Nghiên cứu và cụ thể hóa các quy định về khai thác kiến trúc, bảo vệ môi trường
trong các loại hình du lịch, các cơ sở du lịch,
Xây dựng, thực hiện chương trình mục tiêu cụ thể để bảo tồn và phát huy các giá
trị kiến trúc Pháp thông qua việc hỗ trợ đầu tư, tôn tạo, giữ gìn, bảo tồn. Cần chú ý về vấn
đề môi trường trong phát triển du lịch, không để tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực
phía trong chợ Bến Thành.
Sở Văn hóa thể thao du lịch cần có kế hoạch thúc đẩy du lịch dựa trên kiến trúc
mang dấu ấn Pháp bằng các kế hoạch quy hoạch phát triển cụ thể. Tuyên truyền và giáo
dục ý thức cộng đồng về bảo tồn các giá trị của kiến trúc Pháp, bảo vệ môi trường, để
phục vụ phát triển tour du lịch mà những dấu ấn kiến trúc Pháp ở thành phố Hồ Chí Minh
được khai thác triệt để.
42 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3889 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Khai thác hoạt động du lịch dựa trên một số công trình tiêu biểu mang dấu ấn kiến trúc pháp ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tâm thành phố, gần các điểm mua sắm, du lịch. Và đặc biệt, Majestic còn sở hữu
một vị trí đẹp vào hàng nhất nhì Sài Gòn - mặt tiền hướng ra con sông Sài Gòn tạo ra
khung cảnh hữu tình và thơ mộng.
Hơn 85 năm hoạt động, khách sạn vẫn giữ được nét kiến trúc gốc cổ điển của
Pháp. Khách sạn cao 5 tầng, gồm 175 phòng và dãy phòng với 76 phòng Superior nhìn ra
cảnh thành phố, 38 phòng Deluxe Pool View, 32 phòng Deluxe River View, 20 phòng
Junior Suite và 9 phòng Majestic Suite. Đặc biệt là 2 phòng Executive Suite được thiết kế
theo kiểu Pháp với trần cao, sàn gỗ với các trang thiết bị hiện đại như bồn tắm thủy lực,
vòi tắm hoa sen lấp lánh ánh vàng của hãng Jacob Delafon, tường phòng tắm được ốp đá
cẩm thạch sang trọng. Majestic Suite có diện tích rộng đến 90m2, phòng khách và phòng
ngủ liền nhau. Hầu hết các phòng ngủ đều có ban sao và có hướng nhìn ra thành phố và
cảnh sông Sài Gòn, có đầy đủ các dịch vụ cao cấp, sang trọng, nhưng vẫn giữ nét cổ kính
với phong cách riêng Majestic. Không gian đặc trưng trong các phòng của Majestic thể
hiện qua ánh sáng, màu sắc, âm thanh hay từ ngay những chiếc thảm trang trí, những bức
tranh cũng được lựa chọn, trang trí một cách hài hòa. Đến với Majestic, du khách sẽ cảm
nhận được sự tinh tế, lãng mạn và ấm cúng. Khu vực tiền sảnh được trang trí kiếng màu
nghệ thuật - một lối kiến trúc cổ điển mang phong cách Pháp. Các đèn chùm đã tạo được
dáng vẻ sang trọng của phương Tây và ấm cúng của phương Đông. Đây là nét độc đáo
trong sự kết hợp kiến trúc phương Đông và phương Tây. Cũng chính vì thế, khách sạn
Majestic đã được tạp chí The Guide bình chọn là khách sạn ấm cúng. Đây cũng là điều dễ
hiểu vì đây là một công trình kiến trúc Pháp, và các dịch vụ ở đây cũng rất cao cấp cho
phù hợp. Du khách sẽ thấy phòng không hút thuốc, điều hòa nhiệt độ, áo choàng tắm, báo
hàng ngày, bàn, máy sấy tóc, bàn ủi, két sắt trong phòng ở mỗi phòng. Bạn cũng tìm thấy
ở khách sạn dịch vụ phòng 24 giờ, cửa hàng, sòng bài, thang máy, quán cà phê, quán
bar/tiệm rượu, dịch vụ giặt là/giặt khô, thiết bị cho cuộc họp. Các tiện nghi để giải trí
và thư giãn bao gồm mát xa, jacuzzi, thiết bị tập thể dục, tắm hơi, phòng tắm hơi, sân
tennis. Với một loạt các tiện nghi nổi tiếng và đội ngũ nhân viên tận tình, thân thiện,
không có gì lạ khi du khách vẫn tiếp tục quay lại Hotel Majestic Saigon. Qua nhiều đợt
trùng tu nâng cấp vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính, sang trọng của Pháp.
Với nét đặc trưng Pháp và kiến trúc kỳ lạ, thanh lịch, lãng mạn, độc đáo, trong
không gian của các phòng nghỉ, những dịch vụ đi kèm bao gồm trung tâm kinh doanh, bể
bơi, trung tâm làm đẹp, phòng hội nghị, nhà hàng và quán bar cũng là một cách để
Majestic xây dựng hình ảnh riêng của mình. Phòng Prima Hall ở tầng thượng với sức
chứa 250 người, đạt tiêu chuẩn Quốc tế - là nơi lý tưởng để tổ chức các buổi tiệc lớn.
Cũng nằm trên tầng thượng, kế bên Priam Hall, là Blue Saloon A&B - phù hợp với các
buổi họp nhỏ hoặc tiệc thân mật. Gần Đại sảnh chính của khách sạn là Mezzazine - phòng
Mezza A&B với sức chứa từ 30 đến 40 người.
Khách sạn có nhiều quầy bar và nhà hàng sẽ mang đến cho du khách nhiều hơn
những sự lựa chọn. Nhà hàng Serenade là nơi du khách có thể tìm thấy sự đón tiếp ân cần
như ở nhà với các món ăn ngon và các loại rượu hảo hạng. Cyclo Café sẽ đưa du khách đi
đến sự giao lưu văn hóa với các món ăn Âu - Á kết hợp với thưởng thức ca nhạc dân tộc.
Còn Bellevue bar, Breeze Sky bar, Merry Pool bar, Catinat Lounge là những nơi phục vụ
đồ uống, cocktail được pha chế đặc biệt bởi các tay bartender chuyên nghiệp, từ đây
khách có thể chiêm ngưỡng sông Sài Gòn thơ mộng và sự nhộn nhịp của đường phố Sài
Gòn. Năm 2007, Majestic được tổng cục Du lịch Việt Nam xếp hạng khách sạn năm sao.
Nhìn chung, khi nói đến dấu ấn kiến trúc Pháp ở khách sạn Majestic thì không phải chỉ là
nói đến kiểu dáng bên ngoài của khách sạn mà còn là nói đến các dịch vụ, cách bố trí các
gian phòng, nội thất,… Khách sạn hơn 80 năm tuổi của mình, Majestic tuỳ từng hoàn
cảnh, thời điểm đã đón tiếp nhiều nhân vật quốc tế, từ chính khách: Tổng thống Pháp
Mitterrand, Thái tử Nhật Akishino, Lee Hsien Loong nguyên phó thủ tướng Singapore,
Thái tử Đan Mạch Henrick, Thái tử Anh Ed. Andrew, công chúa Thái Lan Maha Chakri
Sring Dhorn, nguyên Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt… đến tên tuổi quốc tế: minh tinh
Catherine Deneuve, giáo sư Trần Văn Khê, nhà văn Kaiko Takeshi…
Thấy được tiềm năng đó, ngày 6.7.2011, tổng công ty Du lịch Sài Gòn
(Saigontourist) bắt đầu thi công dự án mở rộng khách sạn Majestic. Phần xây dựng mở
rộng gồm hai khối tháp cao 24 tầng và 27 tầng cùng bốn tầng hầm, số phòng mới là 353
phòng, tổng mức đầu tư khoảng 1.900 tỉ đồng. Thời gian dự kiến hoàn thành vào cuối
năm 2014. Như vậy, sau khi công trình hoàn thành, tổng số phòng của khách sạn
Majestic ở khu cũ và khu mới là 538 phòng. Đây sẽ là một trong những khu phức hợp
khách sạn năm sao lớn của thành phố Hồ Chí Minh, kết hợp hài hoà kiến trúc cổ với kiến
trúc hiện đại, cung ứng dịch vụ lưu trú đẳng cấp quốc tế cho du khách, đáp ứng phân
khúc thị trường khách du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo (MICE). Khi hoàn thành, đây sẽ
là một trong những khu phức hợp khách sạn 5 sao quy mô nhất tại thành phố Hồ Chí
Minh với đầy đủ dịch vụ cao cấp, mang nét kiến trúc hài hòa giữa cổ điển và hiện đại. Dù
đạt chuẩn 5 sao nhưng khách sạn luôn kịp thời đầu tư thay mới sản phẩm phòng ngủ, từ
cách trang trí đến trang thiết bị nội thất, vật dụng đặt phòng... phù hợp với kiến trúc cổ
của KS để đem đến nhiều tiện ích và tạo sự mới lạ cho khách. Phó Chủ tịch ủy ban nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Hồng cho rằng, công trình khi đưa vào hoạt
động sẽ góp phần gia tăng lợi thế cạnh tranh và tăng uy thế ngành du lịch thành phố để
trở thành điểm đến hấp dẫn trong khu vực.
