Thực tế trong mấy năm vừa qua nhiều thành tựu về văn hoá của thế giới,
nhất là văn hoá đương đại do sự đa dạng và mới mẻ thường chinh phục được
nhiều người, đặt biệt là thế hệ trẻ. Nhưng Việt Nam khác với nhiều nước
chúng ta không thể thay thế các giá trị truyền thống đã làm nên bản sắc văn
hoá Việt Nam, bản lĩnh dân tộc Việt Nam: tinh thần yêu nước, tính cộng đồng,
lòng nhân ái, lối sống thanh bạch, cần cù, giản dị Và mặc dù các luồn văn
hóa tư tưởng bên ngoài vào Việt Nam theo nhiều hướng, nhiều kênh, nên
chúng ta cần cảnh giác vì về đại thể các luồn văn hoá tư tưởng ấy mang hai
loại: giá trị và phản giá trị và chúng ta chỉ có thể chấp nhận cái giá trị và bài
trừ cái phản giá trị.
17 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3806 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Giá trị truyền thống Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**********
Tiểu luận
ĐỀ TÀI:
“GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRƯỚC
XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ HIỆN NAY”
Giảng viên hướng dẫn : TS Võ Minh Tuấn
Sinh viên thực hiện : Đỗ Thành Trung
Lớp : ĐH 21/6
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 3 NĂM 2006
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền văn hoá Việt Nam như nghị quyết Trung Ương 5 (khoá VIII)
khẳng định, mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, kế thừa và phát triển,
dân tộc và quốc tế là thống nhất hữu cơ. Vì vậy, phát triển tất yếu đặt ra yêu
cầu phải kế thừa. Kế thừa là mối liên hệ giữa những giai đoạn của quá trình
phát triển, trong đó cái mới lọc bỏ cái cũ, giữ lại trong mình một số yếu tố của
cái cũa, tức là bảo toàn yếu tốt này hay yếu tốt khác của hệ thống, chứ không
phủ định toàn bộ, phủ định sạch trơn. Như vậy kế thừa là cơ sở không thể
thiếu được của phát triển bền vững.
Song ngày nay có nhiều ví dụ trong và ngoài nước rung chuông báo
động về hiện trạng thế hệ trẻ rất ít quan tâm đến truyền thống dân tộc. Qua
khảo sát 1800 thanh niên thuộc nhiều tầng lớp xã hội ở thành phố Hồ Chí
Minh vào giữa những năm 90 thì: 43% cho rằng Việt Nam có 100 dân tộc
khác nhau. 60% kể sai và không kể được một di tích lịch sử, văn hoá trên địa
bàn thành phố. 59% trong tổng số 468 sinh viên của 9 trường đại học không
biết Chu Văn An và Lương Thế Vinh là ai. Trong khi đó hầu hết những người
được hỏi đều có thể kể rõ tên tuổi những tài tử điện ảnh, ca sĩ, vận động viên
thể thao nước ngoài kể cả những chi tiết đời tư, tính cách của họ.
Vì thế trong xu thế toàn cầu hoá để có thể hoà nhập giao lưu với các
nước trên thế giới chúng ta phải mở cửa giao lưu về kinh tế và văn hoá tuy
nhiên trong quá trình giao lưu đó vấn đề đặt ra là làm sao chúng ta có thể giữ
vững nền truyền thống của nước ta trước sự hội nhập giao lưu đó.
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG
1.1 Giá trị truyền thống là gì?
Theo nghĩa tổng quát nhất, truyền thống đó là những yếu tố của di tồn
văn hoá, xã hội thể hiện trong chuẩn mực hành vi, tư tưởng, phong tục tập
quán, thói quen lối sống và cách ứng sử của cộng đồng người được hình thành
trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được truyền từ đời này sang đời khác và
được lưu giữ lâu dài.
Lịch sử cho thấy rằng truyền thống mang trong bản thân nó tính hai mặt
rõ rệt:
Một là: truyền thống góp phần suy tôn, giữ gìn những gì là quý giá, là
cốt cách, là nền tảng cho sự phát triển, cho sự vận động đi lên của cộng
đồng dân tộc. Xét từ mặt này thì truyền thống mang ý nghĩa giá trị tích cực,
là cái góp phần tạo nên sức mạnh, là chổ dựa không thể thiếu của dân tộc
trên đường đi tối tương lai.
