Tiểu luận Giao dịch ngoại tệ qua mạng

Giao dịch ngoại tệ qua mạng mang hai loại rủi ro: rủi ro do giao dịch ngoại tệ và rủi ro do giao dịch qua mạng. Thứ nhất, sử dụng đòn bẩy trong việc kiếm lời có tác dụng khuếch đại khoản lời thu được, nhưng cũng sẽ khuếch đại khoản lỗ trong trường hợp ngược lại. Vì “lợi nhuận cao đi kèm với rủi ro cao” nên khó có thể né tránh rủi ro này nếu mong muốn đạt được lợi nhuận lớn, trừ khi ta có sự phân tích tốt, kết quả dự báo đúng với tình hình diễn ra. Mặt khác, ta có thể dùng công cụ cắt lỗ (Stop Loss) để ngăn chặn khoản lỗ tại một mức đã xác định. Thứ hai, ta có rủi ro bị lừa lấy mất tiền. Khách hàng mở tài khoản và nộp tiền vào tài khoản cho văn phòng đại diện tại Việt Nam của công ty môi giới, chứ không phải trụ sở của công ty đó, nên khó có thể kiểm chứng được công ty đó có thực hay không, và văn phòng đại diện đó có hợp pháp hay không. Thứ ba, ta có rủi ro đạo đức do thông tin bất cân xứng, khi khách hàng sử dụng kết quả phân tích do công ty môi giới cung cấp. Khách hàng không đủ bộ nhớ và công sức để tự mình lưu trữ dữ liệu và phân tích kỹ thuật, nên cần dùng đến phân tích có sẵn trên phần mềm giao dịch của công ty môi giới. Trong khi đó, mặc dù giá hiện tại được hiển thị đúng theo giá thị trường thế giới, nhưng công ty môi giới vẫn có thể tự mình thay đổi dữ liệu trong quá khứ, làm sai lệch kết quả phân tích.

pdf20 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2097 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Giao dịch ngoại tệ qua mạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Nguyễn Phúc Cảnh Nhóm 1 – Lớp BH K35 1. Phạm Dương Tuấn Anh 2. Nguyễn Quang Hải 3. Ngô Chí Huy 4. Phạm Minh Luân 5. Đoàn Thị Bảo Ngọc 6. Đinh Thanh Trúc 7. Lê Huỳnh Đăng Khoa 8. Huỳnh Quốc Việt TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM KHOA NGÂN HÀNG BỘ MÔN NGÂN HÀNG QUỐC TẾ GIAO DỊCH NGOẠI TỆ QUA MẠNG - TIỂU LUẬN TPHCM, ngày 04 tháng 02 năm 2012 2 MỤC LỤC I. Tổng quan về thị trường giao dịch ngoại hối ........................................................3 1. Thời gian hoạt động ..................................................................................................3 2. Quy mô của thị trường ngoại hối ..............................................................................4 3. Các kênh giao dịch ....................................................................................................5 4. Chủ thể tham gia v ào thị trường n goại hối................................................................5 5. Đồng tiền giao dịch phổ biến ....................................................................................5 II. Tham gia giao dịch ngoại tệ qua m ạng ................................................................7 1. Thiết lập tài khoản.....................................................................................................7 2. Đòn bẩy tài ch ính ......................................................................................................7 3. Côn g cụ giao dịch .....................................................................................................8 III. Kỹ thuật giao dịch ngoại tệ ................................................................................10 1. Đọc diễn biến giá thị trường bằng biểu đồ hình nến ...............................................10 a. Hạn chế của biểu đồ hình nến..............................................................................10 