Bên cạnh trang thiết bị tiện nghi, chất lượng dịch vụ hoàn hảo thì đội ngũ quản lý,
nhân viên vừa giỏi chuyên môn, nghiệp vụ với phong cách phục vụ tận tâm, chu đáo, hết
lòng vì khách hàng cũng là niềm tự hào và là dấu ấn riêng của Majestic. Đến với Khách
sạn, du khách không chỉ được trải nghiệm những cảm xúc thăng hoa tuyệt vời nhất mà
còn được tận hưởng bầu không khí thân thiện, phong cách phục vụ chuyên nghiệp của đội
ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm luôn trong tâm thế sẵn lòng phục vụ.
Gần một thế kỷ tồn tại và phát triển, Majestic luôn tự hào giữ được sự sang trọng,
lịch lãm bậc nhất tại TPHCM với lối kiến trúc cổ điển của Pháp, kết hợp hài hòa giữa xưa
và nay. Khách sạn Majestic là niềm tự hào của thành phố mang tên Bác. Với lối kiến trúc
đặc biệt và vị trí độc đáo nằm bên cạnh dòng sông Sài Gòn ngay trên con đường Đồng
Khởi, một con đường tơ lụa của Sài Gòn, Majestic cùng với Sofitel Metropole Hà Nội là
hai khách sạn duy nhất của Việt Nam được xếp vào chuỗi những khách sạn cổ “Huyền
Thoại Đông Dương”.
1.2.3. Nhà hát lớn Thành phố.
Nằm ở một vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố nằm tại đường Đồng Khởi,
quận 1,thành phố Hồ Chí Minh. Nhà hát được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên
tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự
kiện lớn. Đây cũng là nhà hát thuộc loại lâu đời theo kiến trúc Pháp và được xem như
một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách.
Nhà hát lớn Sài Gòn là một công trình tiêu biểu về mặt kiến trúc. Tác giả của tòa
kiến trúc này là các kiến trúc sư Félix Olivier, Ernest Guichard và Eugène Ferret xây
dựng năm 1900 theo lối kiến trúc của thời Đệ tam cộng hòa Pháp, theo phong cách Tân
cổ điển với nguyên tắc bố cục dựa trên quy luật đối xứng nghiêm ngặt với sự chú ý nhấn
mạnh diện trung tâm hay hai khối nhô ở hai bên và dựa trên cách thức, chi tiết trang trí
kiến trúc theo tinh thần cổ điển với trên mái là vòm lớn, hai bên là hai cột cao với hình
dạng đối xứng, trên những bức tường ngập tràn các hình thức trang trí, các công sơn uốn
lượn, tất cả đều giàu tính điêu khắc cùng với các hình ảnh phù điêu nổi, bố cục cân đối,
sử dụng nhiều thức cổ điển, nhiều hình thức trang trí phong phú sử dụng các thức, chi tiết
Cổ điển La Mã, Phục hưng.
Bố cục nhà hát được dựng theo nhà hát kịch Opéra ở Paris, với phòng khán giả,
sân khấu lớn, không gian rộng rãi, thính phòng được phủ trần nhà dạng mái bát úp tựa lên
một vòng tròn cột. Ngoài ra, còn có thêm tầng hầm, mái gãy dạng Mansart. Mặt tiền của
nhà hát được trang trí nhiều phù điêu được đặt làm từ Pháp, trong đó, nổi bật là 2 tượng
nữ thần ở cửa và nhóm các thiên thần dạo nhạc trên đỉnh. Thiết kế bên trong nhà hát hiện
đại với đầy đủ thiết bị âm thanh và ánh sáng. Ngoài tầng trệt, nhà hát còn có 2 tầng lầu
với những dãy ghế được bố trí theo hình chữ U hướng về sân khấu chính.
Vật liệu khảm không được khảm trực tiếp bằng tay theo kiểu truyền thống mà phải
sắp xếp “ úp mặt” xuống giấy bồi, sau đó phủ một lớp vữa mỏng, rồi mới đặt vào trong
panel. Trong nội thất, cách bố trí và vật liệu phục vụ cho các mục đích khác nhau, kết
hợp với cách trang trí hoa mỹ tạo cảm giác mạnh trong khắp nhà hát. Tiện nghi ở hậu
trường cũng được sắp xếp hợp lý, với một sân khấu tập diễn ở phía sau, tạo nét cân đối
cho toàn bộ công trình.
Cửa mặt tiền chịu ảnh hưởng nghệ thuật Pháp cổ điển khá rõ nét. Thiết kế bên
trong tân tiến với đầy đủ thiết bị cho âm thanh và ánh sáng. Ngoài tầng trệt còn 2 tầng lầu
tổng cộng 1800 chỗ ngồi. Toàn bộ các mẫu trang trí, phù điêu mặt tiền và nội thất đều
được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ 19
và gửi từ Pháp qua.
Nhà hát không phải là một công trình kiến trúc dành cho giới tri thức trầm ngâm
suy tưởng, mà là một công trình phục vụ cho sự vui nhộn và tiêu khiển. Đến với nhà hát
lớn Thành phố Hồ Chí Minh bên cạnh được thưởng thức những giá trị nghệ thuật sân
khấu ta còn được tận mắt chiêm ngưỡng nét kiến trúc Pháp tuyệt đẹp ở nơi đây. Chính sự
sang trọng, nguy nga do kiến trúc Pháp tạo nên giúp cho nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí
Minh đứng vững theo năm tháng và khẳng định được giá trị trường tồn của mình theo
thời gian.
Để đảm bảo yêu cầu hoạt động và công tác đối ngoại, thành phố Hồ Chí Minh đã
quyết định trùng tu Nhà hát lớn thành phố. Hiện công việc này đã được quỹ Indochina
Land hỗ trợ 8 tỷ đồng.Những bộ phận kiến trúc trùng tu bao gồm mái ngói, gạch lót, điêu
khắc nổi trên tường, tượng phía trong nhà hát. Ngoài ra, ghế ngồi hiện tại cũng được thay
bằng ghế đệm và giảm số ghế từ 559 xuống còn 500.
1.2.4. Chợ Bến Thành.
Vị trí: Nằm ở trung tâm thành phố. Chợ Bến Thành ngày nay có hình chữ nhật, trổ
bốn cửa ra quảng trường Quách Thị Trang và các con đường: Phan Bội Châu, Phan Chu
Trinh và Lê Thánh Tôn thuộc quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Bất cứ ai khi đến TP. Hồ
Chí Minh đều tận dụng mọi cơ hội đến thăm chợ Bến Thành, vì đây không chỉ là nơi
buôn bán, giao thương sầm uất,mà còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn. Ấn tượng đầu
tiên khi đến thăm chợ Bến Thành không phải là cảnh kẻ mua người bán đông đúc, xe cộ
đi lại tấp nập mà là kiến trúc mặt tiền độc đáo của chợ. Cổng vào hình vòm không rộng
lắm, bên trên là tháp cao, 4 phía gắn 4 mặt đồng hồ lớn màu xanh. Hình ảnh này khiến
người ta liên tưởng đến những đất nước ở phương Tây xa xôi.