Hai là: truyền thống đồng thời cũng còn là mảnh đất hết sức thuận lợi
cho sự dung dưỡng, duy trì và làm sống lại mặt bảo thủ, lạc hậu, lỗi thời khi
mà điều kiện và hoàn cảnh lịch sử đã thay đổi. Mặt thứ hai này có tác dụng
không nhỏ trong việc kìm hãm, níu kéo, làm chậm sự phát triển của một
quốc gia, dân tộc nào đó, nhất là khi quốc gia, dân tộc này hạn chế giao lưu
hoặc thi hành chính sách đóng cửa với thếi giới bên ngoài vì các lý do khác
nhau.
Nói cách khác, khi nói đến giá trị truyền thống là nói đến những truyền
thống nào đã có sự đánh giá, đã được thẩm định nghiêm ngặt của thời gian, đã
có sự chọn lọc, sự phân định và khẳng định ý nghĩa tích cực của chúng đối
với cộng đồng trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
Mỗi dân tộc trên khắp hành tinh này, dù ở trình độ văn minh cao hay
thấp, dù đã phát triển hay đang phát triển thì cũng đều có những truyền thống
đặc trưng của riêng mình và do đó có hệ thống giá trị truyền thống riêng của
mình. Hệ thống giá trị đó chích là sự kết tinh tất cả những gì tốt đẹp nhất qua
các thời đại lịch sử khác nhau của dân tộc để làm nên bản sắc riêng. Nó được
truyền lại cho thế hệ sau và cùng với thời gian, cùng với sự tiến triển của lịch
sử sẽ được bổ sung bằng các giá trị mới. Trong hệ thống các giá trị truyền
thống Việt Nam có không ít những giá trị mà chúng ta có thể bắt gặp ở các
dân tộc khác. Điều đó cũng thật dễ hiểu bởi vì trong cái dân tộc không bao giờ
nằm ngoài cái nhân loại.
1.2 Cái gì có thể được coi là truyền thống?
Chúng ta thấy chỉ có những gì có thể đảm bảo sự tồn tại của con người,
chỉ có những gì có thể thoả mãn nhu cầu nhân sinh mới có thể thừa nhận là
có giá trị. Tương tự chỉ có những lý tưởng (văn hoá, tôn giáo, đạo đức) và
những phương tiện (kỹ thuật, kỹ năng, khoa học) có thể giúp ích bảo tồn
những giá trị đó, mới có thể được gọi là truyền thống. Truyền thống không
bao giờ có thể có nếu nó chỉ là một sự kiện, một hiện tượng tự nhiên hoặc một
sự áp đặt từ bên ngoài bắt chúng ta theo.
Tóm lại, chúng ta chỉ chấp nhận những gì chúng ta nâng niu. Từ đây, cái
được coi là truyền thống chỉ khi nào nó trở thành một bộ phận thiết yếu của
cuộc sống chúng ta; chỉ khi nào nó bảo tồn cuộc sống chúng ta và chỉ khi nào
nó có khả năng phát triển cuộc sống của chúng ta. Do đó, cái gì có thể được
gọi, được coi hay được mệnh danh là truyền thống phải được xem xét từ ba
khía cạnh của cuộc sống con người: truyền thống như là một phần của cuộc
sống, truyền thống như là phương tiện để bảo tồn cuộc sống và truyền thống
như là sức mạnh định hướng phát tiển cuộc sống. Nói tóm lại, truyền thống
không thể được nhận thức ngoài văn cảnh cảu các giá trị bởi lẽ sự hình thành
của truyền thống cũng tuân theo mô hình giống như mô hình hình thành giá
trị.
1.3 Giá trị và giá trị truyền thống.
1.3.1 Những lý do phải quan tâm đến giá trị truyền thống nhân loại nói
chung và Châu Á nói riêng.
Mặc dù giá trị và giá trị truyền thống không phải là đề tài mới nhưng
những điều mới mẽ được đặt ra ở đề tài này, lâu nay luôn chiếm vị trí đáng kể
trong các sinh hoạt học thuật. Ở đây hầu như lúc nào cũng có những vấn đề
xứng đáng được gọi là cấp bách hay là thời sự. Những vấn đề đó đương nhiên
rất cần phải tranh cãi về phương diện nhận thức và đòi hỏi phải được nghiên
cứu thật sâu trong các khoa học xã hội và các khoa học nhân văn.