b. Kỳ vọng vào khả năng đọc biểu đồ hình nến ......................................................11 c. Các dữ liệu t hể hiện trên biể u đồ hình n ến ..........................................................11 2. Đặt lệnh mua bán ....................................................................................................12 3. Dự báo diễn biến thị trường ....................................................................................13 a. Phân tích cơ bản ...................................................................................................13 b. Phân tích kỹ thuật ................................................................................................14 IV. Rủi ro khi giao dịch ngoại tệ qua mạng............................................................19 Danh mục tư liệu tham khảo....................................................................................20 3 I. Tổng quan về thị trường giao dịch ngoại hối Thị trường ngoại hối là thị trường tài chính lớn nhất thế giới, với khối lượng giao dịch khoảng 4 nghìn tỷ USD mỗi ngày, bao gồm toàn bộ các thị trường trao đổi ngoại tệ toàn cầu, giao dịch nhỏ lẻ của các broker khoảng $ 1.490 tỷ. Trong khi đó, t hị trường chứng khoán lớn nhất thế giới New York Stock Exchange (NYSE) có khối lượng giao dịch khoảng 74 tỷ USD. Hình 1 - Khối lượng giao dịch trung bình hằng ngày tại các thị trường 1. Thời gian hoạt động Thị trường giao dịch ngoại hối hoạt động cố định theo giờ làm việc tại các địa phương như Sydney, Tokyo, London, New York. Tuy nhiên, khi nhìn ở phương diện toàn cầu, những thị trường địa phương này nối tiếp nhau, t ạo thành một thị trường hoạt động suốt ngày đêm trong tuần làm việc bình thường. 4 Tuần giao dịch bắt đầu khi thị trường Sydney mở cửa (lúc 5:00pm giờ EST1 ngày chủ nhật, tức 9:00am ngày thứ hai giờ địa phương) cho đến khi thị trường New York đóng cửa (5:00pm giờ EST ngày thứ sáu). Mặc dù ngày giao dịch bắt đầu lúc 5:00pm t heo giờ EST tại Sydney, nhưng phiên giao dịch này khá mỏng, do đó thỏa thuận về giá mua bán có thể mở rộng, làm cho các thương nhân lớn dễ dàng kích hoạt lệnh dừng lỗ. Khi sang Tokyo mở cửa lúc 7:00pm theo giờ EST, tính thanh khoản tăng lên đáng kể. Sau đó, giữa thời điểm 3:00am theo giờ EST khi London mở ra và 04:00am theo giờ EST khi Tokyo đóng cửa, các phiên chồng lên nhau. New York sau đó mở cửa lúc 08:00am theo giờ EST. Đây là thời điểm giao d ịch tốt nhất, hoạt động kinh doanh tích cực nhất trong thị trường ngoại hối khi các phiên giao dịch trong những trung tâm tài chính lớn của New York và London chồng chéo giữa t hời điểm New York mở cửa và thời điểm khi Lond on đóng cửa lúc 12:00pm theo giờ EST. Hình 2 - Thời gian giao dịch tại các thị trường, so sánh trên múi giờ Việt Nam GMT+7 Nguồn: com 2. Q uy mô của thị trường ngoại hối Thị trường ngoại hối ước tính gấp mười lần kích thước của các thị trường vay nợ thế giới và năm mươi lần kích cỡ của thị trường cổ phiếu toàn cầu, có tính luân chuyển cao nhất với hàng ngàn, hàng triệu người tham gia trên toàn thế 1 Ở đây sử dụng giờ EST làm hệ quy chiếu. EST (Eastern Standard Time) là múi giờ áp dụng tại New York v ào mùa đông. Vào mùa hè, có sự điều chỉnh giờ, sử dụng EDT (Eastern Day light Time) để thay thế. 5 giới. Trung bình, số giao dịch trên thị trường ngoại hối có giá trị tổng số hơn $3 nghìn tỷ doanh thu hàng ngày. 3. Các kênh giao dịch Các giao dịch có thể được thực hiện tại các sàn giao dịch, qua hợp