Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố năm
2010 và những năm sau đòi hỏi phải có sự nỗ lực phấn đấu của mọi cấp, mọi
ngành. Trong đó Tổng công ty phải áp dụng nhiều biện pháp mở rộng hoạt động
sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho nền kinh tế thành phố Hà Nội nói riêng
và cả nước nói chung phát triển. Tin tưởng rằng với sự phối hợp đồng bộ giữa
Tổng công ty với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cùng các ngành các
cấp liên quan, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội sẽ vẫn tiếp tục phát triển, cùng
kinh tế nước ta vượt qua thời kỳ khủng hoảng.
36 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2490 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Khái quát về tình hình thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu xăng dầu của tổng công ty xăng dầu quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lập, xí nghiệp đóng quân tại H1, ngã tư Vọng, Hà Nội; đến
cuối năm 1966 chuyển về 800H, sau nửa tháng lại chuyển về Trường Thể dục
thể thao thị xã Hà Đông, gọi tắt là H2.
Tháng 7 năm 1987, Tổng cục Hậu cần quyết định điều Xí nghiệp Q165 từ Cục
Xăng dầu về trực thuộc Tổng cục và vẫn làm nhiệm vụ sản xuất cơ khí trang bị
khí tài xăng dầu, sản xuất hàng quốc phòng giảm dần, hàng kinh tế tăng lên
nhằm bảo toàn lực lượng chuyên môn kỹ thuật thợ lành nghề và trang bị máy
móc công nghệ để khi cần có thể đáp ứng được ngay nhiệm vụ đột xuất của
quốc phòng.
Trước yêu cầu về bảo đảm trang bị cho huấn luyện, xây dựng quân đội chính
quy, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi, ngày 6 tháng 8 năm 1993, Bộ
Quốc phòng ra Quyết định số 528/QĐ-QP do Thượng tướng Nguyễn Trọng
Xuyên uỷ viên Trung ương Đảng, thứ trưởng Bộ Quốc phòng ký về việc thành
lập lại doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện quyết định của Thứ trưởng Bộ Quốc
phòng, Xí nghiệp Q165 được sắp xếp lại biên chế, tổ chức và đổi tên thành Xí
nghiệp Khí tài xăng dầu 165 thuộc Tổng cục Hậu cần, củng cố và phát triển để
có đủ điều kiện tự cân đối trang bị theo tinh thần đổi mới phương thức bảo đảm
hậu cần. Quyết định nêu rõ : Xí nghiệp Khí tài xăng dầu 165 được phép đặt trụ
sở chính tại thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng; vốn kinh
doanh (ngân sách cấp và tự bổ sung) 2.127,9 triệu đồng; ngành nghề kinh doanh
chủ yếu : công nghiệp sản xuất các sản hẩm bằng kim loại. Theo đó, Xí nghiệp
khí tài xăng dầu 165 đã làm đầy đủ thủ tục đăng ký kinh doanh, hoạt động theo
đúng pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng; thực hiện đầy đủ
trách nhiệm và nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Để tiếp tục quán triệt Nghị quyết 05/NQ- TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết
06 của Đảng uỷ quân sự Trung ương về đổi mới sản xuất ở các doanh nghiệp
quốc phòng, ngày 22 tháng 4 năm 1996, Bộ Quốc phòng quyết định đổi tên Xí
nghiệp Khí tài xăng dầu 165 thành Công ty Khí tài xăng dầu 165 theo Quyết
định số 569/QĐ-QP ngày 22 tháng 4 năm 1996 do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Trung tướng Phan Thu ký.
Căn cứ vào phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp doanh
nghiệp Nhà nước Bộ Quốc phòng. Ngày 12 tháng 5 năm 1999, Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng Phạm Văn Trà ký Quyết định số 645/1999/QĐ-QP đổi tên Công ty
Khí tài xăng dầu 165 thuộc Tổng cục Hậu cần thành công ty Xăng dầu Quân
đội. Ngày 14 tháng 3 năm 2002, công ty Xăng dầu Quân đội chuyển trụ sở từ
259- đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội về 125
Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Năm 2008, nhằm đáp ứng những yêu cầu của thời kì đổi mới, cùng với
sự lớn mạnh của công ty, ngày 9 tháng 12 năm 2008, Phó Thủ tướng Chính Phủ
Nguyễn Sinh Hùng đã ký Quyết định số 1778/QĐ-TTg phê duyệt đề án chuyển
Công ty Xăng dầu quân đội thành Tổng công ty Xăng dầu quân đội hoạt động
theo hình thức công ty mẹ - công ty con, theo đó Công ty mẹ - Tổng công ty
Xăng dầu quân đội: là doanh nghiệp quốc phòng, an ninh thuộc Tổng cục Hậu
cần, Bộ Quốc phòng, được hình thành trên cơ sở tổ chức lại khối cơ quan Công
ty Xăng dầu quân đội và các đơn vị hạch toán phụ thuộc. Công ty mẹ trực tiếp
sản xuất, kinh doanh và đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết, công
ty liên doanh theo Điều lệ tổ chức, hoạt động và Quy chế quản lý tài chính của
Tổng công ty do Bộ Quốc phòng phê duyệt, một đơn vị kinh tế hạch toán độc
lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, sản xuất kinh doanh theo pháp
luật, có tài khoản riêng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội và Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam. Công ty được phép sử dụng con dấu riêng, được
phép phân cấp quản lý cán bộ và áp dụng các hình thức kế toán tài chính theo
chế độ chính sách hiện hành.
Có thể nói mỗi bước trưởng thành của Tổng công ty đều gắn với những
chiến công. Trong suốt 40 năm qua(1965 -2008), từ Xưởng MX315, đến Q165,
Xí nghiệp Khí tài xăng dầu 165, công ty Khí tài xăng dầu 165 và ngày nay là
Tổng công ty Xăng dầu Quân đội, lớp cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên đã vượt
lên gian khổ hy sinh, bền bỉ phấn đấu cho sự trưởng thành và lớn mạnh của
công ty. Với những thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ từ năm 1965 đến
năm 2010, tập thể Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc đã được Nhà nước
tặng thưởng một Huân chương Quân công hạng Nhì(1970), 3 Huân chương
Chiến công hạng Ba (1969, 1983, 1990); Huân chương Lao động hạng Ba
(2005); 1 Bằng khen của Chính phủ; 6 lần đạt Huy chương vàng Hội chợ triển
lãm Hàng Việt Nam chất lượng cao (2002, 2003);12 lượt đơn vị được Bộ Quốc
Phòng và Tổng cục Hậu cần tặng cờ và đạt danh hiệu đơn vị quyết thắng và
nhiều bằng, giấy khen; nhiều cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên được công nhận
là chiến sĩ thi đua, chiến sĩ quyết thắng và tặng bằng, giấy khen. hàng trăm tổ
lao động tiên tiến và lao động xã hội chủ nghĩa.
Những chiến công mà Tổng công ty Xăng dầu Quân đội đạt được suốt bốn
mươi năm xây dựng và trưởng thành là bắt nguồn từ sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng, Nhà nước, quân đội, sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng
uỷ chỉ huy Tổng cục Hậu cần, Cục Quản lý Xe máy và Cục Xăng dầu; với sự
hướng dẫn và tạo điều kiện của các cơ quan cấp trên, công ty lại được sự giúp
đỡ của các nhà máy bạn, sự đùm bọc tận tình của chính quyền các cấp và nhân
dân các địa phương
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
Tổng công ty Xăng dầu Quân đội thuộc Tổng cục Hậu cần là doanh
nghiệp hạch toán độc lập và với chức năng đặc thù của ngành nghề kinh doanh
nên phải thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kinh tế nhằm sử dụng hợp lý
các nguồn lực, lao động, vật tư, tài sản nhằm phục vụ mục đích đảm bảo hiệu
quả kinh tế cao, đồng thời khai thác có hiệu quả các nguồn vốn, tạo ra nguồn
đảm bảo tự trang trải về tài chính để việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh
tế cao, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho phát triển kinh tế, đảm bảo cho Quốc
phòng và an ninh Quốc gia.
