Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu của mọi
quốc gia nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Tầm quan trọng và vai trò của đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thực tế đang
ngày càng trở thành vấn đề cấp bách có ý nghĩa sống còn với các doanh nghiệp,
đặc biệt là các NHTM. Trong những năm qua, công tác đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực tại SGD đã đạt được những kết quả đáng kể, đáp ứng được nhu
cầu đổi mới. Song, so với nhiệm vụ góp phần thực hiện tốt định hướng phát triển
của NHNo&PTNT trong tương lai: trở thành một tập đoàn tài chính đa năng thì
nhiệm vụ của công tác này còn rất nặng nề.
105 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2996 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hoàn thiện chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Sở Giao Dịch – Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n của
thời đại. Số lượng cán bộ có trình độ ngoại ngữ A trở lên chiếm khoảng 32%..
Đặc biệt, năm 2008 là năm đánh dấu rất nhiều sự chuyển biến trong công
tác đào tạo ở SGD với việc Ngân hàng trung ương áp dụng và phát triển chính
sách đào tạo theo dự án. Các chương trình đào tạo theo dự án như: Đào tạo cán
bộ vận hành IPCAS; Đào tạo chuyên gia đầu ngành theo dự án WB (Tài chính
Nông thôn II); Dự án AFD III; Liên danh đào tạo cán bộ với VSB (Ngân hàng
Vinasiambank)…Trong đó, tiêu biểu nhất là dự án ASD III.
Với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), AGRIBANK đã chọn
Liên doanh Nhà thầu quốc tế: Khoa Quản trị kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà
Nội (Việt Nam) (HSB), Trường Quản trị kinh doanh Moore - Đại học Nam
Carolina (Hoa Kỳ), Hội các chuyên gia tư vấn ngân hàng liên bang (Hoa Kỳ),
Học viện phát triển quản lý Singapore là đơn vị thực hiện các gói thầu đào tạo từ
nguồn vốn hỗ trợ của AFD gồm gói thầu TC-AFD III-01: Chương trình phát triển
kỹ năng chuyên môn (Technical Development) và Gói thầu số TC - AFD III - 02:
Chương trình phát triển quản lý (Management Development). Dự án bắt đầu từ
tháng 4/2007 và kéo dài đến cuối năm 2008.Trị giá Hợp đồng đào tạo này là 5
triệu USD.
Mục tiêu đầu tiên của Dự án đào tạo này là nhằm tìm kiếm các khóa đào
tạo bên ngoài tốt nhất với hiệu suất chi phí cao nhất cho các cán bộ quản lý và
nhân viên được lựa chọn để trang bị cho họ những kiến thức và kỹ năng quản lý
hàng đầu cũng như các kỹ năng và kiến thức chuyên ngành cần thiết để tăng tốc
độ chuyển đổi của AGRIBANK thành một ngân hàng thương mại hiện đại lớn
mạnh; Giúp cho AGRIBANK dẫn đầu trong công cuộc cạnh tranh trên thị trường
về lâu dài, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) và nâng cao năng lực của AGRIBANK để hội nhập trong lĩnh vực
dịch vụ tài chính, ngân hàng trong khu vực và trên thế giới ; Đưa ra các sản phẩm
và dịch vụ mới nhằm đáp ứng các yêu cầu của các khách hàng ngày càng đòi hỏi
khắt khe; Dựa vào công nghệ mới để cải thiện hiệu suất và hiệu quả các hoạt
động của họ.
Việc đào tạo cũng sẽ trang bị cho cán bộ quản lý và nhân viên kiến thức
về những thông lệ tiên tiến nhất, các chuẩn mực và các xu hướng trong hoạt động
ngân hàng, phù hợp với một ngân hàng tại một quốc gia như Việt Nam và đáp
ứng được các nhu cầu của AGRIBANK.
Với Hợp đồng đào tạo với Liên danh HSB này, AGRIBANK mong muốn
trang bị cho những cán bộ chủ chốt tiềm năng của Ngân hàng các khóa đào tạo
và những kỹ năng cần thiết để trở thành những chuyên gia về lĩnh vực chức năng
hay sản phẩm để trợ giúp cho việc thực hiện những thay đổi trong toàn bộ ngân
hàng. Đồng thời, AGRIBANK mong muốn chuyển giao cho những nhân viên
được lựa chọn một khối lượng kiến thức đáng kể để nhóm giảng viên kiêm chức
này có thể tiếp tục thực hiện các khóa đào tạo tương tự cho số nhân viên còn lại
của ngân hàng và các chi nhánh (chương trình “Đào tạo giảng viên kiêm chức”).
Đối tượng của các khóa đào tạo này bao gồm:
- Nhóm Quản lý Cao cấp - Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc và
thành viên Hội đồng Quản trị;
- Nhóm Quản lý Cấp trung - Các Trưởng, phó Ban, Các Giám đốc và Phó
giám đốc Chi nhánh;
- Nhóm Quản lý Cấp thấp hơn - Các trưởng phòng và phó phòng các Ban
và các chi nhánh; và
- Nhân viên - Các nhân viên chức vụ thấp hơn vị trí phó phòng:
Thực tế, công tác đào tạo nguồn nhân lực tại sở giao dịch đã có những
chuyển biến rõ rệt cả về lượng và chất trong năm qua. Tổng kết kết quả đào tạo
của SGD trong năm 2008 để thấy rõ hơn điều này:
Bảng:2.9: Kết quả đào tạo NNL của SGD NHNo&PTNT VN NĂM 2008:
TT TÊN CHUYÊN ĐỀ
Năm 2008
Số học viên
(người/lớp)
Số ngày
(Ngày)
ĐVTC
I
Do TSC hoặc TTĐT tổ chức(kể tên
từng lớp)
1 Ngân quỹ và đầu tư 3/3 15 TTĐT
2
Chuyên đề chứng khoán dự án tài
chính nông thônII-3648WB
2/1 20 TTĐT
3
Phân tích tài chính và mô hình tài
chính lớp 1 dự án AFD III
2/1 7 TTĐT
4
Chuyên đề kiểm toán nội bộ, dự án
tài chính nông thôn II-3648WB
1/1 15 TTĐT
5 Nghiệp vụ đấu thầu 1/1 3 TTĐT
6 Nghiệp vụ ngân hàng cơ bản 3/2 52 TTĐT
7
Tài trợ dự án và thương mại lớp 1
dự án AFD III
1/1 10 TTĐT
8 Thanh toán dự án AFD III 1/1 5 TTĐT
9
Kiểm soát và tài chính kế toán dự án
AFD III
1/1 13 TTĐT
10 Tiếng Anh thanh toán quốc tế 1/1 15 TTĐT
11 Quản lý rủi ro(Thai Lan) 1/1 11 TSC
12 Kiểm đếm ngoại tệ mặt (Singapore) 2/1 4 TSC
13 Quản lý tiền mặt(Hong Kong) 1/1 4 TSC
14 Thanh toán quốc tế và kinh doanh 1/1 7 TSC
ngoại tệ(Hong Kong)
15
Khảo sát ngân hàng tài chính(Nam
Phi, Nhật, Thái)
1/1 15 TSC
16
Khảo sát ngân hàng tài chính(Hà
Lan, Phần Lan)
1/1 5 TSC
17 Lớp giảng viên kiêm chức 1/1 4 TTĐT
18 Các thị trường tài chính quốc tế 1/1 5 TSC
II
Đơn vị tổ chức hoặc cử cán bộ đi
học các trường
A Đơn vị tự tổ chức
1
Tiếng Anh biên-phiên dịch sau C
12/1 200giờ/người
SQL+Language
Link
2
Tiếng Anh tài chính ngân hàng C
12/1 100giờ/người
SQL+Language
Link
3
Tiếng Anh giao tiếp thương mại B
8/1 140giờ/người
SQL+Language
Link
4
Tiếng Anh giao tiếp cơ bản A
12/1 150giờ/người
SQL+Language
Link
B
Cử cán bộ đi đào tạo tại các tổ chức
ngoài hệ thống NHNo&PTNT Việt
Nam
1
Nhà đầu tư Fixed Income khu vực
T.B. Dương
1/1 3
CitiBank(singap
ore)
2
Các công cụ phái sinh và phong
ngừa rủi ro tỉ giá.
