Tiểu luận Dự án “siêu thị ghi nợ cho sinh viên” -DEBITMART

Để đáp ứng tôt nhất nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và nhằm cung cung cấp phục vụ khách hàng các sản phẩm với giá cả hợp lí nhất, chất lượng tốt nhất chúng tôi chọn các nhà cung cấp hàng đầu: - Hóa mỹ phẩm: Unilever, mỹ phẩm Sài Gòn, Mỹ Hảo, P & G - Sản phẩm công nghệ: Vinamilk, Pepsico, Kinh Đô - Văn phòng phẩm: Vĩnh Tiến, Tân Thành Đạt, Quyết Tâm, - Đồ dùng: Tân tiến, Nhựt Thành, Ocean Những nhà cung cấp hàng đầu: - Các ngân hàng cung cấp thẻ liên kết: Agribank, Techcombank, DongABank, - Công ty Unilever, mỹ phẩm Sài Gòn, Mỹ Hảo, P & G - Vinamilk, Pepsico, Kinh Đô - Vĩnh Tiến, Tân Thành Đạt, Quyết Tâm, - Và một số nhà cung cấp nhỏ khác.

pdf37 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2165 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Dự án “siêu thị ghi nợ cho sinh viên” -DEBITMART, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và lãi vay của dự án 22 4.5. Kế hoạch lãi lỗ 23 4.6. Chênh lệch khoản phải thu – phải trả 23 4.7. Nhu cầu tồn quỹ tiền mặt 24 4.8. Xác định kết quả hoạt động kinh doanh 24 4.9. Bảng cân đối dòng tiền theo quan điểm TIP 26 Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART [Nhóm 10 – Lớp K09.401] Môn Lập và Thẩm định dự án đầu tư [K09.401] Nhóm 10. PHẦN 5. PHÂN TÍCH SWOT, CHIẾN LƯỢC & NHÀ CUNG CẤP 27 5.1. Ma trận SWOT 27 5.1.1. Phân tích 27 5.1.2. Đề xuất chiến lược 28 5.2. Khả năng đảm bảo và phương thức cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất 29 Danh mục tài liệu tham khảo 30 Phụ lục Bảng hỏi dự án 31 Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 1 [K09.401] Nhóm 10. PHẦN 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN 1. Sự cần thiết phải đầu tư dự án: - Khu đô thị Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị loại 3, là Thành phố khoa học dành cho sinh viên các trường đại học trong và ngoài khối ĐHQG.HCM với quy mô đào tạo đến năm 2025 là khoảng 105.000 sinh viên chính quy, đáp ứng chỗ ở cho gần 100.000 sinh viên. sẽ đó, theo quy hoạch, riêng Trung tâm Quản lý Ký túc xá có diện tích rộng gần 42 ha, bao gồm 03 khu là: Khu A (24 đơn nguyên nhà 05 tầng, với sức chứa 12.000 chỗ ở), Khu A mở rộng (06 đơn nguyên nhà 12 tầng, với sức chứa 10.000 chỗ ở) và Khu B (gồm 19 đơn nguyên nhà từ 12 đến 16 tầng với sức chứa 40.000 chỗ ở). Quy hoạch tổng thể ĐHQG.HCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với diện tích 643,7 ha, trong đó gồm 522 ha thuộc Tỉnh Bình Dương và 121,7 ha thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Phía Bắc giáp xã Bình An, xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương; Phía Nam giáp xa lộ Trường Sơn, trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh và trường Đại học Thể dục Thể thao Trung ương II; Phía Đông giáp Viện Công nghệ sinh học và sinh học nhiệt đới thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, xa lộ Hà Nội (quốc lộ 1A), trường Đại học An ninh và xã Bình An; Phía Tây giáp phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Theo đề án, trong tương lại, Khu đô thị Đại học Quốc gia sẽ là đô thị vệ tinh của Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với các khu đô thị khác như Tây Bắc, Hiệp Phước, đây sẽ trở thành một khu đô thị đại học lớn nhất Việt Nam, với đầy đủ các công trình công cộng bên trong như trường học, bưu điện, bệnh viện, trạm xe buýt, công viên và các khu vui chơi giải trí khác. - Hiện nay, trong khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã có gần 60.000 sinh viên, cán bộ-viên chức đang sinh sống, lao động và học tập. Mặt khác, do công tác đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng ĐHQG-HCM và tái định cư vẫn chưa được thực hiện xong nên một số lượng lớn các hộ dân (khoảng hơn 4.000 hộ) vẫn còn đang sinh sống và làm việc trong khu quy hoạch. Khu đô thị đang trong quá trình hình thành và phát triển nên cơ sở hạ tầng, dịch vụ chưa đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của người dân. Bên cạnh đó, với vị trí quy hoạch tiếp giáp giữa hai địa phương, đặc biệt là Ký túc xá khu B (dự kiến đáp ứng chỗ ở cho khoảng 40.000 sinh viên trong thời gian tới) nằm ở khu vực địa hình phân bố phức tạp, hẻo lánh, dịch vụ nghèo nàn, nguy cơ tội phạm và các tệ nạn xã hội gây hoang mang búc xúc trong dư luận sinh viên khiến nhu cầu đi lại, mua sắm trở nên bức thiết. Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 2 [K09.401] Nhóm 10. - Bán lẻ, buôn bán hiện đại dưới hình thức siêu thị tự chọn các cửa hàng trung tâm thương mại xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1994 và tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Mức sống của người dân ngày càng cao dẫn đến xu hướng thích mua hàng ở các cửa hàng, siêu thị hơn ở chợ vì yếu tố chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, hơn nữa các mặt hàng này phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. - Ưu điểm của một siêu thị mini: + So với các chợ: Việc mua sắm được thuận tiện, giá cả rõ rang, chất lượng đảm bảo trong khi nếp tiêu dung ở chợ thường bộc lộ nhiều nhược điểm như chất lượng thực phẩm đôi khi không đảm bảo, giá cả không ổn định, bất tiện trong việc đi lại… + So với các siêu thị lớn: Hạn chế được một số nhược điểm của các siêu thị lớn như là thời gian chờ đợi gửi xe, tính tiền,… Thời điểm thị trường biến động, các siêu thị mini đóng vai trò quan trọng trong việc bình ổn giá. - Sinh viên hầu hết là những người có mức chi tiêu cao trong khi thu nhập không đáp ứng đủ, từ đó phát sinh nhu cầu ghi nợ. Nhận thấy đây là một cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng, có khả năng mang lại lợi nhuận cao, mặt khác nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm thiết yếu của sinh viên Ký túc xá khu B nói riêng và người dân khu vực nói chung, chúng tôi tiến hành lập Dự án ‘Siêu thị ghi nợ - DebitMart’. 