1. Tình hình quản lí thuốc BVTV còn rất lỏng lẻo dẫn đến việc sử dụng thuốc giả, thuốc kém chất lượng ngày một gia tăng. Người dân chỉ chú trọng đến mục đích diệt trừ sâu bệnh mà không cần quan tâm đến các vấn đề môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Mức độ tiếp cận thông tin về thuốc BVTV của người dân còn rất hạn chế dẫn đến thiếu những hiểu biết cơ bản khi dùng thuốc và tự bảo vệ mình. Phương thức trộn thuốc tuỳ tiện, tự phát không tuân thủ các quy định về kỹ thuật và an toàn lao động; tăng liều lượng, tần suất phun chỉ với mục giết hết sâu bệnh; ý thức về bảo hộ lao động và sức khoẻ cộng đồng còn rất thấp, đa số người dân phun thuốc đều chưa đủ điều kiện về phòng hộ lao động khi phun thuốc.
42 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6952 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hiện trạng quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong thâm canh hoa tại Triệu Sơn – Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u vào nhập khẩu. Công nghiệp sản xuất phân bón nội địa Việt Nam mới chỉ đáp ứng được khoảng 50-60% cầu về urê, 100% phân lân nung chảy và NPK từ lân nung chảy. Các loại phân khác như SA, Kali...hiện nay đang phải nhập khẩu 100%. Đặc biệt, thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là Trung Quốc, chiếm tới trên 30% tổng kim ngạch nhập khẩu.
(Nguồn: AGROINFO)
Các DN phân bón chưa hợp tác với nhau nên không tạo được sức mạnh chung để đối phó với các đối tác nước ngoài.Hiện thị trường phân bón Việt Nam chưa có chiến lược phát triển dài hạn, các văn bản quản lý điều hành còn mang tính sự vụ. Chưa có luật phân bón và chiến lược dài hạn cho ngành phân bón Việt Nam để tạo hành lang pháp lý và điều hành vĩ mô mang tầm chiến lược để phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam. Xem xét một cách hệ thống các văn bản điều hành quản lý thị trường phân bón của các đơn vị liên quan như Bộ Nông Nghiệp, Bộ Tài Chính, bộ Công Thương... từ trước tới nay, Việt Nam chưa có chính sách, chiến lược dài hạn đối với ngành phân bón. Theo cơ sở dữ liệu luật của AGROINFO về ngành phân bón kể từ năm 1999 tới nay có khoảng 60 văn bản điều chỉnh ngành phân bón, trong đó có khoảng 29 công văn, 25 quyết định và 6 thông tư, tất cả đều là các văn bản dưới luật có hiệu lực thấp và liên tục bị thay thế.
- Thuốc BVTV:
Ngành sản xuất thuốc BVTV trong nước có tốc độ tăng trưởng khoảng 5%/năm về sản lượng trong giai đoạn 2001-2008. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng về sản lượng của ngành thuốc BVTV chỉ đạt khoảng 0,87%/năm. Nguyên nhân giải thích cho việc sản lượng thuốc BVTV tăng trưởng chậm trong những năm gần đây là do việc sử dụng thuốc BVTV phụ thuộc rất nhiều vào diện tích đất nông nghiệp, vì diện tích đất nông nghiệp không tăng lên, đặc biệt là trong những năm gần đây đã đưa tiến bộ kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, sử dụng giống kháng bệnh…nên đã giảm sử dụng thuốc BVTV. Nhu cầu về thuốc BVTV của cả nước hiện khoảng 50.000 tấn/năm, tương đương với giá trị khoảng 500 triệu USD, trong đó bao gồm 3 loại chính là thuốc trừ sâu và côn trùng; thuốc diệt nấm; thuốc diệt cỏ. Cơ cấu nhu cầu tiêu dùng thuốc BVTV trong các năm qua được duy trì khá ổn định, trong đó tỷ lệ thuốc trừ sâu và côn trùng chiếm khoảng 60% về giá trị. Nguồn cung chính cho thị trường thuốc BVTV trong nước hiện nay chủ yếu là từ nhập khẩu. Do ngành sản xuất các loại hoá chất tổng hợp dùng cho bảo vệ thực vật trong nước chưa phát triển nên các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thuốc BVTV ở Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khá nhiều nguyên liệu.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, thị trường kinh doanh thuốc bảo vệ tại Việt Nam hiện có khoảng 150 doanh nghiệp (Riêng tỉnh An Giang có 01 DN là Công ty BVTV An Giang), 70 xưởng gia công. Các doanh nghiệp kinh doanh thuốc BVTV đang phải cạnh tranh gay gắt với các loại thuốc BVTV nhập khẩu từ Trung Quốc.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Điều tra trực tiếp 45 hộ chuyên sản xuất hoa tại Triệu Sơn;
- Điều tra hiện trạng thực tế trên hơn 380 ha trồng hoa của Triệu Sơn ;
- 8 hộ kinh doanh thuốc BVTV;
- Phỏng vấn nhanh cán bộ lãnh đạo của xã, hợp tác xã sản xuất hoa và các cán bộ thôn, người dân trực tiếp phun thuốc trên đồng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, tư liệu đã nghiên cứu có liên quan đến quản lý và sử dụng thuốc BVTV
- Phương pháp điều tra thực địa: Tổ chức điều tra bằng phiếu kết hợp phỏng vấn nhanh các hộ trồng hoa được chọn theo mẫu ngẫu nhiên, điều tra hiện trạng phun thuốc và xả thải bao bì trên đồng ruộng kết hợp với phỏng vấn nhanh đội ngũ phun thuốc ngoài đồng
- Phương pháp tính toán thống kê: Áp dụng các phần mềm tính toán thống kê để đánh giá về hiện trạng quản lí và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong xã Tây Tựu
- Phương pháp so sánh: Sử dụng để so sánh danh sách thuốc BVTV thực tế ngoài đồng ruộng, tại các cửa hàng kinh doanh và thu thập được do điều tra trực tiếp người dân về danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng và cấm sử dụng.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát về cây hoa.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây hoa
a) Bón lót khi trồng (lượng bón cho 1.000m2)- Vôi bột hoặc đôlômít: 100-150kg.- Phân chuồng hoai: 4-6 tấn.b) Bón thúc cho gốc ghép (sau khi đặt gốc hồng dại):- Compomix: 20-30 kg/1.000m2/lần. Bón 5 lần, định kỳ 1 tháng/lần kết hợp làm cỏ, vun xới.c) Bón thúc sau khi ghép mắt:Sau trồng 6 tháng thì tiến hành ghép mắt, sau ghép 15 ngày sẽ hạ giàn và bón thúc+ Thúc mầm lần 1 (sau khi ghép 30-35 ngày): 5-6 tấn phân chuồng hoai/công.+ Thúc mầm lần 2 (sau ghép 45-50 ngày): 40-60 kg NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu cho 1.000m2+ Thúc sau mỗi lần tỉa nhánh: 15-20kg NPK 13-13-13 + TE Đầu Trâu cho 1.000m2. Kết hợp phòng ngừa sâu bệnh.+ Thúc định kỳ 15 ngày bón 1 lần, lượng bón 50-70kg NPK 13-13-13 + TE Đầu Trâu cho 1.000m2.+ Bón phân magiê: Định kỳ 4-5 tháng bón 1 lần với lượng 1,5-2kg MgSO4/1.000m2 bằng cách trộn với phân NPK bón gốc hoặc hòa với nồng độ 0,3-0,5% để phun qua lá.+ Phun qua lá: Phân bón thích hợp cho các thời kỳ phát triển của hồng là Đầu Trâu 501, 701 và 901, đây là loại phân có đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng. Nồng độ và liều lượng phun tùy thuộc tuổi và thời kỳ phát triển như sau:- Thời kỳ hồng tăng trưởng và sau cắt hoa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 501 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.- Thời kỳ hồng trưởng thành sắp ra nụ hoa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.- Khi hồng đã có nụ và dưỡng hoa khi đang nở: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 901 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.+ Từ năm thứ 2, vào đầu chu kỳ bón 5-6 tấn phân chuồng hoai/1.000m2. Phân bón NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu và phân bón lá sử dụng theo quy trình trên.
