Tiểu luận Kĩ năng tìm kiếm bằng google

I. Giới thiệu sơ bộ về Google . 3 II. Công cụ tìm kiếm Google . 4 1. Ứng dụng 4 2. Các dịch vụ tìm kiếm khác trên internet . 9 III. Kỹ năng tìm kiếm bằng công cụ Google . 11 1. Tìm kiếm cơ bản 11 2. Tìm kiếm nâng cao . 12 3. Các mẹo vặt khác để tìm kiếm hiệu quả trên công cụ google 14 I. Giới thiệu sơ bộ về Google : Google là một công ty Internet tầm cỡ thế giới có trụ sở tại Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1998. Sản phẩm chính của công ty này là công cụ tìm kiếm Google, được nhiều người đánh giá là công cụ tìm kiếm hữu ích và mạnh mẽ nhất trên Internet. Trụ sở của Google tên là "Googleplex" tại Mountain View, California. Google có trên 15.000 nhân viên, giám đốc là Tiến sĩ Eric Schmidt, trước đây là giám đốc công ty Novell. Googleplex, tên của trụ sở Google, có nghĩa là 10googol [IMG]file:///C:/Users/TOSHIBA/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image002.jpg[/IMG] Tên "Google" xuất phát từ một lỗi chính tả của từ "Googol", nghĩa là con số 1 được theo sau 100 con số 0. Ngày nay, "google" đã trở thành một động từ. Trong từ điển Oxford English Dictionary năm 2006, từ "google" được định nghĩa là "dùng công cụ tìm kiếm Google để lấy thông tin trên mạng Internet". Đại bản doanh Googleplex Google là một công trình nghiên cứu của Larry Page và Sergey Brin, hai nghiên cứu sinh tại trường Đại học Stanford. Đầu tiên nó được gọi là BackRub (Gãi lưng) tại vì hệ thống này dùng các liên kết đến để ước tính tầm quan trọng của trang. Đầu năm 2004, khi Google ở tột đỉnh, Google đã xử lý trên 80% số lượng tìm kiếm trên Internet qua website của họ và các website của khách hàng như Yahoo!, AOL, và CNN. Sau khi Yahoo! bỏ Google để dùng kỹ thuật họ tự sáng chế vào tháng 2 năm 2004, số này đã bị tuột xuống. Phương châm của Google là "Không làm ác" Phát hành cổ phiếu lần đầu Vào tháng 1 năm 2004, Google tuyên bố đã thuê công ty Morgan Stanley và Goldman Sachs Group để tổ chức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Google chọn cách bán cổ phiếu bằng đấu giá, một điều hiếm có. Từ khi ra thị trường, giá Google đã lên đến gần $200 mỗi cổ phiếu từ $85 lúc đầu. Giá thị trường của Google đến nay là trên 100 tỷ đô. II. Công cụ tìm kiếm google : 1. Ứng dụng: Google Chrome [IMG]file:///C:/Users/TOSHIBA/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image003.jpg[/IMG] Trình duyệt non trẻ của Google đã có 1 năm rất thành công khi dần chiếm được chỗ đứng vững vàng của mình trong thị phần trình duyệt web. Những cải tiến về hiệu suất, tính năng, cùng với việc hỗ trợ themes và các thành phần mở rộng extensions đã giúp Google Chrome chiếm được nhiều thiện cảm từ phía người dùng. Hơn nữa, việc hệ điều hành Chrome OS (dự kiến được ra mắt chính thức vào năm sau) sẽ lấy trình duyệt Chrome làm trung tâm cho việc vận hành “bộ máy” sẽ giúp trình duyệt này “cất cánh” trong năm 2010. Android Google cho thấy họ đang rất thành công khi bước chân vào lãnh địa hệ điều hành di động, nơi mà họ không có nhiều kinh nghiệm so với các đối thủ khác. Số lượng các smartphone sử dụng hệ điều hành Android đang ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt, ít nhất là đã có hơn 20 thiết bị (hầu hết trong số đó xuất hiện trong nửa cuối năm nay). Tương lai của Android còn sáng sủa hơn nữa trong năm tới khi hàng loạt các đại gia sản xuất di động như HTC, Motorola, Samsung, Acer cam kết sẽ gắn bó lâu dài với Google Android. Nền tảng này là bệ phóng cho chiếc bom tấn sắp ra mắt của Google là Nexus One, dự kiến sẽ được Google giới thiệu chính thức vào đầu tháng tới. [IMG]file:///C:/Users/TOSHIBA/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image005.jpg[/IMG] [IMG]file:///C:/Users/TOSHIBA/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image007.jpg[/IMG] Google Search Một trong những thử nghiệm của Google với font và nút được thiết kế lớn hơn. Ứng dụng tìm kiếm của Google vẫn là một trong những dịch vụ thu hút số đông người dùng nhất. Đã có khá nhiều cải tiến của Google trong năm nay lên Google Search, đáng chú ý là: hạn chế kết quả tìm kiếm từ diễn đàn, xem trước kết quả tìm kiếm, mở rộng các kết quả tìm kiếm liên quan, cải tiến tính năng Google Suggest và hỗ trợ tìm kiếm theo thời gian thực. Google cũng đã thử nghiệm một số giao diện mới cho trang chủ tìm kiếm Google, và giao diện mới nhất được Google sử dụng khá thông minh và gọn gàng cho người dùng. [IMG]file:///C:/Users/TOSHIBA/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image009.jpg[/IMG] Google Image Search

doc16 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2937 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Kĩ năng tìm kiếm bằng google, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH šœ›&šœ› Môn: Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh Đề tài: KỸ NĂNG TÌM KIẾM BẰNG CÔNG CỤ GOOGLE MỤC LỤC Giới thiệu sơ bộ về Google…………………………………………... 3 Công cụ tìm kiếm Google……………………………………………. 4 Ứng dụng…………………………………………………………….. 4 Các dịch vụ tìm kiếm khác trên internet……………………………... 9 Kỹ năng tìm kiếm bằng công cụ Google……………………………. 11 Tìm kiếm cơ bản……………………………………………………. .11 Tìm kiếm nâng cao…………………………………………………. 12 Các mẹo vặt khác để tìm kiếm hiệu quả trên công cụ google……… 14 Giới thiệu sơ bộ về Google : Google là một công ty Internet tầm cỡ thế giới có trụ sở tại Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1998. Sản phẩm chính của công ty này là công cụ tìm kiếm Google, được nhiều người đánh giá là công cụ tìm kiếm hữu ích và mạnh mẽ nhất trên Internet. Trụ sở của Google tên là "Googleplex" tại Mountain View, California. Google có trên 15.000 nhân viên, giám đốc là Tiến sĩ Eric Schmidt, trước đây là giám đốc công ty Novell. Googleplex, tên của trụ sở Google, có nghĩa là 10googol Tên "Google" xuất phát từ một lỗi chính tả của từ "Googol", nghĩa là con số 1 được theo sau 100 con số 0. Ngày nay, "google" đã trở thành một động từ. Trong từ điển Oxford English Dictionary năm 2006, từ "google" được định nghĩa là "dùng công cụ tìm kiếm Google để lấy thông tin trên mạng Internet". Đại bản doanh Googleplex Google là một công trình nghiên cứu của Larry Page và Sergey Brin, hai nghiên cứu sinh tại