Tiểu luận Hành hóa công: Thông tin không đầy đủ trong thị trường vốn phân tích đánh giá
LỜI MỞ ĐẦU
Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng thị trường cạnh tranh như một “ bàn tay vô hình” dẫn dắt nền kinh tế đi đến hiệu quả. Doanh nghiệp muốn tìm kiếm lợi nhuận thì doanh nghiệp sẽ sản xuất một hàng hóa mà giá trị tiêu dùng cao hơn chi phí sản xuất hoặc doanh nghiệp sẽ tìm ra phương pháp sản xuất với chi phí rẻ. Tóm lại, doanh nghiệp sẽ sản xuất một lượng hàng hóa mà chi phí biên để sản xuất hàng hóa cuối cùng bằng với giá của hàng hóa đó. Còn người tiêu dùng, họ sẽ mua một lượng hàng hóa mà tại đó lợi ích biên của hàng hóa cuối cùng bằng với giá phải trả cho hàng hóa đó. Kết quả là doanh nghiệp và người tiêu dùng gặp nhau tại một điểm và đó là điểm mà hiệu quả kinh tế đạt tốt nhất ( lợi ích biên = chi phí biên = giá ). Thị trường cạnh tranh đã dẫn dắt nền kinh tế đi đến hiệu quả. Tuy nhiên không phải trong bất kỳ trường hợp nào, lĩnh vực nào thị trường cạnh tranh cũng hoạt động hiệu quả. Và những thất bại đó đòi hỏi phải có sự can thiệp của chính phủ. Bài tiểu luận này đi sâu vào một mảng thất bại của thị trường cạnh tranh đó là thị trường không đầy đủ và cụ thể hơn nữa là trong thị trường vốn. Những thất bại trong thị trường vốn sẽ được khái quát bằng lý thuyết, đưa ra những dẫn chứng trong thực tiễn, nguyên nhân dẫn đến thất bại đó và cuối cùng là những giải pháp khắc phục sự thất bại đó. Cấu trúc bài tiểu luận như sau :
Lời mở đầu
I. Khái quát lý thuyết
1. Thị trường không đầy đủ
2. Những biểu hiện thất bại trong thị trường vốn
II. Thực tiễn, nguyên nhân dẫn đến thất bại trong thị trường vốn
III. Giải pháp khắc phục thất bại trong thị trường vốn
Kết luận
8 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2745 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hành hóa công: Thông tin không đầy đủ trong thị trường vốn phân tích đánh giá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng thị trường cạnh tranh như một “ bàn tay vô hình” dẫn dắt nền kinh tế đi đến hiệu quả. Doanh nghiệp muốn tìm kiếm lợi nhuận thì doanh nghiệp sẽ sản xuất một hàng hóa mà giá trị tiêu dùng cao hơn chi phí sản xuất hoặc doanh nghiệp sẽ tìm ra phương pháp sản xuất với chi phí rẻ. Tóm lại, doanh nghiệp sẽ sản xuất một lượng hàng hóa mà chi phí biên để sản xuất hàng hóa cuối cùng bằng với giá của hàng hóa đó. Còn người tiêu dùng, họ sẽ mua một lượng hàng hóa mà tại đó lợi ích biên của hàng hóa cuối cùng bằng với giá phải trả cho hàng hóa đó. Kết quả là doanh nghiệp và người tiêu dùng gặp nhau tại một điểm và đó là điểm mà hiệu quả kinh tế đạt tốt nhất ( lợi ích biên = chi phí biên = giá ). Thị trường cạnh tranh đã dẫn dắt nền kinh tế đi đến hiệu quả. Tuy nhiên không phải trong bất kỳ trường hợp nào, lĩnh vực nào thị trường cạnh tranh cũng hoạt động hiệu quả. Và những thất bại đó đòi hỏi phải có sự can thiệp của chính phủ. Bài tiểu luận này đi sâu vào một mảng thất bại của thị trường cạnh tranh đó là thị trường không đầy đủ và cụ thể hơn nữa là trong thị trường vốn. Những thất bại trong thị trường vốn sẽ được khái quát bằng lý thuyết, đưa ra những dẫn chứng trong thực tiễn, nguyên nhân dẫn đến thất bại đó và cuối cùng là những giải pháp khắc phục sự thất bại đó. Cấu trúc bài tiểu luận như sau :
Lời mở đầu
Khái quát lý thuyết
Thị trường không đầy đủ
Những biểu hiện thất bại trong thị trường vốn
Thực tiễn, nguyên nhân dẫn đến thất bại trong thị trường vốn
Giải pháp khắc phục thất bại trong thị trường vốn
Kết luận
Khái quát lý thuyết
Thị trường không đầy đủ
Khái niệm : Thị trường không đầy đủ hay còn gọi là thị trường thông tin bất cân xứng là thị trường mà trong đó hai bên giao dịch nắm giữ thông tin không ngang bằng nhau.
