắn vai trò trách nhiệm của mình, chưa có những phương thức, nội dung, kế hoạch cụ thể nhằm giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên dạt hiệu quả và có tính bền vững.
Qua nghiên cứu đề tài, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm góp phần cùng tổ chức huyện Đoàn nâng cao hiệu quả trong công giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa thanh niên trên địa bàn huyện.
Trong tiểu luận em đã khái quát và trình bày những nội dung cơ bản tổ chức Đoàn, Đoàn thanh niên với công tác giáo dục đạo đức lối sống văn hóa trên địa bàn, nguyên nhân, những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức lối sống văn hóa cho thanh niên trên địa bàn huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên, đó là kết quả thực tiễn trong thời gian tiếp cận viết tiểu luận tốt nghiệp tại địa phương. Bản thân em nhận thấy sự nghiên cứu này là thiết thực và bổ ích, góp phần nâng cao công tác giáo dục đạo đức lối sông văn hóa thanh niên trên địa bàn trong thời gian tới. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và viết tiểu luận tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót và hạn chế, Vì vậy rất mong nhận được ý kiến đóng góp của chính quyền địa phương, Ban chấp hành, Ban thường vụ Đoàn xã Mường Trai, các cơ quan chức năng và Ban giám đốc, các thầy công tác giáo tại học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, đặc biệt là thầy giáo Hoàng Vân (giáo viên hướng dẫn) để bổ sung, hoàn thiện tiểu luận tốt nghiệp, hơn nữa xây dựng được nguồn kiến thức cơ bản cho công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, để áp dụng vào thực tiễn công tác sau này đạt hiệu quả cao hơn, sâu sắc hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn kiện Hội nghị lần thứ V - BCH TW Đảng (Khóa VIII). Nxb Chính trị Quốc gia - Hà Nội, (1998).
Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết lần thứ V. BCH TW Đảng (Khóa VIII), Nxb Chính trị Quốc gia - Hà Nội, (1998).
Nghị quyết TW khóa VIII.
Nghị quyết của Đảng về văn hóa.
Văn hóa và phát triển nhân cách. Nxb Chính trị Quốc gia - Hà Nội, (1998).
Báo cáo Đảng ủy huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên.
Báo cáo của huyện Đoàn Mường Ảng - tỉnh Điện Biên.
Báo cáo của phòng văn hóa huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận tốt nghiệp - ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH HUYỆN MƯỜNG ẢNG - TỈNH ĐIỆN BIÊN VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO THANH.doc