trường Đại học Stanford. Đầu tiên nó được gọi là BackRub (Gãi lưng) tại vì hệ thống này dùng các liên kết đến để ước tính tầm quan trọng của trang. Đầu năm 2004, khi Google ở tột đỉnh, Google đã xử lý trên 80% số lượng tìm kiếm trên Internet qua website của họ và các website của khách hàng như Yahoo!, AOL, và CNN. Sau khi Yahoo! bỏ Google để dùng kỹ thuật họ tự sáng chế vào tháng 2 năm 2004, số này đã bị tuột xuống. Phương châm của Google là "Không làm ác" Phát hành cổ phiếu lần đầu Vào tháng 1 năm 2004, Google tuyên bố đã thuê công ty Morgan Stanley và Goldman Sachs Group để tổ chức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Google chọn cách bán cổ phiếu bằng đấu giá, một điều hiếm có. Từ khi ra thị trường, giá Google đã lên đến gần $200 mỗi cổ phiếu từ $85 lúc đầu. Giá thị trường của Google đến nay là trên 100 tỷ đô. Công cụ tìm kiếm google : Ứng dụng: Google Chrome Trình duyệt non trẻ của Google đã có 1 năm rất thành công khi dần chiếm được chỗ đứng vững vàng của mình trong thị phần trình duyệt web. Những cải tiến về hiệu suất, tính năng, cùng với việc hỗ trợ themes và các thành phần mở rộng extensions đã giúp Google Chrome chiếm được nhiều thiện cảm từ phía người dùng. Hơn nữa, việc hệ điều hành Chrome OS (dự kiến được ra mắt chính thức vào năm sau) sẽ lấy trình duyệt Chrome làm trung tâm cho việc vận hành “bộ máy” sẽ giúp trình duyệt này “cất cánh” trong năm 2010. Android Google cho thấy họ đang rất thành công khi bước chân vào lãnh địa hệ điều hành di động, nơi mà họ không có nhiều kinh nghiệm so với các đối thủ khác. Số lượng các smartphone sử dụng hệ điều hành Android đang ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt, ít nhất là đã có hơn 20 thiết bị (hầu hết trong số đó xuất hiện trong nửa cuối năm nay). Tương lai của Android còn sáng sủa hơn nữa trong năm tới khi hàng loạt các đại gia sản xuất di động như HTC, Motorola, Samsung, Acer cam kết sẽ gắn bó lâu dài với Google Android. Nền tảng này là bệ phóng cho chiếc bom tấn sắp ra mắt của Google là Nexus One, dự kiến sẽ được Google giới thiệu chính thức vào đầu tháng tới. Google Search Một trong những thử nghiệm của Google với font và nút được thiết kế lớn hơn. Ứng dụng tìm kiếm của Google vẫn là một trong những dịch vụ thu hút số đông người dùng nhất. Đã có khá nhiều cải tiến của Google trong năm nay lên Google Search, đáng chú ý là: hạn chế kết quả tìm kiếm từ diễn đàn, xem trước kết quả tìm kiếm, mở rộng các kết quả tìm kiếm liên quan, cải tiến tính năng Google Suggest và hỗ trợ tìm kiếm theo thời gian thực. Google cũng đã thử nghiệm một số giao diện mới cho trang chủ tìm kiếm Google, và giao diện mới nhất được Google sử dụng khá thông minh và gọn gàng cho người dùng. Google Image Search Là một trong những tiện tích tìm kiếm nằm trong bộ Google Search, chức năng tìm kiếm hình ảnh của Google cũng được nâng cấp khá nhiều tính năng quan trọng để cạnh tranh với Bing Images như lọc ảnh theo màu sắc, kích cỡ, cải tiến tính năng SafeSearch, cùng tùy chọn cho phép tìm kiếm theo ảnh liên quan. Mới đây, Google cũng đã ra mắt tính năng tìm kiếm theo