2.1.Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty
Tổng công ty xăng dầu Quân đội nhập khẩu xăng dầu mỡ thông dụng
phục vụ chủ yếu cho quân đội và kinh doanh theo quy định hiện hành của Nhà
nước
Chủ động phần lớn nguồn xăng dầu nhập khẩu cung ứng cho các trạm
xăng dầu bán lẻ của tổng công ty với yêu cầu phải lấy thu bù chi và có lãi ở khu
vực này.
Nhập khẩu và cung ứng toàn bộ nhu cầu xăng dầu cho toàn quân đúng số
lượng, chất lượng và thời gian. Duy trì và mở rộng thị trường bán buôn xăng
dầu ở một số nhà máy điện Cần Thơ, Phú Mỹ, Thủ Đức…tổng công ty hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, sửa chữa, nhập khẩu trực tiếp xăng
dầu và khí tài xăng dầu. Do hoạt động có hiệu quả đến nay tổng công ty đã
được Bộ Quốc phòng và các cơ quan nhà nước bổ sung thêm nhiều ngành nghề
theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Quyết định số 1778/QĐ-TTg
Xuất, nhập khẩu; kinh doanh bán buôn, bán lẻ xăng, dầu, mỡ, khí
gas hóa lỏng; các loại khí tài xăng dầu, phụ tùng, thiết bị phục vụ
quốc phòng và kinh tế.
Sản xuất, lắp dựng các công trình: nhà kho, trạm xăng dầu; thi
công giao thông vận tải và các hạng mục phụ trợ kèm theo kết cấu
thép để sản xuất chế biến xăng dầu, khí gas hóa lỏng, xi măng, bê
tông, chế biến than, chế biến thực phẩm, điện lực…
Cải tạo lắp ráp, sửa chữa cột tra nhiên liệu và thiết bị đo lường các
sản phẩm khí tài xăng dầu khác…
Chế tạo các loại bồn, bể, phuy, can… chứa xăng dầu, bình, bồn áp
lực. Kinh doanh vận tải xăng dầu và hàng hóa phục vụ quốc
phòng và kinh tế.
Chế tạo các loại xi téc, vận chuyển chất lỏng có dung tích đến 50
m3 lắp đặt trên các phương tiện cơ giới đường bộ, đường sắt theo
thiết kế.
Kiểm định dung tích các loại xe xi téc, bồn chứa nhiên liệu và các
thiết bị bồn, bình áp lực.
Sản xuất sửa chữa các loại doanh cụ, doanh trại bằng sắt (giường,
tủ, cửa khung nhà bạt… ).
Sửa chữa và cung cấp phụ tùng thay thế cho các phương tiện giao
thông vận tải đường bộ. Kinh doanh cho thuê văn phòng, bãi đỗ
xe.
Kinh doanh bán buôn, bán lẻ hàng tiêu dùng; vật tư, vật liệu xây
dựng.
Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ và các dịch vụ ăn uống,
nhà hàng.
Kinh doanh các ngành, nghề khác mà pháp luật quy định.
Hiện nay tổng công ty tập trung sản xuất kinh doanh vào ba lĩnh vực sau:
+ Tiến hành và đang tiếp tục xây dựng một số các công trình trong thời gian
vừa qua như; Xây dựng kho xăng dầu cho Trung tâm công nghiệp Long Bình,
kho dầu FO, xây dựng kho bể chứa xăng dầu Tam đảo – TCHC gồm 4 bể 1000
m3, xây dựng kho xăng dầu của Học viện Chính trị Quân sự, của Cục đối ngoại
– Bộ Quốc phòng, sửa chữa kho của bộ Tư lệnh tăng thiết giáp, xây dựng kho
xăng dầu Nhà Bè – Quân khu 7 – Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Bảo đảm xăng dầu cho quân đội và kinh doanh xăng dầu, mỡ. Tổng công
ty ngoài nhiệm vụ bảo đảm xăng dầu cho nội bộ Tổng Cục Hậu Cần (TCHC)
còn cung ứng xăng dầu cho một số đơn vị trong toàn quân theo kinh phí phân
cấp tự chi. Việc Tổng công ty có chức năng và đã tham gia cung ứng xăng dầu
cho TCHC và một số đơn vị, đã tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh,
góp phần ổn định giá cả xăng dầu, đưa đến tiết kiệm cho Quân đội một lượng
ngân sách đáng kể. Hiện nay Tổng công ty xăng dầu Quân đội đang tích cực mở
rộng đại lý bán lẻ xăng dầu, đưa hàng hoá đến tận tay người tiêu dùng với
doanh số hàng năm đạt hàng chục tỷ đồng.
+ Sản xuất bồn bể chứa nhiên liệu, van bơm, các trang thiết bị chuyên ngành
xăng dầu và lắp đặt xe xi téc chở xăng dầu. Đây là mặt hàng truyền thống Tổng
công ty cung cấp hầu hết các nhu cầu cho toàn ngành xăng dầu Quân đội
2.2.Đặc điểm các mặt hàng kinh doanh của Tổng công ty.
Thị trường kinh doanh của Tổng công ty được phân chia thành hai nhóm chính
sau:
Nhóm I:
Sản phẩm Quốc phòng: đây là nhóm sản phẩm Tổng công ty có nhiệm vụ nhập
về, sản xuất rồi cung ứng cho toàn quân. Các sản phẩm này được nhập dựa vào
các chỉ tiêu do Bộ Quốc phòng và TCHC đưa ra, bao gồm:
Tổng nguồn khí tài: là những vật tư trang thiết bị, máy móc thuộc ngành
xăng dầu, mặt hàng này thường được Tổng công ty mua về trong nước hoặc
nhập khẩu.
Xăng dầu: Là nhiên liệu lỏng, dễ bay hơi, dễ cháy, có nhiều màu sắc khác
nhau, nhiều chủng loại, nhóm hàng này Tổng công ty nhập toàn bộ rồi phân
phối cho toàn quân theo chỉ tiêu đã định.
Sản xuất tại xưởng (các trang thiết bị cho ngành xăng dầu) là mặt hàng
truyền thống của Tổng công ty. Tiến hành mua các nguyên liệu sắt thép, dây
dẫn, vòi trục, và cấu thành lên các sản phẩm cho ngành xăng dầu. Các nguyên
vật liệu này là những đầu vào của quá trình sản xuất.
Xây dựng kho bể, trạm xăng dầu: Là hoạt động xây dựng lắp ghép công
trình như các kho xăng dầu của Bộ tư lệnh Thiết giáp, Học viện Chính trị…
theo kế hoạch cấp trên, Công ty nhập các cột tra, van các loại, các sản phẩm bể
chứa được sản xuất tại xưởng tất cả phục vụ cho công tác xây dựng kho bể,
trạm xăng.
Nhóm các sản phẩm cho Quốc phòng của Tổng công ty được cấp vốn ngân
sách để tự tìm nguồn hàng hoặc là Tổng công ty nhận các sản phẩm này từ trên
bộ cấp rồi từ đó cung ứng theo kế hoạch.