Ngày nay, khi những tiến bộ về khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đạt
tới mức vượt ra ngoài sự tưởng tượng của không ít người thì cùng với điều đó,
sự biến động của các xã hội cũng mạnh mẽ và nhanh chóng đến mức không
có cơ may nào mà lại không đi kèm với những nguy cơ. Bên cạnh những giá
trị văn minh to lớn mà con người được hưởng, những hiểm hoạ cũng rình rập
một cách thường trong tất cả các xã hội, nhất là các xã hội nghèo đói chậm
phát triển.
Hiện thời, mỗi khi đón nhận các thành tựu mới của nền văn minh, cái mà
con người buộc phải quan tâm trước hết là những giá trị của những thành tựu
đó chứ không phải là bản thân các thành tựu – những giá trị trực tiếp và
những giá trị tiềm ẩn, những giá trị tích cực và những giá trị phát sinh có thể
trở thành các phản giá trị, v.v… Những bài học kinh nghiệm của các xã hội
công nghiệp và thị trường, thái độ thiếu xây dựng của một vài lập trường sô
vanh lớn và nhỏ, những tình huống bi hài của các cộng đồng thiếu dân chủ và
chậm phát triển… rõ ràng đã làm cho việc quan tâm tới các giá trị trở nên đặc
biệt sâu sắc và có ý nghĩa. Trên thực tế, những tranh cãi nóng bỏng và căng
thẳng về sự lựa chọn giải pháp cho chiến lượt bảo vệ môi sinh về con đường
và thách thức thoát ra khỏi cơn bão tài chính Châu Á; về vai trò của Trung
Quốc trong những thập kỷ tới đây; về sự đụng độ giữa các nền văn minh hay
là về tính độc đáo của các truyền thống Châu Á,… hết thảy đều là do những
lo lắng sâu sắc về mặt giá trị.
Nhiều nhà tư tưởng có uy tín đã khẳng định, lối thoát cho những lo lắng
của con người về giá trị của sự phát triển hoá ra nằm ở truyền thống, hay nói
một cách thoả đáng hơn nằm ở văn hoá mà trong đó truyền thống là một nhân
tố đáng kể. Kinh nghiệm của các xã hội đã đạt tới trình độ phát triển cao cho
thấy rằng bằng cách không lãng quên truyền thống, khai thác các giá trị nhân
bản của truyền thống, làm cho các giá trị hiện đại ăn nhập không mâu thuẩn
các giá trị truyền thống…. Đó là con đường tự nhiên và tất yếu mà các xã hội
dù muốn hay không dù nhận thức được hay chưa nhận thức được cũng đều
phải thực hiện để đạt tới phát triển bền vững. Rõ ràng với tính cách là các
khuôn mẫu văn hoá, giá trị truyền thống ngay cả trong điều kiện phức tạp hiện
thời của quá trình phát triển. Xã hội càng phức tạp thì lại càng làm cho truyền
thống lộ rõ khả năng tác động tích cực của nó.
1.3.2 Giá trị truyền thống Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá
Toàn cầu hoá là cơ hội lớn để văn hoá Việt Nam học hỏi và phát huy các
giá trị của mình. Song người Việt Nam cũng lo toan khôn xiết trước các thách
thức to lớn của toàn cầu hoá đối với các giá trị truyền thống Việt Nam. Việt
Nam nhất thiết phải mở cửa, phải hội nhập để đón nhận những giá trị mới của
nhân loại, đó là lẽ sống còn của dân tộc. Nhưng mở cửa là để hội nhập, để
phát triển chứ không phải trở thành cái bóng mờ của nền văn hoá khác. Cho
nên vấn đề đặt ra cho nước ta trong xu thế toàn cấu hoá là phải giữ được độc
lập dân tộc, giữ được cơ cấu sinh thành nội tại của các giá trị truyền thống mà
ta đã có.
Hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế thế giới thông qua làn sóng xuất
khẩu có khả năng làm năng động hoá các giá trị Việt Nam xưa nay vẫn xem
nặng về nghĩa, nhẹ về lợi, tạo nên sự cạnh tranh mới trong hệ thống giá trị dĩ
hoà vi quý. Nền văn hoá của người Việt không trọng thị sự buôn bán, cho nên
chưa xát lập được các tri thức về thị trường hiện đại nên khi tham gia hội
nhập trong nền kinh tế toàn cầu nó có thể được các quyền lực toàn cầu dạy
cho các bài học mới và cũng có thể bị các quyền lực thị trường ấy lấn lướt các
giá trị mà cả ngàn năm nhân dân ta mới tạo dựng được.
