Lí do chọn đề tài
Trước những biến đổi to lớn của tình hình thế giới, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 CNĐQ hình thành gây chiến tranh xâm lược ở khắp mọi nơi, phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa phát triển mạnh mẽ, thêm vào đó là cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi và Quốc tế cộng sản ra đời càng thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
Ở Việt Nam. Thực dân Pháp thực hiện chính sách thi hành bóc lột nặng nề, chia rẽ đất nước thành miền ngược miền xuôi, thực hiện chính sách ngu dân để rễ bề cai trị, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Chính sách cai trị của thực dân Pháp dẫn đến biến đổi sâu sắc trong kết cấu giai cấp trong xã hội Việt Nam, giai cấp phong kiến phân hóa thành nhiều bộ phận, bên cạnh đó xuất hiện những tầng lớp giai cấp mới như giai cấp vô sản, tư sản
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ chính cuộc khai thác thuộc địa của thực dân và ngày càng phát triển mạnh mẽ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp. Từ khi ra đời giai cấp công nhân Việt Nam từng bước chứng tỏ bản lĩnh và vai trò của mình trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và sau này là sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Giai cấp công nhân nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Để làm sáng tỏ và nhận thức lại đúng đắn hơn về giai cấp công nhân là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “ Giai cấp công nhân và phong trào công nhân Việt Nam từ khi ra đời cho đến năm 1930” làm đề tài tiểu luận của mình.
22 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 13046 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giai cấp công nhân và phong trào công nhân Việt Nam từ khi ra đời cho đến năm 1930, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trước những biến đổi to lớn của tình hình thế giới, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 CNĐQ hình thành gây chiến tranh xâm lược ở khắp mọi nơi, phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa phát triển mạnh mẽ, thêm vào đó là cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi và Quốc tế cộng sản ra đời càng thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
Ở Việt Nam. Thực dân Pháp thực hiện chính sách thi hành bóc lột nặng nề, chia rẽ đất nước thành miền ngược miền xuôi, thực hiện chính sách ngu dân để rễ bề cai trị, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Chính sách cai trị của thực dân Pháp dẫn đến biến đổi sâu sắc trong kết cấu giai cấp trong xã hội Việt Nam, giai cấp phong kiến phân hóa thành nhiều bộ phận, bên cạnh đó xuất hiện những tầng lớp giai cấp mới như giai cấp vô sản, tư sản…
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ chính cuộc khai thác thuộc địa của thực dân và ngày càng phát triển mạnh mẽ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp. Từ khi ra đời giai cấp công nhân Việt Nam từng bước chứng tỏ bản lĩnh và vai trò của mình trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và sau này là sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Giai cấp công nhân nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Để làm sáng tỏ và nhận thức lại đúng đắn hơn về giai cấp công nhân là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “ Giai cấp công nhân và phong trào công nhân Việt Nam từ khi ra đời cho đến năm 1930” làm đề tài tiểu luận của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Với những gì mà giai cấp công nhân đã làm được trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và đặc biệt là trong thời kỳ quá độ lên CNXH, đã chứng tỏ bản lĩnh, vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. Với ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy đã thu hút nhiều giới nghiên cứu trong và ngoài nước, các viện nghiên cứu, các tạp chí và đã nhiều công trình được công bố như:
“Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập Đảng”- NXB KHXHNV, H.1978.
Trần Văn Giàu, “Giai cấp công nhân Việt Nam. Sự hình thành và phát triển của nó từ giai cấp “tự mình” đến giai cấp “cho mình”, NXB Sự thật, H.1957.
“Một số vấn đề về lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam…” Nguyễn Công Bình (chủ biên), NXB Lao động. 1974.
Bùi Đình Bôn “Một số vấn đề về giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay”, NXB CTQG. H.1997.
Ngoài ra còn các bài viết được đang trên các báo và tạp chí như tạp chí Đảng cộng sản, Chủ nghĩa xã hội khoa học…
3. Mục đích của đề tài
Bài viết này, người viết không đặt ra nhiệm vụ làm sáng tỏ mọi vấn đề về giai cấp công nhân mà chỉ xin nêu ra khái niệm- đặc điểm của giai cấp công nhân và phong trào công nhân Việt Nam trước năm 1930.
4. Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài cần làm rõ những vấn đề:
- Hoàn cảnh ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam
- Khái niệm về giai cấp công nhân và công nhân Việt Nam
- Đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam
- Phong trào công nhân Việt Nam từ khi ra đời đến năm 1930
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận sử học, chủ yếu sử dụng phương pháp luận sử học, phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích tổng hợp…
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài được chia thành 2 phần:
Phần 1: Khái quát về giai cấp công nhân Việt Nam
Phần 2: Phong trào công nhân Việt Nam từ khi ra đời đến năm 1930
NỘI DUNG
Phần 1. KHÁI QUÁT VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM
1. 1. Về khái niệm giai cấp công nhân
Bàn về khái niệm giai cấp công nhân, cho tới nay, tuỳ thuộc vào lập trường giai cấp, thái độ chính trị, trình độ nhận thức và phương pháp tiếp cận, vẫn còn những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
Năm 1888, trong lời chú thích cho lần xuất bản bằng tiếng Anh Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Ph.Ăngghen viết: “Giai cấp vô sản là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc phải bán sức lao động của mình để sống”.