Nhóm II
Sản phẩm kinh tế: cũng bao gồm xăng dầu, sản xuất tại xưởng, xây dựng
trạm xăng dầu, kho bể. Tuy có sự khác biệt hơn nhóm sản phẩm Quốc phòng đó
là nhóm sản phẩm này phục vụ ra thị trường bằng các hợp đồng kinh tế, dựa
theo nhu cầu và sự biến động của thị trường từ đó Tổng công ty có kế hoạch
nhập nguyên vật liệu cụ thể.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Tổng công ty Xăng dầu
Quân đội
Thực hiện Quyết định số 1778/QĐ-TTg ngày 9/12/2008 của Thủ tướng
Chính phủ, Quyết định số 223/2008/QĐ-BQP ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng và Quyết định số 668/QĐ-TM ngày 16/5/2009 của Tổng Tham
mưu trưởng về việc chuyển Công ty Xăng dầu Quân đội thành Tổng công ty
Xăng dầu Quân đội hoạt động theo hình thức Công ty mẹ - Công ty con, mô
hình tổ chức của Tổng công ty gồm:
- Lãnh đạo và chỉ huy Tổng công ty : 7 đồng chí.
Đứng đầu là Tổng giám đốc, giúp việc và tham mưu cho Tổng giám đốc
là 4 Phó tổng giám đốc , 1 Giám đốc điều hành tài chính và 1 Giám đốc điều
hành kinh doanh.
- Bộ máy cơ quan nghiệp vụ Tổng công ty : 8 phòng
Phòng Kế hoạch tổng hợp.
Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu.
Phòng Tổ chức lao động.
Phòng Kế toán tài chính.
Phòng Quản lý dự án đầu tư.
Phòng Kỹ thuật – Vật tư.
Phòng Chính trị.
Văn phòng.
- Đơn vị trực thuộc Tổng công ty :
Công ty Xăng dầu Quân đội Khu vực 1
Công ty Xăng dầu Quân đội Khu vực 2
Công ty Xăng dầu Quân đội Khu vực 3
Công ty Xăng dầu Quân đội Khu vực 4
Công ty Vận tải Xăng dầu 65.3
Chi nhánh Xăng dầu khu vực Tây Nam Bộ.
- Các công ty con :
Công ty TNHH một thành viên 165.
Công ty Cổ phần vận tải đường biển.
Công ty Cổ phần Dịch vụ tổng hợp 1.
Công ty Cổ phần Dịch vụ tổng hợp 2.
Công ty Cổ phần Dịch vụ tổng hợp 3.
Công ty Cổ phần Chế biến xăng dầu mỡ.
Công ty Cổ phần Kinh doanh bất động sản.
- Công ty liên kết :
Công ty Cổ phần Dịch vụ tổng hợp số 4.
Công ty Cổ phần Dịch vụ tổng hợp số 5.
Công ty Cổ phần Dịch vụ tổng hợp số 6.
Mô hình tổ chức Tổng công ty Xăng dầu quân đội năm 2010*
Báo cáo kế hoạch năm 2009
Tổng giám đốc
Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc
Giám đốc điều hành
tài chính
Giám đốc điều hành
kinh doanh
Phòng
Tài
chính
Văn
Phòng
Phòng
Tổ
chức
lao
động
Phòng
Quản lý
dự án
Phòng
Kế
hoạch
tổng
hợp
Phòng
Kĩ thuật
Vật tư
Phòng
Chính
trị
Phòng
Kinh
doanh
xuất
nhập
khẩu
Công ty
Xăng dầu
Quân đội
KV1
Công ty
Xăng dầu
Quân đội
KV2
Công ty
Xăng dầu
Quân đội
KV3
Công ty
Xăng dầu
Quân đội
KV4
Công ty
Vận tải
Xăng dầu
65.3
Chi nhánh
Khu vực
Tây Nam
Bộ
Các công ty con Các công ty liên kết
Công ty
TNHH
165
Công ty
CPVT
Biển.
Công ty
CPDV
TH
1;2;3
Công ty
CP Chế
biến
xăng
dầu
mỡ
Công ty
CPKD
Bất
động
sản
Công ty
CPDV
TH số 6
Công ty
CPDV
TH số 5
Công ty
CPDV
TH số 4
4. Số lượng người lao động trong Tổng công ty
Quân số hiện có : 1050 người .
Trong đó :
- Sĩ quan : 76 người.
- Quân nhân chuyên nghiệp : 389 người.
- Công nhân Quốc phòng : 110 người.
- Lao động hợp đồng : 462 người.
- Chiến sĩ : 2 người.
Trình độ chuyên môn :
- Trên đại học ( Thạc sĩ ) : 3 người.
- Đại học và cao đẳng : 235 người.
- Trung cấp : 198 người.
- Sơ cấp CMNV : 614 người.
( Riêng sơ cấp đã qua đào tạo nghề cơ bản 100% )
5. Kết quả thực hiện kế hoạch công tác năm 2009
- Giá trị sản xuất : 7.981,879 tỷ đồng = 79.7% KH năm.
- Doanh thu : 7.967,274 tỷ đồng = 79.7% KH năm.
Nộp ngân sách 2.6788,319 tỷ đồng = 105,04% KH năm.
- Thu nhập bình quân : 3.500.000 triệu đồng/người/tháng = 100% KH năm.
- Lợi nhuận : 30 tỷ đồng = 136,3% KH năm.
Trong đó :
Lỗ Kinh doanh nhập khẩu xăng dầu
- Ước lỗ xăng : 400 tỷ đồng.
- Ước lỗ dầu : 230 tỷ đồng.
- Ước lãi FO : 10 tỷ đồng.
Nguyên nhân :
- Lỗ xăng do trích 1000đ/lít theo Quyết định số 85/QĐ-BTC của Bộ Tài
chính để trả nợ ngân sách.Trích quỹ bình ổn giá 500đ/lít.
- Cơ chế điều hành quản lý của Nhà nước về giá bán Xăng dầu và thuế còn
nhiều bất cập.
6. Tình hình tài chính của Tổng công ty
Biểu 6.1: Tình hình tài chính của Công ty qua hai năm 2007 và 2006
ĐVT:1000 đồng
Tài sản Năm 2006
Năm 2007
So sánh năm 2007 với
2006
Tuyệt đối %
A. TSLĐ và ĐTNH 227 780 728 559 003
131
331 222 403 145,41
I. Vốn bằng tiền 18 223 121 73 271 807 55 038 686 302,02
II. Các khoản phải
thu
58 034 917 377 855 220 319 820 303 551,08
III. Hàng tồn kho 149 755 156 105 488 962 -44 266 194 -29,55
IV. Tài sản lưu động
khác
1 611 697 2 387 142 775 445 48,11
V. Chi sự nghiệp 155 835 -155 835 -100
B. TSCĐ và ĐTDH 24 832 055 52 757 771 28 057 716 113
I. Tài sản cố định 24 528 292 51 685 898 27 157 606 110,7
II. Các khoản đầu tư
tài chính dài hạn
13 000 10 000 -3 000 -23
III. Chi phí xây dựng
cơ bản dở dang
290 762 1 031 873 741 111 254,8
Tổng tài sản 252 612 783 611 760 902 359 148 119 142,17
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả 228 732 255 808 003 727 579 271 472 253,25
I . Nợ ngắn hạn 222 215 936 794 390 727 572 174 791 257,5
II. Nợ dài hạn 6 500 000 12 000 000 5 500 000 84,6
III. Nợ khác 16 319 1 613 000 1 596 681 9 784
B. Nguồn vốn chủ sở
hữu
23 880 528 -196 242
825
-220 123 353 -921,8
I. Nguồn vốn, quỹ 22 402 392 -200 163
243
-222 565 635 -993,5
II. Nguồn kinh phí,
quỹ khác
1 478 136 3 920 419 2 442 283 165,2
Tổng nguồn vốn 252 612 783 611 760 902 359 148 119 142,17
Thông qua biểu này ta thấy cơ cấu Tài sản của Công ty tăng lên rất lớn
từ 252,612 tỷ đồng tăng lên 611,760 tỷ đồng (mức tăng 142,17%), việc tăng lên
này chứng tỏ quy mô kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng. Nguồn vốn
kinh doanh của Công ty là rất lớn nhưng nguồn vốn chủ sở hữu năm 2007 mang
giá trị âm điều này xảy ra bởi lợi nhuận chưa phân phối nhỏ hơn không, đây là
điều đáng lo ngại sẽ ảnh hưởng đến tình hình thanh toán của Công ty. Đặc biệt
là khi thực hiện những đơn hàng lớn, việc thanh toán chậm trễ sẽ gây mất uy tín
với đối tác, nếu đi vay ở các ngân hàng thương mại thì mức lãi suất phải chịu lại
rất cao.