Các bệnh thường gặp ở hoa hồng
Bệnh gỉ sắt:
Vết bệnh dạng ô nổi, màu vàng da cam hoặc nâu. Gỉ sắt hình thành ở mặt dưới lá. Mặt trên mô bệnh mất màu xanh bình thường chuyển sang màu vàng nhạt. Bệnh nặng làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ ra ít, thường bị thay đồi màu sắc, cây còi cọc.
+ Nguyên nhân gây bệnh do nấm Phragmidium mucronatum gây ra.
+ Phòng trừ: Loại bỏ tàn dư gây bệnh và cỏ dại. Ngoài thuốc Scrore 250 ND và Alvil 5 SC có thể dùng thêm Peroxin 0,2 -0,4 %.
Bệnh phấn trắng:
+ Đặc điểm triệu chứng: vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, hình thái bất định.
Bệnh thường hại trên ngọn non, chồi non, lá non, hình thành ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng hạn cả thân, cánh, nụ, hoa làm biến dạng lá.Thân khô, nụ ít, hoa không nở thậm chí chết cây đồng đỏ Pháp, trắng Mỹ, phấn hồng hay bị bệnh này.
+ Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Sphaerothecapannosa (Walls) Lev var, Rosae
gây ra.
+ Biện pháp phòng trừ: Loại bỏ tàn dư gây bệnh và cỏ dại. Dùng thuốc Scrore 250
ND với liều lượng 0,2-0,3 lít/ha. Alvil 5 SC liều lượng 1 lít/ha hoặc Bayfidan 250 EC
Bệnh đốm đen:
+ Đặc điểm triệu chứng: Vết bệnh hình tròn hoặc hình bất định ở giữa màu xám
nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thường phá hại trên các lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng làm lá vàng, rụng hàng loạt. Đây là một trong những bệnh chủ yếu hại cây hoa hồng.
+ Nguyên nhân gây bệnh Do nấm Dipbocarpon Rose gây ra.
+ Biện pháp phòng trừ: Vườn trồng hồng thông thoáng, đất không bị ngập úng. Tỉa
bỏ những cành lá mang mầm bệnh, làm sạch cỏ và thu dọn các tàn dư gây bệnh. Dùng một số thuốc đặc hiệu như Score 250 ND, Zineb 80 WP nồng độ 30- 50 g/ 10 lít nước hoặc Antracol 70 BHN pha 20-30 g thuốc/ bình 8 lit với nồng độ 4 ml thuốc/bình 8 lít. Lượng phun 30-40 bình/ha.
- Sâu xanh (Heli coverpa armigerra Hb)
Sâu phá hại nặng trên lá non, ngọn non, nụ và hoa. Sâu trưởng thành đẻ trứng rải rác thành từng cụm ở cả 2 mặt lá non, ở nụ hoa, đài hoa và hoa.
+ Biện pháp phòng trừ: Luân canh với cây trồng khác. Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc trừ sâu: pegasus 500SC liều lượng 0,5-1 lít/ha (pha 7- 10 ml/bình 8 lít)
- Rệp: (Aphis gosssypii Glover) Trên đồng ruộng thường có rệp nhảy và rệp muội. Rệp phá hại trên thân, lá, ngọn non cây hồng. Đặc biệt rệp sáp hình bầu dục, mình phủ sáp trắng, không thấm nước. loại rệp này thường sống cộng sinh với kiến. Có thể dùng thuốc Ancol 20 EC phun 1 lít/ha hoặc Karate 2,5 EC nồng độ 5- 10 ml/ bình 8 lít. Supacide 40 ND liều lượng 1- 15 lít/ha.
- Nhện đỏ (Tetranychus urticae Koch)
Nhện đỏ gây hại nặng trên cây hoa hồng. Nhện thường cư trú ở mặt dưới lá chích
hút dịch bào trong mô lá hồng, tạo thành vết hại có màu sáng, dần dần các vết chích này liên kết với nhau. Khi bị hại nặng, lá cây hồng có màu nâu vàng rồi khô và rụng. Khi có thể dùng thuốc Ortus 5 SC hoặc Comite với liều lượng 1 lít/ ha.
3.2. Khái quát tình hình thâm canh hoa ở Triệu Sơn, Thanh Hóa
Diện tích đất trồng hoa của Triệu Sơn, Thanh Hóa vào khoảng 280 ha, chiếm 97,5% diện tích đất nông nghiệp toàn xã. Với các giống hoa được trồng phổ biến hiện nay là: hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa phăng,... mỗi loại hoa đòi hỏi vốn đầu tư, kĩ thuật canh tác và chăm sóc khác nhau do đó hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau, tuỳ thuộc vào việc đầu tư thâm canh, sản lượng và giá cả đầu ra theo mùa.
Bảng 1. Hiệu quả kinh tế trồng hoa ở Triệu Sơn, Thanh Hóa
Chủng loại
Tổng chi
Tổng thu
Thu nhập thuần
Tỷ suất lợi nhuận (%)
Hoa Hồng
45.000.000
130.000.000
85.000.000
188
Hoa Cúc
65.000.000
140.000.000
75.000.000
115
Hoa Đồng tiền
70.000.000
150.000.000
80.000.000
106
Hoa khác
60.000.000
120.000.000
60.000.000
100
Đối với hoa hồng: kĩ thuật trồng và chăm sóc đơn giản, tần suất phun thuốc BVTV là 4-5 ngày/lần, tuy nhiên giá hoa bán ra tương đối thấp. Hoa đồng tiền đòi hỏi cao về kĩ thuật trồng và chăm sóc, kinh phí vốn ban đầu lớn, tần xuất phun thuốc BVTV trung bình là 5 ngày/lần, giá hoa bán ra thị trường tương đối cao; Hoa cúc là loại hoa phổ biến nhất ở Triệu Sơn, có tính kháng sâu bệnh cao và năng suất hoa cũng khá cao. Giai đoạn đầu phun thuốc nhiều nhất là 5 lần/tuần. Các giai đoạn sau dùng thuốc dưỡng cây nhiều hơn và trước lúc bán một ngày thì nhất thiết phải phun thuốc một lần.
Việc sử dụng thuốc BVTV trong trồng hoa theo quan niệm hoa không phải thực phẩm, không gây ngộ độc cho con người nên sử dụng thuốc có phần “thoải mái” hơn. Cây hoa muốn ra hoa đẹp thì cần phải khoẻ mạnh không bị sâu bệnh tấn công từ lúc gieo đến khi ra hoa. Vì vậy, việc sử dụng thuốc để trị bệnh và dưỡng cây cần phải thường xuyên và vì thế hầu như việc phun thuốc BVTV xảy ra hàng ngày trên các cánh đồng hoa của Triệu Sơn. Mặt khác, hoa rất nhạy cảm với thời tiết. Nếu thời tiết đẹp, khô ráo, mát mẻ, hoa khoẻ mạnh thì sẽ hạn chế sâu bệnh phát triển nên không cần phun thuốc hoặc phun rất hạn chế. Nếu thời tiết xấu,mưa nhiều hoặc quá nắng sâu bệnh phát triển mạnh, nếu không phun thuốc kịp thời với liều lượng lớn, tiêu diệt nhanh thì khi trứng nở thành sâu, hoa sẽ phải bỏ. Bên cạnh đó, việc trừ dịch bệnh cần phải nhanh chóng và hiệu quả nên cần thuốc tác dụng nhanh không quan tâm đến độc tính hay giá thành. Do vậy vi phạm về nồng độ phun, cách phối trộn thuốc và thời gian phun thuốc cũng là điều dễ hiểu.
Theo kinh nghiệm thực tế, sự xuất hiện sâu bệnh trên hoa thường mang tính chu kì nên có thể chia thời điểm phun thuốc ra làm ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: tháng 4 - 7, đây là giai đoạn nhiều sâu nhất, vì thế tần suất phun thuốc cho hoa rất cao. Trung bình cách một ngày phun thuốc một lần; bên cạnh đó, cần bổ sung dinh dưỡng cho cây để cây không phát triển chậm lại nhưng chưa cần đầu tư mạnh với tần suất bón là 15 ngày 1 lần.
Giai đoạn 2: gồm các tháng 3, 8, 9 và tháng 10. Giai đoạn này vẫn còn nhiều sâu nhưng ít hơn giai đoạn 1, do đó tần suất phun thuốc cũng giảm ( 5-7 ngày phun thuốc 1 lần) so với giai đoạn 1; giai đoạn này là giai đoạn chuẩn bị cho đợt ra hoa chính nên bổ sung dinh dưỡng là điều cần chú trọng. Những biểu hiện của cây sẽ hướng đến cách chăm sóc và bón phân hợp lí cứ 5-8 ngày 1 lần.