5/1 11 HVNH
3
Các sản phẩm về tài trợ thương mại.
4/2 7ngày/lớp
Hàn Quốc-
Hongkong
4 Quan hệ đại lý của WESTERN 2/1 4 Thái Lan
5
Thanh toán và tài trợ thương mại
3/3 5 ngày/lớp
Thái Lan-Trung
Quốc
6 Thanh toán quốc tế 2/1 5 HongKong
7 Tài trợ thương mại. 1/1 12 ĐỨC
8
Sản phẩm cơ cấu, sản phẩm phái
sinh
2/1 5 Nước ngoài
9 Thanh toán biên mậu 1/1 5 Lào
10
Quản lí tiền mặt, thị trường ngân
hàng
1/1 4 Thái Lan
11 Giao dịch ngoại tệ 1/1 5 UEA
12 Thị trường vốn 1/1 2 Nhật
Qua bảng kết quả trên có thể hiểu tại sao năm 2008, kế hoạch đào tạo của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) lại được
đánh giá là một điển hình tốt theo hướng đổi mới toàn diện công tác đào tạo của
NHTM hiện đại.
2.3. Đánh giá thực trạng áp dụng chính sách đào tạo và phát triển
NNL của SGD NHNNo&PTNT VN.
2.3.1. Kết quả đạt được:
Nhìn chung có thể thấy các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực ở SGD là tương đối bạo dạn, sáng tạo, phù hợp với các chính sách của ngân
hàng Trung Ương và đặc điểm của SGD. Phát huy được những lợi thế của SGD
về nguồn nhân lực, cũng như môi trường kinh doanh trong và ngoài SGD…
- Về chính sách với chương trình đào tạo của SGD: đã nhạy bén trong việc
đánh giá xu thế phát triển của nền kinh tế. Trước xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu
hóa và sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, SGD đã có những bước đi
táo bạo trong hoạch định chính sách cho chương trình đào tạo, đáp ứng kịp thời
nhu cầu thực tiễn về nguồn nhân lực của SGD.
- Bên cạnh đó, SGD cũng đã rất đúng đắn khi đề ra chính sách quy định
tiêu chuẩn, lựa chọn và điều kiện đối với cán bộ cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Điều
này sẽ giúp các cán bộ, nhân viên trong cơ sở hiểu được sự quan tâm sát sao của
Ban Giám Đốc đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời
còn định hướng phấn đấu phát triển cho nguồn nhân lực dài hạn trong tổ chức.
Góp phần hình thành ý thức về tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực,..
- Đặc biệt, việc áp dụng chính sách quy định những quyền lợi ưu đãi về
vật chất, tinh thần, thời gian cho cán bộ trong quá trình tham gia học tập. Giúp
cán bộ nhân viên có thể hoàn thành tốt việc học tập nâng cao trình độ chuyên
môn và những kĩ năng cần thiết, đồng thời có thể đảm bảo được công tác trong
đơn vị.
- Việc đề ra chính sách quy định trách nhiệm của các cán bộ được cử đi
đào tạo bên cạnh những quyền lợi mà họ được hưởng là một chính sách hợp lý,
bổ sung cho những chính sách về ngân sách, chính sách ưu đãi tạo điều kiện ở
trên. Nó giúp hình thành được nhận thức đúng đắn về việc tham gia học tập, đào
tạo của cán bộ nhân viên là để phục vụ cho công tác trong đơn vị. Giúp nhân viên
có trách nhiệm hơn với việc học tập của mình.
- SGD cũng đã triển khai rất tốt nội dung cũng như giám sát việc thực thi
chính sách đối với giảng viên của Ngân hàng trung ương. Có thể thấy đây là một
chính sách rất cần thiết và hợp lí của NHNo&PTNT Việt Nam. Bởi lẽ, Giảng
viên chính là lãnh đạo của các lớp học và mọi thăng trầm của tổ chức đều do lãnh
đạo mà ra.Do đó việc đề ra chính sách nhằm tạo điều kiện, nâng cao năng lực và
phẩm chất của giảng viên là biện pháp chủ chốt nâng cao chất lượng cho công tác
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của NH nói chung và SGD nói riêng.
- Cuối cùng, có thể thấy chính sách khen thưởng, phê bình của ban lãnh
đạo NH Trung Ương và lãnh đạo sở giao dịch cũng là một biện pháp tốt để động
viên, khích lệ các cán bộ nhân viên tham gia học tập. Đồng thời cũng làm tăng
sự gắn bó giữa ban lãnh đạo và nhăn viên, tạo môi trường làm việc than thiện, cởi
mở hơn giữa các cấp trong SGD.
Tóm lại, có thể thấy, SGD NHNo & PTNT Việt nam đã xác định chiến
lược phát triển đúng đắn, có lộ trình thực hiện và bước đi thích hợp, có kế hoạch
thực hiện bài bản và cụ thể. Trong chiến lược phát triển của mình, SGD chú
trọng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tương xứng với các ngân hàng
tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể hóa chiến lược phát triển nguồn
nhân lực, Ban lãnh đạo Agribank đã phê duyệt kế hoạch đào tạo cho từng năm.
SGD thực hiện và Sát sao trong công tác kiểm tra
2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại :
- Nhu cầu đào tạo trong hệ thống SGD NHNo&PTNT VN rất lớn, khối
lượng và chất lượng đào tạo thời gian qua mới chỉ thỏa mãn tương đối các nhu
cầu trước mắt, chưa có dự báo cho nhu cầu dài hạn trong điều kiện hội nhập.
- Các chương trình đào tạo phần lớn mang tính chất “ thiếu đâu bù đây”
chưa được thiết kế một cách có hệ thống, đây là giải pháp bắt buộc trong điều
kiện hiện nay, SGD NHNo&PTNT VN phải bổ sung cấp tốc lượng kiến thức cần
thiết cho cán bộ tạo nền tảng để hội nhập.
- Việc đánh giá hiệu quả đào tạo đang ở mức độ sơ khai, chưa có hệ thống
quản lý chất lượng đào tạo thống nhất. Ở hầu hết các đơn vị vẫn còn xảy ra tình
trạng đào tạo(kể cả đào tạo trong nước và đào tạo nước ngoài) , chưa gắn với quy
hoạch và sử dụng, mặc dù có bằng cấp nhưng không phát huy được.