CHƯƠNG 2 – KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
NHẬP KHẨU XĂNG DẦU CỦA TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU QUÂN
ĐỘI
1.Tổng công ty Xăng dầu quân đội nhận nhiệm vụ trực tiếp nhập khẩu
xăng dầu
Tổng công ty xăng dầu quân đội với tiền thân là Xưởng MX 315, được
thành lập vào những năm kháng chiến chống Mỹ nên nhiệm vụ chính của
Xưởng khi đó là bảo đảm khí tài xăng dầu cho quân đội huấn luyện, chiến đấu,
công tác : liên kết gia công chế tạo các bể chứa xăng dầu; tổ chức sản xuất các
phụ tùng xăng dầu như : nắp bể, nút bể, bộ chèn vận chuyển,…lắp xe xi téc bệ
gỗ và đặc chủng; tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển xăng dầu mỡ…Trải qua quá
trình phát triển, cho đến trước năm 1998, Tổng công ty vẫn tập trung chủ yếu
vào mặt hàng quốc phòng ( cụ thể là khí tài xăng dầu ) mà chưa tham gia trực
tiếp vào việc nhập khẩu xăng dầu.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng công ty phát
triển theo hướng đa dạng hóa nghành nghề trong thời kì đổi mới, trước yêu cầu
của công tác bảo đảm xăng dầu ngày một lớn, ngoài việc tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh mặt hàng truyền thống, công ty đã mở rộng
các mối quan hệ với các cơ quan Nhà nước và Bộ Quốc phòng. Trên cơ sở tranh
thủ sự ủng hộ của các cơ quan chức năng, Tổng công ty ( khi đó là Công ty Khí
tài Xăng dầu 165) đã đề xuất với Bộ Quốc phòng giao thêm nhiệm vụ cho công
ty được phép trực tiếp nhập khẩu xăng dầu.
Ngày 27 tháng 11 năm 1998, Chính phủ đã có Công văn số 1398/CP-
KTTH về việc nhập khẩu xăng dầu cho quốc phòng. Nội dung công văn nêu rõ :
Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Thương mại để chỉ đạo hoạt động xuất nhập
khẩu xăng dầu tuân thủ theo đúng các quy định của Nghị định số 57/1998/NĐ-
CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ.Ngày 5 tháng 12 năm 1998, Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà ký Công văn số 1754/QP-BQP chỉ đạo
bổ sung ngành nghề cho Công ty Khí tài Xăng dầu 165 thuộc Tổng cục Hậu
cần: xuất nhập khẩu xăng dầu mỡ phục vụ quốc phòng và kinh tế. Ngay sau đó,
ngày 1 tháng 2 năm 1999, Bộ Thương mại đã có Công văn số 474/TM-KH về
phân bổ chỉ tiêu nhập khẩu xăng dầu năm 1999 cho Công ty Khí tài Xăng dầu
165. Từ đây, nhiệm vụ của sản xuất và kinh doanh đã mở ra nhiều triển vọng
mới cho công ty, không những chỉ đa dạng hóa nghành nghề mà còn mở rộng
cả địa bàn và đối tượng phục vụ; nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề mới đòi hỏi
cán bộ công nhân viên phải nỗ lực không ngừng mới hoàn thành được.
2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu xăng dầu của Tổng công ty
Xăng dầu quân đội
Những năm 1999,2000 tổng công ty mới được bổ sung nhiệm vụ nhập
khẩu trực tiếp xăng dầu bảo đảm cho quốc phòng là điều thuận lợi, nhưng cũng
đặt ra cho công ty những yêu cầu mới về công tác tổ chức quản lý và phương
thức hoạt động sản xuất kinh doanh; do vậy đòi hỏi phải khẩn trương củng cố tổ
chức, bổ sung lực lượng sao cho đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ. Trong năm
1999, tuy công ty chưa có điều kiện để thực hiện chức năng này, song đã bảo
đảm xăng dầu theo quy chế đấu thầu của Cục Xăng dầu với việc trúng thầu bảo
đảm xăng dầu cho quân đội trị giá 23 tỷ đồng, đây là niềm phấn khởi và mong
ước của cán bộ công nhân viên công ty, tạo đà cho công ty trong việc từng bước
thực hiện nhiệm vụ trực tiếp nhập khẩu và phân phối xăng dầu phục vụ quân
đội và kinh tế.
Ngày 17 tháng 4 năm 2000, công ty bắt đầu nhập khẩu chuyến đầu tiên
được 27.043 tấn xăng dầu, bảo đảm đúng các thủ tục quy định của Nhà nước và
Quân đội, bảo đảm an toàn tuyệt đối về mọi mặt và có lãi.Mở ra bước ngoặt về
sự chuyển biến tiến bộ của Công ty Xăng dầu quân đội. Cũng trong năm 2000,
công ty đã nhập được 11 chuyến xăng dầu bằng 75.000 tấn, việc mở rộng thị
trường cũng tạo doanh thu gần 300 tỷ đồng; là 1 trong 3/10 doanh nghiệp nhập
khẩu xăng dầu trên cả nước không bị thua lỗ.Công tác nhập khẩu xăng dầu từ
chỗ lệ thuộc thuê kho, nay đã chuyển sang độc lập về thuê kho, nên có đủ
nguồn đảm bảo cho nhiệm vụ quốc phòng và chủ động trong kinh doanh bán
hàng cho tất cả các đối tượng có nhu cầu.
Chỉ sau 4 năm,tức năm 2004, tổng công ty đã có những bước tiến vượt
bậc trong việc thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu xăng dầu với 17 chuyến xăng dầu
các loại, với số lượng là 270.000 tấn, đạt giá trị 1.259 tỷ đồng.
Tính đến năm 2009, Tổng công ty Xăng dầu quân đội đã có hơn 40 đối
tác trên thế giới trong việc ký kết các hợp đồng nhập khẩu xăng dầu, theo cả giá
CIF và FOB. Trong nước,Tổng công ty đã củng cố, duy trì và phát triển được
thị trường kinh doanh bán lẻ trong nước với 573 đại lý ở 54 tỉnh thành trên cả
nước, gồm có 26 tổng đại lý, 486 đại lý trực thuộc, 156 đại lý trực tiếp với Tổng
công ty, trong đó có 76 đại lý là Quân đội, 52 trạm cấp phát thuộc sở hữu của
Tổng công ty.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu xăng dầu của tổng công ty trong năm
2009:
Tổng công ty đã tích cực chủ động tìm kiếm đối tác phân phối để lựa chọn các
nhà cung cấp có uy tín, thực hiện nhập khẩu 96 chuyến xăng dầu các loại, số
lượng 849.000 m3 với giá trị ước tính 10.375 tỷ đồng = 114,7 % kế hoạch của
Bộ Công thương giao.Trong đó:
- Xăng A92 : 269.000 m3, trị giá 3.497 tỷ đồng.
- Dầu các loại : 580.000 m3, trị giá 6.878 tỷ đồng.
Doanh thu kinh tế : 7.859,897 tỷ đồng, đạt 79,4 KH.