ảnh chụp Google Goggles sử dụng trên nền tảng Android. Google Maps Mặc dù không có nhiều cải tiến đáng chú ý nhưng dịch vụ bản đồ số của Google vẫn có mặt ở khắp mọi nơi, đặc biệt là trên nền tảng di động Android với ứng dụng chỉ đường xuất sắc Google Maps Navigation với các tính năng đáng giá như tìm kiếm bằng giọng nói, chế độ vệ tinh, xem đường phố bằng hình ảnh, thông tin giao thông cập nhật … Hiện ứng dụng này được sử dụng trên phiên bản Android 1.6 và 2.0. Google Translate Cỗ máy dịch thuật của Google đã có 1 năm làm việc năng nổ với việc bổ sung thêm khá nhiều ngôn ngữ mới, nâng tổng số ngôn ngữ được hỗ trợ đến thời điểm này lên đến 51. Hiện Google Translate được Google tích hợp vào các dịch vụ khác của hãng như Google Toolbar, Gmail, Google Docs, Google Groups cùng tính năng tìm kiếm trên Web. Google Wave Google Wave là một trong những dịch vụ mới của Google được nhắc đến nhiều nhất trong năm. Mặc dù dịch vụ cộng tác trực tuyến theo thời gian thực này mới chỉ được chạy thử nghiệm nhưng đã tạo được khá nhiều cơn sốt trong cộng đồng công nghệ. Tuy nhiên, bên cạnh những tính năng kết nối và làm việc trực tuyến khá thú vị, dịch vụ này cũng bị khá nhiều người dùng thử “chê” khi quá đơn giản và thiếu ổn định. Google Voice Dịch vụ thư thoại miễn phí Google Voice có một năm rất thành công khi đã có gần 1.5 triệu người dùng trong năm nay, gần 1 nửa trong số đó là những người dùng hàng ngày. Nên nhớ rằng dịch vụ này chỉ hỗ trợ cho người dùng tại Mỹ và người dùng phải có thư mời mới có thể sử dụng được Google Voice. Mới đây, trong danh sách 100 sản phẩm công nghệ hàng đầu năm 2009 của tạp chí PC World Mỹ , Google Voice đã “bất ngờ” có mặt ở vị trí thứ 2, chỉ đứng sau kho ứng dụng trực tuyến “đình đám” của Apple. Sắp tới đây Google Voice sẽ đóng vai trò là con át chủ bài của Google trong việc xâm nhập vào thị trường di động với điện thoại do chính Google sản xuất Nexus One. Google Fast Flip Dịch vụ này cho phép người dùng có những trãi nghiệm mới về cách đọc báo trực tuyến. Mặc dù mới chỉ là dịch vụ thử nghiệm nhưng Google Fast Flip được dự đoán là sẽ phổ biến hơn với người dùng trong những năm tới. Google Public DNS Google Public DNS, người dùng có thêm nhiều lựa chọn trong việc nâng cao tốc độ và an toàn hơn trong việc lướt nét. Vào tháng 12 năm 2008, Google là công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trên mạng chiếm 50,8% thị phần, vượt xa so với Yahoo (23,6 %) và Window Live Search (8,4%). Google liên kết với hàng tỷ trang web, vì thế người sử dụng có thể tìm kiếm thông tin mà họ muốn thông qua các từ khóa và các toán tử. Các dịch vụ tìm kiếm khác trên internet : Ask ( )- Công cụ tìm kiếm đứng thứ 5 trên thế giới. Với công cụ Ask, người sử dụng có thể tự chọn hình nền cho giao diện của mình bằng cách upload những hình ảnh đơn giản. Khi tìm thông tin, kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị cả những câu hỏi gợi ý khác có liên quan đến câu hỏi truy vấn trong phần Q&A, giúp người sử dụng nghiên cứu sâu hơn vấn đề của họ. Cấu trúc gợi ý phần bên phải của trang kết quả  khá hiệu quả. Nếu