đồng với các ngân hàng, hoặc giao dịch trên mạng. 4. Chủ thể tham gia vào thị trường ngoại hối  Ngân hàng thương mại lớn  Ngân hàng trung ương  Công ty đa quốc gia  Nhà môi giới (broker)  Nhà kinh doanh (dealer)  Nhà đầu cơ (speculator)  Nhà kinh doanh chênh lệch giá (arbitrageurs) Trong khi phần lớn các giao dịch trên thị trường ngoại hối bao gồm các giao dịch giữa các ngân hàng lớn và tập đoàn bảo hiểm thương mại, ngân hàng trung ương cũng can thiệp vào thị trường t heo thời gian để ổn định tiền tệ của đất nước họ hoặc điều chỉnh giá trị của nó. Ngoài ra, người môi giới ngoại hối đóng một vai trò quan trọng, thường làm trung gian giữa các đối tác liên ngân hàng. Nhà môi giới ngoại hối bán lẻ trực tuyến cũng cung cấp một giao diện giao dịch ngoại hối giữa các thương nhân bán lẻ và thị trường liên ngân hàng. 5. Đồng tiền giao dịch phổ biến Cho đến nay, Đô la Mỹ là loại tiền được giao dịch nhiều nhất, chiếm 84,9% của tất cả các giao dịch. Thứ hai là đồng Euro chiếm 39,1%, trong khi đó của đồng Yên đứng t hứ ba chiếm 19,0%. 6 Đồng Euro với đồng USD tạo thành cặp tiền tệ được giao dịch tích cực nhất trên thị trường ngoại hối. Giao dịch EUR/USD đã chiếm gần 30% của tổng số lượng hàng ngày trên toàn thế giới kinh doanh ngoại hối. Sau cặp EUR/USD, cặp tiền tệ được tích cực giao dịch đứng thứ hai là cặp tiền tệ đô la Mỹ so với đồng Yên Nhật hay USD/JPY. Thứ ba l à cặp đồng Bảng Anh so với đồng USD hay GBP/USD. Hình 3 - Tỷ trọng tham gia giao dịch ngoại tệ năm 2010, phân loại theo đồng tiền được giao dịch 7 II. Tham gia giao dịch ngoại tệ qua mạng 1. Thiết lập tài khoản Trước hết, cần tìm hiểu về điều kiện để tham gia. Hiện nay ở Viêt Nam chưa có luật quy định về cá nhân kinh doanh ngoại hối qua mạng. Những tổ chức có thể kinh doanh ngoại hối qua mạng phải được sự cho phép và chịu sự quản lí của ngân hàng nhà nước, tuy nhiên hiện nay vẫn có nhiều cá nhân tham gia loại hình đầu tư này. Họ đăng kí tài khoản ở các công ty môi giới ở nước ngoài có giấy phép kinh doanh và tư cách pháp nhân ở nước ngoài, sau đó họ tiến hành giao dịch theo tài khoản đã đăng kí. Hiện nay, có rất nhiều sàn giao dịch ngoại tệ qua mạng. Dịch vụ IFX2 được chọn để nghiên cứu thủ tục t ham gia giao dịch cụ thể. Thủ tục t ạo một tài khoản thực để tham gia giao dịch ngoại tệ đòi hỏi khách hang khai báo các thông tin quan trọng như: - Các thông tin cá nhân, gồm cả họ tên, số CMND/hộ chiếu, quốc tịch - Thông tin liên lạc - Thông tin để thiết lập tài khoản, gồm mật khẩu, loại phần mềm giao dịch, loại tiền tệ và tỷ lệ đòn bẩy - Thông tin tài chính Sau đó, khách hàng cần được xác thực bằng cách gửi cho công ty môi giới một trong các văn bản nhóm thứ nhất (CMND, bằng lái, hộ chiếu) và một trong các văn bản nhóm thứ hai (chứng từ của dịch vụ thẻ ghi nợ hay thẻ tín dụng, hay hóa đơn tiền điện, nước). 2. Đòn bẩy tài chính Đòn bẩy cho phép khách hàng vay tiền và sử dụng tiền để đầu tư vào thị trường ngoại hối, nhờ đòn bẩy nhà đầu tư có thể không cần một lượng vốn lớn nhưng vẫn có thể thực hiện được những giao dịch lớn và nó được biểu hiện dưới dạng một t ỉ lệ nhất định như: 1:1, 1:10, 1:50, 1:100, 1: 200, 1:400, 2 mentfx .com 8 1:500. Điều này có nghĩa rằng nếu một nhà đầu tư muốn thực hiện một giao dịch trị giá $100,000, với đòn bẩy 1:100 thì nhà đầu tư chỉ cần có $1,000. Tuy nhiên đòn bẩy có thể là một con dao hai lưỡi, nó có thể giúp nhà đầu tư nâng cao lợi nhuận nhưng ngược lại cũng có thể gây ra những thiệt hại to lớn. Vì vậy, công