Diễn đạt nêu trên về giai cấp vô sản- khái niệm giai cấp công nhân của các nhà kinh điển được đặt trong hoàn cảnh lịch sử từ nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, trên cơ sở các ông đã đưa vào hai tiêu chí để phân định giai cấp công nhân với các giai tầng xã hội khác:
Thứ nhất, về phương thức lao động, phương thức sản xuất: giai cấp công nhân là những người (tập đoàn người) lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá, quốc tế hoá cao.
Thứ hai, về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa (không phải trong các quan hệ sản xuất khác): Giai cấp công nhân - giai cấp những người làm thuê thế kỷ XIX, do không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động, làm thuê cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư.
Căn cứ vào hai tiêu chí trên, trong tác phẩm “Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản”, Ph. Ănghen đã đưa ra định nghĩa về giai cấp vô sản: “Giai cấp vô sản là một giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ sống dựa vào bán sức lao động của mình, tức là vào tình hình chuyển biến tốt hay xấu của công việc làm ăn, vào sự biến động của cuộc cạnh tranh không gì ngăn cản nổi. Nói tóm lại, giai cấp vô sản hay giai cấp của những người vô sản là giai cấp lao động trong thế kỷ XIX... Giai cấp vô sản là do cuộc cách mạng công nghiệp sản sinh ra”.
Phát triển học thuyết của Mác và Ph. Ănghen trong Thời đại Đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản, đặc biệt trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực, trên cơ sở quan niệm đúng và mới về giai cấp, Lênin đã bổ sung thêm những thuộc tính mới của giai cấp công nhân. Theo Lênin giai cấp công nhân: “là giai cấp thống trị về chính trị, giai cấp lãnh đạo toàn xã hội trong cuộc đấu tranh lật đổ ách tư bản, trong sự nghiệp sáng tạo ra xã hội mới, trong toàn bộ cuộc đấu tranh để thủ tiêu hoàn toàn các giai cấp. Xu hướng phát triển của giai cấp vô sản là đi tới chỗ tự thủ tiêu mình với tư cách là giai cấp vô sản”.
Hiện nay, ở các nước xã hội chủ nghĩa, hoặc ở các nước đang trên con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khi giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp cầm quyền và là chủ sở hữu đích thực các tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, thì khái niệm giai cấp vô sản theo đúng nghĩa đen của từ cũng hoàn toàn không còn nữa. Tất nhiên, giai cấp công nhân ở các nước này vẫn là một bộ phận của giai cấp vô sản (giai cấp công nhân) toàn thế giới. Nó xoá bỏ tình cảnh vô sản, nô lệ trước đây và trở thành giai cấp có địa vị của người làm chủ. Và do đó, ở các nước tư bản chủ nghĩa cũng như các nước đang phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa hiện nay, trên thực tế cũng không còn giai cấp vô sản theo nguyên nghĩa ở thế kỷ XIX nữa, cả về tài sản, mức sống, điều kiện sống, trình độ học vấn và trình độ văn hoá nói chung. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, của kinh tế tri thức, giai cấp công nhân có xu hướng “trí thức hoá” để trở thành giai cấp công nhân trí thức.
Ở nước ta, khi bàn về khái niệm giai cấp công nhân, các trung tâm nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đưa ra những định nghĩa khác nhau:
Theo các tác giả trong công trình “Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay”, Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn Bộ giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb, CTQG, H, 1996, định nghĩa: “Giai cấp công nhân là giai cấp những người lao động hoạt động sản xuất trong các ngành công nghiệp thuộc các trình độ kỹ thuật khác nhau, mà địa vị kinh tế - xã hội thì tùy thuộc vào chế độ xã hội đương thời: ở các nước tư bản, họ là những người không có hoặc về cơ bản không tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước xã hội chủ nghĩa, họ là những người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động cho mình” .
Theo tập thể các tác giả trong cuốn giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn Bộ giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb, CTQG, H, 2002, định nghĩa: “Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất cơ bản tiên tiến, trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. ở các nước tư bản, giai cấp công ngân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước xã hội chủ nghĩa, họ là người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của bản thân họ”[12]
Hiện nay, thế giới đã bước vào nền văn minh tin học, văn minh trí tuệ, nền văn minh tin học. Và, trong điều kiện ấy, sứ mệnh giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng triệt để con người tất yếu vẫn thuộc về giai cấp công nhân hiện đại, tuyệt nhiên không phải vì là giai cấp nghèo khổ, thất học, không có của mà chính là ở chỗ giai cấp này mang bản chất cách mạng triệt để, tiêu biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, hiện đại.
Xuất phát từ sự phân tích trên, GS, TS Dương Xuân Ngọc- Học viện Báo chí- Tuyên Truyền đưa ra định nghĩa về giai cấp công nhân hiện nay như sau: Giai cấp công nhân là một tập đoàn những người lao động ra đời và phát triển gắn liền với nền sản xuất công nghiệp hiện đại, ngày càng xã hội hoá, quốc tế hoá cao và phát cùng với sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức; là lực lượng sản xuất cơ bản và tiên tiến của thời đại hiện nay; là giai cấp thống trị về chính trị, giai cấp lãnh đạo toàn xã hội trong cuộc đấu tranh lật đổ ách tư bản, trong sự nghiệp sáng tạo ra xã hội mới, trong toàn bộ cuộc đấu tranh để thủ tiêu hoàn toàn các giai cấp
Như vậy, định nghĩa về giai cấp công nhân bao hàm những nội dung sau:
Thứ nhất, giai cấp công nhân là tập đoàn những người lao động hình thành gắn liền với nền sản xuất công nghiệp hiện đại ngày càng xã hội hoá, quốc tế hoá cao. Là con đẻ của nền đại công nghiệp, cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, giai cấp công nhân luôn có biến động cả về số lương, chất lượng và cơ cấu.