2. Căn cứ pháp lý để lập dự án: - Căn cứ Luật Đất đai 2003 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ xây dựng ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng" - Căn cứ Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 24/1/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị. - Căn cứ Nghị định 16/CP ngày 27/1/1995 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập ĐHQG-HCM. - Căn cứ Quyết định 154/2001/QĐ-TTg ngày 10/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Đại học Quốc gia TP.HCM. - Căn cứ Quyết định 660/QĐ-TTg ngày 17/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 Đại học Quốc gia TP.HCM. - Căn cứ Quyết định 1969/QĐ-CT ngày 02/6/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương về việc ban hành qui định đơn giá bồi thường thiệt hại về đất và tài Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 3 [K09.401] Nhóm 10. sản trên đất đối với công trình ĐHQG TP.HCM trên địa bàn xã Đông Hòa, xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. - Căn cứ Quyết định số 3453/QĐ-UB ngày 20/8/2003 của UBND TP.HCM về việc thu hồi và giao đất cho ĐHQG TP.HCM để tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng và quản lý tại phường Linh Trung và Linh Xuân, quận Thủ Đức. - Căn cứ Quyết định số 6239/QĐ-CT ngày 12/8/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương về việc điều chỉnh, bổ sung chính sách bồi thường đối với công trình ĐHQG TP.HCM trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Căn cứ Quyết định số 82/2011/QĐ-UBND ngày 18/12/2011 của UBND TP.HCM về ban hành Quy định về giá các lọai đất trên địa bàn TP HCM. 3. Tóm tắt dự án: Tên dự án: Siêu thị ghi nợ – DebitMart. - Điểm khác biệt: Cho phép người mua thanh toán bằng thẻ ngân hàng, vừa có thể ghi nợ nếu có nhu cầu. - Vị trí dự án: Khu phố 3, P. Linh Xuân, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh. - Chi tiết: + Diện tích khu đất : 400m2 + Diện tích xây dựng : 240m2 + Diện tích sàn (kể cả tầng hầm) : 700m2 Trong đó: Diện tích tầng hầm : 220m2 Diện tích tầng 1 : 240m2 Diện tích tầng 2 : 240m2 + Mật độ xây dựng : 60% + Hệ số sử dụng đất : 1,2 + Tầng cao trung bình : 3,5m. + Tổng chiều dài đường rào : 42 mét dài. - Tổng vốn đầu tư : 4.998.886.200đ Trong đó: + Vốn tự có : 3.200.000.000đ (64%, SSL kì vọng 16%) + Vốn vay ngân hàng : 1.800.000.000đ (36%, lãi vay 12%/năm) - Phương châm hoạt động: Tin cậy và tiện lợi. - Chức năng: Cung cấp hàng hóa thiết yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, học tập của sinh viên Ký túc xá khu B nói riêng và người dân khu vực nói chung. Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 4 [K09.401] Nhóm 10. PHẦN 2. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG THÔNG QUA BẢNG HỎI 2.1. Nhu cầu về sản phẩm: 2.1.1. Nhu cầu về số lượng sản phẩm: Với hơn 10.000 sinh viên sống tại Ký túc xá khu B và khoảng 2000 hộ dân đang sinh sống trong khu vực. Công suất Ký túc xá khu B xây dựng cho hơn 40.000 sinh viên. Dự báo trong vài năm tới, số lượng trên còn tăng lên rất cao, cả số lượng sinh viên lẫn người dân. Bảng 1. Nhu cầu tham gia hình thức ghi nợ theo giới tính. Tỷ lệ sinh viên được khảo sát có nhu cầu sử dụng hình thức ghi nợ khá cao (142/200 bạn ~ 71%). Bên cạnh đó, trong 100% nam giới, có 64,7% có nhu cầu sử dụng. Trong 100% nữ giới, có 72,3% có nhu cầu sử dụng. Vậy dự án giải quyết được nhu cầu của hầu hết sinh viên. Mặt khác, vì tỷ lệ nữ giới muốn tham gia dịch vụ lớn hơn nam giới, nên cơ cấu các mặt hàng trong dự án cũng có sự phân bố tương ứng, nhưng chênh lệch không quá lớn. 2.1.2. Nhu cầu về chất lượng sản phẩm: Tiêu chí nơi mua sắm Responses Percent of Cases N Percent Tiêu chí chọn nơi mua Gần nhà 76 38.00% 38.00% Giá rẻ 60 30.00% 30.00% Thân thiện, sạch sẽ 20 10.00% 10.00% Đa dạng chủng loại 40 20.00% 20.00% Nhân viên thân thiện… 4 2.00% 2.00% Total 200 100.00% 100.00% Count Nhu cầu tham gia hình thức ghi nợ Tổng cộng Có Không Bạn là nam/nữ? Nam 22 12 34 Nữ 120 46 166 Tổng cộng 142 58 200 Bảng 2. Tiêu chí chọn nơi mua sắm. Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 5 [K09.401] Nhóm 10. Khách hàng quan tâm nhiều đến địa điểm (37%), giá cả (31%) và nhiều chủng loại (20%). Nên, dự án cần chú ý chọn địa điểm thuận lợi, gần thị trường, quan tâm đến khâu định giá và cần đa dạng các mặt hàng. Giá và chất lượng cũng là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý. Frequency Percent Valid Rất hài lòng 14 07.00% Hài lòng 71 35.50% Bình thường 109 54.50% Không hài lòng 6 03.00% Total 200 100.00% Bảng 3. Mức độ hài lòng về nơi mua sắm. Có 35% số sinh viên hài lòng với các dịch vụ tại nơi đã mua sắm. Nhưng có tới 56% chỉ cảm thấy bình thường. Điều này cho thấy rằng dịch vụ mua sắm hiện có chưa thực sự làm thỏa mãn khách hàng. Chính vì vậy, cần tìm hiểu tiêu chí chọn nơi mua sắm của khách hàng để có thể thu hút và đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 2.2. Đặc điểm khách hàng: 2.2.1. Thu nhập: Thu nhập hàng tháng của sinh viên dao động từ 450.000đ đến 5.000.000đ, nhưng tập trung nhiều ở khoảng 1.500.000đ đến 2.000.000đ. Mức thu nhập trung bình là 2.010.000đ. Bảng 4. Thu nhập hàng tháng của sinh viên. 37% 31% 10% 20% 2% Gần nhà Giá rẻ Nơi mua sắm thân thiện Nhiều chủng lọai sản phẩm Nhân viên chuyên nghiệp 0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00 0 20 40 60 80 100 120 Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 6 [K09.401] Nhóm 10. 2.2.2. Chi tiêu: Nhu cầu chi tiêu của sinh viên tham gia khảo sát dao động từ 450.000đ đến 5.200.000đ, nhưng tập trung nhiều ở khoảng 1.500.000đ đến 2.000.000đ. Mức nhu cầu chi tiêu trung bình là 2.280.000đ. Bảng 5. Thu nhập hàng tháng của sinh viên. Kết luận: Chênh lệch trung bình giữa nhu cầu chi tiêu và thu nhập là 270.000đ. Sinh viên cần có thêm 270.000đ để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Hạn mức của thẻ ghi nợ sẽ được quyết định dựa trên cơ sở số liệu này. 2.3. Đối thủ cạnh tranh: Hiện tại, trên địa bàn khu vực làng đại học có những nhà cung cấp các sản phẩm tương tự Siêu thị DebitMart như: Nhà sách Nguyễn Văn Cừ, Chợ Nhân văn, các cửa hàng tạp hóa, căn tin các khu nhà… Tuy nhiên, Ký túc xá khu B nằm ở vị trí tách biệt so với khu dân cư đông đúc nên chỉ có một đối thủ chủ yếu là căn tin các khu nhà. Mặt khác, đây là khu vực có tốc độ phát triển nhanh, dân cư tập trung ngày càng đông do quy hoạch của Đại học Quốc gia mở rộng vì thế có thể xuất hiện nhiều đối thủ mới như các tiệm tạp hóa mới được xây dựng lên, quy mô các tiệm tạp hóa nhỏ hiện tại có thể sẽ được mở rộng, có thể trong tương lai các siêu thị lớn như Coopmart, Vinatex, G7… Nơi mua sắm Responses N Percent Nơi mua sản phẩm Cửa hàng tạp hóa 78 39.00% Siêu thị 51 25.50% Chợ 64 32.00% Khác 7 03.50% Total 200 100.00% Bảng 6. Bạn thường mua sản phẩm tiêu dùng ở đâu? 0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00 0 20 40 60 80 100 120 Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 7 [K09.401] Nhóm 10. Trong 200 người được khảo sát, có 102 người thường mua sản phẩm ở siêu thị, ngoài ra họ còn mua sản phẩm ở cửa hàng tạp hóa, siêu thị, chợ, và những nơi khác như shop……. Tuy tỷ lệ phần trăm trên tổng lựa chọn không cao (25,50%), nguyên nhân là do khu vực làng đại học chỉ có 1 siêu thị (nhưng là siêu thị sách), điều này đã khiến sinh viên chuyển hướng sang mua sắm ở những nơi khác. Vậy nên, nếu đáp ứng nhu cầu thì siêu thị cũng là nơi mua hàng khá lý tưởng. 