Giai đoạn 3: gồm các tháng 1, 2, 11 và tháng 12. Giai đoạn này ít sâu bệnh nhất trong năm, tần suất phun thuốc giảm mạnh, cứ 10 - 15 ngày phun thuốc 1 lần. Với năng suất đạt được để mang lại hiệu quả lâu dài nên cứ 20 ngày ta bón phân 1 lần.
3.2. Thực trạng quản lý thuốc bảo vệ thực vật ở Triệu Sơn, Thanh Hóa
Theo các tài liệu nghiên cứu cách đây hơn 10 năm, khi đó việc kinh doanh hoa còn nhỏ lẻ, việc phân phối thuốc BVTV đến người dân do nhà nước quản lí. Thuốc BVTV được đưa từ chi cục BVTV huyện xuống hợp tác xã. Hợp tác xã sẽ chịu trách nhiệm phân phối thuốc BVTV đến từng hộ dân. Tuy nhiên, thuốc đi theo con đường này thường thiếu về số lượng và chủng loại. Vì thế, người dân Tây Tựu thường phải tích luỹ một lượng lớn thuốc “độc” trong nhà. Ví dụ: nhóm lân hữu cơ, nhiều nhất là Wofatox. Trung bình mỗi hộ dân ở xã Tây Tựu tích trữ khoảng 0,22-0,23 lít. Monitor là 0,86-0,13 l/hộ. Bassa 0,01-0,12 l/hộ, thậm chí có hộ còn tích trữ cả DDT. Gần đây, khi vùng Tây Tựu đã chuyển sang chuyên canh hoa, nhu cầu về thuốc BVTV ngày càng tăng cao nên việc kinh doanh thuốc BVTV đã chuyển sang tư nhân hoá. Các công ty sản xuất và đóng gói thuốc BVTV sẽ phân phối thuốc cho các đại lí thuốc cấp 1 và cấp 2. Các đại lí này sẽ bán thuốc cho các cửa hàng tư nhân nhỏ trong xã. Tính đến trước ngày 1/10/06 ở Triệu Sơn hiện có 08 hộ kinh doanh thuốc, trong đó có 6 hộ đã đăng kí kinh doanh và 5 hộ chưa đăng kí (bảng 2).
Bảng 2. Danh sách các hộ kinh doanh thuốc BVTV ở Triệu Sơn, Thanh Hóa
Họ và tên
Địa chỉ
Thời gian bắt đầu kinh doanh *
Đăng kí **
Đội
Thôn
Trần Trung Thông
2
1
1
1
Tống Văn Hoàn
1
1
2
1
Dương ĐứcQuý
5
2
1
1
Cao Thị Ngọc
9
3
1
1
Vũ Mạnh
11
3
1
2
Trịnh Thị Liên
10
3
1
2
Chu Thị Vấn
12
3
1
2
Nguyễn Thị Hồng
9
3
1
2
Ghi chú *) 1 – Bắt đầu kinh doanh trước ngày 01/10/2005; 2 – Bắt đầu kinh doanh sau ngày 02/10/2005. **) 1 – Đã đăng ký kinh doanh; 2 – Chưa đăng ký kinh doanh.
Theo quy định, người dân ở Triệu Sơn, Thanh Hóa muốn mở cửa hàng thì phải đi học lớp tập huấn về BVTV trong ba tháng do chi cục BVTV huyện tổ chức. Trong khi học, người học sẽ được biết về cách sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp, độc tính của thuốc và cách thức bảo quản thuốc để bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường. Kết thúc khoá học, học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận đã qua khoá huấn luyện và được phép mở cửa hàng và đứng bán tại cửa hàng. Tuy nhiên, trên thực tế ở một số cửa hàng, người đứng bán không phải là người đã từng qua lớp tập huấn về BVTV hoặc chưa có đăng kí mở cửa hàng. Mức độ tiếp cận thông tin về thuốc TBVTV của người dân còn rất hạn chế. Theo các kết quả điều tra thì tỉ lệ số người được tư vấn về cách chọn mua thuốc chỉ là 22% (10/45 người được hỏi), không được tư vấn là 78% (35/45 người được hỏi). Thông thường người dân được tư vấn mua loại thuốc nào hay các loại thuốc mới ngay tại cửa hàng bán thuốc. Số người không được tư vấn về cách chọn thuốc, chủ yếu chọn thuốc theo kinh nghiệm và theo sự mách bảo của người bên cạnh. Khi việc chuyên canh hoa ngày càng phát triển, việc những người dân trồng hoa theo kinh nghiệm sẵn có sẽ không bao giờ có lãi do tốn tiền đầu tư lớn mà hoa bán ra không đủ sức cạnh tranh với thị trường. Trường hợp bà con được người bán hàng tư vấn về cách chọn thuốc cũng còn nhiều vấn đề bất cập do nhu cầu về lợi nhuận hoặc thiếu hiểu biết về chuyên môn. Không phải tất cả những người bán thuốc đều đã được đi tập huấn về BVTV (có giấy chứng chỉ) mà người đứng bán có thể là người nhà của người được cấp chứng chỉ hoặc là lao động tự do.
Chính sự thiếu hiểu biết cần thiết về chuyên môn và vì mục đích kiếm lời mà gần đây hiện tượng thuốc giả xảy ra thường xuyên không kiểm soát được. Thuốc giả thường do những người trong khu vực làm ra và lấy bao bì của công ty đóng gói vào hoặc có thể do thuốc nhập lậu từ Trung Quốc.
Loại thuốc giả do người dân tự pha chế có hai loại: Một loại thường có độc tính rất cao, khi phun sâu bệnh chết ngay, giá lại rất rẻ. Do đó, sử dụng thuốc này cho hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm được công lao động nhưng rất nguy hại đến môi trường sinh thái và sức khoẻ người lao động. Loại thứ hai thường chứa hoá chất giả không có tác dụng diệt sâu bệnh, loại này thường có nhãn mác giống hàng thật nên người dân không thể biết được nhưng khi dùng thuốc sâu bệnh không chết. Hiện nay ngoài các cửa hàng đã đăng kí kinh doanh, thuốc BVTV còn được bán ngoài chợ. Do cơ chế thị trường nên các gia đình sẽ tự phải lo mua thuốc, pha thuốc thế nào cho hợp lí và kinh tế nhất. Chính vì vậy, việc dùng thuốc BVTV ở Triệu Sơn hiện nay có xu hướng “mạnh ai người ấy làm” nên có hiện tượng phun thuốc tràn lan, không theo đợt và rất khó có thể kiểm soát. Có thể nói việc quản lí thuốc BVTV hiện nay ở Triệu Sơn đang còn nhiều điều bất cập và rất cần được quan tâm, giải quyết.
3.2. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trong thâm canh hoa ở Triệu Sơn, Thanh Hóa
Thực trạng các loại thuốc BVTV đang được sử dụng trong thâm canh hoa tại Triệu Sơn trên đồng ruộng và qua phỏng vấn người dân còn có nhiều khác biệt nhưng nhìn chung người dân vẫn sử dụng nhiều loại thuốc đã cấm sử dụng, nhiều loại thuốc không có trong danh mục, không rõ nguồn gốc, không có chỉ dẫn sử dụng và tác dụng của thuốc. Trên đồng ruộng còn thấy nhiều bao bì có nhãn mác hoàn toàn bằng tiếng Trung Quốc.
Kết quả điều tra phỏng vấn 45 người dân về các loại thuốc BVTV đã và đang được người dân sử dụng trong thâm canh hoa thể hiện ở bảng 3. Qua bảng 3 cho thấy, người dân vẫn dùng những loại thuốc BVTV hạn chế và CSD ở nước ta như: Thasodant (chiếm 18,3% số người sử dụng); Wofatox (31,7%); Monitor (16,7%); DDT (8,3%); Monocrotophos (3,3%); Karate (5,0%); Lannate (61,7%). Đây là những loại thuốc thuộc nhóm độc I (rất độc), diệt sâu bệnh không chọn lọc, thời gian phân hủy lâu, gây hủy hoại hệ sinh thái và đe dọa đến sức khỏe con người do nhiễm độc mãn tính. Việc điều tra danh sách thuốc BVTV bằng phương pháp này sẽ cho biết được những loại thuốc đã từng và đang được người dân sử dụng. Đồng thời cũng biết được mức độ nhận thức của người dân về thuốc BVTV. Cũng theo các kết quả điều tra thì tỉ lệ số người được tư vấn về cách chọn mua thuốc chỉ là 22% (10 người/45 người được hỏi); không được tư vấn là 78% (35 người/45 người). Việc dùng thuốc bất hợp lý khiến cho tính kháng thuốc của sâu bệnh càng cao và người dân phải đổi thuốc dùng liên tục và sử dụng ngày càng đa dạng hơn các loại thuốc. Điều này thể hiện qua kết quả thu thập và ghi lại bao bì thuốc BVTV trên đồng ruộng.