Thứ hai, giai cấp công nhân hiện nay phát triển gắn liền đồng thời với sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức. Nghĩa là, trong thời đại mới, thời đại của khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sự phát triển của giai cấp công nhân không chỉ gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp mà còn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế trí thức.
Thứ ba, giai cấp công nhân trong nền kinh tế công nghiệp cũng như trong nền kinh tế tri thức luôn là lực lượng sản xuất cơ bản và tiên tiến, thấm trí, ngày nay, giai cấp công nhân còn là lực lượng đi đầu, là lực lượng lãnh đạo sự nghiệp phát triển nền kinh tế tri thức. Sẽ không thể có nền kinh tế tri thức phát triển nếu không có giai cấp công nhân trí thức phát triển. và ngược lại, không thể có giai cấp công nhân trí thức nếu không có nền kinh tế tri thức phát triển.
Thứ tư, giai cấp công nhân là giai cấp thống trị về chính trị qui định chiều hướng phát triển của xã hội loài người - giai cấp công nhân luôn là giai cấp tiên phong, đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, đại diện cho xu hướng tiến bộ, có vai trò quyết định chiều hướng phát triển hợp qui luật, hợp xu thế của thời đại.
Thứ năm, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo toàn xã hội trong cuộc đấu tranh lật đổ ách tư bản, trong sự nghiệp sáng tạo ra xã hội mới, trong toàn bộ cuộc đấu tranh để thủ tiêu hoàn toàn các giai cấp.
Đã là giai cấp công nhân thì dù trong điều kiện hoàn cảnh nào vẫn là giai cấp có sứ mệnh lịch sử toàn thế giới: lật đổ ách áp bức tư bản chủ nghĩa, ách áp bức cuối cùng trong lịch sử, lãnh đạo nhân dân sáng tạo ra xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa, giải phóng triệt để con người.
Từ cách tiếp cận như vậy có thể định nghĩa giai cấp công nhân Việt Nam như sau: Giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp những người lao động hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất công nghiệp hiện đại; là lực lượng sản xuất chủ yếu, là lực lượng đi đầu và lực lượng lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với phát triển kinh tế tri thức vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
1.2. Hoàn cảnh ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam
Ðọc lại Luận cương Chính trị của đảng Cộng sản Ðông Dương năm 1930 ta gặp những dòng này: "Trong lúc đầu, cuộc cách mạng Ðông Dương sẽ là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền... Tư sản dân quyền cách mạng được thắng lợi, chính phủ công nông đã dựng lên rồi, thì công nghiệp trong nước được phát triển, các tổ chức vô sản sẽ thêm kiên cố, sức mạnh giai cấp tương đương sẽ nặng về phía vô sản. Lúc đó sự tranh đấu sẽ thêm sâu, thêm rộng, làm cho cách mạng tư sản dân quyền tiến lên con đường cách mạng vô sản ".
Tuy nhận thức được rằng chỉ đến khi công nghiệp trong nước phát triển thì sức mạnh giai cấp tương đương mới sẽ nặng về phía vô sản.
Vậy, giai cấp công nhân là gi? Giai cấp công nhân Việt Nam hình thành từ bao giờ ? Có đúng là đã có một giai cấp công nhân ở Việt Nam theo định nghĩa của Mác - Lênin không ? Nếu có thì đến nay nó có còn tồn tại không?... Ðây là những câu hỏi lẽ ra phải được bàn thảo nghiêm túc.
Giáo sư Phan Huy Lê cho rằng ngay từ thời phong kiến ở Việt Nam đã tồn tại các "cố công nhân", họ là những người làm công phục vụ trong các gia đình. Những người làm thuê này còn có loại gọi là "dung nhẫm", "đinh phu" mà Quốc Triều Hình Luật ghi là "đinh phu thợ thuyền" cùng với "dung phu" là những lao động trong hầm mỏ. Thời Lê mạt, năm 1831, mỏ vàng Chiên Ðàn (Quảng Nam) đã được khai thác với khoảng gần 1000 lao động. Năm 1833, mỏ vàng Tiên Kiều (Tuyên Quang) tập trung tới 3122 công nhân. Tính đến đầu đời Tự Ðức, từ Quảng Nam trở ra đã có 124 mỏ được khai thác trong đó có 3 mỏ vàng, 29 mỏ sắt, 14 mỏ bạc, 9 mỏ đồng, 7 mỏ kẽm, 4 mỏ chì, 1 mỏ thiếc... Lao động công nghiệp và thủ công nghiệp từ Lý - Trần trở đi ngày càng tinh xảo. Từ khi Lý Thái Tổ đời đô ra Thăng Long, kinh tế - văn hóa phát triển mạnh mẽ. Nhiều lao động công nghiệp, thủ công nghiệp đã được huy động vào các công việc xây dựng chùa quán, tô tượng, đúc chuông, làm cầu, đóng thuyền... Công nghệ đóng thuyền tàu đi sông đi biển bấy giờ từng đã được các thương nhân Hà Lan, Bồ Ðào Nha... đánh giá cao. Năm 1820, Ðại tá hải quân Hoa Kỳ J. White sang Việt Nam đã nhận xét: Người Việt Nam quả là những nhà đóng tàu thành thạo. Họ hoàn thành những công trình của họ rất mực chính xác.
Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng "Dù số lượng chỉ mới là trên dưới 100.000 người hoàn toàn sống vào nghề bán công nuôi miệng, chúng tôi nhận định rằng trước khi đại chiến thế giới 1914 - 1918 bùng nổ, giai cấp vô sản Việt Nam đã thành giai cấp... đó là "giai cấp tự mình", chưa phải " giai cấp cho mình ".
Giáo sư Văn Tạo lại cho rằng "Khi Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước là lúc giai cấp công nhân Việt Nam bắt đầu hình thành "giai cấp tự nó". Nhưng Ănghen khẳng định : "Giai cấp vô sản là do cuộc cách mạng công nghiệp sinh ra". Trước Mác và Ănghen, người ta chưa ý niệm về giai cấp vô sản nên thường cho rằng vô sản là những người lười biếng, hèn kém nên nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột trong các công trường thủ công và trong nền công nghiệp đang phát triển, bao gồm cả tầng lớp lưu manh, du thủ du thực.
Không biết ở Việt Nam cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra bao giờ ?Có được bao nhiêu công nhân làm thuê hiện đại và họ đã tập họp thành giai cấp như thế nào ? Họ có vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân nên buộc phải đi bán sức lao động để kiếm ăn hay hầu hết đều là những người rời bỏ quê hương ruộng đồng để đi tìm cuộc sống khả dĩ hơn ở nơi chốn thị thành?
Ở Việt Nam, cho đến 1896, Toàn quyền Paul Doumer - một nhà kinh tế - chính trị - mới được chính phủ Pháp cử sang Ðông Dương triển khai kế hoạch khai thác thuộc địa. Số lao động được sử dụng để xây cầu Long Biên (1902), cầu Sông Hương (1900), mở tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn (1902), Ðà Nẵng - Huế (1906), Sài Gòn - Nha Trang và Hải Phòng- Vân Nam (1910), ... ước tới hàng chục vạn người. Phần lớn là nông dân bị trưng tập hay bắt phu theo thời vụ. Trong số 3500 lao động làm đường xe lửa chỉ có khoảng 100 thợ nề chuyên nghiệp. Ðến năm 1906, cả nước có khoảng 90 nhà máy. Nam kỳ có các xưởng sửa chữa ôtô, làm xà phòng, chế biến đồ hộp, đóng tàu, xay sát gạo, nhà in... Bắc kỳ có các nhà máy rượu, nhà máy điện, nhà máy dệt, nhà máy xi măng, nhà máy giấy, nhà máy thuộc da... Năm 1929, toàn cõi Ðông Dương, mà chủ yếu là ở Việt Nam, có 220.000 công nhân làm việc trong các doanh nghiệp của tư bản thực dân Pháp (53.000 công nhân mỏ, 86.000 công nhân công thương nghiệp, 81.000 công nhân đồn điền). Trong số này, đa số là công nhân áo nâu, tức là lao động tạp dịch đơn giản, lao động thủ công, văn hóa hết sức thấp, phần đông mù chữ. Công nhân áo xanh, tức công nhân kỹ thuật rất hiếm. Ðộ tập trung công nhân đã thấp lại luôn luôn bị phá vỡ do số công nhân lao khổ bị chết nhiều : một số mãn hạn được về quê, số khác bỏ trốn nên luôn phải bổ sung người mới. Riêng năm 1929 có 4.302 công nhân phá giao kèo, bỏ trốn, 6.907 người được mãn hạn. Số lượng công nhân ít ỏi, sống và làm việc phân tán rải rác, chất lượng lại kém nên người ta đã phải bàn đến chuyện ghép cả các công chức và giáo viên vào hàng ngũ công nhân.
Tóm lại: Giai cấp công nhân Việt Nam là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, lớp công nhân đầu tiên xuất hiện gắn liền với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897) và thực sự trở thành giai cấp công nhân Việt nam từ thời kỳ khai thác thuộc địa của thực dân Pháp lần thứ hai (1924-1929). Cùng với quá trình phảt triển của cách mạng, quá trình đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành bộ phận của đội ngũ giai cấp công nhân quốc tế và giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng phát triển cả về lượng và chất sau năm 1930.
1.3. Đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam
Giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành bộ phận của đội ngũ giai cấp công nhân quốc tế. Cho nên ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế như:
Giai cấp công nhân có vai trò quyết định nhất sự tồn tại và phát triển xã hội.
Giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để.
Có hệ tư tưởng riêng của giai cấp mình.
Tính tổ chức, kỷ luật cao.
Tính tiên phong (về phương thức sản xuất, về tư tưởng, về Đảng của nó).
Ngoài những đặc điểm chung giai cấp công nhân Việt Nam còn có đặc điểm riêng:
Thứ nhất, phần lớn xuất thân từ nông dân bần cùng hoá nên họ có quan hệ chặt chẽ gần gũi với giai cấp nông dân về nhiều mặt.
Thứ hai, phải chịu ba tầng lớp áp bức bóc lột: Đế quốc, phong kiến và tư sản bản xứ.
Thứ ba, giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp có truyền thống yêu nước và ý thức tự tôn dân tộc.