Các thị trường không đầy đủ : 4 thị trường
Thị trường bảo hiểm, thị trường vốn, thị trường kiến thức – thị trường công nghệ và thông tin và các thị trường bổ sung.
Những biểu hiện thất bại trong thị trường vốn đòi hỏi phải có sự can thiệp của chính phủ
2.1 Do thị trường vốn không thể hoạt động một cách độc lập mà phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế, chính trị và các chính sách về kinh tế - xã hội của chính phủ nên khi có những ràng buộc nhất định trong hệ thống chính sách kinh tế nói chung của chính phủ, lãi suất có thể thay đổi làm mất cân bằng cung cầu trên thị trường tiền tệ. Điều này làm cho thị trường tư nhân không thể dự đoán và kiểm soát được. D
S
LÃI SUẤT
R
RE’’
RE’
RE
ME’
ME
LƯỢNG TIỀN
M
E’’
E
E’
Tại điểm E: cung và cầu tiền tệ cân bằng nhau.
Tại điểm E’ ta có thể giải thích là do tác động của ngân hàng nhà nước, cụ thể với trường hợp này ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách thu hẹp tiền tệ làm tăng lãi suất. khi đó lượng cung tiền là ME’, tại ME’ trên thị trường có hiện tượng thặng dư cầu tiền ( D > S ) Ò lãi suất mà doanh nghiệp phải trả khi tham gia thị trường là RE’’ > RE’.
2.2 Thị trường vốn tư nhân đòi hỏi phải có một sự đảm bảo tài sản nhất định đối với các đối tượng vay vốn ( thế chấp ) . Tuy nhiên không phải bất kỳ ai có nhu cầu thực sự về tiền vốn cũng thỏa mãn đầy đủ các điều kiện vay vốn của ngân hàng. Do đó mà các doanh nghiệp hoặc các cá nhân cũng không thể thực hiện việc huy động vốn với lãi suất thấp trong thời gian dài để phục vụ cho những mục đích nhất định trong việc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Hậu quả do thông tin bất cân xứng trong thị trường vốn:
Hậu quả của bất đối xứng thông tin dẫn tới rủi ro đạo đức về phía giao dịch nhiều thông tin hơn và che đậy hành vi của mình. Rủi ro đạo đức nảy sinh khi bên có ưu thế thông tin hiểu được tình thế thông tin phi đối xứng giữa các bên giao dịch và tự nhiên hình thành động cơ hành động theo hướng làm lợi cho bản thân bất kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém ưu thế thông tin.
Thực tiễn, nguyên nhân thất bại trong thị trường vốn
Thực tiễn
Với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cộng với tỷ lệ lạm phát cao đã làm cho lãi suất cho vay và huy động ở các Ngân hàng thương mại biến động khó kiểm soát. Cùng với tình hình đó là chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ, làm cho lượng cung tiền ra thị trường giảm dẫn đến lãi suất tăng cao ( lãi suất cơ bản lên cao nhất là 16%). Thực tế trong cuộc khủng hoảng này, các doanh nghiệp hầu như đang đứng trước bờ vực phá sản vì không có đơn hàng, tình hình sản xuất bị ngưng trệ muốn phục hồi sản xuất nhưng hầu như các doanh nghiệp không thể tiếp cận với vốn vay của các ngân hàng vì lãi suất khá cao. Còn từ phía ngân hàng, vốn huy động khá lớn làm cho tín dụng cho vay từ phía ngân hàng nhiều nhưng không thể giải ngân được ( Biểu hiện thất bại thứ nhất). Điều này tạo ra một rủi ro đạo đức cho người gửi đó là chỉ cần ngân hàng nào đưa ra lãi suất cao thì gửi, chứ không quan tâm ngân hàng đó có thể mất khả năng thanh toán hay không.