Bảng 3. Danh sách các loại thuốc BVTV đang được người dân Triệu Sơn sử dụng trong thâm canh hoa (kết quả qua phiếu điều tra)
STT
Tên thuốc BVTV
% số người sử dụng
Được phép sử dụng
Cấm sử dụng
Không có trong danh mục
Hạn chế sử dụng
1
Sherpa
85,0% (51/60)
*
2
Selecron
63,0% (38/60)
*
3
Score 250 ec
85,0% (51/60)
*
4
Padan 95sp
83,3% (50/60)
*
5
Thasodant
18,3% (11/60)
*
6
Wofatox
31,7% (19/60)
*
7
Match
51,7% (31/60)
*
8
Tilsuper 300ec
83,3% (50/60)
*
9
Monitor
16,7% (10/60)
*
10
DDT
8,3% (5/60)
*
11
Monocrotophos
3,3% (2/60)
*
12
Karate
5,0% (3/60)
*
13
Isodrin
15,0% (9/60)
*
14
Arrivo 5ec
36,7% (22/60)
*
15
Dinazin
15,0% (9/60)
*
16
Lannate
61,7% (37/60)
*
Qua điều tra thực tế ngoài đồng ruộng tìm thấy, có trên 23 tên thuốc thương mại khác nhau được người dân sử dụng (qua bao bì, vỏ chai,...). Trong đó có 18 loại thuốc nằm trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, 1 loại thuộc thuốc hạn chế sử dụng, 1 loại thuốc cấm sử dụng và 3 loại không nằm trong danh mục (bảng 4 và 5). Triệu Sơn rất phong phú về chủng loại. Chúng thuộc nhiều nhóm thuốc như: Cacbamat, Clo hữu cơ, Lân hữu cơ, Pyrethroid, nhóm thuốc sinh học và nhiều nhóm khác:
- Nhóm Cacbamat: thuộc nhóm này có 3 loại thuốc có tên thương mại là Carbenzim (trừ bệnh), Sanedan và shachong shuang (trừ sâu), đều thuộc nhóm độc II, chiếm 13,04% tổng số thuốc.
- Nhóm Clo hữu cơ: chỉ có 1 loại thuốc Qick (trừ sâu), thuộc nhóm hoạt chất 2,4D, nhóm độc I (rất độc).
- Nhóm Lân hữu cơ: sử dụng 2 loại thuốc là Metyl-annong và Selecron đều có tác dụng trừ sâu và thuộc nhóm độc II.
- Nhóm Pyrethroid: có 2 loại thuốc là Sec Saigon và Sherpa cùng thuộc một nhóm hoạt chất Cypermethrin có tác dụng trừ sâu.
- Các nhóm khác: Tiertiary amine (amin bậc 3), Chloronicotyl, Đồng, Lưu Huỳnh dùng từ 1 đến 2 loại thuốc. Thuốc sinh học được sử dụng rất ít tại địa phương. Đặc biệt, nhóm thuốc hỗn hợp nhiều hoạt chất đang được người dân sử dụng nhiều (chiếm 17,4% tổng số thuốc sử dụng).
Bảng 4. Danh sách các loại thuốc BVTV đang được sử dụng thực tế trên đồng ruộng hoa Triệu Sơn, Thanh Hóa và độc tính của chúng (kết quả thu thập thực tế trên ruộng hoa)
Stt
Tên hoạt chất
Tên thương mại
Nhóm độc
Nhóm thuốc
1
Carbendazim
Carbenzim
II
Cacbamat
2
Thiosultap-Sodium
Sanedan
II
3
Thiosultap-Sodium
Shachong shuang
II
4
Fenitrothion
Metyl-annong
II
Lân hữu cơ
5
Profenofos
Selecron
II
6
2,4D
Qick
I
Clo hữu cơ
7
Cypermethrin
Sec saigon
II
Pyrethroid
8
Cypermethrin
Sherpa
II
9
Cartap
Padan
II
Tiertiary amine
10
Imidacloprid
Conphai
II
Chloronicotinyl
11
Coper-Hydrocide
Funguran – OH
II
Đồng (Cu)
12
Coper-oxychloride
Vidoc-30BTN
II
13
Sulfur
Kummulus
III
Lưu huỳnh (S)
14
Abametin
Bringtin
II
Sinh học
15
Petroleum oil + Abametin
Soka
II
Hỗn hợp
16
Difenoconazole + propiconazole
Tilt super
III
17
Sodium + Nitroguaiacolate + Nitrophenolate
Antonik
III
18
Fenitrothion + triclorfon
Ofatox 400EC
II
Bảng 5. Một số thuốc BVTV thuộc danh mục hạn chế sử dụng, cấm sử dụng và không có trong danh mục đang được sử dụng thực tế tại Triệu Sơn
Stt
Tên thuốc
Hạn chế sử dụng
Cấm sử dụng
Không có trong danh mục
1
Wafatox 50EC (Methyl Parathion), nhóm độc I
*
2
Lannate 40 SP (Methomyl), nhóm độc I
*
3
Benvil 50SC
*
4
Disara 10WP
*
5
Kocide 53,8 DP
*
Trong 23 loại thuốc đang được sử dụng thực tế trong thâm canh hoa ở Triệu Sơn cho thấy, chúng thuộc cả 3 nhóm có độc tính từ nhóm độc I (rất độc), nhóm độc II (độ độc cao) và nhóm độc III (độ độc trung bình) (theo phân chia nhóm độc của Việt Nam).
Thuốc BVTV được sử dụng nhiều nhất là nhóm độc II (chiếm 73,7%), tiếp đến là nhóm độc III và nhóm độc I cùng chiếm 13,2% (bảng 6). Đặc biệt, người dân vẫn sử dụng nhiều loại thuốc đã cấm sử dụng, nhiều loại thuốc không có trong danh mục, không rõ nguồn gốc, không có chỉ dẫn sử dụng và tác dụng của thuốc như Benvil, Disara, Kocide. Thực trạng này sẽ gây ra những vấn đề khó kiểm soát như: ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; dịch bệnh gia tăng do tính kháng thuốc của sâu bệnh; bệnh tật của người dân trong vùng.
Bảng 6. Tỷ lệ sử dụng các nhóm thuốc bảo vệ thực vật theo độc tính
Nhóm độc
Số lượng
Tỷ lệ (%)
I
3
13,1
II
17
73,7
III
3
13,2
Tổng
23
100
Việc sử dụng thuốc BVTV, nguyên tắc nhất thiết phải theo hướng dẫn trên bao bì về thời điểm phun và liều lượng phun của thuốc. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc BVTV trong hoa phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết như khi thời tiết đẹp thì sâu bệnh phát triển chậm, sức đề kháng của hoa cao nên không cần phải phun thuốc, còn nếu thời tiết xấu, sâu bệnh thừa cơ phát triển, bên cạnh đó sức đề kháng của hoa giảm nên sẽ phun thuốc nhiều hơn. Thực trạng điều tra và phỏng vấn trên đồng ruộng cho thấy, phun thuốc mà sâu không chết thì phải phun liên tiếp để sâu luôn thể phát triển. Chính vì vậy, để yên tâm trong trừ sâu bệnh, người nông dân phải phun với tần suất rất cao, bất chấp những quy định trong hướng dẫn. Kết quả điều tra cho thấy, chỉ có khoảng 25% (11/60 người được hỏi) là pha thuốc theo hướng dẫn; 60% (27/45 người được hỏi) pha theo kinh nghiệm của bản thân và 15 % (6/45 người được hỏi) pha theo lời mách bảo người quen.