Sinh ra và lớn lên trong lòng dân tộc vốn có truyền thống yêu nước và tư tôn dân tộc, giai cấp công nhân sớm tiếp thu và được thừa hưởng truyền thống qui báu đó. Mặc dù mới ra đời, còn non trẻ, nhỏ bé, song giai cấp công nhân đã sớm trở thành giai cấp duy nhất được lịch sử, dân tộc thừa nhận và giao phó sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam ngay từ sau các phong trào cứu nước theo lập trường Cần Vương, lập trường tư sản và tiểu tư sản thất bại.
Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong sự xây dựng và bảo vệ tổ quốc, truyền thống tốt đẹp ấy đã hội thành bản chất cách mạng của giai cấp công nhân. Yêu nước, tự tôn dân tộc trong thời đại mới là yêu chủ nghĩa xã hội, là đi đầu và lãnh đạo sự n ghiệp đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh.
Thứ tư, giai cấp công nhân Việt Nam luôn có tinh thần và bản chất cách mạng triệt để.
Ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, vừa mới lớn lên, đã tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân quốc tế, nhanh chóng trở thành lực lượng chính trị tự giác và thống nhất, được Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục, đã sớm giác ngộ mục tiêu lý tưởng, chân lý của thời đại: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân Viêt Nam luôn có tinh thần và bản chất cách mạng triệt để.
Thông qua Đảng tiền phong của mình- Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân lãnh đạo toàn dân tộc thực hiện cuộc kháng chiến thần thành hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà và đưa cả nước lên chủ nghĩa xã hội. Bước vào thời kỳ mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong bổi cảnh quốc tế có những biến đổi to lớn, khoa lường, một lần nữa, tinh thần và bản chất cách mạng triệt để của giai cấp công nhân Việt Nam là được thể hiện và phát huy trong nghĩa đi đầu và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới toàn diện đát nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Thứ năm, giai cấp công nhân Việt Nam là thành viên và lực lượng lãnh đạo khối liên minh công- nông trí thức thông qua đảng tiền phong của mình.
Xuất thân từ nông dân lao động, bị thực dân phong kiến bóc lột, bần cùng hóa, giai cấp công nhân có mối quan hệ máu thịt với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác. Qua thử thách của cách mạng, thông qua Đảng tiền phong của mình, giai cấp công nhân thực hiện sự lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp đổi mới, đồng thời là hạt nhân của khối liên minh giai cấp: công- nông- trí và khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta.
Thứ sáu, giai cấp công nhân Việt Nam là lực lượng đi đầu và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với phát triển kinh tế tri thức.
Không chỉ là động lực chủ yếu trong cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, một giai cấp công nhân thấm nhuần chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giác ngộ về mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chắc chắn bản chất cách mạng triệt để sẽ được phát huy mạnh mẽ để trở thành lực lượng đi đầu và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với phát triển kinh tế tri thức.
Thứ bảy, tính quốc tế và tính hiện đại của giai cấp công nghiệp Việt Nam ngày càng được khẳng định và phát huy
Cùng với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, nền kinh tế công nghiệp hiện đại và nền kinh tế tri thức sẽ hình thành về cơ bản và sự hội nhập ngày càng sâu, rộng với nền kinh tế thế giới đã và sẽ mở ra cơ hội cho sự giao lưu, bắt nhịp với các hoạt động, quá trình đổi mới và phát triển của giai cấp công nghiệp thế giới, hiện đại. Ngoài việc tiếp thu những tiến bộ khoa học, công nghệ, giai cấp công nhân nước ta cũng đồng thời tiếp thu cả những phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân hiện đại - tác phong công nghiệp, tính tổ chức, tính kỷ luật, phong cách lao động khẩn trương, khoa học và năng động của người công nhân hiện đại. Đặc biệt tiếp xúc và làm việc với kỹ thuật - công nghệ hiện đại, người công nhân, nếu muốn tiếp tục lao động, buộc phải vươn lên vượt qua những giới hạn của chính mình, ra sức học hỏi nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề, ngoại ngữ...
PHẦN 2: PHONG TRÀO ĐÁU TRANH CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1930
2.1. Phong trào công nhân Việt Nam từ khi ra đời đến năm 1925
Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam xuất hiện ngay từ khi giai cấp công nhân ra đời. Trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, phong trào đã diễn ra với hình thức sơ khai như bỏ trốn tập thể, phá giao kèo, đốt lán trại, đánh cai ký, đưa đơn phản kháng rồi tiến dần lên những hình thức đấu tranh đặc thù của giai cấp mình như bãi công. Năm 1907, đã nổ ra cuộc bãi công đầu tiên của 200 công nhân viên chức hãng Liên Hiệp Thương mại Đông Dương (LUCI) ở Hà nội. Năm 1912, có cuộc bãi công của công nhân Ba Son và cuộc bãi khoá của học sinh trường Bách Nghệ Sài gòn…Ngoài ra công nhân còn tham gia các phong trào yêu nước khác: công nhân Mỏ than Đông Triều tham gia đội quân của lãnh binh Pha và lãnh binh Hy (1892); công nhân làm đường Phủ Lạng Thương- Lạng Sơn tham gia khởi nghĩa Yên Thế , tập kích đạo quân dọc đường sắt và nhà ga (1894); những bồi bếp và công nhân làm trong đội quân Pháp tham gia vụ đầu độc binh lính và sĩ quan Pháp ở Hà nội (1908); công nhân tham gia khởi nghĩa Duy Tân ở Huế (1916); trong cuộc binh biến ở Thái Nguyên công nhân tham gia trực tiếp chiến đấu, hoặc rèn vũ khí cho nghĩa quân (1917).