Điều này có thể thấy qua việc người gửi tiền rút tiền từ ngân hàng lớn lãi suất thấp hơn sang gửi ở ngân hàng nhỏ “siêu lãi suất”. Các ngân hàng “siêu lãi suất” hiện tại, phần đông là những ngân hàng bị thiếu hụt vốn, cần phải thu hút vốn bằng bất cứ giá nào. Những mức lãi suất 12% trở lên là những mức lãi suất rất cao. Liệu người gửi tiền có nghĩ làm sao các ngân hàng này trả nổi mức lãi suất đó? Với một chi phí vốn vay cao như vậy, ngân hàng phải tiến hành cho vay với lãi suất cao hơn đáng kể mới mong duy trì được lợi nhuận. Mà muốn cho vay lãi suất cao thì phải chấp nhận cho vay những dự án rủi ro hơn. Đây chính là nơi phát xuất rủi ro đạo đức của các ngân hàng thương mại: buộc phải chạy theo những dự án rủi ro hơn thay vì phải đảm bảo an toàn cho ngân hàng.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đi vay ngân hàng vốn dĩ là doanh nghiệp truyền thống nhưng vẫn bị từ chối cho vay vì thiếu tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo mà các ngân hàng đưa ra là bất động sản nhưng không phải công ty nào cũng có bất động sản để mà thế chấp, chủ yếu là tài sản cá nhân, trang thiết bị khó kiểm soát, nếu có vay thì chỉ rất ít nên ngân hàng ngại không cho vay. Điển hình như ông Nguyễn Kỷ, chủ cơ sở sản xuất – xuất khẩu đồ mỹ nghệ tre hun khói ở thôn Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh cho hay : cơ sở sản xuất của gia đình ông và hầu như tất cả các cơ sở sản xuất làng nghề tại đây đều không có giấy phép đăng ký kinh doanh. Vì vậy mà ngoài sổ đỏ ( giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) làm tài sản thế chấp, tín chấp ra thì không còn cái gì khác nữa. Tuy nhiên với sổ đỏ này mà đem đi vay thì ngân hàng cũng chỉ cho vay khoảng 50 triệu đồng. Điều kiện sản xuất đang khó khăn nhưng vẫn đang duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh lại thiếu vốn. Điều đó dẫn đến sự khó khăn cho các doanh nghiệp ( Biểu hiện thất bại thứ hai). Từ đó nảy sinh rủi ro đạo đức từ phía các doanh nghiệp và cá nhân cần vốn : chưa minh bạch về tài chính, chưa thuyết phục được ngân hàng về hiệu quả của kinh doanh : chi phí ban đầu, doanh thu, kế hoạch trả nợ… Doanh nghiệp thường xây dựng báo cáo tài chính mang tính đối phó với cơ quan thuế, việc hạch toán kế toán nhiều khi chưa chính xác, không đúng tình hình thực tế, thêm vào đó hoạt động kinh doanh của họ nhiều khi không có hợp đồng kinh tế, hoá đơn chứng từ và các căn cứ khác để chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, chứng minh tài chính với ngân hàng dẫn đến ngân hàng cho vay với rủi ro rất cao và khả năng trả nợ là rất ít.
Nguyên nhân dẫn đến thất bại trong thị trường vốn :
* Phía doanh nghiệp:
Trên cơ sở biến động của lãi suất và khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng khó khăn cần có nguồn vốn để hoạt động kinh doanh nhưng lại không thể tiếp cận được vốn vay do nhiều lý do sau:
Không có những hợp đồng mang lại lợi suất cao.
Không đủ tài sản thế chấp cho phía ngân hàng do đã thế chấp cho các khoản nợ trước.
Theo Kết quả điều tra của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở 30 tỉnh phía Bắc của Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây cũng cho thấy, trong tổng số 32.225 doanh nghiệp được điều tra thì có tới 67% trả lời thường gặp khó khăn về tài chính do không có đủ tài sản thế chấp cho các tổ chức tín dụng để vay vốn.
Hạn chế về nhân lực và quản lý , chưa minh bạch tài chính , vốn tự có thấp, khả năng tiếp cận thông tin và thị trường còn hạn chế.
* Phía ngân hàng:
Thủ tục vay khá phức tạp khiến cho các doanh nghiệp phải tốn một khoản chi phí khá lớn khi vay vốn.
Ngân hàng chưa phổ biến các thông tin về tiêu chuẩn vay vốn đến các doanh nghiệp khiến các khả năng tiếp cận nguồn vốn là rất khó.
