Tiểu luận E-Marketing (marketing qua mạng internet)

Lựa chọn ngân sách hàng ngày mà bạn cảm thấy thoải mái  Điều chỉnh ngân sách hàng ngày của bạn bất kỳ lúc nào. Bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi giữa 2 hình thức trả phí từ CPC sang CPM và ngược lại. Hơn nữa, các thông số khác cũng được điều chỉnh dễ dàng để chiến dịch của bạn tối ưu hơn.  Chỉ thanh toán chỉ khi nào có người mở hay xe m quảng cáo của bạn. Facebook cho bạn lựa chọn hình thức quảng cáo CPC (cos t per click) hoặc CPM (cost per impress ion). Với CPC, bạn chỉ phải trả tiền cho những người click vào quảng cáo của bạn mà thôi. Với CPM bạn cũng chỉ trả tối thiểu từ 0.03$/1000 lần hiển thị mẫu quảng cáo (tương đượng 600đ/1000 lần hiển thị). Đây là mức chi phí rất hợp lý

pdf32 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5107 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận E-Marketing (marketing qua mạng internet), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận E-MARKETING ( MARKETING QUA MẠNG INTERNET ) 2 PHẦN 1 : E-MARKETING I. Tổng quan về E-Marketing: 1. Khái niệm về E-Marketing Về cơ bản thì E-Marketing không khác là bao so với Marketing truyền thống. Tuy nhiên, trong thời buổi công nghệ phát triển từng ngày như hiện nay thì cách tiếp cận thông tin và thói quen mua sắm hay chọn lựa các sản phẩm, dịch vụ của khách hàng là khác nhau do vậy hình thức marketing cũng có những thay đổi cho phù hợp. Như vậy, E-Marketing hay còn gọi là Internet Market ing hay Online Market ing ( tiếp thị qua mạng hay tiếp thị trực tuyến): là việc thực hiện các hoạt động quảng bá một thông điệp đến với nhóm đối tượng dựa trên nền tảng Internet thông qua các công cụ như email, www. Thông qua email, doanh nghiệp có thể gửi thông điệp quảng bá đến các nhóm đối tượng quảng bá. Để làm việc này, doanh nghiệp phải có danh sách email để gửi. Thông qua www, doanh nghiệp có thể xây dựng website để trình bày đầy đủ thông tin rồi tập trung quảng bá địa chỉ website này cho thật nhiều người biết đến ( quan trọng là thật nhiều người trong nhóm đối tượng mà doanh nghiệp muốn chuyển tải thông điệp quảng bá đến họ) để vào xem những nội dung trên website của doanh nghiệp. Hoặc thông qua website của các đơn vị khác, doanh nghiệp cũng có thể đăng tải những mẫu rao vặt, cần mua, cần bán…nhằm tìm kiếm đối tượng quan tâm. Cũng thông qua www, doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin về các đối tác tiềm năng để chủ động liên hệ chào hàng. 2. Lợi ích từ marketing trực tuyến Rút ngắn khoảng cách Vị trí địa lý không còn là một vấn đề quan trọng, người tiêu dùng có thể truy cập thông tin sản phẩm và thực hiện giao dịch, mua bán mọi lúc mọi nơi, các đối tác có thể gặp 3 nhau qua máy tính mà không cần biết đối tác ở gần hay ở xa. Điều này cho phép nhiều người mua và bán bỏ qua những khâu trung gian truyền thống. Tiếp thị toàn cầu Internet là một phương tiện hữu hiệu để các nhà hoạt động marketing tiếp cận với các thị trường khách hàng trên toàn thế giới. Điều mà các phương tiện marketing thông thường khác hầu như không thể. Giảm chi phí Chi phí cho hoạt động Marketing sẽ không còn là gánh nặng. E-marketing có lợi thế rất lớn về chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả so sánh với các phương pháp khác như prochure, báo đài, truyền hình, roadshow, showroom… Giảm thời gian Không bị giới hạn không gian và thời gian: Mọi người có thể tiếp cận thông tin cũng như giao dịch 24/7 với không gian thị trường rộng lớn không giới hạn. Có thể tập trung vào nhóm khách hàng mục tiêu và phản ứng nhanh khi nhận được thông tin phản hổi của khách hàng. 3. Hạn chế Về phương diện kỹ thuật E-marketing đòi hỏi khách hàng phải sử dụng các kỹ thuật mới và không phải tất cả mọi đối tượng khách hàng có thể sử dụng chúng. Đường truyền tốc độ chậm cũng là một tác nhân gây khó khăn. Ngoài ra, nếu công ty xây dựng Website lớn và phức tạp, bảo mật cao để quảng bá sản phẩm, nhiều khách hàng sẽ gặp khó khăn khi sử dụng Website vì tải thông tin về chậm. Về phương diện bán hàng E-marketing bằng email ngày càng khó tiếp cận đến khách hàng mục tiêu vì hiện nay mọi người đã mệt mỏi với thư rác, họ sẽ loại bỏ ngay mà không cần phải xem nội dung email. 