Cũng từ năm 1919, nhiều cuộc bãi công của công nhân đã có tính cách quốc tế, tính giai cấp nâng cao: Đó là cuộc bãi công của công nhân thuỷ thủ trên tàu Sácnơ ở Hải Phòng ( cuối năm 1919 ), của công nhân và thuỷ thủ trên 8 tàu thuộc Hãng Hàng hải Pháp (tháng 3-1920)....Khi chính phủ cách mạng của Tôn Dật Tiên ở Quảng Châu ( Trung Quốc) thực hiện chính sách “ Liên Nga, Liên Cộng, phù trợ công nông” thì chuyển biến của phong trào công nhân nước ta càng mạnh
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp công nhân Việt Nam vẫn hết sức thấp kém, thời gian làm việc thì phải kéo dài từ 9 đến 10 h một ngày, có những nơi lên đến 12h, công nhân không được hưởng bất cứ một chế độ bảo hiểm thân thể nào. Tiền lương của công nhân thấp. Chẳng hạn như lương của công nhân dệt Nam Định từ 0,25 đến 0.35 đồng… bình quân thu nhập hàng tháng của công nhân khoảng 10 đồng. Trong đó lương của công chức (thư kí, kế toán )là 30 đến 40 đồng. Ngoài đồng lương rẻ mạt, công nhân còn bị đánh đập, ngược đãi như nô lệ...
Thêm vào đó, thời gian này Nguyễn Aí Quốc và một số những người Việt Nam yêu nước khác đã tích cực truyền bá Chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam, và cũng vào thời điểm này nhiều thuỷ thủ, lính thuỷ Việt Nam được hồi hương mang theo luồng tư tưởng mới và cả những kinh nghiệm đấu tranh của người đồng chí anh em ở châu Âu, nhờ đó mà giai cấp công nhân Việt Nam mới biết đến Cách mạng tháng mười và Lênin lãnh tụ của phong trào cộng sản trên thế giới… Chính vì vậy đã thúc đẩy công nhân hăng hái đứng lên đấu tranh chống áp bức bóc lột và cường quyền.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất giai cấp công nhân ở nước ta ngày càng đông đảo và tập trung hơn. Theo thống kê của chính quyền thực dân, từ 1920-1925 đã nổ ra 25 cuộc bãi công, tiêu biểu có những sự kiện sau:
Năm 1919 nổ ra cuộc bãi công của thủy thủ tàu Sácnô đang đậu ở cảng Hải Phòng đòi tăng lương và phản đối việc đưa lính Việt Nam sang đàn áp nhân dân Xyri.
Năm 1920, hơn 200 thủy thủ của 5 chiếc tàu Pháp đang buông neo ở cảng Sài Gòn đã bãi công đòi phụ cấp đắt đỏ.
Năm 1921, Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông được thành lập và tổ chức được nhiều cơ sở ở Ma Cao, Thượng Hải (Trung Quốc). Công nhân Việt Nam làm việc trên các hãng tàu của Pháp đã gia nhập tổ chức này. Họ đã góp phần đưa đón cán bộ, tài liệu cách mạng từ nước ngoài về nước.
Từ năm 1922, phong trào công nhân có bước phát triển mới. Trước hết là cuộc đấu tranh của 600 công nhân nhuộm Sài Gòn - Chợ Lớn. Nét mới ở cuộc đấu tranh này là sự tập hợp đông đảo thợ nhuộm của nhiều cơ sở nhuộm trên đất Sài Gòn - Chợ Lớn. Vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cuộc bãi công đó như là "dấu hiệu của thời đại mới", “lần đầu tiên một phong trào như thế đã nhóm lên ở thuộc địa”. Tiếp đó, 3 cuộc đấu tranh của công nhân 3 nhà máy dệt trên 3 địa bàn khác nhau là Hải Dương, Hà Nội và Nam Định, ở những thời điểm khác nhau, nhưng cùng theo đuổi một mục đích: đòi tống cổ tên đốc công tàn ác.
Tiêu biểu nhất cho phong trào công nhân giai đoạn này là cuộc bãi công của 1000 công nhân xưởng Ba Son (Sài Gòn) tháng 8-1925. Cuộc bãi công này gắn liền với sự tổ chức và lãnh đạo của Công hội do Tôn Đức Thắng thành lập. Mục đích cuộc bãi công này của công nhân Ba Son là làm chậm việc sửa chữa chiếc tàu Misơlê (Michelet) mà thực dân Pháp dùng chở lính sang đàn áp phong trào cách mạng Trung Quốc. Ngày 4-8-1925, cuộc bãi công nổ ra với yêu sách "tăng 20% lương, đưa số thợ bị đuổi trở lại làm việc và giữ lệ nghỉ 30 phút vào ngày lãnh lương". Để đảm bảo thắng lợi, ban lãnh đạo Công hội đã vận động công nhân, viên chức trong thành phố ủng hộ vật chất và tinh thần cho công nhân Ba Son. Sau 8 ngày đấu tranh, cuộc bãi công đã giành được thắng lợi. Ngày 12-8 công nhân trở lại làm việc, nhưng tiếp lục lãn công làm chậm việc sửa chữa tàu Misơlê đến ngày 28/11/ 1925 mới xong.
Như vậy, cuộc bãi công Ba Son tháng 8-1925 là cuộc đấu tranh đầu tiên có tổ chức và lãnh đạo. Hơn thế nữa, cuộc đấu tranh không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế mà còn nhằm vào mục đích chính trị thể hiện tình đoàn kết vô sản quốc tế của công nhân Việt Nam. Với tính chất đó, cuộc bãi công Ba Son vạch một mốc lớn trong phong trào công nhân Việt Nam - giai cấp công nhân Việt Nam bắt đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng.