Các ngân hàng thiếu các nguồn thông tin đáng tin cậy để đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Hầu hết các doanh nghiệp đi vay là doanh nghiệp vừa và nhỏ và hiện chưa có tổ chức nào xây dựng hệ thống phân loại doanh nghiệp để cung cấp thông tin cho các đơn vị cho vay vốn.
Tiêu chuẩn vay còn khá khó khăn khiến các doanh nghiệp khó lòng đáp ứng nổi.
Giải pháp khắc phục thất bại trong thị trường vốn:
- Ngân hàng TW cần đưa ra những chính sách kinh tế phù hợp, thay đổi lãi suất sao cho các doanh nghiệp và các cá nhân có thể kiểm soát được nguồn vốn một cách dễ dàng.
- Ngân hàng trung ương và hệ thống ngân hàng thương mại nên đưa ra các tiêu chuẩn vay vốn phù hợp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực sự cần co khả năng tiếp cận vốn.
- Hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng phương án kinh doanh có hiệu quả
- Giảm thiểu thủ tục vay vốn.
- Bảo lãnh hướng dẫn các doanh nghiệp làm các văn bản giấy tờ sao cho đơn giản mà đảm bảo chặt chẽ.
- Ngân hàng nghiên cứu chính sách cho vay không chỉ dựa trên tài sản thế chấp mà còn phải đi sâu sát hơn đến các doanh nghiệp, đến thực trạng, chỗ mạnh , chỗ yếu và tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chính phủ đưa ra sự bảo đảm cho đối tượng vay vốn bằng việc vay tín chấp theo từng quy định riêng của từng ngân hàng. Ví dụ chương trình cho vay tín chấp của công ty tài chính Prudential Việt Nam :
Số tiền vay có thể đến 06 lần tổng thu nhập tháng, mức thấp nhất là 10 triệu và có thể lên đến 190 triệu đồng, mục đích vay tiền để phục vụ nhu cầu sửa chữa, trang trí nhà, mua sắm vật dụng gia đình, du lịch, cưới hỏi, học tập,… Số tiền vay của Quý khách phụ thuộc vào mức thu nhập ròng hàng tháng.
Đối tượng vay :
Công dân Việt Nam có Hộ Khẩu Thường Trú hoặc KT3 tại TP.HCM và đang công tác tại đơn vị thuộc một trong các loại hình sau: Công ty Nhà nước, công ty TNHH Việt Nam, công ty liên doanh, cơ quan hành chánh sự nghiệp, công ty nước ngoài, công ty cổ phần, VPĐD công ty nước ngoài…
Điều kiện vay :
- Tuổi từ 22 trở lên. Tính tổng thời hạn vay và tuổi không quá 55 đối với Nữ và 58 đối với Nam.
- Thu nhập ròng hàng tháng từ 4 triệu đồng trở lên.
- Ưu đãi mức lãi suất cho người đã có Hợp đồng Bảo Hiểm với Prudential trên 13 tháng và đóng ít nhất được 2 kỳ phí.
- Thời gian công tác tại đơn vị từ 12 tháng trở lên (hoặc 6 tháng nếu trước đó đã làm.
KẾT LUẬN
“Vốn, vốn và vốn!”, đó được xem như một trong ba vấn đề lớn liên quan đến phát triển kinh tế trong tương lai của Việt Nam. Ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các doanh nghiệp (doanh nghiệp Nhà nước cũng như doanh nghiệp tư nhân). Ngân hàng luôn đứng phía sau những dự án khả thi, hỗ trợ doanh nghiệp về vốn để những dự án đó trở thành hiện thực. Thực ra ngân hàng là trung gian để huy động vốn và cho vay. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn tiền gửi cho khách hàng cũng như khoản tiền cho vay thì trong quá trình hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, ngân hàng luôn phải theo sát các doanh nghiệp để giám sát việc sử dụng vốn vay. Để nhận được sự hỗ trợ về vốn của ngân hàng, doanh nghiệp phải có đầy đủ năng lực pháp lý, có năng lực về tài chính, có phương án kinh doanh hiệu quả và dự án đầu tư khả thi. Bên cạnh đó doanh nghiệp phải đủ khả năng đáp ứng các quy định về bảo đảm tiền vay. Chỉ có sự kết hợp hài hòa giữa ngân hàng, doanh nghiệp và chính phủ thì hiệu quả kinh tế mới đạt được và phục vụ cho sự bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận- kinh tế công - hàng hóa công- thông tin không đầy đủ trong thị trường vốn.doc