4 Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ mail cũng có công cụ chăn các thư mà bị đánh dấu là thư rác. II. Các hình thức e-marketing cơ bản: 1. Website marketing Thông qua website có thể giới thiệu các thông tin về sản phẩm ( hình ảnh, chất lượng, các tính năng, ...), giá cả, các chương trình khuyến mại, kênh phân phối được hiển thị 24/ 365 sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng. Để nhiều người biết đến website, doanh nghiệp cần áp dụng cả 2 hình thức: - Phương pháp truyền thống: như in địa chỉ trên các prochure, văn bản công ty, trên tivi, qua các băng rôn bảng quảng cáo ngoài trời… qua các phương tiện này ta giới thiệu địa chỉ web doanh nghiệp cho khách hàng biết đến - Thông qua mạng: + Đăng ký website, từ khóa, lĩnh vực của website với 1 vài web tìm kiếm như www.yahoo.com , www.google.com ( tại www.google.com/addurl.html), ... Lưu ý, doanh nghiệp thường đăng ký địa chỉ website với nhiều web tìm kiếm, song thực chất điều này không cần thiết, vì người xem chỉ tập trung tìm kiếm bằng một vài web nổi tiếng nhất mà thôi. Doanh nghiệp làm sao để tối đa hóa website để các liệt kê trên top 10, top 20, top 5 30….cho các kết quả tìm kiếm của web tìm kiếm như Google hay Yahoo với một số từ khóa đã chọn. + Đăng ký địa chỉ website với các danh bạ website như: www.dmoz.org. www.google.com, www.vietnamwebsite.net.... vì số người tìm kiếm website thông qua các danh bạ này cũng nhiều. Đây có thể là cách tìm kiếm website thông dụng thứ 2, đứng sau cách dùng web tìm kiếm. ( Có thể tìm kiếm các danh bạ website bằng cách vào www.google.com và gõ “ danh bạ website” hoặc “ web directory”) + Trao đổi link ( liên kết) với các website khác, càng nhiều càng tốt. Lưu ý: nên chọn những website có cùng nhóm đối tượng khách hàng, và có cùng mức độ phổ biến ngang tầm với website của doanh nghiệp để đề nghị trao đổi link. 6 + Doanh nghiệp có thể đặt banner quảng bá website trên các website khác nổi tiếng hơn, nơi có đông đối tượng doanh nghiệp muốn giới thiệu website của mình. Khi đặt banner quảng cáo, cần thiết kế banner sao cho thật ấn tượng và gợi sự tò mò của người xem. + Đăng rao vặt giới thiệu website của doanh nghiệp trên các website rao vặt khác, hoặc giới thiệu website của doanh nghiệp trong các diễn đàn nơi tập trung nhiều đối tượng doanh nghiệp tìm kiếm. 7 + Thông qua các diễn đàn, website khác giới thiệu về công ty và cung cấp link đến website của doanh nghiệp. 2. Social Media marketing Tiếp thị truyền thông trên các mạng xã hội ( Social Media Marketing ) là một phương thức truyền thông đại chúng (xã hội) trên nền tảng các dịch vụ trực tuyến – tức là những trang web trên Internet. Người dùng tạo ra những sản phẩm truyền thông như: tin, bài, 8 hình ảnh, video clips… sau đó xuất bản trên Internet thông qua các mạng xã hội hay các diễn đàn, các blog… Các tin, bài này được cộng đồng mạng chia sẻ và phản hồi (bình luận) nên luôn có tính đối thoại. Đây là một xu hướng truyền thông mới khác hẳn với truyền thông đại chúng trước đây. Ba phương thức thực hiện chủ yếu: + Social networks Social networking marketing là quảng cáo trên mạng xã hội ảo. Đây là 1 xu hướng ngày càng phổ biến và đang thịnh hành trong marketing hiện nay. Sự ra đời của hiện tượng mạng xã hội đã mang lại một sự thay đổi trong cách nhiều người duyệt web, đặc biệt là cách mà mọi người tương tác xã hội. Facebook, LinkedIn, MySpace và Twitter là những trang web mạng xã hội phổ biến nhất trên internet hiện nay. 9 + Blogs “Blog” là một thuật ngữ có nguồn gốc từ cặp từ “Web Log” hay “Weblog” dùng để chỉ một tập san cá nhân trực tuyến, một quyển nhật ký dựa trên nền web hay một bản tin trực tuyến nhằm thông báo những sự kiện xảy ra hàng ngày về một vấn đề gì đó. Blog Marketing: Là h ình thức tiếp thị, quảng cáo, xuất bản nội dung online cho thương hiệu, sản phẩm, website, sự kiện…thông qua công cụ Blog. + Social Games Marketing Marketing qua các game xã hội. Có nhiều loại quảng cáo trong game, sau đây là một số hình thức phổ biến: In-game billboard display ads (quảng cáo bảng yết thị trong game): vd: quảng cáo bảng yết thị của Honda cho CR-Z Car Town. Branded virtual goods (hàng hóa ảo được thương hiệu hóa): vd:thức uống ảo 7-Eleven’s Farm Ville là Yo Ville Big Gulp. Sponsored banners (các banner được tài trợ): Logo của National Geographic được thể hiện trong game Bola. Branded games (game được thương hiệu hóa): như là Farm ville, Candy Crush Saga. 10 3. Search engine marketing (SEM) SEM là từ viết tắt của Search Engine Marketing, dịch và hiểu theo nghĩa tiếng Việt là phương pháp tiếp thị thông qua các công cụ tìm kiếm. SEM là một hình thức Internet Marketing và là một phương pháp marketing nhằm tăng sự hiện diện của bạn hay doanh nghiệp, tổ chức thông qua công cụ tìm kiếm SEM gồm có SEO (search engine optimization) và PPC (Pay-per-click) SEO: SEO ( viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm ) là một quá trình trong đó website của bạn sẽ được tối ưu hóa cho thân thiện với các công cụ tìm kiếm và được các công cụ tìm kiếm. Điều đó có nghĩa là website của bạn sẽ được liệt kê như những kết quả đầu tiên khi tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm phổ biến như Google, Yahoo, Bing … 11 PPC: PPC là hình thức quảng cáo website với chi phí phụ thuộc vào mỗi lượt click chuột khi quảng cáo xuất hiện (bạn sẽ phải trả một khoản chi phí cho mỗi lần khách tham quan bấm vào quảng cáo của bạn trên các công cụ tìm kiếm phổ biến như Google, Yahoo, Live.) Dịch vụ này cho phép quảng cáo của bạn tiếp cận với khách hàng với mức chi phí hợp lý. Dịch vụ phổ biến được nhiều người biết đến nhất là Google Adwords của Google. 