Chợ được hãng thầu Brossard Et Maubin khởi công xây dựng từ năm 1912, đến
năm 1914 thì hoàn thành với diện tích khoảng 10.000m2. Công trình này được xây bằng
gạch, cột kèo bằng sắt, mái ngói, nhất là bốn phía của tháp cao đều gắn đồng hồ theo kiến
trúc Châu Âu. Chính vì thế, chợ Bến Thành toát lên vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa kiêu sa,
tráng lệ.
Nằm ở khu vực trung tâm TP. Hồ Chí Minh, chợ Bến Thành đã trở thành một
chứng nhân lịch sử, chứng kiến bao đổi thay của đất nước. Trải qua hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và Mỹ, rồi đến những năm tháng khôi phục đất nước, chợ vẫn giữ vai trò là
trung tâm giao dịch, buôn bán lớn nhất Sài Gòn nói riêng, Nam Bộ nói chung. Sau gần
100 năm, những nét kiến trúc độc đáo của chợ Bến Thành không hề lạc lõng với cuộc
sống ồn ào, xô bồ mà vẫn nổi bật bên cạnh các công trình xây dựng hiện đại xung quanh.
Có lẽ chính sự cổ kính, tháp cao uy nghiêm, hài hòa với những chiếc đồng hồ tích tắc
không ngừng nghỉ đã làm nên sức hấp dẫn riêng của chợ Bến Thành. Qua nhiều lần chỉnh
trang và sửa chữa, kiến trúc chợ không ít nhiều có sự thay đổi tuy nhiên may mắn là chiếc
tháp đồng hồ vẫn nguyên dạng, cùng với những phù điêu mang hình ảnh chỉ dẫn cho từng
ngành hàng bán ở mỗi cửa chợ – hai gia sản bất khả xâm phạm của chợ Bến Thành làm
cho nó vẫn giữ được dáng vấp của một nền kiến trúc Pháp.
Hiện nay, ước tính chợ Bến Thành có khoảng 3.000 hộ tham gia kinh doanh, buôn
bán với đầy đủ các loại hàng hóa. Mỗi ngày, có tới hàng vạn người tiêu dùng và khách
du lịch đến đây tham quan, mua sắm. Chính vì thế, chợ không chỉ là nơi buôn bán,
thương mại mà còn là điểm tham quan du lịch quan trọng, nhằm giới thiệu các đặc sản
của sông nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Nhìn lại những thăng trầm lịch sử mà Chợ Bến Thành đã đi qua, ta mới thấy được
tại sao chợ vẫn trường tồn với thời gian, những giá trị mà Bến Thành đem lại cho Thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung không đơn thuần chỉ là vật
chất hữu hình mà trong nó luôn mang những giá tinh thần văn hóa cao đi sâu vào tâm trí
của những ai một lần đã đặt chân đến chợ. Nét kiến trúc Pháp tôn vinh thêm giá trị chợ
Bến Thành, khẳng định được sự dẻo dai, nét khác biệt của một dấu ấn kiến trúc cổ giữa
lòng thành phố hiện đại như ngày nay, chính vì thế mà chợ Bến Thành được chọn là biểu
tượng của Thành phố Hồ Chí Minh, vừa là trung tâm thương mại vừa là một biểu trưng
Văn hóa.
Chương 2. Tình hình khai thác hoạt động du lịch.
2.1. Tình hình khách và doanh thu.
2.1.1. Số lượng và cơ cấu khách.
Theo Tổng cục Du lịch VN trong quý I- 2011, TPHCM đón hơn 900.000 lượt
khách quốc tế, tăng 6% so với cùng kì và đạt 26% kế hoạch cả năm, chiếm 60% tổng số
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Lượng khách nội địa cũng tăng khoảng 30% so với
cùng kì. Trong 6 tháng đầu năm 2011, lượng khách quốc tế đến TPHCM đạt khoảng 1,7
triệu lượt người, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế
trong quý II/2011 giảm 11% so với quý I/2011 do đây là mùa thấp điểm.
Các công ty du lịch cho biết đang tập trung quảng bá thêm tiềm năng du lịch VN ở
các thị trường khách mới, xa, có tiềm năng như Bắc Âu, khách Nga, Úc... Theo ông Lã
Quốc Khánh, phó giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch TP.HCM, những năm gần
đây thị trường du khách Nga luôn là một trong những thị trường khách quốc tế có tốc độ
tăng trưởng mạnh, độ dài lưu trú cao với tỉ lệ tăng trưởng bình quân 50-80%/năm. Đây
cũng là thị trường khách đóng góp vào đà tăng trưởng khách quốc tế bình quân hằng năm
của TP.HCM 20-25%. Ông Khánh cũng cho biết TP.HCM sẽ tham dự Hội chợ du lịch
quốc tế Matka, lớn nhất Bắc Âu, tổ chức tại thủ đô Helsinki, Phần Lan vào tháng 1-2011
như một cách quảng bá tiềm năng du lịch VN. Khách đến từ các nước Bắc Âu, hiện được
miễn visa 15 ngày, đang có mức tăng trưởng mạnh những năm gần đây và cũng là thị
trường khách du lịch có mức chi tiêu cao, góp phần tăng doanh thu du lịch TP.
Mỹ, Nhật và Australia là những thị trường có lượng khách du lịch đến TPHCM
cao nhất trong 6 tháng đầu năm 2011. Lượng khách du lịch từ Nga được biết đến như
nhóm khách có mức chi tiêu cao nhất, tăng mạnh 40% so với quý II/2010. Ngoài ra, trong
năm 2011 TP HCM tập trung thu hút dòng khách MICE. Đây là loại hình du lịch thu hút
dòng khách thương nhân, có mức chi tiêu cao góp phần tăng doanh thu du lịch cho điểm
đến. Trong đó cơ cấu doanh thu dịch vụ lưu trú luôn ở mức cao (khoảng 68 - 70%) nên
đây sẽ là cơ hội phát triển cho loại hình khách sạn tại TPHCM, nhất là những khách sạn
khu vực trung tâm Quận 1.Ví dụ: 6 tháng đầu năm 2011, tổng lượt khách đến khách sạn
Majestic tăng 25,29 %. Tổng lượt khách đạt 18.106 lượt, so với cùng kỳ tăng 25,29%
(trong đó khách booking qua mạng 5.312, chiếm 29.33 % tổng lượt khách); công suất
đạt 74,5 %. Tổng doanh thu là 116 tỷ, đạt 52,9 %, so với kế hoạch phấn đấu (225 tỷ ) đạt
51,50 %. Trong đó, doanh thu qua mạng chiếm 32,05 % doanh thu phòng ngủ; doanh thu
phòng ngủ đạt 62,60 tỷ, so với cùng kỳ tăng 32%; doanh thu ăn uống đạt 37,6 tỷ , tăng
6,3 %; doanh thu dịch vụ khác đạt 15,65 tỷ, đạt 96,7 %. Đây là một khởi sắc tốt cho
những đơn vị kinh doanh khách sạn, đặc biệt là những khách sạn cao cấp.
Cơ cấu du khách: Khách du lịch đến với thành phố gồm khách nội địa lẫn khách
quốc tế.Thị trường khách quốc tế đến với Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh
nói riêng đa phần đến từ các quốc gia ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Á,… Trong đó có Hoa
Kỳ, Nga, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Pháp,
Anh là những thị trường khách hàng đầu đến Việt Nam.
Du lịch đã và đang khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của mình đối với nền
kinh tế của đất nước, vì vậy để nâng cao hơn vị thế của mình trên trường quốc tế thì Việt
Nam nói chung, và các thành phố lớn có khả năng khai thác du lịch nói riêng trong đó có
Thành phố Hồ Chí Minh phải có những chiếc lược phát triển du lịch đúng đắn trong
tương lai nhằm mở rộng thịnh trường, khẳng định tiềm năng và thúc đẩy sự phát triển
kinh tế của đất nước.
2.1.2. Doanh số thu được từ hoạt động du lịch này.
Tổng doanh thu toàn ngành du lịch TP HCM luôn tăng trong những năm gần đây.
Năm 2010 đạt 41.000 tỷ đồng, tăng 18% so với 2009. Trong đó cơ cấu doanh thu dịch vụ
lưu trú luôn ở mức cao (khoảng 68 - 70%).
2.2. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật.