Toàn cầu hoá các quan hệ kinh tế sẽ mang lại sự hưởng thụ các sản phẩm
vật chất và tinh thần của nhân loại với một giá rẽ hơn, một tiện nghi phong
phú hơn. Song sự tràn ngập của hàng hoá rất có khả năng làm tha hoá các
nhân cách, làm phá sản các quan hệ lao động, làm rối loạn mhiều giá trị xã
hội. Trên thực tế làn sóng xuất khẩu dồn dập đã tạo ra các tệ nạn làn hàng giả,
làn rối, làm ẩu mà hệ thống giá trị truyền thống nghiêm cấm. Có thể nói rằng
trước làn sóng xuất khẩu dồn dập, hệ thống giá trị của nền văn hoá truyền
thống chưa chuẩn bị kịp cho những thay đổi quá nhanh, quá xa lạ sẽ xảy ra
tình trạng gia tăng giá trị thì ít, các giá trị truyền thống bị phá vỡ, bị vượt bỏ
thì nhiều, nguy cơ cổ vật bị đánh cắp, nhân phẩm bị tha hoá, các phản giá trị
gia tăng là không thể tránh khỏi.
CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM TRƯỚC
XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ
2.1 Nội dung và vị thế của giá trị truyền thống ở Việt Nam.
2.1.1 Giá trị truyền thống trong lịch sử phát triển dân tộc.
Trong suốt lịch sử phát triển của dân tộc cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu
thế kỷ XX, các giá trị truyền thống của Việt Nam đã có một nội dung và vị
thế ổn định. Sự ổn định đó được quy định trực tiếp bởi tinh thần dân tộc với
nòng cốt là tinh thần yêu nước đặc trưng của Việt Nam, nhưng sâu xa hơn và
căn bản hơn nó được quy định bởi cơ sở kinh tế – xã hội đặc thù của dân tộc.
Với cuộc đụng đầu giữa hai nền văn hoá Đông – Tây hồi đầu thế kỷ XX,
các giá trị truyền thống của Việt Nam đã trải qua những biến động sâu sắc và
căn bản. Nói đến giá trị truyền thống Việt Nam là nói đến một hệ giá trị đa
dạng tổng hợp và hỗn dung các giá trị văn hoá bản địa, Phật giáo, Lão giáo và
Nho giáo. Trong đó, sợi chỉ đỏ xuyên suốt, xâu nối và liên kết các giá trị đó
thành một chỉnh thể đa diện là tinh thần dân tộc, là lòng yêu nước hết sức đặc
trưng của Việt Nam. Trong đó Nho giáo, theo thời gian như chiếc áo khoác
mỗi ngày mỗi rộng trùm lên các giá trị khác khiến cho mọi giá trị truyền
thống được cố định, được trình bày theo hình thức của Nho giáo cho đén khi
bị nhà cầm quyền Pháp cáo chung. Vì thế nhiề sự lầm tưởng, đồng nhất các
giá trị khác với Nho giáo đã xảy ra.
Với sức công phá của nền văn minh kỹ thuật – công nghiệp, sự trợ giúp
của nhà nước bảo hộ Pháp với việc chấm dứt nền giáo dục khoa cử Việt Nam
váo thập niên thứ hai thế kỷ XX và sức chinh phục mạnh mẽ của các học
thuyết phương Tây tràn vào Việt Nam… đã tạo ra xu hướng Tây hoá ngày
càng rộng rãi trong đời sống dân tộc. Do vậy, tình hình tư tưởng khi đó là hết
sức phức tạp và thực tế đã có một cuộc đấu tranh tư tưởng xung quanh vấn đề
giá trị diễn ra vào thời kỳ này.
Tuy nhiên, lịch sử Việt Nam hiện đại vẫn phát triển một cách không bình
thường do quy luật của chiến tranh chi phối khiến cho mọi hệ giá trị cũ cũng
phải biến đổi phù hợp với quy luật đó. Vì vậy, hệ giá trị thống nhất truyền
thống với hiện đại mà Đảng Cộng Sản đề ra phần nào bị quy luật thời chiến
biến đổi. Xét một cách công bằng, hệ giá trị này với nòng cốt là tinh thần yêu
nước được phát huy đến tột bật kết hợp với các giá trị lý tưởng của Chủ Nghĩa
Xã Hội đã hoàn thành xuất sắt vai trò là chuẩn mực tinh thần của toà thể nhân
dân Việt Nam thời kỳ này. Nhưng với sự chấm dứt của chiến tranh và sự khởi
đầu của thời kỳ mới xây dựng và phát triển đất nước sau hơn 100 năm bị mất
độc lập hoặc bị chia rẽ, hệ giá trị thời chiến tranh đã trở nên bất cập trước
nhiệm vị lịch sử mới của dân tộc, tất yếu hệ giá trị phải biến đổi và tìm ra vị
thế của nó rong bối cảnh mới – bối cảnh toàn cầu hoá.