Một thực tế, do phải phun nhiều loại thuốc khác nhau trong một lần nên để cho tiện và tiết kiệm, người dân thường trộn nhiều loại thuốc vào trong cùng một bình phun. Khi trộn hai hay nhiều loại thuốc với nhau, tuỳ thuộc vào phản ứng giữa các hoá chất mà chiều hướng biến đổi của thuốc có thể theo hai hướng: làm tăng độc tính của thuốc và có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Bên cạnh đó, khi phun thuốc nếu thấy sâu bệnh không giảm, người dân có thói quen tăng tần suất phun, tăng liều lượng thuốc hoặc đổi các loại thuốc khác. Kết quả điều tra cho thấy, khoảng 15% sẽ tăng tần suất phun khi thấy sâu bệnh không giảm; 35% tăng lượng thuốc lên gấp 2 đến 3 lần; 13% đổi thuốc khác và số còn lại sử dụng cả 3 phương án trên.
Một vấn đề rất bức xúc trên đồng ruộng hiện chưa được giải quyết, đó là lượng rác thải của các bao bì, chai lọ đựng thuốc BVTV. Sau khi pha chế thuốc xong, người dân thường có thói quen bỏ lại chai lọ, bao bì ngay trên bờ ruộng hoặc những nơi đầu nguồn nước (nơi pha chế thuốc). Kết quả phỏng vấn cho thấy, có 66,60% vứt rác ngay tại nơi pha thuốc; 16,74% bỏ rác vào thùng hoặc hố; 16,66% thường tập trung rác tại một chỗ. Một thói quen xả thải bừa bãi đã duy trì hơn chục năm nay mà chưa một cơ quan quản lí nào quan tâm, chịu trách nhiệm và xử lí. Trong khi đó, trong các vỏ chai lọ, bao bì còn thừa lại một lượng đáng kể thuốc BVTV. Đây là nguồn có khả năng lây lan ô nhiễm các nguồn nước, môi trường đất và các vùng lân cận...
Qua điều tra, khảo sát trên thực địa có thể nhận thấy ý thức về bảo hộ lao động và bảo đảm sức khoẻ của người dân khi phun thuốc còn rất hạn chế. Khi phun thuốc chỉ có 14% số người có đeo kính mắt; 21% số người đi ủng; 40% đeo găng tay; 78% đội mũ và 100% số người đeo khẩu trang. Các dụng cụ bảo hộ lao động được sử dụng ở đây quá thô sơ, không đảm bảo về mặt an toàn lao động. Ngay cả một bộ quần áo bảo hộ lao động đơn giản, bình thường người dân cũng không có đủ. Đây không phải người dân gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các dụng cụ bảo hộ lao động mà do ý thức của người dân về vấn đề bảo vệ sức khoẻ không cao, hoặc có thể biết nhưng không sâu sắc nên không có biện pháp phòng ngừa. Chính vì vậy, việc tuyên truyền những tác hại của thuốc BVTV đến sức khoẻ người dân một cách kịp thời sẽ tạo nên những thói quen thận trọng hơn khi tiếp xúc và sử dụng thuốc BVTV.
“Khi phun thuốc nếu có biểu hiện khó chịu thì các anh (chị) sẽ làm gì?”, có 68,34% số người được trả lời phỏng vấn không quan tâm đến và vẫn phun tiếp; 23,33% số người dừng phun thuốc, nghỉ ngơi sau khi hết biểu hiện mệt mỏi sẽ phun tiếp và 8,33% số người nói sẽ nhờ người khác phun. Như vậy, tỉ lệ số người không quan tâm đến sức khoẻ vẫn chiếm đa số. Người dân vẫn biết, thuốc BVTV là rất độc hại nhưng vì cuộc sống nên vẫn phải làm, bất chấp những hiểm hoạ tiềm ẩn. Giá như người dân có ý thức hơn về việc sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động thì những nguy cơ mắc bệnh chắc chắn sẽ giảm thiểu.
Đánh giá hậu quả việc sử dụng thuốc BVTV
Do lợi ích mà thuốc trừ sâu mang lại quá lớn và đáp ứng những nhu cầu của người dân nên việc lạm dụng thuốc trừ sâu là việc không tránh khỏi. Ô nhiễm đất, nước, không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe con người chính là hậu quả mà chùng ta đang phải đối diện;
Vì lượng thuốc trừ sâu mà Triệu Sơn sử dụng khá lớn nên ngoài việc ảnh hưởng tới sức khoẻ thì môi trường nơi đây cũng đang trong tình trạng kêu cứu. Nguồn nước, bầu không khí hàng ngày phải hứng chịu những cơn “mưa” thuốc sâu.
Vì số lượng lớn nông dược tích luỹ trong đất, đặc biệt là các thuốc có chứa các nguyên tố như chì, asen, thuỷ ngân... có độc tính lớn, thời gian lưu lại trong đất dài, có loại nông dược thời gian lưu trong đất tới 10 đến 30 năm, những loại nông dược này có thể được cây trồng hấp thu, tích trong quả và lá và đi vào cơ thể người và động vật qua thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Thuốc trừ sâu đồng thời với việc diệt các côn trùng gây hại, cũng gây độc đối với các vi sinh vật và côn trùng có ích, các loại chim, cá... và ngược lại một số loại sâu bệnh thì lại sinh ra tính kháng thuốc.
3.3 Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trong thâm canh hoa ở Triệu Sơn, Thanh Hóa
Bảng 6: Danh sách các loại phân và tỉ lệ N-P-K
Loại phân bón
N
P
K
Phân compomix đầu trâu
3
6
9
NPK - 15-15-15 Đầu Trâu
15
15
15
Bảng 7: Nhu cầu dinh dưỡng của hoa
Loại phân
Bón lót
Kg/ha
Bón thúc Kg/ha
Giai đoạn 1:
Giai đoạn 2:
Giai đoạn 3:
Phân compomix đầu trâu
250
300
650
400
Vôi bột
1000 - 1500
-
1000
-
Phân chuồng
4000-6000
1500-2000
-
NPK - 15-15-15 Đầu Trâu
150
350
660
500
Phân magie
-
15-20
10-12
15-20
Bảng 8: Hiện trạng sử dụng phân bón ở Triệu Sơn ( theo điều tra)
Loại phân
Bón lót
Kg/ha
Bón thúc Kg/ha
Giai đoạn 1:
Giai đoạn 2:
Giai đoạn 3:
Phân compomix đầu trâu
320
680
980
550
Vôi bột
2000 - 2500
-
1500
-
Phân chuồng
6000-7000
4000-4200
-
NPK - 15-15-15 Đầu Trâu
350
600
1000
850
Phân magie
-
50-70
55-60
100-150
Kết quả:
Nhu cầu dinh dưỡng của hoa
Lượng N Phân compomix đầu trâu: 1600 x 3% = 48 kg/ha
Lượng P Phân compomix đầu trâu: 1600 x 6% = 96 kg/ha
Lượng N Phân compomix đầu trâu: 1600 x 9% = 144 kg/ha
Lượng N trong phân NPK - 15-15-15 Đầu Trâu: 1660 x 15% = 249 kg/ha
Lượng P và K bằng lượng N trong phân NPK - 15-15-15 Đầu Trâu là 249 kg/ha
Tổng lượng N cần cung cấp: 48 + 249 = 297 kg/ha
Tổng lượng P cần cung cấp: 96 + 249 = 345 kg/ha
Tổng lượng K cần cung cấp: 144 + 249 = 393 kg/ha
Thực trạng cung cấp dinh dưỡng cho hoa.
Lượng N Phân compomix đầu trâu: 2530 x 3% = 75.9 kg/ha
Lượng N Phân compomix đầu trâu: 2530 x 6% = 151.8 kg/ha
Lượng N Phân compomix đầu trâu: 2530 x 9% = 227.7 kg/ha
Lượng N trong phân NPK - 15-15-15 Đầu Trâu:2800 x 15% = 420 kg/ha
Lượng N trong phân NPK - 15-15-15 Đầu Trâu: 2800 x 15% = 420 kg/ha
Lượng N trong phân NPK - 15-15-15 Đầu Trâu: 2800x 15% =420kg/ha
Tổng lượng N cung cấp: 75.9 + 420 = 495.9 kg/ha
Tổng lượng P cung cấp: 151.8 + 420 = 571.8 kg/ha
Tổng lượng K cung cấp: 227.7+ 420 = 647.7 kg/ha
Bảng 9:
Các nguyên tố
Lý thuyết
Thực tế
Dư thừa
N (kg/ha)
297
495.9
198.9
P (kg/ha)
345
571.8
226.8
K (kg/ha)
393
647.7
254.7
Nhận xét:
Thừa đạm:
Quá nhiều đạm cây mọc vống, ra hoa chậm, lá to và mỏng, cây yếu, tính chống chịu kém, dễ nhiễm bệnh, bón đạm nhiều hay ít tuỳ giống. Nói chung mỗi 100g đất khô từ 15 - 25mg, cây mới trồng thì bón ít.
chế sinh trưởng dân tới thừa sắt. Lân cũng ảnh hưởng lớn đến phẩm chất cây, hoa hồng.