2.2.1. Cơ sở hạ tầng.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn số 1 công trường công xã Paris quận 1.Chợ Bến Thành -
Cửa Đông số 11 – 13 – 15 Đường Phan Bội Châu, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành
Phố Hồ Chí Minh. Khách sạn Majestic số 1 Đồng Khởi quận 1. Nhà hát lớn thành phố Số
7 , Công trường Lam Sơn , P.Bến Nghé , Quận 1.
Bốn địa điểm trên đều thuộc nội thành thành phố Hồ Chí Minh ( quận 1) và nằm
trên các con đường đẹp và trọng điểm của Thành phố như Đồng Khởi, công trường công
xã Paris hay công trường Lam Sơn. Do nằm ở vị trí trung tâm của Thành phố nên giao
thông ở đây thường xuyên xảy ra các vụ ùn và đông xe ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh mua bán cũng như hoạt động du lịch, tham quan mua sắm … thế nhưng bên cạnh
đó, do nằm ở vị trí trung tâm thành phố mà ta có thể đến 4 địa điểm trên bằng nhiều cung
đường khác nhau (như chợ Bến Thành có 4 cửa Đông, Tây, Nam , Bắc hướng ra công
trường Quách Thị Trang và 3 con đường khác) và đây cũng là một phương pháp hay giải
quyết được bài toán khó của thành phố Hồ Chí Minh, bài toán về nạn kẹt xe giờ cao
điểm. Các cung đường xung quanh 4 địa điểm trên được đầu tư, nâng cấp hết sức khang
trang, sạch đẹp. Hệ thống cấp thoát nước được đầu tư, nâng cấp, bảo trì bảo dưỡng
thường xuyên nên hầu như không còn xảy ra tình trạng ngập nước.
Với vị trí thuận lợi nằm ở trung tâm thành phố, giao thông đường bộ thuận lợi thế
nhưng với vị trí này giao thông thủy cũng là một lợi thế, nằm gần sông Sài Gòn với cảng
Nhà Rồng và bến Bạch Đằng.
2.2.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật.
Thành phố Hồ Chí Minh được biết đến như một trong tâm văn hóa – khoa học –
du lịch hàng đầu Việt Nam. Đặc biệt trong du lịch, hằng năm TPHCM đón hơn 50%
lượng du khách đến Việt Nam cho nên cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của thành
phố cũng đã phát triển một cách tương ứng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách
trong và ngoài nước
Nằm ở vị trí thuận lợi, trung tâm của thành phố, là nơi giao nhau của các tuyến
đường quan trọng như Đại lộ Võ Văn Kiệt, Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Xa lộ Hà Nội, Cac
con đường điểm của thành phố như Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hai Bà Trưng, Đinh Tiên
Hoàng, Nguyễn Thị Minh Khai … Gần với Sông Sài Gòn với Bến Bạch Đằng, Bến Nhà
Rồng, Cảng Sài Gòn thuận lợi giao thông thủy và cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
không xa, thật sự 4 địa điểm trên là nơi giao hòa giữa nét đẹp cổ điển Pháp cùng với điều
kiện giao thông thuận lợi của Việt Nam.
Hệ thống khách sạn hàng đầu Việt Nam với các hạng từ 1 đến 5 sao, ngoài khách
sạn Majestic thì có thể kể đến New world hotel, Caravel hotel, Legend hotel, Sheraton
hotel, …nằm ở Trung tâm quận 1 , là những khách sạn sang trọng bậc nhất của thành phố
tiêu chuẩn từ 4 đến 5 sao ngoài ra còn có hàng trăm các khách sạn khác đáp ứng tất cả
các nhu cầu của du khách.
Hệ thống nhà hàng: xung quanh 4 điểm trên có rất nhiều các hàng sang trọng cũng
như những quán ăn với nhiều sự lựa chọn : nhà hàng Nhật HANA, INAHO, TOTOYA,
nhà hàng Pháp: LeJARDIN de SAO MAI, Nhà hàng Ý: CAPPUCCINO (Bùi Viện), Nhà
hàng Trung hoa: Huy Long Viên, và rất nhiều các nhà hàng Việt nam như Nhà hàng Quê
Việt, Nhà hàng Nẫu Xì Gòn …
Trung tâm mua sắm: ngoài chợ Bến Thành thì Thành Phố HCM còn có những
trung tâm mua sắm cao cấp như DIAMOND Plaza, PARKSON Plaza, Thuận Kiều Plaza,
Sài Gòn Square … và một chuỗi các siêu thị Coop Mart Sài gòn, Big C, Lotte …hoàn
toàn có thể đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách.
Trung tâm vui chơi giải trí: có Thảo Cầm Viên Sài Gòn, khu du lịch Văn Thánh,
khu du lịch Đầm sen, làng du lịch Bình Quới …
2.3. Nguồn lao động phục vụ.
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong việc
phát triển du lịch .Một địa phương hay một tuyến điểm du lịch nào đó muốn phát
triển một cách nhanh chóng, bền vững và đạt hiệu quả cao cần có một đội ngũ
nguồn nhân lực đáp ứng cả về số lượng và chất lượng nhằm phục vụ một cách tốt
nhất nhu cầu ngày càng cao càng đa dạng của du khách.
Thứ nhất, tình hình lao động trong ngành du lịch Việt Nam.
Bảng 8. Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam
ĐVT: người
1990 1995 2000 2002 2005 2006 2007
Tổng số 70.000 184.000 450.000 710.000 834.096 915.000 1.035.000
Lao động
trực tiếp
20.000 64.000 150.000 210.000 234.096 255.000 285.000
Lao động
gián tiếp
50.000 120.000 300.000 500.000 600.000 660.000 750.000
Thứ hai, tình hình nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở thành phố Hồ Chí
Minh.
Dự báo nguồn nhân lực du lịch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 - Phân
theo trình độ đào tạo
TRÌNH ĐỘ TỶ LỆ % SỐ NGƯỜI
Chưa qua đào tạo 15 4275
Sơ cấp 60 17100
Trung học, cao đẳng 15 4275
Đại học, sau đại học 10 2850
TỔNG CỘNG 100 28500
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu Viện Kinh tế TP HCM
Như vậy , mặc dù là một trung tâm về lĩnh vực du lịch của quốc gia cũng
như khu vực thế nhưng thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nhân lực trong ngành du
lịch vẫn thiếu về lượng và yếu về chất , trên 50% lao động chưa qua đào tạo bài
bản chính quy, chưa đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực cho sự phát triển của du lịch
thành phố.
Bốn điểm tham quan về công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn kiến trúc
Pháp là Chợ Bến Thành, Nhà hát lớn TP.HCM, khách sạn 5 sao Majestic và Nhà
thờ đức bà Sài Gòn là những điểm là công trình kiến trúc đẹp, là đặc trưng văn hóa
của thành phố, là điểm đến thú vị của nhiều du khách trong và ngoài nước thế
nhưng tình trang khai thác nhỏ lẻ , tự phát và chưa khai thác hết tiềm năng phục vụ
cho du lịch .Vì vậy mà nguồn lao động phục vụ của 4 điểm đến này không có
nhiều, phần lớn là lực lượng các hướng dẫn viên ở các công ty lữ hành khi trong
các điểm trên nằm trong tour tham quan du lịch được thiết kế hay nhân viên ở các
điểm trên được đào tạo chính quy bài bản, có kinh nghiệm nhưng không phục vụ
nhiều cho mục đích du lịch. Và một lý do nữa khiến cho lao động du lịch ở đây
không nhiều là do du khách đến tham quan ở 4 điểm trên là tự phát .Một phần là do
ta chưa có một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh và sự quan tâm đúng mức cho sự phát
triển du lịch ở 4 điểm này.
Tóm lại, tình hình nguồn lao động ở 4 điểm Chợ Bến Thành, Nhà hát lớn
TP.HCM, khách sạn 5 sao Majestic và Nhà thờ đức bà Sài Gòn còn phụ thuộc quá
nhiều vào nguồn lao động ở thành phố hồ chí minh, với nguồn lao động ít ỏi và
mang tính tự phát, riêng lẻ. Cần sự liên kết đào tạo cũng như phát triển nguồn nhân
lực ở khu vực này, đáp ứng sự phát triển du lịch và khai thác có hiệu quả tiềm năng
du lịch rất lớn ở 4 địa điểm trên.