2.1.2 Nội dung và vị thế của giá trị truyền thống ở nước ta.
Như đã đề cập ở trên chủ nghĩa yêu nước là một đặc trưng căn bản nhất
của giá trị truyền thống Việt Nam. Nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt sự biến đổi hệ
giá trị của dân tộc. Dù hệ giá trị có thay đổi như thế nào thì nó vẫn xoay quanh
cốt lõi tinh thần yêu nước đó. Tinh thần yêu nước là nhân tố quan trọng quy
định vị thế và nội dung các giá trị trong mỗi thời kỳ biến đổi căn bản của lịch
sử. Với toàn bộ tính quy định lịch sử hiện tại Việt Nam đang đi theo con
đường phát triển dân tộc và Chủ Nghĩa Xã Hội trong điều kiện của hoà bình,
độc lập, thống nhất.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Việt Nam nằm trong thế bị động khi
chạm chán với các cuộc xâm chiếm phương Đông của các nước tư bản phương
Tây. Điều đó đã dẫn đến sự khủng hoảng về giá trị kéo dài gần nữa thế kỷ. Do
yêu cầu đấu tranh và giành lại và bảo vệ độc lập dân tộc, các giá trị truyền
thống đã biến đổi sâu sắc. Các giá trị cơ bản của dân tộc được tiếp tục thừa
nhận và phát huy như tinh thần yêu nước, tình đoàn kết dân tộc, các giá trị đạo
đức như khiêm tốn, thật thà, chí công vô tư… Những giá trị đó được kết hợp
với các giá trị mới như tinh thần dân chủ, quyền bình đẳng, tinh thần cộng sản
chủ nghĩa, tinh thần làm chủ xã hội… tạo nên một hệ giá trị mới. Còn các giá
trị Nho giáo cũ không được thừa nhận về mặt chính thống nhưng thực chất chỉ
bị che phủ và bị giảm vai trò nhưng vẫn tác động ngấm ngầm trong nhân dân :
Nho giáo với tình cách là học thuyết chính trị – đạo đức luôn đề cao tính thiện
con người, dù bị biến đổi theo thời gian và bị chi phối bởi hoàn cảnh lịch sử,
hệ tư tưởng… nhưng đó vẫn là chuẩn mực đạo đức trong ý thú của mọi người;
tục thờ cúng tổ tiên của người Việt kết hợp với đạo đức Nho giáo đã hình
thành nên một nghi lễ lành mạnh của xã hội…
Tóm lại trong suốt gần một thế kỷ qua các giá trị truyền thống (tinh thần
dân tộc, lòng yêu nước, ý thức cộng đồng, Nho giáo, Phật giáo…) đã giai nhập
vào các giá trị hiện đại (chủ nghĩa Mác – Lênin, các giá trị công bằng, dân
chủ…) làm nên một hệ giá trị mới của dân tộc và Việt Nam đứng vững trên hệ
giá trị đó. Do quá trình toàn cầu hoá, một cơ hội mang tính toàn cầu mang lại
cho mỗi dân tộc là khuyến khích sự đa dạng và sự chia sẻ các giá trị đạo đức.
Điều đó có nghĩa là giá trị của mỗi dân tộc có cơ hội tìm được vị thế của mình
trong giá trị nhân loại.
2.2 Sự chuyển đổi giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam trong bối
cảnh toàn cầu hoá.
Trong hai thập kỷ gần đây, quá trình toàn cầu hoá diễn ra với tốc độ
nhanh chóng, nó trở thành một thực thể của thế giới. Thế kỷ XX, nhân loại đã
đạt được những bước phát triển manh mẽ về khoa học, kỹ thuật, kinh tế…
nhưng đồng thời cũng để lại những khoản trống lớn về văn hoá. Quá trình toàn
cầu hoá về kinh tế cộng với sự bùng nổ của thông tin, sự xâm nhập của nhiều
loại hình văn hoá… đã đem lại những lợi ích lớn lao cho con người, nhưng
đồng thời cũng báo hiệu nhiều nguy cơ mới trong quá trình phát triển. Nhận
thúc rõ điền này nhiều quốc gia trên thế giới đã xem xét lại vấn đề bản sắc văn
hoá một cách nghiêm túc. Ở các nước phương Tây, Pháp là nước kêu gọi cấm
lưu thông các sảm phẩm có lợi cho Mỹ. Ở phương Đông, Trung Quốc hô hào
chống ô nhiễm tinh thần; Nhật Bản tổ chức cuộc họp khu vực Châu Á bàn về
văn hoá dân tộc… Điều này cho chúng ta thấy, chính phủ các nước đã coi văn
hoá là động lực, là mục tiêu, là hệ điều tiết của sự phát triển và Việt Nam
chúng ta cũng không nằm ngoài quy luật này.