người sử dụng tìm kiếm với ngôn ngữ không phải là tiếng Anh, phần gợi ý của Ask có khả năng nhận biết và đưa ra gợi ý sử dùng từ điển dịch. Phần search ảnh có chức năng phân loại ảnh màu và ảnh đen trắng. Exalead ( ) là công cụ tìm kiếm được sử dụng rất rộng rãi ở Châu Âu. Công cụ tìm kiếm này có giao diện tìm kiếm dễ sử dụng cho phép người dùng tìm thông tin bằng các cụm từ gần nghĩa, từ có cách đọc giống nhau hay có cách đánh vần tương tự như nhau.Exalead phù hợp với môi trường làm việc năng động vì nó giúp tìm kiếm thông tin miễn phí một cách nhanh chóng ngay cả khi người sử dụng chưa được đào tạo về kỹ năng tìm kiếm thông tin. Google Scholar (     Công cụ tìm kiếm dành cho học giả.  Google Scholar là công cụ tìm kiếm chuyên sâu giúp người dùng tìm kiếm các tài liệu học thuật (luận văn, luận án, sách, các bài báo khoa học,… ) về nhiều  lĩnh vực. Google Scholar có chức năng tìm kiếm đơn giản và chức năng tìm kiếm nâng cao để tăng tính chính xác và hiệu quả cho việc tìm thông tin. Ngoài ra người dùng còn có thể sử dụng chức năng ”Scholar preferences” để lựa chọn cách hiện thị kết quả tìm kiếm hay  chức năng “Library Links- online and offline” để tìm hiểu xem một thư viện đại học bạn đang quan tâm có tài liệu đó hay không. Scirus( là công cụ tìm kiếm web về thông tin khoa học toàn diện nhất với hơn 450 triệu nguồn thông tin khoa học. Scirus cho phép các nhà khoa học tìm kiếm không chỉ nội dung các bài báo, các trang web của các nhà khoa học, các phần mềm học tập, các tài liệu chưa được xuất bản,…mà còn cả các thông tin riêng của các tổ chức khoa học. Việc tìm kiếm trên Scirus có thể dẫn đến những cơ sở dữ liệu khác nhau. AllTheWeb ( www.alltheweb.com ).AllTheWeb có giao diện đơn giản giống với Google. Trang này cung cấp tùy chọn tìm kiếm cao cấp trực quan, giúp nhanh chóng đưa ra kết quả. Khả năng tạo chỉ mục của AllTheWeb có thể sánh cùng với Google và Yahoo về sự chính xác và tốc độ. AltaVista  (www.altavista.com).Tại website này bạn có thể tìm thấy hơn 30 triệu trang web khác nhau và các công cụ tìm kiếm từ đơn giản đến cao cấp. Dogpile ( www.dogpile.com ). Mỗi lệnh search trên Dogpile được thực hiện với sự kết hợp kết quả từ nhiều công cụ tìm kiếm và thư mục web, bao gồm Google, Teoma, Overture, About.com…Lợi ích lớn nhất của Dogpile là các đường liên kết thông minh “cô đặc” kết quả bằng cách tự suy đoán và đưa ra những điều kiện tìm kiếm bổ sung nhằm giúp người dùng nhanh chóng xác định ví trí những gì cần tìm. Yahoo! (www.yahoo.com.vn) Công cụ Hỗ trợ Tìm kiếm của Yahoo! là công nghệ hỗ trợ tiên tiến nhất cho người sử dụng và chỉ có ở Yahoo!. Công cụ này không đơn thuần chỉ dựa trên những từ khóa để đưa ra kết quả mà nó sẽ gợi ý những lãnh vực liên quan đến từ khóa để giúp người sử dụng tìm ra kết quả mong muốn nhanh hơn. Tính năng này đặc biệt hữu dụng khi người sử dụng tìm kiếm một vấn đề mà họ không thông thạo lắm. Yahoo! cũng đang cải tiến công cụ tìm kiếm di động. Sản phẩm dẫn đầu OneSearch của Yahoo! được thiết kế đặc biệt dành cho người dùng tìm kiếm thông tin từ điện thoại di động, cung cấp những câu