2.4. Tình hình liên kết với các tuyến, điểm du lịch khác trong thành phố.
Có nhiều tuyến xe buýt trong Thành Phố đi qua các điểm Nhà thờ Đức Bà - Chợ
Bến Thành – Nhà Hát Thành Phố - Khách sạn Majestic như : tuyến xe buýt số 26, tuyến
xe buýt số 30, tuyến số 52, tuyến số 19, tuyến số số 3, … và đặc biệt Bến Thành vừa là
một trung tâm thương mại – văn hoá – du lịch lớn vừa là bến xe của rất nhiều tuyến xe
buýt trong Thành Phố. Các điểm tham quan - du lịch trên tương đối gần nhau nên du
khách có thể đi bộ để tham quan giữa các điểm.
Ngoài ra có rất nhiều điểm tham quan phụ cận: Dinh Thống Nhất - Bưu điện thành
phố - Công viên 30 tháng 4 - Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
*Các điểm đến có thể liên kết ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh
Kiến trúc công quyền, công cộng
Dinh Độc Lập · Trụ sở Ủy ban Nhân dân · Nhà hát lớn · Bưu điện Trung tâm · Chợ
Bến Thành · Nhà hát Hòa Bình
Kiến trúc tôn giáo, tâm linh
Nhà thờ Đức Bà · Nhà thờ Huyện Sỹ · Nhà thờ Cha Tam · Nhà thờ Thánh Jeanne
d'Arc · Nhà thờ Hạnh Thông Tây · Nhà thờ Chí Hoà · Nhà thờ Ba Chuông · Chùa Vĩnh
Nghiêm · Việt Nam Quốc Tự · Chùa Xá Lợi · Chùa Giác Lâm · Chùa Nghệ Sĩ · Lăng
Ông · Miếu Nổi · Đình Thông Tây Hội · Đền Hùng
Công viên, khu sinh thái
Thảo Cầm Viên · Suối Tiên · Công viên Gia Định · Đầm Sen · Công viên 23 tháng
9 · Công viên Tao Đàn · Công viên Lê Văn Tám · Địa đạo Củ Chi · Rừng ngập mặn Cần
Giờ · Công viên Phú Lâm · Công viên Lê Thị Riêng · Công viên Kỳ Hòa · Bình Quới -
Thanh Đa · Công viên Hoàng Văn Thụ · Làng nghề Một thoáng Việt Nam
Bảo tàng
Bảo tàng thành phố · Bảo tàng Lịch sử Việt Nam · Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố
Hồ Chí Minh · Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ · Bảo tàng Chứng tích chiến tranh · Bảo tàng
Chiến dịch Hồ Chí Minh
Kiến trúc hiện đại
Saigon Trade Center · Saigon Centre · Diamond Plaza · Tòa nhà Bitexco
Financial · Khu đô thị Phú Mỹ Hưng · Khu công nghệ cao
Địa danh văn hóa và giao thông
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè · Sông Sài Gòn · Kênh Tàu Hủ · Cảng Sài Gòn · Ga
Sài Gòn · Cầu Sài Gòn · Cầu Bình Triệu · Cầu Chữ Y · Cầu Ông Lãnh · Bến Nhà Rồng ·
Xa lộ Hà Nội · Xa lộ Đại Hàn · Đường hoa Nguyễn Huệ · Hồ Con Rùa · Chợ Lớn - Phố
người Hoa · Phố Tây ba lô · Thanh Đa · Thủ Thiêm · Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ·
Sân vận động Thống Nhất · Nhà thi đấu Thể dục Thể thao Phú Thọ.
Các công ty lữ hành đã tổ chức các tour tham quan trong thành phố với thời gian 1
ngày như công ty Vietsailtravel tổ chức đến các điểm : Dinh Thống Nhất, nhà thờ Đức
Bà, Bưu điện Thành phố, chợ Bến Thành, chùa Giác Lâm, Chợ Lớn - Chợ Bình Tây với
giá: 380.000 đ, công ty Lữ Hành Quốc Tế Việt Asia Travel tổ chức tour: Bảo Tàng Chiến
Tích Chiến Tranh - Chợ Bình Tây – Chùa Bà Thiên Hậu - Dinh Thống Nhất - Nhà Thờ
Đức Bà – Bưu Điện Thành Phố với giá tour 16 $, phương tiện bằng ôtô ….
Kết hợp tổ chức các hình thức chụp ảnh quảng cáo cùng các chuyến tham quan
đến các điểm du lịch mang dấu ấn lịch sử và đậm kiến trúc cổ của Thành Phố: các tour
liên kết Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố - Nhà hát Thành Phố - Nhà thờ Đức Bà – Dinh
Độc Lập…
2.5. Một số đánh giá chung về thực trạng.
Dựa vào tình hình khai thác hoạt động du lịch dựa trên một số công trình tiêu biểu
mang dấu ấn kiến trúc Pháp ở thành phố Hồ Chí Minh có thể thấy đây là một chương
trình city tour. Mục đích là để phục vụ hoạt động tham quan học tập nghiên cứu. Thế
nhưng du khách tới đây chủ yếu là hoạt động tâm linh (nhà thờ Đức Bà), để mua sắm
(chợ Bến Thành),…chứ chưa chú ý nhiều tới yếu tố kiến trúc và những nét đăc sắc của
nó. Mặc dù du khách tới thành phố Hồ Chí Minh hầu như đều đến tham quan các công
trình này nhưng chưa có một tour nào hiện đang khai thác nguồn tài nguyên tiềm năng
này. Cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng tương đối tốt vì cả bốn công trình này đều nằm ở khu
vực quận 1. Nguồn lao động tương đối lành nghề, tuy nhiên còn một số hạn chế về trình
độ ngoại ngữ. Tính liên kết giữa chính quyền thành phố với các công ty du lịch lữ hành
còn chưa được quan tâm đúng mức vì biểu hiện cụ thể là tới thời điểm này, các công ty
du lịch lớn như Saigon tourist, Bến Thành tourist, Viet travel, Liên Bang travel, Viet tin
travel… đều chưa khai thác tour du lịch về yếu tố kiến trúc ở các công trình này. Đây sẽ
là một thị trường tiềm năng cho các công ty du lịch trong thời gian sắp tới nếu được khai
thác hợp lí
Chương 3. Hướng phát triển để khai thác một cách hiệu quả các công trình mang
dấu ấn kiến trúc Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh.
3.1. Những giải pháp cụ thể:
3.1.1. Vấn đề quy hoạch, tổ chức, quản lí
Đây là giải pháp cần thiết để du lịch nói chung và hoạt động du lịch dựa trên yếu
tố kiến trúc của các công trình tiêu biểu ở thành phố Hồ Chí Minh phát triển đúng hướng,
khai thác có hiệu quả tiềm năng, đồng thời giữ gìn tài nguyên du lịch để phát triển bền
vững. Để thực hiện điều đó cần phải có quy hoạch tổng thể để phát triển du lịch và những
định hướng, mục tiêu, giải pháp mang tính tổng quát cho tất cả các công trình mang dấu
ấn kiến trúc Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh chứ không phải chỉ là bốn công trình trên.
Cần có các định hướng khác như bảo vệ môi trường, bảo tồn kiến trúc và các giá trị văn
hóa, lịch sử lâu đời của nó, xác định các khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt để tránh làm
tổn hại đến kiến trúc các công trình, các khu vực hạn chế hoạt động của du lịch,…
Xác định rõ vai trò và trách nhiệm cho các cấp, các ngành cũng như quần chúng
nhân dân trong nhận thức xã hội về hoạt động bảo tồn và phát huy những nét đặc sắc của
kiến trúc Pháp vốn còn lại không nhiều trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Xây dựng nội quy, quy chế cụ thể, hợp lí giữa khai thác, kinh doanh du lịch với
việc bảo vệ tài nguyên môi trường với việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, ý
thức cho cộng đồng địa phương và du khách trong việc tôn tạo và bảo vệ các giá trị của
kiến trúc Pháp ở các công trình.
3.1.2. Quảng bá hình ảnh.
Có chương trình tuyên truyền và nâng cao ý thức người dân để quảng bá hình ảnh
đẹp của thành phố trong mắt du khách bằng nhiều cách khuyến khích sự tham gia một cách
nhiệt tình và có ý thức tốt về vấn đề giao thông, môi trường, nếp sống, lối sống lành mạnh,
văn minh, hiện đại và ứng xử có văn hoá.