3.Giao kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu xăng dầu tại Tổng công ty
xăng dầu quân đội
3.1.Chủ thể của hợp đồng
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chủ thể có thể là tổ chức kinh
tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,
thường xuyên và có đăng ký kinh doanh hoặc các tổ chức, cá nhân khác có hoạt
động liên quan đến thương mại.
Về cơ bản, Tổng công ty xăng dầu quân đội đã được cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh theo các quy định của pháp luật Việt Nam nên có đầy
đủ tư cách pháp lý để tham gia vào các hợp đồng thương mại hàng hóa quốc tế.
Chủ thể còn lại trong hợp đồng nhập khẩu xăng dầu của Tổng công ty
phần lớn là các bạn hàng tin cậy lâu năm, từ các thị trường lớn trên thế giới như
Trung Quốc, Hoa Kỳ,Nga,...; có tài chính lành mạnh, uy tín kinh doanh, không
vi phạm vào các điều ước quốc tế, pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước sở
tại.
Trường hợp đối tác kinh doanh của Tổng công ty là đối tác mới, thì Tổng
công ty luôn ưu tiên cho việc tìm hiểu kĩ lưỡng về khả năng tài chính, chất
lượng sản phẩm của họ cũng như uy tín kinh doanh để đảm bảo đối tác đó có đủ
tư cách pháp lý khi tham gia ký kết hợp đồng.
3.2.Hình thức của hợp đồng
Hình thức của hợp đồng về cơ bản có thể dưới dạng văn bản hoặc lời nói,
hành vi cụ thể. Nhưng do đặc thù của mặt hàng kinh doanh, nên hình thức của
hợp đồng nhập khẩu xăng dầu nhất thiết phải được thể hiện dưới hình thức văn
bản. Điều 27 Luật Thương mại Việt Nam quy định “Mua bán hàng hoá quốc tế
phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức
khác có giá trị pháp lý tương đương”. Do khoảng cách địa lý nên việc trao đổi
giữa Tổng công ty và đối tác chủ yếu thực hiện qua email điện thoại và máy
fax. Với các đối tác lâu năm hình thức được sử dụng nhiều nhất là thông qua
email để chào hàng và chấp nhận chào hàng cũng như thương lượng các vấn đề
liên quan đến hợp đồng.
3.3.Nội dung của hợp đồng
Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa chứa các điều khoản mà hai
bên đã thống nhất được trong quá trình thương lượng.. Nội dung hợp đồng nhập
khẩu xăng dầu của Tổng công ty gồm các điều khoản chủ yếu sau: hàng hóa,
chất lượng, số lượng, phương tiện chuyên chở, giá cả, tranh toán, bảo hiểm,
kiểm tra hàng hóa, khiếu nại, giải quyết tranh chấp. Cụ thể gồm các điểu khoản
sau:
- Phần mở đầu: gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, email, tên nguời
đại diện của các bên tham gia.
- Điều khoản về đối tượng hợp đồng: hàng hóa, mô tả hàng hóa. Cụ thể,
hàng hóa ở đây là xăng dầu, có tên gọi tùy theo đặc điểm của chúng, ví dụ như
xăng A92, dầu Điêzen…
- Điều khoản về chất lượng hàng hóa: đối với các hợp đồng thương mại
quốc tế của Tổng công ty chất lượng hàng hóa luôn được chú trọng đặc biệt.
Mặt hàng xăng dầu không chỉ phục vụ cho quân đội mà còn được tiêu thụ ở thị
trường nội địa, nên chất lượng xăng dầu phải đảm bảo theo các tiêu chuẩn được
Bộ Khoa học và Công nghệ quy định. Gần đây nhất là theo QCVN1:
2009/BKHCN – Quy chuẩn quốc gia về xăng, nhiên liệu Điêzen và nhiên liệu
sinh học ban hành kèm theo Thông tư số 20/2009/TT-BKHCN của Bộ Khoa
học và Công nghệ.
- Điều khoản về số lượng hàng hóa: đối với mặt hàng xăng dầu thì đơn vị
tính chủ yếu được sử dụng là tấn hoặc m3.
- Điều khoản về giá cả: Giá cả luôn là một nội dung quan trọng trong
hợp đồng, đặc biệt là với mặt hàng xăng dầu thì sự thay đổi về giá cả có thể nói
là liên tục theo từng ngày và chịu ảnh hưởng rất lớn từ các biến động về chính
trị. Giá xăng dầu được ghi rõ trong hợp đồng của Công ty với đối tác và thường
là giá chưa tính thuế, các cán bộ của Tổng công ty sẽ có trách nhiệm tìm hiểu rõ
về chủ trương thuế của Nhà nước từ đó tính tổng giá trị thanh toán. Giá thường
được ghi cả bằng số và bằng chữ trong hợp đồng.
- Điều khoản điều kiện giao nhận hàng, phương tiện vận chuyển. Các
bên xác định rõ các nghĩa vụ của mình liên quan đến việc vận chuyển, giao
nhận hàng hóa. Tùy theo thỏa thuận của Tổng công ty và bạn hàng thời gian địa
điểm sẽ được ấn định để thuận lợi nhất cho các bên. Phương tiện vận chuyển sẽ
được lựa chọn cho phù hợp với loại hàng hóa. Công ty hay sử dụng đường biển
để chuyên chở xăng dầu.
- Điều khoản về thanh toán, đối với Tổng công ty phương thức thanh
toán thường sử dụng là thư tín dụng (L/C) do tính an toàn cao hoặc chuyển
khoản đối với các bạn hàng lâu năm. Do các bạn hàng của Công ty chủ yếu là
các công ty nước ngoài nên đồng tiền thanh toán chủ yếu là EURO với đối tác ở
Châu Âu và đồng USD với các đối tác khác.
3.4.Số lượng hợp đồng và đối tác của Tổng công ty.
Theo đà phát triển, từ lúc nhận nhiệm vụ trực tiếp nhập khẩu xăng dầu
năm 1999 cho đến đầu năm 2010, số lượng hợp đồng nhập khẩu xăng dầu cũng
như số đối tác của Tổng công ty liên tục tăng. Từ 11 hợp đồng năm 2000,tăng
lên 17 hợp đồng năm 2004. Tính đến năm 2009, con số này đã đạt 96 hợp đồng,
với đối tác là hơn 40 các tập đoàn, công ty lớn trên thế giới. Có thể nói, đây là
những bước tiến không ngừng cả về số lượng và chất lượng của Tổng công ty
trong việc thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu xăng dầu.
3.5.Quy trình giao kết hợp đồng nhập khẩu xăng dầu
Về cơ bản, quy trình giao kết hợp đồng nhập khẩu xăng dầu thực hiện qua
các bước : tìm hiểu đối tác, đàm phán hợp đồng, ký kết hợp đồng.
- Tìm hiểu đối tác:
Đối với những bạn hàng quen thuộc,uy tín thì thông thường khâu này ít
được chú trọng bởi lẽ năng kinh doanh của họ đã được tạo dựng qua nhiều hợp
đồng đã được ký kết, thực hiện trước đó.
Đối với những đối tác mới thì khâu này đặc biệt quan trọng, nhất là khi
mặt hàng nhập khẩu là xăng dầu – chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước.
Thường thì 2 cán bộ của phòng kinh doanh sẽ nhận nhiệm vụ tìm hiểu về đối
tác về các thông tin như tư cách pháp nhân, khả năng tài chính, chất lượng hàng
hóa, uy tín kinh doanh…Nguồn thông tin thu thập được thông qua internet, từ
phía đối tác chuyển giao, cơ quan chức năng nước sở tại và qua các bạn hàng tin
cậy khác…
- Đàm phán hợp đồng :
Sau khi đã tìm hiểu, nắm rõ thông tin về phía đối tác, Tổng công ty sẽ
gửi lời đề nghị mua hàng với chất lượng, số lượng cụ thể, để tạo thuận lợi cho
phía đối tác khi bước vào đàm phán.