trả lời tốt hơn, không chỉ dừng ở những liên kết web tĩnh. Bing (www.bing.com) công cụ tìm kiếm mới của hãng phần mềm Microsoft đã nở rộ trên mạng Internet, giao diện đẹp hơn hẳn của Google. Panel dọc bên trái hiển thị đầy đủ các tiểu mục liên quan đến lệnh tìm kiếm cũng như sự dễ dàng truy vấn các lịch sử tìm kiếm là những tính năng giúp người dùng cảm thấy thích thú với Bing. Kỹ năng tìm kiếm bằng công cụ google: Tìm kiếm cơ bản: Xác định đúng từ khóa cần thiết: Để có được kết quả chính xác hoặc gần mới những gì mình cần tìm, bạn phải chọn từ khóa phù hợp và có liên quan với nội dung cần tìm, càng chính xác càng tốt. Từ khóa có thể là từ mà có thể xuất hiện trên website bạn cần tìm. VD muốn tìm thông tin về Picasso, hãy nhập vào "Picasso" (không có ngoặc kép) thay vì nhập "painter" (họa sĩ); muốn tìm trang web có diễn đàn về máy tính, hãy nhập "computer forum" thay vì nhập "the place to discuss about computer". Bạn có nhập chữ Unicode vào field tìm kiếm của Google để tìm các thông tin theo ngôn ngữ của bạn đang dùng. Nhập từ ngắn gọn, ko cần các liên từ "and". Google tự động tìm các trang web có tất cả các từ khoá bạn nhập vào, bạn ko cần thêm từ "and" vào giữa các từ khóa. VD tìm các thông tin liên quan đến "computer" và "forum", bạn chỉ cần nhập "computer forum" thay vì là "computer and forum". Thế nhưng bây giờ yêu cầu của bạn có thay đổi một chút,bạn muốn kết quả trả về chứa một trong hai từ khóa Java hoặc ebook ? Rất may là Google có tóan tử OR ,bạn nhập và form dòng Java OR ebook ,google sẽ tìm kiếm tất cả những trang chứa một trong hai ký tự trong chuỗi từ khóa thôi . Google tìm kiếm không phân biệt chữ hoa và thường. Tìm theo các danh mục có sẵn: bạn có thể tìm thông tin theo các danh mục Google phân định sẵn tại Ngoài ra để cho kết quả tìm kiếm được chính xác hơn Google còn cho phép sử dụng các thông số và điều kiện chọn lọc kèm theo từ khóa. Sau đây là các thông số và điều kiện lọc thông dụng: Loại bỏ một từ nào đó ra khỏi kết quả tìm kiếm Google sẽ tìm tất cả các trang Web có chứa từ khóa cần tìm nhưng không có từ bị loại bỏ. Cú pháp: từ khóa -từ loại bỏ Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google vi tính -máy Google sẽ tìm các trang có từ khóa vi tính nhưng không có từ máy trong đó. Bắt buộc phải có một từ nào đó ra trong kết quả tìm kiếm Google sẽ tìm tất cả các trang Web có chứa từ khóa cần tìm và bắt buộc phải có thêm từ bắt buộc. Cú pháp: từ khóa +từ bắt buộc Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google vi tính +máy Google sẽ tìm các trang có từ khóa vi tính và có từ máy trong đó. Rút gọn từ khóa cần tìm Dùng để đại diện cho một, nhiều ký tự hoặc nhiều từ khóa quá dài. Cú pháp: Từ khóa * từ khóa Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google máy * tính Google sẽ tìm các trang có từ khóa máy vi tính. Tìm chính xác từ khóa Google sẽ cho ra các kết quả có chính xác từ khóa được chỉ định. Cú pháp: "từ khóa" Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google "máy tính" Google sẽ cho ra kết quả là máy tính, nhưng nếu dùng từ khóa máy tính thì kết quả có thể