2.4. Kế hoạch marketing: 2.4.1. Chiến lược giá: Giá cả phù hợp, bước đầu đưa ra mức giá của sản phẩm tương đối thấp nhằm thu hút khách hàng , bình ổn giá cả. Thâm nhập thị trường bằng chiến lược giá vì thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu rất nhạy cảm về giá. Nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn thu nhập từ nguồn nào? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Ngân hàng 2 1 1 1 Bạn bè, người thân 188 94 94 95 Đi vay, cầm cố 8 4 4 99 Mua nợ 2 1 1 100 Total 200 100 100 Bảng 7. Khi nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn thu nhập thì bạn thường lấy từ nguồn nào? Theo khảo sát, khi thu nhập không thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, sinh viên thường vay mượn của bạn bè, người thân (94%). Nguyên nhân là vì vay từ bạn bè thì rất tiện lợi (nhanh, dễ dàng, không lãi suất). 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Cửa hàng tạp hóa Siêu thị Chợ Khác 1% 94% 4% Ngân hàng Bạn bè, người thân Đi vay, cầm cố Mua nợ Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 8 [K09.401] Nhóm 10. Chúng ta cần chú ý đến tên và tính chất của phương thức này, để đưa ra hình thức cho vay phù hợp, giúp khách hàng cảm thấy sản phẩm thẻ ghi nợ này gần gũi và tốt như những người bạn. Thẻ có những tiện ích như khi họ vay từ bạn bè (nhanh, gọn, dễ dàng, lãi suất thấp, có thể vay rất nhiều lần mà không sợ ngại). Giới thiệu hình thức ghi nợ: Sử dụng hình thức ghi nợ bằng thẻ chưa? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Chưa 191 95.50% 95.5 95.5 Rồi 9 04.50% 4.5 100 Total 200 100.00% 100 Có tới 95,5% sinh viên chưa sử dụng hình thức ghi nợ. Đây là cơ hội và cũng là thách thức. Thẻ ghi nợ là sản phẩm mới, thiết thực với đời sống sinh viên, nên số lượng sinh viên sử dụng mặt hàng này có thể sẽ nhiều. 2.4.2 Chiến lược sản phẩm: Đa dạng hóa các loại sản phẩm từ chủng loại, khối lượng, nhãn hiệu, chất lượng…nhằm đáp úng nhu cầu đa dạng của khách hàng. 2.4.3. Khuyến mãi: Bao gồm các hình thức khuyến mãi sau: - Giảm giá trong tuần đầu khai trương. - Giảm giá vào các ngày lễ hoặc cuối tuần. - Tặng phiếu quà tặng cho mỗi hóa đơn trên 200.000đ. 2.4.4. Chiến lược quảng cáo: - Trước ngày khai trương 2 tuần treo banner quảng cáo tai nhiều khu vực nơi tập trung những khách hàng mục tiêu như: Ký túc xá, các trường Đại học trong khu vực…, 1 tuần trước khai trương phát tờ rơi giới thiệu về siêu thị. - Nhân ngày khai trương siêu thị sẽ giảm giá 10% tất cả các mặt hàng, và 6 ngày tiếp theo của tuần lễ khai trương sẽ giảm giá 5% cho tất cả các mặt hàng. Ngoài ra siêu thị còn tặng phiếu quà tặng cho khách hàng có hóa đơn trên 200.000đ. Bảng 8. Bạn đã sử dụng hình thức mua hàng ghi nợ bằng thẻ chưa? Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 9 [K09.401] Nhóm 10. Quảng cáo Responses N Percent Truyền thông Tờ rơi 35 17.50% Quảng cáo truyền hình 68 34.00% Internet 51 25.50% Bạn bè, người thân 46 23.00% Total 200 100.00% Bảng 9. Bạn thường biết đến và tin dùng các sản phẩm thông qua nguồn nào? Dựa vào số liệu trên, hoạt động truyền thông, marketing nên đẩy mạnh quảng cáo trên TV, internet. Mặt khác, vì thông tin được truyền từ bạn bè và người thân cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ (23%) nên cần quan tâm đến chất lượng dịch vụ và sử dụng triệt để loại hình này để giảm thiểu chi phí. 17% 34%26% 23% Tờ rơi Quảng cáo TV Internet Bạn bè, người thân Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 10 [K09.401] Nhóm 10. PHẦN 3. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VÀ NHÂN SỰ CỦA DỰ ÁN 3.1 Mô tả sản phẩm của dự án: 3.1.1. Sản phẩm: Do khách hàng mục tiêu của dự án là sinh viên và những người tiêu dùng thường xuyên, bình dân, những mặt hàng điện tử và đồ cao cấp sẽ bị hạn chế hoặc không cung cấp trong hệ thống siêu thị ghi nợ. Mặt hàng sách giáo khoa, giáo trình cho Sinh viên, siêu thị cũng không cung cấp vì trong khu vực làng Đại học nguồn cung sách gốc và photo đã bão hoà, đồng thời nguồn cung khó quản lý và thường xuyên thay đổi. Siêu thị chỉ cung cấp các sách truyện mới ra trên thị trường mang tính chất tham khảo hoặc giải trí cho sinh viên. Các sản phẩm chủ yếu của dự án là hàng tiêu dùng thường ngày thiết yếu bao gồm 6 nhóm chính và được phân bố như sau: - Tầng 1: o Thực phẩm tươi sống: thịt, hải sản, trái cây và rau củ, thực phẩm chế biến, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm bơ sữa,… o Thực phẩm khô: Gia vị, nước giải khát, nước ngọt, rượu, bánh snack… o Hóa phẩm, mỹ phẩm: Dầu gội, bột giặt, sữa tắm… - Tầng 2: o Hàng may mặc và phụ kiện: thời trang nam, nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh, giày dép và túi xách… o Hàng điện gia dụng: các sản phẩm điện gia dụng đa dạng bao gồm thiết bị trong nhà bếp, thiết bị giải trí tại gia, các thiết bị học tập cơ bản… o Vật dụng trang trí nội thất: bàn ghế, dụng cụ bếp, đồ nhựa, đồ dùng trong nhà, những vật dụng trang trí, vật dụng bảo trì và sửa chữa, phụ kiện di động, xe gắn máy, đồ dùng thể thao và đồ chơi… 3.1.2. Chất lượng: 3.1.2.1. Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm trong siêu thị sẽ được cung cấp bởi các nhà sản xuất có uy tín và thương hiệu. Đặc biệt, siêu thị hướng đến sản phẩm là hàng Việt có chất lượng cao (theo mô hình của Coopmart). Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 11 [K09.401] Nhóm 10. 3.1.2.2. Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng: Siêu thị sẽ tổ chức khóa đào tạo kỹ năng cho các nhân viên (đặc biệt là nhân viên bán hàng,nhân viên thu ngân,bảo vệ - những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng) để đảm bảo có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất. 3.2. Nghiên cứu địa điểm thực hiện dự án: 3.2.1. Vị trí dự án: Khu phố 3, P. Linh Xuân, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh. - Nằm gần Ký túc xá khu B, giáp ranh giữa huyện Dĩ An và quận Thủ Đức. Khu vực không nằm trong khu đất quy hoạch của Đại học quốc gia, vì vậy, dự án sẽ không bị tác động xấu về lâu dài đối với các quy hoạch của khu vực. (Hình ngôi sao trên bản đồ). - Vị trí nằm trong khu vực rất gần với các trường đại học trong và ngoài ĐHQG, các khu nhà trọ, ký túc xá khu B và khu dân cư, thuận lợi cho sinh viên và người dân trong khu vực – thị phần mà dự án đang hướng tới. Bên cạnh đó, có nhiều con đường mới mở, thuận tiện cho giao thông đường bộ, việc thi công và vận chuyển hàng hóa cũng dễ dàng hơn. - Khu đất chưa sử dụng nên giá rẻ hơn so với các khu vực khác. Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 12 [K09.401] Nhóm 10. 3.2.2. Mô hình siêu thị: Mô hình tầng 1. (1) Quầy tính tiền. (2) Thang bộ. (3) Các ô xám xung quanh và dãy màu – Kệ đựng hàng. Mô hình tầng 2 (2) Thang bộ. 3.3. Xác định công suất của dự án và dự báo lượng khách hàng: Theo quan niệm của nhiều nước, siêu thị phải là nơi mà người mua có thể tìm thấy mọi thứ họ cần và với một mức giá "ngày nào cũng thấp" (everyday-low- price). Chủng loại hàng hóa của siêu thị có thể lên tới hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn loại hàng. Thông thường, một siêu thị có thể đáp ứng được 70-80% nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng về ăn uống, trang phục, mỹ phẩm, đồ làm bếp, chất tẩy rửa, vệ sinh... Qua khảo sát khoảng 200 sinh viên đang sống tại khu vực: Có 71% sinh viên có nhu cầu mua hàng hóa tại siêu thị (số liệu sơ cấp từ khảo sát). Tuy nhiên, do siêu thị mới đi vào hoạt động chưa thể thu hút khách hàng vì thói quen tiêu dùng, mối quan hệ của khách hàng với các nơi bán hàng hóa khác… Vì vậy, dự báo khoảng 40% sinh viên có nhu cầu mua hàng tại siêu thị. Trong đó, có 60% sinh viên có nhu cầu mua hàng hóa thường xuyên tại siêu thị (dự đoán đến siêu thị mua hàng Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 13 [K09.401] Nhóm 10. hóa, khoảng ít nhất 10 lần/tháng, không thường xuyên khoảng 2 lần/tháng). Hiện tại có khoảng 5000 sinh viên sống tại Ký túc xá khu B. Lượt khách hàng mỗi tháng: 5.000 x 40% x 60% x 10 + 5.000 x 40% x 40% x 2 = 13.600 lượt/tháng. Lượt khách hàng mỗi năm: 13.600 x 12 = 163.200 lượt/năm Trước mắt, Siêu thị ghi nợ – DEBITMART thiết kế để phục vụ khoảng 40% Sinh viên ở khu vực Ký túc xá khu B. Theo kế hoạch, mỗi năm Ký túc xá xây dựng thêm khoảng 4 khu nhà, giải quyết chỗ ở cho ít nhất 3000 sinh viên/năm, đồng thời siêu thị xây dựng được hình ảnh và tạo sự uy tín. Dự báo: Tổng lượt khách hàng đến siêu thị năm 2 tăng 15%, năm 3 đạt cực đại với mức tăng 20%. Tuy nhiên, đến năm 4, khách hàng giảm 15% do xuất hiện thêm các đối thủ cạnh tranh khác. Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Lượt khách hàng đến siêu thị 163.200 187.680 225.216 191.434 Bảng 10. Dự báo lượt khách hàng đến siêu thị mỗi năm. 3.4. Phương thức thanh toán: - Nếu khách hàng thanh toán ngay, siêu thị sẽ áp dụng phương thức thanh toán thuận tiện bằng tiền mặt hoặc thẻ. Điều này tiết kiệm thời gian và công sức, tạo thuận lợi cho sinh viên và người dân trong tiêu dùng, vì khu vực làng đại học nhu cầu dùng thẻ rất lớn song các ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được. Toàn bộ khu vực chỉ có 10 trạm ATM trên tổng số hàng chục ngàn sinh viên: + Ký túc xá khu A: 2 ATM Đông Á; + Thư viện Trung tâm: 1 ATM Viettinbank; + Nhà điều hành: 1 ATM BIDV; + Nhà sách Nguyễn Văn Cừ: 1 ATM Techcombank; + Trường ĐH KHTN & Trường ĐH TDTT: 2 ATM Agribank; + Trường Đại học Kinh tế - Luật: 2 ATM Techcombank, 1 ATM Agribank. - Ngoài ra, siêu thị còn có một phương thức thanh toán đặc biệt dành cho sinh viên là thanh toán bằng thẻ ghi nợ nếu sinh viên chưa thanh toán ngay. Thẻ ghi nợ là thẻ ngân hàng được siêu thị liên kết với nhà trường cấp cho sinh viên dùng để mua sắm những mặt hàng của siêu thị. Hạn mức cho vay 300.000đ/tháng, nợ không quá 2 tháng (tương đương 600.000đ). Lãi suất vay nợ 5%/tháng. Sinh viên có thể thanh toán nợ trực tiếp bằng tiền mặt tại siêu thị hoặc nợ sẽ tự động thanh toán khi có tiền chuyển vào tài khoản của sinh viên. Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 14 [K09.401] Nhóm 10. Nếu sau 2 tháng, sinh viên không thanh toán khoản nợ, siêu thị sẽ thông báo về trường sinh viên đang theo học để có hình thức chế tài phù hợp. 3.5 Chi phí đầu tư dự án: 3.5.1. Chi phí xây lắp: 4.021.000.000đ - Chi phí mặt bằng: Theo bảng giá đất Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012, giá đất tại Khu phố 3, P. Linh Xuân, Q. Thủ Đức, khu vực giáp ranh tỉnh Bình Dương khoảng 4.100.000đ/m2. Mật độ xây dựng là 60%, hệ số xây dựng là Vậy tổng chi phí đất đai sẽ là: 4.100.000 x 400 = 1.640.000.000đ - Chi phí xây dựng: 2.381.000.000đ + Nhà chính: 240m2 x 2 tầng x 4.000.000đ/m2 = 1.920.000.000đ + Tầng hầm: 220m2 x 2.000.000đ/m2 = 440.000.000đ + Tường rào: 42m x 500.000đ/m = 21.000.000đ 3.5.2. Chi phí mua sắm máy móc, thiết bị: (Đơn vị tính: đồng) THIẾT BỊ SỐ LƯỢNG ĐƠN VỊ CHI PHÍ ( ĐỒNG/1SP) TỔNG CHI PHÍ 1. Máy tính tiền 4 Cái 5.800.000 23.200.000 2. Máy đọc mã vạch 2 Cái 2.450.000 4.900.000 3. Quầy tính tiền 4 Cái 1.500.000 6.000.000 4. Máy in mã vạch 4 Cái 7.192.500 28.770.000 5. Cân điện tử 4 Cái 2.574.000 10.296.000 6. Két đựng tiền 4 Cái 1.450.000 5.800.000 7. Kệ đơn 1.2m 60 Kệ 1.400.000 84.000.000 8. Kệ đơn 1m 16 Kệ 1.200.000 19.200.000 9. Kệ đơn 0,8m 38 Kệ 900.000 34.200.000 10. Kệ đôi (0.8mx1m) 48 Kệ 1.700.000 81.600.000 11. Kệ y tế 2 Kệ 2.100.000 4.200.000 12. Kệ chứa hàng 6 Kệ 1.100.000 6.600.000 13. Sạp 42 Sạp 150.000 6.300.000 14. Máy đếm tiền 2 Cái 2.300.000 4.600.000 15. Máy soi tiền 2 Cái 4.707.000 9.414.000 16. Máy hút chân không 2 Cái 2.080.000 4160000 17. Túi đựng 20 Bao 300.000 6.000.000 18. Máy lạnh 4 Cái 30.000.000 120.000.000 19. Tủ lạnh 2 Cái 7.800.000 15.600.000 20. Đồng phục 20 Bộ 85.000 1.700.000 21. Hệ thống đèn điện 4 Bộ 500.000 2.000.000 22. Bảng hiệu 2 Bảng 1.000.000 2.000.000 23. Máy quét thẻ 2 Cái 2.700.000 5.400.000 Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 15 [K09.401] Nhóm 10. 