- Cơ sở vật chất giành cho đào tạo tuy có bước cải thiện đáng kể song nhìn
chung vẫn chưa theo kịp với phương thức đào tạo hiện đại, ứng dụng các thành
tựu công nghệ thông tin. Chưa kết hợp được nguồn kinh phí giành cho công tác
đào tạo từ các dự án, nên khi triển khai đào tạo từ nguồn này chưa có sự phối hợp
và tính tập trung giữa các bộ phận liên quan, vì vậy thiếu sự chuẩn bị chu đáo về
nội dung, chất lượng cũng như dễ bị động về thời gian
- Giảng viên là cán bộ NHNo&PTNT VN kiêm chức được lựa chọn theo
đề cử của các ban nghiệp vụ nhưng tỉ lệ sử dung còn thấp(khoảng 50% số lượng
được đề cử), để tham gia bài giảng các lớp tin học và lớp đào tao cho nhân viên
mới vào ngành do trình độ sư phạm, phương pháp truyền đạt và kiến thức còn
hạn chế. Giáo trình chưa có định hướng rõ để giao cho giảng viên chuẩn bị.
- Phương pháp đào tạo cho phần lớn các khóa học chưa được đổi mới, chủ
việc tiếp thu kiến thức và không khuyến khích tư duy chủ động sáng tạo trong
học tập của học viên.
- Các ban, phòng, trung tâm còn chưa chủ động xây dựng kế hoạch, tập
huấn nghiệp vụ trong năm theo quy định, dẫn tới có nhiều đợt tập huấn phát
sinh gây ảnh hưởng đến lịch tổ chức, thời gian, công tác chuẩn bị, thành phần
tham gia do đó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả triển khai
- Công tác kiểm tra đánh giá về đào tạo đã được tiến hành hàng năm
nhưng vẫn còn nặng về hình thức, các đề xuất kiến nghị còn chung chung, chưa
đáp ứng yêu cầu đặt ra. Chưa có quy định đánh giá hiệu quả chất lượng cán bộ
sau đào tạo.
- Hợp tác quốc tế trong đào tạo có nhiều chuyển biến tốt, những dự án lớn
đã đi vào chiều sâu và có định hướng cụ thể, tuy nhiên vẫn chưa thực sự gắn với
thực tế kinh doanh và hoạt động nghiệp vụ. Cán bộ đi khảo sát, dự hội thảo
chuyên đề nước ngoài về đã có bổ sung kiến thức thu được vận dụng vào công
việc, tuy nhiên tỉ lệ này vẫn còn thấp, nhiều trường hợp không có báo cáo thu
hoạch, công tác phổ biến và vận dụng các kinh nghiệm tốt của NH nước ngoài
vào hoạt động của các bộ phận liên quan còn hạn chế.
- Công tác nghiên cứu áp dụng công nghệ mới vào SGD chậm so với các
ngân hàng TMNN khác, Riêng tin học trong 5 năm gần đây có chuyển biến,
nhưng lại gặp khó khăn về diện rộng nên việc triển khai không thuận lợi. Các
CBLĐ và CB tác nghiệp còn thiếu hiểu biết về tin học, chưa được đào tạo những
kiến thức về công nghệ cao như hệ điều hành, cơ sở dữ liệu….đây là khó khăn
lớn nhất khi triển khai ứng dụng tin học trong hệ thống SGD NHNo&PTNT VN.
Điều này đòi hỏi công tác đào tạo phục vụ hiện đai hóa hoạt động SGD
NHNo&PTNT VN phải có bước đi thích hợp, dựa trên cơ sở phân loại cán bộ để
đào tạo, phân công lao động quản lí kinh doanh theo nhóm khách hàng, theo địa
bàn hoạt động.
3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế:
Từ đặc điểm của mình: hoạt động chủ yếu trên địa bàn nông nghiệp, nông
thôn, là lĩnh vực có bước tiến quan trọng về tri thức, khoa học công nghệ, lực
lượng cán bộ đông đảo hình thành từ nhiều nguồn. Nên SGD NHNo&PTNT VN
có mặt bằng về trình độ còn thấp so với các ngân hàng thương mại khác.
Đối tượng chính của SGD NHNo&PTNT VN là hộ nông dân và kinh tế
khu vực nông thôn, bên cạnh đó cũng có một bộ phận quan trọng đầu tư cho vay
doanh nghiệp, cho vay nhiều ngành nghề khác. Có loại khách hàng đòi hỏi phục
vụ với chất lượng cao, công nghệ tiên tiến, tạo nên một đặc điểm là: khó đào tạo
theo một chương trình thống nhất, tỉ suất lợi nhuận thấp tất yếu kinh phí dành
cho đào tạo hạn chế, để cán bộ tập trung học tập có chất lượng đòi hỏi các khóa
đào tạo dài ngày, nhất là các chuyên đề có liên quan tới công nghệ mới, tin học,
IPCAS, ngoại ngữ…Nhưng lại ảnh hưởng đến việc bố trí cán bộ đi học, bố trí
người thay thế… Đặt ra cho công tác đào tạo phải có phương thức thích hợp và
linh hoạt.
Ngoài ra, do chính sách tuyển dụng nhân sự của NH Nông Nghiệp Trung
Ương: tổ chức tuyển dụng cho toàn hệ thống chi nhánh, nên đôi khi NNL chưa
thực sự phù hợp với nhu cầu thực tế hiện thời của SGD. Không chỉ vậy, kế hoạch
đào tạo chủ yếu chỉ do TTĐT quyết định trên cở sở nhu cầu toàn hệ thống, SGD
chỉ cử người đi học nên nhìn chung rất bị động trong việc xác định nhu cầu cho
mình. Nhiều chính sách đào tạo và phát triển do Ngân hàng NN Trung Ương ban
hành khi áp dụng vào sở giao dịch gặp phải vấn đề bất cập, chưa phù hợp với đặc
điểm riêng của SGD.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI SGD NHNo & PTNN VN
NNo&PTNT VN .
3.1. Định hướng hoạt động của SGD NHNo&PTNT Việt Nam năm
2009:
3.1.1. Định hướng chung:
- Tiếp tục đầu tư, củng cố vị thế tại thị trường truyền thống, xây dựng
chiến lược đầu tư phát triển kinh doanh và thu hút khách hàng ở nhiều khu vực
khác nhau.
- Đầu tư phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng mang tính tiện ích
cao, phù hợp với nhu cầu của khách hàng và cân đối giữa các nghiệp vụ ngân
hàng bán buôn và bán lẻ, giữa các sản phẩm thanh toán và tiền gửi.Phấn đấu làm
tốt các hoạt động cơ bản, nghiên cứu phát triển mở rộng, đa dạng hóa các sản
phẩm, dịch vụ mới. Tích cực áp dụng công nghệ thông tin, nâng cấp mức độ tự
động hóa, tận dụng tối đa sức mạnh nguồn nhân lực.
- Tăng cường tiếp thị, góp phần xây dựng thương hiệu NHNo&PTNT VN.
Tích cực nghiên cứu thị trường đểv nắm bắt nhu cầu của khách hàng và phản ứng
nhanh, linh hoạt với thay đổi của thi trường. Xây dựng, duy trì và phát triển quan
hệ khách hàng đặc biệt, tạo lòng tin và mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
- Đẩy nhanh tốc độ thực hiện lành mạnh hóa tài chính trong SGD, cải
thiện chất lượng tài sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh, góp phần cho quá trình
dần tiến tới bền vững về tài chính của NHNO&PTNT VN.
- Tập trung nguồn nhân lực xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tập trung,
độc lập và toàn diện theo chuẩn mực quốc tế để nâng cao chất lượng và hiệu quả
hoạt động, tạo tiền đề cho phát triển bền vững.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua việc áp dụng các hệ thống thông
lệ quốc tế vào công tác tổ chức, quản lý và điều hành ngân hàng.