là máy vi tính. Tìm kiếm nâng cao: [intitle:] Cú pháp intitle:giá trị cần tìm. Khi dùng từ khoá này Google sẻ tìm tất cả các trang có tiêu đề chứa “giá trị cần tìm” mà chúng ta muốn tìm. Ví dụ: bạn hãy rõ vào ô tìm kiếm của Google intitle:login. Google sẽ tìm các trang có từ login trong tiêu đề. Còn nếu bạn nhập vào ô tìm kiếm intitle:login password thì Google sẻ tìm tất cả những trang có tiêu đề là login và từ password nằm trong trang đó. [site:] Đôi lúc khi tìm thông tin. Bạn chỉ chú ý tin từ một trang web nào đó thôi. Không cần chú ý đến các trang khác. Thì phải làm thế nào giửa biển thông tin Internet. Những lúc như thế nào từ khoá site sẽ giúp bạn. Cú pháp thông tin cần tim site:website cần tìm tin Ví dụ: bạn rõ vào ô tìm kiếm LRC site:ctu.edu.vn nhớ là không rõ www.ueh.edu.vn nhe. Khi đó bạn sẽ tìm đưọc LRC trong trang ueh. Nhớ là giữa từ site và địa chỉ ngắn của trang web không có khỏan trắng. [inurl:] Từ khoá này sẽ giúp bạn tìm những địa chỉ URL(đường dẫn) có từ bạn cần tìm. Cú pháp inurl:từcầntìm. Ví dụ bạn muốn tìm những đường dẫn nào mà có từ “truongdaihockinhte” trong nó thì tôi rõ inurl:truongdaihockinhte vào ô tìm kiếm. Google sẽ liệt kê cho tôi những trang có từ truongdaihockinhte trong đường link của nó. Còn nếu bạn muốn tìm nhiều hơn một từ thì dùng từ khoá allinurl: thay cho inurl: [filetype:] Có những lúc muốn tìm e-book hoặc là những trang html hay những tài liệu có đuôi .doc thì làm sao. Cú pháp filetype:phầnmởrộngcủatàiliệu. Từ khóa này cần kết hợp với từ khóa site: thì mới làm việc hiệu quả được. Ví dụ bạn gõ vào ô tìm kiếm filetype:doc site:ueh.edu.vn và tìm. Lúc đó Google sẽ tìm những tài liệu word trên trường của mình. Tương tự như vậy bạn hãy rõ vào filetype:pdf site:org “Toán học” thử xem có tìm được gì không [related:] Trong lúc tìm kiếm, có lúc mình tìm một trang nào đó hoài nhưng không gặp. Thì chúng ta có thể không cần tìm nó nữa. Mà tìm anh em của nó. Tức là những trang có nội dung tương tự như thế. Từ khoá related: sẽ giúp bạn. Cú pháp related:têntrangwebmuốntìmnộidungliênquan Ví dụ: rõ related:www.ueh.edu.vn vào ô tìm kiếm của Google. [link:] Bạn đã xây dựng môt website cho riêng mình. Nhưng bạn không biết có ai đặt liên kết trang site của họ đến trang mình hay không. Từ khóa link sẽ giúp bạn. Cú pháp link:tên_website_cân_tìm. Ví dụ link:www.ueh.edu.vn Google sẽ giúp bạn tìm những web nào có đặt link của ueh trên nó. [cache:] Đôi lúc khi tìm thông tin bạn nhận thấy rằng có những website từ lâu nó đã không còn tồn tại trên mạng nữa rồi. Hoặc nó đã thay đổi đường dẫn đi đâu rồi. Làm cho bạn tìm gặp nó trên Google nhưng mà không vào trang chính của nó được. Có lẽ là để đảm bảo mọi người tin vào mình, nên Google khi tìm thấy một trang nào mới nó đã tự động copy một bản sao rồi. Mặc dầu trang đó không còn tồn tại nhưng bạn có thể xem đưọc nó một phần. Từ khoá cache sẽ giúp bạn vào ngay trang mà Google đã copy. Cú pháp cache:địa_chi_web_cần_xem_bản_sao ví dụ cache:www.ueh.edu.vn bạn sẽ thấy được bản sao mà Google đã copy trang chủ của trường ta. Còn bạn muốn tìm từ nào đó trong bản copy