Cơ quan xúc tiến du lịch của thành phố cần tăng cường quảng bá đến các công ty du
lịch lữ hành, khách nội địa và du khách quốc tế thông qua các hình ảnh, tư liệu phát trên các
kênh thông tin đại chúng, các bộ phim tài liệu quảng cáo,… Đây sẽ là biện pháp tốt để
quảng bá hình ảnh và nét đặc sắc của kiến trúc Pháp tới du khách. Từ đây, họ sẽ tò mò thích
tìm hiểu và khám phá nét đẹp của một nền kiến trúc phương Tây rực rỡ ở một quốc gia
mang đậm chất văn hóa Á Đông.
3.1.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật.
Nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng - vật chất kĩ thuật nhằm nâng cao chất
lượng phục vụ du khách trong đó vấn đề bức thiết là xây dựng hệ thống giao thông
hiện đại để khắc phục tình trạng kẹt xe; Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng
lịch sự, văn minh đáp ứng nhu cầu cơ bản của du khách vì theo tìm hiểu của chúng
tôi, xung quanh khu vực nhà hát và nhà thờ không có một nhà vệ sinh công cộng
nào, chỉ ở trong nhà thờ hoặc nhà hát mới có, nhưng nếu vào mùa cao điểm, khách
du lịch quá đông thì vấn đề tế nhị này lại rất khó giải quyết.
3.1.4. Mở rộng thị trường.
Ngành du lịch thành phố cần xác định rõ thị trường mục tiêu của sản phẩm du lịch
này. Trước tiên sẽ là khách du lịch nội địa, khách trong loại hình du lịch MICE cũng là
một phân đoạn thị trường quan trọng cho gói sản phẩm du lịch này. Thị trường khách
quốc tế vẫn sẽ là khách từ các quốc gia Tây Âu, Đông Âu, Bắc Mỹ, các quốc gia Đông Á
như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,… Cần xác định rõ thị trường du khách để biết và
đáp ứng cho các nhu cầu khác nhau của khách du lịch, điều này thể hiện sự chuyên
nghiệp trong quy hoạch phát triển du lịch của thành phố.
3.1.5. Phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên du lịch
Trong chiến lược phát triển du lịch thì các giải pháp để giải auyeets vấn đề môi
trường mang tính toàn diện và lâu dài. Việc đào tạo, giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ
nhằm trang bị những kiến thức về môi trường cho cán bộ quản lí, kinh doanh du lịch mà còn
cho du khách và cộng đồng địa phương, tạo thành ý thức về bảo vệ môi trường và tài
nguyên cho phát triển du lịch.
Cần có các chương trình xây dựng và tôn tạo lại các công trình với thời gian nhanh
và duy trì đều đặn, tránh tình trạng đê cho công trình bị xuống cấp, hư hỏng rồi mới trùng
tu, chỉnh sửa.
Phát triển du lịch một các bền vững bằng sự đầu tư, khai thác một cách triệt để
đồng thời tôn tạo để gìn giữ nét đẹp vốn có độc đáo của các công trình này để chúng
không bị dòng chảy của thời gian bào mòn, phá hủy.
3.1.6. Thu hút và đào tạo nguồn nhân lực.
Thiếu hụt nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động phát triển du lịch là tình trạng
chung của ngành du lịch nước ta. Có được nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho
các loại hình du lịch đã khó, nguồn nhân lực am hiểu về kiến trúc Pháp để giới thiệu tới
du khách trong và ngoài nước lại càng khó hơn. Do đó, thu hút nguồn nhân lực trong mô
hình du lịch citytour này để phục vụ cho du khách nội địa và quốc tế là điều rất cần thiết.
Ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh cần phải có kế hoạch đào tạo lại, đào tạo mới
nguồn nhân lực để khai thác có hiệu quả tour du lịch tiềm hiểu về kiến trúc Pháp trong
thời gian sắp tới, tránh tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn lao động
chất lượng cao như thời gian vừa qua.
Đối với vấn nạn bán hàng rong, chèo kéo du khách thì cần quy hoạch thành những
khu bán hàng chuyên biệt. Bên canh đó, cần đào tạo cơ bản về chuyên môn, nâng cao
cung cánh ứng xử cũng như chất lượng phục vụ đối với du khách. Từ đó tạo điều kiện để
họ phát triển việc buôn bán, cải thiện đời sống,ổn định về mọi mặt, đóng góp cho sự phát
triển cho ngành du lịch thành phố nói riêng và nghành kinh tế thành phố nói chung.
Nguồn lao động trong ngành du lịch còn thiếu và yếu về ngoại ngữ, đặc biệt là các
ngoại ngữ ít thông dụng như tiếng Pháp, tiếng Nga,… do đó, bên cạnh đào tạo về chuyên
môn cần chú ý đào tạo bài bản về ngoại ngữ cho các lao động trong ngành du lịch
3.1.7. Tăng cường khả năng liên kết.
Tăng cường khả năng liên kết với các công ty du lịch lữ hành đã gửi khách từ các
thị trường mục tiêu. Thường xuyên hợp tác, liên kết với các công ty lữ hành trong việc
đưa vào khai thác chương trình du lịch city tour như nhóm chúng tôi đã đề xuất.
Khả năng liên kết với công ty du lịch của chính quyền địa phương là mắt xích
quan trọng trong chuỗi mắt xích phát triển du lịch dựa trên nét đặc sắc của dấu ấn kiến
trúc Pháp ở Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Xây dựng các mô hình du lịch cụ thể
3.2.1 Mô hình định hướng sản phẩm du lịch
ARCHITECTURE
A. Amazing : Kinh ngạc – đến với các công trình kiến trúc mang phong cách châu
Âu giữa lòng Sài Gòn, chắc hẳn du khách sẽ ngạc nhiên và thích thú với việc tìm hiểu và
khám phá đặc trưng kiến trúc Pháp và những giá trị và nghĩa lịch sử to lớn của các công
trình nghệ thuật này
R. Relative : Tính quan hệ, liên kết – tính liên kết giữa các điểm du lịch khi xét về
yếu tố kiến trúc Pháp ở Thành phố Hồ chí Minh. Ngoài ra, chúng tôi còn muốn nói đến
tính liên kết giữa các công ty du lịch lữ hành, chính quyền thành phố, cư dân thành phố
và du khách. Nếu thực hiện tốt tính quan hệ này thì khả năng khai thác đưa vào sử dụng
và phát triển tuyến du lịch này là rất lớn.
C. Center: Trung tâm - hầu hết các công trình kiến trúc này đều nằm ở trung tâm
thành phố( khu vực quận 1), do đó rất thuận tiện cho khách du lịch từ nhiều khu vực đến
tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu, học tập.
H. Humannity: Tính nhân văn – nếu xét cả về góc độ lịch sử và văn hóa thì các
công trình này có tính nhân văn sâu sắc. Về văn hóa, kiến trúc Pháp thể hiện một nền văn
hóa Phương tây ở khu vực Đông Á, là kết tinh cho tài năng và trí tuệ con người. Xét về
yếu tố lịch sử, các công trình này là chứng nhân lịch sử về tinh thần yêu nước kháng
chiến của quân và dân ta để hôm nay, non sông thu về một mối và các công trình này
được đưa vào sử dụng cho nhiều hoạt động văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật
I. Inspire: Cảm hứng – dựa trên yếu tố kiến trúc, có thể thấy nhiều nghệ sĩ nhiếp
ảnh, các kĩ sư, kiến trúc sư, họa sĩ, nhạc sĩ,… lấy nguồn cảm hứng từ nét đẹp độc đáo của
kiến trúc Pháp để sáng tạo nghệ thuật. Nét đẹp của kiến trúc Pháp thể hiện ở nhiều nơi
trên đất nước( Hà Nội, Đà Nẵng,…) nhưng thể hiện rõ và độc đáo nhất là ở Sài Gòn bởi
đây là nơi tiếp nhận trực tiếp và chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp nhiều nhất. ( vùng đất
Nam kì lúc bấy giờ là thuộc địa hòa toàn của Pháp, còn Trung kì thuộc chính quyền nhà
Nguyễn và Bắc kì là vùng đất bảo hộ của Pháp).