- Nâng cao năng suất lao động và văn hóa doanh nghiệp, hướng tới phục
vụ khách hàng. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của một ngân
hàng hiện đại.
- Đẩy nhanh tốc độ áp dụng công nghệ thông tin, cơ cấu lại hệ thống quản
lý, công nghệ theo từng mảng kinh doanh.
3.1.2. Định hướng cụ thể:
*. Thực hiện tốt các nhiệm vụ theo ủy quyền của NHNo&PTNT VN.
- Đảm bảo việc hạch toán vốn, các quỹ của NHNo&PTNT VN kịp thời,
chính xác. Làm tốt nhiệm vụ đầu mối về quản lí ngoại tệ mặt của toàn hệ thống.
- Quản lí an toàn thanh khoản của toàn hệ thống, đảm bảo khả năng thanh
toán, kinh doanh hiệu quả các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi cảu NHNo&PTNT
VN.
- Làm tốt đầu mối về kinh doanh ngoại tệ thanh toán quốc tế và đảm bảo
an toàn, thông suốt toàn hệ thống, nâng cao chất lượng các hoạt động về ngoại tệ
và kinh doanh ngoại tệ.
- Thực hiện tốt các hoạt động trên thị trường mử, thị trường tiền tệ liên
ngân hàng trong và ngoài nước theo lệnh của TGĐ.
- Đảm bảo hiệu quả trong sử dụng vốn của ngân hàng.
*. Thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh trực tiếp năm 2009.
- Nguồn vốn đạt 16.249 tỷ đồng, tăng 16% so với 31/12/2008.
- Dư nợ đạt 6.651 tỉ đồng, tăng trưởng 18% so với 31/12/2008.
Trong đó:
+ Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm 45% trong tổng dư nợ.
+ Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,5% tổng dư nợ.
+ Tỷ lệ nợ xấu dưới 1% tổng dư nợ, thu nợ đã xử lí rủi ro: 20 tỷ đồng.
-Kết quả tài chính:
+ chênh lệch quỹ thu nhập tăng 10% so với 31/12/2008.
+ Chênh lệch lãi suất đầu ra- đầu vào phấn đấu đạt 0,3% trong tháng.
+ Tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu chiếm 7%
*. Về các mục tiêu khác:
- Kiện toàn bộ máy tổ chức tại SGD, bố trí cán bộ có đủ năng lực và thực
hiện nhiệm vụ chuyên môn theo chức năng và nhiệm vụ mới của SGD.
- Xây dựng triển khai các quy định nội bộ về quy trình giao dịch, quản trị
rủi ro trong hoạt động, nhất là các hoạt động liên quan đến ngoại tệ, kinh doanh
ngoại hối, kinh doanh vốn.
- Rà soát đội ngũ cán bộ, triển khai và đào tạo lại đội ngũ cán bộ trong và
ngoài nước phù hợp với nhu cầu nhiệm vụ kinh doanh mới.
- Nghiên cứu thị trường, diến biến lãi suất, áp dungh lãi suất linh hoặt đảm
bảo khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Tập trung vào khách hàng dân
cư, triển khai tốt việc kết nối thanh toán với khách hàng lớn, các dự án
- Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lương tín dụng. Rà soát phân tích tình
hình hoạt động kinh doanh, tài chính của các doanh nghiệp để có chính sách đầu
tư phù hợp. Thực hiện mở rộng tín dụng có chọn lọc, kiểm soát được và lường
báo được rủi ro
- Tăng cường công tác kiểm và giám sát đối với các hoạt động tín dụng,
nhằm phát hiện các thiếu sót để khắc phục, chấp hành nghiêm túc việc phân loại
nợ và trích dự phòng rủi ro, đối với các khoản nợ theo quy định. Tích cực xử lý
thu hồi nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro
- Mở rộng dịch vụ rút tiền tự động qua máy ATM, dịch vụ ngân quỹ,,
nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ. Tập trung phat triển dịch vụ trả lương qua
tài khoản, triển khai dịch vụ SMS Banking và VN TOPUP, kết nối với công ty
chứng khoán và tổ chức khác
- Tiếp tục triển khai và nâng cao chất lượng các dịch vụ sẵn có, tăng số
lượng giao dịch và khách hàng dịch vụ, rút ngắn thời gian tác nghiệp tạo điều
kiện tăng tỉ trọng doanh thu từ dịch vụ.
- Tổ chức lại phong dịch vụ và Marketing, Tăng cường theem cán bộ có
chuyên môn, là đầu mối trong chính sách khách hàng và phát triển dịch vụ, tiện
ích, tiếp thị khách hàng mở tài khoản đại lí nhận lệnh chứng khoán.
- Xây dựng phong cách kinh doanh hướng về khách hàng. thiết lập quầy
giao dịch kiểu mẫu và thực hiện tốt văn hóa doanh nghiệp.
- Cơ cấu lại nguồn vốn dư nợ, cho vay theo hướng có lợi cho kinh doanh.
Tập trung khai thác nguồn thu từ kinh doanh dịch vụ, thực hành tiết kiệm tạo sự
tăng trưởng bền vững.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ ở tất cả các mặt nghiệp
vụ, đặc biệt là kiểm soát rủi ro ở các lĩnh vực ngoại tệ, tỉ giá, lãi suất, tín dụng,
đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả.
- Tiếp tục thực hiện tốt các phong trào thi đua, xây dựng đơn vị trong sạch
vững mạnh; phong trào thi đua 2 giỏi, động viên cán bộ viên chức nỗ lực phấn
đầu hoàn thành tốt các nhiệm vụ mục tiêu kinh doanh.
3.1.3. Định hướng đào tạo nguồn nhân lực của SGD NHNo & PTNN VN:
- Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực
chuyên môn, kĩ năng cần thiết, phẩm chất đạo đức cho cán bộ nhân viên trong
SGD nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của công việc, của cá nhân cán bộ nhân
viên và thực tiễn nền kinh tế đặt ra. Do đó một trong những mục tiêu mang tính
chiến lược của ban lãnh đạo SGD về công tác này là xác định đúng nhu cầu và
mục tiêu đào tạo của SGD trong thời gian tới.
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác đào tạo đặc biệt là đào tạo cán
bộ mới, cử cán bộ theo học các lớp đào tạo do Trung tâm đào tạo NHNo&PTNT
Việt Nam tổ chức. Ngoài ra Sở giao dịch tập trung vào việc đào tạo và đào tạo lại
cho cán bộ, nhân viên về: các nghiệp vụ phân tích tài chính doanh nghiệp, kế
toán, kinh doanh ngoại tệ; Marketing, kế hoạch, dự báo…; nhằm nâng cao
chuyên môn cho các cán bộ trong thời kì hội nhập với sức ép cạnh tranh ngày
càng lớn trên địa bàn.
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, xây dựng một lực lượng lao động có
kinh nghiệm và trình độ chuyên môn sâu đáp ứng yêu cầu của một ngân hàng
hiện đại, tâm huyết với sự phát triển bên vững của ngân hàng. Đưa tỉ lệ CBVC có
bằng đại học trở lên khoảng 70%.
- Tập trung đào tạo về tiếng anh chuyên ngành, tiếng anh giao tiếp, tin
học cơ bản, tin học an ninh mạng bên cạnh công tác đào tạo về các nghiệp vụ
chuyên môn, phấn đấu đạt 100% Cán bộ ngân hàng có trình độ tin học và tiếng
anh từ cơ bản trở lên.