Nhìn chung, phong trào công nhân những năm 1919- 1925 đã có bước phát triển mới so với trước chiến tranh. Hình thức bãi công đã trở nên phổ biến, diễn ra trên quy mô rộng lớn hơn và thời gian dài hơn.
2.2. Phong trào công nhân Việt Nam từ 1925-1929
Những hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã tác động mạnh mẽ đến sự giác ngộ chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam. Thêm vào đó là sự tác động trực tiếp của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Quảng Châu và những Nghị quyết về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa của Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 5…, phong trào công nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn và có chuyển biến mạnh mẽ hơn về chất. Các cuộc bãi công nổ ra liên tiếp ở nhiều nơi.
Trong hai năm 1926 – 1927: Nhiều cuộc bãi công của công nhân viên chức đã nổ ra liên tiếp ở nhiều nơi như: Nhà máy sợi Nam Định, đồn điền cao su Cam Triêm, Phú Riềng, đồn điền cà phê Rayan (Thái Nguyên), công nhân nhà máy xe lửa trường thi Nghệ An…các cuộc đấu tranh này nhằm mục đích chung là đòi tăng lương 20%- 40% và đòi thực hiện ngày làm 8h như công nhân Pháp. Điều này chứng tỏ công nhân không còn bị chi phối, lệ thuộc nặng nề vào các yêu cầu và lợi ích cục bộ, địa phương mà đã biết chú ý tới lợi ích chung của giai cấp, bằng cách đề ra các yêu sách phù hợp về cơ bản với nguyện vọng của đông đảo công nhân. Cùng với đó, chủ trương vô sản hoá, nhiều cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã đi sâu vào các hầm mỏ, đồn điền cùng lao động với công nhân, làm cho phong trào có chuyển biến vế chất, biểu hiện ở số lượng các cuộc bãi công ngày một nhiều hơn.
Từ năm 1928, phong trào “vô sản hoá” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt Cách mạng Đảng đã có tác dụng thúc đẩy và nâng cao nhanh chóng ý thức giác ngộ và lập trường cách mạng của giai cấp công nhân. Vì vậy, phong trào đã diễn ra sôi nổi mạnh mẽ đều khắp cả 3 kỳ.
Trong hai năm 1928 – 1929: Có đến 40 cuộc đấu tranh nổ ra trên khắp cả nước, các cuộc bãi công đã có mối liên kết, ủng hộ lẫn nhau, ý thức giác ngộ các mạng của công nhân tăng lên rõ riệt. Tiêu biểu như các cuộc bãi công của công nhân ở nhà máy ximăng, sợi Hải Phòng, nhà máy sợi Nam Định, nhà máy diêm - cưa Bến Thủy, đóng xe lửa Tràng Thi (Vinh), Xưởng đóng, sửa chữa tàu Ba Son (Sài Gòn), Đồn điền Phú Riềng, Xưởng sửa chữa ôtô Avia (Hà Nội), đặc biệt, trong cuộc bãi công của 200 công nhân xưởng sửa chữa ôtô Avia (Hà Nội) tháng 5 năm 1929 đã có sự lãnh đạo của Kì bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và chi bộ cộng sản đầu tiên, mà người đóng vai trò trực tiếp là đồng chí Ngô Gia Tlự. Để chỉ đạo đấu tranh, một uỷ ban bãi công được thành lập. Uỷ ban bãi công đã phát truyền đơn và kêu gọi công nhân- lao động Hà Nội hưởng ứng và ủng hộ cuộc bãi công của công nhân Avia. Nhờ vậy cuộc bãi công đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ tích cực của công nhân nhiều nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh xung quanh như Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Tháng 7 năm 1929, Tổng công hội đỏ Bắc Kỳ được thành lập. Tổng công hội đỏ đề ra chương trình điều lệ và quyết định xuất bản tờ Lao Động làm cơ quan ngôn luận, sự kiện đó vừa thể hiện bước trưởng thành của phong trào công nhân vừa tạo điều kiện thúc đẩy giai cấp công nhân đi dần vào đấu tranh có tổ chức, có lãnh đạo thống nhất.
Nhìn chung, Trong thời kỳ từ 1926 đến 1929, phong trào công nhân đã có bước chuyển mới so với thời kỳ trước. Các cuộc bãi công nổ ra sôi nổi, rầm rộ hơn. Những cuộc đấu ỏanh tự phát đã giảm đi và thay vào đó là những cuộc đấu tranh có ý thức, có tổ chức với quy mô ngày càng lớn. Công nhân đấu tranh không chỉ đòi các quyền lợi kinh tế (như tăng lương giảm giờ làm, đòi cải thiện điều kiện sinh hoạt), mà còn nhằm cả mục đích chính trị (chống lại các chính sách áp bức bóc lột của bọn chủ tư bản và chính quyền thực dân phong kiến). Họ cũng biết đoàn kết nhau lại để đấu tranh có phương pháp, có tổ chức và kế hoạch. Chính bọn thực dân đã phải thừa nhận “ từ đây hành động tập thể của những người lao động đã thay thế cho những vụ âm mưu của các hội kín”.