Trong quá trình đàm phán, lần lượt các điều khoản của hợp đồng sẽ được
hai bên thống nhất như loại xăng dầu, số lượng, địa điểm giao hàng, thanh toán,
trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng…Quá trình này có sự tham gia của cán bộ
phòng kinh doanh và giám đốc phụ trách kinh doanh, theo sự chỉ đạo của Tổng
giám đốc hoặc các Phó tổng giám đốc.
Nếu đối tác có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam thì việc gặp
gỡ trực tiếp được ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai bên trong việc đưa
ra những thỏa thuận.Nhìn chung, đối tác của Tổng công ty đều là pháp nhân có
trụ sở tại nước ngoài, nên việc liên lạc thỏa thuận qua email, điện thoại và máy
fax là chủ yếu.Đối với hợp đồng có giá trị lớn thì Tổng công ty sẽ cử cán bộ
sang trụ sở đối tác để đàm phán, đồng thời có cơ hội kiểm chứng lại một lần
nữa thông tin về đối tác đó.
- Giao kết hợp đồng :
Sau khi cùng phía bạn hàng thỏa thuận thống nhất về các điều khoản,
hợp đồng sẽ được ký kết. Tổng công ty thường sử dụng các hợp đồng mẫu, bởi
đây là các hợp đồng đã được soạn thảo sẵn một cách chi tiết và cẩn thận, có đầy
đủ các nội dung cơ bản nhất, giảm thiểu được những rủi ro không đáng
có.Trong trường hợp đối tác có yêu cầu, Tổng công ty cũng có thể soạn thảo
hợp đồng mới.Hợp đồng thường được soạn thảo bằng tiếng Anh, và gửi cho đối
tác thông qua máy fax,email hoặc các phương tiện khác theo quy định của pháp
luật. Sau đó, đại diện hợp pháp của hai bên sẽ ký và gửi lại cho phía bên kia.
3.6.Luật áp dụng trong các hợp đồng nhập khẩu xăng dầu của Tổng công
ty
Nguyên tắc cơ bản trong giao kết hợp đồng là tôn trọng sự thỏa thuận
của các bên, nên tùy vào hợp đồng mà luật áp dụng có thể là luật Việt Nam, luật
của nước nơi đối tác có trụ sở hoặc luật của nước thứ ba.Thông thường, Tổng
công ty thường hướng tới việc sử dụng pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật
Thương mại 2005, để tránh những sai sót trong việc thực hiện hợp đồng. Việc
nhập khẩu xăng dầu của Tổng công ty cũng phải tuân thủ theo những văn bản
dưới Luật khác như quy định về nhập khẩu xăng dầu của Chính phủ, quy định
về chất lượng của Bộ Khoa học và Công nghệ, kế hoạch hàng năm của Bộ Quốc
phòng…
Về phía pháp luật quốc tế, hợp đồng nhập khẩu xăng dầu của Tổng công
ty thường sử dụng Công ước Viên 1980(CISG).Trong đó có các quy định về
giao hàng và chuyển giao chứng từ liên quan đến hàng hoá từ Điều 31 đến Điều
34 của Công ước. Theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và các chứng từ liên
quan đến hàng hoá cho bên mua đúng thời gian. Thời gian này là thời điểm mà
các bên đã thoả thuận, nếu không thoả thuận cụ thể trong hợp đồng thì có thể
căn cứ vào hợp đồng để xác định được…
Ngoài ra, không thể không nhắc tới Incoterms - tên viết tắt của Tập hợp
các điều kiện thương mại quốc tế, mỗi điều kiện của Incoterms được chọn sẽ trở
thành một điều khoản của hợp đồng nhập khẩu xăng dầu. Các điều kiện trong
Incoterms được chia thành các nhóm gồm 13 điều kiện cụ thể và thường được
viết tắt như FOB hay CIF, Tổng công ty và phía đối tác lựa chọn một điều kiện
thường khi đã hiểu rõ việc phân chia chi phí cũng như rủi ro về hàng hóa trong
quá trình vận chuyển. Hiện nay, Incoterms 2000 là văn bản được Tổng công ty
thường sử dụng khi thảo luận với phía đối tác để lựa chọn ra điều kiện cụ thể,
căn cứ vào đó để xác định quyền và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện hợp
đồng.
Về thanh toán trong hợp đồng nhập khẩu xăng dầu, trong thực tế, Tổng
công ty và bạn hàng thường sử dụng UCP 600 (International Commercial Term
600). UCP là bộ quy định của Phòng thương mại quốc tế - ICC về việc sử dụng
tín dụng chứng từ.
Bên cạnh đó, hợp đồng nhập khẩu xăng dầu của Tổng công ty và đối tác
còn phải tuân thủ theo những quy định của điều ước quốc tế nếu có, mà Việt
Nam và nước nơi đối tác có trụ sở là thành viên, nếu trong điều ước quốc tế đó
quy định rõ việc mua bán xăng dầu phải tuân thủ theo những quy định cụ thể.
3.7.Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng
Vấn đề này thường được đề cập cụ thể trong hợp đồng, tại những điều
khoản về chế tài khi vi phạm hợp đồng. Cơ bản, những chế tài có thể áp dụng
trong hợp đồng nhập khẩu xăng dầu là những chế tài được quy định theo Công
ước Viên 1980 Luật Thương mại 2005 và các biện pháp khác do các bên thỏa
thuận không trái với quy định của pháp luật.
Theo Công ước Viên 1980,chế tài là giống nhau trong cả hai trường hợp
người bán hoặc người mua vi phạm hợp đồng. Nếu tất cả các điều kiện được
thoả mãn (như một bên có lỗi, lỗi đó gây thiệt hại cho bên kia,..), bên bị thiệt
hại có thể buộc bên kia thực hiện hợp đồng, đòi bồi thường thiệt hại hoặc huỷ
hợp đồng. CISG cũng quy định các chế tài cho người mua đối với vi phạm hợp
đồng của người bán được quy định trong mối quan hệ với nghĩa vụ của người
mua. CISG cũng quy định về vi phạm cơ bản. Sự tồn tại của vi phạm hợp đồng
là một trong hai điều kiện mà người bị vi phạm có thể tuyên bố không thực hiện
hợp đồng; điều kiện khác ở đây là, trong trường hợp người bán không giao hàng
hoặc người mua không thanh toán hoặc không nhận hàng, bên vi phạm không
thực hiện hợp đồng trong một thời gian hợp lí được xác định bởi bên bị vi
phạm.
Bên cạnh đó, các loại chế tài trong thương mại theo quy định của luật
Việt Nam: (Điều 159 – Luật Thương mại 2005)
- Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
- Phạt vi phạm.
- Buộc bồi thường thiệt hại.
- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
- Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
- Huỷ bỏ hợp đồng.
- Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ
bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
3.8.Giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
xăng dầu tại Tổng công ty
Trong quá trình đàm phán, Tổng công ty luôn lưu ý đến việc thỏa thuận
cụ thể các điều kiện, đặc biệt là chế tài khi vi phạm hợp đồng và việc giải quyết
tranh chấp phát sinh. Tranh chấp là điều mà Tổng công ty rất hạn chế để xảy ra,
nhưng đối với mặt hàng có giá trị lớn như xăng dầu, vận chuyển qua đường
biển có nhiều rủi ro, thì việc tranh chấp phát sinh là điều khó tránh khỏi, dù các
bên đều có thiện chí thực hiện hợp đồng.