4. Viral Marketing: Được định nghĩa dựa trên nguyên tắc lan truyền thông tin, cũng tương tự như cách thức virus lan truyền từ người này sang người khác với tốc độ cấp số nhân. Hình thức quảng cáo này bắt đầu từ giả thuyết một khách hàng luôn kể cho người khác nghe về sản phẩm hoặc dich vụ của bạn mà khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử dụng. Như vậy khi người này giới thiệu cho những người khác trên mạng về doanh nghiệp, những người khác sẽ tiếp tục thông tin đến những người khác nữa, cứ thế mả thông tin được lan truyền một cách nhanh chóng. 5. Email marketing Là hình thức gửi email thông tin/quảng cáo đến người nhận nhằm thông tin sản phẩm, dịch vụ và thúc đẩy người nhận đến quyết định mua hàng Sử dụng Email Marketing có thể rơi vào một trong hai hình thức: 12  Email Marketing cho phép hay được sự cho phép của người nhận (Solicited Commercial Email). Đây là hình thức rất hiệu quả: gửi đến đúng đối tượng khách hàng, mang đến những hiệu quả nhanh chóng, xây dựng được mối quan hệ với khách hàng.  Email Marketing không được sự cho phép của người nhận (Unsolicited Email Marketing hay Unsolicited Commercial Email - UCE) còn gọi là Spam Một hình thức khác mà doanh nghiệp có thể áp dụng là khuyến khích đăng ký nhận bản tin điện tử (eNewsletters) nhằm tạo sự chủ động tiếp nhận thông tin cho khách hàng, từ đó tạo tâm lý thoải mái, thiện cảm với thông tin doanh nghiệp đem đến. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng quả hình thức e-mail marketing để tiếp cận khách hàng như Vietnamworks với bản tin việc làm, Jetstar với bản tin khuyến mãi giá vé máy bay, Nhommua hay Muachung với các e-mail thông tin về mặt hàng giảm giá. 6. Quảng cáo theo mạng lưới trên Internet (Ad-network) Thay vì gõ cửa từng đại lý (agency) hoặc phòng quảng cáo của mỗi tờ báo, giờ đây, nhà quảng cáo có thể thông qua mạng quảng cáo trực tuyến – phương tiện hiệu quả để xây dựng các chiến dịch quảng cáo. Mạng quảng cáo trực tuyến là hệ thống trung gian kết nối 13 bên bán và bên mua quảng cáo trực tuyến, hỗ trợ người mua quảng cáo tìm thấy những vùng và website bán quảng cáo phù hợp với chiến dịch truyền thông của mình từ hàng nghìn website. Hình thức này hiện được nhiều công ty đánh giá cao vì nó giúp tiết kiệm thời gian và chí phí. Tại Việt Nam, Innity, Vietad, Ambient là những mạng lớn có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu của nhà quảng cáo. 7. Display ads (banners and pop-ups): Là thuật ngữ chỉ Quảng cáo hiển thị, là hình thức quảng cáo banner trên các báo điện tử, hay quảng cáo banner/rich media qua các mạng quảng cáo. Display Advertising là hình thức quảng cáo khá thông dụng trên internet. Nó có thể xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau từ những banner tĩnh, đến những banner động hay các hình thức có độ tương tác cao hơn như Adobe Flash hay .gif. Âm thanh hay video đôi khi cũng được sử dụng trong các quảng cáo bằng hình ảnh 14 8. Rich media ads: Là các quảng cáo sử dụng hoạt hình, âm thanh, và sự tương tác, bằng việc sử dụng (ngôn ngữ) Flash, HTML5, Java và JavaScript. Quảng cáo truyền thông đa phương tiện, là một hình thức quảng cáo tương tác, cho phép dựa trên công nghệ nhúng flash và Java để kết hợp hình ảnh, âm thanh và truyền tải nội dung qua Internet băng thông rộng. Sự kết hợp đa phương tiện đem đến cho Rich media nhiều dạng sản phẩm quảng cáo phong phú như TVC, trò chơi, flash… (spot quảng cáo truyền hình với thời lượng ngắn 5s 10s 15s và 30s ( ví dụ như quảng cáo của Cô Gái Hà Lan ) và TVC có nhiều dạng bao gồm cả hình gạt 5s) 9. Video ads Là các quảng cáo giống như trên tivi nhưng nó được trình diễn trong một trang web quảng cáo hoặc là trước đó, hoặc trong quá trình hoặc sau một nội dung nào đó. Công ty sẽ tiến hành thực hiện các video với các nội dung tùy thuộc vào chiến lược marketing của mình, và sau đó sẽ đưa lên internet. 10. Sponsorships Một tài trợ được trả tiền cho một nỗ lực để gắn kết tên của nhà quảng cáo tới một thông tin, sự kiện, hoặc một địa điểm đặc biệt trong phương thức củng cố thương hiệu của nhà 15 tài trợ theo hướng tích cực nhưng không công khai về tính thương mại. Các tài trợ thì thường đặc trưng nhiều về xây dựng thương hiệu hơn là gia tăng doanh số tức thì. Một hình thức phổ biến của tài trợ là hướng tới nội dung, bằng cách biên tập nội dung kết hợp với một thông điệp quảng cáo để tạo nên một thông điệp có giá trị và thu hút hơn tới các khán giả dự kiến của nó. 11. Referrals (affiliate Relationship Marketing) Marketing liên kết là phương thức tiếp thị dựa trên nền tảng Internet trong đó một website sẽ quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ cho nhiều website khác mà được hưởng hoa hồng từ phương thức quảng bá này thông qua lượng truy cập, doanh số bán hàng hoặc khi mẫu đăng ký