Cụ thể có thể tổng kết kế hoạch đào tạo cuá SGD qua bảng sau:
Bảng 3.1: Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của SGD 2009:
TT Chương trình đào tạo
Đối tượng
đào tạo
Số
lượng
(người)
Số
ngày
học
(ngày)
Nguồn giảng viên
I Các lớp học nghiệp vụ
1
Thanh toán quốc tế cơ
bản và nâng cao
-Trưởng, phó
phòng
- Cán bộ
20 5 -ĐH Ngoại
Thương
- NH Nước ngoài
2
Nghiệp vụ ngân hàng cơ
bản
Trưởng, phó
phòng
- Cán bộ
6 50 -HV Ngân Hàng
3
Nghiệp vụ kinh doanh
ngoại tệ
Trưởng, phó
phòng
- Cán bộ
15 5 -NH Nước ngoài
4
Nghiệp vụ quản lý kinh
doanh vốn
Trưởng, phó
phòng
- Cán bộ
20 5 -NH Nước ngoài
5 Quản lý rủi ro
Trưởng, phó
phòng
10 5 Trong nước
--NH Nước ngoài
6
Phân tích tài chính thẩm
định
Trưởng, phó
phòng
- Cán bộ
15 5 -Trong Nước.
-NH Nước ngoài
7 Quản trị mạng SWIFT
Trưởng, phó
phòng
- Cán bộ
2 3 -SWIFT quốc tế
8
Bồi dưỡng kế toán
trưởng
Trưởng, phó
phòng
- Cán bộ
1 15 -HV Tài chính
9 Tài trợ thương mại
Trưởng, phó
phòng
- Cán bộ
15 4 -NH Nước ngoài
10 Kế toán thanh toán
Trưởng, phó
phòng
- Cán bộ
2 5 -HVTC
II
Các lớp học kiến thức
bổ trợ
1
Kỹ năng quản lí, lãnh
đạo
Ban Giám đốc,
trưởng, phó
phòng
25 2 HV Hành chính
QG
2 Kỹ năng đàm phán kinh Trưởng, phó 20 2 -HV Hành chính
doanh phòng
- Cán bộ
QG
3 Tin học an ninh mạng
Trưởng, phó
phòng
- Cán bộ
2 5 ĐHBKHN
4
Tiếng anh tài chính, ngân
hàng
Trưởng phó
phòng - Cán
Bộ
30 15 CSĐT Anh Văn
tại Hà Nội
5 Tiếng Anh giao tiếp (B)
Trưởng, phó
phòng
- Cán bộ
10 15 CSĐT Anh Văn
tại Hà Nội
6 Kỹ năng sư phạm
Giảng viên
kiêm chức
3 3
III
Các lớp đào tạo ĐH,
Sau ĐH
1 Cao học
Trưởng, phó
phòng
- Cán bộ
9 KTQD, HVNH,
HVTC
(Nguồn: kế hoạch đào tạo năm 2009 SGD NHNo&PTNT Việt Nam)
Kế hoạch đào tạo năm 2009 tiếp tục có xu hướng tăng so với năm 2008.
Song tỷ lệ tăng không nhiều. Bởi lẽ: hiện tại, SGD đang thay đổi lại cơ cấu, sát
nhập SGD 1 và sở kinh doanh vốn và ngoại tệ thành SGD. Do đó vấn đề đặt ra
trước mắt đối với SGD – NHNo & PTNT VN là ổn định lại cơ cấu tổ chức, tìm
hiểu, đánh giá con người và sự phù hợp của vị trí công tác. Sau khi ổn định được
tổ chức, mới tiến hành điều tra nhu cầu và tổ chức các lớp đào tạo phù hợp.
3.2.Giải pháp hoàn thiện chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực SGD NHNo&PTNT VN:
- Trước hết, phải nâng cao nhận thức của ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên
SGD về vai trò quan trọng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đối với sự
phát triển chung của toàn đơn vị. Từ đó ban lãnh đạo sẽ có những chính sách và
hành động cụ thể để tập trung nội lực, khai thác tối đa ngoại lực để phát triển
NNL.
- Xây dựng chiến lược phát triển chung cũng như chiến lược đào tạo và phát
triển NNL nhằm định hướng cho các chính sách của đơn vị được đúng đắn.
- Tập trung sức xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực đáp
ứng yêu cầu của một ngân hàng hiện đại, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ,
tin học, ngoại ngữ…Lựa chọn 1 số cán bộ nòng cốt cử đi đào tạo ở nước ngoài,
tiếp tục mở các lớp học ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ ngân hàng theo thông lệ
quốc tế, đáp ứng nhu cầu hội nhập.
- Tăng cường biện pháp nâng cao chất lượng giảng viên kiêm chức, chủ
động liên hệ với các trung tâm đào tạo khác để tiếp thu, học hỏi những kinh
nghiệm giảng dạy mới, hiện đại.Tiếp tục phát huy việc đa dạng hóa các hình thức
cà phương thức đào tạo. Phát triển hình thức liên kết với nước ngoài và đào tạo
theo dự án.
- Từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ; xây dựng tiêu chí đánh giá cán bộ
thông qua chất lượng và hiệu quả công việc được giao. Thực hiện phân loại cán
bộ, tăng cường số lượng cán bộ gắn với trình độ chuyên môn cho các phòng, tổ
nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu công việc. Giáo dục triệt để trong cán bộ nhân viên
về văn minh trong giao tiếp, văn hóa doanh nghiệp nhằm phục vụ tốt nhất các
yêu cầu của khách hàng .
- Tăng cường công tác đào tạo, giáo dục cán bộ, triển khai công tác đào tạo
cán bộ theo kế hoạch đào tạo năm 2009, xây dựng quy hoạch cán bộ năm 2009
và quy hoạch bồi dưỡng cán bộ giai đoạn 2011 – 2015.
3.3.Kiến nghị hoàn thiện chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực:
3.3.1.Kiến nghị với Lãnh đạo SGD NHNo&PTNT VN:
- Đẩy nhanh việc xây dựng chiến lược phát triển NNL của SGD dựa trên
chiến lược của NHNo&PTNT Việt Nam, từ đó làm cơ sở để xây dựng chương
trình, kế hoạch đào tạo phù hợp. Trường hợp cần thiết cho phép thuê tư vấn.
- Tăng cường công tác tìm hiểu nhu cầu thực tế, chủ động liên hệ với
NHNN về nhu cầu của cơ sở để NH Trung ương có những chính sách sửa đổi
phù hợp.
- Với những khóa đào tạo do SGD tự tổ chức, kịp thời điều chỉnh chế độ
đãi ngộ tài chính đối với giảng viên mời ngoài phù hợp với mặt bằng giá thị
trường để có thể mời được giảng viên giỏi, kể cả giảng viên nước ngoài. Có chủ
trương xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức chuyên nghiệp, có chính sách
khuyến khích những cán bộ có trình độ, học vị, tâm huyết tham gia vào hoạt
động đào tạo như giảng dạy, biên soạn tài liệu giảng dạy…
- Sớm xây dựng hệ thống quy trình và hướng dẫn cụ thể công tác quản lý
sau đào tạo cho ván bộ nhân viên trong cơ sở.