Việc giải quyết tranh chấp có thể tiến hành qua các: thương lượng, hòa
giải, trọng tài thương mại quốc tế và thông qua tòa án.
-Thương lượng: là hình thức mà Tổng công ty ưu tiên sử dụng khi có
tranh chấp phát sinh. Theo đó, Tổng công ty sẽ gửi cho phía đối tác yêu cầu của
mình đề nghị về bồi thường thiệt hại, phạt hợp đồng…Những yêu cầu chủ yếu
này căn cứ vào những điều khoản của hợp đồng đã ký kết. Việc giải quyết tranh
chấp bằng thương lượng một mặt giúp Tổng công ty hạn chế những chi phí phát
sinh không đáng có, mặt khác, không gây phương hại đến quan hệ thương mại
tạo dựng với phía đối tác.
-Hòa giải: theo hình thức này thì tranh chấp sẽ được đưa tới một bên thứ
ba(thường là trọng tài thương mại quốc tế), thông qua đó hai bên của hợp đồng
sẽ cùng tìm ra biện pháp khắc phục đối với tranh chấp phát sinh.Tuy nhiên, việc
giải quyết tranh chấp bằng hình thức này có thể kết thúc bất cứ lúc nào nếu
không có sự thiện chí từ phía Tổng công ty hoặc đối tác. Giống như thương
lượng, hòa giải có thể kéo dài và cũng giúp hai bên giữ được mối quan hệ kinh
doanh với chi phí thấp và hiệu quả.
-Trọng tài: hình thức này chỉ được áp dụng nếu trong hợp đồng có thỏa
thuận trọng tài. Thông thường, thỏa thuận này đi kèm với hợp đồng chính,
nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, có thể là một thỏa thuận trọng tài riêng
biệt nằm ngoài hợp đồng chính. Cụ thể, trong hợp đồng nhập khẩu xăng dầu,
Tổng công ty thường hướng tới việc giải quyết tranh chấp bằng Trung tâm
Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) hoặc Trung tâm Trọng tài Thương mại
Quốc tế khác. Việc thi hành phán quyết của trọng tài có thể theo Công ước New
York 1958 hoặc Công ước Châu Âu về trọng tài ngoại thương năm 1961.
-Tòa án: đây là biện pháp mà các bên sử dụng khi muốn giải quyết tranh
chấp một cách triệt để, khi mà các biện pháp trên không đạt hiệu quả. Do đặc
điểm hệ thống tòa án của các nước là khác nhau, nên quy trình thủ tục tiến hành
giải quyết tranh chấp tại Tòa án rất phức tạp theo những quy định nghiệm
ngặt,đặc biệt hao tốn thời gian và tiền bạc khi theo kiện. Đây cũng là lý do mà
Tổng công ty mà các bạn hàng rất e ngại khi đưa tranh chấp ra giải quyết tại tòa
án, nhưng trong một số trường hợp nhất định thì việc này là không thể tránh
khỏi, nhất là khi phía đối tác không tuân thủ theo các thỏa thuận đã đạt được
hoặc phán quyết của trọng tài thương mại.Theo quy định của pháp luật Việt
Nam, thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án thực hiện theo Bộ luật Tố
tụng dân sự 2004.
CHƯƠNG 3 – THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA TỔNG CÔNG TY
TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NHẬP KHẨU XĂNG
DẦU
1.Thuận lợi
Về tình hình chung, nền kinh tế thế giới trải qua năm 2009 với nhiều
biến động và đã có những dấu hiệu hồi phục nhất định.Trong đó Châu Á ( trong
đó có Việt Nam ) được đánh giá là khu vực đã đưa nền kinh tế thế giới vượt qua
khủng hoảng tài chính diễn ra vào cuối năm 2008.
Tổng công ty Xăng dầu quân đội, một trong những doanh nghiệp hàng
đầu cả nước về nhập khẩu xăng dầu, nên liên tục nhận được sự quan tâm, chỉ
đạo sát sao của Đảng ủy, Chỉ huy Tổng cục Hậu cần, các cơ quan cấp trên về
mọi mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng công ty nâng cao năng lực, phát triển
sản xuất kinh doanh phục vụ quốc phòng và kinh tế.
Về phía nội bộ công ty,luôn có sự đoàn kết nhất trí, tinh thần chủ động
sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn tìm mọi biện pháp hoàn thành nhiệm vụ.
Bộ máy tổ chức của Tổng công ty và các đơn vị thành viên dần được
kiện toàn và ổn định.Các nghành nghề kinh doanh của công ty có thị trường
phát triển ổn định ở cả ba miền Bắc - Trung – Nam.
Hàng năm, Tổng công ty liên tục mở các lớp đào tạo, do đó trình độ
nghiệp vụ của cán bộ, công nhân viên và tay nghề của công nhân thường xuyên
được bồi dưỡng nâng cao. Từ đó nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm, tạo
tiền đề cho việc cạnh tranh trên thị trường.
2.Khó khăn
2.1.Những khó khăn chủ quan
Tổng công ty mới được thành lập, đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm kinh
doanh còn thiếu nhiều.Một phần không nhỏ cán bộ chủ chốt mới chuyển từ đơn
vị bao cấp sang hạch toán nên còn nhiều bỡ ngỡ.
Suy thoái kinh tế làm cho sản lượng tiêu thụ xăng dầu của các doanh
nghiệp trong đó có Tổng công ty Xăng dầu quân đội giảm mạnh, giá khi xây
dựng hoạch cao nhưng giá thực hiện lại thấp hơn rất nhiều ( giá xăng dầu trung
bình khi xây dựng kế hoạch năm 2009 là 17.500 đ/lít nhưng giá xăng dầu tính
bình quân khi thực hiện kế hoạch chỉ đạt 12.500 đ/lít.)
Vốn lưu động cho Tổng công ty hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt
là nhập khẩu xăng dầu chủ yếu là nguồn vốn vay thương mại, có lãi suất cao.
Kho xăng dầu đầu nguồn trữ lượng lớn để có thể huy động vào kinh
doanh còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu của Tổng công ty nên
vẩn phải thuê ngoài, làm ảnh hưởng đến sự chủ động trong nhập khẩu xăng dầu.
Quá trình phê duyệt mô hình tổ chức biên chế, bổ nhiệm cán bộ chủ trì
còn chậm.Công tác tổ chức bộ máy quản lý phải tiến hành chờ đợi và thực hiện
gần một năm mới hoàn thiện mô hình Tổng công ty.
2.2.Những khó khăn khách quan
Tình hình kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu phục hồi khả quan,
nhưng không vì thế mà xóa hết những nguy cơ tiềm ẩn, bởi lẽ sự phục hồi này
phần lớn dựa vào các gói kích thích kinh tế của Chính phủ, rồi tình trạng nợ
công của các quốc gia, đặc biệt là với các nền kinh tế phát triển. Bên cạnh khó
khăn chung đó, việc nhập khẩu xăng dầu của Tổng công ty còn tồn đọng những
khó khăn khác.
- Về giá mua vào : Trước tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động,
đặc biệt là mặt hàng xăng dầu chịu nhiều ảnh hưởng của các tác động về mặt
chính trị, giá xăng dầu trên thế giới liên tục thay đổi theo từng ngày.Đây là khó
khăn lớn nhất đối với Tổng công ty khi ký kết hợp đồng, bởi lẽ thỏa thuận đạt
được của lần thỏa thuận trước có khi phải điều chỉnh lại theo giá mới bởi có sự
chênh lệch quá lớn, theo yêu cầu từ phía đối tác hoặc từ chính phía Tổng công
ty.