Cùng với các cuộc đấu tranh ngày càng trở nên quyết liệt, giai cấp công nhân đã có nhiều hoạt động biểu lộ tinh thần cách mạng, ý thức quốc tế của mình. Trong các dịp kỷ niệm ngày Quốc tế lao động (1-5-1929) và Cách mạng tháng 10 Nga (7-11-1929), công nhân nhiều nơi đã tổ chức mít tinh, treo cờ đỏ, rải truyền đơn tuyên truyền cách mạng.
Tóm lại: đặc điểm của phong trào công nhân trong giai đoạn này là đã vượt ra khỏi phạm vi của một nhà máy, công xưởng, bước đầu có sự liên kết giữa nhiều ngành, nhiều địa phương và đã trở thành một phong trào liên tục, mạnh mẽ. Điều đó chứng tỏ trình độ giác ngộ của công nhân đã nâng lên rõ rệ và giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập.
Cùng với sự lớn mạnh và trưởng thành của phong trào công nhân, phong trào đấu tranh của nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp yêu nước khác cũng phát triển, tạo nên một làn sóng cách mạng dân tộc khắp cả nước.
Như vậy phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ có ảnh hưởng rộng lớn trong toàn quốc, trở thành lực lượng chính trị độc lập, có sức hút đối với các lực lượng xã hội. Phong trào công nhân cũng là 1 nhân tố, 1 điều kiện cơ bản, quyết định sự ra đời của Đảng.
KẾT LUẬN
Giai cấp công nhân Việt Nam từ khi mới ra đời đã thể hiện tính ưu việt của mình và ngày càng trưởng thành hơn cả về số lượng và chất lượng. Từ chỗ giai cấp “tự mình” tiến sang giai cấp “cho mình”, đấu tranh không chỉ cho lợi ích của mình mà cho toàn dân tộc. Điều đó được khẳng định trong các phong trào đấu tranh diễn ra liên tiếp và sôi nổi từ khi mới ra đời, đặc biệt sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời- đây là đội tiên phong của giai cấp công nhân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng theo con đường cách mạng vô sản chúng ta đã giành được thắng lợi trong phòng trào giải phóng dân tộc và đang đi trên con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Từ các phân tích trên ta thấy tầm quan trọng của giai cấp công nhân, cả về lý luận lẫn thực tiễn đã khẳng định tính khách quan sứ mệh lịch sử của giai cấp công nhân, đúng như lời của C.Mác nói. Hiểu được rõ về giai cấp công nhân, đặc biệt là hiểu được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một vấn đề hết sức quan trọng trong nhận thức của mỗi chúng ta, giúp ta có những nhận thức đúng đắn đối với các giai cấp trong xã hội nói chung và giai cấp công nhân nói riêng. Qua đó, mỗi cá nhân trong xã hội cần không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm về giai cấp, về nhận thức xã hội để nâng cao tri thức văn hóa của mình.
Trước những đòi hỏi mới của công cuộc đổi mới hiện nay, để đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta luôn đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa bản chất giai cấp công nhân thì mới đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới. Cùng với việc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay, giai cấp công nhân Việt Nam sẽ tăng nhanh về số lượng. Việc tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai cấp công nhân là một yêu cầu cấp thiết cho thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Công Bình (chủ biên)- Một số vấn đề về lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam…, NXB Lao động. 1974.
2.Bùi Đình Bôn - Một số vấn đề về giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay, NXB CTQG. H.1997.
3. Trần Văn Giàu- Giai cấp công nhân Việt Nam. Sự hình thành và phát triển của nó từ giai cấp “tự mình” đến giai cấp “cho mình”, NXB Sự thật, H.19574.
4. Đỗ Quang Hưng- Chủ tịch Hồ Chí Minh với giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam, Nxb Lao động Xã Hội
5. Ngô Văn Hoà, Dương Kinh Quốc- Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập Đảng- NXB KHXHNV, H.1978
6.Đinh xuân Lâm (chủ biên)- Đại cương Lịch sử Việt Nam- tập II- NXB Giáo dục. H2005
7. Cao Văn Liên- Lịch sử Việt Nam – NXB Văn hoá thông tin- H.2009
8. Dương Xuân Ngọc- Giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, NXB CTQG. H.2004
9. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên)- Tiến Trình Lịch Sử Việt Nam- NXBGD. H.2003
10.Đấu tranh giai cấp và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, Nxb Sự thật. H.1974
11. Báo nhân dân 1/5/ 2010 có bài “ Xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước”.
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………….......1
1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………...….....1
2. Tình hình nghiên cứu…………………………………………………….............2
3. Mục đích của đề tài………………………………………………………............2
4. Nhiệm vụ của Đề tài………………………………………………………..........2
5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………...........3
6. Kết cấu của đề tài…………………………………………………………...........3
NỘI DUNG…………………………………………………………………...........4
Phần 1: Khái quát về giai cấp công nhân Việt Nam…………………....….........4
1.1. Về khái niệm giai cấp công nhân ………………………………………...........4
1.2. Hoàn cảnh ra đời giai cấp công nhân Việt Nam………………………….........8
1.3. Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam……………………………….....11
Phần 2: Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam trước
năm 1930................................................................................................................14
2.1. Phong trào công nhân Việt Nam từ khi ra đời đến năm 1925...........................14
2.2. Phong trào công nhân Việt Nam từ 1925 đến 1929..........................................16
KẾT LUẬN.............................................................................................................20
Tài liệu tham khảo....................................................................................................21
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận Giai cấp công nhân và phong trào công nhân Việt Nam từ khi ra đời cho đến năm 1930.doc