của Google thì bạn thêm từ cần tìm vào phía sau của dòng lệnh trên. Ví dụ cache:www.ueh.edu.vn học lúc đó Google sẽ tô vàng chữ học trong trang chủ ueh và tô vàng nó luôn. [intext:] Với từ khóa này Google sẽ chú ý đến từ chúng ta tìm thôi. Nó không chú ý đến những thứ khác. Bạn có thể không cần chức năng này vì có chức năng tương đương của nó là nhập dấu nháy kép vào trước từ cần tìm. Cú pháp intext:tư_cần_tìm Ví dụ intext:điểm site:ueh.edu.vn hoặc intext:”thời khóa biểu” site:ueh.edu.vn. [index of/] Chắc đã có nhiều lần bạn lướt web gặp những trang mà cho chúng ta duyệt theo thư mục .Gặp những trang hay, chứa rất nhiều tài nguyên trong đó. Nếu chúng ta quên ghi địa chỉ của nó lại thì khi chúng ta cần tìm lại chúng ta phải làm sao. Google sẽ giúp các bạn. Cú pháp index of/loai_tai_liêu_cân_tìm Ví dụ index of/files. Các bạn nhớ là có khoản trống giữa index và of Các mẹo vặt khác để tìm kiếm hiệu quả bằng công cụ tìm google: Dùng thành thạo công cụ tìm kiếm Nếu bạn thường dùng hai hay ba site tìm kiếm nào đó, hãy tập dùng thành thạo các quy tắc tìm kiếm nâng cao của chúng, bạn sẽ đạt được kết quả tốt hơn. Xác định thông tin cần tìm Khi muốn tìm thông tin về một sản phẩm nào đó, hãy cung cấp câu hỏi giúp cho site tìm kiếm biết thông tin mà bạn muốn tìm. Hãy nhập “digital camera reviews” (điểm qua các loại máy ảnh số) thay vì chỉ có “digital cameras”. Những từ như “compare” (so sánh) và “buy” (mua) cũng có ích. Đặt câu hỏi trong dấu nháy kép Đặt nhóm từ truy vấn trong dấu nháy kép (” “) thường cho kết quả tuyệt vời Dùng câu hành động Thường thì bạn có thể định vị nhanh chóng thông tin cần tìm bằng cách đưa vào câu truy vấn dạng tác vụ. Hãy thử dùng câu truy vấn có dạng như “sell digital cameras” (bán máy ảnh số) Sử dụng toán tử logic Bạn có thể dùng các toán tử logic như AND, OR…trong câu truy vấn. Hãy tham khảo các thủ thuật với toán tử logic ở địa chỉ Xác định thời gian Nếu bạn muốn có các liên kết liên quan đến một thời điểm cụ thể, hãy đưa thêm ngày hoặc năm vào trong cặp dấu nháy kép. Ví dụ: “Olympics and 2002″. Dùng nhóm từ liên quan Nếu bạn tìm kiếm tài liệu chuyên biệt, hãy lưu ý tới các nhóm từ đặc biệt được dùng trong lĩnh vực đó. Chẳng hạn để tìm kiếm học bổng du học, bạn có thể tìm kết hợp “Scholarship” với “Fullbright”. Suy nghĩ kỹ trước khi click chuột Để tránh lãng phí thời gian với những site không phù hợp, hãy duyệt qua phần giới thiệu của các liên kết trong danh sách kết quả tìm kiếm, xem xét theo ngữ cảnh câu truy vấn của bạn, địa chỉ URL, đặc trưng của công ty sở hữa site, và ngày tháng (nếu có thể) Hỏi chuyên gia Bạn có thể tiết kiệm được thời gian bằng cách nhờ chuyên gia. Ví dụ như có vấn đề liên quan đến rượu? Hãy đến thẳng web site chuyên về lĩnh vực này là Wine Spectator ( ) thay vì tìm kiếm trên Google hay Yahoo. Biết dừng đúng lúc Biết khi nào nên kết thúc việc tìm kiếm trên web là rất quan trọng. Tuỳ thuộc vào câu hỏi của bạn, đôi khi việc nhấc điện thoại (để hỏi) lại nhanh hơn nhiều.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận kĩ năng tìm kiếm bằng google.doc
Luận văn liên quan