- Về giá bán ra : Tổng công ty ngoài việc điều chỉnh giá bán phù hợp với
tình hình sản xuất kinh doanh, còn phải có sự thay đổi về giá theo những quy
định của Chính phủ, bởi lẽ xăng dầu là hàng hóa thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động thương mại của các ngành nghề khác cũng như đời sống thu nhập
của nhân dân.Sự thay đổi về giá bán xăng dầu có thể kéo theo nhiều tác động
tiêu cực tới các mặt hàng khác trong nền kinh tế. Chính vì thế, đôi khi việc thay
đổi giá xăng dầu ( đặc biệt là tăng giá ) là không thể tránh khỏi, song vẫn vấp
phải sự phản đối từ phía người tiêu dùng. Cơ chế điều hành của Nhà nước còn
nhiều bất cập khiến giá đầu ra thấp hơn giá vốn.Thực hiện cơ chế giao quyền
quyết định cho doanh nghiệp song Nhà nước vẫn khống chế mức thay đổi giá <
500 đ/lít một lần điều chỉnh.
- Về việc vận chuyển xăng dầu : do tính chất của mặt hàng này, các hợp
đồng đều quy định việc vận chuyển thông qua đường biển. Nhưng với tình hình
an ninh thế giới hiện nay có nhiều phức tạp, đặc biệt như nạn hải tặc luôn là mối
đe dọa thường trực đối với các hợp đồng vận chuyển của Tổng công ty. Bên
cạnh đó, các cơn thiên tai như bão biển, sóng thần cũng là những nguy cơ đáng
lo ngại đến việc vận chuyển xăng dầu.
- Về thị trường : bên cạnh Tổng công ty xăng dầu Quân đội, trong cả
nước còn có những đơn vị mạnh khác tham gia vào việc nhập khẩu và cung ứng
xăng dầu cho thị trường như Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam Petrolimex,
Công ty Xăng dầu Hàng không VINAPCO…Do có nhiều đơn vị cùng tham gia
nên việc nhập khẩu, phân phối xăng dầu trên thị trường có tính cạnh tranh rất
cao, đòi hỏi Tổng công ty phải có chiến lược kinh doanh hợp lý.
- Khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh : do đối tác của
Tổng công ty đều có trụ sở tại nước ngoài, với giá trị hợp đồng lớn, một khi
tranh chấp phát sinh thì thiệt hại xảy ra thường rất lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động kinh doanh, dù cho trong hợp đồng đã có những điều khoản cụ
thể chi tiết. Cũng vì khó khăn về địa lý này, việc thực hiện các biện pháp khắc
phục cũng như thi hành phán quyết của Trọng tài, Tòa án hay theo đuổi các vụ
kiện cũng gây tốn kém không nhỏ về thời gian và tiền bạc.
KẾT LUẬN
Tổng công ty Xăng dầu quân đội là doanh nghiệp quốc phòng, an ninh
thuộc Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng, trực tiếp sản xuất, kinh doanh và đầu
tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh theo, một đơn
vị kinh tế hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, sản xuất
kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản quy
phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng cùng Điều lệ tổ chức, hoạt động và Quy
chế quản lý tài chính của Tổng công ty do Bộ Quốc phòng phê duyệt.
Trong thời gian qua, hoạt động của Tổng công ty Xăng dầu quân đội đã
góp phần tích cực trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội
của địa bàn thành phố Hà Nội.Đặc biệt, Tổng công ty ngày càng vững bước
khẳng định vị thế của mình, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của cả
nước trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối xăng dầu.
Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố năm
2010 và những năm sau đòi hỏi phải có sự nỗ lực phấn đấu của mọi cấp, mọi
ngành. Trong đó Tổng công ty phải áp dụng nhiều biện pháp mở rộng hoạt động
sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho nền kinh tế thành phố Hà Nội nói riêng
và cả nước nói chung phát triển. Tin tưởng rằng với sự phối hợp đồng bộ giữa
Tổng công ty với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cùng các ngành các
cấp liên quan, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội sẽ vẫn tiếp tục phát triển, cùng
kinh tế nước ta vượt qua thời kỳ khủng hoảng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ước Viên 1980
2. Công ước New York 1959
3. Incoterms 2000
4. Luật doanh nghiệp 2005.
5. Quyết định số 1778/QĐ-TTg phê duyệt đề án chuyển Công ty Xăng dầu
quân đội thành Tổng công ty Xăng dầu quân đội hoạt động theo hình
thức công ty mẹ - công ty con.
6. Quyết định số 645/1999/QĐ-QP đổi tên Công ty Khí tài xăng dầu 165
thuộc Tổng cục Hậu cần thành công ty Xăng dầu Quân đội.
7. Nghị quyết 05/NQ- TW của Bộ Chính trị.
8. Nghị quyết 06 của Đảng uỷ quân sự Trung ương về đổi mới sản xuất ở
các doanh nghiệp quốc phòng năm 1996.
9. Báo cáo kế hoạch của Tổng công ty Xăng dầu Quân đội các năm 2006,
2007, 2009.
10. Bộ Khoa học và Công nghệ
11. Báo Quân đội nhân dân
12. Các tài liệu khác
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 – KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU QUÂN
ĐỘI ................................................................................................................................... 1
1.Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Xăng dầu
quân đội ...................................................................................................................... 2
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty ........................ 5
2.1.Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty .................................................. 6
2.2.Đặc điểm các mặt hàng kinh doanh của Tổng công ty. ........................... 8
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Tổng công ty Xăng
dầu Quân đội.............................................................................................................. 9
4. Số lượng người lao động trong Tổng công ty ................................................. 12
5. Kết quả thực hiện kế hoạch công tác năm 2009 ............................................. 12
6. Tình hình tài chính của Tổng công ty .............................................................. 13
CHƯƠNG 2 – KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
NHẬP KHẨU XĂNG DẦU CỦA TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU QUÂN
ĐỘI ................................................................................................................................. 15
1.Tổng công ty Xăng dầu quân đội nhận nhiệm vụ trực tiếp nhập khẩu
xăng dầu.................................................................................................................... 16
2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu xăng dầu của Tổng công ty
Xăng dầu quân đội .................................................................................................. 17
3.Giao kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu xăng dầu tại Tổng công ty
xăng dầu quân đội ................................................................................................... 18
3.1.Chủ thể của hợp đồng .................................................................................. 18
3.2.Hình thức của hợp đồng............................................................................... 19
3.3.Nội dung của hợp đồng ................................................................................ 19
3.4.Số lượng hợp đồng và đối tác của Tổng công ty. ..................................... 21
3.5.Quy trình giao kết hợp đồng nhập khẩu xăng dầu .................................. 21
3.6.Luật áp dụng trong các hợp đồng nhập khẩu xăng dầu của Tổng
công ty ................................................................................................................... 22
3.7.Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng .............................................. 24
3.8.Giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập
khẩu xăng dầu tại Tổng công ty ........................................................................ 25
CHƯƠNG 3 – THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA TỔNG CÔNG TY
TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NHẬP KHẨU XĂNG
DẦU ................................................................................................................................ 28
1.Thuận lợi ............................................................................................................... 28
2.Khó khăn ............................................................................................................... 28
2.1.Những khó khăn chủ quan .......................................................................... 28
2.2.Những khó khăn khách quan ...................................................................... 29
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 32
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CP: Chính phủ.
BQP: Bộ Quốc phòng.
TCHC: Tổng cục Hậu cần.
Tổng công ty: Tổng công ty Xăng dầu Quân đội.
CMNV: chuyên môn nghiệp vụ.
TSCĐ: Tài sản cố định.
ĐTDH: Đầu tư dài hạn.
KH: Kế hoạch.
KV: Khu vực.
Công ty CPKD: Công ty cổ phần kinh doanh.
Công ty CPDVTH: Công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp.
Công ty CPVT : Công ty cổ phần vận tải.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 701_6998.pdf