24. Hệ thống chống trộm 2 Cái 1.500.000 3.000.000 25. Camera quan sát 8 Cái 1.449.000 11.592.000 26. Đầu ghi hình cho camera 2 Cái 5.565.000 11.130.000 27. Màn hình camera 2 Cái 2.300.000 4.600.000 28. Két sắt 2 Cái 1.490.000 2.980.000 29. Điện thoại cố định 2 Cái 500.000 1.000.000 TỔNG 314 93.342.500 520.242.000 Bảng 11. Chi phí mua sắm máy móc, thiết bị. 3.5.3. Phần mềm bán hàng: 3.200.000đ (Phần mềm quản lý siêu thị VNT – MART) 3.5.4. Chi phí dành cho quảng cáo trước ngày khai trương: (Đơn vị tính: đồng) KHOẢN MỤC ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN 1. Bandroll (5m x 1m) 5 tấm x 200.000đ/tấm 1.000.000 2. 10 banner (0,8m x 2m) 10 tấm x 120.000đ/tấm 1.200.000 3. Tờ rơi 2000 tờ x 500đ/tờ 1.000.000 Chi phí khác 300.000 Tổng 3.500.000 Bảng 12. Chi phí quảng cáo dự kiến. 3.5.5. Tổng chi phí dự án: - Chi phí xây lắp: - Chi phí mua sắm máy móc, thiết bị: - Phần mềm quản lý bán hàng: - Chi phí dành cho quảng cáo: - Dự trù phát sinh 10%: TỔNG CỘNG: 3.221.000.000đ 520.242.000đ 1.200.000đ 3.500.000đ 454.444.200đ 4.998.886.200đ 3.6. Phân tích tổ chức nhân lực: 3.6.1. Bộ phận Tài chính - kế toán: 1 trưởng Kế toán trưởng, 1 nhân viên. Chức năng nhiệm vụ: Quản lý mọi hoạt động tài chính của siêu thị, là bộ phận tham mưu về công tác tài chính cho Ban Giám đốc của siêu thị với các nhiệm vụ sau: - Nắm vững các nguồn tài chính trong siêu thị, khai thác động viên mọi tiềm năng và nguồn lực thực hiện cân đối tài chính tích cực. Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 16 [K09.401] Nhóm 10. - Đảm bảo tài chính đúng, đủ và kịp thời cho các nhu cầu của siêu thị, phù hợp với khả năng ngân sách của siêu thị trong từng thời kỳ. - Thực hiện đảm bảo quản lý mọi nguồn tài chính và nguồn lực khác được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả, đúng chế độ, chính sách và pháp luật nhà nước. - Lập bảng báo cáo tài chính gồm bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh, bảng chu chuyển tiền tệ, bảng thuyết minh kế quả kinh doanh doanh. - Lập các giấy tờ liên quan đến hoạt động tài chính của siêu thị cho cơ quan nhà nước như: cơ quan thuế,…. - Lập hóa đơn nhập, xuất hàng vào kho với nhà cung cấp. - Lập bảng kế toán liên quan tiền lương nhân viên. 3.6.2. Bộ phận Tổ chức hành chính: 1 Giám đốc. Chức năng nhiệm vụ: - Dựa vào kế hoạch của siêu thị, lập kế hoạch công tác về tổ chức và sắp xếp nhân lực, đào tạo nhân lực trình Ban Giám đốc duyệt và tổ chức thực hiện. - Lập kế hoạch về quản lý nhân lực, hồ sơ cán bộ. - Tổ chức tốt công tác quản lý công văn đi, đến của siêu thị, đảm bảo lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định. Đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc kịp thời của siêu thị. - Tham gia kiểm tra chế độ bảo quản, sử dụng các trang thiết bị, tài sản của các phòng ban trong siêu thị. - Hoàn thành tốt công tác lập sổ BHXH cho toàn thể nhân viên siêu thị và giải quyết mọi chế độ chính sách nhà nước đối với nhân viên siêu thị như: nghỉ hưu, ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, tăng lương vho nhân viên đúng kỳ hạn. - Tuyển nhân viên toàn thời gian và bán thời gian (dành cho nhân viên bán hàng), điều động nhân viên. - Khen thưởng kỷ thuật nhân viên. - Thực hiện chính sách lương tháng, tăng lương hàng năm cho nhân viên. - Làm báo cáo theo quy định, quản lý hồ sơ cán bộ. Đảm bảo an ninh nội bộ, quản lý lao động. - Lực lượng bảo vệ làm tốt công tác giữ gìn an ninh trật tự trong toàn siêu thị. Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 17 [K09.401] Nhóm 10. - Chăm sóc cây cảnh theo phương châm: hoa viên xanh, sạch, đẹp và thông thoáng mỹ quan ngoại cảnh. - Quản lý nguồn hàng hóa, liên hệ ngay nhà cung cấp khi trên kệ hàng sắp hết hàng hóa, tránh tình trạng thiếu hụt hàng hóa. - Tổng kết công tác cung cấp,mua sắm hàng hóa,trang thiết bị thông dụng, báo cáo Ban giám đốc theo định kỳ. - Xây dựng định mức tiêu hao thiết bị thông dụng để trình Ban Giám đốc duyệt, và tổ chức thực hiện, kiểm tra đôn đốc việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả, chống lãng phí. - Phối hợp với các phòng ban khác lấy ý kiến và đánh giá sự hài lòng của khách hàng. 3.6.3. Bộ phận Chăm sóc khách hàng & Bán hàng: 1 trưởng phòng chăm sóc khách hàng; 2 nhân viên thu ngân; 3 nhân viên bán hàng (toàn thời gian); 5 nhân viên bán hàng (bán thời gian - ưu tiên học sinh, sinh viên). Chức năng nhiệm vụ: - Lập kế hoạch cho siêu thị trong từng thời kỳ và định hướng các nhân viên siêu thị thực hiện. - Lập chiến lược marketting cho siêu thị. - Trưng bày, sắp xếp hàng hóa lên kệ hàng. - Giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến sản phẩm của khách hàng. - Thực hiện hoạt động nhắn tin chúc mừng khách hàng vào những dịp đặc biệt đối với khách hàng thân thiết. - Cung cấp thẻ ghi nợ cho sinh viên. - Giải quyết các vấn đề liên quan đến thẻ ghi nợ cho sinh viên ( như nhắc nhở sinh viên thanh toán tiền khi hết hạn ghi nợ,xử lý nợ,……) - Tính toán tiền khách hàng cần thanh toán. 3.6.4. Kho: 1 nhân viên thủ kho; 8 nhân viên bảo vệ. Chức năng nhiệm vụ: - Quản lý, bảo quản hàng hóa trong kho. - Kiểm tra các thông tin về số lượng và chất lượng của hàng hóa khi nhập hàng hóa vào kho. Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 18 [K09.401] Nhóm 10. - Báo cáo kịp thời cho cấp trên khi hàng hóa trong kho sắp hết,hư hỏng. - Lập các báo cáo liên quan hoạt động xuất, nhập kho với nhân viên bán hàng. 3.7. Phân tích tổ chức và kinh doanh: 3.7.1. Tổ chức bán hàng: - Tám nhân viên bán hàng: 2 nhân viên phục vụ khách mua hàng ở tầng trệt, 2 nhân viên còn lại phục vụ khách hàng ở tầng 1, chia làm 2 ca/ ngày ( mỗi ca có 4 nhân viên) để nhân viên có thể phục vụ khách hàng tốt nhất. - Hai nhân viên thu ngân: 1 nhân viên sẽ trực ca 1, 1 nhân viên còn lại sẽ trực ca 2, nhân viên thu ngân sẽ cố gắng thanh toán thật nhanh chống và chính xác không làm mất thời gian và của cải của khách hàng. - Tám nhân viên bảo vệ: mỗi nhân viên trực một ca, nhân viên bảo vệ vừa bảo đảm việc an toàn cho siêu thị vừa kim luôn công việc giữ xe bảo đảm an toàn tài sản cho khách hàng. Lịch trực bán hàng của nhân viên: Siêu thị sẽ mở cửa từ 6h30 - 22h mỗi ngày (Chủ nhật và ngày lễ đóng cửa lúc 22h30). - Ca 1: Từ 6h - 14h. - Ca 2: Từ 14h - 22h. Mỗi ca trực có 4 nhân viên bán hàng, 1 nhân viên thu ngân, và 4 nhân viên bảo vệ. 3.7.2. Tổ chức Quản lý: - Một giám đốc: điều hành trực tiếp các hoạt động và có trách nhiệm về các mục tiêu phát triển trong tương lai của siêu thị. - Hai kế toán: một nhân viên thực hiện các hoạt động về quản lí chi phí, tham mưu cho giám đốc các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính của siêu thị, thực hiện công tác hạch toán kế toán định kì báo cáo trình lên giám đốc. Một nhân viên kế toán quản lí hàng hóa nhập và xuất kho, định kì lập báo cáo gửi lên giám đốc. - Một quản lý: thay mặt giám đốc giám sát thái độ của nhân viên bán hàng, giải quyết thắc mắc khi khách hàng có nhu cầu cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh của siêu thị. Ngoài ra quản lý cũng là người tổ chức các hoạt động marketing cho siêu thị. Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 19 [K09.401] Nhóm 10. Cơ cấu tổ chức: 3.8. Tính lương cho nhân viên: (Đơn vị: đồng) Chức vụ Số lượng Lương/tháng Tổng/năm Trưởng bộ phận Kế toán – tài chính 1 8.000.000 96.000.000 Kế toán viên 1 4.500.000 54.000.000 Giám đốc 1 9.000.000 108.000.000 Quản lý, Trưởng bộ phận Bán hàng & Chăm sóc khách hàng 1 8.500.000 102.000.000 Nhân viên thu ngân 2 4.000.000 48.000.000 Nhân viên bán hàng (toàn thời gian) 3 3.500.000 42.000.000 Nhân viên bảo vệ 8 3.000.000 36.000.000 Nhân viên thủ kho 1 6.000.000 72.000.000 Nhân viên bán hàng (bán thời gian) 5 2.000.000 240.00.000 Tổng cộng 23 582.000.000 Bảng 13. Bảng lương cho nhân viên dự kiến. Bảng lương trên chỉ là lương cơ bản, lương cụ thể sẽ phụ thuộc vào doanh thu và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng nhân viên. Lương tăng 8%/năm. (Đơn vị: đồng) Số lượng nhân viên Lương cơ bản Trợ cấp BHYT, BHXH 22% * Tổng lương nhân viên 23 582.000.000 138.000.000 128.040.000 Bảng 14. Bảng trợ cấp lương và BHXH, BHYT. Tổng lương phải trả: 582.000.000 + 138.000.000 + 128.040.000 = 848.040.000 đồng GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN QUẢN LÝ BÁN HÀNG & CHẮM SÓC KHÁCH HÀNG NHÂN VIÊN BẢO VỆ NHÂN VIÊN BÁN HÀNG KẾ TOÁN KHO KẾ TOÁN TÀI CHÍNH NHÂN VIÊN THU NGÂN Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 20 [K09.401] Nhóm 10. PHẦN 4. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 4.1. Dự tính doanh thu qua các năm: Một sinh viên tiêu dùng ít nhất khoảng 300.000đ/tháng cho nhu cầu thiết yếu (số liệu qua khảo sát). Trung bình mỗi lần đến siêu thị tiêu dùng khoảng 30.000đ. Kết hợp Bảng 10. Dự báo lượt khách hàng đến siêu thị mỗi năm, ta có thể dự tính tổng doanh thu năm 1 là: 4.896.000.000 đồng Dựa vào nhu cầu khách hàng càng tăng, tốc độ tập trung dân số ngày càng đông và uy tín siêu thị ngày càng tăng, khả năng đáp ứng của siêu thị dự tính doanh thu tăng giảm qua các năm như sau: Dự tính tổng doanh thu năm 2 tăng 15% so với năm 1, tổng doanh thu năm 3: tăng 20% so với năm 2. Nhưng tổng doanh thu năm 4 giảm 15% so với năm 3 vì thị trường bão hòa, xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh. (Đơn vị: 1000 đồng) Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Doanh thu của siêu thị 4.896.000 5.630.400 6.756.480 5.743.008 Bảng 15. Dự báo Doanh thu siêu thị qua các năm. 4.2. Chi phí qua các năm: 4.2.1. Điện: (Dựa trên công suất ghi trên thiết bị và thời gian sử dụng/ngày) Giá điện tăng trong 3 năm là (trừ năm đầu giá điện không thay đổi): 4%. Bảng 16. Chi phí sử dụng điện trong 3 năm. Tên Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Máy lạnh 60.290.280 62.701.891 62.701.891 60.290.280 Máy in hóa đơn 1.004.760 1.044.950 1.044.950 1.004.760 Máy đọc mã vạch 803.880 836.035 836.035 803.880 Tủ lạnh 3.755.880 3.906.115 3.906.115 3.755.880 Đèn 2.411.640 2.588.106 2.588.106 2.411.640 Đèn bảng hiệu 2.411.640 2.588.106 2.588.106 2.411.640 Tổng 69.874.200 73.605.203 73.605.203 69.874.200 Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 21 [K09.401] Nhóm 10. 4.2.2. Nước: Giá nước cho kinh doanh năm 2013 là: 16.900đ/m3 Sử dụng cho mọi hoạt động trong siêu thị là: 2m3/ngày Chi phí sử dụng nước trong tháng: 2m3 x 30 x 16.900đ = 1.014.000đ Chi phí sử dụng nước trong năm: 1.014.000 x 12 = 12.168.000đ Dự báo giá nước tăng 10% mỗi năm: Năm 2013 2014 2015 2016 Số tiền (đồng) 12.168.000 13.384.800 14.723.280 16.195.608 Bảng 17. Chi phí sử dụng nước trong 3 năm. 4.2.3. Dự tính lượng hàng cần nhập qua các năm: (Dựa trên số liệu bình quân của Siêu thị Co.orp Mart) (Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Thực phẩm khô 569.299.200 672.763.000 815.069.000 653.076.500 Hóa mỹ phẩm 530.286.600 625.558.000 766.995.000 608.312.500 Thực phẩm tươi sống 509.068.000 599.885.000 740.850.000 583.967.500 Dụng cụ gia đình 420.366.000 492.554.000 631.546.00 482.188.500 Văn phòng phẩm 419.134.000 491.066.800 630.028.00 480.774.500 Tổng 2.448.157.800 2.881.826.800 3.584.488.000 2.808.319.500 Bảng 18. Dự tính lượng hàng cần nhập qua các năm. 4.2.4. Tính tổng chi phí: CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG = 69%DOANH THU (Đơn vị tính: 1000 đồng) Năm 1 2 3 4 Chi phí hàng 2.448.157,800 2.881.826,799 3.584.488.861 2.808.319,548 Chi phí điện 69.874,200 73.605,203 73.605,203 69.874,200 Chi phí nước 12.168,000 13.384,800 14.723,280 16.195,608 Chi phí nhân công trực tiếp 848.040,000 915.883,200 989.153,856 1.068.286,164 Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 22 [K09.401] Nhóm 10. Tổng cộng 3.378.240,000 3.884.700,000 4.661.971,200 3.962.675,520 Bảng 19. Bảng Tổng chi phí hoạt động. 4.3. Khấu hao tài sản: Khấu hao trang thiết bị 100 triệu/năm, giá trị còn lại 120.242.000đ. Khấu hao xây dựng 300 triệu/năm, giá trị còn lại 1.181.000.000đ. (Đơn vị: 1000 đồng) Bảng 20. Bảng Khấu hao tài sản 4.4. Kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay của dự án: i = 12%/năm. Tính lãi đơn, trả gốc và lãi vào 31/12 hàng năm. (Đơn vị: 1000 đồng) Danh mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Dư nợ đầu kỳ 1.800.000 1350.000 900.000 450.000 Lãi phát sinh trong kỳ 54.000 54.000 54.000 54.000 Số tiền trả nợ - Nợ gốc đến hạn - Lãi đến hạn 504.000 450.000 54.000 504.000 450.000 54.000 504.000 450.000 54.000 504.000 450.000 54.000 Dư nợ cuối kỳ 1.800.000 1.350.000 900.000 450.000 0 Nợ tăng vay thêm 1.800.000 Bảng 21. Bảng Kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay của dự án Danh mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Nguyên giá trang thiết bị 520.240 Chi phí xây dựng 2.381.000 Khấu hao trong kỳ 400.000 400.000 400.000 400.000 Khấu hao lũy kế 400.000 800.000 1.200.000 1.600.000 Đầu tư mới 2.901.242 Giá trị còn lại cuối kỳ 2.901.242 2.501.242 2.101.242 1.701.242 1.301.242 Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 23 [K09.401] Nhóm 10. 