T. Titre: Độ chuẩn – Có thể khẳng định rằng mặc dù không phải là ở Châu Âu,
ngay trên đất Pháp nhưng các công trình kiến trúc Pháp trên đất Sài Thành có một độ
chuẩn cao, các đường nét kiến trúc chính xác và sắc sảo vì các công trình này do chính
các kiến trúc sư nổi tiếng của Pháp thiết kế và giám sát thi công. Hơn nữa, đây đều là
những công trình phục vụ cho nhu cầu tôn giáo( Nhà thờ Đức Bà) hoặc nhu cầu ăn chơi
giải trí( Nhà hát lớn, khách sạn Majstic, chợ Bến Thành,…) của các quan chức lớn trong
bộ máy chính quyền của Pháp tại Sài Gòn lúc bấy giờ nên các công trình này cực kì hoàn
thiện. có độ chính xác và hoàn mỹ cao.
E. Effective: Tính hiệu quả ( xét trên khía cạnh khai thác kinh tế) – Nếu khai thác
đúng cách và hiệu quả thì các công trình mang dấu ấn kiến trúc Pháp này sẽ đem lại
nguồn thu không nhỏ cho ngành du lịch thành phố nói riêng và kinh tế của thành phố Hồ
Chí Minh nói chung.
C. Charm: Quyến rũ – Một vẻ đẹp quyến rũ, quy phái, sang trọng, độc đáo, tinh tế
của kiến trúc Pháp chắc chắn sẽ là một địa chỉ không thể không ghé thăm của bất kì du
khách nào khi đến với Thành phố Hồ Chí Minh.
T. Tranditional: Tính truyền thống – khi khai thác để phục vụ hoạt động du lịch
cần giữ vững các yếu tố truyền thống trong kiến trúc Pháp. Nếu trùng tu hay tôn tạo thì
vẫn phải trên cơ sở những nét đặc trưng của văn hóa và kiến trúc Pháp.
U. Undying: Trường tồn – Nếu khai thác trên cơ sở phát triển bền vững, vừa phát
triển vừa bảo tồn thì các công trình kiến trúc này sẽ mang những giá trị và nghĩa trường
tồn về mặt kiến trúc, văn hóa, lịch sử,…
R. Relive: Nhớ lại, gợi nhớ - Một số lượng rất lớn khách du lịch của thành phố Hồ
Chí Minh là đến từ Pháp và các quốc gia Tây Âu để công tác, học tập, nghiên cứu,.... Do
đó, chắc hẳn khi đến với các công trình kiến trúc mang đậm chất phương Tây này thì sẽ
gợi nhớ lại cho họ về quê hương đất nước ngay trên một quốc gia phương đông nằm cách
Tây Âu nửa vòng trái đất. Ngoài ra, khi đến với các công trình kiến trúc này, du khách sẽ
nhớ đến một giai đoạn kiến trúc Pháp cổ điển, sang trọng và tinh tế.
E. Event: Sự kiện - Nơi đây có thể được sử dụng và khai thác cho việc tổ chức các
sự kiện quan trọng như triển lãm, hội nghị, festival,…Trên cơ sở đó, du khách sẽ có cơ
hội tham quan tìm hiểu về kiến trúc Pháp của các công trình này.
S ( Điểm mạnh)
- Các công trình được xây dựng lâu
năm (S1)
- Là những công trình kiến trúc Pháp
cổ tại miền Nam (S2)
- Tiềm năng lớn cho khai thác phát
triển du lịch (S3)
W ( Điểm yếu)
- Khai thác chưa sâu, chưa hiệu quả
và tương xứng với tiềm năng (W1)
- Thông tin quảng bá tới du khách còn
hạn chế (W2)
- Chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng
(W3)
- Năng lực quản lí chưa đồng bộ (W4)
- Môi trường bị xuống cấp (W5)
- Sự phối hợp của chính quyền địa
phương và các công ty du lịch lữ
hành còn yếu (W6)
O ( Cơ hội)
- Tập trung chủ yếu ở trung tâm thành
phố (O1)
- Vị trí gần nhau nên thời gian di
chuyển ít (O2)
- Không có tính thời vụ (O3)
- Cơ sở vật chất, hạ tầng tuơng đối
hoàn thiện (O4)
- Phát triển các loại hình dịch vụ du
lịch (O5)
- Đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiệt
tình (O6)
- Được sự quan tâm của chính quyền
các cấp (O7)
T ( Thách thức)
- Vấn đề ô nhiễm môi trường (T1)
- Tác động của nền kinh tế thị trường
làm tăng nguy cơ mai một và xuống
cấp của các địa điểm trên (T2)
- Tính liên kết giữa các điểm du lịch
còn lẻ tẻ và thiếu sự liên kết (T3)
Phân tích chiến lược
S – O (phát huy điểm mạnh để tận
dụng thời cơ)
S1,S2, O1, O2: Liên kết các tuyến
điểm dễ dàng, tạo thuận lợi cho du
khách di chuyển và lưu trú.
S3, O3, O6: Dễ dàng tổ chức các
tour chuyên nghiệp, diễn ra thường
S – T ( Phát huy điểm mạnh để
khắc phục, vượt qua thử thách)
S3, T2: Xây dựng chương trình nâng
cao năng lực quản lí, quản bá, tiếp
thị sản phẩm du lịch đặc thù
xuyên, luôn đáp ứng được nhu cầu
của du khách, đa dạng hoá sản phẩm
du lịch
S3, O7 : Xúc tiến và phát triển du
lịch đồng bộ
O – W ( không để điểm yếu làm
mất đi cơ hội)
W2, O6, O7 : Nâng cao phương
pháp quản lí cho đội ngũ nhân viên
quản lí hoạt động du lịch
W6,W4, O7 : Đưa ra các chính sách
quản lí và liên kết giữa chính quyền
thành phố và các công ty du lịch
T – W ( không để thử thách làm
phát triển điểm yếu)
T1, W4, W5 : Chú ý đến vấn đề bảo
vệ môi trường bằng các giải pháp cụ
thể
T3, W1, W2 : Đưa ra các chương
trình liên kết cụ thể cho các điểm
3.2.2 Mô hình sản phẩm du lịch cụ thể
Chương trình City Tour Thành Phố Hồ Chí Minh
1. 8h00: Hướng dẫn viên Global Travel đón khách tại sân bay quốc tế
Tân Sơn Nhất và đưa về khách sạn 5 sao Majestic nghỉ ngơi.
2. 9h00: Ăn sáng tại Chợ Bến Thành với hàng chục gian hàng ẩm thực sẽ
đáp ứng sở thích và khẩu vị ăn uống của từng du khách.
3. Sau khi dùng bữa sáng tại chợ Bến Thành, du khách sẽ được tham
quan mua sắm một trong những trung tâm mua sắm nhộn nhịp nhất
thành phố Hồ Chí Minh và cả nước đồng thời cũng là biểu tượng của
Thành phố này là chợ Bến Thành.
4. Tại chợ Bến Thành, du khách sẽ tham quan và mua sắm những sản
phẩm đặc trưng thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam, ngoài ra du
khách có nhu cầu mua sắm các hàng hoá hay sản phẩm của các quốc
gia khác thì chợ Bến Thành hoàn toàn có thể đáp ứng được. Đồng thời
nhân viên bán hàng ở khu vực này từ 80-90% biết từ 2 ngoại ngữ trở
lên nên dễ dàng cho việc giao tiếp trao đổi mua bán.
5. Một điểm thú vị làm cho chợ Bến Thành trở thành một điểm đến hấp
dẫn du khách chính là ngôi chợ này mang dấu ấn kiến trúc Pháp đặc
sắc (thể hiển đặc trưng nhất chính là tháp đồng hồ) và chính vì lý do
này mà Chợ Bến Thành là một trong những biểu tượng của thành phố
Hồ Chí Minh. Du khách sau khi tham quan mua sắm sẽ được Hướng
Dẫn Viên của Global Travel thuyết minh về lịch sử hình thành và phát
triển một trong những ngôi chợ đẹp và có lịch sử lâu đời, tham gia
chụp ảnh lưu niệm. Nhưng nhân viên của Global Travel sẽ chú ý giới
thiệu nét đặc sắc của kiến trúc Pháp ở chợ Bến Thành, và sự khác biệt
về kiến trúc so với các địa điểm khác ở thành phố.