Việt Nam là một nước có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc lại có một diện mạo
văn hoá riêng, những nét riêng này không phá vỡ đặc điển chung của văn hoá
Việt Nam mà đan xen lẫn nhau tạo cho nền văn hoá của chúng ta có sự thống
nhất trong đa dạng, có thể nói bản sắc của văn hoá Việt Nam chính là sự hoà
đồng bao dung trong cách tiếp cận văn hoá. Vì vậy trước xu thế toàn cầu hoá
hiện nay, chúng ta phải biết phát huy những giá trị văn hoá truyền thống và có
những bước đi thích hợp cho quá trình hội nhập của mình: tránh việc bế quan
toả cảm như trước đây mà ông cha ta đã từng làm mà phải mở rộng giao lưu
với các nước trên thế giới cả về văn hoá lẫn kinh tế nhưng phải đảm bảo là vẫn
giữ vừng bản sắc truyền thống lâu đời của dân tộc ta…
Ngày nay Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thực hiện chính sách Việt Nam
muốn là bạn và đối tác với tất cả các nước trên thế giới. Đây là sự chuyển đổi
của một trong những giá trị truyền thống của Việt Nam. Đảng đã thực hiện
chính sách đổi mới, mở cửa, xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, thực
hiện chính sách hoạch toán kinh tế, cơ chế thị trường làm cho đời sống nhân
dân không ngừng cải thiện, tình hình an ninh đựoc giữ vững… Tuy nhiên bên
cạnh đó quá trình toàn cầu hoá về kinh tế cộng với sự bùng nổ về thông tin, sự
du nhập tràn lan của các loại hình văn hoá… đã tạo ra một môi trường mới,
những công cụ mới như : internet, điện thoại di động… tạo cho con người có
những điều kiện để tiếp nhận thông tin một cách cập nhật nhưng nếu không
biết chọn lọc thì chúng ta sẽ bị chết đuối trong chính bể thông tin đó. Trong
lĩnh vực văn hoá, toàn cầu hoá đưa lại cho các dân tộc những tinh hoa văn hoá
của nhân loại nhưng đồng thời cũng đưa đến những mặt tiêu cực, mặt trái của
nó. Vậy, vấn đề là chúng ta phải biết chọn lọc và tiếp thu như thế nào cho hợp
lý vì ở đây vai trò quyết định chính la con người.
2.3 Giữ vững giá trị truyền thống ở Việt Nam trước xu thế toàn cầu
hoá
2.3.1 Xu thế toàn cầu hoá hiện nay – một thách thức đối với giá trị
truyền thống dân tộc
Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, vượt ra khỏi phạm vi một quốc
gia, trở thành xu thế chung của thế giới, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham
gia, bất kể nước đó giàu hay nghèo, mạnh hay yếu, phát triển hay chậm phát
triển, phương Tây Hay phương Đông, là xu hướng xích lại gần nhau, hợp tác
với nhau giữa các nước để tạo ra sự phát triển.
Hình thức toàn cầu hoá rất phong phú, đa dạng và diễn ra dưới nhiều cấp
độ khách nhau. Có cấp độ bao gồm cả kinh tế và chính trị như liên minh Châu
 (EU), có cấp độ chủ yếu liên kết về kinh tế nhu hiệp hội các nước Đông
Nam Á (ASEAN). Phổ biến là sự liên kết có tính chuyên ngành của các tổ
chức thế giới như tổ chức thương mại thế giới (WTO), tổ chức văn hoá giáo
dục liên hợp quốc (UNESCO), tổ chức y tế thế giới (WHO)…
Toàn cầu hoá nếu diễn ra một cách công bằng thì có lợi cho nhiều dân
tộc, tuy nhiên trong thực tế toàn cầu hoá không phải diễn ra một cách thuận
lợi đối với tất cả các nước, nhất là đối với các nước nghèo trong đó có nước
ta. Bởi phần vì các nước, các tập đoàn kinh tế và chính trị thế giới đều xuất
phát từ lợi ích của chính mình để giải quyết các vấn đề toàn cầu mà không có
sự đối sử công bằng, hợp lý đối với các phía đối tác, phần vì khả năng hạn chế
của các nước kém phát triển nên không đủ thế và lực để giải quyết các vấn đề
có liên quan tới mình. Bởi vậy nguy cơ bị nhất thể hoá, bị phương Tây hoá và
do dó đi đến mất quyền độc lập, tự chủ của dân tộc là nguy cơ có thể sảy ra.