4.5. Kế hoạch lãi lỗ: (Đơn vị: 1000 đồng) Bảng 22. Bảng dự tính lãi lỗ của dự án 4.6. Chênh lệch khoản phải thu – phải trả: (Đơn vị: 1000 đồng) Bảng 23. Bảng Chênh lệch khoản phải trả 10% doanh thu. (Đơn vị: 1000 đồng) Bảng 24. Bảng Chênh lệch khoản phải thu 15% Chi phí hoạt động. Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Doanh thu 4.896.000 5.630.400 6.756.480 5.743.008 Chi phí hoạt động 3.378.240 3.884.700 4.661.971,2 3.962.675,52 Khấu hao 400.000 400.000 400.000 400.000 Thu nhập trước thuế 1.117.760 1.345.700 1.694.508,8 1.380.332,48 Thuế thu nhập DN (25%) 54.000 54.000 54.000 54.000 Lợi nhuận sau thuế 1.063.760 1.291.700 1.640.508,8 1.326.332,48 STT Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 1 Doanh thu 4.896.000 5.630.400 6.756.480 5.743.008,0 2 Khoản phải thu (trừ) -489.600 -563.040 -675.648 -574.300,8 574300,8 3 ∆AR (trừ) -489.600 -73.440 -112.608 101.347,2 574.300,8 4 Dòng tiền vào 4.406.400 5.556.960 6.643.872 5.844.355,0 574.300,8 STT Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 1 Chi phí hoạt động 3.378.240 3.884.700 4.661.971,20 3.962.675,520 2 Khoản phải trả (trừ) -506.736 -582.705 -699.295,68 -594.401,328 3 ∆AP (trừ) -506.736 -75.969 -116.590,68 104.894,352 594.401,328 4 Dòng tiền ra 2.871.504 3.808.731 4.545.380,52 4.067.569,870 594.401,328 Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 24 [K09.401] Nhóm 10. 4.7. Nhu cầu tồn quỹ tiền mặt: 5% Chi phí hoạt động. (Đơn vị: 1000 đồng) STT Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 1 CPHĐ 3.378.240 3.884.700 4.661.971,20 3.962.675,52 2 Nhu cầu tồn quỹ tiền mặt 168.912 194.235 233.098,56 198.133,80 3 Chênh lệch tồn quỹ tiền mặt 168.912 25.323 38.863,56 -34.964,80 -198133,8 4 Tác động đến dòng tiền -168.912 -25.323 -38.863,56 34.964,80 198133,8 Bảng 25. Bảng Nhu cầu tồn quỹ tiền mặt 4.8. Xác định kết quả hoạt động kinh doanh: Giá trị thanh lý đất là 2 tỷ đồng. (Đơn vị: 1.000 đồng) Năm 1 2 3 4 Doanh thu 4.896.000 5.630.400 6.756.480,0 5.743.008,00 Chi phí 3.378.240 3.884.700 4.661.971,2 3.962.675,52 Lợi nhuận 1517.760 1.745.700 2.094.508,8 1.780.332,48 Khấu hao 400.000 400.000 400.000,0 400.000,00 Thu nhập thuần 1.917.760 2.145.700 2.494.508,8 2.180.332,48+1.301.242 + 2.000.000 = 5.481.574,48 Bảng 26. Bảng xác định Thu nhập thuần (Đơn vị: 1.000 đồng) Năm 0 1 2 3 4 CPĐT 4.998.886.200 Thu nhập thuần 1.917.760,00 2.145.700,00 2.494.508,80 5.481.574,48 Hiện giá TNT 1.678.711,49 1.644.116,59 1.673.132,97 3.218.344,58 Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 25 [K09.401] Nhóm 10. Lũy kế hiện gía TNT 1.678.711,49 3.322.828,08 4.995.961,05 8.214.305,63 Bảng 27. Bảng Lũy kế hiện giá TNT Chi phí vốn bình quân của dự án là: WACC= 64% x 16% + 36% x 12%= 14,24% NPV = 2.592.180.980 đồng. Tính IRR r1 = 14,2425% → NPV1 = 2.592.180.980. r2 = 36% → NPV2 = -144.756.353. → IRR = 14.2425% + (36% - 14,2425%) *[2.592.180.980/(2.592.180.980 + 144.756.353)] ≈ 34.85%. Tpp = (4 - 1) + [(4.998.886.200 – 3.322.828.080)/(8.214.305.630 – 3.322.828.080)] x 12 = 3 năm 4 tháng. Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 26 [K09.401] Nhóm 10. 4.9. Bảng cân đối dòng tiền theo quan điểm TIP: (Đơn vị: 1.000 đồng) Năm 0 1 2 3 4 5 A.DÒNG TIỀN VÀO Doanh thu 4.896.000 5.630.400 6.756.480 5.743.008,000 0 Chênh lệch khoản phải thu -489.600 -73.440 -112.608 101.347,200 574.300,800 Thanh lý tài sản cố định 3.301.242,000 Tổng dòng tiền vào (CF) 4.406.400 5.556.960 6.643.872 5.844.355,200 3.875.542,800 B. DÒNG TIỀN RA Đầu tư vào đất 1.640.000 Đầu tư máy móc thiết bị 520.242 CPHĐ 3.378.240 3.884.700 4.661.971,2 3.962.675,520 0 Chênh lệch khoản phả trả -506.736 -75.969 -116.590,68 104.894,352 594.401,328 Chênh lệch tồn quĩ tiền mặt 168.912 25.323 38.863,56 -34964,800 -198.133,800 Thuế thu nhập DN 265.940 322.925 410.127,2 331583,120 0 Tổng dòng tiền ra (TIP) 3.306.356 4.156.979 4.994.371,28 4.364.188,192 396.267,530 C. Cân đối dòng tiền CF-TIP -2.160.242 1.100.044 1399981 1.649.500,72 1.480.167,008 3.479.275,272 Bảng 27. Bảng Cân đối dòng tiền theo quan điểm TIP. Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 27 [K09.401] Nhóm 10. PHẦN 5. PHÂN TÍCH SWOT, CHIẾN LƯỢC & NHÀ CUNG CẤP 5.1. Ma trận SWOT: Nhằm thực hiện các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho siêu thị trong 4 năm thực hiện dự án, đồng thời hạn chế những rủi ro, bất trắc và kịp thời nắm bắt các cơ hội trong qua trình thực hiện và vận hành dự án. Chúng ta cần tiến hành phân tích ma trận SWOT để đánh giá sự hấp dẫn của thị trường của ngành và sức mạnh cạnh tranh của siêu thị qua đó đề ra các chiến lược và chính sách cụ thể: 5.1.1. Phân tích: Thứ nhất, điểm mạnh (S): - Các thành viên được học tập từ ngành kinh tế học có kiến thức và khả năng quản lí. - Các thành viên có nguồn vốn sẵn có để thành lập siêu thị. - Giá cả ổn định, đa dạng về chủng loại sản phẩm - Hình thức ghi nợ mới lạ và cần thiết cho sinh viên. - Đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm bán hàng và nhiệt tình. - Quy mô siêu thị lớn hơn các tiệm tạp hóa khác trong khu vực. Thứ hai, điểm yếu (W): - Chưa có thương hiệu. - Kinh nghiệm quản lí còn hạn chế. - Nguồn hàng cung cấp chưa được ổn định. - Nguồn lực tài chính còn hạn chế. Thứ ba, cơ hội (O): - Quy hoạch sinh viên của Ký túc xá ngày càng lớn. - Các tiệm tạp hóa ở khu vực đều nhỏ lẻ, không đảm bảo số lượng và chuẩn loại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khu vực - Chưa có đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Thứ tư, thách thức (T): Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 28 [K09.401] Nhóm 10. - Đại học Quốc gia xây dựng Khu dịch vụ sinh viên cho Ký túc xá. - Khu vực phát triển tương đối nhanh, các dịch vụ cạnh tranh sẽ tăng thêm. 5.1.2. Đề xuất chiến lược: Thứ nhất, chiến lược SO: Sử dụng các điểm mạnh bên trong để tận dụng các cơ hội bên ngoài - Thâm nhập vào thị trường hàng tiêu dùng bằng chiến lược giá. - Bằng năng lực sẳn có và bằng kiến thức chuyên môn đẩy mạnh các hoạt động marketing thu hút khách hàng, hướng đến mục tiêu chiếm thị phần cao nhất. - Tăng trưởng nhanh chống chiếm lĩnh thị trường hàng tiêu dùng trong khu vực. - Tăng cường các hoạt động quảng