- Xây dựng và ban hành quy định điều chỉnh các mối quan hệ giữa đào tạo
với sử dụng, đãi ngộ theo quy hoạch. Cán bộ trong diện quy hoạch phải đạt kết
quả tốt trong các chương trình đào tạo bắt buộc mới được xem xét đề bạt, bổ
nhiệm. Có cơ chế đền bù kinh phí đào tạo để nâng cao trách nhiệm của người
được đào tạo và hạn chế hiện tượng chảy máu chất xám đang có nguy cơ trở
thành phổ biến.
3.3.2. Kiến nghị với NHNO&PTNT VN
Xây dựng và phát triển có hiệu quả Đề án đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực.
Tiếp tục thực hiện đề án đào tạo đã nêu trong đề án cơ cấu lại hoạt động
NHNo&PTNT VN giai đoạn 2001- 2010 và đè án đào tạo cho khu vực đô
thị.Chú trọng một số vấn đề như :
-Xây dựng chiến lược tổng thể vầ đào tạo, hệ thống hoá giáo trình, nội
dung giảng dạy, hệ thống đánh giá đào tạo và giảng viên.
-Thường xuyên nghiên cứu, cập nhật về nhu càu đào tạo,theo sự phát triển
về quy mô, mô hình tổ chức và loại sản phẩm dịch vụ cung cấp.
-Xây dựng giáo trình gắn liền với sự thay đổi mô hình kinh doanh,sản
phẩm dịch vụ cung cấp.Gắn công tác đào tạo với yêu cầu cụ thể của đơn vị cơ
sở,nâng cao vai trò và hiệu quả của công tác kiểm tra sau đào tạo cũng như các
quy định đánh giá, chất lượng cán bộ sau đào tạo.
-Trước mắt tập trung đào tạo mọt số lĩnh vực ưu tiên (treasury, quản lý rủi
ro, quản lý dự án, thẩm định dự án, nâng cao năng lực quản lý, luật quốc tế…)
đảm bảo yêu cầu cấp bách về kinh doanh và cải tiến quản lý.
-Triển khai thực hiện tích cực cấu phần đào tạo và năng lực trong các dự
án có tài trợ quốc tế.
-Học tập kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng và áp dụng các chuẩn
mực đào tạo theo yêu cầu của công việc(Competency Based Trainning).Xây
dựng mối quan hệ giữa cơ sở kinh doanh và- cơ sở đào tạo(Industry-school), phối
hợp cộng tác với các tổ chức đào tạo để có được dịch vụ đào tạo sát với yêu cầu
của mình.
-Công tác đào tạo phải được thưc hiện thường xuyên, đồng bộ từ trung
ương đén địa phương.Cần quy định rõ nội dung do trung ương đảm nhận và nội
dung do địa phương tự đào tạo.Quy hoạch công tác đào tạo với thăng tiến và lộ
trình công danh:Rà soát lại các chính sách đào tạo hiện nay trong toàn hệ
thống.Phải coi việc đào tạo liên tục cán bộ nhân viên là cách đầu tư để nâng cao
chất lượng dịch vụ.Cần xây dựng chiến lược đào tạo con người cụ thể và có kế
hoạch đào tạo theo từng năm gắn với xây dựng lộ trình công danh cho cán bộ
nhân viên để họ có dịnh hướng phấn đấu rõ ràng và gắn bó lâu dài với ngân hang.
-Xây dựng chính sách khuyến khích đãi ngộ và thu hút cán bộ có năng
lực,có chuyên môn trình đọ bằng cấp.Xây dựng chiến lược thu hút, tuyển dụng
các chuyên gia, nhà khao học bổ sung cho đọi ngũ cán bộ làm công tác đào tạo
trong hệ thống NHNo&PTNT VN gắn liền với việc cải tiến nội dung đào tạo và
các giáo trình cho phù hợp với các nghiệp vụ và công nghệ ngân hang hiện đại,
cải tiến, phát triển phương pháp đào tạo và xây dựng đọi ngũ giảng viên.
-Xây dựng chương trình đào tạo và hệ thống đánh giá nhu cầu và chất
lượng đào tạo theo thong lệ quốc tế, xây dựng giáo trình tự học và hệ thống học
qua mạng, học từ xa (E-learning) nhằm cập nhật bổ sung kịp thời các thông tin,
kiến thức mới, hiện đại cũng như cung cấp cơ hội tự đào tạo rộng rãi cho CBVC
trong hệ thống NHNo&PTNT VN.
3.3.3. Kiến nghị với Chính Phủ và ngân hàng nhà nước.
3.3.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ:
- Tổ chức các hình thức đào tạo nâng cao trình độ của bộ máy quản lý và
viên chức của ngân hàng lên tầm ngang khu vực.Tăng cường đào tạo và sử dụng
cán bộ năng lực.Đào tạo lại cán bộ phải được coi là nhiệm vụ cấp bách, trước hết
ưu tiên đào tạo quản lý cấp cao theo chương trình đào tạo tiên tiến.Coi chứng chỉ
của các khoá đào tạo hiện nay là một trong những tiêu chuẩn để lụa chọn các nhà
quản lý NHTM hiện đại.
- Cải tiến chính sách tiền lương:
Vấn đề tiền lương là vấn đề sống còn .Tiền lương quan trọng bởi vì nó là
động lực cho việc người ta phát triển các nhu cầu tiêu dùng.Cho nên đồng lương
phải thoả mãn không chỉ trong sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, giữa các tổ
chức cùng lĩnh vực hoạt động với nhau mà còn xét đến cả trong sự cạnh tranh với
thời đại nữa.Việc nghiêưn cứu về xu hướng dao động của lương tối thiểu phải
gắn với thị trường lao động, thường xuyên cập nhật điều chỉnh để luôn giữ được
tính tiên tiến của tiền lương.
Quan điểm xuyên suốt trong quá trình cải cách chính sách tiền lương là
tiền lương phải được coi là sự đầu tư vào con người, vốn nhân lực, đầu tư cho
phát triển.
So với yêu cầu thực tiễn thì chính sách tiền lương khu vưc sản xuất kinh
doanh hiện nay đang bộc lộ một số bất cập:Thứ nhất: tiền lưong tối thiểu quá
thấp,chuă đủ tái sản xuất lao động giản đơn,thấp hơn các nước trong khu vưc từ
30-40%;Thứ hai: tiền lương trong các doanh nghiệp, nhất là DNNN chưa phản
ánh đúng giá trị và giá cả trên thị trường lao động; Thứ ba: việc trả lương trong
các DNNN vẫn còn bình quân, chưa khuyến khích có trình độ chuyên môn kỹ
thuật; Thứ tư: còn tồn tại nhiều cơ chế tiền lương giữa các loại hình doanh
nghiệp trong tiênd trình hội nhập.