Thừa lân:
Nhiều lân quá ức cần lượng lân thích hợp là trong lòng đất khô có từ 20 - 50 mg P2O5. Nhiều lân quá ảnh hưởng tới sinh trưởng, dẫn đến thiếu màu xanh, lá biến vàng có thể là ảnh hưởng tới sự hút sát. Nên tránh bón trên 100 mg P2O5 cho 100 g chất khô.
Thừa kali:
Kali là nguyên tố cây hoa hồng hút nhiều nhất, gấp 1,8 lần đạm, nhưng kali là nguyên tố có thể sử dụng lại khi ít ảnh hưởng tới sinh dục phát triển của cây so với đạm và lân.Tuy nhiên thiếu kali sinh hưởng kém, nếu thiếu quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới việc hút canxi và magiê từ đó ảnh hưởng đến độ cứng của thân cành và chất lượng hoa. Hoa hồng yêu cầu lượng kali trao đổi trong đất như sau 100 g đất cần khoảng 20 - 30 mg. Bón nitrat kali hoặc sulphát kali đều tốt, không nên dùng Chlorua kali.
Giải pháp:
Mười nguyên tắc đảm bảo cho sử dụng phân bón hợp lý
10 nguyên tắc bón phân hợp lý
"Bón phân cân đối được hiểu là cung cấp cho cây trồng đúng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho từng đối tượng cây trồng, đất, mùa vụ cụ thể, đảm bảo năng suất"
Một là:
Bón phân hợp lý cho cây là tìm mọi cách để phối hợp tốt với thiên nhiên để tạo ra sản phẩm có ích cho con người, chứ không phải là chinh phục, là áp đặt ý muốn của con người lên thiên nhiên.
Nông sản là sản phẩm của quá trình chu chuyển vật chất trong thiên nhiên, cho nên con người muốn thu hút được nhiều nông sản thì cần nắm bắt được các quy luật chuyển hoá vật chất và tác động làm cho quá trình chu chuyển vật chất diễn ra với quy mô lớn, cường độ mạnh, tốc độ nhanh.
Bón phân là để tác động lên quá trình chu chuyển vật chất trong tự nhiên. Việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng không hoàn toàn là để cây trực tiếp tạo ra nông sản mà là để phối hợp tốt với thiên nhiên tạo ra sản phẩm trong quá trình chu chuyển vật chất.
Hai là:
Đối với thiên nhiên mọi tác động chỉ cần vừa đủ, mọi thứ thừa hay thiếu đều gây hại cho mọi hoạt động bình thường của nó.
Theo cảm tính, nhiều người cho rằng cái gì đã tốt thì càng nhiều càng tốt, cái gì đã xấu thì càng nhiều càng xấu.
Bón phân quá nhiều hoặc với liều lượng cao đều gây tai hại cho cây, thậm chí làm cho cây chết. Nguyên tố đồng (Cu) là phân vi lượng đối với cây, nhưng phun với nồng độ cao (trên 1%) làm cho lá cây bị cháy. Trong việc bón phân cho cây, điều quan trọng là không những không để cây bị thiếu đói, mà phải không bón thừa bất cứ chất dinh dưỡng nào cho cây.
Cần lưu ý là sức chịu đựng cũng như mức độ tiếp thu các tác động từ bên ngoài của các bộ phận trên cây rất khác nhau. Đối với một loại phân bón, có thể đối với bộ phận này là thừa nhưng đối với bộ phận khác lại là chưa đủ. Chính vì thế mà có những loại hoá chất chỉ có thể bón cho cây vào đất mà không thể phun lên lá được.
Điều đáng chú ý là cho đến nay, trồng trọt, do tâm lý sợ thiếu cho nên người nông dân đã làm nhiều việc quá thừa, trong khi đó nhiều việc cần làm lại không biết làm.
Nếu có những hiểu biết đầy đủ hơn về cây trồng, hiểu được những nhu cầu của cây và con đường mà thiên nhiên thường đáp ứng nhu cầu cho nó, hiểu được các mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái, con người có thể tiết kiệm được bao nhiêu việc làm thừa đồng thời chỉ cần tiến hành những việc làm thật hợp lý để đạt được những khối lượng nông sản lớn.
Ba là:
Thiên nhiên còn nhiều điều mà con người chưa biết hết, vì vậy không được chủ quan khi sử dụng phân bón.
Khoa học ngày càng phát triển nhanh, thành tựu khoa học ngày càng nhiều nhưng con đường khám phá thiên nhiên đang còn dài và còn nhiều quanh co khúc khuỷu. Thái độ chủ quan, cho rằng chúng ta đã có những hiểu biết quá đủ là không phù hợp, là có thể dẫn đến những sai lầm.
Điều đáng lo ngại là con người coi thường những gì chưa biết trong thiên nhiên và cho rằng những gì khoa học đã biết đủ cho con người hoạt động theo ý muốn của mình. Nhiều thất bại trong sản xuất có nguồn gốc từ sự ngộ nhận này.
Để có thể bón phân hợp lý, cần thường xuyên quan sát và đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất. Kinh nghiệm tích lũy được qua nhiều năm kết hợp với những hiểu biết khoa học, những kết quả của nghiên cứu khảo nghiệm giúp chúng ta ngày càng nâng cao mức độ hợp lý của việc bón phân.
Bốn là:
Trong thiên nhiên sống, các loài sinh vật tồn tại và phát triển trong các mối liên hệ chặt chẽ với nhau và với thế giới không phải sinh vật.
Các kết quả nghiên cứu khoa học được tiến hành trong các phòng thí nghiệm, trong các chậu vại, trong các ô thí nghiệm thường rất xa so với điều kiện môi trường sống của cây trên đồng ruộng. Nhiều trường hợp, muốn có được kết quả như đã thu được trong phòng thí nghiệm người ta phải đầu tư rất tốn kém để tạo được môi trường và điều kiện tương tự như trong phòng thí nghiệm. Khi không có được những điều kiện này, các kết quả khoa học thường phát huy tác dụng rất kém, thậm chí còn làm nảy sinh nhiều vấn đề và người nông dân lại phải lao theo để giải quyết. Như thế, phải làm thừa ra bao nhiêu việc mà đáng lẽ không phải làm.
Thực tế cho thấy: những phương pháp bón phân nào mà không chú ý đến các loài sinh vật khác trên đồng ruộng, không chú ý đến các loài sinh vật khác trên đồng ruộng, không chú ý đến các mối quan hệ chằng chịt giữa chúng với nhau, thì đó chỉ là những việc làm vô nghĩa và có khi có hại.
Năm là:
Khoa học phân bón giúp ta bón phân hợp lý, tuy vậy nếu quá chuyên biệt trong lĩnh vực này sẽ làm cho kiến thức hiểu biết của ta về thiên nhiên trở nên manh mún và có nguy cơ dẫn đến thất bại.
Các ngành khoa học ngày càng chuyên hoá để đi sâu tìm hiểu kỹ đối tượng nghiên cứu. Người ta đã chú ý đến tình trạng này và thấy được nguy cơ của siêu hình. Vì vậy, đã có nhiều cố gắng để liên kết các ngành khoa học, nói đến những khoa học liên ngành.
Tuy nhiên, việc bón phân hợp lý để tạo ra năng suất cây trồng cao, bảo vệ tốt môi trường không chỉ đơn thuần là sự liên kết, sự giao thoa, sự liên ngành của một số lĩnh vực khoa học khác nhau, mà là sự tìm tòi nghiên cứu trong một lĩnh vực khoa học mà đối tượng của nó là sự sống, là quá trình tạo thành năng suất kinh tế. Đây là một loại đối tượng tổng hợp mà càng chia nhỏ ra càng chuyên biệt hoá, càng đi xa khỏi bản chất của đối tượng nghiên cứu.