cáo, chiêu thị nhằm giới thiệu về mình đến người tiêu dùng. Thứ hai, chiến lược WO: Tận dụng các cơ hội bên ngoài để cải thiện điểm yếu bên trong. - Xây dựng chiến lược dài hạn để thâm nhập thị trường tiềm năng, tạo dựng thương hiệu. - Không ngừng học tập nâng cao tay nghề chuyên môn, huấn luyện đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng. - Sử dụng các mối quan hệ hiện tại đồng thời tạo dựng các mối quan hệ mới đối với các nhà cung ứng hàng hóa để có được nguồn hàng ổn định. - Xây dựng chiến lược phù hợp thu hồi vốn nhanh, mở rộng vòng quay vốn khắc phục khó khăn về tài chính. Thứ ba, chiến lược ST: Tận dụng điểm mạnh để làm giảm các mối đe dọa từ bên ngoài. - Xây dựng chiến lược marketing mạnh tạo được lòng tin, sự tín nhiệm của người tiêu dùng đi trước đối thủ cạnh tranh. - Đa dạng hóa sản phẩm luôn có một khoảng cách an toàn so với đối thủ cạnh tranh gián tiếp. Thứ tư, chiến lược WT: Chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm các điểm yếu bên trong và tránh các mối đe dọa bên ngoài - Bước đầu thuyết phục khách hàng đến với siêu thị. Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 29 [K09.401] Nhóm 10. - Quản lí, đào tạo đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp làm hài lòng khách hàng tốt hơn đối thủ cạnh tranh. - Đa dạng hóa các mặt hàng tạo sự khác biệt. 5.2. Khả năng đảm bảo và phương thức cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất: Để đáp ứng tôt nhất nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và nhằm cung cung cấp phục vụ khách hàng các sản phẩm với giá cả hợp lí nhất, chất lượng tốt nhất chúng tôi chọn các nhà cung cấp hàng đầu: - Hóa mỹ phẩm: Unilever, mỹ phẩm Sài Gòn, Mỹ Hảo, P & G… - Sản phẩm công nghệ: Vinamilk, Pepsico, Kinh Đô… - Văn phòng phẩm: Vĩnh Tiến, Tân Thành Đạt, Quyết Tâm,… - Đồ dùng: Tân tiến, Nhựt Thành, Ocean… Những nhà cung cấp hàng đầu: - Các ngân hàng cung cấp thẻ liên kết: Agribank, Techcombank, DongABank,… - Công ty Unilever, mỹ phẩm Sài Gòn, Mỹ Hảo, P & G… - Vinamilk, Pepsico, Kinh Đô… - Vĩnh Tiến, Tân Thành Đạt, Quyết Tâm,… - Và một số nhà cung cấp nhỏ khác. Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 30 [K09.401] Nhóm 10. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Đỗ Phú Trần Tình, Giáo trình Lập và Thẩm định dự án đầu tư, , NXB Giao thông vận tải 2011. 2. ThS. Đinh Thế Hiển, Lập và Thẩm định hiệu quả dự án đầu tư, NXB Thống kê 2008. 3. Luật Đầu tư 2006, NXB Lao động. 4. Luật Đất đai 2003, NXB Lao động. 5. Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008, Bộ xây dựng ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng" 6. Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 24/1/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị. 7. Quyết định 154/2001/QĐ-TTg ngày 10/10/2001, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Đại học Quốc gia TP.HCM. 8. Quyết định 660/QĐ-TTg ngày 17/6/2003, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 Đại học Quốc gia TP.HCM. 9. Quyết định 1969/QĐ-CT ngày 02/6/2003, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ban hành qui định đơn giá bồi thường thiệt hại về đất và tài sản trên đất đối với công trình ĐHQG TP.HCM trên địa bàn xã Đông Hòa, xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. 10. Quyết định số 82/2011/QĐ-UBND ngày 18/12/2011, UBND TP.HCM ban hành Quy định về giá các lọai đất trên địa bàn TP HCM. 11. Quyết định số 02/QĐ/ĐHQG/TCCB, Giám đốc ĐHQG-HCM về Thành lập và xây dựng đề án Ký túc xác ĐHQG.HCM. 12. Thông báo số 137/TB-CNTĐ-KD, Công ty cổ phần cấp nước Thủ Đức thông báo về việc điều chỉnh giá nước năm 2012, 2013 và 2014. 13. Trang web Sở Quy hoạch kiến trúc, Trung tâm Thông tin quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh: 14. Dự án Siêu thị nội thất gỗ Hòa Bình. Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 31 [K09.401] Nhóm 10. 15. Bảng số liệu lượng hàng nhập năm 2010 của Siêu thị Co.orp Mart chi nhánh Q.9, Tp. Hồ Chí Minh. PHỤ LỤC BẢNG HỎI DỰ ÁN Khoa Kinh tế – Trường Đại học Kinh tế – Luật – ĐHQG.HCM PHIẾU KHẢO SÁT Chúng tôi là sinh viên khoa Kinh tế, trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG.HCM, đang thực hiện đề tài môn Lập và Thẩm định dự án đầu tư: Dự án Siêu thị ghi nợ cho sinh viên – Cho phép sinh viên mua nợ những mặt hàng thiết yếu trong thời gian ngắn với lãi suất thấp. Những thông tin của bạn trong phiếu khảo sát này sẽ được bảo mật. Chúng tôi rất hy vọng sự cộng tác của bạn giúp chúng tôi hoàn thành đề tài. Câu 1. Bạn là nam hay nữ: Nam  Nữ  Câu 2. Thu nhập trung bình hàng tháng của bạn khoảng bao nhiêu? ............................................................................................................................. ..... Câu 3. Nhu cầu chi tiêu hàng tháng của bạn khoảng bao nhiêu? ……………….......................................................................................................... Câu 4. Bạn thường mua sản phẩm tiêu dùng ở đâu? A. Cửa hàng tạp hóa. B. Siêu thị. C. Chợ. D. Khác………………………. Câu 5. Bạn có hài lòng với nơi mà bạn thường mua sắm không? A. Rất hài lòng. B. Hài lòng. C. Bình thường. D. Không hài lòng. (Nếu không hài lòng, bạn có thể cho chúng tôi biết lý do? .................................................................…………………………………………) Câu 6. Tiêu chí chọn nơi mua sắm của bạn là: (Thứ tự từ quan trọng giảm dần từ 1 – 5)  Gần nhà.  Giá rẻ.  Nơi mua sắm thân thiện, sạch sẽ. Dự án ‘Siêu thị ghi nợ cho sinh viên’ - DEBITMART Trang | 32 [K09.401] Nhóm 10.  Có nhiều chủng loại hàng hóa.  Nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, hệ thống thanh toán hiện đại. Câu 7. Khi có nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn thu nhập thì bạn thường lấy từ nguồn nào: A. Ngân hàng. B. Bạn bè, người thân. C. Đi vay, cầm cố. D. Mua chịu. Câu 8. Bạn đã sử dụng hình thức mua hàng ghi nợ chưa? A. Chưa. B. Rồi. Câu 9. Nếu có hình thức siêu thị ghi nợ với lãi suất thấp, bạn có nhu cầu tham gia không? A. Có. B. Không. Câu 10. Bạn thường biết đến và tin dùng các sản phẩm mới thông qua những kênh nào? A. Tờ rơi. B. Quảng cáo truyền hình. C. Internet. D. Bạn bè, người quen. Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các bạn !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf_k09_401_nhom_10_du_an_sieu_thi_ghi_no_debitmart_final__6188.pdf
Luận văn liên quan