ty môi giới cũng đặt ra margin - là mức tiền ký quỹ cần thiết để đảm bảo, phòng khi nhà đầu tư kinh doanh thua lỗ. Mức margin cho phép các nhà đầu tư thực hiện một giao dịch có giá trị lớn hơn nhiểu lần giá trị tiền trong tài khoản. T rong trường hợp t iền trong tài khoản xuống dưới mức margin yêu cầu cho một giao dịch, nhà môi giới sẽ đóng cửa một số hoặc tất cả các giao dịch đang mở. Điều này giúp ngăn cản tài khoản của nhà đầu tư khỏi sự thua lỗ quá mức số tiền ký quỹ. Như vậy tỉ lệ đòn bẩy và số t iền kí quỹ có liên quan với nhau: tỷ lệ đòn bẩy sẽ quy định mức ký quỹ mà khách hàng cần phải có trong tài khoản để thực hiên một giao dịch mua bán. 3. Công cụ giao dịch Có nhiều phần mềm khác nhau dùng để giao dịch và giữa các công ty môi giới cũng có sự khác nhau trong việc cung cấp các phần mềm mà khách hàng được chọn – mỗi phần mềm lại được mô tả thích hợp cho một số đối tượng riêng. Tuy nhiên, M etaTrader – đặc biệt là MetaTrader 4 – là lựa chọn phổ biến nhất đối với các khách hàng và cả các công ty môi giới, khi phần mềm này được dùng ở gần như mọi công ty. Dưới đây là mô tả so sánh các phần mềm của FXDD3: MetaTrader: Phần mềm giao dịch mua bán lẻ này cung cấp một kích cỡ nhỏ, dễ tải, khả năng đồ thị bao quát, trailing stops, và công cụ tiện ích nhiều tính năng giúp quý khách hàng giao dịch và quản lý tài khoản hiệu quả. MTXtreme: MTXtreme là phần mềm giao dịch dành cho các thương gia đầu tư k inh doanh ngoại hối với khối lượng lớn. Hệ thống giao dịch này cung cấp mức giá ổn định tốt nhất - mức chênh lệch giá thấp ổn định, chỉ 1 pip hoặc thấp hơn đối với các 3 9 cặp tiền chính trên hệ thống giao dịch M etaTrader uy tín và nhiều chức năng hỗ trợ hiệu quả. FXDD Trader: Phần mềm giao dịch này cung cấp chức năng đồ thị và những sắp xếp hợp lý hóa cho việc mua bán, những đặc tính như theo dõi được tiến trình mua bán, mục đ ích lợi nhuận thực tế trên hệ thống, các dự báo, và những khả năng tính toán cho tài khoản. Mirror Trader: Phần mềm giao dịch này cung cấp chức năng mua bán hoàn toàn tự động v ới tín hiệu thực hành lệnh và các chiến lược được thực hiện bởi nhà cung cấp tín hiệu thuộc tổ chức thứ ba trong cùng một tài khoản giao dịch FXDD. PowerTrade r: Phần mềm giao dịch dành cho các tổ chức, đoàn thể, đặc biệt cho phép đầu tư lên đến trên 100 triệu đô la đối với khách hàng thuộc tổ chức, đoàn thể hay cá nhân, những ai đang tìm kiếm một hệ thống giao dịch mua bán tốc độ, thực hành mua bán lớn, đáng tin cậy, kinh doanh khối (5 triệu, 10 triệu ... ) 10 III. Kỹ thuật giao dịch ngoại tệ 1. Đọc diễn biến giá thị trường bằng biểu đồ hình nến Biểu đồ hình nến (candlestic k) là một p hát minh của người Nhật; tên gọi này xuất phát từ hình dạng giống như cây nến của nó. Theo Nison (2003), biểu đồ hì nh nến đượ c sử dụng lần đ ầu t iên khi bắt đầu thị trường chứng k hoán N hật Bản – những năm 1870; tuy nhiên, ông cũng cho rằng nó xuất phát từ một kỹ thuật biểu diễn ra đời sớm hơn t rong t hị trường gạo Nhật Bản vào thế kỷ 17. Vào thời điểm đó, thử thách của các t hương nhân là t âm lý của thị trường chứ không đơn giản chỉ là những mức giá cụ thể. Trước khi cuốn sách Japanese Cand lestick Charting Techniques (St eve Nison, 1991) được phát hành, loại biểu đồ này vẫn còn rất xa lạ với người Tây phương. Nghiên cứu của St eve Nison đã tạo một sự chuyển b iến tích cực trong phân tích kỹ thuật về thị trường tài chính. Một mặt, b iểu đồ hình nến dễ hiểu và làm quen. Mặt khác, chúng cho phép nhận diện