Nhà nước phải thay đổi cách tiếp cận chính sách trả tiền lương trên cơ sở
tiếp thu kinh nghiệm của quốc tế và yêu cầu thực tế phát triển của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Chính sách iền lương trong khu vực san xuất
kinh doanh, một mặt phải tuân thủ những nguyên tắc thị trường,mặt khác phải
kết hợp với nguyên tắc công bằng xã hội trong tiền lương,không phân biệt đối xử
giữa các loại hình doanh nghiệp về tiền lương.Trong đó, vấn đề cốt lõi nhất vẫn
là trả tiền lương đúng giá trị lao động, quan hệ cung- cầu lao động, song phải có
sự quản lý, điều tiết vĩ mô của Nhà nước…
Để đảm bảo không phân biệt đối xử , Nhà nước sẽ tạo một “sân chơi”
chung về lương tối thiểu cho các doanh nghiệp, xoá bỏ độc quyền bảo hộ Nhà
nước đối với các doanh nghiệp nhà nước.Đặc biệt sẽ làm rõ vai trò của Nhà nước
và vai trò của thị trường trong quản lý,điều tiết chính sách tiền lương đối với khu
vực sản xuất kinh doanh. Trong đó, Nhà nước quản lý tiền lương bằng pháp luật,
hướng dẫn tiêu chuẩn lao động, kiểm tra, thanh tra và điều tiết, xử lý những
khiếm khuyết của thị trường mà không can thiệp trực tiếp và quá sâu vào sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Doanh nghiệp có quyền tự chủ trong viêc trả
tiền lương gắn với năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh thong qua chế độ
thương lượng, thoả thuận giữa các bên trong quan hệ lao động,được quuyền tự
chủ chịu trách nhiệm trong việc xếp lương, trả lương cho người lao động gắn với
năng suất lao động, phù hợp với mặt bằng tiền công trên thị trường,khắc phục
phân phối bình quân và chênh lệch quá lớn về tiền lưong, thu nhập giữa các
nghành,khu vực và vùng…
Chính phủ cần trực tiếp điều chỉnh mức lương tối thiểu theo hướng tiếp
cận dần nhu cầu mức sống tối thiểu của người lao động, có đảm bảo cho cuộc
sống người ăn theo.Kiến nghị nâng mức lương tối thiểu áp dụng cho cả khối cán
bộ công chức và cán bộ tại doanh nghiệp (Theo đó, năm 2009 vẫn thực hiện điều
chỉnh tiền lương tối thiểu từ 540.000 lên 650.000 đồng một tháng, nhưng giãn
thời điểm thực hiện khoảng 1 tháng (khoảng tháng 5/2009) so với dự kiến đã
trình Quốc hội, đồng thời giãn việc thực hiện chế độ phụ cấp công vụ và một số
chế độ chính sách khác gắn với tiền lương tối thiểu trong năm 2009.).Việc điều
chỉnh tiền lương tối thiểu chung sẽ trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, khả năng chi
trả của doanh nghiệp, biến động của chỉ số giá sinh hoạt và tương quan mức
sống giữa các khu vực nông thôn, thành thị và các tầng lớp dân cư.Tách tiền
lương tối thiểu chung và quy định mức lương cao nhất cho khu vực hành chính
nhà nước, khu vực sư nghiệp và khu vực sản xuất kinh doanh.Xây dựng lộ trình
thống nhất mức lương tối thiểu và cơ chế tiền lương thống nhất cho các loại hình
doanh nghiệp vào năm 2010, theo Luật Doanh nghiệp thống nhất,có hiệu lực từ
7-2006.Đồng thời xây dựng cơ chế đối thoại, thương lượng, thoả thuận về tiền
lương, nhất là tiền lương tối thiểu ở doanh nghiệpvà nghành.Bên cạnh đó phải
tăng cường quản lý nhà nước về tiền lương, tiền công trong khu vực sản xuất
kinh doanh theo hướng tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý.Xây dựng tiền lương
tối thiểu, luâtj việc làm; sắp xếp doanh nghiệp nhà nước; thực hiệ cơ chế kí hợp
đồng cho thuê cán bộ quản lý và thuê giám đốc; thành lập uỷ ban các bên về
quan hệ lao đông, nghành và cấp quốc gia và thực hiện chương trình định kì giám
sát, và điều chỉnh mức lương tối thiểu.
3.3.2. Kiến nghị với NHNN Việt Nam:
Trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực,với vị thế quản lý của
mình, NHNN phải giữ vai trò là cầu nối nhằm tạo ra sự kết nối giữa các tổ chức
tín dụngvà các trường Đại học, viện nghiên cứu qua hoạt động của Vụ Tổ chức
Cán bộ.Nhanh chóng cải tiến cơ chế tài chính thực hiện các nhiệm vụ khoa học
và công nghệ theo hướng khoán chi cho các chủ nhiệm đề tài.Hiện nay Chính
phủ vừa ban hành Nghị định 115/2005/NĐ-CP v/v quy định cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học- công nghệ công lập.Với tư cách là cơ
quan quản lý của Nhà nước về hoạt động ngân hàng , NHNN VN cần sớm ban
hành các văn bản để triển khai Nghị định này.Thực chất viẹc áp dụng nghị định
này tương tự như tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực
khoa học, trong đó có việc trực tiếp mời chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài
vào Việt Nam, việc cử cán bộ đi nước ngoài…
Công tác đào tạo cán bộ, công chức là một nhiệm vụ quan trọng trong
quản trị và phát triển nguồn nhân lực.Tuy nhiên với các quy định về chi phí cho
người học do Bộ Tài chính ban hành như hiện nay không khuyến khích được cán
bộ, công chức đi học, bồi dưỡng nâng cao kiến thức.NHNN VN với vai trò cơ
quan chủ quản, cần có kiến nghị với Bộ Tài chính và Chính phủ nhằm điều chỉnh
chế độ về kinh phí cho CBVC tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu của mọi
quốc gia nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Tầm quan trọng và vai trò của đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thực tế đang
ngày càng trở thành vấn đề cấp bách có ý nghĩa sống còn với các doanh nghiệp,
đặc biệt là các NHTM. Trong những năm qua, công tác đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực tại SGD đã đạt được những kết quả đáng kể, đáp ứng được nhu
cầu đổi mới. Song, so với nhiệm vụ góp phần thực hiện tốt định hướng phát triển
của NHNo&PTNT trong tương lai: trở thành một tập đoàn tài chính đa năng thì
nhiệm vụ của công tác này còn rất nặng nề. Điều này đòi hỏi ban lãnh đạo SGD
phải có những chính sách đúng đắn, phù hợp, kịp thời để đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu thực tiễn đặt ra. Đó chính là lý do em quyết
định chọn đề tài: “ Hoàn thiện chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực tại Sở Giao Dịch – NHNo&PTNT VN” làm mục tiêu nghiên cứu cho luận
văn tốt nghiệp. Trên cơ sơ sở tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, chuyên đề
đã cơ bản hoàn thành được những nội dung sau:
- Đưa ra cơ sở lý luận về nguồn nhân lực, đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực và chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực NHTM.
- Nghiên cứu thực trạng áp dụng các chính sách đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực tại SGD NHNo&PTNT VN. Từ đó, xác định những kết quả đạt
được, những tồn tại cần khắc phục cũng như nguyên nhân của các tồn tại đó
- Thông qua những lý luận, thực trạng, trên quan điểm cơ bản về đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực của Đảng, Nhà nước và ngành Ngân hàng trong thời
kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, luận văn đã đưa ra các giải pháp, kiến nghị, đề xuất
để hoàn thiện chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của SGD
NHNo&PTNT VN.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – khoa kinh tế và quản lý nguồn
nhân lực - Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực – PGS.TS Trần Xuân Cầu
và PGS.TS Mai Quốc Chánh chủ biên - Nhà xuất bản Đại học Kinh tế
Quốc dân – Hà Nội, 2008
2. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – khoa Khoa học quản lý – giáo
trình Chính sách kinh tế - xã hội – PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà và
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền chủ biên – NXB Khoa học và Kỹ
thuật – Hà Nội, 2007.
3. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – khoa Khoa học quản lý – giáo
trình Khoa học quản lý – tập I – PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà và PGS.TS
Nguyễn Thị Ngọc Huyền chủ biên – NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội, 2007.
4. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – khoa Ngân hàng Tài chính – giáo
trình Ngân hàng Thương mại – PGS.TS Phan Thị Thu Hà chủ biên –
NXB GT – VT.
5. Quyết định Số: 596/QĐ/NHNo-TCCB của Tổng Giám đốc
NHNo&PTNT VN về việc ban hàn quy định về công tác đào tạo trong
hệ thống NHNo&PTNT VN
6. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX - Đảng cộng sản Việt
Nam – 2001 – NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
7. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X - Đảng cộng sản Việt
Nam – 2006 – NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
8. Ken Blanchard – Điều nhà lãnh đạo tầm cỡ biết và làm – NXB trẻ
2006 Tp.HCM.
9. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của SGD
NHNo&PTNT VN (năm 2006-2008) à định hướng phát triển năm
2009.
10. Báo cáo kết quả đào tạo nguồn nhân lực SGD NHNo&PTNT VN (năm
2006-2008), kế hoạch đào tạo và phát triển năm 2009
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ 105
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. .................................................. 3
1.1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực NHTM: ............................................3
1.1.1. NHTM trong nền kinh tế thị trường: .......................................................3
1.1.2. Nguồn nhân lực NHTM: ..........................................................................5
1.1.2.1. Khái niệm: .............................................................................................................. 5
1.1.2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực NHTM: .................................................................. 6
1.1.2.3. Phân loại nhân lực của NHTM: ....................................................................... 8
1.1.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực NHTM ......................................12
1.1.3.1. Khái niệm: ............................................................................................................ 12
1.1.3.2. Mục tiêu, vai trò: ................................................................................................. 13
1.2. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực NHTM: ......................16
1.2.1. Khái niệm chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực NHTM: 17
1.2.2. Mục tiêu, vai trò của chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
NHTM: ..............................................................................................................18
1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực NHTM. ........................................................................................................18
1.2.4. Nội dung của chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
NHTM: ..............................................................................................................24
1.2.4.1. Chính sách điều tra, phân tích nhu cầu thực tế về đào tạo nguồn nhân
lực của NHTM: ................................................................................................................ 24
1.2.4.2. Chính sách quy định tiêu chuẩn, yêu cầu để lựa chọn những đối tượng
đi đào tạo: ........................................................................................................................... 24
1.2.4.3. Chính sách về các chương trình đào tạo: ...................................................... 25
1.2.4.4. Chính sách đào tạo đội ngũ giảng viên cho những chương trình tự đào
tạo của đơn vị: ................................................................................................................... 25
1.2.4.5. Chính sách đãi ngộ, phúc lợi, khen thưởng, đề bạt thăng tiến hợp lý, kịp
thời với các giảng viên và cán bộ có thành tích công tác và học tập tốt :............... 25
1.2.4.6. Chính sách quy định trách nhiệm ràng buộc với các giảng viên và cán bộ
tham gia đào tạo: .............................................................................................................. 26
1.2.4.7. Chính sách kiến tạo con đường phát triển sự nghiệp cho nhân viên: ..... 26
1.2.4.8. Chính sách xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho NHTM: ....................... 27
1.2.4.9. Các chính sách khác: ......................................................................................... 27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI SGD NGÂN HÀNG NNo&PTNT VN. . 28
2.1. Hệ thống tổ chức, mô hình bộ máy quản lí điều hành của SGD
NHNo&PTNT Việt Nam: ....................................................................................28
2.1.1. Giới thiệu khái quát về SGD NHNo & PTNN VN. ...............................28
2.1.2. Tổ chức bộ máy và điều hành. ................................................................31
2.2. Thực trạng chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực SGD
NHNo&PTNT VN: ..............................................................................................46
2.2.1. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách đào tạo và phát
triển của SGD: ...................................................................................................46
2.2.1.1. Môi trường kinh tế vĩ mô: ............................................................................... 47
2.2.1.2. Chính sách đào tạo của NHNNo&PTNT trung ương ............................. 47
2.2.1.3. Quan điểm về đào tạo của ban lãnh đạo SGD: ............................................ 49
2.2.1.4. Nguồn nhân lực: ................................................................................................ 50
2.2.1.5. Đặc điểm và tình hình sản xuất kinh doanh của SGD NHNNo&PTNT
Việt Nam: ........................................................................................................................... 56
2.2.1.6. Kinh phí đào tạo : ............................................................................................... 61
2.2.1.7. Các nhân tố khác:............................................................................................... 62
2.2.2. Thực trạng các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại
SGD NHNo&PTNT VN: ..................................................................................63
2.2.2.1. Chính sách điều tra, phân tích nhu cầu thực tế về đào tạo nguồn nhân
lực của SGD: ..................................................................................................................... 63
2.2.2.2. Chính sách về chương trình đào tạo : ............................................................ 64
2.2.2.3. Chính sách lựa chọn cán bộ cử đi đào tạo: ................................................... 66
2.2.2.4. Các chính sách đối với cán bộ được cử đi đào tạo: ...................................... 68
2.2.2.5. Chính sách đối với giảng viên tham gia đào tạo: ......................................... 72
2.2.3. Kết quả đào tạo nguồn nhân lực của SGD: ...........................................73
2.3. Đánh giá thực trạng áp dụng chính sách đào tạo và phát triển NNL của
SGD NHNNo&PTNT VN. ..................................................................................81
2.3.1. Kết quả đạt được: ....................................................................................81
2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại : .....................................................................83
3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế: .....................................................................85
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI SGD NHNo & PTNN VN
NNo&PTNT VN . ............................................................................................ 86
3.1. Định hướng hoạt động của SGD NHNo&PTNT Việt Nam năm 2009: ...86
3.1.1. Định hướng chung:.................................................................................86
3.1.2. Định hướng cụ thể: .................................................................................87
3.1.3. Định hướng đào tạo nguồn nhân lực của SGD NHNo & PTNN VN: ....89
3.2.Giải pháp hoàn thiện chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
SGD NHNo&PTNT VN: .....................................................................................92
3.3.Kiến nghị hoàn thiện chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: .93
3.3.1.Kiến nghị với Lãnh đạo SGD NHNo&PTNT VN: .................................93
3.3.2. Kiến nghị với NHNO&PTNT VN ..........................................................94
3.3.3. Kiến nghị với Chính Phủ và ngân hàng nhà nước. ..............................96
3.3.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ: ................................................................................. 96
3.3.2. Kiến nghị với NHNN Việt Nam: ............................................................98
KẾT LUẬN .................................................................................................... 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 100
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHNo&PTNT VN : Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
NHTM : Ngân hàng Thương mại
SGD : Sở giao dịch
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NNL : Nguồn nhân lực
HCNS : Hành chính nhân sự
TD : Tín Dụng
QLRR : Quản lý rủi ro
NV&KHTH : Nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp
KDNT : Kinh doanh ngoại tệ
QLKDV : Quản lý kinh doanh vốn
TTQT : Thanh toán quốc tế
KTKSNB : Kiểm tra kiểm soát nội bộ
NHĐL : Ngân hàng đại lý
DVKH : Dịch vụ kiều hối
KTNB : Kiểm toán nội bộ
KTNQ : Kế toán ngân quỹ
TTNV&DV : Tiếp thị nguồn vốn và dịch vụ
ĐT : Điện toán
DV&Marketing : Dịch vụ Marketing
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111442_8437.pdf