Sáu là:
Trong các hệ sinh thái, mỗi tác động từ bên ngoài đưa vào hệ, thường tạo ra những phản ứng dây chuyền, lan rộng ra trong không gian theo các mạng lưới dinh dưỡng, năng lượng, thông tin, v.v... và kéo dài theo thời gian, cho đến khi toàn bộ hệ sinh thái thiết lập được trạng thái cân bằng mới.
Mỗi hiện tượng xảy ra trong hệ sinh thái đều là kết quả của nhiều nguyên nhân, mặt khác một nguyên nhân có thể dẫn tới những kết quả khác nhau.
Từ một hiện tượng là năng suất cây trồng có thể có một chuỗi các nguyên nhân và kết quả với 7 bậc nhân - quả (xem sơ đồ 3) khác nhau. Trong thực tế, một hiện tượng xảy ra có thể có nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân này lại có những nguyên nhân khác đi trước trong một mạng lưới các sự kiện và yếu tố đan chéo nhau toả ra đến vô tận.
Sơ đồ 3: Chuỗi nhân - quả của một trong những trường hợp năng suất cây trồng thấp
Bón phân cũng như những biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau, thường không chỉ gây ra một tác động trực tiếp dẫn đến một kết quả nào đó mà thường có nhiều tác động lên các thành tố trong hệ sinh thái và có thể dẫn đến những kết quả khác nhau, trong đó có thể có những kết quả mà con người không ngờ tới.
Do đặc điểm của quá trình phản ứng dây chuyền và quá trình tiếp nhận các tác động từ bên ngoài vào các hệ sinh thái mà có thể có những tác động rất mạnh nhưng không gây ra hiệu quả gì đáng kể, trong khi đó, có những tác động nhẹ nhàng, nhưng được nhân lên trong phản ứng dây chuyền và tạo nên những hiệu quả rất lớn.
Bón phân hợp lý có thể không cần sử dụng những lượng phân bón mà có thể đạt được hiệu quả rất cao.
Bảy là:
Đối với thiên nhiên không có cái gì là tốt, cũng không có cái gì là xấu.
Con người phân biệt ra trong thiên nhiên có cái tốt, cái xấu. Tốt xấu ở đây được đánh giá trên cơ sở lợi ích của con người. Từ việc phân chia các sự vật và hiện tượng thành 2 nhóm tốt và xấu, con người thường cố công để loại trừ, tiêu diệt những cái xấu và nhân lên, tăng thêm những cái tốt, với hy vọng là thu được lợi ích lớn. Đối với thiên nhiên, mọi thứ đều có vị trí của nó và cần thiết cho sự hài hoà và phát triển. Bằng các tác động đưa thêm các cái "tốt" và loại bỏ các cái "xấu" con người đã phá vỡ cân bằng trong các hệ sinh thái. Và như vậy, các tác động của con người đã thúc đẩy hoạt động của cơ chế điều tiết của hệ sinh thái để thiết lập trạng thái cân bằng. Với hoạt động của cơ chế này, những tác động của con người bị trung hoà và bị triệt tiêu. Hy vọng thu được lợi ích lớn không những không đạt được, mà những đảo lộn trong hệ sinh thái có thể dẫn đến nhiều hiệu quả tiêu cực.
Bón phân, con người nghĩ rằng đó là đưa điều tốt đến cho cây, vì vậy càng nhiều càng tốt. Thế nhưng hiệu quả của việc bón phân chỉ có thể thu được khi bón hợp lý, có nghĩa là phù hợp với hoạt động bình thường của hệ sinh thái nông nghiệp. Bón phân không hợp lý sẽ gặp phải phản ứng chống lại của hệ sinh thái đồng ruộng và chỉ có thể dẫn đến những hậu quả xấu.
Tám là:
Trong nông nghiệp, không thể cải thiện thể hữu cơ thống nhất. chỉ bằng cách thay thế từng bộ phận của thể đó.
Cây trồng, hệ sinh thái nông nghiệp là những hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh. Trong hệ thống đó mỗi bộ phận đều có vị trí và chức năng của mình. Mỗi bộ phận trong hệ thống được quy định không những chỉ phụ thuộc vào các yếu tố bên trong bộ phận đó, mà còn phụ thuộc vào các bộ phận kế cận, các bộ phận xung quanh và vào toàn bộ hệ thống.
Bón phân cho cây trồng chúng ta muốn tăng chất dinh dưỡng cho cây để tạo ra nhiều sản phẩm cho con người. Tuy nhiên cây trồng là một bộ phận của hệ sinh thái đồng ruộng. Chúng ta không thể cải thiện một bộ phận của hệ sinh thái là cây trồng mà không tính gì đến các bộ phận khác của hệ sinh thái đó. Nhiều trường hợp bón phân không mang lại kết quả là do chúng ta gặp phải những phản ứng điều tiết của hệ sinh thái.
Bón phân hợp lý là có tính toán đầy đủ đến các yếu tố trong hệ sinh thái, tạo sự hài hoà trong toàn bộ hệ sinh thái đồng ruộng đồng thời thúc đẩy các hoạt động của toàn bộ hệ sinh thái hướng tới việc tạo ra năng suất cao.
Chín là:
Nền nông nghiệp tiến bộ phải là nền nông nghiệp nuôi dưỡng được con người cả thể xác lẫn tinh thần.
Bón phân là để làm tăng năng suất cây trồng. Năng suất đó phải đáp ứng được nhu cầu của con người. Vì vậy, nếu phân bón còn để lại dư lượng trong nông sản, nếu trong nông sản có nhiều NO3, nhiều kim loại nặng thì nông sản không đáp ứng được nhu cầu của con người.
Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nông sản. Đối với các sản phẩm cây công nghiệp, cây dược liệu, cây hương liệu, cây tinh dầu v.v... bón phân không hợp lý có thể làm giảm phẩm chất nông sản rất đáng kể.
Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cất giữ, bảo quản và chuyên chở nông sản. Sản phẩm rau quả chứa nhiều đạm, nhiều nước rất chóng bị hỏng.
Ngoài việc đáp ứng nhu cầu của con người về vật chất, nông nghiệp còn đáp ứng nhu cầu của con người được lao động, được tiếp xúc với thiên nhiên, được khám phá những điều bí ẩn của tự nhiên. Bón phân không hợp lý thường để lại trong môi trường đất, nước, không khí những dư lượng phân bón có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ, đến tâm trạng con người. Càng ngày việc thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần của con người càng tăng lên. Vai trò của nông nghiệp trong việc đảm bảo ổn định cuộc sống, ổn định xã hội cũng ngày một được nâng cao.
Bón phân hợp lý không những phát huy đến mức cao hiệu quả của phân bón mà còn đảm bảo cho môi trường trong lành và thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng tiến bộ.
Mười là:
Cần có cách nhìn toàn diện, đừng để bị hoàn cảnh lung lạc.
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, khi tiếp xúc với bất kỳ loại cây trồng nào cũng không thể tách rời chúng ra khỏi điều kiện sống của nó mà phải có cách nhìn toàn diện và đặt đúng vị trí của nó trong hệ sinh thái đồng ruộng. Thông thường người làm nông nghiệp chỉ biết có cây trồng mà quên mất cây trồng tồn tại và phát triển trong hệ sinh thái.
Kết quả của sản xuất nông nghiệp thường chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện cụ thể từng địa phương cũng như điều kiện khí hậu thời tiết của từng năm. Người nông dân thường lấy kinh nghiệm sản xuất của năm nay để áp dụng cho năm sắp tới.
Như vậy, việc tiến hành sản xuất nông nghiệp của nông dân thường chịu ảnh hưởng của cái nhìn hẹp và ngắn.
Muốn đạt được kết quả tốt, người nông dân cần có cái nhìn toàn diện đồng thời cần biết cách thoát ra khỏi hoàn cảnh cụ thể của một năm sản xuất, không để cho hoàn cảnh lung lạc mình và phải có cách nhìn vượt lên trên không gian và thời gian, cố gắng đi vào bản chất của các hiện tượng. Cách nhìn này không phải là không dựa trên cơ sở thực tế mà là cách nhìn xuyên sâu vào bản chất của thực tế, làm cho thực tế hiện rõ lên, không bị những nhiễu loạn nhất thời làm che mất bản chất.
Bón phân hợp lý là tìm ra những kết luận từ việc phân tích toàn diện hệ sinh thái nông nghiệp, phân tích thực chất các hiện tượng đã diễn ra, dự báo những hiện tượng và trạng thái có thể xuất hiện trong vụ tới để đề ra giải pháp bón phân mang lại hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội cũng như môi trường.