sự đảo chiều của giá một cách dễ dàng, hoặc có thể kết hợp với những kỹ thuật Tây phương để tạo nên những công cụ phân tích mạnh hơn. Những lợi điểm này giúp cho các nhà đầu tư nâng cao hiệu quả làm việc. a. Hạn chế của biểu đồ hình nến Thật vậy, biểu đồ hình nến tuy bị cho là vẫn có một số điểm hạn chế, nhưng nhiều tác giả cũng kh ẳng định “những lợi ích mà biểu đồ hình nến mang lại vượt xa n hững hạn chế của nó” và nhữn g hạn chế này có thể được khắc phục ở một mức độ nhất định. Thứ nhất , so với đồ thị, biểu đồ hình nến có hình chữ nhật và chiếm nhiều diện tích h ơn. Khi các hình hộp xếp cạnh nhau trong một phạm vi quan sát lớn, chúng sẽ trở nên khít nhau và khó nhìn đượ c đầy đủ chi tiết của chúng. N gày nay, các chương trình tạo lập biểu đ ồ đều cho phép ph óng to hay thu nhỏ biể u đồ để nhìn được nhiều hoặc ít dữ kiện hơn. 11 Thứ hai, bản thân biểu đồ hì nh nến không thể hiện giá mục tiêu, nhưng phân tích kỹ thuật của Tây phương lại có thể t hiết lập giá mục tiêu, và vì vậy người ta kết hợp hai công cụ này để bổ sung cho nhau. Cuối cùng, dấu hiệu giá đổi chiều trong biểu đồ hình nến không dự báo diễ n tiến đ ó diễn r a trong bao lâu và với quy mô là bao nhiêu; nó chỉ ch o thấy khả năng thay đổi chiều của giá mà thôi. b. Kỳ vọng vào khả năng đọc biểu đồ hình nến Chọn biểu đồ hình nến đ ể th ể hiện thị trường gi ao dịch, và sử dụng biểu đồ hì nh nến như một công cụ phân tích là hai ý tưởng hoàn toàn khác nhau. Mặc dù nh iều nhà giao dịch ưa dùng biểu đồ hình nến để hiển thị tình hình giá, nhưng có nhiều người không đọc thành thạo các dấu hiệu của tình hình giá, thêm vào đó là cả những người biết đọc nhưng không t ận dụng được ý nghĩa của những dấu hiệu đó. c. Các dữ liệu thể hiện trên biểu đồ hình nến Biểu đồ hình nến chứa các thông tin về giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất. Biểu đồ gồm thân nến và bóng nến (tim nến). Nến rỗng (trắng) nghĩa là giá đóng cao hơn giá mở. Nến đặc (đen) nghĩa là giá đóng 12 thấp hơn giá mở. Phần chữ nhật trắng hoặc đen của nến được gọi là thân. Các đường bên trên và bên dưới thân đại diện cho khoảng giá cao/giá thấp và được gọi là bóng. Giá cao được đánh dấu bởi đỉnh của bóng trên và giá thấp là đáy bóng dưới. 2. Đặt lệnh mua bán Hai loại lệnh phổ biến khi sử dụng M etaTr ader là lệnh khớp trực tiếp (Instant Execut ion) và lệnh chờ (Pending Order) . Khi thiết lập lệnh mới, cần xác đ ịnh các thông tin sau: - Cặp t iền tệ giao dịch - Khối lượng giao dịch, tính bằng đơn vị l ot. 1 lot tương đương với U SD 100,000. - Mức dừng lỗ (St op Loss) và dừng lời (Take Pr ofit). M ức dừng lỗ dùng để tự động ngăn chặn khoản lỗ nếu tỷ giá vượt quá một mức nhất định khi mua, nếu tỷ giá xuống thấp hơn một mức nhất định khi bá n. M ức dừng lời để xác định mức lời mong muốn mà tại đó, lệnh tự động dừng lại và thoát khỏi giao dịch. Với lệnh khớp trực tiếp, đôi khi người giao dịch gặp phải yêu cầu xác nhận lại (Requote). Chúng ta có thể giải thích sự việc này bằ ng hai nguyên nhân. Thứ nhất , do người giao dịch đặt lệnh chậm đáng kể, khiến tỷ giá hiển thị trên bảng đặt lệnh không còn cập nhật với giá thị trường nữa, nên công ty môi giới p hải thông báo giá mới cho khách h àng quyết định có tiếp tục giao dịch hay k hôn g. Thứ hai, khi người giao dịch đặt lện h với khối lượng giao dịch lớn một cách bất thường, công ty môi giới muốn xác nhận đó có p hải là do nhầm lẫn hay không. Trong khi lệnh khớp trực tiếp được thực hiện ngay lập tức, th ì lệnh chờ lại