So với nguy cơ này, nguy cơ đánh mất giá trị truyền thống dân tộc, đi đến cái
chết của nền văn hoá dân tộc càng có nhiều khả năng xuất hiện. Đây dó trên
thế giới, người ta đã gióng tiếng chuông cảnh tỉnh bởi một số dân tộc, giá trị
truyền thống tuy có lịch sử lâu đời song lại thường là không hấp dẫn đối với
lối sống hiện đại, nhất là đối với tầng lớp trẻ. Mặt khác, các sinh hoạt văn hoá
mới của thế giới được du nhập và thì vàng thau lẫn lộn, tốt xấu đều có, nếu
không có sự chỉ đạo sáng suốt dễ đi đến lấn át giá trị cũ, lâu dần thay thế giá
trị cũ của dân tộc, làm mất bản sắc văn hoá dân tộc. Mất giá trị truyền thống
dân tộc là mất cơ sở để tự khẳng định mình, mất điều kiện tự tin và sáng tạo.
Toàn cầu hoá là hiện tượng mới mẻ và phức tạp vừa mang lại cho ta
những cơ hội mới để phát triển (sự phát triển của khoa học công nghệ như vũ
bảo đạt được những thành tựu kỳ diệu, đưa lại năng suất lao động gấp trước
nhiều lần, những tiện lợi nhiều mặt về thông tin, đi lại, hưởng thụ, hợp tác…
làm con người cảm thấy gần nhau hơn phụ thuộc vào nhau hơn) nhưng đồng
thời đi kèm với nó cũng không ít khó khăn (văn hoá tư tưởng cũ đang sống
bình yên khi có văn hoá tư tưởng mới đến tất yếu sẽ sảy ra đụng độ… ) cho
nên phân biệt thế nào là cơ hội, thế nào là nguy cơ là một vấn đề khó, biến cái
đang diễn thành cơ hội để lợi dụng càng khó hơn. Bởi vậy nguy cơ và cơ hội
cá thể tồn tại bên nhau, đan xen nhau, có khi lại là nguyên nhân của nhau.
Đứng ngoài chúng ta khó có thể nhận biết, chỉ có xông vào với một sự sáng
suốt và quyết tâm mới chiếm được cái này và loại được cái kia, mới có thể
bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, những giá trị truyền thống dân
tộc.
Trước xu thế toàn cầu hoá văn hoá Việt Nam có cơ hội để thẩm định lại
mình, có điều kiện để tiếp xúc, thử nghiệm và lựa chọn các văn hoá khác. Kết
quả sẽ như thế nào là phụ thuộc vào sự nhìn nhận của chủ thể văn hoá – con
người Vịêt Nam trước các hiện tượng mới mẽ đầy thách thức và chông gai
của thế giới, của đất nước.
2.3.2 Chủ động đón nhận thách thức của toàn cầu hoá để hội nhập với
thế giới, đưa giá trị truyền thống dân tộc di lên một bước
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã nhiều lần gặp thách thức, có thách
thức từ phía thiên nhiên: hạn hán, bão lụt…, có thách thức từ phía xã hội: nạn
ngoại xâm, các cuộc cát cứ chia rẽ đất nước… và nhiều lần dân tộc ta đã vượt
qua nhờ đó mà giữ gìn được sự sinh tồn và phát triển nhưng cũng đã có nhiều
lần dân tộc ta không vượt qua được thử thách như chủ trương cải cách để phù
hợp với trào lưu thế giới ở thế kỷ XIX không trở thành hiện thực. Tất cả các sự
việc thành công hay thất bại đều có ý nghĩa của một bài học đối với thách thức
được coi là chưa chừng có đối với chúng ta – xu thế toàn cầu hoá hiện nay và
nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc, các giá trị truyền thống dân tộc, trở thành
cái bóng mờ của người khác là do xu thế này gây nên.