An toàn và hiệu quả trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là vấn đề cần được quan tâm hôm nay, trong đó người sử dụng thuốc BVTV cần nắm vững 4 nguyên tắc cơ bản gồm: đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc và đúng cách.
Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng
1. Đúng thuốc
Khi chọn mua thuốc BVTV nông dân cần biết rõ loại dịch hại cần phòng trừ. Nếu không xác định được dịch hại nên nhờ cán bộ kỹ thuật BVTV nhận diện giúp để có cơ sở chọn thuốc đúng và có hiệu lực cao để trừ loại dịch hại. Khi mua thuốc nên ưu tiên chọn thuốc ít độc với người và động vật máu nóng. Cần mua những loại thuốc có tác động chọn lọc (có tác dụng trừ sâu bệnh cao nhưng tương đối ít độc đối với sinh vật có ích như ong mật, cá tôm, ký sinh và thiên địch). Chọn thuốc an toàn đối với cây trồng, ít nguy hại đến người tiêu thụ sản phẩm. Chọn thuốc có thời gian cách ly ngắn, không lưu tồn lâu dài trong nguồn nước và trong đất.
Không sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, không có trong danh mục thuốc được phép sử dụng. Không sử dụng thuốc cấm.
2. Đúng liều lượng và nồng độ
Liều lượng là lượng thuốc cần dùng cho một đơn vị diện tích và nồng độ là độ pha loãng của thuốc trong nước để phun. Pha đúng nồng độ và phun đủ lượng nước quy định để đảm bảo thuốc trãi đều và tiếp xúc với dịch hại nhiều nhất.
Khi dùng thuốc BVTV, cần đọc kỹ hướng dẫn khi dùng thuốc, phải có dụng cụ cân, đong thuốc, không ước lượng bằng mắt, không bốc thuốc bột bằng tay. Phun hết lượng thuốc đã tính toán trên thửa ruộng định phun. Nếu dùng liều lượng thuốc cao hơn khuyến cáo dễ gây nguy cơ tái phát dịch hại, càng làm gia tăng nguy cơ ngộ độc của người đi phun thuốc, người sống gần vùng phun thuốc và người tiêu thụ sản phẩm có phun thuốc.
3. Đúng lúc
Phun thuốc đúng lúc kịp thời vào thời điểm dịch hại trên đồng ruộng dễ bị tiêu diệt và theo dự tính, dự báo, điều tra của cơ quan chuyên môn BVTV.
Phun thuốc đúng lúc là tác động vào lúc mật độ sâu hại đạt tới ngưỡng kinh tế (cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cụ thể).
Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Không phun thuốc vào những ngày thời tiết quá nóng, trời nắng gắt, trời sắp mưa, có gió to. Hạn chế phun khi cây đang ra hoa.
Không phun thuốc gần ngày thu hoạch nông sản. Phải đảm bảo thời gian cách ly theo khuyến cáo của từng loại thuốc trên từng loại nông sản.
Phun thuốc đúng lúc nhằm hạn chế một phần tác hại của thuốc đối với sinh vật có ích. Ở những vùng nuôi ong mật, chỉ được phun thuốc vào xế chiều, khi ong đã về tổ.
4. Đúng cách
Pha thuốc đúng cách, làm thế nào để chế phẩm thuốc được hòa tan thật đồng đều vào nước. Phun thuốc đúng cách là phun rãi đều làm cho thuốc tiếp xúc với dịch hại nhiều nhất, tập trung vào nơi sinh vật gây hại.
Trên cùng thửa ruộng chuyên canh không dùng một loại thuốc liên tục trong một vụ, nhiều năm liền nhằm ngăn ngừa hiện tượng kháng thuốc của dịch hại.
Không tự ý hỗn hợp nhiều loại thuốc với nhau để phun trên đồng ruộng. Khi hỗn hợp 2 hay nhiều loại thuốc, có trường hợp gia tăng hiệu lực trừ dịch hại nhưng cũng có trường hợp bị phản ứng do hỗn hợp làm giảm hiệu lực trừ dịch hại hoặc dễ gây cháy lá cây trồng và gây ngộ độc cho người sử dụng.
Sử dụng thuốc đúng cách để đảm bảo an toàn cho người phun xịt thuốc và môi trường xung quanh, cần lưu ý:
- Trước khi phun thuốc BVTV cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho người phun thuốc như quần áo lao động, mũ, kính, khẩu trang, bao tay, ủng; dụng cụ pha thuốc như ống đong, cân, xô pha thuốc, que khuấy và bình phun thuốc đã được kiểm tra không bị rò rỉ. Sử dụng thuốc có bao bì an toàn. Nơi pha thuốc phải gần ruộng cần phun, xa nguồn nước sinh hoạt, xa chuồng trại và gia súc.
- Khi đang phun thuốc không nên ăn uống, hút thuốc, tránh không dùng tay sờ vào bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhất là đối với mắt sẽ rất nguy hiểm.
- Sau khi phun thuốc xong quần áo và các dụng cụ lao động, bình bơm phải được rửa sạch sẽ và phải được cất giữ trong kho riêng (cùng với nơi lưu chứa thuốc BVTV của gia đình).
- Không trút đổ thuốc dư thừa, nước rửa bình bơm ra nguồn nước sinh hoạt. Tuyệt đối không được dùng vỏ chai, bao bì thuốc BVTV đã dùng hết vào bất kỳ mục đích nào khác, phải hủy và chôn những bao bì này ở xa nguồn nước sinh hoạt và khu dân cư./.
4. KẾT LUẬN
1. Tình hình quản lí thuốc BVTV còn rất lỏng lẻo dẫn đến việc sử dụng thuốc giả, thuốc kém chất lượng ngày một gia tăng. Người dân chỉ chú trọng đến mục đích diệt trừ sâu bệnh mà không cần quan tâm đến các vấn đề môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Mức độ tiếp cận thông tin về thuốc BVTV của người dân còn rất hạn chế dẫn đến thiếu những hiểu biết cơ bản khi dùng thuốc và tự bảo vệ mình. Phương thức trộn thuốc tuỳ tiện, tự phát không tuân thủ các quy định về kỹ thuật và an toàn lao động; tăng liều lượng, tần suất phun chỉ với mục giết hết sâu bệnh; ý thức về bảo hộ lao động và sức khoẻ cộng đồng còn rất thấp, đa số người dân phun thuốc đều chưa đủ điều kiện về phòng hộ lao động khi phun thuốc.
2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Triệu Sơn hiện nay tràn lan và không hợp lí về mặt kỹ thuật và an toàn. Người dân Tây Tựu vẫn còn sử dụng những loại thuốc BVTV không rõ nguồn gốc, xuất sứ, đặc biệt là vẫn còn sử dụng các loại thuốc đã hạn chế và cấm sử dụng tại Việt Nam. Các loại thuốc BVTV sử dụng ở Triệu Sơn có chủng loại phong phú, chúng thuộc nhiều nhóm thuốc như Cacbamat, Clo hữu cơ, Lân hữu cơ, Pyrethroid, sinh học và các nhóm khác. Các loại thuốc đều thuộc 3 nhóm độc chính trong đó nhóm độc II được sử dụng nhiều nhất (chiếm 73,7%). Hai nhóm độc I và III có tỷ lệ sử dụng ngang nhau (13,2%).
3. Hiện tượng vứt bỏ vỏ bao bì, chai lọ chứa thuốc BVTV tràn lan trên các cánh đồng hoa mà vẫn chưa có cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm giải quyết và xử lý. Đây là nguyên nhân gây nên hiện tượng ô nhiễm thuốc BVTV cho các nguồn nước mặt, môi trường đất, nước ngầm và ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng người dân địa phương và các vùng lân cận.
sTÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. 2006.
2. Đỗ Thị Chiến. Báo cáo kết quả điều tra đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp việc quản lí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân trong sản xuất nông nghiệp. 2005.
3. Phạm Bình Quyền và nnk. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Thông báo khoa học của các trường đại học, Bộ GD&ĐT, 1996, Tr. 38 – 41.
4. UBND huyện Từ Liêm. Quy hoạch chi tiết phát triển kinh tế - xã hội xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội giai đoạn 2003–2010. Hà Nội, 2003.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_5237.doc