được hoàn tất… Ví dụ như công ty eBay chẳng hạn, họ nhờ một trang web khác và yêu cầu họ để đặt một biểu ngữ hoặc liên kết với eBay trên trang web của họ. Mỗi khi người dùng nhấp vào biểu ngữ eBay vào thăm trang web hay mua sản phẩm, các chủ sở hữu của trang web gốc được một khoảng hoa hồng theo thỏa thuận. Marketing liên kết khác với phương thức quảng cáo truyền thống nhờ việc thanh toán chỉ dựa trên hiệu quả của quảng cáo mà không phụ thuộc vào thời gian và tần suất quảng cáo. 12. Mobile Marketing: Là tiếp thị trên điện thoại di động: smartphones và tablets. Thống kê mới đây từ Ericsson ConsumerLab cho biết, đến cuối năm nay thì lượng người dùng smartphone tại Việt Nam sẽ đạt mức 21% (tăng 5%), bên cạnh đó tỉ lệ người sử dụng tablet cũng sẽ tăng thêm 3% và đạt mức 5%. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy mức độ sử dụng các ứng dụng di động của người dùng smartphone trong nước dự kiến cũng tăng từ 35% lên 40% trong vòng 6 tháng tới. Khảo sát tương tự từ Nielsen cho thấy 70% người tiêu dùng tại Việt Nam sử dụng điện thoại di động và 42% trong số đó đang có nhu cầu chuyển sang dùng smartphone. Thống kê trên được thực hiện tại hơn 39 quốc gia ở châu Á và Thái Bình Dương, theo đó người Việt chúng ta vẫn thường tham khảo ý kiến của người thân, đồng nghiệp trước khi mua điện thoại. Và 39% trong số đó cho biết họ hay tìm kiếm thông tin sản phẩm tại các cửa 16 hàng, 6% thông qua nội dung trên các tờ rơi. Được biết, lượng thuê bao di động đăng ký mới tại Việt Nam đã tăng vọt trong những năm gần đây và đến cuối tháng 7 năm 2012 chúng ta đã có tổng cộng 121 triệu thuê bao di động. III. Các nguyên tắc khi thực hiện e-marketing 1. Nội dung thông điệp Nội dung thông điệp phải được trau chuốt về câu chữ, hình ảnh sao cho thu hút người đọc, gợi tính tò mò của người đọc, và cung cấp đầy đủ thông tin hướng dẫn để người đọc biết mình phải làm gì sau đó. 2. Tính chuyên nghiệp Tính chuyên nghiệp được thể hiện qua nhiều cách, ví dụ: doanh nghiệp gửi email marketing thì nhất thiết phải có chức năng từ chối nhận tiếp dành cho người không quan tâm; nếu có người quan tâm email hỏi thông tin thì doanh nghiệp phải trả lời nhanh nhất, cung cấp câu trả lời trọn vẹn, rõ ràng nhất… 3. Tần suất Tần suất marketing qua mạng tùy thuộc vào từng hành động cụ thể, nói tóm tắt, nếu gửi email marketing thì không nên gửi “ dầy” quá ( thời gian gửi giữa 2 lần ngắn, chỉ 1-2 ngày), còn việc đăng rao vặt, tìm kiếm đối tác, đăng ký liệt kê trên danh bạ website, trao đổi link… thì phải thực hiện thường xuyên mỗi tuần 2- 3 lần. 4. Chi phí Có những cách e-marketing tốn rất nhiều tiền như đặt banner ( song, hiệu quả chưa chắc là tốt trong trường hợp một số người vào xem website đó không bận tâm đến banner của bạn), song cũng có những các marketing đòi hỏi sự kiên trì, công sức, kỹ thuật và thời gian là chủ yếu. Cho nên không phải chi nhiều tiền là marketing hiệu quả. 5. Hiệu quả Khi doanh nghiệp có chiến dịch e-marketing bằng một hình thức nào, doanh nghiệp nên theo dõi kết quả. Marketing qua mạng rất dễ cho thấy kết quả ngay sau đó. Doanh nghiệp 17 phải theo dõi nghiên cứu ghi nhận kết quả của từng hành động marketing để có chiến lược marketing sâu sát hơn, hiệu quả hơn. IV. Một số “ chiêu thức ” e- marketing hay, hiệu quả 1. Chiến lược marketing lan truyền ( virus marketing) Tận dụng người xem để marketing cho những người khác. Ví dụ: yahoo!, hotmail cho mọi người dùng mail miễn phí, và trong thông điệp email, họ tự động kèm theo 1 câu quảng cáo ở cuối email. Nếu một người dùng yahoo! Gửi email cho người khác chưa chưa dung e-mail, họ sẽ tự nhiên biết đến yahoo!. Hình thức gửi e-card cũng thuộc loại này, khi một người gửi e-card từ www.123greetings.com đến người khác, người này cũng nhờ đó mà biết được website từ www.123greetings.com này. Những “ vật phẩm”miễn phí cho download qua mạng trên website như: ảnh đẹp, nhạc mp3, sách điện tử ( e-book) … cũng phục vụ mục tiêu marketing lan truyền này. 2. Cho những chức năng tiện ích mà chỉ những thành viên của website mới dùng được với nhau Ví dụ yahoo! Insant Messenger ( Yahoo!chat) chỉ cho phép những người có đăng ký ID với Yahoo! mới có thể chat với nhau, từ đó, những ai muốn sử dụng tiện ích YIM đều phải đăng ký tài khoản với Yahoo!. 