Xu thế toàn cầu hoá hiện nay buộc dân tộc ta phải tham gia vào các công
việc chung của thế giới mà đối tượng phải đối phó không phải là một, mà là
nhiều phía, nhiều thành phần, nhiều mức độ khách nhau. Xu thế này còn đưa
dân tộc ta vào cuộc đấu tranh quyết liệt vừa có tính khu vực, vừa có tính toàn
cầu, trong khi thế và lực của ta chưa đủ, nhưng không được thua chỉ có thể và
phải thắng.
Bài học lịch sử đã dạy cho dân tộc ta một cách nhìn, một thái độ và một
việc làm thích hợp. Đó là xem toàn cầu hoá như một xu thế khách quan, xu thế
đó vừa tạo ra thời cơ vừa có nguy cơ do vậy dám đương đầu , chủ động đón
nhận và phấn đấu để có nhiều cơ hội, nhiều dịp may, ít nguy cơ, ít rủi ro.
Không lúc nào bằng lúc này, con người dân tộc phải kiên cường, phải thông
minh, linh hoạt và sáng tạo. Theo lối mòn chì chỉ chuốc lấy thất bại. Hơn 10
năm nay đảng và nhà nước ta đã thực hiện đường lối mở cửa, hội nhập, tham
gia liên doanh, liên kết kinh tế, kêu gọi đầu tư, tạo thông thoáng để thu hút đầu
tư, thực hiện đa phương, đa dạng hoá quan hệ quốc tế… Cần phải khẳng định
các việc làm đó và còn phải phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện hơn nữa.
Thực tế trong mấy năm vừa qua nhiều thành tựu về văn hoá của thế giới,
nhất là văn hoá đương đại do sự đa dạng và mới mẻ thường chinh phục được
nhiều người, đặt biệt là thế hệ trẻ. Nhưng Việt Nam khác với nhiều nước
chúng ta không thể thay thế các giá trị truyền thống đã làm nên bản sắc văn
hoá Việt Nam, bản lĩnh dân tộc Việt Nam: tinh thần yêu nước, tính cộng đồng,
lòng nhân ái, lối sống thanh bạch, cần cù, giản dị… Và mặc dù các luồn văn
hóa tư tưởng bên ngoài vào Việt Nam theo nhiều hướng, nhiều kênh, nên
chúng ta cần cảnh giác vì về đại thể các luồn văn hoá tư tưởng ấy mang hai
loại: giá trị và phản giá trị và chúng ta chỉ có thể chấp nhận cái giá trị và bài
trừ cái phản giá trị.
Toàn cầu hoá như một dòng nước lớn đang lan truyền khắp mọi miền đất
của hành tinh. Đứng trong đó thì phải bơi theo nó, có bản lĩnh sẽ không sợ
chết chìm, có sự thông minh sẽ sáng tạo sẽ trạnh thủ được nhiều sơ hội, tránh
được khỏi nhiều nguy cơ. Giá trị truyền thống và giá trị hiện đại dân tộc có thể
qua đây mà được giữ gìn, nâng cao va phong phú hoá.
KẾT LUẬN
Là một nước có nền kinh tế đang ở trình độ kém phát triển, hơn bao giờ
hết chúng ta phải xem công nghiệp hoá hiện đại hoá là nhiệm vụ bức bách của
toàn xã hội. Sự phụ thuộc của nền kinh tế nước ta vào nguồn vốn, đầu tư khoa
học kỹ thuật hiện đại của các nước phát triển buộc chúng ta không ngừng đề
cao tính độc lập tự chủ.
Yêu cầu đặt ra cho nước ta trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay là với sự
giao lưu văn hoá giữa các nước, ngoài việc tiếp thu, tiếp nhận nền văn hoá mới
chúng ta cần phải duy trì bảo vệ và phát triển nền văn hoá truyền thống của
nước ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Thái Vinh, Những vấn đề văn hoá Việt Nam đương đại (Tập
1 & 2),NXB Khoa học xã hội.
2. Đặng Hữu Toàn, Chủ nghĩa Mác – Lênin và công cuộc đổi mới ở
Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, 2002
3. Nguyễn Phú Trọng, Vì một nền văn hoá dân tộc hiện đại, NXB Văn
hoá thông tin.
4. Nguyễn Trọng Chuẩn – Nguyễn Văn Huyên, Giá trị truyền thống
trước thách thức của toàn cầu hoá, NXB Chính trị quốc gia.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi_dung_7807.pdf