được thiết lập cho tương lai. Có bốn lệnh chờ như sau: - Buy l imit: Lệnh mua được thực hiện khi giá thị trường xuống thấp hơn giá đã được xác đ ịnh. Lệnh được dùng khi giá đang đi xuống và được dự đoán là sắp tăng trở lại. 13 - Sell limit: Lệnh bán được thực hiện khi giá thị trường lên cao hơn giá đã đư ợc xác định. Lệnh được dùng khi giá đang đi lên và được dự đoán là sắp giảm. - Buy stop: Lệnh mua được thực hiện khi giá thị trư ờng lên cao hơn giá đã đư ợc xác định. Lệnh này được dùng khi giá được dự đoán sẽ tiếp tục tăng mạnh. - Sell stop: Lệnh bán được thực h iện khi giá thị trường xuống thấp hơn giá đã được xác định. Lệnh n ày được dùng khi giá đ ược dự đoán sẽ tiếp tục giảm mạnh. 3. Dự báo diễn biến thị trường a. Phân tích cơ bản Phân tích cơ bản là cách ta nhìn vào thị trường bằng việc phân tích sức mạnh kinh tế tài chính, xã hội và chính trị, có ảnh hưởng đến việc cung - cầu của một tài sản. Nó giống như bài học về cung cấp và nhu cầu để xác đ ịnh giá cả trong kinh tế. Sử dụng cung - cầu như một chỉ dẫn mà giá cả đạt đến thì dễ nhưng điều khó là việc phân tích các yếu tốt ảnh hưởng đến việc cung cấp và nhu cầu. Nói cách khác, t a phải tìm các y ếu tố khác nhau để xác định nền kinh tế. Ta phải hiểu lý do t ại sao và như thế nào các sự kiện như gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia, và cuối cùng mức độ như cầu đối với đồng tiền đó. Ý tưởng đằng sau của dạng phân t ích này là nếu triển vọng kinh tế h iện tại hoặc tương lai của một quốc gia là t ốt, thì đồng tiền của họ sẽ vững chắc. Một nền kinh tế t ốt hơn có thể xét đến việc có nhiều hơn các doanh nghiệp nước ngoài và nhà đầu tư ở nước đó. Điều này tăng cường việc cần thiết mua tiền tệ của họ. Ví dụ 14: 4 actory.com 14 Vào lúc 8:30am ngày 3/2/2012 Mỹ công bố tỉ lệ thất nghệp là 8,3% thấp hơn lần cuối cùng và dự đoán là 8,5%. M ặc dù tỉ lệ thất nghiệp được xem là 1 chỉ số tụt hậu nhưng số người thất nghiệp là một tín hiệu quan trọng trong sức khỏe nền kinh tế v ì chi tiêu của người t iêu dùng có liên quan đến những điều kiện của thị trường lao động. Chính thông tin này có thể làm giới đầu tư lạc quan hơn về USD và làm đồng USD tăng giá. Ví dụ 2: Lúc 3:15am ngày 1/2/2012 Thụy Sỹ đưa ra doanh số bán lẻ của tháng này là 0,6% thấp hơn dự báo là 1 ,6% và doanh số của tháng trước là 1,8%. Những Trader quan tâm đến điều này vì nó là thước đo chính của chi tiêu tiêu dùng, chiếm phần lớn các hoạt động kinh t ế tổng thể. Điều này có thể làm giảm giá đồng CHF trong tương lai. b. Phân tích kỹ thuật Mức hỗ trợ và kháng cự Hỗ trợ và kháng cự là một trong phần lớn các khái niệm được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh. M ọi người có ý nghĩ dựa vào đâu để đo lường sự hỗ trợ và kháng cự. 15 Nhìn vào lưu đồ trên, t a có thể thấy, mẫu chữ chi này đang đi lên (thị trường tăng giá). Khi thị trường đi lên, trước khi bị kéo xuống, giá đạt đến đỉnh cao nhất và điểm cao nhất đó gọi là điểm kháng cự (Resistance). Khi thị trường t iếp tục lên lần nữa, trước khi đi lên, giá đã đạt đến điểm thấp nhất. Đ iểm thấp nhất này gọi là điểm hỗ trợ (Support). Bằng cách này, các mức hỗ trợ/kháng cự được hình thành liên tục theo thời gian. Support và resistance thể hiện cho mối quan hệ giữa cung và cầu. Cung tăng đồng nghĩa với xu hư ớng giảm, kì vọng giá giảm và lực bán tăng. Cầu tăng đồng nghĩa với xu hướng tăng , kì vọng giá tăng và lực mua t ăng. Những từ này được dùng với ý nghĩa như nhau. Khi cầu tăng, giá sẽ tăng còn khi