6. 12h00: Du khách quay về khách sạn 5 sao Majestic dùng bữa trưa và
nghỉ ngơi. Sau đó du khách sẽ được nhân viên của chúng tôi thuyết
minh về nét kiến trúc ở khách sạn này, lối kiến trúc Pháp độc đáo làm
cho khách sạn này trở thành một điểm đến cho du khách yêu thích
phong cách cổ điển (bên ngoài) pha lẫn sự hiện đại (nội thất bên
trong), chính những nét kiến trúc này làm gia tăng giá trị của khách
sạn, chất lượng tăng lên, tôn lên sự sang trọng và lịch lãm làm tăng sự
hài lòng của dòng du khách cao cấp.
7. 16h00: Du khách sẽ được tham quan và chiêm bái nhà thờ Đức Bà.
Đến đây du khách sẽ được thể hiện lòng thành kính của mình, thực
hiện các hoạt động tín ngưỡng, đồng thời nếu như nhu khách không có
nhu cầu thực hiện các hoạt động tín ngưỡng thì nơi đây quả là điểm
đến lý tưởng cho du khách tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc Pháp. Đây
là nhà thờ được thiết kế và thi công dưới sự giám sát của các kiến trúc
sư người Pháp và toàn bộ các vật liệu dùng để xây dựng nhà thờ như
gạch xây hay ngói lợp đều được vận chuyển từ Pháp sang… Nhà thờ
đức Bà về đêm thật sự là một cảnh đẹp lãng mạn quyến rũ đến bất ngờ
do sự kết giữa nghệ thuật kiến trúc Pháp cổ điển, bố cục và vị trí đẹp
cùng với ánh sáng lung linh của hệ thống chiếu sáng ở khu vực này.
8. 18h00: Du khách sẽ được dùng bữa tại … Trước khi đến điểm đến
cuối cùng của tour này .
9. 19h00: Du khách sẽ được tìm hiểu về một công trình kiến trúc khác,
vẫn mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp đó chính là Nhà hát lớn thành
phố Hồ Chí Minh, một trong những nhà hát đẹp và lâu đời ở Sài Gòn
và điều đặc biệt hấp dẫn du khách chính là nét đặc sắc kiến trúc nơi
đây . Mặc dù trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử nhưng Nhà
hát lớn thành phố vẫn giữ nguyên được kiến trúc ban đầu của nó do sự
quan tâm của chính quyền địa phương.
10. Sau khi nghe hướng dẫn viên của Global travel thuyết minh về nét đặc
sắc kiến trúc nơi đây thì du khách sẽ vào bên trong nhà hát cùng
thưởng thức Hòa nhạc giao hưởng hay nhạc vũ kịch hay loại hình ậm
nhạc và nghệ thuật khác … tùy theo sở thích của du khách. Du khách
sẽ hòa mình vào không gian âm nhạc ấm cúng cùng với những nét trúc
đậm đà văn hóa Pháp trong nội thất và cách bày trí, trang trí bên trong
nhà hát thì sẽ mang đến cho du khách sự trải nghiệm thú vị, ấm cúng
và sẽ để lại một ấn tượng khó phai trong lòng du khách.
11. 22h00: Rời không gian âm nhạc và nét kiến trúc cổ điển sang trọng
của nhà hát lớn thành phố, một lần nữa du khách sẽ trở lại khách sạn 5
sao majestic thưởng thức buffet tối nhẹ và nghỉ ngơi.7h00 sáng hôm
sau check out khách sạn và xe đưa du khách đến sân bay quốc tế Tân
Sơn Nhất, kết thúc chuyến hành trình.
Kết luận: Đến với city tour thành phố Hồ Chí Minh – 4 điểm sáng
– Khách sạn 5 sao Majestic – Chợ Bến Thành – Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn –
Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh, du khách sẽ được học hỏi và tìm tòi
về nghệ thuật kiến trúc Pháp. Ngoài ra còn được tham quan những công
trình được xem là biểu tượng của thành phố, tìm hiểu được văn hóa, phong
tục tập quán đặc trưng cho nền văn hóa Á đông. Được tận hưởng những
dịch vụ cao cấp, được đáp ứng nhu cầu tôn giáo như ở phương Tây khi đi
tham quan du lịch ở một nước phương Đông. Đồng thời du khách còn được
thưởng thức các sản phẩm và giá trị nghệ thuật từ xưa đến hiện đại. Hãy
đến với tour du lịch của Global travel để tận hưởng và tìm hiểu về nét đặc
sắc của dấu ấn kiến trúc Pháp qua các công trình tiêu biểu này.
3.3. Những khuyến nghị.
3.3.1: Đối với các cơ quan quản lí có thẩm quyền.
Ủy ban nhân dân thành phố cần tăng cường quản lí và khai thác có kế hoạch các
công trình kiến trúc mang dấu ấn Pháp ở thành phố Hồ Chí Minh, không chỉ là bốn công
trình tiêu biểu nhóm chúng tôi đã nghiên cứu mà còn nhiều công trình khác nữa. Tạo điều
kiện để triển khai những dự án đầu tư, nâng cấp, cải tạo cho các công trình này nếu bị
xuống cấp. Có các dự án phát triển, quy hoạch không gian đô thị cho phù hợp với mỹ
quan xung quanh khu vực quận 1 và đặc biệt là phải đồng bộ với cụm kiến trúc mang dấu
ấn Pháp.
Nghiên cứu và cụ thể hóa các quy định về khai thác kiến trúc, bảo vệ môi trường
trong các loại hình du lịch, các cơ sở du lịch,…
Xây dựng, thực hiện chương trình mục tiêu cụ thể để bảo tồn và phát huy các giá
trị kiến trúc Pháp thông qua việc hỗ trợ đầu tư, tôn tạo, giữ gìn, bảo tồn. Cần chú ý về vấn
đề môi trường trong phát triển du lịch, không để tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực
phía trong chợ Bến Thành.
Sở Văn hóa thể thao du lịch cần có kế hoạch thúc đẩy du lịch dựa trên kiến trúc
mang dấu ấn Pháp bằng các kế hoạch quy hoạch phát triển cụ thể. Tuyên truyền và giáo
dục ý thức cộng đồng về bảo tồn các giá trị của kiến trúc Pháp, bảo vệ môi trường,…để
phục vụ phát triển tour du lịch mà những dấu ấn kiến trúc Pháp ở thành phố Hồ Chí Minh
được khai thác triệt để.
3.3.2: Đối với các doanh nghiệp du lịch.
Các doanh nghiệp du lịch lữ hành trên địa bàn thành phố cần có kế hoạch cụ thể để
khai thác và đưa vào hoạt động các tour để khách du lịch được tìm hiểu, khám phá nét
đẹp và dấu ấn đặc trưng của kiến trúc Pháp.
Ngoài ra, cần tự nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, bổ trợ thêm kiến thức về
kiến trúc Pháp cho hướng dẫn viên du lịch,…
3.3.3 Đối với cộng đồng địa phương và du khách
Cộng đồng dân cư cần phối hợp với chính quyền thành phố và các công ty du lịch
lữ hành để tạo môi trường du lịch thân thiện. Tôn trọng và thực hiện tốt các quy định về
bảo vệ môi trường để phục vụ du lịch, đặc biệt là khu vực chợ Bến Thành.
Khách du lịch cần có ý thức giữ gìn các công trình này khi tham quan, tìm hiểu,
học tập, nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh( tập 3 – nghệ thuật), kỉ niệm 300 năm Sài
Gòn – thành phố Hồ Chí Minh, NXB thành phố Hồ Chí Minh, 1998.
Kiến trúc nhà thờ chính thống giáo Nga so sánh với kiến trúc nhà thờ công giáo
Việt Nam, Võ Phan Hồng Thảo( chủ nhiệm), đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học
cấp trường ( Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí
Minh), Tp HCM 2008.
Bài tham luận “ Tiềm năng của di sản văn hóa trong bối cảnh phát triển du lịch ở
Khánh Hòa”( Trương Đăng Tuyến), Kỉ yếu hội thảo khoa học văn hóa biển đảo ở
Khánh Hòa, Khánh Hòa tháng 6 năm 2011
Nhập môn khoa học du lịch, Trần Đức Thanh, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà
Nội, 1999.
Địa danh du lịch Việt Nam, Nguyễn Thị Thu Hiền, Nxb Từ điển bách khoa, Hà
Nội 2005
Địa lí du lịch, Nguyễn Minh Tuệ( chủ biên), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1996
www.dulichvietnam.info
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- c_global_7274.pdf