3. Quyền lợi cho người giới thiệu Một số website trả tiền cho những ai giới thiệu người mới vào website của mình, hoặc sẽ cho quyền lợi theo dạng marketing đa cấp ( multi –level marketing) tức người giới thiệu sẽ hưởng quyền lợi thế theo % những gì mà người được giới thiệu kiếm được. Hình thức giống như “ bán hàng đa cấp” mà dư luận Việt Nam đang quan tâm . Thực chất hình thức marketing đa cấp không xấu, những kẻ xấu, làm ăn gian dối đã biến tướng mô hình này. 4. Trả tiền cho click Một số website có chính sách hoa hồng cho người giới thiệu, tức là các website đồng ý trả tiền này để nhận được tiền mỗi khi giới thiệu được người click sang. Ví dụ: website A 18 có chính sách trả tiền cho click đến , website B đăng link đến A trên website của doanh nghiệp, khi người xem ở website B và click lên link này để đi đến website A thì A sẽ trả cho B một khoản tiền nhỏ. Đây cũng là cách các website B đăng link của A trên website của mình. Có nhiều dạng trả tiền: + Pay-per-click: t iền trả tính trên mỗi lần click, tức trường hợp có một người từ website B click lên link để đi sang website A. + Pay-per- lead: tiền được trả tính trên mỗi trường hợp có một người từ website B click lên link để đi sang website A và người đó có tham gia một hành động nào đó ( được quy định trong thỏa thuận hợp đồng hợp tác giữa A và B). Ví dụ như: đăng ký nhận bảng tin, trả lời câu hỏi… + Pay- per- sale: tiền được trả tính trên mỗi trường hợp có một người từ B click lên link để đi sang website A và người đó có mua sản phẩm hay dịch vụ từ A . Trường hợp này số tiền hoa hồng thường tính theo % trị giá giao dịch của người đó. PHẦN 2: SOCIAL MEDIA MARKETING I. Tổng quan về social media marketing 1. Khái niệm Tiếp thị truyền thông trên các mạng xã hội ( Social Media Marketing ) là một phương thức truyền thông đại chúng (xã hội) trên nền tảng các dịch vụ trực tuyến – tức là những trang web trên Internet. Người dùng tạo ra những sản phẩm truyền thông như: tin, bài, hình ảnh, video clips… sau đó xuất bản trên Internet thông qua các mạng xã hội hay các diễn đàn, các blog… 2. Đặc điểm của tiếp thị truyền thông xã hội Được xây dựng dựa trên nền tảng sự liên kết nội dung, mà ở đó diễn ra một quá trình đối thoại từ nhiều phía. Nó hoạt động dựa trên ba yếu tố: Sự tham gia, kết nối và mối liên hệ. 19 Mang thông điệp bạn phát ra thì có đến hàng trăm người nhận được và cứ lan truyền theo tỷ lệ cấp số nhân. Chi phí thấp, khả năng lan truyền tốt là một trong những ưu điểm của các Social Network. Hỗ trợ trong việc làm tăng thứ hạng của bạn trên công cụ tìm kiếm bằng những liên kết. Có thể chạy song song cùng các chiến dịch marketing khác và bổ trợ cho nhau tăng hiệu quả cho chiến dịch marketing của bạn. II. Một số phương tiện tiếp thị truyền thông xã hội ( social media marketing) 1. Twiter Twitter là dịch vụ mạng xã hội miễn phí cho phép người sử dụng đọc, nhắn và cập nhật các mẩu tin nhỏ gọi là tweet, một dạng tiểu blog. Những mẩu tweet được giới hạn tối đa 140 ký tự được lan truyền nhanh chóng trong phạm vi nhóm bạn của người nhắn hoặc có thể được phổ biến rộng rãi cho mọi người. Thành lập từ năm 2006, Twitter đã trở thành một hiện tượng phố biến toàn cầu. Những tweet có thể chỉ là dòng tin vặt cá nhân cho đến những cập nhật thời sự tại chỗ kịp thời và nhanh chóng hơn cả truyền thông chính thống. Twitter giúp cho các nhà quảng cáo cơ hội để tương tác và gắn kết khá thân mật với khách hàng của họ. Các công ty lớn như Dell, Starbucks hay Comcast đã tận dụng rất tốt Twitter để quảng bá sản phẩm và giải đáp thắc mắc khách hàng. Và xét trên nhiều phương diện, Twitter là công cụ rất hữu ích cho họ. Nhiều hộ gia đình, cá nhân tại nhiều nước cũng đã tận dụng thành công Twitter trong việc kinh doanh nhỏ lẻ. 2. Blog “Blog” là một thuật ngữ có nguồn gốc từ cặp từ “Web Log” hay “Weblog” dùng để chỉ một tập san cá nhân trực tuyến, một quyển nhật ký dựa trên nền web hay một bản tin trực tuyến nhằm thông báo những sự kiện xảy ra hàng ngày về một vấn đề gì đó. Nội dung và chủ đề của “blog” thì rất đa dạng, nhưng thông thường là những câu chuyện cá nhân, bản tin, danh sách các liên kết web, những bài tường thuật, phê bình một bộ phim hay tác phẩm… Thông thường thì một blog sẽ được thiết kế dựa trên cách tổ chức 20 như sau: những tin mới nhất sẽ nằm trên cùng, để người xem blog dễ theo dõi và cập nhật thông tin. Mỗi “post” (bản tin) sẽ gồm có ba thuộc tính chính: tiêu đề (Tiltle) giống như tựa của mỗi bài báo, cho biết chung về nội dung bản tin, thời điểm gởi bài (Date/Time) cho biết ngày giờ bản tin được gửi hay cập nhật thông tin, và dĩ nhiên không thể thiếu phần nội dung bản tin (Main) nói lên thông tin muốn gửi đến mọi người. Do tính chất cá nhân của blog, nên những ý kiến hay câu chuyện này thường được viết theo kiểu “Theo ý kiến tôi”, hay “Tôi thấy rằng”... Ngoài ra, một phần nữa được xem là một đặc tính của “blog”, đó là “Comment” mang những thông tin phản hồi từ người đọc tin và dính liền với mỗi bản tin. Blog Marketing: Là h ình thức tiếp thị, quảng cáo, xuất bản nội dung online cho thương hiệu, sản phẩm, website, sự kiện…thông qua công cụ Blog. Blog có vị trí cao trong danh sách chiến thuật quảng cáo mà các giám đốc tiếp thị quan tâm. Với 72 triệu người đọc blog và 26 triệu người viết blog. Trong năm 2011, chi tiêu trong quảng cáo qua blog khoảng 640 triệu USD và ước tính tăng lên 775 triệu USD vào năm 2015. Blog Marketing được nhận biết dưới một số hình thức: Quảng cáo (banner, textlink); Bài viết PR; Bài v iết