cung t ăng thì giá sẽ giảm. Khi cung và cầu đạt mức cân bằng thì giá sẽ ổn định. Để biết được liệu thị trường đang ở mức hỗ trợ hay kháng cự hay không thì chỉ cần tìm xem t ại những điểm nào trước đó giá biến động chưa thể vượt qua được. Ví dụ đối với một cặp tiền nào đó, giá cặp tiền biến động ngang (sideway) sau đó cặp tiền không thể giảm xuống dưới mức này –hỗ trợ (support). Điều đó cho thấy cặp tiền này sẽ gặp khó khăn để vượt qua được mức giá này trong tương lai. Sự biến động của cặp tiền càng lâu mà chưa vượt qua được mức giá support này, càng cho thấy sự kháng cự mạnh ở mức support này, và đương nhiên để vượt qua mức giá này sẽ cần lực bán ra nhiều hơn mới có thể khiến giá cặp tiền giảm vượt qua mức support này. Tuy vậy, mức support và resistance chủ yếu được sử dụng để xem xét sự tiến triển của xu hướng giá (xu hướng t ăng, giảm), qua đó dự đoán khả năng xu hướng sẽ diễn ra mạnh hoặc đang có sự thay đổi với những phản 16 ứng mạnh của thị trường với xu hướng đang diễn ra, dấu hiệu để ta t iếp tục hay rút lui khỏi thị trường. Tuy nhiên có những thời điểm khủng hoảng, các mức suppport và resistance không còn giá trị nữa. Nhưng những thời điểm đó hiếm khi xảy ra. Phương pháp đảo chiều Một trong những phương pháp giao dịch hỗ trợ/kháng cự là giao dịch sau khi xuất hiện sự đảo chiều. Nhiều Traders nhỏ lẻ đã sai lầm khi giao dịch ngay t ại mức hỗ trợ/kháng cự và sau đó chờ đợi để cho giao dịch được thực thi. Đôi khi có thể đem lại một kết quả khả quan, song phương pháp này không an toàn, chắc chắn bởi họ đã giao dịch tại mức mà vùng hỗ trợ/kháng cự chưa thực sự hình thành chắc chắn. Khi giao dịch bằng phương pháp đảo chiều, t a hãy chờ giá xác lập thực sự mức hỗ trợ/kháng cự và xuầt hiện sự đảo chiều trước khi vào lệnh khi đó ta sẽ tránh được những những khoảnh khắc mà giá di chuyển nhanh phá vỡ mức hỗ trợ/kháng cự. Phương pháp phá vỡ Trong một thế giới kinh doanh hoàn hảo, chúng t a có thể nhảy vào, ra bất cứ lúc nào khi giá chạm những mức hỗ trợ/kháng cự quan trọng và kiếm được vô số tiền. Thực tế của vấn đề là các mức này bị phá vỡ thường xuyên. Nếu chỉ dùng phương pháp đảo chiều thì không đủ, vì vậy ta cần 17 phải biết xử lý khi mức hỗ trợ/kháng cự bị phá vỡ. Có hai cách xử lý : Chủ động và thụ động. Phá vỡ chủ động. Cách đơn giản để giao dịch phá vỡ (Breakout) chủ động là vào lệnh bất cứ lúc nào khi giá phá vỡ hỗ trợ/kháng cự quan trọng một cách dễ dàng. Phá vỡ thụ động. Thay vì vào lệnh ngay khi giá phá vỡ hỗ trợ/kháng cự , ta chờ cho giá thực hiện một “Pullback” và vào lệnh ngay sau khi giá đảo chiều. Fibonacci Tỉ số Fibonacci đã được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực kinh doanh,đặc biệt là công cụ hữu hiệu khi phân tích kỹ thuật trong kinh doanh tài chính,vì vậy chúng ta hãy học và quan tâm đến nó. Chuỗi Fibonacci được hình thành như thế nào và ai là người đã phát hiện ra chuỗi số đó? Không ai khác, chính là Leonardo Fibonacci, một nhà toán học vĩ đại người Ý (1175-1250), người đã phát hiện ra qui luật của dãy số tự nhiên như vậy, và chuỗi số đó được mang tên ông: Chuỗi Fibonacci. Chuỗi Fibonacci là dãy các số tự nhiên vô hạn bắt đầu từ 1;1;2;3;5;8;13;21;34;55;89;144;233…với qui luật là một số bất kỳ trong chuỗi (kể từ số thứ 3 trở đi) luôn bẳng tổng của hai số đứng trước liền kề với nó. 18 Đặc tính quan trọng của chuỗi Fibonacci là bất cứ một số nào trong dãy số đều gấp xấp xỉ 1.618 lần số đứng trước và bằng 0.618 lần số đứng sau. (ví dụ 34/55 ~ 55/89 ~ 144/233=0.618) và (55/34 ~ 89/55 ~233/144 ~ 1.618) và 1.618 ~ 1/0.618 số 1,618 được định nghĩa là số phi. Đặc điểm này của chuổi Fibonacci xuất hiện trong tự nhiên,khoa học, toán học,...và các tỷ lệ 0.263,0.382, 0.618, 1.618 … được xem là “tỷ lệ vàng” (golden ratio). Tỷ lệ vàng được chuyển thành các mức phần trăm tương ứng là 23.6%, 38.2%, 50% và 61.8%, 76.4%. Tỷ lệ này được dùng trong phân tích kỹ thuật như là công cụ để tìm các mức hỗ trợ, kháng cự tiềm năng và tìm giá mục tiêu. 19 IV. Rủi ro khi giao dịch ngoại tệ qua mạng Giao dịch ngoại tệ qua mạng mang hai loại rủi ro: rủi ro do giao dịch ngoại tệ và rủi ro do giao dịch qua mạng. Thứ nhất, sử dụng đòn bẩy trong việc kiếm lời có tác dụng khuếch đại khoản lời thu được, nhưng cũng sẽ khuếch đại khoản lỗ trong trường hợp ngược lại. Vì “lợi nhuận cao đi kèm với rủi ro cao” nên khó có thể né tránh rủi ro này nếu mong muốn đạt được lợi nhuận lớn, trừ khi ta có sự phân tích tốt, kết quả dự báo đúng với tình hình diễn ra. Mặt khác, ta có thể dùng công cụ cắt lỗ (Stop Loss) để ngăn chặn khoản lỗ tại một mức đã xác định. Thứ hai, ta có rủi ro bị lừa lấy mất tiền. Khách hàng mở tài khoản và nộp tiền vào tài khoản cho văn phòng đại diện tại Việt Nam của công ty môi giới, chứ không phải trụ sở của công ty đó, nên khó có thể kiểm chứng được công ty đó có thực hay không, và văn phòng đại diện đó có hợp pháp hay không. Thứ ba, ta có rủi ro đạo đức do thông tin bất cân xứng, khi khách hàng sử dụng kết quả phân tích do công ty môi giới cung cấp. Khách hàng không đủ bộ nhớ và công sức để tự mình lưu trữ dữ liệu và phân tích kỹ thuật, nên cần dùng đến phân tích có sẵn trên phần mềm giao dịch của công ty môi giới. Trong khi đó, mặc dù giá hiện tại được hiển thị đúng theo giá thị trường thế giới, nhưng công ty môi giới vẫn có thể tự mình thay đổi dữ liệu trong quá khứ, làm sai lệch kết quả phân tích. Việc giao dịch ngoại tệ qua mạng tại Việt Nam chưa trở nên một kênh giao dịch phổ biến rộng rãi, nên các công ty môi giới cả chân chính, cả gian manh đều có diện mạo đáng ngờ đối với những người lần đầu tiếp xúc. Phương pháp phòng ngừa rủi ro là phải thận trọng kiểm tra uy tín của công ty môi giới bằng nhiều cách: qua thăm dò ý kiến của số đông các nhà đầu tư, qua tìm hiểu và thẩm định thông tin mà công ty đưa ra, qua kiểm tra các văn bản pháp quy (nếu có). 20 DANH MỤC TƯ LIỆU THAM KHẢO Fx Dialogue (UK) Limited. (n.d.). The Currencies Traded. Retrieved 2012, from Forex Trading: com Fx Dialogue (UK) Limited. (n.d.). The Players. Retrieved 2012, from Forex Trading: com Fx Dialogue (UK) Limited. (n.d.). The Size of the Forex Market. Retrieved 2012, from Forex Trading: com Fx Dialogue (UK) Limited. (n.d.). When and Where Forex is Traded. Retrieved 2012, from Forex Trading: Logan, T. (2008). Getting Started in Candlestick Charting. John Wiley and Sons, Inc. Maxi-Forex. (n.d.). Làm sao đê ̉ đặt lệnh mua hay bán? Retrieved 2012, from MetaQuotes Software Corp. (n.d.). Instant Execution. Retrieved 2012, from MetaTrader 5 Trading Platform for Forex Trading: MetaQuotes Software Corp. (n.d.). Types of Orders. Retrieved 2012, from MetaTrader 5 Trading Platform for Forex Trading: Nison, S. (2003). The Candlestick Course. Hoboken: John Wiley & Sons, Inc. Turner, T. (2003). Foreword. In S. Nison, The Candlestick Course (pp. vii-viii). John Wiley & Sons, Inc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbh35_giaodichngoaitequamang_05_12_2012_7632.pdf
Luận văn liên quan