đánh giá(review). Blog Marketing thường được kết hợp với Social Media Marketing và Affiliate Marketing. Hình thức quảng cáo banner trên Blog cũng giống như trên báo điện tử, diễn đàn… còn hình thức quảng cáo Textlink thì hầu như Blog chiếm ưu thế và phổ biến hơn hẳn các kênh khác. Blog cũng là một kênh mà g iới truyền thông nhắm tới trong việc truyền tải nội dung dưới hình thức bài viết PR. Đôi khi chỉ là việc đưa tin về một sản phẩm, dịch vụ hay sự kiện nào đó. Hình thức này cũng khá phổ biến trên các báo điện tử ngày nay. Riêng Bài viết đánh giá là một hình thức khá đặc biệt và cũng là thế mạnh của Blog Marketing bởi vì bài viết đánh giá được tạo ra dựa trên chính trải nghiệm của tác giả, người có uy tín, tầm ảnh hưởng và am hiểu về sản phẩm, dịch vụ được marketing. Độ “hot” của tác giả cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn tới tính hiệu quả, tính lan truyền(viral) của bài viết. 21 Đánh giá về Blog Marketing tại thị trường Việt Nam: * Điểm mạnh: - Blog Marketing nhắm đúng chủ đề và đối tượng quan tâm. - Blog Marketing có tính lan truyền (viral) cao nếu biết áp dụng đúng cách. - Blog Marketing là kênh tiếp thị ít tốn kém, thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. * Điểm yếu: - Phụ thuộc nhiều vào uy tín và tầm ảnh hưởng của tác giả, của blog. - Khó kiểm soát rủi ro cho doanh nghiệp vì Blogger thường thường đăng những gì họ thích. - Hầu hết Blog đều chưa được bộ thông tin và truyền thông cấp phép chính thức. - Chưa có nhiều Blog đi chuyên sâu về các mảng của cuộc sống, do đó nhà quảng cáo có rất ít sự lựa chọn. 3. Facebook Là trang mạng xã hội, qua facebook bạn có thể giao lưu cũng như chia sẻ những hình ảnh, tin tức, những sở thích hoặc bất cứ những gì bạn muốn cho bạn bè biết về bạn. Facebook lần đầu tiên được Mark Zuckerberg là người đầu tiên nghĩ ra nó khi cậu còn là một học sinh, với mục đích là tạo ra một website để cho các học sinh có thể tìm kiếm nhau. Sau đó, Facebook đã lan rộng và trở thành mạng lưới cho mọi người trên thế giới. Facebook sau này được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi cho công tác tiếp thị của mình. Tuy vậy, những bình luận của người dùng đôi khi trở nên tiêu cực và có thể làm phá hủy thương hiệu. Mạng xã hội cao thể gây ảnh hưởng nhưng không phải trong mọi trường hợp. Ví dụ: Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng mạng xã hội gây ảnh hưởng đến các bạn bè gần gũi tuy nhiên ko gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ xa hơn (ảnh hưởng có mối quan hệ nghịch với kích cỡ nhóm bạn bè). Ngoài ra việc đo lường kết quả kinh doanh bằng các trang mạng xã hội cũng như quảng cáo trực tuyến là rất khó khăn. Nếu những 22 “like” Facebook không chuyển thành doanh số thì cần đánh giá lại đối tượng của bạn trên các trang xã hội. 4. Linkedln Là một trang mạng dịch vụ xã hội mà người sử dụng chủ yếu là những thành viên chuyên nghiệp. Khác với các mạng xã hội như MySpace và Facebook, nơi thường tập trung vào người sử dụng chung chung, LinkedIn chỉ tập chung vào đối tượng người sử dụng là các doanh nghiệp, hoặc các cá nhân chuyên nghiệp có nhu cầu kết nối tìm việc và tuyển dụng. Nền tảng của LinkedIn cũng tương tự như Facebook. Bạn đăng ký một tài khoản và xây dựng hồ sơ cá nhân bao gồm một bản tóm tắt ngắn gọn hay một đoạn tiểu sử, kinh nghiệm làm việc và bằng cấp học thuật. Giống như hầu hết các mạng xã hội, LinkedIn cho phép bạn kết nối với mọi người. Và trong trường hợp này, những người kết nối thường là các đồng nghiệp của bạn hoặc những người thuộc những công ty mà bạn quan tâm mong muốn làm việc cùng trong tương lai, hoặc các những người thuộc cùng ngành nghề của bạn, người mà bạn có thể trao đổi học hỏi hoặc chia sẻ kinh nghiệm với họ. Ở facebook, một điều khá bất tiện đó là việc kết bạn không chọn lọc. Chúng ta gần như không biết được người chúng ta sẽ kết nối là ai. Ở Linkedin thì khác, chúng ta sẽ biết được người chúng ta kết nối đang làm nghề gì để chọn lựa. Linkedin không những cho phép người dùng kết nối dựa trên thông tin nghề nghiệp mà nó còn cho phép người dùng tạo và tham gia vào các nhóm nghề nghiệp. Ở các nhóm nghề nghiệp này, những người có cùng nghề sẽ trao đổi với nhau. 5. You tube YouTube là một trang web chia sẻ video, nơi người dùng có thể tải lên, xem và chia sẻ các video clip. YouTube do ba nhân viên cũ của PayPal tạo nên vào giữa tháng 2 năm 2005. Dịch vụ đặt tại San Bruno sử dụng công nghệ Adobe Flash để hiển thị nhiều nội dung video khác nhau, bao gồm những đoạn phim, đoạn chương trình TV và video nhạc, cũng như những phim nghiệp dư như videoblogging và những đoạn video gốc chưa qua xử lý. Vào tháng 10 năm 2006, Google đã thông báo đạt được thỏa thuận để mua lại công 23 ty này với giá 1,65 tỷ dollar Mỹ bằng cổ phiếu Google. Thỏa thuận được ký kết vào ngày 13 tháng 11 năm 2006. Người dùng không đăng ký vẫn có thể xem được hầu hết video ở trang, còn người dùng đăng ký được phép tải lên số lượng video vô hạn. Một số video chỉ dành cho người dùng trên 18 tuổi (ví dụ video có chứa những nội dung có khả năng xúc phạm). Việc tải nội dung khiêu dâm không được phép. Những video có liên quan đến nhau, được xếp theo tựa đề và thẻ đánh dấu, xuất hiện ở phía bên phải video đang xem. Vào năm thứ hai của YouTube, trang web đã thêm vào những chức năng giúp tăng thêm những chức năng cho người dùng như tải lên những đoạn video 'trả lời' và đăng ký nhận nội dung vắn tắt. Qua YouTube ngoài các loại hình quảng cáo khác có thể thực hiện thì đây là một nơi rất tốt cho Video Ad. 6. Google + Google + ( google phus) là một mạng xã hội và nhận dạng dịch vụ được sở hữu và điều hành với công ty Google Inc. Google + ngoài việc cung cấp các trang và một số tính năng như của Facebook, nó còn có thể tích hợp với google công cụ tìm kiếm ( Google search engine) . Các sản phẩm khác của Google cũng được tích hợp, chẳng hạng Google Adwords và Goole Maps. Với sự phát triển của Google Personalized Search và dịch vụ tìm kiếm dựa trên địa điểm khác, Google + cho phép nhắm mục tiêu quảng cáo, dịch vụ chuyển hướng và các hình thức dựa trên địa điểm tiếp thị và khuyến mãi. Quảng cáo trên Google: Google Awords Google Awords cho phép các nhà quảng cáo trả tiền cho google để được liệt kê ở những vị trí ngay trang đầu tiên khi khách hàng tìm kiếm với những từ khóa nhất định. Với google adword, bạn có thể tạo và chạy quảng cáo nhanh chóng và đơn giản. Chạy quảng cáo của bạn trên google, bạn chỉ trả khi có người nhấp vào quảng cáo của mình. Nguyên tắc hoạt động của Google Adwords Nhà quảng cáo xác định từ khóa mà mình muốn quảng cáo trên Google 24 Đăng ký quảng cáo từ khóa đó với Google hoặc thông qua đại lý của Google Mỗi khi có khách hàng click vào mẫu quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm của Google nhà quảng cáo phải trả một khoản tiền tương ứng để đổi lại việc có 1 khách hàng viếng thăm website ( số tiền này được nhà quảng cáo đấu giá trước) PHẦN 3 : QUẢNG CÁO TRÊN FACEBOOK 1. Tổng quan Facebook Là trang mạng xã hội, qua facebook bạn có thể giao lưu cũng như chia sẻ những hình ảnh, tin tức, những sở thích hoặc bất cứ những gì bạn muốn cho bạn bè biết về bạn. Facebook lần đầu tiên được Mark Zuckerberg là người đầu tiên nghĩ ra nó khi cậu còn là một học sinh, với mục đích là tạo ra một website để cho các học sinh có thể tìm kiếm nhau. Sau đó, Facebook đã lan rộng và trở thành mạng lưới cho mọi người trên thế giới. Facebook được tạo thành do các nhóm, công ty, trường học… liên kết với nhau thành một mạng lưới toàn thế giới. Nhiều cơ sở, hội đoàn từ thiện đang dùng nó để tổ chức cũng như thông báo các tin tức, hay liên lạc với các thành viên. Bạn có thể liên lạc qua email nhưng đó chỉ là 1 cách, dùng Facebook bạn có thể post hình lên, thêm bạn bè, chat với bạn bè trực tiếp, update lý lịch cá nhân, hay thay đổi những câu mà bạn muốn cho mọi người đọc trong mục viết về sơ lược tiểu sử của bạn (Profile) - bất cứ những gì bạn muốn có thể thay đổi trong vòng 1 vài phút 2. Quảng cáo facebook là gì? ( facebook Ads) Quảng cáo facebook được thiết kế để giúp các nhà quảng cáo hiển thị cho mọi người mẫu quảng cáo mà họ thấy quan tâm và liên quan. Nếu vô tình hay cố ý mà bạn thấy được những mẫu quảng cáo nhỏ nằm ở cột phải của trang News Feed, Profile hay bất cứ trang nào của facebook như vậy thì người ta gọi nó là quảng cáo facebook. 25 3. Tại sao quan tâm đến quảng cáo trên facebook Tiếp cận khách hàng mục tiêu của bạn  Facebook hiện có hơn 1 tỷ người sử dụng, 1 con số khổng lồ. Hãy tưởng tượng những thông điêp của bạn được truyền đi lan tỏa thế nào khi bạn bắt đầu quảng cáo ( Việt Nam có trên 12 triệu tài khoản sử dụng)  Tiếp cận chính xác khách hàng tiềm năng theo Độ tuổi – Giới tính – Khu vực địa lý – Sở thích – Tình trạng hôn nhân… Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh hướng đối tượng cho các chiến dịch quảng cáo facebook của mình. Trong đó bao gồm việc định hướng các đối tượng nào sẽ thấy được quảng cáo như: giới tính, độ tuổi, quốc gia, ngôn ngữ. Với hình thức này quảng cáo sẽ nhắm tới chính xác hơn nhóm đối tượng mà bạn hướng tới.  Mẫu quảng cáo ấn tượng: bao gồm cả hình ảnh và text nên thuận lợi trong việc quảng bá thương hiệu, logo, sản phẩm…  Thời gian trên facebook của người dùng ngày càng cao nên cơ hội họ thấy được quảng cáo sẽ lớn hơn. 26 Thắt chặt các mối quan hệ của bạn  Tính tương tác và lan truyền cao: Có thể link quảng cáo đến 1 bài đăng hoặc 1 trang ngay trên Facebook => dễ dàng like, share, tag, comment, đăng ký…  Không giới hạn mẫu quảng cáo, truyền tải được nhiều hình ảnh và thông điệp trong 1 chiến dịch  Gián tiếp tăng lượng Like + Reach + Talking + Engagement cho Fanpage Kiểm soát chi tiêu của bạn  Lựa chọn ngân sách hàng ngày mà bạn cảm thấy thoải mái  Điều chỉnh ngân sách hàng ngày của bạn bất kỳ lúc nào. Bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi giữa 2 hình thức trả phí từ CPC sang CPM và ngược lại. Hơn nữa, các thông số khác cũng được điều chỉnh dễ dàng để chiến dịch của bạn tối ưu hơn.  Chỉ thanh toán chỉ khi nào có người mở hay xem quảng cáo của bạn. Facebook cho bạn lựa chọn hình thức quảng cáo CPC (cost per click) hoặc CPM (cost per impression). Với CPC, bạn chỉ phải trả tiền cho những người click vào quảng cáo của bạn mà thôi. Với CPM bạn cũng chỉ trả tối thiểu từ 0.03$/1000 lần hiển thị mẫu quảng cáo (tương đượng 600đ/1000 lần hiển thị). Đây là mức chi phí rất hợp lý 4. Điều kiện để tạo được quảng cáo trên Facebook + Có tài khoản trên facebook và trong tài khoản cần có đủ chi phí để thanh toán cho quảng cáo vì hình thức thanh toán quảng cáo trên facebook là trả trước. + Thẻ Visa thanh toán quốc tế 5. Cách thức hoạt động của quảng cáo Facebook 1 2 3 Một DN/ cá nhân tạo một quảng cáo Facebook được trả tiền để hiển thị quảng cáo Người phù hợp để xem quảng cáo 27 6. Các dạng quảng cáo phổ biến trên facebook 6.1. Quảng cáo Facebook thông thường Xuất hiện bên phải trang Facebook theo cơ chế ngẫu nhiên dành cho Website. 6.2. Fanpage được đề xuất (Suggested Page) Với hình thức này, Fanpage sẽ được đề xuất cho người sử dụng Facebook, có hiệu quả tăng Like nhanh. Vị trí quảng cáo ở giữa trang Facebook. 28 6.3. Bài đăng được đề xuất (Suggested Post) Suggested Post – Bài đăng sẽ được đề xuất cho người sử dụng Facebook nhằm quảng bá bài viết trên trang Fanpage. Vị trí quảng cáo ở giữa trang Facebook 7. Các bước tạo quảng cáo trên facebook Bước 1: Tạo tài khoản Facebook và Fanpage Bước 2: Tạo quảng cáo 29 Bước 3: Thiết kế nội dung quảng cáo Bước 4: Chọn đối tượng quảng cáo 30 Bước 5: Thiết lập ngân sách và đấu giá cho quảng cáo 31 Bước 6: Thiết lập thanh toán thẻ Visa 8. Chi phí quảng cáo Facebook Chi phí quảng cáo trên facebook khi bạn chạy quảng cáo của bạn tại khu vực “new feed” hoặc bên phải trang facebook , bạn chỉ phải trả cho số lần hiển thị, hoặc nhấp chuột mà bạn nhận được (không giới hạn ngân sách tối thiểu). CPC – trả tiền cho 1 cú click ( chạy cho 1 đường link) CPM – trả tiền cho 1.000 lượt hiển thị Đối với CPC - Quảng cáo trên Facebook tính tiền trên số lượt click. Mức đấu giá càng cao thì quảng cáo càng có cơ hội xuất hiện ưu tiên hơn. Bạn phải khoán ngân sách số tiền giới hạn mỗi ngày. Nếu số tiền ngân sách mỗi ngày đã trừ hết vào số tiền click trong ngày thì quảng cáo sẽ tự động tạm dừng và tiếp tục hoạt động vào ngày tiếp theo. Bạn hãy lựa chọn số tiền ngân sách mỗi ngày thật hợp lý cho quảng cáo của bạn. Quảng cáo banner trên facebook là hình thức xuất hiện ngẫu nhiên tùy vào ngân sách gói quảng cáo mà khách hàng lựa chọn. 32 Khi bạn cho chạy một quảng cáo trên Facebook, bạn chỉ phải trả tiền khi có người click vào quảng cáo đó hoặc khi quảng cáo đó được hiển thị. Do đó không có chi phí cố định để đăng quảng cáo trên Facebook. Càng nhiều người xem quảng cáo của bạn, thì bạn càng phải trả nhiều tiền cho Facebook. Nói như thế không có nghĩa là bạn phải trả một số tiền khổng lồ nếu như quảng cáo của bạn quá hấp dẫn, quá thu hút. Facebook cho phép giới hạn ngân sách hàng ngày dành cho quảng cáo. Do đó, bạn có thể an tâm là giá quảng cáo trên facebook của mình sẽ không bao giờ phải trả nhiều hơn so với mức ngân sách mà bạn đã định. Số tiền mà bạn phải trả không bao giờ được nhiều hơn ngân sách hàng ngày mà bạn đã đặt và không có chi phí bổ sung khác. Hệ thống quảng cáo của Facebook sẽ tự động dừng hiển thị quảng cáo của bạn khi chi phí quảng cáo của một ngày đạt mức giới hạn mà bạn đề ra. Nếu giới hạn mức ngân sách cho một chiến dịch theo ngày, bạn nên biết những gì bạn có thể thu lại từ khoản đầu tư đó. Hầu hết người sử dụng Facebook sẽ không mua hàng ngay lập tức sau khi xem quảng cáo, nên nếu bạn tìm kiếm nơi để bán hàng trên Internet thì Facebook sẽ không phải là lựa chọn phù hợp. Thay vào đó, hãy quan tâm đến các thông số như: lượng người hâm mộ, số lời bình luận, ý kiến bình luận, … Bản chất của hoạt động marketing trên Facebook là xây dựng các mối quan hệ, điều này sẽ mang đến những giá trị lâu dài cho công ty trong việc giữ chân khách hàng. Vì thế, bạn nên xây dựng một kế hoạch quảng cáo dài hơi với mức ngân sách hợp lý. Bạn có thể liên hệ quảng cáo trực tuyến với Facebook thông qua trang web acebook.com. Tuy nhiên, để có một chiến dịch quảng cáo hiệu quả trong phạm vi ngân sách của bạn, bạn nên liên hệ với các đại lý quảng cáo trực tuyến chuyên nghiệp tại Việt Nam. Thêm vào đó hiện nay Facebook chưa có đại diện chính thức tại Việt Nam, nên việc thuê đại lý sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong việc giải quyết các vấn đề về chứng từ thanh toán cũng như bài toán chi phí quảng cáo trên Facebook.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcc_9692.pdf
Luận văn liên quan